Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự luật Đặc khu - chính sách thất bại khi không dựa vào dân

Hiếm khi có chính sách thất bại khi đảng cộng sản cầm quyền với chế độ toàn trị kiểm soát mọi hoạt động của người dân và nhà nước, đặc biệt về ban hành chính sách. Thế nhưng Dự luật Đặc khu Hành chính Kinh tế ven biển là một trường hợp điển hình hy hữu về sự thất bại chính sách ngay từ khi xây dựng.

dackhu1

Biểu tình phản đối dự luật Đặc khu ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6/201 AFP

Hai vấn đề lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phân tích nguyên nhân sâu xa của sự thất bại chính sách trên : Một là, Dự luật đã trở nên ‘lạc hậu’ về thời điểm áp dụng. Hai là, quy trình chính sách đã không dựa vào dân và hướng tới người dân.

‘Chính sách lỗi thời’

Dự luật Đặc khu được vận dụng không đúng thời điểm, đã trở thành ‘chính sách lỗi thời’. Chính sách này đúng với Trung Quốc 30 năm trước, nhưng áp dụng cho Việt Nam 30 năm sau trong bối cảnh thế giới và trong nước đã hoàn toàn thay đổi đã không thích hợp. Đó là nguyên nhân của sự thất bại chính sách.

Tương đồng về ý thức hệ và ‘đổi mới’ sau nên Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm từ mô hình Trung Quốc, trong đó chính sách ‘đặc khu’ từng được đánh giá có ý nghĩa quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

Năm 1979, lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã quyết định thành lập Đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến. Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế tiếp giáp với Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh). Việc thành lập đặc khu này được coi là sự thử nghiệm mô hình Cải cách và Mở cửa của Trung Quốc. Đặc khu Thâm Quyến đã có tỷ lệ tăng trưởng GDP rất cao, trung bình là 40% mỗi năm giữa năm 1981 và năm 1993. Từ năm 2001 đến năm 2005, tỷ lệ tăng chậm lại, còn 16,3% và giảm sút dần từ đó. Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến với khoảng gần 340 tỷ USD hiện nay đứng thứ 3 sau Bắc Kinh, Thượng Hải.

Nhìn lại quá trình chuẩn bị dự luật này của Việt Nam, về hình thức, là khá bài bản và thận trọng. Cơ sở hình thành nên Dự luật đặc khu đã có từ đầu năm 2013, khi một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc trường Đại học Thâm Quyến được mời đến tỉnh Quảng Ninh để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về chiến lược hình thành phát triển cho dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn. Các cuộc hội thảo và các chuyến nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm thực tế được tổ chức. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo Dự luật.

dackhu2

Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu đốt phá trụ sở ở Bình Thuận hôm 10/6/2018 AFP

Sự chuẩn bị và quy trình chính sách như trên khiến Chính phủ đã ‘tự tin’ trình Dự luật Đặc khu Hành chính - Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 vào tháng 6/2018. Thông thường, một số nội dung có thể có nhiều ý kiến khác biệt trong quá trình thảo luận, tuy nhiên điều khoản có ‘thời hạn cho thuê đất 99 năm’ đã là ‘vấn đề lớn’ không chỉ tại nghị trường mà, hơn thế, từ phía công chúng. Trong tuần từ ngày 6 đến 11/6/2018 làn sóng phản đối mạnh mẽ và lan rộng của người dân trong nhiều tỉnh thành khiến Dự luật đặc khu không thể được đưa ra bỏ phiếu thông qua. Và cho đến nay nó vẫn không đặt ra trong chương trình nghị sự của các kỳ họp Quốc hội.

Các nhà hoạch định chính sách đã không thể thuyết phục được dân chúng và đại biểu quốc hội về ý nghĩa, vai trò của các đặc khu kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển, không thể nói với họ rằng đó là sự vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc hay tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối với hình thức đặc khu trong bối cảnh hiện nay.

30 năm trước, các đặc khu hành chính kinh tế đã là chính sách mang tính ‘đột phá’ đối với Trung Quốc, hấp dẫn các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ở đỉnh cao. 30 năm sau, khi Việt Nam vận dụng kinh nghiệm ‘đặc khu’ thì quá trình toàn cầu hóa đã thoái trào. Bối cảnh chính sách đã hoàn toàn thay đổi và thời cơ đã bị bỏ lỡ. Đó là chưa kể đến ‘yếu tố cạnh tranh’ khi Trung Quốc luôn có lợi thế so sánh trước Việt Nam về thị trường, nhân công, năng lực quản trị và năng suất.

‘Tiếng nói của người dân’

Trong và ngoài nghị trường Quốc hội - cơ quan lập pháp tối cao của Việt Nam ít nhiều đều có ‘tiếng nói của dân’ phản đối Dự luật Đặc khu liên quan đến ‘yếu tố Trung Quốc’. Khi tương đồng ý thức hệ không còn là ‘bệ đỡ’ cho phát triển kinh tế thì ưu tiên được dành cho an ninh, chủ quyền quốc gia - vốn là phẩm chất từ ngàn đời tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Ưu tiên hàng đầu của chế độ đảng cộng sản toàn trị trong việc xây dựng chính sách là lợi ích và sự tồn vong của của đảng, trong khi quy trình chính sách công trong điều kiện thị trường phải dựa vào dân, hướng tới người dân, đối tượng thụ hưởng. Bởi vậy, một trong các bước của quy trình là lấy ý kiến của nhân dân thường bỏ qua hay chỉ làm hình thức. Với Dự luật Đặc khu cũng không là ngoại lệ, và sai lầm này đã dẫn đến thất bại.

Phía sau Dự luật Đặc khu là nguy cơ từ ‘yếu tố Trung Quốc’

Mô hình Trung Quốc ngày càng kém thích hợp với Việt Nam. Đặc khu kinh tế từng là ‘đột phá’ thành công của chính sách cải cách và mở cửa thực dụng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, góp phần tạo nên ‘sự kỳ diệu’ tăng trưởng kinh tế. Nay ‘dư địa’ này không còn. Các nước tư bản phát triển, các tập đoàn đa quốc gia dường như đã ngộ ra rõ ràng hơn ‘tăng trưởng kinh tế không thể làm cho chế độ trở nên ‘dân chủ’, nghĩa là không thể làm thay đổi bản chất chuyên chế.

Sự đối đầu ý thức hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, Phương Tây ngày càng sâu sắc trong mọi quan hệ quốc tế. Đại dịch COVID-19 chính là lúc Trung Quốc bộc lộ rõ nhất bản chất chuyên chế. Ngày 28 tháng 5 năm 2020 Luật an ninh Hồng Kông đã được thông qua dường như đã phủ nhận cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại đây.

dackhu3

Người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong hôm 1/6/2020 AFP

Tham vọng thay đổi trật tự thế giới và địa chính trị của Bắc Kinh ngày càng hung hăng. Tự vẽ ‘đường chín đoạn’, quân sự hóa biển đảo, đe doạ tự do hàng hải và các nước có liên quan ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam làm gia tăng mức độ nguy cơ đối với chủ quyền biển đảo và quốc gia.

Ngoài ra, phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như năng lượng, giao thông… kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, kéo dài làm tăng nợ xấu, gây ô nhiễm môi trường, thâm hụt nghiêm trọng cán cân thương mại… Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là ‘hình ảnh phản cảm’ trong mắt công chúng. Dự án kéo dài từ 2008 đến nay chưa hoàn thành, đội vốn lên gần gấp đôi. Mới đây, ngày 2/6/2020 nhà thầu Trung Quốc đòi chi 50 triệu USD, sai với các điều khoản trong hợp đồng, để thử vận hành.

Trong bối cảnh như trên Dự luật Đặc khu ven biển được công luận coi là ‘mắt xích’ hay ‘cánh tay nối dài’ của chiến lược ‘Một vành đai, một con đường’ của Tập Cận Bình. Sức ép dư luận dường như đã tác động đến các nhà lập pháp. Một số đại biểu Quốc hội khóa 14 trong kỳ họp thứ 9 đang diễn ra tại Hà Nội đã yêu cầu Chính phủ giải trình về tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc ‘núp bóng’ dưới các hình thức khác nhau để thâu tóm đất đai tại các vị trí chiến lược trên biên giới và bờ biển.

Phía sau Dự luật Đặc khu đã lộ rõ hình ảnh của các nhà đầu tư bất động sản, đặc biệt là Vân Đồn và Phú Quốc. Mới đây, Chính phủ có Quyết định số 544/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 25 tháng 5 năm 2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Nghị quyết số 80/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, cho phép người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Dư luận quan tâm đến những sự kiện có liên quan như vậy. Một số nhà quan sát đã lên tiếng cảnh báo liệu đây có phải là những hình thức lách luật để đạt được mục đích của chính quyền cố gắng ‘cứu’ một chính sách thất bại - Dự luật Đặc khu. Liệu ‘tiếng nói của người dân’ có được duy trì và nhân lên để trở thành một nền tảng chính sách hay chỉ là tia hy vọng mong manh trong chế độ toàn trị ?

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 03/06/2020

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn

Hai động thái mới của chính quyền : Một cách hiện thực hóa dự luật đặc khu

Chiều ngày 25/11, quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

dackhu1

Ngày 25/11, quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Một nội dung đáng chú ý của luật mới là quy định miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển đáp ứng các điều kiện nhất định.

Các điều kiện này là : (1) có sân bay quốc tế, không gian riêng biệt ; (2) có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền ; (3) phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương ; và (4) không phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội [1].

Chiếu theo các điều kiện này, 2 trong 18 khu kinh tế ven biển hiện có tại Việt Nam là thỏa mãn. Đó là Vân Đồn và Phú Quốc, 2 nơi được nhắm trở thành đặc khu theo dự luật đặc khu gây tranh cãi vào giữa năm 2018.

Những ai theo dõi dư luận xung quanh dự luật đặc khu hẳn biết 2 quy định được để ý nhất trong dự luật này là thời hạn cho thuê đất tối đa lên đến 99 năm và miễn thị thực cho công dân nước láng giềng giáp ranh với Quảng Ninh, nơi có Vân Đồn, và Kiên Giang, nơi có Phú Quốc.

Mặc dù dự luật không nói rõ các nước giáp ranh với 2 tỉnh này, người ta thừa hiểu đó tương ứng là Trung Quốc và Campuchia. Và trong 2 nước này, Trung Quốc là nỗi lo của nhiều người dân Việt Nam xét về một số phương diện, trong đó có an ninh quốc phòng.

Khi quyết định lùi thông qua dự luật đặc khu vào tháng 6/2018, quốc hội đã tạm thời làm tiêu tan làn sóng phản đối của đa số dân chúng đối với dự luật đặc khu, và theo thời gian, mặc dù chính quyền vẫn có những động thái xúc tiến dự luật, nhưng các động thái này đủ nhẹ nhàng để người dân ít để ý tới.

Có thể kể đến một số động thái như vậy, chẳng hạn : 

- Tháng 11/2018, hội thảo quốc tế "Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế : Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có sự góp mặt của các chuyên gia Trung Quốc [2].

- Tháng 4/2019, thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự luật theo hướng xây dựng một luật chung, và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo về việc này [3].

Và đây, việc quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung trên kể trên, và trước đó chỉ mấy hôm là việc chính phủ thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn vào ngày 20/11 cũng là các động thái như thế.

Hai động thái mới nhất này, mặc dù nhẹ nhàng, ít ra là nhẹ nhàng hơn nhiều so với dự luật đặc khu, nhưng lại không đủ nhẹ nhàng để tránh khỏi làn sóng phản đối đầu tiên, khi một số người có ảnh hưởng bắt đầu lên tiếng. 

Việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn có thể nhằm chuẩn bị cho việc trao quyền quyết định ở mức độ nào đó cho cơ quan này đối với những vấn đề của khu, và người dân cần chờ xem việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khu nói chung và vấn đề an ninh quốc phòng nói riêng.

Việc miễn thị thực cho người nước ngoài – mà người nước ngoài chủ yếu là người Trung Quốc – kể ra chẳng khác là bao so với quy định miễn thị thực cho công dân nước láng giềng giáp ranh với Quảng Ninh Và Kiên Giang trong dự luật đặc khu.

Mặc dù với 2 động thái này, Vân Đồn và Phú Quốc chưa trở thành đặc khu như trong dự luật đặc khu, nhưng điều này không quan trọng. So với khu kinh tế, đặc khu kinh tế có những điểm ưu trội hơn về các chính sách kinh tế, tài chính và liên quan, song sự ưu trội này là không lớn.

Riêng về thời gian cho thuê đất, thời gian này của khu kinh tế tối đa là 70 năm, không đến 99 năm như đặc khu kinh tế theo dự luật đặc khu, nhưng chi tiết này không thực sự thành vấn đề một khi người Trung Quốc được tạo điều kiện nhập cảnh dễ dãi vào Việt Nam.

Những điều trên cũng có nghĩa là, chưa cần dự luật đặc khu được thông qua, cũng chưa cần nó được tán thành bởi dân chúng, thì bằng các con đường êm ái hơn, một phần của dự luật đặc khu đã thành hiện thực.

Cho nên, những ai đã từng quan tâm tới dự luật đặc khu cần được minh định rõ rằng : với các cách gián tiếp, chính quyền đang hiện thực hóa một phần dự luật đặc khu. Và 2 động thái kể trên, đặc biệt là động thái thứ hai, đã hiện thực hóa phần đáng kể – và cũng là phần đáng e ngại nhất.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/11/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển

[2] Thấy gì từ hội thảo quốc tế về chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế ?

[3] Chỉnh lý luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng luật chung

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Quốc hội Việt Nam một lần nữa ra quyết định tiếp tục hoãn thời hạn xem xét thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Luật Đặc khu.

dackhu1

Dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng vào ngày 10/06/18. AFP

Động thái tích cực

Truyền thông trong nước, vào ngày 24 tháng 8, dẫn lời của Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội chưa xem xét Dự luật Đặc khu trong kỳ họp thứ 6, diễn ra vào tháng 10 năm 2018, theo như thông báo trước đó.

Vào ngày 9 tháng 6, ba ngày trước khi Quốc hội xem xét thông qua dự luật này, Văn phòng Chính phủ thông báo lùi thời gian xem xét qua kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Lý do được nêu ra là cần thêm thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện. Và, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói với truyền thông rằng Quốc hội quyết định lùi thêm thời gian xem xét là do Chính phủ sẽ tiếp tục xin ý kiến để hoàn chỉnh dự luật thông qua vào kỳ họp sau.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào tối ngày 27 tháng 8, lên tiếng với RFA về thông báo của Quốc hội liên quan Dự luật Đặc khu :

"Tôi hoan nghênh động thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh nghiệm trong nước".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận qua các trang fanpage của báo mạng quốc nội, rất nhiều độc giả bày tỏ sự phấn khởi trước thông tin vừa nêu, chia sẻ ý kiến cần có trưng cầu dân ý về Dự luật Đặc khu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng hy vọng trong thời gian tới ban soạn thảo sẽ có các cuộc đối thoại, theo như yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để tiếp thu những ý kiến đóng góp và trình lên Quốc hội một luật thật sự có chất lượng.

Trong khi đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói rằng cho đến thời điểm này, theo quan sát của ông thì Nhà nước Việt Nam không có biểu hiện nào cho thấy lắng nghe ý kiến của người dân về Dự luật Đặc khu. Trong lần hoãn thời gian thông qua Luật Đặc khu hồi tháng 6, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định đó là một quyết định "kế hoãn binh" của Quốc hội trước những cuộc biểu tình của dân chúng diễn ra ở khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Và Quốc hội tiếp tục lùi thời hạn xem xét Dự luật Đặc khu trong kỳ họp thứ 6, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng không phải do xuất hiện lời kêu gọi tổng biểu tình trong dịp lễ Quốc Khánh, mà có yếu tố từ bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam :

"Vào lúc này, trong thời gian vừa qua, nguồn cơn sâu xa không chỉ đến từ phản ứng của người dân, mà còn từ trong nội bộ Đảng ; trong giới cách mạng lão thành, giới cựu thần của Đảng. Và đặc biệt, tôi có nghe thông tin có những người thân của ông Nguyễn Phú Trọng khẩn thiết khuyên ông Trọng không cho đưa ra nghị bàn và thông qua ngay Luật Đặc khu mà phải cần chỉnh sửa rất nhiều nhiều vấn đề trong các nội dung, kể cả có những ý kiến đề nghị cần thiết thì không thông qua Luật Đặc khu hoặc là bỏ luôn Luật Đặc khu".

Bỏ Luật Đặc khu ?

dackhu2

Những người bị cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" trong cuộc biểu tình tại Bình Thuận. AFP

Mặc dù Văn phòng Chính phủ ra thông báo vào sáng sớm ngày 9 tháng 6 lùi thời hạn thông qua Luật Đặc khu, tuy nhiên vào ngày 10 tháng 6, một cuộc biểu tình rộng khắp của hàng ngàn người dân Việt Nam phản đối Luật Đặc khu vì lo ngại về chủ quyền và an ninh quốc gia ở 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm. Trong bối cảnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN thì nỗi lo ngại của người dân Việt không phải không có cơ sở, theo đánh giá của một số chuyên gia như Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh Luật Đặc khu sẽ tạo điều kiện nhượng tô cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Dự luật Đặc khu vấp phải hai luồng ý kiến hầu như trái ngược nhau của giới chuyên gia. Một luồng ý kiến cho rằng trong thời đại công nghiệp 4.0 và trong bối cảnh hiện tại của đất nước, thì ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ không mang lại được hiệu quả là bao, mà trái lại phải đối diện với nhiều rủi ro về nguy cơ an ninh quốc gia.

Trong số các chuyên gia ủng hộ Luật Đặc khu, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói với truyền thông quốc nội rằng luật này cần được soạn thảo thành một luật khung áp dụng cho tất cả địa phương ở Việt Nam và có thể chọn một nơi để tập trung thử nghiệm, thay vì đề xuất 3 đặc khu. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh một khi đặc khu thử nghiệm được thành công thì vùng nào muốn làm đặc khu phải đáp ứng yêu cầu của khung Luật Đặc khu, đồng thời phải đề xuất các phương án đột phá nhất.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng khẳng định với RFA :

"Vấn đề bây giờ quan trọng là phải cải cách áp dụng cho cả nướ,c tốt nhất là biến cả nước Việt Nam như là một đặc khu Hong Kong, tức là luật lệ rõ ràng, bộ máy có hiệu lực, tham nhũng rất thấp. Điều ấy có thể giúp đất nước phát triển".

Thế nhưng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng không thể có được sự lạc quan như vậy, vì :

"Về lý thuyết tôi cho là đúng. Nhưng trong thực tế thì cũng cần nhớ rằng cách đây ¼ thế kỷ cho đến nay, Việt Nam từng có phong trào khu chế xuất, phong trào xây dựng khu công nghiệp, rồi sau đó phong trào xây dựng khu đô thị mới. Cho đến nay trên cả nước có đến 800 khu đô thị mới. Và từ khu chế xuất tới khu công nghiệp, tới khu đô thị mới thì tất cả đều lạm phát. Do đó, chắc chắn sẽ xảy ra lạm phát đặc khu. Thế thì, xây quá nhiều mà không hiệu quả thì xây ra để làm gì ? Thành thử quan điểm của tôi là không chỉ hoãn Luật Đặc khu mà cần bỏ luôn Luật Đặc khu".

Hồi trung tuần tháng 6, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội-Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nêu lên ý kiến của ông trên tài khoản facebook cá nhân rằng Luật Đặc khu để làm gì qua lập luận để thúc đẩy kinh tế phát triển hay để thực nghiệm thể chế ? Và, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định xét về góc độ kinh tế thì Luật Đặc khu là một lựa chọn sai lầm, còn về thực nghiệm thể chế thì dự luật không có câu trả lời cho điều này.

Song hành với thông báo của Quốc hội tiếp tục lùi thời gian xem xét Dự luật Đặc khu, cộng đồng cư dân mạng vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối, cho rằng những ai thông qua dự luật này bị coi là "kẻ bán nước", đồng thời kêu gọi Quốc hội hãy bỏ Luật Đặc khu.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 27/08/2018

Published in Diễn đàn

Tại Hội nghị sơ kết ngành Công thương 6 tháng đầu năm 2018, diễn ra hôm 9-7, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc Mỹ đánh thuế hàng Trung Quốc có thể dẫn tới nguy cơ hàng hoá nước này tràn vào thị trường Việt Nam, nhất là các mặt hàng chưa phòng vệ thương mại như đồ gỗ, dệt may, da giày.

dung1

Thương mại giữa Trung - Việt đã tăng qua các năm, đạt 71 tỷ USD trong năm 2016

Như vậy, xem ra đã có thể dừng bàn luận trong tu chỉnh dự luật đặc khu.

Vì sao Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu ?

Tại Hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành và địa phương về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề xuất Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là dự luật đặc khu) và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, tính thời điểm đầu năm 2018, có 63 dự án có vốn đầu tư của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án khoảng 2,11 tỷ USD, chiếm 52% tổng số dự án và 35% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI.

Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực : Du lịch, dịch vụ, khách sạn, dệt, công nghiệp, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nhiệt điện… Có 11 dự án thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ Quảng Tây (Trung Quốc) – địa phương có đường biên giới giáp với Quảng Ninh, tiêu biểu như : Dự án khách sạn và công viên giải trí Hồng Vận của Công ty cổ phần Khách sạn Hồng Vận (vốn đăng ký khoảng 66 triệu USD) ; dự án xây dựng đường dẫn cầu Bắc Luân II của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đắc, tổng số vốn đầu tư khoảng 19,2 triệu USD. Tập đoàn Khâm Hải của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang xúc tiến xây dựng một bệnh viện tại Móng Cái.

Từ đầu tháng 6/2018, tỉnh Quảng Ninh chính thức mở cửa biên giới cho các loại xe hơi từ 5 đến 7 chỗ ngồi từ Trung Quốc được tự do lưu thông vào Việt Nam với thời hạn lưu trú không quá 5 ngày.

Với diện mạo như hiện nay, việc Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu cũng không lạ, vì huyện đảo Vân Đồn nằm trên tuyến đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc ; nằm trong khu vực hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung" ; hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và khu vực hợp tác liên vùng vịnh Bắc bộ mở rộng. Đồng thời, Vân Đồn cũng nằm trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ, tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong chuỗi đô thị quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, lên Tây Bắc qua Lạng Sơn, với phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông).

Arcadis & Callison RTKL của Trung Quốc là tác giả của "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng cho Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt".

Thế nhưng đó là câu chuyện của thời gian trước ngày 6/7/2018.

Sức ép khủng khiếp khi hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu sau 0 giờ sáng 6/7 (giờ Mỹ) khi quyết định áp thuế của Mỹ với 34 tỉ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực.

Hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn ở thị trường Mỹ sẽ là cơ hội để các nước khác - trong đó có Việt Nam - xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng là đối tác đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam, với trị giá đầu tư khoảng 11-12 tỷ USD.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh lo ngại, việc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc sẽ dẫn tới nguy cơ các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam. "Chúng ta đã áp dụng thuế tự vệ với thép, phân bón. Một khi dệt may, đồ gỗ, da giày của Trung Quốc bị chặn đường xuất khẩu sang Mỹ, họ sẽ đẩy mạnh xuất sang Việt Nam, liệu chúng ta có dễ dàng ngăn chặn không ?", Bộ trưởng đặt câu hỏi tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 9/7.

Một doanh nghiệp ngành dệt may bày tỏ lo ngại khi vào được Việt Nam, hàng Trung Quốc có thể không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh với hàng Việt, mà sẽ tìm cách "núp danh" thương hiệu "made in Vietnam" để xuất sang Mỹ. Ghi nhận tại chợ đầu mối rau của quả Thủ Đức, Sài Gòn, lâu nay nông sản Trung Quốc đội lốt Đà Lạt rất nhiều, nhưng không phải do Trung Quốc làm, mà chính nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán chụp giựt đã làm việc đó.

Cũng khó trách. Do muốn đưa hàng sang Việt Nam dễ dàng, doanh nghiệp Trung Quốc bằng mọi cách đã hạ giá, nhiều mặt hàng rẻ hơn hàng Việt 30-40%. Nhìn thấy lợi ích này, nhiều doanh nghiệp Việt đã ồ ạt nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam bán kiếm lời. Thậm chí vì cái lợi trước mắt, không tránh khỏi việc doanh nghiệp Việt sử dụng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam để xuất qua Mỹ. Nếu phát hiện, chắc chắn Mỹ sẽ áp thuế hoặc nghiêm trọng hơn là cấm nhập.

Hàng hóa từ Trung Quốc sẽ được thêm cơ hội thống lĩnh thị trường Việt Nam khi có thêm nhiều kho hàng ngay tại cửa ngõ biên giới – nói như đốc thúc của ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – một Trọng Thủy của thế kỷ XXI : Chính phủ cần rốt ráo ban hành luật đặc khu và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 12/07/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 27 juin 2018 16:54

Cám ơn Dự luật Đặc khu !

Suốt 1 tháng nay, D tho Lut Đơn v Hành chính - Kinh tế Đc bit Vân Đn, Bc Vân Phong, Phú Quc (gi tt là Lut Đc khu) đã gây nên mt cơn bão phn đi trong dân chúng, khiến người ta liên tưởng ti bu không khí chính tr - xã hi ca Vit Nam sau vụ đi thm ho môi trường thế k do Formosa Hà Tĩnh gây ra hi tháng 4 năm 2016.

duluat1

Biểu tình chng 2 d lut đc khu và an ninh mng.

Chưa bao gi mt d lut do Chính ph trình ra Quc hi li không ch khiến công lun phn n mà còn khiến ni b b máy cm quyn chia r đến thế.

Dù vậy, nếu ch nêu lên mặt tiêu cực ca D lut Đc khu thì e s thiếu công bng, bi như người ta thường nói, đng xu nào cũng có hai mt. Trong khuôn kh bài viết này, chúng ta s cùng nhìn nhn nhng khía cnh tích cc ca d lut đang gây bão dư lun đó.

Phơi bày dã tâm bán nước ca mt nhóm người

Trước hết cn phi khng đnh, D lut Đc khu là mt d lut bán nước theo đúng nghĩa đen ca t này. M toang ca ngõ đt nước đ rước k thù truyn kiếp vào chiếm lĩnh nhng v trí đc bit xung yếu v an ninh quc phòng không ch trong 50 năm, 70 năm hay 99 năm, như quy đnh v thi hn cho thuê đt đc khu, mà thậm chí đi đi kiếp kiếp (Điều 33 và Điu 34 ca d lut công nhn quyn tha kế đi vi nhà riêng l, bit th ngh dưỡng, văn phòng làm vic kết hp lưu trú… cho người nước ngoài) – đó chng phi là mt d lut bán nước thì là gì ?

Tại phiên tho lun v D tho Lut Đc khu hôm 16/4/2018 của U ban Thường v Quc hi, bà Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân đã nói huch tot : "B Chính tr đã kết lun ri, d tho lut không trái Hiến pháp, phi bàn đ ra lut ch không không th không ra lut".

Như vy, có th nói, dã tâm bán nước mang tên "D lut Đc khu" là ý chí ca mt nhóm người, hay đúng hơn là ca mt s nhân vt chóp bu trong B Chính tr.

Hé lộ s can thip ca mt thc th ngoài vòng pháp lut vào Quc hi

Việc bà Ch tch Quc hi tiết l s tht "B Chính tr đã kết lun" cng vThông báo số 178/TB-VPCP ngày 11/5/2018 của Văn phòng Chính ph về "Kết lun ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Trưởng ban Ch đo Quc gia v xây dng các đơn v hành chính - kinh tế đc bit ti bui hp ln th nht ca Ban Ch đo" (trong đó nêu rõ "…Ban Ch đo trong thi gian qua đã tích cc t chc trin khai thc hiện Kết lun s 21-TB/TW ngày 22 tháng 3 năm 2017 ca B Chính tr…") là cơ s kh tín đ người ta tin rng tài liu mang tên Kết lun s 21-TB/TW mà "ai đó" mới tung lên lên mng vài tun nay chính là văn bn ca B Chính tr mà Thông báo s 178/TB-VPCP đã đ cp.

Nội dung ca Kết lun s 21-TB/TW cho thy B Chính tr là thc th quyn lc cao nht ti Vit Nam khi nó không chng ý thành lp ba đơn v hành chính - kinh tế đc bit" mà còn "giao Đng đoàn Quc hi lãnh đo Quc hi xem xét thông qua Lut Đơn v hành chính - kinh tế đc bit và quyết đnh thành lp các đơn v hành chính - kinh tế đc bit". Và điu đó đã được chng minh bng câu phát ngôn "Bộ Chính tr đã kết lun ri" ca bà Ch tch Quc hi.

Điều 69 Hiến pháp Vit Nam năm 2013 quy đnh rõ : "Quc hi là cơ quan đi biu cao nht ca Nhân dân, cơ quan quyn lc nhà nước cao nht ca nước CHXHCN Vit Nam. Quc hi thc hin quyn lp hiến, quyền lp pháp, quyết đnh các vn đ quan trng ca đt nước và giám sát ti cao đi vi hot đng ca Nhà nước". Trong khi đó, cũng trong Hiến pháp 2013, người ta không h tìm thy mt dòng nào đ cp đến cái tên "B Chính tr". Không ch vy, trong tt c các lut do Quc hi nước CHXHCN Vit Nam ban hành t trước ti nay cũng đu không h có cm t "B Chính tr".

Điều này có nghĩa là, B Chính tr là mt thc th quyn lc nm ngoài vòng pháp lut, tc là nm ngoài s điu chnh ca pháp lut Vit Nam hiện hành. Tht tr trêu, chính thc th nm ngoài vòng pháp lut đó trên thc tế li có quyn can thip và ch đo c "cơ quan đi biu cao nht ca nhân dân, cơ quan quyn lc nhà nước cao nht ca nước CHXHCN Vit Nam" ( !).

Người xưa có câu : "Danh chính, ngôn thuận". ‘Danh’ ca B Chính tr không ‘chính’, nên dĩ nhiên ‘ngôn’ ca nó không ‘thun’. ‘Danh’ không ‘chính’, ‘ngôn’ không ‘thun’ nên nó hiếm khi (dám) công b nhng quyết đnh, ch th hay kết lun ca mình, như Kết lun s 21-TB/TW nói trên chẳng hn. Thay vì thế, nó c hành x như mt thc th quyn lc trong bóng ti. Xã hi Vit Nam vì vy mà ngày càng rơi vào cnh "thượng bt chính, h tc lon".

Cho thấy bóng ma Trung Quc trong mt d lut ca Vit Nam

Trong bài "Ba đặc khu, ba đi him ho" trên VOA ngày 9/6/2018, tác giả đã ch ra mt thc tế : chính Trung Quc đã "tư vn" cho Vit Nam v chiến lược phát trin đc khu kinh tế. Theo Cng Thông tin Điện t Qung Ninh, ngày 20/3/2014, ti thành ph H Long, Ban Ch đo T chc Hi tho quc tế tnh Qung Ninh và Trung tâm Nghiên cu Đc khu Kinh tế Trung Quc thuc Đi hc Thâm Quyến (Qung Đông, Trung Quc) đã t chc cuc hi tho quc tế mang tên "Phát triển Đc khu kinh tế - Kinh nghim và Cơ hi". Tham d cuc hi tho, ngoài lãnh đo tnh Qung Ninh còn có lãnh đo các tnh Khánh Hoà và Kiên Giang. Đây là cuc hi tho mà phía "bn" đã quán xuyến thm chí đến c vn đ kinh phí t chc hi thảo.

Trong mộbài viết gn đây trên trang Bauxite Việt Nam, PGS.TS Hoàng Dũng thm chí còn ch đích danh Trưởng ban T chc Trung ương Phm Minh Chính chính là "tác gi" ca Đ án Đc khu Kinh tế. Đây là nhân vật mà thi gian còn làm Bí thư Tnh u Qung Ninh tng đ xut cho (Trung Quc) thuê đt vi thi hn lên ti 120 năm.

Khơi dy lòng yêu nước và ý thc trách nhim công dân

Điều đc bit đáng ghi nhn ca D lut Đc khu, và có l là điu mà nhà cm quyền Vit Nam không ng ti, là nó đã khơi dy không ch lòng yêu nước ca người Vit trong và ngoài nước cũng như trong và ngoài h thng hin hành, mà c ý thc trách nhim công dân ca đông đo người Vit. Hàng triu người Vit khp nơi trên thế gii đã bày tỏ s phn n ca mình trước dã tâm bán nước ca mt nhóm người bng nhiu hình thc đa dng : bm like, bình lun hoc chia s nhng bài viết phn đi ; ký thnh nguyn thư phn đi ; viết bài phn đi ; giương biu ng phn đi… và cui cùng là xung đường biu tình phn đi D lut Đc khu.

Chưa bao gi, k t sau năm 1975, ti Sài Gòn có mt cuc biu tình phn đi nhà cm quyn rm r và nhiu cm xúc đến vy.

Chưa bao gi, k t ngày Nam - Bc thng nht, trên c nước li đng lot din ra nhiu cuộc biểu tình phn đi bè lũ Vit gian bán nước đến vy.

Chưa bao gi, k t khi chế đ cng sn ra đi năm 1945, có mt d lut khiến nhiu người trong b máy cm quyn không ch thc tnh mà còn mnh dn bày t thái đ đến vy.

Và đến thi đim này, khi Dự luật Đc khu đang b "ách li" do gp phi s chng đi chưa tng thy, hn nhiu người đã không khi tht lên trong lòng : "Cám ơn D lut Đc khu !"

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 27/06/2018

Published in Diễn đàn

Dự luật Đặc Khu ‘hoàn toàn không phục vụ kinh tế’(VOA, 13/06/2018)

Các đặc khu kinh tế mà Vit Nam đang d tính xây dng không có tác dng th nghim gì v th chế mà ch giúp làm giàu cho nhng người đu cơ bt đng sn, mt nhà kinh tế đng thi là nhà bt đng chính kiến Hà Ni nói vi VOA.

duluat1

Đảo Phú Quc được d đnh tr thành đc khu kinh tế thu hút các nhà đu tư v du lch

Ông Nguyễn Quang A, nguyên Vin trưởng Vin nghiên cu Phát trin IDS, nói rng Vit Nam không nên hc tp kinh nghim mt nơi khác mt thi đim khác vn không thích hp vi hoàn cnh ca Vit Nam hin nay.

Ngoài ra, ông A cũng nêu lên quan ngại nhng đặc khu này có th làm li cho các nhà đu tư đến t Trung Quc.

Dự lut Đơn v hành chính – kinh tế đc bit, hay còn gi là Lut đc khu, vn được Quc hi trì hoãn cho đến tháng 10 mi thông qua do sc ép t dư lun, đã to nên làn sóng biu tình phn đối mnh m trong và ngoài nước do lo ngi d lut này s m đường cho nhng nhà đu tư Trung Quc chiếm gi nhng v trí trng yếu ca đt nước.

Trao đổi vi VOA, ông A nêu ra ba lý do chính khiến ông ‘phn đi kch lit’ d lut đc khu này : không đem lợi ích gì về kinh tế, không có tác dng th nghim th chế và quan ngi v an ninh.

Về kinh tế, ông A cho rng ba đc khu kinh tế được d đnh m ra Vân Đn, Bc Vân Phong và Phú Quc là ‘nhm vào ba đa đim đã được gii kinh doanh bt đng sn đã ào ào đổ vào đu tư’ lâu nay.

Ông gọi vic thành lp các đc khu này là "hp thc hóa các ưu đãi cho các nhà đu tư bt đng sn" và so sánh vi vic sát nhp Hà Tây vào Hà Ni trước kia.

"Khi nghe ngóng có ý định như thế, các quan chc đã cu kết vi các doanh nghiệp bt đng sn đã mua hết s đt có th phát trin bt đng sn được. Sau đó h ra lut hp nht Hà Tây vào Hà Ni, điu đó đã to điu kin cho các nhà đu tư bt đng sn kiếm nhng khon li khng khiếp", ông gii thích và cho rng do đó v mt kinh tế thì các đc khu này ‘không hiu qu’.

Về vic thu hút các nhà đu tư công ngh cao vào các đc khu, ông A cho rng "đó ch là mong mi hão huyn".

"Các nhà đầu tư công ngh cao ch đu tư vào nhng nơi tht s có trí tu, có đông lao đng có trí tu n Hà Ni và Thành ph H Chí Minh là nhng nơi tp trung lc lượng có th thúc đy công ngh cao như vy", ông gii thích. " Hà Ni, hơn hai mươi my năm nay Khu công ngh cao Hòa Lc chình ình ra đy mà không thu hút các nhà đu tư công ngh cao nào vào".

"Tôi dám cá là khi luật này được thông qua thì s không có nhà đu tư công ngh cao nào nhy vào đ đu tư ngoài nhng chuyn như casino hay khách sn này kia", ông khng đnh.

Nguyên do phản đi th hai mà ông A đưa ra là các đc khu không có tác dng thử nghim th chế mi đ có th áp dng cho toàn quc vì "nn kinh tế Vit Nam hin đã rt m ri".

Ông nói Việt Nam không nên hc tp mô hình ca Trung Quc t cách nay bn thp niên vì khi y Trung Quc hình thành các đc khu vào lúc nn kinh tế ca h còn khép kín vi bên ngoài nên các đc khu ca h có tác dng rt ln trong vic th nghim các chính sách ci cách m ca đ thu hút đu tư nước ngoài mà sau đó được nhân rng ra trên toàn quc.

"Nền kinh tế Vit Nam có l m ca nht khu vc bây gi. Đã có rất nhiu ưu đãi cho các nhà đu tư nước ngoài", ông nói. "Không cn m ca thêm na".

"Việt Nam đúng là còn rt nhiu rào cn v th chế và vic tháo d rào cn bng lut là rt cn thiết. L ra Chính ph nên làm và khơi dy nhng ngun trong nước nhưng h li không làm", ông nói.

Theo ông thì trong dự tho lut đc khu này "không có nhng quy đnh gì v th chế vượt tri có th mang ra áp dng cho toàn quc" cng thêm vic quy m ca các đc khu này cp rt nh nên không có tác dng v th nghim thể chế như Trung Quc.

Trung Quc, vào cui nhng năm 70 ca thế k trước, nhà lãnh đo Đng Tiu Bình đã bt đèn xanh đ thành lp các đc khu Thâm Quyến, Chu Hi, Sán Đu và H Môn đ th nghim nhng chính sách mi trong công cuc ci cách khai phóng cũng như đ thu hút đu tư nước ngoài. Bn đc khu ban đu này đã thành công đ ri sau đó được nhân rng ra khp c nước.

"Độ m ca nn kinh tế Vit Nam bây gi không phi như tình trng 30, 40 năm trước đây ca Trung Quc", ông gii thích.

"Giả s Việt Nam làm đc khu kinh tế vào thi đim 25, 30 năm trước thì li khác".

"Chúng ta không thể mù quáng đi hc tp kinh nghim ca nước khác vào thi đim khác", ông nói thêm và tha nhn rng vic thế gii m đc khu không phi là chuyn gì mi m nhưng bên cạnh s thành công ca Trung Quc thì cũng có nhng đc khu Nam Á, châu Phi ‘b tht bi hoàn toàn’.

Về lý do an ninh, ông cho rng ba đa đim d đnh m đc khu ‘rt nhy cm v an ninh quc gia’.

Dù luật đc khu không đ cp đến Trung Quc và trên thực tế m ca cho bt kỳ nhà đu tư nào đ điu kin và quan tâm, nhưng ông A cho biết nhng quan ngi v Trung Quc ‘không phi không có cơ s’.

Ông đưa ra dn chng là nhà máy bô xít Tây Nguyên, mc dù không phi đu tư ca Trung Quc mà đng ra đu là Tp đoàn Than Khoáng sn Vit Nam, nhưng tin vay là ca Trung Quôc và công ngh là mua ca Trung Quc.

"Khi người ta xây xong (nhà máy bô xít) thì người lao đng Trung Quc đó", ông cho biết.

"Với nhng điu không tường minh cho lm trong d tho, người ta ch có th nghĩ là to điu kin cho doanh nghip Trung Quc đến mà thôi", ông nói và nêu ra dn chng trong d tho Lut đc khu có đ cp đến ‘công dân ca nước láng ging’.

Nếu b qua quan ngi v an ninh thì theo ông A, nếu không phi là nhà đầu tư Trung Quc mà là các nhà đu tư M, Nht Bn hay Tây Âu vào thì ông cũng phn đi vì ‘bn cht nhng quy đnh hin thi trong d tho này hoàn toàn không phc v gì cho s phát trin ca kinh tế Vit Nam c".

Một điu na cũng làm cho ông A lo ngi là nếu tp trung ngun lc vào các đc khu này thì ‘s làm mt ngun lc, mt thi gian’ đ phát trin nhng khu vc khác.

"Quốc hi, Chính ph phi tp trung tháo d nhng nút tht kinh tế mà li làm nhng chuyn vô b như thế", ông nói.

**********************

Giáo sư Tạ Văn Tài : ‘Đừng dồn dân vào chân tường’ (VOA, 13/06/2018)

Hai ngày sau khi bùng phát các cuộc biu tình đông đo chưa tng thy đ phn đi kế hoch cho thuê đt 99 năm và thành lp các đc khu kinh tế, tình hình ti nhiu thành phố Vit Nam đã bt đu tm n tuy mi sinh hot vn chưa bình thường tr li. Ti đim nóng Bình Thun nơi tng xy ra bo đng, người dân b cm t tp, cm dng li ti nhng đa đim "nhy cm".

duluat2

Cảnh sát và người biu tình đi mt nhau trên quc l 1 Bình Thun, 11/6/2018

Nhìn về Vit Nam t Hoa Kỳ, mt nhà quan sát tình hình Vit Nam nói các cuc biu tình ln này có đim rt khác bit so vi các cuc biu tình chng Trung Quc trước đây. Trong câu chuyn vi VOA-Vit ng, Giáo sư T Văn Tài, tng ging dy ti Trường Lut, đại hc Harvard nói các cuc biu tình t phát là mt du hiu cho nhà cm quyn, phi gii quyết nhng vn đ gây bc xúc cho công chúng, đng đy dân vào chân tường, dn ti tình trng tc nước v b.

Giáo sư T Văn Tài :

"Tôi thấy các cuc biu tình là triu chng rt rõ rt cho nhà cm quyn phi tnh ng, đng có nghĩ là con giun dm thì c dm mãi nó không qun đâu. Nó s qun lên. ‘Chó cùng cn càn’, tôi xin li dùng cái danh t đó. Con chó nó b dn đến đường cùng, nó sẽ cn li".

Một s facebooker cũng đng quan đim đó khi ví von "cuc bo lon hôm nay ch là cái lò xo b nén lâu ngày, hôm nay nó bung ra".

Giáo sư T Văn Tài cho rng trong nhng vn đ gây bc xúc nht có vn đ v ch quyn quc gia và vn đ mt đất đai. Ông cnh giác chính quyn cn hành đng đ gii quyết nhng ni bc xúc đó.

"Mất đt đai ca người ta mà không gii quyết cho người ta sut 20 năm, đ cho h phi chu đng 20 năm tri thì đó là dn h vào đường cùng. Tt c nhng cái đó là nhng ngòi nổ, nhng thùng thuc súng có th n bt c lúc nào, bây gi tr khi là dám bn vào qun chúng ging như người Tàu bn vào sinh viên Thiên An Môn, tr khi dám làm cái đó, còn rt có th có s bùng n".

Trang mạng báo Pháp Lut cho biết vào đêm Ch nhật 10/6, hàng ngàn người đã xông vào tr s UBND tnh và S Kế hoạch và đầu tư tnh Bình Thun đ đp phá, gây thương tích mt s cán b viên chc. Tin lan truyn trên mng nói có hai ca t vong. Nhưng trong mt cuc hp báo chiu 11/6, Phó Trưởng Ban Thông tin Tỉnh Bình Thun ci chính tin này. Ông Huỳnh Thái Dương khng đnh là không có cnh sát hay người dân nào thit mng trong các cuc biu tình "gây ri". Ông tuyên b nhng phn t kích đng phá hoi s b cơ quan pháp lut x lý nghiêm theo quy đnh của pháp lut.

Báo chí địa phương cho biết ti Bình Thun, hơn 60 xe c, mô tô b đp phá, thiêu ri, mt s tr s cũng b phóng ha, gây thit hi đến nhiu t đng.

Đêm 11 rạng sáng 12-6, khong 100 thanh thiếu niên b bt gi vì có hành vi dùng đá, bom xăng ném vào trụ s UBND tnh Bình Thun.

duluat3

Một người biu tình Đà Nng b bt đưa lên xe.

Hình ảnh video cho thy cnh sát cơ đng đã tăng cường s hin din ti Bình Thun. Dân đa phương cho biết h được phép ra đường, nhưng b cm t tp.

Hôm 12/6/18, một cư dân Phan Thiết, tnh Bình Thun yêu cu gi kín danh tính cho Đài VOA biết tình hình đã tm n đnh so với ngày hôm trước, tuy nhiên người dân b cm t tp và cm dng li ti nhng đa đim được cho là "nhy cm".

"Giờ thì n đnh hết ri, nhưng nói chung là người ta không cho ra đường na. Người ta hn chế ra đường ri người ta đưa lc lượng bo v, cho ra đường nhưng không cho t tp, cm dng li các khu vc mà nhy cm đó".

Giáo sư T Văn Tài cho rng không nên dn dân ti đường cùng, mà phi đ cho h bày t chính kiến qua các cuc biu tình được hiến pháp cho phép. Ông nói không cn phi có lut biu tình mi được đi biu tình, mà biu tình là mt phn ca t do phát biu, đã được ghi trong hiến pháp. T quan đim ca mt Giáo sư lut, ông gii thích v quyn biu tình ca người dân Vit Nam :

" Tôi thấy cái cách Vit Nam hay nói là cái gì phi làm luật thì mi được làm, là trái hn cái tinh thn pháp tr. Pháp tr trên khp thế gii là, cái gì mà lut không cm là làm được. Hiến pháp đã nói là được quyn phát biu, mà trong đó có quyn phát biu bng các cuc biu tình thì bây gi không phi có lut mới được đi biu tình. Vn đ chính là c đi biu tình theo hiến pháp đi. Nếu mà người biu tình phá hoi tài sn thì có nhng lut khác v phá hoi tài sn, làm mt trt t công cng, thì trong lut hiến pháp cũng như các công ước v các quyn t do, có những hn đnh cho các quyn t do biu tình, t do phát biu, bng yếu t gi là an ninh quc gia, trt t công cng. Nhà cm quyn có th s dng các bit l đó đ mà nói rng nhng người biu tình đã đi quá quyn t do ca mình, phá hoi tài sn làm mt trật t công cng. Ch còn chng cn phi đi cái lut biu tình thì mi được đi biu tình".

Ngày 12-6, một ngun tin cho biết Công an tnh Bình Thun vn đang ly li khai, trích xut camera đ xác đnh vai trò ca các phn t gây ri, ném đá, ném bom xăng của gn 100 thanh thiếu niên xy ra vào đêm 11 rng sáng 12-6.

Bình Thuận là nơi mà người dân trong nhiu năm qua đã b dn nén vì nhiu vn đ bc xúc lâu ngày không được chính quyn quan tâm gii quyết. Trong các vn đ ni cm có vn đ đt đai và những tác hại v môi trường,do nhà máy nhit đin Vĩnh Tân và thép Cà Ná thi khí thi đc hi và thi bùn xung bin, gây ra.

********************

Tu sĩ Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đi biểu tình bị bắt vừa được trả tự do (RFA, 13/06/2018)

Sư thầy Thích Đồng Long thuộc Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, vừa được trả tự do từ công an huyện Củ Chi sau một ngày bị giam giữ vì tham gia biểu tình phản đối luật Đặc khu ở Sài Gòn hôm 10/6, nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.

duluat4

Sư thầy Thích Đồng Long (giữa) tại cuộc biểu tình trước Đại Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 Photo : RFA

Trả lời đài Á Châu Tư Do qua điện thoại vào ngày 12/6, sư thầy Thích Đồng Long cho biết : "Tôi được trả tự do vào khoảng 4 giờ chiều ngày 11 tháng 6 năm 2018".

Sư thầy Thích Đồng Long cùng mẹ là bà Trần Thị Rươi bị bắt vào khoảng 11 giờ đêm hôm 10/6 ở Sài Gòn và được đưa về công an phường Tân Định, Quận 1 trước khi được chuyển về công an huyện Củ Chi, nơi ông cư trú, vào 3 giờ sáng ngày hôm sau. Sư thấy Thích Đông Long cho biết ông và mẹ mình bị phạt tiền vì tụ tập đông người, điều mà ông phản đối.

"Chúng tôi bị nhóm người lạ mặt bắt và được đưa đến công an phường tân định thì họ có lập biên bản vi phạm hành chính. Họ nói là về tội mất trật tự công cộng, tụ tập đông người. Nhưng văn bản này thì đề là công an phường Bến Nghé. Chúng tôi không biết công an phường Bến Nghé có qua Tân Định hay không thì không rõ. Biên bản của chúng tôi là quyết định xử phạt chúng tôi là 450.000 đồng. Hiện tại chúng tôi chưa trả số tiền này vì chúng tôi bản thân là tu sĩ cũng không có tiền. Họ đưa quyết định thì tôi có ghi là tôi không đồng ý, chúng tôi ký tên mục đích là xác nhận họ lập biên bản còn ý kiến là tôi ghi là không đồng ý".

Sư thầy Thích Đồng Long cho biết ông và mẹ chỉ bày tỏ nguyện vọng một cách ôn hòa chứ không có ý tụ tập đông người như cáo buộc của công an.

"Họ nói chúng tôi tụ tập khi chúng tôi ngồi trước tòa lãnh sự Hoa Kỳ, chúng tôi ngồi ở đó để biểu ngữ vậy thôi còn những người xung quanh họ làm gì chúng tôi không biết việc của họ. Chúng tôi chỉ có 2 người nên không thể ghi tụ tập được. Tôi không gây rối, ồn ào nên chúng tôi không đồng ý cái điều công an họ buộc tội".

Những cuộc biểu tình rầm rộ của hàng ngàn người dân đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam trong ngày 10/6 để phản đối hai dự luật Đặc khu và an ninh mạng mà chính phủ trình quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra ở Hà Nội. Đã có hàng chục người bị bắt ở hai thành phố lớn Sài Gòn và Hà nội. Chính quyền đã huy động công an, an ninh mặc thường phục bắt giữ người biểu tình. Đã có những người biểu tình bị đánh, bị kéo lên trên đường và tống lên xe buýt đưa đi. Hiện tại đài Á Châu Tự Do vẫn chưa thể xác định được con số chính xác số người bị bắt ở cả hai thành phố, nhưng có thông tin một số người bị bắt ở Sài Gòn hôm 10/6 đến nay vẫn chưa được trả tự do.

Published in Việt Nam