Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này. Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

nguyenbactruyen1

Ngày 4/6/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" - Ảnh minh họa ông Nguyễn Bắc Truyển trước tòa

Đó là phần mở đầu trong lời kêu gọi của "Chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển" của tổ chức Boat People SOS, viết tắt là BPSOS – một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị, được thành lập vào năm 1980.

Hỗ trợ quyền tự do tôn giáo phải được khuyến khích thay vì ngăn trở

"BPSOS cùng với một số tổ chức bạn phát động phần truyền thông của Chiến dịch toàn cầu đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển với phát biểu của cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya.

"Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này", ông nói. "Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

(…) Chiến dịch toàn cầu cho các tù nhân lương tâm tôn giáo, bao gồm các hồ sơ tiêu biểu ở nhiều quốc gia, là bộ phận quan trọng của hội nghị thượng đỉnh.

"Chúng tôi sẽ chọn 10 tù nhân lương tâm tôn giáo ở nhiều quốc gia để giới thiệu tại hội nghị ; mỗi hồ sơ sẽ là tâm điểm để tạo sự chú ý của quốc tế đến hiện trạng đàn áp tôn giáo nói chung ở các quốc gia này. Nguyễn Bắc Truyển là một trong số 10 người này" – trích thông cáo báo chí đề ngày 06-05/2022 của BPSOS.

Theo truyền thông của Nhà nước Việt Nam, ngày 4/6/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm đối với Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Đây là những đồng phạm của ông Nguyễn Văn Đài có kháng cáo sau khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án và tuyên án sơ thẩm.

Kết luận của Hội đồng xét xử phiên hình sự phúc thẩm cho rằng lời khai của các bị cáo trong vụ án trước sau thống nhất và phù hợp với các tài liệu đã thu thập được thể hiện : Các bị cáo Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Nguyễn Văn Đài đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức Hội Anh em dân chủ và do Nguyễn Văn Đài là người khởi xướng, cầm đầu.

Hội Anh em dân chủ do các bị cáo thành lập ngày 24/4/2013 có tên gọi, có logo, biểu tượng, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, theo đó Hội có chủ tịch và các phó chủ tịch, có trưởng đại diện của các vùng, miền Bắc, Trung, Nam và Hải ngoại.

Trên cơ sở Cương lĩnh vắn tắt, Hội đã thực hiện hàng loạt các hành vi như : xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập và phân công nhiệm vụ cho các ban, tổ chức họp các hội viên vào tối thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần ; có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng, có nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của Hội ; lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản đối chính quyền.

Do đó, Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo kêu oan của các bị cáo Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và kháng cáo xin giảm hình phạt của bị cáo Phạm Văn Trội. Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh, hình phạt đối với các bị cáo ; tuyên bố các bị Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Trên thực tế thì "kêu oan" ở đây đối với ông Nguyễn Bắc Truyển là ông đã rời ngay từ khi vừa gia nhập Hội Anh em dân chủ, do đó các hoạt động của Hội này không liên quan đến ông Nguyễn Bắc Truyển.

Thế giới nhìn nhận ông Nguyễn Bắc Truyển là nhà hoạt động tôn giáo

Trước đó, ngày 09/02/2014, ông Nguyễn Bắc Truyển, cựu doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammet 2011 bị công an tỉnh Đồng Tháp huy động súng ống phối hợp với cảnh sát hình sự Thành phố Hồ Chí Minh bắt điều tra với lý do "công nợ".

Sau khi được trả tự do, ông Nguyễn Bắc Truyển khẳng định công an tỉnh Đồng Tháp nhiều lần đe dọa tính mạng ông và gia đình vợ sắp cưới vì các hoạt động nhân quyền và tôn giáo của ông. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng cho biết đã gặp một "chủ nợ" là bà Quý Loan. Người chủ nợ này rất mừng, xác nhận là không hề thưa kiện ông Nguyễn Bắc Truyển nhưng cho biết có công an đến tận nhà ép bà ký đơn.

Ông Nguyễn Bắc Truyển là thành viên đảng Dân chủ Nhân dân có trụ sở tại hải ngoại vào thời điểm bị bắt năm 2006. Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.

Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian. Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.

Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động đấu tranh dân chủ, gần đây ông điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo.

Tuy nhiên việc ông bị cáo buộc các hành vi được cho là vi phạm pháp luật hình sự của Hội Anh em dân chủ là gán ghép khó thuyết phục vì ông đã nhanh chóng rời khỏi Hội này này từ đầu, và có thể dễ dàng kiểm chứng qua các tin tức đăng tải suốt thời gian hoạt động của Hội này dưới thời Chủ tịch Hội là ông Nguyễn Văn Đài.

Như vậy cho thấy rất có thể vì không thể xác lập một chuyên án tôn giáo riêng đối với các hoạt động hỗ trợ quyền tự do tôn giáo của ông Nguyễn Bắc Truyển, nên giải pháp tình thế là ‘gán ghép’ ông Truyển vào hoạt động của Hội Anh em dân chủ để kết án.

Xem ra cựu Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya có cái lý của mình khi kêu gọi : "Như một Phật tử tốt, tôi có thể thực hành tôn giáo của tôi. Trong ý nghĩa đó, tôi mong muốn mọi công dân của cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á cũng đều được hưởng đặc quyền này. Tôi mạnh mẽ hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông [Nguyễn Bắc Truyển] ngay lập tức".

Một số căn cứ khác cho thấy củng cố cách nhìn ở trên :

Hạ tuần tháng 10/2020, Chủ tịch Ủy ban trao giải Stefanus, ông Ingvill Thorson Plesner, ghi nhận việc ông Nguyễn Bắc Truyển đã "nhiều lần mạo hiểm tính mạng bản thân và an toàn của gia đình cho cuộc đấu tranh vì quyền của những người có tín ngưỡng khác với mình".

"Chúng tôi rất vui mừng trước quyết định của hội đồng trao Giải thưởng Stefanus cho ông Nguyễn Bắc Truyển", Tổng thư ký Liên minh Quốc tế Stefanus Ed Brown nói. Theo ông, những khó khăn mà ông Truyển đã và đang trải qua vì dám đứng lên bảo vệ cho quyền của thiểu số tôn giáo tại Việt Nam đã làm cho ông Truyển trở thành "một người rất xứng đáng giành giải thưởng".

Liên minh Quốc tế Stefanus cho biết vào tháng một năm 2019, liên minh đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà giam, nhưng hàng trăm bức thư gửi đi đã bị các cán bộ trại giam An Điềm ngăn chặn tất cả nên ông Truyển không nhận được bất cứ lá thư nào.

Hồi đầu tháng 10/2020, ba dân biểu Hoa Kỳ Harley Rouda, Zoe Lofgren và Alan Lowenthal đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, thúc giục ông kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển.

Vào tháng 4/2020, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cũng kêu gọi Hà Nội phóng thích ông Nguyễn Bắc Truyển, sau khi nhận bảo trợ cho ông vào tháng 11 năm trước đó.

Giải Stefanus là giải thưởng được tổ chức tôn giáo – nhân quyền của Na Uy lập ra vào năm 2005. Giải thưởng kèm theo 10.000 EUR này được trao cho các cá nhân hoặc tập thể có đóng góp đặc biệt cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn thế giới. Ông Truyển đã được đề cử bởi tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) của Anh.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 08/05/2022

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Người Việt Nam gửi lượng kiều hối kỷ lục về nước (VOA, 14/12/2018)

Số tin các công dân Vit Nam kiếm được nước ngoài đã tăng lên và hin ti Vit Nam là nước đng th 10 v lượng kiu hi t người lao đng ca mình các nước khác trên toàn cu.

kieu1

Người Vit nước ngoài gi hơn 10 t đô la v nước mi năm trong nhng năm gần đây

Theo thống kê t Báo cáo Tóm tt v Phát trin và Di dân ca Ngân hàng Thế gii, Vit Nam đã nhn tng cng 15,9 t đô la kiu hi trong năm 2018, tin trên Vietnam Net cho hay.

Quốc gia nhn được nhiu kiu hi nht là n Đ, vi 75,9 t đô la chy vào nước này, báo cáo ca WB cho biết.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, mt chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rng con s kiu hi cho thy người Vit nước ngoài đt nim tin vào s n đnh của nền kinh tế và nhn thy các cơ hi đu tư tt hơn. Ông cho biết dòng kiu hi v Vit Nam đã có xu hướng tăng k t đu năm.

Hầu hết s tin được gi v Vit Nam đã được đu tư vào bt đng sn.

Ông Hiếu cũng nói rng các công dân thích gi tin vào Việt Nam để đu tư thay cho gi trong ngân hàng, vì các ngân hàng ch có lãi sut ti thiu.

Năm 2017, kiều hi gi v Vit Nam đt 13,8 t đô la, tăng 16% so vi năm 2016 và cũng đã là mc cao k lc ca đt nước.

VietnamNet, Asia Times)

*****************

Thân nhân của tù nhân lương tâm Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với Đại sứ quán Mỹ (RFA, 14/12/2018)

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, có cuộc gặp gỡ với đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ, ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 12 để trình bày về tình cảnh của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô Trần Thị Xuân đang bị đàn áp trong tù.

kieu2

Thân nhân của 4 tù nhân chính trị, là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với đại diện Đại sứ quán Mý ngày 14/12/18. Courtesy : Facebook Nguyễn Kim Thanh

Đó là tình trạng không cho gửi thức ăn vào mà chỉ được mua đồ ăn của căn tin với giá đắt đỏ, không cho mặc quần áo ấm của gia đình mà chỉ được mặc đồ của trại giam trong mùa đông…

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, vào chiều cùng ngày nói với RFA về nội dung buổi gặp gỡ với Đại sứ quán Hoa Kỳ :

"Chúng tôi trình bày theo ý nguyện chung là tất cả anh em tù nhân trong Hội Anh Em Dân Chủ hiện giờ đang bị đối xử áp đặc khắc nghiệt trong các trại giam ; người bị đi làm ngày 8 tiếng đồng hồ như anh Phạm Văn Trội, còn như chồng tôi là Mục sư Nguyễn Trung Tôn trong phòng giam mỗi ngày bị bắt làm kiểm điểm nhưng anh không làm. Anh bị đưa sang phòng học kỷ luật và anh cũng không học. Bắt họ đi tù mà còn làm những việc đày đọa họ trong tù như bắt não bộ của họ miệt mài làm giấy kiểm điểm như thế".

Hồi tháng 4 năm 2018, Tòa án Việt Nam tuyên án tù đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ với cáo buộc " hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự và mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù giam.

Thân nhân của 4 tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô TrầnThị Xuân cho biết đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ quan tâm nhiều hơn cũng như lên tiếng cho trường hợp của các tù nhân lương tâm là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ nói riêng và tù nhân lương tâm tại Việt Nam nói chung.

*******************

Thu hồi tài sản tham nhũng trong những vụ án kinh tế còn thấp (RFA, 13/12/2018)

Công quĩ thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng tại Việt Nam còn thấp cần phải được thu hồi cao và kịp thời. Trong thời gian qua dù có giám sát nhưng mức độ hiệu quả trong lĩnh vực này chưa đạt yêu cầu.

kieu3

Ảnh minh họa. AFP

Đây là thừa nhận của ông Phan Đình Trạc, Bí Thư Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường Trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Thừa nhận của ông Phan Đình Trạc được đưa ra tại cuộc làm việc với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam về công tác thu hồi tài sản bị mất mát , thất thoát trong những vụ án kinh tế tham nhũng.

Đơn cử trường hợp ông Đinh La Thăng người bị tuyên 13 năm tù và phải nộp 30 tỷ đồng khắc phục ; thế nhưng ông này cho biết chỉ có một căn hộ chung cư nếu bán cũng chỉ khắc phục được một phẩn nhỏ.

Trong khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có thông tin về công tác thu hồi tài sản tham nhũng ; cụ thể chỉ có 20 Sở báo cáo và chỉ thu hồi được hơn 30% tài sản tham nhũng liên quan lĩnh vực đất đai.

Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu tại buổi hội nghị của Đoàn công tác Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn ra hôm 13/12 tại Hà Nội.

Theo báo cáo, công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và được dư luận quan tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đất đai. Trong khi đó, hệ thống chính sách và pháp luật Việt Nam chưa theo kịp với thực tiễn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó khăn trong việc quản lý. Các chế tài chưa đủ sức để ngăn chặn đối với các vi phạm.

Ngoài ra, Bộ này còn cho biết cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan và giữa trung ương với địa phương còn nhiều chồng chéo, chưa đạt hiệu quả, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng và còn nhiều nội dung có "khoảng trống" pháp luật.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các Luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng để phù hợp với Hiến pháp 2013 và tình hình thực tế, bên cạnh đó hoàn thiện cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Bộ Tài nguyên và Môi trường còn cho biết kết quả thu hồi tài sản tham nhũng dựa theo báo cáo của 20 Sở có các vụ liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai cho thấy, tổng số tiền thi hành theo quyết định của bản án là 332 tỷ đồng, số tiền đã thi hành các bản án là hơn 100 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 30% nên còn rất thấp. Tổng số diện tích đất đã thu hồi gần 700 nghìn m2.

******************

Công an Thanh Hóa bị nghi ngờ bảo kê tín dụng đen (RFA, 13/12/2018)

Hoạt động tín dụng đen tại tỉnh Thanh Hóa có thể được công an bảo kê.

Một số đại biểu Hội đồng Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa bảy tỏ quan ngại vừa nêu trong cuộc họp diễn ra vào ngày 13 tháng 12.

kieu4

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII hôm 13/12/2018. Courtesy thanhhoa.gov.vn

Chất vấn về tình trạng tín dụng đen bị cho là phức tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được các đại biểu Hội Đồng Nhân Dân nêu ra với ông Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, Giám Đốc Công An Tỉnh Thanh Hóa Tại kỳ họp thứ 7 hôm ngày 13 tháng 12.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa nhìn nhận cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt trong việc ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tín dụng "đen". Ông khẳng định hoạt động tín dụng "đen" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang diễn ra với mức độ cao hơn, tinh vi hơn và đã có nhiều gia đình rơi vào tình cảnh tan cửa, nát nhà do vay nợ với lãi suất cao của các công ty dịch vụ tài chính, cơ sở cầm đồ…

Trong buổi chất vấn, các đại biểu có ý kiến về nghi vấn có hay không việc cán bộ, công an bảo kê cho hoạt động tín dụng "đen".

Trả lời các đại biểu, ông Nguyễn Hải Trung khẳng định, hiện chưa phát hiện công an "tiếp tay" cho các tổ chức tín dụng đen hoạt động, nếu có Công an Thanh Hóa sẽ sử lý nghiêm trước pháp luật.

Cũng tại buổi chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, hiện tỉnh này có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở và 786 cơ sở cầm đồ. Đặc biệt tại huyện Hậu Lộc đã có công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ thuê Hưng Thịnh Phát hoạt động với khẩu hiệu "Đã nợ là phải đòi - Đã đòi là phải trả".

Theo ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đây là vấn đề có sự quan tâm lớn của nhân dân và cử tri trong tỉnh nên cần được chất vấn. Tuy nhiên, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra khá lạnh nhạt so sức nóng của vấn đề, nhiều thời điểm hội trường rơi vào im lặng. Chỉ có 7 trên 94 đại biểu đăng ký chất vấn.

Vấn đề được các đại biểu tập trung chất vấn là trách nhiệm của ngành công an trong tỉnh như thế nào trong vấn đề này ?

Tuy nhiên Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung chỉ trả lời rõ một số vấn đề. Nhiều câu hỏi khác, Giám đốc Công an tỉnh đã chưa trả lời rõ, trực tiếp.

Published in Việt Nam

Vào ngày 19/11, một cựu tù nhân lương tâm, một cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà đã tự ý trở về Việt Nam, sau hơn 5 tháng được chính phủ Đức nhận sang Đức.

lethuha1

Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ngày 5/4/2018. Ảnh trên mạng.

Tại Đức, cô mặc dù được chính phủ Đức cấp giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động nhưng Hà... không nhận.

Sự kiện này được đánh giá là lần đầu tiên một cựu tù nhân lương tâm quay trở lại Việt Nam sau khi bị trục xuất. Nhiều ý kiến, quan điểm phê phán cô Lê Thu Hà là ‘cạn nghĩ’, thể hiện tính yếu đuối và có những hành vi không lường trước hậu quả… Tuy nhiên, một số quan điểm khác cho rằng, sự kiện nêu trên là hệ quả của một thời kỳ bị ‘hỏi cung’ đến mức trầm cảm.

Trở lại vấn đề, sự đường đột tìm về quê hương của cô Lê Thu Hà cũng chỉ là cảm xúc của một người con gái, khi quê nhà của cô có bè bạn, cha mẹ và người thân. Thực ra, không ai muốn rời quê hương để định cư xứ người, và đối với những người tù nhân lương tâm, họ càng không hề mong muốn ra đi, bởi ra đi, là sự lựa chọn bắt buộc, đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có cơ hội quay trở lại Việt Nam – một khi chế độ CHXHCN còn tồn tại. Nói một cách khác, sự kiện cô Lê Thu Hà đã gián tiếp bẻ gãy luận điểm bấy lâu nay của những người ‘yêu đảng, yêu chế độ’ : bọn phản động đấu tranh chỉ vì cái thẻ xanh.

Cái ý nghĩ đớn hèn, ti tiện nêu trên là một trong nhiều luận điểm vừa thiếu tình, vừa thiếu lý nhằm hạ nhục danh dự, nhân phẩm, bôi nhọ hình ảnh của những người đấu tranh dân chủ - nhân quyền, những người mà họ cho rằng, đó là ‘tay sai thế lực ngoại bang để bán rẻ quốc gia’.

Một người tù nhân lương tâm có thể đứng trước tòa để thể hiện ý chí không đồng thuận với ý chí của chế độ, nhưng tuyệt đối, trong suốt chiều dài xử hàng trăm người bất đồng chính kiến của Tòa án nhân dân tại Việt Nam, không ai trong số đó phản bội quê hương. Họ không phản bội quê hương, không phản bội đất nước, họ chỉ không thích cái chế độ được đặt trên đất nước của chính mình.

Nếu xét về ý chí muốn bám trụ quê hương, thì cô Lê Thu Hà không phải là người đầu tiên, gần nhất đây là giáo sư Phạm Minh Hoàng – người đã bị ‘cưỡng bức’ để buộc trở về Pháp (ông là người có 2 quốc tịch). Và khi đáp xuống sân bay Charles de Gaulle (Pháp), giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông ‘buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào khác.’

Sự ra đi của dòng người bất đồng chính kiến đơn giản vì không còn lựa chọn nào khác, quê hương vẫn là mảnh đất số 1 trong con người họ. Bị buộc ly hương là một quyết định không hề dễ dàng, như cách đây hơn 4 thập niên về trước, hàng triệu người lênh đênh trên biển để ly hương vậy.

Việt Nam dưới thời Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, có số lượng người ly hương kỷ lục, trong đó có ba dòng chảy chính : ly hương vì kết thúc cuộc chiến ; ly hương vì bất đồng chính kiến ; và ly hương vì tìm kiếm một mảnh đất tốt hơn để học và lao động. Cả ba nhóm ly hương này, theo cách hiểu nào đó đều là sự chảy máu dân tộc, chảy máu về mặt nhân tài lẫn tâm huyết con người, của những người thực sự mong muốn quốc gia giàu mạnh, bình đẳng, dân chủ và tự do hơn.

Khi một quan điểm chỉ trích cô Lê Thu Hà, hay hàng triệu những người bỏ ra đi nước ngoài hoặc bị áp dụng biện pháp trục xuất ra nước ngoài, có bao giờ quan điểm đó dừng lại 1 phút và tự vấn rằng : tại sao một quốc gia lại để tình trạng đó xảy ra ?

Người Do Thái lưu lạc hàng ngàn năm trên địa cầu vì bị truy sát và kỳ thị, cuối cùng họ tụ họp lại trên mảnh đất cố quốc xưa và xây dựng nên quốc gia Isarel hùng mạnh như ngày hôm nay. Nhìn về Việt Nam, bạo lực – chiến tranh và chế độ làm ly tán hàng triệu lòng người, và hàng triệu người ở nước ngoài cũng mong muốn trở về xây dựng quê hương ; hàng triệu người trong nước cũng bị ly tán vì không thuận tình với chế độ cũng mong muốn một ngày xây dựng quê hương giàu mạnh. Cả hai yếu tố này đều chờ đợi một phép màu, cái phép màu mà một ngày, một Nhà nước sẽ thừa nhận các giá trị nhân quyền, kinh tế, chính trị theo chuẩn của sự phát triển trên thế giới.

Quay lại với cô Lê Thu Hà, cô vẫn là một người con gái của dân tộc Việt, và dòng máu của cô cũng dành cho mảnh đất Quảng Trị đầy nắng và gió. Cái mảnh đất mà nó không được đẹp như ở Đức, nhưng mảnh đất đó nó chảy trong huyết quản của cô. Ý chí của cô là ý chí của hàng triệu người, nhưng cô và một bộ phận nhỏ mới đủ sự can đảm để biến ý chí đó thành hành động. Một quốc gia sẽ suy tàn nếu như bộ phận ‘nịnh bợ, và im lặng’ chiếm số đông, nói cách khác, cô Lê Thu Hà là một mầm sống của chính quốc gia dân tộc này.

Hãy tôn trọng cảm xúc của cô ấy, và hãy chia sẻ niềm đau ly hương của những người bị chế độ đẩy rời xa đất nước. Còn những quan điểm 'cợt nhã, cười cợt, châm trích', hãy để những con người ấy đối diện với tham nhũng, bạo lực, và sự bất an - để một ngày họ cũng sẽ hiểu được vì sao lại có Lê Thu Hà, và vì sao Lê Thu Hà lại trở về.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB,, 23/11/2018

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Trung Trực, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, bị kết án 12 năm tù (Tiếng Dân Việt Media, 12/09/2018)

Trong phiên tòa sơ thâm sáng nay 12/5/2018, tòa án tỉnh Quảng Bình đã kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù và 5 năm quản chế vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Trước đó, phiên xử ông Nguyễn Trung Trực được thông báo diễn ra hôm 17 tháng 8 nhưng đã bị hoãn bất ngờ. Ông Nguyễn Trung Trực bị bắt vào tháng 8 năm 2017.

ntt1

Phong trào giáo dân đòi trả tự do cho ông Nguyễn Trung Trực - Ảnh minh họa

Tại phiên tòa ông Nguyễn Trung Trực nói "Tôi là công dân Việt Nam, Nguyễn Trung Trực, tôi khẳng định là không có lật đổ bất cứ ai".

"Tôi ủng hộ và cổ súy cho dân chủ nhân quyền và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tôi khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng cho đến khi những việc này được thực thi ở Việt Nam".

Ông Trực khẳng định sẽ kháng cáo vì ông cho rằng bản án đó không đúng.

ntt2

Người thân và bạn bè nha hoạt động nhân quyên Nguễn Trung Trưc không được vào dự phiên tòa - Anh của FB Nguyễn Thị Hương

BBC đưa tin : Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, nhiều bằng chứng kết tội ông Trực "không có dấu hiệu để chứng minh phạm tội".

"Tất cả những chứng cứ tôi yêu cầu được đưa ra xem xét thì tòa không đồng ý.

"Hầu hết những chứng cứ đó đều là những chứng cứ không có dấu hiệu để chứng minh tội phạm chẳng hạn như mấy card visit của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, vài ba quyển sách, những cái lá đơn ông Trực viết cho những người để bồi thường Formosa".

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trước đó đã kêu gọi nhà nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Trung Trực về các hoạt động nhân quyền ôn hòa và phóng thích ông ngay lập tức.

Theo HRW, ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, đã có quá trình tham gia các hoạt động ủng hộ dân chủ lâu dài. Ông từng là thuyền nhân trong trại tị nạn ở Hồng Kông hơn bảy năm vào thập niên 1990, sau đó bị trục xuất về Việt Nam vào năm 1997.

Năm 2003, ông đi làm ở Malaysia, nơi ông tham gia Phong trào Chấn hưng nước Việt do các nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận và Lê Thăng Long thành lập. Phong trào này vận động cho một nước Việt Nam có hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng.

*******************

Hoa Kỳ quan ngại về bản án đối với nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực (VOA, 12/09/2018)

Hôm 12/9, Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam vừa tuyên một bản án hà khắc với chứng cứ mơ hồ đối với nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực.

ntt3

Ông Nguyễn Trung Trực khi bị bắt ngày 4/8/2017. (Ảnh : CAND)

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ra tuyên bố : "Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước việc một tòa án Việt Nam đã kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm tù giam và 5 năm quản chế với lời buộc tội mơ hồ 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam là đáng lo ngại, bản tuyên bố cho biết thêm.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trực tại phiên tòa sơ thẩm chỉ kéo dài 3 giờ đồng hồ tại Quảng Bình sáng ngày 12/9, cho VOA biết những chứng cứ mà hội đồng xét xử đưa ra rất mơ hồ :

"Tất cả những tài liệu mà họ thu được ở nhà ông Trực hoàn toàn không được trưng ra xem xét. Trong bản kê tang vật ghi là một tờ giấy có viết chữ, 2-3 tờ giấy có viết chữ màu xanh, và mấy biên lai chuyển tiền. Chứng cứ rất mơ hồ, không có giá trị chứng minh hành vi phạm tội của ông ấy".

********************

Kêu gọi bãi bỏ cáo buộc đối với thành viên Hội Anh Em Dân chủ (RFA, 11/09/2018)

Cơ quan chức năng Việt Nam cần phải bãi bỏ tất cả những cáo buộc đối với ông Nguyễn Trung Trục và trả tự do ngay lập tức cho ông này. Lý do là vì ông Nguyễn Trung Trực chỉ hoạt động ôn hòa đòi hỏi các quyền của con người.

ntt4

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Trung Trực. Citizen photo

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 11 tháng 9 ra thông cáo báo chí với kêu gọi như vừa nêu. Thông cáo được đưa ra một ngày trước phiên xử ông Nguyễn Trung Trực, dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 9 tại Quảng Bình.

Theo ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của Human Rights Watch thì ông Nguyễn Trung Trực là một nạn nhân nữa trong chiến dịch mà chính phủ Việt Nam tiến hành nhắm vào những người vận động cho nhân quyền và dân chủ.

Ông Phil Robertson nhấn mạnh : "Đất nước Việt Nam giờ đây đang trở thành một nhà tù khổng lồ cho bất kỳ người nào lên tiếng phản đối chính quyền hay hoạt động nhằm thúc đẩy các quyền con người cơ bản".

Đây là phiên xử thứ 9 các thành viên và cựu thành viên của Hội Anh Em Dân chủ, một tổ chức cổ xúy cho quyền con người tại Việt Nam.

Phó Giám đốc Khu vực Á Châu của Human Rights Watch cũng nêu lên tình trạng hội Anh em Dân chủ đang bị đàn áp liên tục, chính quyền Việt Nam tìm cách trừng phạt những người lãnh đạo Hội vì dám vận động cho các quyền tự do cơ bản để cất lên tiếng nói, tham gia một tổ chức và biểu tình ôn hòa.

Ông Nguyễn Trung Trực, năm nay 44 tuổi, từng bị Malaysia trục xuất về nước năm 2012 sau khi tham gia vào Phong trào Chấn Hưng Nước Việt.

Tháng 4 năm 2016 ông trở thành phát ngôn nhân của Hội Anh em dân chủ sau 1 năm là thành viên.

Đến tháng 8 năm 2017 ông Trực bị bắt với cáo buộc "Hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân".

Báo Pháp luật thành phố khi đó dẫn thông tin từ cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình cho hay, kết quả điều tra ban đầu xác định : Nguyễn Trung Trực là một trong những người cầm đầu của Hội Anh em Dân chủ và giữ vai trò cốt cán, đã có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Theo kế hoạch phiên xử ông Nguyễn Trung Trực được dự định diễn ra vào ngày 17 tháng 8 nhưng sau đó tòa hủy đột ngột không rõ nguyên do.

Một trong những sáng lập viên của Hội Anh Em Dân chủ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị tuyên án 15 năm tù sau hơn 2 năm bị bắt và Việt Nam đưa ông từ nhà tù sang Đức.

Published in Việt Nam

Hội Anh Em Dân Chủ tiếp bước con đường đã đi vì quyền con người, vì Việt Nam dân chủ, tự do

Hôm 25/8 mới đây, một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ trong nước và hải ngoại đã hp đại hội bất thường thông qua Chương trình hành động mới  và bầu ban điều hành.

Từ Cộng hòa Liên Bang Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vi cùng nghe :

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 27/08/2018

Published in Video

Xử phúc thẩm thành viên Hội Anh Em Dân Chủ (CaliToday, 04/06/2018)

Hôm 4/6/2018, Tòa án cấp cao Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm cho 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại phiên xử phúc thẩm kéo dài khoảng hơn 10 giờ đồng hồ với cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền (cộng sản Việt Nam" theo Khỏan 1 Điều 79 Bộ luật hình sự 1999. Phiên xử diễn ra trong bối cảnh dư luận Việt Nam đang rầm rộ phản đối Dự thảo Luật Đặc khu có điều luật quy định cho phép Trung Quốc thuê đất đầu tư lên 99 năm tại các đặc khu…

aedc1

4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ tại phiên xét xử phúc thẩm ngày 4/6/2018 (Ảnh Dương GiangTTXVN)

Danh tánh của 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị Tòa án cấp cao Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm hôm nay ngày 4/6 gồm : Luật sư Nguyễn Bắc Triển ; Mục sư Nguyễn Trung Tôn ; Ký giả Trương Minh Đức và Kỹ sư Phạm Văn Trội.

Thực tế vụ án này có 6 bị cáo là 6 thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ, được dư luận quan tâm gọi là "Đại án dân chủ". Tuy nhiên, sau phiên xử sơ thẩm vào ngày 5/4/2018, hai thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ là luật sư Nguyễn Văn Đài và nhà hoạt động nữ Lê Thu Hà đã không làm đơn kháng cáo, chấp nhận bản án sơ thẩm là 15 năm tù giam và 9 năm tù giam cộng với với bản án quản chế là 5 năm quản chế và 2 năm quản chế tương ứng với từng người.

Cáo trạng của vụ án do Viện kiểm sát Tối cao cộng sản Việt Nam cho biết, từ tháng 03/2013 đến tháng 7/2017, những thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ đã khởi xướng, thành lập tổ chức có tên Hội Anh Em Dân Chủ, tiến hành phát triển lực lượng để đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền và có những đường lối hoạt động nhằm mục đích đợi thời điểm phù hợp để hoạt động công khai, đấu tranh bất bạo động để tiến tới việc thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện tại, xây dựng chế độ "đa nguyên, đa đảng" "tam quyền, phân lập"…

Phiên xử phúc thẩm diễn ra tại Tòa án cấp cao Hà Nội kéo theo các luật sư bào chữa pháp lý cho 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cho biết bắt đầu từ 8 giờ 30 phút sáng kéo dài cho đến 18 giờ 30 phút trong ngày 4/6 thì kết thúc. Tòa án cấp cao Hà Nội đã tuyên y án sơ thẩm cho 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ gồm ;

- Luật sư Nguyễn Bắc Triển : 11 năm tù giam và 3 năm quản chế

- Mục sư Nguyễn Trung Tôn : 12 năm tù giam và 3 năm quản chế

- Ký giả Trương Minh Đức : 12 năm tù giam và 3 năm quản chế

– Kỹ sư Phạm Văn Trội : 7 năm tù giam và 1 năm quản chế.

Bản án phúc thẩm không nằm ngoài dự đoán của đông đảo dư luận quan tâm, đặc biệt là giới đấu tranh dân chủ- nhân quyền Việt Nam.

Như đã nói trên, Tòa án cấp cao Hà Nội cho mở phiên xử phúc thẩm đối với 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ trong bối cảnh tại Việt Nam đang diễn ra kỳ hội thứ 5 Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIV thảo luận, dự kiến thông qua dự thảo Luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Trong dự thảo Luật Đặc khu này có quy định ngoài việc được ưu đãi về thuế thì tại Khoản 1 Điều 32 Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu cho phép trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất thuê có thể dài hơn 70 năm theo Luật Đất đai hiện hành nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự thảo Luật Đặc khu này hiện Quốc hội cộng sản Việt Nam đang tiến hành họp, thảo luận và nếu không có gì thay đổi thì từ đây cho đến ngày 15/6/2018 sẽ thông qua. Còn thực tế bên ngoài xã hội Việt Nam, đông đảo người dân Việt Nam ở khắp nơi, rất nhiều thành phần xã hội đã rầm rộ phản đối điều luật cho thuê đất đến 99 năm. Bởi vì tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hiện người Trung Quốc tập trung khá đông, liên quan đến an ninh quốc gia Việt Nam quá lớn, Luật Đặc khu nếu thông qua được ví như là văn bản pháp lý hiện thực hóa việc mở đường cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc chiếm cứ cứ đất đai, lãnh thổ Việt Nam.

Và có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phiên xử phúc thẩm 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ hôm nay tại Tòa án cấp cao Hà Nội dường như dư luận ít quan tâm hơn hẳn so với phiên xử sơ thẩm vào ngày 5/4/2018.

Theo RFA Việt ngữ thông tin, hôm 3/6/2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền trong nước và thúc giục các tổ chức quốc tế gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị, trong đó có nhắc đến phiên xử phúc thẩm của 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ.

Thiên Hà

*******************

Giữ nguyên án sơ thẩm đối với 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ (RFA, 04/06/2018)

Tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ y án đối với 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ trong phiên xử diễn ra hôm nay 4 tháng 6 năm 2018.

aedc2

Phiên tòa sơ thẩm xử Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà và các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018 - AFP

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong những người tham gia tại phiên phúc thẩm, vào lúc 7 :30 tối ngày 4 tháng 6, thông báo trên trang Facebook cá nhân về kết quả phiên phúc thẩm.

Theo đó Kỹ sư Phạm Văn Trội y án 7 năm tù giam và 1 năm quản chế, Mục sư Nguyễn Trung Tôn y án 13 năm tù giam và 3 năm quản chế, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù giam và 3 năm quản chế ; Ký giả độc lập Trương Minh Đức 12 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Ngay sau khi Tòa Phúc thẩm giữ y án đối với 4 thành viên Hội Anh Em Dân chủ, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng cho rằng biện pháp đó là ‘cú đánh’ vào quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Việt Nam.

Giám đốc Cấp Cao Minar Pimple của Ân Xá Quốc Tế cho rằng tuyên bố y án của tòa phúc thẩm là một quyết định vô cùng bất công đối với 4 người không hề làm những gì ngoài việc bảo vệ một cách ôn hòa các quyền con người. Bốn nhà hoạt động đã bị cơ quan chức năng buộc im tiếng chỉ vì can đảm lên tiếng tại một đất nước nơi mà quyền tự do bày tỏ ý kiến đang bị tấn công.

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam phải ngay lập tức ngưng cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các tiếng nói đối lập ; đồng thời ngưng bỏ tù các nhà bảo vệ nhân quyền. Ngoài ra, tất cả những người bị bỏ tù một cách bất công đều phải được trả tự do.

************************

Xử phúc thẩm Hội Anh Em Dân Chủ : Tòa không công bố file ‘chứng cứ’, giữ nguyên mức án (VOA, 04/06/2018)

Một tòa án Hà Ni va ra quyết đnh gi nguyên mc án tù tng cng 66 năm đi vi 6 thành viên ca Hi Anh Em Dân Ch (AEDC) trong phiên x phúc thm ngày 4/6, sau khi "liên tục cn tr" các b cáo và lut sư phát biu.

aedc3

Các thành viên bị kết án ca Hi Anh Em Dân Ch : Lê Thu Hà, Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn, Nguyn Văn Đài, Phm Văn Tri, Nguyn Bc Truyn.

Theo một lut sư tham gia bào cha, tòa án cũng t chi yêu cu công b file ghi âm đã được s dng làm chng c chng li các b cáo.

6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ gm : Lut sư Nguyn Văn Đài, cộng s Lê Thu Hà, Mc sư Nguyn Trung Tôn, ký gi Trương Minh Đc, k sư Phm Văn Tri và nhà hot đng Nguyn Bc Truyn b kết án tng cng 66 năm tù giam vào ngày 5/4 vi cáo buc ti "Hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân" theo Điu 79 B Lut Hình sự.

Luật sư Trnh Vĩnh Phúc, mt trong 6 lut sư tham gia bào cha cho các b cáo, cho biết, phiên tòa phúc thm ngày 4/6 đã din ra đy "kch tính" khi các b cáo t bào cha vi "khí phách mnh m" và các lut sư c gng hết sc đ đi đáp vi Vin Kiểm sát trong tình trng "liên tc b cn tr, ngt li".

Luật sư Phúc nói vi VOA :

"Tòa hạn chế quyn phát biu ca các b cáo và các lut sư. B cáo nói chưa hết câu thì đã chn li. Lut sư mi m đu nói, chưa có ch ng, mi thành phn ph, mnh đ câu mới đưa ra thì đã b chn li, nói rng ‘Không được đ cp, nhng vic đó đã nói ri’ trong khi chưa biết người ta s nói gì".

Trước khi din ra phiên phúc thm, mt trong các b cáo, ký gi Trương Minh Đc, đã nhiu ln yêu cu tòa án công b các file ghi âm về các cuc hp đnh kỳ ca Hội Anh Em Dân Chủ đã được s dng làm vt chng chng li các b cáo.

Ông Trương Minh Đc khng đnh không có chuyn âm mưu lt đ trong các file ghi âm này. Tuy nhiên, theo lut sư Phúc, yêu cu ca ông Đc mt ln na b bác b trong phiên tòa ngày 4/6.

Ông cho biết thêm :

"Bị cáo Trương Minh Đc có yêu cu tòa cung cp vt chng là các file ghi âm, m ra cho các b cáo và lut sư nghe vì nghi ng vic chuyn th t file ghi âm ra ch viết trên giy là không đúng vi ni dung thc. Nhưng tòa không chp nhn, cũng không đưa ra vt chng, không công b ra, vn da trên ni dung đã được cơ quan điu tra thu thp trước đó".

Mặc dù đã d đoán trước kết qu, nhưng theo li lut sư Phúc, các b cáo và lut sư vn mun kháng cáo đ có mt "không gian lên tiếng" và đ cng đng biết được phn nào vic x lý mt v án "khut tt" và "không tuân th theo chính Lut t tng hình s ca Vit Nam".

Như vy, vi kết qu x phúc thm, Lut sư Nguyn Văn Đài, mt trong nhng người sáng lp ra Hi Anh em Dân ch, vn b gi nguyên mc án 15 năm tù giam và 5 năm qun chế. Mc sư Nguyn Trung Tôn và nhà báo t do Trương Minh Đc gi mc án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nhà hot đng Nguyn Bc Truyn b kết án 11 năm tù. Bà Lê Thu Hà, cng s ca Lut sư Đài, nhn bn án 9 năm tù. K sư Phm Văn Tri gi mc án 7 năm tù giam.

Published in Việt Nam

Phiên tòa  phúc thẩm 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

Sáng ngày 4/6/2018, tòa án cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm đối với bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ (đã kháng án sau phiên tòa sơ thẩm) gồm các ông Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn. Cả bốn nhà bảo vệ nhân quyền này đều bị cáo buộc tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật hình sự.

Tại phiên sơ thẩm, tòa án Hà Nội đã kết án nặng nề đối với 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Trong đó, Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận mức án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế, Mục sư Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, 3 năm quản chế, ông Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế, cô Lê Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế và anh Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế.

yan2

Công an vây kín đường vào tòa, cạnh bệnh viện Huyết học. (Ảnh facebook NgocNguyen)

Tòa án cấp cao Hà Nội v quyết định giữ nguyên mức án tù  đối với 4thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ trong phiên xử phúc thẩm ngày 4/6, sau khi "liên tục cản trở" các bị cáo và luật sư phát biểu

phuctham3

Phiên tòa phúc thẩm 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ngày 4/6/2018

Sau 1 ngày xét xử, vào hồi 18g30 4/6/2018 Tòa án cấp cao Hà Nội phán quyết y án sơ thẩm đối với 4  thanh viên Hội Anh Em Đân Chủ :

- Ký giả Trương Minh Đức : 12 năm tù, 3 năm quản chế; 

- Mục sư Nguyễn Trung Tôn : 12 năm tù, 3 năm quản chế;

- Luật sư  Nguyễn Bắc Truyển : 11 năm tù, 3 năm quản chế;

- Kỹ sư Phạm Văn Trội : 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Chị Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn kể lại diễn biến phiên tòa như sau :

Anh Trịnh Bá Phương và một số người đã giương cao biểu ngữ khẳng định Hội Anh em dân chủ vô tôi ngay tại một nơi đông dân gần trung tâm Hà Nội :

Tổng hợp theo DLB, VOA, CTMmedia

Published in Video
mercredi, 06 juin 2018 09:13

Một bước đột phá lớn

Xã luận

Một bước đột phá lớn

Sau đây là nguyên văn biên bản phiên tòa phúc thẩm xử bốn anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội, do luật sư Ngô Anh Tuấn tốc ký tại phiên tòa và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc kiểm tra, bổ sung và hiệu đính. Độc giả có thể nhận định rằng tuy bản án sơ thẩm vẫn được giữ nguyên như theo mọi dự đoán nhưng đây là một biến cố lớn trong ngành tư pháp tại Việt Nam và một bước đột phá lớn trong cuộc đấu tranh vỉ dân chủ và nhân quyền.

phuctham3

Phiên tòa phúc thẩm xử bốn anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội

Một mặt các luật sư đã khẳng định trước tòa các bị cáo vô tội vì thành lập tổ chức không thể bị coi là một tội bởi vì đó là một quyền đã được chính thức và công khai nhìn nhận và việc thiếu một quy định về thủ tục là lỗi của chính quyền chứ không thể được sử dụng để buộc tội. Như đã được ghi nhận trong biên bản, Viện Kiểm Sát không còn viện cớ chưa có quy định của luật pháp để nói quyền này chưa có. Quan trọng hơn các luật sư đã khẳng định trước công luận mục tiêu tranh đấu của Hội Anh Em Dân Chủ, và của những người dân chủ nói chung, là đúng.

Mặt khác, cùng với Trương Minh Đức, họ đã dứt khoát phủ nhận kết luận của các giám định viên như là hoàn toàn vô giá trị, một kết luận của những người vừa không có khả năng vừa không có thẩm quyền. Họ đòi các giám định viên phải có mặt để đối chất với họ. Viện Kiểm Sát sau một hồi biện luận quanh co và lúng túng đã phải nhìn nhận việc giám định là "không bắt buộc", một cách gián tiếp nhìn nhận nó vô giá trị.

Các thẩm phán sau cùng cũng vẫn y án. Không phải vì họ thấy bản án sơ thẩm là đúng mà vì họ không phải là những thẩm phán. Các bản án đã được quyết định trước, họ chỉ là những tay sai chỉ có phận sự đọc bản án. Thiết tưởng cũng nên ghi tên họ ra đây để công luận và thân nhân họ biết, những điều đáng xấu hổ sẽ khó lặp lại hơn nếu bị phơi bày.

Ba thẩm phán là Nguyễn Văn Sơn, Đặng Bảo Vĩnh và Điều Văn Hằng.

Thông Luận

*****************

Biên bản Phiên tòa phúc thẩm

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ án

"Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân",

theo Điều 79 Bộ Luật hình sự năm 1999,

đối với 4 bị cáo Hội Anh Em Dân Chủ

 

phuctham2

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - Số 1 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

 

Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội :

- Thẩm phán : Nguyễn Văn Sơn - Chủ tọa phiên tòa

- Thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh

- Thẩm phán Điều Văn Hằng

- Kiểm sát viên : Hoàng Minh Thành

- Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội

- Thư ký phiên tòa : Phạm Minh Tùng.

Những người kháng cáo : ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Tôn.

Những người không kháng cáo : ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà.

Luật sư tham gia tố tụng bào chữa cho các bị cáo :

- Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Truyển và bị cáo Nguyễn Trung Tôn

- Luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho bị cáo Trương Minh Đức

- Luật sư Đặng Đình Mạnh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Trung Tôn

- Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Truyển

- Luật sư Lê Văn Luân bào chữa cho bị cáo Trương Minh Đức

- Luật sư Ngô Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Trội.

Khai mạc - Phần thủ tục tố tụng :

Phiên tòa khai mạc vào lúc 8g00 ngày 4 tháng 6 năm 2018 tại phòng xử án số 3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - Số 1 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Vắng mặt tất cả các giám định viên của Bộ Thông tin và truyền thông được Tòa án triệu tập hợp lệ (Bộ Thông tin và truyền thông có Công văn số 1718 đề ngày 31/5/2018 gửi Tòa án nhân dân cấp cao cho biết các giám định viên bận công tác, không tham gia phiên tòa).

- Vắng mặt luật sư Nguyễn Khả Thành, 1 trong 3 người bào chữa cho ông Trương Minh Đức (có đơn đề nghị hoãn phiên tòa vì nhận được thông báo quá gần ngày xét xử trong lúc có việc bận gia đình).

- Ông Nguyễn Trung Tôn đề nghị tất cả luật sư có mặt tại phiên tòa giúp bào chữa cho ông, chủ tọa phiên tòa không chấp nhận.

- Ông Nguyễn Bắc Truyển đề nghị Hội đồng xét xử cho nhận lại bài bào chữa được chuẩn bị mà các cán bộ quản lý Trại tạm giam B14 thu giữ.

- Ông Nguyễn Bắc Truyển đề nghị được cung cấp giấy bút để ghi chép và chuẩn bị nội dung phần tự bào chữa.

- Các luật sư nhấn mạnh sự vắng mặt của các giám định viên từ phiên tòa sơ thẩm đến phiên tòa phúc thẩm gây trở ngại cho việc làm sáng tỏ vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo, đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập lại các giám định viên.

- Luật sư Lê Văn Luân đề nghị triệu tập ông Nguyễn Văn Đài tham gia phiên tòa vì ông là người đầu vụ.

- Hội đồng xét xử vào bên trong hội ý và trở ra tuyên bố không chấp nhận yêu cầu của các bị cáo và luật sư, tiếp tục phiên tòa.

- Ông Trương Minh Đức yêu cầu : nếu các giám định viên không có mặt thì phải công khai toàn bộ nội dung file ghi âm để cho Hội đồng xét xử, các luật sư và mọi người nghe trong các lời hội thoại có chứa đựng nội dung bàn luận lật đổ chính quyền hay không, nếu không, việc buộc tội các bị cáo là trái quy định của pháp luật.

Phiên tòa tiếp tục diễn ra…

Chủ tọa phiên tòa đọc tóm tắt nội dung vụ án theo bản án sơ thẩm.

Xét hỏi :

Hỏi ông Phạm Văn Trội

Hỏi ông Nguyễn Trung Tôn

Hỏi ông Nguyễn Bắc Truyển

Hỏi ông Trương Minh Đức

Lần lượt chủ tọa phiên tòa xét hỏi (2 thẩm phán cùng ngồi hội đồng không tham gia xét hỏi), đại diện Viện kiểm sát và các luật sư xét hỏi.

Bị cáo Phạm Văn Trội cho biết kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xác định không hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Bị cáo Nguyễn Trung Tôn kháng cáo cho rằng Tòa sơ thẩm xét xử thiếu khách quan, không đúng tội danh.

Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển kháng cáo với các lý do : 1. Bản án sơ thẩm buộc tội oan sai ; 2. Các vấn đề vi phạm tố tụng được luật sư nêu ra tại phiên tòa không được Hội đồng xét xử xem xét và giải quyết ; 3. Phiên tòa sơ thẩm vi phạm nguyên tắc xát xử công bằng.

Bị cáo Trương Minh Đức kháng cáo cho rằng không phạm tội về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trong phần 4 bị cáo trả lời xét hỏi và 6 luật sư tham gia xét hỏi, chủ tọa liên tục cắt lời và chấn chỉnh các bị cáo và luật sư, cho rằng bị cáo chỉ được trả lời câu hỏi, không được nói thêm, luật sư không được hỏi trùng nội dung câu hỏi của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát và các luật sư khác…

Luật sư Lê Văn Luân bị chủ tọa liên tục ngắt lời, tỏ ra bất mãn chấm dứt hỏi giữa chừng.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc hỏi đến việc bị cáo Nguyễn Trung Tôn từng khai mình là mục sư mà không được hành đạo, trong lúc đi làm công việc thiện nguyện cứu trợ đồng bào thì bị kẻ xấu bắt đánh đập gây thương tích nặng… bị chủ tọa ngắt lời, không cho hỏi tiếp.

Chủ tọa phiên tòa nhiều lần giải thích nhắc nhở bị cáo Nguyễn Trung Tôn cần xem lại thái độ khai báo, nếu nhận tội và thành khẩn thì sẽ được giảm án. Bị cáo Tôn khẳng định không xin giảm án, yêu cầu xác định bị cáo không phạm tội và trả tự do cho bị cáo…

Tranh luận

Kiểm sát viên Hoàng Minh Thành phát biểu quan điểm về vụ án, về việc kháng cáo của 4 bị cáo, khẳng định không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của 4 bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử giữ y bản án sơ thẩm.

1. Ông Phạm Văn Trội

Luật sư Ngô Anh Tuấn bào chữa cho ông Phạm Văn Trội :

- Một số nội dung cáo buộc trong cáo trạng chưa được làm rõ trong phiên tòa sơ thẩm : Bị cáo không tổ chức đào tạo, huấn luyện hội viên, không chỉ đạo phản đối bầu cử ; không có lời nói kích động nhằm lật đổ chính quyền ; việc phát biểu không tham gia bầu cử, bỏ phiếu là quan điểm cá nhân vì bản thân xem bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ nên có quyền tham gia hay không tham gia.

- Một số nội dung sai trong bản án sơ thẩm : ông Trội không khẳng định mình có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ; việc ghi nội dung này không chính xác và làm xấu hơn tình trạng của các bị cáo khác.

- Một số tình tiết giảm nhẹ chưa được xem xét : gia đình có công với cách mạng.

Bị cáo Phạm Văn Trội tự bào chữa :

- Mục tiêu của Hội Anh Em Dân Chủ là nâng cao nhận thức cho người tham gia : kiến thức xã hội, công nghệ, tiếng Anh và mở rộng kiến thức về dân chủ ; trong quá trình sinh hoạt có đề cập tới vấn đề đa nguyên, đa đảng… ; bản thân không tham gia đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn hội viên.

- Rút khỏi Hội vào tháng 6/2016 : do có kế hoạch cá nhân riêng sau khi hết quản chế ; chờ luật về hội được thông qua thì có thể quay lại sinh hoạt.

- Bị cáo thực tâm mong muốn một đất nước dân chủ, tiến bộ. Trong suốt thời gian hoạt động, thông qua các cuộc họp không có bất cứ nội dung nào liên quan tới việc đòi lật đổ chính quyền.

- Bị cáo có thể có phát biểu hơi thái quá về tiến trình dân chủ ở Việt Nam chứ không có mục đích lật đổ chính quyền.

- Bị cáo đã mệt mỏi, mong muốn được về phụng dưỡng mẹ già.

2. Ông Nguyễn Trung Tôn

Luật sư Đặng Đình Mạnh bào chữa cho ông Nguyễn Trung Tôn :

Những tư tưởng, tôn chỉ của Hội Anh Em Dân Chủ không có gì sai, mang tính tích cực không mang lại sự nguy hiểm cho xã hội :

- Kinh tế tư nhân cần và đang được khuyến khích để phát triển, đó là sự tiến bộ ;

- Mong muốn đa nguyên đa đảng cũng là điểm tiến bộ để tạo nên một nền chính trị cạnh tranh ;

- Mong muốn một nền chính trị tam quyền phân lập để tránh sự độc tài. Nước Mỹ bao nhiêu năm có thể chế tam quyền phân lập nhưng bao nhiêu năm nay vẫn ổn định, tiến bộ và đất nước vẫn bình yên ;

- Tôi ngưỡng mộ các bị cáo trong vụ án vì họ dám hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì đất nước nhưng theo cách mà họ cho là đúng đắn ;

- Đề nghị tuyên vô tội, trả tự do cho bị cáo Tôn tại Tòa.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc bào chữa cho ông Nguyễn Trung Tôn :

Luật sư trình bày lời bào chữa bằng một Luận cứ bào chữa được chuẩn bị sẵn và có cập nhật thêm trong thời gian diễn ra phiên xử.

Các bị cáo không ai có mong muốn lật đổ chính quyền.

Về vấn đề giám định :

Giám định tư tưởng chính trị các cuộc hội thoại từ ghi âm sang chữ viết là điều mới mẻ, trong trường hợp này việc giám định nội dung các cuộc hội thoại qua file chữ viết tách rời ngữ cảnh, với câu chữ vô hồn, cần được nhìn nhận, đánh giá lại.

Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân phải tập hợp một lực lượng đủ lượng và chất mới có thể làm đối trọng ; một nhóm người nhỏ lẻ không thể nào là một lực lượng đối trọng như trên.

Các cuộc họp bàn của Hội Anh Em Dân Chủ mang tính chất tự phát và không có kết luận, tổng kết, thường là đánh trống bỏ dùi, không có giá trị thực hiện và không được thực hiện trên thực tế.

Giám định mang tính quy kết thành hành vi phạm tội, làm thay cho cơ quan pháp luật, gây hậu quả nguy hại khó lường tới các bị cáo.

Người thực hiện công việc giám định không chuyên, hoạt động giám định mang tính tập thể.

Phương pháp giám định quy kết cho tất cả nhóm các bị cáo, chứ không cá thể hóa hành vi của từng bị cáo.

Tài liệu giám định không hợp pháp nên cần loại bỏ khỏi hồ sơ vụ án hoặc không xem xét tài liệu này là chứng cứ buộc tội các bị cáo.

Về tội danh : Các hành vi của bị cáo không vi phạm điều cấm, không có khả năng gây hại cho ai, không thể có khả năng lật đổ chính quyền ; đó chỉ là những hoạt động trong phạm vi mà pháp luật quy định, không chống nhà nước, không có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Đề xuất : Tùy phán xét của Hội đồng xét xử.

Bị cáo Nguyễn Trung Tôn tự bào chữa :

Gia đình bị cáo có truyền thống cách mạng, bản thân bị cáo vốn là một quân nhân nên không có lý do gì để có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Viện kiểm sát đã cẩu thả trong việc cáo buộc với nhiều sai sót ảnh hưởng đến bị cáo.

Cần đối chất tất cả các hội viên tại phiên tòa để làm rõ cáo buộc của các hội viên khác.

Nội dung nào trong các buổi họp được ghi âm mang tính chất tuyên truyền chống nhà nước, xin hãy đưa ra làm rõ.

Các cơ quan ngoại giao đóng tại Việt Nam đã từng tiếp xúc với các anh em dân chủ khẳng định những người này vận động đa nguyên hay có mục đích lật đổ chính quyền ? Cần xác minh rõ từ các cơ quan này.

Xác định nguồn tiền từ nước ngoài về chỗ bị cáo Nguyễn Văn Đài là tiền của cá nhân ông ấy chứ không liên quan tới quỹ của Hội Anh Em Dân Chủ nên không thể quy kết tiền đó là để phục vụ hội.

Không kích động người dân biểu tình : Ai cử Trần Thu Nam, Nguyễn Văn Đề phản đối việc chặt cây xanh ? Ai cử, ai chỉ đạo, bằng chứng đâu ?

Bị cáo mong muốn được nói, được xem xét khách quan lời nói của mình.

Trong trường hợp không chứng minh được bị cáo vô tội, cần xem xét nguồn gốc gia đình, tình cảnh gia đình để cho bị cáo mức án phù hợp để sớm vể phụng dưỡng mẹ già và thờ phụng gia tiên.

3. Ông Trương Minh Đức

Luật sư Lê Văn Luân bào chữa cho ông Trương Minh Đức :

Kết luận giám định đã xác định mặt khách quan của tội phạm, thay cơ quan tiến hành tố tụng định tội cho các bị cáo.

Kết luận điều tra, cáo trạng chỉ làm theo những nội dung có sẵn và copy y nguyên nội dung của giám định để cáo buộc các bị cáo.

Các giám định viên đưa ý cá nhân của mình không có căn cứ để kết luận các vấn đề pháp lý quy chụp các bị cáo.

Điều 21 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về bí mật thông tin nhưng những tài liệu mà Bộ Thông tin và Truyền thông thu thập lại có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm quyền bí mật cá nhân.

Quy định về lập hội : Việc không có luật là trách nhiệm của nhà nước, không có luật thì người dân được phép hoạt động theo Hiến pháp ; việc tồn tại thực tế của Hội Anh Em Dân Chủ là hợp hiến, mục đích hợp pháp và ngay trong Quy chế tổ chức, hoạt động của hội này cũng đã ghi rõ là sẽ vận động chính quyền hiện tại công nhận sự hoạt động hợp pháp của mình.

Sự tham gia của các thành viên trong hội này là tự nguyện, việc họp bàn chỉ thông qua mạng xã hội, không có sự phân công, không có lương bổng gì.

Không được đánh đồng chữ sụp đổ và lật đổ - trong các cuộc họp có nêu lên nội dung các kịch bản về sự sụp đổ của chế độ cộng sản chứ không phải là lật đổ chế độ cộng sản.

Sự vắng mặt của bị cáo Nguyễn Văn Đài tại phiên tòa sẽ khiến sự thật không được làm rõ, ví dụ : những bài phỏng vấn, những nội dung trả lời trên báo chí nước ngoài là do ý chí cá nhân của bị cáo Đài, không liên quan gì tới Hội Anh Em Dân Chủ.

Đề xuất : Tuyên ông Đức vô tội.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho ông Trương Minh Đức :

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định về quyền lập hội của công dân.

Cáo trạng quy kết ông Đức tham gia soạn thảo điều lệ, quy chế là sai trái vì những nội dung của các văn bản này là thu giữ từ thùng rác máy tính tại nhà của ông Nguyễn Văn Đài.

Sự không có mặt nhiều người trong quá trình giải quyết vụ án và tại tại phiên tòa này cho thấy việc kết tội các bị cáo là khiên cưỡng.

Bản kết luận giám định được thu thập thông tin tài liệu và giám định trái quy định của pháp luật, không có giá trị làm chứng cứ.

Cơ quan tiến hành tố tụng bắt ông Đức có thể là để nhằm bịt miệng truyền thông vì ông Đức vốn dĩ là một ký giả.

Ông Đức chỉ nói về thời kỳ hậu cộng sản rồi suy diễn rằng ông đã có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Đề xuất : Tuyên ông Đức không phạm tội.

Bị cáo Trương Minh Đức tự bào chữa :

Cơ quan tiến hành tố tụng vu khống chúng tôi vì chúng tôi không có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…

4. Ông Nguyễn Bắc Truyển

Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển :

Luật sư trình bày lời bào chữa bằng một Luận cứ bào chữa được chuẩn bị sẵn và có cập nhật thêm trong thời gian diễn ra phiên xử.

Một vài ý kiến cá nhân của một số thành viên của tổ chức trong một cuộc họp không có văn bản, nghị quyết thì không thể quy kết đó là ý kiến chung của cả tổ chức đó.

Việc áp dụng tình tiết "tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội" đối với bị cáo Truyển là không đúng pháp luật, không phù hợp với các tình tiết diễn ra trong vụ án.

Hội Anh Em Dân Chủ không có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, các hoạt động của hội không vi phạm các điều cấm của pháp luật Việt Nam. Các tập tin được trích xuất từ các buổi họp, không có cơ sở chứng minh các hội viên có hoạt động lật đổ chính quyền nên bản giám định đã có là điều trái quy định của pháp luật và đã quy kết vô căn cứ đối với các bị cáo. Không ai có thể nói thay các bị cáo về nhận thức, ý chí của họ.

Trong quá trình tiếp xúc với đại diện ngoại giao các nước, ông Truyển luôn vận động sự ủng hộ của của họ cho Việt Nam.

Chứng cứ, đánh giá chứng cứ :

Kết luận giám định : khiên cưỡng, áp đặt chung chung không có căn cứ, không có giá trị làm chứng cứ.

Lưu ý : Nghị quyết 35/2016 : phát huy kinh tế tư nhân.

Đề xuất : Tuyên ông Truyển vô tội.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển :

Luật sư trình bày lời bào chữa bằng một Luận cứ bào chữa được chuẩn bị sẵn và có cập nhật thêm trong thời gian diễn ra phiên xử.

Bản án sơ thẩm ghi không đầy đủ nội dung đề xuất, yêu cầu của luật sư.

Bản kết luận giám định là không hợp pháp.

Các giám định viên tư pháp không có mặt là sự thoái thác, trốn tránh trách nhiệm đứng ra bảo vệ tài liệu mà mình đưa ra nên tài liệu giám định không được xem là chứng cứ buộc tội bị bị cáo.

Các hành vi của ông Nguyễn Bắc Truyển chỉ hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế.

Các lời khai của ông Truyển là nhất quán, đáng tin cậy từ đầu tới cuối.

Nếu như xem các hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ là vi phạm pháp luật hình sự thì hành vi ra khỏi hội của ông Truyển là hành vi "Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội", điều này Hội đồng xét xử cần lưu tâm xem xét.

"…Tại phiên tòa sơ thẩm, trong Luận cứ bào chữa, sau khi trình bày các vấn đề thủ tục tố tụng và nội dung vụ án, tôi khẳng định không đủ căn cứ xác định ông Nguyễn Bắc Truyển phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" nên kiến nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội và trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. Hội đồng xét xử sơ thẩm không chấp nhận lời bào chữa của bị cáo và luật sư, tuyên bố ông Nguyễn Bắc Truyển phạm tội theo điều luật bị khởi tố - truy tố - xét xử, xử phạt 11 năm tù và 3 năm quản chế.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, nhiều yêu cầu của bị cáo Nguyễn Bắc Truyển và 3 bị cáo cùng vụ án không được Hội đồng xét xử giải quyết chấp thuận. Mong muốn được đối chất với những người có liên quan và các giám định viên tư pháp để làm rõ các tình tiết có liên quan đến nội dung cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm không được thực hiện.

Ý thức được khả năng là tất cả nỗ lực của bị cáo và luật sư không làm thay đổi được định kiến về tính chất vụ án và tội danh đã được xác định, chúng tôi không kiến nghị về phán quyết của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm. Chúng tôi chỉ nỗ lực làm rõ nội dung và sự thật khách quan vụ án và các vấn đề đặt ra theo đơn kháng cáo của bị cáo, theo phận sự của mình, còn lại phán quyết là tùy vào Hội đồng xét xử".

Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển tự bào chữa :

Bị cáo có chuẩn bị bào chữa nhưng bị chủ tọa liên tục nhắc nhở chỉ được bổ sung nội dung bài bào chữa của luật sư, không được phát biểu trùng với ý kiến luật sư. Bị cáo Truyển đành chuyển sang tuyên bố ngắn gọn :

"Lời buộc tội oan sai đối với tôi biến tôi thành tù nhân lương tâm, lời buộc tội oan sai đối với tôi đã khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.

Tôi yêu cầu các điều tra viên và những người đã có hành vi đánh đập tôi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phiên tòa hôm nay tôi và các luật sư bị phân biệt đối xử, bị đối xử bất công.

Phiên tòa hôm nay thực chất không phải là phiên tòa công khai…".

Đối đáp của đại diện Viện kiểm sát :

- Quyền tự do lập hội : mọi công dân có quyền tự do lập hội nhưng phải theo quy định của pháp luật. Hiện tại ở Việt Nam rất nhiều hội tồn tại theo quy định của pháp luật.

- Hội Anh Em Dân Chủ không thành lập theo quy định của nhà nước, đi ngược với thể chế chính trị Việt Nam.

- Thẩm quyền của các giám định viên : đúng quy định của pháp luật ; nội dung các bị cáo nói rõ ràng là chống đối chính quyền.

- Hội có tổ chức chặt chẽ : Có chủ tịch, phó chủ tịch, người phụ trách vùng miền, cách thức tuyển dụng, cách thức triển khai, phát triển trong thời gian dài…

- Các bài phát biểu của bị cáo Nguyễn Văn Đài vi phạm pháp luật mà các bị cáo vẫn tham gia hoặc không tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên vẫn phải chịu tội.

Các luật sư, bị cáo và kiểm sát viên đối đáp :

Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải :

- Việc cấp phép cho các hội khác thành lập hợp pháp được quy định ở đâu ?

- Việc bình luận về dân chủ nhân quyền, tam quyền phân lập của một số thành viên mà quy kết cho Hội có đúng quy định pháp luật hay không ?

- Bị cáo Đài nhân danh cá nhân mình thực hiện một số hoạt động trước khi Hội thành lập thì ông chịu trách nhiệm cá nhân chứ các hội viên khác không thể chịu trách nhiệm.

Luật sư Ngô Anh Tuấn :

- Bị cáo Trội thừa nhận toàn bộ hành vi mình đã làm nhưng không thừa nhận mục đích lật đổ chính quyền, chúng ta không có quyền làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và các bị cáo khác. Không phải ông Trội thừa nhận hành vi của mình có nghĩa là ông thừa nhận mọi mục đích bị suy diễn.

Luật sư Lê Văn Luân :

Thẩm quyền giám định trong vụ án này là Bộ Công an chứ không phải là thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông nên bản kết luận giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông là không có giá trị làm chứng cứ.

Kiểm sát viên :

Giám định không phải là thủ tục bắt buộc trong vụ án này.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc :

Không thể quy kết việc lập hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Các bị cáo bị rơi vào tình thế bất lợi trong sự hiểu biết khác biệt giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người dân về quyền lập hội.

Việc giám định là khiên cưỡng mang tính quy chụp đối với các bị cáo, không thể làm căn cứ để buộc tội các bị cáo.

Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải :

Việc lập hội là phù hợp với quy định của pháp luật.

Luật sư Lê Văn Luân :

Cơ quan nhà nước chỉ được làm những nội dung mà pháp luật cho phép, không được sáng tạo ra những cách thức thủ tục mới vượt quá phạm vi được ấn định.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng :

Cương lĩnh vắn tắt mà cơ quan điều tra thu thập được là tài liệu riêng của ông Đài, không thể đem nó ra cáo buộc cho các bị cáo khác ; những bài viết, trả lời báo chí của ông Đài cũng là trách nhiệm cá nhân của ông ấy chứ không thể bắt người khác chịu tội… Không thể dùng hành vi vi phạm pháp luật của người này để cáo buộc, áp đặt cho người khác. Ai làm gì người đó chịu.

Bị cáo Nguyễn Trung Tôn :

Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển :

Điều lệ cơ quan điều tra đưa cho tôi đọc chứ tôi chưa từng đọc trước đó.

Lời nói anh Đài, anh Đài chịu trách nhiệm, không thuộc trách nhiệm của tôi.

Bị cáo Trương Minh Đức :

Tôi vào Hội đúng pháp luật, tôi không có tội

Bị cáo Phạm Văn Trội :

Điều lệ ghi rõ : Tất cả hành vi vi phạm pháp luật của thành viên trong hội làm do mỗi hội viên tự chịu trách nhiệm.

Hội có người phát ngôn là ông Nguyễn Trung Trực, nên phát ngôn của những thành viên khác, ai phát ngôn người đó chịu trách nhiệm, các thành viên không liên quan sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Kiểm sát viên đối đáp loanh quanh, lòng vòng.

Lời nói sau cùng

Bị cáo Phạm Văn Trội :

Cảm ơn giám thị và y tế giúp đỡ chữa bệnh dạ dày. Bị cáo đã rất mệt mỏi và đã ra khỏi hội. Mong muốn Hội đồng xét xử nhân văn với bị cáo để sớm về phụng dưỡng mẹ già.

Bị cáo Nguyễn Trung Tôn :

Tôi mong muốn được trả tự do.

Tôi đề nghị xem xét hoàn cảnh gia đình, nhân thân, nếu buộc phải tuyên bị cáo có tội thì xin cho tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh. 

Tôi là mục sư không được hành đạo.

Hy vọng một ngày không xa những người như chúng tôi được tôn trọng. 

Chỉ sợ người dân không phát biểu chứ một ngày họ còn phát biểu thì đất nước còn có cơ hội phát triển.

Bị cáo Trương Minh Đức :

Tôi không có tội nên không xin giảm án.

Tôi mong rằng những người dân trong nước và các tổ chức quốc tế tiếp tục đấu tranh cho tôi. 

Tôi mong muốn được về phía Nam thụ án.

Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển :

Tôi cảm ơn Trại tạm giam B14 đã đối xử tốt với bản thân tôi. Hôm nay có nhiều cán bộ tham gia phiên tòa, đây là dịp tôi nói lời cảm ơn với họ vì tôi sắp phải chuyển đi.

Tôi cảm ơn các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế đã quan tâm đến trường hợp bị xử lý của chúng tôi.

Tôi cảm ơn các chức sắc tôn giáo đã hiệp thông cầu nguyện cho tôi, có lẽ nhờ đó mà sức khỏe của tôi thời gian qua ổn định và tinh thần được an nhiên tự tại dù bị cầm tù.

Tôi muốn được thụ án ở phía Nam để được thuận tiện việc thăm nuôi của gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn các luật sư rất nhiều vì đã chấp nhận bào chữa cho tôi, dù biết rằng gặp nhiều vất vả, khó khăn và nguy hiểm. 

Cảm ơn gia đình, các đồng đạo đã chăm sóc giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Tôi sẵn sàng đón nhận bản án của Tòa án dành cho tôi.

Hội đồng xét xử vào nghị án và ra tuyên án.

Quyết định của bản án phúc thẩm :

- Không chấp nhận kháng cáo của 4 bị cáo.

- Giữ y Bản án hình sự sơ thẩm số 117/2018/HS-ST ngày 05/4/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.

Tuyên bố các bị cáo : Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Tuyên phạt các bị cáo :

- Bị cáo Phạm Văn Trội : 7 năm tù, 1 năm quản chế

- Bị cáo Nguyễn Trung Tôn : 12 năm tù, 3 năm quản chế

- Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển : 11 năm tù, 3 năm quản chế

- Bị cáo Trương Minh Đức : 12 năm tù, 3 năm quan chế.

Phiên tòa kết thúc vào lúc 18 giờ 30 phút cùng ngày 04/6/2018.

(Biên bản phiên tòa này được Luật sư Ngô Anh Tuấn tốc ký tại phiên tòa

và Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc kiểm tra, bổ sung và hiệu đính)

Additional Info

  • Author Thông Luận
Published in Quan điểm

Nhân quyền quốc tế lên tiếng trước phiên phúc thẩm thành viên Hội Anh Em Dân Chủ (RFA, 03/06/2018)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 3/6 kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền trong nước và thúc giục các tổ chức quốc tế gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù chính trị. Lời kêu gọi này được đưa ra ngay trước phiên xử phúc thẩm 4 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ diễn ra vào ngày 4/6.

anhem2

Sáu thành viên Hội anh em dân chủ, từ trái qua, Lê Thu Hà, ông Nguyễn Bắc Truyển, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội. RFA

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của HRW viết rằng 4 nhà hoạt động đã vận động không biết mệt mỏi, đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và chấp nhận các nguyên tắc dân chủ, nhưng giờ đây họ lại bị tù đầy bất công vì dám viết và cổ võ một cách ôn hoà cho các thay đổi.

Người đại diện HRW thúc giục các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam và các đối tác thương mại khác với Việt Nam gây sức ép lên Hà Nội, đòi chấm dứt các vi phạm nhân quyền, trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị và cải cách tư pháp, chấm dứt sự kiểm soát của đảng cộng sản đối với hệ thống tư pháp.

Vào ngày 4/6 tới, 4 nhà hoạt động là Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội sẽ ra toà lần hai. Trong phiên sơ thẩm trước đó hôm 5/4, 4 người cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đã phải chịu mức án tổng cộng lên đến 66 năm tù với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật hình sự.

*****************

Tòa phúc thẩm bốn thành viên Hội anh em dân chủ (RFA, 01/06/2018)

Các file ghi âm những phiên họp của Hội Anh Em Dân Chủ có thể sẽ được đem ra giám sát trong phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra vào ngày thứ hai 4/6/2018 tới đây.

menam3

Bốn thành viên Hội anh em dân chủ, từ trái qua, nhà báo Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển. RFA

Bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của nhà báo Trương Minh Đức, đang bị giam trong vụ án chính trị Hội anh em dân chủ nói với đài RFA vào ngày 1/6 :

"Hôm qua luật sư cho biết là anh Đức làm đơn lên tòa cấp cao đưa năm người giám định viên ra để đối chất. Đợt này tòa án có ghi vào bảng quyết định để tham sự bên tòa, có tên cả năm người đó. Anh Đức nói rằng mong là đợt này người ta không tránh né, người ta sẽ ra đối chất để phiên tòa sáng tỏ hơn".

Bà Thanh giải thích rõ hơn là những file âm thanh này được coi như những chứng cứ cho phiên tòa, nhưng trước đây khi ông Trương Minh Đức yêu cầu các giám định viên cho nghe các file này thì họ đều tránh né.

Theo ông Trương Minh Đức, những file âm thanh này ghi lại biên bản những cuộc họp định kỳ của Hội anh em dân chủ, và nội dung không hề có chuyện âm mưu lật đổ chính quyền.

Xin được nhắc lại là Hội Anh Em Dân Chủ được Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số đồng sự thành lập vào tháng Tư năm 2013, với chủ trương đấu tranh bất bạo động cho dân chủ ở Việt Nam.

Tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và một người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự Việt Nam.

Đến tháng Bảy, 2017 có thêm bốn thành viên của Hội Anh em dân chủ bị bắt, đó là mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển, bị bắt với cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 luật hình sự Việt Nam.

Phiên sơ thẩm xử 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ như vừa nêu diễn ra vào ngày 5 tháng 4 vừa qua với tổng cộng mức án cho 6 người lên đến 66 năm tù giam.

Ngoài 6 người vừa nêu , ông Nguyễn Trung Trực, người được giao nhiệm vụ phát ngôn nhân của Hội Anh em dân chủ bị bắt vào thàng 8 năm 2017, cũng theo điều luật số 79. Ông này chưa được đưa ra xét xử.

Đầu tháng Chín năm 2017, đến phiên ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em dân chủ ở Thái Bình bị bắt. Ông này bị đưa ra xử ngày 10 tháng tư vừa qua với mức án 13 năm tù.

Cô Trần Thị Xuân, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại miền Trung, bị bắt vào tháng 10 năm ngoái và bị đưa ra xử ngày 12 tháng tư vừa qua với bản án 9 năm tù.

Published in Việt Nam

Hậu quả của chính sách kìm kẹp là các luật sư thực ra là thành phần bị chèn ép nhất trong các chế độ toàn trị. Họ không giầu có và cũng không có tự do. Đã thế còn gần như bị quản chế trong sinh hoạt nghề nghiệp và bị bắt buộc phải phản bội hàng ngày ngay chính đạo đức nghề nghiệp của mình. Tình trạng này không thể kéo dài khi Việt Nam đã mở cửa ra thế giới. Các luật sư đang khám phá ra rằng chính họ là những người cần dân chủ pháp trị nhất. Lý do khiến họ thụ động –vì bị trói buộc- sẽ dần dần trở thành lý do thôi thúc họ tham gia cuộc vận động dân chủ.

the1

Thẻ Luật sư Việt Nam - Ảnh minh họa

Vài ngày nữa sẽ có phiên tòa phúc thẩm xử bốn anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ : Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội. Chúng ta có thể dự đoán rằng các bản án sẽ rất nặng, không khác phiên tòa sơ thẩm bao nhiêu. Các bạn này cũng biết như thế. Họ kháng án để phản đối sự tùy tiện dã man chứ không phải để hy vọng được giảm án. Chúng ta có nhiều điều để nói với nhau vào lúc này, khi mà chính quyền cộng sản đã từ bỏ mọi cố gắng nhắm tranh thủ cảm tình của nhân dân để chỉ còn đàn áp thật thô bạo.

Nói gì giữa những người dân chủ ?

Dĩ nhiên mọi người dân chủ đều cùng chia sẻ một sự quý mến chân thành, sâu đậm và trọn vẹn với các anh em mắc nạn. Chúng ta nói với họ và với nhau rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ là đúng và nhất định sẽ thắng. Việc một chính quyền từ bỏ mọi tham vọng tranh thủ cảm tình của nhân dân tố giác một tâm lý tuyệt vọng. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhìn nhận rằng giữa họ và nhân dân Việt Nam không còn gì để nói. Họ đã mang thất bại ở trong lòng. Chính vì thế, khi chúng ta có lý do để tin thắng lợi là chắc chắn, chúng ta càng cần thảo luận về một phương thức hành động và ứng xử.

Điều cần được thảo luận ngay trong lúc này là thái độ phải có khi gặp nạn và phải đối diện với bạo quyền trước trò hề pháp lý của họ. Chúng ta đều biết đây không phải là những phiên tòa. Những gì mà các anh em dân chủ và luật sư của họ nói trong phiên tòa không có ảnh hưởng gì tới kết quả. Chúng ta đã thấy Phan Kim Khánh nhận tội và xin khoan hồng cũng bị xử 6 năm tù như Trần Hoàng Phúc hiên ngang thách thức.

the2

Bị bịt miệng không cho nói, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã trở thành biểu tượng của sự bất khuất trước bạo quyền

Linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây nếu không gào thét chống đối ngay tại phiên tòa để bị bịt miệng và trở thành một biểu tượng của sự bất khuất thì cũng vẫn bị 8 năm tù.

Các bản án đều đã được quyết định trước. Nhưng như thế không có nghĩa là các phiên tòa không quan trọng. Đó chính là khoảng khắc tự hào để xác nhận -trước công luận, trước đất nước, trước những người thân và trước lịch sử- con người và lý tưởng của chúng ta. Không thể có chuyện nhận tội và xin giảm án. Như vậy vừa sai và phủ nhận chính mình một cách vừa vô duyên vừa vô ích. Cũng phải bảo đảm trước rằng luật sư của mình sẽ biện hộ một cách đúng đắn, nghĩa là quả quyết với lập luận chính xác và thuyết phục rằng thân chủ của mình hoàn toàn không có tội và không thể bị kết án.

Nếu có những luật sư khuyên hay gợi ý nên nhận tội và xin giảm án thì phải chia tay không nể nang. Cũng không cần làm anh hùng. Những người dân chủ đối diện với bạo quyền còn hơn cả những anh hùng. Họ đại diện cho lẽ phải, cho lòng yêu nước và cho danh dự của dân tộc và phải có thái độ xứng đáng, nghĩa là thái độ trang nhã, an nhiên và nhân hậu. Như Mahatma Gandhi trước tòa án Anh. Họ càng nên có thái độ đó vì trước mặt họ là một hội đồng xét xử không có quyền xét xử, gồm những con người đã cam tâm bán rẻ danh dự và lương tâm để làm những dụng cụ ngoan ngoãn cho một chính quyền gian ác.

Họ chỉ cần nói với các thẩm phán một cách thật nhẹ nhàng đúng như sự thực. Thí dụ như :

"Chúng tôi không có tội gì và các vị cũng biết chúng tôi không có tội gì. Chúng tôi không phủ nhận những gì mình đã làm bởi vì chúng tôi đã chỉ làm những điều mà mọi người Việt Nam đều làm nếu có cơ hội và trên thực tế rất nhiều đã làm, có khi còn mạnh mẽ hơn chúng tôi. Đó là những điều đúng và cần cho đất nước và cũng không trái với pháp luật của chính chế độ này. Sở dĩ chúng tôi bị bắt giam, bị hành hạ và hôm nay bị đưa ra tòa chỉ vì chính quyền này cho rằng chúng tôi có tổ chức, nhưng quyền kết hợp cũng như quyền tự do ngôn luận là những quyền tự nhiên đã được xác nhận trong hiến chương của Liên Hiệp Quốc mà nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cam kết tôn trọng và cũng được ghi ngay trong hiến pháp của chế độ này.

Các vị kết tội chúng tôi dựa vào kết luận của một ban giám định cho rằng chúng tôi đã vi phạm điều này, điều nọ. Nhưng ban giám định đó là những ai ? Họ có khả năng nào và đã lý luận như thế nào để kết luận rằng chúng tôi có tội ? Trong cáo trạng họ chỉ liệt kê những điều mà ai cũng có thể làm và rất nhiều người đã làm để rồi kết luận chúng tôi có tội. Sao họ không có mặt ở đây hôm nay để đối chất với chúng tôi và để nhân dân thấy mặt ?

Các vị sắp đọc những bản án rất nghiệt ngã đối với những người mà các vị thừa biết là vô tội. Các vị có xét xử theo luật pháp và lương tâm không ? Hay một cách giản dị hơn, các vị có thực sự xét xử không hay chỉ đọc những bản án đã được quyết định trước ? Xin để các vị tự trả lời. Tôi chỉ nói với các vị rằng dân tộc Việt Nam sẽ có tự do và công lý trong một tương lai không xa. Chúc các vị bình an".

Chuẩn bị tinh thần cho khả năng bị bắt và bị ra tòa là điều mà mọi anh em dân chủ trong nước phải làm vì trong tình thế hiện nay ai cũng có thể mắc nạn và chính quyền hung bạo này không thiếu những biện pháp để gây áp lực trên các nạn nhân cũng như gia đình họ. Họ hành hạ và đe dọa cũng như dụ dỗ và hứa hẹn, trong khi sức chịu đựng của mỗi người chỉ có giới hạn.

Trường hợp Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà chắc chắn đã phải khiến mọi người đau lòng. Họ không kháng án vì, sau hai năm rưỡi, họ không còn chịu đựng nổi tình trạng tạm giam nữa và muốn được chuyển sang một nhà tù bình thường.

Còn các luật sư ?

Trong phiên tòa sơ thẩm xử sáu anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ vừa qua một luật sư đã nói trước tòa rằng họ đã bị xét xử vì thành lập Hội Anh Em Dân Chủ nhưng quyền lập hội (đáng lẽ phải gọi là quyền tự do kết hợp mới đúng vì đó là quyền kết hợp với nhau để thành lập các tổ chức dưới mọi dạng không nhất thiết phải là hội) đã được nhìn nhận trong hiến pháp. Đại diện Viện Kiểm Sát đã phản bác rằng quyền này tuy có trong hiến pháp nhưng vì chưa có quy định của luật pháp nên coi như chưa có. Và luật sư đã im lặng.

Thật là đáng ngạc nhiên vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất là cho tới nay phần lớn những người bị đem xét xử trong các vụ án chính trị cũng chỉ làm những điều mà rất nhiều người đã làm, họ bị bắt và bị đưa ra tòa chỉ vì dưới mắt chính quyền cộng sản họ đã hoạt động có tổ chức, dù chỉ là những tổ chức xã hội dân sự lỏng lẻo. Đấu tranh có tổ chức là điều chế độ này sợ nhất. Như vậy tranh luận về quyền kết hợp phải là chủ đề cốt lõi trong các vụ án chính trị và trong phong trào dân chủ nói chung. Tại sao cho đến nay chưa có luật sư nào nêu ra trong các phiên tòa ?

Lý do thứ hai là tại sao vị luật sư nêu ra quyền kết hợp trong phiên tòa vừa rồi –xin hoan hô và cảm ơn- lại im lặng sau khi nhận được câu trả lời ngu xuẩn của đại diện Viện Kiểm Sát ? Câu trả lời này chứng tỏ anh "công tố viên" này chẳng hiểu gì về luật. Anh ta chỉ là một công an làm phận sự đàn áp những người phản kháng.

Các bạn tôi, những người hiểu rõ tình hình trong nước, giải thích rằng đó là vì đa số khối hơn 15.000 luật sư Việt Nam không hiểu gì nhiều về luật mà chỉ là những người chạy án, một số nhỏ hiểu những không dám nói ra. Thiếu kiến thức hoặc thiếu can đảm hoặc cả hai. Họ có thể có lý. Sự kiện nhiều luật sư Việt Nam không hiểu luật là điều đáng buồn nhưng có thực. Bằng chứng là một luật sư khá nổi tiếng đã từng viết trên Facebook của mình rằng luật ở dưới chính trị vì, theo ông này, luật do chính trị làm ra và quyền tự do biểu đạt, hay tự do ngôn luận, phải ở dưới lợi ích quốc gia. Những sai lầm cơ bản này -mà một sinh viên năm thứ nhất trường luật, thậm chí một học sinh trung học, cũng không thể phạm- lại có thể do một luật sư nói ra và còn được một số đồng nghiệp ủng hộ thì quả thực là không tưởng tượng nổi. Như vậy thì phải nhắc lại những điều có thể coi là hiển nhiên.

Không có gì cao hơn luật. Điều này chính Đảng cộng sản Việt Nam, mà văn hóa nền tảng là coi thường sự thật và luật pháp, cũng phải nhìn nhận. Trong điều 4, điều thô lỗ nhất của bản hiến pháp thô lỗ 2013, họ cũng phải viết : "Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Tại sao ? Đó là vì luật là cố gắng thể hiện lẽ phải trong xã hội và không có gì cao hơn lẽ phải. Ngay cả thượng đế mà sai cũng không cần tuân theo. Và vì quyền là nền tảng của luật nên quyền cũng ở trên tất cả và không thể thỏa hiệp.

Trong nhiều ngôn ngữ "quyền" cũng có nghĩa là "luật". Thí dụ như trong tiếng Pháp chữ "droit" vừa có nghĩa là "quyền" vừa có nghĩa là "luật". Những quy định của luật pháp chỉ có mục đích duy nhất là để việc sử dụng một quyền của người này không gây thiệt hại cho một quyền nào đó của người khác. Khi không có một quy định cho một quyền đặc biệt nào đó, như trong trường hợp quyền kết hợp tại Việt Nam, thì điều này chỉ có nghĩa là không có một giới hạn nào trong việc hành xử quyền này cả, trừ khi trong khi hành xử quyền này người ta vi phạm những quy định đã có sẵn trong hơn 200 bộ luật hiện có, như luật hình sự, luật thương mại, luật lao động v.v. Một tổ chức và những người điều hành nó chỉ có thể bị chế tài nếu vi phạm một điều khoản nào trong các luật này nhưng việc thành lập một tổ chức tự nó không vi phạm một quy định nào cả.

Vả lại nếu cần một quy định hướng dẫn việc thành lập các hội đoàn mà sau mấy chục năm vẫn chưa có thì đó là lỗi của chính quyền. Một quyền không bao giờ có thể bị coi là chưa có. Quyền kết hợp là một trong những quyền tự nhiên không cần một sự nhìn nhận chính thức nào cả nhưng đã được nhìn nhận hai lần một cách chính thức và long trọng đối với Việt Nam ; một lần trong hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam phải tôn trọng trong tư cách thành viên và một lần ngay trong hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc của luật là những gì luật không cấm người dân có quyền làm ; việc thành lập các tổ chức tại Việt Nam không những không bị cấm mà còn được chính thức và long trọng nhìn nhận, do đó không thể là lý do để buộc tội bất cứ ai. Điều này phải được nói ra thật minh bạch, trước hết bởi các luật sư.

Một điểm quan trọng khác cần được đặc biệt chú ý là ai có quyền quyết định một người hay một nhóm người đã vi phạm điều khoản nào trong các luật hiện có ? Cho tới nay trong tất cả các vụ án chính trị kết luận các bị cáo đã vi phạm điều 79, 88, 258 đều được nói là do một "ban giám định" mà không ai biết có thực hay không.

Đọc các bản cáo trạng thì thấy ban giám định này chỉ dựa trên những sự kiện mà ai cũng có quyền làm và nhiều người đã làm như viết bài trên Facebook, trả lời phỏng vấn v.v để kết luận rằng các bị cáo đã phạm pháp mà không hề dẫn chứng điều gì trong các bài viết và phỏng vấn này đã vi phạm cái gì và tại sao. Cũng vớ vẩn như nếu thấy một người đưa con đi học rồi kết luận rằng như thế là có đủ bằng chứng rằng người đó đã lên mặt trăng. Ban giám định này không hề gửi báo cáo giám định và đối chất với các bị cáo và luật sư của họ. Họ cũng không có mặt trong các phiên tòa để trả lời những chất vấn. Như vậy những kết luận của ban giám định này hoàn toàn vô giá trị. Dầu vậy chúng đã được dùng để tuyên những bản án 10 hay 15 năm tù. Tại sao chưa thấy luật sư nào nêu lên điểm này ?

Đã thế một số luật sư còn khuyên, hoặc gợi ý, các nạn nhận tội và xin khoan hồng. Họ đứng về phía tội ác thay vì lẽ phải, tiếp tay cho kẻ đàn áp thay vì bảo vệ người vô tội đồng thời cũng là thân chủ của họ.

Phải nói dứt khoát : trong các vụ án thô bạo này trách nhiệm của các luật sư là phải nói thân chủ của mình hoàn toàn vô tội, phải được trả tự do ngay tức khắc và phải được bồi thường thiệt hại. Lẽ phải bao giờ cũng cần được nói ra, ngay cả trong thế yếu. Và thực ra các luật sư vẫn có thể nói những gì cần nói mà không thể bị cáo buộc là khiêu khích hay thách thức. Vấn đề là họ không nghĩ đến việc nói ra những điều phải được nói ra và do đó cũng không tìm cách nói thích hợp.

Nghề luật sư không phải chỉ là một nghề để sinh sống bởi vì nó có quan hệ mật thiết và trực tiếp với giá trị cao nhất trong mọi giá trị : lẽ phải. Nó là một nghề trong đó đạo đức nghề nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, tương tự như nghề y sĩ. Một luật sư thấy thân chủ mình vô tội mà không dám biện luận cũng không khác một thầy thuốc biết bệnh nhân của mình cần một thứ thuốc để sống mà không cho. Đó là một vi phạm đạo đức nghề nghiệp rất lớn, càng lớn vì không ai bị bắt buộc phải chọn nghề luật sư.

Nghề luật sư có hai sứ mệnh nghề nghiệp chính. Một là bảo vệ lẽ phải thông qua việc bảo vệ thân chủ. Hai là, cũng như các nghề luật nói chung, đóng góp để luật pháp ngày càng thể hiện lẽ phải một cách trung thực hơn. Cho tới nay đã có luật sư nào lên tiếng về điều 4 xấc xược của hiến pháp ? Đã có luật sư nào lên tiếng về các điều 79, 88, 258 vớ vẩn, tùy tiện và ác độc của bộ luật hình sự ? Phải nói là rất đáng buồn, vì đó là một bắt buộc nghề nghiệp của họ.

Một liên minh cần thiết và tự nhiên

Từ nhiều năm qua những người dân chủ đã đấu tranh và bị bách hại. Họ đã được sự tăng viện của nhiều thành phần dân tộc, văn nghệ sĩ, nhà báo, tôn giáo, dân oan, ngư dân và cả một sồ đảng viên cộng sản kỳ cựu trong đó có những người đã giữ những chức vụ quan trọng. Trừ các luật sư. Liên minh giữa những người dân chủ và các luật sư đáng lẽ phải tự nhiên và tự động bởi vì nếu nhìn kỹ thì các luật sư là thành phần bị ức hiếp nhất trong chế độ toàn trị này. Nhưng đó có lẽ cũng chính là lý do khiến họ thụ động và bất động.

Không phải đã không có những luật sư tham gia tranh đấu cho dân chủ. Trần Lâm, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định và dĩ nhiên Nguyễn Văn Đài là những thí dụ. Còn có những người khác. Tuy nhiên tất cả những người này không tranh đấu trong cương vị luật gia mà như những người Việt Nam bình thường. Điều này chứng tỏ giới luật sư đã thụ động đến độ mà ngay cả những đồng nghiệp cũng thất vọng.

Sự thụ động của giới luật sư một đặc tính của các chế độ cộng sản còn lại. Chủ nghĩa cộng sản chỉ coi luật pháp như một dụng cụ thống trị. Nghề luật sư trong các nước cộng sản chỉ mới xuất hiện gần đây, khi phong trào cộng sản thế giới bắt đầu sụp đổ và các chế độ cộng sản còn lại bắt buộc phải thỏa hiệp với thế giới dân chủ. Các luật sư Việt Nam vì vậy còn mới trong nghề và không được hưởng di sản của các đàn anh. Đã thế, chế độ còn coi giới luật sư như là một mối nguy và kiểm soát rất gắt gao, chỉ chấp nhận cho hành nghề luật sư những người mà họ đánh giá là không nguy hiểm, những người vừa không có ý định vừa không có khả năng phản kháng. Nếu có những luật sư "không tốt", nghĩa là không đáp ứng tiêu chuẩn này thì họ tìm mọi lý cớ để loại ra, như trường hợp luật sư Võ An Đôn.

Hậu quả của chính sách kìm kẹp này là giới luật sư thực ra là thành phần bị chèn ép nhất. Họ không giầu có và cũng không có tự do. Đã thế còn gần như bị quản chế trong sinh hoạt nghề nghiệp và bị bắt buộc phải phản bội hàng ngày ngay chính đạo đức nghề nghiệp của mình. Tình trạng này không thể kéo dài khi Việt Nam đã mở cửa ra thế giới. Các luật sư đang khám phá ra rằng chính họ là những người cần dân chủ pháp trị nhất. Lý do khiến họ thụ động –vì bị trói buộc- sẽ dần dần trở thành lý do thôi thúc họ tham gia cuộc vận động dân chủ. Lúc đó tình hình sẽ thay đổi nhanh chóng.

Kinh nghiệm các cuộc đấu tranh cho dân chủ trên thế giới cho thấy chúng thường diễn ra theo một kịch bản quen thuộc. Mới đầu là một số trí thức lãng mạn đấu tranh vì một lý tưởng mà họ thấy là đúng và đẹp. Những con người ít ỏi này gần như cô đơn và chịu rất nhiều cay đắng trong nhiều năm. Hy vọng bắt đầu ló dạng khi họ lôi kéo được một thành phần xã hội khác, các văn nghệ sĩ và các nhà báo. Đây là những người cũng ít nhiều lãng mạn, có nhu cầu phát biểu và cũng có nhiều tài năng phát biểu nhất trong xã hội, do đó cần tự do để phát biểu và sáng tạo. Sự nhập cuộc của họ khiến cuộc vận động dân chủ trở thành sôi nổi hơn và kéo theo thành phần kế tiếp : các luật sư, những người mà nghề nghiệp là bảo vệ công lý nhưng lại bị bắt buộc phải tiếp tay chà đạp công lý, nghĩa là phản bội lương tâm và nghề nghiệp của chính mình, với kết quả là họ vừa bị chính quyền ức hiếp vừa bị xã hội coi thường, lại cũng không giầu vì nghề của mình không lớn lên được. Mặt khác họ lại có khả năng đóng góp lớn cho cuộc đấu tranh dân chủ vì hiểu biết cơ chế vận hành của xã hội và có thể phản bác một cách chính xác và thuyết phục.

Khối luật sư là một trái bom nổ chậm trong lòng các chế độ chà đạp nhân quyền. Sự nhập cuộc của họ sẽ là một bước đột phá lớn cho cuộc vận động dân chủ. Sau đó sẽ đến lượt các ngành nghề khác. Rồi khi thanh niên, sinh viên và học sinh đứng dậy thì giờ cáo chung của chế độ độc tài đã đến.

Hiện nay giới nhà báo và văn nghệ sĩ đã nhập cuộc khá đông đảo, ít nhất đủ để khiến thành phần "trung với Đảng" trở thành vớ vẩn. Bao giờ đến lượt các luật sư ?

Những con én đầu tiên báo hiệu mùa xuân đã xuất hiện. Người ta đã có thể nhận diện được hơn mười người. Còn rất ít so với con số trên 15.000 luật sư nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều người khác. Một đốm lửa nhỏ trong một đám củi khô có thể bùng lên rất nhanh chóng.

Một lời sau cùng. Tôi không biết gì nhiều về luật sư Võ An Đôn, về khả năng cũng như về thân thế và cuộc sống riêng tư của anh. Điều tôi nhận xét là anh đã là người luật sư đầu tiên đứng lên phản kháng với tư cách một luật sư. Xin cảm ơn anh và xin tặng anh một bông hồng.

Nguyễn Gia Kiểng

(02/06/2018)

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm
Trang 1 đến 3