Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Viễn cảnh nào cho nền Giáo dục Việt Nam sau bao vết nhơ ? (RFA, 28/12/2018)

Có thể nói năm 2018 kết thúc với nhiều vụ việc tiêu cực trong ngành Giáo dục bị công luận lên án mạnh mẽ. Tuy vậy vào những ngày cuối năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới và kể ra nhiều hy vọng tốt đẹp vào tương lai.

giaoduc1

Trường Duy Ninh, giáo viên chủ nhiệm và em học sinh bị tát. Edited

Viễn cảnh mới này ra sao trong mắt các chuyên gia, nhà giáo và các bậc phụ huynh ?

Lạc quan lẫn hoài nghi

Chiều 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới được mô tả là theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên bằng cách giảm đi số môn học, tiết học, và kiến thức kinh viện ; mặt khác tăng cường dạy học phân hóa – tự chọn.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa Sài Gòn, hiện sinh sống tại Pháp cho biết cảm nhận của ông :

Nếu thực sự xảy ra như thế thì đây là một điểm tốt. Nhiều người đã phàn nàn rằng việc học ở Việt Nam ở cấp Tiểu học và Trung học quá nặng khiến các em lên tới Đại học thì đuối sức. Thứ hai nữa là các em học thì nhiều, nhưng thực sự có nhiều môn vô ba. Thứ ba là chương trình học của các em ở bậc Trung học thì tạm gọi đều đi vào một luồng khiến cho nhiều em không hứng thú.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói với truyền thông trong nước rằng chương trình mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích hóa hoạt động người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà xã hội kỳ vọng.

Chúng tôi liên hệ một giáo viên của một trường tư nhân hiện đang áp dụng chương trình giáo dục của Phần Lan cho học sinh tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á, và được người này nhận xét :

Khi mình nói phát triển kỹ năng, phẩm chất thì phải có những kỹ năng gì, phẩm chất gì. Phẩm chất thì liên quan đến tự thân, kỹ năng thì liên quan đến cách làm việc với người khác. Nếu mọi người không nói rõ thì sẽ khó xây dựng chương trình.

Truyền thông trong nước cho biết chương trình mới sẽ phân rõ giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 tới lớp 9, và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12. Mục đích nhằm phân luồng mạnh sau trung học cơ sở để trung học phổ thông tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Khi đặt vấn đề về việc phân chia giai đoạn giáo dục, người giáo viên tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi.

Không biết mọi người chia như vậy để giải quyết vấn đề gì. Nếu như thay đổi dựa theo một vài mô hình tiên tiến mà không có vấn đề giải quyết cụ thể thì sẽ khó vì mình không biết điều chỉnh khác nhau. Mỗi chương trình giáo dục sẽ có vấn đề riêng.

Hành xử vô giáo dục

Năm 2018 đánh dấu nhiều vụ bê bối Giáo dục tại Việt Nam. Có thể điểm qua như vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trừng phạt học sinh bằng cách yêu cầu các học sinh cùng lớp tát mỗi người 10 cái vào mặt ; vụ bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị dư luận phản đối ; vụ gian lận điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông ở các tỉnh phía Bắc ; hay gần đây nhất là vụ Hiệu trưởng Đinh Bằng My dâm ô hàng chục nam sinh.

Một bà mẹ trẻ chia sẻ với chúng tôi sự bi quan hoàn toàn của cô đối với chương trình mới của Bộ Giáo dục.

giaoduc2

Pano tuyên truyền cho người dân rằng xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. AFP photo

Từ việc giáo viên không có đạo đức cho đến việc những người làm trong giáo dục không có đạo đức thì dạy ai, ra chính sách gì ? Tôi không tin. Bây giờ tôi không tin vào cái thay đổi của Bộ này nữa thì tôi sẽ cố gắng đưa con tôi ra nước ngoài đi học. Hoặc tôi có thể dạy nó ở nhà, rồi nó có thể đi học tập ở nước ngoài, tham gia kỳ thi tuyển quốc tế gì đó, không cần đến cái tiêu chí của Bộ Giáo dục Việt Nam nữa.

Giải thích về điểm cốt lỗi gây ra những tiêu cực Giáo dục, Giáo sư Phạm Minh Hoàng dẫn chứng Khoản 1 Điều 3 trong Luật Giáo Dục Việt Nam 2005 quy định "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng". và ông nhấn mạnh :

Tất cả những cái đó tôi chung quy vào một mối thôi, đó là cơ chế của đất nước chúng ta như thế. Một khi chúng ta không giải quyết được cơ chế mà để ý thức hệ ràng buộc, ‘vòng kim cô’ trên đầu thì chúng ta đừng nghĩ gì xa hơn.

Dường như có cùng quan điểm với Giáo sư Hoàng, một nam phụ huynh học sinh bày tỏ sự bất bình :

Tôi không chấp nhận được chuyện để con tôi đi học mà được dạy phải tát bạn mình. Chừng nào thay đổi chế độ thì tôi nghe Bộ Giáo dục nói chuyện.

Viễn cảnh nào cho nền Giáo dục Việt Nam ?

Vấn đề cải cách giáo dục là đề tài được giới trí thức cũng như quan chức chính phủ thường xuyên bàn bạc để tìm hướng đi. Tại phiên chất vấn và trả lời trước Quốc hội vào sáng 6/6, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh phải đầu tư giáo dục chất lượng cao bằng cách nhập các chương trình, giáo trình đào tạo của các nước tiên tiến. Hôm 26/8, đích thân ông Nhạ dẫn đầu đoàn công tác sang Phần Lan để tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục.

Trái ngược với quan điểm giáo dục của Hà Nội, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhắc tới triết lý giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và khẳng định.

Triết lý giáo dục rất ‘nhân bản’ của con người là đủ rồi. Chúng ta không nhất thiết phải chạy theo một cái khuôn khổ, khuôn mẫu nào cả. Nghe người ta nói sẽ mang sách lược giáo dục của nước ngoài về thì tôi thấy đây là chuyện hơi khôi hài. Tôi nghĩ con người Việt Nam đủ sáng suốt và đủ thông minh để tìm ra một hướng đi giáo dục ở Việt Nam.

Đánh giá về tương quan giữa giáo dục và xã hội trong tương lai, người thầy đang áp dụng chương trình của Phần Lan nhận định :

Trong tương lai và ngay thời điểm bây giờ mọi người đều thấy là ngành mới và nghề mới sinh ra liên tục, và hệ thống giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới rồi. Nếu như mình vẫn còn dạy theo định hướng nghề nghiệp cũ thì sẽ đào tạo ra một thế hệ không đủ kỹ năng đòi hỏi công việc cho tương lai.

Người thầy chia sẻ cách tiếp cận giáo dục của Phần Lan cho học sinh dựa trên 3 tiêu chuẩn : kiến thức nền tảng, kỹ năng và phẩm chất thế kỷ 21 như tính tò mò, tính sáng tạo, tính tự đánh giá bản thân, tính kiên định… và anh nhấn mạnh :

Thật ra là Việt Nam trễ hơn không phải một nhịp mà là hai nhịp rồi. Có nghĩa là mấy bạn nhỏ Việt Nam thậm chí còn không biết nghề mình thi vào là cái gì. Định hướng nghề trong chương trình mới có thể sẽ giải quyết, nhưng dù vậy thì vẫn trễ so với tốc độ phát triển ngành nghề.

Cũng theo anh, các bậc phụ huynh Việt Nam và các nước Đông Á vẫn nặng tâm lý ‘thành tích’, điểm số mà thiếu cái nhìn đa dạng trong tiềm năng của trẻ em.

******************

Lãnh đạo tuyên giáo cảnh báo đảng viên không đăng bài nói xấu đảng trên mạng (RFA, 29/12/2018)

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng hôm 29/12 lên tiếng cảnh báo tình trạng đảng viên viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

giaoduc3

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biêu tại hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo 2018 ở Hà Nội hôm 29/12/2018 Courtesy Tạp Chí Tuyên Giáo

Ông Thưởng phát biểu điều này tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2018, chỉ khoảng 3 ngày trước khi Luật An ninh mạng vốn bị nhiều chỉ trích của Việt Nam đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói trước đó về nhiệm vụ quan trọng của ban là đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng ; đấu tranh phản bác hiệu quả đối với những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch.

Người đứng đầu Ban Tuyên giáo nói ban cần phải đấu tranh hiệu quả, quyết liệt, mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị củ cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

Nói về an ninh mang, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển lực lượng đấu tranh trên mạng, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Ông nói "internet giờ đây không còn chỉ là một khái niệm công nghệ, môi trường công nghệ mà đã trở thành một miền chiến sự mới, nơi mà cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá diễn ra mạnh mẽ".Người đứng đầu Ban Tuyên giáo cho biết hiện các cán bộ, đảng viên người nào cũng dùng smartphone, facebook nhưng chủ yếu chỉ vào đọc tin tiêu cực chứ ít truyền đi thông tin tích cực. Vì vậy, ông khuyến khích mỗi người dùng smartphone mỗi ngày gửi cho nhau một tin tốt sẽ làm cho môi trường trên internet tích cực hơn.

Cũng trong cùng ngày 29/12, nhiều báo ở Việt Nam đăng bài liệt kê các nhóm hành vi được cho là vi phạm Luật An ninh mạng sắp đi vào hiệu lực. Đáng chú ý trong các hành vi bị cấm theo luật mới là đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyền truyền chống Nhà nước, tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối, an ninh, gây rối trật tự công cộng.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế, Mỹ và Châu Âu trước đó đã lên tiếng cảnh báo Luật An ninh mạng Việt Nam góp phần bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của người dân, gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của các doan nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Liên quan đến những lo ngại đảng viên viết bài nói xấu Đảng, đi sai đường lối của Đảng, hôm 25/10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận đề nghị xem xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức vì những vi phạm nghiêm trọng là không chấp hành quy định của Đảng, có hành vi chống đối va tự diễn biến. Ông Chu Hảo bị kết luận là đã có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng. Đến giữa tháng 11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ đảng với giáo sư Chu Hảo.

Trước đó, sau khi có kết luận kỷ luật với giáo sư Chu Hảo, nhiều nhân sĩ và trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối vì cho rằng kết luận không có căn cứ. Một loạt các trí thức, đảng viên lâu năm bao gồm giáo sư Chu Hảo ngay sau đó đã quyết định bỏ đảng.

*******************

Sáu người giết và ăn voọc sống bị khởi tố (RFA, 28/12/2018)

Sáu người đàn ông giết, ăn óc sống một con voọc và phát video trực tiếp trên mạng xã hội hôm 17/11 đã bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc ‘vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.’

giaoduc4

Sáu người đàn ông giết, ăn voọc sống tại cơ quan điều tra. Courtesy of Báo Hà Tĩnh

Công an huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho truyền thông biết tin trên hôm 27/12.

Sáu người đàn ông bị khởi tố gồm Phan Trọng Sơn (1973), Thái Kim Hồng (1967), Thái Văn Sáng (1977), Phan Văn Hợi (1983), Thái Đình Quy (1960) và Thái Vinh Quang (1959.) Sáu bị can đều trú tại huyện Hương Khê và Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Thông tin ban đầu cho biết vào ngày 17/11, ông Phan Trọng Sơn bẫy và bắt được một con voọc chà vá chân nâu tại vườn quốc gia Vũ Quang và bán cho ông Thái Kim Hồng với giá 1,1 triệu đồng.

Sau đó ông Hồng rủ các bị cáo còn lại giết con voọc để làm mồi nhậu và phát tán video trên mạng xã hội qua tài khoản của ông Phan Văn Hợi.

Tuy vụ việc xảy ra từ 17/11, nhưng đến 27/12 sáu người đàn ông nói trên mới bị bắt giữ. Một công an nói với hãng tin AFP rằng cần thời gian để họ tìm ra các nghi phạm liên quan.

‘Voọc ăn lá’ là một trong những loài thú bị liệt vào danh sách nguy cấp nhất trên thế giới và chỉ được tìm thấy ở phía Bắc của Việt Nam. Việt Nam cũng là nơi sinh sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác, bao gồm rùa mai mềm khổng lồ sông Hồng, linh dương núi Saola và khỉ mũi hếch.

AFP nói các nhà phê bình cho rằng luật bảo vệ, bảo tồn đã không được thực thi một cách hiệu quả khiến nạn săn trộm vẫn tiếp tục không được kiểm soát, tạo ra nguy cơ biến mất các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trong nước cũng như ở nước láng giềng Trung Quốc.

Gần đây, mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh một người Việt Nam cầm hai con chim Hồng Hoàng quý hiếm đã bị giết và vặt lông.

Thói quen sử dụng động vật hoang dã xuất phát từ quan niệm những vật đó có khả năng chữa những chứng bệnh ; đặc biệt là những bệnh nan y cho con người. Đơn cử như xương hổ được nấu thành cao để trị chứng nhức xương, sừng tê giác chữa bệnh yếu sinh lý của nam giới…

Ngoài ra những động vật quí hiếm còn được cho là những món đặc sản thường được những thành phần có những nguồn thu nhập khủng chi để chứng minh đẳng cấp trong xã hội của họ.

Tình trạng đó khiến công tác bảo tồn các loài động vật quí hiếm tại Việt Nam trở nên khó khăn dù chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ… bỏ ra khá nhiều kinh phí để tuyên truyền cho công tác này.

****************

Cùng máu đỏ da vàng, nỡ nào buông lời cay nghiệt (Tiếng Dân, 30/12/2018)

152 đồng bào bỏ tổ quốc ly hương, đúng sai ai cũng đều biết cả. Luật pháp đương nhiên phải tuân thủ, nhưng thấy tội, thấy thương hơn là đáng trách. Năm cùng tháng tận, ai chẳng muốn sum vầy !!!

giaoduc5

Một số du khách Việt Nam mất tích ở Đài Loan đã được tìm thấy - Ảnh CNA / vietnamplus.vn

Hàng triệu đồng bào khác bỏ quê hương vượt biển ra đi, âu cũng là con đường họ chọn lựa. Tại sao phải luận đúng sai.

Cũng hàng triệu đồng bào khác từ Bắc, Trung vào Nam kiếm sống, ở một góc nhìn nào đó cũng là ly hương đấy thôi. Cũng quê hương bỏ lại, cũng nhớ nhung, day dứt và khắc khoải, nào có khác gì ?

Hèn nhát, nhược tiểu nhưng lại sĩ diện và đồng bóng, nghịch lý ấy luôn có trong tâm thế những con người dẫn dắt, luôn có trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi thế, cho nên khi người lớn thốt ra, mới có những câu từ sặc mùi hồng vệ binh : bỏ trốn là làm nhục quốc thể.

Lấy một cái mơ hồ để gán cho một sự việc hiện hữu, lấy một giá trị quá lớn để áp đặt cho những con người bé nhỏ, khổ đau là cách nghĩ của những người không có nhiều kinh nghiệm sống hoặc bột phát nhất thời. Nhất định không phải cách hành xử của người từng trải, học thức và bao dung.

Lấy cái ấm êm bình yên của mình để nhìn thân phân lênh đênh của người khác như những kẻ không phải đồng bào thì lại càng đáng trách. E rằng, tư duy và tầm nhìn có nhiều phần hạn chế.

Hàng tỷ đô kiều hối tăng đều hàng năm, vẫn quay về tổ quốc đấy thôi, sự trở về như thế là vô cùng cảm động, là quê hương vẫn luôn đau đáu ở trong tim. Đấy mới là quê hương, là tổ quốc. Nhất định, tổ quốc không thể là thứ đãi bôi hoặc tuỳ tiện thốt ra theo kiểu đầu môi chót lưỡi đơn thuần.

Chối bỏ quê hương hay quê hương chối bỏ ? Với những con người gạt nước mắt xuống tàu, điều ấy, thiết nghĩ chẳng cần phải luận bàn.

Nhục quốc thể chỉ có thể là Thủ Thiêm, Văn Giang, hay những nơi tiêu cực, tham nhũng tràn lan mà tất cả vẫn bế tắc chưa có lối thoát. Là ngân sách bị mất đi hàng tỷ đô la bởi những loại người cơ hội, đạp lên mồ hôi nước mắt đồng bào để vơ vét cho đầy túi tham.

Nhục quốc thể nhất định phải là bà con ngư dân bị đâm chìm tàu, bị đánh đuổi ngay tại ngư trường của mình, có chủ quyền hợp pháp mà không dám một lời, dù chỉ là nhẹ nhàng phản đối.

Nhiều nỗi nhục như thế đã một lần nào được lên tiếng ? Cũng chưa một lần được gọi đúng tên. Đấy mới là cái sự đê hèn, bạc nhược. À mà đã đê hèn và bạc nhược thì họ bợ đỡ cường quyền và chỉ trích đồng bào cũng hợp lý thôi nhỉ. Thượng đội hạ đạp luôn có trong tâm thế nhiều người, thôi thì họ chọn cách ấy, ta biết phải làm sao ?

Quê hương mà cay nghiệt thế thì quê hương có giá trị gì đâu. Kẻ tiểu nhân, luôn vật vã với nỗi nhục, còn người quân tử thì vẫn cứ bao dung, muôn đời là vậy. Dù bên kia Thái Bình Dương hay bất kể chân trời nào thì vẫn ngóng về quê nhà với tình yêu vô tận trong tim, chưa bao giờ phai nhạt.

Nguồn : FB Chất Lượng Sống

******************

16 người Việt bị bắt ở Đài Loan vì gian lận viễn thông (RFA, 29/12/2018)

Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 29/12 trích nguồn tin từ Cơ quan Điều tra tội phạm (CIB) của nước này hôm 28/12 cho biết đã có 16 người mang quốc tịch Việt Nam bị bắt giữ cùng với 3 người Đài Loan ở miền trung nước này hồi đầu tuần rồi vì nghi ngờ có gian lận viễn thông.

giaoduc6

Nhân viên Cơ quan Xuất nhập cảnh Đài Loan dẫn 3 người đàn ông (đeo khẩu trang) bị cho là những người du lịch Việt Nam bỏ trốn hôm 28/12/2018 - Hình minh họa. AFP

Theo CIB, 14 người trong số này là những lao động Việt bỏ trốn ở Đài Loan, hai người còn lại là khách du lịch giả dạng là những người đã bỏ trốn khỏi các nhóm du lịch đến Đài Loan.

Đây được coi là vụ án đầu tiên liên quan đến gian lận qua biên giới tại Đài Loan có liên quan đến các công nhân người Việt, theo CIB.

Theo các bằng chứng mà CIB thu thập được, nhóm gian lận này đã lấy khoảng 15 triệu Đài tệ, tương đương 490.700 đô la từ 200 nạn nhân trong vòng 3 tháng qua.

Theo CIB, các thành viên người Việt gọi các cuộc điện thoại qua internet đến những người bất kỳ ở Việt Nam, giả vờ là các nhân viên chính phủ Việt Nam. Những kẻ tòng phạm ở Việt Nam chịu trách nhiệm thu tiền từ các nạn nhân.

Published in Việt Nam
samedi, 29 décembre 2018 21:43

Có một chuyện khác đáng nhục hơn

Không ít người tỏ ra phiền lòng trước sự kiện 152 người Việt đồng loạt bỏ trốn ngay khi đặt chân đến Đài Loan, với lo ngại rằng chuyến đi của họ đến quốc đảo này sẽ gặp rắc rối vì liên lụy. Thái độ này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu, mà thực tế là đoàn khách Việt Nam ngay sau đó đã bị giới chức Đài Loan thẩm vấn nhiều giờ ngay tại sân bay trước khi nhập cảnh [1].

dailoan1

Ảnh chụp màn hình khách du lịch Việt Nam đến Đài Loan - Courtesy CNA

Chia sẻ thái độ đó, Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng còn cho rằng sự việc sẽ "làm xấu hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế" và coi hành động này là "làm nhục quốc thể" [2].

Sự thực là không phải đến bây giờ người Việt mới bị để ý về chuyện bỏ trốn ở Đài Loan, mà lâu nay với dư luận đảo quốc cái tên Việt Nam luôn xuất hiện đầu tiên mỗi khi bàn đến vấn đề lao động nhập cư bỏ trốn (runaway migrants). Trong số 70.000 lao động nước ngoài mất dấu ở Đài Loan, ít nhất một nửa là người Việt [3].

Đó là còn chưa nói đến những điều không hay mà lao động người Việt của chúng ta đã làm trong thời gian cư trú và làm việc bất hợp pháp.

Búa rìu dư luận Đài Loan đã nặng nề, mà những lời chì chiết từ đồng bào quê hương xứ sở cũng khắc nghiệt không kém.

Nhưng, còn một sự thực khác mà báo chí dư luận Việt Nam ít khi nhắc đến.

Để đến được Đài Loan, người lao động Việt Nam, mà đa phần là thanh niên xuất thân từ các gia đình nghèo ở nông thôn, đang phải trả một mức phí cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Trong khi một lao động Thái chỉ mất tối đa 2.700 USD, Philippines là 3.200 USD để được làm việc ở Đài Loan thì con số tương ứng cho một lao động Việt Nam là 7.000 USD [4]. Thực trạng này thật bất hợp lý khi mà chính quyền Đài Loan ấn định chung một mức sàn thấp đối với phí môi giới cho lao động từ mọi quốc gia, và lại càng khó chấp nhận nếu tính đến thực tế Việt Nam là nước nghèo nhất.

Với mức lương trung bình hiện tại vào khoảng $700, đa số lao động Việt Nam phải mất khoảng 1.5 năm lao động không công trả nợ với bản hợp đồng đầu tiên tối đa 3 năm. Trước 2017, khi Đạo luật Dịch vụ Lao động (Employment Services Act) chưa được sửa đổi và lao động nhập cư bị buộc phải rời khỏi Đài Loan sau 3 năm nếu muốn được tái tuyển dụng, thì lao động người Việt gần như không còn lựa chọn nào khác ngoài bỏ trốn để tiếp tục làm việc, nếu muốn có chút gì đó mang về sau thời gian bôn ba xứ người [5].

Kết quả là trong năm 2016, nếu chỉ có 0,47% lao động Thái và 0,42% Philippines được ghi nhận ‘mất dấu’, thì con số tương ứng của Việt Nam là 6,86% [6].

Làm việc bất hợp pháp có thể giúp người lao động Việt Nam có thêm thu nhập gửi về cho gia đình, nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều rủi ro vì điều kiện làm việc không an toàn, quyền lao động không đảm bảo. [Nếu chăm theo dõi các diễn đàn trên Facebook của người Việt ở Đài Loan bạn sẽ thấy người lao động của chúng ta, dĩ nhiên là ở tuổi đời khá trẻ, chết khá thường xuyên vì tai nạn lao động hoặc đôi khi vì đột quỵ do làm việc quá sức. Đây cũng là một câu chuyện khác mà báo chí Việt Nam ít đề cập.

Vậy vấn đề mấu chốt ở đây là vì sao chi phí để lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc lại cao bất thường đến thế ?

Rất đơn giản, có những nhóm lợi ích hưởng lợi không muốn thay đổi. Năm 2017 Đài Loan tiếp nhận tới 67.000 lao động Việt Nam [7], và mức phí mà những người này phải bỏ ra, bởi thế, lên đến gần nửa tỷ USD. Không khó để biết ai hưởng lợi từ số tiền khổng lồ này : môi giới Đài Loan, môi giới Việt Nam, và cũng cần lưu ý rằng không dễ để xin được giấy phép xuất khẩu lao động từ các cơ quan lao động-thương binh-xã hội ở nước ta.

Thử nhìn ra các nước khác trong khu vực, chính phủ Phillpines từ năm 1999 đã ký với Đài Loan thỏa thuận về chương trình tuyển dụng trực tiếp (IDes) nhằm giảm chi phí cho người lao động nước này, Indonesia (cũng có tình trạng phí cao bất thường nhưng vẫn thấp hơn Việt Nam) đang xây dựng chính sách để lao động của họ không phải trả bất kỳ chi phí nào (zero cost policy) [8].

Trong khi đó, chính phủ của chúng ta, ngoài việc tung hô xuất khẩu lao động như một thành tích [9], đã và đang làm gì để chấm dứt tình trạng nhóm lợi ích xuất khẩu lao động ăn vào những đồng tiền còm cõi của các gia đình nghèo vùng nông thôn, ăn vào sức khỏe, tính mạng, tương lai của những người Việt Nam trẻ tuổi bôn ba xứ người ?

Điều đó liệu có đáng để nhục hơn không ?

Câu hỏi tương tự cũng dành cho chúng ta, nếu chỉ biết phàn nàn về một kết quả tồi tệ mà không làm bất kỳ điều gì để thay đổi nguyên nhân của nó.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 29/12/2018

[1] http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/14428/doan-du-khach-dau-tien-cua-viet-nam-bi-kiem-soat-nhap-canh-dai-loan-sau-vu-152-khach-bo-tron

[2] http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/152-nguoi-loi-dung-du-lich-de-bo-tron-o-dai-loan-la-lam-nhuc-quoc-the-post53466.html

[3] http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2016/03/18/2003641874

[4] http://recruitmentreform.org/wp-content/uploads/2015/03/Policy-Brief-Recruitment-Fees-Migrants-Rights-Violations.pdf

[5] http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2017/04/10/2003668448

[6] https://statdb.mol.gov.tw/html/mon/c12070.htm

[7] http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Xuat-khau-lao-dong-xac-lap-ky-luc-moi/327248.vgp

[8] http://twc2.org.sg/wp-content/uploads/2016/06/Recruitment-Costs-Taiwan2.pdf

https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3187374

[9] http://www.dangcongsan.vn/xa-hoi/xuat-khau-lao-dong-2018-ky-vong-vao-nhung-co-hoi-473125.html

https://laodong.vn/xa-hoi/18000-ngu-dan-sang-han-quoc-lao-dong-sau-su-co-formosa-611157.ldo

Published in Diễn đàn

43 năm và những giọt nước mắt (RFA, 27/04/2018)

43 năm trôi qua, đây là khoảng thời gian đủ cho hai thế hệ trưởng thành, nhìn về phía trước mà tiến bước và không quên tri ân những gì của quá khứ. Nhưng 43 năm tại Việt Nam sau khi sáp nhập hai miền Nam - Bắc dưới thể chế chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, dường như câu chuyện xã hội Việt Nam không có dấu hiệu tiến triển nào. Dịp 30 tháng 4 hằng năm, nhà nước Việt Nam tổ chức ăn mừng đại thắng, đây cũng là dịp mà những ai còn suy tư về thân phận con người, về quốc gia, dân tộc ngồi chiêm nghiệm một lần nữa về dân tộc và số phận dân tộc.

vn1

Nụ cười của học sinh miền núi - RFA

Vẫn vui mừng tăng đều…

Nghệ sĩ, thạch ảnh gia Lê Nguyên Vỹ, ông cũng là nhà giáo dạy Ngữ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, chia sẻ :"Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội… Tất cả như một sự tan vỡ giềng mối của gắn kết xã hội".

Về vấn đề nên hay không nên ăn mừng ngày gọi là đại thắng 30 tháng 4 thuộc về lương tri và vốn liếng nhân văn của mỗi chế độ chính trị. Nếu chế độ chính trị có vốn liếng nhân văn và tầm nhìn rộng, họ sẽ không giới hạn giá trị thắng - thua trong địa hạt phe nhóm hay trục tư tưởng chính trị mà đặt nó trên bình diện dân tộc.

Và nếu đặt vấn đề mùa xuân 1975 trên bình diện dân tộc thì hầu như không có bất cứ lý do gì để ăn mừng. Bởi sự ăn mừng của bên thắng cuộc chỉ làm cho bên thua cuộc bị tổn thương, xoáy sâu vào vết thương lịch sử. Và hơn hết, điều đó gieo rắc vào thế hệ sau sự phân biệt bên ta - bên thù trong lúc cả tương lai dân tộc đang ngồi chung dưới một mái trường. Và sự ăn mừng vô hình trung làm tổn thương quá khứ cũng như làm méo mó nguyện vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc trong tương lai.

Ông Vỹ chia sẻ thêm :"Người ta ngồi người ta nhìn lại, hàng triệu người bỏ mạng trong cuộc cách mạng đó, giờ kỷ niệm làm cho lớn lên thì họ ca ngợi điều gì, sự lụi tàn ư ? Thành ra điều đó rất nghịch, ngay cả đời sống người miền Bắc đời sống họ tốt hơn hồi xưa nhiều nhưng người ta vẫn thấy có gì đó không ổn, nhất là người có học. Tốt nhất là nhà cầm quyền nên làm nhỏ thôi, không nên làm lớn vì như thế làm thương tổn cho cả hai bên cầm súng, kể cả người cộng sản bởi người ta cảm thấy bị thương tổn bởi xương máu của họ, của đồng đội của họ ngã xuống đều không đem lại lợi ích gì cả".

Có một thực tế là tại Việt Nam, chưa bao giờ có một cuộc hòa giải dân tộc thực sự cho cả người sống và người đã chết trong chiến tranh. Bởi nếu như có điều đó, thì thay vì reo hò, ăn mừng chiến thắng, người ta sẽ cùng nhau thắp lên nén nhang cầu nguyện cho các linh hồn tử trận được bình an, được siêu thoát. Hành động ấy như một cách an ủi, vỗ về người đã khuất và người còn sống mang đầy mất mát. Rất tiếc, chúng ta chưa đủ nhân văn để làm điều ấy !

Những giọt nước mắt về giáo dục

Nhà thơ, nghệ sĩ Mai Văn Phấn, người có tuổi thơ và tuổi trẻ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chia sẻ :"Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế".

Trong một chừng mực nào đó, những chia sẻ của nhà thơ Mai Văn Phấn có cả những giọt nước mắt của thế hệ. Bởi ông luôn nuôi hi vọng nền giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn và giảm đi những áp lực không đáng có. Bởi cùng là mái trường xã hội chủ nghĩa, thời trước 1975, các chương trình giáo dục miền Bắc hầu hết là tuyên truyền căm thù đế quốc Mỹ, phải "đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào". Nhưng những thế hệ trước ông, của ông và sau ông một vài năm không bị tình trạng vô cảm hay bạo lực như bây giờ.

Ông chia sẻ thêm : "Cái thời trước chương trình học nó không tạo ra một thứ gây áp lực, đương nhiên là nó bị bó hẹp vì không mở ra bên ngoài nhưng nó không bị áp lực như bây giờ. Như giờ văn ngày xưa hấp dẫn lắm, thầy cứ nói, truyền cảm xúc trên lớp thôi, trò ghi được gì thì ghi chứ không đọc chép từng câu như bây giờ. Cái gánh nặng bây giờ là gánh nặng học thuộc, gánh nặng phải thi bằng được, đại loại là tấn lên vai các trò. Đua nhau vấn đề thi cử, mở ra các lò luyện thi, như đưa ra các bài văn mẫu, nhưng các bài văn mẫu lại làm tê mòn tất cả cảm xúc, nó ở tình trạng như vậy".

Bởi mặc dù các bài học thời đó ẩn chứa lòng thù hận nhưng lại không ẩn chứa sự ham muốn vật dục. Thầy ra thầy, trò ra trò, thầy truyền cảm hứng cho trò sáng tạo và bài giảng không xơ cứng, máy móc. Đặc biệt, thời đó không có cải cách giáo dục triền miên, tốn tiền tỉ như bây giờ và cũng không có dạy thêm như bây giờ.

Chính cái gánh nặng thực dụng, dạy thêm, học thêm, cải cách giáo dục, chép bài máy móc và kiểu mua bán chữ như hiện tại đã nhanh chóng đẩy giáo dục đến chỗ bế tắc, vô cảm và có nguy cơ tiền dần đến máu lạnh. Điều này tạo ra hệ lụy xã hội ngày càng vô cảm, manh động và lộn xộn.

Ông chia sẻ thêm :"Văn chương bây giờ nó đọc chán vì nó có dạy thẩm mỹ đâu, nó có dạy vẻ đẹp của văn chương đâu, thế nào là một bài thơ hay, thế nào là vẻ đẹp của văn chương nó không dạy, nó chỉ dạy thế nào là từ lấp láy, từ trùng điệp, thế thôi".

Sau 43 năm, điều cần nhất vẫn cứ là học lại, làm lại từ đầu và những giọt nước mắt của lương tri !

Nhóm phóng viên

****************

Hàng không Việt Nam dự tính mở rộng sau khi ‘trúng lớn’ (VOA, 27/04/2018)

Hai hãng hàng không lớn nht Vit Nam hôm 26/4 báo cáo tăng trưởng mnh trên c th trường trong nước ln quc tế, thu li nhun cao và d tính các kế hoch m rng, theo Reuters.

vn2

Máy bay của Vietnam Airlines và Vietjet tại phi trường Tân Sơn Nht.

VietJet, hãng hàng không tư nhân ln nht ca Vit Nam, cho biết đang b sung thêm các tuyến đến Nht Bn, n Đ và Úc như là mt phn trong chiến lược tr thành hãng hàng không toàn cu.

VietJet, trụ s ti Hà Ni, hin có 38 tuyến ni đa và 44 tuyến quc tế. Hãng hàng không này va b sung 17 máy bay mi hi năm ngoái, tăng đi bay lên thành 51 máy bay.

Hôm 26/4, VietJet cho biết hãng này d kiến li nhun trước thuế s tăng lên 5,8 nghìn t đng trong năm nay, tăng 9,4% so vi năm 2017. VietJet đt mc tiêu tăng 20,5% doanh thu lên 50,97 t đng so vi năm trước.

Đối th ca VietJet là hãng hàng không nhà nước, Vietnam Airlines, ngày 26/4 cũng cho biết li nhun trước thuế ca hãng tăng 71% trong quý đu năm nay, khi mc tăng trưởng trên c tuyến ni đa và quc tế đu vượt quá mc d báo.

Theo đó, lợi nhun trước thuế trong quý đầu năm 2018 đã tăng lên 1.46 nghìn t đng (64,13 triu USD), so vi mc 854 t đng trong cùng kỳ năm trước, Vietnam Airlines cho biết trong mt tuyên b.

Hãng hàng không nhà nước đã ch khong 5 triu hành khách trong quý đu năm nay, tăng 5% so vi cùng kỳ năm ngoái.

"Nhu cầu vn mc cao ti các th trường Đông Bc Á (Nht Bn, Hàn Quc), cùng vi vic thc thi các gii pháp theo đnh hướng th trường trong điu kin giá nhiên liu cao", hãng này cho biết thêm rng h s nhn được chiếc máy bay Airbus A350 thứ 12 trong quý hai ca năm.

Vietnam Airlines có thể s ra mt các chuyến bay thng đến Hoa Kỳ vào năm 2019, Giám đc điu hành Dương Trí Thành cho biết vào tháng Hai. Tuy nhiên, hãng d kiến s rt khó khăn đ thu li nhun th trường M vì thiếu lượng khách hàng doanh nhân.

*******************

Đài Loan cảnh cáo chủ lao động bạc đãi công nhân Việt (VOA, 26/04/2018)

Sau vụ hơn mt trăm công nhân Vit Nam xung đường phn đi điu kin sinh sng quá cht chi, S Lao đng thành ph Tân Đài Bc hôm 24 tháng 4 loan báo đã điều tra và cnh báo ch lao đng phi khc phc tình trng này hoc phi np tin pht, thông tn xã CNA đưa tin.

vn3

liu - Người lao đng nước ngoài Đài Loan t tp nhân Ngày Quc tế Lao đng Đài Bc, Đài Loan, ngày 1 tháng 5, 2016.

Một quan chc ca s đã đến thăm nơi ca nhng người biu tình hôm 25 tháng 4. Sau khi kim tra các tng và phng vn cư dân, ông nhn thy rng không đáp ng yêu cu ca B Lao đng Đài Loan đi vi nhà ca công nhân nước ngoài, theo CNA.

Ông cho biết tổng cng 362 công nhân, trong đó có 334 người Vit Nam và 28 người Indonesia, hin đang sng trong mt ký túc xá được thiết kế ch dành cho 100 người, vi phm quy đnh cho mi người mt din tích sinh sng là 3,2 mét vuông.

Hợp đng quy đnh mc phí sinh hoạt ca công nhân là 2/5/00 tân Đài t, nhưng công ty này tr ti 3.940 tân Đài t vào tin thuê nhà và thm chí còn tính thêm 400 tân Đài t tin máy lnh, điu mà các công nhân xem là phi lý.

Quan chức lao đng này cnh báo ch lao đng St. Shine Optical và đơn v môi gii lao đng phi ngay lp tc khc phc tình hình và s tiếp tc theo dõi tình hình, theo truyn thông Đài Loan.

Sở cho biết s triu tp mt cuc hp v phí sinh hot, điu kin trong ký túc xá và hp đng sinh sng ca người lao đng nước ngoài đ bo v quyn và li ích ca họ.

**********************

Đăng ký thông tin cá nhân : hé lộ sự luồn lách nhà mạng (RFA, 27/04/2018)

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP bổ sung về xử phạt trong bưu chính viễn thông. Theo đó thì các nhà mạng buộc phải có thông tin cá nhân và hình ảnh khách hàng sử dụng sim điện thoại. Dư luận trong nước nghĩ gì về việc đăng ký này và những ảnh hưởng gây ra thế nào ?

vn4

Khách hàng đăng ký thông tin cho MobiFone. RFA

Sự luồn lách của công ty viễn thông

Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông, việc đăng ký thông tin và hình ảnh người sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ người dân. Vì hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu công dân, nên không thể dùng chứng minh thư để kiểm tra được hết thông tin người dân. Do đó Nghị định 49 được ban hành là để khắc phục điều này.

Ngoài ra, bà Lê Thị Ngọc Mơ nói với truyền thông trong nước rằng khi xây dựng và triển khai Nghị định 49, chính các doanh nghiệp viễn thông di động đã có sáng kiến yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao để lưu lại, phục vụ khâu hậu kiểm.

Tuy nghị định 49/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành hơn một năm nhưng đến sát ngày hết hạn 24/4/2018, các công ty viễn thông mới bắt đầu hối thúc người tiêu dùng cập nhật "hình chân dung chính chủ", nếu không sẽ ngưng cung cấp dịch vụ, cắt sim của khách hàng.

Trên thực tế, nghị định 49 không hề có hạng mục nào đề cập đến việc khóa sim khách hàng.

Bên cạnh đó, trong điều 2 nghị luật 49 còn quy định những mức phạt dành cho các công ty dịch vụ viễn thông nếu không cập nhật thông tin đầy đủ hoặc sai lệch thông tin thuê bao.

Theo nhiều người dùng mạng tại Việt Nam, các nhà mạng đã lợi dụng việc người dùng không rõ chi tiết về nghị định 49 để mang quyền lợi khách hàng ra làm điều kiện buộc chủ thuê bao phải tự đến nơi để đăng ký hình ảnh.

Gây phiền nhiễu cho khách hàng

Bạn Diễm Duyên, nhân viên văn phòng hiện đang sống tại Sài Gòn xác nhận với Đài Á Châu Tự Do :

"Cái nghị định mình đọc thấy không rõ ràng lắm. Thông tư bảo quy định như thế nhưng mọi người không tiếp cận được rõ ràng để đọc, nên thấy người ta làm thì mình làm thôi. Vì những tin nhắn cứ gửi tới nói sẽ cắt một chiều nên mọi người sợ, phải làm".

Bạn Duyên còn cho biết thêm những đồng nghiệp trong công ty đã phải nghỉ làm nhiều lần để đi đăng ký, gây mất thời gian và công sức. Ở thành thị là vậy, còn ở tỉnh, người dân gặp nhiều phiền hà hơn :

vn5

Người dùng điền thông tin vào giấy đăng ký. RFA

"Hôm rồi mình về quê thấy các cụ già đi làm rất phiền phức, với lại dưới quê chỗ đi làm rất xa, mà mới 6 giờ đóng cửa rồi. Nên mọi người phải tranh thủ 4-5 giờ phải nghỉ làm đi làm (sim)".

Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2018, chỉ còn 4 ngày trước thời hạn mà ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, MobiFone và Vinaphone phải hoàn thành việc bổ sung thông tin người dùng, nhưng có đến 36 triệu thuê bao vẫn chưa được đăng ký. Do đó, các nhà mạng đã liên tục gửi tin nhắn hối thúc khách hàng đăng ký thông tin và chụp hình ảnh.

Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Công an, tính đến năm 2017, trong số hơn 120 triệu thuê bao toàn Việt Nam có đến 38 triệu sim đang được sử dụng với tên của chủ thuê bao khác. Như vậy, các công ty viễn thông đã lấy thông tin cá nhân của khách hàng để kích hoạt sim rác nhằm dễ bán sim hơn, góp phần tăng thị phần của nhà mạng.

Đồng cảm với những rắc rối mà người dân đang phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng :

"Những nhà mạng đó đang gây ra phiền hà cần được chấn chỉnh lại. Bộ Thông tin - Truyền thông tôi thấy là sớm phải kiến nghị để thuận lợi cho người dân vì khi đăng ký người ta trả tiền cho nhà mạng, nhà mạng phải có nghĩa vụ phục vụ".

Khởi kiện nhà mạng ?

Qua việc đăng ký thông tin, nhiều người dùng lên tiếng sẽ kiện nhà mạng vì đã lấy thông tin của họ để kích hoạt những sim khác. Giải thích về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết :

"Khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, người dân có quyền khởi kiện và luật pháp Việt Nam cũng đã cho phép, nhưng anh phải chứng minh những thiệt hại đó. Do đó tôi thấy đợt đăng ký này là một cơ sở pháp lý mà nếu như nhà mạng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình như thông tin cá nhân của mình có người khác sử dụng thì tôi sẽ kiện để tôi đòi bồi thường xúc phạm danh dự nhân phẩm của tôi và bắt phải bồi thường về tinh thần và vật chất. Nếu chứng minh được cái đó người dân có quyền kiện".

Ngoài ra Luật sư Nguyễn Văn Hậu còn cho rằng người dân Việt gần đây hiểu biết rõ thêm về pháp luật và mạnh dạn hơn trong việc tạo dựng nhà nước pháp quyền, dám khởi kiện những cơ quan nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích cá nhân người dân.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng dám đưa đơn khởi kiện. Bạn Duyên bày tỏ quan ngại :

"Ở Việt Nam mà kiện thì rất tốn kém, mà mình không có quyền thế, thực sự kiện lên thì mình chẳng được gì cả. Nếu mọi người cùng kiện thì sẽ quy ra tội phản động cho nên mọi người cảm thấy phiền phức, chứ vẫn biết nhà mạng làm sai nhưng mà chắc chắn nhà mạng có nhiều mối quan hệ hơn mình".

Trao đổi với truyền thông trong nước, Bộ Truyền thông - Thông tin cho biết có biết về việc nhà mạng sử dụng thông tin khách có sẵn để đăng ký cho sim khác, tuy nhiên Bộ vẫn chưa nghĩ ra được cách giải quyết.

******************

Dự luật mới tại California nhằm bảo tồn di sản của người tị nạn Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ (RFA, 27/04/2018)

Dự luật SB895

Dự luật SB895 được đệ trình vào tháng Giêng năm 2018, nhằm đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy Tiểu Bang California (IQC) thiết lập một chương trình giảng dạy về Cuộc chiến Việt Nam Cộng Hòa và những đau thương mất mát của người tỵ nạn trên đường tìm hai chữ tự do, đưa vào tất cả các học khu khắp tiểu bang California, tiểu bang có đông người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ.

vn6

Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn cùng cộng đồng Người Việt khắp California tại Quốc Hội Sacramento. Sau khi Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đồng chuẩn thuận Dự luật SB895. Senator Janet Nguyễn Office

Ngày 25/4 vừa qua, rất đông các thành viên Cộng đồng Người Việt khắp tiểu bang California đã có mặt tại Quốc Hội Sacramento để ủng hộ Dự Luật SB895 của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Sau khi Ủy Ban Điều Trần nghe về các lý do ủng hộ Dự Luật này từ các thành viên trong cộng đồng người Việt và các Cựu Chiến Binh, Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đã đồng chuẩn thuận thông qua Dự Luật SB895.

Thông cáo báo chí được văn phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đưa ra cho biết về tầm quan trọng của việc gìn giữ những câu chuyện trung thực của người Việt Tỵ Nạn trong chương trình giáo dục lịch sử cho tất cả trường học tại California và cần phải hành động ngay để bảo vệ trước khi các chứng nhân cũng như dữ kiện bị thất thoát theo thời gian.

Anh Việt Nguyễn một cư dân đang sinh sống tại khu vực thành phố Westminster, tiểu bang California cho chúng tôi biết : "Nếu đạo luật thành công thì không những tụi cháu, tụi con mà toàn thể người việt tại california và cộng đồng bạn bè cũng biết đến lịch sử của ông cha ta cũng như tại sao người việt chúng ta phải vượt biên vượt biển qua bên này để tìm tự do".

Sau khi Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đồng chuẩn thuận thông qua, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cho biết dự luật SB895 sẽ được chuyển sang Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét vào tháng năm tới đây. Đây cũng được xem là bước quan trọng trong tiến trình lập pháp. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tiếp tục ký tên vào Bản Kiến Nghị.

Dự luật này được sự ủng hộ khá lớn từ các vị dân biểu dân cử tại California. ông Tạ Đức Trí thị trưởng thành phố Westminster, tiểu bang California Trong buổi họp báo nói về dự luật SB895 hồi tháng giêng năm 2018, ông chia sẻ về dự luật này :

"Người việt chúng ta tới đây bằng hai chữ tự do và hơn bốn thập kỷ qua, tất cả chúng ta đều có những câu chuyện, những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đau thương hy sinh của những người đi trước, hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đến đây vì hai chữ tự do và chúng ta rất hy vọng con cháu chúng ta hiểu giá trị của hai chữ tự do quan trọng như thế nào".

Cuộc chiến nhìn từ hai phía

Cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 - 1975 là giai đoạn thứ hai và cũng là giai đoạt được xem là khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh trên chiến trường Đông Dương. Đây là cuộc chiến giữa một bên là Việt Nam Cộng Hòa với sự viện trợ từ Hoa Kỳ và một bên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được sự viện trợ quân sự từ các nước Liên Xô và Trung Quốc.

Cuộc chiến này được Mỹ gọi là chiến tranh Việt Nam vì chiến sự chủ yếu diễn ra tại Việt Nam nhưng đã lan tỏa ra toàn khu vực Đông Dương đã lôi cả hai nước Lào và Campuchia vào vòng chiến nhưng ở những mức độ khác nhau. Cuộc chiến này chính thức kết thức vào ngày 30/4/1975. Hoa Kỳ rút toàn bộ lực lượng quân sự và di tản ra khỏi Đông Dương sau sự kiện này.

Sau ngày 30/4/1975, hàng triệu người dân Việt Nam đã tìm cách vượt biên để rời khởi Việt Nam sang các nước khác bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó đường biển là chủ yếu.

Tại Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã đưa thông tin truyền thông và sách vở vào trường học để dạy cho học sinh về cuộc chiến này với tên gọi Kháng chiến chống Mỹ hay Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định cuộc chiến là của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam trong lần trả lời phỏng vấn gần đây với đài RFA thì cho rằng cuộc chiến này không phải là chống Mỹ cứu nước.

"Tôi nghĩ là trong lúc học các bạn tin vào những câu chuyện như vậy. Tôi không nghĩ là chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Cộng Hòa khi đó được thành lập và được viện trợ từ Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước. Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông".

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 43 năm về trước và đã khiến hơn hai triệu người Việt Nam thuộc cả hai phía Nam Bắc và 58.000 người Mỹ thiệt mạng. Cuộc chiến này cũng từng được ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng của Việt Nam sau này nói rằng đã khiến hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn.

Nguyễn Tuấn

Published in Việt Nam

Ngư dân Việt bị nhốt 'như nô lệ' ở Đài Loan (VOA, 20/09/2017)

Các công tố viên Đài Loan ngày 18/9 buc ti 19 người v ti giam gi trái phép 81 ngư dân nước ngoài, trong đó có ngư dân Vit, và bt h làm vic nhiu gi vi mc lương r mt.

tsvn1

Lao động nước ngoài tham gia biu tình đòi tăng lương và đi x tt hơn ti Đài Bắc, Đài Loan, ngày 1/5/2012.

Cáo trạng nói các ch lao đng đã bt các công nhân nước ngoài làm vic quá nhiu gi nhưng li tr lương cho h thp hơn mc lương ti thiu, nht h trong các căn phòng cht hp không có ca s và không cho h đi ra khi đó.

Các công tố viên cho biết các ngư dân thường phi làm vic 10 gi mi ngày, đôi khi làm liên tc 48 tiếng trên bin, vi mc lương ch 300 – 500 đôla/tháng.

Luật lao đng Đài Loan quy đnh mt ngày làm vic ti đa 8 gi và mc lương ti thiu vào khong 930 đôla.

19 cá nhân trên bị buc ti buôn người và vi phm t do cá nhân. H có th phi chu án tù đến 7 năm nếu b kết án.

Các công tố viên cũng tch thu gn 123.000 đôla t các ch lao đng đ tr lương bù cho công nhân.

Giới hu trách thành ph Cao Hùng, Đài Loan, phát hin ra s việc hi năm ngoái, sau khi nhn được t cáo t mt nhân viên xã hi đi din cho các ngư dân.

Nhà chức trách sau đó đã đt kích vào hai đa đim mà các ngư dân Vit Nam, Indonesia, Philippines, Tanzania b giam gi và gii cu h.

Vụ án được đưa ra xét x sau khi dư lun Đài Loan lên tiếng v v mt viên cnh sát Đài Loan đã bn chết mt công nhân Vit Nam không vũ trang hi tháng trước.

Theo các nhóm quyền, tình trng áp bc lao đng di dân khá ph biến Đài Loan, nơi có khong 600.000 lao đng nước ngoài đến làm các công vic như h lý, đánh cá, xây dng và trong các nhà máy.

*******************

Phản đối trạm thu phí BOT ở Quảng Ninh (RFA, 20/09/2017)

Hàng trăm người dân phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 20 tháng 9 tiếp tục tập trung phản đối trạm thu phí đường bộ (gọi tắt là BOT theo tiếng Anh) của công ty Đại Dương đặt trên quốc lộ 18 đi qua địa phương này.

tsvn2

Người dân nêu kiến nghị với chủ đầu tư BOT Đại Dương vào chiều 20/9 - screen shot of Thanh Niên online

Người dân nói là trạm này thu phí quá đắt với giá là 30 ngàn đồng một lượt đối với xe dưới 12 chổ. Họ đề nghị giảm giá đối với trạm này. Và đây là lần thứ hai dân chúng phường Đại Yên phản đối trạm BOT Đại Dương.

Phó Giám đốc của công ty BOT Đại Dương trả lời báo chí rằng họ đã ghi nhận và gửi kiến nghị của người dân lên cấp trên, nhưng cần phải có thời gian để có thể ra quyết định.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, kiến nghị chính phủ Hà Nội hai trạm thu phí BOT trên đường số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng.

Lý do được ông Thanh đưa ra là các doanh nghiệp vận tải Việt Nam hiện nay đã phải chịu phí đường bộ rất nặng nề.

Ông Thanh đưa ra đề nghị này trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu vào ngày 19 tháng 9.

Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đồng ý với ông Thanh và nói rằng phí cầu đường làm cho doanh nghiệp của hiệp hội hoạt động rất khó khăn.

Tổ công tác của chính phủ nói rằng đã ghi nhận các ý kiến này để chuyển sang cho Bộ Giao thông vận tải, cơ quan quản lý các dự án BOT để giải quyết.

**********************

Việt Nam đình chỉ 5 công an nghi dùng nhục hình ở tỉnh Ninh Thuận (VOA, 20/09/2017)

Gia đình làm đám tang cho ông Võ Tấn Minh thành ph Phan Rang - Tháp Chàm, tnh Ninh Thun. (nh chp t báo Tui tr)

Việt Nam khi t v án, đình ch công tác 5 công an có liên quan đến v mt b can chết trong thời gian b tm giam tnh Ninh Thun.

Báo Tuổi tr trích li đi tá Phm Huyn Ngc, Giám đc Công an tnh Ninh Thun, ti ngày 19-9 cho biết đã tm đình ch công tác 5 công an. Ông ch nêu tên 3 người là H Bá Đng, Vũ Trng Trường, và Ngô Văn Sáng.

Cùng ngày, Cơ quan điu tra Vin Kim sát Nhân dân ti cao đã quyết đnh khi t v án hình s v ti dùng nhc hình theo quy đnh ti Điu 298 B lut hình s, đ điu tra cái chết ca nghi phm Võ Tn Minh xy ra ti nhà tm giam ca Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thun.

Từ Phú Yên, Lut sư Võ An Đôn, người quan tâm đến các v án công an dùng nhc hình, nói vi VOA-Vit ng :

"Viện Kim sát Ti cao, theo quy đnh, đã vào cuc và đã khi t v án. Điu này có nghĩa là sau khi s vic xảy ra thì cơ quan chc năng đã điu tra ban đu và đã xác đnh ai là người gây ra cái chết cho nn nhân, cho nên h đã khi t v án, sau đó s khi t tng b can. Nhng người b đình ch đương nhiên đã có liên quan đến v án".

Ông Võ Tấn Minh, 25 tui, trước đó b khi t v ti "Mua bán trái phép cht ma túy" và b tm giam ti nhà tm gi Công an thành ph Phan Rang - Tháp Chàm.

Truyền thông trong nước dn li gia đình nn nhân nói rng ông Minh b công an bt gi ngày 28/4 do phát hin trong người có mang theo ma túy. Đến chiu ngày 8/9, công an tnh Ninh Thun thông báo cho gia đình biết ông Minh đã chết.

Báo Tuổi tr hôm 19/9 nói rng căn c vào kết qu khám nghim hin trường, khám nghim t thi và các chng c, tài liu thu thp đã xác đnh được một số cán b nhà tm gi Công an thành ph Phan Rang -Tháp Chàm, tnh Ninh Thun có hành vi dùng nhc hình đi vi Võ Tn Minh, và có du hiu ca ti "dùng nhc hình".

Trước đó, tr li báo chí v cái chết ca nn nhân, chiu 10/9, ông Nguyn Tiến Hi, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tnh Ninh Thun, bước đu xác đnh là có xy ra mt v đánh nhau vào chiu 8/9. Theo đó, ông Minh đã b 1 trong 3 người cùng phòng giam đánh và Minh có đánh li.

Ngay lúc đó có 4 cán bộ qun giáo vào dn Minh ra khi phòng giam ri dn vào phòng làm việc. Sau đó Minh được đưa vào khoa cp cu Bnh vin Đa khoa tnh Ninh Thun và t vong.

Việt Nam ký Công ước Chng Tra tn và các hình thc đi x hoc trng pht tàn bo, vô nhân đo hoc h nhc con người, (gi tt là UNCAT) ca Liên Hiệp Quốc vào năm 2013, Quốc hi đã phê chun công ước này mt năm sau đó.

Nhận đnh v vic công an dùng nhc hình, lut sư Võ An Đôn nói :

"Tuy Việt Nam đã tham gia Công ước chng tra tn, nhưng trình trng công an dùng nhc hình cũng như nn nhân chết trong đn công an diễn ra rt nhiu và thường xuyên".

Vào đầu năm nay, mt d tho Báo cáo quc gia v thc thi công ước UNCAT mà B Công an công b, trong vòng 5 năm có 10 v án vi 26 b cáo đã được th lý và xét x v ti dùng nhc hình.

Blogger Tuấn Khanh viết trên Facebook : "Tính t đu năm đến nay, Vit Nam, trung bình mi tháng có mt v chết người trong tri tm giam".

Riêng nhà tạm giam tm gi thành ph Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thun gn đây đã xy ra 2 v chết người trong vòng 2 tháng. Tại đây, trước đó vào tháng 7, ông Nguyn Hng Đê, 26 tui, được cho là đã tht c t t bng chiếc áo dài tay, sau khi b tm gi vì "c ý gây thương tích".

Các tổ chc quc tế thường xuyên kêu gi chính quyn Vit Nam hãy hành đng đ chm dứt tất c mi hành vi tn công, tra tn, bo hành và truy cu trách nhim nhng người liên quan.

Tuy nhiên, Việt Nam cho rng "không có nhiu v án liên quan đến bc cung, dùng nhc hình". Và mi v án phát hin có bc cung, dùng nhc hình đu được "x lý nghiêm minh".

***********************

Hủy hơn 17 ngàn visa có đường lưỡi bò (RFA, 20/09/2017)

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tại địa phận tỉnh Tây Ninh đóng dấu hủy bỏ hơn 17 ngàn visa rời trên hộ chiếu của người Trung Quốc có in bản đồ đường "lưỡi bò" trong 8 tháng đầu năm 2017.

tsvn3

screenshot hộ chiếu và visa của Trung Quốc từ trang southseaconversation.wordpress.com - people.com.cn

Với tổng số gần 2 triệu người và hơn 35 ngàn phương tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài tính từ đầu năm 2017, nhân viên tại đó đã phát hiện 17.313 người Trung Quốc mang hộ chiếu có in hình bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn, hay còn gọi là đường "lưỡi bò" ở Biển Đông.

Những visa rời trên hộ chiếu này được nhân viên tại cửa khẩu Mộc Bài đóng dấu hủy bỏ và cấp lại visa mới theo quy định của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhân viên tại cửa khẩu Mộc Bài cũng phát hiện và xử lý 112 người có hành vi vi phạm các quy định xuất nhập cảnh qua biên giới, như hộ chiếu hết hạn sử dụng hay hộ chiếu đóng dấu kiểm chứng giả mạo…

Published in Việt Nam