Nếu trong vài tháng tới, Lê Thanh Hải bị chính thức truy tố vì những tội danh đang được đồn đoán, chắc chắn sẽ có nhiều người vỗ tay tán thưởng. Với châm ngôn hành động mà vẫn được giới cầm quyền ở miền Nam xì xầm với nhau rằng "mình không ăn, tụi ngoài Bắc sẽ ăn hết", Hải – Hai Nhật, người thống trị chính quyền Sài Gòn trong hai thập niên, xứng đáng nhận mọi mức án mà người dân Sài Gòn căm hận chờ đợi, thậm chí là tử hình.
Hải được coi là nhân vật bất khả xâm phạm trong giới cộng sản, do mối quan hệ chằng chịt cũng như nắm nhiều hồ sơ đen của các quan chức nào, gọi là đối đầu với ông ta. Chính vì vậy mà, mạng xã hội Việt Nam gần như vỡ tung khi đọc được dòng tin ngắn trên trang X, của nhà báo Anh Bill Hayton : "Lê Thanh Hải đã bị bắt vì rửa tiền và chuyển tiền ra nước ngoài, gây thiệt hại 50 tỷ USD cho Chính Phủ Việt Nam ; Hợp tác với gián điệp Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam suốt 15 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh".
Bị bắt, không rõ là có hồ sơ bắt, bị đưa vào tầm ngắm để bắt hay sắp bắt... mọi thứ đang là tin đồn. Nhưng với những tiết lộ này, thật là như tin sét đánh ngang tai, mọi ánh mắt điều nhìn về Nguyễn Phú Trọng, xem ông ta có thật sự dám mồi lửa cho chiếc lò nướng có con cá mập Lê Thanh Hải này hay không ?
Hải tham gia cộng sản từ năm 1966, ẩn trú ở Chợ Lớn, khu vực người Hoa của miền Nam, trong vai trò trinh sát và tham gia các cuộc ám sát, khủng bố. Hải đóng vai vai một thanh niên miền Tây lên học nghề thợ hàn và hành động theo chỉ đạo của Bắc Việt. Bằng một cách thần kỳ nào đó, Hải vẫn bình yên vô sự trong cuộc tấn công Mậu Thân, mặc dù các đồng chí thì đều bị bắt, bị chết. Do lực lượng cán bộ bị tiêu hao nặng nề, sự thăng tiến của Hải trong hàng ngũ đảng đã bắt đầu.
Sau 1975, Hải được tin cậy vì không có nhiệm vụ nào tàn nhẫn đến đâu, vô lương tâm thế nào mà Hải không làm xong. Ông Bảy, một người trong nhóm ám sát ở Sài Gòn cùng Hải, để tên giả, kể rằng Hải và đàn em nhìn chỗ nào thích, là tạo hồ sơ đẩy gia đình người ta đi kinh tế ; cho đàn em vào trấn chiếm ở các ngôi nhà, hãng xưởng mà Hải đã chọn từ trước, sau đó bằng các loại bán hóa giá tài sản cướp được, Hải vừa tạo tiền của cho mình, vừa trở thành "người ơn" cho các cán bộ từ Bắc vào.
Qua thế lực của gia đình nhà vợ, Hải được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Quận Năm, tức là Chợ Lớn, nơi mà mặc dù bị suy yếu bởi chiến dịch tịch thu, cướp phá kéo dài suốt 15 năm của Đỗ Mười với âm mưu bần cùng hóa miền Nam để "xây dựng chủ nghĩa xã hội", nhưng trung tâm kinh doanh đặc biệt này của người Hoa vẫn tiếp tục tồn tại với phương châm tiền đi trước, cho công việc tiếp bước. Hải khôn ngoan bám chặt vào đây.
Lê Thanh Hải có một lợi thế đặc biệt, là người gốc Hoa, nên dễ dàng kết nối với các hệ thống kinh tài từ người Hoa, tạo lợi thế cho việc Hải nắm quyền tổ chức đảng Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ trong 10 năm gầy dựng, đô thị giàu có phía Nam đã trở thành lãnh địa của Hải.
Sài Gòn đứng lên từ đống tro tàn, không nhờ vào các khoản trợ cấp từ trung ương, ngược lại là nơi đóng góp lớn nhất vào ngân sách quốc gia. Do vậy, Sài Gòn dưới thời Hải (người trở thành Trưởng Ban thường vụ Thành ủy năm 2001, và năm 2006 và một lần nữa vào năm 2011, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) có được quyền tự chủ đáng kể. Việc Hải đồng thời được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam, đã chứng minh cho thế lực ngấm ngầm của vùng bán tự trị, dù đang bị cưỡng chiếm này.
Hai nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng trùng với nhiệm kỳ của Hải làm bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tâm thế kiêu ngạo của giới cộng sản miền Nam khiến Dũng và Hải là đồng minh tự nhiên. Trên thực tế, ai cũng biết giới cộng sản miền Nam không màng đến việc khuất phục trước ban bí thư của Đảng cộng sản người Bắc cầm nắm. Và đó cũng là nỗi căm hận và lo sợ của các đời tổng bí thư cộng sản, cho đến Nguyễn Phú Trọng.
Đổ vỡ bắt đầu từ sự tàn bạo của Hải
Thế nhưng Hải, giờ đã hơn 70 tuổi, thay vì hành động để tạo được hình thái bán tự trị của miền Nam, giúp cho người dân phía Nam đứng lên, thoát khỏi tâm tư công dân hạng hai sau 1975, thế nhưng Hải đã mờ mắt trước các chương trình, dự án thu vén tàn khốc của giới lãnh đạo miền Bắc. Hai Nhật và các cộng sự của mình đã quyết chọn làm giàu thực sự trong vị thế quyền lực của mình.
Từ khi biến thành một lãnh chúa trục lợi không thương xót, Hải đã được mô tả là kẻ sẵn sàng chiếm đoạt đất đai, công khai mua bán chức vụ, trả thù đối thủ, đưa người thân vào những vị trí béo bở, thu tiền hoa hồng… Vụ án cướp đất Thủ Thiêm là một trong những minh chứng rõ nét nhất về sự tham tàn và độc ác của Hải, khi thúc đạo quân tay sai của mình bằng mọi cách phải chiếm được đất. Một người dân Thủ Thiêm kể lại rằng vào nửa đêm họ bị xô thức dậy giữa vô số công an, loa, đèn cao áp, và dí súng vào đầu với câu hỏi "muốn giữ đất hay muốn ăn đạn".
Hầu hết tất cả những bí thư được cử từ Hà Nội đến để cầm quyền ở Sài Gòn đều bị cô lập, chỉ loanh quanh vào chuyện đàn áp người dân, và phong tỏa một vài công ty kinh tế không đáng kể. Mục tiêu phá cái khung cầm quyền mang tính tự trị của Hải ra lập ra ở Sài Gòn, đều bị tất cả các quan chức từ ngoài Bắc điều vào nhìn ngó với sự ngao ngán.
Hồ sơ về sai phạm của Lê Thanh Hải đã được Nguyễn Phú Trọng cho hình thành từ năm 2016, nhưng phải đợi đến lúc Lê Thanh Hải về hưu, thì thực sự mọi chuyện mới có thể bắt đầu. Những số tiền làm ra của Hải ở Sài Gòn, khiến giới cộng sản miền Bắc chảy nước miếng, đều là trong lĩnh vực bất động sản, cụ thể là việc chuyển đổi mờ ám đất đai do nhà nước sở hữu sang mục đích thương mại.
Từ hồ sơ năm 2016 đến năm 2018, lò của Trọng mới bắt đầu "đốt" được vài tay chân của Hải như Tất Thành Cang, Nguyễn Thanh Tài, Lê Hoàng Quân… tất cả là những vụ chuyển nhượng đất công bất hợp pháp thành tiền, có lúc lên đến cả tỷ USD.
Lửa lò đã cháy đến miền Nam
Trọng phát động chiến dịch tập trung điều tra vụ dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ lệnh trung ương, dân Thủ Thiêm mới có được những lần kêu oan, chửi thẳng tên các quan chức và thậm chí ném dép vào vào đại diện tiếp dân. Trọng muốn dùng tiếng kêu khóc của dân oan để đánh Hải, chứ không hề có ý định đem lại công bằng cho 14.600 hộ gia đình bị xô thành kẻ màn trời chiếu đất.
Vào Tháng 5/2018, Trọng thúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra yêu cầu các thanh tra viên chính phủ tìm hiểu lý do tại sao sau hơn hai thập kỷ và chi hàng tỷ đô la tiền công quỹ, bán đảo Thủ Thiêm vẫn phần lớn là đầm lầy.
Cuộc điều tra theo hai hướng. Một hướng đưa ra bằng chứng cho thấy các quan chức Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi quy hoạch tổng thể được Thủ tướng tiền nhiệm Võ Văn Kiệt phê duyệt vào năm 1996, để chiếm dụng nhiều hơn diện tích làng hiện có và thu hẹp các khu đất được chỉ định làm nơi tái định cư.
Hướng điều tra thứ hai của các thanh tra viên là phân tích quá trình đấu thầu hạ tầng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vào tháng 6/2019, họ đã công bố một báo cáo nêu chi tiết những sai phạm nghiêm trọng và cho biết chính quyền thành phố phải trả lại số tiền tương đương 1,1 tỷ đô la Mỹ cho chính quyền trung ương.
Nhưng cả hai hướng điều tra, đều không bứng nổi Hải. Hồ sơ chỉ kết luận được là dự án Thủ Thiêm đã "làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đảng Thành phố Hồ Chí Minh và chính quyền đối tác... mà ông Lê Thanh Hải phải chịu trách nhiệm chính". Do đó, Bộ Chính trị quyết định tước bỏ các chức danh trong Đảng của ông ta một cách hồi tố.
Cho đến lúc vào tình thế được coi là ngặt nghèo hiện nay, ông Hải vẫn là gai trong giày của ông Trọng. Hạ được Lê Thanh Hải, tức hạ được trùm cuối của cánh cộng sản miền Nam bất trị, và có thể thu gom được các đầu mối kinh tài cho bộ máy chính trị này, cụ thể như vụ ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan.
Câu hỏi cuối cùng cho hệ thống cầm quyền cộng sản hiện nay, rằng sau khi thanh toán được các băng nhóm cộng sản miền Trung và miền Nam, chính trị Việt Nam sẽ ra sao? Nửa thế kỷ sau khi thống nhất đất nước bằng bạo lực, Hà Nội đang mon men đến chuyện thống nhất được nội bộ "đồng chí" từ di sản chiến tranh. Nhưng sau ông Trọng, sẽ không có ai có gương mặt nào có đủ lực toàn trị để truy bắt, thanh trừng, giữ cho đảng cộng sản còn chút hình ảnh lý tưởng của mình. Cuộc phân tranh vì danh lợi trên nóc Ba Đình về sau, cho thấy sẽ còn tương tàn hơn bao giờ hết.
Nam Việt
Nguồn : RFA, 29/05/2024
Ông Lê Thanh Hải vẫn sinh hoạt bình thường tại Sài Gòn ngày 27/5/2024
Hãy thận trọng, tin ông Lê Thanh Hải bị bắt là không đúng. Có lẽ vì quá ghét ông nên mới có tin đồn ông Lê Thanh Hải bị bắt tại Hà Nội. Hiện tại ông Lê Thanh Hải và gia đình vẫn sống bình yên tại Sài Gòn.
(Thông Luận / NVH)
Vợ chồng ông Lê Thanh Hải [Hai Nhựt] sáng nay, 27/5/2024, trong tang lễ bà Đỗ Duy Liên, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh Huy Đức
******************************
Vì sao tin đồn bắt Lê Thanh Hải là "phép thử" quyền lực của Tô Đại, đối với Tổng Trọng ?
Trà My, Thoibao.de, 26/05/2024
Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 có thể được coi là một khúc ngoặt trong sự nghiệp chính trị của đương kim Chủ tịch nước Tô Lâm – cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Việc ông Tô Lâm bị đa số các lãnh đạo cấp cao trong nội bộ Đảng, ép phải ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch nước – một vị trí trong "Tứ trụ", nặng về tính lễ nghi, song rất ít quyền lực.
Ai à người ra lệnh bắt Lê Thanh Hải ? - Ảnh minh họa
Dẫu rằng, việc ông Tô Lâm phải ngồi vào một trong 2 chiếc ghế Tứ trụ còn trống, Chủ tịch quốc hội hoặc Chủ tịch nước, là điều bắt buộc, nếu ông muốn có tên trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng bí thư tại Đại hội 14, sẽ khai mạc đầu năm 2026.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc ông Tô Lâm phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước, với nhiều dấu hiệu bất bình thường trong quá trình Quốc hội đề cử, phê chuẩn…, là bằng chứng cho thấy, các phe phái trong Đảng có thể đang tìm cách loại bỏ ông. Tô Lâm có thể đang bị Tổng Trọng và các đối thủ khác trong Đảng vào hùa với nhau, để loại ông ra khỏi cuộc đua giành vị trí "nhân sự chủ chốt", tại Đại hội Đảng sắp tới.
Quốc hội và các "cấp có thẩm quyền" đã dùng biện pháp mạnh vào phút thứ 89, từ chối không để cho Tô Lâm đồng thời giữ cả 2 chức : Bộ trưởng Công an và Chủ tịch nước. Cũng như, Ban Chấp hành Trung ương đã không phê chuẩn 2 nhân vật thân cận của ông – 2 Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc, một kế nhiệm ghế Bộ trưởng Bộ Công an, và một giữ ghế trong Ban Bí thư.
BBC đã đưa ra bình luận rằng : "Một số nhà quan sát nói với BBC rằng, trở thành Chủ tịch nước là "bàn đạp" để ông Tô Lâm có thể củng cố quyền lực, từ đó tiến tới ghế Tổng bí thư trong tương lai. Một khi, ông Tô Lâm đã ở trong "Tứ trụ", thì ông ấy có thể sẽ có "suất đặc biệt" tại Đại hội 14, để kéo dài sự nghiệp chính trị của mình, khi ông đã quá 65 tuổi".
Tương tự, Giáo sư Zachary Abuza đã đưa ra bình luận : "Việc giữ chức Chủ tịch nước không ngăn cản việc ông Tô Lâm là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Nếu ai đó đang cố gắng có được các vị trí cao nhất của Đảng và Nhà nước cùng một lúc, giống như ở Trung Quốc, thì đó là ông Tô Lâm".
Những phân tích vừa kể, rõ ràng cho thấy, cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn có một vị thế không hề nhỏ, để tiến tới ghế Tổng bí thư tại Đại hội Đảng kế tiếp. Vậy, lấy gì để đánh giá sức mạnh quyền lực của tân Chủ tịch nước Tô Lâm ?
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết, phải trả lời câu hỏi : Vì sao, mới đây, mạng xã hội đã có những đồn đoán cho rằng, Bộ Công an ngày 23/5 vừa khởi tố đối với ông Lê Thanh Hải – cựu Bí thư Thành Hồ ? Trong khi trước đó, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13, ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương chỉ quyết định "cách tất cả chức vụ trong Đảng" của ông Lê Thanh Hải.
Ngay sau đó, BBC đã đưa ra một đánh giá đáng chú ý :
"Theo Khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên, đảng viên sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng khi vi phạm pháp luật, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, việc ông Hải chỉ bị cách chức mà không bị khai trừ, có thể hiểu rằng, Đảng đã đánh giá những sai phạm của ông Hải không tới mức xử lý hình sự".
Có nhiều ý kiến cho rằng, ông Lê Thanh Hải từng được mệnh danh là nhân vật "bất khả xâm phạm". Cư dân mạng đồn đoán, nhờ ông Hải từng nhiều khóa là Ủy viên Trung ương, cũng như Ủy viên Bộ Chính trị, nên đã nắm thóp Tổng Trọng, trong thời gian giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng cùng với cựu Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, bị dính nghi án nhận hối lộ của Tập đoàn Ciputra – Indonesia, mỗi người 1 triệu USD và 2 biệt thự ở Khu đô thị Nam Thăng Long.
Do đó, tin đồn bắt Lê Thanh Hải và ai là người quyết định bắt, sẽ là một phép thử về mặt quyền lực đối với ông Tô Lâm hiện nay, cụ thế là :
– Nếu người ra lệnh bắt là Tổng Trọng, thì có thể coi đó là hành động "diệt khẩu", để chấm dứt những tin đồn bất lợi cho Tổng bí thư ?
– Nếu vụ án là do Tô Lâm chỉ đạo cho đàn em thân tín ở Bộ Công an thực hiện, thì chứng tỏ, ông vẫn còn quyền uy tại Bộ Công an. Và chuyện bắt Lê Thanh Hải có thể coi là một hành vi "dằn mặt", đe dọa đối với Tổng Trọng, vì rất có thể, những lời khai của Lê Thanh Hải sẽ thay đổi bàn cờ chính trị.
Điều đó cho thấy, trận chiến "vương quyền" trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam chưa thể kết thúc dễ dàng.
Trà My
************************
Dấu hiệu chuẩn bị công bố Lê Thanh Hải bị bắt ?
Thoibao.de, 26/05/2024
Tình trạng dân oan tụ tập khiếu kiện đã diễn ra thường xuyên từ hàng chục năm nay khắp cả nước, đặc biệt là các khiếu nại của người dân oan mất đất ở Thủ Thiêm (thuộc Thành phố Thủ Đức) kéo dài đã hơn một phần tư thế kỷ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, nhưng nhà cầm quyền vẫn ra sức bao che cho phe nhóm Lê Thanh Hải, né tránh mọi yêu cầu bồi thường chính đáng của người dân.
Truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin nóng về diễn biến người dân khiếu kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nhưng bỗng dưng ngày 24/5 báo chí chính thống đưa tin với những hàng tít như : Thành phố Hồ Chí Minh kiên quyết không để phát sinh các "điểm nóng" về an ninh, trật tự.
Bài báo của tờ Người Lao Động với tiêu đề "Xử lý các đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động người dân vi phạm pháp luật" đã trích dẫn báo cáo của Ban Nội chính thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị giao ban do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 24/5 như sau :
Theo Ban Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn tình trạng người dân bị ảnh hưởng tại một số dự án, thường xuyên tụ tập đông người, yêu cầu lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc đối thoại. Một số đối tượng quá khích lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo kích động, lôi kéo, xúi giục người khiếu kiện gây phức tạp tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước.
Trong Hội nghị giao ban nêu trên giữa Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với Thường trực Quận ủy, huyện ủy, Thành ủy Thành phố Thủ Đức ; ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – đề nghị :
Chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời ngăn chặn, giải quyết, xử lý các đối tượng chống đối chính trị, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động người dân khiếu nại, tố cáo, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, xử lý các trường hợp cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, gây mất đoàn kết, uy tín trong nội bộ.
Ông Lê Thanh Hải, 74 tuổi, từng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam khóa 10 và 11, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn hai nhiệm kỳ, từ 2005 đến 2015. Trước đó ông ta đã là chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Phố từ năm 2001. Trong hơn 15 năm làm mưa làm gió ở Sài Gòn, ông Lê Thanh Hải đã gây ra vô số tội ác qua các thủ đoạn lập vây cánh, hình thành phe nhóm chính trị, cướp đất, mua quan bán chức, trở thành "lãnh chúa thành Hồ", một trùm mafia máu lạnh hàng đầu Việt Nam.
Tội ác lớn nhất của ông Hải có lẽ là vụ cướp đất ở Thủ Thiêm, Quận 2, nay là thành phố Thủ Đức. Cùng với đám tay chân do ông ta dựng lên như Tất Thành Cang, Đào Thị Hương Lan, ông Lê Thanh Hải đã cướp 160 hécta đất tái định cư nằm ở địa bàn ba phường An Phú, An Khánh và Bình Khánh "liền kề" trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm. Rồi ông ta phân lô, giao cho các đại gia kinh doanh bất động sản trục lợi, đồng thời thu hồi đất tràn lan của những gia đình bên ngoài dự án như khu Nam Rạch Chiếc, khu Thạnh Mỹ Lợi đẩy hàng ngàn gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất.
Máu người dân đã đổ xuống, oan khiên ngút trời xanh, nỗi đau thương chất chồng ở bán đảo Thủ Thiêm.
Hiếu Bá Linh (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/05/2024
****************************
Lê Thanh Hải bị bắt
Tin nội bộ, Thoibao.de, 24/05/2024
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Thanh Hải.
Hiện nay ông đang bị tạm giam tại trại tạm giam Ngọc Xá tỉnh Bắc Ninh (đây là cơ sở thẩm tra hỏi cung của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Cục trưởng C03).
Ông Lê Thanh Hải, cựu ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Bắt Lê Thanh Hải để điều tra về tội rửa tiền, chuyển tiền ra nước ngoài gây thất thoát cho nhà nước Viêt Nam 50 tỷ đô la Mỹ ; cộng tác với gián điệp Trung Quốc phá nền kinh tế Việt Nam suốt 15 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số N011/C03 ngày 23/05/2024 và lệnh bắt tạm giam số 852/C03 ngày 23/05/2024 của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Ngay sau khi có quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam trên, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Lê Minh Hưng đã ký quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Lê Thanh Hải. Quyết định số 932-QĐNS/TW là theo đề nghị của Đảng ủy Công an trung ương và Ủy ban Kiểm tra trung ương cùng phối hợp thực hiện.
Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng tạm giữ hình sự bà Trương Thị Hiền là vợ ông Lê Thanh Hải nhằm thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội rửa tiền, hiện nay bà Trương Mỹ Hoa nguyên Phó Chủ tịch nước dùng máu viết tâm thư trên tờ bằng khen 60 năm tuổi Đảng gửi cho TBT Nguyễn Phú Trọng và tuyên bố sẽ tự thiêu tại lăng Ba Đình lịch sử, nếu không thả em gái bà ra trong vòng 9 ngày.
Tin nội bộ
Hôm nay 16/5, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ từng nắm giữ.
Ông Lê Thanh Hải đã bị Trung ương Đảng tước hết tất cả các chức vụ từng nắm giữ
Thông tin được công bố qua thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.
Theo đó, ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.
Ông bị quy là thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước ; để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.
Trước đó, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sai phạm của ông Hải được xác định là có liên quan tới các vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Những chức vụ ông Hải bị tước bỏ bao gồm :
- Ủy viên Bộ Chính trị
- Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Về chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015, ông Hải đã bị cách chức từ năm 2020 do những sai phạm liên quan tới dự án khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Trước đó, theo quy trình kỷ luật đảng viên cấp cao, trường hợp của ông Lê Thanh Hải đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo và đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật.
Sau khi xem xét, Bộ Chính trị đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật theo quy định của Đảng.
Theo Khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên, đảng viên sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng khi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, việc ông Hải chỉ bị cách chức mà không bị khai trừ có thể hiểu rằng Đảng đã đánh giá những sai phạm của ông Hải không tới mức xử lý hình sự.
Ngoài ông Hải, có ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong cũng có sai phạm được xác định có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Hai ông này đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vào ngày 14/5.
Cũng trong thông cáo nói trên của Văn phòng Trung ương Đảng, có hai người khác bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, là :
- Ông Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
- Ông Mai Tiến Dũng , cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Cả hai ông Thái và Dũng đều đã bị khởi tố, tạm giam trước đó.
Hôm 14/5, ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội, cũng đã bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng.
Dấu hiệu về tương lai của ông Hải
Trước khi ông Hải bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đã có một loạt những dấu hiệu phần nào báo trước một tương lai gập ghềnh cho ông Hải.
Ngày 20/4, ông Lê Thanh Hải đột ngột bị nhắc tên trong một video của Truyền hình Nhân Dân. Đây là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân - cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cần lưu ý, ông Hải bị nhắc tên do những sai phạm đã xảy ra từ nhiều năm trước.
Tới ngày 8/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật đối với ông Hải do những sai phạm liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Tập Đoàn AIC nói trên.
Chỉ hơn một tuần sau, ông Hải bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Quay trở lại xa hơn trong quá khứ, từ lâu đã có nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét trách nhiệm của ông Hải trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Nhìn lại quá trình công tác của ông Hải, có thể thấy, thời gian ông lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng là thời gian Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan phát triển thăng hoa.
Cuối thập niên 1990, ông Lê Thanh Hải từng làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2001 cho đến đầu năm 2016, ông làm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh rồi Bí thư Thành ủy.
Đây cũng là quãng thời gian mà Vạn Thịnh Phát từ một công ty nhỏ đã liên tục thâu tóm các khu đất vàng, từ đó trở thành một gã khổng lồ trong ngành bất động sản.
Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều khu đất vàng và các tòa nhà nằm ở vị trí đắc địa tại Thành phố Hồ Chí Minh như Times Square, Cao ốc Vạn Thịnh Phát, khách sạn Duxton, Union Square.
Vào năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sai phạm.
Khi đó, báo chí Việt Nam đã phản ánh rằng phần lớn số nhà đất này đã về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đơn cử là tòa nhà Vạn Thịnh Phát ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1.
Bình luận trước khi tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ viện ISEAS, Singapore đã nhắc việc cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, người nắm quyền suốt hai nhiệm kỳ, từ năm 2005 đến 2015, trùng hợp với sự phát triển thăng hoa của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
"Tôi có nghe rằng ông ấy là người đỡ đầu về mặt chính trị cho bà Lan. Có thể là sự bảo trợ về mặt chính trị này là một yếu tố khác khiến việc đưa vụ án ra ánh sáng bị trì trệ".
Tạp chí Time cho rằng bà Trương Mỹ Lan ắt phải có móc nối hoặc nhận sự bảo trợ từ những nhân vật có quyền lực để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Tạp chí Time sau đó đã nhắc lại việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị kỷ luật do những cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), có ý kiến tương đồng :
"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải và đồng phạm không bị kỷ luật thêm vì tham gia vào các hoạt động gian lận và tham ô của Lan vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ đây là trường hợp ‘im lặng là vàng’".
Ông Lê Thanh Hải và vụ Thủ Thiêm
Đề cập đến ông Hải, không thể nào không nói tới những sai phạm tại Dự án khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Do những sai phạm liên quan tới dự án này, ông Hải đã từng bị kỷ luật đảng.
Ngày 20/3/2020, ông bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức "cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015" do những vi phạm liên quan tới dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Vụ việc tại Thủ Thiêm đã gây ra nhiều tranh chấp giữa người dân có đất đai bị giải tỏa với chính quyền và các nhà phát triển bất động sản.
Đây là một vụ việc có tác động lớn đến chính trị, ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của chính quyền địa phương và trung ương.
Có thể nói rằng mỗi khi nhắc tới ông Lê Thanh Hải là mọi người lại nhớ lại những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.
Theo báo Tiền phong, ông Hải được xem là người "khởi nguồn" cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.
Đặc biệt, theo tờ báo này, ông Hải là người đã chỉ đạo "xé nát" 160 ha đất tại định cư của người dân bị giải tỏa.
Vài ngày sau khi ông Hải bị cách chức, Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết về sự việc này, tác giả là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã viết rằng qua theo dõi lịch sử Đảng, ông chưa từng thấy có cán bộ cấp cao thuộc diện do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nào mà bị xử lý kỷ luật như ông Lê Thanh Hải.
Ông Phúc cho rằng đây là cách Đảng thể hiện rằng cán bộ cấp cao mắc sai phạm dù đã nghỉ hưu cũng sẽ bị xử lý chứ không có chuyện "hạ cánh an toàn".
Ngược lại, có nhiều người dân cho rằng cách ông Hải bị xử lý chưa đủ nghiêm.
Nguồn : BBC, 16/05/2024
Hy vọng gì cho dân kiện Thủ Thiêm ?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41 hôm 6 và 7/5/2024 đã đề nghị kỷ luật Cựu Bí thư thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải, và hai cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong vì "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức, cá nhân vi pham nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng các dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC thực hiện…"
Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2015 (minh họa). AFP.
Trước đó, ông Lê Thanh Hải vào tháng 3/2020 bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015. Lý do vì ông này phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi đó ông Lê Hoàng Quân phải chịu kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Còn cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng chịu kỷ luật cảnh cáo vào tháng 7/2020.
Người dân mất đất ở Thủ Thiêm đang khiếu kiện kỳ vọng gì khi ba nhân vật Hải, Quân và Phong lại bị đề nghị kỷ luật vì những sai phạm khi nắm quyền ? Ông Nguyễn Đình Đệ, là một dân oan Thủ Thiêm, hôm 10/5/2024 nói với RFA :
"Theo quan điểm của tôi, thật sự mà nói bà Trương Mỹ Lan phất lên từ thời Lê Thanh Hải làm Bí thư Quận 5, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, rồi Bí thư Thành phố. Còn riêng vấn đề Thủ Thiêm không nhắc đến thì tội của Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và một phần của Nguyễn Thành Phong - Bí thư Quận 2... là tày trời, sai không còn chỗ để nói. Chính vì điều đó có lẽ báo chí không muốn nhắc tới. Nhưng tôi có đọc một vài bài báo có nhắc tới sai phạm của ông Lê Thanh Hải nghiêm trọng, có vấn đề Thủ Thiêm, nhưng chỉ nhắc lướt qua và vẫn tập trung chuyện Trương Mỹ Lan".
Ông Nguyễn Đình Đệ cho rằng, nếu ông Lê Thanh Hải tra tay vào còng thì mọi cái sẽ tốt lên. Ông Lý giải :
"Vì nếu ông Lê Thanh Hải còn đó, thì phe nhóm của Lê Thanh Hải vẫn cứng đầu cứng cổ, vẫn điều hành chống đối lại bà con. Chỉ có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân bị bắt thì lúc đó vấn đề Thủ Thiêm may ra mới được giải quyết, đó là điều chắc chắn, tôi nói không chỉ suy nghĩ của tôi mà còn của bà còn Thủ Thiêm".
Còn ông Huỳnh Thiên, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm, khi trả lời RFA hôm 10/5/2024 cho biết, ông không hy vọng gì nhiều :
"Tôi thấy Thủ thêm hình như họ gác qua rồi. Bây giờ họ có moi móc, trừng trị ai là do những quan điểm trong nội bộ của họ thôi. Chứ còn dân oan Thủ Thiêm thì tôi thấy không còn hy vọng gì. Thủ Thiêm thì coi như nó gác qua, ông Hải vụ Thủ Thiêm họ đã xử lý rồi, họ đã cách chức cựu Bí thư của ổng giai đoạn đó. Bây giờ dính đến AIC, Vạn Thịnh Phát đó là vấn đề khác".
Theo ông Thiên, nếu chính quyền Việt Nam chỉ cách chức Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong thì không có gì, nhưng sẽ có hy vọng nếu những người này bị truy tố hình sự :
"Nếu bắt được Lê Thanh Hải thì những đám thuộc hạ ở dưới, đám chân rết mới nương tay với dân. Chứ còn Lê Thanh Hải thì bây giờ dân Thủ Thiêm họp hành thì họ vẫn trấn áp, họp Quốc hội thì nó không cho vô... Trong thời gian gần đây họ trấn áp nhiều hơn, chỉ có kỳ họp Quốc hội hôm 7/5 thì họ hơi buông một chút, vì biết là Lê Thanh Hải có chuyện, nên nó nhẹ tay. Nếu Lê Thanh Hải bị truy tố hình sự, thì cũng lóe lên ánh sáng hy vọng cho nó vui. Chứ vụ Thủ Thiêm thì tôi nghĩ hồ sơ đã đóng lại khi họ chuyển qua Thành phố Thủ Đức, hiện nay thì tôi thấy không còn hy vọng gì".
Tuy nhiên ông Nguyễn Hồng Quang, người có đất nằm trong ‘5 Khu phố, 3 Phường’ của Thủ Thiêm khi trao đổi với RFA hôm 10/5/2024 cho rằng, dù không nhắc tới Thủ Thiêm nhưng khi ba ông này bị truy tố thì chắc chắn sẽ mở rộng vụ án Thủ Thiêm :
"Không nhất thiết phải nói, ba nhân vật này đều có liên quan đến Thủ Thiêm. Họ lấy vụ án đó kỷ luật, rồi có thể là khởi tố vụ án sau đó vì liên quan đến Vạn Thịnh Phát, là vụ án quá lớn, đến mấy chục lần. Những nhân vật đó làm mất số tiền lớn của dân, của xã hội thì chắc chắn chịu án hình sự rất cao. Và khi tiến hành mở rộng vụ án thì họ cũng không bao giờ bỏ qua quyết định của Trung ương kỷ luật cách chức ông Hải vì liên quan đến Thủ Thiêm".
Theo ông Quang, vụ Thủ thêm lớn hơn vụ Vạn Thịnh Phát do chênh lệch địa tô và thất thoát tiền hàng triệu tỷ... Ông Quang nói tiếp :
"Chính vì vậy tôi nghĩ mấy ông đó cũng sẽ không có thoát đâu, rồi công an sẽ thông báo khẳng định vụ Thủ Thiêm thôi. Ở Việt Nam nó như vậy, mỗi vụ án công an sẽ công bố sai phạm từng chi tiết, không bỏ qua đâu. Ví dụ như ông Cang sai phạm việc này, nhưng họ mở rộng bắt ông Cang ra tòa nhiều lần, ông Đinh La Thăng cũng vậy."..
Riêng trường hợp Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hồng Quang nhận xét thêm :
"Ông Hải bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2000 khẳng định, là người chịu trách nhiệm chính trong sai phạm ở Thủ Thiêm. Chính vì vậy khi bắt ổng với bất cứ vụ án nào thì cũng sẽ có hy vọng. Vì ổng cực kỳ gian ác, dùng bàn tay sắt với dân Thủ Thiêm, nhưng lại tay nhúng chàm với Vạn Thịnh Phát và hàng ngàn công sản quốc gia bị biến thành tư sản của cá nhân qua hóa giá rẻ bèo. Ví dụ rất nhiều cơ sở tôn giáo lại lấy làm việc công, còn tài sản công, đất công ở Sài Gòn thì biến thành của tư nhân".
Theo ông Quang, sự phẫn uất này ai cũng biết và ông bày tỏ hy vọng rằng sẽ có một ánh sáng nào đó.
Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng Ban Tiếp công dân Trung ương hôm 10/1/2024 đã tiếp đại diện các hộ dân bị mất đất ở Thủ Thiêm để thông báo kết quả kiểm tra, rà soát về ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại buổi làm việc Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo truyền thông Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kết luận có đủ cơ sở để xác định vị trí, ranh giới, số thửa đất của các hộ dân đang khiếu nại thuộc năm Khu phố thuộc ba Phường nằm trong ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Liên quan việc này, ông Nguyễn Hồng Quang cho rằng Thanh tra Chính phủ đã bẻ cong sự thật :
"Vụ Thủ Thiêm sai phạm đến nỗi Thanh Tra đã bẻ cong, phớt lờ pháp luật, kết luận sai phạm Thủ Thiêm không đúng chứng cứ pháp lý mà người dân có, phóng viên có, báo đài đã đưa tin như vậy... Cả một hệ thống sai phạm, kể cả thời ông Lê Minh Khái ra quyết định 1169 và 2859 bẻ cong sự thật ở Thủ Thiêm. Cho nên ông Hải mất chức mà còn ông Khái và rất nhiều cán bộ vẫn cản trở việc giải quyết Thủ Thiêm cho người dân".
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải xử lý toàn bộ những kẻ ăn theo xung quanh ông Lê Thanh Hải, chứ nếu chỉ mình Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải vào tù thì người dân Thủ Thiêm cũng không hy vọng gì.
Nguồn : RFA, 10/05/2024
Ai hạ được Hai Nhật trên võ đài quyền lực ?
Hoàng Anh, Thoibao.de, 10/05/2024
Hai Nhật Lê Thanh Hải - Ảnh minh họa
Hiệp một, Tổng Trọng chào thua Hai Nhật
Ngày 20/3/2020, lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, đã tập hợp cả Bộ Chính trị và Ban Bí thư, để xem xét kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015, cùng với ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân. Ban Thường vụ này đã sai phạm nghiêm trọng trong dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.
Lúc đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư kết luận, ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành ủy. Hình thức kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải là "cắt chức vụ nguyên Bí thư Thành ủy" ; và với ông Lê Hoàng Quân là "cắt chức vụ nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố".
Kỷ luật "cắt chức vụ", lại thực hiện đối với người không còn chức vụ, thì đúng là trò hề mà chỉ có những bộ óc "siêu việt" của Đảng cộng sản Việt Nam mới nghĩ ra được. Trên thế giới, không có quốc gia nào lại đi trừng phạt quan tham bằng cách cắt hết các chức vụ trong quá khứ của họ.
Ông Nguyễn Phú Trọng tự nghĩ ra khái niệm kỳ lạ – "chức vụ nguyên lãnh đạo" – để hợp thức hóa cho những trường hợp được ông tha bổng, hoặc ông không thể kỷ luật vì quá "cứng cựa" trên chính trường. Nói thẳng ra, việc cách chức "nguyên bí thư" hay "nguyên chủ tịch" là sự thất bại trong cuộc "đốt lò" của ông, vì không thể đụng đến "đối tượng".
Hiệp Hai, Tổng liệu có quật nổi ?
Ngày 6 và 7/5 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Trần Cẩm Tú đứng đầu, đã họp kỳ thứ 41. Nội dung kỳ họp này là thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực, xem xét kỷ luật đối với các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, do liên quan đến những sai phạm tại vụ án Vạn Thịnh Phát và AIC.
Được biết, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là ông Nguyễn Phú Trọng, Phó ban là ông Tô Lâm. Không rõ, ai trong hai người này đã chỉ đạo ông Trần Cẩm Tú thực hiện việc kỷ luật đối với 3 ông nêu trên.
Kể từ đầu năm đến nay, ông Tô Lâm đã nhiều lần cho đánh úp các quan chức, cả đương nhiệm và mãn nhiệm. Ông không cần thông qua quy trình kỷ luật Đảng nhiêu khê, mà thẳng tay "bắt sống".
Nhưng lần này, khi đánh Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, lại diễn ra bài bản, đúng theo quy trình mà Tổng Trọng đề ra. Vì vậy, nhiều người suy đoán, lần này có thể là sự chỉ đạo của ông Trọng, chứ không phải ông Tô Lâm.
Thông thường, Tô Lâm nhắm vào những nhân vật đương nhiệm, có khả năng cạnh tranh ảnh hưởng chính trị đối với ông và phe cánh Hưng Yên. Còn trong trường hợp này, các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, đều là những người đã hết thời, không có khả năng đe dọa đến quyền lực chính trị của phe cánh Hưng Yên. Đây là một lý do khác để nhiều người tin rằng, việc đánh vào nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, là do ông Tổng chỉ đạo.
Thủ thuật nào để hạ Hai Nhật ?
Nếu vụ việc là do ông Tổng chỉ đạo, thì cơ hội thoát tội của 3 người này cao hơn, so với Tô Lâm chỉ đạo. Bởi nếu Tô Lâm ra tay thì có thể cho bắt ngay, bắt công khai hoặc bắt cóc, chứ không cần thủ tục rườm rà.
Hồi năm 2020, Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân đã thoát án, thì khả năng, lúc này, những người này có thể lại thoát án tù một lần nữa.
Dư luận đang rất mong ngóng, chờ xem ông Tổng bí thư trừng trị thích đáng những ông quan tham một thời này. Đó cũng là áp lực lớn đối với ông Trọng.
Lần trước, ông Trọng đã dùng trò "cách hết các chức vụ nguyên lãnh đạo", để tha tội cho họ. Không biết, lần này, nếu muốn tha, ông Tổng sẽ cho cắt thêm cái "nguyên" nào nữa ?
Hãy chờ xem, ông Tổng sẽ tung ra trò gì với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong ?
Hoàng Anh
Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024
**********************************
Lê Thanh Hải có bị truy tố hay không, khi "dính" tới Vạn Thịnh Phát và AIC ?
Trà My, Thoibao.de, 10/05/2024
Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật một lần nữa, vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà "trùm" Trương Mỹ Lan, và Tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm – đang bị quá khứ gọi tên
Thời gian gần đây, giới quan sát đã đưa ra các dự báo, về khả năng ông Lê Thanh Hải sẽ bị xử lý, thậm chí, có thể bị truy tố hình sự. Theo đó, ngày 20/4, kênh Truyền hình của báo Nhân Dân bất ngờ đã đăng tải một video có nhan đề "Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ".
Clip video này đã chỉ ra sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Thanh Hải, đó là "sự lạm dụng chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đã dẫn tới vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng".
Điều quan trọng là, kênh Truyền hình Nhân Dân là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 8/5 đưa tin, theo Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tại họp kỳ thứ 41 vào chiều ngày 8/5, 3 cựu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Thanh Hải, ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong đã bị đề nghị kỷ luật. Cả 3 ông đều bị kỷ luật với lý do, phải "chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC)".
Đáng chú ý, thông cáo cho biết :
"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Báo Thanh Niên cho biết, Thanh tra Chính phủ đã từng phát giác ông Lê Thanh Hải và Ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vi phạm nghiêm trọng ; kiến nghị thu hồi, xử lý 135.816 tỷ đồng ; và yêu cầu thu hồi hơn 900 hecta đất. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể, cá nhân ; chuyển Cơ quan Điều tra của Bộ Công an xử lý 98 vụ việc, 121 cá nhân liên quan.
Đây là điều được đánh giá là hết sức bất thường, vì vẫn với những sai phạm kể trên, nhưng 4 năm trước đây, hồi tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải chỉ bị Tổng Trọng và Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức, cách chức "cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015".
Thời điểm đó, biện pháp kỷ luật trên đối với ông Hải, đã bị công luận nhạo báng, châm chọc ; bị cho là thể hiện sự bao che, dung túng của Bộ Chính trị và Tổng Trọng. BBC Việt ngữ đã bình luận "mỉa mai", khi nhận xét rằng, ông Hải bị mất một chức vụ quan trọng mà ông từng nắm trong quá khứ, và đây là một hình thức kỷ luật "đặc sản" dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi bà "trùm" Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, vào ngày 11/4, vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB đã được truyền thông quốc tế chú ý. Điều này khiến người ta nhớ đến việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, bị kỷ luật với những cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm".
Dư luận và giới quan sát có chung nhận định rằng, bà Trương Mỹ Lan không thể "một tay che trời" ở Sài Gòn, nếu không có sự "chống lưng" của các lãnh đạo cấp cao.
Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales, Úc, đánh giá :
"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta, rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải không bị kỷ luật vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ, đó là trường hợp điển hình về cái gọi là, "im lặng là vàng".
Nhà báo David Brown, một cựu quan chức Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm về chính trị tại Việt Nam, đánh giá :
"Bà Trương Mỹ Lan có lẽ được những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng bảo trợ, trong đó gồm những người chi phối kinh tế và chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập kỷ, để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước".
Công luận cho rằng, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phất lên, đồng thời có nhiều vi phạm trong nhiều năm ở Sài Gòn, trùng với thời gian ông Lê Thanh Hải giữ chức Bí thư Thành ủy. Phải chăng, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên ?
Có một khả năng cao, đó là, vì sự bảo trợ rất cao về chính trị cho Lê Thanh Hải, là yếu tố quan trọng thúc đẩy Tô Lâm cho lật lại hồ sơ, để làm rõ, ai là kẻ chống lưng cho ông Lê Thanh Hải, mới là mục tiêu cao nhất.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024
*********************
Lê Thanh Hải có bị truy tố hay không, khi "dính" tới Vạn Thịnh Phát và AIC ?
Trà My, Thoibao.de, 10/05/2024 |
Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật một lần nữa, vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà "trùm" Trương Mỹ Lan, và Tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Ông Lê Thanh Hải bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015
Thời gian gần đây, giới quan sát đã đưa ra các dự báo, về khả năng ông Lê Thanh Hải sẽ bị xử lý, thậm chí, có thể bị truy tố hình sự. Theo đó, ngày 20/4, kênh Truyền hình Nhân Dân của báo Nhân Dân bất ngờ đã đăng tải một video có nhan đề "Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ".
Clip video này đã chỉ ra sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Thanh Hải, đó là "sự lạm dụng chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đã dẫn tới vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng".
Điều quan trọng là, kênh Truyền hình Nhân Dân là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 8/5 đưa tin, theo Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại họp kỳ thứ 41 vào chiều ngày 8/5, 3 cựu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Thanh Hải ; ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong, đã bị đề nghị kỷ luật. Cả 3 ông đều bị kỷ luật với lý do, phải "chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC)".
Đáng chú ý, thông cáo cho biết :
"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Báo Thanh Niên cho biết, Thanh tra Chính phủ từng đã phát giác ông Lê Thanh Hải và Ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng ; kiến nghị thu hồi, xử lý 135.816 tỷ đồng ; và yêu cầu thu hồi hơn 900 hécta đất. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể, cá nhân ; chuyển Cơ quan Điều tra của Bộ Công an xử lý 98 vụ việc, 121 cá nhân liên quan.
Đây là điều được đánh giá là hết sức bất thường, vì vẫn với những sai phạm kể trên, nhưng 4 năm trước đây, hồi tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải chỉ bị Tổng Trọng và Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức, cách chức "cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015".
Thời điểm đó, biện pháp kỷ luật trên đối với ông Hải, đã bị công luận nhạo báng, châm chọc ; bị cho là thể hiện sự bao che, dung túng của Bộ Chính trị và Tổng Trọng. BBC Việt ngữ đã bình luận "mỉa mai", khi nhận xét rằng, ông Hải bị mất một chức vụ quan trọng mà ông từng nắm trong quá khứ, và đây là một hình thức kỷ luật "đặc sản" dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi bà "trùm" Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, vào ngày 11/4, vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB đã được truyền thông quốc tế chú ý. Điều này khiến người ta nhớ đến việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, bị kỷ luật với những cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm".
Dư luận và giới quan sát có chung nhận định rằng, bà Trương Mỹ Lan không thể "một tay che trời" ở Sài Gòn, nếu không có sự "chống lưng" của các lãnh đạo cấp cao.
Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales, Úc, đánh giá :
"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta, rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải không bị kỷ luật vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ, đó là trường hợp điển hình về cái gọi là, "im lặng là vàng"".
Nhà báo David Brown, một cựu quan chức Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm về chính trị tại Việt Nam, đánh giá :
"Bà Trương Mỹ Lan có lẽ được những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng bảo trợ, trong đó gồm những người chi phối kinh tế và chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập kỷ, để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước".
Công luận cho rằng, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phất lên, đồng thời có nhiều vi phạm trong nhiều năm ở Sài Gòn, trùng với thời gian ông Lê Thanh Hải giữ chức Bí thư Thành ủy. Phải chăng, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên ?
Có một khả năng cao, đó là, vì sự bảo trợ rất cao về chính trị cho Lê Thanh Hải, là yếu tố quan trọng thúc đẩy Tô Lâm cho lật lại hồ sơ, để làm rõ, ai là kẻ chống lưng cho ông Lê Thanh Hải, mới là mục tiêu cao nhất./.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024
Bị truy cứu về Vạn Thịnh Phát, Lê Thanh Hải đối diện án kỷ luật
VOA, 09/05/2024
Ông Lê Thanh Hải, nhà lãnh đạo uy quyền một thời ở thành phố Hồ Chí Minh, vừa bị cơ quan kiểm tra của Đảng đề nghị kỷ luật vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, báo chí trong nước đưa tin.
Ông Lê Thanh Hải, hàng trên, bên trái, thời còn là Ủy viên Bộ Chính trị, tại một kỳ Đại hội Đảng
Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được phát ra vào cuối ngày 8/5 nói rằng ông Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy, và tập thể do ông lãnh đạo đã ‘vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện’.
Kết luận này được đưa ra sau kỳ họp diễn ra trong hai ngày của Ủy ban Kiểm tra Trung ương do chủ nhiệm ủy ban là ông Trần Cẩm Tú chủ trì. Đáng chú ý, kỳ họp này được triệu tập theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, thông cáo cho biết.
Ngoài sai phạm liên quan đến Vạn Thịnh Phát, bộ máy lãnh đạo thành phố dưới quyền ông Hải còn bị xác định sai phạm liên quan đến các gói thầu, dự án do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thực hiện.
"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật", thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được báo chí dẫn lại viết.
Ông Hải và tập thể Thành ủy do ông đứng đầu nhiệm kỳ 2010 – 2015 bị xác định có trách nhiệm chính, ngoài ra cũng bị xác định trách nhiệm còn có Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân thành phố do các cựu chủ tịch Lê Hoàng Quân (2011 - 2016) và Nguyễn Thành Phong (2016 - 2021) đứng đầu.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của tỷ phú Trương Mỹ Lan là tập đoàn bất động sản sừng sỏ ở thành phố lớn nhất nước. Trong nhiều năm, họ đã thâu tóm được những mảnh đất vàng ở các vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố mà nhiều người khác thèm muốn nhưng không lấy được, theo tìm hiểu của VOA.
Theo những đồn đoán mà VOA không thể kiểm chứng thì bà Trương Mỹ Lan được cho là có quan hệ mật thiết với gia đình ông Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sự phất lên của bà Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà lại trùng hợp với thời kỳ ông Hải nắm quyền lãnh đạo ở thành phố từ năm 2001 cho đến năm 2016.
Hôm 11/4, bà Lan đã bị tuyên án tử hình trong vụ án rút ruột ngân hàng SCB, gây thiệt hại đến 27 tỷ đô la Mỹ cho ngân hàng này trong vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, bà Lan cũng sắp ra tòa về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ khi thông qua SCB phát hành trái phiếu rác để chiếm đoạt đến hơn 1 tỷ đô la của người dân khắp cả nước.
Dư luận cũng như nhiều nhà quan sát từng nhận định với VOA rằng bà Lan không thể ‘một tay che trời’ ở thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm nếu không có sự ‘chống lưng’ của các quan chức lãnh đạo cấp cao.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, giám đốc AIC hiện đang trốn lệnh truy nã, hồi cuối năm 2022 đã bị Tòa tuyên án 30 năm tù về các tội ‘Vi phạm quy định đấu thầu’ và ‘Đưa - Nhận hối lộ’ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Hiện chưa rõ với hậu quả được đánh giá là ‘rất nghiêm trọng’, ‘lãng phí rất lớn’ thì ông Hải sẽ đối diện mức kỷ luật nào. Hiện Đảng có 4 mức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Theo điều lệ Đảng thì Bộ Chính trị, Ban bí thư chỉ có quyền áp dụng hai mức kỷ luật thấp, còn hai mức kỷ luật cao thì phải trình ra Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Nhưng ngay cả khi đối mặt với hình thức kỷ luật cao nhất là ‘cách chức’ và ‘khai trừ’ thì ông Lê Thanh Hải vẫn có thể hạ cánh an toàn, nghĩa là được cho về hưu yên ổn, không bị truy tố hình sự và không bị tịch thu tài sản bất chính.
Cũng chưa rõ án kỷ luật ông Hải có dẫn đến việc ông bị truy tố hình sự hay không. Tuy nhiên, ngoài một trường hợp ngoại lệ là ông Đinh La Thăng, người kế nhiệm ông Hải, bị bỏ tù, thì cho đến nay tất cả các ủy viên Bộ Chính trị, từ đương kim cho đến về hưu, đều không bị truy tố hình sự sau khi đã bị kỷ luật Đảng.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Hải bị kỷ luật. Cách nay hơn 4 năm, ông Hải đã bị Bộ Chính trị bãi bỏ tư cách cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015 do sai phạm liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Án kỷ luật này không đi kèm với truy tố hình sự sau đó mặc dù nhiều nạn nhân ở Thủ Thiêm đã đòi truy tố các lãnh đạo sai phạm.
Bị bãi bỏ tư cách cũng có nghĩa là ông Hải sẽ không được đối xử cũng như nhận được những đặc ân dành cho một cựu Bí thư Thành ủy. Tuy nhiên, do ông Hải nắm Thành ủy hai nhiệm kỳ cho nên ông vẫn còn tư cách cựu Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ kỳ 2005 - 2010.
Cách nay gần một năm, vào này 20/5 năm 2023, ông Lê Thanh Hải vẫn được đương kim Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
Từng là bí thư Quận ủy Quận 5, ông Hải đã lần lượt leo lên các chức Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố từ năm 2001 đến năm 2006. Sau đó, ông vào Bộ Chính trị và được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong liên tiếp hai khóa, từ 2006 đến 2016.
Nguồn : VOA, 09/05/2024
****************************
Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật do dính líu Vạn Thịnh Phát, AIC
RFA, 08/05/2024
Cựu Bí thư thành phố Hồ Chí Minh - ông Lê Thanh Hải, và hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thanh Phong, bị Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật.
Cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/5/2015 - AFP
Đề nghị kỷ luật đối với ba cựu lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa nêu được đưa ra tại kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra trung ương trong hai ngày 6 và 7 tháng năm tại Hà Nội.
Căn cứ đề nghị kỷ luật ba lãnh đạo Đảng và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh các nhiệm kỳ từ 2010 vừa nêu được cho biết "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức, cá nhân vi pham nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện…)".
Ông Lê Thanh Hải vào tháng 3 năm 2020 bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015. Lý do vì ông này phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Lúc đó ông Lê Hoàng Quân chịu kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng chịu kỷ luật cảnh cáo vào tháng 7 năm 2020.
Tại kỳ họp thứ 41, Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ông này mới bị bắt hôm 30/4 vừa qua với cáo buộc tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan dự án Khu đô thị Thương mại, Du lịch, Nghỉ dưỡng Sinh thái Đại Ninh tại tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn : RFA, 08/05/2024
Phát biểu của ông Lê Thanh Hải trong tiếp xúc cử tri ngay từ năm 2019 từng làm cho nhiều người dân bức xúc, vì nó trái với thực tế diễn ra mà người dân Thủ Thiêm là nạn nhân…
Ông Lê Thanh Hải gọi ông Thưởng là "em Võ Văn Thưởng thân mến", rồi bất ngờ xúc động, bật khóc (06/02/2016).
Trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên hôm 27/6/2019 về các sai phạm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện dự án Thủ Thiêm, cựu bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nói :‘Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời’ (1). Lời chống chế ấy của ông Hải, theo giới quan sát, chỉ tác dụng trì hoãn được thời gian ‘khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét’.Từ năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra số 757 về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sai phạm. Đáng nói, phần lớn số nhà đất này đã về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ nhiều năm trước (2).
Mối liên đới giữa Lê Thanh Hải với Trương Mỹ Lan, người sáng lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, lại rộ lên ở Việt Nam những ngày này. Quan hệ làm ăn giữa Lê Thanh Hải với bà trùm Trương Mỹ Lan được báo chí nước ngoài từ cách đây nhiều năm đề cập khá trực tiếp.The Daily Guardian viết ngày22/10/2022 : ‘Việc bắt giữ nữ Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát… một lần nữa khiến mối liên hệ giữa Trung Quốc với các trùm kinh doanh ở Việt Nam bị chú ý’ (3).
Cũng chính vì một phần có yếu tố nước ngoài (chồng bà Lan là Chu Nap Kee Eric – Chu Lập Cơ là người Hong Kong, Trung Quốc) nên toàn bộ các mối liên hệ mờ ám giữa Hai Nhật với Mỹ Lan được ‘chìm xuồng’ khá lâu. Nay tuy vụ án Vạn Thịnh Phát dù tạm coi là đã xử xong, nhưng đó vẫn là một ‘sự bẽ bàng’ cho Việt Nam, vì vẫn còn khá nhiều khuất tất. Điều khuất tất nhất là cho tới nay, chưa có một chính trị gia hay quan chức cấp cao nào đứng đầu ở địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh) hay Trung ương phải chịu trách nhiệm cho vụ bê bối này. Sai phạm đã diễn ra hơn mười mấy năm trời, có nghĩa là nhiều quan chức các cấp có thể đã dính dáng hoặc phải chịu trách nhiệm (4).
Cách đây 5 năm, Ngọc Lễ đài VOA tiếng Việt (*) và Thu Hà cũng từng có phóng sự‘Vòng vây ngày càng siết chặt quanh Lê Thanh Hải ?’ Lúc bấy giờ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng còn là nhà quan sát tự do từ Sài Gòn đã cảnh báo sớm việc ông Lê Thanh Hải sắp bị ‘sờ gáy’. Đặc biệt lời cảnh báo nhằm vào việc Hai Nhật có sự ưu ái rất rõ ràng đối với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.Nhưng ngoài liên hệ với Vạn Thịnh Phát, nhà báo Phạm Chí Dũng còn dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương (5).
Trong 15 năm vừa là Chủ tịch UBND vừa là Bí thư Thành ủy, ông Lê Thanh Hải đã có hàng loạt chỉ đạo làm cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm hoàn toàn ‘biến dạng’. Ngay từ tháng 1/2020, báo chí Việt Nam đã từng đánh động :‘Cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nhiệm kỳ 2001– 2006, được xem là ‘người khởi nguồn’ cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án khu Đô thị mới Thủ Thiêm, đặc biệt là đã chỉ đạo ‘xé nát’ 160 ha đất tái định cư của người dân bị giải tỏa’ (6). Ngay sau đó, Ủy ban Kiểm tra trung ương trong họp kỳ 42 (diễn ra từ 3 – 8/1/2020) đã kết luận, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội.Kết luận cũng chỉ rõ, đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy (7).
Ông Lê Thanh Hải và hình ảnh Thủ Thiêm nhìn từ trên cao.
Bốn năm sau ‘cáo trạng’ trên, mãi tới những ngày này, Đảng lại gọi tên ông ! Trên kênh Truyền hình Nhân dân ngày 20/4/2024 xuất hiện một clip với tựa đề :‘Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ’. Clip này nhắc tới các sai phạm của Lê Thanh Hải và nhiều vị từng là ‘tai to mặt lớn’ khác (8). Liệu ông và các ‘đồng chí’ còn có thể ngụy biện, mình làm theo đường lối ? Sau thời gian đất nước hội nhập, nhận thức của chính quyền, từ trung ương đến địa phương, về nguồn lực quốc gia và ưu thế thể chế, đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong chính sách pháp luật về đất đai. Đúng như phân tích của Luật sư Ngô Ngọc Trai,theo đó, tất cả các vấn đề khác chỉ là phụ, việc thu hồi đất trở thành vấn đề trọng tâm, được quan tâm nhất, và trở thành vấn đề nóng bỏng nhất trong đời sống xã hội. Luật đất đai năm 2003 sử dụng đến 72 lần từ ‘thu hồi đất’, phát triển nhảy vọt từ 11 lần được sử dụng ở Luật đất đai năm 1993.Nhưng nó vẫn thua xa so với Luật đất đai năm 2013 sử dụng đến 167 lần thuật ngữ ‘thu hồi đất’. Tần suất mức độ sử d ụng thuật ngữ này cho thấy tính quan trọng và tầm ảnh hưởng chi phối của vấn đề trong toàn bộ văn bản pháp luật về đất đai (9).
Giờ đây có ai dám đứng ra làm giảm nhẹ tội trạng ‘ba năm rõ mười’ của Lê Thanh Hải ? Bởi vì, thời còn là lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải đều lợi dụng kẻ hở của Luật đất đai, và luôn kiếm được một Nghị quyết phê duyệt của tổ chức Đảng cấp trên, đi kèm theo Quyết định ‘thu hồi đất’ mỗi lần thực hiện cưỡng chế đất đai. Lần này nếu Đảng ‘thí xe’, liệu ông có dám gia nhập vào hàng ngàn hộ dân oan Thủ Thiêm bị tha hương ngay trên mảnh đất ‘chôn nhau cắt rốn’ để đi kêu oan ? Với những lời chống chế thượng dẫn, liệu Lê Thanh Hải có thể trở thành một loại ‘dân oan đặc biệt’, ra tận Ba Đình đi khiếu kiện tập thể ? Mà ‘tập thể’ của ông đâu còn ai nữa ? Ban Thường vụ Thành ủy hầu như đã vào tù gần hết, kể cả người phó trung thành và tận tụy của ông. Cuối 2022, cựu Phó Bí thư Tất Thành Cang đã phải chấp nhận 14 năm 6 tháng tù mà không dám kháng cáo.Còn ông, suốt 5 năm 55 ngày, với cương vị Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã từng cố tình sai phạm trong Dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cố tình tiếp tục dấn sâu vào tội ác trong thời gian ‘lên ngôi’ Bí thư Thành ủy kéo dài 9 năm 222 ngày. Tại vị gần 15 năm trời, Đảng đã ‘biệt đãi’ ông đủ thời gian để phá nát ‘thành Hồ’ (10).Sau những rón rén cả chục năm trời, giờ này liệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ dám đưa ra ‘phán quyết cuối cùng’ ?
Từ sai phạm trong việc ‘xé nát’ 160 ha đất tái định cư của người dân bị giải tỏa ở Thủ Thiêm đến lời cảnh báo chống lưng cho Trương Mỹ Lan tham ô ‘một triệu tỷ VND’… một phần từ các ‘cáo trạng’ ấy đã được nêu rõ trên hệ thống truyền thông của Đảng. Liệu Đại tướng Tô Lâm đang tính toán những gì với Lê Thanh Hải và mối quan hệ với ‘các đồng chí’ đã cố ý bao che trong suốt cả thời gian dài đối với các vụ án khủng ở Việt Nam ? Sự đời này có vay có trả ! Lỗ Tấn, ‘thánh nhân số một’ của Trung Quốc có lần từng phán, ‘xã hội… là một bữa tiệc ăn thịt người, ông Vua béo và anh hành khất gầy cũng chỉ là những món nhậu khác nhau trên cùng bàn tiệc của lũ giòi bọ… Kẻ bị ăn thịt hôm nay cũng từng đã ăn thịt người khác và kẻ hôm nay đang chén thịt ấy rồi sẽ bị người khác ăn tươi nuốt sống’ (11).Chỉ mong rằng, sau khi Đảng gọi ông, thì tên ông đừng trở thành tên đất nước ! Xứ Đông Lào này sẽ đến lúc người dân được chọn những ‘người đầy tớ’ xứng đáng với nghĩa của từ này !
Trần Đông A
Nguồn : VOA, 24/04/2024
Tham khảo :
(1) https://thanhnien.vn/ong-le-thanh-hai-tu-choi-noi-ve-du-an-thu-thiem-gio-toi-huu-roi-185862202.htm
(3) https://thedailyguardian.com/arrest-of-vietnamese-businesswoman-reveals-shady-links-with-china/
(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd10e5e937do
(5) https://www.voatiengviet.com/a/vong-vay-ngay-cang-siet-chat-quanh-le-thanh-hai-/5004769.html
(8) https://nhandantv.vn/kiem-soat-quyen-luc-ngan-chan-vi-pham-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu-d249013.htm
(9) https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50710640
****************************
(*) Vòng vây ngày càng siết chặt quanh Lê Thanh Hải ?
Ngọc Lễ, VOA, 18/07/2019
Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đang trong tầm ngắm của chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều khả năng ông này sẽ bị đưa ra truy tố vào đầu năm 2020, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nhận định với VOA.
Khu đô thị Thủ Thiêm nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 với tổng diện tích 930 ha, được quy hoạch là khu đô thị hiện đại, bền vững, có quy mô, tiêu chuẩn tầm cỡ khu vực. (VnEconomy, 27/09/2018)
Trong thời gian quan, một loạt những người thuộc phe cánh ông Lê Thanh Hải và ngay cả người thân của ông đều đã bị phanh phui các sai phạm và đối diện hình thức kỷ luật của Đảng. Mới đây nhất, hôm 6/7, ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Hải, đã bị công an bắt giam để điều tra về những sai phạm trong sử dụng tài sản nhà nước khi ông còn là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải và là Chủ tịch Quận 12, đã bị kỷ luật về Đảng vì đã có ‘quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và có con riêng’.
Trong khi đó, Học viện Cán bộ thành phố, nơi vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, từng là giám đó, đã bị phanh phui sai phạm về quản lý tài chính với số tiền hàng trăm tỷ đồng hồi tháng 11/2018.
Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức thân cận dưới trướng của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm.
Cuối tháng 6 năm nay, Thanh tra Chính phủ cũng đã công bố bản báo cáo được chờ đợi về kết luận thanh tra về khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn diễn ra dưới thời ông Lê Thanh Hải là lãnh đạo cao nhất của thành phố.
‘Tối hậu thư’
Trao đổi với VOA, ông Phạm Chí Dũng, nhà quan sát chính trị từ Thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng đây là những dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải sắp bị sờ gáy.
"Lê Tấn Hùng là người đầu tiên trong gia tộc Lê Thanh Hải không những bị kỷ luật mà còn bị truy tố", ông Dũng nói. "Khi Lê Tấn Hùng bị bắt, có dư luận ở Sài Gòn cho rằng vụ bắt bớ này nhiều khả năng sẽ dẫn đến ông Lê Thanh Hải với lý do ông Hải liên quan đến nhiều sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm".
"Ông ta (ông Hải) cũng là người liên quan đến nhiều vụ bất động sản, đất vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt có sự ưu ái rất rõ ràng cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát", nhà báo độc lập từng làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng hơn 30 năm này nhận xét.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng trong vụ việc của ông Hùng thì ‘ông Hải không bị liên đới’ vì ‘hai cơ quan này có quyền hành khác nhau’.
Ông Phạm Chí Dũng dẫn chứng ‘dấu hiệu rõ ràng nhất’ về chiếc thòng lọng đang siết chặt đối với Lê Thanh Hải là bản báo cáo kết luận của thanh tra Chính phủ về Thủ Thiêm mà trong đó lần đầu tiên nêu lên con số 26.300 tỷ đồng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách trung ương.
"Tôi cho đó là tối hậu thư – không còn thỏa hiệp, không còn thương lượng gì nữa", ông Dũng phân tích. "Nếu như nhóm lợi ích ở Sài Gòn không trả được thì toàn bô tài liệu thanh tra sẽ chuyển qua cho cơ quan điều tra của Bộ Công an".
"Báo cáo đó không có nêu tên Lê Thanh Hải hay tên của bất kỳ quan chức nào nhưng ở phần cuối có đề cập là ‘chuyển cho cơ quan kiểm tra Trung ương Đảng, Thường trực Ban bí thư xem xét xử lý trách nhiệm các cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý’", ông phân tích thêm và cho rằng ‘đã có danh sách các cán bộ dính chàm nhưng danh sách đó không được công bố’.
‘Thế lực bị suy yếu’
Qua vụ bắt giữ ông Hùng, ông Dũng cho rằng ‘thế lực của Lê Thanh Hải đã suy yếu’.
"Trong thời gian Lê Thanh Hải tại vị từ năm 2001 cho đến 2016, ông ta là thế lực số 1 ở Sài Gòn. Số nhân sự mà Lê Thanh Hải bố trí, cài cắm ở các sở, ban, ngành của thành phố có thể chiếm đến 40-50% tổng số nhân sự trung, cao cấp", ông Dũng cho biết nhưng cũng nói thêm rằng những lãnh đạo hiện nay ở thành phố như Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ‘không thuộc phe cánh của ông Hải vì có xuất xứ rất khác với ông Hải và đặc biệt không dính dáng đến các vụ việc sai phạm của ông Hải’.
Ông nói rằng việc khép chặt vòng vây đối với ông Hải là ‘chiến thuật ưa thích của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch đốt lò’. Đó là ‘không đánh thẳng vào trung tâm mà đánh từ vòng ngoài, từ những người thân tín và những người trong gia đình rồi từ từ khép dần vào vòng trong’.
Khi được hỏi để xử lý một nhân vật cao cấp như Lê Thanh Hải thì liệu ông Nguyễn Phú Trọng có được sự ủng hộ của đa số trong Bộ Chính trị hay không, ông Dũng cho rằng điều đó ‘tùy thuộc vào sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng’.
"Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò Lê Thanh Hải thì đa số Bộ Chính trị sẽ ủng hộ hoặc là phải ủng hộ. Còn nếu như ông Trọng chỉ đạo nới tay thì việc xử lý ông Hải chỉ là xử lý trong nội bộ Đảng chứ không chuyển sang truy tố hình sự", ông Dũng giải thích.
Ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay thì ông Trọng có vẻ cứng rắn hơn trước trong chiến dịch đốt lò của ông.
"Vào năm 2018 dường như ông Trọng có vẻ nới tay với nhóm lợi ích tham nhũng ở Sài Gòn – ông ấy nhắc đi nhắc lại triết lý là ‘chống tham nhũng cần phải nhân văn’. Sau sự cố ở Kiên Giang hồi tháng 4 năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã trở nên cứng rắn hơn, độc đoán hơn và mạnh mẽ hơn trong việc đốt lò", ông Dũng nhận định.
"Đốt lò là một trong những việc rất quan trọng để Nguyễn Phú Trọng lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng nên ông ta sẽ không buông bỏ việc ở Sài Gòn. Nó cũng đặc biệt quan trọng để ông Trọng ghi điểm với người dân", ông giải thích.
"Một khi đã bắt Lê Tấn Hùng thì tôi không nghĩ vấn đề Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ta sẽ bị cho chìm xuồng. Vấn đề còn lại là thời gian.’
Tuy nhiên, một biến số không thể không tính đến là tình hình sức khỏe của ông Trọng và thời gian gấp gáp từ bây giờ cho đến khi Đại hội 13 của Đảng cộng sản mà nhiều khả năng ông Trọng sẽ về hưu, ông Dũng cho biết.
"Nếu ông Trọng khỏe lại thì ông sẽ đốt lò mạnh hơn – không chỉ Lê Thanh Hải hay Thủ Thiêm mà nhiều vụ án khác của các quan chức sẽ bị khui ra. Nhưng nếu sức khỏe ông ấy không ổn khiến ông ấy không giữ quyền điều hành được thì chiến dịch đốt lò cũng chỉ còn cầm chừng mà thôi", ông nói.
Theo ông Dũng, mặc dù vào lúc này ông Trọng có nhiều việc phải làm nhưng ‘đốt lò vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất của ông Trọng’. Cho nên, cho dù ông Trọng sức khỏe có yếu thì công việc chống tham nhũng của ông sẽ được các ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư, và Nguyễn Cẩm Tú, trưởng Ban kiểm tra Trung ương, duy trì mặc dù cường độ ‘chỉ ở mức độ thấp hay trung bình mà thôi’, ông nói.
"Ông Trọng biết rằng vụ Thủ Thiêm phải làm mạnh thì ông mới có thể tái sắp xếp và tái bố trí nhân sự ở khu vực Sài Gòn", ông nói thêm.
Khi được hỏi sau khi ông Trọng về hưu thì liệu người lên thay ông có tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng của ông hay không, ông Dũng nói rằng cho dù là ông Trần Quốc Vượng hay bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên thay ông Trọng thì ‘cũng khó làm quyết liệt được như ông Trọng’.
"Ông Trọng có hai đặc trưng mà những người khác không thể có: đó là bảo thủ và là tác giả chính của chiến dịch chống tham nhũng", ông Dũng giải thích.
‘Bị ghét kinh khủng’
Trả lời câu hỏi về dư luận ở Thành phố Hồ Chí Minh về khả năng ông Lê Thanh Hải bị truy tố, ông Dũng nói rằng ông Hải là người ‘bị ghét kinh khủng’ ở thành phố này đến nỗi được đặt cho hỗn danh là ‘Hải Heo’.
"Người dân Thủ Thiêm coi ông ta là thủ phạm gây tội ác với nhiều vụ cưỡng chế đẫm máu ở Thủ Thiêm", ông nói. "Rất nhiều người mặc dù không thích Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản nhưng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trừng trị Lê Thanh Hải và nhóm lợi ích của ông ấy".
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiện nay đều đang rất tốt để Nguyễn Phú Trọng đốt lò Lê Thanh Hải. Ông ấy sẽ không gặp bất kỳ phản ứng nào từ dư luận xã hội hay trong nội bộ Đảng", ông nói.
Về việc ông Hải hiện có đồng minh hay người bảo trợ nào trong số các lãnh đạo lão thành hay trong Bộ Chính trị hiện nay, ông Dũng nói rằng ‘không’.
"Mặc dù có phe cánh trong Bộ Chính trị, nhưng khác với một số nhân vật khác có điều hơi lạ là Lê Thanh Hải không có nhân vật lão thành nào đứng ra bảo trợ cho ông ta", ông phân tích. "Chẳng hạn như (cựu Tổng bí thư) Lê Khả Phiêu là một trong những người được ông Trọng tham vấn. Nếu như Lê Thanh Hải được Lê Khả Phiêu không có ý kiến xấu thì có lẽ số phận ông ta không đến nỗi nào.’
"Từ các nhóm lợi ích, giới cách mạng lão thành cho đến người dân đều căm ghét và khinh bỉ ông ta (Lê Thanh Hải)".
Ông Dũng cũng nhận định rằng số phận của ông Hải giờ đây ‘đang được tính bằng tháng’ vì thời hạn chót mà Báo cáo kết luận của Thanh tra Chính phủ đưa ra để khắc phục hậu quả là đến cuối năm nay. Ông dự đoán là bắt đầu từ năm sau sẽ bắt đầu quy trình tố tụng hình sự đối với ông Lê Thanh Hải.
"Không loại trừ Nguyễn Phú Trọng sẽ chỉ đạo rút ngắn thời gian vì thời gian của ông Trọng và thời gian đến Đại hội 13 không còn nhiều", ông Dũng nói thêm.
Ngọc Lễ
Nguồn : VOA, 18/07/2019
Lê Thanh Hải vắng mặt ở buổi họp mặt sự kiện 49 năm
Phú Nhuận, VNTB, 26/04/2024
Một số truyền thông tiếng Việt ở nước ngoài như VOA, thoibao.de loan tin ông Lê Thanh Hải bị Hà Nội câu lưu. Dẫn nguồn cho nghi vấn này là hôm 20/4/2024, kênh truyền hình của báo Nhân Dân có video trong chuyên mục "Đảng với Dân", tựa đề Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ với cách đặt vấn đề : "Điều 9 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định : Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ với 6 nội dung cơ bản ; trong đó, thực hiện "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, nguyên tắc này đang bị vi phạm do sự lạm dụng chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Lê Thanh Hải vắng trong mặt buổi họp mặt các nguyên lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện 49 năm
Điển hình là vụ việc xảy ra tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bộ Chính trị đã kết luận : Ông Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận về nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành ủy. Cụ thể, với cương vị là Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, ông Lê Thanh Hải chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Ủy ban nhân dân Thành phố ; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của Hội đồng nhân dân Thành phố và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003".
Clip nêu trên của báo Nhân Dân tính đến đầu giờ sáng ngày 25/4/2024 có 22.289 lượt xem (và vẫn còn đang tăng), một con số rất cao so với các clip cùng trên kênh Đảng với Dân.
Có lẽ việc ông Lê Thanh Hải bị câu lưu là sau ngày giỗ tổ Hùng Vương, vì sáng 18/4/2024, tại khu tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc, thành phố Thủ Đức, có sự hiện diện qua hình ảnh của ông Lê Thanh Hải bên cạnh là ông Nguyễn Văn Nên, Phan Văn Mãi cùng một số lãnh đạo đương nhiệm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong sự kiện sáng 24/4/2024, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm ngày thống nhất đất nước, ghi nhận qua hình ảnh cho thấy phía lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh có Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ ; Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc… cùng nguyên lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ ; và đặc biệt là vắng ba gương mặt là nguyên lãnh đạo gần đây nhất : nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, và nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong.
Về phía trung ương có có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ; Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Đường công danh của Lê Thanh Hải trên cương vị lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh khá dài, từ 18-5-2001 đến 12/7/2006, tức 5 năm, 55 ngày là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong thời gian cuối tháng 6-2006, cụ thề từ 28-6-2006 đến 5-2-2016 (tương đương 9 năm, 222 ngày), Lê Thanh Hải là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Mãi đến ngày 8/1/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, dưới sự chủ trì Chủ nhiệm ủy ban Trần Cẩm Tú : Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của một bộ phận Nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội. Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, phải bị xem xét kỷ luật.
Vài tháng sau, ngày 20/3/2020, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015 vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Thành ủy ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Sau mức án này, coi như Lê Thanh Hải rời chính trường để về làm "người tử tế". Thế nhưng khi phiên tòa sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát, công luận lại nhắc đến Lê Thanh Hải như một chính khách từng chống lưng cho các phi vụ làm ăn của bà Trương Mỹ Lan ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Liệu lần này Lê Thanh Hải có trở lại vai trò trách nhiệm của ‘kẻ đầu têu’, là ‘trùm cuối’ của bi kịch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm mà đến nay vẫn còn là kéo dài dai dẳng ?…
Phú Nhuận
Nguồn : VNTB, 26/04/2024
*************************
Cho câu lưu Lê Thanh Hải, Tô Đại đang tính toán gì với Tổng Trọng ?
Trà My, Thoibao.de, 23/04/2024
Chưa biết phiên phúc thẩm tới đây của bà Trương Mỹ Lan sẽ ra sao, nhưng chắc chắn, nếu bà Lan bị tử hình, bà sẽ không chọn chết một mình. Theo giới quan sát, trong lúc này, chắc chắn ông Lê Thanh Hải ăn không ngon, ngủ không yên.
Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
Ngày 20/4, trên kênh Truyền hình Nhân dân – Kênh Tin của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, đã có một clip video youtube, với tựa đề, "Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ".
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên, báo Đảng nhắc tới các sai phạm nghiêm trọng của một nhân vật đầy tai tiếng – ông Lê Thanh Hải – cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay lập tức, mạng xã hội đã có các thông tin, dẫn nguồn tin nội bộ cho biết, "Lê Thanh Hải đã bị câu lưu ở Hà Nội từ vài ngày nay". Tin này có liên quan gì đến các bình luận cho rằng, đây là một trong các biện pháp phòng ngừa, là một sự bảo đảm cho tính mệnh của bà Trương Mỹ Lan, trước những lo ngại về một kế hoạch nhằm bịt miệng bà ?
Bà Trương Mỹ Lan tên thật là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông, Sài Gòn. Qua các mối quan hệ, bà Lan đã kết nghĩa chị em với bà Trương Thị Hiền – phu nhân của ông Lê Thanh Hải, tức Hai Nhựt, lúc đó đang Bí thư Quận ủy Quận 5. Đồng thời, bà Hiền cũng là em gái bà Trương Mỹ Hoa – cựu Phó Chủ tịch nước.
Sau khi tạo dựng được mối quan hệ này, bà Trương Muội đã đổi tên thành Trương Mỹ Lan, tương tự tên bà Trương Mỹ Hoa, khiến nhiều người nhầm tưởng bà Lan có mối quan hệ huyết thống với cựu Phó Chủ tịch nước.
Đáng chú ý, mối quan hệ giữa Hai Nhựt và Trương Muội đã tương tác, hỗ trợ cho cả đôi bên. Theo đó, quá trình lớn mạnh của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã gắn chặt với quá trình thăng tiến trong hoạn lộ của ông Lê Thanh Hải. Nhờ mối quan hệ này, từ Bí thư Quận 5, trong một thời gian ngắn, Hai Nhựt đã mau chóng trở thành Ủy viên Trung ương 3 khóa liên tiếp, trong đó có 2 khóa là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá về mối quan hệ này, giới quan sát cho là "đến mức khó tách bạch rõ, ông Hải đỡ đầu cho bà Lan của Vạn Thịnh Phát, hay ngược lại". Trong khi đó, từ trước đến nay, công luận khẳng định, ông Lê Thanh Hải đã sử dụng quyền lực, tạo điều kiện cho bà Lan và Vạn Thịnh Phát dễ dàng chiếm đoạt hơn 300 ngàn tỷ, tương đương với 12,5 tỷ USD tại Ngân hàng SCB.
Ngày 8/1/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận :
"Ban Thường vụ Thành ủy, Ban cán sự Đảng Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và ông Lê Thanh Hải, phải chịu trách nhiệm chính, về việc để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Điều này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội".
Dư luận xã hội đặt câu hỏi, kết luận trên tại sao không có dòng nào nói tới chuyện Lê Thanh Hải tham ô, làm thất thoát con số bao nhiêu tiền, hay gây thiệt hại được định lượng cụ thể là bao nhiêu cho ngân sách nhà nước ? Tại sao và do đâu, Bộ Chính trị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám lột trần cái áo choàng "ma quỷ" của cựu Ủy viên Bộ chính trị Lê Thanh Hải ra ?
Vậy mà, sau đó hơn 2 tháng, ngày 20/3/2020, Bộ Chính trị và Tổng Trọng chỉ thi hành kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải bằng cách, cách chức cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh một nhiệm kỳ, trong giai đoạn 2010 đến 2015.
Đó là chưa kể đến trách nhiệm của ông Hai Nhựt, là người trực tiếp tiếp tay cho bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong rất nhiều hoạt động vi phạm pháp luật.
Truyền thông quốc tế đặt câu hỏi, vì sao, nhà nước Việt Nam đã khởi tố và bắt giam bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm, từ tháng 10/2022 cho đến nay, mà vẫn chưa có quan chức nhà nước nào bị xử lý kỷ luật, về trách nhiệm liên quan ?
Theo giới quan sát, những sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Thanh Hải chắc chắn đã được bao che. Trong đó, vai trò của Tổng Trọng và Võ Văn Thưởng là những người có mối quan hệ mật thiết với ông Hải, là không thể bỏ qua.
Phải chăng, trong cao trào của cuộc quyết đấu giữa Tô Lâm và Tổng Trọng, thì Tô Đại tướng "tiện tay dắt dê", cho lật lại hồ sơ của Hai Nhựt, để làm rõ trách nhiệm của 2 nhân vật kể trên.
Theo giới quan sát, Tô Lâm đã sử dụng chiêu "nhất tiễn hạ song điêu", thỏa mãn được mối quan tâm của dư luận xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ mafia, mà đứng sau, chắc chắn có bàn tay của Trung Quốc.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2024
Thanh tra Chính phủ kết luận thu hồi đất của chúng tôi là không đúng (sai 100%). Bồi thường đất cho chúng tôi cũng không đúng (sai 100%).
Lời tòa soạn : Ông Đỗ Lịnh, chủ một doanh nghiệp ngành khách sạn ở Vũng Tàu, ông là cựu sinh viên ban "báo chí học" (phân khoa Văn học & Nhân văn) của Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn.
Qua thân hữu báo chí, ông Đỗ Lịnh tiếp tục lên tiếng về việc pháp luật về đất đai đã chưa được tôn trọng, song đến nay vẫn không thấy ý kiến của đại biểu Quốc hội nào về vấn đề này.
Rộng đường dư luận, xin trích lược ý kiến của ông Đỗ Lịnh về vụ việc được coi là một phiên bản khác của "khu đô thị mới Thủ Thiêm" (VNTB)
Từ trái qua : ông Nguyễn Văn Đua, ông Lê Thanh Hải, ông Lê Hoàng Quân. Ảnh : TL
Nhân dịp đại biểu Quốc hội đang họp tại hội trường Quốc hội, nơi đây có hơn 500 đại biểu, đang thảo luận luật đất đai sửa đổi. Thế nhưng có vị đại biểu nào bảo vệ từng điều khoản mà các nhiệm kỳ Quốc hội trước đã thông qua và Chủ tịch nước đã ký ban hành (Luật đất đai năm 1993, 1998, 2001, 2003...). Nếu không, Quốc hội ban hành luật, sửa luật để làm gì nhưng thực thi thì…
Vậy các đại biểu Quốc hội, đặt biệt là các đồng chí lãnh đạo Quốc hội có thể trả lời cho nhóm cán bộ đảng viên, nguyên là cán bộ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh bị mất nhà mất đất tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh một cách cực kỳ oan uổng ?
Ngày 19/5/2004, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2193, thu hồi 102 ha đất và gần 400 căn nhà tại 2 phường Tăng Nhơn Phú A và B để mở rộng khu công nghệ cao. Trong quyết định này UBND Thành phố Hồ Chí Minh nói rõ căn cứ vào Luật đất đai năm 1993, luật sửa đổi năm 1998, năm 2001, căn cứ vào Nghị định số 93 của Chính phủ để thu hồi nhà và đất của chúng tôi.
Thực sự đây là quyết định không đúng, vì không căn cứ vào bất cứ Luật đất đai nào, nghị định nào để thu hồi đất của anh em chúng tôi.
Để chứng minh cho điều tôi vừa nêu, mời xem các kết luận của các đoàn Thanh tra Chính phủ, sau khi người dân khiếu nại, tố cáo khắp nơi :
1. Ông Lê Tiến Hào nguyên Phó tổng Thanh tra Chính Phủ, trong Kết luận số 256 ban hành năm 2008 gửi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau : "Qua kiểm tra cho thấy… đến thời điểm ban hành Quyết định số 2193 ban hành ngày 19-5/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, không có tài liệu nào cho phép mở rộng quy mô khu công nghệ cao".
Năm 2008 Thanh tra kết luận và báo cáo Thủ tướng như vậy, nhưng ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Chủ Tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 (2 năm sau), vẫn chỉ đạo quận 9 thu hồi đất của dân bằng mọi giá, kể cả dùng lực lượng công an, dân phòng... cưỡng chế nếu ai không giao đất.
2. Ông Đặng Công Huẩn phó Tổng Thanh tra Chính phủ trong thông báo số 2138, ban hành ngày 30/8/2017 đã có các kết luận rất rõ ràng, từng câu từng chữ như sau :
Kết luận số 1 : "UBND Thành phố Hồ Chí Minh, các sở, ngành có liên quan, ban quản lý khu công nghệ cao và UBND quận 9 đã bỏ qua nhiều thủ tục bắt buộc về quy hoạch, trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất được quy định trong Luật đất đai số 24L/CTN ngày 14/7/1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, 2003, Nghị định số 93/2001, Nghị định số 181, Nghị định số 197 năm 2004 của Chính phủ, và các quy định khác của pháp luật.
Đồng thời không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 989/Q.ĐT.Tg ngày 4/11/1998, dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, gay gắt của nhiều công dân (nguyên văn kết luận).
Kết luận trên có nghĩa là ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Chủ Tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã bỏ qua 04 Luật đất đai và 03 Nghị định của Chính Phủ để thu hồi nhà và đất của anh em chúng tôi. Nếu kỷ cương phép nước được tôn trọng thì UBND Thành phố Hồ Chí Minh phải thu hồi Quyết định số 2193 do ông Đua ký, vì Quyết định này vi hiến.
Muốn thu hồi đất của chúng tôi phải được Thủ Tướng Chinh Phủ phê duyệt.
Kết luận số 2 : "Việc UBND quận 9 không ban hành quyết định thu hồi đất cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân là không đúng với điều 21, điều 28 Luật đất đai số 24L/CTN ngày 14/7/1993, khoản 2 điều 44 luật đất đai số 13/2003, khoản 2 điều 31 Nghị định số 181 của chính phủ".
Điều 21 Luật đất đai 1993 do Chủ tịch nước ký ban hành quy định, ngắn gọn ai đọc cũng hiểu như sau : "Việc thu hồi đất có người đang sử dụng cho người khác, chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó".
Kết luận thứ 3 : "…Nghị định số 181 và 197 của Chính phủ đều có hiệu lực từ năm 2004.Nhưng phương án bồi thường vẫn áp dụng Nghị định số 22/1998 của chính phủ và đơn giá bồi thường vẫn áp dụng đơn giá đất của quyết định số 05 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 04/01/1995 nhân với hệ số K là không đúng với khoản 2 điều 50 Nghị định số 197 của Chính phủ có hiệu lực từ năm 2004 đã quy định : Giá đất được bồi thường tại thời điểm trả tiền bồi thường".
Thanh tra Chính phủ kết luận thu hồi đất của chúng tôi là không đúng (sai 100%). Bồi thường đất cho chúng tôi cũng không đúng (sai 100%). Luật đất đai không cho phép lùi giá đất dù chỉ 1 ngày, ở đây ông Nguyễn Văn Đua chỉ đạo lùi giá đất đến 5.475 ngày. Vì vậy nhà cửa đất đai của chúng tôi giá trị 1.000 đồng, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo quận 9 bồi thường chưa tới 01 xu, xem như mất trắng.
Rất mong các cơ quan bảo vệ pháp luật cả nước, các đại biểu quốc hội, các luật sư, các nhà báo chân chính… phản ảnh những nội dung tôi vừa nêu trên, các nội dung này đã được Đài truyền hình Quốc hội đến tận nơi quay cảnh đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích và người dân nói rõ trên Đài truyền hình nhiều người đã nghe : việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo quận 9 thu hồi đất, bồi thường đất là hành vi, vi phạm pháp luật trắng trợn.
Dân bắt buộc thượng tôn pháp luật, còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thì không ?
Nguyễn Huỳnh (lược ghi)
Nguồn : VNTB, 30/10/2023
Tuyên truyền lí tưởng cộng sản, khuếch trương công trạng, thanh danh cho đảng cộng sản là nghiệp vụ của cả hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản. Những ngày lịch sử cộng sản, ngày đàng cộng sản, ngày nhà nước cộng sản ra đời, ngày sinh lãnh tụ cộng sản là những cơ hội vàng để tuyên giáo làm nghề, là dịp tuyên giáo vận hành cả bộ máy truyền thông khổng lồ vào việc huyền thoại hóa công trạng của đảng, huyền thoại hóa những con người, những tên tuổi cộng sản.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh (bên phải) trao huy hiệu 55 tuổi Đảng cho ông Lê Thanh Hải – Ảnh Thanh Niên online, 19/05/2023
Kỉ niệm ngày sinh lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh năm nay, 19/5/2023, tuyên giáo thành Hồ tổ chức trao huy hiệu đảng cho đảng viên là thêm một lần tô son những con người, những công lênh của đảng. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình ồn ào đưa tin, đưa hình : "Chiều 19-5, Quận ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 3 tổ chức lễ kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và trao huy hiệu đảng cho các đảng viên đợt 19-5… Trong số các đảng viên nhận huy hiệu đảng đợt này có nguyên bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải nhận huy hiệu 55 tuổi".
Chọn ngày sinh của Hồ Chí Minh, một tên tuổi cộng sản được huyền thoại hóa trao huy hiệu đảng cho tội phạm đất đai, tội phạm nợ máu Thủ Thiêm Lê Thanh Hải rồi cả hệ thống truyền thông đồng loạt đưa tin, đưa ảnh, đưa clip tội phạm Thủ Thiêm Lê Thanh Hải béo tốt, bảnh bao, mặt trơ trán bóng hớn hở trên sân khấu nhận bằng, nhận hoa, nhận chúc tụng của quan đảng đương nhiệm là việc làm rất kém cỏi nghiệp vụ, phản thẩm mĩ, phản chính trị.
Vì lợi ích phe nhóm, vì đồng tiền ăn chia với tư bản hoang dã, Hai Nhựt Lê Thanh Hải và băng nhóm cả gan vất bỏ bản đồ qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt thay bằng bản đồ qui hoạch do băng nhóm Hai Nhựt tự vẽ mở rộng đất qui hoạch và ném 160 ha đất tái định cư cho sáu mươi ngàn dân Thủ Thiêm ra vùng heo hút sình lầy ngoài qui hoạch đô thị Thủ Thiêm để băng nhóm Hai Nhựt có thêm đất vàng được qui hoạch trong khu đô thị lộng lẫy Thủ Thiêm ăn chia với nhà đầu tư.
Tự vẽ ra đất qui hoạch để thu hồi bất hợp pháp, đám cô hồn chân tay Hai Nhựt dùng bạo lực nhà nước lùa dân ra khỏi nhà, ném lên ô tô chở đi nơi khác để cướp đất của dân. Bà Trần Thị Chuốt 73 tuổi bị ném đập xuống sàn ô tô gãy xương, vỡ gan chết. Ông Trần Văn Phúc, 46 tuổi uất ức treo cổ tự tử. Hàng ngàn gia đình mất nhà mất đất, sống lay lắt màn trời chiếu đất, năm này sang năm khác dắt díu nhau ra thủ đô, ăn bờ ngủ bụi, chầu trực khuya sớm ở cơ quan trung ương đảng, cơ quan chính phủ, cơ quan quốc hội, chầu trực cả ở nhà riêng lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước, đội đơn khiếu kiện, tố cáo tội ác băng cướp Lê Thanh Hải dòng dã hàng chục năm trời. Hai Nhựt Lê Thanh Hải chỉ bị cách chức bí thư thành ủy khi Hai Nhựt đã bàn giao chức bí thư thành ủy cho người kế nhiệm !
Không phải chỉ gây tội ác với dân Thủ Thiêm. Băng nhóm tội phạm vừa bị truy tố Trương Mỹ Lan làm giầu bằng phạm pháp, ngang ngược lộng hành thâu tóm hết khu đất vàng này đến mênh mông đất vàng khác cũng dưới chiếc ô quyền lực Lê Thanh Hải.
Thời Lê Thanh Hải đứng đầu tổ chức đảng thành Hồ, cả ban lãnh đạo trong ê kip của Hải, từ phó bí thư thành uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch thành phố đến giám đốc sở quản lí đất đai, giám đốc sở quản lí tiền bạc đều nhúng chàm. Cả đám bị kỉ luật đảng. Cả lô cả lốc bị truy tố, lũ lượt lôi kéo nhau vào tù, từ phó bí thư thành ủy Tất Thành Cang, phó chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín, đến giám đốc sở Tài nguyên và môi trường Đào Anh Kiệt. Kẻ nhanh chân trốn ra nước ngoài như giám đốc sở Tài chính Đào Thị Hương Lan.
Với đảng cộng sản, ủy viên bộ chính trị, bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải đã nhuộm đen, đã tha hóa, đã phá nát cả một đảng bộ lớn mang niềm kiêu hãnh của những người cộng sản, đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên cao tuổi Đảng của quận 3 ngày 19/05/2023. Ảnh : Long Hồ/Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Với dân, bí thư thành Hồ Lê Thanh Hải là kẻ đứng đầu một băng cướp ngút trời tàn ác, táng tận lương tâm, không còn tính người, không có luật pháp. Băng cướp mang nợ máu với dân.
Dù Lê Thanh Hải chưa bị truy tố, chỉ bị cách cái chức Hải đã mãn nhiệm, không còn chức danh gì nữa nhưng người dân Thủ Thiêm đều nhìn Hải là một tội phạm, một kẻ nợ máu. Còn người dân lương thiện cả nước nhìn Hải không phải chỉ thấy sự ghê tởm cho một nhân cách tội lỗi, bẩn thỉu mà còn thấy cả sự méo mó, khuyết tật của pháp luật, thấy cả sự không nghiêm minh, không lành mạnh của tổ chức chính trị dung dưỡng cho tội phạm, bao dung cho thành viên tội tỗi làm ô danh tổ chức chính trị.
Đưa lên trang báo, đưa lên truyền hình hình ảnh tội phạm Lê Thanh Hải nhận huy hiệu đảng vào ngày sinh lãnh tụ đảng có làm đẹp thanh danh đảng hay chỉ làm cho người dân thêm rùng mình ghê tởm lại phải thấy một cái tên, một cái mặt bự xấu xa của tổ chức đảng đến hồi suy thoái vốn đã quá nhiều những cái mặt bự xấu xa.
Đưa cái mặt, cái tên tội phạm Lê Thanh Hải nhận huy hiệu đảng lên truyền thông như một sự tuyên dương còn là sự thách thức lương tâm, thách thức công lí và coi thường người dân, nhất là với người dân Thủ Thiêm, nạn nhân của tội ác Lê Thanh Hải.
Đưa cái mặt bư xấu xa mà người dân căm ghét không muốn nhìn thấy lên truyền thông, tuyên giáo thành Hồ đã làm một việc phản mĩ cảm, phản chính trị, phản tuyên truyền.
Phạm Đình Trọng
(21/05/2023)