Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ-Việt Nam đang đàm phán thỏa thuận mua vũ khí có thể khiến Trung Quốc khó chịu

RFA, 24/09/2023

Chính quyền Biden đang đàm phán với Việt Nam về thỏa thuận chuyển giao vũ khí lớn nhất trong lịch sử.

vukhi1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng trong buổi quốc yến trưa ngày 11/9. (HMH) - Reuters

Một bài viết của hãng tin Reuters đăng ngày 23/9 cho biết như trên. Trong bài viết, tác giả có dẫn nguồn từ hai người (dấu tên) biết rõ về thỏa thuận này - mà theo Reuters có thể khiến Trung Quốc khó chịu và đồng thời sẽ gạt Nga ra ngoài.

Nguồn tin của Reuters cho rằng, một gói vũ khí có thể được thực hiện trong năm tới, gồm một thương vụ bán một phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cho Việt Nam vào khi Việt Nam đang phải đối mặt trong căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh.

Vẫn theo Reuters, thỏa thuận này vẫn đang ở giai đoạn đầu và các điều khoản chính xác vẫn chưa bàn bạc xong, và có thể không đạt được sự đồng thuận. Nhưng đó là chủ đề chính của các cuộc đàm phán chính thức giữa Việt-Nam và Mỹ tại Hà Nội, New York và Washington trong tháng qua.

Theo một nguồn tin khác giấu tên của Reuters, Washington đang xem xét cơ cấu các điều khoản tài chính đặc biệt cho các thiết bị đắt tiền có thể giúp Hà Nội đang thiếu tiền mặt thoát khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào vũ khí giá rẻ do Nga sản xuất.

Người phát ngôn của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận, Reuters cho biết.

Tuy nhiên, Reuters dẫn phát biểu từ một quan chức Mỹ (dấu tên) nói rằng : "Chúng tôi có mối quan hệ an ninh rất hữu hiệu và đầy hứa hẹn với phía Việt Nam và chúng tôi nhận thấy có chuyển động thú vị từ phía họ trong một số hệ thống của Mỹ, đặc biệt là bất kỳ thứ gì có thể giúp họ theo dõi tốt hơn lĩnh vực hàng hải của mình, có thể là máy bay vận tải và một số nền tảng khác"...

Quan chức này cũng nhấn mạnh đó một phần trong những gì Mỹ đang thực hiện để cố gắng cung cấp các lựa chọn tài chính tốt hơn cho Việt Nam để cung cấp cho Việt Nam những thứ có thể thực sự hữu ích cho họ.

Một thỏa thuận vũ khí lớn giữa Mỹ và Việt Nam có thể khiến Trung Quốc, nước vốn đang cảnh giác với những nỗ lực của phương Tây nhằm kiềm chế Bắc Kinh, khó chịu. Theo Reuters.

Chính quyền Biden cho biết họ đang cố gắng cân bằng cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc, bao gồm cả ở Thái Bình Dương, và quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ giữa hai siêu cường quốc.

Hôm 10/9, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ lên vị thế ngoại giao cao nhất là "đối tác chiến lược toàn diện" cùng với Trung Quốc và Nga, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Việt Nam.

Việt Nam chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu vũ khí và Washington lạc quan rằng về lâu dài, Chính phủ Việt Nam có thể chuyển một phần ngân sách đó sang vũ khí từ Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của Mỹ, đặc biệt là Hàn Quốc và Ấn Độ.

Chi phí vũ khí của Mỹ cũng như việc huấn luyện sử dụng thiết bị là một trở ngại lớn với Việt Nam. Và, đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam mua ít hơn 400 triệu USD vũ khí của Mỹ trong thập kỷ qua. Reuters cho biết,

Bài viết trên Reuters cũng phân tích rằng, trong khi đó, cuộc chiến ở Ukraine đã làm phức tạp thêm mối quan hệ lâu đời của Hà Nội với Moscow, khiến việc tiếp cận vật tư và phụ tùng cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với Moscow về một thỏa thuận cung cấp vũ khí mới có thể gây ra các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nguồn : RFA, 24/09/2023

***************************

Mỹ đàm phán với Việt Nam về một thỏa thuận mua bán vũ khí

Thanh Hà, RFI, 23/09/2023

Hãng tin Anh Reuters ngày 23/09/2023 trích dẫn hai nguồn tin thông thạo cho biết chính quyền Biden đang đàm phán với Việt Nam về một thỏa thuận mua bán vũ khí lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước cựu thù. Thỏa thuận có thể được đúc kết vào năm tới. Washington không loại trừ khả năng cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Hà Nội. Thỏa thuận này chắc chắn sẽ gặp phản ứng mạnh từ Trung Quốc và giúp Việt Nam bớt phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí của Nga.

vukhi1

Các chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ biểu diễn tại California. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/03/2015. Reuters/Mario Anzuoni/File Photo

Reuters cho biết thêm đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện chỉ mới ở "giai đoạn đầu" và kế hoạch cũng có thể bất thành, nhưng đây là một trong những điểm chính trong các cuộc trao đổi giữa đại diện của hai nước đã diễn ra từ cả tháng nay tại Hà Nội, Washington và New York. Một quan chức Mỹ, được Reuters trích dẫn giải thích thêm là kế hoạch này có thể bao gồm luôn cả hợp đồng bán chiến đấu cơ F-16 của Mỹ cho Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng tại Biển Đông. Một nguồn tin thứ nhì cho Reuters biết là Washington đang tìm phương án hỗ trợ tài chính, để lôi kéo Việt Nam về phía mình, xa rời nhà cung cấp truyền thống là Nga.

Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc và là một khách hàng mua vũ khí của Nga.

Nhà Trắng cũng như bộ Ngoại Giao Việt Nam đều đã từ chối bình luận về tin trên. Tuy nhiên, theo lời một quan chức Mỹ, "quan hệ về an ninh giữa Hoa Kỳ với Việt Nam rất hiệu quả và đầy hứa hẹn". Chính quyền Biden muốn cung cấp cho Việt Nam một số công cụ để "tăng cường khả năng giám sát trên biển, cũng có thể là máy bay vận tải".

Trong chuyến công du Việt Nam hai ngày 10 và 11/09/2023, tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng chính thức nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện, tức là mức cao nhất. Từ năm 2016, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, tuy nhiên Nga vẫn là nguồn cung cấp đến 80 % trang thiết bị quân sự cho Hà Nội. Reuters nhắc lại, mỗi năm Việt Nam mua khoảng 2 tỷ đô la vũ khí của nước ngoài.

Thanh Hà

*************************

M và Vit Nam đang đàm phán bước đu v tha thun mua vũ khí

Reuters, VOA, 24/09/2023

Chính quyn Biden đang đàm phán vi Vit Nam v mt tha thun chuyn giao vũ khí ln nht trong lch s gia hai nước tng là đi th thi Chiến tranh Lnh, Reuters đưa tin, dn ngun là hai người biết v tha thun này.

vukhi0

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ thống trị bảng xếp hạng với 37% lượng vũ khí được xuất khẩu trên toàn thế giới. Raytheon

Mt gói vũ khí, có th được chung quyết vào năm sau, bao gm mt thương v bán mt phi đi máy bay chiến đu F-16 ca M cho Vit Nam khi nước này đi mt vi căng thng vi Trung Quc Bin Đông có tranh chp, mt ngun tin nói vi Reuters.

Tha thun này vn đang giai đon đu, vi các điu khon chính xác vn chưa bàn bc xong, và có th không đt được s đng thun. Nhưng đó là ch đ chính ca các cuc đàm phán chính thc gia Vit-Nam và M ti Hà Ni, New York và Washington trong tháng qua.

Washington đang xem xét cơ cu các điu khon cho vay đc bit đi vi các thiết b đt tin có th giúp Hà Ni thoát khi s l thuc truyn thng vào vũ khí giá r do Nga sn xut, theo mt ngun tin khác giu tên.

Người phát ngôn ca Nhà Trng và B Ngoi giao Vit Nam không tr li yêu cu bình lun, Reuters cho biết.

"Chúng tôi có mi quan h an ninh rt hu hiu và đy ha hn vi phía Vit Nam và chúng tôi nhn thy có chuyn đng thú v t phía h trong mt s h thng ca M, đc bit là bt k th gì có th giúp h theo dõi tt hơn lĩnh vc hàng hi ca mình, có th là máy bay vn ti và mt s nn tng khác," mt quan chc M nói.

Mt tha thun vũ khí ln gia M và Vit Nam có th khiến Trung Quc, nước láng ging ln hơn ca Vit Nam, vn đang cnh giác vi nhng n lc ca phương Tây nhm kim chế Bc Kinh, theo Reuters. Tranh chp lãnh th âm kéo dài gia Vit Nam và Trung Quc đang nóng lên Bin Đông, theo các nhà quan sát, là lý do ti sao Vit Nam đang tìm cách xây dng h thng phòng th trên bin.

Chính quyn Biden cho biết h đang c gng cân bng cnh tranh đa chính tr vi Trung Quc, bao gm c Thái Bình Dương, và qun lý mt cách có trách nhim mi quan h gia hai siêu cường quc.

Đu tháng này, Vit Nam đã nâng cp quan h vi M lên v thế ngoi giao cao nht ca Hà Ni - đi tác chiến lược toàn din - cùng vi Trung Quc và Nga, khi Tng thng M Joe Biden đến thăm nước này.

Bước ngot ngoi giao này đánh du mt bước chuyn hướng rõ ràng gn na thế k sau khi Chiến tranh Vit Nam kết thúc.

K t khi lnh cm vn vũ khí được d b vào năm 2016, xut khu quc phòng ca M sang Vit Nam ch gii hn các tàu tun duyên và máy bay hun luyn, trong khi Nga cung cp khong 80% kho vũ khí ca nước này.

Vit Nam chi khong 2 t đôla mi năm đ nhp khu vũ khí và Washington lc quan rng v lâu dài, h có th chuyn mt phn ngân sách đó sang vũ khí t M hoc các đng minh và đi tác ca M, đc bit là Hàn Quc và n Đ.

Chi phí vũ khí ca M là mt tr ngi ln, cũng như vic hun luyn s dng thiết b, và là mt trong nhng lý do khiến nước này mua ít hơn 400 triu đôla vũ khí ca M trong thp niên qua.

Trong khi đó, cuc chiến Ukraine đã làm phc tp thêm mi quan h lâu đi ca Hà Ni vi Moscow, khiến cho vic mua vt tư và ph tùng cho vũ khí do Nga sn xut tr nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Vit Nam cũng đang tích cc đàm phán vi Moscow v mt tha thun cung cp vũ khí mi mà có th kích hot các chế tài ca M, Reuters đưa tin

Reuters

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, Thanh Hà, Reuters
Published in Việt Nam

Trung Quốc dường như đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine để phát triển hoạt động bán vũ khí cho Châu Phi. Một xu hướng thể hiện chủ nghĩa cơ hội kinh tế của tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc nhưng cũng cho phép Bắc Kinh sử dụng các phương tiện mới để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

africa1

Dàn phóng tên lửa di động của tập đoàn vũ khí Trung Quốc Norinco, trưng bày trong triển lãm quốc phòng quốc tế tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, ngày 17/02/2019. AP - Jon Gambrell

Nhà chế tạo vũ khí lớn nhất Trung Quốc, tập đoàn Norinco từ giờ đã có riêng "cửa hiệu" ở Senegal. Nhật báo South China Mornig Post hôm 21/08 vừa qua xác nhận Norinco đã mở một văn phòng bán hàng tại Dakar. Tập đoàn này đồng thời cũng là nhà sản xuất thiết bị quân sự lớn thứ 7 thế giới.

Trang web Military Africa, một trong những phương tiện truyền thông đầu tiên đưa ra thông tin về kế hoạch mở rộng của Norinco tại Tây Phi hồi đầu tháng 8, khẳng định đây chỉ là bước đi đầu tiên của người khổng lồ Trung Quốc, đang dự tính cắm chân hiện diện lâu dài ở Mali và Bờ Biển Ngà. 

Nhà xuất khẩu vũ khí thứ 2 ở cận Sahara

Sự xuất hiện của nhà cung cấp vũ khí lớn của Trung Quốc tại Senegal cũng đã được một số cơ quan truyền thông phổ cập ở Trung Quốc đưa tin. Cũng như South China Morning Post, các hãng truyền thông này đều nhấn mạnh rằng sự việc này minh họa cho sự thèm muốn ngày càng lớn của tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc đối với lục địa Châu Phi và là một ví dụ mới cho thấy Bắc Kinh đang có tham vọng hợp tác an ninh lớn hơn với các nước trong vùng.

Theo Luke Patey, chuyên gia về quan hệ kinh tế của Trung Quốc tại Viện Quan hệ Quốc tế Đan Mạch (Danish Institute for International Studies) thì Trung Quốc "mới chỉ khoảng một chục năm gầnđây khẳng định mình là nhà cung cấp cấp vũ khi lớn cho các nước Châu Phi". Thật đúng là một bước nhảy vọt. Trong một thập kỷ, Bắc Kinh đã trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 ở lục địa đen, chỉ đứng sau Nga và Hoa Kỳ. Riêng trong Châu Phi cận Sahara, Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ 2 sau khi vượt Nga năm 2022.

Chuyên gia Luke Patey nhấn mạnh việc thành lập văn phòng tại chỗ ở Senegal "chứng tỏ việc mua bán có tính chất thường xuyên". Qua đó, Norinco muốn nói với các đối tác của mình rằng " ý định cắm chân sâu hơn ở Tây Phi của họ là rất nghiêm túc", Earl Conteh-Morgan, chuyên gia về quan hệ Trung-Phi tại Đại học Nam California, cho biết thêm.

François Vreÿ, chuyên gia về các vấn đề an ninh ở Châu Phi tại Đại học Stellenbosch (Nam Phi) được South China Moning Post phỏng vấn nhận định, việc tập đoàn Trung Quốc có một bộ phận thường trực tại chỗ giúp họ có thể cung cấp dịch vụ hậu mãi và làm cho quan hệ làm ăn thêm vững chắc. Đồng thời như vậy, Norinco cũng hy vọng nắm bắt thông tin nhanh hơn về những biến động tình hình – dù ở Senegal hay các nước láng giềng. Điều này có thế mang lại cho họ những cơ hội thương mại mới.

Việc lựa chọn Senegal cũng cho thấy sự tự tin lớn hơn của những nhà cung cấp vũ khí Trung Quốc - và nói rộng ra là Bắc Kinh – đối với Châu Phi. Quả thực, cho đến nay, Norinco và các tập đoàn Trung Quốc khác chỉ mở văn phòng tại các quốc gia có mối quan hệ truyền thống hoặc thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, chẳng hạn như Angola hay Nigeria.

Dẫm chân lên thảm hoa của người Nga ?

Lần này các nước rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc là Senegal, Côte d'Ivoire và Mali, những nước trong lịch sử vẫn thuộc vùng ảnh hưởng của Pháp. Nói một cách khác, Bắc Kinh đang phiêu lưu vào "phần Châu Phi mà từ trước đến giờ họ vẫn tránh chỉ vì rào cản ngôn ngữ", Danilo delle Fave chuyên gia về vấn đề an ninh tại Trung Quốc, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, International Team for the Study of Security (ITSS) Verona nhận định. Tại Senegal và Côte d'Ivoire, Pháp từ trước đến giờ là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất.

Ngoài ra, khu vực Châu Phi nói tiếng Pháp đang là mục tiêu ưu tiên của Nga. Tại những nơi đó, nhóm lính đánh thuê Wagner, theo lệnh của Moskva, đã và đang nỗ lực phát triển hoạt động bán vũ khí, đồng thời đẩy Pháp ra khỏi các nước này. Với việc cắm chân vào khu vực này, dường như Trung Quốc đang dẫm chân lên trên thảm hoa của người "đồng minh" tình thế.

Có gì ngạc nhiên ? Không đến nỗi như thế, chuyên gia Danilo delle Fave nhận xét : "Thí dụ này nhắc chúng ta không nên nhầm lẫn về bản chất của việc quan hệ Nga-Trung xích lại gần nhau nhờ cuộc chiến tranh tại Ukraine. Trung Quốc giúp Nga là nhằm tránh không để phương Tây mạnh lên khi Nga bị suy yếu, tuy nhiên Bắc Kinh không phục tùng Nga và sẽ không ngần ngại chiếm thị phần của Nga".

Sự xuất hiện của Norinco tại Senegal minh họa cho "chủ nghĩa cơ hội của các tập đoàn Trung Quốc và họ có khả năng lấp bất kỳ khoảng trống thương mại nào", ông Luke Patey khẳng định. Quả thực ảnh hương của Pháp tại Tây Phi đang suy yếu và khả năng xuất khẩu vũ khí của Nga gặp khó khăn "vì bị quốc tế trừng phạt sau khi khởi sự cuộc chiến ở Ukraine", ông Danilo delle Fave lưu ý.

Theo các nhà phân tích được báo South China Morning Post trích dẫn thì đây mới chỉ là sự khởi đầu. Nhật báo xuất bản tại Hồng Kông khẳng định, do các trừng phạt nói trên, "cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ giúp Trung Quốc giành các thị phần vũ khí ở những nơi Nga đang xuất khẩu vũ khí trên toàn Châu Phi".

Luke Paty thừa nhận rằng " Trung Quốc hoàn toàn có khả năng thay chân Nga ở Châu Phi",nhưng theo ông, vẫn còn hơi sớm để biết điều này có thực sự sẽ diễn ra hay không. Bởi vì Nga trong lúc bị trừng phạt ngặt nghèo trong năm 2022 vẫn tăng được khối lượng xuất khẩu vũ khí sang Châu Phi.

Từ súng trường đến drone và chiến đấu cơ

Bắc Kinh cũng trở nên năng động hơn bởi các tập đoàn Trung Quốc có khả năng xuất khẩu các loại vũ khí đa dạng hơn. Theo chuyên gia Luke Patey, "trong quá khứ, các công ty đó chủ yếu bán các loại vũ khí hạng nhẹ hay đạn dược. Dù chủ yếu xuất khẩu các loại vũ khí như vậy, các nhà chế tạo vũ khí Trung Quốc bắt đầu giới thiệu các loại khí tài hiện đại hơn".

Cộng hòa dân chủ Congo hồi tháng 2/2023 đã mua drone của Bắc Kinh. "Trung Quốc đã bán nhiều chiến đấu cơ hơn cho Châu Phi", Thomas Newdick, chuyên gia về không quân, khẳng định khi trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Hệ quả trực tiếp từ cuộc chiến tranh tại Ukraine đã bị lộ rõ. Là nước cung cấp chiến đấu cơ chủ yếu cho các nước Châu Phi, Nga giờ đang gặp khó khăn để đáp nhu cầu của chính họ.

Các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc tỏ ra năng nổ hơn ở Châu Phi bởi các mục đích của Bắc Kinh đã có tiến triển. Theo truyền thống, Trung Quốc vẫn bán vũ khí cho một nước mà họ đang thèm muốn nguồn tài nguyên của nước đó. Việc xuất khẩu thiết bị quân sự sang Sudan, Nigeria đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc để tiếp cận nguồn dầu lửa của hai nước này. Đây cũng là là hai đối tác Châu Phi chính của tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Từ giờ trở đi, Trung Quốc tính đến chuyện đổi vũ khí lấy ảnh hưởng. "Bắc Kinh đã thành công trong việc mở rộng trường ảnh hưởng ở Châu Phi nhờ vào các đầu tư kinh tế. Giờ đây người Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế chủ yếu của lục địa này, họ muốn tiếp tục phát triển các hợp tác quân sự", chuyên gia Earl Conteh-Morgan được trích dẫn ở trên phân tích.

Việc Norinco đến Senegal trước tiên có thể là vấn đề cơ hội làm ăn cho tập đoàn, nhưng "nếu như song song đó việc này giúp làm giảm ảnh hưởng của Pháp, đồng thời của phe phương Tây ở Châu Phi, thì càng tốt", ông Earl Conteh-Morgan nhận định tiếp.

Tầm mức của cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng trở nên càng quan trọng hơn dưới cái nhìn của Bắc Kinh khi Hoa Kỳ ngày càng nhấn mạnh tính cấp bách phải kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai coi Trung Quốc là kẻ thù số 1, nhưng ông ta lại có chính sách đối ngoại rất biệt lập. Joe Biden thì không như vậy. Ông "theo đuổi chiến lược liên minh các nền dân chủ để chống lại các nước như Nga và Trung Quốc", chuyên gia Danilo delle Fave nhấn mạnh. Với bắc Kinh, Châu Phi đã trở thành lục địa được lựa chọn để cố gắng ngăn chặn chiến lược đó của Hoa Kỳ bằng cách kết thân với những người bạn mới nhờ vào việc xuất khẩu vũ khí.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Diễn đàn

Sài Gòn phá đường dây mua bán, sử dụng, chế tạo vũ khí (Người Việt, 06/11/2017)

Sáng 6 tháng Mười Một, Phòng Cảnh Sát Hình Sự (PC45) công an ở Sài Gòn cho biết đơn vị này vừa phối hợp với công an nhiều tỉnh thành, phá thành công đường dây mua bán, sử dụng, chế tạo vũ khí quân dụng.

Résultat de recherche d'images pour "Sài Gòn phá đường dây mua bán, sử dụng, chế tạo vũ khí (Người Việt"

Ông Nguyễn Hồng Phúc và nhiều vũ khí bị công an thu giữ. (Hình : Báo Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ, đường dây này do ông Nguyễn Hồng Phúc (32 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tỉnh Bình Phước) giữ vai trò cầm đầu và tổ chức hoạt động thời gian qua.

Báo này cho hay, đường dây mua bán, sử dụng, chế tạo vũ khí trải dài trên nhiều tỉnh thành như Sài Gòn, Lâm Đồng, Bình Phước, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp… Số lượng và chủng loại cũng rất đa dạng như súng quân dụng, súng tự chế, lựu đạn, thuốc nổ, dây cháy chậm, bình xịt hơi cay…

Để chế tạo vũ khí, ông Phúc chọn một khu rừng ở tỉnh Bình Phước làm trung tâm chế tạo, thử nghiệm các loại vũ khí trước khi bán ra thị trường. Trong đường dây này, ông Phúc giữ vai trò chủ mưu của băng nhóm "cấp trên", gồm Phúc và nhiều đồng phạm khác. Dưới nhóm "cấp trên" là hàng loạt các "chân rết" phủ dài trên nhiều tỉnh, thành.

Tin cho hay, công an thu giữ hàng loạt súng đạn quân dụng các loại (có cả trong nước lẫn ngoài nước), súng bút, súng tự chế, ống giảm thanh, súng đạn hoa cải, lựu đạn, bình xịt hơi cay… với đủ loại giá bán khác nhau. Riêng súng thì giá bán dao động khoảng 10 đến 30 triệu đồng/khẩu súng (từ $440 đến $1,323).

Ngoài mua bán, sử dụng, chế tạo nhiều loại vũ khí, băng nhóm này còn nhận "hợp đồng" đòi nợ thuê, mang súng đi thanh toán nhau, nếu có ai ra giá hợp lý. (Q.D.)

********************

Thu hồi giấy phép gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu lao động (RFA, 06/11/2017)

Có 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, có trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Résultat de recherche d'images pour "doanh nghiệp xuất khẩu lao động"

Ảnh minh họa : Công nhân lên đường sang Đài Loan xuất khẩu lao động năm 2009. Courtesy : vieclamvietnam.gov.vn

Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, thuộc Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 6 tháng 11.

Nguyên nhân 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép do vi phạm các quy định trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chẳn hạn như không làm thủ tục đổi giấy phép, không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, không trực tiếp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội đề nghị 46 doanh nghiệp này phải có báo cáo về tình hình của công ty và vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục quản lý, hỗ trợ các lao động đang làm việc ở nước ngoài cũng như chuẩn bị ra nước ngoài làm việc.

Hiên có 296 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang hoạt động tại Việt Nam.

Nhiều công nhân lao động xuất khẩu lâu nay lên tiếng cho biết họ bị doanh nghiệp môi giới lừa đảo. Tình trạng này đến nay vẫn xảy ra.

***********************

Dân cạnh Sân bay Biên Hòa nhiễm dioxin (RFA, 06/11/2017)

Sân bay Biên Hòa - điểm nóng về ô nhiễm chất dioxin tại Việt Nam

Người dân sinh sống cạnh Sân bay Biên Hòa, chỉ cách một con đường và một bức tường, lâu nay phải dùng nguồn nước giếng để ăn uống, tắm giặt. Nguồn nước không hề được lọc qua phương tiện nào như nguồn nước máy.

vn3

Những đứa trẻ sống gần Sân bay Biên Hòa nghi nhiễm chất dioxin.  RFA

"Nhà cô sống ở đây hơn 20 năm rồi, mà điện cũng mới có. Nước sạch chưa có, cứ ăn nước giếng. Tương lai hoặc hậu quả sau này cô không biết được.

Nước máy vào đây là mong muốn của rất nhiều người. Mà không biết chừng nào có, cứ bảo từ từ mà không biết từ từ là chừng nào".

"Chị là chị xài nước giếng, chị mua cái máy lọc về chị lọc xài thôi chứ giờ nước máy đâu có vào tới đây. Bọn em coi xem nhờ chính quyền địa phương nếu mà kéo được thì tốt cho dân".

Hầu hết người dân, ai cũng mong muốn có môi trường sạch sẽ, nhất là với nguồn tin chất hóa học da cam dioxin gây ra hậu quả tàn khốc cho con người.

Gia đình chị Lê Thị Mỹ, thuộc khu phố 11, phường Tân Phong, có một bé gái mà gia đình chị nghi ngờ rằng cháu bị nhiễm chất dioxin. Gia đình chị lâu nay sống cạnh sân bay Biên Hòa, trước kia người thân trong gia đình chị phục vụ trong quân đội. Chị Mỹ tỏ rõ sự lo ngại khi nhắc đến hậu quả của chất này.

"Đáng lẽ phải làm sớm hơn, để bây giờ biết bao nhiêu năm nay, nếu thực chất nó có thì nó đã ăn sâu trong máu người ta hết rồi. Sống bao nhiêu năm, mấy chục năm rồi chứ còn gì nữa".

Và không riêng con gái chị Mỹ, còn nhiều trường hợp gia đình sống quanh sân bay có con cái sinh ra bị dị tật và mắc nhiều biến chứng khiến cơ thể phát triển không bình thường.

"Thằng thì không nói được, đi học trường tàn tật. Chung quanh nhà nó đây hiện tại là ba thằng, xong lại một cái nhà hàn xì đây nữa nằm đơ đơ đấy, 17 tuổi rồi. Chung quanh đây là nguyên cái chỗ này là 4 đứa rồi, là nuôi không hy vọng rồi. Thằng này nuôi cũng không hy vọng đâu".

Mong muốn của người dân

"Cô mong muốn nhà nước làm càng sớm càng tốt. Cô thấy nhà nước làm hơi trễ, hơi chậm cho dân".

"Bà vui, họ làm vậy bà vui lắm, bà trông cho cái nước độc này họ nói có bị ô nhiễm, xử lý cho an toàn".

"Nếu như mà được Tổng thống Mỹ quan tâm thì chị muốn con chị sẽ được ưu đãi phần đó, cho dù là đi qua bên đó để chữa cho nó chị cũng bằng lòng".

Trong Chiến tranh Việt Nam, Sân bay Biên Hòa được Hoa Kỳ làm nơi chứa chất diệt cỏ. Tin tức ghi nhận cho thấy từ cuối năm 1969 đến quí 1 năm 1970, có 4 vụ tràn chất hóa học từ các bể chứa ra ngoài ; trong đó 25.000 lít chất da cam và 2.500 lít chất trắng.

Mãi đến trung tuần tháng 9 vừa qua, dự án có tên ‘Xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất dioxin’ mới được khởi động. Khoản kinh phí dành cho dự án này được nói là 270 tỷ đồng, triển khai từ nay đến năm 2020. Mục tiêu được nói nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ phơi nhiễm cho cán bộ và người dân sinh sống tại khu vực trong và ngoài sân bay Biên Hòa.

Tin cho biết dự án này nhằm chuẩn bị về hạ tầng, kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện ‘Dự án Xử lý Tổng thể Chất Dioxin tại Sân bay Biên Hòa’ bằng nguồn kinh phí ODA không hoàn lại của Hoa Kỳ và một số đối tác quốc tế khác có tổng kinh phí chừng 500 triệu đô la.

https://youtu.be/C6R_luiQaKw

Thông tín viên RFA

******************

Hơn 90% tiền tham nhũng bị tẩu tán (RFA, 06/11/2017)

Có đến 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Đây là quan ngại mà một số đại biểu quốc hội nêu lên tại phiên thảo luận của Quốc hội vào chiều ngày mùng 6 tháng 11 năm 2017.

vn4

Ông Dương Chí Dũng tại phiên xử ở Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2013. Photo : AFP

Một số Đại biểu Quốc hội cho rằng việc thu hồi tài sản là quá ít so với thiệt hại lớn do tội phạm tham nhũng gây ra cho ngân khố quốc gia ; đồng thời kiến nghị cần hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng như mở rộng đối tượng kê khai tài sản và phải kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng sau khi được xác minh.

Theo trình bày tại phiên thảo luận thì trong vụ đại án Vinashin cho đến tháng 7 vừa qua thì hai phạm nhân Trần Văn Liêm và Phạm Thanh Bình vẫn chưa bồi hoàn một khoản nào trong số tiền bồi thường thiệt hại 989,2 tỷ đồng. Còn trong vụ đại án Vinalines, ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, người nhận bản án tử hình chỉ mới bồi hoàn 21 tỷ đồng trong tổng số 110 tỷ đồng được yêu cầu trả lại cho ngân sách nhà nước.

Published in Việt Nam