Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 12 octobre 2019 10:42

Để tôi nói cho mà nghe

Tây Bắc là một vùng đất mà cả thời tuổi trẻ của tôi lăn lộn ở đó để rong chơi và khám phá. Cái ngày tôi bắt đầu biết xách xe máy đi lang thang thì rừng núi Tây Bắc còn hiểm trở lắm. Những chuyến đi đầu tiên cũng chỉ dám mon men ở vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn gần Hà Nội thôi, vì đường thì xấu và tôi cũng chẳng có nhiều tiền để mà đi đâu lâu. Sau này có điều kiện hơn, tôi cứ đi xa dần, cao dần, lên mãi sát những vùng rừng núi biên giới giáp Trung Quốc, Lào, rồi phượt bằng xe máy sang tận vùng thượng Lào gần Tam Giác Vàng. Nhưng có lẽ chuyến đi nhớ đời nhất chính là hồi tháng 4 năm 2007. 

taybac1 - Copie

Cái ngày tôi bắt đầu biết xách xe máy đi lang thang thì rừng núi Tây Bắc còn hiểm trở lắm.

Những năm đó phong trào phục hồi và chơi xe Minsk để phượt Tây Bắc bắt đầu nở rộ. Xe Minsk là một loại xe nam, côn tay, cao lớn, nặng và dùng xăng pha nhớt khói mù. Đây là một loại xe huyền thoại của người Nga ở Việt Nam. Nó nổi tiếng vì sự bền bỉ, leo dốc rất khoẻ và khả năng sửa chữa dọc đường vô cùng dễ. Nhưng nó cũng rất kén người đi, không phù hợp lắm trong đường phố đô thị, nên không phải ai cũng dám chơi. Tôi cũng không có nhiều tiền để chơi riêng một con xe này, nên hồi đó lúc cần toàn phải ra hàng Cường Minsk ngay đầu ngõ Phất Lộc để thuê xe đi chơi vài ngày. Lúc đó thì tôi còn chưa biết đến Người Buôn Gió, chưa biết đến Phạm Đoan Trang, hay bất cứ chuyện gì liên quan đến biểu tình hoặc đấu tranh dân chủ nọ kia đâu. Tuổi trẻ của tôi cũng như bao người cùng trang lứa khác lúc đó, là kiếm tiền rồi tiêu tiền mà thôi. Nhưng có lẽ may mắn là tôi dành cái sự tiêu tiền của mình vào nhiều chuyến đi, nên trải nghiệm dù sao cũng tích luỹ được nhiều hơn so với các cậu ấm cô chiêu dân thành phố khác. Phiêu mưu. Mạo hiểm. Khao khát. Liều lĩnh. Thậm chí còn rất điên rồ trên những cung đường. Đó là những phẩm chất cần phải có để rồi sau này tôi dám làm những chuyện tày trời khác.

Quay trở lại chuyện chuyến đi, năm đó chúng tôi chỉ có hai người, thong thả rong ruổi từ Hà Nội lên Tây Bắc, vui đâu chầu đấy, không xác định rõ một lộ trình cụ thể. Thế rồi càng đi, chúng tôi càng gặp dần nhiều người bạn cũng đi phượt như vậy. Vui chuyện, gặp cảnh, thế là chúng tôi cứ thế lao lên Hà Giang, từ Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn đến Mèo Vạc, Tĩnh Túc... để khám phá con đường Hạnh Phúc mà bấy lâu nay chỉ biết sơ sơ qua vài bài viết đâu đó trên mạng. 

Những năm đó đường Hạnh Phúc còn hoang sơ lắm. 185 km đường núi ngoằn ngoèo nhỏ hẹp vắt qua những núi cao và vực thẳm, hầu như chẳng thấy người đi. Đến những trụ đá, vách đá ven đường còn nguyên dấu vết chặt đẽo của lớp người mở đường năm xưa, không hề có những len hộ đường bằng thép sơn phản quang hiện đại như bây giờ. Đường đi xa và gian nan, nhưng lũ người thành phố chúng tôi lại vô cùng phấn khích và sung sướng, vì tự nhiên được đắm chìm trong không gian mênh mông, kỳ vĩ của những rặng núi đá tai mèo nhấp nhô, trải tít đến tận chân trời. Thi thoảng mấy nếp nhà hiền hoà lại hiện ra đâu đó trên sườn dốc dọc theo những cung đường uốn lượn bám lấy lưng trời. Có những lúc hứng chí, chúng tôi còn ngả rượu ngô ra uống ở ngay giữa đường mà chẳng hề sợ làm phiền đến ai, bởi lâu lâu mới có một vài em nhỏ gùi cỏ hay bắp gì đó đi lại chậm rãi trên đường. Mỗi lúc dừng xe nghỉ như thế, chỉ nghe có tiếng gió vi vu, tiếng mõ trâu lốc cốc đâu đó ở trên núi và không gian bao la bất tận của núi và mây. Tuyệt đối tự do và thinh lặng. Ấy là cảm giác tôi không thể nào quên mỗi khi nghĩ về con đường Hạnh Phúc ngày đó.

Được đi và trót yêu mảnh đất Hà Giang từ ấy, nên hàng năm mỗi khi có dịp là tôi lại tìm cách quay về đây để tận hưởng không khí, cảnh vật và văn hoá đặc sắc có một không hai ở nơi này. Nhưng rồi gần đây đã có một chuyện đau lòng đến với Hà Giang. Đó là việc Công viên đá Đồng Văn, như các bạn đã biết đang bị xâm hại bởi công trình Panorama tại hẻm vực Tu Sản. Tranh cãi nhiều lắm. Luận tội nhiều lắm. Nên đập bỏ hẳn hay cải tạo. Rồi cả chuyện tức cười là vụ tụt quần giải cứu Mã Pì Lèng nữa. Những vấn đề đó tràn ngập truyền thông nên tôi không thể không biết. Nhưng từ đầu tôi đã cố tình chưa bàn sâu, để lắng nghe và để nghĩ cho chín rồi mới bầy tỏ suy nghĩ của mình thông qua bài viết này. 

Không nhỏ bé như công viên Đầm Sen, công viên Thủ Lệ, công viên Bách Thảo... công viên đá Đồng Văn được xác định là một quần thể núi đá và sông ngòi trải rộng trên diện tích bốn huyện gồm : Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Với diện tích khổng lồ đó, nó không có tường bao, không có bảo vệ, không có bán vé... như những cái công viên kia, nhưng nó ẩn chứa trong mình những giá trị vô cùng quý giá. Ấy là núi, là sông, là cảnh vật, là cây cối, là muông thú, là thời tiết khí hậu... và đặc biệt là có khoảng 250.000 người thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau đang sinh sống rải rác ở đây, với đời sống văn hoá, tín ngưỡng, tập quán vô cùng phong phú. 

Trong một cái công viên chúng ta thường thấy ở các đô thị, người ta có thể đào hồ, đắp núi, mang những con khỉ, con nai về nhốt làm đẹp. Nhưng ở đây, Công viên đá Đồng Văn có sẵn luôn trong mình những thứ đó. Và hơn thế nữa, đó là những cấu trúc thiên tạo kỳ vĩ, đẹp tuyệt vời, có một không hai. Đó là những chim muông thú vật tự do bay nhảy. Đó là 17 dân tộc thiểu số với nhà cửa, trang phục, ngôn ngữ, tập quán, văn hoá vô cùng đa dạng tô điểm cho nơi này. Chính vì lẽ đó, dù cực kỳ to lớn, nhưng công viên đá Đồng Văn rất xứng đáng cần được quan tâm và bảo vệ, còn hơn cả những công viên nhân tạo kia. Năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Những năm đó đây là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam, và là thứ hai ở Đông Nam Á.

Trong quá trình lập hồ sơ, vận động hành lang, đầu tư xây dựng để cao nguyên đá Đồng Văn trở thành một quần thể địa chất được thế giới công nhận, phải nói cho đúng là ngân sách và công sức nhà nước đã đầu tư cho Hà Giang không phải ít. Mấy năm trên đường đi lang thang ở cao nguyên đá này, tôi đã bắt gặp vô số những đoạn đường và khu vực hành chính được đầu tư mở mang. Tuy thế tôi thấy có những đoạn đường quá to, quá rộng, quá thẳng và hình như có gì đó sai sai so với cảnh vật, với nhà cửa, với con người ở đây. Những nơi như Yên Minh, Phố Cáo, Sủng Là... mấy đoạn đường thẳng tắp, rộng từ 6 đến 8 làn xe chạy tự dưng mọc lên giữa vùng đồi núi, trông thảm hại như những vết chém tàn nhẫn trên gương mặt xinh đẹp của sơn nữ miền rừng. Những ngôi nhà rất đặc trưng của người H'Mong, Dao, Tày, Giáy, La Chí... được "tập kết" dọc đường thành những quần thể khô cứng, rời rạc, tách bạch hẳn với phong cảnh núi rừng ở xa xa kia. 

Sống nhờ núi và chết cũng ở núi, người dân tộc vốn xưa nay làm nhà rất tản mát và gắn bó mật thiết với bề mặt địa hình rất đa dạng của núi rừng. Những nếp nhà nhỏ bé, hiền hoà bám chặt lấy từng nếp núi, hoà mình vào cây, như những nét chấm phá tuyệt đẹp có trong tranh thuỷ mặc. Ấy mới chính là nét nguyên sơ, trong trẻo, duyên dáng mà khách đường xa như tôi vốn khao khát được thấy ở nơi này. Rất tiếc là bằng quyết tâm chính trị xuất phát từ nơi đồng bằng, rất nhiều tiền của, nhiều sức người đã đổ lên đây, để rồi phá tan những giá trị tuyệt vời đó. Và đáng buồn nhất là chính con người ở Hà Giang theo tôi cũng không hiểu, không biết quý, không biết giữ những giá trị bản địa đặc sắc của mình. Phong tục, tập quán, nhà cửa, trang phục, lối sống đặc trưng của các dân tộc ít người cứ mòn dần đi, mất dần đi theo đà tiến rầm rộ của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng và nhà nước.

Tuy thế, so với vùng du lịch Sapa ở Lào Cai thì cao nguyên đá Đồng Văn còn rất đẹp. Người ta phá như thế mà nó vẫn còn đẹp, bởi vì nó quá to lớn, hùng vĩ, không dễ mà phá hết ngay được. Nhưng nếu cứ để tiếp diễn tình trạng này thì tôi chắc ở đây chỉ khoảng mươi năm nữa thôi là lại nhếch nhác, xô bồ không kém gì Sapa bây giờ. Thật đau lòng.

Sự xuống cấp của Đồng Văn, Sapa, Đà Lạt, Nha Trang... hay bất kỳ danh thắng nào trên cả nước không phải là chuyện tiền. Trong hàng chục năm qua, ngân sách nhà nước đổ không ít về những nơi này hòng biến thành chúng các vùng du lịch đẳng cấp. Nhưng ngay cả Sapa nơi tôi từng làm việc, lãnh đạo tỉnh cũng mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về kiến trúc phong cảnh để quy hoạch cho nghiêm chỉnh, thế mà cuối cùng vẫn không ăn thua. Tình trạng chung là càng làm càng nát, càng quyết liệt càng tan hoang. Nhiều lúc nhìn lại cả đất nước, tôi thầm ước giá như họ thiếu quyết tâm đi một chút thì đâu đến nỗi vùng nào cũng be bét như thế này.

Năm 2003, khi có duyên được làm việc cùng các chuyên gia Pháp trong dự án Quy hoạch Sapa, tôi được họ trao đổi nhiều về phong cách kiến trúc của một kiến trúc sư Mỹ, ông Frank Lloyd Wright. Tại sao các chuyên gia hàng đầu về kiến trúc phong cảnh của Pháp lại mang phong cách kiến trúc của một người Mỹ ra thảo luận và định hướng cho dự án của mình ? Người Pháp vốn rất tự tôn dân tộc, và nhiều người có phần kỳ thị văn hoá Mỹ, không dễ để họ thừa nhận giá trị của ai đâu. Để hiểu được chuyện này hãy cùng tôi tìm hiểu một chút về F.L Wright.

Frank Lloyd Wright là một thiên tài, và là kiến trúc sư vĩ đại nhất của nước Mỹ. Trên thế giới người ta biết đến ông nhiều nhất với công trình Nhà trên thác (Fallingwater) tuyệt đẹp nằm ở trong rừng bang Pennsylvania. Với khả năng tưởng tượng không giới hạn và là một trong những người tiên phong cho chủ nghĩa kiến trúc hữu cơ vô cùng đặc sắc, F.L Wright đã tạo ra vô số các công trình cực kỳ hài hoà với tự nhiên, chưa có ai vượt qua được. Các bạn có thể lấy tên ông ấy tìm kiếm trên mạng sẽ có đầy những công trình tuyệt đẹp, hài hòa với tự nhiên.

Nhấn mạnh về chủ nghĩa kiến trúc hữu cơ, các chuyên gia Pháp ngày đó đã muốn khẳng định với các cơ quan quản lý Việt Nam một điều rằng, chỉ có tôn trọng thiên nhiên, gắn kết con người hòa hợp với tự nhiên, chúng ta mới có thể xây dựng và phát triển được những khu du lịch xinh đẹp đẳng cấp thế giới. Rất tiếc không phải ai trong bộ máy nhà nước cũng có thể hiểu được chuyện đó, và họ còn bị giằng xé vì đồng tiền, vì quyền lực, vì nể nang, vì tư duy nhiệm kỳ và vô số những điều tệ hại khác nằm trong bản chất của hệ thống nhà nước. Điều đó dẫn đến việc ngay cả khi đã hoàn thành một bộ quy hoạch tuyệt vời như ở Sapa, nhưng chúng ta vẫn mất nó. Đâu còn một nơi trong lành, xinh đẹp như trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long ngày xưa. Đâu còn một Đà Lạt mơ mộng đã đi vào thi ca của dân tộc này. Và chắc chắn Đồng Văn sẽ chung số phận nếu đất nước này không đổi thay.

taybac2 - Copie

Toàn bộ 7 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh (Tiền Phong)

Tôi không muốn sa đà vào bàn chuyện sửa hay đập công trình Panorama ở Mã Pì Lèng. Đập hay sửa rồi thì cũng sẽ vẫn thế thôi. Dân vẫn mất tiền. Phong cảnh đất nước vẫn tan hoang. Và rồi khi chuyện này lắng đi thì ở một nơi nào đó trên cao nguyên đá Đồng Văn lại có khối u xấu xí khác mọc lên, mà dường như vẫn không có ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng có một điều tôi thấy thú vị qua toàn bộ chuyện này là dư luận xã hội không còn hiền như trước. Rất nhiều người quan tâm và phẫn nộ. Rất nhiều báo chí và các tổ chức bảo vệ môi trường lên tiếng. Càng nhiều tích tụ, những bức xúc xã hội này sẽ có một ngày nhất định phải bùng nổ, buộc thể chế này phải thay đổi. Khi ấy những giọng nói đòi hỏi tương lai cho đất nước này sẽ không còn lạc lõng, cô đơn.

A í a... Tiếng sáo ai lửng lơ...

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 10/10/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 30 septembre 2019 20:43

Giọt nắng bên thềm

Lâu rồi tôi không nghe nhạc của Thanh Tùng. Hôm qua tự dưng vào buổi sáng, có nhà ai đó bên hàng xóm chợt vang lên một câu hát mượt mà của ông.

Giọt nắng bâng khuâng
Giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng
Bài hát mang bao kỷ niệm
Những ngày đã qua...

giot1

Nhạc sĩ Thanh Tùng từng nhiều lần đứng trên sân khấu và hát ca khúc "Một mình"

Tôi nghe bài hát này lần đầu tiên lúc khoảng 15 tuổi khi vừa biết yêu. Đó cũng là vào một buổi sáng, cũng từ máy thu thanh nhà hàng xóm. Thời ấy khu tập thể Kim Liên tôi ở vắng lặng lắm. Giữa những khối nhà thấp trong khu là những cây xà cừ xanh mướt và những khoảnh vườn rau nho nhỏ. Thế nên cái cảm giác mở mắt ra thức dậy, nhìn thấy vạt nắng nhẹ chiếu xiên qua song gỗ cửa sổ, nghe thấy những lời ca trong trẻo mới tuyệt vời làm sao. Cho đến sau này, dù có thể được đi đây đi đó nghỉ mát ở những nơi rất tuyệt vời, nhưng ấn tượng về sự trong lành và bình yên của Hà Nội ngày ấy không thể nào phai nhạt trong tâm trí của tôi.

Hà Nội bây giờ chẳng còn được như xưa. Đi đến đâu cũng chật chội, khói bụi. Ở chỗ nào nhà cửa cũng xây kín mít. Cả ngày lẫn đêm cư dân thành phố loay hoay tránh nhau để mà thở, để mà sống. Ô nhiễm nặng đến mức độ mà Hà Nội luôn được hệ thống cảnh báo không khí Air Visual xếp hạng là nơi ô nhiễm nhất nhì thế giới. Và trớ trêu là càng về đêm thì không khí Hà Nội càng ô nhiễm, bởi đây là lúc các phương tiện xe máy thi công được phép vào thành phố hoạt động, chở xi măng, cát, đá sỏi rầm rập, tung bụi mịn khắp phố phường. Trong cái không gian sống ngày càng chật hẹp bí bức đó thì người bản địa như tôi, có nhà cửa đàng hoàng nhiều lúc còn cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Nói gì đến những người mới nhập cư, những lao động phổ thông hay sinh viên ngoại tỉnh, phải chen nhau sống ở những xóm trọ tồi tàn.

Lê Thế Thắng, một chuyên gia chụp phong cảnh nổi tiếng, giữa mùa thu Hà Nội nắng đẹp như thế này đã phải kêu lên về chất lượng không khí. Ô nhiễm kinh khủng đến mức màu nắng, màu trời của Hà Nội trong ảnh của anh không còn được trong trẻo đẹp đẽ như ngày xưa.

Và rồi không chỉ Hà Nội, Sài Gòn cũng ô nhiễm trầm trọng không kém gì thủ đô, cho dù ở đây thành phố có diện tích lớn hơn, không gian có vẻ thoáng hơn. Quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, hay bên quận Tân Bình, Thủ Đức... không khó để thấy những quần thể dân cư khổng lồ mới hình thành, ngột ngạt, người với người chen nhau mà đi. Ngay cả ở quận 1, nơi ngày xưa trong một căn biệt thự nào đó Thanh Tùng đã ngồi sáng tác bài Giọt nắng bên thềm, cái cảnh đường phố ồn ào khói bụi cũng đè nghiến, nuốt chửng lấy những khu phố cổ có từ xa xưa. Nếu Thanh Tùng giờ này còn sống thì không biết ông có nhấc nổi bút để viết những lời ca trong trẻo mượt mà như hồi ấy không.

Tôi không phải là tuýp người hoài cổ. Tôi khát khao đất nước này rồi sẽ không còn nghèo đói như thời bao cấp ngày xưa. Nhưng để đánh đổi môi trường lấy sự phát triển thì đấy là một lựa chọn quá ngu ngốc. Chúng ta đang phải trả cái giá rất lớn về y tế, về sức khoẻ, về chi phí khác do tác động xấu của môi trường. Nào thì máy lọc nước. Nào thì máy lọc không khí. Nào thì khẩu trang các kiểu. Chưa kể các chi phí xã hội tăng cao do lụt lội, triều cường, tắc đường làm chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Đánh đổi lớn như vậy, như thu nhập của người dân Việt Nam so với thế giới vẫn ở hạng bét mới đau. Bảo sao bây giờ nhiều người di cư ra nước ngoài sống còn nhiều hơn cả hàng triệu thuyền nhân bỏ chạy khỏi đất nước khi xưa.

Hôm qua tôi vào phần mềm Air Visual rồi chợt kéo bản đồ không khí sang khu vực châu Âu. Các bạn có thể thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng châu Âu và châu Á theo như hình ảnh kèm theo đây.

Càng độc tài, càng ô nhiễm. Càng dân chủ, càng trong lành. Đấy là những cảm nhận của tôi khi so sánh hai vùng bản đồ này. Đừng nghĩ chuyện chính trị là cái gì đó xa vời. Bạn hít chính trị vào mũi từng phút, từng giây đó !

Tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong xã hội này. Và các bạn cũng vậy. Nhưng tôi tin tưởng rằng, nếu chúng ta hiểu nguyên nhân của những vấn nạn trong xã hội, và đoàn kết chung tay đấu tranh, cùng nhau lên tiếng... thì nhất định có ngày xã hội này sẽ phải thay đổi. Không thể chấp nhận một thể chế chính trị coi thường sức khoẻ người dân, chỉ chăm chăm vẽ cho lắm dự án này, kế hoạch kia nhằm đục khoét cho riêng mình. Quan chức giàu có rồi cũng đưa gia đình vợ con chuồn đi nước ngoài hết cả. Nếu còn ở lại Việt Nam thì chúng có biệt phủ, nhà cao cửa rộng, xe máy lạnh đưa đón hàng ngày, làm gì biết đến khói bụi ngoài đường kia. Chỉ còn chúng ta như lũ đười ươi giữ ống, khốn khổ, ngơ ngẩn đứng trong khung cảnh tan hoang này.

Hãy trả lại cho chúng tôi quyền được sống trong an lành !
Hãy trả lại cho chúng tôi quyền được lựa chọn người tử tế điều hành đất nước !
Trả lại cho tôi, trả lại cho anh... màu nắng của ngày xưa.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 30/09/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
samedi, 28 septembre 2019 20:23

Tôi sẽ cố bám lấy đất nước tôi

Tôi có khá nhiều bạn bè, họ hàng, người thân bỏ ra nước ngoài sinh sống. Từ những người bạn hoạt động xã hội vì lý do chính trị, cho đến những người bình thường khác, chỉ vì mưu sinh mà phải từ bỏ nơi này. Chạy trốn khỏi sự nguy hiểm là phản ứng rất tự nhiên của con người. Không chống lại được điều gì đó thì bỏ chạy là giải pháp cá nhân hợp lý, không có gì phải đáng chê trách. Nhưng khi cả một đất nước phải tìm cách bỏ chạy, thì đó là vấn đề rất nghiêm trọng rồi.

mattich6

Khi cả một đất nước phải tìm cách bỏ chạy, thì đó là vấn đề rất nghiêm trọng rồi - Ảnh minh họa 

Tôi nhớ hồi những thuyền nhân bỏ chạy khỏi Việt Nam, có người bình luận chua chát rằng : cái cột điện mà có chân thì nó cũng phải bỏ chạy. Nay thì không chỉ "Bên thua cuộc" miền Nam bỏ chạy, mà cả nước bỏ chạy. Phong trào bỏ chạy lan rộng, từ những giai cấp trung lưu tìm kiếm thẻ xanh bằng đầu tư, cho đến học sinh sinh viên tìm kiếm học bổng du học, và cả những lao động tự do khắp các miền quê Việt Nam tìm lối bán mình sang tận Lào. Trớ trêu là cả những dư luận viên từng chống những người hoạt động xã hội rất dữ dội, nay bỏ gia đình sang lao động ở Nhật. Rồi mới đây nữa có một vụ động trời được khui ra. Đó là việc đoàn ngoại giao của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm chính thức Hàn Quốc từ năm 2018 có đến 9 người vứt cả hộ chiếu để trốn ở lại. Nhục quốc thể không để đâu cho hết !

Tôi là người từng có cơ hội bỏ chạy, nhưng rồi đã quay lại để đối mặt với những vấn đề của đất nước này. Có một lần hồi năm 2016, khi mò mẫm ở miền Trung đi làm phóng sự về thảm họa Formosa trên tàu cá của ngư dân, ông chủ tàu tên là Sơn hỏi tôi : em làm thế được bao nhiêu tiền ? Mang tâm thế là một phóng viên tự do đi làm phim giúp ngư dân tố cáo thảm họa môi trường, quả thật lúc đó tôi cũng hơi bối rối vì câu hỏi rất thẳng thừng này. Nhưng nếu ai đã từng biết cuộc đời vất vả của ngư dân trên biển, thì chắc sẽ thấu hiểu và thông cảm với câu hỏi có phần sỗ sàng đó. Để có thể ra khơi đánh cá, một người chủ tàu phải lo từng đồng một trước chuyến đi. Nào thì lỉnh kỉnh những gạo, dầu, mì tôm, rau củ, nước mắm, bột nêm. Nào thì dầu máy, đá xay ướp cá. Tất cả đều phải đầu tư bằng tiền mặt, nhằm lo điều kiện sinh hoạt và lao động cho cả chục con người trên biển. Ấy là chưa kể những khoản tiền rất lớn để đầu tư tầu bè, trang bị máy móc, lưới vó... Hỏi sao ngư dân câu đầu tiên nằm lòng trước mọi việc là họ phải nghĩ đến tiền.

bam1

Năm 2016, khi mò mẫm ở miền Trung đi làm phóng sự về thảm họa Formosa trên tàu cá của ngư dân, ông chủ tàu tên là Sơn - Ảnh Nguyễn Lân Thắng 

Chuyến đi năm đó, sau 5 ngày vất vả lênh đênh trên biển, cá thì ít, tàu lại gặp thời tiết không thuận lợi và phải quay vào bờ sớm. Số cá, ghẹ bắt được trên tàu tôi nhớ bán được có mỗi 34 triệu 500 ngàn. Bình thường trước đây, mỗi chuyến đi một tàu cá có thể kiếm được trên dưới 100 triệu hoặc hơn. Nhưng từ khi thảm họa môi trường biển Formosa xảy ra thì mọi chuyện bắt đầu khác đi. Chuyến này sau khi trừ đi tiền dầu máy và nhu yếu phẩm đã mua khoảng 25 triệu, 11 người trên tàu chia nhau chưa đến 10 triệu còn lại. Số tiền này dân biển thường gọi là tiền đi bạn, là tiền chủ tàu sau khi bán cá và trừ đi chi phí sẽ chia cho anh em làm việc trên tàu. Tôi tạm biệt những người ngư phủ và dứt khoát không nhận một đồng "đi bạn" nào từ ông Sơn chủ tàu. Đến năm sau, tôi nghe nói ông ấy đã phải bán tàu để trang trải nợ ngân hàng gần 2 tỷ và bỏ đi làm công việc khác. Còn hơn chục thanh niên ngư phủ dày dạn kinh nghiệm đi biển hồi đó chắc cũng phải đi lang thang làm thuê làm mướn ở xứ người hết cả rồi. Buồn vô hạn !

Rút cuộc thì sau vài trận đi biển với ngư dân như thế, tôi cũng có được mấy phóng sự về thảm họa Formosa, về những mất mát của đất nước này. Có người sau khi xem phim xong tâm sự : Em xem xong bưng mặt khóc hu hu giữa công ty... Nhưng có lẽ cũng chẳng tác dụng gì nhiều, vì bây giờ ngày ngày mọi người vẫn bỏ đi. Không bỏ đi sao được khi cuộc sống ngày càng khó khăn. Khi những người dân phải đối mặt hằng ngày với khói bụi ô nhiễm, với vấn nạn xã hội khắp nơi. Khi những tiếng nói phản kháng yếu ớt tiếp tục bị đàn áp, bỏ tù. Có đôi lúc chính tôi cũng hoang mang vì những gì xảy đến quanh ta. Những lúc như vậy, có một bài hát rất hay của ông Nguyễn Đình Toàn đã làm dịu đi nỗi day dứt ấy, và nâng đỡ tinh thần của tôi rất nhiều. Nguyễn Đình Toàn viết :

…Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi, bằng sức người vô hạn. Bằng sức người đầu đội trăm tấn bom, Tim mang nghìn dấu đạn. Tôi đã đổ mồ hôi, đổ máu tươi. Để mong ở lại đây. Dù thế nào cũng ở lại đây. Nhưng đất đã đỏ, vì bị nung bằng những lời dối trá. Người bám vào lửa đã đốt cháy tay. Lửa hờn căm, lửa hiểm thâm, lửa khốn cùng cay đắng. Người lừa nhau, trời đất còn bưng mặt thảm thương...

Nhưng rồi kết thúc bài hát, ông ấy viết :

...Tôi đã bám lấy đất nước tôi, bằng sức người đã kiệt bằng sức người đã tả tơi ước mơ, tay chân dường rũ liệt. Tôi cố đợi ngày Việt Nam tái sinh, trong sông biển yêu thương. Cho dẫu lòng đã bạc lòng mong...

Vâng, tôi sẽ cố bám lấy đất nước tôi, để làm tất cả những gì mong ngày mảnh đất này tái sinh, để không còn ai nữa phải bỏ đi khỏi quê hương này.

Yêu thương tất cả !

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 28/09/2019

Published in Diễn đàn

Nha Trang tháng trước vừa có một chuyện rất động trời. Đó là việc ngày 23/8/2019, Ủy ban kiểm tra Trung ương họp và ra kết luận : Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vi phạm đến mức phải kỷ luật.

nhatrang1

Có hàng loạt cán bộ Khánh Hòa từ Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở Xây dựng cùng nhiều cán bộ cấp dưới đang phải làm kiểm điểm chờ kỷ luật.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc : thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế…, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách nhà nước.

Đấy là những thông tin tôi trích nguyên văn từ báo chí về vụ này. Là một người yêu mến và lo lắng cho vùng đất du lịch Nha Trang, phải nói là tôi rất vui mừng, hả hê khi những quan chức đầu sỏ ở đây bị trung ương sờ đến. Còn ai vào đây khi núi đồi Nha Trang từng ngày bị tàn phá ? Còn ai vào đây khi khách du lịch Trung Quốc tour không đồng tràn ngập thành phố biển xinh đẹp ? Và ai nữa phải chịu trách nhiệm khi hàng trăm người Trung Quốc tụ tập cư trú ngay Nha Trang để tổ chức đánh bạc và lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới ?

nhatrang2

Khách du lịch Trung Quốc tour không đồng tràn ngập thành phố biển xinh đẹp

Một tháng trôi qua, theo những thông tin mà báo chí đưa, có hàng loạt cán bộ Khánh Hòa từ Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở Xây dựng cùng nhiều cán bộ cấp dưới đang phải làm kiểm điểm chờ kỷ luật. Nhiều dự án thủy lợi, đường sá, công trình trọng điểm đang bị thanh tra. Hàng chục biệt thự xây dựng trái phép sẽ bị cưỡng chế đập bỏ hay cắt ngọn. Rất tình cờ là mấy hôm vừa rồi tôi lại có chuyến nghỉ ngơi thăm thú Nha Trang cùng vài người bạn. Và cũng rất tình cờ, chúng tôi ở nhà một người bạn ngay khu Ocean View, trung tâm bê bối của Khánh Hòa về hoạt động xây dựng trái phép. Những tưởng sau kết luận của ông Trẩn Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì khu vực này phải được lập lại trật tự xây dựng. Nhưng đập vào mặt chúng tôi là một công trường ngổn ngang, công nhân thi công hối hả, xe máy chuyên dụng ra vào tấp nập, cần cẩu tháp sừng sững huơ qua huơ lại cả ngày ngay đầu khu Ocean View như chỗ không người.

Được biết tuy sở Xây Dựng Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu cắt điện nước vào công trình, nhưng có chủ đầu tư vẫn lỳ lợm kéo điện nước từ mấy nhà lân cận trong khu ra làm tiếp. Và cho đến giờ phút này, sau 3 tuần kể từ ngày Tỉnh ký quyết định cưỡng chế thì chưa có công trình vi phạm nào tự phá dỡ. Ngoan cố nhất là công trình nhà ông Trần Đăng Hiền, phó giám đốc Điện lực Khánh Hòa, khi báo chí và cơ quan chính quyền vào cuộc về sai phạm trong dự án thì nhà ông Hiền mới khởi công đặt móng, nhưng đến giờ đã xây dựng sai phạm tất cả mọi quy định : vượt độ cao lên tới 6 tầng, vượt mật độ lên tới 100% thửa đất... che khuất tầm nhìn của rất nhiều biệt thự đẹp khác trong khu. Hỏi chuyện người dân, ngay cả những chủ đầu tư khác đang có vi phạm, họ cũng bức xúc vì cùng vi phạm với nhau cả, nhưng khi cơ quan chức năng mời lên làm việc thì ông Hiền không phải lên. Và đến giờ, ngay khi tôi đang viết bài này thì công trình nhà ông Hiền vẫn đang thi công rầm rập như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không biết gia thế hay quan hệ của ông Trần Đăng Hiền như thế nào, nhưng có lẽ phải ghê gớm lắm, dám coi thường cả quyết định cưỡng chế của Tỉnh, coi thường cả kết luận của ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương... Ông đúng là thần thánh ở cõi này rồi !

Ocean View là một khu biệt thự nghỉ dưỡng trên núi, tầm nhìn hướng biển, mấy năm trước được quy hoạch khá đẹp nhằm thu hút vốn đầu tư cho Khánh Hòa. Ở đây theo đồ án quy hoạch được phê duyệt thì các công trình chỉ được xây tối đa 3 tầng, mật độ chiếm đất tối đa 40%. Sẽ là rất tuyệt nếu như ở khu này việc quản lý xây dựng tốt, các công trình đồng đều, mật độ vừa phải, không bị khuất tầm nhìn ra biển. Nhưng với cung cách (cứ cho là) buông lỏng quản lý như thế này thì liệu Khánh Hòa có còn kêu gọi được ai đến đầu tư trong tương lai nữa hay không ? Đây là việc không chỉ ảnh hưởng đến riêng Khánh Hòa mà còn tác động đến việc kêu gọi thu hút đầu tư của cả nước, không phải tự nhiên trung ương phải sờ đến tận nơi. Chị bạn tôi là một doanh nhân, người Hà Nội, làm ăn và du lịch khắp thế giới. Nhưng vì yêu mến Nha Trang mà quyết tâm đổ tiền của về đây để xây một biệt thự trong khu này. Và trong khu Ocean View tôi biết còn nhiều người Việt kiều khác cũng lâm vào cảnh trớ trêu khi bỏ ra hàng triệu đô la đầu tư về đây, nhưng được một hai năm có công trình đẹp nhìn ra biển rồi thì bị công trình khác xây cao chắn mất tầm nhìn. Coi như hàng triệu đô la ném xuống biển, họ uất ức vô cùng.

Tìm hiểu thêm về những chuyện ở Ocean View, tôi phát hiện ra các chủ đầu tư ở đây cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị chẳng qua cũng chỉ vì tiền. Nếu xây dựng một biệt thự theo đúng quy hoạch sẽ rất đẹp, nhưng lấy đâu ra nhiều phòng để cho khách Trung Quốc thuê ? Trong mấy năm gần đây nhiều người Trung Quốc đã về Nha Trang thuê khách sạn, biệt thự lớn để lưu trú dài ngày nhằm tổ chức đánh bạc và lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới. Ngày 20/4/2019 hơn 70 người Trung Quốc trong một căn nhà 5 tầng trên đại lộ Nguyễn Tất Thành đã bị bắt do nghi vấn hoạt động tội phạm công nghệ cao. Ngày 24/4/2019 đã bắt thêm 14 người Trung Quốc nghi là tội phạm công nghệ cao tại khu nhà Mường Thanh Viễn Triều, trên đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang. Và rồi tại Ocean View, ngày 6/6/2019 hàng chục người Trung Quốc đã bị bắt giữ với cùng lý do trên. Họ sống rất phức tạp, chui rúc trong phòng trên các giường tầng và hầu như không ra ngoài. Tại đây họ thuê đường truyền cáp quang tốc độ cao nhất với giá hơn 1 tỷ đồng 1 năm để hoạt động tội phạm qua mạng. Với lợi ích không nhỏ từ việc cho người Trung Quốc thuê kiểu như vậy, tôi ngờ rằng tất cả nhưng khối nhà khác đang xây dựng sai phép trong khu Ocean View cũng chỉ để phục vụ cho việc kinh doanh kiểu này. Và không chỉ Ocean View, ngay sau vụ bắt bớ ở đây thì tôi biết có hàng loạt người Trung Quốc trả nhà thuê trong khu An Viên ngay gần đó, ném máy tính và các thiết bị điện tử xuống hồ nước trong khu rồi xuất cảnh về nước ngay lập tức.

Tất cả câu chuyện ở Nha Trang giờ không chỉ đơn thuần là sai phạm kinh tế. Đây là vấn đề an ninh, vấn đề chủ quyền quốc gia... nếu địa phương buông lỏng thì trung ương phải xử. Phá hoại đất nước này chính là những kẻ có quyền tiếp tay cho giặc, chứ "phản động" có ai đủ sức phá nổi thế đâu ? Nha Trang bắt "phản động" cho lắm vào, rồi cũng tan nát hết vì không có ai dám đứng ra lên tiếng bảo vệ lợi ích đất nước này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 24/09/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 14 août 2019 23:57

Khi dân tộc trưởng thành

Đây là hình ảnh tôi chụp cách đây 8 năm ở Hà Nội vào ngày 14/8/2011. Đó là một cuộc biểu tình chống Trung Quốc rất đẹp, không có đàn áp, không có bắt bớ, không có trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. Nhưng đó đã là kỷ niệm. Giờ đây khi Trung Quốc liên tục gây hấn tại bãi Tư Chính của Việt Nam mà chưa có cuộc biểu tình phản kháng lớn nào nổ ra, đấy là điều những ai còn coi mình là người Việt Nam luôn day dứt.

dantoc1

Biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/8/2011  Nguyễn Lân Thắng

Nhưng hoạt động biểu tình luôn đòi hỏi một số đông tham gia. Một người hay một vài người không thể làm nên một cuộc biểu tình đúng nghĩa. Vì thế để lý giải việc tại sao bây giờ tình hình nguy cấp hơn những năm 2011 - 2014 rất nhiều, nhưng biểu tình chống Trung Quốc vẫn không nổ ra ở Việt Nam, tôi cho rằng không nên chỉ nhìn vào tình cảnh của giới đấu tranh, hay nhìn vào sự đàn áp của nhà cầm quyền. Hãy nhìn vào thực trạng tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của những người dân Việt Nam bình thường khác mới có thể hiểu rõ được điều này.

Hơn một trăm năm trước, Paul Giran là một quan chức thuộc địa đã từng có một tác phẩm rất thú vị là cuốn Tâm Lý Người An Nam. Đây là một tác phẩm khoa học nghiên cứu rất sâu về những yếu tố văn hoá, lịch sử, chủng tộc, địa lý, tập quán... để hình thành nên tính cách người Việt. Paul Giran đã viết trong đó thế này :

"...Ở An Nam, tình huynh đệ, bừng nở dưới ảnh hưởng xã hội của thị tộc, hiếm khi mở rộng tới một vòng tròn rộng lớn hơn, đó là quy mô xã thôn ; người An Nam, nói cho đúng, không có ý niệm về tổ quốc, vốn là thứ cảm thức về trách nhiệm với quốc gia.

Trên hết, họ giữ mối hằn thù thâm sâu đối với kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục, và định chế của họ. Dù cho người Trung Hoa hay người Châu Âu đến xâm lăng xứ sở của họ, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ nọ, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, các luật lệ và các tập quán của họ.

Là dân tộc làm nghề nông, họ dành tất cả thời gian cho đất đai ; là dân tộc nghèo khó, công việc nhọc nhằn chiếm trọn cơ thể và tâm hồn ; bởi thế họ không quan tâm đến những công việc của Nhà nước chừng nào nó còn cho phép họ kiếm kế sinh nhai, thờ kính tổ tiên, chút an bình để cử hành những lễ hội tôn giáo của họ.

Những rối ren nội bộ mà bấy lâu khiến vương quốc này điêu đứng, song không hoàn toàn kiệt quệ, gợi cho người ta có thể đoán biết được sự dửng dưng vô cảm của dân tộc này, lạnh lùng chứng kiến những cuộc tranh giành mà chỉ có các quan lại tham gia.

Những rối ren đó cũng cho thấy rõ cái cảm nghĩ ích kỷ tạo nên chính nền tảng của tính cách An Nam. Sự đồng tâm hiệp lực chỉ được thực hiện trong một khoảnh khắc để đánh đuổi ngoại bang, rồi mau chóng đứt đoạn ngay sau chiến thắng, mỗi một thủ lĩnh đều âm thầm nuôi dưỡng ý tưởng tư lợi từ công cuộc chung...".

Bằng mấy dòng tóm lược thôi mà Paul Giran đã tài tình khắc họa rất chính xác tâm tính, thái độ của người Việt chúng ta. Một trăm năm đã trôi qua. Biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, biết bao nhiêu cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, về văn hóa đã tác động làm tâm tính người Việt Nam ngày nay thay đổi. Nhưng những dấu vết dân tộc tính mà Paul Giran khắc họa vẫn tiềm ẩn đâu đó trong từng con người chúng ta, ảnh hưởng đến quyết định hàng ngày của chúng ta.

Chính vì thế, tôi muốn nói với những người đang mong chờ một cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ rằng, nó sẽ chỉ xảy ra khi có một trong hai điều này. Một là, Trung Quốc không chỉ gây hấn trên Biển Đông, mà chính thức xâm lược Việt Nam, áp đặt những thứ ảnh hưởng đến đời sống của từng người dân. Hai là, chính bản thân người Việt Nam thay đổi, không còn như mô tả của Paul Giran nữa.

Trung Quốc bây giờ rất khôn khéo, họ không bao giờ đem quân ồ ạt xâm chiếm Việt Nam theo hình thức cũ nữa, mà tìm cách thôn tính bằng quyền lực mềm, bằng kinh tế - văn hóa, bằng chính những tên thái thú có dòng máu Việt Nam. Chính vì thế chỉ còn cách là người Việt Nam chúng ta, mỗi người bằng cách này hay cách khác, hãy nuôi dưỡng lòng yêu nước, hãy khai mở dân trí, hãy đấu tranh từng bước nhỏ... để dẫn dắt dân tộc trưởng thành. Biểu tình lớn sẽ tự khắc nổ ra khi có hiệu lệnh phát đi từ trong trái tim mỗi con người Việt Nam.

Yêu thương tất cả.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 14/08/2049 (nguyenlanthang's blog)

 

Published in Diễn đàn
vendredi, 19 juillet 2019 09:43

Hạ độc

Mấy ngày gần đây, trên báo chí đăng rất nhiều trường hợp phụ nữ tìm đường về quê hương sau hàng chục năm bị bán sang Trung Quốc. Đây là thảm cảnh rất phổ biến, nó diễn ra ở Việt Nam hàng chục năm trời mà tôi chưa thấy có thống kê số lượng nào khả tín được. Chỉ biết rằng vừa qua Bộ Công an Trung Quốc ngày 21/6/2019 cho biết lực lượng chức năng nước này đã giải cứu thành công hơn 1.100 phụ nữ cùng 17 trẻ em từ Đông Nam Á bị bán sang Trung Quốc trong chiến dịch truy quét phối với lực lượng chức năng của Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan từ tháng 7 đến tháng 12/2018. 

hadoc1

Chị Lê Thị Lan (áo xanh) ôm chầm lấy mẹ trong ngày trở về sau 24 năm lưu lạc ở Trung Quốc - Ảnh Giáo dục Thời đại (18/07/2019)

Đây không phải là con số cuối cùng, vì rất nhiều trường hợp nạn nhân là phụ nữ trẻ ở nông thôn, nên gia đình bạn bè họ không có điều kiện lên tiếng và tìm kiếm. Điều đáng nói là công việc tìm lại quê hương cho những phụ nữ này rất khó khăn, bởi chính họ kể lại đã từng bị ép uống những thứ thuốc gì đó làm mất hết trí nhớ. Rất nhiều người quên hết quê quán, tên họ bố mẹ, thậm chí có người còn không biết mình là người Việt Nam.

Khi nghe báo chí nói đến chuyện thuốc mất trí nhớ, tôi rùng mình nghĩ lại một chuyện đã từng xảy ra với chính mình. Tháng 11 năm 2015, tôi tham gia một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn. Rất nhiều người Sài Gòn còn nhớ trận biểu tình năm đó là một cuộc phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình sang Việt Nam. Nhiều người bị đánh đập. Nhiều người bị bắt. Tôi là người bị vồ đầu tiên trong đám anh em đấu tranh ngay góc Hồ Con Rùa. Khi một đám đông lính trật tự đô thị ào lên gây hấn với anh em ở phía ngoài thì một đám 3-4 tên lao vào phía trong sát lề đường đánh tôi túi bụi và ném lên một chiếc xe 7 chỗ chạy ào đi. 

hadoc2

Cuộc biểu tình năm 2015 là một cuộc phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình sang Việt Nam.

Chiếc xe hung hãn lao cả vào đường ngược chiều, bấm còi inh ỏi và chạy đi vòng vèo qua nhiều phố rất nhanh như sợ có ai bám đuôi. Trên xe thì tên an ninh liên tục đấm đá, giật kính, giằng điện thoại, cướp máy ảnh và chửi bới nạt nộ tôi liên hồi. Rút cục, tôi bị ném về một đồn công an nào đó quanh quận 3. Cả đồn chỉ có mình tôi. Chúng bỏ mặc tôi ở đó với cơ thể đau ê ẩm khoảng gần 2 tiếng đồng hồ với đám lính phường non choẹt chả biết gì. 

Gần trưa thì đám an ninh bắt đầu lục tục đến. Tôi biết như vậy là cuộc biểu tình đã bị dẹp xong. Lại những trò tra hỏi, thẩm vấn. Lại những trò cảnh sát tốt - cảnh sát xấu... mà tôi đã quá quen thuộc trong nhiều trận khác. Rút cục chúng chẳng khai thác được gì ở tôi ngoài những cái gật đầu xác nhận tên tuổi. Và mặc kệ hàng chục thằng an ninh khác vào đe dọa hay dụ dỗ, tôi cứ rên hừ hừ, nhổ nước bọt lung tung và nằm lăn quay ra đất từ chối làm việc vì không đủ sức khỏe. 

Gần cuối buổi một tên an ninh béo tốt, mặt đồ ký giả màu trắng bệ vệ bước vào. Hắn làm bộ như là một quan chức thành phố cao cấp, như có đủ uy quyền để nhấc tôi ra khỏi đồn ngay lập tức. Hắn xông tới cúi xuống đất nơi tôi nằm đó để giả lả ngọt ngào hỏi thăm sức khỏe, hỏi có muốn đi bệnh viện không, bảo tôi làm việc với cán bộ để chốt biên bản chút đi rồi xong việc ngay. Tôi hé mắt nhìn hắn một chút rồi lại nhắm vào, coi hắn như con ruồi... bố mày đang mệt không thèm đuổi. 

Thằng béo điên tiết gầm gừ trở mặt ngay lập tức. Hắn ngả bài luôn : "mày có thích nằm đây không hay là để bọn tao chích cho một mũi... ?". Tôi vẫn nhắm mắt hỏi hắn mũi gì. Hắn tiếp lời : "Thuốc điên đấy. Cho mày điên luôn…".

Hắn còn nói gì đó nữa sau này tôi cũng chẳng nhớ nổi, nhưng chi tiết dọa tiêm thuốc điên thì tôi không thể nào quên được. Thật quá sức tàn ác và kinh khủng. Chúng dọa tôi tiêm thuốc điên thì tức là nhất định chúng đã từng làm chuyện đó với ai khác. 

Với dã tâm kiên quyết bảo vệ một chế độ thần phục Trung Quốc, ai mà biết được có bao nhiêu người tù vì đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước này đã bị chúng học tập quan thầy, tiêm hay cho ăn uống thứ thuốc gì đó, làm mất đi sự minh mẫn vốn có. Người ta có thể tránh một lúc, nhưng đã rơi vào tay chúng hàng tháng, hàng năm trời trong các trại tù thì tránh sao khỏi bị đầu độc từ từ. Hơn nữa ngoài đồ ăn thức uống, tôi biết chúng còn rất nhiều thủ đoạn tâm lý tinh vi học từ Stasi (an ninh Cộng hòa dân chủ Đức), KGB (an ninh Nga) hay an ninh Trung Quốc, hòng bẻ gẫy tinh thần, ý chí, sức khỏe và sự minh mẫn của những ai dám chống lại chúng.

Tôi chưa từng đi tù, nhưng tôi nghĩ về nhà tù hằng ngày, để sẵn sàng đối mặt với nó bất cứ lúc nào. Con đường để đấu tranh đòi dân chủ hóa, đòi bảo vệ chủ quyền quốc gia còn rất dài. Chắc chắn nếu không phải tôi thì sẽ còn nhiều anh em bạn bè tôi phải đi tù vì muốn thay đổi đất nước này. 

Vì thế tôi muốn nói đến chuyện này như một lời cảnh báo, để những ai nếu không may rơi vào tay chúng biết được những khả năng tàn độc chúng có thể dùng tới với người đấu tranh. Và trên hết, xin hãy trân trọng và thương mến những ai đã từng trải qua nhà tù cộng sản. Nếu họ có những lời nói hay hành động nào đó nóng nảy, không được bình thường, thì xin hãy yêu thương và cảm thông, bởi ai mà biết được loại thuốc gì họ có thể đã bị ép dùng sau từng ấy ngày trong ngục tối.

Sau cùng, tôi muốn nói rằng : chúng không thể đầu độc hết hàng triệu người dân đang khao khát tự do. Nếu ai đó phải nằm xuống, phải gục ngã vì những kẻ ác độc đang kìm kẹp đất nước này thì đấy là cái giá rất xứng đáng cho tự do của thế hệ mai sau.

Yêu thương tất cả !

 Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 19/07/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống

Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn ?

Có gì đâu ta ôm mối căm hờn ?

Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống !

Đây là trích đoạn bài thơ "Hãy đứng dậy" của nhà thơ cách mạng Tố Hữu viết tại Huế tháng 4 năm 1938. Nếu chỉ xét theo câu chữ của bài thơ, mà bỏ qua những hiểu biết của chúng ta về tác giả sau này, thì tôi nghĩ có rất nhiều người hoàn toàn đồng ý với Tố Hữu.

ondinh1

Ngày 18/01/2019, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 - Ảnh minh họa

Việt Nam là đất nước có lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển trên cái nền văn hóa Á Đông. Sự vâng phục đã trở thành một căn tính trong con người của bất kỳ người Á Đông nào chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế các nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã khai thác vấn đề này trong nhiều loại hình thơ ca, văn học đấu tranh... để khơi gợi tinh thần công dân cũng như sự dũng cảm đứng lên làm cách mạng.

Rất tiếc, với bao xương máu của dân tộc đã đổ xuống, cuộc cách mạng ấy sau gần một thế kỷ đã không mang lại cơm no áo ấm cho người dân như họ đã hứa, mà chỉ đem đến sự bất công khủng khiếp. Người dân thì phải đối mặt với bao nhiêu vấn nạn xã hội, từ y tế, giáo dục, việc làm, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó đại bộ phận giới cầm quyền thì sống phè phỡn, lầu nọ phủ kia, của cải và quyền lực không biết bao nhiêu mà kể hết.

Không chỉ phản bội lại chính những lời đã hứa, đã dẫn dụ quốc dân đồng bào đi làm cách mạng năm xưa, người cộng sản còn ngang nhiên cổ suý và tuyên truyền cho thái độ cam chịu của người dân bằng những hình thức cực kỳ tinh vi và xảo quyệt. Có nhiều loại hình và phương pháp tuyên truyền để thúc đẩy tâm lý xã hội này, nhưng chủ đề chung của nó đều xoay quanh hai chữ ỔN ĐỊNH.

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, trên tivi hay báo đài thì ổn định luôn là khái niệm được truyền thông nhà nước nhắc đến như là một điều kiện quan trọng nhất để phát triển xã hội. Có lẽ khái niệm này được đưa ra ở Việt Nam lần đầu tiên từ cuộc hội thảo khoa học do Hội đồng Lý luận trung ương và Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) tổ chức ngày 23/9/2010 tại Hà Nội. Trong cuộc hội thảo này chủ đề "Mối quan hệ giữa Đổi mới, Ổn định và Phát triển trong quá trình xây dựng đất nước" đã được đặt ra, và sau đó đây trở thành cơ sở lý luận của báo đảng cũng như hệ thống tuyên truyền ngoại vi trong suốt nhiều năm qua. 

Thế rồi thời gian gần đây, khi có rất nhiều vấn đề nảy sinh vô cùng khốc liệt với đất nước chúng ta, như vấn đề chủ quyền biển đảo, ô nhiễm môi trường, nợ công tăng cao, tham ô tham nhũng, cướp đất của dân... Nhưng mỗi khi có tiếng nói phản biện nào đó trong xã hội đòi hỏi phải xem xét lại vai trò của đảng và nhà nước trong các vấn đề điều hành và quản lý đất nước thì đồng loạt một thông điệp quen thuộc lại được phát ra. Dù lời lẽ nặng nhẹ khác nhau tuỳ từng trường hợp, nhưng những thông điệp này cũng chỉ xoay quanh lý luận cơ bản là : ổn định để phát triển. 

Đến cả đội ngũ dư luận viên, là thành phần thấp cấp nhất trong hệ thống tuyên truyền của đảng cũng sử dụng rất nhuần nhuyễn lý luận này. Cứ ai mở mồm nói gì đó là chúng lại bật băng cho nghe điệp khúc : phải ổn định thì xã hội mới phát triển, muốn đất nước có chiến tranh loạn lạc như cách mạng màu bên Trung Đông không...

Gần đây nhất, ngày 17/06/2019 Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có một bài viết "Không để thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội", trong đó ông ta viết thế này :

"...Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát triển. Nhờ nhất quán quan điểm : "Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động, tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được" mà môi trường chính trị, xã hội ổn định, an ninh, an toàn được giữ vững, nội lực đất nước được khơi dậy và phát huy, ngoại lực được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả, nên sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, của du khách, là điểm hẹn của khát vọng hòa bình thế giới...".

Ổn định là ổn định thế nào ? Có phải chỉ ổn định mới mang lại sự phát triển hay không ? Phải chăng ổn định là lý luận quan trọng để níu kéo quyền lực, để bảo vệ cho sự trì trệ của đảng cộng sản, và để đàn áp thẳng tay những người lên tiếng đòi hỏi sự thay đổi của đất nước này ?

Ông bà ta khi xưa đã dạy : "An cư (thì mới) lạc nghiệp". Câu nói này ở một khía cạnh nào đó rất đúng, và vì thế nó mới được truyền dạy qua bao đời nay đến tận bây giờ. Đưa ra lý lẽ ổn định để phát triển, phải nói rằng các nhà lý luận cộng sản rất giỏi, vì họ đã khéo léo lợi dụng một triết lý sống từ bao đời nay để làm phương tiện cho mình trong việc đè nén và cai trị dân chúng.

Tuy nhiên nếu nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, nếu cam chịu và chấp nhận, liệu người vượn cổ đại có dám dùng lửa để chinh phục tự nhiên hay không ? Nếu cam chịu và chấp nhận, liệu xã hội loài người có dám làm những cuộc cách mạng long trời lở đất để từ xã hội thị tộc, bộ lạc tiến dần lên chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, xã hội công nghiệp, rồi đang tiến đến một xã hội công nghệ cao như bây giờ không ?

Việt Nam vốn là một đất nước lạc hậu, chậm phát triển, nhưng không nằm ngoài sự tác động của các cuộc biển đổi trên thế giới, và nó đang trên đà nhanh chóng từ một xã hội truyền thống trở thành một xã hội hiện đại. Dù muốn hay không thì những tác động này vào Việt Nam là không thể tránh khỏi, bởi luồng gió văn minh thì như cơn bão, ai mà ngăn được gió thổi qua hàng rào thưa ?

Nhưng chính vì sự biến đổi quá nhanh chóng ở Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra sự xung đột nghiêm trọng giữa nhà nước và xã hội. Nhà nước trở nên hụt hơi, lạc hậu và không thể kiểm soát được xã hội. Mâu thuẫn này có thể ví y như việc nuôi dạy một đứa trẻ. Lúc vài tuổi chúng ta có thể đe nẹt, bắt trẻ con nó làm cái này cái kia. Nhưng đến khi nó 15-17 tuổi, ta không thể làm như vậy nữa bởi nó đã bắt đầu trưởng thành, có sức lực, có nhận thức và có sự phản kháng nếu chúng ta không thay đổi sự giao tiếp với chúng.

Những lời nói của ông Võ Văn Thưởng như vừa nêu bên trên thực ra chỉ là một ví dụ điển hình trong lối tư duy chung của nhà nước trước xã hội, coi người dân như "con dân" chứ không phải là "công dân". Nó không làm cho mâu thuẫn xã hội dịu đi, mà còn làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội.

Một hệ thống chỉ ổn định khi các lực phát sinh trong lòng hệ thống đó được giải quyết hài hòa. Có lực tác động thì ắt sẽ có phản lực. Nhắm mắt hô hào ổn định mà không giải quyết triệt để những xung động trong lòng xã hội thì không khác gì cố sơn phết vỏ một cỗ máy cho đẹp, nhưng bỏ mặc những rơ ráo lệch lạc máy móc bên trong. Cỗ máy ấy sẽ vỡ nát sớm thôi. 

Vì vậy tôi muốn có một lời với ông Thưởng và các nhà lý luận cộng sản như thế này. Mặc cho các ông hô hào ổn định thế nào, bỏ tù bao nhiêu người đòi thay đổi, nhưng sự phát triển của xã hội này là một tất yếu xã hội, các ông không thể chống lại được đâu. Đừng lấy khái niệm ổn định để che chắn cho sự trì trệ, ngu dốt của các ông.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 07/07/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 27 juin 2019 13:56

Mấy lời cùng bà Ngân

Mấy hôm nay một bài báo cũ được ai đó phát hiện ra bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang sở hữu đến 300 bộ áo dài của nhà thiết kế lừng danh Võ Việt Chung. Cơn giận dữ của công chúng nổi lên vì ai cũng biết, để sở hữu một bộ áo dài của nhà may nổi tiếng này thì khách hàng phải trả một khoản tiền đâu đó trên dưới 100 triệu đồng chứ không thể ít hơn. Trong khi đó lương của chủ tịch quốc hội theo bảng lương được công bố chỉ là 17 triệu/ tháng...

ngan1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang trọng trong tà áo dài của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam tại Festival áo dài Hà Nội ngày 24/10/2016.

Xin hỏi, bà chủ tịch mất bao nhiêu năm lương để may từng ấy bộ áo dài ? Nếu không phải là tiền túi bà bỏ ra thì đấy là tiền của ai ? Nếu là tiền của ai, khi bà nhận những quà tặng này, bà có còn công tâm khi đang nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhất của nhân dân ?

Mỗi quyết sách, mỗi điều luật, mỗi hoạt động của quốc hội đưa ra đều ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia, đến đời sống của nhân dân. Chúng ta thừa biết chỉ cần thêm cái này, bớt cái kia, hay tạm dừng một chính sách nào đó, sẽ có những khoản lợi không nhỏ cho một nhóm người, mà chính ông tổng bí thư đã từng chỉ thẳng mặt, đó là nhóm lợi ích, đang từng ngày đục khoét trên tài nguyên, trên lãnh thổ, trên xương máu của đồng bào ta. Chính vì thế dù chỉ là chuyện mấy cái áo dài, phụ nữ nào chả thích làm đẹp, nhưng đến mức độ xài sang như bà Ngân thì dân chúng không thể không thắc mắc.

Cũng có nhiều người, trước các chỉ trích về vụ áo dài bà Ngân, họ phản biện rằng bà là lãnh đạo quốc gia, là bộ mặt của Việt Nam trước quốc tế, thế nên có mấy cái áo dài sang trọng để đi tiếp khách có gì mà phải ầm ĩ. Thậm chí có vị còn vào mắng tôi trên Facebook rằng đàn ông mà lắm chuyện, tầm thường, hết việc đi soi vào chuyện váy áo của đàn bà... Xin thưa chung rằng, bà Ngân, ông Trọng, ông Phúc, hay bất kỳ ông bà nào trong bộ máy chính quyền này, đã ngồi đó làm việc và nhận đồng lương từ ngân sách, thì đấy là đồng tiền xương máu của nhân dân đóng góp vào, trong đó có của tôi. Tôi đóng thuế thì tôi phải có quyền nói chứ. Nếu bà Ngân chỉ là một người bình thường, hay một chủ doanh nghiệp nào đó xài sang như vậy, thử xem tôi có thèm nói động đến không ? Tôi còn hoan nghênh nhiệt liệt ấy chứ !

Riêng về bà Ngân, tôi còn nhớ rõ buổi tuyên thệ nhậm chức được phát trực tiếp trên sóng truyền hình sáng ngày 31/3/2016, bà đã tuyên thệ : "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ : Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Từ năm 2016 đến nay, bà đã làm gì cho tổ quốc, cho nhân dân ? Biển bị Formosa gây ô nhiễm xử lý thế nào ? Ngư dân mất việc, bỏ quê đi làm lao nô xứ người như thế nào ? Nông dân mất ruộng, đi Hà Nội khiếu kiện giải quyết như thế nào ? Doanh nghiệp Việt Nam phá sản và thua ngay trên sân nhà, giúp họ như thế nào ? Mua bằng, chạy điểm, y tế bết bát, rồi giao thông loạn thu phí mà chất lượng như cái... à mà thôi. Từng ấy vấn đề của đất nước, bà Kim Ngân ở đâu hay còn đi lo may đo áo dài hả bà ơi ?

Nhiều người bênh bà còn nói, bà là lãnh đạo nhà nước, là bộ mặt của quốc gia, may áo dài sang trọng đi tiếp khách còn làm đẹp mặt cho đất nước, lũ phản động chưa làm gì cho đất nước thì đừng có lắm chuyện...

A... a... tôi nói cho các người nghe, chúng tôi là dân đen đang nộp thuế nuôi cái bộ máy nhà nước này. Chúng tôi không bán rừng bán biển. Chúng tôi không cho doanh nghiệp làm bậy, cướp đất của dân, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ người dân. Chúng tôi bỏ tiền nuôi nhà nước thì chúng tôi phải có quyền nói. Nhà nước (vẫn tự nhận rằng) của dân, do dân, vì dân... thì phải lắng nghe dân mà sửa đổi cho tốt. Bộ mặt quốc gia là thìa cơm, miếng sữa, là con đường dân đi, là việc làm, là mái ấm, là tiếng cười hạnh phúc của mỗi người, không phải là cái áo diêm dúa của bà chủ tịch quốc hội, các người nghe rõ chưa ?

Tôi biết bà Ngân dù ở tít trên cao, chắc vẫn nghe thấy tiếng chửi rủa bên dưới, chắc vẫn thấy đau lòng đó. Thay vì oán hận những người đã chửi rủa bà, bà hãy thử một lần làm gì đó trong quyền hạn của bà đi. Quốc hội còn nợ dân luật biểu tình. Quốc hội vẫn lăm le làm luật Đặc khu. Chính phủ thì gây ra biết bao án oan sai, biết bao dự án đầu tư lãng phí, tham ô, tham nhũng. Ông Trọng một đít hai ghế thì lờ phờ 2 tháng nay chưa thấy đâu ngoài cái ảnh tênh tênh tập đi... Từng ấy vấn đề của đất nước là cơ hội của bà, trên cương vị là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất, bà hãy làm gì đó để quốc gia này chuyển mình đi, dân chủ hóa đi.

Nếu người dân chỉ được hưởng một phần những gì như người dân của bà Thái Anh Văn - Đài Loan, hay cao hơn là người dân của bà Angela Merkel - Đức được hưởng, thì dân thường cũng sắm được từng ấy áo dài, ai thèm gì nói ra nói vào. Thương dân dân lập đền thờ, hại dân dân đái ngập mồ thối xương... Nhớ nhé, còn ít thời gian lắm bà Ngân ơi.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 27/06/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 16 juin 2019 14:07

Bao giờ cho đến Hong Kong

Trong những giờ phút này, tin tức về sự thắng lợi của người Hong Kong trong cuộc biểu tình làm chính phủ đặc khu phải buộc dừng vô thời hạn việc xem xét thông qua luật dẫn độ đã làm nức lòng nhiều người Việt Nam.

baogio1

Dưới sức ép biểu tình, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố dừng vô thời hạn dự luật dẫn độ và từ chức - Ảnh báo Dân trí

Chưa biết sự việc ở Hong Kong sẽ tiếp diễn theo chiều hướng nào vì những người biểu tình đang tiếp tục chiếm giữ đường phố, đòi đặc khu trưởng Carrie Lam phải từ chức, đòi cảnh sát phải xin lỗi... nhưng đây là bước ngoặt lịch sử khi một nhà nước độc tài toàn trị 1,4 tỷ người, đã từng tàn nhẫn cho xe tăng cán nát cả chục ngàn người trên quảng trường Thiên An Môn khi xưa lại phải tạm thời lùi bước trước một hòn đảo có hơn 7 triệu dân. Trong không khí mừng vui đó, tôi bất giác nghĩ về Việt Nam. Tất nhiên là nếu so sánh nền dân chủ Hong Kong với Việt Nam thì quá bằng bì phấn với vôi, nhưng theo tôi cũng không nên quá lo lắng, bởi dân chủ là một quá trình. Và thêm nữa, phấn trước khi thành phấn thì nó cũng chỉ là vôi mà thôi. Người Hong Kong đâu có phải bao giờ cũng mạnh mẽ trong các hoạt động đòi dân chủ. Nhưng tại sao bây giờ họ lại có thể tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ, đông đến hàng trăm ngàn, thậm chí đến cả triệu người mà không hề cần lãnh đạo nào ra mặt... ? Nguyên nhân mấu chốt ở đây theo tôi là do người Hong Kong đã được thừa hưởng một nền dân chủ, pháp trị cả trăm năm khi còn là thuộc địa Anh, trước khi bị trao trả về tay Trung Quốc. Chính vì thế dù có thể là cậu sinh viên hay người bán dạo trên đường phố, nhưng dân trí người Hong Kong rất cao, và đấy nội lực để họ có thể đấu tranh mạnh mẽ và thành công đến như vậy.

Ở Việt Nam từ trước đến nay, trong các hoạt động đấu tranh dân chủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, chống bất công xã hội... dù khác nhau về địa dư hoạt động hay đối tượng tác động, nhưng những người hoạt động xã hội đều luôn nhất trí với nhau về tầm quan trọng của việc khai mở dân trí. Mặc dù vậy, khai dân trí luôn là công việc rất cực nhọc, và không phải lúc nào cũng có thể thu được kết quả như mong muốn. Có nhiều lần, tôi thấy nhiều người hoạt động bày tỏ sự thất vọng, chán chường, thậm chí bỏ cuộc trong công việc rất quan trọng này. Tệ hại hơn, một số người còn có phản ứng tiêu cực, trách móc, đổ lỗi cho quần chúng, và theo tôi đó là hành vi tiêu cực nhất, làm hố sâu nhận thức giữa những người hoạt động xã hội và công chúng ngày càng rộng thêm. Chính vì thế trong bài viết ngắn này tôi có mong muốn trình bày một số suy nghĩ của mình để góp phần làm thúc đẩy công việc của những người tự nhận sứ mạng khai dân trí, nhằm chuẩn bị những tiền đề cho xã hội, để rồi có những thay đổi tích cực hơn trên đất nước chúng ta trong tương lai, và sẽ sớm được như ở Hong Kong bây giờ.

Có thể có nhiều quan niệm khác nhau về việc khai dân trí, nhưng theo tôi đó là những hoạt động nhằm tác động vào nhận thức của công chúng về quyền và trách nhiệm của công dân, để dẫn đến thay đổi hành vi, thay đổi thái độ của họ, làm cho họ dám đứng lên đòi những quyền của mình. Làm cho người khác biết, nhưng chưa thúc đẩy họ hành động thì chưa thể được gọi là thành công trong việc khai dân trí. Vậy làm thể nào để người khác hành động ? Tại sao chúng ta quyết định hành động ? Những câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở, và trước đây trong bài viết "Khi nỗi đau đủ lớn" tôi đã một lần đề cập sơ qua về chuyện này. Đại ý trong bài viết đó tôi có nói rằng : chúng ta sẽ còn trì hoãn việc hành động khi nỗi đau chưa đủ lớn. Tuy vậy, nếu tôi biết, bạn biết, thì những kẻ cai trị cũng biết rõ điều đó. Chính vì thế chúng ta, những ai hay để ý thời cuộc có thể dễ dàng quan sát thấy những trò tháu cáy, khôn lỏi trong việc cai trị dân chúng như việc : rút củi đáy nồi, xì hơi giảm áp lực dư luận, thu thuế khéo như vặt lông vịt mà vịt không kêu... và nhất là trò đun chín ếch từ từ. Ở nhiệt độ 100 độ C thì chắc chắn con ếch đã đủ đau, nhưng không thể hành động phản kháng nữa. Chính vì lẽ đó, hoạt động khai dân trí phải làm được sứ mệnh khai phóng sức phản kháng của người dân càng nhanh càng tốt, trước khi họ mất hết tất cả sức lực, bởi khi nỗi đau đã quá lớn thì e rằng tổn thương cũng quá lớn, người dân không còn đâu năng lượng để phản kháng.

Trong chế độ toàn trị, giáo dục nhồi sọ là một trong những biện pháp cơ bản để khống chế và thao túng người dân. Chính vì thế công cuộc khai dân trí đòi hỏi những người tham gia phải thấu hiểu sâu sắc về bản chất tâm lý, về cơ chế tiếp nhận thông tin, về quá trình ra quyết định trong con người. Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng bất lực khi nói mãi một điều gì đó đúng đắn mà người khác không nghe chưa ? Chưa cần nói đến chuyện khai dân trí, chỉ đơn giản là thuyết phục con cái, gia đình hay bạn bè chẳng hạn... rất nhiều khi đối tượng tiếp nhận thông tin đã nghe rõ việc ta nói, nhưng rồi lại bỏ ngoài tai, và rồi không làm gì. Xin đừng bực tức vì chuyện đó vội, mà hãy bình tâm và từ từ tìm hiểu tại sao.

Con người ta ra quyết định theo cơ chế nào ? Từ tâm trí (não) đã phát ra những mệnh lệnh điều khiển hành vi (cơ thể) đúng không các bạn. Tuy nhiên mệnh lệnh từ trong trí não của chúng ta xuất phát từ hai phần, là Ý THỨC và VÔ THỨC. Đây là hai khái niệm hết sức trừu tượng mà ngành phân tâm học nghiên cứu rất sâu, các bạn nếu muốn có thể tìm hiểu thêm. Nhưng trong khuôn khổ bài viết ngắn này tôi chỉ xin nêu ra một ví dụ đơn giản để bạn có thể hình dung và phân biệt hai khái niệm đó. Khi còn bé, chúng ta tập đi xe đạp. Lần đầu tiên bạn giữ được thăng bằng và đi những đoạn đầu tiên, bạn phải tập trung mọi giác quan và trí não để quan sát và điều khiển cơ thể mình. Trong quá trình này, ý thức chính là phần trong tâm trí phải huy động hết công suất để giữ cho cơ thể ta thăng bằng và điều khiển được cái xe. Tuy nhiên theo thời gian, do sự tập luyện thì cơ thể bạn đã quen dần, và rồi bạn có thể đi được rất xa mà không phải quá căng thẳng. Và rồi đến một ngày, bạn không cần phải tập trung vào việc giữ thăng bằng để đạp xe nữa. Trong đầu bạn chỉ còn mục tiêu cần đến, và bạn cứ thế đạp là đến đích thôi, thậm chí không cần suy nghĩ vẫn có thể tránh được những cái ổ gà. Chính trong quá trình này, cơ thể bạn bắt đầu được điều khiển bằng vô thức. Vô thức đã học hỏi từ ý thức, và rồi nó đã thay mặt ý thức để điều khiển cơ thể chúng ta. Trong cơ thể, có nhiều những hoạt động như thở chẳng hạn, có ai đang đọc những dòng này đang nghĩ đến việc phải thở như thế nào không ? Do vô thức của bạn điều khiển cả đấy. Tuy nhiên nếu cần, bạn có thể dễ dàng dùng ý thức điều chỉnh nhịp thở để phù hợp với các hoạt động như bơi lội, leo núi, hay ngủ chẳng hạn. Nếu không có vô thức làm thay, ý thức chúng ta sẽ bị quá tải, vì làm bất cứ điều gì cũng phải suy nghĩ thì chắc là chúng ta sẽ chết mất.

Con người chúng ta có 5 giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Tất cả thế giới bên ngoài được phản ảnh vào tâm trí chúng ta qua 5 giác quan này, trong đó thị giác và thính giác là quan trọng nhất. Tuy nhiên không phải cái gì xảy ra bên ngoài cũng được phản ánh vào bên trong. Đấy là một cơ chế rất tinh vi để tự bảo vệ cơ thể chúng ta, giúp chúng ta an toàn. Bạn thử tưởng tượng, nếu tiếng ồn nào bên cạnh bạn bây giờ cũng có thể tác động đến tâm trí bạn thì bạn có thể tập trung đọc những dòng chữ tôi đang viết này không ? Đây chính là sự kỳ diệu của tiến hoá, làm chúng ta có thể tự bảo vệ mình, đảm bảo nhu cầu sinh tồn cho mỗi người. Nếu không có cơ chế lọc thông tin, chúng ta có thể bị stress, bị trầm cảm, bị điên vì quá tải thông tin.

Một điều quan trọng nữa là, con người chúng ta khác nhau về độ nhạy của 5 giác quan. Có những người mắt rất tinh, có những người tai rất thính... chính vì thế mà sự vật hiện tượng khách quan bên ngoài được chuyển vào trong tâm trí chúng ta là khác nhau, và dẫn đến suy nghĩ và hành động của chúng ta luôn khác nhau. Đến cả anh em sinh đôi tuy rất giống nhau về hình thể, về điều kiện nuôi dưỡng, nhưng vẫn có tính cách và hành vi khác nhau.

Bây giờ tôi bàn tiếp về vô thức. Trong quá trình giáo dục nhồi sọ, những giá trị, những khái niệm có lợi cho giai cấp thống trị liên tục được nhồi vào trí não trẻ thơ. Trẻ bắt đầu tiếp nhận những vấn đề này bằng ý thức, rồi những điều đó hằn sâu vào vô thức, và sau đó trẻ sẽ phản ứng mạnh mẽ với những thông tin trái chiều mà không hề suy nghĩ, bởi chính những hành vi đó do vô thức điều khiển. Chính vì lẽ đó, công việc khai dân trí vô cùng nặng nề, bởi những ai trót mang sứ mạng này sẽ phải đối mặt với tính mạnh mẽ và bảo thủ vô cùng của vô thức nằm trong tâm trí của những người chưa thoát khỏi sự u mê.

Nền giáo dục nhồi sọ luôn chú trọng việc dạy cho người ta cách làm, cách phản ứng, cách giải quyết bài toán... chứ không dạy người ta cách nghĩ, cách đặt câu hỏi, cách lật lại vấn đề. Vì vậy, trong bài viết này tôi đã mạnh dạn gợi mở một số vấn đề rất sâu sắc trong cơ chế nhận thức của con người, để rồi chính bạn, người đã kiên nhẫn đọc đến đây hãy tiếp tục tìm hiểu, và hãy lựa chọn những phương pháp tiếp cận phù hợp trong việc khai dân trí. Tự hiểu mình, hiểu người khác, bạn mới có khả năng thuyết phục những người xung quanh. Những ai từng đi biểu tình đều biết một điều rất giản dị : ĐÔNG LÀ THẮNG. Chúng ta chưa thể có số đông như Hong Kong bây giờ là bởi vì chúng ta chưa đủ số đông nhận thức cao như họ. Hy vọng rằng tôi sẽ nhận thêm những trao đổi và bàn luận, để làm sâu sắc thêm chủ đề này trong những bài viết về sau. Đất nước này có sớm thoát được những khổ đau hay không, không phải do xuất hiện được một lãnh tụ nào, mà do sự nỗ lực của mỗi người bình thường chúng ta.

Yêu thương tất cả

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 16/06/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 09 juin 2019 19:53

Những nhà vô địch

Chúng ta sinh ra ai cũng là một nhà vô địch. Chỉ khi là nhà vô địch, chiến thắng hàng triệu cá thể bé li ti khác trong bụng mẹ, chúng ta mới có tư cách để được sinh ra trên cuộc đời này. Điều đáng buồn là khi lớn lên, không phải ai cũng giữ được phong độ đó. Có nhiều người sinh ra, rồi chết đi mà không để lại bất cứ một điều gì có giá trị trong cuộc đời này. Nhưng có vài người, tuy sự có mặt của họ trên mặt đất này ngắn ngủi thôi, nhưng đã để lại những thành quả, những dấu ấn mà hàng thế kỷ sau người ta vẫn phải nhắc đến. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có sự khác nhau như vậy không ?

vodich1

Ai cũng có cơ may trở nên một người thành công, miễn là biết tự đưa ra quyết định trở thành người thành công…

Nếu những bạn đã từng nghĩ đến câu hỏi này, tôi chắc rằng đa số đều dễ dàng kết luận là : hoàn cảnh xã hội, điều kiện gia đình, sự may mắn... và một mớ những lý do khác đã dẫn đến sự khác biệt giữa những người bình thường và những người thành công. Thú thực, tôi cũng đã từng là người suy nghĩ như các bạn đấy. Nhưng rồi khi tham gia các hoạt động xã hội, được gặp gỡ nhiều người hay ho trong đời khác, được học từ những bài học cả ở sách vở lẫn cuộc sống, tôi dần nghĩ khác đi.

Dù bạn có là ai, những giá trị như sự thành công, hạnh phúc, sự an bình là điều mà tất cả chúng ta đều mong mỏi. Tuy vậy, mong mỏi là một chuyện, làm được là chuyện khác. Nếu ta chỉ ngồi mong mỏi và rồi không làm gì, chúng ta sẽ như chú thỏ chạy thi với rùa, và sẽ mãi mãi là kẻ thua cuộc, dù có thể năng lực của bạn còn hơn nhiều các đối thủ khác trong cuộc đời này.

Vậy điều gì đã ngăn cản bạn hành động ? Đó chính là một khái niệm mà người ta gọi là "niềm tin giới hạn". Bạn đã tin rằng mình chỉ làm được như vậy. Bạn đã tin rằng cơ may của mình chỉ có đến vậy. Những người còn mang niềm tin giới hạn trong mình luôn luôn tự kiểm duyệt hành động bản thân, không dám bước ra ngoài thử những điều khác lạ, và đa số chỉ bắt chước người khác để sống trong suốt cuộc đời của họ mà thôi. Liệu có thể trở nên thành công không khi bạn luôn bắt chước người khác ? Mọi sự thành công mà bạn biết, kể cả chính những thành công của bạn trong quá khứ đều là những sự kiện đã xảy ra rồi. Nếu bạn vẫn tiếp tục làm đúng như vậy, có thể bạn vẫn thu được những kết quả nhất định trong ngắn hạn. Nhưng rồi cuộc sống quanh ta luôn vận động và thay đổi. Luôn có thêm đối thủ cạnh tranh. Luôn có những điều kiện mới xuất hiện. Tất cả những điều đó chính là tác nhân làm bạn sẽ thất bại nếu bạn chỉ hành động y như những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Như tôi đã đề cập ở trên về niềm tin giới hạn, đó chính là nguyên nhân làm hầu hết chúng ta chưa thành công trong cuộc đời này. Chưa thành công thì không thể có hạnh phúc hay sự bình an trong lòng mỗi người. Chính vì thế tôi cho rằng vượt qua niềm tin giới hạn là điều quan trọng nhất để mỗi chúng ta có thể vượt qua khó khăn của riêng mình. Nhưng bằng cách nào ? 

Xin thưa là : Không ai trong cuộc đời chưa từng thất bại. Nhưng cũng không ai trong cuộc đời này chưa hề thành công một lần nào. Mỗi khi bạn tuyệt vọng, hãy nhớ lại từng thành công nho nhỏ mà bạn có trong cuộc đời. Một ván cờ bạn chiến thắng, một bài hát bạn đã từng được vỗ tay, một sự khen thưởng ở trường lớp hoặc ở cơ quan... hay một thành tích nho nhỏ nào đó mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có được. Hãy tự nhủ rằng bạn đã từng thành công, và không có lý do gì bạn lại không thể thành công nhiều lần nữa. Thế còn những thất bại ? Đừng lảng tránh nó, đừng cố quên nó, mà hãy tập nhìn tất cả những sự kiện đó theo hướng tích cực. Không có thất bại ! Chỉ có bài học ! Tất cả những điều ta chưa thành công trong cuộc đời này đều cho ta những bài học, để rồi đó là những kiến thức và kinh nghiệm giúp chúng ta thành công trong tương lai.

Để phát minh ra bóng điện, cách đây một trăm năm Edison đã lặp đi lặp lại hàng ngàn thử nghiệm với đủ thứ vật liệu để làm dây tóc và khí trơ trong bóng đèn điện. Để phát minh ra hệ điều hành máy tính cá nhân phổ biến toàn cầu, cách đây nửa thế kỷ Bill Gates đã phải mò mẫm từng dòng lệnh, từng thuật toán từ khi còn là một cậu bé mới 10 tuổi. Và mới đây thôi, như các bạn hâm mộ thể thao biết rõ, những cầu thủ như Văn Lâm, Công Phượng, Xuân Trường... và nhiều cầu thủ khác, để có thể lọt vào đội tuyển quốc gia và giành được những thành tích sáng chói, họ đã phải trầy trật tập luyện và cọ sát rất nhiều năm từ khi còn là những thiếu niên. Thành công không thể đến với những người bỏ cuộc !

Việt Nam đang ở vào một thời kỳ đầy nguy hiểm với những bất công xã hội tràn lan. Thu nhập đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, số lượng doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ tội phạm tăng cao... là những vấn đề mà bạn có thể hoàn toàn tự tìm hiểu. Thế nên với tư cách là một người hoạt động xã hội, trong bài viết ngắn này tôi muốn quay ra đề cập sâu đến khía cạnh con người, bởi một xã hội có hạnh phúc và phát triển hay không chính là nhờ những thành công của mỗi cá nhân đang góp phần tạo nên xã hội đó. Dù bạn là ai, bạn đang ở đâu, bạn đang làm gì... bạn vẫn có cơ may trở nên một người thành công, miễn là bạn hãy tự đưa ra quyết định trở thành người thành công cho mình.

Xin được kết thúc bài viết này bằng một câu hát rất nổi tiếng trong bài hát Đường đến ngày vinh quang :

"Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi

Và chúng ta là người chiến thắng..."

Yêu thương tất cả 

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 09/06/2019

Published in Diễn đàn