Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 10 février 2020 00:27

Đi qua mùa dịch bệnh

Thế giới khi xưa từng trải qua những nạn đại dịch khủng khiếp. Đó là đại dịch Cái chết đen (dịch hạch) thế kỷ thứ 13 làm chết 1/3 dân số Châu Âu. Đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm chết 40 triệu người...

Ngày nay, trong thế giới hiện đại, chúng ta phải chứng kiến nhiều đợt bệnh dịch kinh khủng khác như Ebola ở Châu Phi, HIV ở Nam Phi, dịch Sars ở Châu Á... và nay là Corona Virus ở Trung Quốc.

Đối diện với dịch bệnh, chúng ta đều biết có những biện pháp phòng tránh đặc thù cho mỗi loại bệnh để ngăn ngừa lây lan. Nhưng trong cơn hoảng loạn tìm cách chống dịch, tôi thấy nhiều người chúng ta đã bỏ quên mất một thứ vũ khí lợi hại có sẵn trong mỗi con người. Ấy là hệ miễn dịch.

he1 - Copie

Hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ có thể có trong mọi sinh vật. 

Hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ có thể có trong mọi sinh vật. Càng động vật bậc cao thì hệ miễn dịch càng phát triển. Chúng ta có thể thấy sự kỳ diệu của hệ miễn dịch rất nhiều trong tự nhiên. Ví dụ như khi những con trai sống ở dưới nước bị những hạt cát sắc lẹm lọt vào cơ thể, chúng tự động tiết ra các chất sừng bám lấy dị thể, làm nên những viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp. Những con sói, con báo trong rừng sâu khi chiến đấu để kiếm ăn có thể bị thương. Khi đó chúng liếm vết thương cho nhau và rồi những vết thương đó tự lành theo thời gian mà không hề bị nhiễm trùng.

Trải qua một triệu năm tiến hóa, con người chúng ta cũng hình thành hệ miễn dịch vô cùng mạnh mẽ. Những bệnh dịch tràn lan đã từng tấn công xã hội loài người từ rất lâu rồi. Lúc ấy đã làm gì có thuốc men hay bác sĩ như bây giờ. Vì thế không phải ai cũng bị đánh gục bởi bệnh tật, và những người sống sót đến thế hệ sau ngày nay thực ra là hậu duệ của những nhà vô địch.

Rất tiếc, khi xã hội loài người càng phát triển, những hiểu biết khoa học đã trao cho loài người quá nhiều phương tiện để chống lại bệnh tật. Con người ngày càng trở nên phụ thuộc vào nhiều loại thuốc và các phương tiện y tế. Dần dần trong chúng ta tự đánh mất đi bản năng sinh tồn cùng hệ miễn dịch kỳ diệu mà tạo hoá đã ban tặng.

Càng phụ thuộc vào thuốc men, hệ miễn dịch của con người càng yếu đi. Hãy xem trường hợp những đứa trẻ ở nông thôn hay ở vùng cao so với nơi thành thị. Chẳng có quần áo ấm, chẳng có thuốc men hay y tế đầy đủ, nhưng những đứa trẻ nông thôn bao giờ cũng mạnh khoẻ hơn những đứa ở thành thị rất nhiều. Ấy là do môi trường không bị ô nhiễm, cuộc sống không bị căng thẳng, thức ăn sạch từ rừng núi cộng với việc được tự do chạy nhảy vận động. Những đứa trẻ này lớn lên tự nhiên như cây như cỏ, và phát triển một hệ miễn dịch tuyệt vời trong cơ thể chúng để chống chọi với bệnh tật.

Hệ miễn dịch không tự nhiên mà hành động. Nó được điều khiển bởi não và hệ thần kinh phân bố khắp cơ thể. Khi những thông tin từ các giác quan báo về não, não sẽ khởi động hệ miễn dịch tự động chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Khi chúng ta bị sốt, cơ thể nóng lên, mồ hôi vã ra... đấy là những biểu hiện bề ngoài mà ta có thể nhận biết quá trình này. Nhưng quá trình hoạt động tinh vi bên trong của hệ miễn dịch thì ý thức của chúng ta không thể nhận thức, bởi vì hoạt động đó được điều hành bởi phần vô thức trong não. Nó cũng giống như khi não điều khiển mọi hoạt động khác của cơ thể ở tim, phổi, dạ dày, tuyến mồ hôi... quá trình đó hoàn toàn tự động kể cả khi chúng ta ngủ sâu không còn ý thức gì nữa.

Có một hiện tượng mà y khoa hiện đại từ lâu vẫn tranh cãi nhau, ấy là giả dược. Giả dược (placebo efect) là một hiệu ứng xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển y khoa vào năm 1785. Từ Placebo ban đầu để chỉ những chiêu trò chữa bệnh lạ của phường lang băm. Đại thể, giả dược là cách kê đơn chữa bệnh bằng những viên con nhộng chứa đường hoặc bột mì gì đó. Các viên con nhộng này hoàn toàn không chứa gì chất hoá học có tác dụng y tế. Thế nhưng thực tế từ xa xưa rất nhiều trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh đã được ghi nhận, dù họ chỉ được kê cho uống mấy thứ vớ vẩn này. 

Nhiều chuyên gia y khoa thì cho rằng đây là liệu pháp tâm lý cổ xưa, có trong những lễ hội hay lễ cúng bái thần bí. Liệu pháp này đã tác động vào vô thức trong tâm trí con người, và làm phần vô thức trong não khởi động hệ miễn dịch cũng như những nguồn lực khác để chống lại bệnh tật.

Sự tranh cãi về giả dược diễn ra trong hàng trăm năm. Nhưng nhiều bác sĩ và những người biết về nó đã thử nghiệm và nhận được kết quả lâm sàng rất khả quan. Có một điều người ta đo được là, trong máu của những bệnh nhân tin tưởng vào giả dược và khỏi bệnh luôn có lượng Endorphins cao hơn nhóm bệnh nhân khác. Endorphins là viết tắt từ endogenous morphine, nghĩa là "morphin nội sinh", ở người và các động vật khác. Chúng được sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Nó có tác dụng ức chế việc truyền tín hiệu đau và tạo sự hưng phấn trong trí não. Bạn có thể tìm hiểu sâu thêm về Endorphins trong các tài liệu y khoa.

Trong bối cảnh dịch bệnh virus Corona đang bùng phát, chưa có ngay những phương thuốc chữa trị hiệu quả, tôi muốn đưa đến bạn đọc những thông tin này để chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn. Ngoài việc tuân thủ những chỉ dẫn y tế như đeo khẩu trang, rửa sạch tay thường xuyên, tránh nơi đông người, ăn uống đầy đủ chất... chúng ta không nên hoảng loạn mà hãy giữ cho mình một tâm trí khoẻ mạnh. Hãy tin tưởng rằng trong mỗi con người chúng ta luôn có đủ nguồn lực để vượt qua mọi thử thách. Hãy vận động, tập thể thao, và tiếp tục công việc của mình trong một tâm thế lành mạnh.

Mỗi người chúng ta vốn là một nhà vô địch, đã chiến thắng hàng triệu con tinh trùng khác để có mặt trên cuộc đời này. Bệnh tật hay những điều rủi ro khác chỉ là những thử thách, để chúng ta chứng minh một lần nữa phẩm chất của mình. Cái gì không đánh bại được ta sẽ làm cho ta càng mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 10/02/2020 (nguyenlanthang's blog)

 

Published in Diễn đàn
mardi, 04 février 2020 01:23

Bây giờ phút cuối rồi đấy anh

Hôm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Định chả nói gì đâu nhưng do vô tình đọc được lời nói chuyện của ông tổng bí thư thối quá nên đành phải buông đôi lời.

phutcuoi1

Hôm nay là ngày kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông ấy nói về đảng thế này :

"Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên".

Vâng, ở một khía cạnh nào đó thì dù ai có ghét cái đảng này đến đâu, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng họ có những trình độ và kỹ năng vào bậc thượng thừa. Ấy chuyện Đảng cộng sản Việt Nam đã cực kỳ xuất sắc trong việc học tập và ứng dụng nghệ thuật tuyên truyền vào việc lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ.

Ở gian đoạn ban đầu khi mới tập hợp được lực lượng, những người đi theo đảng hầu hết là nông dân. Nhưng trong đó cũng không ít thành phần trí thức, địa chủ và con em các nhà tư bản dân tộc. Để kêu gọi và thống nhất các thành phần này, đảng đã nêu cao ngọn cờ dân tộc để đánh đuổi thực dân. Thực chất, đây là một chiêu trò đã từng được Đức quốc xã sử dụng rất thành công khi tuyên truyền về cái gọi là Chủng tộc Ariang thượng đẳng, để đẩy cả nước Đức lao vào đánh nhau với toàn thế giới.

Ở những giai đoạn tiếp theo, đến khi cần cướp bóc và kiểm soát mọi nguồn lực của xã hội trong Cải cách ruộng đất năm 1953, đảng đã chuyển từ hoạt động bí mật dưới tên gọi rất lành là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx ở Đông Dương thành đảng Lao Động Việt Nam hoạt động công khai năm 1951. Dưới tên gọi này, đảng đã ra sức tuyên truyền về khái niệm giai cấp, kích động hận thù giữa các thành phần xã hội, để từ đó có một nguồn nhân lực to lớn thực hiện Cải cách ruộng đất long trời lở đất. 

Dân số Việt Nam năm 1945 tại 32 tỉnh, thành là trên 13 triệu người, còn toàn cõi Việt Nam là khoảng trên 20 triệu người. Lúc đó do đất rộng người thưa, trình độ canh tác thấp nên diện tích đất trồng trọt cũng không có nhiều. Ngoài một số ít ruộng đất vốn có quanh các làng xã, một ít do các triều đại trước ban phát cho quan lại, phần nhiều những mảnh ruộng hay đồn điền lớn là do lớp người mới như các nhà buôn hay các nhà kỹ nghệ đầu tư công sức tiền bạc khai khẩn mà nên. 

Nhưng với những khẩu hiệu như : "Người cày có ruộng" ; "Trí, Phú, Địa, Hào... đào tận gốc, trốc tận rễ"... cải cách ruộng đất không chỉ là việc lấy đất của tầng lớp cai trị cũ chia cho nông dân, mà thực chất còn là một cuộc cướp bóc trắng trợn tài sản, công sức của cả những người tài giỏi trong xã hội do tích tụ điền địa qua việc khai hoang, buôn bán, giao thương nhiều đời mà có. Số này mới là nhiều, chứ đất của quan lại triều Nguyễn cũ hay của công chức thời Pháp thuộc chưa ăn thua.

Trong những năm tháng đau thương đó, có nhiều người lính đã không tiếc máu xương để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động động địa cầu, nhưng khi trở về thì chẳng còn mái nhà xưa... Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, nhiều người bị hành hạ tàn khốc trước khi bị giết hại mà không hề có bản án. Tiếng khóc ai oán khắp các làng quê... hỏi rằng hai tiếng đồng bào, hai tiếng dân tộc mà đảng tuyên truyền lúc thủa ban đầu gian khó ở đâu... ?

Năm 1956 ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động đã phải công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%.

Nhưng sửa sai thế nào được khi mạng người đã mất, khi gia đình và tài sản của người ta đã ly tán khắp nơi ? Theo tôi chính những hậu quả đau đớn của việc Cải cách ruộng đất năm 1953 là tác nhân lớn nhất để rồi đất nước phải chia hai, bắt đầu vào năm 1954. Từ khi đất nước phân ly, đảng ta ở miền Bắc đã từ từ cất hẳn ngọn cờ dân tộc đi, âm thầm kêu gọi phe xã hội chủ nghĩa vào giúp sức, nhưng lại lên án kịch liệt miền Nam là bám gót đế quốc Mỹ sài lang. Lúc này tinh thần "vô sản toàn thế giới đoàn kết lại", "đánh đuổi chủ nghĩa tư bản", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", "Đốt cháy dãy Trường Sơn để đánh Mỹ"... và rất nhiều khẩu hiệu khác nữa được tung ra để rồi hai miền Nam Bắc đánh nhau khốc liệt còn hơn với quân thù.

Còn vô số những sự kiện khác nữa như cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979, khủng hoảng kinh tế 1986, hội nghị Thành Đô 1990, gia nhập Asean 1995, bình thường hóa quan hệ với Mỹ 1997... đảng ta lúc nào cũng tài tình đưa ra cách lý giải và khẩu hiệu tuyên truyền cực kỳ thuyết phục để rồi "đất nước chúng ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Trong bài viết ngắn ngủi này thì tôi không thể kể hết những thành tựu của đảng trong nghệ thuật tuyên truyền quần chúng 90 năm qua. Nhưng tôi tin rằng đến giờ phút này chắc đảng không thể ghi thêm thành tích nào nữa trong lĩnh vực đầy khó khăn này.

Xin chúc đảng ra đi trong thanh thản, chúc những người đảng viên tìm thấy con đường mới, chúc nhân dân mau thoát khỏi cơn mê này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 04/02/2020 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 janvier 2020 15:21

Thà làm sai còn hơn không làm gì !

Tôi gặp thầy Đào Quang Thực lần đầu tiên đúng vào ngày 1/5/2016, một ngày lịch sử khi có hàng ngàn người dân đổ xuống đường chật kín Bờ Hồ để phản đối Formosa. Lúc đó đoàn biểu tình xuất phát từ Nhà hát lớn Hà Nội đã đi được nửa vòng hồ đến tận khu vực Hàm Cá Mập. Tôi đang loay hoay chạy lên chạy xuống chụp ảnh biểu tình thì bất ngờ một người đàn ông thấp đậm chợt túm lấy tôi cười toe toét và hét lên : Thắng... Thắng... Đó chính là thầy Thực mà sau này tôi mới biết rõ về anh. Nhìn cái điệu bộ nhảy lên mừng rú của anh lúc ấy tôi hơi tức cười, nhưng biết ngay chắc là ai đó quân ta rồi. Gặp nhau được những lúc máu lửa như vậy mừng là phải.

tha1

Ngày 1/5/2016, một ngày lịch sử khi có hàng ngàn người dân đổ xuống đường chật kín Bờ Hồ để phản đối Formosa.

Anh Thực là thế. Hồn nhiên. Nhiệt tình. Sẵn sàng bày tỏ thái độ của mình ra bên ngoài. Sau này kết bạn trên Facebook thì tôi càng thêm hiểu rõ hơn về con người anh ấy. Thế rồi thời gian trôi đi, và tôi thì cũng bị cuốn theo công việc của mình, nên chẳng có lúc nào gặp gỡ hay trao đổi lại với anh Thực. 

Bẵng đi hơn một năm sau, tôi nghe tin anh Thực bị bắt. Sau hai lần xét xử, anh Thực bị kết án 13 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân do tham gia vào tổ chức"Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời" ở hải ngoại, với chức vụ "Chí nguyện đoàn Hòa Bình".

Là một người từng bày tỏ sự quan ngại về tính hiệu quả của các tổ chức ở hải ngoại, tôi vô cùng đau xót trước sự việc này. Có nhiều con đường để đến thành Rome. Tôi không dám phán xét việc lựa chọn con đường của ai. Nhưng có quá nhiều bài học về sự trả giá khi lựa chọn sai cách thức, sai tổ chức của những người mong muốn tham gia chung tay để thay đổi đất nước này. 

Tôi tiếc rằng mình đã không đủ gần gũi, không đủ sức thuyết phục những người như anh Thực khi họ bắt đầu bước ra tham gia các hoạt động xã hội đầy nguy hiểm. Và rồi còn tiếc cho anh hơn nữa khi ngày 10/12/2019, anh Thực đã chết trong tù sau những đau đớn vì bị hành hạ, đầy đọa tàn khốc trong trại giam.

Anh Thực không phải là người duy nhất chết trong trại giam của chế độ khi bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề của đất nước. Trước đó còn có thầy Đinh Đăng Định vụ Bauxite Tây Nguyên, ông Đoàn Đình Nam vụ Công án bia Sơn... và rất rất nhiều nhà trí thức, nhà sư, linh mục... từng bỏ mạng âm thầm sau song sắt như chúng ta đã biết qua tác phẩm "Đêm giữa ban ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên. Đáng buồn là chúng ta phải thừa nhận một sự thực với nhau rằng, dù có khôn khéo hoạt động đến đâu thì những cái chết kiểu như thế này sẽ còn tiếp diễn khi đất nước còn bất công, còn độc tài toàn trị.

Điều đáng mừng là hiện nay có rất nhiều người, nhiều nhóm mà điển hình là quỹ 50k của chị Nguyễn Thuý Hạnh luôn quan tâm, thăm hỏi động viên đến các gia đình tù nhân lương tâm. Nhưng trong bối cảnh có hàng trăm trường hợp như vậy trên khắp đất nước, nên nhiều khi sức người sức của là có hạn. Chị Hạnh và nhóm 50k dù đã cố gắng tuyệt vời nhưng không thể cáng đáng chu toàn hết được. 

Chính vì thế bao lâu nay có anh Bùi Thanh Hiếu bằng cách của mình đã góp sức chăm sóc, thăm hỏi, trao quà cho rất nhiều gia đình tù nhân lương tâm cũng như chính những người còn hoạt động đấu tranh. 

Hôm nay chúng tôi đã có mặt ở Đà Bắc, Hoà Bình để trao phần quà của anh Hiếu là 30 triệu đồng cho gia đình anh Đào Quang Thực. Số tiền này thực ra cũng là từ những nồi niêu xoong chảo, những kính bút đồng hồ mà rất nhiều người gần xa đã mua để ủng hộ anh Hiếu.

Trước các vấn đề nhức nhối của đất nước, có thể bạn bức xúc nhưng chưa dám viết, chưa dám xuống đường. Nhưng mọi người có thể góp sức âm thầm bằng cách chung tay hỗ trợ những người như chị Hạnh, anh Hiếu... bởi vì mỗi tờ 50k góp cho chị Hạnh, hay cái đồng hồ bạn mua của anh Hiếu để tặng vợ sẽ là nguồn lực vô cùng to lớn để góp sức cho những người đấu tranh.

Có thể ai đó trong phong trào đấu tranh chưa lựa chọn được đúng con đường thay đổi đất nước, nhưng nhất định sẽ có người nào đó, nhóm nào đó sẽ tìm ra đường máu để cứu nguy dân tộc này. Càng đông người đấu tranh, càng đông người ủng hộ, đất nước càng có cơ may thoát khỏi ách độc tài.

Thà làm sai, còn hơn ngồi đó chờ chết mà không làm gì. Ấy là điều cuối cùng tôi muốn nói đến tất cả mọi người trong bài viết này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 03/01/2020

Published in Diễn đàn
lundi, 30 décembre 2019 22:45

10 năm chơi Facebook

Hôm nay ngày gần cuối năm ngồi nhìn lại mọi chuyện, tự dưng tôi chợt nhận ra mình đã chơi Facebook chẵn 10 năm. 10 năm trong cuộc đời kể ra cũng không phải là ngắn, nhưng quả thật những biến chuyển trong đời sống của tôi nhiều khi nó dữ dội đến mức đôi khi tôi quên cả thời gian trôi đi. Tôi chắc những bạn bè facebook của tôi thủa ban đầu không thể nào quên cái thời suốt ngày rình rập ở trên này chỉ để đi ăn trộm.

facebook1

Ở Việt Nam người đi tù vì Facebook không phải là ít.

Vâng, một facebooker có trên một trăm ngàn follow như tôi bây giờ lúc đầu vào facebook chỉ để đi ăn trộm hoa quả trong trò chơi Happy Farm. Trò chơi nổi tiếng này đã thu hút hàng triệu triệu người trên thế giới đến với Facebook chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam. /Rồi cũng như những người chơi khác, tôi dần dần khám phá ra các tính năng thú vị khác của Facebook như có thể chat, viết note, khoe ảnh cá nhân, kể chuyện với mọi người về những chuyến đi...

Tôi đến với facebook thuần túy là như vậy chứ không hề có ý định làm người nổi tiếng, làm chuyện nọ chuyện kia trên này như các bạn đã từng biết. Nhưng rồi với khả năng kết nối không giới hạn, chính facebook đã dần biến tôi thành một người khác. Tôi được giao lưu, được học hỏi, được kết bạn và được biết tới bao nhiêu người thú vị khác trong thế giới này. Facebook cho tôi biết những điều mà tivi, sách vở, báo chí không hề nhắc tới. Và facebook cũng cho tôi cả những hiểm nguy, những thử thách... khi tôi chỉ đơn giản là thực hiện việc nói ra những điều mình nghĩ trên đó.

Vâng, nói ra những điều mình nghĩ tưởng chừng như là một việc rất đơn giản, nhưng quả thật đó là một chuyện rất nguy hiểm khi bạn sống trong một nhà nước độc tài. Bản thân lời nói chẳng thể gây hại gì cho một thể chế, nhưng nếu nó trúng ý của nhiều người, nó có thể tạo thành một hiệu ứng tập hợp số đông, để cùng làm một chuyện gì đó. Đó chính là nguyên nhân vì sao các nhà nước độc tài ghét mạng xã hội vô cùng, muốn kiểm soát mạng xã hội vô cùng, và có thể bỏ tù ai đấy chỉ vì người ta viết gì đó lên mạng.

Ở Việt Nam người đi tù vì Facebook không phải là ít. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết cho đến đầu năm 2019 thì gần 10% trong số 128 tù nhân bị giam giữ tại Việt Nam vì bày tỏ quan điểm bất đồng đã bị xử tù vì đăng bình luận chống nhà nước trên các trang mạng xã hội như Facebook. Tôi thì cho rằng con số này còn có thể lớn hơn thế, vì rất nhiều người khi cất lên tiếng nói của mình đã bị "mời" đi làm việc, bị đe doạ, bị hành hung, bị ép đuổi việc, bị ép đuổi nhà trọ, bị ép đuổi học, bị bôi nhọ trên truyền thông nhà nước... Sau tất cả những mưu hèn kế bẩn đó mà "đối tượng" chưa chịu khuất phục thì rất có thể một cái bẫy sẽ được giăng ra hòng buộc người ta vào một tội hình sự nào đó chỉ có trời mới biết trước được.

Nhiều người bị bỏ tù như vậy, nhưng tôi cho rằng người ta sẽ không ngừng phê phán hay chỉ trích nhà nước này, bởi vì nó quá xứng đáng lãnh nhận điều đó. Hãy thử nhìn lại xem, ở một đất nước đã hòa bình hơn 40 năm mà :

- Mỗi năm, gần 100 ngàn người di cư ra nước ngoài vì lý do kinh tế

- Nước sinh hoạt bẩn

- Không khí bẩn

- Thực phẩm bẩn

- Thuốc giả, bằng giả, xét nghiệm y tế giả

- Số người chết vì ung thư năm sau cao hơn năm trước

- Giá điện sinh hoạt tăng phi mã, càng dùng nhiều càng đắt theo 6 bậc luỹ kế

- Thuế cao gấp 1,5 lần thế giới

- Năng suất lao động bằng 1/30 Singapor

- GDP đầu người thua Lào

- Tăng trưởng thấy bảo là 7% năm, nhưng mỗi năm vẫn phải vay đảo nợ quốc tế trên 20 tỷ đô la...

Cho nên, với "thành tích" như vậy thì dù nhà nước có bỏ tù dân đông cỡ nào cũng không thể bịt được mồm họ hết được đâu, nhất là khi người ta đã có facebook trong tay.

Nói thì cứ bảo phản động, nhưng tôi xin nhắc lại chuyện này để các vị công bộc của dân nhớ lấy.

Trong thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945, ông Hồ Chí Minh viết :

"Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"

Trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Sự Thật, trang 283 viết :

"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"

Đấy, không có 10 năm chơi facebook, thú thật là tôi sẽ không thể viết được những điều như trên đâu. Tôi không biết 10 năm tới xu hướng xã hội còn dùng Facebook không, nhưng tin chắc rằng nếu không phải là nó thì rất đen cho đội cầm quyền là sẽ xuất hiện một phương tiện giao tiếp còn lợi hại hơn nhiều.

Xin cảm ơn Facebook 10 năm qua. Xin tạm biệt 10 năm đầu được mở mắt, thông não. Và xin chào đón năm mới 2020, với những điều thú vị ở trước mắt.

Sau cùng, tôi xin được cảm ơn các bạn trên Facebook. Dù có là friend hay không, dù lộ mặt hay ẩn danh, các bạn chính là những người đã tương tác để tôi trở thành một người như ngày hôm nay.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 30/12/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Liên Xô. Ấy là hai từ cực kỳ vĩ đại, hằn sâu trong ký ức xa xưa thời trẻ con của tôi. Tất cả những gì đẹp nhất, kỳ diệu nhất, lung linh nhất mà trí tuệ của một thằng trẻ con có thể tưởng tượng ra đều gắn với hai chữ Liên Xô. Có gì để mà so sánh đâu khi xung quanh chúng tôi ngày ấy tràn ngập phim ảnh Liên Xô, họa báo Liên Xô, khẩu hiệu Liên Xô, anh hùng Liên Xô. Chưa kể những thứ vĩ đại, đẹp đẽ khác như cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, cầu Thăng Long hai tầng hiện đại, thủy điện Hòa Bình chặn dòng sông Đà hung dữ, tàu vũ trụ Liên Xô đưa người lên không gian... Ngày đó cứ nghĩ đến đất nước Liên Xô là tôi lại tưởng tượng ra một thiên đường có thật trên hành tinh này.

lx1

Ngày đó cứ nghĩ đến đất nước Liên Xô là tôi lại tưởng tượng ra một thiên đường có thật trên hành tinh này.

Nhưng rồi đời không như là mơ, hôm nay chính là một ngày kỷ niệm rất trọng đại trong lịch sử phát triển của loài người. Cách đây 28 năm vào ngày 25/12/1991, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho tổng thống Nga Boris Yeltsin. Một ngày sau Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 26/12/1991, bởi bản tuyên bố số 142-H của Xô viết Tối cao. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai nước cộng hòa của Liên bang Xô viết còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).

Trải qua 28 năm, những tưởng ngày đó là dấu chấm hết cho một hệ thống mô hình xã hội vừa ảo tưởng, vừa tàn bạo nhất trên hành tinh, nhưng chủ nghĩa xã hội và các thực thể quốc gia đi theo chủ thuyết này vẫn còn tồn tại, và có quốc gia như Trung Quốc còn trở nên hùng mạnh và thách thức toàn thế giới. Không những vậy, Trung Quốc còn trở thành một "mạnh thường quân" thay thế cho Liên Xô trước kia, bảo kê cho tất cả các quốc gia khác còn theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đây là một nghịch lý mà loài người tiến bộ còn phải đau đầu vì nó trong nhiều thập kỷ tới.

Có nhiều nhà phân tích và bình luận chính trị đã bàn cãi về vấn đề này. Đặc biệt là khi bàn về Việt Nam, người thì cho rằng Việt Nam suy mà chưa sụp là bởi tương quan giữa phe bảo thủ và phe đòi hỏi cải cách chưa đủ lớn. Người thì lại cho rằng xu hướng sau chiến tranh lạnh là chuyển đổi xã hội bằng các hình thức hòa bình, nên cần nhiều thời gian hơn. Và nhất là quan điểm cho rằng Trung Quốc đang xiết chặt vòng kim cô đỏ lên đầu hệ thống chính trị Việt Nam, nên nhiều đảng viên cấp tiến dù muốn thoát khỏi ý thức hệ cộng sản để đi theo nguyện vọng của nhân dân, nhưng không thoát nổi những ràng buộc chết người từ miếng ăn cho đến sinh mạng của mình, để dám mở ra con đường mới cho dân tộc này.

Tôi cho rằng những lập luận trên đây là rất xác đáng, nhưng xin bàn thêm một chút về vấn đề này để góp phần nhận diện cho đúng tình thế chính trị xã hội của Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau những khó khăn nhất định khi thành trì to lớn của nó sụp đổ đã không dừng lại. Nó đã học được những bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô, tự đổi màu để thích ứng với điều kiện xã hội mới, bám chặt vào các yếu tố về văn hóa, dân tộc, tâm linh... để giữ lấy quyền lãnh đạo đất nước. Nó cướp bóc những gì thuộc về thế hệ tương lai như tài nguyên, môi trường, lãnh thổ nhằm đổi lấy những giá trị vật chất nhất thời, hòng kéo dài sự sống sót cho hệ thống. Nó xây dựng một lớp tư bản thân hữu, hay còn gọi là tư bản đỏ, dù điều này hoàn toàn trái ngược với chủ thuyết cộng sản, nhằm tạo ra một sân sau để giải quyết trong bí mật những góc tối của nền kinh tế quái thai mang danh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài việc tiếp tục nuôi dưỡng lực lượng công thần chế độ, hay các lực lượng khác có lợi ích gắn chặt với đế độ, nó còn nuôi cấy những niềm tin vào một lớp người mới, nhằm tạo ra một sự hậu thuẫn xã hội, hoặc ít ra là cổ xuý cho một thái độ bỏ mặc, buông xuôi cho sự lũng đoạn đất nước của nó. Và nó tiếp tục sử dụng bàn tay sắt bọc nhung để đàn áp một cách tinh vi, có hệ thống tất cả những tiếng nói đối lập đang kêu đòi thay đổi xã hội này.

Hệ quả là dù cứu vớt được quyền lực, nhưng đảng cộng sản đã phải đánh đổi rất nhiều thứ thuộc về nhân dân, để tạo nên một đất nước dù có vẻ ngoài phát triển, nhưng thụt lùi thảm hại về môi trường, y tế, giáo dục, chủ quyền bị xâm phạm và nợ nước ngoài tiếp tục tăng cao không có điểm dừng.

Trong ngắn hạn, những thay đổi kinh tế dưới vỏ bọc đổi mới trước đây phần nào tạo dựng được niềm tin của người dân vào hệ thống. Nhưng thật không may cho đảng cộng sản Việt Nam, niềm tin thì luôn được hình thành dựa trên cơ sở các hệ giá trị. Khi một hệ giá trị không được xây dựng dựa trên những cái có thật, mà chỉ có được là nhờ đánh cắp từ chỗ này đập vào chỗ kia, thì nhất định những giá trị đó sẽ có ngày sụp đổ, bởi nó đã không được xây dựng dựa trên nền tảng vững chãi của những gì thuộc về quy luật tự nhiên.

Giá trị sụp đổ thì niềm tin sẽ sụp đổ. Niềm tin sụp đổ thì chế độ không thể tồn tại. Chính vì thế không phải bỗng dưng bao nhiêu năm nay hệ thống tuyên truyền của đảng gào thét về việc chỉnh đốn đảng, xây dựng niềm tin trong quần chúng. Nhưng càng gào thét thì đảng càng nát. Công chúng hiện nay đang được chiêm ngưỡng hàng loạt các vụ đại án phá hoại đất nước mà toàn là người của đảng cầm đầu. Công chúng cũng đang hỏi còn bao nhiêu kẻ trong đảng chưa bị lôi ra ánh sáng, hay đây chỉ là vở kịch đấu đá tranh giành quyền lực của các phe phái trong đảng trước đại hội ?

Bàn về chuyện chính trị Việt Nam cho ngọn ngành thì rất nhức đầu và cần có độ lùi về mặt lịch sử. Nhưng tôi luôn tin rằng với cung cách điều hành đất nước của đảng cộng sản như hiện nay, nhất định niềm tin và các hệ giá trị trong đất nước này rồi sớm sẽ phải thay đổi. Cùng tất biến, khi đó đất nước sẽ bừng tỉnh và thay đổi trong chốc lát như Liên Xô khi xưa.

lx2

Liên Xô. Ấy là hai từ cực kỳ vĩ đại, hằn sâu trong ký ức xa xưa thời trẻ con của tôi (Nguyễn Lân Thắng) - Ảnh minh họa 

Tuy nhiên công cuộc thay đổi và dân chủ hóa một đất nước là một hành trình dài. Ngay đến cả nước Nga và các quốc gia tách từ Liên Xô trước đây tuy đã thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản 28 năm, nhưng vẫn vật vã với nhưng mâu thuẫn nội tại của nó mà chưa thể trở thành một quốc gia dân chủ. Tôi cho rằng điều này là do họ chưa thực sự giải ảo được các hệ thống giá trị và niềm tin có từ thời cộng sản.

Xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản đã khó, giải quyết hậu quả mà chế độ cộng sản để lại trên một đất nước còn khó hơn nhiều. Xin hãy bền chí, vững tâm và khôn khéo trên hành trình gian khó này. Sóng sau cứ nối đuôi xô sóng trước. Đất nước này nhất định phải được tự do.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 25/12/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 23 décembre 2019 23:45

Ung thư, nỗi đau nào của riêng ai

Mấy hôm trước, tôi có dịp về bệnh viện K - Tân Triều để tham gia hoạt động chụp ảnh chân dung từ thiện cùng Help Portrait Việt Nam. Help Portrait là cộng đồng tập hợp những người chụp ảnh trên toàn thế giới, tự nguyện cống hiến thời gian, thiết bị và chuyên môn của mình để chụp ảnh cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

ungthu1

Bé gái này đang trong quá trình truyền hóa chất, đã rụng hết tóc, phải cắt bỏ chân trái. Nhưng em vẫn nén cơn đau đang hành hạ mình để gắng gượng ngồi xe lăn ra chụp ảnh cùng nhiều bạn khác. Hãy nhìn sâu vào ánh mắt của nó đi, bạn có thấy điều gì trong đó không ? Tương lai của em rồi sẽ ra sao ?

Help Portrait ở Việt Nam có bề dày lịch sử hoạt động từ 10 năm nay, với 9000 tay máy cùng các tình nguyện viên hỗ trợ, với 458 điểm từng chụp, đa phần là ở các bệnh viện, đa phần là bệnh nhân ung thư. Đã có khoảng hơn 73 ngàn bức chân dung được tổ chức này thực hiện. Những hình ảnh này rồi hầu hết sẽ là hình bóng cuối cùng của một ai đó đã từng sống ở trên cõi đời này. Và đáng buồn là có rất nhiều trẻ em trong những bức hình đó.

Theo thông tin trên báo chí : ông Trần Văn Thuấn - giám đốc Bệnh viện K, viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư - cho biết năm 2018 Việt Nam có thêm trên 164.000 người mắc ung thư và trên 114.000 người tử vong do ung thư.

Theo Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư ở trẻ em đang tăng ở mức báo động với khoảng 250.000 trẻ em mắc phải. Mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em bị ung thư và 90.000 trẻ em chết vì ung thư.

Những con số này thật là kinh hoàng, nhưng quả thật nó cũng chỉ là một con số thống kê khô khan, chưa đáng sợ bằng những hình ảnh mà tôi có dịp ghi lại khi đồng hành cùng Help Portrait Việt Nam. Phải nói ngay rằng nguyên tắc số một của chúng tôi khi tác nghiệp là không được khai thác những góc hình bi thương. Chúng tôi phải cố gắng cười nói, giao lưu với các bệnh nhân, đặc biệt là với các em nhỏ để sao cho hình ảnh là tươi vui yêu đời nhất. Nhưng mỗi khi về bình tĩnh xem lại từng khuôn hình, có đôi lúc tôi bắt gặp những ánh mắt, cái mím môi, bàn tay siết nhẹ... một nỗi đau hiện hữu bằng hình ảnh không lời nào tả được.

Tôi đã từng được ngắm nhìn trực tiếp dãy ảnh chân dung các nạn nhân trong nhà tù Tuol Sleng của Pol Pot. Tôi cũng biết ở đâu đó bên Châu Âu có một bộ sưu tập ảnh các nạn nhân lò hơi ngạt của phát xít Đức. Nếu bây giờ tập hợp được các bức chân dung mà Help Portrait Việt Nam thực hiện trong 10 năm qua thì chúng ta cũng sẽ có một bộ sưu tập thật là kinh dị về những nạn nhân ngay giữa thời bình.

Đau đớn thay, nhiều người trong chúng ta còn chưa ý thức được rằng bệnh ung thư không tự dưng mà có. Nó đến từ một chính sách điên rồ, duy ý chí, bất chấp hậu quả môi trường, bất chấp hệ luỵ xã hội... ấy là chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa từ cách đây hơn 30 năm. Ung thư về mặt tư tưởng. Đó mới là căn bệnh ung thư khủng khiếp nhất đang từng ngày hủy hoại đất nước chúng ta.

30 năm phát triển công nghiệp, từ một đất nước nhiệt đới xanh tươi, cho đến nay chúng ta có gì ngoài một môi trường tan nát, những nhà máy thép khói bụi, những thủy điện phá nát rừng đầu nguồn, những nhiệt điện bụi mờ không khí, những đồng ruộng bờ xôi ruộng mật bị cưỡng chế cho công nghiệp rồi bỏ hoang hàng chục năm. Và trên hết là một lực lượng bệnh nhân ung thư hùng hậu nhất hành tinh.

Không chỉ hủy hoại môi trường, chế độ này còn đàn áp và ngăn cản những nỗ lực nhằm minh bạch thông tin về môi trường một cách có hệ thống, có tổ chức. Mới gần đây, ngày 19/12/2019 Bộ Tài nguyên và môi trường đã ngang nhiên đuổi các nhà báo ra khỏi phòng trong cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Xa hơn nữa, chúng ta không khó để thấy trường hợp các nhà hoạt động môi trường bị bỏ tù như Đinh Đăng Định, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Thị Xuân... khi họ chỉ làm một việc duy nhất, ấy là đấu tranh bảo vệ môi trường.

Có một điều an ủi là bệnh ung thư chia đều cho tất cả chúng ta. Các tác nhân gây ung thư có ở khắp nơi trong môi trường. Giàu hay nghèo. Sang hay hèn. Già hay trẻ. Ở đô thị hay nông thôn. Có yêu đảng yêu bác hay không... tất cả đều không quan trọng gì nữa khi chúng ta đều có cơ hội là ngang nhau để đón nhận căn bệnh tử thần này. 

Vì thế, các bạn dư luận viên bảo vệ chế độ nên bình tĩnh, đừng vội nhảy dựng lên mà chửi tôi như mọi khi nhé. Hãy từ từ mà tận hưởng "tính ưu việt" của chế độ, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ đâu. Còn đến lúc hiểu ra rồi thì vẫn chưa muộn, tôi sẽ vẫn chờ các bạn ở đây, để chúng ta cùng chung tay xóa bỏ chế độ khốn nạn vô nhân tính này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 20/12/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 06 décembre 2019 09:22

Bọn tự nhục

Có một lần, khi bàn về chuyện tại sao người Việt cứ phải bỏ xứ ra đi, một bạn hỏi tôi thế này : Anh Thắng, anh giải thích tại sao có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam lập nghiệp, thành công và sống rất thoải mái ? Tôi cho rằng câu hỏi ấy rất đắt, rất đáng để suy ngẫm.

nhuc1

Những người đã dám cả gan bất chấp nhà tù để kêu đòi đất đai, kêu đòi tự do, kêu đòi dân chủ bây giờ... lòng họ đâu có khác gì người xưa ? Bà Trần Thị Nga vẫn ngẩng cao đầu khị bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương về tội '"tuyện truyền chống Nhà nước".

Cứ đi đến các khu du lịch, địa điểm ăn chơi, khu biệt thự cao cấp, hay các nhà hàng sang trọng, người Việt chúng ta không khó để bắt gặp một tầng lớp người nước ngoài đang sinh sống, định cư một cách rất sung túc ở đây. Thậm chí, có bạn nước ngoài còn làm những video ca ngợi Việt Nam tuyệt vời lắm, Việt Nam đẹp lắm, hãy đến đây tận hưởng cuộc sống ở nơi này...

Trong khi đó, câu chuyện thuyền nhân vẫn vượt biên, câu chuyện 39 người bỏ mạng trong container và nhiều câu chuyện đáng buồn khác chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về hiện tượng người Việt phải bỏ xứ mà đi. Đó là một nghịch lý hết sức đau lòng.

Theo tôi có mấy nguyên nhân tạo ra nghịch lý này. Thứ nhất, đó là do người ngoại quốc có kỹ năng, ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trừ một số ít chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, phần đông người nước ngoài vẫn có thể sống tốt ở Việt Nam là do họ có thể dạy ngoại ngữ.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Go Overseas, một trang thống kê và đánh giá tại Hoa Kỳ cho các chương trình ở nước ngoài, cho thấy Việt Nam là một trong chín quốc gia trên thế giới trả lương cao nhất cho các giáo viên ESL (dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai).

Với số liệu cập nhật cho đến tháng 5 năm 2018, cuộc khảo sát cho thấy giáo viên tiếng Anh nước ngoài có thể kiếm được từ 22,7 triệu đồng đến 45,5 triệu đồng (1.000 đô la đến 2.000 đô la) một tháng ở Việt Nam.

Chính vì lẽ đó, người nước ngoài đến Việt Nam chỉ cần lôi vốn tiếng mẹ đẻ ra dạy ngoại ngữ thôi là có thể sống tốt ở nơi này, cần gì đâu chuyên môn cao siêu làm gì. Thực tế là có rất nhiều ông bà Tây ba lô, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ gì nhiều, nhưng vẫn sống khoẻ ở Việt Nam. Sau một thời gian vừa đi dạy, vừa làm quen với môi trường văn hóa, thiết lập các kênh quan hệ xã hội tốt, nhiều người có thể tự mở công ty kinh doanh ở Việt Nam. Lấy thêm cô vợ Việt làm trợ thủ nữa thì đừng hỏi tại sao họ lại không thành công, và tại sao đất nước này không đáng yêu cho được ?

Nguyên nhân thứ hai mà tôi muốn nói chính là sự nể nang và yếm thế của người Việt trước người ngoại quốc. Cứ nhìn cái cách cảnh sát giao thông xử lý ra sao với người nước ngoài khi họ vi phạm luật là biết. Chưa kể trong bất kỳ lớp học tiếng Anh hay một nhà hàng, khách sạn, bệnh viện nào đó có người nước ngoài tham gia, người Việt chúng ta tự dưng tươm tướp kéo đến và sẵn sàng trả những mức phí rất cao để trả các dịch vụ họ đưa ra.

Xin nói luôn ở đây là tôi không hề có ý bài xích chuyện người nước ngoài kéo đến Việt Nam sinh sống. Họ, những người ngoại quốc đến Việt Nam này càng nhiều thì sự giao thoa văn hóa, kinh tế ngày càng lớn. Đó là một tiền đề rất tốt để thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh hơn, phát triển hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ chuyện này trong bóng đá chẳng hạn. Khi Việt Nam kiên trì trao quyền lãnh đạo cho các huấn luyện viên nước ngoài, đội tuyển quốc gia của chúng ta đã dần thu được kết quả rất tốt trên trường đấu quốc tế.

Trong các lĩnh vực khác, phải nói rằng khi có hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã tạo ra vô số thành tựu, cũng như tạo ra một môi trường thách thức mới, để các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải vươn lên, đổi mới và phát triển. 

Nhưng đáng buồn là không phải tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp. Nào thì Formosa. Nào thì Bauxite Tây Nguyên. Nào thì các nhà máy nhiệt điện khói bụi khắp cả nước. Nào thì hàng trăm dự án khai khoáng, thủy điện, du lịch, sân golf... Rất nhiều các dự án nước ngoài dù có vẻ ngoài rất hoành tráng, nhưng thực chất chúng đang tàn phá đất nước này cả về môi trường, tài nguyên, văn hoá lẫn an ninh lãnh thổ. Nếu nhìn ở khía cạnh này thì chúng ta nên tự hỏi : những người nước ngoài đang khai sáng văn minh hay đang tiếp tay cho quá trình "đổ rác" của thế giới văn minh vào Việt Nam ?

Cái luận điệu Việt Nam tươi đẹp, Việt Nam đáng sống, Việt Nam đáng yêu của một số người nước ngoài còn được một số đông không nhỏ người Việt tung hô và phụ hoạ. Hễ có ai phản đối mặt yếu kém nào đó của Việt Nam thì đám người này còn hung hăng xông vào chửi bới những người đang kêu ca là bọn tự nhục. 

Không nhục sao được khi chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm mà dòng người vượt biên chưa chấm dứt ? Không nhục sao được khi không khí hít vào mũi, nước đổ vào mồm hàng ngày mà chả mấy ai biết sạch bẩn như thế nào ? Không nhục sao được khi sách giáo khoa dạy trẻ con đất nước ta rừng vàng biển bạc mà bây giờ rừng và biển còn lại gì ? Không nhục sao được khi một đất nước có ngàn năm lịch sử chống giặc phương Bắc mà nay bỏ lơ bờ cõi cho giặc thôn tính từng ngày ? Kể ra cả ngày chẳng hết chuyện.

Những vấn đề của đất nước, tôi biết tùy theo góc nhìn thì mỗi người sẽ có cách nhận định khác nhau, tôi không dám phán xét ai. Nhưng nếu bảo những ai lo lắng cho đất nước bây giờ là bọn tự nhục thì xin thưa, chúng ta phải coi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn năm xưa viết Hịch tướng sĩ là dạng người gì đây ? 

Hãy nhớ lại áng văn lịch sử : "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...". Đó có phải là tự nhục hay không ? Và xin nói rằng những người đã dám cả gan bất chấp nhà tù để kêu đòi đất đai, kêu đòi tự do, kêu đòi dân chủ bây giờ... lòng họ đâu có khác gì người xưa ?

Lịch sử đất nước có lúc thịnh lúc suy. Nhưng thịnh hay suy ấy là do có những con người còn biết nhục mà hành động. Vâng, ai đó có thể chửi tôi là thằng tự nhục, tôi xin nhận điều đó. Nhưng tôi tự hào nhận lấy sự mạt sát ấy bởi biết rằng mình đang nằm trong số ít có giá trị, để thay đổi đất nước này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 06/12/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 11 novembre 2019 16:20

Không bỏ cuộc

Cách đây đúng 8 năm vào lúc 11 giờ 11 phút sáng ngày 11 tháng 11 năm 2011 tôi bị đánh. Đó là lần đầu tiên tôi trải nghiệm trực tiếp việc bị áp bức một cách bất công khi tham gia lên tiếng việc ngoài xã hội. Nếu ai chưa biết rõ chuyện này, bạn có thể tìm trên BBC, trang Xuân Diện hay blog Người Buôn Gió có thông tin sự kiện ầm ĩ đó.

khong1

Khỏi phải nói, đó là một trải nghiệm cá nhân rất xấu mà mãi sau này tâm trí tôi mới nguôi ngoai được. Tuy vậy so với những người khác, những người bị chịu cảnh tù đầy, chịu cảnh phải trốn chạy khỏi tổ quốc thì những chuyện của tôi quá nhỏ bé. Nhưng dù sao trải nghiệm đấy cùng vài lần khác bị bắt bớ, trấn áp, thẩm vấn đã cho tôi nhiều kinh nghiệm và sự đồng cảm với các anh chị em đấu tranh khác. 

Tôi biết những cơn đau, sự ám ảnh và di chứng tâm lý đã ảnh hưởng kinh khủng thế nào, kể cả sau khi họ ra tù rất lâu rồi. Chỉ bị bắt thẩm vấn sơ sơ cùng lắm 1-2 ngày như tôi mà vượt qua chuyện đó không phải là dễ. Đừng nói đến những ai phải chịu cảnh thẩm vấn, tra tấn tâm lý hàng năm trời trước khi bị lôi ra toà, khó cân bằng được tâm lý vô cùng. Những người đấu tranh khi lên tiếng trước các vấn đề xã hội cũng chỉ là những người bình thường. Họ nào đâu được trang bị kiến thức về tâm lý, thần kinh. Họ đâu biết vết thương của những đòn tra tấn tinh thần còn kinh khủng hơn những đau đớn thể xác do đói, do lạnh, do bị đánh đập nhiều lắm. Bởi thế trong tù, phải nói rằng an ninh ngán nhất những người có đức tin mạnh mẽ, biết tự thiền định, biết vượt qua tổn thương tâm lý như thầy tu thầy chùa. Vì thế nhiều người bình thường ra tù phải sử dụng thuốc an thần và các bài điều trị tâm lý. Nhiều người có cách hành xử không được bình thường như bản chất vốn có trước đây của họ. Thế mới biết, con người ta đôi khi không phải là hành vi họ thể hiện ra bên ngoài.

Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi : mình đang dây vào chuyện gì đây ? Có đáng không khi phải chịu đựng bất trắc như vậy ? Đâu là mức ghê gớm nhất phải chịu đựng ? Làm thế nào để mình vượt qua ? Những câu hỏi tò mò đó cứ luẩn quẩn trong đầu tôi nhiều năm qua. Tôi đã gặp và tâm sự với nhiều anh chị em sau khi họ ra tù. Không phải là tất cả, nhưng những mẩu chuyện rời rạc với họ chắp lại chính là những bài học tuyệt vời cho tôi, để tôi thêm quyết tâm mỗi khi lòng nao núng nhất.

Tiêu diệt chỉ là biện pháp cuối cùng, và có rất nhiều hệ quả phiền phức. Bẻ gẫy ý chí mới là quan tâm số một của thế lực độc tài trước những người đấu tranh. Không cần giết, mà chỉ cần làm một người mất đi ý chí, mất đi hình ảnh trong quần chúng, những kẻ cai trị sẽ dễ bề thao túng và dập tắt mọi phong trào phản kháng.

Để đối phó lại điều này, những người đấu tranh ngoài việc nên có một đức tin nào đó có thể có những cách khác. Ấy là việc tự học hỏi, tự trau dồi kiến thức xã hội, đặc biệt là các kiến thức về tâm sinh lý, về thần kinh. Khi ta đã có lý tưởng, có tầm nhìn, có kế hoạch cuộc đời, có kiến thức hiểu biết về chính mình, ta sẽ dễ dàng huy động mọi nguồn lực từ bên trong hay bên ngoài để vượt qua mọi thử thách.

Trong tình huống xấu nhất, những kẻ bạo quyền phải tiêu diệt ta, hãy tự hào và bước tới lãnh nhận, vì tấm thân này đã hi sinh cho cái chung và sống một cuộc đời không bỏ cuộc.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 11/11/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 novembre 2019 17:42

Mấy điều với dân oan

Hôm trước tôi có một người bạn trên Facebook nhắn tin. Tin nhắn đến lúc đầu giờ sáng, rất gấp gáp : "Anh ơi, người xứ đạo quê em đang cầu cứu, công an đông quá. Anh của em muốn gọi cho anh đc ko a ? E nhắn tin cho mấy anh chị xxx rồi mà chưa reply ạ. E đang ở bên Mỹ, lại đang ngồi trong lớp học nên ko giúp gì được…".

Tôi lặng đi ít phút rồi buồn bã trả lời : "Nước đến chân mới nhảy thì mình chịu. Mình xin lỗi bây giờ không giúp được gì…".

danoan1

Cấn Thị Thêu và người hùng giữ đất Đoàn Văn Vươn ngày chị Thêu ra tù lần 2. Ảnh Nguyen Lan Thang

Là một người hoạt động xã hội, một người từng nằm gai nếm mật với nông dân để chống cướp đất, tôi đã nhận được những lời cầu cứu như vậy rất nhiều trong suốt những năm qua. Những chuyện như thế ngày một nhiều lên, nghiêm trọng hơn, diễn ra trên khắp cả nước. Nếu ai có dịp quan sát những đoàn dân oan đóng đô quanh văn phòng tiếp công dân ở Ngô Thì Nhậm - Hà Đông, hay cảnh các bác dân oan chầu trực trước cửa nhà anh Lê Dũng Vova mỗi buổi sáng thì sẽ thấy nhận định của tôi đúng như thế nào. Chính vì lẽ đó, dù bây giờ có rất nhiều người hoạt động xã hội như tôi, nhưng chúng tôi bị quá tải khi phải chịu áp lực dồn dập của nhiều sự vụ nhỏ như thế này.

danoan2

Ảnh chụp cùng anh hùng giữ đất Đoàn Văn Vươn trong buổi lễ đón chào anh hùng giữ đất Cấn Thị Thêu đi tù lần thứ hai về

Nhận thức được điều đó, tôi muốn có mấy lời bàn với các bác là dân oan, và cả các bác nông dân chưa là dân oan trên đất nước này.

Trước hết, tôi đánh giá rất cao nhận thức và thái độ của các bác. Nếu như trước đây dân oan chỉ biết kêu cầu chính quyền, kêu cầu báo chí, kêu cầu luật sư... rồi mọi việc chạy lòng vòng hết năm này sang năm khác, đến tận lúc kẻ có trách nhiệm đã về hưu, thì ngày nay dân oan đã biết kêu cầu đến những người hoạt động xã hội, kêu cầu truyền thông quốc tế... mà không hề e sợ bị vu cho là giao thiệp với các thế lực thù địch.

Nhưng thưa các bác, điều thứ hai tôi muốn nói là, những người hoạt động xã hội chỉ là số ít. Các hãng truyền thông quốc tế quan tâm đến Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cho dù chúng tôi có đồng lòng kêu gào lên thì cũng chỉ là những tiếng nói lẻ loi trong một đất nước gần 100 triệu dân này. Ngoài những đài báo quốc tế, những người hoạt động xã hội, ai sẽ là người lên tiếng cùng chúng ta về các bất công này ? Chúng ta đâu có súng ống, và cũng không nên dùng bạo lực, vì bạo lực là thế mạnh lớn nhất của những tên kẻ cướp. Vũ khí mạnh nhất, duy nhất mà chúng ta có thể trang bị đó là truyền thông, để huy động lòng người đứng về phía chúng ta.

Một vụ án oan sai sẽ có cơ may giải quyết khi và chỉ khi áp lực đến từ dư luận đủ lớn. Vì thế, điều thứ ba tôi muốn nói là người dân oan cần có chiến thuật truyền thông. Khi nguồn lực còn nhỏ, chúng ta cần suy nghĩ làm cách nào để kêu gọi sự quan tâm rộng lớn của các thành phần xã hội khác. Làm thế nào để học hỏi những người cùng cảnh trong cuộc đấu tranh này. Làm thế nào để liên kết thành lực lượng đủ đông, đủ mạnh, nhằm đối chọi được với phe cướp đất.

Có người từng than thở với tôi : dân oan bạc lắm anh ạ, chỗ nào căng quá, chính quyền tìm cách thoả hiệp với một số người trong nhóm thủ lĩnh, thế là hỏng việc. Tất nhiên là không phải ở đâu cũng vậy, nhưng tôi đã từng chứng kiến những việc như thế, rất đau lòng. Khi có những chuyện này xảy ra, lập tức sự nghi kị nổi lên, lòng người không thống nhất, nội bộ xào xáo, và những người từng ủng hộ cảm thấy bị phản bội, thậm chí có người còn có thái độ tẩy chay mọi hoạt động liên quan đến dân oan. Chính vì thế điều thứ tư tôi muốn nói đó là lòng kiên định và sự đoàn kết. Hãy nhìn vụ Đồng Tâm. Hãy nhìn vụ phản đối BOT Cai Lậy... Ở đâu có sự đoàn kết và kiên định, ở đó sẽ có thành công.

Tôi biết các bác dân oan vô cùng vất vả. Không ai trong chúng ta trước khi gặp phải việc bất công lại có thể hình dung ra sự khốn nạn này. Không ai có sự chuẩn bị nào về mặt kiến thức, quan hệ, tài chính, sức khoẻ... để đối đầu với muôn vàn áp bức từ những tên kẻ cướp. Nhưng tôi xin hỏi rằng nếu bỏ cuộc thì tương lai của các bác sẽ thế nào ? Vì vậy điều thứ năm tôi muốn nói là hãy cứ lao vào tìm hiểu và tham gia cuộc đấu tranh này kể cả khi chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết. Đừng chờ mọi thứ đầy đủ mới hành động, mà cứ hành động đi, mọi thứ xung quanh sẽ đến với ta khi ta có đủ nỗ lực và quyết tâm đeo bám lấy mục tiêu của mình.

Ngày xưa Nguyễn Thái Học đứng lên chống thực dân Pháp, ông có một câu nói rất nổi tiếng là : "Không thành công cũng thành nhân". Khi đối mặt với những tên kẻ cướp có cả nhà tù trong tay, xác xuất mình có thể thành công là không cao. Nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ lấy đất đai, lấy nhà cửa ruộng vườn cho con cháu mai sau là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Ai sinh ra rồi cũng chỉ có một lần sống trên đời. Nếu gặp cảnh tù đày hay phải chết vì bảo vệ đất đai thì cũng là sống một cuộc đời có ý nghĩa. Ta sẽ không phải hổ thẹn với tiền nhân hay con cháu trong nhà, vì ta đã sống một cuộc đời không bỏ cuộc.

Cầu cho hồn thiêng sông núi nước Nam, cầu cho anh linh các vị tiền bối đất nước luôn về phù hộ độ trì cho dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 08/11/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn
mardi, 05 novembre 2019 01:06

Where are you from ?

Ai từng đi học tiếng Anh chắc mọi người đều nhớ, sau khi dạy nói Hello, người ta bắt đầu dạy câu hỏi Where are you from ? Bạn đến từ đâu ? Đó là một câu hỏi không chỉ thuần túy mang tính xã giao, mà nó còn mang đầy chủ ý, để tìm hiểu các giá trị có thể có trong một con người. Muốn giao tiếp hiệu quả với bất kỳ ai thì chúng ta phải tìm hiểu sơ qua con người, hiểu được những phẩm chất mà họ có được.

where1

Việt Nam có hai loại hộ chiếu, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao dành cho quan, hộ chiếu trỏng không thì dành cho dân - Ảnh minh họa

Vậy tại sao phải hỏi một người khác về nơi chốn họ đến, điều này có ý nghĩa gì, xin hãy dành vài phút để tôi giải thích sơ qua cho bạn hiểu.

Môi trường tạo nên hành vi. Hành vi lặp đi lặp lại sẽ tạo ra năng lực. Năng lực được thể hiện trong một thời gian dài sẽ hình thành giá trị. Giá trị được phát lộ sẽ tạo nên nhân tính. Nhân tính tốt hay xấu sẽ tạo ra ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường bên ngoài một con người. Ấy là chuỗi logic trong cuộc đời, dù ít hay nhiều không một ai có thể tránh khỏi.

Có thể thấy trong ca dao từ ngàn xưa, những giá trị của con người được nêu bật và gắn liền với vùng miền địa lý như :

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Chè Thái, gái Tuyên

Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền...

Không chỉ cái hay, cái đẹp, tôi còn nhiều câu ca dao khác động chạm đến tật xấu của các vùng miền, nhưng xin được để lại, không nói ra ở đây vì muốn giữ hoà khí chung.

Nhận thức được người khác để giao tiếp tốt là điều quan trọng. Nhưng nhận thức được bản thân mình để tiến bộ còn quan trọng hơn nhiều. Tuy vậy không phải lúc nào lời nói thật cũng được hoan nghênh, vì bản tính con người ai chẳng thích được thừa nhận, được ngợi khen ?

Năm 1985 ở Đài Bắc có một cuốn sách ra đời mang tựa đề là Người Trung Quốc xấu xí. Đây là những ghi chép các cuộc tranh luận của chính tác giả tên là Bá Dương về chủ đề những điểm xấu của người Trung Quốc. Cuốn sách này không phải là tuyệt tác văn chương, không phải là pho kinh sử hay triết lý gì đó ghê gớm lắm, nhưng nó đã tạo ra một cuộc tranh luận xã hội rộng rãi trong cộng đồng người Trung Quốc trên toàn thế giới. Cuốn sách cũng gây ảnh hưởng trên toàn cầu và được dịch ra nhiều thứ tiếng, bởi một điều rất giản dị. Ấy là sự dũng cảm, trung thực, tự phê bình những thói hư tật xấu của dân tộc Trung Hoa. Vì thế ngoài những tiếng la ó phản đối thì Bá Dương cũng nhận được vô số lời khen ngợi và cảm phục dành cho ông.

Dân tộc nào biết phản tỉnh, dân tộc ấy sẽ tiến bộ. Con người nào biết sửa mình, con người ấy sẽ thành công. Đó là điều tôi muốn nói khi liên hệ chuyện này đến Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào. Đã có lúc đất nước bé nhỏ này làm nên những kỳ tích mà các đế quốc lân bang hùng mạnh khác phải kinh sợ. Ấy thế nhưng đó chỉ là quá khứ được viết trong sử sách. Tình trạng yếu kém của người Việt bây giờ hiển lộ qua từng sự kiện thời sự, từng góc cạnh khác nhau của đời sống. Khốn thay, không phải ai cũng nhận ra, vì đất nước này đang chịu sự cầm quyền của những kẻ ghét sự thật.

Tuy bị tuyên truyền nhồi sọ nhiều thế hệ, lúc nào cũng tự hào đánh thắng đế quốc to, đi đâu cũng khoe con rồng cháu tiên, nhưng nhiều người dân đã thấy mặt trái của đất nước này. Chẳng hạn như vụ xuất khẩu "cô dâu Việt", vụ bảng cảnh báo cấm trộm cắp viết bằng tiếng Việt ở Nhật... hay gần đây có vụ "cho đi nhờ" chuyên cơ sang Hàn Quốc, vụ 39 người tử nạn ở bên Anh... là những điều xấu hổ cho đất nước mà không ai có thể phủ nhận được.

Nói đến những chuyện xấu hổ này, tôi nhớ lại các bài viết đánh giá về giá trị của tấm hộ chiếu Việt Nam. Có lẽ người đầu tiên nhắc nhở chúng ta về chuyện này là ngài Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong một lần gặp gỡ UBND tp Hà Nội năm 2008 về vấn đề chiếm giữ toà Khâm sứ, ngài có phát biểu một cách rất mạnh mẽ như sau :

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên"

Sau câu nói này, Đức tổng giám mục đã bị hệ thống truyền thông cộng sản cắt đi, chỉ còn mỗi câu : "tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam". Và đó chính là cái cớ để một loạt cây viết khác xông vào nhục mạ, đấu tố ngài.

Sự kiện này đã qua đi hơn 10 năm rồi, và trắng đen thế nào ai muốn tìm hiểu cũng đã rõ. Một người từng viết bài nhục mạ Đức tổng như ông Hà Văn Thịnh ở Huế đã phải lên tiếng xin lỗi. Nhiều bài báo của các truyền thông quốc tế uy tín đã vạch rõ sự yếu kém của tấm hộ chiếu Việt Nam. Theo như nhà báo Mạnh Kim viết trên VOA :

"...Henley Passport Index công bố ngày 1/10/2019 cho thấy hộ chiếu Nhật và Singapore đang là hộ chiếu "chảnh" nhất thế giới. Cầm hộ chiếu này trong tay, bạn có thể đi đến 190 quốc gia mà không cần xin visa. Đức, Hàn Quốc và Phần Lan xếp thứ hai, với 188 quốc gia. Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ… ngang ngửa, với 184 quốc gia. Trong khi đó, công dân Việt Nam chỉ đến được 51 quốc gia mà không cần thị thực, trong đó có những nước mà người du lịch Việt Nam gần như không bao giờ nghĩ đến việc đặt chân tới, chẳng hạn Djibouti và Somalia. Với hạng 90 trong Henley Passport Index, hộ chiếu Việt Nam còn tệ hơn Sierra Leone..."

Tôi nhắc lại câu chuyện này, bởi quyền lực của tấm hộ chiếu chính là giá trị mang tính khái quát, đại diện cho phẩm giá, hạnh phúc và sức mạnh của mỗi một con người. Cho dù bạn giàu có và thành công bao nhiêu đi nữa, nhưng bạn không thể tự hào về nơi chốn sinh ra mình, thì bạn không thể đạt được niềm hạnh phúc trọn vẹn trong đời.

Mỗi khi có ai đó hỏi : Where are you from ? xin bạn hãy nhớ những lời tâm tình trong bài viết này của tôi. Tôi hi vọng nỗi ám ảnh đó sẽ trở thành động lực, để rồi chúng ta có thể làm gì đó trong tương lai, và có ngày lại được tự hào khi trả lời rằng : Tôi đến từ Việt Nam.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 05/11/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn