Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cựu tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Nguyễn Viết Dũng nói ông buộc phải rời Việt Nam sau khi nhà chức trách tỉnh Nghệ An đe doạ bắt giữ ông, cũng như không cho ông đi khám chữa bệnh theo nhu cầu cấp thiết của cá nhân.

dung1

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng - Fb Nguyễn Viết Dũng

Ông Dũng, 37 tuổi, mãn hạn tù ngày 27/9 vừa qua sau khi trải qua sáu năm trong trại tạm giam và trại giam. Ông trở về nhà ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, nơi ông còn phải chịu án quản chế trong năm năm tiếp theo, theo bản án về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" của Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999.

Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/11, ông cho biết trong cuộc làm việc ngày 03/11, người của cơ quan An ninh Điều tra của Công an tỉnh Nghệ An đã buộc ông ký xác nhận các bài viết trên Facebook mà ông đã đăng tải từ khi trở về nhà từ Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam).

"Họ nói rằng bản án thứ ba đang chờ sẵn tôi lần này mức án sẽ không có nhẹ nhàng như sau sáu năm về trước nữa đâu sẽ hơi lâu. Khi đó tôi nghĩ rằng những người làm việc với tôi là những người bên PA02, là cơ quan an ninh điều tra, họ có quyền đề xuất hoặc là bắt tôi cho nên tôi tin rằng lúc đấy là họ không có nói đùa".

Trong số những bài viết này có bài viết về tình trạng sức khoẻ suy kiệt vô cùng nghiêm trọng của tù nhân lương tâm Vũ Quang Thuận, người mà ông Dũng có thời gian sống cùng ở Trại giam Nam Hà, bài viết khảo sát xã hội về vụ người mẫu Ngọc Trinh bị bắt về cáo buộc "gây rối trật tự công cộng".

Đặc biệt là bài trả lời phỏng vấn của RFA về việc ông bị bắt cóc và tra tấn bởi công an tỉnh Nghệ An và công an thành phố Hồ Chí Minh trước khi ông bị bắt năm 2017, cũng như việc ông bị biệt giam và đối xử vô nhân đạo trong trại giam.

 Ông cho biết sau buổi làm việc này, ông nhận thấy nếu tiếp tục còn ở lại Việt Nam thì quyền tự do tư tưởng của ông không được bảo đảm cho dù Hiến pháp Việt Nam hiện nay và các công ước quốc tế mà Hà Nội đã ký kết đều coi quyền này là cơ bản và bất khả xâm phạm. Ông nói :

"Với những áp lực như vậy thì tôi thấy rằng là nếu tôi còn ở Việt Nam thì không thể nào có tự do tư tưởng được, tôi không thể nào nói ra những gì mà mình suy nghĩ, không thể nào biểu đạt ý kiến của tôi một cách ôn hòa được".

Ông Dũng cho biết việc nhà chức trách tỉnh Nghệ An gây khó khăn cho ông trong việc điều trị bệnh cũng là một nguyên nhân khiến ông phải suy tính.

Ông khẳng định mình là một người hoàn toàn khoẻ mạnh trước khi bị bắt, nhưng sau nhiều trận đòn của công an cùng thời gian biệt giam hai năm trong Trại giam Nam Hà đã biến ông thành một người có nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh đau xương khớp và tiêu hoá.

Tuy nhiên, sau khi mãn hạn tù, ông không được đi khám chữa bệnh ở Hà Nội, thậm chí là ở ngay Vinh.

"Khó khăn của nhà cầm quyền về vấn đề tôi đi khám chữa bệnh. Họ cũng nói rằng tôi cứ muốn đi khám chữa bệnh, tôi muốn ổn định cuộc sống, và tìm kiếm việc làm nhưng mà tôi cứ đăng tải trên trang Facebook cá nhân thế này thì làm sao mà họ cho tôi đi được".

Phóng viên có gọi điện cho công an tỉnh Nghệ An và huyện Yên Thành để kiểm chứng thông tin ông Dũng cung cấp, nhưng người trực máy yêu cầu đến cơ quan với giấy giới thiệu của tòa soạn để được cung cấp thông tin.

Không muốn bị cầm tù lần thứ ba nên ông quyết định rời Việt Nam để tìm kiếm cơ hội. Ông nói :

"Nếu tôi còn ở Việt Nam nữa thì cuộc sống sẽ cực kỳ khó khăn và tôi có thể bị bắt giữ trở lại bất kỳ lúc nào cho nên tôi quyết định rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. Do đó tôi đã rời khỏi Việt Nam và hiện tôi đang sinh sống ngoài lãnh thổ của Việt Nam".

Ông cho biết sau khi rời nhà ít lâu, nhà chức trách địa phương nhiều lần đến gia đình ông để buộc ông phải trình diện, nếu không sẽ phát lệnh truy nã.

Ông cho biết mục tiêu trước mắt là sẽ tìm cách chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ. Tiếp đến, sẽ tiếp tục đấu tranh cho các bạn tù ở Việt Nam và tự do dân chủ ở Việt Nam bằng cách xúc tiến thành lập một tổ chức chính trị mang tên Đảng Cộng hoà.

Ông gửi lời nhắn nhủ đến người dân Việt Nam :

"Tôi mong là một ngày nào đó dân tộc Việt Nam thức tỉnh và sẽ biết đến nhiều sự thật hơn. Dù sao đi nữa thì các nhà hoạt động cũng không thể nào hoạt động một cách đơn độc được và tự do Việt Nam cũng không thể nào đến được nếu không có sự chung vai sát cánh của người dân".

Ông Nguyễn Viết Dũng, thường được biết đến với biệt danh Dũng Phi Hổ, đã hai lần bị tù đày vì các hoạt động cổ suý dân chủ đa nguyên và lên tiếng bảo vệ môi trường.

Năm 2015, ông bị kết án 12 tháng tù về tội danh "Gây rối trật tự công cộng", theo Điều 245 của Bộ Luật hình sự 1999, sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào năm 2015.

Bản thân là một học sinh có thành tích học tập giỏi và đạt danh hiệu trong một đợt thi tháng của chương trình ‘Đường Lên Đỉnh Olympia’, một cuộc thi về kiến thức mang tính học thuật cao tại Việt Nam. Nhiều học sinh đoạt giải trong kỳ thi này đang học tập hay làm việc tại các nước ngoài như Úc.

Vào năm 2004, ông thi đậu vào Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Vào tháng tư năm 2015, ông Nguyễn Viết Dũng chủ xướng thành lập "Hội Những Người Yêu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" và thường xuyên xuất hiện trong quân phục của lực lượng đó.

Ông bị bắt ngày 27/9/2017 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Sau đó ông bị tòa sơ thẩm vào ngày 12/4/2018 kết án bảy năm tù giam và năm năm quản chế. Trong phiên phúc thẩm vào ngày 15/8 cùng năm, ông được giảm án tù xuống còn sáu năm tù nhưng án quản chế bị giữ nguyên.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An, từ đầu năm 2017 đến ngày 19/5/2017, ông Dũng đã có hành vi đăng tải trên trang Facebook cá nhân Dũng Phi Hổ 7 bài viết tự soạn thảo hay sao chép và chỉnh sửa có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm chống nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, ông Dũng còn làm và lưu hành 4 lá cờ vàng của chế độ Việt Nam Cộng hòa để treo tại nhà riêng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) và một số địa điểm công cộng khác. Sau đó ông đã chụp ảnh, quay video để đăng lên trang Facebook cá nhân Dũng Phi Hổ để chia sẻ, phát tán lên các trang mạng xã hội.

RFA, 27/11/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, người vừa mãn hạn tù sáu năm vào cuối tháng trước, nói ông bị công an bắt cóc, tra tấn và bức cung trong thời gian tạm giam để điều tra về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

nguyenvietdung1

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng - Ảnh chụp Facebook

Ông Dũng, 47 tuổi, bị bắt ngày 27/9/2017. Sau đó ông bị tòa sơ thẩm vào ngày 12/4/2018 kết án bảy năm tù giam và năm năm quản chế. Trong phiên phúc thẩm vào ngày 15/8 cùng năm, ông được giảm án tù xuống còn sáu năm tù nhưng án quản chế bị giữ nguyên.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An, từ đầu năm 2017 đến ngày 19/5/2017, ông Dũng đã có hành vi đăng tải trên trang Facebook cá nhân Dũng Phi Hổ 7 bài viết tự soạn thảo hay sao chép và chỉnh sửa có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm chống nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, ông Dũng còn làm và lưu hành 4 lá cờ vàng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa để treo tại nhà riêng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) và một số địa điểm công cộng khác. Sau đó ông đã chụp ảnh, quay video để đăng lên trang Facebook cá nhân Dũng Phi Hổ để chia sẻ, phát tán lên các trang mạng xã hội.

Hơn một tuần sau khi trở về nhà từ Trại giam Nam Hà, ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) :

"Để đưa được tôi ra bục xét xử, cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh và Công an Nghệ An đã áp dụng đầy đủ các biện pháp vi phạm dân quyền mà lẽ ra tôi được bảo vệ bởi pháp luật.

Tôi bị bắt cóc, tôi bị tra tấn, và tôi bị bức cung bởi cả ba cấp độ : ép cung, bẻ cung và mớm cung, bị xúc phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự và nhân phẩm".

 Ông cho biết trước khi bị Công an Nghệ An bắt giữ, ông đã hai lần bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt cóc, đánh đập rồi buộc phải lên máy bay về Nghệ An để rồi lại bị công an địa phương bắt cóc và đánh đập khi vừa xuống sân bay.

"Tôi bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt cóc vào đêm 20/05/2016, họ đánh đập và giam giữ tôi trái pháp luật 2 ngày.

Sau đó vào ép buộc tôi phải bay về Nghệ An bằng một chuyến bay của Vietjet Air bằng chính tiền của cá nhân tôi. Tiếp đó Công an Nghệ An đã chờ sẵn để tiếp tục bắt cóc tôi tại chân cầu thang máy bay của chuyến bay tại đường băng của cảng hàng không quốc tế Vinh.

Sau khi bắt cóc được tôi vào ngày hôm đó là ngày 22/5/2016, Công an Nghệ An đã đánh đập tôi, đe dọa giết tôi, đe dọa hủy hoại thân thể tôi, giam giữ tôi trái pháp luật và đã bức cung tôi. Hơn thế nữa, họ còn ép tôi phải ăn hải sản trong thời gian biển Miền Trung khi đó vừa bị nước xả thải từ nhà máy Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đầu độc".

Trong lần thứ hai vào tháng 7/2016, ngoài việc bắt cóc đánh đập và buộc phải quay về Vinh cũng bằng máy bay, công an Thành phố Hồ Chí Minh còn cưỡng đoạt một chiếc Iphone 5 16 GB màu trắng của ông.

Ông thuật lại lần bị bắt và bị khởi tố về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", một điều của Bộ luật Hình sự thường được an ninh Việt Nam sử dụng để trấn áp giới bất đồng chính kiến.

"Vào ngày 27/9/2017, tôi tiếp tục bị công an Nghệ An bắt cóc khi đang chuẩn bị ăn mì tôm trưa, tôi bị còng cả hai tay hai chân và tiếp tục bị đánh đập.

Sau khi đưa tôi vào Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An bằng một lệnh tạm giữ, đáng lẽ ra tôi phải được bố trí ở buồng dành cho người bị tạm giữ có camera giám sát là P9A1A bởi vì lúc đó phiếu nhập tiền lưu ký của tôi cũng ghi rõ tôi bị tạm giữ ở P9A1A".

Sau khi đã đánh đập ông trong xe trên đường đến Trại tạm giam Nghi Kim, công an cho nghi can hình sự đánh ông trong buồng tạm giam P1A1A không có camera giám nhằm khủng bố tinh thần ông.

"Vào sáng ngày 28/9/2017, khi tôi báo cáo sự việc bị đánh đập cho cán bộ quản giáo lúc đó tên là Nguyễn Sỹ Hùng, người này đã lấy ra một cây thước dài ra để đánh tôi đồng thời nói ‘Tao không đánh mi thì ai đánh !’"

Ông Dũng cho biết trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra công an Nghệ An liên tục có hành vi đe dọa đánh đập và bức cung ông. Ông bị đánh đập và khủng bố tinh thần từ công an điều tra, công an trại giam, và tù hình sự được bố trí ở cùng buồng giam.

Ông nhớ lại thời gian sáu năm qua, kể từ khi bị bắt.

"Quãng thời gian sáu năm vừa qua đúng là một khoảng thời gian phải nói là rất vất vả trong thời gian bị tạm giữ bị tạm giam cũng như quá trình thi hành án. Đương nhiên quá trình về sau này thì có đỡ hơn, tuy nhiên giai khốc liệt nhất phải nói rằng là rơi vào cái giai đoạn là tạm giữ tạm giam. Đây là một thời gian cực kỳ khốc liệt".

Ông nói mình sẵn sàng đổi chất với cơ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Công an tỉnh Nghệ An, điều tra viên, cán bộ trại tạm giam cũng như những người được bố trí tạm giam cùng ông lúc đó về việc họ tra tấn, đánh đập ông.

Sau này, khi ở cùng trong phòng tạm giam một thời gian, chính những nghi can hình sự thú nhận với ông là họ đã được cán bộ công an tên là Lê Anh Tuấn giao nhiệm vụ đánh đập ông Dũng để buộc ông khuất phục.

Tuy bị tra tấn và bức cung nhưng trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm ông không dám phản cung và tố cáo việc mình bị đánh đập ép cung vì sợ tính mạng không được bảo toàn khi trở lại Trại tạm giam Nghi Kim, hoặc bị kết án nặng hơn.

Do vậy, trong cả hai phiên tòa, ông nói rất ít. Trong phiên phúc thẩm, ông chỉ nói mình không có ý định chống phá nhà nước, nên được giảm án một năm.

Phóng viên có gọi điện cho lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An và Công an thành phố Hồ Chí Minh để kiểm chứng thông tin ông Dũng cung cấp, nhưng không ai nhấc máy.

Bị cùm chân và biệt giam khi phản đối lao động cưỡng bức

Sau phiên phúc thẩm, ông Dũng bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam). Tại đây, cũng như các tù nhân khác, ông bị buộc phải lao động đan lát bằng cói và song mây. Khi ông đòi được trả công lao động và viết đơn phản đối việc bị buộc lao động không có thù lao thì bị trại giam đưa đi kỷ luật cùm chân 10 ngày và sau đó bị biệt giam hai năm.

Ông cho biết những người tù khác như Phan Kim Khánh, Lê Thanh Tùng, và Lê Đình Lượng cũng bị kỷ luật như ông sau khi tham gia phản đối lao động cưỡng bức.

Sau hai năm bị biệt giam, ông được đưa trở lại giam cùng với những người tù khác, và lại bị buộc lao động không được trả lương, trừ thời gian bị ốm đau và chữa bệnh. Tuy nhiên, ông không bị ép sản lượng, chỉ làm theo khả năng trong khi nhiều người khác phải lao động cật lực để đạt được mức giao khoán.

Do bị đối xử hà khắc, nhất là trong thời gian kỷ luật cùm chân và biệt giam, sức khoẻ của ông suy giảm nghiêm trọng. Ông bị thoái hóa xương khớp nhưng chỉ được đưa đi khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, nơi bác sĩ chuẩn đoán sai bệnh thành viêm cơ, và do vậy, đơn thuốc họ ghi cho ông không đúng dẫn tới việc ông uống thuốc nhưng bệnh không khỏi mà lại sinh thêm bệnh dạ dày.

Hiện giờ ông đang mắc hai bệnh thoái hóa xương khớp và đau dạ dày.

Kêu oan và yêu cầu giám đốc thẩm vụ án

Ông Dũng nói rằng mình bị oan và kết quả điều tra của Công an Nghệ An được làm ra bằng bức cung và nhục hình nên ông đã nhiều lần viết đơn đề nghị xem xét lại bản án của ông theo thủ tục giám đốc thẩm.

"Cơ sở của việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là họ đã bắt cóc đánh đập bức cung tôi như thế này thì rõ ràng họ sai so với thủ tục tố tụng dân sự thôi đấy riêng điểm đấy đã đủ để viết một lá đơn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm".

Sau khi bị chuyển đến Trại giam Nam Hà và biết được khả năng không bị đánh đập như khi còn ở Trại tạm giam Nghi Kim, ông Dũng đã ba lần gửi đơn khiếu nại về bản án của mình tới Tòa án nhân dân tối cao, tuy nhiên, ông không nhận được phản hồi từ phía tòa án cho dù cán bộ trại giam nói với ông rằng họ đã chuyển đơn của ông đi.

Ông có dự định sẽ gửi đơn kháng nghị trong thời gian tới sau khi chữa trị bệnh tật để nâng cao sức khoẻ.

nguyenvietdung2

Ông Nguyễn Viết Dũng, thường được biết đến với biệt danh Dũng Phi Hổ, từng bị tù 12 tháng với cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng", theo Điều 245 của Bộ Luật hình sự 1999, sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào năm 2015.

Bản thân là một học sinh có thành tích học tập giỏi và đạt danh hiệu trong một đợt thi tháng của chương trình ‘Đường Lên Đỉnh Olympia’, một cuộc thi về kiến thức mang tính học thuật cao tại Việt Nam. Nhiều học sinh đoạt giải trong kỳ thi này đang học tập hay làm việc tại các nước ngoài như Úc.

Vào năm 2004, ông thi đậu vào Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Vào tháng tư năm 2015, ông Nguyễn Viết Dũng chủ xướng thành lập "Hội những người yêu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" và thường xuyên xuất hiện trong quân phục của lực lượng đó.

Nguồn : RFA, 06/10/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (VOA, 28/03/2018)

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm 27/3 kêu gi Vit Nam hy b mi cáo buc và phóng thích nhà hoạt đng dân ch Nguyn Viết Dũng ngay lp tc.

vn1

Công an tỉnh Ngh An ra thông báo bt khn cp Nguyn Viết Dũng, ngày 27/9/2017. (Hình chp t trang Infonet)

HRW đưa ra li kêu gi trên mt ngày trước khi d kiến din ra phiên tòa xét x nhà hot đng 32 tui v ti ‘tuyên truyn chng nhà nước.’

Ông Nguyễn Viết Hùng, cha ca nhà hot đng Nguyn Viết Dũng, nói với VOA rng Dũng đã xut hin ti tòa án tnh Ngh An hôm 28/3, nhưng phiên tòa đã hoãn li đến 12/4 do lut sư bn vic gia đình nên không th có mt theo lch làm vic ca quan tòa.

"Lúc sáng nay chưa xy ra phiên tòa. Bn cáo trng Vin Kiểm sát cũng chưa công b. Phiên tòa b hoãn li cho đến này 12/4".

Ông Hùng nói ông chân thành cảm ơn nhng tiếng nói ca cng đng quc tế bênh vc cho nhng người tranh đu vì quyn con người ti Vit Nam.

Trong một tuyên b, ông Brad Adams, Giám đc Ban Á Châu ca T chc Theo dõi Nhân quyn nói : "Vic Vit Nam vn c s dng ti danh ‘tuyên truyn chng nhà nước’ đã mt hết sc thuyết phc đ dp tt tiếng nói ca nhng người bt đng chính kiến ch làm ung phí thi gian mà thôi".

"Cả Nguyn Viết Dũng ln nhng người đang kêu gi ci cách khác đều không h biu l ý đnh chu khut phc trước sc ép mnh tay kiu này ca chính quyn. Tt c nhng gì Vit Nam đang làm ch gây s chú ý ti chính sách l bch, không chp nhn bt đng chính kiến ca mình", ông Adams nói tiếp.

Từ ngày Nguyn Viết Dũng b công an bt hi tháng 9 năm 2017 cho đến sáng 28/3 ông Hùng mi có dp gp con trai mình ti tòa án.

vn2

Nhà hoạt đng Nguyn Viết Dũng

Ông Hùng nói ông ủng h các hot đng ca con trai, dù biết rng nhng tiếng nói ch trích chính quyn đu b con là ‘phn đng’ :

"Nhiều hot đng trước đây ca Dũng là nói lên s tht, nói lên nhng điu sai trái, bt công trong xã hi hin thi. Tôi rt ng hng, như vic lên tiếng bo v môi trường, nhưng vi xã hi Vit Nam thì nhng người nói lên s tht b coi là phn đng".

Hội sinh viên nhân quyn Vit Nam hôm 28/3 nói rng "Dũng là th khoa Trường Đi hc Bách Khoa Hà Ni, thông minh và dũng cm. Bn bè và cng đng cho rng Dũng vô ti".

Trước khi b bt, Dũng đã tham gia nhiu cuc biu tình phn đi Formosa, mt công ty thép Đài Loan đã x cht thi đc gây ra thm ha môi trường bin lan rng dc b bin min Trung Vit Nam.

Công an tỉnh Ngh An hôm 27/9/2017 ra thông báo cho biết đã chính thức bt khn cp Nguyn Viết Dũng, vì có hành vi "tuyên truyn chng Nhà nước", sau khi lan truyn tin nhà tranh đu này đã b mt nhóm người mc thường phc bt cóc khi Dũng đến khu vc giáo x Song Ngoc, tnh Ngh An.

Hãng tin Reuters trích lời các nhân chứng cho biết ông Nguyn Viết Dũng b bt trong khi đang ngi trong mt quán ăn.

Nguyễn Viết Dũng, vi bit danh trên mng xã hi là Dũng Phi H, tng b tuyên 12 tháng tù hi năm 2015 vì tội "Gây ri trật t công cộng", theo Điu 245 ca B Lut hình sự, sau khi tham gia tun hành bo v cây xanh Hà Ni.

Trên mạng xã hi có tin nói rng Nguyn Viết Dũng đã thành lp Đng Cng Hòa và 'Hi nhng người yêu Quân lc Vit Nam Cng Hòa'.

********************

Carina cháy lộ ra vấn nạn chung cư (RFA, 27/03/2018)

Mười ba người chết và mấy chục người bị thương còn phải chữa trị do vụ cháy chung cư Carina Plaza ở Quận 8 – Sài Gòn gây nên đêm 22/3 rạng sáng ngày 23/3 . Bên cạnh đó là một số vụ hỏa hoạn khác tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam vừa qua khiến dư luận công phẫn về hệ thống phòng cháy tại các khu chung cư cũng như phương tiện chữa cháy hiện nay trong nước.

vn3

Chung cư Carina Plaza tại Quận 8, Sài gòn, bị cháy trong rạng sáng 23/3/2018. Courtesy of Facebook

Nhóm Phóng Viên RFA từ Việt Nam ghi nhận :

Hoang mang ! Tui đang phía ngoài, tui zô tui cứu người.

Khói nó bốc lên từ dưới tầng hầm. Mọi người ở phía trên lầu la lên "cứu ! cứu !".

Đó là lời kể của người dân chứng kiến vụ hỏa hoạn bùng phát vào khoảng hơn 1g ngày 23 tháng 03 vừa qua từ tầng hầm khu A chung cư Carina Plaza.

Ngay khi phát hiện khói bốc lên, người dân thông báo cho nhau cũng như gọi đến đội phòng cháy chữa cháy trong khu vực nhưng theo người dân thì thật lâu sau đó đội Phòng cháy chữa cháy mới xuất hiện. Một người đàn ông có con sống ở chung cư Carina cho biết :

Hai giờ mấy mà chưa có cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, chưa có xe phòng cháy tới mà. Mấy tiếng đồng hồ mà sao không chết người ta sao được !

Người đàn ông này cho biết ông đã có mặt kịp thời để giúp đỡ người thân của mình. Con trai của ông may mắn thoát nạn trong vụ cháy. Theo ông thì sự việc xảy ra lúc rạng sáng, đường xá thông thoáng nên việc di chuyển sẽ ít gặp khó khăn. Việc nhân viên cứu hỏa chậm trễ khiến người dân vô cùng thắc mắc.

Thế rồi hệ thống báo cháy không hoạt động cũng được người dân bào cho Ban Quản Lý chung cư từ trước ; thế nhưng theo họ thông tin không được để ý đến. Một phụ nữ ở chung cư Carina nói :

Trời ơi nó hỏng lâu rồi đâu có xuống kiểm tra khỉ mốc gì đâu !

Theo quan sát của chúng tôi thì hệ thống báo cháy và chữa cháy tại Carina Plaza toàn bộ không hoạt động chứ không chỉ hỏng hóc ở một vài nơi.

Ông Khải sống ở tầng 10 chung cư cho biết khi hỏa hoạn xảy ra người dân ở trên tầng cao hay thấp đều không hề nghe chuông báo cháy.

Anh thấy chung cư này thiết kế cũng tương đối tốt, tầng hầm có lỗ thoát khí rất lớn. Tuy nhiên vấn đề chuông báo cháy với hệ thống chữa cháy tự động rõ ràng là chuông báo cháy nó không hoạt động và chữa cháy tự động nó không phát huy, không có tự động chữaa cháy. Mình ở chung cư cần có những thiết bị đó phải là tốt. Tuy nhiên chung cư mình mọi năm đều có Phòng cháy chữa cháy gì đó qua kiểm định mà sao để tình trạng đó. Chứ anh biết chắc chắn là không có chuông báo cháy rồi !

Quan sát trong căn hộ của ông, chúng tôi thấy có duy nhất một vật màu đỏ trên trần nhà nhưng không thể khẳng định rằng đây là hệ thống chữa cháy tự động. Và một dấu hỏi lớn xuất hiện đó là hàng năm đều kiểm định hệ thống Phòng cháy chữa cháy nhưng đến khi xảy ra sự cố thì hệ thống này im lìm. Hai trục cung cấp nước cũng không có nước để cứu hỏa.

Lâu nay cơ quan chức năng Việt Nam có thực hiện công tác tuyên truyền về phòng và chữa cháy. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động này vẫn chỉ dừng lại ở việc hô hào qua một số cuộc diễn tập mà theo nhiều người mang tính trình diễn.

Những cư dân Carina Plaza mà chúng tôi tiếp xúc cho biết từ khi họ bắt đầu đến sinh sống tại chung cư, chưa có buổi hướng dẫn và diễn tập Phòng cháy chữa cháy nào cho họ cả.

Những thiếu sót vừa nêu dẫn đến hậu quả nặng nề mà trước hết là những thiệt hại về nhân mạng. Những người này đã vĩnh viễn mất đi những người thân yêu của mình. Một người đàn ông cho biết về những mất mát của mình sau hỏa hoạn :

Gia đình 3 người mất, một người nằm bệnh viện…

Cháu trai của ông tên Trọng Nhân, là người đang nằm bệnh viện. Anh Nhân đã mất vợ, mất con và một người em vợ.

Một người khác sống ở chung cư Carina cho biết :

Khi mà mấy người cứu hỏa đưa ra xác là ám khói đen hết. Tui thấy những người phụ nữ, người già với trẻ em là nhiều.

Và còn nhiều mất mát, nhiều gia đình bị đảo lộn cuộc sống. Anh Khải nói về những thay đổi trong cuộc sống gia đình anh sau hỏa hoạn :

Qua vụ cháy này giờ gia đình anh phải đi qua mẹ của anh. Nội chuyển đồ đạc đi cũng ảnh hưởng quá lớn rồi. Ra vô rồi cuộc sống nói chung cũng đảo lộn nhiều.

Đây là lần thứ 3 anh Khải quay lại căn hộ của mình để lấy đồ đạc chuyển tạm về nhà mẹ để sống nhờ.

Một thực trạng khiến nhiều người buồn thêm là nạn hôi của xảy ra vào thời điểm hỏa hoạn xảy ra. Một cư dân ở Carina nói về việc mất tiền và tài sản sau hỏa hoạn :

Mất tiền có mười mấy triệu thôi nhưng mà giấy tờ nó lấy. Để trong bóp, trong túi quần dài tối đi làm về treo lên, nó lấy nguyên cái bóp luôn. Rồi cái bóp của vợ nó lấy tiền thôi, nó bỏ giấy tờ lại.

Vụ hỏa hoạn gây chết 13 người tại chung cư Carina không phải là vụ đầu tiên tại Việt Nam. Vấn nạn cháy đang là mối nguy được cảnh báo tại nhiều nơi khắp cả nước ; liệu cảnh báo này được lắng nghe và khắc phục thế nào ?

Phóng viên RFA

******************

Đắk Lắk : Chính quyền muốn bịt miệng báo chí trong vụ 500 giáo viên bị mất việc (CaliToday, 28/03/2018)

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có công văn gởi cho Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị chỉ thị cho báo chí không được tiếp tục đưa tin về vụ 500 giáo viên ở tỉnh này bị mất việc. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, việc đưa tin về hoàn cảnh của 500 giáo viên sau khi bị cắt hợp đồng, đang phải vật vả mưu sinh sẽ làm cho sự việc trở nên căng thẳng.

vn4

Sau khi bị mất việc, giáo viên về nhà nuôi heo. Ảnh : Tuổi Trẻ

Công văn do bà Huỳnh Thị Chiến Hòa-Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk gởi đi. Sáng ngày 28/3, qua trao đổi với báo chí, bà Hòa cho biết có đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương phải có "định hướng thông tin" cho báo chí về việc 500 giáo viên bị đuổi sau khi phải tốn một số tiền khá lớn để được vào làm hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krong Pắk.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, việc 500 giáo viên bị mất việc đang trở nên phức tạp, vì nó liên quan, ảnh hưởng đến rất nhiều người tại huyện Krong Pắk. Rất nhiều người chẳng những bị mất việc, mà còn bị lừa đảo tiền bạc, vì đã phải dùng một số tiền khá lớn để chạy chọt, hòng mong có chân vào biên chế. Cho đến nay, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đang cố giải quyết vấn đề nhưng vẫn chưa tìm được hướng.

Theo bà Hòa, trong khi chính quyền đang cố tháo gỡ vấn đề, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan, truyền thông báo chí không nên tiếp tục đưa tin nhằm không để cho "các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Thật khó biết được "các đối tượng xấu" mà Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk muốn nói đến là ai, nhưng có một thực tế là 500 giáo viên bị mất việc tại huyện Krong Pắk đang rất vật vả mưu sinh, khi đột nhiên họ bị đuổi việc sau một thời gian giảng dạy trên các trường trong huyện. Việc 500 giáo viên bị mất việc liên quan đến chủ trương tinh giản biên chế mà Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra từ nhiều năm qua. Do đó, 500 giáo viên là nạn nhân của chủ trương này.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, chỉ từ ngày 9 đến ngày 21/3 đã có đến 36 bài viết về việc 500 giáo viên mất việc. Theo bà Hòa, trong số đó có nhiều bài giựt tít không đúng nội dung, gây hiểu lầm. Sự việc đang trở nên rất căng thẳng tại tỉnh Đắk Lắk, tạo áp lực rất lớn cho lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề. Do đó, bà Hòa muốn báo chí không được tiếp tục đưa tin để cho dư luận chìm xuống để sự việc ở tỉnh Đắk Lắk bớt phần căng thẳng.

vn5

Ông Huỳnh Bê bị công an bắt. Ảnh : Thanh Niên

Như đã nói ở trên, việc 500 giáo viên đang dạy học bỗng nhiên bị mất việc không phải vấn đề riêng tỉnh Đắk Lắk, mà sắp tới đây sẽ còn diễn ra ở các tỉnh thành khác nữa. Vì nó liên quan đến chủ trương tinh giản biên chế mà Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đề ra và yêu cầu các tỉnh phải thực hiện. Sở dĩ có điều này là ngân khố của đảng cộng sản Việt Nam đã cạn kiệt. Từ nhiều năm qua chỉ biết đi vay mượn để giúp duy trì bộ máy. Chẳng những vậy, vay được bao nhiêu thì đảng viên, lãnh đạo đục khoét hết bấy nhiêu. Từ đó dẫn đến nợ nần chồng chất.

Sự việc 500 giáo viên bị mất việc đã không còn là vấn đề riêng của tỉnh Đắk Lắk, ngày 26/3, ông Nguyễn Tiến Thành-Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ đã có công văn yêu cầu tỉnh Đắk Lắk phải khẩn trương kiểm tra, rà soát và sớm gởi bản phúc trình về sự việc gởi lên để tìm phương án xử lý.

Cũng liên quan đến việc xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến sự việc, sáng ngày 28/3, công an huyện Krong Pắk đã bắt giam ông Huỳnh Bê-Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krong Pắk) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ông Huỳnh Bê, với cương vị là hiệu trưởng đã nhận tiền chạy việc của rất nhiều người nhưng sau đó chẳng thể bố trí họ giảng dạy được. Chưa hết, ông này còn lợi dụng chức vụ để ăn chặn tiền lương của các giáo viên dạy hợp đồng nơi ông là hiểu trưởng.

***********************

FBI bắt nghi phạm gốc Việt gửi bưu phẩm đáng ngờ đến nhiều cơ quan quân sự Mỹ (VOA, 28/03/2018)

Nghi phạm Phan Thanh Cong, 43 tui, hôm 27/3 xut hin trước mt tòa án tiu bang Washington, vì b cáo buc đã gi 11 bưu phm đáng nghi ng ti các cơ quan quân s th đô nước M.

vn6

Liên căn cứ quân s Anacostia-Bolling th đô Washington, D.C.

Theo tin của Reuters, các nhà điu tra FBI nói các bưu phm b nghi là do ông Cong gửi đi có cha cht n. Các bưu kin này được gi ti CIA, Trung Tâm Chiến Tranh ca Hi Quân, căn c Fort Belvoir, căn c Fort McNair, và liên căn c Anacostia-Bolling.

Ngoài ra, ông Cong còn gởi mt bưu phm ti cơ quan tình báo National Geospatial Agency, và một bưu phm ti Cơ quan Mt v Hoa Kỳ.

Một chuyên viên điu tra cho Reuters biết nghi phm b bnh tâm thn và tng gi thư vi ni dung không mch lc đến các quan chc chính ph.

Nghi phạm b bt ngay ti nhà thành ph Everett, tiu bang Washington, ngày 26/03.

Việc bt ông Cong xy ra vài gi sau khi có thông tin v các gói bưu phm kh nghi được gi ti Washington D.C. và các khu vc min Đông Hoa Kỳ.

vn7

Trụ s ca CIA thành ph McLean, bang Virginia.

Tờ The Mercury News ngày 28/3 đưa tin tòa án liên bang M đã quyết đnh khi t ông Phan Thanh Cong về hành vi gi vt liu n, ti danh có mc hình pht lên đến 10 năm tù.

FBI không rõ động cơ ca ông Cong, nhưng cnh báo còn mt s bưu phm đang trên đường ti tay người nhn. FBI đang phi hp vi Dch v Bưu chính M nhm điu tra xem còn bưu phm đáng ngờ nào đang được phát đi hay không.

Theo FBI, vụ vic không liên quan đến khng b nhưng chưa rõ đng cơ ca nghi phm. Tuy nhiên, không bưu phm nào phát n dù mt s nơi đã phi sơ tán khn cp đ x lý. Điu tra ban đu cho thy ít nht mt bưu phẩm có chứa thuc súng.

quan điu tra chưa cho biết thông tin v quc tch ca nghi phm.

Published in Việt Nam

Nếu không có gì thay đổi thì ngày 28/03 tới đây, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (SN 19/06/1986. Cư trú : xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) sẽ bị Tòa án tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999…

Thật khó có bản án nhẹ dành cho các nhà hoạt động

Đó là thông tin mà gia đình nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng được luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết và đã chia sẻ lại với Việt Nam Thời Báo (VNTB). Lẽ ra, anh Dũng có nhờ thêm luật sư Võ An Đôn để bào chữa pháp lý cho bản thân trước phiên xử sắp tới nhưng năm 2017 vừa qua, luật sư Đôn đã bị tước thẻ luật sư tại Phú Yên. 

xet2

Thật khó có bản án nhẹ dành cho các nhà hoạt động

Ông Hùng, thân phụ của anh Dũng cho VNTB biết, gia đình vẫn đi thăm nuôi đều đặng mỗi tháng một lần nhưng chưa thể gặp mặt được anh Dũng nên không biết tình hình cụ thể của anh Dũng ở trong trại tạm giam. Tuy vậy, với những thông tin có được, gia đình biết tình hình sức khỏe của anh Dũng vẫn bình thường. Ông Hùng nói :

"Theo lịch thì ngày 28 tháng này (28/03/2018)… theo thông tin của luật sư Ngô Anh Tuấn chứ còn gia đình chưa hề nhận giấy tờ gì liên quan vụ án của Dũng, chỉ có hồi mới bị bắt là có cán bộ bên điều tra tới nhà thôi chứ hồi đó tới giờ chưa có một thông tin về Dũng đâu. Mới đây thì có bạn của Dũng ở trại giam có gọi điện thoại thông báo là sức khỏe của Dũng vẫn bình thường"

"Có đi thăm nuôi đều, một tháng đi thăm nuôi một lần nhưng gặp mặt thì chưa được gặp, chắc phải đợi Tòa tới đây xử xong mới được gặp".

Ngày 27/09/2017, Cơ quan An ninh điều tra-Công an tỉnh Nghệ An ra thông báo về việc ; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999. Từ đó đến nay, gia đình anh Dũng không nhận bất cứ giấy tờ gì thêm liên quan đến vụ án của anh Dũng.

"Khi Dũng mới bị bắt, phía An ninh tới nhà hỏi tôi một số vấn đề và thông báo là Dũng vi phạm vào điều 88 chống phá nhà nước thôi".

Mặc dù phía Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Nghệ An thông báo việc bắt người là đúng quy định pháp luật nhưng theo như bạn bè của anh Dũng cho biết, vào trưa ngày 27/09/2017 anh Dũng cùng một số bạn bè đang vào quán ăn cơm ở gần giáo xứ Song Ngọc thì bất ngờ có một tốp An ninh mặc thường phục xông vào khống chế, bắt người rồi rút lui nhanh, để lại hiện trường chiếc xe máy với bảng số giả và chiếc còng số tám.

Được biết, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng hiện đang bị tạm giam tại trại tạm giam Công an Nghi Kim, tỉnh Nghệ An.

Khi được hỏi gia đình đã chuẩn bị tinh thần cho phiên xử sơ thẩm của anh Dũng ? Ông Hùng nói là gia đình có tâm trạng lo lắng khi đi tham dự phiên xử sẽ bị công an, an ninh và lực lượng bảo vệ Tòa ngăn cản, không loại trừ bị đàn áp.

"Chưa hề có giấy tờ gì nên chưa chắc, mặc khác theo tôi được biết nếu mình đi tham dự phiên xử thì khả năng có sự đàn áp của lực lượng bảo vệ tòa, của phía an ninh, công an có thể xảy ra, dự định gia đình có mình tôi đi thôi chứ tôi không cho mẹ và em gái Dũng đi đâu, sợ bị bắt bớ".

Đây là lần thứ hai nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị bắt. Lần thứ nhất là vào ngày 12/04/2015, anh Dũng bị Công an Hà Nội bắt giữ sau khi tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh tại Hà Nội. Sau đó, Công an Hà Nội đã khởi tố anh Dũng về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 Bộ luật hình sự. Phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 14/12/2015, Tòa án ở Hà Nội tuyên anh Dũng bản án 15 tháng tù giam và phiên xử phúc thẩm sau đó mấy tháng đã tuyên giảm bản án xuống còn 12 năm.

Mãn án tù giam, anh Dũng về nhà thì đúng vào thời điểm vùng biển miền Trung bị Công ty Hưng Nghiệp Formosa xả thải hủy diệt, quê hương Nghệ An nơi gia đình anh Dũng đang sinh sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì lẽ này, anh Dũng sớm quay trở lại con đường đấu tranh vì môi trường, cổ vũ quyền con người và công tác thiện nguyện.

Thời còn đi học, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng từng là học sinh giỏi của trường trung học Bắc Yên Thành tham dự cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2003-2004 và đạt giải nhất cuộc thi tháng.

Năm 2004, anh Dũng đã trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm được xếp là cao nhất tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, vào cuối năm 2006, anh Dũng bị đuổi học do có những hoạt động chính trị trong đó có hoạt động biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải-lãnh thổ Việt Nam.

xet1

Thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài

Ngoài ra, VNTB còn nhận được thông tin là vào hai ngày 5& 6/04/2018 tới đây, Tòa án Hà Nội đưa Luật sư Nguyễn Văn Đài và 05 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc tội " Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999. Thông tin này được bà Khánh, là vợ của luật sư Đài xác nhận. Bà Khánh cũng cho biết thêm, vừa qua bà có gặp mặt luật sư Đài, tình hình sức khỏe của luật sư Đài vẫn bình thường. Luật sư Đài hiện đã có luật sư bào chữa pháp lý riêng, trước đó là có luật sư do cơ quan thẩm quyền chỉ định nhưng gia đình không chấp nhận

Hai phiên xử liên quan đến cáo buộc tội an ninh quốc gia diễn ra tại Nghệ An và Hà Nội chỉ trong vòng khoảng một tuần. Căn cứ vào tình đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua, giới hoạt động đa phần nhận định thật khó có bản án nhẹ dành cho các nhà hoạt động.

Hàn Giang

Nguồn : VNTB, 25/03/2018

Published in Diễn đàn