Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan hệ Việt-Nga ảnh hưởng ra sao sau vụ thắng kiện của Tập đoàn Nga với PVN ?

RFA, 15/02/2024

Tập đoàn Power Machines của Nga đã thắng kiện Tậđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ tháng 11 năm ngoái và theo nguồn tin giấu tên trong bài đăng trên Nhật báo RBC (Nga), phía Power Machines đang "đòi" khoản tiền bồi thường khoảng 500 triệu USD. Việc này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt - Nga?

petro1

Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 ở Sóc Trăng - Courtesy of baodautu.vn

Không "quá ghê gớm"

Nhận định về vụ kiện này, thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu quốc tế, cho rằng những tậđoàn làm việc với nhau thì phải có đụng chạm. Khi lợi ích bị xung đột thì phải sử dụng biện pháp ra tòa án quốc tế. Theo ông, vụ kiện này cũng không phải là gì "quá ghê gớm":

"Đây chỉ là một dự án nhỏ, nó không thể ảnh hưởng đến tổng thể mối quan hệ của hai bên được. Quan hệ của hai bên phải bao gồm chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế chứ không phụ thuộc vào chuyện này".

Cũng theo ông Hoàng Việt, 500 triệu USD không phải là tiền bồi thường mà là số tiền phía tập đoàn Power Machines đã bỏ tiền thi công 70% khối lượng công việc. Nay, dự án không thể tiếp tục thì phía tập đoàn Nga kiện đòi lại số tiền này.

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, từ nước Úc nói rằng theo các phương tiện truyền thông, dù ban đầu, phía Việt Nam phớt lờ các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ giữa hai nước, tuy nhiên, tranh chấgiữa Power Machines với PVN cũng sẽ không có tác động tiêu cực quá lớn đến quan hệ Nga-Việt, bởi vì:

"Toàn bộ lực lượng quân sự của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Nga và di sn huấn luyện quân sự, bán vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật từ Nga. Việt Nam không có lợi nếu thực hiện các bước gây tổn hại hoặc làm suy yếu quan hệ song phương.

Tuy nhiên, "mối quan hệ hợp tác không giới hạn" của Nga với Trung Quốc đặt ra những thách thức mới cho Việt Nam. Việt Nam sẽ phải cố gắng giữ quan hệ với Nga đồng thời tìm cách hợp tác với các đối tác chiến lược toàn diện khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản".

Theo tin từ báo Nhà nước, Tậđoàn Power Machines của Nga và Petro Việt Nam (PVN) dính đến vụ kiện qua hợđồng Kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) vào năm 2014, nhằm xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 tại tỉnh Sóc Trăng.

Vào tháng 2/2019, sau khi thực hiện được khoảng hơn 70% dự án thì Power Machines đình chỉ hợđồng EPC với "lý do bất khả kháng". Điều này đã bị PVN bác bỏ.

Tranh chấp sau đó được đưa ra tại Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ. Tháng 9/2019, Power Machines khởi kiện Petro Việt Nam tại Trung tâm Trọng tài quốc tế (IAC) ở Singapore. IAC đã đưa ra quyết định cuối cùng có lợi cho Power Machines vào tháng 11 năm 2023. Hiện tại, chi tiết của quyết định này vẫn được giữ bí mật.

Tương lai dự án

Theo giáo sư Carl Thayer, sắp tới, chính phủ Nga có thể sẽ nêu vụ việc Power Machines với Chính phủ Việt Nam một cách riêng tư. Quyết định của IAC được đưa ra bởi một tòa án quốc tế có uy tín, và vì vậy, nhiều khả năng Việt Nam sẽ đàm phán gói bồi thường cho Power Machines như đã từng làm với Rosneft vào năm 2020.

Công ty Rosneft có phần lớn vốn của chính phủ Nga, nắm quyền sở hữu hai lô dầu khí 06.1 và 05.3/11, ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Việt Nam và Rosneft dự kiến dùng các dàn khoan của tậđoàn Anh Noble Corporation để khoan các giếng này. Nhưng theo truyền thông Nga, vào giữa tháng 7/2020, PetroVietnam hủy bỏ hợp đồng dàn khoan vì sức ép của Trung Quốc.

Nói về số phận của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 trong tương lai, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm một nhà thầu khác để hoàn thành dự án. Ông dự đoán đó có thể là nhà một tập đoàn từ Mỹ hoặc Châu Âu và chắc chắn không phải là Trung Quốc:

"Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ chọn cả, không được chọn. Bởi vì thứ nhất là người dân phản đối; thứ hai là Việt Nam không tin tưởng Trung Quốc trong các dự án ở trên Biển Đông vì Việt Nam và Trung Quốc có những lợi ích xung đột ở biển Đông".

Theo ông Hoàng Việt, dự án này, nếu muốn tiếp tục phải chờ đến khi vụ kiện tụng tranh chấp được giải quyết một cách rốt ráo:

"Dự án này từ đời Bộ trưởng Công thương trước là ông Trần Tuấn Anh để lại. Ông Nguyễn Hồng Diên, bây giờ là Bộ trưởng Công thương, có lẽ là ông muốn là phải giải quyết dứt điểm thì ông ấy mới dám nhảy ra, chứ bây giờ mà nhảy ra giữa chừng thì có khi trách nhiệm lại thuộc về ông ấy".

Bài học cho Việt Nam

Giáo sư Carl Thayer cho rằng Việt Nam cần rút ra bài học để tránh các vụ kiện tương tự trong tương lai. Theo ông, yếu tố chính của tranh chấp giữa Power Machines và PVN nảy sinh khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu), nhằm ngăn chặn việc giải quyết tài chính giữa Power Machines và PVN. Do đó, GS. Carl Thayer nói tiếp: 

"Việt Nam cần phát triển các cơ chế thay thế để chi tiền vào các thỏa thuận thương mại trong tương lai với các tậđoàn Nga. Điều này có thể bao gồm các ngân hàng trung gian ở Trung Quốc và các nước thứ ba khác và/hoặc trao đổi hàng hóa".

Qua vụ tranh chấp này, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Việt Nam cần phải nắm vững luật quốc tế và phải tuân thủ luật quốc tế: 

"Không thể bất chấý chí của mình được. Trong trường hợp này, điều đó là "bất khả kháng" mà tại sao lãnh đạo Petro Việt Nam, có bao nhiêu cơ quan tư vấn, đều không cho rằng đó là bất khả kháng và cui cùng nhất định không trả tiền cho người ta, đến mức phải ra tòa và cui cùng cũng phải trả, có thoát được đâu".

Nguồn : RFA, 15/02/2024

****************************

Power Machines thng kin PetroVietnam

Reuters, VOA, 12/02/2024

Nhà sn xut thiết b đin ca Nga, Power Machines, thuc s hu ca t phú Alexey Mordashov, đã thng kin công ty du khí nhà nước PetroVietnam ca Vit Nam, Người phát ngôn ca Mordashov cho biết hôm 12/2.

petrovietnam1

Tòa nhà ca PetroVietnam Hà Ni. [nh minh ha]

Nht báo RBC ca Nga dn mt ngun tin giu tên cho biết rng khon tin thng kin 500 triu USD cho Power Machines đang được tho lun.

V kin ca Power Machines, được np ti Singapore, nhm đòi li s tin đã đu tư xây dng nhà máy đin Vit Nam, mt d án đã b tm dng vào năm 2018 sau khi Power Machines b M trng pht.

Người phát ngôn cho biết, tp đoàn Nga đã thng kin vào tháng 11 năm ngoái.

Người phát ngôn cho biết thêm : "Power Machines hài lòng vi quyết đnh ca tòa án, tuy nhiên các điu khon ca quyết đnh này được gi bí mt và không bên nào có th tiết l trong giai đon này".

Petrovietnam chưa tr li ngay lp tc yêu cu bình lun trong dp ngh Tết Nguyên đán.

H sơ tòa án Nga cho thy, Power Machines cũng đã đ đơn kin Petrovietnam và đi din ca h ti Nga lên tòa án Moscow vào ngày 2/2. Không có chi tiết nào v v kin đó được tiết l.

Reuters

Nguồn : VOA,12/02/2024

Published in Việt Nam

Dân phong tỏa bãi rác Nam Sơn, phản đối ô nhiễm, Hà Nội ứ rác (RFA, 13/01/2019)

Hàng trăm người dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chặn xe vào bãi rác Nam Sơn trong 3 ngày qua để phản đối tình trạng bãi rác gây ô nhiễm. Truyền thông trong nước hôm 13/1 cho biết như vừa nêu.

rac1

Hình minh họa. Một người đàn ông đang nhặt rác tại một bãi rác ở Hà Nội hôm 4/6/2018 -  AFP

Theo truyền thông trong nước, việc người dân phong tỏa bãi rác đã khiến rác ở thành phố Hà Nội mấy ngày nay ngập ứ vì bãi rác Nam Sơn là nơi xử lý rác của 4 quận nội thành với công suất trên 4.000 tấn mỗi ngày.

Theo Zing, người dân sống quanh bãi rác Nam Sơn đã kiến nghị nhiều lần về tình trạng bãi rác ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và được chính quyền hứa đến 2018 sẽ giải quyết xong việc đền bù đất và di dời người dân khỏi khu vực ô nhiễm. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, người dân cho biết vẫn chưa thấy có tiến triển gì.

Theo báo Lao Động, vào tháng 10/2017, người dân cạnh khu xử lý rác thải Nam Sơn cũng chặn xe chở rác trong nhiều ngày liên tiếp khiến hàng trăm tấn rác tồn đọng khắp thị xã Sơn Tây và các quận huyện nội thành.

Zing trích lời của ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho biết, sáng ngày 13/1, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã về địa phương để lắng nghe ý kiến người dân.

Theo Vietnamnet, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội gần đây đã thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ bằng tiền đối với người dân trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xủ lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn. Mức giá hỗ trợ được tính theo khoảng cách từ chỗ ở đến nơi xử lý từ 0 mét đến 1000 mét với các mức giá khác nhau, thấp nhất là 27.000 đồng/30 ngày mỗi người và cao nhất là 133.000 đồng/ 30 ngày mỗi người.

*******************

Cấm quay phim chụp ảnh tại cơ quan tiếp dân là thừa ! (RFA, 11/01/2019)

Vào ngày 3/1, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ban hành nội quy quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội.

cam1

Quay phim, chụp ảnh là chuyện thường - Ảnh minh họa. AFP

Theo văn bản, ngoài những quy định chung đối với công dân đến làm việc tại trụ sở có một quy định "không được quay phim, chụp hình, ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân khi chưa xin phép". Lý giải về quy định này, ông Nguyễn Đức Chung cho báo chí biết quy định này nhằm để hạn chế tình trạng một số người dân đi theo người nhà đến trụ sở tiếp công dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung đưa lên mạng phục vụ vào những mục đích khác.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu từ Sài Gòn trao đổi với chúng tôi rằng việc ban hành quy định này là điều không cần thiết và nên làm nó theo một cách bình thường.

Vị luật sư giải thích "Bởi vì tiếp công dân là công khai ngoại trừ các trường hợp ví dụ như người ta làm đơn tố cáo người ta yêu cầu người quay phim chụp ảnh không được thì mình phải thực hiện theo ý của họ vì đó là quyền riêng tư của họ. Thứ hai việc ghi âm ghi hình thì Việt Nam có luật về dân sự về quyền riêng tư, khi mình lấy hình ảnh của người khác thì phải được người khác cho phép. Còn việc tiếp công dân, khiếu nại khiếu kiện thì tôi cho dó là chuyện bình thường, người ta ghi âm ghi hình để làm bằng chứng nhưng nếu ghi âm ghi hình người ta phát tán lên để nhằm mục đích khác thì pháp luật sẽ điều chỉnh những người đó. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rất rõ rồi nhưng vấn đề nhạy cảm ở đây đó là khi đưa ra quy định này thì nó chưa được chặt chẽ".

Còn theo nhận định của luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn thì quy định này hoàn toàn không có giá trị vì nó trái với đạo luật của Quốc hội ban hành.

"Thật ra cái quy định này nó mâu thuẩn với văn bản của cấp trên. Văn bản này không hợp pháp đâu, căn bản cán bộ tiếp dân làm theo luật khiếu nại tố cáo nhưng mà luật này đâu có quy định như vậy cho nên vị chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành như vậy nó hạn chế quyền của công dân và nó đi trái với đạo luật của quốc hội thì văn bản đó hoàn toàn không có giá trị đâu. Tôi nói thêm, ổng vẫn mang một não trạng của một người làm công an mặc dù qua làm việc với ủy ban nhân dân trong chính quyền nhưng họ vẫn mang não của một công an viên, mà công an viên khi tiếp xúc dân họ vẫn ngại công khai minh bạch".

Sau khi quy định được loan đi, công luận và một số chuyên gia cho rằng quyền của công dân trong việc giám sát hoạt động của cán bộ công chức nhà nước đã bị ngăn cản.

Trong một cuộc trả lời báo chí sau khi có phản ứng từ công luận, ông Nguyễn Hồng Điệp trưởng ban tiếp công dân Trung ương giải thích rằng việc ban hành quy định này để vừa bảo vệ cán bộ vừa bảo vệ người dân.

Ông Nguyễn Hồng Điệp nói với báo chí rằng :

"Nơi tiếp công dân mà bất cứ ai cũng ra vào, thích quay, chụp gì cũng được, thậm chí có hành động cố tình để xuyên tạc, thách thức cán bộ nhà nước thì khó chấp nhận vì gây ảnh hưởng đến trật tự chung, không đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan nhà nước".

Không đồng tình với quan điểm này, anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội và cũng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội cho chúng tôi biết việc làm như thế là coi thường người dân.

"Tôi cho là cách làm như thế rất là coi thường người dân, ổng cho rằng thường người dân thiếu nhận thức đâu là cái đúng cái sai nhưng thực tế lại không phải vậy, bởi vì có thể bất kỳ ai lợi dụng để chửi bới và người ta có thể làm những điều xấu nhưng việc đó người dân tự nhận biết được đâu là đúng và đâu là sai".

Ngoài ra, anh Lã Việt Dũng còn cho biết thêm quy định này hoàn toàn không cần thiết bởi vì nó sẽ gây ra nhiều bất lợi cho người dân và ngay cả chính quyền của ông Chung khi ông từng nói muốn xây dựng một chính quyền trong sạch, minh bạch.

Anh Dũng cho một ví dụ :

"Bản thân cá nhân tôi đã từng làm việc với cơ quan công quyền khi cần đăng ký sửa đổi về giấy khai sinh của đứa con của em họ tôi, thì bộ máy cơ quan công quyền của Hà Nội đòi hỏi rất oái oăm là em họ tôi nói là trùng với tên cụ cố và họ yêu cầu giấy khai sinh của cụ cố mà cụ cố sinh năm 1920 thì làm gì có giấy khai sinh, thì đấy là cách họ kiếm tiền, họ đòi hỏi những cái rất là vớ vẩn để kiếm tiền từ người dân. Khi người dân không quay phim chụp ảnh không áp lực lên họ thì họ hoàn toàn kiếm tiền một cách bất chính như vậy".

Sau khi công luận lên tiếng phản đối mạnh mẻ, người đứng đầu thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung giải thích thêm rằng, tại tất cả phòng tiếp công dân tại trụ sở đều có trang thiết bị ghi âm và ghi hình nên sau buổi tiếp xúc người dân muốn trích lại toàn bộ sẽ được bàn giao và có biên bản xác nhận, nhằm tránh lợi dụng quyền tự do dân chủ để gây rối, xuyên tạc nói xấu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, việc ghi âm ghi hình là để họ làm bằng chứng nhưng nếu họ sử dụng không đúng mục đích thì pháp luật cũng đã có quy định để xử lý với trường hợp vi phạm.

"Việc ghi âm ghi hình đó là việc của họ, họ muốn lấy nó làm bằng chứng chứ họ muốn cất nó đi họ ghi lại rằng họ muốn kiến nghị điều đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp công dân. Nếu trong quá trình người nào đó sử dụng những hình ảnh đó cho việc phi pháp thì pháp luật sẽ điều chỉnh những người đó, người sử dụng hình ảnh đó phải sử dụng đúng mục đích".

Đồng ý với điều này anh Lã Việt Dũng cho biết : 

"Người dân mà chửi bới cơ quan công quyền thì đã có những quy định để xử lý rồi thậm chí họ đã có những luật như luật an ninh mạng để làm được việc đó. Chứ còn công chức mà làm đúng thì họ không sợ gì cả và chính quyền phải có niềm tin rằng là người dân luôn có sự hướng thiện nếu họ làm đúng làm tốt cho người dân thì họ không ngại gì việc lên mạng cả".

Luật sự Đặng Đình Mạnh và một số chuyên gia về luật pháp mà Đài Á Châu Tự Do có dịp trao đổi đều khẳng định rằng, việc ban hành văn bản và lý giải của ban lãnh đạo thành phố Hà Nội là không hợp lý và không mang tính thuyết phục. Bởi vì nếu cán bộ làm việc trong sáng minh bạch thì càng khuyến khích người dân giám sát, chỉ khi nào cán bộ không minh bạch và hành xử không thích hợp thì họ mới ngại công khai.

Sau khi sự việc gây nóng trong dư luận, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp cho biết, Cục chỉ vừa mới nhận được văn bản chính thức vào ngày 10/1, do đó cục kiểm tra văn bản sẽ yêu cầu có buổi làm việc với ban lãnh đạo thành phố Hà Nội để làm rõ các vấn đề mang tính pháp lý đối với quy định này và sẽ có câu trả lời cụ thể.

******************

Cán bộ Thành phố Hà Nội 'lười tiếp dân' nên cấm 'quay phim ghi âm' ở trụ sở ? (BBC, 09/01/2019)

Ủy ban Nhân dân Hà Nội vừa ban hành nội quy của trụ sở tiếp công dân thành phố, trong đó có quy định "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân".

cam3

Việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động ở Việt Nam đang đặt ra câu hỏi về việc tiếp cận nguồn thông tin, tính minh bạch trong dịch vụ công và quy định liên quan đến quá trình đăng tải cá nhân trên mạng xã hội

Có ý kiến cho rằng việc UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định như vậy là đúng thẩm quyền.

Nói vậy theo tôi là sai, vì đây là quy định có tính chất mới chứ không phải là hướng dẫn làm rõ những quy định trong luật đã có và trong Luật tiếp công dân không có quy định này.

Mặt khác thẩm quyền ban hành các quy định mà người dân có nghĩa vụ phải tuân theo là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước.

Còn UBND thành phố Hà Nội chỉ là một cơ quan hành chính cấp địa phương, cho nên không có thẩm quyền ban hành các quy định có tính chất quy tắc xử sự chung buộc người dân phải tuân theo.

Làm như thế là vượt quá quyền hạn, là lạm quyền.

Có ý kiến cho rằng cán bộ tiếp dân cũng là công dân do vậy cần tôn trọng quyền cá nhân riêng tư, kẻo ảnh hưởng đến đời sống gia đình.

Nói vậy là sai, vì đang trong hoạt động tiếp dân thì đây là phạm vi thuộc về môi trường công vụ, mà cán bộ công chức khi đang làm chức trách phận sự thì chịu sự giám sát của công dân.

Hiến pháp năm 2013 tại Điều 8 đã quy định rõ :

"Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân ; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền".

Theo quy định đó của Hiến pháp thì người dân được quyền giám sát và để kiên quyết chống mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền (mà bản thân việc ban hành quy định này là một biểu hiện) thì phải để người dân quay phim ghi hình hoạt động tiếp dân.

Có ý kiến nói quy định này ban hành là do thực tế đã xảy ra một số vụ người dân quay phim có tính chất gây sự, làm khó chịu cán bộ tiếp dân và đăng lên mạng ảnh hưởng xấu này nọ.

Nhưng đây chỉ là số ít và có thể xử phạt hoặc khởi kiện về hành vi này. Và không thể lấy một vài sự vụ làm sai để cản trở quyền của toàn dân.

Như thế là lộng quyền, là quyền lực áp đặt thuộc về bộ máy hành chính quan liêu chứ không thuộc về nhân dân.

Cán bộ nên khiêm tốn đặt mình ngang hoặc dưới công dân

Các cơ quan nhà nước cần có nhận thức khiêm tốn đặt mình ở vị trí ngang hàng hoặc ở dưới những người chủ công dân, để khi người dân có hành xử không đúng thì có thể khởi kiện, thay vì lối suy nghĩ lâu nay luôn cho mình là hơn nên có quyền xử phạt hoặc đưa ra quy định ngăn cấm người dân.

Thực chất, việc ban hành quy định như vậy là bộ máy hành chính quan liêu tự đưa ra quy định để che chắn quyền cho lợi bản thân mà đi ngược lại lợi ích của dân chúng. Trong khi một nguyên tắc khác trong hành chính công vụ là cán bộ công chức là công bộc phục vụ nhân dân, người dân làm chủ và là người đưa ra các quy định thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội.

Sẽ rất trái ngược khi để cho một cơ quan hành chính quan liêu tự ban hành quy định buộc người dân phải tuân thủ.

Cán bộ đang lười tiếp dân

Liên quan đến vấn đề tiếp dân lâu nay có nhiều điều đáng bàn. Chúng ta cần xét một cách rộng ra để xác định được đâu là vấn đề quan trọng nhất đối với hoạt động tiếp công dân hiện nay ?

Nếu chỉ nhìn vào vài sự vụ người dân quay phim gây rối mà đưa ra quy định như vậy vừa không đúng, vừa sai trọng tâm vấn đề.

Lâu nay có thông tin phản ánh cán bộ lười tiếp dân.

Theo quy định của Luật tiếp công dân thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất một ngày mỗi tháng, còn Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất hai ngày mỗi tháng.

Nhưng theo Số liệu báo cáo tổng hợp của Ủy ban dân nguyện Quốc hội hồi tháng 11/2018 về tình hình tiếp công dân, thì đối với chủ tịch ủy ban cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ chỉ đạt tỷ lệ bình quân 48% so với quy định.

Và rất nhiều trường hợp chủ tịch uỷ quyền cho cấp phó thực hiện tiếp công dân, trong khi theo luật phải trực tiếp tiếp dân, cá biệt có những tỉnh, chủ tịch ủy quyền toàn bộ cho cấp phó tiếp công dân mà không tiếp công dân định kỳ trong suốt 12 tháng.

Cũng theo số liệu của Ủy ban dân nguyện thì nhiều tỉnh không có số liệu trong báo cáo như, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương.

Có những tỉnh thì tỷ lệ tiếp dân của chủ tịch so với quy định là 0% là : Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên. Tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến Đại biểu đã đưa ra giải pháp tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát để chấn chỉnh tình trạng lười tiếp công dân.

Đứng trước thực trạng của hoạt động tiếp dân như vậy, cộng với vấn đề nhiều nơi cán bộ tiếp dân cư xử chưa đúng mực, có biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, đến muộn về sớm, lớn tiếng quát tháo hay giải thích hời hợt cho người dân.

Vì tất cả những lẽ đó cho nên cần trao quyền rộng rãi cho người dân khắp nơi được quay phim ghi hình để giám sát.

Tóm lại, việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra quy định "không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân" thực chất là một hình thức cản trở người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động công vụ.

Đi ngược lại với xu thế minh bạch hóa dịch vụ công.

Trước kia đã có quy định người dân không được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình bí mật, nay lại ngăn cản quyền ghi hình công khai, rồi những lo ngại về quy định của Luật An ninh mạng can thiệp này nọ vào mạng xã hội công cụ ngôn luận hữu hiệu của người yếu thế.

Tất cả những điều đó cho thấy các bên cần nỗ lực, không để quyền công dân cứ bị gặm nhấm mãi bằng cách quyết định cấp dưới Hiến pháp.

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Giám đốc Công ty luật Công chính tại quận Hà Đông, Hà Nội.

***************

Báo chí Việt Nam ‘bỏ qua những góc khuất của Vingroup’ (Người Việt, 12/01/2019)

Cả hai giai phẩm Xuân Kỷ Hợi 2019 của hai tờ báo có nhiều người đọc ở Việt Nam, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đều đăng bài phỏng vấn công phu về tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

cam4

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh minh họa 

Đây được cho là lần hiếm hoi ông Vượng xuất hiện trên truyền thông để chia sẻ quan điểm về việc làm giàu và triết lý kinh doanh.

Ông chủ Tập Đoàn Vingroup được tạp chí Forbes công nhận là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Tuy vậy, nhân vật này cũng gây nhiều tranh cãi quanh việc làm giàu nhờ các dự án bất động sản, nhưng bị cáo buộc "bắt tay với các nhóm lợi ích" và làm hại môi trường. Năm 2018, Vingroup khiến công luận xôn xao với việc ra mắt xe hơi VinFast và smartphone Vsmart, động thổ xây dựng Đại Học VinUni "phi lợi nhuận, đạt tiêu chuẩn quốc tế".

Bài trên báo Tuổi Trẻ hôm 12 tháng Giêng dẫn lời ông Vượng : "Tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp… Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng ba điểm : một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh…"

Trong bài phỏng vấn, ông Vượng cũng nói thêm về những đàm tiếu xoay quanh mình : "Hồi ấy, người ta đồn tôi là mafia ở Nga về. Chán không thấy mafia, không thấy chém giết gì thì đồn là buôn ma túy. Xong mãi không thấy manh mối gì thì mới đồn sang cái khoản chết chóc. Mỗi năm dư luận đồn mình chết một lần, thậm chí vài lần…"

Ngay trong hôm 12 tháng Giêng đã có hàng ngàn lượt share link bài này trên mạng xã hội. Tuy vậy, khác với những người hâm mộ vị tỷ phú, một số blogger là trí thức bày tỏ sự quan ngại về việc báo chí Việt Nam đang tạo dựng hình ảnh hào nhoáng cho ông Vượng mà bỏ qua những "góc khuất" của Vingroup.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, một nhà hoạt động xã hội đang sống ở Hà Nội, bình luận trên trang cá nhân : "Đáng suy nghĩ là bài phỏng vấn của Tuổi Trẻ rất công phu nhưng lại một chiều. Có lẽ chúng ta cũng nên nói tới đảo Hòn Tre ở Nha Trang bị Vingroup xới nát như thế nào, Vinpearl ở giữa rừng quốc gia Phú Quốc đã gây bức xúc trong dư luận ra sao, các cao ốc Vinhomes ở Ba Son của Sài Gòn và Giảng Võ ở Hà Nội đang phá hủy các đô thị này như thế nào ?".

"Và có lẽ chúng ta cũng nên nói tới việc những ý kiến phản biện, phê bình, phản đối dự án này hay hoạt động kia của Vingroup, những thứ rất bình thường và cần thiết trong bất kể nền dân chủ và thị trường tự do lành mạnh nào, bị dập tắt ra sao. Một phụ huynh bất bình về chính sách học phí của Vinschool, một nhà bảo tồn động vật yêu cầu minh bạch ở Vinpearl Safari, một kiến trúc sư về quy hoạch đô thị, những người kêu gọi giữ gìn di sản kiến trúc, tất cả đều bị đe doạ, bịt miệng, gây khó dễ. Các tin cháy, nổ, tai nạn liên quan tới Vingroup không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, hoặc nhanh chóng bị gỡ xuống. Tinh thần độc tài này là ‘trí tuệ, đẳng cấp’ mà Việt Nam đang muốn chứng minh cho thế giới ?" ông Giang viết.

Trong khi đó, giới báo chí suy đoán rằng Vingroup đã phải chi số tiền không nhỏ cho kế hoạch truyền thông dịp Tết để "đi" hai bài phỏng vấn ông Vượng trên ấn phẩm Xuân của tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Điều này không có gì lạ vì Vingroup có lẽ là một trong những khách hàng quảng cáo "sộp" nhất của báo chí Việt Nam nên thường được các tòa soạn ưu tiên đăng thông tin quảng bá thương hiệu và tuyệt đối tránh đưa tin bất lợi cho tập đoàn này. (T.K.)

******************

PetroVietnam : căng thẳng Biển Đông tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu khí năm 2019 (RFA, 12/01/2019)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) hôm 11/1 cho biết căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong năm nay.

cam5

Hình minh hoạ. Hình chụp 14/5/2014 : một viên cảnh sát Biển Việt Nam đang chụp hình một tàu của Trung Quốc gần giàn khoan dầu ở vùng nước tranh chấp ngoài Biển Đông - AFP

Trong tuyên bố mới đây, PetroVietnam cho biết công ty dự tính sẽ khai thác 12,37 tấn dầu thô trong năm nay, giảm 11,45% so với năm ngoái.

Thông báo của PetroVietnam cho biết những diễn biến phức tạp ở Biển Đông đã có ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động khai thác và phát triển của công ty.

Vào tháng 3 năm ngoái, căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã khiến công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng hoạt động khai thác theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam ở mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam. Việc ngưng khai thác được cho là vì sức ép từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Một số lô dầu khí của Việt Nam cũng bị rơi vào vùng đứt khúc 9 đoạn này.

PetroVietnam cho biết trong năm 2019, tập đoàn sẽ bắt đầu sản xuất thương mại tại hai mỏ mới là Cá Tầm thuộc lô 09 - 3/12 và BK-20 thuộc lô 09-1.

Published in Việt Nam

Có thể cho rằng lần đầu tiên chủ thể chỉ là một doanh nghiệp thuần túy kinh doanh như PetroVietnam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) nêu ra… nhận định chính trị.

bachho1

Giàn khai thác của PetroVietnam tại mỏ Bạch Hổ (Ảnh : PVN)

Ngày 3/4/2018, trang web PetroVietnam đăng tải nội dung : "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí". Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, "tình hình Biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn".

Hiện tượng PetroVietnam đăng tải nhận định về "tình hình Biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp" là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp. Bởi thế, rất nhiều doanh nghiệp lớn của nhà nước vẫn thường nêu dự báo sản xuất và kinh doanh trên cơ sở các yếu tố và thông số kinh tế và xã hội chứ không mang tính chính trị vì sợ bị chính quyền "tuýt còi". Ngay cả khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng thường rất thận trọng với những báo cáo mang tính dự báo có đề cập đến yếu tố chính trị.

Vậy vì sao PetroVietnam lại "xuất thần" với dự báo chính trị về "Biển Đông phức tạp" mà còn được cả các hãng thông tấn quốc tế như Reuters và VOA chú ý đến dự báo bất thường này ?

Hiểu một cách đơn giản, PetroVietnam phải lên tiếng vì… sợ trách nhiệm.

Nhiều năm trước, PetroVietnam còn là một doanh nghiệp đầu đàn về nộp ngân sách nhà nước, có thời điểm tỷ lệ nộp ngân sách của doanh nghiệp này lên tới gần 10% số thu ngân sách trong năm. Tuy nhiên càng về sau này, doanh thu và lợi nhuận của PetroVietnam càng giảm khiến tỷ lệ nộp ngân sách cũng giảm theo.

Từ năm 2016 đến nay, PetroVietnam còn bị sa vào cảnh "tang gia bối rối" khi hàng loạt lãnh đạo của tập đoàn này bị truy tố và xử tù vì tham nhũng, trong đó có cả một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng – người từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên của PetroVietnam.

Trong khi đó, ngân sách nhà nước liên tiếp bị hụt thu với một trong những nguyên nhân chính là thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng. Chính sự giảm sút này đã khiến ảnh hưởng đến "thành tích thi đua" và cũng khiến lung lay ghế của dàn lãnh đạo PetroVietnam.

Không chỉ "tang gia bối rối" bởi chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng, PetroVietnam còn bị "hoàn cảnh khách quan" làm mất đi cơ hội khai thác dầu khí để làm lợi cho tập đoàn này lẫn tăng số thu cho ngân sách.

Hiện nay, PetroVietnam đang có hai dự án lớn về dầu khí – liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Thế nhưng "hoàn cảnh khách quan" đã không cho phép PetroVietnam cùng với các đối tác ung dung khoan dầu. Vào tháng Bảy năm 2017, vài trăm tàu Trung Quốc đã bao vây khu vực Bãi Tư Chính để gây sức ép, buộc Reposol phải lặng lẽ rút khỏi nơi này mà không thể khai thác thêm. Đến tháng Ba năm 2018, một lần nữa Trung Quốc lại gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút lui, cho dù vì thế mà Việt Nam có thể phải bồi thường cho Repsol đến 200 triệu USD.

Ngay cả dự án Cá Voi Xanh cũng đang bị Trung Quốc gây sức ép mà có thể phải ngừng khai thác…

Là một tập đoàn kinh tế then chốt của nhà nước và còn được xem là một doanh nghiệp có vai trò lớn trong nền kinh tế quốc gia, PetroVietnam và giới lãnh đạo của tập đoàn này đương nhiên tiếp cận được một số kênh thông tin về tình hình chủ quyền và an ninh quốc gia, đặc biệt là nắm được những động thái mới nhất trong quan hệ Việt – Trung mà có thể tác động không nhỏ đến hoạt động khai thác dầu khí của PetroVietnam.

Sau khi đã gây sức ép tại mỏ Cá Rồng Đỏ vào tháng Ba năm 2018, đến cuối tháng đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với tối hậu thư "cùng hợp tác khai thác".

Giờ đây, kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đang lặp lại, khiến giới chóp bu Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần Biển Đông.

Nếu chấp nhận "hợp tác cùng khai thác dầu khí" với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, Việt Nam sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và PetroVietnam dĩ nhiên phải chia sẻ một phần, nếu không nói là một phần lớn, lợi nhuận cho tên kẻ cướp đó.

Rất có thể, đó là nguồn cơn thứ hai khiến giới lãnh đạo PetroVietnam bắt buộc phải lên tiếng trên trang web của tập đoàn này, như một cách thông tin cho quốc tế và cầu cứu các quốc gia đối tác như Mỹ và Tây Ban Nha.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Có thể nói là chưa bao giờ chiến dịch chống tham nhũng trong giới lãnh đạo Việt Nam diễn ác liệt như trong năm 2017 này, trong bối cảnh đấu đá nộ bộ vẫn rất gay gắt. Chưa hết rúng động về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Việt Nam vào tháng 7, chính trường Việt Nam lại nóng thêm với vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, một đương kim ủy viên trung ương Đảng, ngày 08/12/2017. Ông Thăng bị bắt với tội danh "Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và một số tội danh khác.

pvn1

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". Reuters/Kham

Cả hai nhân vật này đều là những cựu lãnh đạo của ngành dầu khí. Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), còn ông Đinh La Thăng, trước khi làm bí thư thành ủy Sài Gòn đã từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam. Cả hai đều liên quan đến vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PetroVietnam vào Ngân Hàng Đại Dương Ocean Bank. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh sẽ bị đưa ra xử vào đầu năm 2018.

Cùng với ông Thanh và ông Thăng, hàng loạt quan chức cao cấp khác trong ngành dầu khí và ngân hàng cũng đã bị bắt vì tội tham nhũng trong năm 2017.

Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng đã được báo chí quốc tế đặc biệt chú ý.

Hãng tin Reuters ngày 11/12 đã có bài viết tựa đề "What's behind Vietnam's corruption crackdown ?" (Đằng sau chiến dịch chống tham nhũng là gì ?)

Theo nhận định của Reuters, những vụ bắt giữ này cho thấy đang có một nỗ lực phối hợp nhằm bài trừ nạn tham nhũng khiến đảng ngày càng mất uy tín. Nhưng chiến dịch chống tham nhũng này cũng giúp cho tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng củng cố thêm vị thế, sau khi đã giành chiến thắng trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm ngoái. Cho dù có nhân vật nào cao cấp hơn bị bắt giữ hay không, ông Trọng đã nắm chắc thế thượng phong từ đây cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Ngay cả sau thời điểm đó, phe Nguyễn Phú Trọng rất có thể sẽ tiếp tục duy trì thế áp đảo trên chính trường Việt Nam.

Nhân đây, hãng tin Reuters nhắc lại rằng, mặc dù bề ngoài có vẻ đoàn kết nhất trí, nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam có rất nhiều bất đồng về đủ mọi vấn đề, từ nhịp độ cải tổ cho đến chính sách đối ngoại nhằm giữ thế cân bằng của Việt Nam giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc khác.

Theo Reuters, điểm đặc trưng nhất của ban lãnh đạo hiện nay là họ bảo vệ quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng bằng việc gắn chặt với bộ máy an ninh. Đó là một sự thay đổi về phong cách lãnh đạo so với thời Nguyễn Tấn Dũng, khi mà một số nhân vật đã tự thân nổi bật lên và tỏ những dấu hiệu sẳn sàng mở cửa chính trị.

Chiến dịch bắt bớ các quan chức tham nhũng có ảnh hưởng gì đến tiến trình cải tổ và tư nhân hóa ở Việt Nam hay không ?

Theo Reuters, cho dù chiến dịch trấn áp tham nhũng sẽ củng cố quyền lực chính trị của đảng, nhưng ban lãnh đạo hiện nay sẽ vẫn giữ nguyên tốc độ cải tổ như chính phủ trước. Tuy vậy, do ngân sách Nhà nước ngày càng bị thâm thủng, chính phủ Hà Nội đang buộc phải đẩy nhanh tiến trình "thoái vốn", tức là bán cổ phần các tập đoàn Nhà nước "hấp dẫn" nhất như Sabeco hay Vinamilk.

Trang mạng Asia Times ngày 13/12/2017 cũng đã có một bài nhận định về vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, tựa đề "What the arrest of a top official says about Vietnamese politics" (Vụ bắt giữ một quan chức cao cấp nói lên điều gì về chính trị Việt Nam). Tác giả bài viết là ông Đoàn Xuân Lộc, một nhà nghiên cứu hiện làm việc tại Anh Quốc.

Theo ông Đoàn Xuân Lộc, sau khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 5/2017 khai trừ ông Đinh La Thăng ra khỏi Bộ chính trị, đồng thời cách chức bí thư thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, sự nghiệp chính trị của ngôi sao đang lên này coi như tiêu tan và vụ bắt giữ ông Thăng phần nào chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, vụ này vẫn thu hút nhiều chú ý và gây ra nhiều lời đồn đoán, bởi vì đây là lần đầu tiên một thành viên của cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng (và của Việt Nam) bị truy tố công khai vì sai phạm về quản lý kinh tế và tham nhũng.

Giống như vụ Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài ở Trung Quốc, cũng là hai ủy viên Bộ chính trị, người ta cho rằng cuộc điều tra hình sự nhắm ông Đinh La Thăng là có động cơ chính trị. Hai cựu bí thư Trùng Khánh bị coi là đối thủ chính trị của chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi cựu bí thư Thành phố Hồ Chí Minh là đồng minh thân thiết của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được coi như một đối thủ của ông Trọng.

Một trong những tội mà ông Thăng bị cáo buộc là "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại" khoảng 40 triệu đô la Mỹ trong thời gian làm chủ tịch Hội đồng Quản trị PetroVietnam, công ty, trong giai đoạn 2009-11.

Điều này đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, tại sao một vi phạm nghiêm trọng như vậy lại không được phát hiện sớm và những cáo buộc đã được đưa ra trước đó ? Tại sao một quan chức có những sai phạm như vậy được đề bạt lên lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải năm 2011, lên tới Bộ chính trị quan trọng và sau đó nắm chức bí thư thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vào năm 2016 ?

Trong một quốc gia minh bạch và dân chủ hơn, ông Thăng lẽ ra đã không thể có những vi phạm như vậy và nếu có, thì ông đã bị ngăn chận hoặc bị truy tố sớm hơn nhiều.

Theo cái nhìn của ông Đoàn Xuân Lộc, nạn tham nhũng quy mô lớn, sâu rộng và các vấn đề liên quan khác, chẳng hạn như nạn gia đình trị và quản lý yếu kém về kinh tế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước, sẽ không thể bị hạn chế đáng kể, chưa nói đến chuyện bị ngăn chận, trừ phi Việt Nam thực hiện các cải cách triệt để về chính trị và thể chế.

Nhưng nạn tham nhũng ở Việt Nam sâu rộng như thế nào ? Trong bài viết tựa đề "How deep is Vietnam’s rot ?" (Sự thối nát sâu rộng đến mức nào ?), đăng trên trang Asia Times ngày 05/12, tức là trước vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, nhà báo Davit Hutt nhắc lại vụ Trịnh Xuân Thanh và trích lời giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học New South Wales của Úc, cho rằng các vụ xét xử những quan chức cao cấp và những bản án nặng nề chính là nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước nạn tham nhũng.

Nhưng các nhà phân tích cũng nghi ngờ động cơ chính trị của vụ này, một phần là do sự thất sủng của ông Đinh La Thăng, một đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một số người nghĩ rằng ông Trọng nay tiến hành thanh trừng những tay chân thân tín của ông Dũng.

Cũng theo Davit Hutt, một lý do khác giải thích cho chiến dịch chống tham nhũng ngày càng quyết liệt của ông Nguyễn Phú Trọng đó là tương lai của đảng Cộng sản Việt Nam. Nạn tham nhũng, quản lý kém cõi và biển thủ trong các tập đoàn Nhà nước đã gây rất nhiều tổn hại cho ngân sách nhà nước. Theo một báo cáo của Uỷ ban Pháp luật Quốc Hội đệ trình vào tháng trước, trong một thập niên qua, ít nhất 2,6 tỷ đôla đã bị thất thoát, một con số có lẽ thấp hơn thực tế, nếu chỉ dựa trên những số liệu được tiết lộ qua những vụ án gần đây.

Hiện giờ, Hà Nội đang cố huy động nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, rất cần thiết để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Tính chính đáng của đảng Cộng Sản Việt Nam, vốn không phải là từ lá phiếu của người dân, phụ thuộc phần lớn vào mức tăng trưởng tiếp tục cao.

Vấn đề là theo David Hutt, cho tới nay, nỗ lực của chính phủ nhằm chống tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực nhà nước vẫn rất hạn chế, nhất là trong việc thu hồi số tiền thất thoát do tham nhũng. Trong số 2,6 tỷ đôla thất thoát trong một thập niên qua, chỉ có 8% được thu hồi, theo báo các của Uỷ Ban Pháp Luật Quốc Hội.

Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay của chính quyền Việt Nam cũng chính là nhằm khôi phục thanh danh của khu vực kinh tế nhà nước, một điều rất cần thiết để tiến trình "thoái vốn" các tập đoàn nhà nước thành công và các doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nhưng theo giáo sư Carl Thayer, các bản án có tác động rất ít đến nạn tham nhũng ở Việt Nam, bởi vì nguyên nhân sâu xa của nó là sự quản lý kém cõi : thiếu hệ thống kiểm toán độc lập, thiếu một nền tư pháp không bị ảnh hưởng chính trị. Theo giáo sư Thayer : "Cú sốc của các bản án sẽ phai dần theo thời gian".

Trong năm 2017, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam với Đức lại trở nên căng thẳng như thế kể từ khi chính phủ Berlin tố cáo mật vụ của Hà Nội, với sự trợ giúp của sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đem về nước.

Đây là một vụ bắt cóc mà báo chí Đức mô tả là không khác hgì vào thời Chiến tranh lạnh. Berlin đã đòi Hà Nội xin lỗi, nhưng phía Việt Nam vẫn bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định ông Thanh đã "tự nguyện" trở về đầu thú nhà chức trách.

Theo hãng tin Đức PDA ngày 04/12, các luật sư của Trịnh Xuân Thanh xem thân chủ của họ là "nạn nhân của đấu đá quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam". Khi còn ở Đức, ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn chính trị, cho nên các luật sư của ông tin chắc là ông không hề tự nguyện trở về nước. DPA cũng bày tỏ mối quan ngại về khả năng ông Trịnh Xuân Thanh lãnh án tử hình.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 25/12/2017

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam chối bỏ cáo buộc nhận tiền (RFA, 05/09/2017)

Các lãnh đạo, cựu lãnh đạo của Liên doanh dầu khí Việt Xô, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói rằng họ không nhận tiền chi ngoài lãi suất từ Ngân hàng Đại Dương.

oceanbank1

Giao dịch tại ngân hàng OceanBank. Courtesy of cafef.vn

Các vị này nói như vậy trước tòa, tại Hà Nội, trong ngày thứ sáu của phiên xử vụ án Ngân hàng Đại dương.

Về phía các bị cáo của ngân hàng Đại Dương, các bị cáo nói rằng đã chi theo thỏa thuận một số tiền ngoài tiền lời, cho Việt Xô Petro, trong đó đưa cho kế toán của liên doanh này 70%, còn 30% là dành cho Tổng giám đốc.

Ngoài ra bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại dương còn nói rằng ông đã nhiều lần tặng tiền, từ tám đến 10 lần, cho các lãnh đạo Việt Xô Petro. Trị giá các mỗi lần tặng tiền là khoảng 10 ngàn đến 20 ngàn đô la Mỹ.

Liên doanh dầu khí Việt Xô là khách hàng lớn nhất của Ngân hàng Đại dương, với số tiền gửi vào thời điểm cao nhất là 100 triệu đô la Mỹ và 1000 tỉ đồng tiền Việt Nam, theo lời ông Võ Quang Huy, nguyên kế toán trưởng của Việt Xô Petro.

Vụ án Ngân hàng Đại dương được báo chí Việt Nam gọi là một vụ đại án với số tiền thất thoát lên đến hàng ngàn tỉ đổng, và hàng chục người đã bị bắt.

*******************

Phiên tòa lịch sử ? (RFA, 01/09/2017)

Cùng lúc đại án Ocean bank đang xử, với lời khai về những bó tiền hối lộ khổng lồ cung phụng "bề trên", hôm qua 31/8/2017, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.

thamnhung1

Quyết định khởi tố hình sự Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào ngân hàng thương mại Đại Dương ngày 31/08/2017

Những đốm lửa từ cái "lò" ông Trọng đang bén gần hơn, phả nóng cánh cửa tư gia của những kẻ mà chưa cần nhắc tên, ai cũng biết.

Hình dáng về một phiên tòa lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng.

thamnhung2

Cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.

Trương Duy Nhất

*******************

Ngân hàng Nhà nước vi phạm về giám sát, phòng chống tham nhũng (VOA, 02/09/2017)

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam b phát hin có nhiu sai phm và thiếu sót, bao gm giám sát kém đối vi các t chc tín dng và phòng chng tham nhũng chm chp và chưa đúng nguyên tc, theo kết lun ca mt cuc thanh tra mi được công b hôm 1 tháng 9.

thamnhung3

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam, tháng 6/2013

Thông báo của Thanh tra Chính ph, đăng trên website ca chính ph, được đưa ra gia lúc Việt Nam đang tăng cường trn áp tình trng tham nhũng đã khiến nhiu nhà lãnh đo công ty nhà nước và các quan chc chính ph b chú ý.

Thanh tra Chính phủ nhn thy ngân hàng chm chp và không tuân th các quy đnh kê khai và công khai tài sn, thu nhp của mình, báo cáo cho biết, nhưng không gii thích chi tiết.

Theo quy định, các quan chc chính ph phi công khai thu nhp và tài sn ca mình cho công chúng.

Các thanh tra viên cũng chỉ ra nhng vi phm ca Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, mt b phn chịu trách nhim giám sát và kim tra các t chc tín dng, t năm 2010 đến năm 2015.

"Hệ thng tín dng có nhiu tim n ri ro nhưng [Ngân hàng Nhà nước] chưa có gii pháp tiến hành thanh tra đng b và kp thi ; không rà soát và phi hp vi kết qu giám sát từ xa đ xây dng kế hoch dn đến các năm luôn phi điu chnh kế hoch mt cách b đng", thông báo ca Thanh tra Chính ph nói.

Thanh tra Chính phủ kêu gi thng đc ngân hàng nhà nước điu tra nhng tp th và nhng cá nhân đng sau vi phm này.

Phản hi v kết qu thanh tra ti ngày 2 tháng 9, Ngân hàng nhà nước tha nhn nhng khuyết đim, bt cp và cam kết "nghiêm túc thc hin đy đ nhng ý kiến ch đo ca Th tướng Chính ph… nhm nâng cao cht lượng, hiu qu hot đng ca thanh tra, giám sát ngành ngân hàng".

************************

Việt Nam bắt giữ nhân vật số hai của PetroVietnam (RFI, 02/09/2017)

Ngày 01/09/2017, công an Việt Nam bắt tạm giam ông Ninh Văn Quỳnh, phó tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Nhà nước PetroVietnam, trong khuôn khổ cuộc điều tra về ngân hàng Ocean Bank, mà 51 bị cáo đang bị xét xử từ ngày 28/08 ở Hà Nội.

thamnhung4

Trụ sở Ocean Bank và PetroVietnam- Hà Nội.Reuters

Cùng với 3 viên chức khác của PetroVietnam, ông Ninh Văn Quỳnh, bị bắt về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", vì bị xem là đã góp phần làm cho tập đoàn PetroVietnam bị thiệt hại khoảng 34 triệu đôla.

Cụ thể là ông Ninh Văn Quỳnh bị cáo cuộc đã vi phạm các quy định của Nhà nước khi dùng số tiền nói trên để đầu tư vào ngân hàng tư nhân Ocean Bank, hiện gần như bị phá sản. Còn cựu chủ tịch Ocean Bank thì bị cáo buộc đã cấp các khoản vay trái phép tổng cộng 23 triệu đôla vào năm 2012.

Từ Sài Gòn, thông tín viên RFI Frédéric Noir gởi về bài tường trình :

"Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ vẫn gây ầm ĩ dư luận. Lần này, chính nhân vật số hai của PetroVietnam và ba cộng sự viên bị tạm giam vì bị xem là đã khiến cho tập đoàn Nhà nước này bị thiệt hại khoảng 34 triệu đôla.

Số tiền nói trên đã được đầu tư dưới hình thức góp vốn vào Ocean Bank, ngân hàng đang bị điều tra về một vụ lừa đảo quy mô lớn và 51 người của ngân hàng này đang bị xét xử.

Những người nói trên thêm vào danh sách rất dài những nhân vật có dính líu trong vụ này, trong đó có cựu lãnh đạo PetroVietnam (Đinh La Thăng), đã bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị.

Vào tháng trước, cũng vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao thật sự giữa Hà Nội và Berlin, chính phủ Đức cáo buộc chính quyền Việt Nam đã tổ chức vụ bắt cóc cựu lãnh đạo một công ty thuộc PetroVietnam (Trịnh Xuân Thanh) tại Berlin, trong khi ông này đang chờ xét đơn xin tị nạn tại Đức.

Với những vụ bắt giữ theo chỉ đạo này, Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn khôi phục hình ảnh và uy tín đối với người dân. Nhưng chính sách chống tham nhũng này cũng nhằm mục tiêu loại trừ các đối thủ chính trị, vào lúc đương kim tổng bí thư đảng và lãnh đạo số một của Việt Nam sẽ sớm rút lui".

Thanh Phương

**********************

Khởi tố và bắt thêm cán bộ của Tập đoàn dầu khí (RFA, 01/09/2017)

Thêm năm cán bộ cao cấp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố, liên quan đến những vụ bê bối tài chính ở ngân hàng Đại Dương.

thamnhung5

Từ trái qua phải : Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Ninh Văn Quỳnh, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn.

Đó là các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên của PVN, ông Ninh Văn Quỳnh nguyên kế toán trưởng, đương kim phó Tổng Giám đốc, các ông Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường là nguyên ủy viên Hội Đồng Thành Viên hoặc Hội Đồng Quản Trị của PVN.

Trong số những người này thì ông Nguyễn Xuân Sơn đang bị tạm giam để điều tra việc ông đã chi tiền lời ngoài sổ sách cho PVN.

Hai ông Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Thắng bị bắt tạm giam trong ngày 1 tháng Chín.

Hai người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo cáo trạng được truyền thông nhà nước loan tải thì năm người này bị qui kết cố ý làm trái, gây thiệt hại số tiền trị giá 800 tỉ đồng khi đóng góp vốn điều lệ vào Ngân hàng Đại dương- Oceanbank.

Trước vụ việc này, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam lên tiếng cho biết PVN đang hợp tác với cơ quan điều tra, và những vụ bắt bớ trên không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này. PVN cũng lên tiếng kêu gọi sự cảm thông của người Việt trong nước.

Trong suốt hai năm qua nhiều viên chức hoặc cựu viên chức của Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị truy tố, bắt giam hay bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó nổi tiếng nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí, bỏ trốn sang Đức, rồi được cho là bị bắt cóc để đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ngoài ra người từng chịu trách nhiệm cao nhất của Tập đoàn dầu khí là ông Đinh La Thăng cũng bị kỷ luật, mất chức Ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản cũng như chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Published in Việt Nam