Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 20/10/2022, Đặc phái viên Tổng thống Mỹ John Kerry trở lại Hà Nội lần thứ ba trong năm nay. Kế tiếp, Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy sẽ dẫn một phái đoàn hùng hậu thăm Việt Nam từ 27/10 đến 2/11. Mỹ và Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại trong năm 2023. Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink cho biết, dịp ấy sẽ có đoàn cấp cao giữa hai nước. Vậy, Mỹ còn kiên nhẫn chiến lược đến bao giờ để nâng cấp các mối quan hệ "Đối tác Toàn diện" ?

myviet1

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ - ông Jonh Kerry và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc gặp ở Hà Nội hôm 5/9/2022 - AFP

_____________________

Câu chuyện đã đến lúc nâng quan hệ "Đối tác Toàn diện" (Comprehensive Partner - CP) lên thành "Đối tác Chiến lược" (Strategic Partner - SP) dần dà trở thành một sự nghịch biện trong bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự nghịch biện ấy thể hiện ở chỗ, cả Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của việc nâng cấp mối quan hệ song phương, nhưng rồi vì những nhân tố khách quan lẫn chủ quan, tiến trình này luôn luôn bị đẩy lùi, bới những lý cớ khó được thuyết phục. Bao lâu nay, nhân tố Trung Quốc luôn được viện dẫn như sự cản phá liên tục đối với việc nâng cấp quan hệ lên SP (1). Mà nhân tố này thì gắn với vị thế địa-chính trị Việt Nam – Trung Hoa ngàn đời nay và nó còn tồn tại dài dài. Thế chả nhẽ cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ từ nay chỉ quan tâm và hành động hướng đến thực chất của mối quan hệ song phương, còn tên gọi của mối quan hệ ấy sẽ được đôi bên "ignore" (lờ đi). Mà nếu đôi bên cùng nhất trí "bỏ qua" thì liệu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ có làm cho "ngoại giao chiến lang" của Bắc Kinh bớt hung hăng trên Biển Đông hay tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hay không ?

Tăng tốc từ phía Hoa Kỳ

Trước lúc kết thúc nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam, Đại sứ Daniel Kritenbrink từng phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 2/7/2020 : "Mỹ quan tâm hơn đến việc xây dựng lòng tin giữa hai nước, đến việc làm sao để quan hệ kinh tế thương mại song phương cân bằng, tự do và có đi có lại. Mỹ cũng quan tâm đến hợp tác quốc phòng và các ưu tiên của hai nước trên biển Đông và sông Mekong". Và ông kết luận : "Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức tốt nhất và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sự hợp tác này sẽ ngày càng sâu sắc hơn nữa bất kể chúng ta gọi tên mối quan hệ đó là gì" (2).

Vâng, đúng là quan hệ đối tác Mỹ – Việt ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc, bất kể sau một mùa hè đứt gãy do COVID-19, cùng với các ảnh hưởng tiêu cực do cục diện "hậu-Ukraine" mang lại. Còn nhớ hồi đầu năm nay, từ 22 – 25/2/2022, sau chuyến "thị sát" tại đồng bằng sông Cửu Long, Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry đã gặp gỡ các quan chức Chính phủ, đại diện các tổ chức xã hội và các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xây dựng sự đồng thuận để giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch.

Ông Kerry đã tiếp kiến các quan chức chủ nhà, trong đó có Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc hôm 23/2, để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Trong buổi tiếp ấy, ông Phúc nhấn mạnh Việt Nam coi vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác mang tầm chiến lược giữa hai nước… Đặt vấn đề như thế, tức ông Phúc đã gián tiếp nhấn mạnh chiều kích "chiến lược" trong quan hệ đối tác. Chủ tịch nước còn nói rõ, đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ tài chính, kỹ thuật giúp Việt Nam thực hiện cam kết tại COP-26, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với một số đối tác, trong đó có Hoa Kỳ. Sau dịp ấy, ông Kerry sang Việt Nam lần thứ hai, từ 2 – 6/9/2022. Trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 5/9, ông Kerry tái khẳng định, Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ "Đối tác Toàn diện" (CP) với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và trong ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu (3). 

Từ 20 đến 22 tuần này, Đặc phái viên Kerry trở lại Việt Nam lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm. Chuyến thăm của Đặc phái viên Tổng thống diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa trình làng vào ngày 12/10 vừa qua về Chiến lược An ninh quốc gia. Qua chiến lược này, Hoa Kỳ sẽ tìm cách kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khi tái khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác với đồng minh và đối tác để giải quyết các thách thức mà các nước dân chủ phải đối mặt. Điều này có gây thêm khó khăn cho quá trình nâng cấp SP ? Hy vọng, ông Kerry sẽ thành công, đưa việc đối phó với biến đổi khí hậu vào khuôn khổ quan hệ song – đa phương. Và bên cạnh các vấn đề biển đổi khí hậu, liệu ông Kerry có thể góp phần đáp ứng mong mỏi của Việt Nam, muốn được đón Tổng thống Biden nhân những dịp kỷ niệm các sự kiện lớn trong quan hệ hai nước ? Được biết, ông Kerry là "chiến hữu" của Tổng thống Biden và là "đàn anh" của Ngoại trưởng Blinken. Dư luận từ giới quan sát chính trị cho rằng, dịp này, Việt Nam mong muốn Đặc phái viên Kerry giúp "dàn xếp" với Tổng thống Biden, góp phần thúc đẩy trao đổi tiếp xúc cấp cao Mỹ – Việt, bất kể chuyện "nâng cấp SP" có xẩy ra hay không.

myviet2

Phó đô đốc Phillip G. Sawuer (phải), chỉ huy Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu sân bay USS Carl Vinson ở Đà Nẵng hôm 5/3/2018. AFP

Hoa Kỳ tiếp tục kiên nhẫn chiến lược

Tại sao trước khi về hưu, Chủ tịch Thượng viện Patrick Leahy lại dẫn một phái đoàn hùng hậu thăm Việt Nam từ 27/10 đến 2/11/2022 ? Nên nhớ, Thượng nghị sĩ Leahy là một trong "Tứ trụ" của nước Mỹ, người cùng thời với Thượng nghị sĩ John MacCain, là những chính khách từng "đau đáu" về các mối liên hệ chiến lược Mỹ – Việt. Ở đây, có thể Quốc hội Hoa Kỳ vẫn tính đến hai khả năng. Thứ nhất, khả năng nâng cấp SP thành công, thì Thượng nghị sĩ này chính là người cầm đầu "Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách" sẽ tiếp nối và có thể bàn giao cho người kế nhiệm để giúp thêm các khoản viện trợ cho Việt Nam. Thứ hai, nếu SP chưa diễn ra, ông Leahy vẫn chuẩn bị sẵn một đội ngũ các Thượng nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng hòa thăm Việt Nam để ra mắt "Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Mỹ – Việt" (nhằm "đối ứng" với "Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Việt – Mỹ" ở Việt Nam). Nhóm này sẽ bao gồm những người có tầm nhìn và quyết tâm cao trong việc phát triển quan hệ hai Quốc hội như cố Nghị sỹ John McCain, cựu Thượng nghị sĩ John Kerry và cá nhân ông Patrick Leahy, là những người từng có nhiều tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam (4). 

Hoa Kỳ tiếp tục tăng tốc trong việc cử các giới chức cấp cao liên tục sang thăm, làm việc với Việt Nam là một cách để khẳng định sự kiên nhẫn chiến lược của nước này. Bất luận cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 tới đây kết quả như thế nào, việc khuyến khích Việt Nam giữ vài trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPS) là một chính sách được cả Dân chủ lẫn Cộng hòa ủng hộ. Sự kiên nhẫn chiến lược này tồn tại cho đến chừng nào Việt Nam và Hoa Kỳ xây dựng được lòng tin, cùng thúc đẩy cho quan hệ kinh tế thương mại cân bằng, tự do và có đi có lại, sao cho hợp tác quốc phòng cũng như các ưu tiên của hai nước trên Biển Đông và sông Mekong đạt được kết quả bền vững, như phát biểu trên đây của Đại sứ Kritenbrink, nay là đương kim Trở lý cho Ngoại trưởng Mỹ về tất cả mọi vấn đề thuộc khu vực IP. Trong lần trở lại thăm Lào và Việt Nam từ 9 – 14/10 vừa qua, ông Kritenbrink đã làm Việt Nam yên tâm với tuyên bố : "Chúng tôi muốn gửi đi tín hiệu không đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào phải chọn bên, mà chúng tôi nỗ lực để bảo đảm các quốc gia có thể đưa ra quyết định của mình mà không phải chịu bất kỳ sự cưỡng ép nào".

Dịp này, Việt Nam có thể nhìn lại bài học cay đắng trong việc để chậm tiến trình bình thường hóa với Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc. Trong nhiều năm, Hà Nội vẫn nhất mực đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, khiến cho Tổng thống thời bấy giờ là Jimmy Carter (1977 – 1981) phải rút lại quyết định thương thuyết tiếp với Việt Nam. Hẳn nhiên, ở đây có sự "chọc gậy bánh xe" của Trung Quốc. Thế rồi Mỹ đặt ra một lộ trình dài, buộc Việt Nam phải giải quyết một số vấn đề trước khi tháo bỏ cấm vận. Ngày nay, nhìn lại quá trình bình thường hóa ấy, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, giảng dạy tại Đại học Harvard, chính sách của Mỹ đúng ra không thay đổi nhiều. Về vấn đề Biển Đông chẳng hạn, những cuộc tuần tra để khẳng dịnh tự do hàng hải (FONOB) ngày càng mạnh mẽ hơn cả thời Obama, tiến sát dưới 12 hải lý cạnh những đảo đá mà Trung Quốc đã chiếm của các nước ở Đông Nam Á, kể cả của Việt Nam. Về vấn đề hợp tác quân sự với Việt Nam, hàng không mẫu hạm tới Cam Ranh, rồi tiếp đến những thương lượng về mua khí giới, Việt Nam chưa đủ tiền hay chưa muốn mua của Mỹ nhiều, nhưng Mỹ không thay đổi gì về ý đồ chiến lược (5). 

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ "Đối tác Chiến lược Toàn diện" với hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ là Trung Quốc và Nga, quan hệ "Đối tác chiến lược" (SP) với hai nước Anh và Pháp. Ngoài ra, còn có quan hệ "SP" với 17 quốc gia khác. Trong khi đó, Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ sâu sắc hơn, đa diện hơn so với một số quốc gia ở cấp cao hơn trong hệ thống thứ bậc quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 11 của Việt Nam với gần 10 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam. Quan hệ quốc phòng cũng tiến triển đáng kể gần đây… Trong khi đó, lập trường ngày càng vững chắc của Washington về các tranh chấp ở Biển Đông đã mang lại lợi ích cho Hà Nội và các bên tranh chấp khác ở Đông Nam Á. Phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước và lương thực do các đập lớn trên sông Mekong gây ra, Việt Nam được hưởng lợi từ các sáng kiến của Washington về sông Mekong nhằm giúp thúc đẩy nghề cá bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học. Tất cả những điều này, đến lượt nó, sẽ giảm tối thiểu "tính nghịch biện" trong bang giao Việt – Mỹ, khiến cho "tính kiên nhẫn chiến lược" từ phía Mỹ phát triển tối đa (6). 

Hải Triều

Nguồn : RFA, 19/10/2022

Tham khảo : 

1. https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210826-tro-ngai-cho-doi-tac-chien-luoc-viet-my

2. https://tienphong.vn/viet-my-noi-ve-kha-nang-nang-cap-quan-he-song-phuong-post1253253.tpo

3. https://thutuong.chinhphu.vn/hoa-ky-nhat-quan-coi-trong-quan-he-doi-tac-toan-dien-voi-viet-nam-10922090607270065.htm

4. https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ItemID=67804&CategoryId=0

5. https://www.voatiengviet.com/a/quan-he-viet-my-bai-hoc-rut-ra-tu-nhung-co-hoi-bo-lo/4481581.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/what-is-the-possibility-of-raising-vn-us-relationship-04052022113151.html

Published in Diễn đàn

Bộ trưởng Austin thăm Việt Nam : Xây dựng lòng tin để củng cố quan hệ quốc phòng

Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 28/07/2021

Kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam. Kể từ năm 2018, quan hệ kinh tế song phương càng được tăng cường hơn nữa, một phần nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dẫn đến sự chuyển hướng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trong quý đầu tiên của năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 21,2 tỷ đô la, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư từ các công ty Mỹ như Apple và Intel, cùng với các nhà cung cấp của họ, cũng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu và năng lực chế tạo của mình.

my1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin

Trong khi khía cạnh kinh tế của quan hệ song phương đã phát triển vượt bậc, quan hệ an ninh – quốc phòng vẫn còn khiêm tốn và thiếu thực chất.

Một trở ngại lớn đối với việc làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng là mong muốn của Việt Nam trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, và lo ngại rằng Trung Quốc sẽ phản ứng tiêu cực nếu Việt Nam xích lại quá gần Mỹ. Đồng thời, sự ngờ vực vẫn còn vương vẩn đối với Mỹ trong một bộ phận giới lãnh đạo Việt Nam vẫn đang hạn chế quan hệ song phương. Sự thiếu hụt lòng tin này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cả sự thù địch trong quá khứ và sự khác biệt trong hệ thống chính trị của hai nước. Một lý do khác cũng có thể đã khiến Việt Nam chần chừ trong việc phát triển quan hệ quốc phòng song phương có thể là mong muốn được Mỹ nhượng bộ trong việc giúp giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tới Việt Nam, bắt đầu từ chiều nay (28/7), có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lòng tin và di sản chiến tranh giữa hai nước, qua đó mở đường cho hợp tác quốc phòng ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Phù hợp với chương trình nghị sự tổng thể của chuyến đi, vốn bao gồm cả các điểm dừng ở Singapore và Philippines, Bộ trưởng Austin dự kiến ​​s tái nhn mnh vi các nhà lãnh đạo Vit Nam v cam kết ca chính quyn Biden đối vi ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam đối với các nỗ lực của Mỹ trong việc chống lại ảnh hưởng chiến lược ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

Để phục vụ mục tiêu này, Bộ trưởng Austin có thể sẽ khẳng định lại cam kết của Hoa Kỳ trong việc "tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam", hàm ý rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào chính trị nội bộ hay tìm cách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam. Khác biệt trong hệ thống chính trị hai nước và sự ủng hộ lâu đời của Mỹ đối với các giá trị dân chủ và tự do từ lâu đã là một mối quan ngại cho một số nhà lãnh đạo Việt Nam, những người lo ngại rằng một mối quan hệ bền chặt hơn với Mỹ sẽ làm xói mòn quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam. Do lo ngại này, một số người trong số họ cũng muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ trên lý thuyết, hơn là với Hoa Kỳ. Do đó, cam kết lặp đi lặp lại của Washington trong việc tôn trọng các lợi ích chính trị của Hà Nội, được đề cập lần đầu trong tuyên bố của hai nước về việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện hồi năm 2013, là chìa khóa cho nỗ lực của Washington nhằm trấn an các nhà lãnh đạo Việt Nam về thiện chí cũng như ý định chân thành của Mỹ trong việc tăng cường quan hệ song phương.

Một bằng chứng khác về nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng lòng tin với Việt Nam là việc hai bên dự kiến ký kết, trong chuyến thăm của ông Austin, một bản ghi nhớ (MOU) về việc giải quyết vấn đề di sản chiến tranh giữa hai nước. Bản ghi nhớ sẽ cung cấp cơ sở pháp lý cho việc Mỹ hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và quy tập hài cốt của hàng trăm nghìn quân nhân Việt Nam đã hi sinh trong Chiến tranh Việt Nam nhưng vẫn nằm trong danh sách quân nhân mất tích (MIA). Bốn mươi sáu năm sau khi chiến tranh kết thúc, vấn đề này vẫn còn mang ý nghĩa tình cảm lớn lao đối với Việt Nam, đặc biệt là gia đình của những quân nhân vẫn còn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề này đang đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn, chủ yếu là do Việt Nam thiếu thông tin và các nguồn lực. Với việc ký Bản ghi nhớ, Hoa Kỳ dự kiến ​​s cung cp cho Vit Nam các công ngh liên quan, bao gm các công ngh phân tích DNA tiên tiến, cũng như quyn tiếp cn hàng triu tài liu chiến tranh ca Hoa K trong kho lưu tr ca h c Washington và các nơi khác, để giúp tìm kiếm và quy tập hài cốt của các liệt sĩ Việt Nam một cách hiệu quả hơn.

Cần lưu ý rằng mặc dù Mỹ coi sự hợp tác vô điều kiện của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh (POW) và quân nhân Mỹ mất tích là điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ song phương trong những năm 1990, nhưng Washington đã khá chậm chạp trong việc đáp ứng yêu cầu giúp đỡ từ phía Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của mình. Tuy nhiên, sau nhiều năm trì hoãn, Washington hiện đã có động lực mạnh mẽ hơn để cuối cùng có thể giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này.

Quyết định của Hoa Kỳ, dù chủ yếu dựa trên các lý do nhân đạo, cũng được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược. Vốn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong việc chống lại sự bành trướng chiến lược của Trung Quốc vào Đông Nam Á, Mỹ rất quan tâm đến việc có được các mối quan hệ quốc phòng ngày càng mạnh mẽ và thực chất hơn với Việt Nam, chẳng hạn như quyền tiếp cận lớn hơn đối với các cơ sở quân sự của Việt Nam, đưa Việt Nam tham gia các cuộc tập trận do Mỹ tổ chức, hoặc bán vũ khí cho Việt Nam. Giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề tìm kiếm hài cốt liệt sĩ sẽ loại bỏ một trở ngại mang tính biểu tượng chính trị mạnh mẽ đối với hợp tác quốc phòng song phương.

Việc ký Bản ghi nhớ, cùng với các thỏa thuận trước đây của Mỹ nhằm giúp giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh khác mà Việt Nam đang đối mặt, chẳng hạn như rà phá bom mìn chưa nổ và tẩy rửa dioxin, sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hòa giải giữa hai cựu thù và xây dựng lòng tin lẫn nhau. Điều này, đến lượt nó, sẽ tạo tiền đề cho hai nước tiến hành các hoạt động hợp tác quốc phòng thực chất và có ý nghĩa hơn trong tương lai. Do đó, việc ký Bản ghi nhớ có thể sẽ là kết quả quan trọng nhất trong chuyến thăm Việt Nam ngày hôm nay của Bộ trưởng Austin.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/07/2021

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.sg.

***********************

Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam

Nguyễn Quang Dy, Nghiên cứu quốc tế, 27/07/2021

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thời Biden cũng như thời Trump, dựa trên quan hệ với ASEAN và "Bộ Tứ" (Quad) làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi Trump coi trọng quan hệ song phương và coi nhẹ đồng minh thì Biden coi trọng quan hệ đa phương với đồng minh. Đó là bối cảnh của chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Singapore, Việt Nam, Philippines vào cuối tháng này.

my2

Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN - Ảnh minh họa

Bối cảnh

Theo một khảo sát gần đây của viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute tại Singapore), 61,5% những người được hỏi ở khu vực đã ủng hộ liên kết với Mỹ, chứ không phải Trung Quốc. Sự trở lại của các quan chức ngoại giao kỳ cựu dưới thời Obama đã làm nhiều nước ASEAN kỳ vọng vào một "thời kỳ vàng son" trong quan hệ Mỹ-ASEAN.

Sau bốn năm dưới thời Trump, hầu hết các nước ASEAN hoan nghênh Biden trở lại, và mong đợi chính quyền Biden sẽ chủ động cải thiện quan hệ với ASEAN. Nhưng sau nửa năm cầm quyền, họ vẫn cảm thấy bị Washington lãng quên. Cú sốc đầu tiên là Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời chỉ nhắc một cách chung chung đến ASEAN và một số nước như Việt Nam và Singapore, nhưng không nói đến Philippines và Thailand.

Cú sốc thứ hai là các ngoại trưởng ASEAN phải chờ 45 phút tại cuộc họp (trực tuyến) lần đầu với ngoại trưởng Mỹ (ngày 25/5) khi Antony Blinken đang bay từ Châu Âu đi Trung Đông, nên phải hoãn cuộc họp vào phút chót vì không kết nối được mạng.

Các nước ASEAN thường phàn nàn về sự vắng mặt của lãnh đạo Mỹ tại các cuộc họp cấp cao ở khu vực. Đối với các nước ASEAN, sự có mặt của tổng thống Mỹ không chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà đó còn là dấu hiệu của sự cam kết về chính sách. Trong khi các nước ASEAN thất vọng trước sự cố ngoại giao nói trên, thì Bắc Kinh "ngư ông đắc lợi". Ngay sau đó, ngoại trưởng Trung Quốc đã tổ chức một "hội nghị đặc biệt" với các ngoại trưởng ASEAN tại Trùng Khánh (7-8/6/2021).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã thay mặt Ngoại trưởng Blinken xin lỗi các ngoại trưởng ASEAN. Washington đã cử thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman tới Indonesia, Campuchia, và Thailand (25/5-4/6/2021). Theo giới truyền thông, Wendy Sherman là quan chức ngoại giao cao nhất của Mỹ đến thăm ASEAN kể từ khi Biden nhậm chức. Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia cũng khẳng định rằng Washington đang chuẩn bị một cuộc họp ngoại trưởng với ASEAN (13/7) để thay thế cho cuộc họp đã bị hoãn.

Theo học giả Joshua Kurlantzik, sự cố ngoại giao nói trên đã khiến Mỹ mất điểm với khu vực, làm các nước ASEAN cảm thấy không được coi trọng như mong đợi. Trong sáu tháng đầu, Team Biden "xoay trục sang Châu Á", nhưng ưu tiên cho "Bộ Tứ", họp cấp cao lần đầu và ra tuyên bố chung (13/3). Ngoại trưởng Blinken và bộ trưởng Quốc phòng Austin thăm Nhật và Hàn Quốc (16/3). Tổng thống Biden dự họp cấp cao G-7 tại Anh (12/6). Dự kiến Tổng thống Biden ​​s trc tiếp d hi ngh thượng đỉnh ASEAN vào cuối năm.

Ngoại trưởng Blinken đã điện đàm với 7/10 ngoại trưởng ASEAN. Tổng thống Biden đã mời ba nhà lãnh đạo ASEAN dự hội nghị trực tuyến về biến đổi khí hậu (tháng 4/2021), nhưng ông chưa điện đàm với một ai trong số 10 nhà lãnh đạo ASEAN. Sau các cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, ASEAN dường như bị lãng quên.

Gần đây, Washington càng tỏ ra khó chịu trước việc lãnh đạo ASEAN không phản ứng quyết liệt đối với cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar (2/2021). ASEAN đã không đình chỉ tư cách thành viên của Myanmar, mà còn ngăn cản các biện pháp trừng phạt (dù khiêm tốn) đối với chính quyền quân sự của Myanmar. ASEAN đã hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar bằng cách mời họ tới dự các cuộc họp cấp cao trong khu vực.

Nhưng Trung Quốc mới là nguồn bất cập lớn nhất giữa chính quyền Biden và ASEAN. Trên thực tế, tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN (ngoại trừ Việt Nam), không dám công khai liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc. Các đồng minh Philippines và Thailand đã "xoay trục" về phía Trung Quốc. ASEAN đã tỏ ra ngần ngại tham gia bất kỳ chiến lược ngăn chặn nào do Mỹ dẫn dắt, nhằm đối phó với sự trỗi dậy đầy thách thức của Trung Quốc.

Tuy chính quyền Biden cũng như Trump xác định Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chính", và định vị Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất", nhưng các nước ASEAN chưa quên bài học đã từng bị Mỹ bỏ rơi. Đó là chưa kể Trung Quốc tăng cường phân hóa và lôi kéo ASEAN, bao gồm các nước đồng minh của Mỹ như Philippines và Thailand.

Chính quyền Biden đang cổ vũ kế hoạch "Tái thiết Thế giới Tốt hơn" (Build Back Better World) do Mỹ hậu thuẫn cho các dự án hạ tầng chất lượng cao. Tuy kế hoạch này sẽ giúp các nước khu vực có sự lựa chọn thay thế cho chương trình "vành đai Con đường" của Trung Quốc, nhưng kế hoạch đó khó triển khai nhanh vì đại dịch.

Mỹ với khu vực

Theo giáo sư Carl Thayer , Chính quyền Biden đã xác định Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên chiến lược, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới đồng minh và đối tác. Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Lâm thời (3/2021) cam kết "cộng tác với Singapore và Việt Nam để đạt được mục tiêu chung".

Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin đã có kế hoạch đến thăm Việt Nam trước khi tham dự Đối thoại Shangri-la (Singapore, 4-5/6/2021), nhưng phải hủy bỏ vì đại dịch bùng phát. Vì vậy, tiếp theo cuộc họp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Anthony Blinken và các ngoại trưởng ASEAN (13/7/2021), chuyến thăm Singapore, Việt Nam và Philippines của Austin là một chỉ dấu rằng Mỹ đang tăng cường quan hệ với các nước ASEAN.

Trong cuộc họp báo ngày 21/7, Austin nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ củng cố một trong những "tài sản chiến lược là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta". Austin xác định ba thông điệp chính trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ trong bài diễn văn chính tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Thứ nhất, "Mỹ là đồng minh đáng tin cậy cho an ninh khu vực", giúp các nước đối phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch. Thứ hai, "Mỹ cam kết vì một trật tự khu vực công bằng hơn, cởi mở hơn, và bao trùm", cùng với các giá trị chung. Thứ ba, "Mỹ sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác để theo đuổi tầm nhìn mới và khả năng răn đe tích hợp", nhằm hiện đại hóa năng lực của Mỹ và ASEAN để đối phó với Trung Quốc đang bắt nạt khu vực.

Tại sao Austin lại chọn Singpapore, Hà Nội, và Manila ? Singapore là đồng minh và đối tác quân sự đáng tin cậy nhất của Mỹ trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Lâm thời nhắc đến Singapore và Việt Nam. Mỹ đã đồng ý bán 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cho Singapore như một ưu tiên cao.

Philippines vốn là đồng minh của Mỹ, nhưng Duterte đã ngả theo Trung Quốc. Về lâu dài, Mỹ phải lôi kéo Manila trở lại, nhưng trước mắt Austin cần thỏa thuận với Manila về Hiệp định Lực lượng Viếng thăm cho Mỹ đóng quân tại nước này. Đối với Việt Nam, chuyến thăm của Austin chuẩn bị cho chuyến thăm của Phó tổng thống Kamala Harris (dự kiến vào giữa tháng 8).

Austin sẽ trao đổi với lãnh đạo các nước ASEAN mà ông đến thăm về kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm cập nhật và hiện đại hóa năng lực quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và đề xuất chương trình hợp tác song phương với các nước khu vực trong tương lai. Việt Nam được các chính quyền Mỹ đánh giá cao là đối tác an ninh tiềm năng có nhiều đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Ngoại trưởng Blinken và bộ trưởng quốc phòng Austin đang dẫn đầu các nỗ lực nhằm kết nối với các đồng minh và đối tác chiến lược ở khu vực. Trong cuộc họp trực tuyến lần đầu với các ngoại trưởng ASEAN, Blinken nhấn mạnh  đến "lợi ích chung" và cam kết ủng hộ "vai trò trung tâm của ASEAN" để định hình cơ chế an ninh khu vực.

Trong cuộc họp ngoại trưởng Mỹ-ASEAN (13/7), Blinken đã nói thẳng về "mối quan ngại sâu sắc của Washington" đối với hành động thiếu quyết đoán của ASEAN trước cuộc khủng hoảng Myanmar, và kêu gọi phải thả ngay các nhà hoạt động dân chủ và lãnh đạo dân sự, đã bị giới cầm quyền quân sự ở Myanmar "bắt giam một cách bất công".

Trong khi Trung Quốc không để phí thời gian nhằm lôi kéo các nước khu vực bằng đầu tư, và gần đây bằng vaccine, thì Mỹ cũng nóng lòng lôi kéo các nước ASEAN. Blinken nhấn mạnh cam kết của Chính quyền Biden muốn thông qua ASEAN để đối phó với các thách thức của Trung Quốc ở khu vực. Mỹ kiên quyết bác bỏ các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, lên án Trung Quốc bắt nạt Malaysia, Việt Nam, và Philippines.

Vào giữa tháng 3 và tháng 5/2021, Philippines đã bị cuốn vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), khi 238 tàu dân quân biển của Trung Quốc đã hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế nước này. Tại Singapore, Austin sẽ giới thiệu các nét chính về Chiến lược Quốc phòng của Chính quyền Biden nhằm đối phó với Trung Quốc. Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, chuyến thăm của Austin chứng tỏ vai trò quan trọng của ASEAN như "một phần thiết yếu trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương".

Manila đã nhảy từ cực này sang cực khác dưới thời tổng thống Duterte. Chuyến thăm Manila của Austin đúng vào thời điểm quan trọng, chỉ vài tuần sau khi Duterte quyết định hoãn việc khôi phục hoàn toàn Hiệp định Lực lượng Viếng thăm. Nay Tổng thống Duterte đang chìa cành ô-liu cho Tổng thống Biden. "Lúc này tôi chỉ muốn đàm phán với ai đó ở Washington, dù là Phủ Tổng thống hay là Bộ Ngoại giao, hay là Bộ Quốc phòng".

Mỹ với Việt Nam

Chính quyền Biden đánh giá cao vai trò của Việt Nam, và muốn nâng quan hệ song phương với Việt Nam lên mức cao hơn. Marc Knapper (dự kiến là đại sứ mới của Mỹ tại Việt Nam) đã nói với Tiểu ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ trong phiên điều trần (ngày 13/7) rằng "Hiện nay, chúng ta có quan hệ "đối tác toàn diện" với Việt Nam ; hy vọng chúng ta sẽ nâng cấp lên thành "đối tác chiến lược", qua tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam.

Các cuộc thảo luận của Austin với lãnh đạo Việt Nam sẽ nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với an ninh và ổn định tại Biển Đông, để đối phó với hành động bắt nạt và đe dọa của Trung Quốc. Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề chiến lược, nhằm điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc, và các ưu tiên của Việt Nam về hợp tác quốc phòng trong tương lai.

Theo Carl Thayer, trong chuyến thăm này, Austin có thể mời bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang thăm Mỹ. Nếu hai bên khó đạt được một thỏa thuận chính thức, hãy giao cho các quan chức quốc phòng hai bên tiếp tục làm việc, như mua/bán, chuyển giao khí tài quân sự và công nghệ quốc phòng, cũng như đào tạo các chuyên gia cho Việt Nam.

Các đại sứ Việt Nam ở Mỹ cũng như các đại sứ Mỹ ở Việt Nam đều nhấn mạnh "mô tả quan hệ song phương như thế nào không quan trọng bằng bản chất chiến lược của quan hệ đó". Chính quyền Biden tuy nhấn mạnh việc nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác chiến lược", nhưng nếu Austin nêu vấn đề này ra, chắc Hà Nội sẽ lúng túng.

Theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Mỹ muốn ưu tiên cho đối tác chiến lược với Việt Nam. Nhưng Thayer cho rằng quan điểm đó thiếu thực tế vì quan hệ Mỹ-Việt là "đồng sàng dị mộng". Việt Nam hợp tác quân sự với Mỹ rất thận trọng, để tránh bị Trung Quốc coi đó là khiêu khích. Tuy bên ngoài tích cực hợp tác, nhưng bên trong Hà Nội cần đồng thuận.

Hà Nội muốn Chính quyền Biden tái khẳng định lập trường cứng rắn mà cựu Ngoại trưởng Pompeo đã tuyên bố (7/2020) rằng Bãi Tư Chính là của Việt Nam và Trung Quốc không có quyền khai thác dầu khí ở đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hà Nội muốn nâng cấp ngay quan hệ lên đối tác chiến lược, mà cần xúc tiến một cách thận trọng.

Việt Nam nằm trong danh sách các nước khu vực được ưu tiên nhận vaccine của Mỹ qua cơ chế Covax. Đến nay Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam 5 triệu liều vaccine Moderna, và hứa sẽ cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam để đối phó với đại dịch đang diễn biến phức tạp. Viện trợ vaccine cho Việt Nam đúng lúc là một bước xây dựng lòng tin, như câu thành ngữ "người bạn thực sự là người bạn khi cần".

Mỹ và Việt Nam đều không muốn Trung Quốc cư xử một cách côn đồ, nhưng hai bên vẫn khó nhất trí phải làm thế nào. Theo các chuyên gia, sau việc ưu tiên đối phó với đại dịch Covid-19 sẽ là ưu tiên đối phó với biến đổi khí hậu, nhất là khi John Kerry (một người thân thiện với Việt Nam) đang phụ trách vấn đề đó.

Theo các chuyên gia về quan hệ Mỹ-Việt, mỗi khi vấn đề nhân quyền nổi lên, nó thường làm gián đoạn các sáng kiến ​​mà lãnh đạo hai nước đang theo đui và có th làm cho quan h tht lùi. Đạo lut Sáng kiến Trn an Châu Á đề cp đích danh Việt Nam trong phần nói về nhân quyền, và để ngỏ khả năng trừng phạt nếu Việt Nam vi phạm.

Mấy năm qua, Mỹ và Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc về đồng thuận chiến lược, do mối lo chung trước sự trỗi dậy đầy nguy hiểm của Trung Quốc ở khu vực, từ thượng lưu sông Mekong đến Biển Đông. Vì vậy, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã ký thỏa thuận về tiền tệ.

Tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức cáo buộc Việt Nam là nước thao túng tiền tệ. Đến tháng 4/2021, tuy Bộ Tài chính Mỹ đã rút Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ, nhưng nói rằng Việt Nam, cùng với Đài Loan và Thụy Sỹ, đã vượt ngưỡng. Trong tuyên bố chung ngày 19/7, Việt Nam đã xác nhận cam kết theo quy định của IMF "sẽ không thao túng tỷ giá hối đoái để tránh phải điều chỉnh cán cân thanh toán, hoặc giành lợi thế cạnh tranh không công bằng", và hứa "sẽ không phá giá đồng tiền để cạnh tranh".

Vai trò của Bộ Tứ

Nếu chính quyền Trump đã nhân cơ hội Trung Quốc bành trướng ở khu vực để hồi sinh "Bộ Tứ" thì chính quyền Biden đặt "Bộ Tứ" vào tâm điểm của chiến lược  Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây là một bước chuyển lớn, đặt "Bộ Tứ" vào đúng chỗ và đúng lúc.

"Bộ Tứ" có thể phát huy vai trò đối với các nước ASEAN ven biển như Indonesia, Việt Nam và Philippines, để định hình lại các nỗ lực nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc, với các biện pháp làm giảm thiểu rủi ro để tránh leo thang do xung đột xảy ra ngoài ý muốn. "Bộ Tứ" có thể chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài năm 2016, theo đó đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.

"Bộ Tứ mở rộng" có thể đưa sáng kiến ra Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để thông qua hoặc giao vấn đề đó cho Diễn đàn Khu vực ASEAN hay các cơ chế khu vực khác thảo luận và báo cáo cho EAS. Cuộc họp cấp cao giữa các nguyên thủ quốc gia có thể xem xét để phê chuẩn sự hợp tác về các vấn đề cụ thể. Đối với các vấn đề phức hợp, "Bộ Tứ" có vị trí thuận lợi để xúc tác giúp các nước khu vực hợp tác hiệu quả hơn, làm đòn bẩy cân bằng lực lượng, hoặc hợp tác với Trung Quốc. Nói cách khác, "Bộ Tứ" có vai trò lớn trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính quyền Biden dự kiến sẽ họp cấp cao "Bộ Tứ" tại Washington vào cuối năm nay, với nội dung hợp tác trên các lĩnh vực như hạ tầng số chất lượng cao, đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng, và công nghệ thông tin, kỹ thuật số. "Bộ Tứ" là một cơ chế tuy không chính thức nhưng bền vững, và có tác dụng "nhân bản sức mạnh" để đảm bảo an ninh khu vực. Vì mang tính ứng biến (improvisational), nên chưa rõ "Bộ Tứ" sẽ tham gia thế nào vào cơ chế chính thức của khu vực.

Trong một khu vực còn nhiều thể chế cứng nhắc, nhàm chán, và quan liêu, thì bước chuyển nhằm kiến tạo các hành động tập thể theo chức năng là một sự đổi mới lớn dựa trên nguyên tắc đơn giản là "hình thức phải theo chức năng". Nói cách khác, ai ngồi vào bàn phải đảm bảo sẵn sàng và có thể đem lại giá trị gia tăng. "Bộ tứ" có thể mời các nước ASEAN ven biển như Indonesia, Viêt Nam, Singapore, Malaysia và Philippines tham gia thảo luận về lập trường chung hoặc các hành động cụ thể.

"Bộ Tứ" có thể quyết định nâng cao năng lực hàng hải cho khu vực. Để đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng, "Bộ Tứ" có thể mời Hàn Quốc và Singapore tham gia, như hai trung tâm công nghệ lớn của Châu Á. Vì ASEAN không đe dọa lợi ích các nước lớn, nên họ hoan nghênh vai trò đối thoại về chính trị và an ninh khu vực để các bên tham gia. Nói tóm lại, ASEAN có vai trò quan trọng trong mạng lưới ngoại giao của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Nhiều người cho rằng diễn đàn ASEAN chỉ là nơi để nói chứ không đem lại kết quả. Nguyên tắc của ASEAN là đồng thuận thay vì đối đầu, tuy đạt được một số thành công nhưng nếu ASEAN áp dụng nguyên tắc đó vào đàm phán COC cho tranh chấp Biển Đông thì có thể phản tác dụng. ASEAN không thể im lặng vì lý do đồng thuận trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ cuối thập niên 2000, các nước Malaysia, Philippines, và Singapore đã buộc phải lên tiếng cùng với Việt Nam trước thái độ ngày càng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu đồng thuận đòi hỏi tất cả các thành viên ASEAN phải nhất trí thì triển vọng các nước ASEAN dám đương đầu với Trung Quốc chỉ là ảo tưởng.

Theo quan điểm của Mỹ, sự có mặt của hải quân Mỹ và "Bộ Tứ" có thể làm thay đổi cục diện bất lợi giữa Malaysia và Trung Quốc, giúp Malaysia có sự răn đe cần thiết. Nhưng lãnh đạo Malaysia lại có quan điểm khác, lo ngại sự có mặt của hải quân Mỹ sẽ buộc Trung Quốc leo thang vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của họ. Vì vậy, trong cuộc đối đầu năm ngoái, trong khi tàu chiến Mỹ phải rút, thì tàu chiến Trung Quốc vẫn ở lại.

Các nước khu vực từng hy vọng rằng ASEAN có thể định đoạt quan hệ của họ với nhau và với các nước lớn. Nhưng trên thực tế, các nước lớn như Trung Quốc đang định đoạt quan hệ nội bộ của ASEAN. Nhưng ASEAN vẫn có cơ hội thành công nếu họ chấp nhận vai trò các nước khác như "Bộ Tứ" để cân bằng lực lượng. Dù muốn hay không, sức mạnh vẫn cần thiết trong quan hệ quốc tế. Nếu ASEAN không từ bỏ ý tưởng về "con đường thứ ba" và không cần đến các nước lớn, thì đó chỉ là ảo tưởng.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/07/2021

Tham khảo

1. Interim National Security Strategic Guidance, the White House, March 03, 2021.

2. Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so farRichard Heydarian, South China Morning Post, June 8, 2021.

3. The Quadrilateral Security Dialogue Is Consolidating Its Power Against China, Robert Manning & James Przystup, National Interest, July 4, 2021.

4. Vietnam-US Reach Accord on Alleged Currency Manipulation, Sebastian Strangio, Diplomat, July 20, 2021.

5. US moves to repair its ties with ASEAN, Richard Heydarian, Asia Times, July 21, 2021.

6. US Defense Secretary Austin to Visit Vietnam, Singapore and the Philippines, Carl Thayer, July 22, 2021.

Published in Diễn đàn

Mỹ muốn thăm dò Việt Nam về khả năng lập quan hệ đối tác chiến lược ?

Thanh Hà, RFI, 29/07/2021

Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với Việt Nam, củng cố thêm liên minh ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Câu hỏi còn lại đối với Hà Nội là tìm được thế cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Đâu là phản ứng của Trung Quốc trước viễn cảnh với sự trợ giúp của Mỹ, Việt Nam nâng cấp khả năng phòng thủ ?

myviet1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và động nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang, duyệt đội quân danh dự tại Hà Nội, ngày 29/07/2021.  AP - Nguyen Trong Duc

Washington và Bắc Kinh cùng đang nhìn về Hà Nội vào lúc bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang. Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Mỹ, vốn là cựu thù, ngày càng thúc đẩy hợp tác quân sự. Đây sẽ là một trong những điểm chính được bộ trưởng quốc phòng, Lloyd Austin, thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam hôm nay (29/07/2021).

Trả lời báo South China Morning Post, chuyên gia về Đông Nam Á, Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Yusof Ishak tại Singapore đánh giá : Những tham vọng trong khu vực của Trung Quốc càng lớn, thì Việt Nam và Mỹ "càng chú trọng nhiều hơn vào việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương, đặc biệt là tại Biển Đông". Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có lập trường cứng rắn nhất, cưỡng lại Trung Quốc dùng bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền với gần hết Biển Đông. 

Theo giới phân tích, do quá khứ lịch sử chiến tranh Mỹ - Việt, do quan hệ giữa hai nước Việt - Trung đều do đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo, tới nay hợp tác quân sự luôn luôn là một điểm nhậy cảm trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Tuy nhiên, từ 2014 sau sự kiện giàn khoan dầu của Trung Quốc hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông trong 10 tuần lễ liên tiếp, các chính quyền Mỹ liên tiếp đều dành cho Việt Nam nhiều ưu ái, và có những dấu hiệu cho thấy dường như có khuynh hướng "trông cậy" vào Việt Nam nhiều hơn.

Thứ nhất là trong cuộc điều trần tại Thượng Viện đầu tháng 07/2021, ông Marc Knapper, người vừa được tổng thống Biden bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã nêu khả năng Mỹ xem Việt Nam là một "đối tác chiến lược". Theo phân tích của giáo sư Carlyle Thayer, Học Viện quốc phòng Úc, bộ trưởng Lloyd Austin đến Hà Nội lần này là nhằm "thăm dò" ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về kịch bản này. Theo giáo sư Thayer, tướng Lloyd Austin và các lãnh đạo Việt Nam sẽ "trao đổi về tầm nhìn chiến lược, về cách xử lý trong quan hệ với Trung Quốc, và về những ưu tiên của phía Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng cho giai đoạn sắp tới". 

Dấu hiệu thứ nhì là đối với Washington, Việt Nam ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, do vậy có nhiều khả năng Việt Nam mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ. South China Morning Post nhắc lại, từ 2016 Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, nhưng nguồn cung cấp chính của Việt Nam tới nay vẫn là Nga. Năm 2017, tổng thống Trump từng trực tiếp khuyến khích Hà Nội trang bị tên lửa và hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ. 

Tờ báo Hồng Kông này còn trích dẫn tiến sĩ Phạm Quang Minh, nguyên viện trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, nhắc lại mong muốn của Mỹ cung cấp vũ khí cho Việt Nam và các trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ cho phép Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. 

Các ý định đó của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng. Chưa bao giờ Bắc Kinh chấp nhận để cho Việt Nam được giúp đỡ tăng cường sức mạnh quân sự, thậm chí cho dù là từ Nga. Vẫn chuyên gia Lê Hồng Hiệp, được South China Morning Post trích dẫn, cho rằng "Trung Quốc không muốn Việt Nam và Mỹ đẩy mạnh quan hệ quân sự", hay Hoa Kỳ giúp đỡ bất kỳ một quốc gia nào khác trong khu vực trên phương diện này. 

Câu hỏi còn lại là về mặt an ninh và quân sự, Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ đến mức độ nào ? Còn về phía Trung Quốc, như một số nhà phân tích ghi nhận, có nhiều khả năng Bắc Kinh tránh công khai lên tiếng về hợp tác Mỹ - Việt, nhưng ở hậu trường, Trung Quốc có thể có những tính toán nào khác và sẽ kiên nhẫn với Việt Nam cũng như với các đối tác "hữu nghị với Mỹ" ở Đông Nam Á này trong bao lâu ? Một câu hỏi khác đang đặt ra đó là sự can thiệp dồn dập của Hoa Kỳ trong khu vực này liệu có nguy cơ khiến Trung Quốc càng tỏ thái độ quyết đoán hơn nữa hay không ?  

Điều chắc chắn là chuyến công du Việt Nam lần này của bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhằm hai mục tiêu, vừa thăm dò ý định của Hà Nội vừa nhằm quan sát phản ứng của Bắc Kinh. 

Thanh Hà

**********************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam về mở rộng hợp tác an ninh

Thanh Phương, RFI, 29/07/2021

Hôm 29/07/2021, trong chuyến công du Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phan Văn Giang tại Hà Nội về mở rộng hợp tác về an ninh.

myviet2

Phái đoàn bộ quốc phòng Mỹ (phải) hội đàm với phái đoàn Việt Nam, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 29/07/2021. AP - Nguyen Trong Duc

Theo hãng tin AP, hai bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận về hợp tác giải quyết những hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, bao gồm việc tiếp tục tìm kiếm lính Mỹ mất tích, rà phá bom mìn, xử lý hậu quả chất độc da cam. Hai bên cũng bàn về hợp tác an ninh phi truyền thống trong việc tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa và phòng chống Covid-19.

Theo tin báo chí trong nước, nhân dịp này, bộ trưởng quốc phòng Mỹ thông báo hỗ trợ trang thiết bị phục vụ nỗ lực phòng chống Covid-19 của Việt Nam. Kết thúc hội đàm, hai bộ trưởng đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ về "hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt của các liệt sĩ Việt Nam".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Trong ngày hôm nay, bộ trưởng Austin sang Philippines.

Việt Nam cùng với Philippines là hai nước lên tiếng mạnh mẽ nhất với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tiếp tục tăng cường sự hiện diện và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp.

Theo hãng tin Reuters, trước khi gặp bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang, ông Austin đã tuyên bố Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào. Lãnh đạo Lầu Năm Góc nhấn mạnh : "Một trong những mục tiêu chính yếu của chúng tôi là bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ".

Tuy bộ trưởng quốc phòng Mỹ không nêu tên Trung Quốc, nhưng theo Reuters, Bắc Kinh vẫn bị xem là muốn các nước châu Á phải chọn lựa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Hôm thứ Ba vừa qua, tại Singapore, chặng đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ông, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã tuyên bố những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở phần lớn Biển Đông là "không có cơ sở về mặt pháp lý quốc tế". Ông Austin đã chỉ trích những hành động của Bắc Kinh tại những vùng biển tranh chấp, nơi mà Trung Quốc có những yêu sách chủ quyền chồng lấn với một số nước Đông Nam Á. Ông tái khẳng định là Hoa Kỳ sẽ yểm trợ các quốc gia này bảo vệ quyền của họ chiếu theo luật quốc tế.

Thanh Phương

**********************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam, trọng tâm là hợp tác quân sự và an ninh

Thanh Phương, RFI, 28/07/2021

Trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên của một thành viên nội các tổng thống Joe Biden, sau Singapore, hôm nay, 28/07/2021, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến thăm Việt Nam trong hai ngày. 

myviet3

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, thăm Việt Nam. Ảnh minh họa chụp hôm 21/07/2021.  AFP – Olivier Douliery

Theo nhật báo South China Morning Post, bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ có các cuộc hội đàm tập trung vào hợp tác quân sự và an ninh giữa hai nước cựu thù. Cụ thể, trong các cuộc hội đàm ngày 29/07/2021 giữa ông Austin với bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, hai bên sẽ bàn về việc Mỹ cung cấp các tàu tuần duyên cho Việt Nam và về khả năng một hàng không mẫu hạm thứ ba của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam để thể hiện mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Theo dự kiến, hai bộ trưởng quốc phòng sẽ ký một biên bản ghi nhớ về di sản của chiến tranh Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam xác định vị trí, nhận dạng và thu tập thi hài của hàng trăm ngàn binh sĩ Việt Nam đã thiệt mạng trong thời gian chiến tranh và nay vẫn bị xem là mất tích. 

Bộ trưởng Austin hôm nay đến thăm nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, được mệnh danh là "Hanoi Hilton", do từng là nơi giam giữ các phi công Mỹ. Ngày mai, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tiếp bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. 

Theo South China Morning Post, các nhà phân tích cho rằng chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Austin nhằm chứng tỏ cam kết của Washington thắt chặt quan hệ với Hà Nội. Hai nước đã bình thường hóa bang giao từ năm 1995 và qua nhiều đời tổng thống Mỹ vẫn hợp tác ngày càng chặt chẽ, nhất là nhằm đối lại với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. 

Chính quyền của tổng thống Joe Biden đã thể hiện ý định tăng cường quan hệ với Hà Nội qua việc bổ nhiệm ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Khi điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ trong tháng này, ông Knapper cho biết có hy vọng nâng quan hệ Mỹ-Việt từ đối tác toàn diện lên thành đối tác chiến lược.

Thanh Phương

Published in Việt Nam

Thực tế là Trung Quc ngày càng có thêm nhng hành đng xâm phm thô bo ch quyn bin đo ca Vit Nam, mà gn nht là v Bãi Tư Chính đã gây căng thng cao đ quan h ngoi giao song phương gia Vit Nam và Trung Quc ; cũng như trong quan h quc tế đã và đang đe dọa s n đnh trong khu vc và hòa bình thế gii.

dongminh1

Không đồng minh vĩnh viễn, cũng chẳng kẻ thù vĩnh cửu

Đứng trước thc tế trên, cho đến lúc này, trong công lun có hai khuynh hướng trái ngược v đi đi sách ca nhà đương quyn Vit Nam vi Trung Quc liên quan đến tranh chp ch quyn bin đo ti Bin Đông :

- Cần thay đổi đối sách với Trung Quốc

- Cần tiếp tc đi sách bao lâu nay vi Trung Quc

I. Cần thay đổi đối sách với Trung Quốc

Những ngưởi theo khuynh hướng này, trong đó có chúng tôi đã th hin khuynh hướng ca mình trên din đàn này qua bài viết "Đã đến lúc Vit Nam chm dt đi sách ‘đi dây’ gia Trung Quc và Hoa Kỳ" (1). Vì sao ?

Theo lập lun ca chúng tôi được trình bày chi tiết trong bài viết nêu trên, thì có hai căn cứ đ cn thay đi đi sách "Đi dây" trong quan hệ song phương gia Vit Nam vi Trung Quc và Vit Nam vi Hoa Kỳ và t b ch trương "Ba không" trong quan hệ đa phương vi cng đng các quc gia trên thế gii (Không tham gia liên minh quân sự vi nước nào, không cho nước ngoài đt căn c quân s trên lãnh th Vit Nam, và không v phe nước nào chng li mt nước khác).

1. Vì chính sách đi dây này không có hiệu qu trên thc tế, đang tiến dn đến nhiu nguy cơ, dù Việt Nam đã có nhiu c gng theo đui hàng thp niên qua (1).

2. Vì đến lúc này, Vit Nam đã có đ các yếu t ch quan cũng như khách quan thun li đ chm dt chính sách đi dây gia Trung Quc và Hoa Kỳ (2).

II. Cần tiếp tục đối sách bao lâu nay với Trung Quốc

Theo khuynh hướng cn tiếp tc đi sách bao lâu nay ca nhà đương quyn Vit Nam vi Trung Quc là "Đi dây" trong quan hệ song phương vi Trung Quc và vi Hoa Kỳ, duy trì ch trương "Ba không". Lập lun rng, nếu thay đi thì :

1. Trung Quốc s có phn ng điên cung, bt li và gây nhiu khó khăn nhiu mt cho Vit Nam không th vượt qua. 

Khuynh hướng này cho rng s la chn như thế s rt nguy him, đưa đến hu qu nghiêm trng, nhiu mt khó lường do Trung Quc gây ra. Trong khi quan h đng minh với Hoa Kỳ bp bênh, không có gì bo đm đáng tin cy, do thc tế Hoa Kỳ có th b rơi Vit Nam, nếu sau đó Hoa Kỳ và Trung Quc tha thun được vi nhau v phân chia quyn lc trong vùng và quyn li ti Bin Đông.

Khuynh hướng này đơn c trường hợp mới đây Trung Quc ch mi c tình kéo dài thi gian kim soát thuế quan hàng thc phm tươi sng nhp t Vit Nam qua biên gii, cũng đã làm nhiu mt hàng hư thi. Trong khi kinh tế Vit Nam bao lâu nay l thuc nng n vào nn kinh tế Trung Quc. Đó là chưa k nhng đòn trng pht quân s, liu Hoa Kỳ có giám can thip bênh vc khi Vit Nam liên minh vi Hoa Kỳ ; hay li như trường hp ca Philippines, mt nước có hip ước liên minh quân s vi Hoa Kỳ, khi b Trung Quc chiếm mt đo ca mình yêu cu Hoa Kỳ can thiệp thì đã b Ngoi trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thi Tng thng Barack Obama thoái thác, rng "Biển Đông đ ln cho Trung Quc có phn" (?).

2. Về quan h đng minh vi Hoa Kỳ bp bênh, không có gì bo đm.

Khuynh hướng này cho rng, kinh nghim thực tế cho thy Hoa Kỳ tng là đng minh không đáng tin cy và tng được thc tế cho thy, vì quyn li thiết thân ca quc gia, Hoa Kỳ có th "phản bi, bán đng đng minh".

Dẫn chng thc tế trong quá kh xa gn như : Trong thi kỳ chiến tranh Quc- Cng ; Nam - Bắc (1954-1975) Việt Nam Cng Hòa Min Nam đã b đng minh Hoa Kỳ phn bi, b rơi cho cng sn Bc Vit thôn tính, cng sn hóa Min Nam. Đó là h qu sau khi Hoa Kỳ đã bt tay được vi Trung Quc qua Thông cáo chung Thượng Hi 1972 được ký kết giữa Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Ch tch Trung Quc Mao Trch Đông ; hay như M bỏ rơi đng minh Đài Loan đ Trung Quc chiếm ch trong Liên Hip Quc năm 1995. Tt c ch vì th trường béo b trên 1 t dân Hoa lc hp dn hơn nhiu so vi th trường tiêu thụ vũ khí Vit Nam qua cuc chiến ; hay so vi th trường tiêu th hàng hóa không đáng k, vi vài chc triu dân ca đo quc Đài Loan.

Một vài trường hp đin hình khác nơi này nơi khác trên thế gii, cũng được khuynh hướng này dn chng như : Nicaragua một nước Trung M tng là đng minh ca Hoa Kỳ, ri vì quyn li ca Hoa Kỳ, tướng Daniel Ortega tng thng x này đã b Hoa Kỳ bt đem v Hoa Kỳ x ti "buôn bán ma túy" vào những năm đu thp niên 2000. Và gn nht vn đang là vn đ thi s là vụ Hoa Kỳ b rơi đng minh người Kurdistan vùng Trung Đông cho Th Nhĩ Kỳ trit h, sau khi Tng thng hai nước M-Th tha thun ngm được các quyn li song phương gia hai quc gia… Mc du trước đó khi người Kurdistan tng là đng minh giúp Hoa Kỳ tiêu diệt khng b ISIS.

III. Nhận định

Trên đây là những quan ngi làm căn c lp lun cho rng Vit Nam không nên "từ b chính sách ‘Ba Không’ đ liên minh quân sự vi M. Nhưng vi nhn đnh ca chúng tôi và có l cũng ca nhiu người khác cùng nhn thức và quan đim thì tt c nhng quan ngi này, dù là thc tế, đu có th hóa gii được, mt khi Vit Nam dt khoát "từ b chính sách đi dây song phương gia Hoa Kỳ và Trung Quc" để"thoát Trung", liên kết vi Hoa kỳ và các quc gia đng minh trong một liên minh chng đ ngăn chn tham vng bá quyn ca Trung Quc, không đ b Trung Quc tiếp tc dùng "Vòng kim cô đỏ" từ quá kh đến hin ti, xiết c, kìm kp, mnh hiếp yếu "bắt nt Vit Nam" mãi được.

Bởi vì "không có đng minh vĩnh vin, cũng chng có k thù vĩnh cu". Thc tế đã như mt quy lut xã hi, quyn li ca quc gia nào cũng thế, luôn được coi là ti thượng. Mt khi các quc gia có quyn li tương đng thì hình thành các liên minh, khi li ích dị bit thì liên minh tan rã.

Lịch s đã cho thy nhiu bng chng. Đơn c : Trong Thế chiến II (1939-1945), Mỹ-Anh-Nga-Pháp-Trung Hoa Dân Quc… là đng minh chng li Phe Trc Đc-Ý-Nht, vì có chung mc đích và quyn li. Sau Thế chiến II, trong cuc chiến ý thc h toàn cu, hình thành thế gii lưỡng cc, Liên Xô - Trung Quốc cm đu phe xã hi ch nghĩa, Hoa Kỳ lãnh đo phe tư bn ch nghĩa vi các đng minh Anh, Pháp, Đc, Ý, Nht… Chiến tranh ý thc h toàn cu hay chiến tranh lnh chm dt, thế gii đa cc, hình thành các liên minh mi cnh tranh nhau trên th trường…

Và chẳng đâu xa, trong cuc chiến tranh Quc-Cng ti Vit Nam (1954-1975), một hình thái "Chiến tranh nóng" (Hot War nơi các nước nghèo) bên cạnh hình thái "Chiến tranh lnh" (Cold War giữa các nước giàu) Hoa Kỳ và các cường quc như Anh, Pháp, Đc, Nht trong "Phe tư bn ch nghĩa" đều là đng minh ca quc gia Vit Nam Cng Hòa Nam Vit Nam. Trong khi quc gia Vit Nam Dân Ch Cng Hòa Min Bc (ngy dân tc, ngy dân ch, cng hòa) nằm trong liên minh "Phe các nước xã hi ch nghĩa" đứng đu là Liên Xô và Trung Quc. Thế nhưng, sau chiến tranh, t năm 1995 Vit Nam dưới chế đ Cng Hòa Xã Hi Ch Nghĩa, được Hoa Kỳ ni li bang giao, t đi thủ trên chiến trường tr thành đi tác trên thị trường. T đó, sau đó và nh đó Vit Nam đã có cơ hi tng bước phát trin nhiu mt, nht là mt kinh tế, đ có b mt "phồn vinh" như hôm nay. Mc du người dân ai cũng biế"bộ mt phn vinh" hôm nay là kết qu ca con đường làm ăn "kinh tế th trường theo đnh hướng tư bn ch nghĩa" (trừ các dư lun viên ca nhà đương quyn" ăn cơm Đng múa ti ngày"). Nhưng vì sĩ din, nhà đương quyn Vit Nam vn phi chơi trò gian thương "treo đầu dê bán tht chó" (xanh vỏ đ lòng), rằng đó là nh con đường "kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa", như chúng tôi đã vch trn trong nhiu bài viết trước đây trên din đàn này.

Nhưng nói gì thì nói, chính thc tế hôm nay, sau gn 25 năm thc hi"Đối sách đi dây" (1995-2019) mềm do, khôn khéo gia Hoa Kỳ và Trung Quốc, Vit Nam đã hưởng li rt nhiu nh Hoa Kỳ. Theo nhn đnh ca chúng tôi, đến lúc này, Vit Nam đã có đ các yếu t ch quan cũng như khách quan thun li đ chm dt chính sách đi dây gia Trung Quc và Hoa Kỳ (3).

Về mt ch quan Việt Nam ngày nay đã tạo được các điu kin cn thiết đ "thoát Trung", chỉ cn to thêm "điều kin đlà từ b "Đối sách đi dây" mạnh dn tham gia liên minh vi Hoa Kỳ và các đng minh, không phi đ chng Trung Quc, mà đ có thế lc t v, giúp bo v đt nước trước tham vng bành trướng, bá quyn ca Trung Quc. Mun làm được điu này, nhng người lãnh đo đng cm quyn đc tôn và nhà nước đc tài toàn tr Vit Nam hôm nay, ch cn có dũng khí, vượt qua s s hãi do ám nh "bóng ma" quá khứ do đã "ngả theo Liên Xô" (sau 1975 ít năm) nên bị Trung Quc "dạy cho Vit Nam mt bài hc" (1979) gây khốn đn nhiu năm cho Vit Nam đến đ phi cu hòa xin bám tr li tr ct "Tổ quc xã hi ch nghĩa Trung Quc" (đang dãy chết) qua mật ước Thành Đô (1990).

Thế nhưng, các ông bà lãnh đạo "Đảng và Nhà nước ta" nên nhớ rng thế lc ca Liên Xô vào thi đim Vit Nam chn làm "Tổ quc xã hi ch nghĩa", chế đ xã hi ch nghĩa Liên Xô đang giãy chếtnên đành bỏ mc Vit Nam t gii quyết mi khó khăn do Trung Quc gây ra ; hoàn toàn khác với thế lc ca Hoa Kỳ lúc này (siêu cường). Nếu chn đng vào hàng ngũ vi Hoa Kỳ và các nước đng minh khác trong mt liên minh có mc tiêu chung gián ch tham vng bành trướng ca Trung Quc ti Bin Đông, vì có chung li ích vi Vit Nam. Nếu vì s la chn này Vit Nam gp nhiu khó khăn do Trung Quc gây ra, thì lãnh đo Vit Nam hãy vng tin mt cách có cơ s rng, Hoa Kỳ và đng minh có tha kh năng giúp Vit Nam vượt qua tt c. Đó là s tht. Đng đ vut mt cơ hi thun li đ "thoát Trung" khi có quyết đnh quá tr.

Thiện Ý

Nguồn : VOA, 02/11/2019

(1,2,3) Xin đọc thêm chi tiết nơi đim trong bài viế"Đã đến lúc Vit Nam chm dt đi sách ‘đi dây’ gia Trung Quc và Hoa Kỳ" đã đăng tvà còn lưu trên din đàn này.

Published in Diễn đàn

23 năm ngày Việt Nam- Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao (RFA, 11/07/2018)

Ngày 11 tháng 7 năm 2018 là ngày đánh dấu Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao tròn 23 năm, kể từ sau chiến tranh Việt Nam chấm dứt hồi cuối tháng 4 năm 1975.

hkvn1

Giám đốc Văn phòng Liên lạc Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông James Hall và đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phong ký thỏa thuận hai quốc gia mở văn phòng tại Hà Nội và Washington ngày 28/01/1995. AFP

Trong hơn 2 thập niên thiết lập mối quan hệ ngoại giao trở lại, Việt Nam và Mỹ mở rộng trao đổi các vấn đề về chính trị và kinh tế. Đối thoại nhân quyền hàng năm bắt đầu từ năm 2006 được tiếp tục sau hai năm gián đoạn. Vào tháng 7 năm 2000, hai quốc gia ký hiệp định thương mại song phương với nhau và có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm 2001.

Vào ngày 25 tháng 7 năm 2013, Việt Nam và Mỹ tuyên bố hai quốc gia nâng tầm quan hệ hợp tác đối tác toàn diện.

Vào năm 2016, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý tăng cường quan hệ trên cơ sở Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015.

Vào tháng 3 năm 2018, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

Và hồi cuối tháng 5 vừa qua, Hoa Kỳ lần đầu tiên mời Việt Nam tham dự cuộc tận trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2018, diễn ra từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 2 tháng 8 tại khu vực quần đảo Hawaii và phía Nam bang California của Mỹ.

Trong mối quan ngoại giao với Mỹ, Việt Nam từng lên tiếng cho biết sẽ đẩy mạnh chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và coi Hoa Kỳ là một đối tác hàng đầu, đánh giá cao các sáng kiến và nỗ lực của Hoa Kỳ, và các nước nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á.

Các nhà quan sát tình hình Việt Nam nhận định mặc dù Việt Nam và Trung Quốc có cùng ý thức hệ, tuy nhiên Hà Nội đang nỗ lực tiến gần hơn với Washington nhằm duy trì quyền tự chủ quốc gia và Hoa Kỳ hoan nghênh mối quan hệ ngày càng nồng ấm hơn với Việt Nam.

*******************

Hoa Kỳ phản ứng về y án phúc thẩm đối với ba nhà hoạt động nhân quyền (RFA, 11/07/2018)

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, vào ngày 11 tháng 7, ra tuyên bố bày tỏ "thất vọng sâu sắc" khi tòa phúc thẩm y án đối với sinh viên Trần Hoàng Phúc cùng ông Vũ Quang Thuận và anh Nguyễn Văn Điển với cáo buộc mơ hồ "tuyên truyền chống nhà nước".

hkvn2

Sinh viên Trần Hoàng Phúc, bị tuyên y án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế tại phiên tòa phúc thẩm, ngày 10/07/18. Courtesy : Facebook Nguyen Thien Nhan

Trong thông cáo báo chí được phổ biến một ngày sau phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 nhà hoạt động dân chủ vừa nêu, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam kêu gọi Hà Nội lập tức trả tự do cho 3 người này và tất cả những tù nhân lương tâm khác, đồng thời cho phép người dân tại Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.

Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 31 tháng Giêng năm 2018, cả ba người vừa nêu bị tuyên án theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" do đăng lên mạng xã hội Facebook và Youtube các video clips của kênh ‘Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt’. Mức án tổng cộng cho cả 3 người lên đến 20 năm và 6 tháng tù giam cùng 13 năm quản chế.

Sinh viên Trần Hoàng Phúc là thành viên của nhóm Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á-YSEALI, do cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lập nên. Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, sinh viên Trần Hoàng Phúc cùng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển khẳng định những việc làm của họ là vô tội.

Chia sẻ với RFA một ngày sau phiên xét xử, bà Huỳnh Thị Út, mẹ của nhà đấu tranh trẻ Trần Hoàng Phúc cho RFA biết :

"Hôm qua thật sự là bão hòa nhiều lắm, hôm nay về vẫn còn vật vã. Đến bây giờ tôi không nhớ gì nhiều mà nói chung là áp lực rất căng thẳng. Các luật sư còn bị căng mà, căng đến gần 9 giờ tối. Nói chung cả 3 anh em đều ốm, ốm hết, ốm nhiều lắm".

Luật sư Hà Huy Sơn cho biết nguyên nhân phiên tòa kéo dài quá lâu là vì có đến 11 vị luật sư trình bày quan điểm của mình và yêu cầu triệu tập điều tra viên đến nhưng tất cả đều vắng mặt, cũng như buộc trình chiếu tài liệu bị tố cáo nhưng hội đồng xét xử đã không chấp thuận, và thứ đến là bị cáo Vũ Quang Thuận sức khỏe yếu, không thể tham dự phiên tòa lâu nên được đưa ra ngoài. Nhưng theo luật sư Hà Huy Sơn thì với thời lượng như thế nhưng vẫn chưa đủ để cho các bị cáo và luật sư tranh tụng đối đáp với viện kiểm soát. Ông cho biết thêm về điểm mà ông cho là bất hợp lý trong phiên xử hôm qua :

"Điều tôi cho rằng vi phạm tố tụng nghiêm trọng, mấu chốt của phiên tòa là chứng cứ không được xem xét tại phiên tòa, 17 video clip không được trình chiếu nên giữa luật sư và bị cáo không có cơ sở để tranh luận, tranh tụng với viện kiểm soát. Nói cách khác, phiên tòa này xét xử không dựa trên việc xem xét chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành của Việt Nam"

**********************

Phúc thẩm ba nhà hoạt động (RFA, 10/07/2018)

Phiên phúc thẩm xử ba nhà hoạt động Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội.

hkvn3

Ba nhà hoạt động Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc (từ trái sang) - RFA

Kết thúc phiên xử tòa tuyên y án đối với ba nhà hoạt động vừa nêu.

Tại phiên sơ thẩm vào ngày 31 tháng giêng vừa qua, tòa tuyên án ông Vũ Quang Thuận 8 năm tù giam và 5 năm quản chế, anh Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù giam và anh Trần Hoàng Phúc 6 năm tù giam. Cả hai anh Điển và Phúc còn phải chịu quản chế 4 năm mỗi người sau khi mãn án tù.

Cáo buộc đưa ra cho ba người là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 vì cho đăng lên mạng xã hội Facebook và Youtube các video clips của kênh ‘Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt’. Nội dung các video clips nêu rõ những thực trạng tại Việt Nam mà phía công tố cho là xuyên tạc các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước được nhiều người quan tâm.

Trong khi đó thì những nhà hoạt động trong nước lại cho đó là những phản ánh trung thực khiến chính phủ Hà Nội khó chịu nên có biện pháp trấn áp.

Ngay trước phiên phúc thẩm ba nhà hoạt động vừa nêu, vào ngày 9 tháng 7, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do cho ba nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc.

Ông Minar Pimple, Giám đốc Cấp Cao Chiến dịch Toàn Cầu của Ân Xá Quốc Tế, nêu rõ trong thông cáo rằng cả ba người bị tuyên án là nạn nhân của biện pháp trấn áp đáng xấu hổ của chính phủ Việt Nam đối với tất cả những mọi hình thức bất đồng. Những người này bị nhắm đến chỉ vì các hoạt động ôn hòa của họ mà thôi.

Theo Ân Xá Quốc Tế thì cả ba người không phạm tội gì cả ; họ dùng mạng xã hội để bày tỏ những ý kiến mà cơ quan chức năng không muốn nghe- đó là ủng hộ cho việc bảo vệ nhân quyền và công bằng xã hội tại đất nước Việt Nam.

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng các luật lệ đàn áp lâu nay nhằm truy tố và trừng phạt những nhà hoạt động ôn hòa.

********************

Y án sơ thẩm đối với facebooker Trần Minh Lợi (11/07/2018)

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11 tháng 7 giữ y án đối với facebooker Trần Minh Lợi, chủ tài khoản Facebook "Diệt giặc nội xâm".

hkvn4

Facebooker Trần Minh Lợi, chủ tài khoản "Diệt giặc nội xâm". Screenshoot from Youtube

Tại phiên tòa, facebooker Trần Minh Lợi và 4 luật sư bào chữa khẳng định rằng ông Trần Minh Lợi hoàn toàn không có tội. Ngoài ra, ông Lợi còn tự đưa ra các bằng chứng để bào chữa cho những việc làm tố cáo các sai phạm của cán bộ ngân hàng Agribank Đắk Lắk và cán bộ công an tại tỉnh Đắk Nông.

Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông bác bỏ tất cả quan điểm bào chữa của các luật sư và của ông Lợi, cho rằng việc ông Lợi ghi âm, ghi hình tại ngân hàng và cơ quan công an dù không trục lợi nhưng nhằm thực hiện các ý đồ cá nhân. Do đó, đại diện Viện kiểm sát tỉnh Đắk Nông cho rằng đây là hình thức mua chuộc cán bộ để hưởng lợi, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan chức năng nên mức án đối với ông Lợi là phù hợp.

Trước đó vào ngày 27 tháng 3 năm 2017, ông Trần Minh Lợi bị tòa tỉnh Đắk Nông tuyên phạt mức án 4 năm 6 tháng tù.

*******************

Người Việt hải ngoại vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam (RFA, 10/07/2018)

Cộng đồng người Việt hải ngoại, trong những ngày trung tuần tháng 7 năm 2018, có nhiều hoạt động vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam tại Thủ đô Washington DC.

hkvn5

Quang cảnh buổi họp khoáng đại tại tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ trong sự kiện "Ngày Vận động cho Việt Nam", ngày 10/07/18. RFA

Sự kiện "Ngày Vận động cho Việt Nam" (Vietnam Advocacy Day) lần thứ 8, diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 10 tháng 7, với sự góp mặt của khoảng 250 người Mỹ gốc Việt, đến từ 23 tiểu bang để vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, đại diện cho Ban tổ chức "Ngày Vận động cho Việt Nam" cho Đài Á Châu Tự Do biết thành quả lớn nhất mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt đạt được qua các lần vận động hàng năm với chính giới Hoa Kỳ là vào cuối năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky Toàn cầu để trừng phạt đích thân các giới chức chính quyền và những người hợp tác với họ vì những vấn đề vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng hoặc can dự vào các vụ tham nhũng lớn. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói với RFA trong lần vận động năm 2018, cộng đồng người Mỹ gốc Việt nêu ra hai vấn đề trọng tâm với các vị Dân biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ, bao gồm :

"Vấn đề quan trọng nhất năm nay đó là yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ thực thi Đạo luật Magnitsky đối với Việt Nam. Bởi vì chúng tôi đã nộp nhiều danh sách, tổng cộng là 180 giới chức Chính quyền Việt Nam mà chúng tôi có chứng cứ đứng đằng sau các vụ đàn áp một cách rất khốc liệt. Và hiện nay, chúng tôi tiếp tục thu thập thêm thông tin về nhiều giới chức nữa đứng đằng sau đàn áp những người biểu tình trong ngày 10 và ngày 17 tháng 6 vừa qua. Trọng tâm thứ hai là trừng phạt tập thể, chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hãy đưa Việt Nam trở lại vào danh sách "Các quốc gia đặc biệt quan tâm" (CPC) vì đàn áp tự do tôn giáo hết sức là nghiêm trọng".

Bên cạnh đó, cộng đồng người Mỹ gốc Việt còn kêu gọi chính giới Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo, bãi bỏ các luật định vi phạm hoặc hạn chế nhân quyền, công nhận và cho phép các tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động, hỗ trợ chương trình bồi thường tài sản của công dân Mỹ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam trưng dụng, tịch thu mà không được đền bù, đồng thời kêu gọi thêm nhiều chính giới Hoa Kỳ đồng bảo trợ và bỏ phiếu thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam (H.R. 5621).

Trung tá Lục quân Hoa Kỳ Trần Quốc Anh, một thành viên trong phái đoàn gồm 40 người đến từ tiểu bang Texas cho biết phái đoàn sẽ gặp gỡ với Dân biểu Ted Cruz và Thượng nghị sĩ John Cornyn để nhấn mạnh vào việc vận động thông qua Dự luật H.R. 5621 và vận động trả tự do cho thanh niên Will Nguyễn, một cư dân ở Houston tham gia biểu tình vào ngày 10 tháng 6 tại Sài Gòn và đang bị giam giữ taị Việt Nam.

"Riêng về cộng đồng Houston, chúng tôi vận động cho em Will Nguyễn, kêu gọi họ ủng hộ để trả tự do cho em. Và cộng đồng cũng muốn nhấn mạnh trước giờ chưa có nhiều Dân biểu đồng bảo trợ cho Dự luật Nhân Quyền Việt Nam"

'

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Washington DC, ngày 07/07/18. Courtesy : Facebook Destiny Nguyen

Trong sự kiện "Ngày Vận động cho Việt Nam" (Vietnam Advocacy Day) lần thứ 8, phái đoàn người Mỹ gốc Việt đến từ tiểu bang North Carolina cùng với đại diện của tổ chức thiện nguyện giúp đỡ người Thượng tìm quy chế tị nạn-Mongtagnard Assistant Program (MAP) vận động cho vấn đề cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên Việt Nam bị đàn áp tôn giáo và tình trạng người Thượng tìm quy chế tị nạn ở Campuchia và Thái Lan bị trục xuất về nước. Cô HBiap Krong, đại diện cho những người Thượng tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan, đến từ Bangkok cho RFA biết sẽ trình bày với chính giới Hoa Kỳ về vấn đề này.

"Lý do chính mà người Thượng phải bỏ nước ra đi chủ yếu là vấn đề tự do tôn giáo. Phía Chính quyền Việt Nam, họ có rất nhiều cách để đàn áp tôn giáo, trong đó phương cách họ sử dụng là thay vì họ ép tín đồ người Thượng phải bỏ niềm tin của mình, nhưng mà họ ép không được thì họ sẽ dùng cách thức tịch thu đất đai của những người Thượng đó, như một cách trao đổi niềm tin tín ngưỡng của họ rằng không muốn bỏ đạo thì bị lấy đất và bỏ đạo thì sẽ trả lại đất. Tuy nhiên, thực ra người Thượng tín đồ có bỏ đạo hay không thì đất của họ vẫn bị mất".

Phái đoàn đến từ North Carolina còn nêu các vấn đề Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp cũng như trường hợp các trường hợp tù nhân lương tâm Phật giáo Hòa Hảo. Và, phái đoàn đến từ tiểu bang Georgia trình bày với chính giới Hoa Kỳ về những hành vi khủng bố của Hội Cờ Đỏ, được cho là do Chính quyền Việt Nam hậu thuẫn nhắm vào cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam.

Tại buổi họp khoáng đại diễn ra ở tòa nhà Quốc hội vào sáng ngày 10 tháng 7, Đài RFA ghi nhận có sự góp mặt của nhiều diễn giả đại diện cho Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ như Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby, Dân biểu Alan Lowenthal, Thượng nghị sĩ John Cornyn cùng đại diện của các tổ chức chính phủ về nhân quyền và tôn giáo.

Ông Tony Perkins, Ủy viên của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nhấn mạnh trong bài phát biểu với cộng đồng người Mỹ gốc Việt vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam rằng Việt Nam là một trong số các quốc gia cam kết tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng lại không thực hiện điều mà họ cam kết, trong đó đối với các tín đồ tôn giáo và cả với những người thực hành tín ngưỡng. Ủy viên Tony Perkins cho biết USCIRF đang làm việc với Bộ Ngoại giao và Chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan Việt Nam :

"Một cách rõ ràng, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm với Chính phủ Mỹ liên quan đến tự do tôn giáo ở Việt Nam. Do đó, USCIRF trước hết là đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách "Các quốc gia đặc biệt quan tâm" (CPC) vì Chính quyền Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống ; thứ nhì là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần nêu vấn đề tù nhân lương tâm với Chính phủ Việt Nammột cách kiên định, không chỉ qua các cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ mà thôi, phải xem đó là vấn đề quan trọng của chính phủ cần được thảo luận ; và thứ ba nữa là Chính phủ Hoa Kỳ cần áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu đối với các giới chức và cơ quan đàn áp nhân quyền tại Việt Nam".

Giám đốc Pháp luật của Freedom Now, Luật sư Kate Barth, tại sư kiện "Ngày Vận động cho Việt Nam" lần thứ 8 nêu lên các vấn đề liên quan nhân quyền ở Việt Nam. Luật sư Kate Barth cho biết theo một nghiên cứu mà tổ chức Freedom Now thực hiện cho thấy Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống đối với công dân của họ, bao gồm công nhân, các nhà hoạt động vì môi trường, nhà báo, giới blogger, sinh viên, các nhà bất đồng chính kiến…Đại diện của Freedom Now trưng dẫn số liệu ghi nhận được qua các cuộc phỏng vấn với khoảng vài chục người tị nạn từ Việt Nam thì có 60% bị bắt bớ vì thực hành tín ngưỡng, 72% do thể hiện chính kiến và 88% trong số này là nạn nhân của các việc làm vi phạm pháp luật, kể cả việc bị tra tấn.

Giám đốc Pháp luật của Freedom Now kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Việt rằng :

"Xin hãy nhớ rằng tiếng nói của quý vị với chính giới Hoa Kỳ không phải là cho chính mình, mà quý vị đang cất tiếng nói hộ cho rất nhiều người ở quê nhà bị Chính quyền Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Hãy lên tiếng với chính giới Hoa Kỳ rằng cần yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thực thi theo đúng luật pháp ngay lập tức và vô điều kiện".

Vào ngày 11 tháng 7, một phái đoàn gồm 20 người Mỹ gốc Việt có cuộc họp với Bộ Ngoại giao và USCIRF.

Trong cùng ngày 11 tháng 7, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), có trụ sở ở Paris, Pháp tổ chức một cuộc Hội luận "Tự do Tôn giáo và Nhân quyền : Phật giáo đồ Việt Nam và Tây Tạng bị bách hại", tại Ủy Hội Hoa Kỳ về Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) để kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ đặt Việt Nam trở lại danh sách CPC. Chủ tịch của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, ông Võ Văn Ái cho biết nội dung sẽ được trình bày trong sự kiện này :

"Chúng tôi trình bày, nói lên hiện trạng đàn áp tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung, các tôn giáo tại Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như nói về Bộ luật Tôn giáo mới mà nhà cầm quyền Hà Nội vừa thông qua, nhưng bộ luật này chỉ để bảo vệ cho chế độ của nhà nước để đàn áp các tôn giáo chứ không phải một bộ luật mới để bảo vệ các tôn giáo, đặc biệt đối với trường hợp bị đàn áp trên 40 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất".

Trước đó, trong ngày 7 tháng 7, hòa cùng cộng đồng người Việt ở Âu Châu và Úc Châu, cộng đồng người Việt ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận tổ chức một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam để phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế và đòi bãi bỏ Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12 tháng 6 năm 2018.

Hòa Ái

Published in Việt Nam