Tượng đài khô ráo – Dân tình ngụp lặn
Hải Yến, Thoibao.de, 20/10/2020
128 người chết và mất tích, miền Trung lại đón áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão, báo tuổi trẻ đưa tin tối ngày 19/10.
Phía dưới là những căn nhà ngập tới nóc ở Quảng Bình, dân kêu cứu tuyệt vọng trong đêm không có lời đáp. Bên trên là ảnh căn nhà sử dụng 80 mét khối gỗ của ông Chi Cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng trị được báo chí cho rằng nguồn gốc gỗ hoàn toàn hợp pháp xây bằng nguồn tiền dành dụm nhiều năm của gia đình ông
Ở Quảng Bình, nước lớn đến nỗi tàu thuyền của làng biển đi sâu được vào trong đất liền để cứu dân. Hàng ngàn người dân bị cô lập trong đói rét trên các nóc nhà.
Ở Hà tĩnh, phương án phá đập tràn của hồ Kẻ Gỗ đã được đưa ra. Hiện hồ Kẻ Gỗ đang xả 1.000 m3/s, nếu phá đập tràn thì sẽ xả trên 4.100 m3/s, Hà tĩnh chắc chắn sẽ chìm trong biển nước.
Từ ngày 15/10 đến chiều 19/10, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh – Quảng Trị đã làm 166.782 nhà dân bị ngập. Ba tỉnh này cũng phải sơ tán khẩn cấp 28.938 hộ/90.967 người dân, 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về giao thông, 13 tuyến quốc lộ và nhiều tuyến đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Hiện tại, ngập lụt tiếp tục chia cắt tại 3 điểm trên quốc lộ 1 thuộc tỉnh Quảng Bình và 1 vị trí trên đường Hồ Chí Minh, nhiều tuyến đường nội tỉnh đang ngập lụt, chia cắt.
Từ ngày 6 đến 19/10 đã có 102 người chết, hiện vẫn còn 26 người đang mất tích.
Các quân nhân bị núi lở vùi xác đều đã tìm thấy, nhưng 15 công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3 vẫn chưa tìm thấy xác, bên quân đội có lẽ đã buông tay, Facebook Đặng Dung nhận xét :
"Vậy là 22 quân nhân của đoàn kinh tế quốc phòng 337 đã lấy được xác. Trước đó 13 sĩ quan và cán bộ bị chết ở trạm kiểm lâm 67 cũng đã tìm thấy và mang về truy điệu ở Huế.
Riêng 15 công nhân ở Rào Trăng dù thiệt mạng trước nhưng hiện vẫn còn nằm dưới đống đất đá nơi đồi núi. Hai công nhân chung nhóm đã mang được xác ra là do may mắn không bị vùi lấp.
Gia đình 15 công nhân này chắc buồn lắm vì con em họ đến nay vẫn chưa được về nhà. Gặp đại nạn như nhau nhưng mỗi người lại có một số phận khác nhau dù đã chết".
Lũ đặc biệt lớn trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy – Quảng Bình) vượt mức lũ lịch sử năm 1979. Thêm nhiều người chết, mất tích do lũ.
Nước lũ cuồn cuộn đổ về nhấn chìm tỉnh Quảng Bình trong đêm hàng ngàn ngôi nhà ngập sâu hơn 3 mét, nhiều ngôi nhà chìm tới nóc. Mất điện, đêm tối như mực, khắp nơi tiếng người dân thất thanh kêu cứu. Cả Quảng Bình một đêm thức trắng để chống chọi với cơn đại hồng thủy chưa từng thấy trong lịch sử lũ lụt của tỉnh này.
Nước lũ dâng cao khắp nơi ở Quảng bình
"12g đêm rạng sáng 19/10, bắt đầu nước cao lên, 4 chân giường được kê lên bằng 4 bình ga, nước lại dâng lên nữa thì bắc ghế lên ngồi", một người dân được cứu vào sáng hôm sau kể lại.
Rất nhiều người quy tội cho việc phá rừng lấy gỗ và cám cảnh cho những đại hội đầy hoa và chương trình múa hát hoành tráng với chi phí hàng trăm tỷ đồng cho mỗi tỉnh trong khi người dân không có chiếc áo phao để mặc trong cơn lũ dữ.
Nhắn với ông bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, nhà báo Nguyễn Tiến Tường viết trên Facebook của mình :
"Bí thư Nhân đừng quên rằng người nhập cư chiếm quá nửa dân Sài Gòn, đa phần đến từ miền trung. Đêm qua nước về, người miền trung xé mái nhà mò mẫm tìm đường sống, tiếng kêu cứu dậy đất trời. Cả một khúc ruột miền trung mòm mọp trong nước bạc, triệu triệu người đều hoảng loạn.
Ngay tại Sài Gòn, người gốc quê cũng không thể nào ngủ được, mắt cay xè nuốt lệ cầu trời. Ngoài van lơn ông trời ra, không biết làm gì nữa cả !
Bí thư nhân tặng hoa cho Tạ Minh Tâm, Đàm Vĩnh Hưng vui bề hát xướng, ông có nghĩ đến dân không ?
Thành phố nghĩa tình của bí thư Nhân là như vậy sao ?
Ở một quốc gia :
– Nhà tướng lĩnh biên phòng, cán bộ kiểm lâm nhiều gỗ là bình thường
– Quan chức khoe dinh thự gỗ, nhà vườn gỗ là bình thường
– Những ông sư trọc đầu ngồi nói chuyện nhân quả trước một chiếc bàn làm từ cây cổ thụ là bình thường
– Liên hoan văn nghệ song trùng với nỗi đau đồng bào là bình thường
Đó là một quốc gia khủng hoảng đạo đức trầm trọng !
Cho dù đây chưa phải lúc chỉ trích, thì cũng không phải là lúc phô bày những điều bình thường rất dị thường ấy ra khắp nơi như vậy.
Sự cuồng nộ của thiên nhiên chưa chắc đã lớn bằng sự cuồng nộ ẩn chứa trong lòng người đâu !" - ông Nguyễn Tiến Tường viết trong giọng văn đầy chua xót.
Facebook Nguyễn Đại đưa lên Facebook ảnh chụp một văn bản của tỉnh Lạng sơn, cho thấy chi phí tổ chức Đại hội Đảng các cấp tỉnh Lạng Sơn là hơn 86 tỷ đồng và đưa ra bản tính toán rằng :
"Cứ cho bằng nhau đi, mỗi tỉnh chi phí 86 tỷ :
63 (tỉnh thành) nhân với (x) 86 tỷ bằng (=) 5.400 tỷ (năm ngàn bốn trăm tỷ). Đó là số tiền chi cho các Đại hội Đảng cả nước mà thực tế có thể lớn hơn rất nhiều vì Lạng sơn là một tỉnh nhỏ dân số ít.
Một đảng phái chính trị lấy 5.400 tỷ tiền thuế của người dân ra xài cho đại hội của đảng mình. Còn nhân dân thì gồng mình cứu trợ lũ lụt cho nhau !". Ông Nguyễn Đại đưa ra nhận định về con số chi phí tổ chức đại hội khủng khiếp của Đảng cộng sản lấy từ ngân sách.
Nhà báo Hà Phan khiến mọi người ngạc nhiên vì cứ đổ tội cho lâm tặc. Lâu nay người ta cứ đổ "rừng cơ bản bị phá xong" là do bọn lâm tặc và người dân làm nương rẫy. Nhưng chúng ta đã lầm, xin hãy đọc con số này :
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 /2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.
Thế đấy ! Rừng tự nhiên bị mất gần 90% là do những dự án được duyệt và thủy điện chiếm phần không nhỏ.
Như nơi xảy thảm họa ở Rào Trăng 3 đã cướp đi sinh mạng 3 công nhân và 13 CBCS khác bị nạn đang tìm kiếm hai ngày nay thì 200 ha rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền phải " chuyển đổi mục đích" nhường chỗ cho Rào Trăng 3 và 3 thủy điện khác. Chưa kể mở đường đi vào !
Tàn phá thiên nhiên thì rừng núi nổi giận không có gì lạ, chỉ đau đớn một điều là người gánh chịu thường không phải kẻ duyệt dự án !" nhà báo Hà Phan nhận định.
Tối 18/10, bí thư Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa cho các nghệ sĩ Tạ Minh Tâm và Đàm Vĩnh Hưng tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020/2025.
Nhà báo Đoàn Hồng Lê kể :
"Một chuyến đi quay, tôi phỏng vấn 4 vị cựu quan chức tại nhà, thì phòng khách cả 4 vị đều đặt những bộ bàn ghế gỗ cẩm lai gỗ hương to nặng nề vật vã màu vàng ệch chình ình như muốn lấy sự giàu có đè bẹp khách.
Không bao giờ tôi chọn khuôn hình phỏng vấn dùng hậu cảnh là những chiếc ghế này, vì tầm vóc thấp bé và màu da đen của người chủ ngồi lọt thỏm trong đó nhìn cực kỳ phản cảm.
Cũng chuyến đó, đến ngôi nhà rông của một làng Bana ở Kon Tum thì nhà rông đúc xi măng lợp tôn, hỏi già làng sao lạ thế, già làng nói gỗ đâu còn mà làm".
Trận lũ ghi vào lịch sử
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình và Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình, lũ trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy đã vượt mức báo động 3 rất cao và vượt mức lũ lịch sử năm 1979.
Trên mạng xã hội, nhiều người dân ở Lệ Thủy đã kêu cứu, chờ đợi lực lượng cứu hộ trong đêm. Một người tên Hiền Trần chia sẻ : "Mấy chục năm chưa hề thấy nước lên nhanh như lần này, và giờ nước còn lên cao nữa. Chỉ mong trời nhanh sáng".
Theo đó, nhiều nhà dù được xây cao ráo nhưng cũng chìm trong lũ. Có những vùng thấp như Tân Hóa – Quảng Bình đã ngập tận 6 mét. Theo cập nhật của bà Jang Kều, người sáng lập ra dự án Nhà chống lũ, khu vực này các hộ đều có nhà phao nên 100% người dân an toàn về tính mạng.
Nhà báo Dương Phong, trú tại Đồng Hới, Quảng Bình cập nhật : "Lũ vẫn còn lên khủng khiếp. Bất an vì mưa lũ đã xô đổ mọi kỷ lục lịch sử, không chỉ đổ xô vài cm mà cả mét rồi mét rưỡi. Cả đêm tiếng dân kêu giữa trời mưa nước lạnh".
Trong đêm 17/10 rạng sáng 18/10, nhiều hộ ở khu vực Đông Hà, Quảng Trị cũng bị ngập nặng và cô lập. Người dân đã lên mạng kêu cứu trong vô vọng. Nhiều gia đình có trẻ con, người già và người bệnh bị mắc kẹt, không có xuồng hay cano trong tình trạng nước vẫn tiếp tục lên cao.
Văn bản ngày 01/04/2020, của UBND tỉnh Lạng sơn gửi Bộ Tài chính đề nghị duyệt chi kinh phí tổ chức đại hội Đảng các cấp với tổng chi phí là 86.522.000.000 đ – tám sáu tỷ năm trăm hai hai triệu đồng
Lũ lụt miền Trung năm 2020 được xem được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm nhất của Việt Nam.
Đợt bão lũ lụt này bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07/10/2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Thiên tai hay nhân tai ?
Trước thảm họa sạc lở đất, ông Trần Quốc Thành, Giám đốc sở Khoa học và công nghệ Nghệ An đã cảnh báo "Thủy điện cóc" là nguyên nhân cho tình trạng này.
Báo Lao Động trích ý kiến của ông Thành, thủy điện "cóc" là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này được nhiều doanh nghiệp lao vào làm vì suất đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, theo ông Thành, nếu đầu tư thủy điện "cóc" ở khu vực miền Trung nhất là Bắc Trung bộ thì lợi bất cập hại. Bởi đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở.
Về tác hại của loại dự án thủy điện "cóc", ông Trần Quốc Thành đánh giá, việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính. Hơn nữa, lại góp phần gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du. Vì mùa khô hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích thấp không thể tích.
Nhà báo Bạch Hoàn bình luận trên Facebook cá nhân rằng :
"Xin đừng nói rằng thảm họa đang xảy ra ở miền Trung là thiên tai. Nó không phải chỉ là thiên tai. Xin hãy gọi đúng tên là nhân tai.
Thiên nhiên nổi giận. Thiên nhiên đòi nợ. Thiên nhiên đòi con người trả giá.
Những gì đang xảy ra hôm nay là bởi chúng ta. Những người dân miền Trung khốn khổ đang phải giành giật sự sống trong cơn lũ dữ là bởi chúng ta.
Là bởi rất nhiều người trong đó có tôi. Chính tôi đã góp phần để xảy ra thảm họa này.
Tôi đã nhiều lần im lặng, phớt lờ, lướt qua trước những cánh rừng bị tàn phá, những quả đồi bị cạo trọc. Tôi đã không phẫn nộ trước tình trạng quan lại sai nha, khắp nơi khắp chốn chở gỗ về nhà, biến những khoảnh rừng thành biệt thự, biệt phủ, lâu đài. Tôi đã thờ ơ khi những kẻ phá rừng, tận diệt thiên nhiên, thách thức cả đất trời không phải trả giá.
Thế cho nên, nước lũ tràn về, lẽ ra tàn phá một, thì nay sức phá hủy có thể thành mười.
Chính tôi, tôi đã không quyết tâm phản đối đến cùng khi người ta đổ cả núi tiền – tiền mồ hôi và tiền nước mắt, tiền xương máu và tiền linh hồn – để xây những tượng đài, khắp nơi khắp chốn, nơi này trăm tỉ, nơi kia ngàn tỉ.
Đất nước của những tượng đài. Tượng đài càng lớn thì phận dân càng nhỏ. Tượng đài càng cao thì lưng dân càng còng.
Để rồi, cứ mỗi lần thiên nhiên nổi giận, cứ mỗi lần thiên nhiên đòi trả giá, những người dân thấp cổ bé họng chỉ biết xót xa cho đời dân, phận lính. Để rồi cảm xúc tiếp theo là phẫn nộ, phẫn nộ vì tiền đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ sơ tán, cứu dân, tiền cho cứu hộ cứu nạn được bao nhiêu mà thương đau nối tiếp thương đau, mất mát trùm lên mất mát ?
Tượng đài vẫn cứ cao. Biệt phủ, đền đài vẫn cứ lớn. Cơn nước cứ dâng lên. Chỉ có phận người dần chìm xuống, vùng vẫy trong nhân tai. Và rồi bây giờ lại bất lực, không biết bao giờ mới tìm ra lối thoát…" Nhà báo Bạch Hoàn nêu quan điểm.
Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Đặng Hùng Võ ngồi trong nhà riêng với bộ sa lông gỗ quý chạm rồng có giá hàng tỷ đồng
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Vũ Kim Hạnh chia sẻ :
"Cả đêm đọc những mẫu tin kêu cứu và cả (ít oi) những tin nhắn trả lời là chưa cứu được, hãy chờ trời sáng… Không thể không nghĩ đến những ngôi nhà toàn bằng gỗ quí, cột kèo, ghế bàn, tủ kệ".
"Lệnh đóng cửa rừng ban hành từ tháng 7/2016 mà không được thực thi ? Vì sao ? Vì sản phẩm gỗ rừng tự nhiên vẫn cứ được ưa dùng và được tự nhiên bán buôn khắp các tỉnh, còn xuất khẩu tự do sang nước bạn ( ?). Và thủy điện vẫn cứ được cấp giấy phép. Rào Trăng là một cảnh báo quá bi thảm, đau thương liệu có đủ sức nặng để có biện pháp tức thì ngăn thảm họa ? Thiên tai và nhân tai, thứ tai họa nào lớn hơn. Thảm họa kinh hoàng không chừa ai. Mà phá rừng, đắp đập, chỉ một số người ký, một số người làm và hưởng lợi", bà đặt câu hỏi.
Hải Yến (tổng hợp)
Thiên tai và hệ thống tham tàn
Trân Văn, VOA, 20/10/2020
Nhiều triệu người ở miền Trung Việt Nam lại oằn mình gánh chịu hậu quả của mưa bão. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản do lũ lụt, sạt lở trong ba tuần vừa qua khiến thiên hạ lại nổi giận với… thủy điện nhưng sự giận dữấy dường như chưa đủ và hoàn toàn chưa đúng ! Thủy điện chỉ là phần nổi của thảm họa, thảm nạn…
Hình : Trích xuất từ Tuoitre.vn
***
Hai vụ sạt lởở lưu vực Rào Trăng (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã bày ra sự vô tâm của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương :Tuy Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã khảo sát, đã cảnh báo rằng Phong Điền là khu vực có nhiều đứt gãy, vật liệu bở rời, hỗn độn, liên kết kém, địa hình dốc, nguy cơ trượt lởđất sẽ diễn ra khi có mưa và cắt xẻđể làm đường, lấy mặt bằng xây dựng nhàở khiến mất cân bằng(3),… nhưng giới hữu trách từ trung ương đến địa phương vẫn chia nhau cấp giấy phép đầu tư vào lưu vực Rào Trăng bốn công trình thủy điện (A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4) !
Rồi cũng vì không thèm bận tâm đến cảnh báo của các chuyên gia, không lưu tâm phòng ngừa – chuẩn bịứng phó nên sau khi sạt lở xảy ra ở công trình xây dựng Thủy điện Rào Trăng 3, đại diện các cơ quantìm kiếm - cứu nạn từ trung ương đến địa phương mới dắt nhau vào hiện trường tai nạn xem xét và 13 người trở thành nạn nhân của vụ sạt lở thứ hai...
Rào Trăng 3 không phải là công trình thủy điện đầu tiên và càng không phải công trình thủy điện cuối cùng sinh họa ! Xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏđã trở thành phong trào tại Việt Nam vào thập niên 2000. Năm 2013, sau khi oán thán về thủy điện vang vọng khắp nơi, Quốc hội Việt Nam mới cửỦy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội thẩm tra các công trình thủy điện...
Sau khi thẩm tra, ủy ban vừa kể nhận định, việc quản lý chất lượng, an toàn tại các công trình thủy điện, đặc biệt là các công trình thủy điện vừa và nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường :Khoảng 30% đập chắn nước chưa được kiểm định, 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ, 55% chủđập chưa có phương án phòng chống lụt bão và… 160 dựán thực hiện từ 2006 đến 2012 đã hủy diệt 19.792 héc ta rừng (2).
Áp lực từ dân chúng đã buộc chính phủ Việt Nam tiến hành "rà soát quy hoạch thủy điện" và loại bỏ 424 dựán, không đưa vào quy hoạch 172 "vị trí tiềm năng", tạm dừng có thời hạn 136 dựán, tiếp tục đánh giá 158 dựán khác. Cho đến 2014, Việt Nam vẫn còn 815 dựán thủy điện phục vụ công cuộc "công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn, gắn với hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Ở thời điểm ấy, giới hữu trách tại Việt Nam bắt đầu thú nhận, những dựán thủy điện là nguyên nhân tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số lún sâu vào bần cùng. Chưa kể, mùa khô, cảđiện lẫn nước ở nhiều khu vực cùng thiếu. Hạn hán có xu hướng năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Mừa mưa, xả lũ vô tội vạ làm hàng trăm người mất mạng, phá hủy nhiều khu dân cư, ruộng vườn, khiến hậu quả thiên tai thêm trầm trọng (3).
Tuy nhiên do thủy điện đã mọc lên như nấm, oán thán tiếp tục gia tăng. Tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu gia tăng kiểm soát quy hoạch, đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình thủy điện. Bộ Công thương được yêu cầu phải cương quyết loại bỏ các dựán, công trình thủy điện không hiệu quả, không an toàn, ảnh hưởng bất lợi tới dòng chảy, môi trường vàđời sống dân chúng.
Ngoài ra Bộ Công thương phải cùng với Bộ Tài nguyên – Môi trường hoàn thiện quy trình vận hành các hồ chứa để vừa bảo đảm hiệu quả phát điện, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ở khu vực hạ du trong mùa khô, cắt - giảm lũ và các tác động tiêu cực trong mùa mưa. Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn thìđược yêu cầu buộc chủđầu tư các dựán thủy điện trồng rừng thay thế ngay lập tức (4) vìđến lúc đó, diện tích rừng được trồng để thay thế chỉ chừng 3,7%.
Song tới tháng 7 năm 2017, tại một hội thảo do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức, gần như toàn bộ chính quyền 33 địa phương có tiềm năng (núi, rừng) khăng khăng xin thực hiện thêm các dựán thủy điện vừa và nhỏ, còn Bộ Công thương công khai tán thành (5). Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương lại chia nhau cấp giấy phép đầu tư như trường hợp bốn nhà máy thủy điện ở lưu vực Rào Trăng.
Vì sao ? Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Nghệ An, vừa giải thích :Nhiều doanh nghiệp lao vào dựán thủy điện "cóc" (thủy điện có công suất nhỏ) vì suất đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn. Giống như nhiều chuyên gia đã từng lên tiếng cảnh báo trong nhiều năm, ông Thành khẳng định :Đó là "lợi bất cập hại" vìđịa hình miền Trung cóđộ dốc lớn, sông ngắn, địa chất phần lớn thuộc nhóm dễ sạt lở. Đầu tư vào thủy điện "cóc" là một kiểu phá rừng hợp pháp, chủ yếu là rừng đầu nguồn, góp phần gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du vì mùa khô, hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích thấp không thể tích(6).
Vô tâm không phải do vô tình. Vô tâm vì tham và sự tham lam vừa đạt đến đỉnh của tàn nhẫn, bất kể tính mạng, tài sản của đồng loại, tương lai của quốc gia, vừa phổ biến trong toàn hệ thống nên không có cá nhân nào bị xem là có tội, phải trừng phạt để làm gương.
Chẳng riêng người Việt ở miền Trung, người Việt ở nhiều vùng, miền khác đã cũng nhưđang tiếp tục khốn khổ mỗi khi mưa bão vì lũ lụt, sạt lở, hạn hán… Năm 2017, Việt Nam công bố kết quả một cuộc khảo sát mà theo đó, riêng mười tỉnh ở vùng núi phía Bắc có 10.266 địa điểm có thể xảy ra sạt lở bất kỳ lúc nào, 2.110 điểm mà nguy cơđất chuồi được nhận định là"rất lớn" thậm chí"đặc biệt lớn"…
Trước mức độ thảm khốc càng lúc càng cao của thiên tai, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thường giải thích đó là hệ quả của… biến đổi khí hậu, thời tiết dị thường nhưng các chuyên gia của nhiều lĩnh vực ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam khẳng định không phải, chính xác là không hoàn toàn như thế !
Tại hội thảo về lũ quét và sạt lở do Ủy ban Dân tộc của Quốc hội Việt Nam tổ chức hồi tháng 10 năm 2017, ông Shinro Abe – một chuyên gia cao cấp vềđịa kỹ thuật của Nhật, cho rằng, lũ quét và sạt lở liên quan mật thiết đến phương thức thi công hệ thống hạ tầng giao thông. Không khảo sát kỹ vàđào xới từ dưới lên trên (thay vì phải làm ngược lại) khi thi công mặt dốc dễ dẫn tới sạt lở, khó khắc phục hậu quả. Ông Vũ Mạnh Lợi, từng là Viện phó Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì khẳng định, lũ quét, sạt lở còn do phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản vô tội vạ, cho phép đào xới lung tung, không đánh giá tác động tiêu cực đến môi trường (7)…
Ông Lợi không phải người đầu tiên, càng không phải người cuối cùng nhận định như vậy. Trước đó bốn tháng, tại hội nghị về phòng chống thiên tai ở 18 tỉnh miền Bắc, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn từng thú nhận, ngoài tác động của biến đổi khí hậu, hậu quả của thiên tai (lụt, lũ, sạt lở, hạn hán,…) trở thành khốc liệt còn vì"phát triển thiếu bền vững, khai thác quá mức tài nguyên" (8).
Thỉnh thoảng, "phát triển thiếu bền vững, khai thác quá mức tài nguyên" lại được các viên chức hữu trách đề cập khi thảo luận về các vấn nạn kinh tế - xã hội nhưng chưa có ai phân tích cặn kẽ xem đâu là nguyên nhân. "Phát triển thiếu bền vững, khai thác tài nguyên quá mức" khởi đầu từ lúc nào ? Phải chăng là từ 1991 khi các đại biểu dựĐại hội Đảng CSVN lần thứ bảy thông qua cương lĩnh, xác định "công nghiệp hóa theo hướng hiện đại" và đỉnh của "phát triển thiếu bền vững, khai thác tài nguyên quá mức" có phải từ khi Đại hội Đảng CSVN lần thứ chín (2001) đề ra chủ trương "công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn, gắn với hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/10/2020
Chú thích
(1) https://plo.vn/thoi-su/thuy-dien-rao-trang-3-tung-bi-canh-bao-ve-nguy-co-truot-lo-cao-944122.html
(2) http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/638768/quy-hoach-xd-thuy-dien-van-de-nong-la-hai-hoa-loi-ich
(3) http://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Bai-2-Nghich-ly-dan-ngheo-vi-thuy-dien-336006/
(5) https://www.evn.com.vn/d6/news/Khai-thac-thuy-dien-vua-vao-nho-Huong-di-nao-ben-vung-6-12/20733.aspx
(6) https://laodong.vn/ban-doc/giam-doc-so-khcn-nghe-an-canh-bao-tham-hoa-tu-thuy-dien-coc-845905.ldo
(7) http://tuoitre.vn/sat-lo-dat-gay-thiet-hai-3-300-ti-dong-trong-15-nam/20171015141759739.htm
(8) http://moitruong24h.vn/thach-thuc-trong-cong-tac-phong-chong-thien-tai-o-khu-vuc-mien-nui.html
Đảng lo Đại hội, Dân đang chết chìm
Lan Anh, Thoibao.de, 19/10/2020
"Mưa xối xả dồn dập đổ xuống Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và một phần Nghệ An. Các bạn hãy cầu nguyện cho đất nước này. Đảng thì lo đại hội, còn Dân thì đang chết chìm. Âu cũng là số phận của tất cả chúng ta mà thôi". Ông Nguyễn Đạt An, một nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã viết trên Facebook của mình như vậy.
Tin tức về người chết do núi lở vùi lấp ở Miền Trung đang xuất hiện dồn dập trên báo chí trong nước và đau xót hơn với những lời kêu cứu giữa đêm khi nước lũ dâng lên quá nhanh đêm qua rạng sáng 18/10 ở Quảng Trị.
Trong khi đó các đại hội Đảng với sặc sỡ cờ hoa và nhiều quà tặng đắt giá vẫn chưa kết thúc khắp cả nước.
Sau sự cố tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 ở Thừa Thiên Huế thì lúc 1h sáng ngày 18/10 lại có thêm 22 chiến sĩ tử vong do bị núi lở vùi lấp tại doanh trại Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Chiều hôm trước lúc 16g30 ngày 17/10, một gia đình 6 người cũng bị núi lở vùi lấp mất tích ở xã Húc, huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng trị, trong 2 thi thể vừa tìm thấy có một cháu bé mới 10 tháng tuổi.
Mặc dù 13 tướng tá quân đội và quan chức đã được tìm thấy xác, nhưng nhóm 17 công nhân gặp nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, thì mới tìm thấy 2 thi thể, 15 người còn lại vẫn trong tình trạng mất tích.
Tính đến hôm 18/10, đã có 4 vụ sạt lở đất lớn, tổng cộng 122 người bị chết và mất tích ở Miền Trung trong đợt mưa lũ này. 52.933 nhà bị ngập, 24.734 Nhà bị hư hỏng, sập đổ. Thiệt hại 924 Ha lúa, 106.616 Ha hoa màu, 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Mới đêm qua 18/10, lũ dâng lên quá nhanh trong đêm, dân Quảng Trị lên mạng cầu cứu khẩn thiết trên Facebook trong khi các đường dây cứu họ bận máy không gọi được.
Từ tâm lũ ở thôn Bắc Bình (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), nơi đã chịu liên tiếp 4 đợt lũ trong những ngày qua, anh Hồ Xuân Sinh cho biết lúc 21h15 tối 17/10, nước sông Hiếu đã chạm đỉnh so với đợt lũ lịch sử ngày 8/10/2020.
Tại nhà anh Sinh, nước đã lên gần đến nóc nhà, hiện anh phải trú trên tra (gác lửng để tránh lũ của người miền Trung) và nếu tiếp tục lên nữa buộc anh phải phá mái ngói chui ra ngoài. "Đêm hôm canô chắc chắn không ai vào cứu được, ngoài vườn nghe tiếng kêu của bò trôi" – anh Sinh nói.
Trong khi đó, trên Facebook, người dùng mạng xã hội này liên tục chia sẻ những dòng tin cầu cứu từ người dân đang mắc kẹt giữa dòng nước lũ.
Hiện trường vụ sạt lở tại doanh trại Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ngọn núi từ xa đổ xuống đè sập nhiều căn nhà của doanh trại khiến 22 chiến sĩ tử vong
Người dùng Tiến Dũng tại thành phố Đông Hà đăng tải thông tin lúc 22g đêm : "Mong hỗ trợ ứng cứu Đông Thanh. Người già, trẻ em kêu cứu quá trời. Ngập 2m rồi".
Người dùng Lê Cúc tại huyện Cam Lộ lại thông báo lúc 23g : "Gấp gấp gấp, cần người cứu hộ đến đội 6 An Bình, Cam Thanh, Cam Lộ. Nhà có 2 con nhỏ mà nước lên chảy xiết. Nhà một bên khóa cửa, nước lên 2m mở không được, người nhà không biết bơi, đang đu trên cửa sổ kiếm đồ phá nát nhà thoát ra. Mọi người chia sẻ để tìm người cứu hộ chứ đường dây nóng không gọi được nữa".
Tương tự, người dùng Lê Tuyết ở Cam Lộ cũng lên mạng cầu cứu với thông tin gia đình ở xã Cam Hiếu bị ngập sâu, nhà có 7 trẻ nhỏ và 2 ông bà già bị mắc kẹt… Lúc 0h10, người dùng Thi Trần tại Thành phố Đông Hà đăng tải : "Hai mẹ con đang ôm nhau khóc ở 72 Hoàng Diệu, nhờ mọi người cứu với, nước lên không có chỗ thoát ra".
Đặc biệt, nhiều hộ dân đã trú lũ tại các nhà văn hóa, các gia đình có địa thế cao cũng cầu cứu bởi nước lên quá nhanh trong đêm và cao hơn cả đợt lũ lịch sử trong những ngày vừa qua.
Hiện tại người dân chỉ biết chia sẻ những số điện thoại trực ban của các huyện, thị xã song nhiều người dân cho biết các số điện thoại này đang quá tải.
Hàng loạt lời kêu cứu của dân Quảng Trị trên Facebook xuất hiện suốt đêm khi nước ngập dâng cao
Bình luận về sự cố kinh hoàng ở Thủy điện Rào Trăng 3, nhà báo Mai Quốc Ấn viết trên Facebook :
Vụ thủy điện Rào Trăng 3 đã có rất nhiều người chết. Vậy thì bên cạnh việc đau thương, chia sẻ thì không thể không xem xét ai đã đồng ý về chủ trương, phê duyệt ĐTM (đánh giá tác động môi trường) và cấp phép cho việc xây dựng cụm thủy điện trong rừng phòng hộ nói riêng và đặt 13 thủy điện vào "một mâm" nói chung.
Xin lưu ý : Đây là một vị việc có hậu quả rất nghiêm trọng !
Đừng lấy lý do thiên tai. Rà ĐTM (đánh giá tác động môi trường) có thể ra được trách nhiệm đấy ! Và xây thủy điện trong rừng phòng hộ là điều rất bậy bạ.
Tôi mong các anh chị em phóng viên miền Trung chung tay cho việc này. Các phóng viên Nam Bộ đã dừng được thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai.
(Trước đây đã từng có một cuộc vận động rất lớn từ các nhà khoa học, nhà báo đến các đại biểu quốc hội để tạm dừng các dự án thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai).
Nay thủy điện miền Trung đã xây, đã có hậu quả đã có thì chí ít cũng không thể khoanh tay ngồi im trước thiệt hại nhân mạng và thiệt hại rừng lớn như vậy !
Hãy bày ra sự thật cho nhân dân và các nhà quản lý cấp cao được biết. Đó cũng là cách để những vong hồn người chết được yên nghỉ.
Và bọn phá rừng phải trả giá chứ nếu chúng không bị lật mặt ra công luận thì còn chi công đạo ?" - Nhà báo Mai Quốc Ấn nêu quan điểm.
Thủy điện Rào Trăng 3 ở Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế nơi có 4 nhà máy trong khu bảo tồn phá hủy 200 Ha rừng đặc dụng
Phẫn nộ với các Đại hội Đảng tổ chức hoang phí và hàng trăm tượng đài khắp nơi nhưng hầu như không có người dân được phát áo phao, ca-nô cứu hộ thì hoàn toàn thiếu vắng trong những ngày qua… Facebook Bùi Văn Thuận viết trên Facebook :
"Hàng chục nghìn tỷ đảng của ông bỏ ra trang hoàng, mua sắm, tổ chức đại hội đấy, cứu dân đi !
Hàng nghìn tượng đài đảng của ông dựng khắp moi tỉnh thành đấy, vài chục nghìn tỷ ở đó đem ra cứu dân chứ ở đâu ?
Cổng chào hàng chục, hàng trăm tỷ nhan nhản khắp mọi huyện thị tỉnh thành, băng rôn khẩu hiệu, cờ phướn rợp trời mọi nẻo đường khắp cả nước. Tiền đó ông Trọng và đảng do ông đứng đầu thay vì dùng trang trí cho bộ lông của mình mà đem ra cứu giúp dân lúc này thì hay biết mấy ?
Hàng chục hội, đoàn ăn hại, hàng trăm tổ chức ăn bám được đảng đẻ ra để đục khoét, mỗi năm ngân sách cho các tổ chức, hội đoàn, cánh tay nối dài của đảng là vài chục nghìn tỷ. Tiền đó chứ ở đâu ?
Quan trọng nhất là đảng lại ăn bám vào ngân sách, ký sinh vào ngân sách và phá ngân sách còn hơn con nghiện phá gia đình. Tiền ở cứu trợ ở đó chứ ở đâu ?
Và đặc biệt, dân cùng doanh nghiệp đóng thuế để nuôi một hệ thống song trùng khổng lồ đảng- nhà nước, việc chăm lo và cứu dân là trách nhiệm của đảng- nhà nước. Nếu không cứu được dân, không lo được cho dân thì hệ thống song trùng đảng-nhà nước đang ký sinh vào ngân sách là một hệ thống thất bại, ăn hại và vô dụng" - ông Bùi Văn Thuận nêu nhận định.
Về vụ 22 chiến sĩ bị vùi lấp, Facebook Bùi Văn Thuận viết :
"Đoàn Kinh tế quốc phòng 337, đơn thuần là một đơn vị làm kinh tế, cũng là phá rừng làm kinh tế thôi. Người chết đã quá nhiều, nhưng mọi thứ đều có nguyên nhân từ một điểm gốc rễ và cốt lõi : Nhân tai do thủy điện, hồ chứa và phá rừng làm thủy điện làm kinh tế".
Thiên tai cũng không bằng nhân họa, và chính con người phá rừng lấy gỗ là nguyên nhân gây nên những cái chết hôm nay. Nhà báo Hữu Danh có bài bình luận với tựa đề "Nhà gỗ và xác dân", nội dung như sau :
"Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xóa sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh "che bộ đội, vây quân thù. Sau chiến tranh thì rừng mất sạch".
Rừng đi đâu ? Vào nhà đại gia. Nhưng đại gia mê gỗ, còn thua xa cán bộ. Trong một tháng, chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk, Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.
Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm ; gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm – dù muốn qua chốt chặn phải "bay lên trời" mới thoát.
Những người bị mang danh là "lâm tặc" than thở với chúng tôi, sau lệnh cấm, gỗ vẫn bị đốn hạ, chỉ có tiền bôi trơn là tăng lên, và thu nhập của lâm tặc giảm xuống. Những ngày đi rừng, nhóm phóng viên không quen rừng thiêng nước độc, ai cũng trầy xước khắp người do té ngã, do cây cào, do muỗi vắt đốt chi chít…
Có vào rừng mới thấy, "lâm tặc" ở tầng mức thấp nhất có đời sống khốn khổ dưới đáy xã hội. Trung bình, mỗi ngày họ kiếm được vài trăm ngàn đồng, nhưng chi phí trong rừng đắt đỏ, lâm tặc nào cũng nghèo xơ xác. Họ là thành phần khốn khổ khốn nạn, đổ mồ hôi và máu chỉ để kiếm cơm sống qua ngày.
Tại một huyện nghèo khác của tỉnh Đắk Lắk, dân cư chủ yếu là người Ê Đê, Gia Rai, các đời lãnh đạo huyện đều kiên quyết chống lại lâm tặc.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Chủ tịch huyện là người liên tục kêu gọi bảo vệ rừng, chống lâm tặc vì đây là địa bàn diện tích rừng rất lớn. Ông liên tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, công an triệt phá lâm tặc.
Nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Đặng Hùng Võ với bộ sa lông gỗ quý chạm rồng với giá thị trường khoảng 1,5 tỷ đồng
Và rồi, người dân ngã ngửa khi thấy trong nhiệm kỳ cuối cùng, ông bắt đầu cho xây một dinh thự gỗ sát nách Hạt Kiểm lâm. Những cây cột tròn cực lớn, toàn gỗ căm xe, cà chít được ồ ạt chở về. Những tấm ván nguyên khối gỗ hương, gỗ cẩm cũng được tập kết. Những bộ bàn ghế lớn đến mức phải vài chục người khiêng cũng được xe tải loại lớn đưa về nhà ông.
Trao đổi với chúng tôi, ông chủ tịch huyện có vẻ khá tự hào khi căn nhà này được ông thuê thợ từ tận miền Trung vào chế tác, ròng rã suốt 3 năm mới xong. Trong cái thị trấn bé nhỏ, nhà ông và những vị cán bộ khác, được làm từ máu của rừng :
"Tôi ở Long An, mỗi khi có khách về tôi thường hay dẫn họ đi tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà trăm cột – niềm tự hào về kiến trúc của người dân Long An. Căn nhà này của một đại gia siêu giàu thời phong kiến, khi mà gỗ rừng còn nhiều vô kể. Thế nhưng, khi tham quan căn nhà của ông Chủ tịch huyện nghèo, tôi thấy Nhà trăm cột chỉ là "con muỗi" so với dinh cơ này. Cho làm nhà bếp, có lẽ ông cựu chủ tịch cũng không thèm chấp.
Tôi nghĩ, lâm tặc có lẽ sẽ chạnh lòng khi thấy những gì quý nhất của rừng nằm ngạo nghễ ở nhà cán bộ… chống lâm tặc.
Trên khắp dãi đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là nhà của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, những món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá.
Một thực tế là, nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này, được đánh đổi bằng mạng dân".
Báo trong nước đăng hình cán bộ UBND huyện Quốc Oai đến động viên, chia buồn với gia đình Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Quốc phòng vừa tử nạn trong nhóm 13 tướng đi cứu nạn ở thủy điện Rào Trăng 3. Quan sát kỹ thì thấy trong phòng nhà ông Hùng có bộ sa lông gỗ cẩn chạm tinh vi với giá không ít hơn vài trăm triệu đồng, chưa kể cửa gỗ và các tấm liễn gỗ quý
Quý vị ngủ có ngon không, khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ ?" - nhà báo Hữu Danh đưa ra kết luận.
Nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh niên đưa ra bài bình luận trên Facebook :
Tại sao thiên tai, nhân tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên thế gian này. Hôm qua đây là Covid-19. Giờ đây là mưa bão, đất núi sụp đổ liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người dân, người lính đang muốn sống an lành.
Tôi đang sống trên bờ sông Đồng Nai, chứng kiến hàng giờ với sự tàn phá môi trường của bàn tay con người.
Từ sáng tinh mơ đến đêm hôm khuya khoắt, cảnh tượng khai thác cát ồ ạt, đánh bắt cá bất chấp, từ đàn cá con các loại, bị cào diệt bằng điện, bằng thuốc độc, bằng lưới cào các loại…Không có sinh vật nào dưới đáy sông này sống sót được…
Cách nay 10 năm, 20 năm hay xa hơn về trước, người ta nghèo hơn bây giờ, nhưng lương thiện hơn rất nhiều. Cá, tôm, cua dưới đáy các dòng sông đầy ắp. Người ta chỉ đánh bắt những con cá, con tôm cỡ lớn để đem ra chợ, sông rạch đầy ắp cá tôm, những đàn cá con sống hoà thuận với hạt phù sa sông Đồng Nai.
Tôi đã từng viết thư trực tiếp cho giám đốc công an mới của tỉnh Đồng Nai nói về nạn cát tặc trên dòng sông này. Tôi đã nói rất nhiều lần với anh em cảnh sát đường sông, bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác trên dòng sông này, với Phường sở tại và cùng thuyết phục những người đi đánh cá trên sông, nhưng hiện tình có vẻ như không được cải thiện bao nhiêu. Cá lớn, cá con đều muốn sạch. Những người đi đánh bắt cá tôm, ngày càng thưa dần cập ghe vào nhà tôi để bán cá, vì sông sắp cạn kiệt nguồn tài nguyên cá tôm từng vô tận trên các dòng sông này.
Những khu rừng nguyên sinh tôi từng nhìn thấy vẻ hùng vĩ của nó trước và sau chiến tranh cũng đã cạn kiệt. Lúc còn thơ bé, mỗi chiều bụng đói cồn cào, nhìn lên dãy núi giáp biên giới Lào, nghe câu ca dao Mẹ tôi thường ngân nga : Chim bay về núi, tối rồi. Mẹ ơi, lo liệu lấy nồi nấu cơm… Tôi nhớ lại một dãy núi màu xanh trước đôi mắt tuổi thơ tôi, hồn nhiên và trùng điệp .
Gỗ và cây của những cánh rừng bất tận của quê hương đã không được bảo vệ. Đốn cây lấy gỗ, cày ủi rừng già, rừng non vô tội vạ, ngăn sông làm thủy điện thiếu quy hoạch khoa học, bất chấp tất cả vì những lợi ích trước mắt của một số nhóm người tham lam và các nhà quản lý,các cấp chính quyền tiêu cực,vô trách nhiệm, mà trước đây, những nhà lâm học và môi trường tâm huyết của miền Trung như ông Hoàng Đình Bá đã từng cảnh báo gay gắt.
Ngày hôm nay, trước cảnh mưa lũ tàn phá miền Trung, dân chết, bộ đội cứu nạn chết thảm thương liên tiếp. Núi lở, đất chùi, ngập lụt diễn ra ở qui mô lớn, báo hiệu một sự trừng phạt từ thiên nhiên, từ trời đất đối với con người .
Con người. Hãy dừng lại tội ác mà mình từng gieo, khi đã quá muộn !" Ông Nguyễn Công Khế đưa ra kết luận.
Lan Anh (tổng hợp)
Thảm kịch Essex : phần nổi của kỹ nghệ buôn người tỉ đô (VOA, 31/10/2019)
Cảnh sát Anh và Bỉ đang điều tra một đường dây buôn người đa quốc chuyên đưa lậu người sang các nước phương Tây, báo Brussels Times dẫn lời các giới chức Bỉ cho biết.
Cảnh sát tại hiện trường nơi 39 xác chết được phát hiện trên một xe tải ở Grays, Essex, Anh hôm 23/10/2019. Reuters/Peter Nicholls
Tin này được tung ra giữa lúc nhà chức trách của hai nước đang tiến hành điều tra vụ 39 xác chết được phát hiện trong thùng lạnh của một xe tải ở hạt Essex bên Anh, và ra dấu hiệu sẽ dồn nỗ lực nhằm phá vỡ các hoạt động buôn người của các băng đảng tội phạm có tổ chức tại các bến cảng ở Anh và ở Bỉ.
Theo một bản tin của đài ABC- Úc Châu hôm 29/10 thì có phần chắc đường dây buôn người này có căn cứ tại Bắc Ireland.
Hôm 23/10, thi thể của 38 người lớn và 1 thiếu niên đã đuợc tìm thấy trong thùng lạnh của một xe tải tại Grays, hạt Essex. Tin tức cho hay những nạn nhân xuất phát từ thị trấn ven biển Zeebrugge bên Bỉ tới cảng Purfleet ở Essex bên Anh. Thảm kịch này đã phơi bày mặt trái của nạn buôn người, trong đó các nạn nhân phải chi ra hơn 30.000 bảng Anh để lẻn vào vương quốc Anh.
Theo the Sun của Anh thì cho tới nay, có 28 gia đình Việt Nam tin là họ có thân nhân đã chết trong chiếc xe tải ở Essex. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất được cho là Nguyễn Huy Hùng, 15 tuổi.
Tờ báo tường thuật rằng một số thân nhân có biết về những kẻ buôn người đàng sau vụ này, nhưng nhiều gia đình không dám lên tiếng vì bị các băng đảng địa phương hăm dọa.
Báo The Sun nói công an Việt Nam đang điều tra một trùm băng đảng được cho là có dính líu trong các hoạt động buôn người, từng làm giàu qua các hoạt động buôn người Việt sang các nước như Anh và Mỹ.
Báo The Sun hôm 30/10 tiết lộ ông trùm này họ Trương, tuy cầm đầu băng đảng ở Việt Nam, nhưng hợp tác với tổ chức tội phạm Đầu Rắn của Trung Quốc. Tổ chức tội phạm này do một phụ nữ thành lập. Bà này là Jing Ping Chen, còn gọi là Sister Ping, được coi là 'mẹ đỡ đầu' của tổ chức Đầu Rắn. Đầu Rắn được cho là có dính líu trong cái chết của 58 công dân Trung Quốc bị đưa lậu sang Anh vào năm 2000, và chết trong các điều kiện tương tự như 39 nạn nhân trong vụ buôn người tuần trước.
Trong vụ buôn người năm 2000, 60 người Trung Quốc tham gia một cuộc hành trình tương tự trên một xe tải đông lạnh, cũng xuất phát từ Bỉ, mỗi người phải trả 20.000 bảng Anh- tương đương với 37.691 USD để mua một vé trên chuyến đi tới cõi chết.
Những nạn nhân trước hết bay tới Belgrade, thủ đô Serbia, sau đó được đưa bằng phà sang Hungary, Áo, Pháp và Hà Lan. Tại Rotterdam, họ bị đẩy vào thùng lạnh của xe tải, và chết ngạt trong vòng vài giờ đồng hồ. Chỉ có 2 người sống sót.
Cảnh sát hạt Essex đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như Bộ Nội vụ, Cơ quan Phòng chống tội phạm, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Nhập cư và biên phòng để mở rộng điều tra về vai trò của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia trong vụ 39 người chết trong xe container ở Essex.
Nhà chức trách đang truy lùng 2 anh em được cho là có liên lụy trong vụ 39 cái chết trong xe tải. Hai anh em Ronan Hughes và Christopher Hughes điều hành một dịch vụ vận tải hàng hóa ở biên giới Bắc Ireland. Ronan bị cáo buộc là người đã cho mướn chiếc xe tải đông lạnh được dùng để chuyên chở các nạn nhân đã chết thảm ở Anh, nhưng không có bằng chứng cho thấy họ biết hoặc tham gia âm mưu buôn người.
Đài ABC- Úc Châu dẫn lời dân biểu Anh Vernon Coaker thuộc Ủy ban Quốc hội đặc trách nạn buôn người nói rằng đây là một kỹ nghệ quy mô, mang về lợi lộc lớn cho các tổ chức tội phạm. "Nhiều người cho rằng buôn người mang về nhiều lợi lộc cho những kẻ tội phạm đó hơn cả các hoạt động buôn bán ma túy", ông nói.
Trong khi các số liệu chính thức đưa ra con số nạn nhân của nạn buôn người ở nước Anh là trên dưới 7000 người, Dân biểu Coaker cho rằng quy mô của vấn nạn buôn người nghiêm trọng hơn nhiều.
Ông Coaker nói : "Con số ấy chỉ đại diện cho phần nổi của cả một tảng băng chìm".
Trước thảm kịch ở Essex tuần trước, một thảm kịch tương tự đã xảy ra vào năm 2000, khi 60 người Trung Quốc thực hiện một cuộc hành trình tương tự trên một xe tải đông lạnh, cũng xuất phát từ Bỉ. Chỉ có 2 người sống sót. Lần đó, mỗi người phải trả 20.000 bảng Anh- tươngđương với 37.691 USD để mua một vé trên chuyến đi tới cõi chết.
Những nạn nhân trước hết bay tới Belgrade, thủ đô Serbia, sau đó họ được đưa bằng phà sang Hungary, Áo, Pháp và Hà Lan. Tại Rotterdam, họ bị đẩy vào thùng lạnh của xe tải, và chết ngạt vài giờ đồng hồ sau đó.
Sau vụ này, nhà chức trách các nước liên quan đã tìm cách ngăn chận di dân bất hợp pháp tại các địa điểm trung chuyển như cảng Dover ở Anh và Calais ở Pháp. Cảnh sát đã phá hủy các trại tị nạn trong các khu rừng ở Calais, nơi nhiều người tị nạn ẩn náu trong khi chờ cơ hội lẻn vào nước Anh.Từ đó những kẻ buôn người đã tìm những tuyến đường khác.
Một giới chức Anh giải thích :
"Zeebrugge là một cảng vận chuyển hàng hóa bằng container, do đó cơ quan chức năng không tập trung tìm di dân lậu, mà chỉ kiểm tra xem hàng hóa có được trả thuế và có hợp lệ hay không. Do đó tuyến đường này trở thành một tuyến đường hấp dẫn đối với các tổ chức tội phạm".
Dân biểu Coaker nói các chính phủ cần hợp tác với nhau và phải linh động hơn.
"Đương nhiên chúng tôi sẽ tăng cường an ninh tại Zeebrugge và Rotterdam và ngay tại Hull hoặc ở Purfleet… nhưng những kẻ buôn người sẽ tìm ra những tuyến đường khác".
Ông kêu gọi một chiến dịch đa quốc gia, chống các đường dây buôn người của các nhóm tội phạm có tổ chức quốc tế.
********************
Lao động xuất khẩu Việt Nam vỡ mộng ở xứ người (BBC, 30/10/2019)
Nhiều người bỏ ra số tiền lớn để đi lao động ở nước ngoài với mộng đổi đời. Nhưng thực tế khắc nghiệt ở xứ người khiến họ vỡ mộng.
Vụ 39 người chết tại Anh : Làng quê Việt Nam chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
Vỡ mộng
Cách đây ba năm, tôi tình cờ gặp Quỳnh (tên nhân vật đã được thay đổi), chủ một hiệu làm móng ở một thị trấn nhỏ phía Bắc Anh Quốc.
Một lần khi tôi ghé thăm, Quỳnh nói muốn nhờ giúp đỡ cho một người bạn của mình là An (tên nhân vật đã được thay đổi) mới sang. Người này bỏ một khoản tiền để sang Anh theo diện du lịch nhưng muốn trốn ở lại để đi làm. Quỳnh nghĩ rằng tôi có thể giúp 'môi giới', tìm cho An một khóa học nào đó và nhân đó may ra được ở lại lâu hơn.
"Nhưng nó không có tiền đâu. Có bao nhiêu tiền đã chi hết cho chuyến bay và mấy tuần đầu ăn ở đây", Quỳnh nói.
Theo Quỳnh, nếu giúp được An ở lại lâu hơn thì Quỳnh có thể tạo điều kiện cho An làm ở tiệm móng. Nhưng vấn đề là An không biết tiếng, và tiền cũng đã hết sạch thì không hiểu sẽ học được khóa học nào.
Tôi còn chưa kịp hiểu ai có thể giúp được An trong những điều kiện như vậy thì mấy ngày sau, Quỳnh thông báo rằng An đã bỏ trốn 'biệt tung tích' khỏi nơi ở trọ.
Những trường hợp như An không phải hiếm. Họ tìm mọi đường sang Anh, như thăm người thân, đi du lịch, hoặc đi học ngắn hạn, nhưng sau đó không về. Chưa biết có kiếm được việc làm không nhưng tương lai bấp bênh và họ luôn sống trong sợ hãi bị cảnh sát bắt. Nhiều trường hợp sau một thời gian trốn chui lủi đã bị bắt, bị giam, rồi trục xuất về nước. Tiền mất tật mạng.
Một trường hợp khác là Mai (tên nhân vật đã được thay đổi), đang thất nghiệp ở Việt Nam thì có người giới thiệu sang Hàn Quốc hái nho kiếm khá tiền, lại không vất vả gì. Mỗi tháng ít nhất kiếm được 30 triệu, theo lời tư vấn. Thêm nữa, người tư vấn nói cảnh ở Hàn Quốc đẹp, đồ ăn ngon, như thế vừa đi làm vừa kết hợp du lịch luôn… Mai liền mua vé máy bay rồi đi luôn, nhưng sang đó thì vỡ mộng.
Nói chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 29/10, Mai cho hay tưởng sang đó 'sướng lắm', hóa ra phải làm hùng hục từ sang sớm tới chiều. Làm luôn tay, chỉ nghỉ vài phút giữa các ca rồi lại làm. Mỗi ngày lương tính ra khoảng một triệu đồng tiền Việt. Nhưng tháng đầu phải nộp cho người môi giới bảy ngày lương. Nhà thuê không rẻ, nên để tiết kiệm phải thuê ở chung với nhiều người rất bất tiện. Làm không có ngày nghỉ thì mới mong kiếm được chút tiền tiết kiệm.
Nếu ốm hay muốn nghỉ thứ Bảy Chủ nhật thì sẽ không có lương những ngày nghỉ. Mang tiếng ở Hàn Quốc nhưng Mai chỉ biết mỗi ruộng nho chứ không có thời gian và cũng không đủ tiền để đi chơi ở đâu. Ngày mùa hè phơi nắng ngoài ruộng cả ngày rát mặt. Nếu làm mùa đông thì mưa tuyết lạnh thấu xương. Đó là chưa kể cứ ba tháng lại phải ra khỏi Hàn Quốc để gia hạn visa rất tốn kém. Tính ra số tiền để dành được chẳng là bao. Mai thấy quá cô đơn và chán nản nên bỏ về Việt Nam.
'Nhiều hệ lụy ở quê nhà'
Đi làm ở xứ người đã vất vả, lại để lại 'nhiều hệ lụy ở quê nhà', như lời ông Trần Trung Thực, 47 tuổi, quê Bắc Giang, hiện đang lao động ở Đài Loan.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 29/10 về cuộc sống ở xứ người, ông Thực nói :
"Tôi tham gia vào đội quân được gọi mỹ miều là xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm 'cu li' (lao động chân tay) ở Đài Loan,.. từ năm 2016. Trước đó, tôi là nông dân. Nhưng ruộng ít quá, cấy cầy hay nuôi gà vịt thu nhập ít, lại bấp bênh, nên tôi cùng nhiều người trong xóm đã ra đi".
Trước khi đi, ông Thực phải vay ngân hàng 160 triệu đồng trả tiền môi giới. Sau khi sang Đài Loan, ông nhận mức lương 23.100 Đài tệ, trừ mọi khoản chi phí chỉ còn 12.000 Đài tệ, tương đương 8 triệu đồng một tháng.
Ông Trần Trung Thực đang làm việc tại Đài Loan
"Như vậy, sau ba năm đi làm, tiết kiệm lắm tôi để dành được gần 300 triệu VNĐ. Nhưng lại phải trừ tiền gốc 160 triệu vay mượn lúc đi (chưa tính lãi suất), nên còn vỏn vẹn 128 triệu VNĐ".
Để có hơn 100 triệu đồng ấy gửi về nuôi vợ con ở quê, hơn hai năm trời ông Thực phải làm công việc mạ kim loại rất độc hại. Ngày làm tám tiếng liên tục không nghỉ, chỉ thay phiên nhau nhau ăn cơm rồi lại làm tiếp. Ông Thực sau hai năm đã mắc bệnh đau bao tử, đã có lần phải nhập viện. Mãi gần đây ông Thực mới được chuyển sang làm ở xưởng làm trống, đỡ độc hại hơn.
Để dành dụm được số tiền ấy trong ba năm không phải dễ, theo lời ông Thực. Vì đó là chưa nói tới lúc ốm đau, bệnh tật, "anh em bạn bè cũng có lúc phải chén rượu, chén trà... Ngoài ra, còn những khó khăn khác như bị chủ soi xét, ghét bỏ, bị trù dập và những va vấp khác trong cuộc sống...", ông Thực tâm sự.
Ông Thực cho hay ông không mơ mộng gì làm giàu, và trước khi đi, ông cũng tiên liệu được những khó khăn để chuẩn bị tâm thế đón nhận, nhưng nhiều lúc vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
"Tôi gặp vô vàn những anh em lao động di công như tôi. Họ đều nói, phải đi 'ba cuốc' (tức là đi ba lần, tổng cộng là chín năm) mới mong tiết kiệm để cất được gian nhà, gian cửa".
"Với những người chấp nhật bỏ quê hương ra đi lâu như vậy để kiếm tiền cho tương lai, thì cũng có vô số hệ lụy như vợ chồng xa cách, không chung thủy, con vắng tình yêu thương của cha mẹ. Có gia đình đã tan nát vì thế".
"Chưa kể, nhiều đêm, đi qua các nhà ga ở Đài Loan, tôi thấy các thanh niên Việt Nam ôm hộp giấy xin tiền bố thí, hảo tâm để giúp đỡ đồng hương bị tai nạn chết. Những cái chết của công nhân di công Việt Nam ở Đài Loan nhiều lắm, nào là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chết do kiệt sức, do cảm... không thể kể hết được".
Riêng trong xóm của ông Thực đã có khoảng 30 người đi xuất khẩu lao động, còn riêng trong toàn xã thì rất nhiều, ông Thực nói ông không thể thống kê.
"Với tư cách là người trong cuộc, tôi mong các bạn trẻ trước khi ký vào hợp đồng xuất khẩu lao động sang Đài Loan hay bất cứ nước nào hãy cân nhắc để không vỡ mộng", ông Thực cảnh báo.
Gần đến hạn hết hợp đồng lao động, ông Thực nói ông quyết định sẽ về, dù chưa biết sẽ làm gì ra tiền ở quê nhà. "Con cái tôi đã đến tuổi dậy thì, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Vợ chồng lâu ngày xa cách cũng thiếu gắn kết. Tôi rất lo lắng. Tôi sẽ về".
Tuy vậy, ông Thực nhận định rằng trong tình cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn như hiện nay, "dòng chảy lao động xứ người sẽ không ngừng tại đây", ông Thực nói với BBC từ Đài Loan.
Mỹ Hằng
*********************
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, cảnh sát Anh đã phát hiện 39 người thiệt mạng trong thùng một xe tải tại khu công nghiệp Waterglade, thuộc hạt Essex, phía Đông Bắc London, Anh. Cho đến ngày 26/10, cảnh sát hạt Essex, Anh, nơi phát hiện container, vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra các suy đoán về quốc tịch của các nạn nhân.
Ông Nguyễn Đình Gia ở huyện Cần Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có con trai là Nguyễn Đình Lượng 20 tuổi, hiện mất tích ở Anh. Ảnh chụp hôm 29/10/2019. - AFP
Reuters hôm 26/10 trích lời linh mục Đặng Hữu Nam ở Yên Thành, Nghệ An, cho rằng có nhiều khả năng phần đông những người được tìm thấy trên chiếc container là người Việt Nam khi một vài gia đình khi hay tin vụ việc đã báo họ mất liên lạc với người thân đang từ Pháp sang Anh. 2 ngày sau đó, càng nhiều gia đình có người thân mất tích ở Anh trình báo tin nhắn, cuộc gọi sau cùng của người thân, nghe có vẻ trùng khớp với chuyến xe chở 39 người.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 29/10 (6 ngày sau đó), có tổng cộng 18 gia đình trong tỉnh báo có người thân tại Anh không thể liên lạc được. Hà Tĩnh có 10 gia đình trình báo ; Quảng Bình có một trường hợp trình báo con mất tích ở Anh Quốc và Sở Ngoại Vụ Huế cũng đưa thông tin về một người Huế nghi là nạn nhân trong vụ 39 người chết cóng trong xe tải đông lạnh ở Anh.
Như vậy, tính đến ngày 29/10/2019, tổng cộng có 30 trường hợp trình báo có người thân mất tích tại Anh.
Kể từ khi các gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trình báo có người thân mất liên lạc và họ tin rằng con, cháu họ nằm trong 39 người chết trong chuyến xe đến Anh, nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã đến tận nơi để hỏi thăm và tìm hiểu thêm thông tin, trong đó có phóng viên Reuters, AFP, BBC và nhiều cơ quan truyền thông quốc nội.
Theo mô tả của phóng viên Reuters, nhiều vùng quê nơi có con em mất tích ở Anh, không khí trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhiều người dân địa phương tỏ ra lo lắng lẫn tiếc thương cho người thân.
Ông Nguyễn Đình Gia ở huyện Cần Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có con trai là Nguyễn Đình Lượng 20 tuổi, hiện mất tích ở Anh, nói với AFP hôm 29/10 :
"Con tôi chưa gọi lại, tôi đã lập bàn thờ để cầu nguyện cho linh hồn con, bởi vì chúng tôi là người Công giáo. Tôi sẽ hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác nếu tôi có thể gặp lại con, không có gì quý giá hơn, không cần tiền. Tôi chỉ ước con sống lại, đó là điều tốt nhất. Tôi đã nói với con rằng nó không phải đi đâu (ngoài Pháp), ở lại (ở Pháp) và làm bồi bàn, thế là đủ. Nếu nó làm việc ngoài trời, nó sẽ phải đối mặt với thời tiết nắng và mưa, làm việc cho nhà hàng đáng lẽ không sao. Tôi nói với con rằng nó không nên đi".
Anh Nguyễn Đình Lượng là một trong 8 người con của ông Nguyễn Đình Gia, anh Lượng đã sang Pháp từ năm 2018, và làm bồi bàn tại đó. Vài tuần trước, anh Lượng đã gọi về nhà để nói rằng anh sẽ tới nước Anh tìm công việc khác để làm.
Ông Bùi Phan Chính ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, có con mất tích ở Anh là Bùi Phan Thắng. Ảnh chụp hôm 29/10/2019. AFP
Một địa phương khác là xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi được biết xưa nay thuần nông, nhưng theo mô tả của người dân địa phương hiện nay nhà cửa khang trang như phố thị. Nhưng những ngày này cũng mang không khí ảm đạm không kém, khi người dân nơi đây lo lắng, tiếc thương cho hai bạn trẻ đã mất liên lạc nhiều ngày nay. Họ cũng gọi điện với gia đình vào ngày 23/10 báo tin họ sang Anh để tìm việc làm. Hai bạn trẻ đó là Nguyễn Đình Tứ sinh năm 1993 và Bùi Thị Nhung sinh năm 2000.
Hôm 29/10, Ông Nguyễn Đình Sát là Cha của Anh Nguyễn Đinh Tứ, nói với Reuters :
"Tôi biết con trai tôi (anh ta) ở trong chiếc xe tải đó vì tôi có người thân đang làm việc ở đó, đã gọi cho tôi và nói với tôi. Họ định đến đón anh ta tại điểm thả nhưng sau đó họ gọi và nói với tôi rằng anh ta đang ở trong chiếc xe tải đó. Họ biết lộ trình, thời gian và điểm thả của xe tải, vì vậy nếu họ nói như vậy, thì đó phải là sự thật. Và tôi nghĩ đó là sự thật vì tôi chưa nghe thấy gì từ con trai mình".
"Chúng tôi đói và nghèo. Con trai tôi đi lính. Sau đó, khi được giải ngũ, anh đã vay vài trăm triệu đồng tiền Việt Nam để bắt đầu kiếm sống, lập gia đình và xây nhà. Anh mắc nợ nên ra nước ngoài tìm việc. Xung quanh đây ở vùng nông thôn, chúng ta không thể làm gì để kiếm tiền".
Cùng nỗi buồn và lo lắng như những gia đình trình báo có người nhà mất liên lạc, nhưng có những gia đình ngoài lo lắng, ngóng đợi tin con, họ còn đứng ngồi không yên vì nợ nần vay mượn cho con làm chi phí đi nước ngoài kiếm việc làm.
Bà Hoàng Thị Ái ở huyện Điện Châu, tỉnh Nghệ An, có con mất tích ở Anh tên Hoàng Văn Tiệp, cay đắng cho Reuters biết :
"Tôi thấy rằng con trai tôi đã bị lừa đảo. Nó tin rằng họ sẽ đưa đi theo lựa chọn 'VIP', chúng tôi không biết họ đưa nó đến Anh bằng cách đưa nó vào một chiếc xe tải. Nếu tôi biết nó sẽ ở trong một chiếc xe tải, tôi sẽ không cho phép nó đi, tôi sẽ giữ con ở đây, và nói với anh em của nó không cho nó mượn số tiền mà nó cần cho chuyến đi".
"Nếu con trai tôi sống sót trở về, tôi và chồng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trả nợ, với sự hỗ trợ của anh em. Chúng tôi giờ già và yếu đi nên không thể trả được khoản nợ lớn. Bây giờ ngay cả khi chúng tôi đang cố gắng rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ có thể trả tiền lời hàng ngày thôi".
Theo AFP, sau khi Tiệp bỏ học từ lớp chín, anh nói với gia đình rằng anh muốn làm việc ở nước ngoài thay vì trở thành ngư dân ở tỉnh quê nhà ven biển. Một năm trước, anh đã tới Pháp, nơi Tiệp làm công việc rửa chén cho nhà hàng. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2019, anh ta đã viết thư cho gia đình, yêu cầu lấy 13.000 đô la để trả cho những những người "hứa lo lót" cho chuyến đi của anh đến Vương quốc Anh, đó là lần cuối gia đình nghe được tin tức từ Tiệp.
Theo gia đình, anh Hoàng Văn Tiệp không mang theo gì ngoài 500 euro trong ví và quần áo, rồi lên xe tải với người anh họ, là người cũng đang mất tích.
Theo thống kê sơ bộ được truyền thông trong nước ghi nhận từ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, Nghệ An, toàn huyện hiện có khoảng 500 người đang làm ăn, sinh sống ở nước Anh. Riêng ở xã Đô Thành có khoảng 1.500 người đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Châu Âu. Trong số đó, có khoảng 1.000 người thuộc địa phương này đang sinh sống ở Anh và Đức.
Khi trả lời báo chí trong nước về việc, vì sao nhiều con em địa phương rời quê, sang Anh làm việc, ông Lê Thanh Ngọc, Xóm trưởng xóm Phú Xuân, xã Đô Thành giải thích, thu nhập tính theo đầu người ở địa phương khoảng 32 triệu đồng/năm. Trong khi theo thông tin từ những người đi trước, thông thường khi sang Anh làm việc tại các nhà hàng, tiệm nail, thì thu nhập hơn 30 triệu đồng mỗi tháng, đã bao ăn ở, còn tại các nước Châu Âu thì khoảng 1.000 USD mỗi tháng.
Ông Ngọc cũng cho biết, để đi sang được nước Anh, mỗi lao động người Việt phải bỏ gần 1 tỷ đồng cho đường giây môi giới.
Liệu sau vụ việc này, có thức tỉnh ước mơ xuất ngoại của người dân thôn quê, liệu khi hiểu rõ sự nguy hiểm, họ có đánh đổi để hy vọng đổi đời ?
Anh Nguyễn Đình Tài, em trai của anh Nguyễn Đình Lượng, hiện đang mất tích ở Anh nói với Reuters :
"Tôi cảm thấy rất buồn sau sự cố này. Trước đây, tôi muốn đến Vương quốc Anh với tư cách là một du học sinh, vì anh tôi sẽ ở đó để chăm sóc tôi. Nhưng bây giờ tôi rất buồn và tôi không muốn đi nữa. Trong tương lai tôi muốn có thể kiếm tiền ở đây và ở nhà để hỗ trợ bố mẹ tôi với những gì tôi có thể".
Cho đến chiều ngày 29 tháng 10 năm 2019, trước thông tin nhiều gia đình trình báo người thân mất tích ở Anh, Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm cho rằng việc mất tích hay chết trong vụ ở Anh chưa xác định được nên mọi thông tin đều là dự đoán. Ông cho rằng những tin tức đưa lên nếu không chính xác sẽ gây hoang mang.
Cũng trong ngày 29/10, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cũng cho báo giới biết rằng Bộ Ngoại giao Hà Nội đã tiếp nhận và trao đổi thông tin 14 gia đình trình báo để phía Anh kiểm tra xem có trùng khớp với hồ sơ 39 nạn nhân trong chiếc container đông lạnh hay không.
Ông Phạm Bình Minh cho rằng hiện vẫn chưa thể khẳng định điều gì mà phải gửi cho phía Anh Quốc các mẫu vật cần thiết để đối chiếu. Sau khi các thông tin hai phía đưa ra trùng khớp với nhau thì mới xác định được danh tính các nạn nhân. Theo lời ông Phạm Bình Minh thì công tác này cần rất nhiều nhiều thời gian. Cũng theo ông Phạm Bình Minh thì các thông tin đối chiếu bao gồm cả yếu tố sinh trắc học, kiểm tra bằng ADN.
*****************
Hơn 111.000 người Nghệ An, Hà Tĩnh làm việc ở nước ngoài (RFA, 30/10/2019)
Có hơn 111.000 lao động Nghệ An, Hà Tĩnh ra nước ngoài làm việc trong năm 2010-2017. Trong đó, nhiều người không được tư vấn nên bị lừa gạt, phải qua "cò" gây tốn kém, thậm chí doanh nghiệp ký hợp đồng không đúng với thực tế khiến người lao động phải về nước sớm.
Một công nhân xây dựng tại công trường xây dựng Trung tâm Thể dục dụng cụ Ariake trước Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 diễn ra tại Tokyo vào ngày 7 tháng 11 năm 2018. AFP
Báo trong nước loan tin ngày 30/10, trích báo cáo giám sát gần nhất của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2010-2017.
Theo đó, việc công khai minh bạch thông tin các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi nước ngoài làm việc chưa đầy đủ, cụ thể. Việc này gây khó khăn cho người lao động trong việc lựa chọn.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp đào tạo nghề, ngoại ngữ vào đào tạo định hướng còn hạn chế, nên chất lượng lao động thấp, khó tham gia thị trường các nước, khiến người lao động phải về nước sớm.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2010-2017, Hà Tĩnh có 50.270 người đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Những người này chủ yếu tập trung ở các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc. Trung bình mỗi năm tổng số tiền những lao động này gửi về cho gia đình lên đến hơn 4.000 tỉ đồng/năm.
Trong 10 năm liên tiếp, Hà Tĩnh đứng thứ 3 cả nước về số lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Còn tại Nghệ An, trong 7 năm từ 2010-2017, gần 61.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Nguồn thu ngoại tệ gửi về qua ngân hàng đạt hơn 250 triệu/năm. Tuy nhiên, hiện nay có gần 12.5000 người lao động của tỉnh đang làm việc ở vùng biên giới không có hợp đồng lao động.
**********************
17 người Việt nhập lậu vào Đức bị bắt (RFA, 30/10/2019)
Chiều ngày 28/10 cảnh sát Đức đã bắt giữ tổng cộng 17 người Việt bị nhét trong 3 chiếc xe ô tô đưa lậu vào nước Đức.
Chiếc xe minivan đưa lậu 7 người Việt Nam (4 nam, 3 nữ) vào nước Đức. Nguồn : thoibao.de
Cụ thể, một chiếc xe Minivan biển số Séc do người đàn ông Ukraine lái chở 7 người Việt gồm 4 nam, 3 nữ đã bị bắt vào khoảng 4 :50 chiều ở bãi đậu xe Am Heidenholz gần biên giới Đức – Séc.
Khoảng 1 tiếng sau, một chiếc xe Ford Focus do tài xế Hungary cầm lái chở 5 người đàn ông Việt không có giấy tờ cư trú cũng bị bắt tại chỗ.
Đến khoảng 11 :45 tối, cũng tại bãi đậu xe Am Heidenholz, nam tài xế người Ukraine lái chở 5 người Việt gồm 2 nam, 3 nữ không có giấy tờ tùy thân cũng bị cảnh sát bắt.
Hiện cảnh sát Liên bang Đức đang điều tra đường dây các vụ đưa người lậu này. Tuy nhiên không rõ 3 vụ này có liên quan nhau không.