Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam bỏ phiếu thuận nghị quyết Liên Hiệp Quốc nói Nga gây hấn ở Ukraine có gì đáng bàn ?

Việt Nam bỏ phiếu thuận cho một Nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc, trong đó có đoạn nói rằng "Nga gây hấn đối với Ukraine" tại Châu Âu. Những người quan sát tình hình chính trị xã hội đặt vấn đề liệu có phải Việt Nam đã "quay xe" với Nga sau lần bỏ phiếu này.

bophieu1

Việt Nam và Trung Quốc bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, trong đó có đoạn nói rằng Nga gây hấn ở Ukraine. Ảnh : un.org

Việt Nam "quay xe" ?

Ngày 26/4, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/77/284, về "Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu". Đoạn số chín của Nghị quyết này có nội dung đề cập tới cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine như sau :

"Công nhận rằng Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có sau khi Liên Bang Nga gây hấn với Ukraine và trước đó là Gruzia, cũng như việc chấm dứt tư cách thành viên của Liên bang Nga trong Hội đồng Châu Âu, đòi hỏi sự tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu…".

Kết quả, có 122 phiếu ủng hộ thông qua nghị quyết, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên hai quốc gia cộng sản ở Châu Á này bỏ phiếu thuận đối với một nghị quyết mà nội dung có đề cập tới cuộc chiến Nga - Ukraine.

Bà Mạc Việt Hồng, một nhà báo độc lập từ Ba Lan, cho rằng dù nghị quyết này không nói tới cuộc chiến tranh xâm lược của Nga và Ukraine nhưng vẫn có một đoạn nói gọi Nga là kẻ gây hấn hay là kẻ xâm lược :

"Tôi cho động thái này của Việt Nam là có tiến bộ so với những cái vote (bỏ phiếu) trước kia khi Việt Nam thường vẫn bỏ phiếu chống hoặc thiếu trắng, thì lần này đã bỏ phiếu thuận. Theo tôi như vậy là đã đáng hoan nghênh, một cử chỉ tuy có muộn màng nhưng mà đã có những sự thay đổi nhất định.

Tôi nghĩ rằng đây là Việt Nam bước đầu "quay xe", cuộc chiến này cán cân nghiêng về phía Ukraine và thất bại của Nga ngày càng tới gần thì Việt Nam sẽ quay xe".

Một người Việt hiện đang sinh sống ở Ukraine nói rằng ông không quan tâm đến chuyện Việt Nam có ủng hộ Ukraine hay không :

"Tôi chả thấy vui gì cả, bởi vì tiếng nói của Việt Nam không có tác dụng gì. Thậm chí từ đầu cuộc chiến cho đến nay, kể cả khi Việt Nam bỏ phiếu trắng cho đến khi lần cui cùng này Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Ukraine - cứ cho là như vậy - thì Ukraine vẫn không có bất cứ một phản hồi xã hội nào, các phương tiện truyền thông hầu như không nhắc đến Việt Nam bỏ phiếu như thế nào".

Nâng cao quan điểm

Thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về Quốc phòng, nhận định với RFA rằng từ kết quả bỏ phiếu thuận này của Việt Nam mà suy ra là Việt Nam đã thay đổi quan điểm về cuộc chiến Nga - Ukraine là có phần nâng cao quan điểm. 

Theo ông Phương, nghị quyết này có nội dung bàn thảo về sự hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu, nó không hề có mục đích lên án Nga :

"Yếu tố liên quan đến Nga cũng chỉ xuất hiện trong paragraph 9 (đoạn thứ chín - PV) thôi, chỉ trong một paragraph duy nhất thôi. Và cái từ được dùng trong đoạn đó là "gây hấn" (aggression), chứ không phải để "xâm lược" (evasion)".

Hơn nữa, ông Thế Phương cho biết, trong buổi tranh luận trước khi bỏ phiếu chính thức cho nghị quyết này, đã có một cuộc bỏ phiếu khác về vấn đề có nên thêm paragraph 9 (đoạn thứ 9 - PV) vô nghị quyết này hay không. Khi đó, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng :

"Vote đầu tiên là có nên đưa paragraph 9 vào trong nghị quyết đó hay không, thì Việt Nam bỏ phiếu trắng ; rồi tới cái vote thứ hai mới là thông qua toàn bộ cái nghị quyết đó thì lần này Việt Nam mới đồng ý".

Trong khi đó, đại diện Iran nêu quan điểm tại phiên tranh luận rằng bởi vì đoạn thứ 9 nằm ngoài phạm vi của nghị quyết và thiếu tính công bằng. Do đó, Iran đã bỏ phiếu trắng đối với toàn bộ dự thảo nghị quyết này.

Do đó, ông Phương kết luận quan điểm của mình : "Việt Nam thể hiện một cách hết sức bình thường, nó không có gì là thay đổi quan điểm. Bảo rằng Việt Nam thay đổi quan điểm thì là hơi nâng vấn đề lên một chút".

Sao y Trung Quốc ?

Từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào tháng 2/2022, Việt Nam đã có sáu lần bỏ phiếu tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về những nghị quyết có liên quan đến cuộc xung đột vũ trang này. Trong đó, có bốn lần Việt Nam bỏ phiếu trắng, một lần bỏ phiếu chống và một lần bỏ phiếu thuận.

Cụ thể, ngày 1/3/3022, Việt Nam bỏ phiếu trắng nghị quyết lên án cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Ngày 24/3, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt chiến sự, bảo vệ dân thường và cộng đồng quốc tế, tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine ; Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 7/4, Việt Nam bỏ phiếu chống lại nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/10, nghị quyết kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhậbốn vùng lãnh thổ của Ukraine được Việt Nam bỏ phiếu trắng. Ngày 23/2/2023, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam lại chọn phiếu trắng. Và mới nhất, vào ngày 26/4, Việt Nam bỏ phiếu thuận cho nghị quyết Hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu.

Cả sáu lần bỏ phiếu nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có sự lựa chọn giống y như nhau.

Nhà báo Mạc Việt Hồng khẳng định là Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc trong những lần bỏ phiếu về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine :

"Tôi nghĩ chắc chắn là có chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc nếu mà nhìn từ đầu cho tới bây giờ thì chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc bỏ phiếu chống thì Việt Nam bỏ phiếu chống, mà Trung Quốc bỏ phiếu trắng thì Việt Nam bỏ phiếu trắng, và lần này Trung Quốc bỏ phiếu Thuận thì Việt Nam cũng bỏ phiếu thuận, thì chắc chắn là có sự ảnh hưởng rất lớn từ phía Trung Quốc".

Thạc sĩ Thế Phương nhìn nhận rằng có sự đồn đoán Việt Nam chịu tác động từ Trung Quốc trong những lần bỏ phiếu. Tuy nhiên, theo ông Phương, không có bằng chứng rõ ràng về tin đồn này :

"Không có bằng chứng nào rõ ràng cho thấy rằng bởi vì Trung Quốc vote như thế này cho nên Việt Nam vote theo như thế. Nói chính xác hơn là bởi vì tư duy chính sách và tư duy đối ngoại trong một số vấn đề cụ thể, đặc biệt có liên quan đến vấn đề Nga và Ukraine là tương đối giống nhau, cho nên họ vote giống nhau".

Ông Thế Phương cho biết, nếu muốn biết quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam đối với cuộc chiến tranh Nga - Ukraine thì nên xem phát biểu của các quan chức cao cấp nhà nước đã về hưu, đặc biệt là các tướng quân đội.

Ví dụ như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu trên truyền thông Nhà nước nhân dịp một năm Nga tấn công Ukraine, rằng không có bên nào đúng hoặc sai tuyệt đối…Tất cả các bên, trước tiên là Nga và Ukraine, rồi đến các quốc gia can dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải "quay xe", lùi lại - tức là đều phải nhân nhượng.

Published in Việt Nam

B Ngoi giao M va lên tiếng hoan nghênh chính ph Đc vì đã lp kế hoch gi chiến hm tham gia tun tra ti bin Đông, bo v t do lưu thông vùng bin này cũng như khu vc n Đ - Thái Bình Dương (1).

vietnam1

Ông Đng Đình Quý Đi s Vit Nam ti Liên Hip Quc, nói, Vit Nam đã phát huy vai trò dn dt, đ xut ý tưởng ti Liên Hip Quc.

Th sáu tun trước, B trưởng Quc phòng Đc chính thc loan báo, t mùa hè này (tháng 8 năm nay) cho đến tháng 2 năm ti, mt khu trc hm ca Đc s tham gia tun tra khu vc n Đ - Thái Bình Dương, trong đó có c tun tra ti bin Đông. Đc xác đnh, vic thc hin kế hoch va k là nhm chng t Đc luôn sn sàng gia tăng n lc thc thi cam kết bo v an ninh khu vc trng yếu, giúp đnh hình trt t quc tế trong thế k 21.

Năm nay, Đc là thành viên th tư ca NATO xác nhn s tham gia gi chiến hm đến tun tra bin Đông nói riêng và khu vc n Đ - Thái Bình Dương nói chung. Đu tháng trước, Pháp đã điu đng mt tàu ngm tun tra ti bin Đông và ngay vào lúc này đang có hai chiến hm ca Pháp trên đường đến bin Đông. Anh cũng đã loan báo s gi mt hàng không mu hm (HMS Queen Elizabeth) đến bin Đông vào cui năm nay.

Đó cũng là lý do khiến M - mt thành viên khác ca NATO - hoan nghênh Đc, trước đó là hoan nghênh Pháp, Anh đã cùng M thc hin các cuc tun tra bin Đông. M đã nhiu ln kêu gi các đng minh và đi tác tham gia tun tra bin Đông như phương thc gn lin li ích chung vi duy trì hòa bình, n đnh, tôn trng lut pháp quc tế, không gây tn hi thương mi hp pháp và quyn t do lưu thông ti n Đ - Thái Bình Dương và thng thng bác b yêu sách ca Trung Quc v ch quyn ti bin Đông.

M và các quc gia thành viên ca Hip ước Bc Đi Tây Dương (NATO) cũng như mt s quc gia khác (Úc, n,) tham gia vào vic duy trì trt t quc tế, bo v quyn t do lưu thông bin Đông nói riêng và khu vc n Đ - Thái Bình Dương nói chung là vì li ích chung. Vit Nam, ngoài nhng li ích chung còn có nhiu li ích riêng nhưng thường ngm tăm, không bao gi hoan nghênh hay tri ân quc gia nào du điu đó góp phn bo v nhng li ích riêng ca mình.

Mi khi bin Đông tr thành nóng vì các đt tun tra, Vit Nam ch nhc nhcác quc gia cn phi đóng góp vào mc tiêu, li ích, trách nhim, nguyn vng chung ca tt c các quc gia và cng đng quc tế (2). Trước gi cũng ch thế mà thôi !

Tháng 8 năm 2018, Ban Bí thư ca Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra lnhy mnh và nâng tm đi ngoi đa phương đến năm 2030(Ch th s 25-CT/TW). Theo đó, toàn b h thng chính tr phiphát huy vai trò dn dt, đ xut ý tưởng ca Vit Nam ti các cơ chế đa phương, th hin vai trò ca Vit Nam trong cng đng quc tếTrung tun tháng trước, ông Đng Đình Quý Đi s Vit Nam ti Liên Hip Quc, khoe rng, ch trong na nhim k là Thành viên không thường trc ca Hi đng Bo an (2020 – 2021) mà Vit Nam đã phát huy vai trò dn dt, đ xut ý tưởng ti Liên Hip Quc(3).

C như li ông Quý thì Vit Nam đã phát huy vai trò dn dt, đ xut ý tưởng ti Liên Hip Quc theo đúng Ch th 25-CT/TW, thông qua victham d hàng nghìn... cuc hp các cp, son đc khong 500 bài phát biu v rt nhiu lĩnh vcvà tham gia xây dng hàng trăm văn kin !Tuy vn đang là Thành viên không thường trc ca Hi đng Bo an, vn đang tiếp tc dn dt, đ xut ý tưởng ti Liên Hip Qucnhưng thc tế cho thy, B Ngoi giao nói riêng và chính ph Vit Nam nói chung đã b l nhiu cơ hi dn dt, đ xut ý tưởng cho cng đng quc tếv nhng vn đ liên quan ti bin Đông.

Không ch có thế, khi báo công trên t Quân đi nhân dân cách nay chng ba tun, ông Quý còn khoe, năm ngoái, vi vai trò Ch tch ASEAN, Vit Nam đã dn dt ASEAN lpba k lcđi vi ngh quyết mang tính đnh k hai năm mt ln v hp tác gia Liên Hip Quc và ASEAN. C như li ông Quý khoe vi đng chí, đng bào thì nh có Vit Namdn dt, quan h ca ASEAN vi Liên Hip Quc mi không ch đi và tr thành đáng k đến mc như vy.

Cách nay hai ngày, các Ngoi trưởng ASEAN ngi li vi nhau đ tho lun v Myanmar mt thành viên ASEAN. Tuy nhiên truyn thông quc tế ch ghi nhn nhng phát biu ca Indonesia, Malaysia, Singapore Chng hn Indonesia yêu cu gii quân nhân tiếm quyn Myanmar tôn trng li ích ca dân chúng Myanmar, c th là tôn trng s la chn ca h, phóng thích nhng người đang b cm gi Malaysia đòi tr t do cho bà Suu Kyi và nhc nh, gii pháp cho khng hong chính tr ti Myanmar phi tôn trng ý chí và khát vng ca dân chúng Myanmar... Vit Nam t nhn là dn dt ASEANlp nhiu k lc – li không có ý tưởng nào đáng k nên thiên h không thèm k ti (4) !

***

Ít nht trong nhng s kin gn đây liên quan ti bin Đông và ti ASEAN nhng s kin liên quan trc tiếp ti các li ích thiết yếu ca Vit Nam không rõ chính ph Vit Nam đã đynhư thế nào mà vai trò Vit Nam trong quan h đa phương không nhng khôngmnh mà v trí ca Vit Nam còn tr thành hết sc m nht. C như thế thì có bao nhiêu quc gia chu theo đ dn dt. Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương đng có thy không và có tính chn chnh không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/03/2021

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/state-department-applauds-germany-s-plan-to-patrol-the-south-china-sea-this-year-report-says-1.664528

(2) https://tuoitre.vn/viet-nam-len-tieng-ve-viec-tau-trung-quoc-tau-my-va-phap-o-bien-dong-20210224235910764.htm

(3) https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-phat-huy-vai-tro-dan-dat-de-xuat-y-tuong-tai-lien-hop-quoc-651652

(4) https://asia.nikkei.com/Spotlight/Myanmar-Coup/ASEAN-ministers-urge-Myanmar-to-find-domestic-solution-to-crisis

Published in Diễn đàn

Chính quyền Việt Nam bị cáo buộc giải trình sai sự thật cho Liên Hiệp Quốc

Từ Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền Đinh Thảo vừa cáo buộc chính quyền Việt Nam đưa ra những thông tin sai sự thật khi trả lời bốn Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về việc tịch thu hộ chiếu của mình.

dinhthao1

Hình minh họa Nhà hoạt động Đinh Thảo - FB Đinh Thảo

Ngày 22/1/2020, bốn Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc gởi thư chất vấn chính quyền Việt Nam về hai trường hợp, bao gồm việc tịch thu hộ chiếu của nhà hoạt động Đinh Thảo khi cô vừa về nước sau khoảng bốn năm làm việc ở nước ngoài và vụ bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Sau đó, phía Việt Nam đã gởi thư trả lời cho các Báo cáo viên đặc biệt. Cả hai lá thư đều được đăng công khai trên trang web của Liên Hiệp Quốc.

Giải trình sai sự thật

Tuy nhiên, bà Đinh Thảo nói với RFA rằng những phản hồi từ phía Việt Nam là "sai với thực tế và dễ gây hiểu lầm". Bà cho rằng Chính phủ Việt Nam nên xem xét lại bản giải trình đó, bởi vì việc cung cấp thông tin sai sự thật cho các Tổ chức Quốc tế là một điều không hay và làm mất uy tín. Theo bà, nếu Chính phủ có tinh thần cầu thị thì nên cung cấp thông tin đúng sự thật.

Về trường hợp của mình, bà Thảo nêu rõ bốn điểm không đúng trong lá thư trả lời của Việt Nam, cụ thể như sau :

"Thứ nhất là tôi từng tham gia gây rối trật tự công cộng và có biên bản xử phạt hành chính. Điều này là hoàn toàn sai với thực tế. Là một người hoạt động, từ năm 2015 đến giờ, tôi cũng đã nhiều lần phải làm việc với an ninh. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nhận được bất kỳ một biên bản nào, cũng như chưa bao giờ từng bị buộc tội liên quan đến gây rối trật tự công cộng cả".

Điểm thứ hai, họ nói rằng họ nghi ngờ tôi có tham gia các khóa học của Việt Tân, cũng như có các hoạt động liên quan đến Việt Tân. Điều này tôi cũng thấy rằng nó không đúng sự thật. Tại vì ấn tượng trong toàn bộ quá trình làm việc gần nhưng không hề nhắc gì đến Việt Tân. Trong thư các Báo cáo viên đặc biệt gửi cho Chính phủ Việt Nam cũng có tóm tắt rằng tôi có một quá trình làm việc tại VOICE. Tuy nhiên, tôi không hiểu tại làm sao mà Chính phủ Việt Nam hoàn toàn lờ đi chi tiết này, mà chỉ nhấn mạnh đến Việt Tân thôi để gây hiểu lầm, thì đây là một điều không thể chấp nhận được.

Điểm thứ ba là về việc Vit Tân là một tổ chức khủng bố. Tôi không muốn đi sâu nói thêm về chi tiết này, bởi vì tôi không đủ thông tin để biết. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra ở Việt Nam cho thấy cách Chính phủ Việt Nam đàn áp đối với những người hoạt động, những người bất đồng chính kiến, thuộc hội nhóm nào đi chăng nữa thì bất cứ khi nào Chính phủ muốn bịt miệng họ đều lồng vào rằng là liên quan đến Việt Tân, và điều này là hoàn toàn sai sự thật.

Điểm thứ tư mà họ nêu ra là hoàn toàn sai sự thật và rất là dễ dàng để chứng minh lại điều đó. Họ nói rằng họ không giữ hộ chiếu của tôi. Tôi không bị tịch thu hộ chiếu, cá nhân cũng như gia đình của tôi không bị đàn áp. Sự thật là họ đã tịch thu vào ngày hôm đó. Mặc dù lí do họ đưa ra có thể là liên quan đến An ninh quốc gia, thì cái việc họ đang giữ hộ chiếu của tôi là một điều không thể chối cãi được.

Còn đối với cá nhân tôi thì ngay sau khi về nước, đã có hàng ngàn bài viết tấn công tôi. Họ cũng đã cố tình thêu dệt nên những chuyện liên quan đến Đồng Tâm hoặc là những chuyện khác để mà bêu xấu tôi trên các trang của Dư Luận Viên".

Về trường hợp của nhà báo Phạm Chí Dũng, trong thư phản hồi, Chính phủ Việt Nam nói rằng rằng hiện nay đang là giai đoạn điều tra vụ án nên gia đình chỉ được gởi đồ tiếp tế. Yêu cầu được thăm gặp gia đình trong lúc này không thể được đáp ứng để đảm bảo tính bảo mật của vụ án.

Bên cạnh đó, ông Phạm Chí Dũng cũng mong muốn được tự bào chữa thay vì nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi.

Đài Á Châu Tự do liên hệ với luật sư Đặng Đình Mạnh, người đã làm thủ tục để bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng vào tháng 12/2019, ông Mạnh cho biết mình không được thông báo gì về mong muốn này của ông Dũng :

"Ngay thời điểm tôi nộp văn bản thì họ có trả lời là vụ án này thuộc nhóm an ninh quốc gia, mà nhóm an ninh quốc gia thì họ được từ chối luật sư trong giai đoạn này để giữ bí mật điều tra. Sau văn bản đó cho đến nay thì thì tôi không hề nhận bất kỳ thông tin gì liên quan đến anh Dũng nữa".

Luôn bao biện cho hành vi trấn áp đối lập

Ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói rằng thư trả lời của Chính phủ Việt Nam cho bốn Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng họ không nghiêm túc trong việc thực thi nghĩa vụ giải trình của họ đối với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

"Từ trước đến nay lập trường của Chính phủ Việt Nam đó là họ luôn luôn phủ nhận việc đàn áp những người hoạt động nhân quyền. Đây là việc không mới. Họ vẫn luôn luôn chối bỏ trách nhiệm của mình đối với những cáo buộc từ những cá nhân, nạn nhân, các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền mỗi khi có một vụ việc vi phạm nhân quyền xảy ra.

Ngoài ra, nó cho thấy Chính phủ Việt Nam rõ ràng sợ bị quy kết trách nhiệm cho nên họ phải bằng mọi cách để chối bỏ trách nhiệm đó. Khi mà Chính quyền không chịu nhìn nhận sự sai trái mà họ đã làm thì họ sẽ tiếp tục gây ra những vụ vi phạm nhân quyền như đối với nhà hoạt động Đinh Thảo vừa rồi".

Về trường hợp của hoạt động Phạm Chí Dũng, ông Sơn đánh giá câu trả lời của Chính quyền Việt Nam cho thấy họ ngang nhiên và trắng trợn trong việc bao biện cho hành vi bắt người độc đoán và vi phạm nhân quyền của họ :

"Chúng ta thấy rằng họ thừa nhận họ bắt ông Phạm Chí Dũng dựa trên tên những nội dung mà ông Phạm Chí Dũng đăng tải lên mạng xã hội. Và khi mà bên phía Chính quyền thừa nhận như vậy, nghĩa là họ đã vô hình chung thừa nhận họ đang vi phạm quyền tự do biểu đạt của công dân, điều được hiến pháp và luật pháp Việt Nam bảo hộ".

Ngoài ra, ông Sơn còn chỉ ra rằng việc quy kết tùy tiện những nhà hoạt động nhân quyền, bất đồng chính kiến là thành viên của tổ chức Việt Tân, là có liên quan hoặc bị sử dụng bởi đảng Việt Tân cho thấy đây chỉ là lí do để họ trấn áp các nhà hoạt động mà thôi :

"Bản thân những người đó sau khi ra tù hoặc trải qua những lần trấn áp thì đã khẳng định họ không hề có liên hệ gì đến tổ chức Việt Tân cả, thì chúng ta thấy rằng đây là một hành vi để che đậy cho mục đích thực chất của Chính quyền Việt Nam, đó là họ muốn đàn áp những người hoạt động và những người bất đồng chính kiến".

Cuối cùng, bà Đinh Thảo khẳng định vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào quyền tự do đi lại và các quyền tự do cơ bản khác, không chỉ của riêng mình mà còn cho người khác, cho đến khi nào đạt được mục đích.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 04/04/2020

Published in Diễn đàn