Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng hoan nghênh chính phủ Đức vì đã lập kế hoạch gửi chiến hạm tham gia tuần tra tại biển Đông, bảo vệ tự do lưu thông ở vùng biển này cũng như khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (1).
Ông Đặng Đình Quý – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, nói, Việt Nam đã phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốc.
Thứ sáu tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức chính thức loan báo, từ mùa hè này (tháng 8 năm nay) cho đến tháng 2 năm tới, một khu trục hạm của Đức sẽ tham gia tuần tra ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có cả tuần tra tại biển Đông. Đức xác định, việc thực hiện kế hoạch vừa kể là nhằm chứng tỏ Đức luôn sẵn sàng gia tăng nỗ lực thực thi cam kết bảo vệ an ninh ở khu vực trọng yếu, giúp định hình trật tự quốc tế trong thế kỷ 21.
Năm nay, Đức là thành viên thứ tư của NATO xác nhận sẽ tham gia gửi chiến hạm đến tuần tra ở biển Đông nói riêng và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung. Đầu tháng trước, Pháp đã điều động một tàu ngầm tuần tra tại biển Đông và ngay vào lúc này đang có hai chiến hạm của Pháp trên đường đến biển Đông. Anh cũng đã loan báo sẽ gửi một hàng không mẫu hạm (HMS Queen Elizabeth) đến biển Đông vào cuối năm nay.
Đó cũng là lý do khiến Mỹ - một thành viên khác của NATO - hoan nghênh Đức, trước đó là hoan nghênh Pháp, Anh đã cùng Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra ở biển Đông. Mỹ đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh và đối tác tham gia tuần tra ở biển Đông như phương thức gắn liền lợi ích chung với duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, không gây tổn hại thương mại hợp pháp và quyền tự do lưu thông tại Ấn Độ - Thái Bình Dương và thẳng thừng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông.
Mỹ và các quốc gia thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như một số quốc gia khác (Úc, Ấn,) tham gia vào việc duy trì trật tự quốc tế, bảo vệ quyền tự do lưu thông ở biển Đông nói riêng và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung là vì lợi ích chung. Việt Nam, ngoài những lợi ích chung còn có nhiều lợi ích riêng nhưng thường ngậm tăm, không bao giờ hoan nghênh hay tri ân quốc gia nào dẫu điều đó góp phần bảo vệ những lợi ích riêng của mình.
Mỗi khi biển Đông trở thành nóng vì các đợt tuần tra, Việt Nam chỉ nhắc nhởcác quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế (2). Trước giờ cũng chỉ thế mà thôi !
Tháng 8 năm 2018, Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh"đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030" (Chỉ thị số 25-CT/TW). Theo đó, toàn bộ hệ thống chính trị phảiphát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, thể hiện vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tếTrung tuần tháng trước, ông Đặng Đình Quý – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, khoe rằng, chỉ trong nửa nhiệm kỳ là Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (2020 – 2021) mà Việt Nam đã phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốc(3).
Cứ như lời ông Quý thì Việt Nam đã phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốc theo đúng Chỉ thị 25-CT/TW, thông qua việctham dự hàng nghìn... cuộc họp các cấp, soạn – đọc khoảng 500 bài phát biểu về rất nhiều lĩnh vựcvà tham gia xây dựng hàng trăm văn kiện !Tuy vẫn đang là Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, vẫn đang tiếp tục dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốcnhưng thực tế cho thấy, Bộ Ngoại giao nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung đã bỏ lỡ nhiều cơ hội dẫn dắt, đề xuất ý tưởng cho cộng đồng quốc tếvề những vấn đề liên quan tới biển Đông.
Không chỉ có thế, khi báo công trên tờ Quân đội nhân dân cách nay chừng ba tuần, ông Quý còn khoe, năm ngoái, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN lậpba kỷ lụcđối với nghị quyết mang tính định kỳ hai năm một lần về hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và ASEAN. Cứ như lời ông Quý khoe với đồng chí, đồng bào thì nhờ có Việt Namdẫn dắt, quan hệ của ASEAN với Liên Hiệp Quốc mới không ạch đụi và trở thành đáng kể đến mức như vậy.
Cách nay hai ngày, các Ngoại trưởng ASEAN ngồi lại với nhau để thảo luận về Myanmar – một thành viên ASEAN. Tuy nhiên truyền thông quốc tế chỉ ghi nhận những phát biểu của Indonesia, Malaysia, Singapore Chẳng hạn Indonesia yêu cầu giới quân nhân tiếm quyền ở Myanmar tôn trọng lợi ích của dân chúng Myanmar, cụ thể là tôn trọng sự lựa chọn của họ, phóng thích những người đang bị cầm giữ Malaysia đòi trả tự do cho bà Suu Kyi và nhắc nhở, giải pháp cho khủng hoảng chính trị tại Myanmar phải tôn trọng ý chí và khát vọng của dân chúng Myanmar... Việt Nam – tự nhận là dẫn dắt ASEANlập nhiều kỷ lục – lại không có ý tưởng nào đáng kể nên thiên hạ không thèm kể tới (4) !
***
Ít nhất trong những sự kiện gần đây liên quan tới biển Đông và tới ASEAN – những sự kiện liên quan trực tiếp tới các lợi ích thiết yếu của Việt Nam – không rõ chính phủ Việt Nam đã đẩynhư thế nào mà vai trò Việt Nam trong quan hệ đa phương không những khôngmạnh mà vị trí của Việt Nam còn trở thành hết sức mờ nhạt. Cứ như thế thì có bao nhiêu quốc gia chịu theo để dẫn dắt. Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương đảng có thấy không và có tính chấn chỉnh không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 08/03/2021
Chú thích