Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Công an khởi tố Út trọc tội ‘trục lợi’ (RFA, 31/01/2019)

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triển khai thi hành các quyết định khởi tố bị can đối với ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út trọc) với cáo buộc ‘Lợi dụng chức vụ và quyền lợi gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’ theo điều 358 Bộ luật hình sự năm 2015.

ut1

Ông Đinh Ngọc Hệ tại phiên xử hôm 30/7/2018. Ảnh chụp màn hình - Photo : RFA

Truyền thông trong nước loan tin ngày 31/1, trích dẫn từ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao một ngày trước.

Ông Đinh Ngọc Hệ là cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty này là chủ của nhiều dự án BOT, BT trong cả nước trong đó có dự án BOT cầu Việt Trì bị nhiều người dân phản đối.

Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 31/7/2018, ông Hệ bị tuyên án 12 năm tù giam, bao gồm 10 năm về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và 2 năm tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Theo cáo trạng, ông Hệ và đồng phạm hưởng lợi 6 tỷ đồng từ việc mua các xe quân sự, xe biển xanh 80A và thế chấp 29/38 xe quân sự, 15 xe biển xanh cho các ngân hàng khác nhau.

Ông Hệ cũng làm giả giấy tờ để không bị phạt 1,5 tỷ đồng vì cây xăng của Công ty Thái Sơn thiếu giấy tờ hợp lệ và tồn hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng... dẫn đến bị niêm phong cột bơm.

Ngoài ông Đinh Ngọc Hệ, ba đồng phạm của ông cũng bị tuyên án về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.’

Ông Trần Văn Lâm bị tuyên 5 năm tù, ông Trần Xuân Sơn 18 tháng tù treo và thử thách 36 tháng, ông Bùi Văn Tiệp 24 tháng tù treo, thử thách 48 tháng.

Riêng ông Phùng Danh Thắm, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, bị cáo buộc tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng Hội đồng xét xử thấy nhân thân tốt và do lần đầu phạm tội nên chỉ cần giáo dục và khấu trừ một phần thu nhập.

Sau đó, vào ngày 1/11/2018, sau 2 ngày xét xử phúc thẩm ông Đinh Ngọc Hệ cùng với ông Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm, Tòa án Quân sự Trung ương đã không chấp nhận kháng cáo và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm cho các bị cáo.

*******************

Thái Lan trả tự do cho 40 phụ nữ và trẻ em người Thượng Việt Nam xin tị nạn (RFA, 31/01/2019)

Hôm 22/01/2019, có 11 phụ nữ người Thượng Việt Nam cùng 29 trẻ em là con của những người này bị bắt chung đợt hồi tháng 8/2018 được trả tự do từ trại giam của Sở di trú Thái Lan (IDC) sau gần 5 tháng bị bắt giữ.

ut2

Những phụ nữ người Thượng Việt Nam xin tị nạn ở Thái Lan được trả tự do cùng con của mình - Courtesy of Grace Bui

Thông tin này được Mạch Sống Media, một trang thông tin của Ủy ban Cứu trợ người vượt biển (BPSOS) đăng tải dẫn nguồn từ Bộ Thiếu nhi và thiếu niên của Thái Lan cho hay.

Bà Grace Bùi, Giám đốc chương trình Dự án hỗ trợ người Thượng ở Thái Lan (MAP) xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do và cho hay, những người này phải đóng thế chân 1.500 đô la Mỹ (tức khoảng 50 ngàn Baht Thái) mới được trả tự do.

"Mấy ngày trước chính phủ Thái ký một luật mới là không giam giữ những đứa nhỏ, điều đó rất là tốt. Thứ hai là họ đã trả tự do cho những người đàn bà với con của họ, hiện nay thì chỉ có 11 người mới được ra thôi, còn một số người chưa ra được. 11 người đàn bà này được bảo lãnh ra, tiền bảo lãnh thế chân là 1.500 USD cho mỗi người", bà Grace Bùi nói qua điện thoại và cho biết thêm là những người này chỉ bị bắt lại khi đi làm việc mà không có giấy phép hoặc phạm tội.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS thì tổ chức này đã góp một nửa cho số tiền 16.500 đô la Mỹ để thế chân cho 11 người mẹ kể trên, phần còn lại là do các tổ chức khác hỗ trợ.

Cũng theo đó, quỹ tiền thế chân còn lại của BPSOS sẽ có đủ cho thêm 5 hồ sơ nữa trong khi còn khoảng 15 hồ sơ người Thượng ở Tây Nguyên theo diện mẹ con đang được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cứu xét để yêu cầu chính phủ Thái trả tự do.

Một phụ nữ người Thượng được trả tự do cùng 3 người con, trong đó có 1 đứa trẻ sơ sinh được bà sinh ra ngay trong trại giam IDC nói qua người thông dịch rằng, khi được trả tự do bà không cảm thấy vui vì chồng của bà vẫn còn bị giam giữ.

Bà Grace Bùi tiết lộ, những người đàn ông và cả phụ nữ không có con bị bắt giam cùng đợt sẽ phải ở tù cho đến khi có một nước thứ ba đồng ý cho những người này đi tị nạn và sắp tới đây bà sẽ đem hồ sơ của những người Thượng này giao cho Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải của Canada để tìm kiếm giải pháp cho họ.

Hồi cuối tháng 8/2018, chính phủ Thái Lan tổ chức các đợt bố ráp và bắt giữ 168 người Thượng quốc tịch Việt Nam và Campuchia (theo số liệu của Ân xá Quốc tế) đang xin tị nạn và tìm kiếm quy chế tị nạn ở xứ Chùa Vàng.

Đến ngày 21/01/2019, Phó Thủ tướng Thái Lan, tướng Prawit Wongsuwan, ký ban hành Thỏa thuận thư (MOU) về các biện pháp thay thế cho giam giữ trẻ em trong các trại giam của Sở di trú.

Theo bản thỏa thuận này, người mẹ chỉ được thả ra khỏi trại giam của Sở di trú sau khi đóng tiền thế chân 50.000 Baht Thái (1.500 đô la Mỹ) để được đoàn tụ với con của họ trong các nhà tạm trú.

Các tổ chức bảo vệ người tị nạn và bảo vệ nhân quyền quan ngại về điều khoản này, vì đây là một khoản tiền quá lớn so với khả năng của những người phải đi lánh nạn.

****************

Uganda bắt hai người Việt Nam, tịch thu 750 ngà voi, hàng ngàn vảy tê tê (Người Việt, 31/05/2019)

Giới hữu trách ở Uganda vừa bắt giữ hai người Việt Nam, tịch thu 750 ngà voi và hàng ngàn vảy tê tê (pangolin scale) đưa từ quốc gia láng giềng South Sudan qua nước này.

ut3

Hai người Việt Nam bị bắt giữ. (Hình : Twitter/Uganda Revenue Authority)

Theo tin từ sở quan thuế Uganda hôm Thứ Năm, 31 tháng Giêng, đây là vụ tịch thu hàng hóa cấm liên quan đến động vật hoang dã lớn nhất từ trước đến nay ở Uganda, quốc gia nằm trong vùng Đông Phi.

Hai người Việt Nam, vốn không được nêu danh tánh, bị bắt sau khi giới hữu trách rọi máy thấy các món hàng cấm dấu trong các thân cây gỗ, chứa trong ba thùng container, theo cơ quan quan thuế Uganda.


Hai người Việt Nam, vốn không được nêu danh tánh, bị bắt sau khi giới hữu trách rọi máy thấy các món hàng cấm dấu trong các thân cây gỗ, chứa trong ba thùng container, theo cơ quan quan thuế Uganda.

ut4

Giới chức quan thuế Uganda đưa cho báo chí xem một chiếc ngà voi bị bắt giữ. (Hình : Twitter/Uganda Revenue Authority)

Giới chức Uganda nói ngà voi và vảy tê tê nhiều phần được thu thập từ quốc gia láng giềng Congo, rồi chuyển qua South Sudan, trước khi vào Uganda.

Krisftof Titeca, một nhà nghiên cứu ở Bỉ, chuyên điều tra các vụ buôn bán ngà voi, nói rằng vụ tịch thu cho thấy Uganda vẫn còn là địa điểm trung chuyển quan trọng cho việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.

Các loài tê tê ở Phi Châu đang bị săn lùng vì nhu cầu của thị trường Á Châu, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam.

Vảy tê tê phơi khô, gọi là ‘xuyên sơn giáp’ (Squama Manidis), được y học dân gian coi là có thể làm thuốc tăng lượng sữa cho sản phụ, trị bệnh lao hạch (tràng nhạc) và mụn nhọt.

ut5

Số ngà voi và vảy tê tê được giấu trong các súc gỗ rồi cho vào các container. (Hình : Twitter/Uganda Revenue Authority)

Số lượng voi rừng ở Phi Châu hiện đang tiếp tục giảm mạnh vì nhu cầu ngà voi ở Trung Quốc và các quốc gia Á Châu khác. Lục địa Phi Châu vào thập niên 70 có khoảng 1,3 triệu con voi, nhưng hiện còn chưa tới 500.000 con.

Đàn voi ở Uganda trong những năm gần đây lên tới được hơn 5.000 con, nhưng loài thú này vẫn còn bị đe dọa, nhiều khi do sự trợ giúp của các giới chức chính phủ tham nhũng trong ngành bảo vệ động vật hoang dã. (V.Giang)

********************

Đường dây bán nội tạng người lớn nhất Việt Nam vừa bị xóa sổ (RFA, 31/01/2019)

Một đường dây bán nội tạng người được cho lớn nhất Việt Nam vừa bị công an triệt phá vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 ; đồng thời 5 thành viên của tổ chức này đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố.

ut6

Bị can Tôn Nữ Thị Huyền bị cáo buộc tội cầm đầu đường dây bán nội tạng xuyên quốc gia. Courtesy : Ảnh chụp màn hình thanhnien.vn

Truyền thông trong nước, vào ngày 31 tháng 1, dẫn nguồn từ Cục Cảnh sát Hình sự, thuộc Bộ Công An cho biết tin vừa nêu.

Theo thông tin từ Đại tá Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự thì đường dây bán nội tạng người xuyên quốc gia hoạt động từ tháng 5 năm 2017, do Tôn Nữ Thị Huyền, 44 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh cầm đầu cùng 4 thành viên khác, tuổi từ 20 đến 28 bao gồm Hoàng Đức Tùng, Huỳnh Linh Tâm, Phạm Quang Cảnh và Nguyễn Minh Tâm.

Nhóm này được nói hoạt động bằng việc tìm kiếm người mua bán thận trên mạng xã hội và liên kết với các môi giới người Việt tại nước ngoài, đã thực hiện được gần 100 vụ buôn bán thận, thu về hàng chục tỷ đồng.

Các nạn nhân là những thanh niên bán thận được tổ chức này tuyển chọn, đưa ra nước ngoài để thực hiện quá trình mổ thận và mỗi nạn nhân được trả 200 triệu đồng.

Đại tá Phan Mạnh Trường cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công An vào ngày 25 tháng 1 khởi tố hình sự và khởi tố 5 bị can của tổ chức bán thận vừa bị triệt phá này.

********************

Phá đường dây tổ chức bán thận xuyên quốc gia ở Sài Gòn (Người Việt, 31/01/2019)

Đến thời điểm bị công an bắt giữ, đường dây chuyên buôn bán nội tạng người này đã bán thận của hàng trăm người, chủ yếu là dân nghèo, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

ut7

Bà Tôn Nữ Thị Huyền (trái) và hai đồng phạm tại cơ quan công an. (Hình : Tuổi Trẻ)

Xác nhận với báo Tuổi Trẻ, sáng 31 tháng Giêng, 2019, Cục Cảnh sát Hình sự phía Nam, cho hay đã phối hợp Bộ Công An và Công an ở Sài Gòn triệt phá đường dây buôn bán nội tạng xuyên quốc gia quy mô lớn, tạm giữ 5 nghi phạm.

Đường dây chuyên tổ chức bán thận này có 5 người do bà Tôn Nữ Thị Huyền (44 tuổi, ngụ Sài Gòn) cầm đầu cùng với bốn đồng phạm gồm các ông : Hoàng Đức Tùng (28 tuổi, quê Hà Nội), Huỳnh Linh Tâm (27 tuổi, quê Quảng Ngãi), Phạm Quang Cảnh (23 tuổi, quê Hà Nội), Nguyễn Minh Tâm (20 tuổi, quê Vĩnh Phúc) thực hiện.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, nhóm người trên đa số đều là người đã mua thận để ghép hoặc bán thận nên nắm rõ mọi quy trình bán thận trái phép tại nước ngoài.

ut8

Một nạn nhân trong đường dây của bà Huyền. (Hình : Sài Gòn Giải Phóng)

Do cũng là người đã từng ghép thận, bà Huyền lên mạng xã hội tìm kiếm, tiếp cận, dụ dỗ nhiều người nghèo ở Việt Nam bán thận. Sau khi tìm được người bán, cả nhóm tổ chức tuyển chọn, nuôi ăn ở, đưa nạn nhân đi khám tổng quát tại các bệnh viện, phòng khám ở khắp Việt Nam.

Khi tuyển chọn được người bán thận có chỉ số phù hợp với người cần mua thận để ghép, bà Huyền tổ chức đưa nạn nhân đi từ cửa khẩu biên giới Việt Nam ra ngoại quốc để tiến hành mua bán và phẫu thuật ghép thận. Theo đó, ngoài việc lo hết các chi phí, mỗi nạn nhân bán thận được trả từ 200 triệu đến 210 triệu đồng (khoảng 8.620 USD).

Tin cho biết, theo điều tra đường dây này hoạt động từ tháng Năm, 2017 đến nay. Các nghi can thừa nhận đã bán thận của các nạn nhân từ Việt Nam ra nước ngoài. Tính đến thời điểm một tuần trước khi bị bắt, nhóm người này đã bán thận của hàng trăm nạn nhân. Bà Huyền khai, đường dây này hoạt động khắp Việt Nam. Giá mỗi ca từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng (khoảng từ 64.660 USD đến 86.213 USD) cho một lần bán thận để cấy ghép.

Mỗi ca bán thận, nhóm này lấy với giá khoảng 400 triệu đồng (17.240 USD), trả cho nạn nhân khoảng 200 triệu đồng (8.620 USD), thu lợi hàng chục tỷ đồng. Những người môi giới thành công sẽ được trả từ 20-25 triệu đồng. (Tr.N)

*********************

Biến tướng quà biếu lãnh đạo tại Việt Nam (RFA, 31/01/2019)

Ngay trước tết Nguyên Đán 2019, Văn phòng Chính phủ Việt Nam cùng với các cấp lãnh đạo vào ngày 31/1 tại buổi họp báo của Chính phủ, ban hành chỉ thị bảo đảm việc đón Tết Nguyên Đán 2019 lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

ut9

Người dân đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. (Ảnh minh họa) - AFP

Trong đó, ông Mai Tiến Dũng chủ nhiệm văn phòng chính phủ nhận mạnh đến việc nghiêm cấm mọi hình thức tặng nhận quà Tết cho cấp trên, không được sử dụng tiền, phương tiện và tài sản công trái quy định vào các hoạt động các nhân trong dịp Tết Nguyên Đán.

Trước đó là chỉ thị cùng nội dung của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, rồi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh…

Sau khi chỉ thị của chính phủ được công khai, công luận tiếp tục phản ứng cho rằng, năm nào cũng chỉ thị nghiêm cấm nhưng việc lệnh cấm này hầu như chẳng có tác dụng gì.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng từ Việt Nam đồng ý với điều đó và ông nhận định :

"Chúng ta cũng biết là tình trạng này từ lâu lắm rồi hầu như năm nào cứ đến dịp trước tết là có những việc xảy ra : các quan lớn nhận quà biếu như là dịp trả ơn và nói thẳng ra là những việc hối lộ nhân dịp tết là quà biếu. Tôi nghĩ rằng nếu có lệnh cấm thì nó cũng không có tác dụng gì, ta thấy việc ban hành lệnh cấm chỉ làm cho công luận thấy làm mục tiêu để đả kích thôi chứ không hề có tác dụng gì".

Còn đối với nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang thì không thể qui kết hoàn toàn là do thể chế của Đảng.

"Cái tập tính tập quán biếu xén cấp dưới biếu cấp trên, nhân viên cấp dưới biếu xén lãnh đạo, địa phương biếu xén trung ương nó đã có từ rất lâu rồi. Tôi nghĩ rằng không thể qui kết hoàn toàn do thể chế của đảng cộng sản. Tôi nghĩ rằng hồi xa xưa dân tộc mình cũng đã có truyền thống như thế, người dưới biếu người trên, dân thì biếu quan và trò biếu thầy cô nhưng nói thật cái lễ nghĩa ngày xưa nó chỉ có tính chất tình cảm nhẹ nhàng là chủ yếu chứ ít có trường hợp động cơ nhằm trục lợi như bây giờ, bây giờ nó thô thiển lắm biếu lên lương, lên chức rồi thay đổi vị trí công tác. Vấn nạn này tại Việt Nam trong nhiều năm qua rất là nặng nề trong những dịp lễ tết".

Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng thừa nhận với báo chí rằng, việc chúc Tết là văn hóa tốt và truyền thống của người Việt Nam, tại các nước phương Tây người ta đến thăm nhau, tặng nhau những món quà mang tính chất tượng trưng, nhiều ý nghĩa…. Tuy nhiên thực tế ở nước ta đôi khi việc tặng quà Tết đã bị biến tướng và lợi dụng và những mục đích khác nhau.

Đồng ý với điều này nhà báo Ngô Nhật Đăng chia sẽ :

"Ông Dũng nói là chính xác vì không chỉ riêng tại Việt Nam mà hầu như các nước khác cũng đều như thế vào những dịp lễ tết bạn bè thăm nhau vào những dịp tụ họp thì đều có những món quà. Ta thấy như là tại Châu Âu các nước theo đạo Công giáo vào dịp Giáng sinh tặng quà cho nhau nhưng tại Việt Nam nó trở thành biến tướng, hàng ngày cũng có có dịp quà biếu nhưng nhân dịp tết thì nó xảy ra quá nhiều, thấy rằng nó biến tướng một cách nghiêm trọng, ta nên dùng từ là suy đồi thì đúng hơn".

Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cấm sử dụng tiền, phương tiện và tài sản công trái quy định sử dụng vào mục đích đi lại dịp Tết, liên hoan và quyền lợi cá nhân.

Trên mạng xã hội Facebook từ hôm 30/1 lan truyền hình ảnh một chiếc xe phòng cháy chữa cháy đang vận chuyển một chậu hoa đào lớn lên một chung cư. Tòa chung cư này được dư luận cho rằng rất nhiều cán bộ công an đang cư ngụ tại đó.

10000000000000000000

Hình ảnh được dư luận cho rằng lực lượng phòng cháy chữa cháy vận chuyển chậu hoa đào lên chung cư tại Hà Nội. Courtesy of otofun.net

Một số chuyên gia và các nhà quan sát cho rằng, những việc làm như thế là trái với qui định pháp luật và yêu cầu ban lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội làm rõ và xử lý vấn đề này.

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, những hành vi đó là lợi dụng và lạm dụng tài sản công vào việc tư nên về nguyên tắc nó vi phạm pháp luật và có các điều khoản trong luật pháp rõ ràng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh quan trọng nhất là người ta xử lý vụ việc như thế nào mà thôi.

Ông dẫn ví dụ : "Người dân với nhau mà ăn cắp con gà thôi là đi tù mấy năm nhưng còn quan xử quan thì nó nhẹ lắm. Vụ ồn ào nhất mới đây là vụ xe công của Bộ Công thương sử dụng xe biển số 80B là của cơ quan trung ương là xe đặc biệt ấy ra tận chân cầu thang máy bay đón vợ của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Mạng xã hội thì nói rất là nhiều còn báo chí nhà nước thì không nói gì rồi cũng mổ xẻ cho đến giờ cũng chưa đâu vào đâu cả, nếu nói về tác dụng thì nó hạ uy tín của nhà nước đối với nhân dân, nếu quy ra tiền thì nó cũng không phải ít đâu là phạm pháp rồi nhưng chả thấy ai khởi tố hình sự, chứ nếu là người dân là chết chắc rồi".

Còn đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng, nếu nhìn theo tinh thần thượng tôn pháp luật thì đó là hình ảnh rõ ràng vi phạm pháp luật nhưng nhìn về mặt khác chúng ta sẽ thấy nó phản ánh tình trạng vô pháp luật tại Việt Nam.

"Pháp luật thì chỉ dành cho một số người thôi còn các quan chức, công an thì hầu như họ đứng trên luật pháp nên chúng ta thấy nền pháp luật Việt Nam có một khái niệm gọi là chế độ công an trị, khi luật pháp không được tôn trọng nó lên tới đỉnh điểm thì nó sẽ xảy ra tình trạng đó, không có tam quyền phân lập lực lượng chức năng lợi dụng các quyền của mình đứng trên luật pháp".

Theo nhận định của các nhà báo, việc chế tài và hạn chế những tình trạng lợi dụng biếu quà tết nhằm trục lợi hay sử dụng tài sản công trái quy định một cách nghiêm khắc là một điều vô cùng khó và không thể chế tài bằng pháp luật được.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng nó phụ thuộc vào sự quyết tâm của những người lãnh đạo, đứng đầu thể chế này. Còn đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng, tất cả mọi thứ bây giờ đều trong tay một Đảng lãnh đạo thì dù pháp luật ngăn cấm thì biện pháp chế tài hầu như không bao giờ thực thi được.

Published in Việt Nam

Trong báo cáo mới nhất, Mạng lưới giám sát kinh doanh động vật hoang dã (TRAFFIC) chỉ ra rằng thị trường buôn bán ngà voi bất hợp pháp tại Việt nam vẫn đang phát triển mạnh  và trở thành một trong những thị trường lớn nhất thể giới tồn tại từ nhiều thập kỷ qua.

ngavoi1

Ngà voi được chế tác thành phẩm tại Việt Nam.

Thị trường ngà voi sôi động

Trong số 10 thành phố và ba làng được điều tra trong hai năm 2016 – 2017, Thành phố Hồ Chí Minh và Buôn Ma Thuột được vinh dự đứng đầu bảng với số lượng các vật dụng được làm từ ngà voi. Số lượng cửa hàng kinh doanh mặt hàng này lên đến 852 cửa hàng thật và 17 cửa hàng ảo (kinh doanh trên mạng mà không có địa chỉ cửa hàng).

Sau cuộc điều trần về buôn bán trái phép động vật hoang dã tại The Hague, Hoà Lan diễn ra đồng thời với Hội nghị bảo vệ động vật hoang dã tại Hà nội vào tháng 11 năm 2016, việc kinh doanh ngà voi và sừng tê giác ở hai làng Nhị Khê và Hạ Long đã giảm đi đáng kể. Hà Nội cũng đã có động thái làm màu vào tháng 11 năm 2016 khi cho tiêu huỷ 2 tấn ngà voi và 77 ký vảy tê tê tại Sóc Sơn nhằm phần nào đánh bóng lại bộ mặt vốn đã quá nhem nhuốc với tệ nạn buôn lậu động vật hoang dã từ châu Phi.

Tuy nhiên việc buôn bán ngà voi bị dẹp chỗ này thì lại mọc lên chỗ khác và còn mọc lên nhiều hơn. Vinh và Đà Nẵng trở thành hai chợ kinh doanh ngà voi mới nổi với số lượng mặt hàng làm từ ngà voi tăng lên đáng kể, có lẽ tăng theo tỷ lệ thuận với du khách từ phương bắc tràn xuống, nơi mà chính quyền đã cấm tiệt kinh doanh ngà voi từ năm 2017. 

Theo ghi nhận của TRAFFIC, chợ ngà voi ở Nhị Khe, Bản Đôn, bản Lak và Hạ Long nhắm trực tiếp vào khách hàng Trung quốc. Các sản phẩm ngà voi ở đây được bày bán ở các cửa hàng lưu niệm trên các con phố chính và nhiều cửa hàng trưng bảng bán ngà voi chỉ bằng tiếng hoa, giá các sản phẩm được hiển thị bằng ngoại tệ như nhân dân tệ hay đô la Mỹ. 

Không phải không ai biết kinh doanh ngà voi là bất hợp pháp tuy nhiên buôn bán ngà voi đem lại lợi nhuận béo bở với trị giá lên đến 20 tỷ đô la trên toàn thế giới thì đây là một món hời không thể bỏ qua. Khi được hỏi, những người buôn bán ngà voi thản nhiên trả lời rằng các mặt hàng của họ được làm từ ngà voi Việt Nam. 

Một câu trả lời rất buồn cười khi số lượng voi còn sống ở Việt Nam chưa đầy trăm con thì lấy đâu ra chừng đó ngà để chế tác trên 10.000 sản phẩm ngà voi để cho hàng trăm cửa hàng từ Nam chí Bắc bày bán. Ngoài ra tin tức về các vụ bắt giữ ngà voi lậu đều cho biết số ngà voi bị tịch thu đều có nguồn gốc từ châu Phi.

Nhà chức trách làm ngơ 

Voi – bao gồm cả vật sống lẫn các bộ phận của voi – được xếp vào nhóm hàng hóa bị cấm buôn bán ở Việt nam theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 19/VBHN-BCT của Bộ công thương năm 2014 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Luật đã có nhưng vẫn không ngăn được chợ ngà voi. Bà Giám đốc TRAFFIC Việt Nam Sarah Ferguson tuyên bố : "các nỗ lực về luật và thực thi cần phải theo kịp thị trường, hoặc thị trường kinh doanh ngà voi tiếp tục là một trong những thị trường lớn nhất thế giới". 

ngavoi2

Theo kết quả từ hai địa điểm quan sát trong 8 tháng qua, khoảng 10.000 đồ vật bằng ngà voi đã được bán trên thị trường. Courtesy of TRAFFIC.

TRAFFIC đã đề nghị các giải pháp mà Việt Nam có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn nạn buôn bán ngà voi như trám các lỗ hổng pháp lý liên quan đến việc buôn bán voi và các bộ phận liên quan ; tăng cường năng lực cho nhân viên công lực để đối phó với chiến thụật tránh bị phát hiện của người bán ; giáo dục, tuyên truyền và các chiến dịch truyền thông để thay đổi hành vi và sự hiểu biết của người dân ; đồng thời thường xuyên theo dõi, khảo sát thị trường ngà voi Việt Nam. 

Tuy nhiên những giải pháp này cũng như nước đổ đầu vịt khi món lợi kinh doanh quá lớn.

ngavoi3

Nguồn ngà voi được buôn bán tại Việt Nam đến từ đàn voi rừng Châu Phi - Courtesy of WWF.

Các vụ bắt giữ buôn lậu ngà voi chỉ là những vụ lẻ tẻ và ba chục đến vài trăm ký, đặc biệt lắm mới có một vụ vài tấn ngà voi để làm an lòng các tổ chức theo dõi quốc tế. Trong khi đó các cửa hàng kinh doanh ngà voi thật và trên mạng vẫn tồn tại và kinh doanh một cách công khai mà nhà chức trách không hề động đến. 

Chưa kể các tang vật bị tịch thu không biết sẽ đi về đâu hay lại được sung vào công quỹ. Rồi từ đó lại được phù phép mang đi làm quà cho các quan chức hay bán lại cho những người lắm tiền thích phô trương gu thẩm mỹ trọc phú. Các phòng khách lớn của quan chức và thậm chí văn phòng chính quyền còn trưng bày cặp ngà voi để thể hiện quyền lực và đẳng cấp thì làm sao có thể tuyên truyền giáo dục cho dân ?

Từ đây cho tới khi Hà Nội quyết liệt xử lý nạn buôn ngà voi bất hợp pháp và tiến tới cấm tiệt chợ ngà voi, thì thế giới vẫn soi vào Việt Nam vì sự bất lực trong quản lý động vật hoang dã, bất lực trong việc nâng cao ý thức người dân. Còn chúng ta lại vỗ đùi tự hào : thật là tin tốt lành – Việt Nam là một trong những đầu tàu ngà voi lậu lớn nhất thế giới. 

Shreya Dasgupta

Nguyên tác : Vietnam’s illegal ivory market continues to thrive, report finds, Mongabay.com, 02/014/2019

Phương Thảo lược dịch

Nguồn : VNTB, 06/01/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam yêu cầu Facebook ‘hợp tác chặt chẽ’ với chính quyền (VOA, 14/09/2018)

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc yêu cu Facebook hp tác cht ch vi B Thông tin và truyền thông, gỡ b các thông tin "xu đc", nh hưởng đến quc gia, trt t an toàn xã hi và phi "có trách nhim" vi hơn 60 triu tài khon ti Vit Nam.

ep1

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc (phi) trong bui hp vi ông Simon Milner-Phó Ch tch v Chính sách công ti Châu Á-Thái Bình Dương ca Facebook.

Đề ngh ca Th tướng Vit Nam được đưa ra trong cuc hp vi ông Simon Milner, Phó Ch tch v Chính sách công tại Châu Á-Thái Bình Dương ca Facebook, bên l Din đàn Kinh tế Thế gii v ASEAN vào chiu 13/9.

Ngoài yêu cầu kim soát tài khon người dùng, các lãnh đo ca Vit Nam còn đc thúc công ty công ngh toàn cu này m văn phòng đi din ti Vit Nam, gia tăng áp lực buc Facebook phi tuân theo Lut An ninh mng đy tranh cãi mà Vit Nam mi thông qua hi tháng 6, theo Reuters.

"Quyền B trưởng (B Thông tin và truyền thông) Nguyn Mnh Hùng cũng đ ngh Facebook trên cơ s kinh doanh thành công tai Vit Nam, thì cũng nên dành một t l doanh thu đ tái đu tư vào nghiên cu và phát trin, và sm m văn phòng đi din ti Vit Nam", truyn thông Vit Nam đng lot cho hay.

Một phát ngôn nhân ca Facebook nói vi Reuters rng cô không bình lun gì v thông tin này.

Theo nhận đnh ca hãng thông tn có tr s Anh, mc dù Vit Nam có nhng ci cách kinh tế sâu rng và m ca cho nhng thay đi xã hi, nhưng Đng Cng sn cm quyn vn không chp nhn s bt đng và kim soát cht ch truyn thông trong nước.

Các công ty công nghệ hàng đu như Google, Facebook, YouTube… mc dù chng li các điu khon ca Lut An ninh mng yêu cu phi lưu tr d liu người dùng ti đa phương, nhưng vn chưa đưa ra quan đim cng rn đi vi các điu khon nhm gia tăng đàn áp các hot đng chính trị trên mng.

Tuy vậy, cá nhân các quan chc ca công ty li bày t quan ngi rng các trung tâm d liu và văn phòng ti đa phương có th giúp cho chính quyn d dàng nm bt d liu người dùng hơn và đt nhân viên đa phương trước nguy cơ b bt gi.

Hồi tháng 7, 17 nhà lp pháp M đã kêu gi các các lãnh đo công ty Facebook và Google chng li Lut an ninh mng, vn b các nhà phê bình cho rng đã trao thêm quyn lc cho nhà nước đ đàn áp nhng tiếng nói bt đng chính kiến.

Luật an ninh mng, bt đầu có hiu lc vào đu năm ti, quy đnh rng Facebook, Google và các công ty công ngh toàn cu phi lưu tr d liu cá nhân người dùng ti Vit Nam và m văn phòng trên lãnh th Vit Nam.

Một s t chc quc tế cũng đã lên tiếng yêu cu Vit Nam thu hi lut này và cho rng đây là bn sao ca Lut An ninh mng ca Trung Quc.

Đáp lại yêu cu ca lãnh đo Vit Nam, đi din Facebook nói "sn sàng chia s vi Vit Nam v nhng vn đ mà nhiu quc gia đang gp phi, nht là an ninh mng đ hai bên cùng thảo lun, đnh hình nhng bin pháp khc phc, x lý sao cho phù hp vi mi quc gia", theo Zing.

Tuần trước, quyn B trưởng Thông tin và truyền thông Nguyn Mnh Hùng lên tiếng trên truyn thông trong nước, nói rng Vit Nam cn xây dng mng xã hi "made in Vietnam" thay vì để th phn rơi vào tay Facebook, Google, đng thi đt mc tiêu đến năm 2022 s đt bng hoc hơn s tài khon Facebook ti Vit Nam, chiếm 60 - 70% th phn.

**************

Việt Nam là một trong những nước buôn bán ngà voi lớn nhất thế giới (RFA, 14/09//2018)

Tổ chức Điều tra Môi trường EIA trụ sở tại Anh Quốc hôm 13/9 ra báo cáo về vai trò ngày càng tăng của các băng nhóm Việt Nam trong hoạt động buôn bán ngà voi. Báo cáo được công bố sau hai năm tiến hành điều tra một cách bí mật.

ep2

Ngà voi bị bắt tại hải quan Hongkong. AFP

Các chuyên gia điều tra đã thâm nhập thành công vào một số đường dây buôn bán ngà voi ở Mozambique, Nam Phi, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Qua đó họ nắm được chi tiết cách thức hoạt động của các băng nhóm tội phạm, từ việc bọn gian hợp tác buôn bán với nhau ra sao, cho đến cách thức vận chuyển một số động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng khác như tê giác, tê tê.

Khác hẳn với Trung Quốc, nơi đã chấm dứt việc buôn bán ngà voi hợp pháp vào tháng 1 và đẩy mạnh việc chống buôn bán ngà voi, Chính phủ Việt Nam đã không thực hiện nghiêm túc cam kết giải quyết loại tội phạm buôn bán động vật hoang dã ; và trong thập kỷ vừa qua lại trở thành một trong những nước buôn bán và vận chuyển ngà voi bất hợp pháp lớn nhất thế giới.

Báo cáo của EIA nêu rõ kể từ năm 2009 có 56 tấn ngà voi đã bị tịch thu tại Việt Nam và thêm 20 tấn có liên quan đến Việt Nam bị tịch thu ở các nước khác. Số ngà voi này tương đương khoảng 11.414 con voi bị lấy ngà.

Vào tháng 8 năm 2015, Hải quan Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đã bắt được ba vụ vận chuyển ngà voi. Vụ thứ nhất gồm 700 kg ngà voi và sừng tê giác trong hai container được vận chuyển từ Mozambique.

Vụ thứ hai là 2,2 tấn ngà voi giấu bên trong các thùng gỗ được gửi từ Nigeria đến Việt Nam. Vụ còn lại là một tấn ngà voi và bốn tấn vảy tê tê được giấu trong một lô đậu được xếp tại cảng Klang, Malaysia.

*****************

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim lại bị hành hung đến thương tích (RFA, 13/09/2018)

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng được cho biết vào ngày 9 tháng 9 vừa qua đã bị hành hung đến thương tích gãy tay phải đưa đến bệnh viện chữa trị ; nhưng vẫn gặp trở ngại với chỉ đạo mà y tá nói từ phía công an.

ep3

Ảnh chụp màn hình. Ông Trương Văn Kim bị băng bó vì thương tích do bị đánh - Courtesy FB Khải Thành

Vào ngày 13 tháng 9, một thân hữu của cựu tù chính trị Trương Văn Kim là Mục sư Khải Thành cho Đài Á Châu Tự Do biết tình hình của ông này như sau :

"Vào ngày 9 tháng 9 khi ông Kim đi rẫy về một mình, có người xin ông sầu riêng thì ông xuống xe lấy sầu riêng để cho. Thế nhưng có hai người nấp sau đống cát ném vào mặt ông rồi lấy gậy đánh ông đến gãy xương tay.

Ông được đưa xuống Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình ở Sài Gòn. Ban đầu có chỉ thị không chữa cho ông ; nhưng rồi lại có chỉ thị chữa và nay lại buộc trả ông về mà ông đang trong tình trạng nguy hiểm".

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim, 70 tuổi, bị tuyên án tù 3 năm và 3 năm quản chế vào ngày 26 tháng 8 năm 2009, với cáo buộc ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên, ông Kim cho biết bản thân là một võ sư và đất đai bị cưỡng chế nên ông trở thành một người phải khiếu kiện vì oan ức.

Đến ngày 26 tháng 8 năm 2015 ông hết hạn quản chế và chỉ lo làm ăn tại quê nhà. Thế nhưng nhiều lần công an địa phương đến nhà khiêu khích, gây khó khăn cho bản thân ông.

Vào tháng sáu vừa qua, hai trường hợp bị lực lượng an ninh, công an địa phương tại tỉnh Lâm Đồng tấn công bằng gạch đá, hành hung, xúc phạm đáng chú ý là đối với Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Đạo Cao Đài không theo phái Nhà nước dựng lên ; và nhà hoạt động công đoàn độc lập Đỗ Thị Minh Hạnh.

********************

Mở thêm cửa khẩu với Trung Quốc : lợi bất cập hại (RFA, 13/09/2018)

Một cửa khẩu mới giữa Trung Quốc và Việt Nam vừa được khai trương. Chuyện mở cửa khẩu thông thương giữa hai nước láng giềng là một thông lệ quốc tế lâu nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong mậu dịch với Trung Quốc, cũng như tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên, thì việc mở thêm cửa khẩu gây băn khoăn cho nhiều người Việt Nam ?

ep4

Cửa khẩu Chi Ma ở Lạng Sơn mới được khai trương hôm 10/9/2018. Ảnh chụp màn hình báo Thanhnien

Chiều 10/9, UBND tỉnh Lạng Sơn và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức Lễ công bố chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (thuộc huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) - Ái Điểm (thuộc huyện Ninh Minh, Quảng Tây). Như vậy tỉnh Lạng Sơn đã có 12 cửa khẩu chính thức thông thương với Trung Quốc.

Phó bí thư Khu uỷ Quảng Tây Tôn Đại Vĩ cho biết Việt Nam là đối tác lớn nhất của tỉnh Quảng Tây khi kim ngạch thương mại hai chiều chiếm tới trên 30% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết quan điểm về việc Việt Nam mở thêm cửa khẩu mới sang Trung Quốc :

Vấn đề thương mại giữa Việt Nam là Trung Quốc trong thời gian vừa qua có câu chuyện buôn bán qua đường tiểu ngạch nhiều, không chính ngạch. Do đó hàng kém chất lượng, hàng có nguy cơ gây ô nhiễm, đã tuồn vào qua đường tiểu ngạch. Đường biên giới nhiều con đường mòn, chứ không đi qua cửa khẩu. Cho nên việc mở thêm cửa khẩu quốc tế đó chính là biện pháp nhằm quản lý được việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước một cách chính quy, chặt chẽ và đảm bảo tính an toàn trong thương mại.

Việt Nam hiện có xuất nhập khẩu tiểu ngạch với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, trong đó giao thương với Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, được đánh giá một phần là do Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp 7 tỉnh của Việt Nam với Hoa Lục.

Tuy nhiên, việc buôn bán qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc từ lâu đã bị các cơ quan chức năng cảnh báo vì những hệ lụy không lường trước được chẳng hạn như thương lái Việt bị lật kèo, ép giá do không có hợp đồng chính thức với đối tác Trung Quốc. Trong khi phía Trung Quốc lại chỉ muốn mua hàng của Việt Nam qua đường tiểu ngạch do được phía họ giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với phương thức này.

Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên phần lớn qua đường tiểu ngạch. Việt Nam bấy lâu nay vẫn loay hoay tìm những biện pháp để hạn chế hình thức thương mại này với quốc gia kế bên.

Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể, thì việc mở thêm cửa khẩu mới với Trung Quốc cũng có một số lợi điểm :

Tôi nghĩ rằng giữa các nước láng giềng với nhau nếu mối quan hệ thông thương được thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân thì là điều tốt. Chứ không phải lo chuyện hàng Trung Quốc họ tràn sang và gây khó cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó chỉ có thể xảy ra chừng nào chúng ta không tuân thủ những quy tắc thương mại ở biên giới để cho hàng lậu qua thì lúc đó mới có vấn đề.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích này, ông cũng đưa ra lời cảnh báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam :

Còn việc nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế của Trung Quốc thì lúc đó mình phải tự hỏi mình, và các chính sách của Chính phủ Việt Nam để làm sao các doanh nghiệp trong nước phát triển lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc là bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tự thay đổi mình. Chứ bế quan tỏa cảng, sợ mà không mở mang thương mại ra thì tôi nghĩ còn dở hơn nữa.

Các chuyên gia trong và ngoài nước bây lâu nay đã nêu ra thực tế là nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc sâu vào Trung Quốc, từ việc xuất nhập khẩu nông sản cho đến các dự án cơ sở hạ tầng triệu đô. Trong khi phía Việt Nam luôn chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro trong quan hệ đối tác kinh tế với Bắc Kinh, thì hai nước còn đang vướng vào tranh chấp chủ quyền biển đảo, tiềm ẩn khả năng tác động đến quan hệ kinh tế.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện đang sống ở Na-Uy nói với chúng tôi :

Tôi nghĩ Việt Nam nên có một chính sách kinh tế độc lập với chính mình. Để có sự độc lập, tự do và phồn thịnh đó thì mình không thể phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế của Trung Quốc. Khi mình phụ thuộc vào họ thì mình không độc lập được, và sự thiếu độc lập này sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc áp lực với đất nước mình. Họ sẽ gây ảnh hưởng về an ninh, quốc phòng và sự phát triển của đất nước nói chung.

ep5

Người dân buôn bán tại một cửa khẩu với Trung Quốc ở Lào Cai. AFP

Trong 6 năm qua, kể từ năm 2013 đến hết quý I/2018 Việt Nam đã thâm hụt nặng nề, hơn 150 tỷ đô la, khi làm ăn với Trung Quốc, theo số liệu của Bộ Tài chính. Theo đó, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD. Một trong những lý do được Bộ Tài chính đưa ra đó là Trung Quốc bán cho Việt Nam những mặt hàng đắt tiền như máy móc, điện, phân bón, than, nguyên liệu thuốc lá, trái cây tươi... Trong khi đó, Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc các sản phẩm giá trị thấp như cao su, nông sản, sắn lát, gạo, trái cây và gỗ...

Vì vậy các chuyên gia cho rằng việc mở thêm cửa khẩu sẽ thúc đẩy thương mại Việt – Trung nhưng nếu thiếu những chính sách hợp lý thì sẽ làm gia tăng tình trạng thâm hụt mậu dịch, hay nói cách khác thâm hụt thương mại sẽ tỷ lệ thuận với số lượng cửa khẩu với Trung Quốc.

Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Công Trục còn nêu ra thêm một tiêu cực xảy ra ở các cửa khẩu :

Từ trước đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, ở các cửa khẩu có câu chuyện tích cực nhưng cũng có những câu chuyện tiêu cực ở phía cơ quan quản lý chức năng. Hai bên cần có sự quản lý chặt chẽ để tránh những tiêu cực cho thông quan những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn xuất nhập khẩu đã được quy định.

Việt Nam hiện có khoảng 24 cửa khẩu quốc tế 25 cửa khẩu song phương, 68 cửa khẩu phụ, 57 lối mở biên giới và 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới.

RFI tiếng Việt

Published in Việt Nam

"Đàn áp tưởng niệm Gạc Ma vì nhu nhược trước Trung Quốc" (RFA, 08/03/2018)

Nhiều người dân và các nhà hoạt động thường xuyên bị đàn áp, bắt bớ khi tham gia tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh tại đá Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

vn1

Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma sáng 10/3/2017 - RFA photo

Năm ngoái, vào sáng ngày 10/3/2017 khoảng 20 người dân thuộc thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Sài Gòn và một số nhà hoạt động ở Vũng Tàu ra bãi biển tổ chức tưởng niệm các tử sĩ trong trận chiến bảo vệ đá Gạc Ma - Trường Sa.

Buổi lể diễn ra được khoảng 15 phút thì khoảng 50 công an phường 2 thành phố Vũng Tàu, cùng những nhân viên an ninh thường phục lần sắc phục tới can thiệp. Họ thu vòng hoa đã được thả trôi trên biển và sau đó bắt đi 3 người tham dự buổi lễ là nhà báo Sương Quỳnh, anh Lê Công Vinh và facebooker Tâm Kế.

Tình trạng người dân đi tưởng niệm tử sĩ nhưng bị đàn áp thường xuyên xảy ra vào các năm trước đó.

RFA trò chuyện với một số nhà hoạt động tích cực tham gia các buổi tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma bấy lâu nay. Từ Sài Gòn, nghệ sĩ Kim Chi, người tận mắt chứng kiến cảnh bắt bớ của an ninh trong buổi tưởng niệm năm ngoái, nói với chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam đang có ý định xóa mờ lịch sử để người dân không ai biết đến cuộc chiến năm 1988 :

Cô nghĩ họ làm theo sự chỉ đạo của Trung Cộng, đây cũng là ý thâm sâu rằng họ muốn xóa nhòa lịch sử, theo cô là như vậy. Mấy lần tham gia cô đều bị bắt. Họ cũng nói tưởng niệm nọ kia, nhưng anh em trong phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam mà đi thì bị như vậy.

Cô về cảm thấy buồn lắm, thì theo cô đáng lẽ ra Nhà nước phải đứng ra làm mấy chuyện này vì đây là việc làm uống nước nhớ nguồn, rất có ý nghĩa.

Nghệ sĩ Kim Chi cho biết vào hôm 17 tháng 2 vừa qua khi cô cùng mọi người ra tượng đài Trần Hưng Đạo để tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một số thành viên của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng đã bị bắt ngay trước mặt cô. Ngoài ra chính quyền còn dàn người đứng vây quanh nơi các cô tưởng niệm.

Cô Kim Chi nói rằng ngày 14 tháng 3 hay 17 tháng 2 đều là những ngày hết sức thiêng liêng đối với cô, ngày để tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống đổ máu để giành lại chủ quyền đất nước. Theo cô, những ai không biết ơn công lao những người đã chết để cho mình được sống, thì không còn gì để nói nữa.

Còn với nhà hoạt động Trần Bang, ông cho rằng nhà cầm quyền muốn ngăn cản những buổi tưởng niệm liên quan đến chiến tranh với Trung Quốc là vì cả hai nước cùng chung một hệ tư tưởng :

Có lẽ là do họ cùng hệ tư tưởng cộng sản và họ sợ làm mất mặt người mà họ gọi là đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng.

Việc ngăn cản và phá hoại buổi tưởng niệm như vậy rất tai hại, làm cho người Việt Nam không thấy được kẻ thù thật, kẻ thù lâu dài của Việt Nam là ở đâu, từ đâu là chính và là ai.

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia hiếm hoi trên thế giới còn theo chế độ cộng sản độc tài và lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm đường lối mà họ gọi là "kim chỉ nam".
Nhà hoạt động Trần Bang bày tỏ quan ngại khi trận chiến Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hi sinh không hề được nhắc đến trong sách giáo khoa cho học sinh ở Việt Nam. Ngay cả vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa cũng không được Việt Nam nhắc tới cho đến tận những năm 2010.

Ông kể lại những biện pháp phía an ninh thường áp dụng để gây khó dễ cho các đoàn đi tưởng niệm :

Những ngày đó họ thường chặn tại nhà, hoặc trên đường đi họ bắt, khi đến nơi chẳng hạn như năm 2016 họ cho những kẻ thường phục mà ai cũng biết có thể là an ninh giật vòng hoa, hoặc họ cho lực lượng tưới cây, xe bồn phun nước vào lư hương. Hoặc ở quảng trường Hà Nội thì họ cho hát múa, hay cho người ra sửa cưa đá bụ mù lên cản trở đồng bào tưởng niệm.

Những hình thức ngăn cản như ông Trần Bang chia sẻ thực ra vẫn còn là nhẹ nhàng, bởi vì nhiều nhà hoạt động thậm chí còn bị đánh đập, hành hung. Cũng vào năm ngoái, hai nhà hoạt động là Đỗ Thanh Vân và Nguyễn Việt Dũng (Dũng Phi Hổ) đã bị những người họ cho là an ninh thường phục đánh đập tới mức đổ máu.

Một điều được nhiều người cho là nghịch lý đó là mặc dù chính quyền thường xuyên gây khó dễ cho những người đi tưởng niệm, nhưng cơ quan chức năng lại quyên góp để xây dựng một tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Tượng đài này được dựng lên tại tỉnh Khánh Hòa và được khánh thành vào ngày 15 tháng 7 năm ngoái. Ông Trần Bang nói rằng những người dân ở Hà Nội và Sài Gòn không tiện đến tượng đài này để thắp hương vì quá xa xôi nên họ thường tổ chức ngay tại nơi họ sinh sống.

Từ Dương Nội, ngoại thành thủ đô Hà Nội, nhà tranh đấu vì đất đai cho dân oan anh Trịnh Bá Phương, cùng là người bị an ninh bắt năm ngoái khi tham gia tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, cho rằng chính quyền Việt Nam luôn lo sợ cho sự an nguy của chế độ trước những buổi tụ họp đông người :

Họ lo sợ mọi thứ có số đông cho dù bất cứ buổi tưởng niệm hay cái gì, họ lo ngại cho sự an nguy cho chế độ. Họ lo sợ sẽ lan rộng những cuộc biểu tình lớn trong tương lai.

Và một phần nữa là sự nhu nhược của Đảng cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc khi mà Trung Quốc đang gia tăng xâm lấn biển đảo và lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Họ không có một động thái gì, trong khi bất cứ người dân nào muốn nhớ đến các vị anh hùng, tử sĩ đã bảo vệ lãnh thổ quốc gia, khơi dậy lòng yêu nước thì họ đều coi đó là thế lực thù địch, phản động.

Tất cả những nhà hoạt động chúng tôi tiếp xúc đều cho biết sẽ còn tiếp tục tham gia các buổi tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma bất chấp sự đàn áp mạnh tay từ phía chính quyền. Họ nói rằng sự bắt bớ chỉ làm cho tinh thần của họ thêm vững chắc, quyết liệt chứ không bao giờ có thể làm họ nản lòng.

Riêng đối với năm nay, họ không tiện chia sẻ kế hoạch vì e ngại nhà cầm quyền sẽ có phương thức đối phó.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, 64 chiến sĩ đã ngã xuống bởi trận thảm sát của quân Trung Cộng tại bãi đá Gạc Ma. Cho đến nay, sự kiện lịch sử này hoàn toàn không được nhắc đến trong sách giáo khoa trong nước. Những cuộc tưởng niệm thắp nhang do người dân tổ chức luôn gặp cản trở từ phía chính quyền trong suốt những năm qua.

*****************

Hà Nội quyết tâm khống chế mạng xã hội (RFA, 08/03/2018)

Việt Nam vừa bổ sung một nghị định, trong đó buộc phải gỡ bỏ nội dung bị cho là vi phạm trên mạng xã hội trong vòng 3 giờ khi có yêu cầu, cũng như phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Đây có phải là dấu hiệu Nhà nước Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh việc khống chế mạng xã hội ?

vn2

Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook. AFP

Ngăn cản tiếng nói đối lập

Vào những ngày đầu tháng ba, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Trong đó đáng chú ý là việc nhà cầm quyền yêu cầu phải có cơ chế phối hợp để loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 72 chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72, quy định các hành vi bị cấm khi sử dụng internet mà chính phủ Hà Nội cho nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, v.v…

Ngoài ra Nghị định 27 cũng quy định nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng ; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình… Điều này có thể hiểu là nhà cung cấp mạng xã hội phải cung cấp thông tin người sử dụng cho phía cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng "Một góc nhìn khác", người từng bị chính quyền Việt Nam khép vào tội vi phạm Nghị định 72, bằng cách thu thập "bằng chứng" từ các bài viết của anh để truy tố và bỏ tù theo một số điều về "tuyên truyền chống nhà nước" trong Bộ luật Hình sự. Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra nhận định về những qui định mới vừa nêu :

"Cái ý muốn khống chế mạng xã hội của phía chính quyền thì không cần bàn cãi nữa rồi, lâu nay phía chính phủ Việt Nam luôn muốn khống chế tất cả các mạng xã hội bởi vì mạng xã hội là truyền thông đa chiều nó nói lên tất cả, nó ngược chiều với phía truyền thông nhà nước".

Không khả thi

Về tính khả thi của yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, Facebooker Nguyễn Chí Tuyến cho biết :

"Đấy là ý muốn của họ (nhà nước) thôi, nhưng để thực hiện giữa ý muốn và thực tế thì rất là khó, chứ không đơn giản. Bởi vì thứ nhất là số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam rất là đông. Thứ hai nữa là đối với những người dùng mạng xã hội để lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội, hay nhạy cảm theo cách gọi của nhà cầm quyền, thì có đến hàng vạn người như vậy thì làm sao họ có thể bắt người ta tuân thủ cái đó được".

vn3

Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook. AFP

Cũng theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, mặc dù không thể gây áp lực được trong thực tế nhưng có thể nhà cầm quyền Việt Nam ra nghị định 27 để sử dụng nó như một thứ công cụ về mặt pháp lý, để tròng vào cổ những người yêu chuộng tiếng nói tự do.

Nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc buộc gỡ nội dung vi phạm trong 3 tiếng đồng hồ chỉ có thể áp dụng với nhà cung cấp mạng xã hội là doanh nghiệp trong nước. Còn đối với nhà cung cấp ở nước ngoài thì khó có thể áp dụng được. Ông nói thêm :

"Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài làm sao yêu cầu họ được, bởi vì cái chuẩn gọi là "nếu có sai phạm thì yêu cầu gỡ bỏ". Nhưng thế nào là không đúng, thế nào là gây hại ? Bởi vì có những cái chính phủ cho rằng có hại và không đúng, nhưng đối với chuẩn mực tự do ngôn luận và chuẩn mực quốc tế thì nó lại không vi phạm và được ủng hộ, được người ta khen là có ích chứ không gây hại. Như vậy thì làm sao anh gỡ được".

Trong nghị định mới vừa ban hành, có phần bổ sung cho mục 23/C của Nghị định 72 năm 2103 đã gây không ít bất ngờ cho dư luận về việc quy định nhà cung cấp mạng xã hội phải đảm bảo có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc kiểm tra toàn bộ thông tin trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội. Liên quan vấn đề này, Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết :

"Tôi rất lạ, tôi chưa rõ cái đó. Trước đây thì cái dự thảo an ninh mạng đưa ra quốc hội, thì có cái điều khoản buộc các nhà cung cấp mạng xã hội từ nước ngoài thì phải đặt máy chủ quản lý ở trong nước. Nhưng nó đang trong quá trình dự luật, trong quá trình bàn thảo, đưa ra quốc hội nhưng quốc hội chưa thông qua. Mà vừa rồi trong một cuộc họp Thường vụ quốc hội có đưa ra lại ý kiến này. Thì phần lớn, theo tôi hiểu thì gần như đã thống nhất là bỏ cái yêu cầu đặt máy chủ ở trong nước rồi mà".

Cũng liên quan đến việc bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam, Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin, hiện đang sống tại Úc và đã từng làm việc tại Việt Nam đưa ra ý kiến của mình :

"Nói về mặt kỹ thuật, đặc biệt bây giờ các kỹ thuật như mạng xã hội Facebook,YouTube hay mảng G-Blog của Google là hoàn toàn nằm trên cloud (dữ liệu trực tuyến). Nói đến clound computing là nói đến một chuỗi các Data centers (trung tâm dữ liệu) nằm rải rác khắp thế giới. Những Data centers đó nó phải phục vụ cho được cái gọi là "georgraphical" tức là những mảng địa lý, theo từng vùng. Việc áp đặt phải đặt máy chủ ở Việt Nam là một cái chuyện rất là phi lý vì nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn đặt máy chủ ở quốc gia của họ thì liệu làm sao một công ty như Facebook hay Google có thể thỏa mãn được".

Ông Diêu cũng cho biết phải có sự tính toán rõ ràng trong đó chứ không phải nói đặt máy chủ ở Việt Nam là xong ; Ví dụ như đặt máy chủ mà chỉ để "raw data" (dữ liệu thô) trong đó, hoặc là những hình ảnh không được xếp loại, thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng không thể kiểm soát được. Ông nói thêm :

"Khi mình xét về mặt kỹ thuật thì mình thấy khôi hài ở chỗ là nó rất mập mờ và chỉ là đòn tâm lý thôi chứ chẳng có gì".

Trong một lần trả lời đài RFA trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết việc đặt máy chủ ở đâu không phải là điều quan trọng :

"Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, chính quyền Việt Nam càng ngăn chặn các tiếng nói phản biện trên mạng xã hội thì càng khiến họ bị ức chế và lên tiếng nhiều hơn. Ông cũng cho rằng cộng đồng mạng bây giờ khó ngăn chặn, những tiếng nói phản biện đa chiều ngày càng nhiều, càng mạnh hơn, và không thể ngăn chặn được trong xu thế này.

********************

Singapore thu giữ 3,5 tấn ngà voi trên đường nhập cảnh Việt Nam (VOA, 08/03/2018)

Báo The Straits Times của Singapore hôm 8/3 loan tin nhà chc trách đã thu gi 3,5 tn ngà voi có xut x t Nigieria, tr giá 2,5 triu đôla, trên đường nhp cnh Vit Nam.

vn4

Ngà voi Châu Phi

Trang Channel News Asia dẫn li Cơ quan Di trú và Hi quan Singapore (ICA) nói hôm 5/3 h đã phát hin mt lô hàng hơn 1.700 ngà voi, nng 3,5 tn, đng trong 60 túi, nhp t Nigeria đ tái xut sang Vit Nam.

Voi được bo v theo Công ước v buôn bán quc tế các loài đng vt, thc vt hoang dã nguy cp, trong đó c Singapore và Vit Nam đu tham gia ký kết.

Báo Singapore nói Việt Nam đã cm vn ngà voi vào năm 1992, nhưng nước này vn là th trường hàng đu cho các các sn phm ngà voi, dùng trong trang trí hoặc y hc c truyn.

Việc thc thi pháp lut yếu kém Vit Nam đã to cơ hi cho th trường ch đen phát trin, và Vit Nam cũng là mt đim trung chuyn thường xuyên cho ngà nhp lu t Châu Phi, chuyn tiếp đến các vùng khác ca Châu Á, ch yếu là Trung Quốc.

Năm ngoái nhà chức trách Vit Nam cũng thu gi nhiu v buôn lu ngà voi, trong đó có mt v 3 tn ngà voi được phát hin tnh Thanh Hoá vào tháng 7.

*********************

Một thanh niên bị đánh "chấn động não" tại đồn công an (CaliToday, 08/03/2018)

Chỉ vì không chịu ký vào biên bản làm việc, một thanh niên đã bị công an huyện Chư Pứh (tỉnh Gia Lai) đánh đến bất tỉnh, bất chấp vào thời điểm đó có sự hiện diện của bạn gái nạn nhân.

vn5

Giấy xuất viện được chẩn đoán "chấn động não". Ảnh : Dân Việt

Sự việc xảy ra vào 21 giờ tối ngày 28/2/2018, anh Nguyễn Công Chí (21 tuổi, ngụ xã Ia Le, huyện Chư Pứh, Gia Lai) chở theo người bạn gái là chị Trần Thị Thu Nhi (xã Ia Phang) đi chơi trên thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pứh). Đang lúc chạy xe họ liền bị công an thị trấn yêu cầu dừng xe, kiểm tra và thu giữ giấy tờ của anh Chí nhưng không chịu lập biên bản tại chỗ mà đòi đưa về đồn công an thị trấn để làm việc.

Theo ông Nguyễn Định (44 tuổi, cha của nạn nhân) cho biết, con trai ông nói công an thu giữ giấy tờ mà không lập biên bản là trái với quy định nên không chấp nhận đến đồn công an thị trấn làm việc, ngược lại còn chở theo bạn gái đến đồn công an huyện Chư Pứh để trình báo sự việc. Anh Chí nào có ngờ rằng đồn công an huyện còn nguy hiểm hơn cả đồn công an thị trấn.

Theo tường trình của ông Định, ban đầu anh Chí trình bày bằng miệng nhưng cán bộ tên Sơn không đồng ý, y liền lập ra biên bản và yêu cầu anh Chí phải ký vô. Sau khi đọc nội dung biên bản, anh Chí không đồng ý ký và nói ngày mai sẽ làm đơn trình bày đến nộp cho công an.

Do không chịu ký vào biên bản nên công an tên Sơn liền đóng cửa phòng đánh đập tàn nhẫn anh Chí đến bất tỉnh, gục ngay tại bàn làm việc. Dù nạn nhân đã bất tỉnh những công an vẫn không chịu đưa anh Chí đi bịnh viện liền, mà chờ mãi đến 0 giờ 30 ngày 1/3, khi thấy bịnh tình nạn nhân trở nên nguy kịch mới cho đi bịnh viện cấp cứu.

Đáng nói hơn, việc công an đánh đập anh Chí ngay trước mắt chị Nhi, bạn gái của anh. Chị cho phóng viên báo Dân Việt biết :

"Lúc anh Chí không chịu ký vào biên bản, anh công an tên Sơn quát rồi đóng cửa đánh vào đầu anh Chí. Thấy vậy tôi hét lên, lấy điện thoại gọi cho ba anh Chí đến can thiệp".

Sau khi được đưa đi cấp cứu, qua chẩn đoán của Bịnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai các bác sĩ đã kết luận anh Nguyễn Công Chí bị "chấn động não".

Trước việc con mình bị đánh đập tàn nhẫn đến bất tỉnh, gục tại bàn trước sự chứng kiến của cô bạn gái, ông Nguyễn Định đã quyết định gởi đơn trình báo đến khắp các cơ quan có trách nhiệm, như : Cơ quan công an, Viện kiểm sát, thanh tra tỉnh để đòi lại công bằng cho con mình.

vn6

Anh Nguyễn Công Chí bị đánh bất tỉnh, gục ngay tại bàn. Ảnh được người nhà cung cấp cho báo Dân Việt

Sau khi đơn được gởi đi, ông Định còn liên lạc với các cơ quan truyền thông để nhờ họ cất lên tiếng nói cho người thế cô. Vào ngày 6/3, khi trả lời phóng viên báo Dân Việt, đại tá Đậu văn Minh-Trưởng công an huyện Chư Pứh nói :

"Đến thời điểm này, công an huyện chưa nhận được đơn tố cáo nào từ người dân. Sự việc ban đầu tôi cũng có biết, tối hôm xảy ra sự việc tôi cũng có mặt ở cơ quan. Lúc nghe tiếng ồn ào, tôi đã đến phòng trực và thấy Chí ngồi gục đầu trên bàn, nghe người nhà nói là bị công an đánh. Ban đầu chưa biết sự việc như thế nào, trước tiên tôi yêu cầu cho người lái xe đưa Chí đi cấp cứu".

Cũng theo ông Minh, tại thời điểm trực ban đêm hôm đó có thiếu tá Nguyễn Quang Định và thiếu úy Nguyễn Thiên Sơn, trùng với tên viên công an đã đánh đập anh Chí đến bất tỉnh. Cả hai viên công an này đều khẳng định với ông Minh "không có việc đánh người". Do đó, hiện nay công an huyện sẽ cho xác minh làm rõ nên chưa thể khẳng định có chuyện công an có đánh hay không.

Trong khi đó, thiếu tá Tô Ninh Anh-Trưởng công an thị trấn Nhơn Hòa cho rằng, việc tổ tuần tra thu giữ giấy tờ nhưng không làm biên bản là vì không mang theo biên bản và việc yêu cầu về đồn công an để làm việc là "đúng quy trình". Chưa hết, công an thị trấn Nhơn Hòa còn cho rằng, vào thời điểm bị xảy ra sự việc, toán công an phát hiện anh Chí chở bạn gái trên xe máy có mũ bảo hiểm nhưng không chịu đội. Khi bị yêu cầu dừng xe họ còn bị anh Chí xúc phạm nên toán kiểm tra "bức xúc".

Ngay cả khi đánh dân đến bất tỉnh, gục trên bàn làm việc trước sự chứng kiến của chị Nhi, công an huyện Chư Pứh vẫn khẳng định không hề đánh người. Trước sự việc này, ông Định bất bình nói với phóng viên báo Dân Việt :

"Phía công an nói vậy tôi không chấp nhận được, lúc con tôi vào cơ quan công an trình báo thì khỏe mạnh nhưng sau đó tại sao lại bất tỉnh gục trên bàn, không bị đánh thì còn là gì ? Mặt khác, công an đã giữ người trái quy định, lúc trình báo là hơn 21 giờ đêm nhưng mãi đến 0 giờ 30 phút mới được công an cho xe chở đi cấp cứu".

Chẳng biết sự việc sẽ đi đến đâu, hai viên công an đánh dân đến "chấn động não" liệu có được đồng nghiệp bao che để thoát nạn hay không chỉ còn biết trông đợi vào dư luận, chứ chẳng thể tin vào việc "xác minh", "điều tra" của công an cộng sản.

Published in Việt Nam