Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/09/2018

Ép Facebook, buôn ngà voi, đánh người bất đồng, mở thêm cửa khẩu

Tổng hợp

Việt Nam yêu cầu Facebook ‘hợp tác chặt chẽ’ với chính quyền (VOA, 14/09/2018)

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc yêu cu Facebook hp tác cht ch vi B Thông tin và truyền thông, gỡ b các thông tin "xu đc", nh hưởng đến quc gia, trt t an toàn xã hi và phi "có trách nhim" vi hơn 60 triu tài khon ti Vit Nam.

ep1

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc (phi) trong bui hp vi ông Simon Milner-Phó Ch tch v Chính sách công ti Châu Á-Thái Bình Dương ca Facebook.

Đề ngh ca Th tướng Vit Nam được đưa ra trong cuc hp vi ông Simon Milner, Phó Ch tch v Chính sách công tại Châu Á-Thái Bình Dương ca Facebook, bên l Din đàn Kinh tế Thế gii v ASEAN vào chiu 13/9.

Ngoài yêu cầu kim soát tài khon người dùng, các lãnh đo ca Vit Nam còn đc thúc công ty công ngh toàn cu này m văn phòng đi din ti Vit Nam, gia tăng áp lực buc Facebook phi tuân theo Lut An ninh mng đy tranh cãi mà Vit Nam mi thông qua hi tháng 6, theo Reuters.

"Quyền B trưởng (B Thông tin và truyền thông) Nguyn Mnh Hùng cũng đ ngh Facebook trên cơ s kinh doanh thành công tai Vit Nam, thì cũng nên dành một t l doanh thu đ tái đu tư vào nghiên cu và phát trin, và sm m văn phòng đi din ti Vit Nam", truyn thông Vit Nam đng lot cho hay.

Một phát ngôn nhân ca Facebook nói vi Reuters rng cô không bình lun gì v thông tin này.

Theo nhận đnh ca hãng thông tn có tr s Anh, mc dù Vit Nam có nhng ci cách kinh tế sâu rng và m ca cho nhng thay đi xã hi, nhưng Đng Cng sn cm quyn vn không chp nhn s bt đng và kim soát cht ch truyn thông trong nước.

Các công ty công nghệ hàng đu như Google, Facebook, YouTube… mc dù chng li các điu khon ca Lut An ninh mng yêu cu phi lưu tr d liu người dùng ti đa phương, nhưng vn chưa đưa ra quan đim cng rn đi vi các điu khon nhm gia tăng đàn áp các hot đng chính trị trên mng.

Tuy vậy, cá nhân các quan chc ca công ty li bày t quan ngi rng các trung tâm d liu và văn phòng ti đa phương có th giúp cho chính quyn d dàng nm bt d liu người dùng hơn và đt nhân viên đa phương trước nguy cơ b bt gi.

Hồi tháng 7, 17 nhà lp pháp M đã kêu gi các các lãnh đo công ty Facebook và Google chng li Lut an ninh mng, vn b các nhà phê bình cho rng đã trao thêm quyn lc cho nhà nước đ đàn áp nhng tiếng nói bt đng chính kiến.

Luật an ninh mng, bt đầu có hiu lc vào đu năm ti, quy đnh rng Facebook, Google và các công ty công ngh toàn cu phi lưu tr d liu cá nhân người dùng ti Vit Nam và m văn phòng trên lãnh th Vit Nam.

Một s t chc quc tế cũng đã lên tiếng yêu cu Vit Nam thu hi lut này và cho rng đây là bn sao ca Lut An ninh mng ca Trung Quc.

Đáp lại yêu cu ca lãnh đo Vit Nam, đi din Facebook nói "sn sàng chia s vi Vit Nam v nhng vn đ mà nhiu quc gia đang gp phi, nht là an ninh mng đ hai bên cùng thảo lun, đnh hình nhng bin pháp khc phc, x lý sao cho phù hp vi mi quc gia", theo Zing.

Tuần trước, quyn B trưởng Thông tin và truyền thông Nguyn Mnh Hùng lên tiếng trên truyn thông trong nước, nói rng Vit Nam cn xây dng mng xã hi "made in Vietnam" thay vì để th phn rơi vào tay Facebook, Google, đng thi đt mc tiêu đến năm 2022 s đt bng hoc hơn s tài khon Facebook ti Vit Nam, chiếm 60 - 70% th phn.

**************

Việt Nam là một trong những nước buôn bán ngà voi lớn nhất thế giới (RFA, 14/09//2018)

Tổ chức Điều tra Môi trường EIA trụ sở tại Anh Quốc hôm 13/9 ra báo cáo về vai trò ngày càng tăng của các băng nhóm Việt Nam trong hoạt động buôn bán ngà voi. Báo cáo được công bố sau hai năm tiến hành điều tra một cách bí mật.

ep2

Ngà voi bị bắt tại hải quan Hongkong. AFP

Các chuyên gia điều tra đã thâm nhập thành công vào một số đường dây buôn bán ngà voi ở Mozambique, Nam Phi, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Qua đó họ nắm được chi tiết cách thức hoạt động của các băng nhóm tội phạm, từ việc bọn gian hợp tác buôn bán với nhau ra sao, cho đến cách thức vận chuyển một số động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng khác như tê giác, tê tê.

Khác hẳn với Trung Quốc, nơi đã chấm dứt việc buôn bán ngà voi hợp pháp vào tháng 1 và đẩy mạnh việc chống buôn bán ngà voi, Chính phủ Việt Nam đã không thực hiện nghiêm túc cam kết giải quyết loại tội phạm buôn bán động vật hoang dã ; và trong thập kỷ vừa qua lại trở thành một trong những nước buôn bán và vận chuyển ngà voi bất hợp pháp lớn nhất thế giới.

Báo cáo của EIA nêu rõ kể từ năm 2009 có 56 tấn ngà voi đã bị tịch thu tại Việt Nam và thêm 20 tấn có liên quan đến Việt Nam bị tịch thu ở các nước khác. Số ngà voi này tương đương khoảng 11.414 con voi bị lấy ngà.

Vào tháng 8 năm 2015, Hải quan Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đã bắt được ba vụ vận chuyển ngà voi. Vụ thứ nhất gồm 700 kg ngà voi và sừng tê giác trong hai container được vận chuyển từ Mozambique.

Vụ thứ hai là 2,2 tấn ngà voi giấu bên trong các thùng gỗ được gửi từ Nigeria đến Việt Nam. Vụ còn lại là một tấn ngà voi và bốn tấn vảy tê tê được giấu trong một lô đậu được xếp tại cảng Klang, Malaysia.

*****************

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim lại bị hành hung đến thương tích (RFA, 13/09/2018)

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng được cho biết vào ngày 9 tháng 9 vừa qua đã bị hành hung đến thương tích gãy tay phải đưa đến bệnh viện chữa trị ; nhưng vẫn gặp trở ngại với chỉ đạo mà y tá nói từ phía công an.

ep3

Ảnh chụp màn hình. Ông Trương Văn Kim bị băng bó vì thương tích do bị đánh - Courtesy FB Khải Thành

Vào ngày 13 tháng 9, một thân hữu của cựu tù chính trị Trương Văn Kim là Mục sư Khải Thành cho Đài Á Châu Tự Do biết tình hình của ông này như sau :

"Vào ngày 9 tháng 9 khi ông Kim đi rẫy về một mình, có người xin ông sầu riêng thì ông xuống xe lấy sầu riêng để cho. Thế nhưng có hai người nấp sau đống cát ném vào mặt ông rồi lấy gậy đánh ông đến gãy xương tay.

Ông được đưa xuống Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình ở Sài Gòn. Ban đầu có chỉ thị không chữa cho ông ; nhưng rồi lại có chỉ thị chữa và nay lại buộc trả ông về mà ông đang trong tình trạng nguy hiểm".

Cựu tù chính trị Trương Văn Kim, 70 tuổi, bị tuyên án tù 3 năm và 3 năm quản chế vào ngày 26 tháng 8 năm 2009, với cáo buộc ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’. Tuy nhiên, ông Kim cho biết bản thân là một võ sư và đất đai bị cưỡng chế nên ông trở thành một người phải khiếu kiện vì oan ức.

Đến ngày 26 tháng 8 năm 2015 ông hết hạn quản chế và chỉ lo làm ăn tại quê nhà. Thế nhưng nhiều lần công an địa phương đến nhà khiêu khích, gây khó khăn cho bản thân ông.

Vào tháng sáu vừa qua, hai trường hợp bị lực lượng an ninh, công an địa phương tại tỉnh Lâm Đồng tấn công bằng gạch đá, hành hung, xúc phạm đáng chú ý là đối với Chánh trị sự Hứa Phi thuộc Đạo Cao Đài không theo phái Nhà nước dựng lên ; và nhà hoạt động công đoàn độc lập Đỗ Thị Minh Hạnh.

********************

Mở thêm cửa khẩu với Trung Quốc : lợi bất cập hại (RFA, 13/09/2018)

Một cửa khẩu mới giữa Trung Quốc và Việt Nam vừa được khai trương. Chuyện mở cửa khẩu thông thương giữa hai nước láng giềng là một thông lệ quốc tế lâu nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong mậu dịch với Trung Quốc, cũng như tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên, thì việc mở thêm cửa khẩu gây băn khoăn cho nhiều người Việt Nam ?

ep4

Cửa khẩu Chi Ma ở Lạng Sơn mới được khai trương hôm 10/9/2018. Ảnh chụp màn hình báo Thanhnien

Chiều 10/9, UBND tỉnh Lạng Sơn và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức Lễ công bố chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (thuộc huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) - Ái Điểm (thuộc huyện Ninh Minh, Quảng Tây). Như vậy tỉnh Lạng Sơn đã có 12 cửa khẩu chính thức thông thương với Trung Quốc.

Phó bí thư Khu uỷ Quảng Tây Tôn Đại Vĩ cho biết Việt Nam là đối tác lớn nhất của tỉnh Quảng Tây khi kim ngạch thương mại hai chiều chiếm tới trên 30% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết quan điểm về việc Việt Nam mở thêm cửa khẩu mới sang Trung Quốc :

Vấn đề thương mại giữa Việt Nam là Trung Quốc trong thời gian vừa qua có câu chuyện buôn bán qua đường tiểu ngạch nhiều, không chính ngạch. Do đó hàng kém chất lượng, hàng có nguy cơ gây ô nhiễm, đã tuồn vào qua đường tiểu ngạch. Đường biên giới nhiều con đường mòn, chứ không đi qua cửa khẩu. Cho nên việc mở thêm cửa khẩu quốc tế đó chính là biện pháp nhằm quản lý được việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước một cách chính quy, chặt chẽ và đảm bảo tính an toàn trong thương mại.

Việt Nam hiện có xuất nhập khẩu tiểu ngạch với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, trong đó giao thương với Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, được đánh giá một phần là do Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp 7 tỉnh của Việt Nam với Hoa Lục.

Tuy nhiên, việc buôn bán qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc từ lâu đã bị các cơ quan chức năng cảnh báo vì những hệ lụy không lường trước được chẳng hạn như thương lái Việt bị lật kèo, ép giá do không có hợp đồng chính thức với đối tác Trung Quốc. Trong khi phía Trung Quốc lại chỉ muốn mua hàng của Việt Nam qua đường tiểu ngạch do được phía họ giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với phương thức này.

Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên phần lớn qua đường tiểu ngạch. Việt Nam bấy lâu nay vẫn loay hoay tìm những biện pháp để hạn chế hình thức thương mại này với quốc gia kế bên.

Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể, thì việc mở thêm cửa khẩu mới với Trung Quốc cũng có một số lợi điểm :

Tôi nghĩ rằng giữa các nước láng giềng với nhau nếu mối quan hệ thông thương được thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân thì là điều tốt. Chứ không phải lo chuyện hàng Trung Quốc họ tràn sang và gây khó cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó chỉ có thể xảy ra chừng nào chúng ta không tuân thủ những quy tắc thương mại ở biên giới để cho hàng lậu qua thì lúc đó mới có vấn đề.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích này, ông cũng đưa ra lời cảnh báo cho cơ quan chức năng của Việt Nam :

Còn việc nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế của Trung Quốc thì lúc đó mình phải tự hỏi mình, và các chính sách của Chính phủ Việt Nam để làm sao các doanh nghiệp trong nước phát triển lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc là bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tự thay đổi mình. Chứ bế quan tỏa cảng, sợ mà không mở mang thương mại ra thì tôi nghĩ còn dở hơn nữa.

Các chuyên gia trong và ngoài nước bây lâu nay đã nêu ra thực tế là nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc sâu vào Trung Quốc, từ việc xuất nhập khẩu nông sản cho đến các dự án cơ sở hạ tầng triệu đô. Trong khi phía Việt Nam luôn chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro trong quan hệ đối tác kinh tế với Bắc Kinh, thì hai nước còn đang vướng vào tranh chấp chủ quyền biển đảo, tiềm ẩn khả năng tác động đến quan hệ kinh tế.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện đang sống ở Na-Uy nói với chúng tôi :

Tôi nghĩ Việt Nam nên có một chính sách kinh tế độc lập với chính mình. Để có sự độc lập, tự do và phồn thịnh đó thì mình không thể phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế của Trung Quốc. Khi mình phụ thuộc vào họ thì mình không độc lập được, và sự thiếu độc lập này sẽ là đòn bẩy để Trung Quốc áp lực với đất nước mình. Họ sẽ gây ảnh hưởng về an ninh, quốc phòng và sự phát triển của đất nước nói chung.

ep5

Người dân buôn bán tại một cửa khẩu với Trung Quốc ở Lào Cai. AFP

Trong 6 năm qua, kể từ năm 2013 đến hết quý I/2018 Việt Nam đã thâm hụt nặng nề, hơn 150 tỷ đô la, khi làm ăn với Trung Quốc, theo số liệu của Bộ Tài chính. Theo đó, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD. Một trong những lý do được Bộ Tài chính đưa ra đó là Trung Quốc bán cho Việt Nam những mặt hàng đắt tiền như máy móc, điện, phân bón, than, nguyên liệu thuốc lá, trái cây tươi... Trong khi đó, Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc các sản phẩm giá trị thấp như cao su, nông sản, sắn lát, gạo, trái cây và gỗ...

Vì vậy các chuyên gia cho rằng việc mở thêm cửa khẩu sẽ thúc đẩy thương mại Việt – Trung nhưng nếu thiếu những chính sách hợp lý thì sẽ làm gia tăng tình trạng thâm hụt mậu dịch, hay nói cách khác thâm hụt thương mại sẽ tỷ lệ thuận với số lượng cửa khẩu với Trung Quốc.

Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Công Trục còn nêu ra thêm một tiêu cực xảy ra ở các cửa khẩu :

Từ trước đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, ở các cửa khẩu có câu chuyện tích cực nhưng cũng có những câu chuyện tiêu cực ở phía cơ quan quản lý chức năng. Hai bên cần có sự quản lý chặt chẽ để tránh những tiêu cực cho thông quan những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn xuất nhập khẩu đã được quy định.

Việt Nam hiện có khoảng 24 cửa khẩu quốc tế 25 cửa khẩu song phương, 68 cửa khẩu phụ, 57 lối mở biên giới và 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới.

RFI tiếng Việt

Quay lại trang chủ
Read 598 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)