Việc Facebook đặt lợi nhuận lên trên hết không chỉ dẫn đến hậu quả là ‘để cho tin giả tràn lan’, ‘khuyến khích sự nóng giận của người dùng’ mà còn ‘dập tắt tiếng nói của sự thật theo yêu cầu của các nhà nước độc tài’, một kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ gốc Việt vốn dành nhiều thời gian theo dõi Facebook nói với VOA.
Ông chủ Zuckerberg của Facebook bị cáo buộc là đặt lợi nhuận lên trên hết
Facebook, mạng xã hội được nhiều người Việt sử dụng nhất hiện nay, đang bị chính quyền Mỹ săm soi sau những tiết lộ gây sốc của cô Frances Haugen, một cựu quản lý dự án của Facebook, khi ra điều trần ở Quốc hội hồi tháng trước.
Cô Haugen đã nói trước một tiểu ban ở Thượng viện rằng Facebook ‘đặt lợi nhuận ngất ngưỡng của họ trước người dân’ và kêu gọi Quốc hội hành động để kiềm chế hãng công nghệ khổng lồ này, theo USA Today.
"Chúng ta có thể tận hưởng mạng xã hội giúp kết nối chúng ta mà không phải phá nát nền dân chủ của chúng ta, đưa con em chúng ta vào nguy hiểm và gieo rắc bạo lực sắc tộc khắp thế giới", cô Haugen được USA Today dẫn lời phát biểu trong buổi điều trần truớc Quốc hội.
‘Người thổi còi’ này đã phân tích bằng cách nào mà các thuật toán nhằm kích thích người dùng bỏ nhiều thời gian trên Facebook đã ‘dẫn đến các mức độ nguy hiểm của bạo lực và xung đột trên khắp thế giới, điều mà Facebook không hề chặn bởi vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận’.
Do đó, muốn tránh tác hại cho người dùng và xã hội, Facebook cần xây dựng các sản phẩm làm sao để chúng ‘ít gây căng thẳng, ít gây phản ứng và ít lan truyền hơn’, cũng theo lời cô Haugen được USA Today dẫn lại.
"Dường như Facebook đầu tư vào những người dùng có thể đem lại tiền cho họ", cô Haugen nói và lập luận rằng mạng xã hội này tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tăng cường tương tác của người dùng bằng mọi giá. Cô cho rằng việc Facebook sắp xếp các bài đăng theo số lượng tương tác ‘đặc biệt có hại’.
Những nhận định này được ông Nguyễn Bình Phương, một lập trình viên ở California từng làm việc cho hãng Google nay ra mở công ty riêng, khẳng định lại với VOA. Ông Phương đã có thời gian theo dõi cách thức hoạt động của mạng xã hội này rất lâu trước buổi điều trần của cô Haugen.
"Những gì cô Haugen nói đã xác minh cho những gì mà tôi còn mơ hồ", ông Phương nói với VOA. "Nhưng nó ở mức độ hơn rất nhiều so với những gì tôi ngờ vực".
Tin giả hoành hành
Ông Phương đã bỏ thời gian trong hơn một năm qua để tự mình chống tin giả bằng cách kiểm chứng và dịch những thông tin chính xác để chuyển tải đến người Việt sau khi ông nhận thấy nạn tin giả hoành hành trong cộng đồng gốc Việt. Nền tảng mà ông hướng tới là Facebook vì nơi đó tập trung đông người Việt.
Cũng giống như cô Haugen, ông Phương cho rằng Facebook đã ‘đặt nặng lợi nhuận lên cao hơn các giá trị hay lợi ích khác’.
"Khi người ta dành nhiều thời gian trên Facebook, bỏ thời gian để tranh cãi với nhau trên đó thì sẽ có cơ hội những quảng cáo của Facebook sẽ được người ta nhấn vào nhiều hơn, họ sẽ thu được nhiều tiền hơn", ông giải thích.
Ông cho rằng nhiều khán giả, nhất là người Việt, ‘rất thích nghe những gì hợp với suy nghĩ của họ bất kể đúng hay sai’. Qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020, nhiều người Việt ủng hộ ông Donald Trump ‘rất thích nghe những tin tức tâng bốc ông Trump’, ông nói, nên họ tích cực chia sẻ.
"Cho nên những tin giả mức độ lan tỏa của nó rất kinh khủng, hơn rất nhiều so với tin thật", ông nói.
Khi thị hiếu của nhiều người là thích nghe và xem tin giả, ông Phương phân tích : "Tin giả càng nhiều thì càng có lợi cho Facebook về mặt lợi nhuận",
Ông chỉ ra rằng trên Facebook việc đưa tin giả rất dễ dàng trong khi bản thân ông khi dịch một bản tin nào đó ‘phải kiểm chứng ít nhất 2-3 nguồn uy tín khác nhau’ chứ không phải thấy thông tin ở đâu đó là vội đưa lên.
Theo ông những tin giả tiếng Anh đã bị phản bác nhưng vẫn bị phát tán bằng tiếng Việt vì các nhóm kiểm chứng tin người Việt ‘không đủ sức mạnh lan truyền’.
Mặc dù bản thân Facebook cũng nỗ lực chống tin giả nhưng ông Phương cho rằng đó là một cách làm hời hợt, chẳng hạn như dán lên phía dưới tin dòng cảnh báo và đường dẫn để kiểm chứng. "Nhưng với tốc độ thông tin như hiện nay thì không mấy ai nhấp vào đó để xem mà họ cứ like và share cái đã", ông nói.
Theo quan sát của ông Phương thì ‘chưa có tài khoản nào loan tin giả bằng tiếng Việt bị Facebook đóng cả mà họ chỉ gỡ vài bài thôi’, và ‘có những tài khoản của người Việt loan tin giả hàng ngày hàng giờ, đưa đủ thứ tin giả được chia sẻ rất nhiều nhưng vẫn tồn tại’.
Sức mạnh của ‘mặt giận’
Đối với cáo buộc của cô Haugen rằng Facebook ‘nuôi dưỡng sự thù hận và kích động bạo lực’, ông Phương cho rằng đó là do một biểu tượng cảm xúc mà Facebook mới thêm vào sau này là hình mặt giận.
"Facebook cần phải tăng số giờ sử dụng chứ không chỉ số người sử dụng", lập trình viên này phân tích. "Nghiên cứu của Facebook đã cho thấy rằng khi có ‘mặt giận’ hiện lên, người ta vô đó bình luận nhiều hơn, tranh cãi, chia sẻ cũng nhiều hơn".
"Số lượng mặt giận càng nhiều thì bài đăng đó càng được đẩy lên trên để tiếp cận nhiều người đọc hơn", ông nói và dẫn ra hồ sơ Facebook được tiết lộ cho thấy mạng xã hội này tính ‘mỗi mặt giận có giá trị gấp 5 lần like bình thường’.
Ông chỉ ra việc nhiều người tham gia vào cuộc bạo loạn ở Quốc hội Mỹ hôm 6/1 là ‘nghe theo lời kêu gọi giận dữ trên Facebook’
"Bất chấp trên xã hội ảo người ta trở nên nóng giận để rồi ngoài đời thật xảy ra bao nhiêu chia rẽ giữa bạn bè và gia đình, Facebook chỉ cần biết người ta bỏ nhiều thời gian lên mạng xã hội để họ có thêm lợi nhuận mà thôi", ông chỉ trích.
‘Phục tùng độc tài’
Tờ Washington Post mới đây cũng đưa tin Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, đã phục tùng các yêu cầu của chính quyền Việt Nam là tăng cường kiểm duyệt những thông tin bất lợi cho Đảng cộng sản để không bị chặn ở một trong những thị trường đem lợi nhuận lớn nhất ở Châu Á cho Facebook.
Báo cáo minh bạch thường niên của Facebook cho thấy số lượng bài đăng bị họ chặn ở Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 là 2.200, tăng gần gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm.
Ông Phương cho biết bản thân ông đã chứng kiến việc Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam – điều khiến ông từng nghi ngờ ‘có người của cộng sản làm việc cho Facebook’.
"Thị trường Việt Nam đem lại cho Facebook doanh số 1 tỷ đô la một năm, tức là Facebook và chính bản thân Mark Zuckerberg bán đứng quyền tự do ngôn luận, sự tranh đấu cho tự do dân chủ Việt Nam với cái giá 1 tỷ đô la", ông nói.
Ông cho rằng việc các hãng công nghệ bị các nhà nước độc tài gây áp lực là ‘điều không mới’, chẳng hạn như Google từng bị Trung Quốc yêu cầu phải chặn các từ khóa tìm kiếm nhạy cảm, và Google dù nghe theo nhưng vẫn có dòng chữ là ‘có những kết quả đã bị xóa theo yêu cầu của chính quyền’. Đằng này, Facebook ‘không có nỗ lực gì bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng’.
Ông dẫn ra một trường hợp là nhóm ‘Lều của đầy tớ’ vốn phơi bày dinh thự xa hoa của các quan chức Việt Nam đã bị Facebook đánh sập vào tháng 12/2020, tức trước thềm Đại hội Đảng 13, với lý do ‘vi phạm sở hữu trí tuệ’ mà không nói rõ là ‘vi phạm thế nào, lấy hình của ai’.
"Lều của đầy tớ’ bị đóng đến nay không mở lại được. Các quản trị viên của nhóm liên tục khiếu nại lên Facebook nhưng không có hồi âm", ông cho biết và lên án Facebook ‘không tôn trọng người dùng’.
‘Phản dân chủ’
Ông Phương đặc biệt chỉ trích cách Facebook tiếp nhận các trình báo mà theo ông là ‘thực thi dân chủ một cách phản dân chủ’.
Ông kể là ông và những người cùng chí hướng lập một nhóm gồm 300 thành viên chuyên trình báo các trang tin giả tiếng Việt nhưng trên thực tế đến nay ‘hiệu quả là con số không’.
"Nhưng nếu có bài nào đó bất lợi cho chính quyền cộng sản thì lực lượng dư luận viên thi nhau báo cáo khiến cho tài khoản đăng bài đó bị Facebook đóng cửa", ông chỉ ra và nói Facebook không hề cho biết số lượng báo cáo là bao nhiêu là đủ để họ hành động.
"Khi họ đóng thì họ cũng đưa ra lý do rất mơ hồ và cơ hội để khiếu nại là zero", ông nói thêm và nhận định rằng người dùng ‘rất thấp cổ bé họng’ trước ông lớn mạng xã hội này.
Ông nói nhóm của ông bất lực nhìn tin giả hoành hành trong cộng đồng Việt dù đã báo cáo rất nhiều lần.
‘Hành động không đủ’
Kỹ sư phần mềm này cho rằng trước các vấn nạn trên, Facebook đã ‘hành động quá ít’ để xử lý.
Ông chỉ ra việc Facebook dành đến 87% chi phí chống tin giả của họ để chống tin giả bằng tiếng Anh ở thị trường Mỹ, còn các trang tin giả bằng các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt, hầu như không có nỗ lực gì.
"Không rõ họ có người nào để theo dõi mảng tin giả (tiếng Việt) hay không hay chỉ dùng trí tuệ nhân tạo để bắt lỗi này lỗi kia", ông nói và cho biết nghiên cứu nội bộ của Facebook đã phát hiện được những chỉ dấu của tin giả hay kích động bạo lực nhưng ‘họ đã hành động không đủ’.
Ông dẫn chứng mãi đến khi xảy ra cuộc bạo loạn hôm 6/1 tại Quốc hội Mỹ thì Facebook mới họp khẩn cấp để quyết định áp dụng biện pháp nào. "Trước đó, họ biết những việc họ có thể làm nhưng họ không làm", ông nói.
Ông nói mặc dù là một công ty kinh doanh với ‘trách nhiệm tận cùng’ là ‘làm việc vì lợi nhuận’ nhưng hành động vì lợi nhuận đó lại gây hại cho xã hội thì cần phải có chế tài.
Theo ông, Facebook không thể viện cớ ‘đáp ứng thị hiếu người đọc’ mà để cho tin giả tràn lan và ví von với việc chính phủ Việt Nam để cho nông dân vì chạy theo cái lợi trước mắt, vì thiếu hiểu biết mà làm việc có hại như nuôi ốc bươu vàng theo lời dụ dỗ của thương lái Trung Quốc.
"Tin giả về bầu cử đánh phá nền dân chủ Mỹ, làm cho giá trị Mỹ bị ngờ vực, còn tin giả về vaccine dẫn đến sự chết chóc", ông phân tích.
Từ đó, ông Phương đề xuất ‘cần có một tổ chức độc lập để giám sát, kiềm chế Facebook và phải có chính sách rõ ràng Facebook được làm gì, không nên làm gì’.
"Tôi không thể tin Facebook có thể tự kiểm soát được", ông khẳng định.
Facebook phản hồi
Cho đến giờ, các lãnh đạo Facebook như ông Mark Zuckerberg và bà Sheryl Sandberg, giám đốc hoạt động (COO), đều chưa lên tiếng về những cáo buộc của cô Haugen.
Trong khi đó, trong một tuyên bố được gửi cho tờ USA Today, bà Lena Pietsch, giám đốc thông tin chính sách, chỉ trích cô Frances Haugen là ‘làm việc với Facebook chưa tới hai năm, không có báo cáo trực tiếp, chưa từng tham dự một cuộc họp ra quyết định nào với các giám đốc điều hành cấp cao và đã làm chứng hơn sáu lần rằng cô ta không làm việc trên vấn đề được nêu’.
"Mỗi ngày, chúng tôi phải có những quyết định khó khăn về việc tách bạch giữa tự do biểu đạt và những phát ngôn gây hại, quyền riêng tư, an ninh, và các vấn đề khác, và chúng tôi sử dụng của nghiên cứu nội bộ và nghiên cứu của các chuyên gia bên ngoài để cải tiến các sản phẩm và chính sách của chúng tôi", tuyên bố viết. "Nhưng chúng tôi không thể tự mình ra quyết định và đó là lý do tại sao trong nhiều năm chúng tôi đã cổ súy cho việc cập nhật các quy định mà ở đó các chính quyền dân chủ đặt ra các chuẩn mực mà tất cả chúng tôi phải tuân theo".
Trước đó, trả lời VOA tiếng Việt qua email, một người phát ngôn của Facebook nói rằng ‘mục tiêu của chúng tôi là duy trì hoạt động của các dịch vụ tại Việt Nam để chúng tôi có thể cung cấp không gian cho nhiều người nhất có thể để bày tỏ, kết nối với bạn bè và điều hành công việc kinh doanh của họ’.
VOA tiếng Việt tổng hợp
Nguồn : VOA, 03/11/2021
Facebook cùng góp sức vào hệ thống đàn áp và kiểm duyệt
Tuấn Khanh, RFA, 26/10/2021
Ngay sau nhiều tờ báo như Insider, Washington Post… đồng loạt đưa tin về việc công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước vì quan điểm chính trị, giới phóng viên nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam cũng đã làm những cuộc khảo sát và phỏng vấn nhiều người. Nhiều bài bình luận về việc này cũng đã xuất hiện ngay trên Facebook.
Công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước
Cựu giám đốc sản phẩm và nhà phân tích dữ liệu của Facebook, bà Frances Haugen, đã tiết lộ nhiều thông tin quan trọng. Theo đó thì vào cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg phải đối mặt với một lựa chọn : tuân theo yêu cầu của Đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến hoặc có nguy cơ bị ngăn chận không thể thu lợi tại Việt Nam, một trong những thị trường Châu Á được coi là béo bở nhất của Facebook.
Đây là một bộ mặt khác của Mark. Ở Mỹ, CEO này có vẻ là người rất dứt khoát để bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, xóa các tin giả gây hiểu lầm khỏi nền tảng. Nhưng tại Việt Nam, Facebook đang ngày càng hiện rõ việc lùi sâu vào các thỏa thuận của nhà cầm quyền, đổi lại mạng xã hội kiếm được hơn 1 tỷ USD doanh thu hàng năm, theo ước tính năm 2018 của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Vì vậy, dù trên bề mặt có vẻ là giằng oc ho quyền con người, nhưng cá nhân Mark dường đã quyết định rõ rằng Facebook sẽ tuân thủ các yêu cầu của Hà Nội. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Hà Nội đã liên tục đưa ra các yêu sách, và Mark đã nhóm họp nội bộ của mình để tìm cách chấp hành trơn tru.
Kết quả đó, được thể hiện rất rõ trên bề mặt của Facebook tại Việt Nam. Theo các nhà hoạt động và những người ủng hộ tự do ngôn luận, trước thềm đại hội đảng của Việt Nam năm ngoái, Facebook đã tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng "chống nhà nước", giúp chính phủ kiểm soát gần như toàn bộ nền tảng này. Mark nhiệt tình thể hiện quyết tâm làm hài lòng các quan chức Hà Nội bằng cách đặt thêm một tầng thống trị kỹ thuật số, bên cạnh bộ máy đàn áp bằng nhà tù và các điều luật mơ hồ của nhà nước. Thậm chí Mark đã không ngần ngại phản bội lại các tuyên bố về việc bảo vệ giá trị tự do ngôn luận hay nhân quyền mà anh ta đã từng nói trước Quốc hội Mỹ. Các cuộc phỏng vấn với hơn một chục nhân viên cũ đã tập hợp chung với hồ sơ tố giác từ bà Frances Haugen.
Trong bản tin mới nhất, AFP đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với người Việt Nam về sự kiện này. Thật ngạc nhiên, khi hầu hết những người có tiếng nói trên các trang mạng đều không mấy ngạc nhiên về tiết lộ này. Với tất cả những gì mà người Việt Nam đã chứng kiến về Facebook suốt bao nhiêu năm nay, mạng xã hội này đã không còn là một người bạn, mà chỉ còn là một phương tiện giải trí.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từ Hà Nội nói rằng ông không có gì nghi ngờ, và khẳng định "Facebook đã tự biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam".
Còn với ông Tuấn Khanh, từ Sài Gòn, thì nói "Nhiều người dân trong nước đã thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận thay vì bảo vệ những giá trị của một công ty đến từ Hoa Kỳ, nơi của một quốc gia chọn dân chủ và tự do".
Mark đã ngày càng lộ rõ quyết tâm bắt tay với công an cộng sản Việt Nam, khi đưa ra vô số quyết định kiểm duyệt và hết sức cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam trên mạng xã hội này. Phát biểu về trò chơi hai mặt ở Việt Nam, đại diện công ty nói với tờ The Post rằng lựa chọn kiểm duyệt của Facebook là hợp lý "để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi luôn khả dụng cho hàng triệu người tin cậy vào chúng mỗi ngày". Theo một tuyên bố được cung cấp cho tờ The Post.
Theo mô tả của Washington Post, thì cũng có đôi lúc Mark cân nhắc về việc có nên cho phép tăng cường kiểm duyệt ở Việt Nam hay không. Vì trong một cuộc họp, Mark đã cảnh báo rằng việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, nhưng rồi cũng rất nhanh sau đó, anh ta tự lập luận rằng việc mạng xã hội này bị ngăn chận hoàn toàn ở Việt Nam cũng sẽ gây tổn hại lớn hơn đến quyền tự do ngôn luận trong nước.
Mark Zuckerberg, 37 tuổi, thành lập Facebook cách đây 17 năm trong phòng ký túc xá đại học của mình, hình dung ra một cách mới để các bạn cùng lớp kết nối với nhau. Ngày nay, Facebook đã trở thành một tập đoàn bao gồm WhatsApp, Instagram và một doanh nghiệp phần cứng. Mark là chủ tịch hội đồng quản trị và kiểm soát 58% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, khiến quyền lực của anh gần như bao trùm trong nội bộ công ty và hội đồng quản trị.
Marc Goldstein, người đứng đầu nghiên cứu của Institutional Shareholder Services (tạm dịch : Dịch vụ Thể chế Cổ đông) tại Hoa Kỳ, nhận định "Cho đến thời điểm này, Facebook là công ty lớn nhất tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người".
Bên cạnh những lời chỉ trích, cũng có những nhận xét từ nhiều người làm việc tại Facebook, giấu tên, cho biết rằng Mark lâu nay bị ám ảnh bởi các chỉ số đo lường, tăng trưởng và tìm cách vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh. Và để đạt được mục đích của mình, những bước chân của Mark đã không ngại giẫm lên quyền tự do ngôn luận và quyền con người.
Tuấn Khanh (tổng hợp)
Nguồn : RFA, 26/10/2021 (tuankhanh's blog)
************************
Facebook trở thành ‘công cụ tuyên truyền cho Chính phủ Việt Nam
RFA, 26/10/2021
Facebook tại Việt Nam đã trở thành một công cụ tuyên truyền cho chính phủ toàn trị Hà Nội.
Hình minh hoạ : một người dùng Facebook ở một quán cà phê ở Hà Nội hôm 19/11/2020 - Reuters
Hãng tin AFP của Pháp dẫn phát biểu của các nhà hoạt động sau khi có báo cáo về việc CEO Mark Zuckerberg của Facebook đích thân chấp nhận yêu cầu mạnh mẽ của Hà Nội trong việc giới hạn những bài đăng bị cho ‘chống Nhà nước’
Theo AFP, mạng xã hội khổng lồ Facebook trong những năm qua trở thành một diễn đàn phổ biến cho giới hoạt động tại đất nước cộng sản này khi mà truyền thông độc lập bị cấm tiệt. Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích trên mạng này trong thời gian sau này là mục tiêu bị ngăn chặn.
AFP dẫn phát biểu của ông Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những blogger có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, rằng ‘Facebook đã đối xử tệ với các nhà hoạt động khi loại trừ quyền tự do ngôn luận, biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam’.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một nhân vật cũng được nhiều người biết đến ở Việt Nam, được AFP dẫn lời rằng ‘nhiều người trong nước thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận’ thay vì những giá trị đi kèm Hoa Kỳ, một quốc gia chọn dân chủ và tự do.
Theo Nhạc sĩ Tuấn Khanh, những nhà hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng Facebook để cổ xúy, truyền bá các tư tưởng dân chủ và từng kêu gọi biểu tình thông qua mạng này. Bỗng dưng một ngày họ nhận ra rằng Facebook cũng đã giúp công an Việt Nam chặn những tiếng nói sự thật và nay nhiều tiếng nói bất đồng thấy Facebook chỉ còn sử dụng tốt cho mục đích giải trí mà thôi.
Chính Facebook vào năm ngoái cho biết họ chặn những nội dung bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là ‘bất hợp pháp’.
AFP dẫn lại tin của tờ Washington Post về việc đích thân Mark Zuckerberg đi đến quyết định chấp nhận yêu cầu của Hà Nội với lý do không muốn đối mặt với nguy cơ phải bỏ một trong những thị trường quan trọng nhất của Facebook tại Châu Á là Việt Nam, nơi có khoảng 70 triệu người dùng mạng này.
AFP cho biết có liên lạc với người phát ngôn Facebook để hỏi về tin mà Washington Post loan nhưng bị từ chối bình luận. Tuy vậy, người phát ngôn của Facebook thừa nhận đã hạn chế một số nội dung tại Việt Nam nhằm ‘bảo đảm dịch vụ được duy trì cho hàng triệu người lệ thuộc vào mạng xã hội này mỗi ngày’.
*********************
Dân phản ứng lực lượng chống dịch Covid-19 có phải là tội phạm ?
RFA, 26/10/2021
Khi báo cáo chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật hôm 23/10/2021, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam - Tô Lâm cho rằng, tình trạng các vụ việc chống người thi hành công vụ nhất là lực lượng công an giữa đại dịch Covid-19 đã gia tăng năm 2021.
Ảnh minh họa : Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN
Cụ thể theo báo cáo, các vụ việc chống lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 chiếm gần 23% số vụ chống người thi hành công vụ, số vụ chống lại lực lượng công an chiếm gần 70%, làm chín người chết, 204 người bị thương. Ông Tô Lâm cho rằng, điều này phản ánh sự coi thường pháp luật của một bộ phận người dân, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội.
Anh Thiệu, một người dân sinh sống tại Sài Gòn, nói với RFA hôm 26/10 :
"Tình trạng người dân phản ứng lực lượng chống dịch khắp nơi, tại vìđôi khi lực lượng chống dịch làm một cách quáđáng, kiểu ép người một cách quáđáng. Người dân lâm vào cảnh khốn cùng thì họ phải phản ứng thôi".
Anh Thiệu cho rằng việc Bộ trưởng Tô Lâm xem người dân chống đối công an trong phòng chống dịch là tội phạm là không hợp lý :
"Không hợp tình hợp lý chút nào, vì bản thân họđâu muốn vậy, vì họ bức xúc, bộc phát ra, có thể là chửi bới, hay phản ứng mạnh... rồi bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ, nhưng họđâu có chuẩn bịđâu ? Họđang lưu thông đi làm bình thường, tự nhiên gặp những chốt chặn, ép họ quá thì họ phải bức xúc thôi. Cái đó không thể coi họ là tội phạm... họ bịấm ức, dồn nén, trong một lúc nào đó không kiềm chếđược, chứ nói họ là tội phạm cũng không phải".
Kể từ khi đợt dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng 4 năm 2021, chính phủ Việt Nam đặc biệt làở TPHCM đã tiến hành các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo để chống dịch Covid-19 từ hồi tháng 5/2021 khiến nhiều người dân thất nghiệp rơi vào tình cảnh cùng cực... làm cho nhiều người dân khi bị ngăn cản, kiểm soát quáđáng đã có phản ứng tiêu cực. Nhưng liệu có công bằng khi lãnh đạo ngành công an đưa họ báo cáo tình hình tội phạm ?
Nhà báo Võ Văn Tạo, nhận định với RFA hôm 26/10 từ Nha Trang :
"Nhận định của Bộ trưởng công an Tô Lâm nói về tình hình theo ổng đánh giá trong lúc dịch bệnh thì xu hướng người dân chống lại lực lượng công an... thì nếu xét về hình thức là đúng. Bởi vì trên mạng cũng có những clip người dân bỏ chạy khỏi Sài Gòn đến đoạn nào đó bị chặn đã bức xúc không tuân thủ, đạp đổ hàng rào, tấn công lực lượng công an đang ngăn cản người ta. Cái đó là có thật nhưng mình phải xét nguyên nhân vì sao người dân vốn được tiếng là‘ngoan ngoãn’ chấp hành quy định của Chính phủ Việt Nam hồi giờ vẫn thế mà bây giờ phải nổi khùng lên như vậy... thì phải biết là họ bị dồn vào con đường cùng trong cuộc sống, lúc đó là cái sống cái chết cận kề rồi".
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, chính những biện pháp của Nhà nước khi đóđãđược các quan chức sau này nhìn nhận là lúng túng, sai, phải sửa sai liên tục. Ngay cả chuyện người dân bỏ Sài Gòn về quê cũng thay đổi liên tục, lúc thì cấm, lúc không cấm được thì lại cho phép người ta về rồi yêu cầu địa phương đón tiếp... Ông Tạo nói tiếp :
"Do đó, rõ ràng lúc chính quyền cấm người dân là vô lý, rõ ràng tình hình dịch bệnh lúc đó rất căng thẳng, mà thêm phần căng thẳng nữa là chủ trương giãn cách quáđáng của chính quyền rất khắc nghiệt. Giãn cách, rồi phong tỏa mấy tháng trời, người dân không kiếm được gìăn, lâm vào thế rất là cùng cực. Thế thì những trường hợp như thế thì người ta chống lại làđúng thôi. Chứ thật ra tôi nghĩ mức độ chống lại của người dân không có gì là ghê gớm cả, rất bình thường, như vậy cũng còn rất là hiền. Còn cái ý của ông Tô Lâm nói thì tôi cho rằng có cái gìđó không công bằng đối với người dân trong chuyện này".
Trước đó, chính quyền đã mạnh tay xử phạt, bắt giam, thậm chí khởi tố nhiều người dân bị cho là chống đối lực lượng phòng chống dịch. Đơn cử như vào ngày 15/10/2021, Công an tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đã khởi tố tổng cộng sáu người bị cho là chống lực lượng phòng, chống dịch Covid-19. Theo cáo trạng, những người này bị cơ quan điều tra cho làđã hô hào, vu khống công an đánh dân, gây rối trật tự công cộng khi nhiều người tập trung và căng băng rôn ngang đường ởấp 5, xã Tân Lập 1, Tiền Giang để yêu cầu giải quyết về tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Hay vụ Công an Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận vào tháng 10/2021 đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam hai thanh niên vì có hành vi bị cho là chống người thi hành công vụ khi thông chốt kiểm soát phòng, chống dịch ở Ninh Thuận. Trong cùng thời điểm, tại Khánh Hoà, cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Thành phố Nha Trang đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam hai tháng đối với ông Lê Dương Bá Tánh về tội ‘Chống người thi hành công vụ’... với cáo buộc ông này đã cầm cây rựa tấn công đội truy vết F0 và bị không chế buộc đi cách ly tập trung.
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 26/10, ông Trần Bang - một người bất đồng chính kiến, nhận định :
"Ông Tô Lâm cho rằng người dân chống lực lượng chống dịch Covid-19, hay phản ứng các phương án chống dịch thái quá của Chính phủ... là gia tăng tội phạm... thì theo tôi rõ ràng là vi hiến. Bởi vì phải viện dẫn được luật gì thì mới ra được lệnh, chẳng hạn như phong tỏa, ngăn cản, chốt chặn, ngăn cấm người dân đi lại... mà chỉ chỉ dựa vào mỗi chỉ thị của Chính phủ, hoặc sự phân công ra lệnh của một ông Thủ tướng, Bộ trưởng hay Chủ tịch tỉnh... thì cái đấy không đúng. Bởi vì Bộ công an là một Bộ phải thực hiện theo luật, theo hiến pháp, thì anh phải căn cứ vào luật, vào hiến pháp... chứ không thể căn cứ vào mệnh lênh hay chỉ thị của một cơ quan hành pháp nào. Cái này theo tôi có những cái làđúng, nhưng gom tất cả vào là sai".
Cũng trong báo cáo mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam - Tô Lâm cho biết, hầu hết các loại tội phạm đều giảm do việc thực hiện giãn cách xã hội đã làm hạn chếđiều kiện hoạt động của tội phạm. Tuy nhiên, ngoài tội chống người thi hành công vụ gia tăng... thì một số loại tội phạm khác cũng có xu hướng gia tăng như tội phạm qua mạng internet...
Chính phủ Việt Nam hôm 14/10/2021 đã yêu cầu Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông phải xử lý nghiêm những người đưa tin lên mạng xã hội bị cho là xuyên tạc, tin giả, tin xấu, chống phá công tác phòng chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch...
Từ khi đợt dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng tư năm 2021, chính quyền Việt Nam tăng cường xử lý, thậm chí truy tố những người bị cho làđưa thông tin phòng chống dịch không đúng lên mạng xã hội... Đơn cử là vào đầu tháng tám, có 12 chủ tài khoản Facebook đã bị chính quyền Việt Nam xử phạt với cáo buộc cung cấp, chia sẻ vàđăng tải thông tin sai, gây hoang mang trong nhân dân về công tác phòng chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 12 người vừa nêu bị cho là vi phạm Nghịđịnh 15, tuy nhiên Nghịđịnh này lại bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích vì cho rằng là công cụđàn áp tiếng nói của người dân, đe doạ tự do bày tỏý kiến trên mạng xã hội.
Hay vụ ba người dùng mạng xã hội tại thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vào ngày 2/7 đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này phạt hành chính 30 triệu đồng với nguyên nhân được nói do tung tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Báo Nhà nước khi đưa tin về những vụ xử phạt lan truyền thông tin sai sự thật phần lớn cũng không cho biết nội dung đã vi phạm quy định chống dịch mà người dùng mạng xã hội đãđăng tải là gì.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, khái niệm phải xử lý thông tin không tốt rất là mông lung, không rõ ràng. Bởi vìđối với người này có thể cho là tốt, nhưng đối với người khác lại quan niệm là không tốt. Do đó, chỉ thị này theo ông Tạo là không phù hợp với nguyên tắt soạn thảo các văn bản pháp luật.
Thanh Phương, RFI, 26/10/2021
Theo hãng tin AFP, các nhà hoạt động ở Việt Nam hôm 26/10/2021, tố cáo mạng xã hội Facebook đã trở thành một công cụ tuyên truyền của chính quyền, sau khi có tin là chính giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã nhượng bộ trước yêu cầu của Hà Nội hạn chế các bài viết có nội dung "chống Nhà nước".
Logo Facebook trên điện thoại thông minh. Ảnh minh họa chụp ngày 06/01/2020. Reuters - Dado Ruvic
Theo thẩm định, hiện có hơn 53 triệu người sử dụng Facebook ở Việt Nam, chiếm hơn phân nửa dân số. Trong những năm gần đây, Facebook đã trở thành một diễn đàn mang tính thiết yếu đối với các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam, nơi không hề có truyền thông độc lập.
Nhưng hãng tin AFP trích lời blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là Facebook "đã đối xử tệ với các nhà hoạt động, khi loại bỏ quyền tự do ngôn luận, tự biến mình thành một công cụ truyền thông của đảng Cộng Sản Việt Nam". Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho biết tài khoản Facebook của ông đã bị đóng 2 lần, với lý do "vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng", nhưng không được cho biết là những bài viết nào vi phạm.
Vào năm ngoái, Facebook nhìn nhận đã gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền Việt Nam xem là bất hợp pháp. Nhưng theo tin của tờ Washington Post, đích thân giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã ký quyết định đồng ý với các yêu cầu của Hà Nội, hơn là để Facebook bị loại khỏi một trong những thị trường quan trọng nhất ở Châu Á.
Hãng tin AFP trích lời nhạc sĩ và cũng là nhà hoạt động Tuấn Khanh nói rằng nhiều người Việt Nam thất vọng vì thấy Facebook coi trọng lợi nhuận hơn là các giá trị gắn liền với Hoa Kỳ, "một quốc gia đã chọn dân chủ và tự do".
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin nói trên, một phát ngôn viên của Facebook đã từ chối trả lời hãng tin AFP.
Thanh Phương
********************
BBC, 26/10/2021
The Washington Post hôm 25/10 viết rằng Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với "chính phủ độc tài của Việt Nam" để hạn chế những bài viết trên Facebook được gọi là "chống nhà nước".
Mark Zuckerberg và vợ tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh năm 2011
Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung 'bị chính phủ Việt Nam yêu cầu xóa', nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.
Khi đó, một đại diện cho Facebook, bà Amy Sawitta Lefevre, Policy Communications Manager, thừa nhận tập đoàn này "không phải lúc nào cũng đồng ý với chính phủ Việt Nam về các vấn đề như quyền phát ngôn và quyền biểu đạt".
Bà Amy Sawitta Lefevre nói với BBC : "Hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi ngày để kết nối với gia đình và bạn bè và hàng nghìn doanh nghiệp dựa vào chúng để tiếp cận khách hàng. Không phải lúc nào chúng tôi cũng có cùng quan điểm với các chính phủ về các vấn đề như phát ngôn và biểu đạt, kể cả ở Việt Nam, nhưng chúng tôi làm việc cật lực để bảo vệ quyền này trên toàn thế giới".
"Trong vài tháng qua, chúng tôi đã phải đối mặt với áp lực gia tăng từ chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn, tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục thể hiện bản thân".
Theo BBC News tiếng Việt tìm hiểu thì đúng là đã có những trường hợp Facebook phải "hạn chế" nội dung tiếng Việt ở Việt Nam.
Vào tháng 4 năm 2020, Facebook đã đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn ở Việt Nam sau khi có thông tin rõ ràng rằng nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến "việc các dịch vụ của chúng tôi bị chính quyền Việt Nam đóng cửa hoàn toàn".
Công ty này cho hay họ luôn minh bạch về các hành động đó, và những tin như vậy được các hãng truyền thông quốc tế đăng tải.
Tháng 8/2019, VietnamNet đăng tin "Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh việc trao đổi, yêu cầu Facebook, Google hợp tác ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước".
Tháng 8/2018 , báo Nhân Dân nói Facebook "đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam" trong lúc Facebook nói với BBC rằng họ "chỉ gỡ bỏ nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi".
Facebook mới đây công bố lợi nhuận công ty trong quý gần đây đã tăng lên hơn 9 tỷ đôla - tức tăng 17% - và số người dùng Facebook tăng lên 2,91 tỷ.
Công bố của Facebook được đưa ra hôm 25/10, chỉ vài giờ sau khi một nhóm gồm 17 công ty truyền thông Mỹ tung ra một loạt các báo cáo cho thấy Facebook đã ưu tiên tăng trưởng hơn sự an toàn của người dùng.
Báo cáo mới công bố của họ dựa trên các tài liệu nội bộ của Facebook bị rò rỉ, được gọi là Facebook Papers, do người tố giác Frances Haugen thu được.
Các báo cáo đổ lỗi cho Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã phục tùng chính quyền Việt Nam để kiểm duyệt các tiếng nói bất đồng trên Facebook. Đồng thời lưu ý rằng Facebook cho phép đăng các lời lẽ kích động thù địch trên toàn thế giới do thuật toán còn thiếu sót, góp phần thúc đẩy sự phân cực độc hại trên mạng, theo Bangkok Post .
Chính cá nhân Zuckerberg là người quyết định rằng Facebook sẽ cúi đầu trước áp lực từ chính phủ Việt Nam để kiểm duyệt những tiếng nói bất đồng chính kiến, ba nguồn tin nói với The Washington Post .
Mark Zuckerberg với các quan chức Việt Nam năm 2011 tại Quảng Ninh
"Những tài liệu này nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo Facebook thường xuyên phớt lờ những cảnh báo nội bộ nghiêm trọng, chọn đặt lợi nhuận lên trên con người", Thượng nghị sĩ Mỹ Richard Blumentha được Bangkok Post trích lời.
The New York Times, The Washington Post và Wired là một trong số những hãng tin có quyền truy cập vào bộ tài liệu nội bộ của Facebook mà Haugen ban đầu tiết lộ cho chính quyền Hoa Kỳ, và là cơ sở của một loạt bài trên Wall Street Journal.
Facebook công nhận báo cáo này là công bố có chọn lọc từ một số nghiên cứu nội bộ của mình, với mục đích khiến mạng xã hội được hàng tỷ người.
Haugen, người làm chứng trên mạng xã hội trước các nhà lập pháp Vương quốc Anh hôm 25/10, đã nhiều lần nói rằng Facebook đặt sự tăng trưởng và lợi nhuận lên trên sức khỏe và sự an toàn của người dùng.
Bà nói với các nhà lập pháp rằng "Facebook không sẵn lòng chấp nhận dù chỉ hy sinh một ít lợi nhuận vì sự an toàn, và điều đó là không thể chấp nhận được," và rằng nội dung tức giận hoặc kích động thù địch "là cách dễ nhất để phát triển" nền tảng truyền thông xã hội.
Facebook từng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng lớn trước đây, nhưng quan điểm hoạt động hiện tại của họ đã thúc đẩy việc các hãng tin tiến hành một loạt các báo cáo gay gắt và sự điều tra của các nhà lập pháp Hoa Kỳ.
Một báo cáo từ Politico tiết lộ các cuộc trò chuyện nội bộ của nhân viên về sự thống trị toàn cầu của Facebook.
Facebook vừa phục hồi sau các vụ bê bối khác như vụ liên quan đến Cambridge Analytica, một công ty tư vấn của Anh đã sử dụng dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng Facebook cho mục đích quảng cáo chính trị.
Zuckerberg đã phải đến Washington để xin lỗi và Facebook đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 5 tỷ đôla với các cơ quan quản lý của Mỹ.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã trở nên cô lập hơn trong chính công ty của mình, The Washington Post đưa tin các nhân viên cũ cho biết, khi ông vật lộn với những lời chỉ trích ngày càng tăng và thất bại từ Facebook Papers.
Các cựu nhân viên nói rằng Zuckerberg chủ yếu truyền đạt các quyết định cho một nhóm nội bộ gọi là "Nhóm nhỏ" và một nhóm lớn hơn một chút của các nhà lãnh đạo công ty được gọi là "M-Team" hoặc "Mark's Team".
Báo cáo của The Washington Post đã phác thảo phong cách quản lý của Zuckerberg dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhân viên cũ của Facebook và thông tin thu thập được từ Facebook Papers. The Post cho biết, công ty kiểm soát chặt chẽ thông tin về Zuckerberg cũng như thông tin mà anh ta nhận được.
Facebook phản đối việc Zuckerberg bị cô lập, The Washington Post cho biết.
Các cựu nhân viên nói với The Washington Post rằng Zuckerberg có tầm ảnh hưởng lớn tại công ty, vượt xa những gì được công chúng biết đến.
Ngoài việc thống trị việc ra quyết định ở cấp cao, Zuckerberg dường như vẫn còn thời gian để quản lý cấp vi mô. The Washington Post đưa tin hai nguồn tin nói rằng ông ta đã tự tay thiết kế bảng màu và bố cục cho khung hình "Tôi đã tiêm phòng" của Facebook mà người dùng có thể sử dụng.
************************
Facebook đã góp sức với Hà Nội để đàn áp người dân Việt Nam
Như Hồ, SaigonnhoNews, 26/10/2021
Ngay sau nhiều tờ báo như Insider, Washington Post… đồng loạt đưa tin về việc công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an Cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước vì quan điểm chính trị, giới phóng viên nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam đã làm những cuộc khảo sát và phỏng vấn nhiều người. Nhiều bài viết bình luận về việc này cũng xuất hiện ngay trên mạng Facebook.
Glen Carrie/Unsplash
Cựu Giám đốc sản phẩm và nhà phân tích dữ liệu của Facebook, bà Frances Haugen, đã tiết lộ nhiều thông tin quan trọng. Theo đó thì vào cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg phải đối mặt với một lựa chọn : Tuân theo yêu cầu của Đảng cộng sản cầm quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến hoặc có nguy cơ bị ngăn chận không thể thu lợi tại Việt Nam, một trong những thị trường Châu Á được coi là béo bở nhất của Facebook.
Đây là một bộ mặt khác của Mark. Ở Mỹ, CEO này có vẻ là người rất dứt khoát để bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, xóa các tin giả gây hiểu lầm khỏi nền tảng. Nhưng tại Việt Nam, Facebook đang ngày càng hiện rõ việc lùi sâu vào các thỏa thuận của nhà cầm quyền, đổi lại mạng xã hội kiếm được hơn 1 tỷ USD doanh thu hàng năm, theo ước tính năm 2018 của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Vì vậy, dù trên bề mặt có vẻ là giằng co cho quyền con người, nhưng cá nhân Mark dường đã quyết định rõ rằng Facebook sẽ tuân thủ các yêu cầu của Hà Nội. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Hà Nội đã liên tục đưa ra các yêu sách, và Mark đã nhóm họp nội bộ của mình để tìm cách chấp hành trơn tru.
Kết quả đó, được thể hiện rất rõ trên bề mặt của Facebook tại Việt Nam. Theo các nhà hoạt động và những người ủng hộ tự do ngôn luận, trước thềm Đại hội đảng Cộng sản của Việt Nam năm ngoái, Facebook đã tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng "chống nhà nước", giúp chính phủ kiểm soát gần như toàn bộ nền tảng này. Mark nhiệt tình thể hiện quyết tâm làm hài lòng các quan chức Hà Nội bằng cách đặt thêm một tầng thống trị kỹ thuật số, bên cạnh bộ máy đàn áp bằng nhà tù và các điều luật mơ hồ của nhà nước. Thậm chí Mark đã không ngần ngại phản bội lại các tuyên bố về việc bảo vệ giá trị tự do ngôn luận hay nhân quyền mà anh ta đã từng nói trước Quốc hội Mỹ. Các cuộc phỏng vấn với hơn một chục nhân viên cũ đã tập hợp chung với hồ sơ tố giác từ bà Frances Haugen.
Trong bản tin mới nhất, AFP đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với người Việt Nam về sự kiện này. Thật ngạc nhiên, khi hầu hết những người có tiếng nói trên các trang mạng đều không mấy ngạc nhiên về tiết lộ này. Với tất cả những gì mà người Việt Nam đã chứng kiến về Facebook suốt bao nhiêu năm nay, mạng xã hội này đã không còn là một người bạn, mà chỉ còn là một phương tiện giải trí.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từ Hà Nội nói rằng ông không có gì nghi ngờ, và khẳng định "Facebook đã tự biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam".
Còn với Tuấn Khanh, ký giả của Sài Gòn Nhỏ, thì nói "Nhiều người dân trong nước đã thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận thay vì bảo vệ những giá trị của một công ty đến từ Hoa Kỳ, nơi của một quốc gia chọn dân chủ và tự do".
Mark đã ngày càng lộ rõ quyết tâm bắt tay với công an Cộng sản Việt Nam, khi đưa ra vô số quyết định kiểm duyệt và hết sức cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam trên mạng xã hội này. Phát biểu về trò chơi hai mặt ở Việt Nam, đại diện công ty nói với tờ The Post rằng lựa chọn kiểm duyệt của Facebook là hợp lý "để bảo đảm các dịch vụ của chúng tôi luôn khả dụng cho hàng triệu người tin cậy vào chúng mỗi ngày", theo một tuyên bố được cung cấp cho tờ The Post.
Theo mô tả của Washington Post, thì cũng có đôi lúc Mark cân nhắc về việc có nên cho phép tăng cường kiểm duyệt ở Việt Nam hay không. Vì trong một cuộc họp, Mark đã cảnh báo rằng việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, nhưng rồi cũng rất nhanh sau đó, anh ta tự lập luận rằng việc mạng xã hội này bị ngăn chận hoàn toàn ở Việt Nam, cũng sẽ gây tổn hại lớn hơn đến quyền tự do ngôn luận trong nước.
Mark Zuckerberg, 37 tuổi, thành lập Facebook cách đây 17 năm trong phòng ký túc xá đại học của mình, hình dung ra một cách mới để các bạn cùng lớp kết nối với nhau. Ngày nay, Facebook đã trở thành một tập đoàn bao gồm WhatsApp, Instagram và một doanh nghiệp phần cứng. Mark là Chủ tịch hội đồng quản trị và kiểm soát 58% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, khiến quyền lực của anh gần như bao trùm trong nội bộ công ty và hội đồng quản trị.
Marc Goldstein, người đứng đầu nghiên cứu của Institutional Shareholder Services (tạm dịch : Dịch vụ Thể chế Cổ đông) tại Hoa Kỳ, nhận định "Cho đến thời điểm này, Facebook là công ty lớn nhất tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người".
Bên cạnh những lời chỉ trích, cũng có những nhận xét từ nhiều người làm việc tại Facebook, giấu tên, cho biết rằng Mark lâu nay bị ám ảnh bởi các chỉ số đo lường, tăng trưởng và tìm cách vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh. Và để đạt được mục đích của mình, những bước chân của Mark đã không ngại giẫm lên quyền tự do ngôn luận và quyền con người.
Như Hồ
Nguồn : SaigonnhoNews, 27/10/2021
James Pearson, Reuters, 10/07/2021
Ở Việt Nam, nhà nước tiến hành chống những người bất đồng chính kiến dữ dội trên mạng, những "người có ảnh hưởng" trên mạng xã hội thường là quân nhân chứ không phải là những người nổi tiếng.
Lực lượng 47, hay đơn vị tác chiến thông tin trực tuyến của quân đội Việt Nam, với hàng nghìn binh sĩ, ngoài nhiệm vụ thông thường, họ còn có nhiệm vụ thiết lập, kiểm duyệt và đăng tải bài trên các nhóm Facebook ủng hộ nhà nước, để sửa chữa những "quan điểm sai trái" trên mạng.
Theo đánh giá của Reuters về các bài viết và chương trình truyền thông chính thống ở cấp tỉnh trên kênh truyền hình chính thức của quân đội, Lực lượng 47 kể từ khi thành lập vào năm 2016 đã lập ra hàng trăm nhóm và trang Facebook, đồng thời xuất bản hàng nghìn bài báo và bài đăng ủng hộ chính phủ.
Các nhà nghiên cứu truyền thông xã hội cho biết nhóm này có thể là mạng lưới ảnh hưởng lớn nhất và tinh vi nhất ở Đông Nam Á. Và lực lượng 47 hiện đang đóng một vai trò lớn trong việc xung đột giữu Việt Nam với Facebook (FB.O) đang ngày càng gia tăng.
Sau khi tiếp cận với Reuters trong tuần này, một nguồn tin Facebook cho biết họ đã xóa một nhóm có tên "E47", nhóm này đã huy động cả các thành viên quân đội và thường dân để báo cáo các bài đăng mà họ không thích với Facebook để gỡ bỏ những bài đó. Nguồn tin cho biết nhóm này có liên quan đến danh sách các nhóm Lực lượng 47 mà Reuters đã xác định.
Người phát ngôn của Facebook xác nhận một số nhóm và tài khoản đã bị gỡ xuống vào thứ Năm vì "phối hợp báo cáo nội dung hàng loạt". Một nguồn tin của Facebook cho biết đây là một trong những yêu cầu xóa bỏ lớn nhất của Facebook được thực hiện theo chính sách báo cáo hàng loạt của hãng.
Nhưng nhiều tài khoản và nhóm của Lực lượng 47 được Reuters xác định vẫn hoạt động. Nguồn tin từ Facebook cho biết vì những tài khoản và nhóm này do người dùng có tên thật điều hành nên không vi phạm các chính sách của Facebook.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan xử lý các yêu cầu do các cơ quan thông tấn nước ngoài gửi chính phủ, đã không phúc đáp ngay lập tức về việc này.
Không giống như Trung Quốc, Facebook với từ 60 dên 70 triệu người dùng ở Việt Nam không bị chặn. Đây là nền tảng chính cho thương mại điện tử ở Việt Nam và tạo ra khoảng 1 tỷ đô la doanh thu hàng năm cho Facebook.
Facebook cũng đã trở thành nền tảng chính cho giới bất đồng chính kiến, khiến Facebook và chính phủ liên tục tranh cãi về việc xóa các nội dung được cho là "chống nhà nước".
Việt Nam đã thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội trong những thập niên gần đây, nhưng Đảng cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát truyền thông chặt chẽ và không chấp nhận bất đồng chính kiến.
Năm ngoái, Việt Nam đã hạn chế lưu lượng truy cập trên các máy chủ nội địa của Facebook cho đến khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt nhiều nội dung chính trị. Nhiều tháng sau, chính quyền đe dọa đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam nếu Facebook không hạn chế quyền truy cập vào nhiều nội dung hơn.
Trong một tuyên bố gửi Reuters, người phát ngôn của Facebook cho biết mục tiêu của hãng là giữ cho các dịch vụ tại Việt Nam hoạt động trực tuyến "để càng nhiều người thể hiện bản thân, kết nối với bạn bè và điều hành công việc kinh doanh càng tốt ".
Người phát ngôn cho biết : "Chúng tôi đã công khai và minh bạch về các quyết định của chúng tôi trước sự gia tăng nhanh chóng trong việc ngăn chặn các dịch vụ của chúng tôi tại Việt Nam".
Ông Điền Lương, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam ÁISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho biết Việt Nam không có đủ tiềm lực để duy trì một "Great Firewall/ Đại tường lửa" kiểu Trung Quốc và phát triển mạng truyền thông xã hội nội địa.
"Điều này đã mở đường cho Facebook trở thành nền tảng được lựa chọn cho Lực lượng 47 để bảo vệ đường lối của đảng, định hình dư luận và truyền bá tuyên truyền đường lối của nhà nước".
‘Kỹ năng và ý thức’
Không có định nghĩa chính thức về điều gì tạo thành "quan điểm sai trái" ở Việt Nam. Nhưng các nhà hoạt động, nhà báo, blogger và – ngày càng nhiều – người dùng Facebook, đều đã phải nhận các án tù nặng nề trong những năm gần đây vì "tuyên truyền chống nhà nước", hoặc phản biện Đảng.
Công an cho biết tuần trước, ông Lê Văn Dũng, một nhà hoạt động nổi tiếng thường xuyên phát sóng trực tiếp cho hàng nghìn người theo dõi trên Facebook, đã bị bắt sau hơn một tháng lẩn trốn.
Ông Dũng thường được gọi là "Le Dung Vova" đã bị tạm giam với tội danh "làm, tàng trữ, truyền bá thông tin, tài liệu, vật phẩm chống phá nhà nước", theo Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Ông Dũng phải đối mặt với án tù 20 năm nếu bị kết tội.
Lực lượng 47 lấy tên từ Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Tổng cục Chính trị. Các nhà phân tích cho rằng lực lượng được tạo ra để thay thế cho việc thuê các "chuyên gia đánh giá ý kiến" – hay "dư luận viên" – đội ngũ này hoạt động ở quy mô nhỏ, kém thành công hơn.
Nguyễn Thế Phương, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn cho biết : "Vì ‘dư luận viên’ không được đào tạo bài bản về tư tưởng Đảng hoặc bảo thủ như các quan chức quân đội, nên hiệu quả hoạt động của họ không được như mong đợi. Lực lượng 47 cũng ít tốn kém hơn. Quân đội coi đó là công việc của họ và không yêu cầu phụ cấp".
Quy mô của Lực lượng 47 không rõ ràng, nhưng vào năm 2017, Tổng phụ trách của đơn vị lúc đó là ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết lực lượng này có 10.000 thành viên "vừa hông vừa chuyên". Con số thực sự có thể cao hơn nhiều : đánh giá của Reuters về các nhóm Facebook của Lực lượng 47 cho thấy có đến hàng chục nghìn người dùng.
Nguồn tin Facebook cho biết nhóm E47 mà họ đã gỡ bỏ gồm có một thành viên quân đội và nhiều thành viên ngoài quân đội.
Hiện nay ông Nghĩa hiện là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam gần đây đã ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gần giống với chỉ thị của Lực lượng 47, kêu gọi mọi người đăng tin về những "việc tốt" và cấm đăng bất cứ điều gì ảnh hưởng đến "lợi ích của nhà nước". đọc thêm
‘Đấu tranh trên mạng’
Vào tháng 3, nhiều hội nghị đã được tổ chức tại các ban chỉ huy quân sự trên khắp Việt Nam để đánh dấu 5 năm thành lập Lực lượng 47.
Báo chí nhà nước đưa tin về các cuộc họp có đăng tên ít nhất 15 trang và nhóm Facebook mà họ nói là do Lực lượng 47 kiểm soát, với hơn 300.000 người theo dõi.
Thay vì là một đơn vị quân đội duy nhất, quân nhân thuộc Lực lượng 47 dường như thực hiện các hoạt động [trên mạng] cùng với các nhiệm vụ thông thường và tạo ra nội dung cho địa phương.
Ngoài Facebook, Lực lượng 47 tạo ra các địa chỉ email ẩn danh trên Gmail và Yahoo cũng như các tài khoản trên YouTube và Twitter của Google.
YouTube cho biết họ đã khóa chín kênh vào thứ Sáu vì vi phạm chính sách về thông tin rác, trong đó có một kênh được Reuters xác định có thể là của Lực lượng 47.
Twitter cho biết họ không thấy bất kỳ hoạt động nào của Lực lượng 47.
Nhiều nhóm trên Facebook được Reuters xem xét thể hiện tình cảm yêu nước với những cái tên như "Tôi yêu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", "Việt Nam trong trái tim tôi", "Tiếng nói Tổ quốc" và "Vững tin vào Đảng".
Một số nhóm như "Đồng Hành cùng Lực lượng 47" và "Hoa hồng của Lực lượng 47" rõ ràng về, trong khi những nhóm khác – chẳng hạn như "Sen Hồng" và một số nhóm sử dụng tên địa phương – thì ít lỗ liễu hơn.
Các bài đăng có nội dung đa dạng, với nhiều bài ca ngợi quân đội Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh, hoặc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những bài đăng khác có ảnh chụp màn hình các "thông tin sai trái" do những người dùng Facebook khác đăng tải và được đánh dấu "X" lớn màu đỏ.
Dhevy Sivaprakasam, cố vấn chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của nhóm quyền internet Access Now, cho biết : "Những diễn biến này đang diễn ra ở Việt Nam thật đáng sợ và ngày càng nhiều mà không bị trừng phạt".
"Chúng ta đang chứng kiến sự ra đời một thực tế khi không ai an toàn để tự do nói chuyện trên mạng và không có khái niệm về quyền riêng tư cá nhân".
James Pearson, tác giả
Elizabeth Culliford (New York) và Fanny Potkin (Singapore) : Báo cáo bổ sung
Jonathan Weber, Lisa Shumaker và William Mallard : Biên tập
Nguyên tác : How Vietnam's 'influencer' army wages information warfare on Facebook, Reuters, 09/07/2021
Anh Khoa dịch
Nguồn : RFA, 09/09/2021
Quốc Tuấn, SBTN, 10/07/2021
Tin từ Hoa Kỳ: Reuters đưa tin vào ngày 09/7, Facebook đã gỡ bỏ một số tài khoản và nhóm trên Facebook có liên quan đến lực lượng dư luận viên Việt Nam có tên gọi Lực lượng 47.
Nhóm Vững Tin Theo Đảng. Hình : Reuters
Trong số nhóm bị gỡ có nhóm E47 được xác định có liên hệ với Lực lượng 47 của quân đội cộng sản Việt Nam. Nhóm này đã huy động các thành viên bao gồm cả những người trong và ngoài quân đội để báo cáo những bài viết trên Facebook có nội dung có hại cho chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam cho Facebook để hãng này gỡ bỏ các nội dung này khỏi nền tảng.
Lực lượng 47 được thành lập vào năm 2016 là một lực lượng tác chiến trên mạng của quân đội cộng sản Việt Nam với quân số lên đến hàng ngàn người và có nhiệm vụ theo dõi và đăng tải bài viết lên các nhóm Facebook để bảo vệ quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu về mạng xã hội, lực lượng này là một trong những lực lượng đông đảo nhất và có mạng lưới gây ảnh hưởng phức tạp nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Facebook nói việc gỡ bỏ những nhóm và tài khoản có liên quan đến Lực lượng 47 mới đây được coi là loạt gỡ bỏ lớn nhất của hãng này theo chính sách về báo cáo của hãng. Tuy nhiên, nhiều tài khoản và nhóm có liên quan đến lực lượng 47 hiện vẫn còn hoạt động vì các tài khoản này hoạt động dưới các tên thật và không vi phạm chính sách của công ty.
Quốc Tuấn
Nguồn : SBTN, 10/07/2021
********************
Facebook gỡ bỏ một số tài khoản của Lực lượng 47 - tín hiệu tích cực cho người dùng Việt Nam?
Giang Nguyễn, RFA, 09/07/2021
Một trang của một nhóm trên Facebook có tên Đồng hành cùng Lực lượng 47 - Reuters
Facebook cho biết công ty công nghệ khổng lồ hôm 8 tháng 7 đã tháo gỡ một số tài khoản xuất phát từ Lực lượng 47, tên gọi của lực lượng 10.000 quân do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo. Lực lượng này được xây dựng từ năm 2016 để tuyên truyền cho Đảng cộng sản.
Reuters trong một phóng sự công bố ngày 9 tháng 7 cho biết trong số các tài khoản và nhóm Facebook bị tháo gỡ có nhóm E47. Nhóm này đã huy động các thành viên bao gồm quân nhân và thường dân, đồng loạt "báo cáo" các bài đi ngược với quan điểm của Đảng, nhằm nỗ lực buộc Facebook phải gỡ bỏ các nội dung này. Theo Reuters, Facebook đã xóa đi tài khoản E47 vì vi phạm chính sách về báo cáo hàng loạt.
Một phát ngôn nhân của Facebook đã xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do qua điện thư, và cho biết thêm :
"Chúng tôi đã xóa bỏ một số nhóm và tài khoản Facebook tại Việt Nam vì chủ nhân đã có nỗ lực phối hợp báo cáo hàng loạt các nội dung trên Facebook. Mặc dù việc báo cáo hàng loạt không ảnh hưởng đến phán quyết của chúng tôi về bài đăng có vi phạm quy tắc hay không, nhưng nó làm suy yếu các hệ thống của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ có biện pháp đối với bất kỳ vi phạm nào mà chúng tôi phát hiện được".
Liệu hành động tháo gỡ một vài tài khoản có hiệu quả hay không trong cuộc chiến tranh mạng khi một số người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và thông tin đa chiều phải đối đầu với lực lượng hùng hậu của Nhà nước ?
Luật sư Nguyễn Văn Đài gần đây đã trở thành nạn nhân của dư luận viên khi tài khoản ông bị báo cáo về nội dung chỉ trích Thủ tướng Phạm Minh Chính, và rồi bị Facebook khóa trong một thời gian.
"Facebook không công bằng giữa người đi khiếu nại và người bị khiếu nại. Người bị khiếu nại không có cơ hội. Mình cũng hiểu rằng Facebook bị áp lực, không phải từ Lực lượng AK47 mà đứng đằng sau AK47 là đại diện của Bộ thông tin truyền thông Việt Nam hoặc là Bộ Công an Việt Nam. Hai cơ quan đó họ phới hợp với nhau, cùng với lực lượng AK47 nên những người đấu tranh tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho dù ở trong hay ngoài nước luôn bị yếu thế mà không được Facebook đối xử một cách công bằng".
Luật sư Đài cho biết, một dư luận viên đã lợi dụng lỗ hổng trong quy luật của Facebook, lấy một bài mà Luật sư Đài đã đăng tải trên trang của mình, cho vào một status cũ của họ, sau đó báo cáo với Facebook rằng bài của Luật sư Đài là bài sao chép.
Luật sư Đài cho biết, ông đã phải tốn nhiều công sức để phục hồi tài khoản của ông. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng Facebook trong thời gian gần đây có một số nỗ lực cải thiện chống sự làm dụng chính sách về báo cáo nội dung của hãng này.
"Khoảng độ một tháng trở lại thì Facebook có cải thiện. Vừa rồi tôi làm rất nhiều video mà đánh thẳng vào cái thể chế chính trị độc đảng Việt Nam thì bị báo cáo rất nhiều, gần như tràn ngập luôn. Thế nhưng Facebook đã có đối xử công bằng, họ xem xét kỹ càng hơn, không như trước đây khi bị báo cáo là họ đóng tài khoản luôn, họ không cần xem xét".
Phát ngôn nhân của Facebook không tiết lộ bao nhiêu tài khoản liên quan đến Lực lượng 47 đã bị tháo gỡ. Trả lời Reuters, phát ngôn nhân chỉ cho biết đây là loạt gỡ bỏ lớn nhất của hãng này theo chính sách về báo cáo hàng loạt. Cũng theo Reuters, nhiều tài khoản và nhóm có liên quan đến Lực lượng 47 hiện vẫn còn hoạt động. Facebook giải thích lý do là vì các tài khoản này hoạt động dưới các tên thật và không vi phạm chính sách của công ty.
Tổ chức Phóng viên Không biên Giới (RSF) năm 2020 liệt kê Lực lượng 47 của Việt Nam vào danh sách những kẻ thù của tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới.
Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nhận xét với Đài Á Châu Tự Do rằng Facebook nỗ lực tháo gỡ một số tài khoản của dư luận viên là điều tích cực. Tuy nhiên, ông nói, vấn đề cốt lõi là Facebook không minh bạch về các thuật toán của họ, cũng như những thảo luận của họ với chính quyền Hà Nội.
"Những kẻ troll ủng hộ chính quyền rất giỏi trong việc thao túng thuật toán của Facebook. Tôi nghĩ Facebook cần nỗ lực nhiều hơn việc chặn nhóm này hay nhóm khác bởi vì đó là một trò chạy đua không có kết cục. Họ phải minh bạch hơn nhiều về các thuật toán này. Đó là điều mà chúng tôi tại RSF chủ trương. Cũng như các công ty công nghệ lớn khác, họ phải có trách nhiệm hơn về vai trò của mình trong xã hội. Dù muốn hay không, Facebook cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin ở Việt Nam. Tất cả các phương tiện truyền thông chính thức đều bị kiểm soát, không có tự do biên tập, vì vậy mạng Internet là nơi người dân có thể tìm thấy thông tin trung thực. Facebook rất phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, Facebook có trách nhiệm lớn trong việc phổ biến thông tin đáng tin cậy".
Một trong trách nhiệm đó theo ông Daniel Bastard, là Facebook phải minh bạch về những tương tác của công ty với chính quyền Việt Nam.
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 09/07/2021
*******************
Facebook gỡ bỏ hàng loạt tài khoản và nhóm của dư luận viên thuộc lực lượng 47
RFA, 09/07/2021
Facebook cho biết hãng này đã gỡ bỏ một số tài khoản và nhóm trên Facebook có liên quan đến lực lượng dư luận viên Việt Nam là lực lượng 47 vào ngày 9/7/2021. Trong số nhóm bị gỡ có nhóm E47 được xác định có liên hệ với lực lượng 47 của quân đội. Reuters trích lời của đại diện Facebook cho biết như vậy hôm 9/7.
Một trong những tài khoản của nhóm Lực lượng 47 (Reuters)
Theo Reuters, nhóm E47 đã huy động các thành viên bao gồm cả những người trong và ngoài quân đội để báo cáo những nội dung trên Facebook cho hãng để gỡ bỏ các nội dung này.
Lực lượng 47 được thành lập vào năm 2016 là một lực lượng tác chiến trên mạng của quân đội Việt Nam với quân số lên đến hàng ngàn người và có nhiệm vụ theo dõi, đăng tải nội dung lên các nhóm Facebook để bảo vệ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu về mạng xã hội, lực lượng này là một trong những lực lượng đông đảo nhất và có mạng lưới gây ảnh hưởng phức tạp nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Reuters trích lời người phát ngôn Facebook cho biết, việc gỡ bỏ những nhóm và tài khoản có liên quan đến lực lượng 47 mới đây được coi là loạt gỡ bỏ lớn nhất của hãng này theo chính sách về báo cáo của hãng.
Tuy nhiên, cũng theo Reuters, nhiều tài khoản và nhóm có liên quan đến lực lượng 47 hiện vẫn còn hoạt động. Nguồn từ Facebook cho Reuters biết lý do là vì các tài khoản này hoạt động dưới các tên thật và không vi phạm chính sách của công ty.
Một vài Facebooker cho rằng khi họ dùng mạng xã hội để đặt vấn đề hoặc chỉ trích chất lượng xe của VinFast, thì đã bị Facebook ‘bịt miệng’, khóa tài khoản trong vòng ba mươi ngày.
- Reuters
Cụ thể, một nữ tài xế ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 26/2, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, một status cô viết với tiêu đề "Giải cứu truyền thông tởm lợm", trong đó cô ví những người biện minh cho sản phẩm của thương hiệu VinFast là "bò Vin", đã bị FB cảnh cáo và tài khoản FB của cô bị khóa ngay sau đó.
Nữ tài xế này không muốn nêu tên vì sợ bị chính quyền làm khó dễ, do đó, chúng tôi tạm gọi cô là Thanh và đã đổi giọng nói của cô khi cô chia sẻ về vấn đề liên quan đến VinFast :
"Những người vào Facebook của tôi để tấn công, tôi đã kiểm tra lại thì đa phần những người đó là nhân viên của Vin. Tôi vào Facebook của họ thì thấy họ chụp hình, quảng cáo về Vin. Họ là đại lý của Vin, nhân viên của Vin. Tôi gọi những người đó là ‘bò Vin’. Tôi nghĩ Facebook họ nói mình vi phạm, chắc là vì câu ‘bò Vin’ đó".
Sau khi tài khoản FB của mình bị khóa, cô Thanh đã lập tức khiếu nại với Facebook thì được họ trả lời. Cô Thanh nói :
"Họ báo cáo là tôi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng thì tôi nói tôi không đồng ý. Khoảng 10 phút sau thì đã kiểm tra và trả lời, chính xác bài này vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nên họ khóa tài khoản trong vòng 30 ngày".
Một Facebooker khác cũng bị trường hợp tương tự như cô Thanh là Bùi Văn Thuận. Ông Thuận trong ngày 26/2 cũng đã chia sẻ với chúng tôi qua tin nhắn như sau :
"Không hề có status nào liên quan đến VinFast bị báo cáo. Mà bị báo cáo các tút trước đó rất lâu rồi, nội dung hoàn toàn không liên quan đến VinFast. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng đây là việc làm, tác động của VinGroup. Có hai lý do làm tôi nghi ngờ : Những người bị khóa 30 ngày hầu hết là các hot facebooker như Hoàng Dũng, Bùi Thanh Hiếu tức Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng và tôi. Và tất cả các tài khoản đó đều đưa tin, bình luận nhiệt tình, nhanh nhất về các xe VinFast bị "sụm" (gãy càng, văng bánh).
Facebooker Bùi Văn Thuận cho rằng tài khoản của ông bị hạn chế vì ông "đụng chạm" đến tập đoàn Vingroup.
Các status bị FB cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, đã xuất hiện (được viết) từ lâu, tại sao không bị "vi phạm" ngay thời điểm viết mà phải đợi đến khi sự việc bung bét của VinFast mới bị báo cáo "vi phạm" ?
Thêm nữa, VinGroup có nuôi một "đội quân truyền thông", giới thạo tin và cư dân mạng gọi họ là "tuyên giáo Vin". Lực lượng này rất hùng hậu, thường bị gọi giễu cợt là "dư luận Vin", bò Vin, hay Vin nô. Lực lượng này chỉ cần ra quân report (báo cáo) là các tài khoản "nói xấu" Vin sẽ bị đánh sập. Chuyện Vin "bịt miệng" giới phê bình là sự thật diễn ra nhiều năm nay rồi".
Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với Facebook để hỏi về lý do hạn chế tài khoản của các Facebooker đăng tin về VinFast nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm. Chúng tôi sẽ đăng tải thông tin trả lời của FB về vấn đề này ngay sau khi nhận được phản hồi.
Trong khi đó, do bức xúc với cách FB khóa tài khoản của mình, cô Thanh dẫn chứng cho chúng tôi biết lý do tại sao cô đăng status về sản phẩm xe hơi của VinFast :
"Trước khi tôi đăng lên cái link đó thì thật sự nó cũng đã lan tỏa rộng rồi và nó được xác đinh bởi rất nhiều những anh em tại hiện trường và kể cả trang báo của truyền hình Nghệ An cũng xác định. Khi tôi đăng lên khoảng chừng 19 giờ mấy phút, thì cũng là lúc mà truyền hình Nghệ An gỡ đồng loạt mấy cái bài đó".
Theo cô Thanh, hôm 22 tháng 2, cô có đăng video do một cư dân mạng cung cấp về ô tô VinFast gãy càng trên cầu Bến Thủy 1. Trước khi đăng cô đã kiểm chứng sự kiện với nhân chứng và kể cả truyền thông địa phương, nhưng sau đó, video này của cô cũng bị cho là vi phạm.
Sinh viên vẫy cờ Việt Nam và Bắc Hàn khi đoàn quan chức Bắc Hàn thăm VinFast ở Hải Phòng hôm 27/2/2019. AFP
Để chứng minh những thông tin cô đang nói là sự thật, cô Thanh kể thêm :
"Hiện tại chỉ có Vin mới tiếp xúc được với các tài xế (xe Vin bị nạn). Tôi có nhờ tất cả anh em cộng đồng thì họ đều biết những người này, nhưng mà họ đều từ chối tiếp xúc với tụi tôi. Vấn đề xe bị tai nạn mà tất cả tài xế đều từ chối thì nó gây ra một câu hỏi rất là lớn trong chúng ta. Thật sự thì chuyện xe bị lỗi là chuyện rất bình thường, vấn đề kỹ thuật mà. Ngay cả các hãng xe danh tiếng thế giới cũng đều xảy ra lỗi lầm chết người. Nó rất là phổ biến không phải chuyện hy hữu. Nhưng ở đây, sự cầu thị, minh bạch thông tin và đưa ra cái lý do chính xác, là cái mà giới cộng đồng tài xế rất là muốn biết. Chia sẻ nó là một điều cùng nhau xây dựng. Khi minh bạch thì sẽ làm cho giới cộng đồng tài xế yên tâm, mà có một lựa chọn mới cho mình, một cái xe mới, chứ không phải là họ tìm hiểu để họ tẩy chay".
Theo những chia sẻ của cô Thanh, thì cô và những người trong cộng đồng tài xế đều muốn đại diện của VinFast lên tiếng giải thích thoả đáng về các "sự cố" vừa qua như thế nào ? Có phải do chất lượng xe của hãng VinFast hay do những tác động khác khiến xe bị gãy càng như một số bài báo gần đây lên tiếng giải thích hộ VinFast ?
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cũng đã liên lạc với VinFast qua điện thư để nghe thông tin chính thức từ đại diện hãng xe này, nhưng chúng tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Đối với cô Thanh, nếu như VinFast minh bạch, có trách nhiệm, giải trình và trả lời được các vấn đề khách hàng đặt ra thì người dân Việt Nam, đặc biệt giới đam mê xe, sẵn lòng hưởng ứng sản phẩm của VinFast.
"VinFast đã đánh vào tâm lý, là ‘tự hào Việt Nam, xe của người Việt Nam", thì ở đây những người Việt Nam cũng có quyền yêu cầu họ minh bạch về chất lượng, để cùng nhau góp nói tiếng xây dựng. Ở đây, cộng đồng phê bình VinFast không phải là sự soi mói để muốn làm hại gì VinFast cả, mà để cùng nhau đưa ra một sản phẩm đúng tiêu chuẩn tự hào Việt Nam".
Còn Facebooker Bùi Văn Thuận thì cho rằng việc gắn các sản phẩm thương mại với lòng
Với các lý do như trên, tôi đăng các tút về xe VinFast bị lỗi để cảnh tỉnh "lòng yêu nước, sự tự hào, ngạo nghễ" kệch cỡm bị lợi dụng và trục lợi kiểu lưu manh. Thứ nữa, Vin phải có trách nhiệm với sản phẩm và khách hàng của mình chứ không phải cứ đe dọa, bịt miệng hoặc cấu kết với chế độ để biến thành một thực thể mafia- chế độ như Vin đang làm"
Cũng trong ngày 26/2, RFA đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, để nghe ông nhận định về ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam, mà cụ thể là dòng sản phẩm của tập đoàn Vingroup, ông nói :
"Tôi có nghe nhiều người nói chứ không phải một hai người nói đâu, là xe VinFast bán giá cao nhưng mà nó không đảm bảo, vì đó là mua cái dây chuyền lắp ráp của Đức mà người ta đã bỏ từ lâu, về mua linh kiện này kia các thứ cũ của người ta, kể cả linh kiện của Trung Quốc rồi lắp ráp ở Đình Vũ, Hải Phòng. Bán thì giá rất cao, đặt vấn đề coi như đây là loại xe cao cấp. Tôi cũng nghe, nó chạy trên đường cũng không đảm bảo, chạy tốc độ bình thường thì nó nóng lên. Chạy tốc độ cao thì nó chịu không được.
Tôi nghĩ rằng muốn hình thành ra được một nền công nghiệp và sản xuất ô tô thì nó phải trải qua cái gì công phu dữ lắm chứ không phải ba chớp ba nhoáng đó mà nhảy ra, nói là tự mình tạo ra nền công nghiệp mới, công nghiệp ô tô của Việt Nam. Nói như thế là không hiểu gì về công nghiệp hết".
Nhà máy VinFast được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2017 và hoàn tất trong vòng 21 tháng với công suất dự kiến cho hai giai đoạn được cho biết là 500.000 xe/ năm. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ khánh thành nhà máy này tại Hải Phòng vào tháng 6 năm 2019. Phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy, ông Phúc đã nói : "Sự thần tốc trong việc xây dựng Nhà máy ôtô VinFast cho thấy một khát vọng lớn và cháy bỏng ngọn lửa nhiệt huyết trong những con người đã chung tay nhất trí làm nên một dự án có thể gọi là kỳ tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới"
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 26/02/2021
Trong hai năm qua, Đỗ Nguyễn Mai Khôi đã cố gắng một cách khổ sở, vô vọng, để lôi kéo sự quan tâm của Facebook đến Việt Nam. Ca sĩ Việt Nam và nhà hoạt động dân chủ, được biết đến với cái tên Mai Khôi, đã cố gắng không mệt mỏi để cảnh báo Facebook về một nhóm Facebook thân chính phủ với hàng nghìn người là công an, quân đội và những đảng viên trung thành cộng tác với nhau để kích động những người bất đồng chính kiến trực tuyến và những người bất đồng chính kiến bị giam cầm.
Bằng chứng của cô ấy về hoạt động của nhóm này rất phong phú, lập luận của cô rõ ràng, và bất chấp nguy cơ bị lãnh đạo Việt Nam trả thù liên tục, quyết tâm của cô ấy dường như là không dứt. Vấn đề duy nhất là Facebook dường như không quan tâm chút nào đến việc đó.
Facebook, từng được coi là một món quà trời cho đối với một đất nước như Việt Nam, nơi mạng xã hội cho phép người dân vượt qua sự kiểm duyệt của nhà nước trên các phương tiện truyền thống, giờ đây đã trở thành một phương tiện khác để bóp nghẹt tiếng nói.
Các nhóm kín gồm các đảng viên chính phủ phối hợp các chiến dịch gỡ bài – hoặc tệ hơn – chống lại bất kỳ quan điểm nào bị nhà nước Việt Nam coi là "phản động", trong khi Facebook tiếp tục chẳng làm ngoài chỉ nói cho có về lý tưởng tự do ngôn luận. Intercept đã có thể tiếp cận với một lữ đoàn kiểm duyệt kín như vậy của Việt Nam, có tên là "E47", nơi rõ ràng, thông qua sự thờ ơ rõ ràng của Facebook vốn đã làm người dùng thất vọng một cách khủng khiếp.
E47 chỉ là một ví dụ trong số các lực lượng kiểm duyệt internet trực thuộc nhà nước ở cả Việt Nam và trên thế giới, nhưng việc Facebook không chống lại được nhóm này sẽ khiến những người bất đồng chính kiến bất kể quốc tịch gì lo lắng, đặc biệt là những người có thể đã tin vào lời hứa của Facebook trước đây.
Trong một bài báotháng 10 năm 2019 trên Wall Street Journal , Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg tuyên bố rằng "Facebook là đại diện cho quyền tự do ngôn luận" và rằng "trong một nền dân chủ, một công ty tư nhân không nên có quyền kiểm duyệt các chính trị gia hoặc Tin tức". COO Sheryl Sandberg tuyên thệ trước Quốc hội rằng công ty "sẽ chỉ hoạt động ở một quốc gia khi chúng tôi có thể hoạt động phù hợp với các giá trị của mình". Nhưng trong một cuộc điều tra của The Intercept cho thấy sự tôn trọng tự do ngôn luận của công chúng này khác hẳn với các hoạt động bên trong của Facebook.
Để đảm bảo tiếp tục được hưởng thị phần lớn, sinh lợi cao trong thị phần Internet của Việt Nam – được cho là có trị giá 1 tỷ đô la hàng năm – Facebook ngày càng tuân thủ các yêu cầu xóa nội dung do chính phủ yêu cầu dựa trên cơ sở là nội dung đó bất hợp pháp ở Việt Nam.
Hình thức kiểm duyệt này được các chính phủ trên toàn thế giới thực hiện bởi và một hình thức mà Việt Nam dường như đã thực thi rất cứng rắn : Vào tháng 4, Reuters đưa tin rằng chính phủ Việt Nam đã làm chậm các máy chủ của Facebook đến mức không thể hoạt động, khiến Facebook đồng ý tuân thủ các yêu cầu gỡ bài chính thức xuống nhiều hơn.
Nhưng như Mai Khôi đã phát hiện ra, Facebook Việt Nam cũng gặp khó khăn với sự kiểm duyệt không chính thức, không phải do nội dung bất hợp pháp mà là do người dùng phối hợp báo cho Facebook việc vi phạm quy tắc nội dung riêng của Facebook, được gọi là "Tiêu chuẩn cộng đồng". Việc này lừa Facebook xóa bài viết về chính trị thông thường như thể đó là bài viết thù hận, kích động bạo lực hoặc video đẫm máu.
Các nhóm Facebook cá nhân như E47 không chỉ âm mưu làm biến mất các bài viết về chính trị không mong muốn, mà họ còn hợp tác trực tiếp với bộ máy an ninh nhà nước Việt Nam để đưa việc quấy rối trực tuyến ra đời thực, theo điều tra của The Intercept và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia khu vực.
Thông qua Facebook, khả năng quan sát những người hàng xóm của ai đó và sau đó làm lộ bí mật của họ trực tuyến và hủy hoại là hoàn toàn không có gì khó khăn, khi sử dụng một thuật ngữ của Thung lũng Silicon yêu mến.
Facebook có lợi ích nhất định trong việc tham gia vào các chiến thuật gỡ bỏ cửa sau không chính thức. Khi các bài đăng bị coi là vi phạm luật địa phương và bị xóa thông qua các kênh chính thức, Facebook sẽ phải xấu hổ vì đưa ra những "hạn chế về nội dung" hợp pháp như vậy trong một báo cáo minh bạch hai năm một lần.
Nhưng khi bài bị xóa thông qua các chính sách kiểm duyệt nội dung của Facebook – không thể kiểm soát, luôn thay đổi và chín muồi để khai thác – việc xóa bài không được công chúng nhận biết ; bài đó chỉ đơn giản biến mất. Điều này cung cấp một lộ trình mà qua đó Facebook có thể đánh đổi lợi ích của công chúng về quyền tự do ngôn luận để tiếp cận thị trường Việt Nam, làm đảo lộn tiềm năng dân chủ hóa của Internet.
Ming Yu Hah, phó giám đốc chiến dịch khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với The Intercept : "Facebook từng được coi là niềm hy vọng lớn cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ngày nay, việc tăng cường kiểm duyệt đang nhanh chóng thay đổi điều này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã ghi nhận hàng chục trường hợp bắt giữ và truy tố tùy tiện, hành hung và các hình thức tấn công ngoại tuyến khác liên quan đến phát ngôn trực tuyến. Bất kỳ cá nhân nào vạch trần các hành vi vi phạm nhân quyền, hoặc soi mói cáo buộc tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực, hoặc chỉ đơn giản là thách thức lời của Đảng Cộng sản đều có khả năng bị xử".
Thông qua người phát ngôn Drew Pusateri, Facebook từ chối bình luận về bài viết này. Một người quản lý Facebook nói với Mai Khôi rằng các lựa chọn của công ty đối với E47 bị hạn chế vì nhóm này hoạt động mà không có bịa đặt hoặc che giấu danh tính của các thành viên.
Mai Khôi tại một cuộc biểu tình năm 2018 ở Hà Nội chống lại Facebook và Google. Ảnh : Adam Bemma
"Lady Gaga của Việt Nam" vs Facebook
Mặc dù Mai Khôi thường được ví von là "Lady Gaga của Việt Nam" vì giọng hát gây xúc động của cô ấy, thì việc so sánh với nhóm Pussy Riot có lẽ còn phù hợp hơn : Giống như nhóm người Nga, những lời chỉ trích kiên quyết, không khoan nhượng của Mai Khôi đối với chế độ đàn áp đang thống trị nước nhà đã khiến cô trở thành mục tiêu.
Vào năm 2018, sau chuyến lưu diễn Châu Âu của cô ấy cho một album mới, công an Việt Nam đã tạm giữ và thẩm vấn cô trong tám giờ liền, sự cố xảy ra ngay sau chuỗi các buổi biểu diễn bị đột kích, trục xuất và tịch thu album .
Đã có lúc tưởng chừng như Facebook có thể giúp được những người như Mai Khôi : "Khi công an đột kích các buổi hòa nhạc của tôi và tôi bị cấm hát, Facebook đã cho phép tôi vượt qua hệ thống kiểm duyệt và phát hành album mới của tôi trực tuyến", cô kể lại trong một tờ báo Washington Post năm 2018 . "Nhưng tôi cũng đã thấy Facebook có thể được sử dụng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến như thế nào".
Kể từ đó, Mai Khôi đã nhắm vào trên Facebook với cùng tinh thần bất đồng chính kiến khiến cô trở thành kẻ thù của nhà nước Việt Nam khi cô yêu cầu cải cách bộ máy quan liêu quyền lực, mờ ám khác – bộ máy này có trụ sở chính ở Menlo Park chứ không phải ở Hà Nội. Theo đánh giá của Mai Khôi, Facebook đã chuyển từ một cơ quan tiềm năng tự do ngôn luận và năng động chính trị sang kiểm duyệt và cưỡng chế cực kỳ mạnh mẽ.
Mặc dù Mai Khôi đã cố gắng sử dụng sự nổi tiếng của mình trong một chuỗi các cuộc gặp gỡ và trao đổi với giám đốc điều hành Facebook mà bất kỳ nhà hoạt động nào cũng có thể nói là rất khó, nếu không muốn nói là không thể có được, cô nói rằng Facebook trong hai năm qua không quan tâm đến cô gì mấy, họ chỉ đưa ra những lời đảm bảo cho có và những lời phúc pháp eho nguyên tắc để đáp lại việc vận động hành lang của cô ấy.
Trong khi đó, những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động và nhà báo ở Việt Nam vẫn tiếp tục bị trừng phạt và cưỡng bức qua Facebook, và dù Mai Khôi có đưa ra cho Facebook bao nhiêu bằng chứng đi chăng nữa thì vẫn không có gì thay đổi.
Trong hơn hai năm, Facebook đã nói với Mai Khôi rằng họ hiểu mối quan tâm của cô, cam kết bảo vệ quyền con người và quyết tâm làm cho Facebook trở thành nền tảng an toàn cho tự do ngôn luận. Và trong hai năm đó, các nhóm kín trên Facebook như E47 vẫn tiếp tục hoạt động tự do như ngày nay. Những nhóm này khiến cho việc thể hiện chính kiến bất đồng ôn hòa trở thành điều bất khả thi đối với hàng chục triệu người Việt Nam có kết nối internet,
Tên gọi E47 rõ ràng là liên quan đến lữ đoàn "Lực lượng 47" của quân đội Việt Nam ; truyền thông nhà nước tuyên bố vào năm 2017 sẽ triển khai một đội ngũ 10.000 người để "chủ động chống lại các quan điểm sai trái" được phát hiện trên mạng. E47 được lập ra cùng ngày.
"Khi nhiều lực lượng và quốc gia đang nói về một cuộc chiến thực sự trên không gian mạng, [Việt Nam] cũng nên sẵn sàng chiến đấu chống lại những quan điểm sai trái trong từng giây, từng phút và từng giờ", Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nói về Lực lượng 47 vào thời điểm đó, theo Wall Street Journal.
Không rõ E47 là tổ chức chính thức của nhà nước Việt Nam, hay do chính Lực lượng 47 vận hành. Ở Việt Nam, cả các tiểu đoàn truyền thông xã hội và các tình nguyện viên nhiệt thành của Đảng Cộng sản đều chia sẻ nhiều phương pháp, động cơ và mục tiêu giống nhau, khiến các chiến dịch của họ trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể phân biệt với bên ngoài.
Trên thực tế, ranh giới giữa đội kiểm duyệt của Quân đội được tổ chức chính thức như Lực lượng 47 và các lữ đoàn tình nguyện (như E47) được gọi là dư luận viên có thể mỏng đến mức không tồn tại, mà gần như hoàn toàn trùng lắp về phương pháp, mục tiêu và động cơ.
Nhiều năm trước khi thành lập E47, ban tuyên giáo Việt Nam đã tuyển dụng hàng trăm "dư luận viên" trực tuyến, như The Verge đưa tin , và mối quan hệ của họ với các nhóm ủng hộ chính phủ trên Facebook là không rõ ràng.
Hah nói với The Intercept rằng "nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng tất cả các phương pháp có sẵn để tăng cường kiểm duyệt và giám sát", sử dụng cả các biện pháp gỡ bài chính thức, "hợp pháp" và các chiến thuật liên quan đến các trang trại troll để tối đa hóa việc ngăn chặn ngôn luận. Ông Hah cho biết : "Dư luận viên’ là những người được Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam tuyển dụng và quản lý.
"Vai trò của họ là bảo vệ chính phủ khỏi những lời chỉ trích trực tuyến thông qua việc theo dõi, giám sát, phá hoại những người chỉ trích và truyền bá tuyên truyền ủng hộ Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi hiểu rằng họ thường được tuyển chọn trong số các đảng viên Đcộng sản Việt Nam trẻ và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Mặc dù hoạt động và trách nhiệm của họ không rõ ràng, nhưng chúng tôi tin rằng họ thực hiện nhiều chức năng tương tự như ‘đội quân mạng’ của nhà nước như Lực lượng 47".
Một số thành viên E47 sử dụng tên giả, vi phạm chính sách của Facebook, nhưng nhiều người khác không bận tâm. Cho dù E47 có chính thức thuộc nhà nước hay không thì nhà nước cũng được thể hiện rõ ràng : Các sĩ quan quân đội và công an Việt Nam dường như là một trong những thành viên tích cực nhất, cả trên tài khoản cá nhân của họ.
Người ta thường có thể nhấp qua một bài đăng trên E47 để tìm những ảnh của tác giả chụp sẽ thấy rõ họ đang mỉm cười khi làm việc trong đồn cảnh sát hoặc tạo dáng bên cỗ pháo trong bộ quân phục, bảng tên rõ ràng dễ đọc.
Bên cạnh họ là một số thành viên của báo chí Việt Nam, trong đó có hai biên tập viên của tờ báo nổi tiếng Ngày Nay và tờ báo nhà nước VnExpress làm quản trị nhóm – mặc dù thực tế là hoạt động của E47 là đàn áp quan điểm của các nhà báo và blogger bất đồng chính kiến.
Làm việc ít nhiều công khai giúp cho các thành viên E47 dường như có thể hoàn toàn vượt qua quy tắc mà Facebook sử dụng để chống lại truyền thông xã hội của chính phủ Nga nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Facebook đã trấn áp các hoạt động như vậy bằng cách nhắm mục tiêu các danh tính bịa đặt mà họ dựa vào, cấm các hành vi được cho là "hành vi phối hợp không xác thực".
E47 dường như sử dụng các tài khoản "xác thực" với tên thật và hình ảnh thật, để vi phạm các quy tắc về "hành vi không xác thực". Chỉ cần không hoạt động chính xác như cách các trang trại troll của Nga bốn năm trước, các nhóm như E47 có thể gây ra tác hại có thể chứng minh được, trong thế giới thực ở mức độ mà người Nga không bao giờ đạt được trong khi tránh né cuộc đàn áp hậu năm 2016 của Facebook đối với sự can thiệp của chính phủ.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam lưu vong, nói chuyện tại Houston, Texas, về việc cô được ra tù tại Việt Nam với điều kiện rời khỏi đất nước vào ngày 26 tháng 10 năm 2018. Ảnh: Eric Gay / AP
Intercept đã truy cập lời mời vào nhóm E47 để chứng thực và ghi lại các hoạt động của nhóm, cho thấy một môi trường vô cùng bình thường, không có bất kỳ hồ sơ nào có thể liên kết với một âm mưu chống giới bất đồng chính kiến. E47 có vẻ như một nhóm bạn hơn là một nhóm kiểm duyệt : Những câu chuyện cười, ảnh chế và cuộc tranh luận lạc đề xen kẽ với những nỗ lực khiến các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam và các nhà báo nước ngoài bị trục xuất khỏi nhóm hoặc xóa các liên kết đến bài viết của họ.
Các trò đùa xã hội không phải một cỗ máy vận hành trơn tru để dẹp bỏ những bất đồng chính kiến : thành viên E47 có chung mục tiêu, thường là một nhà văn hoặc nhà xuất bản bất đồng chính kiến, được chọn ra để họ kiểm duyệt. Lời kêu gọi chiến đấu thường đi kèm với hình ảnh mục tiêu với dấu "X" màu đỏ được vẽ trên đó để nhấn mạnh.
Từ đó, bất kỳ ai quan tâm đến việc giúp trừng phạt nhà báo, nhà hoạt động hoặc công dân bình thường bị coi là phản động chỉ cần truy cập vào liên kết được cung cấp đến bài đăng được đề cập và báo cáo bài đăng đó vì vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng luôn sẵn sàng của Facebook, cho dù có vi phạm quy định hay không.
Mặc dù Facebook thường xuyên cho thấy các khoản đầu tư họ đã thực hiện trên toàn thế giới để mở rộng năng lực kiểm duyệt con người và thuật toán, E47 đã đạt được thành công to lớn trong việc sử dụng hệ thống và báo cáo bài viết chính trị hàng loạt vì vi phạm điều khoản sử dụng, khiến bài viết biến mất và bịt miệng các tác giả của nó mà không cần suy xét.
Mặc dù các chiến thuật trấn áp khác nhau đôi chút tùy thời điểm và mục tiêu, nhưng việc làm của E47 mà họ gọi là tác chiến, hoặc "hoạt động mục tiêu", thường tuân theo cùng một kịch bản : gửi báo cáo (report) liên tục với số lượng lớn đến mức Facebook phải xóa một bài đăng hoặc một trang vô thưởng vô phạt như thể đã thực sự vi phạm một quy tắc nào đó.
Trong một bài đăng vào tháng 1 năm 2018 trong nhóm, một quản trị viên E47 tự nhận mình là Huyền Nguyễn đã đưa ra một phương pháp tuyệt vời để bóp méo bài viết trên Facebook.
Quy trình ba bước về "cách chiến đấu" với các công cụ tích hợp của Facebook rất đơn giản và trực quan : Đối với một trang Facebook được nhắm mục tiêu, người dùng của nhóm E47 được yêu cầu xếp hạng trang đó một sao, báo cáo các bài đăng giả mạo trên trang là có chứa thông tin đe dọa bạo lực hoặc tự tử, sau đó báo cáo trang đó là trang đưa thông tin rác.
Các hoạt động nhắm mục tiêu khác của E47 yêu cầu hơn 3.400 thành viên của nhóm báo cáo sai sự thật các vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng khác như nội dung khiêu dâm – sau đó tấn công trang mục tiêu với các nhận xét bạo lực hoặc khiêu dâm vi phạm quy tắc thực tế, chủ yếu là đưa ra bằng chứng về hành vi vi phạm có thể bị cấm đoán.
Lãnh đạo của nhóm E47 thường thúc giục người của họ sử dụng VPN khi tham gia truy quét Facebook, cho phép họ định tuyến truy cập internet thông qua một máy chủ ở Hoa Kỳ để che giấu địa chỉ IP thực và vị trí địa lý tại Việt Nam.
Điều cuối cùng của đội quân này là các thành viên E47 thường chụp lại ảnh chụp màn hình kỷ niệm các báo cáo vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng không có thật của họ, cổ vũ lẫn nhau và cung cấp các cập nhật quân sự táo bạo ("Báo cáo nhiệm vụ đã hoàn thành, kết thúc") hoặc đôi khi chỉ cần bình luận "RIP".
Nhưng một trang Facebook bị khóa đôi khi có thể là điều thiệt hại ít nhất do E47 gây ra. Một bài viết cho E47 tháng 1 năm 2019 của Huyền Nguyễn có tiêu đề, "Quá trình loại bỏ các phần tử phản động trên Internet" cho thấy các hành động thù địch trực tuyến chỉ là một mũi tấn công như thế nào.
Huyền Nguyễn khuyến khích các thành viên trong nhóm lập hồ sơ về những người bất đồng chính kiến và những người chỉ trích chế độ, không chỉ theo dõi những lời lẽ xúc phạm của họ, liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn cả những chi tiết cá nhân như nơi ở và làm việc.
Sau đó không chỉ báo cáo các mục tiêu của E47 cho công an địa phương, mà còn lưu ý rằng các quản trị viên của nhóm sẽ tự báo cáo hoạt động cho những người bên trong Bộ Công an Việt Nam.
Brad Adams, người đứng đầu bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một email gửi tới The Intercept, trích dẫn các trường hợp "quấy rối thân thể những người bất đồng chính kiến" trên Facebook. E47 cũng không ngoại lệ và thường xuyên hướng dẫn các thành viên theo dõi tung tích của kẻ thù để có thể xử lý ngoài đời.
Nhiều bài đăng được The Intercept xem xét cho thấy các thành viên E47 yêu cầu trợ giúp xác định hoặc trong một số trường hợp xác định vị trí "những kẻ phản động", thường là những người bị buộc tội chỉ trích công an hoặc những người đã tham gia một cuộc biểu tình thực sự.
Trong một bài đăng vào tháng 6 năm 2018, một thành viên E47 đã chia sẻ hồ sơ của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, bị cáo buộc tham gia một cuộc biểu tình không xác định ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói thêm rằng họ hy vọng công an địa phương có thể điều tra.
Một người đàn ông tự nhận mình là công an tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng tình nguyện ; hơn một năm sau, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng Vượng, người đã "tham gia một cuộc biểu tình lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh chống lại dự thảo luật về đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng mới được thông qua", đã bị bắt vì các bài viết trên Facebook.
Khi Việt Nam thông qua luật "an ninh mạng" năm 2018 bị chỉ trích nhiều vì cho phép nhà nước có quyền xóa các bài viết bất đồng trên mạng, E47 đã giao nhiệm vụ cho các thành viên chụp màn hình các bình luận "phản động" trên một bài báo nhà nước thảo luận về luật để làm mục tiêu sau đó.
Trong một trường hợp khác, các khiếu nại được chia sẻ với E47 về việc một công dân Hà Nội đôi co với cảnh sát giao thông đã nhanh chóng dẫn đến việc người này bị bắt, theo một bài đăng trong nhóm chia sẻ hình ảnh về việc giam giữ và thẩm vấn người này.
Một loạt bài đăng khác cho thấy E47 đã làm gì khiến một người đàn ông Hà Nội khác bị bắt vì chế nhạo công an. Hành vi phạm tội của người đàn ông đó là tạo một bài đăng trên Facebook cho thấy một sĩ quan đang ăn tối một mình, với chú thích (bằng tiếng Việt), "Một con chó đang ăn sáng".
Một thành viên E47 đã gửi bài đăng trực tiếp cho một sĩ quan cảnh sát, và người đàn ông này sau đó đã bị giam giữ và buộc phải ký vào bản in của bài đăng. Hình ảnh về quá trình tố tụng đã được E47 đăng tải lại ngay cho các thành viên thưởng thức.
Trong một lần khác, các thành viên của E47 đã âm mưu nhắm vào trang Facebook của Hội Những Nhà văn Can đảm (?), một nhóm bất đồng chính kiến của Việt Nam, đưa ra các báo cáo sai sự thật tuyên bố rằng nhóm này cổ vũ bạo lực và tự tử, và ngay sau đã thành công : Trang của hội đã bị khóa và không thể truy cập được.
Vài tháng sau, trang của nhóm có thể truy cập được một lần nữa, nhưng vào tháng 6 năm 2018, tổ chức này nói với những người theo dõi rằng vì đã bị Facebook báo cáo và phạt rất nhiều lần nên tổ chức đã chuyển hoàn toàn sang một trang web khác.
Khả năng tiếp cận toàn cầu của Facebook giúp E47 dễ dàng trừng phạt những người sống ngoài Việt Nam. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là "Mẹ Nấm", đã viết một chuỗi bài về hủy hoại môi trường và tham nhũng nhà nước, khiếnviệc cô bị bắt năm 2016 vì "tuyên truyền chống nhà nước và chịu hai năm tù giam.
Cô được trả tự do vào năm 2018, sống lưu vong ở Hoa Kỳ và bắt đầu tham gia Facebook lại. Điều này thu hút sự chú ý ngay lập tức của E47, kêu gọi các thành viên báo cáo hàng loạt hồ sơ mới của Quỳnh. Tổ chức Ân xá Quốc tế, sau khi thay mặt Quỳnh vận động, cũng trở thành mục tiêu E47 được ưu ái.
Theo Reuters, vào tháng 10 năm 2019, ứng dụng giám sát chất lượng không khí AirVisual có trụ sở tại Los Angeles thông báo rằng họ đang phải đối mặt với một "cuộc tấn công phối hợp" nhằm vào danh tiếng của họ sau khi đánh rằng Hà Nội gần đây đã phải chịu ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong số 90 thành phố lớn.
Một ngày trước đó, theo các bài đăngThe Intercept xem được, E47 đã khởi động một chiến dịch chống lại ứng dụng AirVisual, kêu gọi các thành viên ồ ạt đánh giá ứng dụng một sao và báo cáo vi phạm nội dung gian lận để "gây áp lực buộc công ty phải đưa ra lời xin lỗi".
Các bài đăng khác được The Intercept xem xét cho thấy các quản trị viên của E47 tổ chức các cuộc tấn công chống lại nhiều tổ chức khác, như Việt Tân và Luật Khoa, một trang tin tức độc lập chỉ có thể truy cập qua Facebook, vì tổ chức này bị chính phủ chặn ở Việt Nam.
Trong bài đăng trên E47 tháng 8 năm 2019 thông báo về cuộc tấn công Việt Tân sắp xảy ra, một thành viên nhóm lưu ý rằng thời điểm đình công đã đến vì tổ chức này đã mất dấu stick xác minh màu xanh "vì chính phủ Việt Nam [ủng hộ] Tổng Giám đốc FB Mark Zuckerberg".
Thật vậy, thường có vẻ như E47 và Facebook có một mối quan hệ công việc tuyệt vời.
Sau khi E47 vận động chống lại Facebook của Luật Khoa, đặc biệt nhắm vào các bài đăng chỉ trích "chính phủ hoặc ca ngợi các nhà hoạt động nhân quyền", theo một biên tập viên của Luật Khoa, Facebook đã phản ứng bằng cách thu hồi khả năng sử dụng Instant Articles tải nhanh của tờ báo, một tính năng đặc biệt có giá trị đối với người dùng các gói dữ liệu hạn chế và kết nối chậm ở các quốc gia như Việt Nam.
Các biên tập viên của Luat Khoa nói rằng lượng truy cập vào trang của họ đã giảm hơn một nửa kể từ khi các biện pháp kỷ luật của Facebook, và những nỗ lực để kháng cáo quyết định hoặc kêu gọi sựthông cảm của Facebook đã bị từ chối và bỏ qua.
Nguyễn Quốc Đức Vượng, trung tâm, trong phiên tòa xét xử tại tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam vào ngày 7 tháng 7 năm 2020. Ảnh : Thông tấn xã Việt Nam / AFP qua Getty Images
Những dấu hiệu của Facebook với E47 là từ chối và thờ ơ theo Mai Khôi và những người đã ủng hộ Facebook bảo vệ ngôn luận trên Facebook nhận xét trước các cuộc tấn công của E47. Mai Khôi cho biết nhiều năm qua cô cố gắng thúc giục Facebook – một công ty nổi tiếng là dậm chân tại chỗ trừ khi gặp phải khủng hoảng PR – đã thuyết phục cô rằng lời khen ngợi của Zuckerberg về "sự tự do biểu đạt" là "dối trá hoàn toàn".
"Hai năm gần đây, tôi đã vận động Facebook bảo vệ không gian duy nhất mà mọi người ở Việt Nam có thể tự do thể hiện bản thân", Mai Khôi nói trong một cuộc phỏng vấn. "Thay vì làm điều này, chính sách của Facebook là tuân theo luật trong nước được sử dụng để bịt miệng quyền tự do ngôn luận và cho phép các nhóm troll của chính phủ quấy rối người dùng Việt Nam (trực tuyến và ngoại tuyến) và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông xã hội…giống như chính phủ Việt Nam, Facebook là một sự chuyên chế không thể vượt qua ".
Mai Khôi cho biết Facebook đã mời cô thảo luận về mối đe dọa mà E47 thể hiện đối với quyền tự do ngôn luận và hậu quả thực tế của việc Facebook không hành động, trong nhiều dịp khác nhau, trong đó có nhiều lần trò chuyện với Alex Warofka, giám đốc chính sách về nhân quyền ; Andy O’Connell, trưởng bộ phận phân phối nội dung và chính sách thuật toán ; và Monika Bickert, phó chủ tịch quản lý chính sách toàn cầu.
Mai Khôi cho biết, cứ mỗi cuộc họp họ lại đưa ra một đợt trấn an khác về mức độ Facebook coi quyền tự do ngôn luận và sự an toàn của người dùng cao cả, vàhọ đã bỏ ra bao nhiêu công sức để loại bỏ những kẻ xấu sử dụng Facebook như một mục tiêu dân sự ở các nước trên thế giới. Nhưng hết lần này đến lần khác, E47 vẫn tiếp tục tồn tại trực tuyến và hoạt động.
Lần đầu tiên Mai Khôi đưa việc E47 vũ khí hóa Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook trong cuộc họp tháng 10 năm 2018 với O’Connell. Phản ứng sớm của họ rất đáng khích lệ : "Tôi đã yêu cầu họ ngăn chặn các trang trại troll do chính phủ hỗ trợ nhằm ngăn chặn các nhà báo và nhà hoạt động độc lập trên Facebook", Mai Khôi nói với The Intercept qua email.
Facebook nhanh chóng đảm bảo rằng họ đã giải quyết vấn đề kiểm duyệt bí mật của nhà nước, cũng như đề nghị làm việc trực tiếp với cô ấy để đảm bảo rằng vụ việc đã được giải quyết. Một trong số những yêu cầu đầu tiên của cô là thiết lập một kênh riêng giữa Facebook và các nhóm xã hội dân sự Việt Nam, với hy vọng rằng ngay cả khi những người bất đồng chính kiến và nhà báo bị đóng Facebook hoặc bài đăng bị xóa, họ sẽ nhận được lời cảnh báo và giải thích từ Facebook.
Trước sự ngạc nhiên của cô, Facebook tuyên bố rằng một kênh như vậy đã tồn tại và thường xuyên liên lạc với cộng đồng các nhà hoạt động Việt Nam. "Đây là một bất ngờ lớn đối với tôi", Mai Khôi nói. "Tôi biết tất cả các nhà báo và nhà hoạt động độc lập hàng đầu ở Việt Nam, và không ai trong số họ biết về bất kỳ kênh liên lạc chuyên biệt nào giữa xã hội dân sự và Facebook".
Vào tháng 12, Warofka đã liên lạc với Mai Khôi để cảm ơn cô đã đưa E47 vào tầm ngắm của Facebook, lưu ý rằng mặc dù chính sách quyền riêng tư của công ty cấm ông chia sẻ bất kỳ thông tin chi tiết nào, nhưng Facebook sẽ đảo ngược mọi hành vi xóa nội dung hoặc cấm tài khoản mà họ xác định là sai lầm trong khi "cuộc điều tra đang diễn ra. "
Warofka cảm ơn sự quan tâm của Mai Khôi trong việc đảm bảo "Facebook vẫn là nơi mà mọi người ở Việt Nam và trên toàn thế giới có không gian để thể hiện bản thân một cách an toàn". Facebook có cùng sự quan tâm này hay không hoàn toàn là một chuyện khác.
Mai Khôi giải thích rằng trong khi sự quan tâm của Facebook đến vấn đề này được đánh giá cao, cô thắc mắc tại sao E47 và các lãnh đạo E47vẫn thoải mái sử dụng nền tảng này. Mai Khôi không nhận được câu trả lời nào nhưng đã theo dõi trong suốt năm 2019, yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra của Facebook đối với nhóm này và số phận của các tài khoản và trang mà nhóm đã âm mưu gỡ xuống.
"Xin lỗi đã gửi quá nhiều email mặc dù tài khoản của các nhà hoạt động và nhà báo đang bị khóa nhanh hơn mức chúng tôi có thể theo dõi", cô viết vào tháng 1 năm 2019. "Tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta có thể thiết lập một hệ thống để tôi không cần phải gửi email cho quý vị mỗi khi có chuỵện". Lần này không có ai trả lời.
Vào tháng 6, cô ấy đã thử lại : "Anh vẫn làm việc với các bên liên quan đến xã hội dân sự ở Việt Nam chứ ? Tôi hỏi vì có một số vấn đề gần đây tôi muốn quý vị lưu ý đến hoạt động của Facebook tại Việt Nam mặc dù quý vị đã không trả lời một số email tôi gửi gần đây nhất".
Cuối cùng, Warofka đã trả lời, tuyên bố một lần nữa rằng công ty đang "xem xét" các tài khoản bị khóa quá mức, nhưng lưu ý rằng việc xem xét các tài khoản trước đó do E47 nhắm mục tiêu cho thấy rằng họ "đã bị xử lý chính xác vì vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng toàn cầu của chúng tôi".
Nói cách khác, Facebook đã xác định rằng E47 đang sử dụng Facebook như thiết kế. Nhóm E47 tiếp tục sử dụng các công cụ kiểm duyệt nội dung để loại bỏ bất đồng chính kiến một cách dễ dàng như trước ; sự khác biệt duy nhất bây giờ là Facebook biết điều đó đang xảy ra.
"Có vẻ như các quyết định về quyền truy cập và nội dung đang được đưa ra một cách rất tùy tiện, ít minh bạch", Mai Khôi than thở khi trả lời Warofka. "Tôi hy vọng anh có thể tìm ra cách để cải thiện điều này".
Vào tháng 10, Facebook đã đồng ý tổ chức một cuộc họp khác về E47, một động thái mà Mai Khôi nghĩ có thể là cuối cùng Facebook cũng đã nghiêm túc xem xét mối đe dọa. Chỉ trong tháng đó, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Vượng, nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ Việt Nam, đã bị bắt và bị buộc tội "làm, lưu trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu và sản phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" trên Facebook.
Trước khi bị bắt, Vượng là mục tiêu thường xuyên của E47 : "Thằng này là một đứa tích cực tham gia biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày hôm qua. Mong công an phía Nam và huyện Lạc Lâm, tỉnh Lâm Đồng vào cuộc điều tra".
Với bài đăng này và những bằng chứng khác về nỗ lực của E47, Mai Khôi hy vọng rằng cuộc gặp tiếp theo này sẽ khác, là cơ hội để Facebook ngừng nói không về tôn chỉ "tự do ngôn luận" và bắt đầu thực sự bảo vệ điều đó.
Với hàng chục tỷ đô la tiền mặt và tài liệu trong nhiều năm về âm mưu của E47, Facebook có thể khẳng định không thiếu nguồn lực cũng như kiến thức về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Nhưng những gì họ tuyên bố thay vào đó thậm chí còn khiến Mai Khôi và bạn bè của cô tức giận hơn : E47 chẳng vi phạm quy tắc nào.
Cuộc gọi của Warofka vào tháng 12 cho thấy Facebook đã trở nên phi thường như thế nào, chân dung của một tổ chức vừa kiểm soát luồng thông tin đến gần 3 tỷ người trên khắp thế giới, vừa bằng cách nào đó có vẻ không thể giải quyết những sai lầm hiển nhiên và lâu năm nhất cũng như các hành vi sai trái.
Warofka mở đầu bằng cách nói với Mai Khôi rằng ông đã chuyển tiếp thông tin trên E47 mà cô cung cấp cho nhóm tình báo về mối đe dọa của Facebook, họ chịu trách nhiệm điều tra các chiến dịch phối hợp hành vi không xác thực, cũng như cho một nhóm nội bộ có nhiệm vụ xem xét các vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Tin vui kết thúc ở đó.
Mặc dù Warofka cho biết công ty đã xác định rằng một số lượng nhỏ người dùng Facebook đã vi phạm các quy tắc của Facebook trong khi cố gắng bịt miệng các mục tiêu của E47, ông cũng thừa nhận rằng "chúng tôi không thể phát hiện ra hoạt động nào đáp ứng định nghĩa của chúng tôi về hành vi không xác thực phối hợp dựa trên bất kỳ thông tin đó".
Mặc dù "hành vi không xác thực có phối hợp" đã trở thành lời nói vàng của Facebook trong cuộc chiến chống lại thông tin sai lệch trực tuyến và lật đổ dân chủ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, định nghĩa và ứng dụng của cụm từ này vẫn còn hạn hẹp.
Có vẻ như các nhóm như E47 được qua mặt được ; hành vi của họ được điều phối và sử dụng các công cụ kiểm duyệt của Facebook một cách ác ý, không xác thực ; nhưng để tồn tại trên Facebook, hoạt động tổng thể của họ hoàn toàn khác với cách thức troll của Nga năm 2016.
"Ở cấp độ cao, chúng tôi yêu cầu cả sự phối hợp rộng rãi, cũng như việc sử dụng tài khoản và danh tính không xác thực", Warofka nói với Mai Khôi. Mặc dù thực tế là E47 đại diện cho sự phối hợp rộng rãi của hàng nghìn người dùng Facebook, nhiều người sử dụng tên thật, ảnh thật, từ các tài khoản "xác thực".
Với việc thậm chí không thèm che giấu hành động của họ bằng danh tính giả, các thành viên E47 dường như đã một lần nữa tìm ra cách sử dụng các quy tắc rối rắm của Facebook để chống lại chính người dùng Facebook mà không bị trừng phạt hoàn toàn.
Ngay cả khi đối mặt với bằng chứng thuyết phục rằng E47 hoạt động cùng với và thay mặt cho chính phủ Việt Nam – một yếu tố khiến những nỗ lực can thiệp bầu cử của Nga vào năm 2016 trở nên vô cùng giật gân – Warofka nhún vai, giải thích rằng "khi chúng tôi nhận được báo cáo về các tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi , chúng tôi không xem báo cáo đó đến từ đâu. Chúng tôi không quan tâm liệu chính phủ có báo cáo hay không ".
Theo sự thừa nhận của chính Facebook, việc tập trung cực kỳ hạn chế vào "tính không xác thực" có nghĩa là sự ác ý trắng trợn không vi phạm quy tắc nào, rõ ràng trái với các giá trị được công bố công khai của Facebook. Warofka thừa nhận : "Có rất rất ít tác nhân vi phạm thực sự các hành vi không xác thực được phối hợp với nhau".
Mai Khôi hiểu rằng Facebook đã điều tra cụ thể E47 và từ chối thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại E47 : "Chúng tôi không thể xác định mức độ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng đủ để loại bỏ nhóm hoặc các tác nhân cụ thể đó".
Nói cách khác, Facebook đã xác định rằng việc gửi liên tục các báo cáo không có thật về nội dung khiêu dâm và bạo lực sắp xảy ra với danh nghĩa đàn áp ngôn luận ủng hộ dân chủ là không trái với các quy tắc của Facebook.
"Khi Alex nói với tôi rằng nhóm này không đáp ứng được định nghĩa của Facebook về hành vi không xác thực phối hợp vì tài khoản của họ không phải là giả mạo", Mai Khôi giải thích với tôi trong một tin nhắn, "Tôi hỏi tại sao Facebook không có chính sách cấm hành vi xác thực phối hợp – và anh ấy không có câu trả lời cho tôi".
Tiêu đề Facebook của E47 có câu nói của chính trị gia Việt Nam và Ủy viên Bộ Chính trị Vương Đình Huệ : "Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước…". Ảnh chụp màn hình : The Intercept
Kể từ cuộc gọi năm 2019, E47 vẫn hoạt động và không hề nao núng. Những người nổi tiếng Việt Nam được các thành viên E47 theo dõi và nhắm mục tiêu từ lâu vẫn tiếp tục bị bỏ tù. Chỉ trong năm 2020, một số mục tiêu lâu năm của E47 đã bị bắt vì tội tuyên truyền hoặc vi phạm bí mật nhà nước. Trong tháng 10, các mục tiêu của E47 là Phạm Đoan Trang và Nguyễn Quang Khải đều bị nhà nước bắt giữ ; Nhóm vận động nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân Quyền Defend the Defenders, cho biết "theo thông báo gửi cho gia đình ông Khải ngày 21 tháng 10, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ ông Khải trong trường hợp khẩn cấp về hành vi sao chép và phát tán bí mật nhà nước trên tài khoản Facebook".
Cả đại dịch Covid-19 đang diễn ra và một loạt các cuộc xung đột giữa nông dân và các quan chức chính phủ về đất tranh chấp đều trở thành ưu tiên hàng đầu của E47. Trong một bài đăng được The Intercept xem, một thành viên E47 đã khuyến khích các thành viên là nhân viên an ninh nhà nước theo dõi một phụ nữ đã lên tiếng chỉ trích phản ứng dịch corona của chính phủ. Chỉ 10 ngày sau, cô bị cảnh sát giam giữ, theo Dự án 88, một tổ chức tự do ngôn luận của Việt Nam.
Một bài đăng khác nhắm vào một người đàn ông đã chia sẻ liên kết tới Facebook so sánh phản ứng của đại dịch ở Việt Nam và châu Âu đã khuyến khích các thành viên đánh chết người này. Như Los Angeles Times đã đưa tin, cuộc chiến tranh giành đất đai đã trở thành một tiêu điểm trong cuộc đấu tranh chỉ trích chính phủ Việt Nam trên Facebook.
Rõ ràng Facebook sẵn sàng nhìn theo hướng khác trong khi trang web của họ được sử dụng để trừng phạt các diễn ngôn chính trị ôn hòa, để nghe những người như Mai Khôi và các nhóm như Ân xá nói về điều đó, một thảm họa cho tự do ngôn luận và liên kết ở Việt Nam, một quốc gia được xếp hạng 5 từ dưới lên (chỉ trên những nước như Trung Quốc và Triều Tiên) về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Với việc Facebook thống trị internet, các phương tiện truyền thông truyền thống do nhà nước chi phối, và Facebook không muốn làm phiền nhà nước, thì chẳng còn nơi nào cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Những người chỉ trích Facebook tại Việt Nam cũng như trên thế giới cũng không còn sự lựa chọn.
Brad Adams của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết : "Chúng tôi đã thảo luận về những điều này với Facebook nhiều lần. "Họ sẵn sàng nói chuyện và những người có quyền của họ dường như thông cảm, nhưng nhìn chung phản ứng yếu ớt, không nhất quán, không minh bạch và quá sẵn sàng để thỏa hiệp các nguyên tắc cơ bản".
Nếu các nhóm nửa bí mật như E47 mất quyền sử dụng Facebook , có thể chỉ vì Facebook gần đây đã dễ dàng hơn trong việc đệ trình các yêu cầu kiểm duyệt chính thức. Các mánh khóe bẩn thỉu của E47 có thể trở nên lỗi thời nếu Facebook làm cho việc yêu cầu trở nên dễ dàng hơn đáng kể.
"Yêu cầu gỡ bài hợp pháp đã trở thành vũ khí được lựa chọn gần đây", Ming Yu Hah của Tổ chức Ân xá giải thích. "Trước đây, Facebook dường như đã chống lại các yêu cầu gỡ bài xuống với nội dung được bảo vệ bởi các tiêu chuẩn nhân quyền quy định quyền tự do ngôn luận như vậy. Tuy nhiên, việc họ công bố chính sách mới cho Việt Nam trước áp lực của chính phủ vào tháng 4 đã khuyến khích các nhà chức trách mở rộng việc sử dụng các yêu cầu gỡ bài hợp pháp như một cách thức kiểm duyệt. Theo Hah, Facebook hiện tuân thủ 95% yêu cầu kiểm duyệt từ các cơ quan chức năng Việt Nam.
Trước một dấu hiệu cho thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng đến mức nào, nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị đe dọa vì facebook không hành động nói rằng bây giờ, họ sẽ giải quyết trung thực. "Đối phó với Facebook giống như mò mẫm trong bóng tối đối với các nhà hoạt động của chúng tôi", Vi Tran, đồng sáng lập Tổ chức Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam cho biết. "Nếu Facebook quyết định xóa một trạng thái vì bất kỳ lý do gì, vui lòng cho chúng tôi biết lý do đó là gì. Cho chúng tôi là ‘vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng’ là không đủ vì nó là tùy tiện và mơ hồ".
Nhưng sau nhiều năm thất vọng và vô ích, Mai Khôi, cũng như số lượng người dùng ngày càng tăng ở quê nhà của Facebook, cho rằng thời gian cho các sáng kiến và diễn ngôn minh bạch có thể đã qua đi. Với khối lượng quảng cáo khổng lồ và thương mại điện tử đang tiếp tục hiện diện tại Việt Nam, Mai Khôi cho biết không thể tin Facebook sẽ đặt người dùng trước thu nhập : "Quốc hội cần phải điều chỉnh và ngăn cản Facebook".
Sam Biddle
Nguyên tác : Facebook lets Vietnam's cyberarmy target disidents, rejecting a celebrity's Plea, The Intercept, 21/12/2020
Ngọc Lan dịch
Nguồn : VNTB, 23/12/2020
VNTB, 21/12/2020
Sáng 21/12, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu đã giao tặng 5 cơ sở tôn giáo đến Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giao tặng diễn ra trong chuyến thăm, chúc mừng giáng sinh và Tết Dương lịch của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tại Tòa Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên chúc Đức cha Giuse Nguyễn Năng và đồng bào công giáo một mùa giáng sinh an lành, vui vẻ - Ảnh Nguyên Vũ
Trước đó, ngày 16/10/2019, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương giao tặng 7 cơ sở có liên quan đến 6 giáo xứ : Tân Lập, Công Thành, Mỹ Hòa (Quận 2), Bình An (Quận 8), Tân Mỹ, Tân Hiệp (Huyện Hóc Môn). Hiện nay, các cơ quan chức năng đã hoàn tất các thủ tục bàn giao củ Thành phố Hồ Chí Minh 5 giáo xứ, riêng cơ sở liên quan đến giáo xứ Mỹ Hòa (Quận 2) chưa hoàn tất thủ tục.
Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên chúc Tòa tổng giám mục cùng đồng bào công giáo một mùa giáng sinh an lành, vui vẻ, đón năm 2021 với nhiều điều hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn.
Về việc giao tặng các cơ sở tôn giáo, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đây là sự chia sẻ của Thành phố Hồ Chí Minh với Tòa tổng giám mục và các giáo xứ để cùng chăm lo đời sống người dân tốt hơn.
Đức cha Giuse Nguyễn Năng cảm ơn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm giao lại các cơ sở tôn giáo cho Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh để chăm lo đời sống tinh thần của đồng bào công giáo. "Các cơ sở này được bàn giao cho cơ quan nhà nước sau năm 1975 để sử dụng vào việc chung của đồng bào". Đến nay, dân số phát triển, đồng bào công giáo cũng phát triển theo, trong khi cơ sở cũ chật chội. Về phía chính quyền cũng đã tìm được chỗ mới xây dựng trường học tiện nghi hơn nên vui mừng được nhận lại các cơ sở để sử dụng.
*****************
Ba quản trị viên của nhóm Bàn luận Kinh tế - Chính trị trên Facebook bị tuyên gần 4 năm tù
RFA, 21/12/2020
Tòa án nhân dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 21/12/2020 tuyên phạt 3 quản trị viên của một nhóm trên Facebook có tên là Bàn luận Kinh tế - Chính trị với mức án tổng cộng gần 4 năm tù giam.
Facebooker Huỳnh Anh Khoa - Facebook Nino Huỳnh
Cụ thể, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, các ông Nguyễn Đăng Thương bị tuyên 18 tháng tù giam, Huỳnh Anh Khoa 15 tháng tù và ông Trần Trọng Khải là 12 tháng tù giam.
Cả 3 người bị buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Gia đình 2 ông Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương mời 2 luật sư là ông Nguyễn Văn Miếng và luật sư Đặng Đình Mạnh đại diện cho các bị cáo, tuy nhiên ở trong các giai đoạn vụ án cả 2 người đều viết giấy từ chối luật sư. Luật sư Miếng nói qua điện thoại như sau :
"Tôi và một luật sư nữa được mời ngay từ đầu, nói chung là mặc dù vụ án này không phải là vụ án về an ninh quốc gia, không có cấm luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, tuy nhiên là cơ quan tiến hành tố tụng của quận 8 đã yêu cầu bị cáo viết đơn từ chối trong tất cả ba giai đoạn.
Theo yêu cầu của gia đình, các luật sư đều đến phiên tòa, tuy nhiên luật sư Mạnh tới trước thì họ không cho vào.
Đến khi tôi tới dường như là cổng Tòa đã đóng, bộ phận an ninh đã không cho tôi vào.
Tôi có nói rằng tôi đã liên hệ trước với tòa rồi mặc dù tôi không phải là luật sư bào chữa nhưng đây là phiên tòa công khai, nên chúng tôi muốn vào tham dự để biết cái diễn biến của phiên tòa.
Bên bộ phận an ninh trong phiên tòa nói rằng là "Xin luật sư thông cảm bởi đây là vụ án nhạy cảm" và họ không cho chúng tôi vào vì thế chúng tôi phải ra đứng ngoài xa xa, không được đứng gần đó nữa bởi vì bộ phận an ninh đã rà soát khắp xung quanh.
Tất cả những ai tập trung gần đó thì họ đều tới yêu cầu giải tán".
Bà Phạm Thị Bảo Ngọc, vợ ông Huỳnh Anh Khoa cho biết, người nhà của 3 bị cáo sau khi nói chuyện với cảnh sát đã được vào trong sân phiên tòa để nghe xử án, nhưng không được vào bên trong phòng xử. Bà Ngọc kể lại diễn biến phiên tòa như sau :
"Họ nói cả ba anh là thể hiện sự bất mãn, muốn có chế độ đa đảng, xúc phạm danh dự đảng, chống phá nhà nước, xuyên tạc lịch sử, nói sai lệch về lịch sử và đăng lên Facebook những tài liệu thể hiện sự sai lệch của lịch sử.
Không có ai được tự bào chữa hết. Họ đưa ra những câu hỏi cáo buộc, buộc tội cả ba người đều là có tội, xử đúng tội, đúng người.
Theo luật An ninh mạng xúc phạm nghiêm trọng danh dự đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Như chúng tôi đã thông tin, hôm 7/12/2020 vừa qua, các quản trị viên của nhóm Facebook có nhiều người tham gia nói chuyện về chính trị đã bất ngờ bị Tòa án quận 8 đem ra xét xử và chỉ báo cho người nhà vào phút cuối, tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn do 1 trong 3 bị cáo gặp vấn đề về sức khỏe.
Trước đó, vào ngày 13/6/2020, hai Facebooker Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương là quản trị viên của một nhóm chuyên để người dân bàn luận về chuyện chính trị, bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ.
Phải đến hơn 10 ngày sau, gia đình ông Khoa mới nhận được Thông báo Giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thông báo Tạm giam bị can đề ngày 13/6 của Công an Quận 8.
Một người khác là ông Trần Trọng Khải không rõ bị bắt giữ từ khi nào do các luật sư không được tiếp cận với hồ sơ vụ án.
*********************
Tòa án bất ngờ đem 2 quản trị viên nhóm FB Bàn luận Kinh tế - Chính trị ra xử rồi hoãn ngay sau đó
RFA, 07/12/2020
Hai quản trị viên của nhóm Facebook Bàn luận Kinh tế - Chính trị là Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương sáng 7/12/2020 bất ngờ bị Tòa án nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh đem ra xét xử với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều luật 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Huỳnh Anh Khoa và con gái - Courtesy of Huỳnh Anh Khoa
Phiên xử này chỉ được Thư ký tòa báo cho gia đình ngay sáng cùng ngày và buộc phải hoãn lại đến ngày 21/12 khi một trong hai bị cáo cho biết sức khỏe không tốt.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người được gia đình ông Huỳnh Anh Khoa mời bào chữa tuy nhiên lại bị ông Khoa từ chối cho hay, sáng ngày 7/12 phía Tòa án gọi điện báo cho cô Bảo Ngọc (là vợ ông Khoa) biết rằng, sáng nay Tòa án Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh xử 2 quản trị viên của nhóm Facebook bàn về chính trị.
Tuy nhiên khi cô Bảo Ngọc đi đến Tòa án Quận 8 thì không có phiên tòa nào đang diễn ra. Sau đó, Thư ký tòa án báo với luật sư Miếng là phiên xử có diễn ra, tuy nhiên ngay ban đầu bị cáo Nguyễn Đăng Thương cho biết sức khỏe không tốt nên phải hoãn xử và dời đến ngày 21/12.
Luật sư Miếng nhận định về việc này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :
"Tòa án không thông báo cho gia đình biết phiên xét xử này, theo luật thì tòa làm đúng vì tòa chỉ mời những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến thôi. Tuy nhiên vì vấn đề tình cảm gia đình thì tòa phải báo, nhưng tôi không hiểu tại sao đến sáng hôm nay thì họ chủ động báo.
Bởi thường những vụ án như vầy khi mà thăm nuôi, hoặc trong mối quan hệ giữa gia đình bị cáo và tòa án thì thường tòa án sẽ nhắc nhở là ngày đó sẽ xử.
Đó là do tình cảm thôi, chứ còn đúng theo luật thì họ sẽ không báo cho những người trong danh sách triệu tập, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ không được triệu tập, cũng không được thông báo.
Chúng tôi là luật sư tuy nhiên chúng tôi không nhận được thông báo bào chữa cho nên họ cũng không thông báo phiên xử cho chúng tôi".
Cũng theo luật sư Miếng, sắp tới ông sẽ có thêm thời gian để khiếu nại văn bản Thông báo từ chối luật sư của Tòa án do bị cáo từ chối luật sư bào chữa và sẽ có thêm những hành động khác để yêu cầu tòa cấp giấy bào chữa cho luật sư.
Vào ngày 13/6/2020, hai Facebooker Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương là quản trị viên của một nhóm chuyên để người dân bàn luận về chuyện chính trị, bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ.
Phải đến hơn 10 ngày sau, gia đình ông Khoa mới nhận được Thông báo Giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thông báo Tạm giam bị can đề ngày 13/6 của Công an Quận 8.
Việt Nam đang đe dọa đóng cửa Facebook một lần nữa do đại công ty truyền thông xã hội của Hoa Kỳ đã không kiểm duyệt nội dung chỉ trích Đảng cộng sản cầm quyền nhiều hơn.
Với ước tính khoảng 60 triệu người dùng, gần 2/3 dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội.
Facebook công bố báo cáo minh bạch 6 tháng một lần, trong đó chỉ ra rằng họ đã hạn chế 834 bài đăng theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.
Con số này thể hiện một bước nhảy vọt so với 121 bài đăng mà Facebook đã gỡ bỏ theo yêu cầu của Hà Nội trong cùng khoảng thời gian 6 tháng vào năm 2019 và 77 bài Facebook đã kiểm duyệt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2019.
Trong khoảng thời gian đó, Facebooker nổi tiếng và nhà vận động dân chủ Nguyễn Quốc Đức Vượng đã bị bắt và bị kết án tám năm tù theo Bộ luật Hình sự 2005 vì đăng tài liệu bị cáo buộc là "chống phá nhà nước".
Theo Đề án 88, một nhóm nhân quyền độc lập lưu giữ cơ sở dữ liệu kỹ lưỡng về các tù nhân chính trị Việt Nam, đã có một loạt các vụ bắt bớ và án tù tương tự dành cho người dùng Facebook Việt Nam, hay là "Facebooker", vì các bài đăng "chống phá nhà nước" trong năm qua.
Sự hỗ trợ của Facebook đối với nhà chức trách Việt Nam trong việc xóa bỏ bất đồng khỏi nền tảng Facebook đã được ghi nhận trong những năm gần đây. Các blogger thường xuyên nhận các bản án nhiều năm cho các tội danh mơ hồ và không rõ ràng chống lại nhà nước.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một tổ chức vận động hành lang nhân quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 130 tù nhân chính trị.
Trang Facebook với thông điệp gửi tới Mark Zuckerberg, người sáng lập ra phương tiện truyền thông xã hội khổng lồ bằng tiếng Việt. Hình ảnh: Twitter
Trong tổng số 834 hạn chế bắt buộc của Facebook, phần lớn (653) là các bài đăng đơn lẻ, trong khi 167 trang và nhóm cùng 14 người bị hạn chế.
Trong bốn kỳ báo cáo sáu tháng gần nhất, kể từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook chỉ trích dẫn luật làm cơ sở cho các yêu cầu của chính phủ – Nghị định số 72 – bao gồm các lệnh cấm liên quan đối với nội dung chống nhà nước, phỉ báng cán bộ công quyền và lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng.
Luật có hiệu lực vào năm 2013, vào thời điểm đó đã bị các nhóm quyền và tự do thông tin quốc tế phê phán. Tuy nhiên, các tác động của Nghị định 72 hầu hết đã bỏ qua Facebook cho đến khi Luật An ninh mạng 2019 được thực thi, vốn yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng và đặt máy chủ ở Việt Nam.
Yêu cầu bản địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng 2019 buộc Facebook phải tuân thủ mà Nghị định 72 năm 2013 đã không thực hiện được, mặc dù các quy định của Nghị định 72 là những gì đang được chính phủ Việt Nam viện dẫn để thực hiện các yêu cầu kiểm duyệt của họ.
Đầu năm ngoái, các máy chủ cục bộ của Facebook đã bị chính phủ Việt Nam đưa vào chế độ tắt do không tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt cụ thể của chính phủ. Sau đó, vào tháng 4, Facebook tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với chính phủ về kiểm duyệt, giai đoạn chứng kiến sự gia tăng đột biến về yêu cầu gỡ xuống các bài đăng bắt buộc.
Facebook được cho là chỉ sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận đó sau khi các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước ngăn chặn lưu lượng truy cập cục bộ vào Facebook, điều mà họ hiện có thể thực hiện với hiệu quả tối đa nhờ Luật An ninh mạng 2019 yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
Điều quan trọng, vấn đề của chính phủ Việt Nam đối với Facebook không phải là họ không muốn hạn chế nội dung, mà là họ không muốn hoặc không thể làm điều đó trong phạm vi yêu cầu của Nghị định 72.
Facebook đã đồng hành trong việc trấn áp bất đồng chính kiến để duy trì quyền tiếp cận thị trường Việt Nam béo bở, nơi được cho là đã mang về cho họ 1 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam rõ ràng không hài lòng với mức độ kiểm duyệt của Facebook. Cụ thể, Nghị định 72 yêu cầu "sự giám sát lớn và liên tục của chính phủ đối với toàn bộ Internet".
Sau khi thực hiện nghị định, Việt Nam đã thành lập một đơn vị tác chiến trên mạng gồm 10.000 người để chống lại bất đồng chính kiến trực tuyến vào năm 2017. Tuy nhiên, họ không thể giám sát toàn bộ Internet nếu không có sự hợp tác đầy đủ từ Facebook và truy cập vào dữ liệu người dùng của Facebook.
Các quan chức Việt Nam hiện đang kêu gọi thêm các công cụ pháp lý, bao gồm sửa đổi các quy định quản lý các nền tảng kỹ thuật số xuyên biên giới như Facebook. Mặc dù Facebook không phải là mục tiêu duy nhất : Bộ trưởng Bộ Thông tin và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã cáo buộc Netflix vi phạm pháp luật Việt Nam bằng cách "đưa ra các quy định về nội dung" trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Các quy định này áp dụng cho các yếu tố giải trí thường bị kiểm duyệt hạn chế như ảnh khỏa thân, sử dụng ma túy và bạo lực, nhưng chúng cũng có cả các điều khoản về lịch sử, chính phủ, anh hùng dân tộc và nhân vật công chúng của Việt Nam.
Nếu chương trình mô tả một phiên bản lịch sử Việt Nam hoặc bối cảnh xã hội trái ngược với đường lối của chính phủ, thì chương trình đó có thể bị cấm. Nguyên tắc này có tác dụng gấp hai đối với Facebook vì Facebook đã trở thành nền tảng hàng đầu dành cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, do đó, chính phủ sẽ bị giám sát gắt gao và thường xuyên.
Một ví dụ rõ ràng về việc kiểm duyệt là câu chuyện Đồng Tâm được đưa tin rộng rãi vào tháng trước, nơi Facebook cấm phổ biến tin tức liên quan đến tranh chấp đất đai ở thị trấn nhỏ phía bắc Đồng Tâm, khi công an ập vào và khiến bốn người thiệt mạng.
Việc chia sẻ thông tin hoặc thảo luận về sự kiện này đã bị chính quyền cấm cản, dẫn đến việc một số người dùng bị Facebook cấm vĩnh viễn mà không có lời giải thích chính thức nào.
Ngay cả những người nổi tiếng trong nước cũng đã thành công trong việc vận động chính phủ thay mặt họ can thiệp để loại bỏ các nhóm "anti-fan" trên Facebook. Hương Giang, một người mẫu nổi tiếng của Việt Nam, gần đây đã vận động thành công các cơ quan chức năng buộc một nhóm như vậy rời khỏi Facebook theo quy định của Luật An ninh mạng nhằm hình sự hóa những lời chỉ trích "các anh hùng dân tộc".
Những quy định như vậy là mơ hồ cũng như quá mức. Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã đưa ra một tuyên bố thể hiện tính chất mơ hồ của diễn ngôn trực tuyến có thể chấp nhận được, nói rằng Facebook nên chấm dứt "việc lan truyền thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước".
Mặc dù không rõ bằng cách nào Facebook có thể đáp ứng được những nhu cầu và ý muốn bất chợt của chính phủ Việt Nam, nhưng lịch sử cho thấy công ty này sẽ tuân theo lệnh của chính phủ Việt Nam để duy trì quyền tiếp cận thị trường.
Một nhà hoạt động Việt Nam giơ điện thoại với màn hình hiển thị bức thư ngỏ gửi cho Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg tại Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018. Ảnh : AFP
Nhưng điều đó không có nghĩa là những luật như vậy sẽ không ngăn cản được các công nghệ và dữ liệu khác vốn chưa thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Thật vậy, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các luật và quy định về an ninh mạng nghiêm ngặt và mơ hồ về biểu lộ trực tuyến đang khiến các nhà đầu tư tạm ngưng vì nhiều người lo ngại về việc áp dụng các quy định một cách tùy tiện.
Các nhà đầu tư cũng lo lắng về quyền riêng tư về dữ liệu và bảo vệ dữ liệu, vì luật mạng ngày càng gia tăng cho phép các cơ quan chức năng tiếp cận tất cả thông tin được coi là một phần của hạ tầng cơ sở mạng quan trọng của Việt Nam.
Bất chấp sự đồng ý của Facebook, chính phủ đang đi đúng hướng bằng cách vừa cố gắng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành kỹ thuật số có giá trị gia tăng mới nổi, đồng thời thực thi một chế độ pháp lý xâm phạm quyền riêng tư, hạn chế luồng thông tin và như vậy có hại cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
Nate Fischler
Nguyên tác : "Facebook’s self-defeating censorship in Vietnam", AsiaTimes, 24/11/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 26/11/2020
Việt Nam tính chặn Facebook để ngăn ‘nhiễu thông tin’ về Đại hội Đảng ?
VOA, 24/11/2020
Có thế lực trong chính quyền Việt Nam muốn chặn Facebook một vài tháng để kiểm soát thông tin, tránh những "nhiễu loạn" trong dư luận về Đại hội Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, một người nắm thông tin về hoạt động kiểm soát mạng internet của chính quyền Việt Nam vừa cho VOA biết.
Việt Nam có tới 68 triệu tài khoản Facebook (ảnh chụp ở Hà Nội, 19/11/2020, Reuters/Kham)
Nguồn tin đề nghị giấu tên do tính chất hạy cảm của vấn đề hé lộ thêm rằng Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là nhân vật chính đứng sau chủ trương này với mục đích nhắm đến một ghế trong Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam.
VOA liên lạc với Bộ trưởng Hùng để kiểm chứng thông tin song ông Hùng không hồi đáp.
Cách đây 4 ngày, hãng tin Reuters loan tin độc quyền hôm 20/11 rằng Việt Nam đe dọa cấm cửa Facebook nếu hãng Mỹ này không tuân theo yêu sách của Hà Nội đòi siết chặt hơn nữa việc kiểm duyệt các nội dung chính trị ở trong nước trên mạng xã hội của Facebook.
Reuters dẫn lời một quan chức ẩn danh của Facebook cho hay chính quyền Việt Nam yêu cầu tăng cường kiểm duyệt các bài đăng "chống nhà nước" đối với người dùng ở Việt Nam vào tháng 4 năm nay.
Đến tháng 8, chính quyền lại leo thang yêu sách song Facebook từ chối. Phía chính quyền đưa ra một số lời đe dọa, bao gồm cả khả năng cấm cửa Facebook hoàn toàn ở Việt Nam, nơi đem lại doanh thu gần 1 tỷ đô la cho hãng Mỹ, theo tin Reuters.
Từ Đài Loan, ông Trịnh Hữu Long, Đồng Giám đốc của tổ chức Các Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) và là người điều hành Luật khoa Tạp chí, cho rằng "không có gì đáng ngạc nhiên" khi sắp đến Đại hội Đảng có những quan chức muốn chứng minh khả năng quản lý mạng và năng lực đối phó với các mối đe dọa tới chế độ, lấy đó làm bàn đạp để thăng tiến.
Khó cấm Facebook
Trong khi đó, từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, một cựu thiếu tá an ninh từng bị bỏ tù vì viết blog cổ súy cho dân chủ, tự do chính trị, nhận định với VOA rằng ý định của chính quyền Việt Nam cấm Facebook là "cực khó thực hiện" và "càng khó hơn" nếu họ muốn làm như vậy trước Đại hội Đảng.
Ông Vinh, còn được biết đến là blogger Anh Ba Sàm, dẫn ra kinh nghiệm bản thân từng quản trị trang blog có rất đông người đọc trước khi ông bị chính quyền bỏ tù để chỉ ra rằng nếu chính quyền dựng "tường lửa" để chặn Facebook, việc này sẽ không có tác dụng được bao lâu vì mọi người sẽ nhanh chóng bày cách cho nhau, tạo thành "phong trào vượt tường lửa".
Bên cạnh đó, sẽ có một tác động trái chiều nữa khi xét đến thực tế là hiện có khoảng 68 triệu tài khoản Facebook ở Việt Nam, bao gồm cả nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài lẫn chính các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, nên việc dựng tường lửa sẽ gây ra "bão dư luận", ông Vinh nói.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng. Photo VTC.
Bình luận về việc một bộ trưởng có ý định dùng việc chặn Facebook để lấy đó làm thành tích tiến thân, blogger Anh Ba Sàm đưa ra quan điểm :
"Đó là việc làm dại dột, lợi bất cập hại. Ai muốn thực hiện điều này sẽ cần phải có sự đồng thuận của Bộ Công an vốn vẫn được xem là ‘người gác cổng’ bảo vệ cho an ninh của chế độ. Việc này sẽ động đến đời sống của nhiều cơ quan khác nhau liên quan đến internet, mạng xã hội. Trên thực tế, tôi cho rằng họ sẽ không có đủ thời gian để làm. Nếu làm sẽ gây bão dư luận, dẫn đến chôn vùi sự nghiệp. Vì vậy, đây chỉ là một lời dọa để lấy điểm cho hình ảnh cá nhân".
Đánh giá chung về Facebook, ông Nguyễn Hữu Vinh nói mạng xã hội này giúp thúc đẩy nhiều điều tốt đẹp ở Việt Nam như các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ, cũng các thảo luận về tiến bộ xã hội, nhân quyền.
Trong khi đó, các thông tin bị xem là "nhiễu loạn" không có nhiều và không rõ ràng, theo cách nhìn của ông Vinh. Vì vậy, ông nhận định rằng cả trong nội bộ chính quyền lẫn trong tuyên truyền với người dân, thế lực nào muốn cấm Facebook chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Hậu quả của việc cấm cản Facebook là phản ứng của xã hội lớn đến mức "không thể tưởng tượng được", ông Vinh đưa ra tiên liệu. Ông nói :
"Nó ghê gớm, lâu dài, ở mọi hang cùng ngõ hẻm của đất nước, từ những người bình dân nhất cần sử dụng tin nhắn, nói chuyện, trao đổi ảnh, cho đến các lãnh đạo trên cao muốn qua Facebook để biết chút gì đó về dư luận xã hội. Bộ Thông tin-Truyền thông có thể nói rằng đã có mạng nội địa rồi, nhưng ai cũng thấy là mạng nội địa rất yếu, trong khi Facebook rất tiện lợi, kết nối rộng rãi. Cuộc sống, việc làm ăn của người ta trên Facebook này là rất ghê gớm".
Ngoài ra, nếu chính quyền cấm mạng xã hội của Mỹ, động thái này cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài và các đại sứ quán nước ngoài, mang lại cái nhìn hết sức tiêu cực về Việt Nam trong con mắt quốc tế, blogger Anh Ba Sàm dự báo.
Theo ông Vinh, Việt Nam không thể cấm Facebook như nhà nước Trung Quốc có chung ý thức hệ cộng sản đã làm vì Trung Quốc làm sớm và bài bản hơn, với các mạng xã hội nội địa hoạt động hiệu quả.
Người dân sẽ phản kháng yếu ớt
Với cái nhìn có phần ít lạc quan hơn, nhà hoạt động Trịnh Hữu Long cảnh báo rằng những lời đe dọa đối với Facebook khi Đại hội Đảng đến gần chỉ là chuyện trước mắt, còn về lâu dài, chính quyền Việt Nam vẫn để ngỏ khả năng cấm cửa mạng xã hội của Mỹ.
Đồng Giám đốc của tổ chức Các Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) và là người điều hành Luật khoa Tạp chí nhận định với VOA rằng trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội tiếp tục gây sức ép và mặc cả với Facebook, trong khi tiếp tục tạo điều kiện cho các mạng xã hội trong nước hình thành và phát triển để làm đối trọng.
Facebook bị xem là trong tình trạng trên đe dưới búa : ở Mỹ phải giải trình về kiểm duyệt, ở Việt Nam bị dọa cấm cửa.
Một bản tin của VietnamNet hôm 24/11 cho hay tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng, gần đuổi kịp Facebook. Xếp sau là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Theo ông Long, thực trạng đó cho thấy những lời đe dọa của chính quyền đối với Facebook ngày càng có sức nặng và mạng xã hội Mỹ phải suy nghĩ nghiêm túc về nguy cơ mất thị trường Việt Nam.
Mặc dù vậy, ông Long dự báo rằng Việt Nam sẽ không ra đòn một cách thẳng thừng :
"Việt Nam không dại gì đùng một cái chặn Facebook, nhưng họ sẽ làm cho việc truy cập Facebook bị mất ổn định, kém, chậm, làm cho người dùng chuyển sang các mạng xã hội khác, nhất là các mạng nội địa".
Áp dụng chiến thuật này, chính quyền sẽ làm người dân chán nản với mạng xã hội Mỹ, song song với việc đó, chính quyền cũng tung ra các chiêu thao túng làm cho dư luận Việt chia năm sẻ bảy, không phản kháng.
Căn cứ vào kinh nghiệm và quan sát của mình, nhà hoạt động hiện sống và làm việc ở Đài Loan nói với VOA rằng đa số người Việt Nam không có thói quen phản ứng và thường chọn cách thích nghi với hoàn cảnh :
"Thảm họa môi trường Formosa năm 2016 là vô cùng lớn nhưng mức độ phản kháng rất thấp và tan rã sau 2 tuần. Sự kiện dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi hè năm 2018 cũng tan rã, biến mất sau 2 cuộc biểu tình. Tôi luôn đánh giá cao khả năng thao túng dư luận và đàn áp của chính quyền, và tôi không tin rằng người dân Việt Nam sẵn sàng có những phản ứng mạnh mẽ trước việc chính quyền chặn các dịch vụ internet".
Không nên chỉ sử dụng mỗi Facebook
Về dài hạn, ông Trịnh Hữu Long khuyến cáo những người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là những nhà hoạt động vì dân chủ, tiến bộ xã hội "không nên bỏ hết trứng vào một giỏ" và cần phải có chiến lược đa dạng hóa các nền tảng mạng xã hội dùng cho công việc.
"Hãy dùng các các kênh như newsletter, podcast, Telegram, Whatsapp… tuy là các cộng đồng nhỏ nhưng cũng đủ để thay Facebook. Ngoài các hoạt động online cũng nên có các cuộc gặp gỡ nói chuyện ngoài đời, bên ly café hoặc trà đá... Giới đấu tranh cần nhìn nhận thực tế là Facebook phải kinh doanh và phải nhượng bộ các chính quyền. Chúng ta không nên bức xúc với Facebook mà hãy tận dụng kênh này cho đến khi không còn dùng được nữa", ông Long nói.
Trong vòng 5-10 năm nữa, Facebook sẽ vẫn phải đi theo mô hình kinh doanh phụ thuộc vào các chính quyền, nên tình trạng chặn bài viết và lượng tương tác, đóng các tài khoản mà các chính quyền không ưa sẽ vẫn diễn ra, không có gì thay đổi, ông Long dự báo.
Báo chí nhà nước Việt Nam hồi cuối tháng 10 vừa qua dẫn lại một báo cáo của Bộ Thông tin-Truyền thông trả lời Quốc hội và cử tri cho hay rằng từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8/2020, bộ đã gỡ 283 tài khoản Facebook "chuyên tung tin kích động chống phá nhà nước Việt Nam", cũng như gỡ hơn 1.800 bài viết, 154 fanpage đăng tin sai sự thật.
Còn hồi đầu năm nay, như VOA đã đưa tin, chính quyền Việt Nam cắt mạng, bóp băng thông đối với các máy chủ của Facebook cho tới khi hãng Mỹ miễn cưỡng đồng ý tăng cường kiểm duyệt các thông tin "chống phá" nhà nước Việt Nam.
Sự việc được các công ty viễn thông Việt Nam thực hiện, làm cho các máy chủ của Facebook mất mạng trong 7 tuần, từ tháng 2 đến tháng 4, đồng nghĩa là mạng xã hội này đã có lúc bị tê liệt ở Việt Nam trong khoảng thời gian đó.
Nguồn : VOA, 24/11/2020
Reporter ohne Grenzen, VNTB, 31/10/2020
Theo thông tin từ RSF, bốn bài đăng trên Facebook của nhà báo Việt Nam Trung Khoa Lê, sống ở Đức, đã bị chặn ở Việt Nam "do các hạn chế pháp lý địa phương" vào giữa tháng Mười. Một trong những bài đăng có liên kết đến bài báo của Deutsche Welle về vụ bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang, một đường dẫn khác đến trang web của Tổ chức Phóng viên không biên giới của Đức. Tổ chức này đã trao tặng cho Phạm Đoan Trang Giải thưởng Tự do Báo chí vì hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả tại Berlin năm 2019.
"Đặc biệt ở những nước hạn chế về tự do báo chí, mạng xã hội như Facebook tạo cơ hội cho nhiều nhà báo đưa tin tự do. Facebook phải nhận thức được trách nhiệm này, thừa nhận rõ ràng quyền tự do báo chí và không cúi đầu trước các yêu cầu kiểm duyệt có thể có của các chế độ độc tài, "Giám đốc điều hành RSF Christian Mihr nói.
"Một lý do khác khiến mạng xã hội phổ biến ở các nước như Việt Nam là sự kiểm duyệt của nhà nước không áp dụng theo cách truyền thống. Các chính phủ có thể chọn chặn Facebook hoàn toàn – nhưng họ không làm như vậy".
Việc khóa sổ được đưa ra ánh sáng sau khi Trung Khoa Le liên hệ với Tổ chức Phóng viên không biên giới vào tháng 10. Nhà báo có trụ sở tại Berlin điều hành trang tin tức thoibao.de, chuyên đưa tin về các diễn biến chính trị ở Việt Nam và chia sẻ những bài đăng này và các bài đăng khác với khoảng 50.000 người đăng ký trên Facebook.
Theo thông tin từ RSF, Facebook đã chặn bốn bài đăng của Trung Khoa Le tại Việt Nam, mỗi bài có liên kết đến các bài báo của Đức : đến một bài của taz về cáo buộc người thân của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tham gia buôn lậu ma túy, một bài báo trên tagesschau.de về một nhóm hacker Việt Nam, có vẻ đặc biệt theo dõi những người chỉ trích Việt Nam ở Đức, một bài báo trên tờ Deutsche Welle về vụ bắt giữ nhà báo Việt Nam nổi tiếng Phạm Đoan Trang và báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới về việc Trang được đề cử cho Giải Tự do Báo chí của tổ chức năm 2019.
Mỗi lần ông Lê Trung Khoa nhận được thông báo trên Facebook : "Do hạn chế pháp lý của địa phương, quyền truy cập vào bài đăng của bạn ở Việt Nam đã bị hạn chế".
Khi được RSF hỏi, Facebook đã không giải thích lý do chặn các bài đăng cá nhân hoặc chính xác là "các hạn chế pháp lý địa phương" nghĩa là gì. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của công ty cho biết "những tháng vừa qua tại Việt Nam là một thách thức đặc biệt" đối với Facebook, đề cập đến nghiên cứu của hãng tin Reuters rằng công ty đã bị áp lực tại Việt Nam trước đây. Theo báo cáo, các công ty truyền thông nhà nước đã đóng máy chủ của Facebook tại Việt Nam trong vài tuần đầu năm nay, nhằm hạn chế sử dụng Facebook. Một cách miễn cưỡng, Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ Việt Nam về việc hạn chế quyền truy cập vào nội dung "bất hợp pháp".
Người phát ngôn của Facebook nói với RSF rằng công ty đang nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới và sẽ "tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi tiếp tục khả dụng cho những người ở Việt Nam, những người phụ thuộc vào họ hàng ngày đứng vững.
"Nhưng đây không phải là lần đầu tiên những tiếng nói chỉ trích từ Việt Nam bị hạn chế trên Facebook ở nước ngoài. Vào tháng 12 năm 2018, Tổ chức phóng viên không biên giới báo cáo rằng Facebook dường như đã bị lạm dụng một cách có hệ thống để kiểm duyệt các blogger lưu vong từ Việt Nam. Theo đó, mạng xã hội này đã xóa bài đăng hoặc khóa toàn bộ tài khoản vì bị cho là vi phạm "tiêu chuẩn cộng đồng".
Vào thời điểm đó, Facebook thừa nhận rằng họ đã là nạn nhân của một "cuộc tấn công ác ý" và công bố các cải tiến. Facebook đã không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về những kẻ tấn công có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Phóng viên không biên giới, phương pháp luận và sự ngụy biện của những kẻ tấn công gợi ý về một nền tảng chính trị. Ngoài ông Lê Trung Khoa, những người khác cũng bị ảnh hưởng vào thời điểm đó còn có các blogger hiện đang sống ở Đức là Bùi Thanh Hiếu và Nguyễn Văn Đài.
Nhiều blogger bị giam cầm
Hai trong số các bài đăng trên Facebook hiện đã bị chặn vào tháng 10 có liên kết đến thông tin về Phạm Đoan Trang. Nhà báo bị bắt vào ngày 6 tháng 10 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà.
Phạm Đoan Trang là người sáng lập tạp chí Luât Khoa và là biên tập viên tờ báo mạng The Vietnamese. "Tôi không cần tự do cho riêng mình ; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều : Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam", Phạm Đoan Trang viết như vậy trong một bức thư vào tháng 5 năm 2019 với ý định công khai bức thư nếu bà bị bắt.
Cùng với Trung Quốc, Saudi Arabia, Ai Cập và Syria, Việt Nam là một trong những quốc gia có các nhà báo phải ngồi tù vì viết báo, hiện có ít nhất 24 nhà báo ở Việt Nam bị giam cầm. Hầu hết họ là các blogger và nhà báo công dân – họ là các nguồn thông tin độc lập duy nhất ngoài các phương tiện truyền thông nhà nước tuân theo chỉ đạo của Đảng cộng sản.
Để biện minh cho việc bỏ tù họ, Việt Nam đã viện đến những cáo buộc như "tuyên truyền chống phá nhà nước" hoặc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", và có thể bị lãnh án tù dài hạn. Thêm nữa các blogger còn bị ngược đãi trong tù.
Một "đội quân dư luận viên" với khoảng 10.000 người dưới sự chỉ huy của Bộ Công an cũng tham gia truy quét các "vi phạm" và "các thế lực phản động" trên mạng xã hội – tất cả các lực lượng đối lập với nhà nước Việt Nam.
Luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 yêu cầu các nền tảng trực tuyến nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong nước trên máy chủ tại Việt Nam và giao cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia trên thế giới về tự do báo chí.
Trâm Anh chuyển ngữ
Nguồn : VNTB, 31/10/2020
******************
VOA, 27/10/2020
Hôm 26/10, các chuyên gia về tự do Internet vừa có buổi thảo luận về việc chính quyền Việt Nam thực hiện các chính sách gia tăng hạn chế và ngăn chặn thực thi quyền tự do biểu đạt trên mạng xã hội.
Buổi hội luận do Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS) tổ chức, nêu các khía cạnh vi phạm quyền tự do ngôn luận của chính quyền Việt Nam như : sách nhiễu, trừng phạt và bắt bớ các nhà báo, các bloggers và những người biểu đạt quan điểm trên mạng xã hội ; sử dụng dư luận viên để tấn công, phỉ báng các người lên tiếng cho quyền con người và đòi hỏi công lý.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nêu các vấn đề như việc chính quyền Việt Nam gây áp lực các công ty cung ứng dịch vụ như Facebook và YouTube kiểm duyệt thông tin với nội dung bị nhà nước cấm đoán ; tấn công các trang mạng có nội dung chỉ trích Đảng và Nhà nước ; và cài mã gián điệp để theo dõi các nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ.
Ông Trịnh Hữu Long, Đồng Giám đốc của tổ chức Legal Initiatives for Vietnam (LIV- Các Sáng Kiến Pháp Lý Việt Nam), hiện cư ngụ tại Đài Loan và điều hành tờ Luật Khoa Tạp Chí, một đề án của LIV, nêu nhận định của ông về các xu thế dẫn đến việc gia tăng đàn áp tự do Internet tại Việt Nam trong thời gian qua :
"Trong thời gian qua có người lên tiếng chỉ trích chính phủ, có thêm nhiều người phản kháng và vì vậy có thêm nhiều người bị bắt. Cùng lúc từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối cứng rắn hơn về việc chống tham nhũng.
"Sau hiệp định EVFTA thì chính phủ không bận tâm việc đàm phán nữa !
"Trong bốn năm qua, áp lực từ phía Hoa Kỳ cũng giảm đi, đồng thời những tiếng nói cổ vũ cho phong trào nhân quyền trên thế giới cũng giảm".
Từ Bangkok, Thái Lan, ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Á Châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), phát biểu tại buổi hội luận trực tuyến :
"Nhiều người đã chỉ ra rằng án tù dành cho những người bất đồng chính kiến Việt Nam dài hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Không nơi nào khác ngoài Việt Nam, những tiếng nói bất đồng bị phạt từ 6, 8, 10, 12 năm tù vì phát biểu ôn hòa hoặc tổ chức biểu tình ôn hòa.
"Và điều thú vị ở Việt Nam là chính quyền các cấp làm việc rất tốt trong việc bóp nghẹt những tiếng nói này. Họ có khả năng truyền đạt các mệnh lệnh xuống cấp cơ sở ở các xã, thôn để thực hiện các mệnh lệnh này …khi mà vai trò của Đảng trong việc phối hợp tổ chức, giám sát là rất lớn".
"Tòa án Việt Nam sẽ làm bất cứ điều gì theo yêu cầu của Đảng cộng sản Việt Nam", ông Robertson nói.
Trả lời câu hỏi của VOA Tiếng Việt về việc làm thế nào để giảm thiểu sự thỏa hiệp giữa Facebook, YouTube, Google với chính quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn tự do phát biểu và kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội, ông Phil Robertson, nói :
"Tôi đề xuất Facebook, Google không nên chấp nhận các bản án của tòa án Việt Nam vì rõ ràng chúng trái ngược với nghĩa vụ của Việt Nam đã ký kết theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó cũng nói rằng luật quốc gia phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Và Việt Nam đã cố tình không thực hiện được điều này…nếu họ chỉ căn cứ theo luật quốc gia không thôi thì chưa đủ".
Liên quan đến câu hỏi của VOA về tầm ảnh hưởng và tác động của ‘lực lượng dư luận viên’ tại Việt Nam, ông Trịnh Hữu Long nói :
"Lực lượng Dư luận viên đang thống trị không gian mạng Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ phần nào cũng đã thành công, nhưng cũng bị phản ứng dữ dội khi mà càng ngày càng nhiều nhận ra được các chiêu trò của họ.
"Một điều không thể chấp nhận là chính phủ lại dùng tiền thuế của người dân để trả tiền cho những kẻ chuyên thao túng người dân như vậy !"
Ông Robertson nói : "Chúng tôi biết có một vài nghiên cứu về các lực lượng này và chúng tôi mong muốn phối hợp với Facebook để ngăn chặn họ".
Nguồn : VOA, 27/10/2020
**********************
Ngày 25/10/2020, đài Bayerischer Rundfunk (BR), một đài phát thanh và truyền hình của bang Bavaria (Bayern) ở miền nam Đức, đăng trên trang web của đài một bài viết với tựa đề "Dưới áp lực của Việt Nam : Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ ".
Hình ảnh các bài viết chia sẻ báo chí Đức trên Facebook bị chặn tại Việt Nam
Sau đây là bản dịch :
Facebook nhiều lần nhấn mạnh đến giá trị của quyền tự do ngôn luận. Nhưng chẳng hạn như một số bài viết chỉ trích của Thoibao.de đã bị công ty này chặn, không truy cập được tại Việt Nam, trong đó có một bài điều tra của đài Đức Bayerischer Rundfunk.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới lo ngại những hậu quả sâu rộng từ thỏa thuận giữa Facebook và nhà nước độc đảng Việt Nam : Nếu Facebook nhượng bộ những nỗ lực kiểm duyệt như vậy, nó sẽ có hiệu ứng domino trên toàn thế giới.
"Do các giới hạn pháp lý tại địa phương, chúng tôi đã hạn chế quyền truy cập vào bài viết của bạn tại Việt Nam". Nhiều lần, Lê Trung Khoa đã nhận được thông báo như thế của Facebook. Từ Berlin, nhà báo này bình luận phê phán trong các video và bài viết về các sự kiện chính trị ở Việt Nam, quê hương ông.
Kể từ khi blog tin tức của ông ấy ở Việt Nam bị chính phủ Việt Nam chặn, ông ấy -giống như nhiều blogger chỉ trích khác- đã đặc biệt phụ thuộc vào Facebook cho công việc của mình. Hàng trăm nghìn người theo dõi trang báo của ông ấy trên Facebook.
Các bài báo tiếng Đức bị chặn
Chỉ riêng trong tuần qua, 4 bài viết trên trang báo điện tử Thoibao.de của Lê Trung Khoa đã bị Facebook chặn, không truy cập được tại Việt Nam. Tất cả các bài này đều có đưa link (liên kết) dẫn đến các bài của báo chí Đức mà có nội dung chỉ trích Việt Nam. Đó là các bài của :
+ nhật báo taz,
+ đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức),
+ Tổ chức Phóng viên Không Biên giới,
+ và trên trang web của kênh truyền hình Đức tagesschau.de, một bài phóng sự điều tra của đài Bayerischer Rundfunk (BR) và tờ Zeit Online về gián điệp mạng : Nội dung nói về các cuộc tấn công của tin tặc từ Việt Nam, những kẻ đặc biệt nhắm vào những người đang sinh sống ở Đức mà chỉ trích chế độ Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam được cho là đứng sau các vụ tấn công của tin tặc. Do đó, Lê Trung Khoa nghi ngờ rằng bài này đăng trên Facebook đã bị báo cáo (report) và bị chặn. Theo ý kiến của ông, tin tức đó là "rất nguy hiểm cho chế độ" vì người dùng ở Việt Nam có thể đọc thông tin này qua trang của anh ấy. Mặc dù độc giả của ông không hiểu tiếng Đức, nhưng nhờ các bản dịch, họ sẽ biết rằng các phương tiện truyền thông Đức đã đưa tin về các cuộc tấn công của tin tặc từ Việt Nam. Lê Trung Khoa cho rằng điều này là nguy hiểm cho quyền lực của chế độ và đó là lý do tại sao chính phủ chặn nội dung này trên Facebook.
Facebook cúi đầu trước áp lực của Việt Nam
Trả lời những câu hỏi của đài Bayerischer Rundfunk, công ty Facebook xác nhận rằng Chính phủ Việt Nam luôn luôn đòi hỏi Facebook gỡ bỏ các bài gây khó chịu. Rõ ràng trước đây Việt Nam cũng đã từng áp lực Facebook : các công ty viễn thông Việt Nam nhiều lần làm tê liệt máy chủ Facebook tại Việt Nam.
Sau đó, vào tháng 4 năm nay, Facebook đã nhượng bộ – một cách miễn cưỡng, như công ty nhấn mạnh. Kể từ đó, những nội dung nào mà chính phủ Việt Nam mô tả là "bất hợp pháp" thì có thể bị Facebook chặn.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cảnh báo diễn biến nguy hiểm
"Sự kiểm duyệt của chính phủ trên Facebook", bà Lisa Dittmer, trưởng bộ phận tự do Internet của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, đã đặt tên như thế. Theo bà Dittmer, cần có một tín hiệu rõ ràng đối với chính phủ Việt Nam : các bài của báo chí nên để cho mọi người truy cập công khai, bất kể ngôn ngữ nào.
Không nên có các cuộc phong tỏa riêng biệt từng quốc gia. Facebook phải nói rõ ràng với các chính phủ : "Tới mức này và không thể tiếp tục nữa".
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam đứng thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia. Chính vì lý do này, bà Lisa Dittmer lo ngại những hậu quả sâu rộng từ thỏa thuận giữa Facebook và nhà nước độc đảng Việt Nam : Nếu Facebook nhượng bộ những nỗ lực kiểm duyệt như vậy, nó sẽ có hiệu ứng domino trên toàn thế giới.
Bà Lisa Dittmer của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng vì vậy Facebook nên đưa ra cam kết rõ ràng : tích cực bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến cũng như quyền tự do báo chí của các nhà báo lưu vong, blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Ngay cả khi điều đó có thể có nghĩa là tổn thất về tài chính hoặc tranh chấp công khai với chính phủ.
Facebook xác nhận ngăn chặn
Rõ ràng Facebook không muốn mạo hiểm trong một cuộc tranh chấp công khai với chính phủ Việt Nam. Trả lời câu hỏi của đài Bayerischer Rundfunk, công ty cho biết Việt Nam là một "thị trường quan trọng". Và : Facebook là một trong những phương tiện cuối cùng mà người dân Việt Nam có thể bày tỏ ý kiến của mình.
Mặc dù công ty thừa nhận có ngăn chặn, nhưng lưu ý đến phương cách hành xử cân bằng "giữa tự do ngôn luận và tôn trọng luật pháp địa phương và các chuẩn mực văn hóa". Nếu các chính phủ yêu cầu chặn nội dung mà nó thực sự nằm trong lãnh vực quyền tự do ngôn luận, công ty sẽ làm tất cả để chống lại yêu cầu này, công ty Facebook cho biết như thế.
Nhưng khi blogger Lê Trung Khoa chia sẻ trên Facebook bài của đài Bayerischer Rundfunk về tin tặc Việt Nam thì bài dịch của ông ấy đã bị Facebook chặn tại Việt Nam. Các lý do chính xác cho việc chặn này vẫn chưa rõ.
Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã không trả lời những câu hỏi của đài Bayerischer Rundfunk.
Hiếu Bá Linh (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 25/10/2020
Nguồn : https://www.br.de/nachrichten/deutschland-welt/auf-druck-von-vietnam-facebook-sperrt-kritik-an-regierung,SEFhjWr
********************
Cách nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam ?
Giang Nguyễn, RFA, 26/10/2020
Khi ông Steven Adair, người sáng lập Công ty An ninh mạng Volexity của Hoa Kỳ đưa ra câu hỏi, quốc gia nào có những hacker giỏi nhất thế giới, ông thường nghe những câu trả lời như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Israel, Iran và Bắc Hàn.
11111111111111111111111
Một cư dân mạng ở Hà Nội truy cập vào trang mạng internet. Reuters
"Tôi đặt câu hỏi, còn Việt Nam thì sao ? Người ta hỏi lại, thật không ? Chúng tôi trả lời Vâng, chính xác là vậy".
Ông Steven Adair thuật lại như vậy tại buổi hội luận qua mạng do tổ chức Cứu người Vượt biển BPSOS tổ chức ngày 26/10. Ông cùng hai diễn giả khác là ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, và nhà báo độc lập Trịnh Hữu Long, đều cho rằng đảng cầm quyền tại Việt Nam đang "thắng" trong cuộc chiến hạn chế và ngăn chặn quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Theo ông Adair, cụ thể đó là những chiến dịch quy mô, đồng loạt và "sáng tạo" do nhóm tin tặc OceanLotus của chính quyền Việt Nam tiến hành. Nhóm này cũng được biết dưới tên APT32. Ngoài những cuộc tấn công bằng cách gửi thông tin từ một đối tượng mà bạn biết, tiếng Anh gọi là spear phishing ; chúng còn giả mạo danh tính để cài đặt phần mềm độc hại, như họ đã làm gần đây với một số nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập ở Đức :
"Họ (nhóm OceanLotus) cũng tạo ra các trang web giả mạo. Đây là cách hay ho hơn và sáng tạo hơn. Các diễn giả khác đã đề cập rằng có rất nhiều blog và trang tin tức mà mọi người đang tìm đến để có những nguồn tin ngoài luồng. Họ nhận ra điều đó và họ bắt đầu hành động để kiểm soát mà không phải hack hoặc cố gắng gỡ nó xuống. Thay vào đó, họ điều hành các trang web đó luôn và theo dõi ai đang truy cập chúng".
Ông Adair cho biết chiến dịch này đã kéo dài trong nhiều năm. Điển hình như trang Facebook Formosa – Sự thật đã phơi bày, trang Mạch Sống Media của BPSOS, trang Faceboook Tin không lề. Họ tạo trang giả mạo mà ông Adair gọi là "tin thật, trang giả" để thu thập dữ liệu của những ai truy cập, ai bấm "like" trên các bài được đăng, địa chỉ IP của họ, những trang khác mà người này truy cập sau đó, v.v.
Ông Adair nói tiếp, sau đó họ sẽ chú trọng vào những người họ cho là "đáng chú ý" để tấn công chủ đích bằng cách tạo những trang truy cập giả mà độc giả tưởng là của trang chính. Khi truy cập, Google hoặc dịch vụ cung cấp tài khoản sẽ yêu cầu độc giả xác nhận log in của mình. Ông giải thích :
"Nếu bạn đồng ý truy cập, bạn sẽ cấp cho ứng dụng của OceanLotus quyền được phép đọc, gửi, xóa và quản lý email, xem các mối liên hệ của bạn và thậm chí xem lịch sử của những việc khác mà bạn đã làm trên máy. Vì vậy, nếu bạn là nạn nhân của chiến thuật này, bạn đã trao cho họ chìa khóa vào ‘vương quốc’ của bạn chứ không chỉ là mật khẩu".
Bộ Ngoại giao Việt Nam trong quá khứ đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc chính phủ Việt Nam đứng sau nhóm hacker OceanLotus. Sau cuộc xâm nhập vào trang mạng Trung Quốc nhằm lấy thông tin về dịch Covid-19 vào tháng 4, cũng như đợt tấn công nhà hoạt động và báo giới ở Đức vào tháng 5, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao trả lời chất vấn của báo giới rằng "những cáo buộc này không có cơ sở" và "Việt Nam nghiêm cấm các cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức".
Tổng Biên tập Luật Khoa Tạp Chí, ông Trịnh Hữu Long từ Đài Bắc, nói rất khó để giới hoạt động cho tự do và nhân quyền ứng phó với một hệ thống đàn áp tiếng nói tự do tinh vi như của Việt Nam.
"Chúng ta mãi mãi sẽ đi sau chính quyền. Chúng ta không có khả năng trang bị cho mình công nghệ tốt nhất có trên thị trường. Từ quan điểm của một nhà hoạt động, chúng ta hãy chủ động tham gia những khóa đào tạo về an ninh mạng được cung cấp cho những nhà hoạt động, và chúng ta cần học hỏi và áp dụng nó nhiều nhất có thể".
Ông Trịnh Hữu Long nói các con số được những tổ chức nhân quyền thu tập cho thấy chính quyền Việt Nam trong vài năm qua đã gia tăng bắt bớ người bất đồng chính kiến, và những lệnh án cũng nặng nề hơn so với trước.
Nhà báo Trịnh Hữu Long còn đưa ra 5 đề nghị để vượt qua những khó khăn hiện nay : Thứ nhất, ông nói, đã đến lúc những nhà hoạt động riêng lẻ phải chung sức cho những sáng kiến tập thể có tổ chức hơn. Thứ nhì, giới đấu tranh cần đầu tư vào việc tạo ra các mảng truyền thông độc lập. Thứ ba, lập ra những nguồn thông tin đáng tin cậy bằng Anh ngữ. Thứ tư, là cần có thêm những khóa huấn luyện người đấu tranh và người làm báo độc lập. Và cuối cùng, ông nói, chúng ta cần giảm sự lệ thuộc vào Facebook và Google để tìm cách đa dạng hóa cách tiếp cận người dân.
Điều cuối này được ông Phil Robertson của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền tán thành :
"Ở Việt Nam họ vẫn kiểm soát radio, tv và báo in nhưng các nước khác thì không. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người lấy tin tức qua mạng xã hội. Với sự thay đổi trong bối cảnh thông tin hiện nay, chính quyền đã cố gắng kiểm duyệt và kiểm soát Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội. Phương hướng đã thay đổi, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn như cũ. Thách thức lớn nhất của chúng tôi là làm sao kéo Facebook và các công ty mạng xã hội khác về phe chúng ta. Tôi tin rằng tương lai của tự do ngôn luận ở Đông Nam Á sẽ phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc thuyết phục các công ty này lắng nghe chúng ta và coi các vấn đề của chúng ta là chính. Nhưng ngay bây giờ, tôi xin được nói thẳng, nếu nói đến Facebook thì đây là cuộc chiến mà chúng ta đang thua".
Ông Phil Robertson và ông Steven Adair cho rằng giới hoạt động cho nhân quyền, tự do ngôn luận cần phải tách ra khỏi Facebook và dùng những phương tiện thông tin khác như Twitter, Whatsapp hoặc Signal.
Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam trong báo cáo gửi Quốc hội mới nhất cho thấy từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8 năm nay, bộ này đã gỡ bỏ hơn 283 tài khoản Facebook bị cho là giả mạo cá nhân, tổ chức để tung tin gọi là 'kích động, chống phá Nhà nước Việt Nam'. Bộ Thông tin-Truyền thông cũng gỡ hơn 1800 bài viết, hơn 150 Fan page bị cho đăng tin sai sự thật.
Giang Nguyễn
Nguồn : RFA, 26/10/2020