Facebook cùng góp sức vào hệ thống đàn áp và kiểm duyệt
Tuấn Khanh, RFA, 26/10/2021
Ngay sau nhiều tờ báo như Insider, Washington Post… đồng loạt đưa tin về việc công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước vì quan điểm chính trị, giới phóng viên nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam cũng đã làm những cuộc khảo sát và phỏng vấn nhiều người. Nhiều bài bình luận về việc này cũng đã xuất hiện ngay trên Facebook.
Công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước
Cựu giám đốc sản phẩm và nhà phân tích dữ liệu của Facebook, bà Frances Haugen, đã tiết lộ nhiều thông tin quan trọng. Theo đó thì vào cuối năm ngoái, Mark Zuckerberg phải đối mặt với một lựa chọn : tuân theo yêu cầu của Đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam trong việc kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến hoặc có nguy cơ bị ngăn chận không thể thu lợi tại Việt Nam, một trong những thị trường Châu Á được coi là béo bở nhất của Facebook.
Đây là một bộ mặt khác của Mark. Ở Mỹ, CEO này có vẻ là người rất dứt khoát để bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, xóa các tin giả gây hiểu lầm khỏi nền tảng. Nhưng tại Việt Nam, Facebook đang ngày càng hiện rõ việc lùi sâu vào các thỏa thuận của nhà cầm quyền, đổi lại mạng xã hội kiếm được hơn 1 tỷ USD doanh thu hàng năm, theo ước tính năm 2018 của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Vì vậy, dù trên bề mặt có vẻ là giằng oc ho quyền con người, nhưng cá nhân Mark dường đã quyết định rõ rằng Facebook sẽ tuân thủ các yêu cầu của Hà Nội. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Hà Nội đã liên tục đưa ra các yêu sách, và Mark đã nhóm họp nội bộ của mình để tìm cách chấp hành trơn tru.
Kết quả đó, được thể hiện rất rõ trên bề mặt của Facebook tại Việt Nam. Theo các nhà hoạt động và những người ủng hộ tự do ngôn luận, trước thềm đại hội đảng của Việt Nam năm ngoái, Facebook đã tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng "chống nhà nước", giúp chính phủ kiểm soát gần như toàn bộ nền tảng này. Mark nhiệt tình thể hiện quyết tâm làm hài lòng các quan chức Hà Nội bằng cách đặt thêm một tầng thống trị kỹ thuật số, bên cạnh bộ máy đàn áp bằng nhà tù và các điều luật mơ hồ của nhà nước. Thậm chí Mark đã không ngần ngại phản bội lại các tuyên bố về việc bảo vệ giá trị tự do ngôn luận hay nhân quyền mà anh ta đã từng nói trước Quốc hội Mỹ. Các cuộc phỏng vấn với hơn một chục nhân viên cũ đã tập hợp chung với hồ sơ tố giác từ bà Frances Haugen.
Trong bản tin mới nhất, AFP đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với người Việt Nam về sự kiện này. Thật ngạc nhiên, khi hầu hết những người có tiếng nói trên các trang mạng đều không mấy ngạc nhiên về tiết lộ này. Với tất cả những gì mà người Việt Nam đã chứng kiến về Facebook suốt bao nhiêu năm nay, mạng xã hội này đã không còn là một người bạn, mà chỉ còn là một phương tiện giải trí.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từ Hà Nội nói rằng ông không có gì nghi ngờ, và khẳng định "Facebook đã tự biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam".
Còn với ông Tuấn Khanh, từ Sài Gòn, thì nói "Nhiều người dân trong nước đã thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận thay vì bảo vệ những giá trị của một công ty đến từ Hoa Kỳ, nơi của một quốc gia chọn dân chủ và tự do".
Mark đã ngày càng lộ rõ quyết tâm bắt tay với công an cộng sản Việt Nam, khi đưa ra vô số quyết định kiểm duyệt và hết sức cứng rắn đối với quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam trên mạng xã hội này. Phát biểu về trò chơi hai mặt ở Việt Nam, đại diện công ty nói với tờ The Post rằng lựa chọn kiểm duyệt của Facebook là hợp lý "để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi luôn khả dụng cho hàng triệu người tin cậy vào chúng mỗi ngày". Theo một tuyên bố được cung cấp cho tờ The Post.
Theo mô tả của Washington Post, thì cũng có đôi lúc Mark cân nhắc về việc có nên cho phép tăng cường kiểm duyệt ở Việt Nam hay không. Vì trong một cuộc họp, Mark đã cảnh báo rằng việc phục vụ cho một chế độ đàn áp có thể gây tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Facebook, nhưng rồi cũng rất nhanh sau đó, anh ta tự lập luận rằng việc mạng xã hội này bị ngăn chận hoàn toàn ở Việt Nam cũng sẽ gây tổn hại lớn hơn đến quyền tự do ngôn luận trong nước.
Mark Zuckerberg, 37 tuổi, thành lập Facebook cách đây 17 năm trong phòng ký túc xá đại học của mình, hình dung ra một cách mới để các bạn cùng lớp kết nối với nhau. Ngày nay, Facebook đã trở thành một tập đoàn bao gồm WhatsApp, Instagram và một doanh nghiệp phần cứng. Mark là chủ tịch hội đồng quản trị và kiểm soát 58% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, khiến quyền lực của anh gần như bao trùm trong nội bộ công ty và hội đồng quản trị.
Marc Goldstein, người đứng đầu nghiên cứu của Institutional Shareholder Services (tạm dịch : Dịch vụ Thể chế Cổ đông) tại Hoa Kỳ, nhận định "Cho đến thời điểm này, Facebook là công ty lớn nhất tập trung toàn bộ quyền lực vào tay một người".
Bên cạnh những lời chỉ trích, cũng có những nhận xét từ nhiều người làm việc tại Facebook, giấu tên, cho biết rằng Mark lâu nay bị ám ảnh bởi các chỉ số đo lường, tăng trưởng và tìm cách vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh. Và để đạt được mục đích của mình, những bước chân của Mark đã không ngại giẫm lên quyền tự do ngôn luận và quyền con người.
Tuấn Khanh (tổng hợp)
Nguồn : RFA, 26/10/2021 (tuankhanh's blog)
************************
Facebook trở thành ‘công cụ tuyên truyền cho Chính phủ Việt Nam
RFA, 26/10/2021
Facebook tại Việt Nam đã trở thành một công cụ tuyên truyền cho chính phủ toàn trị Hà Nội.
Hình minh hoạ : một người dùng Facebook ở một quán cà phê ở Hà Nội hôm 19/11/2020 - Reuters
Hãng tin AFP của Pháp dẫn phát biểu của các nhà hoạt động sau khi có báo cáo về việc CEO Mark Zuckerberg của Facebook đích thân chấp nhận yêu cầu mạnh mẽ của Hà Nội trong việc giới hạn những bài đăng bị cho ‘chống Nhà nước’
Theo AFP, mạng xã hội khổng lồ Facebook trong những năm qua trở thành một diễn đàn phổ biến cho giới hoạt động tại đất nước cộng sản này khi mà truyền thông độc lập bị cấm tiệt. Thế nhưng những tiếng nói chỉ trích trên mạng này trong thời gian sau này là mục tiêu bị ngăn chặn.
AFP dẫn phát biểu của ông Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những blogger có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, rằng ‘Facebook đã đối xử tệ với các nhà hoạt động khi loại trừ quyền tự do ngôn luận, biến mình thành công cụ truyền thông tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam’.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một nhân vật cũng được nhiều người biết đến ở Việt Nam, được AFP dẫn lời rằng ‘nhiều người trong nước thất vọng khi thấy Facebook chọn lợi nhuận’ thay vì những giá trị đi kèm Hoa Kỳ, một quốc gia chọn dân chủ và tự do.
Theo Nhạc sĩ Tuấn Khanh, những nhà hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng Facebook để cổ xúy, truyền bá các tư tưởng dân chủ và từng kêu gọi biểu tình thông qua mạng này. Bỗng dưng một ngày họ nhận ra rằng Facebook cũng đã giúp công an Việt Nam chặn những tiếng nói sự thật và nay nhiều tiếng nói bất đồng thấy Facebook chỉ còn sử dụng tốt cho mục đích giải trí mà thôi.
Chính Facebook vào năm ngoái cho biết họ chặn những nội dung bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là ‘bất hợp pháp’.
AFP dẫn lại tin của tờ Washington Post về việc đích thân Mark Zuckerberg đi đến quyết định chấp nhận yêu cầu của Hà Nội với lý do không muốn đối mặt với nguy cơ phải bỏ một trong những thị trường quan trọng nhất của Facebook tại Châu Á là Việt Nam, nơi có khoảng 70 triệu người dùng mạng này.
AFP cho biết có liên lạc với người phát ngôn Facebook để hỏi về tin mà Washington Post loan nhưng bị từ chối bình luận. Tuy vậy, người phát ngôn của Facebook thừa nhận đã hạn chế một số nội dung tại Việt Nam nhằm ‘bảo đảm dịch vụ được duy trì cho hàng triệu người lệ thuộc vào mạng xã hội này mỗi ngày’.
*********************
Dân phản ứng lực lượng chống dịch Covid-19 có phải là tội phạm ?
RFA, 26/10/2021
Khi báo cáo chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật hôm 23/10/2021, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam - Tô Lâm cho rằng, tình trạng các vụ việc chống người thi hành công vụ nhất là lực lượng công an giữa đại dịch Covid-19 đã gia tăng năm 2021.
Ảnh minh họa : Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN
Cụ thể theo báo cáo, các vụ việc chống lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 chiếm gần 23% số vụ chống người thi hành công vụ, số vụ chống lại lực lượng công an chiếm gần 70%, làm chín người chết, 204 người bị thương. Ông Tô Lâm cho rằng, điều này phản ánh sự coi thường pháp luật của một bộ phận người dân, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội.
Anh Thiệu, một người dân sinh sống tại Sài Gòn, nói với RFA hôm 26/10 :
"Tình trạng người dân phản ứng lực lượng chống dịch khắp nơi, tại vìđôi khi lực lượng chống dịch làm một cách quáđáng, kiểu ép người một cách quáđáng. Người dân lâm vào cảnh khốn cùng thì họ phải phản ứng thôi".
Anh Thiệu cho rằng việc Bộ trưởng Tô Lâm xem người dân chống đối công an trong phòng chống dịch là tội phạm là không hợp lý :
"Không hợp tình hợp lý chút nào, vì bản thân họđâu muốn vậy, vì họ bức xúc, bộc phát ra, có thể là chửi bới, hay phản ứng mạnh... rồi bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ, nhưng họđâu có chuẩn bịđâu ? Họđang lưu thông đi làm bình thường, tự nhiên gặp những chốt chặn, ép họ quá thì họ phải bức xúc thôi. Cái đó không thể coi họ là tội phạm... họ bịấm ức, dồn nén, trong một lúc nào đó không kiềm chếđược, chứ nói họ là tội phạm cũng không phải".
Kể từ khi đợt dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng 4 năm 2021, chính phủ Việt Nam đặc biệt làở TPHCM đã tiến hành các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo để chống dịch Covid-19 từ hồi tháng 5/2021 khiến nhiều người dân thất nghiệp rơi vào tình cảnh cùng cực... làm cho nhiều người dân khi bị ngăn cản, kiểm soát quáđáng đã có phản ứng tiêu cực. Nhưng liệu có công bằng khi lãnh đạo ngành công an đưa họ báo cáo tình hình tội phạm ?
Nhà báo Võ Văn Tạo, nhận định với RFA hôm 26/10 từ Nha Trang :
"Nhận định của Bộ trưởng công an Tô Lâm nói về tình hình theo ổng đánh giá trong lúc dịch bệnh thì xu hướng người dân chống lại lực lượng công an... thì nếu xét về hình thức là đúng. Bởi vì trên mạng cũng có những clip người dân bỏ chạy khỏi Sài Gòn đến đoạn nào đó bị chặn đã bức xúc không tuân thủ, đạp đổ hàng rào, tấn công lực lượng công an đang ngăn cản người ta. Cái đó là có thật nhưng mình phải xét nguyên nhân vì sao người dân vốn được tiếng là‘ngoan ngoãn’ chấp hành quy định của Chính phủ Việt Nam hồi giờ vẫn thế mà bây giờ phải nổi khùng lên như vậy... thì phải biết là họ bị dồn vào con đường cùng trong cuộc sống, lúc đó là cái sống cái chết cận kề rồi".
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, chính những biện pháp của Nhà nước khi đóđãđược các quan chức sau này nhìn nhận là lúng túng, sai, phải sửa sai liên tục. Ngay cả chuyện người dân bỏ Sài Gòn về quê cũng thay đổi liên tục, lúc thì cấm, lúc không cấm được thì lại cho phép người ta về rồi yêu cầu địa phương đón tiếp... Ông Tạo nói tiếp :
"Do đó, rõ ràng lúc chính quyền cấm người dân là vô lý, rõ ràng tình hình dịch bệnh lúc đó rất căng thẳng, mà thêm phần căng thẳng nữa là chủ trương giãn cách quáđáng của chính quyền rất khắc nghiệt. Giãn cách, rồi phong tỏa mấy tháng trời, người dân không kiếm được gìăn, lâm vào thế rất là cùng cực. Thế thì những trường hợp như thế thì người ta chống lại làđúng thôi. Chứ thật ra tôi nghĩ mức độ chống lại của người dân không có gì là ghê gớm cả, rất bình thường, như vậy cũng còn rất là hiền. Còn cái ý của ông Tô Lâm nói thì tôi cho rằng có cái gìđó không công bằng đối với người dân trong chuyện này".
Trước đó, chính quyền đã mạnh tay xử phạt, bắt giam, thậm chí khởi tố nhiều người dân bị cho là chống đối lực lượng phòng chống dịch. Đơn cử như vào ngày 15/10/2021, Công an tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh đã khởi tố tổng cộng sáu người bị cho là chống lực lượng phòng, chống dịch Covid-19. Theo cáo trạng, những người này bị cơ quan điều tra cho làđã hô hào, vu khống công an đánh dân, gây rối trật tự công cộng khi nhiều người tập trung và căng băng rôn ngang đường ởấp 5, xã Tân Lập 1, Tiền Giang để yêu cầu giải quyết về tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Hay vụ Công an Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận vào tháng 10/2021 đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam hai thanh niên vì có hành vi bị cho là chống người thi hành công vụ khi thông chốt kiểm soát phòng, chống dịch ở Ninh Thuận. Trong cùng thời điểm, tại Khánh Hoà, cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an Thành phố Nha Trang đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam hai tháng đối với ông Lê Dương Bá Tánh về tội ‘Chống người thi hành công vụ’... với cáo buộc ông này đã cầm cây rựa tấn công đội truy vết F0 và bị không chế buộc đi cách ly tập trung.
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 26/10, ông Trần Bang - một người bất đồng chính kiến, nhận định :
"Ông Tô Lâm cho rằng người dân chống lực lượng chống dịch Covid-19, hay phản ứng các phương án chống dịch thái quá của Chính phủ... là gia tăng tội phạm... thì theo tôi rõ ràng là vi hiến. Bởi vì phải viện dẫn được luật gì thì mới ra được lệnh, chẳng hạn như phong tỏa, ngăn cản, chốt chặn, ngăn cấm người dân đi lại... mà chỉ chỉ dựa vào mỗi chỉ thị của Chính phủ, hoặc sự phân công ra lệnh của một ông Thủ tướng, Bộ trưởng hay Chủ tịch tỉnh... thì cái đấy không đúng. Bởi vì Bộ công an là một Bộ phải thực hiện theo luật, theo hiến pháp, thì anh phải căn cứ vào luật, vào hiến pháp... chứ không thể căn cứ vào mệnh lênh hay chỉ thị của một cơ quan hành pháp nào. Cái này theo tôi có những cái làđúng, nhưng gom tất cả vào là sai".
Cũng trong báo cáo mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam - Tô Lâm cho biết, hầu hết các loại tội phạm đều giảm do việc thực hiện giãn cách xã hội đã làm hạn chếđiều kiện hoạt động của tội phạm. Tuy nhiên, ngoài tội chống người thi hành công vụ gia tăng... thì một số loại tội phạm khác cũng có xu hướng gia tăng như tội phạm qua mạng internet...
Chính phủ Việt Nam hôm 14/10/2021 đã yêu cầu Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông phải xử lý nghiêm những người đưa tin lên mạng xã hội bị cho là xuyên tạc, tin giả, tin xấu, chống phá công tác phòng chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch...
Từ khi đợt dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng tư năm 2021, chính quyền Việt Nam tăng cường xử lý, thậm chí truy tố những người bị cho làđưa thông tin phòng chống dịch không đúng lên mạng xã hội... Đơn cử là vào đầu tháng tám, có 12 chủ tài khoản Facebook đã bị chính quyền Việt Nam xử phạt với cáo buộc cung cấp, chia sẻ vàđăng tải thông tin sai, gây hoang mang trong nhân dân về công tác phòng chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 12 người vừa nêu bị cho là vi phạm Nghịđịnh 15, tuy nhiên Nghịđịnh này lại bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích vì cho rằng là công cụđàn áp tiếng nói của người dân, đe doạ tự do bày tỏý kiến trên mạng xã hội.
Hay vụ ba người dùng mạng xã hội tại thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vào ngày 2/7 đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này phạt hành chính 30 triệu đồng với nguyên nhân được nói do tung tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Báo Nhà nước khi đưa tin về những vụ xử phạt lan truyền thông tin sai sự thật phần lớn cũng không cho biết nội dung đã vi phạm quy định chống dịch mà người dùng mạng xã hội đãđăng tải là gì.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, khái niệm phải xử lý thông tin không tốt rất là mông lung, không rõ ràng. Bởi vìđối với người này có thể cho là tốt, nhưng đối với người khác lại quan niệm là không tốt. Do đó, chỉ thị này theo ông Tạo là không phù hợp với nguyên tắt soạn thảo các văn bản pháp luật.