Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tài xế taxi chết trong thời gian bị tạm giam (RFA, 22/11/2019)

Tài xế taxi Đặng Thanh Tùng, 26 tuổi đã tử vong trong thời gian bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam ngày 21/11.

start1

Vết bầm trên thi thể anh Đặng Thanh Tùng. FB Lan Lan

Truyền thông trong nước loan tin ngày ngày 22/11, trích xác nhận của Đại tá Nguyễn Văn Trung – Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam chiều cùng ngày.

Theo thông tin chị Nguyễn Thị Lan – vợ anh Tùng đăng tải trên Facebook cá nhân, gia đình chị nhận được tin anh Tùng tử vong liền vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, nhưng khi đến cổng viện thì thấy anh Tùng đã bị đắp chiếu kín người và đưa từ xe cấp cứu xuống.

Vẫn theo chị Lan, phía công an còn gây khó dễ, cản trở không để chị quay lại những vết tím bầm dập trên người chồng chị ở trước ngực, sau lưng, tay, chân, mông và đùi. Ngoài ra, miệng anh Tùng cũng bị sưng, dính máu và không nhắm mắt.

Lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam nói với báo trong nước hiện cơ quan điều tra đang làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Đặng Thanh Tùng và đang chờ kết luận từ Cơ quan pháp y Bộ Công an.

Công an tỉnh Hà Nam cho biết anh Tùng bị bắt tạm giam vào ngày 22/9 để điều tra về tội môi giới mại dâm người chưa thành niên.

Còn theo vợ anh Tùng, khoảng 12g10 phút đêm 21/9/2019 công an tỉnh Hà Nam tới gặp anh Tùng cho biết khách đi xe anh báo để quên đồ trên taxi, yêu cầu chiếc xe 90A - 07429 đứng tên anh Tùng và anh Tùng về cơ quan công an tỉnh Hà Nam làm việc 1 lúc là được về nên không có biên bản hay giấy tờ.

Tuy nhiên sau đó công an bắt tạm giam anh Tùng ở Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam nói chưa điều tra xong đồng thời bắt chị Trang phải bán xe ô tô trong lúc anh Tùng đang bị tạm giam. Phía công an nói với chị nếu không sẽ bị thu trắng vào tài khoản của công an tỉnh Hà Nam. Nên chị Trang đã bán xe và chi ra 10 triệu để có thể lấy xe ra từ phía công an.

Truyền thông trong nước trích lời Công an Hà Nam cho biết sau 7 ngày bị tạm giam, anh Tùng có sức khỏe yếu và được đưa đến bệnh viện thăm khám. Đến ngày 21/11 thì tử vong ngay sau khi đưa đến bệnh viện.

Trong cùng ngày, ông Đặng Văn Hiệp, bố anh Đặng Thanh Tùng, đã gửi đơn kêu cứu đến Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng (Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị điều tra về cái chết của con trai ông mà ông nghi là anh Tùng có dấu hiệu bị ép cung, dùng cực hình để lấy lời khai dẫn đến tử vong.

Đến 8 giờ sáng ngày 22/11 thì công an bàn giao thi thể anh Đặng Thanh Tùng về cho gia đình để mai táng.

Những vụ người dân chết trong đồn công an khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều trường hợp được gia đình nạn nhân xác định là do bị công an tra tấn. Công an thường cho biết những nạn nhân bị chết là do sức khỏe yếu hoặc tự tử. Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị hồi đầu năm nay, đại diện Bộ Công an cho biết tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,3% số phạm nhân đang chấp hành án. Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công An nói trước Liên Hiệp Quốc rằng các trường hợp chết do bệnh hiểm nghèo trước khi vào trại chiếm hơn 98%, chỉ có khoảng 1,4% là chết do tại nạn hoặc rủi ro.

*********************

Các công ty khởi nghiệp Hàn Quốc lấn sân sang Việt Nam (VOA, 21/11/2019)

Các công ty khi nghip ca Hàn Quc đang tn dng nhng nét tương đồng ca nước h vi Vit Nam - đ cao giáo dc, có cùng chung nhng nghi l, lch s ni chiến chia r và hin đang tp trung vào sn xut và hi nhp vi thương mi quc tế - đ mang li li thế trong vic m rng hot đng kinh doanh Vit Nam trong khi Việt Nam theo bước ca Hàn Quc đ tr thành mt trong nhng con h Châu Á tiếp theo.

start2

Một công ty khi nghip Hàn Quc thuyết trình trước các nhà đu tư thành ph H Chí Minh.

Hàn Quốc vn đã là mt nhà đu tư ln quc gia Đông Nam Á này, nhưng gi đây các công ty khi nghip trong các lĩnh vc như m phm và ng dng đin thoi thông minh cho khách sạn đang tham gia đu tư.

"Tôi nghĩ rằng đu tư khi nghip Vit Nam đang thc s gia tăng vào lúc này", Jisoo Kang, giám đc điu hành ca Fluto, mt công ty khi nghip Hàn Quc đang tiến hành th nghim người dùng trên các sn phm kĩ thut s, cho biết.

Cuộc chinh phc tiếp theo

Trong khi các đại công ty Hàn Quc đã chinh phc th trường truyn hình và ô tô quc tế, giai đon tăng trưởng tiếp theo là các quc gia đang phát trin như Vit Nam. Tc đ tăng trưởng tng sn phm quc ni ca Vit Nam là 7% hàng năm, so vi tc đ tăng trưởng 2% ca Hàn Quc.

Tuy nhiên, con đường mà các đi công ty Hàn Quc đã đi cũng có th giúp các công ty khi nghip. Mt công ty khi nghip logistics ca Hàn Quc có tên 2Luck cho biết h s tìm kiếm cơ hi hp tác vi các công ty đã hot đng trong lĩnh vực công nghip ca Vit Nam.

"Có rất nhiu nhà sn xut Hàn Quc đây", Kim Seungyong, giám đc điu hành ca 2Luck, cho biết.

Công ty của anh nhm mc tiêu tăng hiu năng cho dch v logistics bng cách kết ni các tài xế xe ti đã giao hàng với khách hàng cho các chuyến đi tr v ca h.

Các công ty khởi nghip khác đang xem xét nhng tương đng gia Vit Nam và Hàn Quc. Người Vit Nam đánh giá cao tt c mi th t nhc pop Hàn Quc đến các phim truyn hình Hàn Quc, và vic người dân hai nước kết hôn vi nhau là chuyn ph biến.

Phương sách giáo dc

Một đim chung là giáo dc. Ging như hc sinh Hàn Quc, hc sinh Vit Nam cũng đt nng chuyn thi c và dành nhiu thi gian đi hc thêm sau gi hc chính quy. Điu này được phn ánh đim s cao mà Việt Nam đt được trong các kì thi quc tế.

KEII Platform, một công ty giáo dc, t gi mình là công ty "edtech" (công ngh giáo dc) đu tiên Hàn Quc. Các dch v ca h bao gm dy toán cho hc sinh qua video và đ hc sinh t hc toán trên ng dụng đin thoi thông minh.

"Chúng tôi muốn tr thành nn tng giáo dc s 1 ti Vit Nam", Peter Lee, giám đc điu hành ca KEII Platform, cho biết vào tháng 10.

Tuy nhiên, họ đi mt vi rt nhiu s cnh tranh — h không phi là công ty khi nghip đu tiên tìm kiếm cơ hi trong th trường dch v giáo dc. Các công ty Vit Nam như Topica, Elsa và Yola đã có mt trên th trường đây t lâu.

Hạ Nguyên

*******************

Làng đạo Thạch Bích ở Thanh Oai, Hà Nội cắm lều đòi chính quyền trả đất (RFA, 21/11/2019)

Cắm lều đòi đất

Từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 11 vừa qua, hơn 100 người dân ở làng đạo Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội cắm lều đòi chính quyền xã phải trả đất canh tác cho dân. Vụ việc đã khiến công an phải huy động lực lượng được người dân cho biết là đông gấp 10 lần người dân đến để giải tán. Một người dân tham gia phản đối bị bắt giữ và trả về nhà sau 1 ngày là bà Nguyễn Thị Tuyết.

start3

Cư dân làng đạo Thạch Bích, trong ba ngày 5-8/11/19 cắm lều yêu cầu Chính quyền xã Bích Hòa trả đất. RFA

Bà Tuyết thuật lại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do sự việc bà bị bắt giữ như sau :

"Công an bắt, một người bóp mồm, một người bấm huyệt tím hết, không thở được, một người bóp hầu còn một người khóa tay, một người khóa chân và ghì xuống. Họ nói ‘mày mồm to thì cho mày chết’".

Tranh chấp đất đai giữa cư dân làng đạo Thạch Bích với chính quyền xã Bích Hòa xảy ra là do người dân cáo buộc chính quyền địa phương đã gạt họ trong việc lấy đất bắt đầu từ năm 2003.

Các hộ dân làng đạo Thạch Bích nói rằng năm 2003, họ được thông báo miệng từ chính quyền xã Bích Hòa là cho thuê đất trong 10 năm thì nhận được 19.500.00 đồng/sào đất hoa màu. Đến năm 2006, họ nhận thêm một thông báo rằng có luật thu hồi đất để giãn dân nhằm đảm bảo cuộc sống và một sào đất (360 m2) bị thu hồi thì người dân được nhận lại đất dịch vụ 10% (36 m2). Đồng thời, cả hai ông Chủ tịch và ông Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai lúc bấy giờ đến Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Bích Hòa để vận động cư dân làng đạo Thạch Bích giao đất cho doanh nghiệp thuê và cả trong hai đợt giao đất năm 2003 và năm 2006 đều được nhận lại đất dịch vụ 10%.

Những cư dân làng đạo Thạch Bích cho biết tổng cộng số đất đã giao trong hai đợt là xấp xỉ 16 ngàn héc-ta và tổng số 500 lô đất dịch vụ 10% mà đến nay họ vẫn chưa được chính quyền xã Bích Hòa đưa lại là 79.404,68 m2.

Bà Nguyễn Thị Tuyết cho biết hành trình đòi đất của 1800 hộ dân ở 4 thôn thuộc làng đạo Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã kéo dài từ năm 2006 đến nay mà vẫn chưa có kết quả nào. Bà Tuyết cho biết thêm chính quyền UBND xã Bích Hòa đã gửi thư mời đích danh của bà cùng một phụ nữ nữa, tên Điểm đại diện cho các hộ dân làng đạo Thạch Bích đến dự hội nghị đối thoại về giải quyết đất dịch vụ (đất tái định cư) vào lúc 13 :30 ngày 5/11/19.

Bà Nguyễn Thị Tuyết và người dân làng đạo có mặt ở UBND xã Bích Hòa vào đúng ngày giờ hẹn trong thư mời. Tuy nhiên :

"Hôm ấy chúng tôi đến chẳng được các cấp của huyện đến để đối thoại gì cả. Trong khi đó, họ đã hứa rất nhiều lần bằng văn bản là đối thoại với nhân dân. Tổng cộng đã 3 lần. Thế là lần thứ 4 nhận được giấy mời, nhân dân hoan hỉ để đi gặp chính quyền đối thoại. Ngày nào người dân cũng xuống Ủy ban đợi chờ đến 10-11 giờ để lấy kết quả của việc yêu cầu các cấp lãnh đạo trực tiếp lên UBND xã Bích Hòa trả lời cho chúng tôi về trả tiền cho chúng tôi. 3 lần hứa và lần thứ 4 đưa giấy mời mà chúng tôi không được giải quyết nên nhân dân bức xúc đã ùa lên chỗ doanh nghiệp, là chỗ đất của mình mà họ lấy, cắm trại để đòi đất dịch vụ 10% cho nhân dân, nếu không trả đất dịch vụ thì trả lại ruộng".

Sau khi vụ việc cắm lều đòi chính quyền trả đất, bà con làng đạo Thạch Bích nói với RFA rằng họ liên tục nhận nhiều tin nhắn đe dọa liên quan việc đòi đất, thậm chí đe dọa đến tính mạng của họ.

Bà Nguyễn Thị Tuyết còn cho biết thêm rằng vào hôm 20/11 bà đã mang đơn đến đồn công an xã Bích Hòa để trình báo các tin nhắn đe dọa đó.

Đài RFA vào ngày 21/11 liên lạc qua điện thoại với ông Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Bích Hòa để hỏi thăm thông tin liên quan về mối lo ngại các tin nhắn đe dọa mà cư dân làng đạo Thạch Bích đã trình báo, cũng như Chính quyền xã Bích Hòa sẽ tiến hành giải quyết rốt ráo vấn đề phản ánh của người dân ra sao ; tuy nhiên ông Bùi Tiến Dũng tuy rằng bắt máy nhưng ông im lặng, không trả lời câu hỏi của chúng tôi.

start4

Người dân làng đạo Thạch Bích kêu gọi chính quyền các cấp giải quyết dứt điểm giao đất đất dịch vụ cho họ. RFA

Chỉ đạo của Chủ tịch Hà Nội không được thực hiện

Bà Dung, một người dân ở làng đạo lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do :

"Lấy đất của chúng tôi đợt 1 là năm 2003 và đợt 2 là năm 2006. Khi đấy, ông Tuấn Anh làm Chủ tịch bên Giải phóng Mặt bằng của huyện lên gặp chúng tôi ở 6 thôn, tại 6 nhà văn hóa. Họp dân lại và ông Tuấn Anh nói trả đất dịch vụ cho dân. Đợt đầu thu thì trả cho chúng tôi hơn 18 triệu mấy trăm ngàn thôi. Đợt hai là có 30 triệu/sào. Họ hứa mỗi sào đất trả cho chúng tôi 10% là được 36 mét dịch vụ. Thế mà suốt từ năm 2003 đến năm 2019, chúng tôi đòi hỏi mà vẫn không nhận được".

Những người dân làng đạo Đài RFA tiếp xúc được cho biết rằng mặc dù ông Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Chính quyền xã Bích Hòa giải quyết vấn đề này đến hạn chót vào cuối năm 2018, thế nhưng thông báo sau cùng của Chính quyền xã Bích Hòa là theo Quyết định 3017 của thành phố Hà Nội thì chỉ đền bù đất dịch vụ cho những hộ dân trong số 1800 hộ có đất thu hồi hơn 30% trong đợt thu hồi năm 2006 và đợt thu hồi đất năm 2003 không được đền bù đất dịch vụ, với lý giải rằng đất ruộng cho thuê vẫn còn thuộc về của người dân.

Cư dân làng đạo Thạch Bích bức xúc trước thông báo vừa nêu, và cho rằng họ bị chính quyền xã Bích Hòa lừa gạt vì thông báo sau cùng bằng văn bản ghi người dân đồng ý cho doanh nghiệp thuê đất 50 năm, trong khi trước đó thông báo miệng chỉ có 10 năm.

Theo nội dung thông báo sau cùng của Chính quyền xã Bích Hòa, chỉ có hơn 100 hộ trong số 1800 hộ cư dân làng đạo Thạch Bích được đền bù đất dịch vụ. Hiện đã có 170 lô đất dịch vụ 50 m2 đã giao cho người dân và Chính quyền xã Bích Hòa đang rao bán 330 lô đất dịch vụ mà họ gọi là "dư thừa".

Bà Nguyễn Thị Nhận kêu gọi các cấp chính quyền thành phố và Trung ương giải quyết trả đất cho cư dân làng đạo Thạch Bích :

"Chúng tôi có ý kiến đề đạt với cấp trên là giúp đỡ chúng tôi để chúng tôi lấy sự công bằng. Bây giờ tôi không có một vuông đất nào để nuôi tấm thân già. Bây giờ chúng tôi xin nhờ và trông cậy vào Đảng và Nhà nước giúp đỡ trả lại đất dịch vụ cho chúng tôi".

Các hộ dân làng đạo Thạch Bích vào tối ngày 21/11 khẳng định với RFA rằng họ sẽ tiếp tục tranh đấu quyết liệt để đòi lại sự công bằng và dân làng sẽ đến văn phòng Ủy ban xã Bích Hòa trong nay mai.

Published in Việt Nam

Thêm 5 người bị khởi tố liên quan đến Vũ ‘Nhôm’ (RFA, 18/03/2019)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn - cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng với 2 tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ và ‘Vi phạm các quy định về quản lý đất đai’.

an1

5 người bị khởi tố liên quan đến Vũ ‘Nhôm’. RFA edit

Truyền thông trong nước loan tin ngày 18/3, trích dẫn xác nhận Lãnh đạo công an thành phố Đà Nẵng, cho biết thêm công an đã đến khám nhà ông Tuấn sáng cùng ngày.

Tin cho biết, ngoài ông Tuấn còn có 4 người khác cũng bị khởi tố với tội danh ‘Vi phạm các quy định về quản lý đất đai’ gồm ông Phan Xuân Ít – nguyên Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng ; ông Phan Minh Cương – nguyên Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 ; ông Lê Anh Tuấn – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng ; và ông Nguyễn Đình Thống – nguyên Giám đốc công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng.

Hiện ông Phan Minh Cương đang bị bắt tạm giam, những người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Cả 5 người bị khởi tố trong quá trình mở rộng điều tra vụ án ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người vừa bị Tòa án Hà Nội tuyên 15 năm tù giam về tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ vào ngày 30/1 vừa qua.

Vẫn theo truyền thông trong nước, ông Nguyễn Ngọc Tuấn đã ký 5 văn bản chuyển nhượng nhà đất không đúng giá thị trường khi còn làm Giám đốc sở Xây dựng khiến nhà nước thất thoát 50 tỷ đồng.

Sau đó, khi làm Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng, ông lại ký 2 văn bản cấp quyền sử dụng đất cho Vũ ‘nhôm’ trái quy định pháp luật, gây thiệt hại 90 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

Được biết ông Nguyễn Ngọc Tuấn đã có quyết định nghỉ hưu sớm ngày 1/1/2019 nhưng ông bị miễn nhiệm chức vụ vào ngày 19/12/2018.

Tính đến nay, nhiều cán bộ cấp cao tại Đà Nẵng đã bị khởi tố do có liên quan đến sai phạm đất đai, đặc biệt đối với vụ án ông Phan Văn Anh Vũ. Trong số này có hai ông nguyên chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.

Trong phiên xử ngày 30/1 vừa qua, Tòa án Hà Nội cho rằng ông Phan Văn Anh Vũ lợi dụng vị trí công tác, chủ động chi phối hành vi của những cán bộ công an cấp cao khác.

Bên cạnh đó, 7 dự án nhà đất của Phan Văn Anh Vũ ở Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị tịch thu do xác định đây là tài sản phi pháp do phạm tội mà có.

****************

Năm thành viên Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết bị y án hô to 'đả đảo phiên tòa bất công' (RFA, 18/03/2019)

Năm thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết bị tuyên y án, trong ngày 18 tháng 3 lên tiếng phản đối bản án với lời hô "đả đảo phiên tòa bất công, đả đảo Đảng cộng sản" sau khi tòa bác bỏ kháng cáo của họ.

an2

5 nhà hoạt động của Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết - Courtesy TTXVN, RFA edit

Theo kế hoạch phiên xử phúc thẩm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết gồm các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung (tức sư thầy Nhật Huệ) diễn ra tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng 3. Phiên xử kết thúc vào trưa cùng ngày và tòa giữ nguyên các bản án sơ thẩm.

Trước đó, vào hôm 5/10 năm ngoái, bản án sơ thẩm được tuyên với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" đối với 5 người lần lượt là : ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù giam, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù và Phan Trung (tức sư thầy Nhật Huệ) 8 năm tù về cùng tội danh.

Ngoài ra, những người này còn bị quản chế 3 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong bản án.

Bà Lê Thị Thập, vợ ông Lưu Văn Vịnh là người duy nhất được vào phòng xét xử để xem tòa án xét xử chồng mình sau các cuộc tranh luận "nảy lửa" với tòa án và nhân viên an ninh.

Những thân nhân của các bị cáo còn lại phải vào một phòng khác và xem qua màn hình.

Bà Thập kể lại với chúng tôi như sau :

"Thực sự phiên xử thứ hai này là phiên tòa đầu tiên tôi được chứng kiến. Thì cũng như phiên tòa trước, họ cũng chỉ có đọc và tuyên thôi.

Thẩm phán thì cũng nhảy vào miệng các bị cáo chốt và nói, chứ các bị cáo cũng không được nói hẳn đầu đuôi.

Cũng như phiên tòa trước, họ cũng bác bỏ hầu hết các lời biện hộ của luật sư".

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho 4/5 bị cáo nói với Đài Á Châu Tự Do vào trưa ngày 18/3 cho rằng đây là bản án bất công.

"Tôi tin bản án này xét xử cho họ là hết sức bất công, tôi đánh giá cho rằng đây là những công dân có tinh thần tự giác rất cao, họ muốn có sự đóng góp, cống hiến cho đất nước bằng những suy nghĩ của họ. Và họ chỉ mới trao đổi với nhau về những suy nghĩ như vậy thôi thì họ đã bị bắt rồi.

Thậm chí là ghép họ vào tội rất tày trời, hình phạt rất nặng từ 12 năm trở đi đến 20 năm, chung thân và tử hình.

Tôi rất là tiếc vì chính quyền có thái độ rất nghiêm khắc trong vấn đề này, nghiêm khắc đến mức hà khắc".

Theo vị luật sư thường xuyên tham gia bào chữa cho những người bất đồng chính kiến với chính quyền thì việc kết án những người này, vô tình làm mất đi những công dân có ý thức dân tộc cao, có những tư tưởng phóng khoáng để đóng góp cho đất nước.

Đề cập đến thái độ của những người hoạt động khi bị xét xử vào sáng nay, luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng ông rất cảm phục những người này.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho hay, bài bào chữa của ông nêu ra 5 ý kiến để tranh luận với Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên phía chính quyền tỏ ra hời hợt trong tranh luận mặc dù để cho luật sư có không gian để bào chữa.

Theo vị luật sư thuộc đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh này, ông cho rằng những bị cáo không có ý thức chủ quan lật đổ chính quyền, họ chỉ bàn nhau sẽ đứng ra đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo đất nước khi chính quyền của Đảng cộng sản sụp đổ, và vì thế không có khách thể bị xâm phạm, tội phạm không thể hoàn thành.

Như hiện nay Hiến pháp quy định tên nước là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thì chính quyền là chính quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ không có chính quyền nhân dân", luật sư Mạnh đặt vấn đề với Viện kiểm sát.

Một vấn đề quan trọng khác theo luật sư Mạnh là cơ quan An ninh điều tra đã vi phạm điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự khi từ chối chấp nhận ông và luật sư Nguyễn Văn Miếng tham gia bào chữa cho các bị cáo từ giai đoạn điều tra đối với tội danh có khung hình phạt lên đến tử hình.

Tuy nhiên những luận điểm của luật sư Mạnh ở phiên tòa đều đáp lại bằng cách tranh luận hời hợp, không đi vào trọng tâm của vấn đề theo nhận xét của ông này.

*******************

Hà Nội : Không khởi tố vụ chết người ở Trại tạm giam số 1 (RFA, 17/03/2019)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội hôm 13 tháng 3 năm 2019 gửi thông báo cho người nhà của ông Hoàng Tuấn Long, người chết sau 1 tuần lễ bị giam giữ ở Trại tạm giam số 1, về việc không khởi tố vụ án hình sự này vì nạn nhân "tử vong do bệnh lý" và "không có sự việc phạm tội" xảy ra.

an3

Đám tang anh Hoàng Tuấn Long hôm 26/8/2018 ở Hà Nội Courtesy FB NamAnh

Bà Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Long cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin trên và cho biết thêm là gia đình bà không đồng ý với quyết định này và sẽ làm đơn khiếu nại.

"Vào ngày thứ năm họ hẹn bố mẹ chồng của tôi đến văn phòng của Công an thành phố (Hà Nội), họ đưa cho tờ giấy và cầm về.

Bên gia đình có nói là không đồng ý với quyết định này.

Anh ấy không có bệnh gì, đau dạ dày thì cũng chỉ đau một chút thôi, không đến nỗi nặng như thế.

Gia đình cũng tính làm đơn khiếu nại", bà Hằng nói qua điện thoại.

"Tử vong do bệnh lý"

Theo thông báo số 22 có ký tên của Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Thượng tá Trần Mạnh Hùng đồng gửi cho Trại tạm giam số 1 mà chúng tôi có được, cơ quan này kết luận ông Hoàng Tuấn Long tử vong do bệnh lý, cụ thể là "tình trạng suy tuần hoàn hô hấp không hồi phục do viêm phúc mạc, thủng dạ dày trên một người có thiếu dưỡng cơ tim, xơ mỡ động mạch vành và có tiền sử viêm loét dạ dày".

Ông Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1979, qua đời lúc 6 giờ 45 phút ngày 24/8/2018 tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, thành phố Hà Nội sau một tuần lễ bị tạm giam do trước đó bị Cảnh sát cơ động bắt vào đêm khuya.

Một người Công an trực ban thuộc phường Thổ Quan, quận Đống Đa sau vụ việc nói với Đài Á Châu Tự Do, ông Long bị bắt là do tàng trữ ma túy và qua đời do người này tự cắn lưỡi tự tử, và không có chuyện đánh nạn nhân ở đây.

Pháp y quân đội khám pháp y thấy gãy xương sườn, công an kết luận do "cấp cứu"

Gia đình ông Hoàng Tuấn Long sau vụ việc đã mời cơ quan giám định pháp y quân đội để khám nghiệm thi thể của người thân khi cán bộ quản giáo Trại tạm giam số 1 gọi điện cho người nhà ông Long thông báo về cái chết của ông này.

Mãi đến giữa tháng 1 năm 2019, tức là 5 tháng sau cái chết của ông Long, người thân mới được Công an gọi lên trụ sở để thông báo kết quả giám định pháp y của quân đội.

Giải thích về việc quân đội khám nghiệm nhưng người trả kết quả lại là công an, phía công an thành phố Hà Nội giải thích với gia đình nạn nhân là "tiền phí khám nghiệm bên công an chưa thu xếp được cho bên quân y".

"Vì kết quả đã có từ 2 tháng trước rồi, nên bây giờ công an mới thu xếp được tiền trả cho bên quân y để lấy kết quả về.

Và vì vậy nên bên quân y không có mặt để đọc kết quả khám nghiệm cho gia đình tôi", bà Hằng cho biết.

an4

Thông báo của Công an Hà Nội gửi gia đình Photo : RFA

Theo thông báo của bên Công an Thành phố Hà Nội đề ngày 14/1/2019 này, thì nạn nhân tử vong do bệnh lý, có vết tụ dưới da vùng chẩm phải có kích thước nhỏ do tác động của vật tày, tình trạng gãy xương sườn là do cấp cứu, trong máu, phủ tạng và dịch dạ dày không có ethanol, không có chất ma túy, không có độc chất, HIV 1/2 âm tính.

Người tự tử trong đồn công an là do "dằn vặt về hành vi phạm tội của mình"

Hôm 11 và 12/3 vừa qua, Hà Nội ra điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị mà Hà Nội tham gia ký kết năm 1982.

Trong phúc trình, đại diện Bộ Công An Việt Nam giải thích rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do "phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử", hoặc do phạm nhân mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo từ trước khi nhập trại.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong buổi trả lời các câu hỏi của Ủy ban Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đại diện Việt Nam cũng nói là tỷ lệ tử vong trong đồn công an là rất nhỏ.

"Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam.

Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%.

Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro ; hoặc có 1 trường hợp là tự tử", Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đưa ra số liệu về các trường hợp chết trong trại giam.

Hôm 13/3/2019, Hoa Kỳ công bố Bản Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018, trong đó nêu rõ ở Việt Nam tính đến cuối tháng 11 năm 2018, có ít nhất 11 nạn nhân bị chết trong đồn công an.

Phía chính quyền cung cấp rất ít thông tin về việc điều tra liên quan những cái chết đầy khuất tất đó, thậm chí gia đình các nạn nhân còn bị sách nhiễu và hăm dọa khi yêu cầu chính quyền trả lời cho những thắc mắc của họ về cái chết của người thân.

Con số này phù hợp với số liệu mà Đài Á Châu Tự Do thu thập được trong năm qua trên truyền thông, với 6 trường hợp được cho là tự tử hoặc tự ngã dẫn đến tử vong.

Published in Việt Nam