Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 30 août 2024 16:26

Cứ tưởng có khá hơn

Lại vẫn "Còn đảng, còn mình"

Mới đây, khi vào Thành phố Hồ Chí Minh để trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2 cho Công an ở đây, Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu một bài dài.

congan1

Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong lễ trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Công an ngày 17/08/2024

Vẫn như thường lệ, vẫn là những lời lẽ ba hoa bốc phét về thành tích, về nhiệm vụ, về những thứ mà chỉ tồn tại trên giấy tờ của nhà nước về ngành công an mà thiếu đi thực tế là những gì mà người dân đang chịu đựng, đang suy nghĩ, đang mong muốn ở ngành công an, khi mà cứ nghe nói đến Công an là người dân không giấu nỗi sợ hãi của mình.

Đặc biệt khi mà cả xã hội Việt Nam là xã hội Công an trị, đất nước đã bị biến thành một trại cải tạo, mà ở đó, từ tên trưởng trại, đến đứa văn phòng cũng như mấy đứa bảo vệ hay quản giáo, thậm chí là mấy đứa nhà bếp… đều là công an, thì chẳng cần nói, người ta cũng biết được dân sống như thế nào trong chế độ ấy. Bao trùm lên tất cả là nỗi sợ hãi và sự đe dọa đối với người dân trong mọi mặt đời sống xã hội.

Thế rồi, cũng trong bài phát biểu ấy, Tô Lâm nói một đoạn mà báo chí nhắc lại như sau : "Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, lực lượng CAND, trong đó có Công an TPHCM, luôn luôn gương mẫu đi đầu thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ; xây dựng lực lượng thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì nước quên thân, vì dân phục vụ, chỉ biết "còn Đảng thì còn mình" đúng theo di nguyện của Bác".

Đọc những lời này, người ta thấy điều gì ?

Người ta thấy ở đây một đống lủng củng những từ ngữ mà người viết chỉ đơn giản là làm công tác thống kê và gán ghép lại với nhau một cách tùy tiện bất chấp sự logic của ngôn ngữ.

Trước hết, cần xác định về chức năng, vị trí, nhiệm vụ của Công an là gì ? Công an có phải chỉ để "thực hiện các nghị quyết chỉ thị và kết luận của đảng" hay thực hiện thao các nguyên tắc, luật pháp, văn bản đã được quy định cho Công an ? Theo các văn bản quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay, thì những điều lệ, quy định cho vị trí của ngành công an như sau : "Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội".

Để thực hiện những nhiệm vụ của mình, công an có chức năng như sau : "Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội".

Nghĩa là lực lượng này được quy định chức năng tham mưu về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ pháp luật, chống tội phạm… mà hoàn toàn không có quy định nào là chỉ bảo vệ đảng hoặc phụ thuộc vào đảng.

Bởi ngay cái tên Công an Nhân Dân cũng bao hàm ý nghĩa rằng lực lượng này phải là của Nhân dân. Công an được hình thành từ nhân dân về nhân lực, về tất cả các điều kiện vật chất, cơ sở cho nó tồn tại. Người dân một nắng hai sương làm lụng đủ mọi cách để cống nộp mọi thứ nuôi lực lượng này từ chân đến đầu.

Mục đích việc người dân nuôi hệ thống công an, là nhằm để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, để người dân được sống trong an ninh, hòa bình và xây dựng đời sống hạnh phúc.

Nói một cách vắn tắt nhất, thì lực lượng công an, cảnh sát có chức năng, nhiệm vụ của bầy chó giữ nhà cho ông chủ. Mà ông chủ là người nuôi nấng, chăm sóc nó, ở đây là Nhân Dân. Còn đảng, dù là bất cứ đảng nào, đều chỉ là một tổ chức xã hội của một nhóm người nào đó, không có quyền lấy lực lượng bảo vệ xã hội, được nuôi nấng bởi tiền bạc, của cải của người dân, của toàn xã hội để bảo vệ mình. Đó là nguyên tắc của mọi xã hội văn minh biết cách tổ chức đúng với lẽ thường trên thế giới này.

Với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định rõ ràng như vậy, lực lượng công an, cảnh sát sẽ làm đúng nhiệm vụ, công việc của mình như ở mọi xã hội, mọi quốc gia khác, nếu như ở đó không có một lực lượng chi phối toàn xã hội, mà sự chi phối đó không theo một quy luật nào ngoài luật rừng của đám lục lâm thảo khấu, được bắt đầu từ cuộc "Cướp chính quyền" từ năm 1945.

Điều người ta thấy rõ ràng ở đây, là các văn bản, các quy định của luật pháp như thế nào, thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa trên thực tế. Bởi hệ thống công an, cảnh sát, chỉ biết tuân thủ những kẻ cho ăn, những kẻ nắm quyền lực và tiền bạc. Mà điều dễ thấy ở đám cầm quyền, là sự bất chấp, là sự lỳ lợm và thiếu liêm sỉ nếu có ai nói đến văn bản, đến quy định, đến luật pháp.

Lực lượng đó là một phần của cái gọi là Phong trào Cộng sản quốc tế. Là một chi nhánh, một bộ phận của một thứ lực lượng theo một học thuyết phản động, phản tiến bộ mà thế giới đã vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu. Mọi hoạt động của tổ chức ấy, nhằm phục vụ mục đích lâu dài của Chủ nghĩa cộng sản là bành trướng khắp thế giới cáci học thuyết Mác – Lenin quái gở mà với lý thuyết ấy, thì "Khi lợi ích của đất nước, của dân tộc mâu thuẫn với lợi ích của phong trào Cộng sản Quốc tế, thì Đảng cộng sản phải hy sinh lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc". Trong thực tế lịch sử Việt Nam, thì Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện xuất sắc điều này.

Mặc dù chế độ cộng sản trên toàn thế giới đã sụp đổ, nhưng không vì thế mà tổ chức cộng sản tại Việt Nam thay đổi bản chất. Mà trái lại, chế độ ấy vẫn bám víu lấy những tàn dư còn sót lại, dù đó là những "quái vật" của nhân loại thế kỷ 21. Oái oăm thay, trong số đó có Trung Quốc, là kẻ thù truyền kiếp lâu đời của nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy, càng ngày thì Đảng cộng sản càng thể hiện đường lối phản động của mình khi nhận kẻ thù của dân tộc, của đất nước làm cha, làm quan thầy của mình.

Và vì thế, càng ngày, đảng càng thể hiện sự đối kháng với lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc và nhân dân. Thế nên, đảng chơi trò tháu cáy, lấy lực lượng bảo vệ xã hội, bảo vệ nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình. Và nhân dân đã trở thành "thế lực thù địch" ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, đối nghịch với Đảng cộng sản thể hiện rõ nét là "thế lực thân địch" hoặc "thế lực thờ địch" theo ngôn ngữ dân gian.

Cũng chính vì sự mâu thuẫn giữa lợi ích của đảng và của dân, lực lượng công an được ưu ái nhiều nhất nhằm mua lấy lòng trung thành đối với đảng.

Lực lượng đó trên thực tế, sống bằng tiền bạc, nguồn lực, từ mọi thứ của người dân, nhưng mục đích chỉ là làm "thanh kiếm, lá chắn" cho đảng và "Chỉ biết còn đảng, còn mình", ngoài ra người dân, cộng đồng, đất nước… đều không phải là điều mà lực lượng này quan tâm.

Và khi mà đảng đã dần dần thể hiện rõ ràng hơn bản chất của mình, là gông cùm, gánh nặng của dân tộc thì khi đó, lực lượng công an, cảnh sát được thao túng và cung phụng bằng tiền của, tài sản của công dân bất chấp hạn định.

Với việc định nghĩa cho lực lượng công an nhân dân, nhưng lại "Chỉ biết còn đảng, còn mình", Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã nghiễm nhiên tước bỏ vai trò và bản chất của ngành Công an. Biến lực lượng này thành lực lượng của riêng đảng.

Đó là sự tháu cáy và là sự phản động bởi đi ngược lại quy luật xã hội và đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Tưởng khá hơn, nhưng vẫn chỉ là bổn cũ soạn lại

Chuyện về câu khẩu hiệu "Công an Nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình" đã được phát minh cách đây khoảng 15 năm trước đây. Khi trước mặt chính ngôi nhà Trụ sở Bộ Công an, câu khẩu hiệu này làm choáng váng cả mạng xã hội nói riêng và dư luận nói chung.

Câu khẩu hiệu đó đã ngay lập tức được các diễn đàn bình luận, trở thành nội dung tranh cãi và bàn luận ở nhiều nơi, với nhiều tầng lớp và ở nhiều góc độ khác nhau, để cuối cùng đi đến kết luận khá thống nhất rằng : Đó không là gì khác ngoài sự thể hiện tư duy dốt nát, thiếu vắng trí tuệ. Nó cũng thể hiện sự khủng hoảng về lý luận và đồng thời thể hiện sự vô liêm sỉ bất chấp tất cả mọi khái niệm về ngôn ngữ, thực tế của những người Cộng sản thời nay.

Khi các diễn đàn mạng nổi sóng và bình luận, dư luận xã hội bất bình bởi câu nói hết sức "thiếu chất xám" đó, thì các cơ quan của đảng như Ban Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo với hàng trăm, hàng ngàn các loại Giáo sư, Tiến sĩ và hàng hàng tờ báo, truyền hình… đã im tịt không hề hé răng mở miệng bởi không dám nhận gạch đá dư luận.

Và trong dân gian, nhà thơ Thái Bá Tân đã viết :

Vứt mẹ cái khẩu hiệu

Còn đảng là còn mình.

Thế mai kia đảng chết,

Không lẽ mày quyên sinh ?

(Thái Bá Tân – Nói với cháu rể)

Thế rồi thời gian qua đi, người ta cũng chỉ nghĩ rằng : Thôi có lẽ đó cũng chỉ là một lần "lỡ miệng" hoặc chỉ là sản phẩm của một quan chức nào đó trong một cơn ngáo đá không thể kiềm chế và người khác không dám cưỡng lại nên mới có cái sản phẩm quái gở đó. Thế nên, những câu nói đó, cũng dần dần quên đi, nếu có nhắc lại, thì người ta cũng chỉ nhắc đến như hiện tượng ngáo đá của các quan chức cộng sản vào cái thời mà ma túy dễ hơn mua rau này.

Thỉnh thoảng, nếu có quan chức nào vốn mắc căn bệnh "nhai lại" theo thói quen nịnh bợ và thiếu tư duy của quan chức, thì đềi bị cộng đồng và dư luận nhắc đến để minh chứng cho hiện tượng thiểu năng trí tuệ mãn tính mà thôi.

Thế rồi Tô Lâm lên vù vù các chức vụ đến chiếc ghế to nhất của đất nước, mà cả hai ghế luôn thì người ta nghĩ rằng "Cháu nó lú thì có chú nó khôn", nên nếu Tô Lâm không biết cách nghĩ cho rành mạch, nói cho rõ ràng tròn vành rõ chữ, thì còn có đám cận thần, tay chân còn viết sẵn, còn mách nước cho mà phát biểu, thế nên sẽ hy vọng là đỡ ngáo đá hơn ngày xưa.

Nhưng, thiên hạ đã nhầm. Những lời Tô Lâm nói hôm nay, nhất là "Còn đảng, còn mình" thì người ta thở dài ngao ngán : Vậy là cũng chỉ đến thế mà thôi. Chỉ là não trạng nô lệ vẫn cứ bám dai dẳng vào Tô Lâm từ ngày xưa vẫn còn tồn tại.

Điều khác ở đây, là tại cuộc họp đó, Tô Lâm dùng Hồ Chí Minh làm chiếc bình phong để che đậy cho Đảng - là cái "Bình đựng chuột" ngày nay. Thế nên, Tô Lâm đã ghép cái gọi là "Công an Nhân dân còn đảng còn mình" gắn vào miệng Hồ Chí Minh, rằng là "theo đúng di nguyện của bác".

Quả là khá hỗn láo và táo bạo khi Tô Lâm cố gán cái suy nghĩ quái đản của mình cho Hồ Chí Minh. Sự gán ghép này, chỉ bởi Tô Lâm cho rằng, với cái hư danh mà Đảng đã tạo ra cho Hồ Chí Minh, thì cái hư danh ấy vẫn còn có thể làm lá chắn, tạo sự mê hoặc cho cộng đồng dân chúng mụ mị và tin vào đảng.

Nhưng, điều mà Tô Lâm không biết, đó là ngày nay, có thể là người dân không dám nói ra bởi súng đạn, bởi nhà tù sẵn sàng đón họ bằng các điều luật mơ hồ "chỉ có ở Việt Nam", nhưng không phải là họ không biết thực chất vấn đề xã hội, bản chất của đảng là gì.

Và đặc biệt là người dân rất hiểu đằng sau những vầng "hào quang Hồ Chí Minh" được đảng tạo ra nhằm lừa bịp dân chúng là gì, nó đã không còn tác dụng như xưa.

Điều người dân thấy rõ nhất ở đây, là dù leo lên đến chức vụ nào, dù ngồi ở chiếc ghế nào, thì bộ não ấy, tư duy ấy vẫn không hề thay đổi.

Và đó là đại họa của đất nước, dân tộc Việt Nam.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 30/08/2024

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn
mardi, 02 novembre 2021 23:19

Còn Đảng còn mình

"…Khi có chuyện xảy ra thì bên cạnh Đảng và nhà nước, chỉ còn rõ nhất Quân đội và Công an"

condang1

Ảnh minh họa Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng công an Tô Lâm duyệt đội công an danh dự và chào thăm hỏi tướng lĩnh công an

Ông Lê Doãn Hợp (70 tuổi), nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng thông tin và truyền thông, nguyên bí thư tỉnh ủy Nghệ An nói trên trang Vietnamnet : " Khi diễn tập, chúng ta làm rất tốt và bài bản, nhưng khi có chuyện xảy ra thì bên cạnh Đảng và nhà nước, chỉ còn rõ nhất Quân đội và Công an". Vậy quân đội và công an trong lúc này có thể bảo vệ được Đảng của họ nếu có chuyện gì xảy ra không ? Câu trả lời là không ! (*)

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam kể từ ngày thành lập cho đến 30 tháng 4 năm 1975 đã chiến thắng được hai kẻ thù lớn nhất là Pháp và Mỹ, tự hào là vô địch, nhưng cũng kể từ sau ngày ‘đại thắng’ đó các dấu hiệu rệu rã, mất tinh thần được thấy rõ. Càng về sau, càng rõ hơn đến mức đảng không thể che giấu được. 

Sau ngạc nhiên, bàng hoàng, ngỡ ngàng như chuột vô tình sa chĩnh gạo, người lính Giải phóng, chú Công an chợt thấy mình bị đảng lừa. Càng cấp cao, càng có sự hiểu biết, càng thấy mình bị lừa ghê gớm hơn. Anh lính quèn nhìn vào những vùng quê trù mật, thành phố hoa lệ khác xa với miền Bắc thiên đường thấy mình bị lừa. Cấp chỉ huy của họ, những người có chút hiểu biết, nhìn cao hơn một chút, thấy xã hội miền Nam tự do, đạo đức hơn hẳn miền Bắc, nhận ra mình từ lâu phải sống trong kềm kẹp, ngu dân. Thấy mình bị lừa nặng, nhưng chẳng ai trong đám giải phóng quân dám hở môi nói cho đồng chí, chỉ thở ra với người bà con ruột thịt trong Nam, "Chúng tôi bị lừa". Từ quan chí lính nhận ra điều đảng thôi thúc họ mau mau giải phóng một miền Nam nghèo nàn, đói khổ, bị kềm kẹp, áp bức là không đúng. Hy sinh của họ chỉ phục vụ cho tham vọng của Đảng. Từ đó tinh thần chiến đấu của họ bốc hơi. Tinh thần xuống nhưng lòng tham của cải vật chất của người cộng sản từ lâu sống trong miền Bắc ‘vô sản’ không có gì để ham muốn bùng phát dữ dội. Lính vơ vét theo kiểu lính, quan, tướng vơ vét theo kiểu quan tướng, từ con búp bê, cái sườn xe đạp, cái đổng, cái đài giá vài chục đồng đến chiến lợi phẩm, nhà cửa, đất đai hàng ngàn tỷ đồng. 

Hàng ngàn căn cứ quân sự bị chia 5, xẻ 7 bán đất, bán nền ; tiền trong ngân hàng, đồ quý hiếm trong viện bảo tàng cũng bị đánh cắp. Hàng tỷ đô la chia chác nhau từ địa phương đến trung ương, từ trung đoàn, sư đoàn, quân khu, bộ quốc phòng đến bộ chính trị.

Từ lính, đến quan, tướng, cả công an, quân đội bị thử thách trong miền Nam trù mật, phớt lờ những công điện mật từ trung ương gửi vào lấy lệ yêu cầu tránh "những viên đạn bọc đường"

Từ ngay sau cuộc chiến mù lòa, tất cả các tướng lãnh trong quân đội nhân dân lộ mặt ngu tối, tham lam, hèn hạ.

Để lấp đầy khoảng tinh thần yếu kém của quân đội, công an, từ những năm sau này, đảng cộng sản ngày càng mạnh tay rót ngân sách cho các lực lượng võ trang, tăng cường những khí tài, phương tiện ngày càng hiện đại, những kỹ thuật tối tân. Dù vậy tinh thần quận đội, công an không khá lên được. Tinh thần quân đội không phụ thuộc vào vũ khí tối tân được trang bị mà phụ thuộc vào tinh thần của cấp chỉ huy và binh lính. Cấp chỉ huy có tinh thần chiến đấu phải là người hết lòng vì dân vì nước, và tự nhiên, nếu dám hy sinh vì dân vì nước họ không thể là những kẻ tham nhũng, ăn cắp hạ cấp. Minh chứng cho sự không còn tinh thần chiến đấu của quân đội và công an Việt Nam rõ nét nhất là hàng chục tướng lãnh trong 2 lực lượng này lần lượt ra tòa vì các tội danh mà chỉ những người không có danh dự, mạt hạng mới mắc phải như tổ chức đánh bạc, buôn lậu, tham nhũng, nhận hối lộ… Những kẻ phải ra tòa nằm trong phe yếu thế trong đảng bị cách chức, ngồi tù, đuổi khỏi tổ chức, nhưng những kẻ còn lại, ở phe mạnh hơn, còn tệ hại hơn thế nhiều.

Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực muốn nâng cao uy tín của quân đội và công an trong con mắt người dân. Trong đại dịch vừa qua, họ đưa hàng sư đoàn quân Bắc Việt vào gọi là chi viện chống dịch, nhưng dân miền Nam xem đó như đoàn quân Nam Tiến vào "Chống Địch", chống lại dân chúng Miền Nam. Những ngày đầu, quân nhân mang súng đứng mọi nẻo đường cùng công an, dân phòng kiểm soát người dân, dù những ngày sau họ bỏ súng lại doanh trại, dân miền Nam vẫn nhìn họ với ánh mắt nghi ngờ. Dân Sài Gòn, vốn không ưa dân miền Bắc nhất là lính miền Bắc, hỏi nhau, "Cần quân đội giúp Sài Gòn sao không điều các sư đoàn quân miền Nam ?"

Dưới mắt người dân lực lượng công an còn xa lạ hơn nếu không muốn nói là bị dân ghét bỏ. Các video clip, hình ảnh, kèm theo các bài viết, lời bình luận cho thấy lực lượng áo vàng, áo xanh bị dân đánh giá là không tốt đủ kiểu, từ ăn hối lộ, vòi tiền lái xe, đánh dân, cướp phá các chị bán hàng rong, cho đến những tội tày đình như giết người trong trại tạm giam, đánh đập người dân oan giữ đất, người biểu tình, nhất là vụ giết người ghê tởm ở xã Đồng Tâm khiến công an trở nên như hung thần của dân. 

Dự trữ của quân đội là nhân dân. Ông Lê Doãn Hợp nói, " Khi diễn tập, chúng ta làm rất tốt và bài bản, nhưng khi có chuyện xảy ra thì bên cạnh Đảng và nhà nước, chỉ còn rõ nhất Quân đội và Công an". Điều đó cho thấy dân đã quay lưng với hai lực lương này, rõ hơn, dân quay lưng lại với Đảng cộng sản Việt Nam.

Quân đội, công an mạnh có mục tiêu chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhân dân chứ không vì một chế độ, đảng phái nào. Nếu như thế mới được dân yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, giáo dục, trở nên như hậu phương, là nhà của họ.

Qua lời ông cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông, người biết rõ tinh thần quân đội, công an và tình trạng, tin tức trong nước không thể sai, thì nếu có một cuộc lộn xộn xảy ra trong nước, có chuyện đụng độ giữa người dân và đảng cộng sản, được bảo vệ bởi hai lực lượng võ trang đến tận răng là quân đội và công an này chắc chắn đảng cộng sản sẽ thua. Kể cả với 5% đảng viên, không có hậu thuẫn bởi người dân như ông Hợp nói, không có dự trữ, sớm hay chiều, dù đụng độ với người dân tay không, hay với bất cứ thế lực xâm lược nào, chắc chắn hai lực lượng võ trang của Đảng là quân đội và công an này sẽ nhanh chóng tan vỡ.

Người Tân Định

Nguồn : VNTB, 02/10/2021

Tham khảo

(*) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59062807

Additional Info

  • Author Người Tân Định
Published in Diễn đàn

Cựu Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh bị bắt (VOA, 06/04/2018)

Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tng cc trưởng Cnh sát - Bộ công an, va b bt giam trong cuc điu tra liên quan đến đường dây đánh bc nghìn t đng đã gây chn đng dư lun Vit Nam mới đây.

congan1

Trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên Tng cc trưởng Tng cc Cnh sát, Bộ công an.

Cổng thông tin đin t ca Bộ công an Việt Nam hôm 6/4 loan báo vic khi t và bt tm giam người mà h gi là "b can Phan Văn Vĩnh", da trên Điu 281 - B lut Hình s Vit Nam, v ti "li dng chc v, quyn hn trong khi thi hành công v". Thông báo này cho biết ông s b tm giam trong thi gian 4 tháng.

Hãng tin Reuters loan tin này, nói rằng ông Vĩnh là quan chc cnh sát cp cao th nhì b giam gi trong chưa đy mt tháng vì b tình nghi có liên quan ti đường dây đánh bc xuyên quc gia, trong bối cnh mt chiến dch chng tham nhũng quy mô ti Vit Nam.

Quan chức cnh sát cp cao b bt trước ông Vĩnh là cu Thiếu tướng Nguyn Thanh Hóa, nguyên Cc trưởng Cnh sát phóng chng ti phm công ngh cao. Ông Hóa b bt hôm 11/3 đ điu tra về tội "t chc đánh bc" da trên Điu 249 ca B lut Hình s. Theo thông tin chính thc trên báo chí trong nước, ông Hóa b cáo buc là đã "bo kê" cho đường dây đánh bc do hai ông Nguyn Văn Dương, Ch tch Hội đồng quản trị công ty đu tư phát trin an ninh công nghệ cao - CNC, và ông Phan Sào Nam, nguyên ch tch Hội đồng quản trị ca VTC Online, cm đu.

Cho tới nay đã có 80 người b khi t liên quan ti đường dây dánh bc nghìn t đng này.

Tướng Phan Văn Vĩnh tng được ca tng v nhng thành qu ln trong vic phá v các băng nhóm tội phm, và nh thành tích đó, đã được phong tng danh hiu "Anh hùng Lc lượng Vũ trang Nhân dân".

Cổng đin t ca Bộ công an còn cho hay là ngày 6/4 trước khi b khi t và tm giam, tướng Phan Văn Vĩnh đã b Ch tch nước Trn Đi Quang tước danh hiệu Anh hùng Lc lượng vũ trang nhân dân".

Tướng Vĩnh tng đóng vai trò quan trng trong v bt gi "bu Kiên", lãnh đo và phi hp vi các cơ quan thm quyn Đc, M, Canada, Séc.. trong vic truy lùng ông Trnh Xuân Thanh theo lnh truy nã quc tế.

Ông Vĩnh từng đm nhim chc v Phó giám đc và sau đó, Giám đc công an tnh Nam Đnh. Ông cũng là Đại biu quc hi khóa XII, thuc Đoàn đi biu Nam Đnh.

Hồi đu năm nay đã r lên tin đn rng Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã b bt, tuy nhiên Bộ công an hôm 12/1 cực lc bác b tin này. Báo Pháp lut lúc đó trích li Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ công an, khng đnh chuyn ông Vĩnh b khi t là "không chính xác".

Theo luật hình s Vit Nam, bt c ai b kết ti "li dng chc v, quyn hạn trong khi thi hành công vụ" có th đi mt vi bn án ti đa là 15 năm tù.

*****************

Bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh 4 tháng (Tuổi Trẻ, 06/04/2018)

Ngoài bị khởi tố bị can, ông Phan Văn Vĩnh còn bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra và tước danh hiệu công an nhân dân.

congan2

Ông Phan Văn Vĩnh - cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - đã bị tước danh hiệu công an nhân dân - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Chiều ngày 6/4, Bộ công an đã có thông tin chính thức về việc ông Phan Văn Vĩnh - cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - bị khởi tố.

Theo thông tin từ Bộ công an, cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Các lệnh khởi tố, bắt tạm giam này là căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự "sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố", liên quan đến nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa và các bị can Nguyễn Văn Dương (khi đó là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VTC Online).

Cũng trong ngày hôm nay 6/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký quyết định tước danh hiệu công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.

Cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thân Hoàng

******************

Khởi tố cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh (Tuổi Trẻ, 06/04/2018)

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành công an gây rúng động dư luận thời gian qua.

congan41

congan42

Ảnh minh họa - TTO

Ngày 6/4 , Cơ quan An ninh điều tra, công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an - để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Trước đó, công an Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can ông Phan Văn Vĩnh.

Trước khi bị khởi tố ông Vĩnh có cấp bậc trung tướng.

Liên quan đến vụ án này, ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao - để điều tra về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Dù là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên khi phát hiện sai phạm, ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này. 

Vì vậy đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".

Hai bị can cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Dương (khi đó là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VTC Online).

Đến nay cơ quan điều tra đã làm rõ ông Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club.

Cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là khoản hơn 2.700 tỉ đồng. 

Đây là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia vì đã có hàng triệu USD được chuyển ra nước ngoài. Đến nay cơ quan chức năng thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố hơn 80 bị can, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh, nguyên là tướng công an.

congan4

Ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và Phan Sào Nam đã bị bắt tạm giam trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ công an), sinh năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Trước khi giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh từng là giám đốc công an tỉnh Nam Định. 

Ông Vĩnh cũng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.

Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Phan Văn Vĩnh nhất là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện và vụ bắt "bầu" Kiên.

Ông Vĩnh là trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra. Ông cũng chính là trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.

Tướng Phan Văn Vĩnh thôi giữ chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 4/2017 để nghỉ theo chế độ.

Tại buổi họp báo của Bộ công an ngày 15/1, một số phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa (cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ công an) có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ.

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết vụ đánh bạc ở Phú Thọ, hiện cơ quan công an đã khởi tố vụ án. Bộ công an giao các lực lượng nghiệp vụ, chức năng của bộ phối hợp với công an Phú Thọ và giao giám đốc công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo điều tra.

Theo trung tướng Yến, những thông tin trên mạng xã hội, trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.

Thân Hoàng

********************

Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt (BBC, 06/04/2018)

Bộ công an Việt Nam chính thức xác nhận một trong những tướng công an nổi tiếng nhất Việt Nam, đã nghỉ hưu, bị khởi tố vì liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỉ.

congan5

Cận cảnh nơi cựu tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh ở trước khi bị bắt

Trang web Bộ công an cuối ngày 6/4 cho hay ông Phan Văn Vĩnh đã bị công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng.

Cùng ngày 6/4, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.

Ông Phan Văn Vĩnh - cựu trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an - bị công an tỉnh Phú Thọ khởi tố với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vị tướng công an này từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ông làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 12/2014 đến khi nghỉ hưu vào tháng 4/2017.

Trước đó, hôm 11/3, công an tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.

Ban bí thư Đảng cộng sản, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố đây là vụ án "có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng công an".

congan6

Cờ bạc qua mạng nay là ngành dịch vụ trị giá hàng tỷ USD

Thông tin chính thức trên báo chí Việt Nam tới nay nói rằng hai người cầm đầu đường dây đánh bạc qua mạng là ông Nguyễn Văn Dương (khi đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VTC Online).

Hai cổng game điện tử liên quan có tên là Rikvip và Tip.club.

Báo Tuổi Trẻ nói cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là 2.700 tỉ đồng.

Có tin nói 80 người đã bị khởi tố cho tới nay.

Sinh năm 1955 ở Nam Định, ông Phan Văn Vĩnh từng là Giám đốc công an tỉnh Nam Định.

Nổi tiếng trong các vụ triệt phá tội phạm, ông lên đến chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm.

Cuối năm 2014, ông Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an.

Published in Việt Nam

Phải chăng Bộ công an đã hết thời hoàng kim ? (RFA, 03/04/2018)

Ngày 2/4/2018, báo chí Việt Nam đưa tin, Bộ công an sẽ bị xóa bỏ tất cả sáu tổng cục đang có, hạ cấp các bộ tư lệnh, giảm biên chế triệt để. Trang mạng VTC còn nói rằng việc giải thể, sắp xếp lại bộ máy của ngành công an sẽ tác động trực tiếp đến hàng chục sĩ quan cấp tướng trong ngành, là những người giữ chức tổng cục trưởng, tổng cục phó, cục trưởng, cũng như các sĩ quan cấp tác các cục, các phòng.

congan1

Lực lượng công an canh gác quanh phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, một nông dân mất đất, tháng 11/2016. AFP

Sau khi tin về việc xóa bỏ các tổng cục của Bộ công an được đưa ra, nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng làm việc trong cơ quan an ninh Việt Nam trước kia, viết trên trang CaliToday tại Mỹ rằng việc cải tổ Bộ công an đã được Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam bàn tới từ cuối năm 2017, và đặc biệt là cơ quan có quyền lực nhất Việt Nam đã không đồng ý phương án cải tổ Bộ công an do chính bộ này đưa ra vào đầu năm nay.

Ông Phạm Chí Dũng nhấn mạnh đến hai vụ bắt bớ những sĩ quan công an cao cấp vào đầu năm 2018 là ông Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, tự Vũ Nhôm, và ông Thượng tướng Nguyễn Thanh Hóa, đã giáng một đòn mạnh vào Bộ công an.

Ông "Vũ Nhôm" có quân hàm thượng tá công an, được cho là bị bắt về những lũng đoạn thị trường nhà đất và quyền lực tại Đà Nẵng. Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến một đường dây đánh bạc.

Vào trung tuần tháng 3/2018, nhà báo Phạm Chí Dũng nói với đài RFA từ Sài Gòn :

"Qua những vụ bắt tướng công an, bắt Vũ Nhôm, trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới, có lẽ vai trò và vị trí của ông Tô Lâm chịu một thử thách rất lớn. Nếu ông ấy tồn tại được ở cương vị bộ trưởng thì đấy là một điều đáng ngạc nhiên".

Ông Phạm Chí Dũng còn đưa ra dự đoán trên tờ CaliToday rằng sẽ có sắp xếp lại về nhân sự ở Bộ công an, kể cả những nhân sự cao cấp nhất, trước cả đại hội trung ương Đảng cộng sản lần thứ 7, dự trù tổ chức vào tháng 5 tới đây.

Nhận định về ông Tô Lâm, Bộ trưởng đương nhiệm, Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội, viết trên Facebook, cho rằng ông là người có những ý định cải cách khá cởi mở.

Vào ngày 17/3, đám tang cựu Thủ tướng Phan Văn Khải được cử hành tại Sài Gòn, báo chí Việt Nam công bố danh sách ban lễ tang, trong đó ông Tô Lâm đứng hàng thứ 13. Một số nhà quan sát căn cứ vào đó nói rằng vai trò của ông Tô Lâm đã suy giảm, vì trong những dịp lễ nghi như vậy, tầm quan trọng của một quan chức có liên quan đến vị trí danh dự của họ trong danh sách ban lễ tang.

Một nhà nghiên cứu chính sách tại Hà Nội, xin ẩn danh nói với chúng tôi rằng có lẽ ông Tô Lâm sẽ không bị đụng đến, vì hình phạt mà Bộ chính trị giáng xuống là bỏ tất cả các tổng cục của bộ này đã là một hình phạt nặng nề.

Nhà báo Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi vào giữa tháng 3/2018 :

"Vai trò của Bộ công an, mặc dù vẫn được xem là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ Đảng cộng sản, nhưng có lẽ đã vượt qua cái đỉnh quyền lực và danh vọng của nó hồi năm 2016 rồi".

Đầu năm 2016, sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12, người ta thấy một loạt nhân vật công an được đưa vào bộ máy quyền lực chính trị cao nhất Việt Nam hiện nay là Bộ chính trị của Đảng. Trong số đó có ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, ông Trương Hòa Bình Phó Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban tổ chức trung ương đảng.

Bình luận với chúng tôi về những diễn biến mới nhất liên quan tới Bộ công an, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Hawaii nói với chúng tôi rằng việc giảm biên chế ở Bộ công an là nằm trong việc giảm biên chế chung của cả bộ máy chính phủ, tuy nhiên những vụ bắt bớ các sĩ quan công an như vừa qua chứng tỏ quyền lực Bộ công an bị suy giảm.

Có ảnh hưởng tích cực tới việc giảm bới đàn áp dân chủ nhân quyền trong nước hay không ?

Trả lời chúng tôi câu hỏi rằng liệu với sự suy giảm quyền lực của Bộ công an, việc đàn áp xã hội dân sự có giảm đi hay không ? Và đó có phải là sự chuyển biến tích cực của xã hội Việt Nam hay không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng trả lời :

"Tích cực một cách vô hình chung, chứ không có chủ ý, tức là thời thế tạo ra như vậy. Nhân quyền và xã hội dân sự có thể vô hình chung được hưởng lợi chứ không phải do sự tác động của xã hội dân sự và nhân quyền đối với Bộ công an, tại vì cho tới giờ tất cả những tác động như vậy là không ăn thua. Công an ngày càng công an trị, chẳng qua sự sa sút và suy yếu của Bộ công an, có vấn đề khó khăn về ngân sách này kia làm cho công an không còn toàn tâm toàn ý đàn áp giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam".

Vào đầu năm 2016, trong lúc có những thông tin về những viên tướng công an được thăng tiến trong chính trường Việt Nam ở Đại hội đảng lần thứ 12, Linh mục Phan Văn Lợi, một nhà hoạt động dân sự bất đồng chính kiến tại Huế có nói với đài RFA rằng ông lo ngại việc đó sẽ thúc đẩy sự đàn áp lên phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Tháng 4/2018, nói chuyện với chúng tôi một ngày sau khi tin tức về việc chấn chỉnh Bộ công an được đưa ra, Linh mục Phan Văn lợi nói :

"Bất cứ chế độ cộng sản nào thì họ cũng gây dựng sức mạnh, duy trì quyền lực trên lực lượng công an. Không thể nào họ lại không làm cho lực lượng này mạnh mẽ. Đây là việc tinh giản biên chế, sắp xếp nội bộ của họ thôi. Còn bàn tay sắt của Đảng cộng sản thì lúc nào cũng chực giáng xuống".

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, sự đàn áp dân chủ trong nước cũng có thể được giảm xuống nhờ vào những áp lực quốc tế.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sau chuyến đi sang Pháp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề nhân quyền đã được hai bên đặt lên hàng đầu trong tuyên bố chung của hai nước. Chuyến đi này được giới quan sát cho rằng Cộng đồng Châu Âu, mà đại diện là nước Pháp đã tạo sức ép lên ông Nguyễn Phú Trọng, để đánh đổi lấy những hiệp định thương mại mà Việt Nam rất cần trong tình hình kinh tế hiện nay.

Linh mục Phan Văn Lợi không đồng ý rằng sức ép từ nước ngoài có tác động đáng kể. Ông nói rằng muốn biết việc đàn áp dân chủ nhân quyền tại Việt Nam có giảm hay không thì hãy chờ xem phiên tòa xử những người hoạt động dân sự thuộc tổ chức Hội anh em dân chủ vào ngày 5/4/2018.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 03/04/2018

***************************

Bộ công an ‘không còn cấp tổng cục’ (Người Việt, 02/04/2018)

Tin trong nước cho hay, hôm 2 tháng Tư, Bộ chính trị cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết về việc "sắp xếp bộ máy Bộ công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Theo đó, Bộ này "sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa".

congan2

Trụ sở Bộ công an cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. (Hình : Internet)

Báo điện tử VietnamNet tường thuật : "Việc bỏ hẳn cấp tổng cục là một đột phá bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục cảnh sát, Tổng cục an ninh. Cấp tổng cục ở Bộ công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ-cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng".

Tờ báo cũng cho biết động thái nêu trên dẫn tới việc giải thể "hàng chục đơn vị cấp dưới có tính chất tham mưu, phục vụ chung như các cục tham mưu, hậu cần, chính trị…".

Theo truyền thông Việt Nam, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương thuộc Bộ công an sẽ giải thể, sáp nhập còn khoảng 60 đơn vị.

Động thái "sắp xếp bộ máy Bộ công an cộng sản Việt Nam" diễn ra trong bối cảnh bộ này vừa rúng động trước tin quan chức công an bị ghi nhận bảo kê đường dây ‘đánh bạc’ triệu đô được loan báo hồi tháng trước. Trong vụ này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, Bộ công an, "đã bị triệu tập nhiều lần". Cùng thời điểm, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, người cũng là cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) thuộc Bộ công an, bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra tội "Tổ chức đánh bạc".

Ngoài ra, liên quan đến vụ ông Vũ ‘Nhôm’, có suy đoán rằng một số nhân vật cấp cao trong ngành công an đang nằm trong tầm ngắm : Trung tướng, thứ Trưởng Bộ công an Bùi Văn Thành, Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu thứ trưởng Bộ công an phụ trách tình báo đã nghỉ hưu, người bị cho là ký tên trong thẻ ngành công an của ông Vũ ‘Nhôm’.

Trên mạng xã hội ngày 2 tháng Tư có một số ý kiến đánh giá tin Bộ công an giải tán cấp tổng cục là "công cuộc đại phẫu" lực lượng này. Tuy vậy, ở chiều ngược lại, cũng có bình luận cho rằng động thái này thật sự không đem lại thay đổi gì đáng kể ngoài chuyện "mị dân". Vì vấn đề cấp bách là phải giảm thẩm quyền của Bộ này trong điều tra, tăng thẩm quyền của Viện Kiểm Sát lên tương ứng thì không thấy làm.

Trong một diễn biến khác, hồi đầu tháng Ba, 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Giao Thông dẫn lời : "Phải luôn bảo vệ, giữ gìn danh dự và uy tín của lực lượng công an, không để kẻ địch mua chuộc, lôi kéo, tấn công vào nội bộ ngành công an".

Ông Trọng cũng dặn dò lực lượng công an "luôn phải giữ mình trong sạch, vững vàng, không sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, "lợi ích nhóm", không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường, không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước và nhân dân".

Cũng cần nhắc lại, hồi tháng Chín, 2016, ông Trọng được ghi nhận trở thành tổng bí thư đầu tiên nắm cả đảng ủy Quân sự lẫn đảng ủy Công an trung ương.

Nhà báo tự do Huy Đức, tức blogger Trương Huy San bình luận trên trang cá nhân về tin Bộ công an cộng sản Việt Nam "không còn cấp tổng cục" : "Nhờ công ‘đóng’ hàng nghìn ‘ghế’ cấp cục trở lên, một bộ trưởng bộ công an từng được gọi là ‘ông thợ mộc’. Ông Hun Sen (Thủ tướng Campuchia) ban phát hơn 5,000 lon tướng cho thuộc cấp. Sao vạch không chỉ được dùng để củng cố lòng trung thành mà còn xây lũy, dựng thành cho tham nhũng. Tuy đây chưa phải là cải cách căn bản, nhưng đã là một bước đi quan trọng. Hy vọng số bị ‘tinh giản’ là ‘đúng người’ hy vọng từ nay, các nhà lãnh đạo cấp cao không đặt mình vào thế trở thành ‘con tin’ cho các tướng". (T.K.)

**************************

Bộ công an thay đổi lớn về tổ chức (CaliToday, 03/04/2018)

Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vừa ban hành một nghị quyết quan trọng đối với ngành công an. Theo nghị quyết này, bộ máy ngành công an sẽ xóa sổ hoàn toàn những tầng nấc trung gian của lực lượng này. Sáu cấp tổng cục sẽ không còn, và hai cấp bộ tư lệnh sẽ bị hạ cấp.

congan3

Công an Việt Nam được coi là "thanh kiếm, lá chắn" để bảo toàn sự tồn vong cho chế độ độc tài Cộng sản. Ảnh : AFP

Theo nghị quyết của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, việc xóa sổ các cấp tổng cục và hạ cấp bộ tư lệnh là nhằm thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong ngành công an để cho "tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Sáu tổng cục hiện tại bao gồm : Tổng cục An ninh (Tổng cục 1), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2), Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3), Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Tổng cục 4), Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5), Tổng cục Cảnh sáng Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8).

Hai Bộ tư lệnh Cảnh vệ (K10) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20) cũng sẽ bị hạ cấp.

Cùng với đó, từ 126 cục sẽ tinh gọn còn thành 60 cục.

Trong một cuộc họp báo báo giữa tháng 1/2018, thứ trưởng Bộ công an Bùi Văn Nam cho biết sẽ hoàn thiện việc tinh gọn bộ máy trong năm 2018. Và việc tinh gọn này không chỉ ở cấp Bộ, mà còn xuống tận cấp tỉnh, thậm chí là cấp huyện. Có một chi tiết đáng chú ý là mô hình Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì nay phải quay về trực thuộc phòng do công an tỉnh quản lý như trước đây.

Việc xóa bỏ cấp tổng cục và hạ cấp Bộ tư lệnh khiến cho nhiều tướng tá công an lo lắng cho số phận của mình. Những người trước đây đang là Tổng cục trưởng, tổng cục phó hay Cục trưởng, cục phó sẽ không biết được điều về ngồi ở vị trí nào. Hiện nay, trong Bộ công an có đến hơn 40 cấp trung tướng, thiếu tướng đang là tổng cục trưởng, tổng cục phó. Những người này sẽ lo lắng cho số phận của mình nhất. Vì đi kèm với việc mất chức kéo theo đó sẽ mất rất nhiều quyền lợi. Ngoài 40 cán bộ cấp trung tướng, thiếu tướng thì còn trên 300 cán bộ cấp vụ, cục phải được sắp xếp lại.

Chắc chắn những người bị "tinh giản" sẽ có một số phản ứng không hay khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Trong số này không tránh khỏi việc bị thanh trừng do không cùng phe cánh, không biết cách "chạy chọt" đúng chỗ.

Từ các tin tức mà chúng tôi thu thập được, để giải quyết số lượng tướng tá quá nhiều hiện nay, họ sẽ được điều chuyển về cấp tỉnh. Từ cấp tỉnh sẽ điều chuyển về cấp huyện. Từ cấp huyện sẽ điều chuyển về cấp xã. Sắp tới đây, chức vụ trưởng công an, phó công an xã sẽ do những sĩ quan được đào tạo bài bản phụ trách nhằm chuyên nghiệp hơn, không phải được đảm trách bởi những người không qua trường lớp công an.

Cũng trong tuần này, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi luật công an nhân dân.

Nếu trước đây quyền lực được phân bổ giàn trải cho nhiều tướng tá công an, thì nay nó được tập trung vào một số người. Việc kiểm soát kiểm lực lãnh đạo công an, một bộ được coi là siêu quyền lực trong bộ máy sẽ trở nên nan giải.

Cũng trong tuần này, Chính phủ cộng sản Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi luật công an nhân dân.

Với những thay đổi lớn trong cơ cấu bộ máy ngành công an chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của các tướng tá. Để tranh giành các chức vụ của nhau, sắp tới đây chắc chắn sẽ có những màn đấu đá rất hay trong Bộ công an.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam
mardi, 03 janvier 2017 20:05

Vẫn cứ mị dân

midan1

Hồi ký "Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng" của cựu tổng biên tập báo Lao Động Tống Văn Công (Nhà xuất bản Người Việt, California, USA, tháng 10/2016)

Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 24/10/2016 đã kiêu ngạo và trơ trẽn viết rằng : "Không có lực lượng chính trị nào có đủ lương tâm, trí tuệ và sức mạnh hơn Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện chế độ xã hội và bảo vệ Tổ quốc", nhưng đất nước tan hoang và lòng dân ly tán như ngày nay cũng bởi đảng cộng sản mà ra.

Nghịch lý này đã chứng minh khi có những người Việt Nam vì lầm đường lạc lối đi theo cộng sản như cựu tổng biên tập báo Lao Động (1989 - 1994), Tống Văn Công mà phải rút hết tâm can để viết tập hồi ký "Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng" (Nhà xuất bản Người Việt, California, USA, tháng 10/2016).

Hay như ông Trương Như Tảng, bộ trưởng Bộ Tư pháp trongChính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) vì quá thất vọng với chế độ cộng sản sau 1975, đã phải vượt biển đào thoát trên một chiếc thuyền vào tháng 8 năm 1978.

Sau khi định cư tại Pháp, ông Tảng viết hồi ký bằng tiếng Pháp để nói về nỗi cay đắng của những người miền Nam theo cộng sản. Cuốn sách mang tên "Mémoire d'un Vietcong", bản dịch tiếng Anh là "A Vietcong Memoir", tiếng Việt là "Hồi Ký của một Việt Cộng", viết chung với David Chanoff và Đoàn văn Toại.

Robert Manning, chủ bút nhà xuất bản Boston viết rằng "cuốn sách này viết về cái chết của một ước mơ, ước mơ tới một nước Việt Nam độc lập, hòa bình và dân chủ" (theo Bách khoa toàn thư mở).

Nhưng không cần phải đợi đến sau ngày đất nước thống nhất dưới gông cùm cộng sản năm 1975 thì những trí thức miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 mới nhìn ra bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tác giả "Đường Đi Không Đến", nhà văn Xuân Vũ là một tỷ dụ. Ông tên thật là Bùi Quang Triết, sinh quán tại làngMinh Đức, QuậnMỏ Cày,Bến Tre, ngày 19/3/1930. Ông cùng nhiều trí thức miền Nam đi kháng chiến chống Pháp rồi tập kết ra Bắc theo lời dụ dỗ của cộng sản. Nhưng sau khi đượcgửi trở lại miền Nam ông đã ra hồi chánh với chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi quân Cộng sản mở cuộc tấn công tàn sát dân lành miến Nam trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Ông Xuân Vũ mất tại San Antonio, Texas ngày 01/01/2004.

Cũng chẳng phải vô lý mà Trung tướng cộng sản Trần Độ (tên thật là Tạ Ngọc Phách) đã viết : "…Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xóa bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…" (trích "Nhật ký Rồng rắn" của Trung tướng Trần Độ).

Sách này ra đời ở Việt Nam trước khi ông mất vào năm 2002, nhưng đã bị công an Việt Nam tịch thu. Rất may là Tập bản thảo đã được những nhà đối kháng lưu trữ và phổ biến rộng rãi.

Với những nhân chứng từng đứng trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản đã bỏ hàng ngũ và còn không tiếc lời phê phán chế độ như thế thì chính quyền này có vẻ vang gì mà khoe khoang ?

Trương Tấn Sang - Trần Đại Quang

Do đó, cũng chẳng đáng ngạc nhiên khi thấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải viết trên báo Tuổi Trẻ rằng : "Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hi sinh mất mátkhông thể yên lòng" (báo Tuổi Trẻ, 02/09/2016).

Ông Sang dẫn chứng : "Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế ; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo báo cáo của Ủy banKinh tế Quốc hội năm 2012.

Trong khi đó, nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8/2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ".

Ông Trương Tấn Sang còn nói thẳng : "Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay : "tư bản thân hữu", "lợi ích nhóm", "sân sau của gia đình" ; xuất hiện sự câu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú "áp-phe" lớn mang lại lợi ích "khủng" cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế".

Như thế thì làm sao mà diệt được 2 kẻ nội thù "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nên đảng sợ chế độ tan cũng là điều dễ hiểu ?

Nhưng nguyên nhân sâu thẳm của tình trạng cán bộ đàng viên bị chao đảo, hoang mang và mất định hướng vì ngày nay tuyên truyền giả dối của cán bộ Tuyên giáo không còn đánh lừa được ai nữa. Trước mắt nhân dân, nhà nước đã để lộ ra chính sách lựa chọn cán bộ chỉ biết dựa theo bè phái và dành ưu tiên những vị rí ngồi mát ăn bát vàng cho đám con ông cháu cha (hậu duệ), sau đó là phải quen biết (quan hệ), rồi phải đút lót để được thu dụng (tiền tệ) trước khi xét đến khả năng chuyên môn và trình độ học vấn (trí tuệ).

Bê bối như thế mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang vẫn có thế nói huyên thuyên vòng ngoài không dám đụng vào các "lãnh đạo cây đa, cây đề". Ông bảo : "Tham nhũng là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Đảng, Nhà nước ta đã xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đầy cam go" (trích bài phỏng vấn cuối năm của nhà nước phổ biến trên các báo, 31/12/2016).

Nhưng khi dân và báo chí dám khui ra tham nhũng thì các cơ quan nhà nước, đảng và Quốc hội lại im như thóc ngâm hay không tình ra được mống tham nhũng nào ngay trong nội bộ của mình !

Ai tự diễn biến, tự chuyển hóa ?

Khi được yêu cầu bàn về tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong đảng, ông Quang chỉ biết nói những điều dân đã nghe mòn tai từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Quang cho rằng : "Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là phải kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", đấu tranh là để tự hoàn thiện mình ngày càng trong sạch, vững mạnh, phòng ngừa, triệt tiêu cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Kẻ thù không bao giờ mong muốn chúng ta mạnh. Chúng luôn có nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt hòng chuyển hóa chế độ chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam... Mục tiêu của "diễn biến hòa bình" chính là thúc đẩy những người cộng sản "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nhưng chúng có thực hiệnđược hay không là tùy thuộc ở chúng ta. Nếu chúng ta xây dựng được nội bộ trong sạch, vững mạnh thì kẻ thù không thể làm gì được".

Ô hay, ông Quang lại đổ quanh cho "kẻ thù" giả tưởng mà quên mất thất bại của đảng trong công tác này đã có từ khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư cho đến khóa đảng XII (2016), tổng cộng trên 20 năm.

Còn chuện ông bào "Nếu chúng ta xây dựng được nội bộ trong sạch, vững mạnh…" thì ai mà không "nếu" được ?

Bỏ Bác - bỏ luôn cả Mác-Lênin

Nhưng khi hô hào phản bác lại những bài viết chỉ trích đảng mà Ban Tuyên giáo gán cho "các thế lực thù địch" thì báo đài nhà nước và lãnh đạo đảng lại lờ đi không nhìn nhận đảng viên đã chán chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cộng sản Hồ Chí Minh đến tận mang tai.

Trong một loạt phỏng vấn tìm nguyên nhân "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của Đài Tiếng Nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV), kể từ ngày 5/11/2016, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng biên tập Tạp Chí Cộng Sản nói : "Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Trong đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động kém hiệu quả. Có biểu hiện xem nhẹ giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xem nhẹ giáo dục đạo đức cách mạng. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. "Cùng với đó, công tác quản lý cán bộ, đảng viên bị buông lỏng. Bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập, để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối làm xói mòn bản chất tốt đẹp của người đảng viên".

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòa, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thì bảo : "Thái độ xem nhẹ việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, chưa nghiêm túc thực hiện phê và tự phê bình… khiến không ít cán bộ, đảng viên sa ngã trước những cám dỗ đời thường". Sự không chiến thắng, không vượt qua nổi cái "tôi" nhỏ bé để thành nô lệ của những ham muốn cá nhân ở một bộ phận cán bộ, đảng viên vừa là nguồn gốc sâu xa, vừa là sự tiếp tay dẫn đến những tệ nạn như tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, mất đoàn kết… Chủ nghĩa cá nhân là một trong những nguy cơ tiềm ẩn, thường xuyên bởi nó núp ngay trong bản thân mỗi con người".

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương không ngần ngại nói thẳng : "Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ hiện nay có thể nói đã đến mức nghiêm trọng, không còn là cá biệt".

Ông Bảo diễn nghĩa thêm : "Tự diễn biến tức là sự yếu kém của mỗi người không có khả năng để tự bảo vệ chân lý, lẽ phải, những vấn đề lý luận quan trọng nằm trong ý thức hệ của dân tộc, của Đảng. Nói cụ thể hơn là bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng như thế nào trong công cuộc đổi mới, hay giao động về lập trường tư tưởng, vào hùa một cách vô ý thức, thậm chí có những suy tính cá nhân, cơ hội, vụ lợi. Vô hình chung tiếp tay cho kẻ thù, các thế lực chống đối để chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tấn công vào sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay. Nguy hại hơn là làm mất đoàn kết, gây nên tình trạng không thống nhất về tư tưởng, quan điểm, dẫn đến không thống nhất về hành động, làm suy yếu Đảng từ tư tưởng đến tổ chức".

Nhưng tại sao đảng viên ngày nay lại chán Mác và bỏ luôn cả Bác ? Vì trong thời đại hội nhập toàn cầu và thông tin điện tử phủ sóng không gian, nhiều người Công sản Việt Nam đã biết mở mắt và thông thái hơn lãnh đạo. Họ biết Chủ nghĩa Cộng sản là thứ bệnh dịch cả nhân loại không muốn bị lây nhiễm. Thế mà tại sao ở Việt Nam, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lại vẫn u mê bắt đảng viên phải tuyệt đối trung thành và kiên định cho vừa lòng Trung Quốc ?

Nhưng Đảng viên có thèm "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đâu. Khi ông Hồ còn sống đảng cũng không kiểm soát được đội ngũ lãnh đạo chỉ thích nói nhiều làm ít.

Ngày nay, sau 48 năm kể từ khi ông Hồ qua đời (năm 1969), có lãnh đạo nào đã công khai bản kê khai tài sản cho dân kiểm soát chưa ? Ngay cả những cán bộ trung bình mà có nhà lầu, xe ô tô, đất đai dàn trải và còn dư tiền gửi con ra nước ngoài ăn học thì đảng ngồi trơ ra đấy để làm gì, hay học Bác có ích gì không ?

Thế cho nên khi những cái loa Tuyên giáo chỉ biết thi đua ca tụng đảng đã "tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính" (*) khi ban hành Nghị quyết Trung ương 4 là họ chưa hết mị dân.

Phạm Trần

(01/2017)

(*) báo Quân đội Nhân dân, 26/12/2016

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn