Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lần đầu tiên một nguyên thủ Mỹ đương nhiệm đến ủng hộ công nhân ngành công nghiệp xe hơi đình công. Hôm 26/09/2023, tổng thống Joe Biden đến thăm công nhân tại một nhà máy ở bang Michigan và đã tuyên bố : sau nhiều "hy sinh" trong giai đoạn khó khăn 2008, giờ đây, công nhân ngành xe hơi Mỹ xứng đáng được tăng lương. Hôm nay, đến lượt cựu tổng thống Trump cũng đến bang Michigan ve vãn cử tri trước khi chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử.

biden1

Tổng thống Mỹ ủng hộ cuộc đình công của các thành viên nghiệp đoàn sản xuất ô tô - Ảnh AFP

Từ Washington thông tín viên Guillaume Naudin tường thuật :

"Ông đã đến vào quãng trưa, mặc một chiếc áo khoác như những tài xế xe tải, đầu đội mũ lưỡi trai màu đen của giới công đoàn trong ngành xe hơi. Ông Biden đã cầm lấy loa phóng thanh trong vài phút và trực tiếp nói chuyện với người biểu tình : "Các vị bên công đoàn, quý vị đã cứu ngành công nghiệp xe hơi Mỹ năm 2008. Trước đó nữa, các vị đã hy sinh nhiều, đã từ bỏ nhiều quyền lợi khi mà công ty gặp khó khăn. Giờ đây, ngành xe hơi đã thịnh vượng trở lại. Các vị biết gì không ? Các vị cũng phải được hưởng những thành quả đó. Hãy tiếp tục ! Quý vị xứng đáng được tăng lương và được hưởng những quyền lợi khác nữa. Hãy giành lại những gì mà chúng ta đã mất !" 

Joe Biden nhấn mạnh ông ủng hộ nhân viên đòi tăng lương 40% trong 4 năm. Đứng cạnh tổng thống, chủ tịch nghiệp đoàn xe hơi Mỹ Shawn Fain hài lòng qua phát biểu : "Xin cảm ơn ngài tổng thống đã đến đây với chúng tôi, sát cánh cùng chúng tôi vào một thời điểm then chốt cho cả một thế hệ của chúng tôi".

Tuy nhiên Joe Biden tránh nhắc lại lập trường gay gắt của lãnh đạo công đoàn xe hơi Mỹ nhắm vào tầng lớp các nhà tỷ phú, giới tinh hoa và giới chủ. Ông Biden tự nhận là vị tổng thống ủng hộ mạnh mẽ giới công đoàn mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng ông cũng thường xuyên nhắc nhở mình là người của phe tư bản, và các doanh nghiệp cũng như giới chủ được quyền kiếm ra tiền".

Thanh Hà

Published in Quốc tế
vendredi, 23 septembre 2022 21:55

Ngưỡng của mỗi chúng ta

Bản tin tháng 9/2022 của báo chí Nhà nước có nói thoáng qua về cuộc đình công của hàng ngàn người tại Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ, trong đó công nhân nói họ không thể nào sống nổi với mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/tháng. Tính theo giá đô la, là chưa tới 200 USD/người. Nhưng nhanh chóng, chuyện mưu sinh của những con người khốn khổ ở các tỉnh phía Bắc ấy, chỉ trong một ngày đã chìm lấp trong các sự kiện giải trí của Việt Nam về các hoa hậu, bóng đá, lời thề bắt thủ phạm giả mẫu logo Bộ y tế…

nguong1

Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử BYD Việt Nam đình công. Ảnh : Hoan Nguyễn

Công nhân ở nhà máy BYD do Trung Quốc đầu tư ở Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ chỉ là một trong những câu chuyện mà thanh niên Việt Nam đang hàng ngày làm và sống tạm bợ bên trong các khu công nghiệp to đẹp, phát triển rực rỡ khắp trên đất Việt Nam. Bề mặt xã hội rộn rịp bên cạnh các câu chuyện vui đùa, những lời tuyên bố đầy kiêu hãnh Việt Nam, ít ai để ý rằng dưới lớp vỏ mỹ miều ấy, chỉ trong 6 thàng đầu năm 2022, đã có hơn 107 vụ đình công lớn nhỏ. Hầu hết là do tiền lương, tiền ăn quá sức thấp khiến giới công nhân tức giận.

Vì thấy không thể sống được với mức lương sinh hoạt ở đô thị, mọi người ở công ty BYD quyết định ngừng công việc. Điều mỉa mai, là khi đối thoại với công nhân, đại diện của chủ đầu tư Trung Quốc giải thích rằng, mức lương của đầu người như vậy, là công ty BYD đã trả lương cơ bản cao hơn so với quy định của pháp luật rồi.

Thật khủng khiếp, dù gọi là quy định của pháp luật, như làm sao có thể hình dung một mức sống của hàng triệu con người Việt Nam thấp đến vậy ? Đó là chưa kể, trong tiếng kêu của công nhân từ năm 2021, lương cơ bản đã được chính thức tăng từ ngày 1 tháng Bảy 2022 thêm 6%. Ông Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong một báo cáo như tự khen mình, đã nói rằng Liên đoàn đã "tích cực đàm phán, thương lượng tăng lương tối thiểu vùng, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động". 

Người Trung Quốc ở Phú Thọ khẳng định rằng họ nhận thấy lương cho công nhân Việt Nam quá thấp, nên họ thấy "thương" và đã cho cao hơn ngưỡng quy định của pháp luật. Và trong tình thương đó, không có đoạn nào mà Liên đoàn Lao động "tích cực" tham gia cả. Liên đoàn mãi luôn là người tình hời hợt đến sau. Khi người công nhân bắt đầu ngồi xuống trước các cánh cửa công ty, giơ khẩu hiệu và đòi hỏi quyền lợi của mình thành sự kiện lớn, thì lúc đó mới thấy người có Liên đoàn Lao động cùng công an địa phương rầm rập đến.

Sau vài ngày đàm phán, lương của công nhân BYD giờ là 4,8 triệu/tháng. Cộng vào đó, ai làm tăng ca thì không còn phải bù thêm tiền để được ăn cơm. Lương được hứa chuyển vào thẻ đúng ngày. Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt – và xét thấy có hành kinh - thì được nghỉ 30 phút/ngày.

Hàng triệu con người trẻ tuổi Việt Nam đang sống và làm việc như vậy đó. Họ đang làm nền cho những lớp son phấn của xã hội, với các tuyên bố giả điên giả dại của các vị shark tank, của các trò vui ngơ ngáo của giới giải trí và các chỉ số tăng trưởng như xổ số.

Hãy tự hỏi mức sống dưới 5 triệu đồng/tháng đó, những con người Việt Nam sẽ xoay sở ra sao với phòng trọ nhỏ hẹp tối tăm của mình, bao gồm cả tích góp gửi về cho cha mẹ, nuôi con cái ăn học ? 5 triệu đồng một tháng là nền tảng im lặng của hình ảnh Việt Nam giàu có và hùng cường hôm nay. Những người chật vật xoay sở với 5 triệu đồng/tháng, đang là chỗ dựa vững chắc cho hình ảnh con cái các quan chức cấp thấp, cấp cao của Việt Nam khoe mình định cư ở xứ tư bản, khoe con cái tốt nghiệp ở những ngôi trường giá đắt đỏ mà chính người bản xứ cũng phải e dè. Mà nên nhớ, mức lương khai báo của các quan chức ấy chỉ gấp đôi hay gấp ba những người công nhân xanh xao lao lực ngày đêm đó.

Cách đây không lâu, có dịp nghe một anh chạy xe ôm tâm sự rằng anh bỏ làm công nhân để chạy xe kiếm thêm cho bớt nhọc, và ước mơ mua một chiếc xe tốt hơn hiện tại. Anh định mua lại một chiếc xe cũ chỉ dưới 30 triệu để làm nghề, vì "mắc quá thì em để dành không nổi". Anh định chạy xe ôm hơn nửa năm thì có thể dành dụm mua được chiếc xe ấy. Còn đi làm công nhân, thì chắc phải 2 năm. Số tiền trong ước mơ nhỏ nhoi của người cần lao Việt Nam, có cái ngưỡng cao quá.

Ngưỡng - có nhiều loại ngưỡng - cũng khác với suy nghĩ của quan chức chống tệ nạn xã hội từng xuýt xoa "giá mua - bán dâm 600 triệu đồng là rất cao !". Cũng là ngưỡng thôi, nhưng dân khác, quan khác.

Chỉ là chuyện nghĩ thoáng qua, khi đọc được một bản tin về những con người Việt Nam, vậy thôi. Và lại nhớ thoáng qua về những người công nhân trong đại dịch đã bỏ của chạy lấy người về quê trong túng cùng, trước ngưỡng sống chết, bị báo chí miệt thị cả một thời gian dài như kẻ thù của xã hội.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 23/09/2022

Published in Diễn đàn

Công nhân Bình Dương đình công vì bị ‘kích động' ?

Thanh Trúc, RFA, 04/06/2020

Cuộc đình công của khoảng 10 ngàn công nhân công ty Chí Hùng, do doanh nhân Đài Loan làm chủ, đã manh nha từ hôm 25/5. Đây là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu thương hiệu giày thể thao Adidas nổi tiếng trên thế giới.

bangcap1

Công nhân đình công ở công ty Chí Hùng, tỉnh Bình Dương hồi cuối tháng 5/2020 Photo : RFA

Công ty trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng có mặt tại phường Thái Hòa, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ năm 2.000, tổng số lao động được thuê trên 10.000 người.

Theo báo Tiền Phong Online ngày 30/5, nguyên nhân đình công được người của công ty Chí Hùng cho hay vì có người đưa tin không chính xác trên mạng rằng Chí Hùng không có đơn đặt hàng từ tháng 7 tới nên sẽ cho công nhân nghỉ việc không lương. Thông tin bị cho không chính xác như thế kích động công nhân dẫn tới những cuộc biểu tình đông người làm xáo trộn trật tự xã hội.

Một công nhân không muốn nêu tên cho biết nguyên nhân biểu tình :

"Nói chung thì công ty cũng có công đoàn mà tại sao không giải quyết gì cho công nhân, không một lời giải thích hay hứa hẹn gì hết. Ngồi hoài luôn mà không thấy ai xuống thì bắt đầu người ta kéo ra ngoài đường, người ta đi rất là đông luôn. Một số thì người ta ngồi vòng vòng phía trong khuôn viên của công ty. Đó là bắt đầu đình công từ ngày 26, ngày 27"

Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động nay phải lánh nạn sang Thái Lan để tránh bị bắt bớ, cho biết :

"Năm người bị bắt bị công an tỉnh Bình Dương cho là kích động nhưng xin thưa ở đây không có gì gọi là kích động cả. Sự tranh chấp đó là vấn đề giữa doanh nghiệp với công nhân, chính quyền lại đưa cảnh sát cơ động, trong đó có cả công an chìm, xịt hơi cay đến những công nhân, đến phụ nữ mang thai là những người làm việc và đóng thuế nuôi họ thì tôi thấy thật là bất công".

Anh Đoàn Huy Chương cho biết tiếp, các công nhân của công ty Chí Hùng sau khi bị trấn áp rất ngại nói chuyện với người bên ngoài, cũng như rất hoang mang vì không biết ai sẽ bênh vực cho họ :

"Bản thân tôi đã hoạt động trong lãnh vực nghiệp đoàn độc lập trên 10 năm nay, tôi biết Liên Đoàn Lao Động của Việt Nam, hoặc là công đoàn nhà nước, không bảo vệ cho quyền lợi của người lao động"

"Cuộc đình công ở công ty Chí Hùng đã xảy ra từ ngày 25 nhưng đến ngày 27, 28 mới có những cuộc biểu tình rầm rộ như vậy. Nếu công đoàn của Việt Nam có vai trò thực sự bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì từ ban đầu, từ ngày 25 họ phải vào cuộc rồi. không thể để vấn đề đáng tiếc là có những người bị xịt hơi cay đến ngất xỉu, có những người bị bắt và bị qui chụp là những người kích động".

"Đối với tôi công đoàn của nhà nước không bảo vệ người lao động, họ chỉ đóng vai trò giám sát người lao động, chỉ là cánh tay nối dài của đảng mà thôi".

Một người quan tâm đến vụ việc ở Bình Dương, facebooker Lưu Trọng Văn, nói rằng dù không có mặt tại hiện trường nhưng hình ảnh qua YouTube và mạng xã hội khiến ông có suy nghĩ :

"Nếu chỉ có một nhóm thôi thì chúng ta có thể đặt vấn đề ở đây có ai đó hiểu sai hay kích động. Nhưng nếu có 11.000 công nhân cùng đồng lòng với nhau thì rõ ràng họ có niềm tin vào lẽ phải nào đó. Bản thân công nhân, nhất là trong thời buổi khó khăn này, cần được bảo đảm theo đúng luật định".

bangcap2

Đình công ở công ty Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, hồi cuối tháng 5/2020 - Hình minh hoạ. Photo : RFA

Trong năm 2019, Việt Nam có 120 vụ đình công, ngừng việc tập thể của công nhân trên cả nước, giảm 50% so với 2018.

Đây là thống kê được truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ngày 5/2, theo đó nguyên nhân là vì công nhân phản đối các chế độ lương, thưởng Tết, đóng bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn…

Trong tháng 1/2020 nổ ra một số cuộc đình công gồm trường hợp Công ty Highvina Apparel ở tỉnh Tây Ninh với hơn 1300 công nhân, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6/1. Kế đó, cuộc đình công tại Công ty Knitpassion, tỉnh Tiền Giang, với 2400 công nhân, từ ngày 2 đến ngày 4/1.

Vẫn theo Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thì những cuộc đình công của công nhân từ đầu năm 2020 không có qui mô và tính chất phức tạp so với các năm trước. Cơ quan này còn cho hay đã phối hợp cùng chủ lao động để đối thoại với công nhân nhằm tìm giải pháp ổn định mối quan hệ lao động giữa hai phía.

Như vậy cuộc đình công từ ngày 25/5 tại công ty Chí Hùng ở Bình Dương, với trên 10.000 công nhân tham dự, được coi là lớn và kéo dài nhất.

Facebooker Lưu Trọng Văn khẳng định trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân không nằm trong tay Liên Đoàn Lao Động, công đoàn do Nhà Nước lập ra, mà phải là công đoàn độc lập, cái Việt Nam đang thiếu :

"Nếu có một công đoàn độc lập thì họ chỉ cần cử đại diện ra để đấu tranh, để điều tra xem việc 11.000 công nhân đấu tranh này đúng hay sai".

"Ý thứ hai, hàng ngàn công nhân đó đều có học, đều lớn lên trong môi trường có sự rộng mở hơn về thông tin, họ biết cái nào đúng luật, cái nào sai luật".

Đối với nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, chừng nào chưa có những tổ chức công đoàn độc lập thì chừng đó người lao động vẫn là những thành phần chịu thua thiệt nhất.

Còn theo facebooket Lưu Trọng Văn, công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân là hướng tới mà Việt Nam phải quyết định :

"Theo 2 hiệp ước CPTPP và EVFTA thì Việt Nam đã cam kết cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập. Nhưng vì do Việt Nam có những tính đặc thù, đâm ra các tổ chức thương mại này cho phép Việt Nam tạm chưa làm ngay mà phải có một tiến độ. Tiến độ ấy theo tôi được biết là trong 3 năm, Việt Nam phải hợp thức hóa việc thành lập các công đoàn độc lập"

Việt Nam đang trong tiến trình ra luật, ông Lưu Trọng Văn nói tiếp, có nghĩa là Quốc hội phải phê chuẩn hình thành một đạo luật để công nhân công đoàn độc lập trong tương lai.

Và khi chưa có công đoàn độc lập, ông nói, mọi hình thức đình công, biểu tình tự phát, tụ tập đông người đều dễ dàng bị qui chụp bất hợp pháp, phá hoại an ninh trật tự công cộng theo luật hiện hành của Việt Nam.

Từ vụ việc công ty Chí Hùng rồi nhìn lại những cuộc đình công trước đó, cựu chiến binh, nhà báo Võ Văn Tạo suy ra rằng :

"Về mặt lý thuyết đình công là vũ khí cuối cùng, duy nhất có hiệu lực để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Ai cũng biết chuyện đó, trừ những trường hợp quá khích. Thế nhưng suốt mấy chục năm nay, không lần nào xảy ra đình công mà công đoàn thực hiện được chức năng hòa giải của mình, hầu như rất hiếm"

"Khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 họ tuyên bố giai cấp công nhân nông dân là giai cấp tiền phong lãnh đạo lực lượng quần chúng. Đương nhiên độ giác ngộ thì giai cấp nông dân không bằng giai cấp công nhân, cho nên cuộc cách mạng do đảng lãnh đạo là phải do giai cấp công nhân. Thực tiễn tôi cho đấy là sự lừa đảo, luôn luôn người công nhân là giai cấp chịu thiệt thòi dưới chế độ cộng sản Việt Nam".

Thực tế của mấy chục năm qua, dưới mắt nhà báo Võ Văn Tạo, những cái gọi là lao động vinh quang, công nông chủ đạo, đấu tranh giai cấp, chỉ có trên lý thuyết và chỉ được sử dụng để đánh bóng chủ nghĩa mà thôi.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 04/06/2020

*****************

"Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam không giống ai" : Câu chuyện không bao giờ có hồi kết ! (RFA, 03/06/2020)

Kết quả đạt được lạc quan ?

Tại Hội thảo "Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước. Kết quả này cho thấy sự chú trọng hội nhập thế giới cũng như năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Việt Nam.

bangcap3

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Phúc (người đứng giữa) chủ trì Hội thảo hôm 27/5/2020. Courtesy : vnu.edu.vn

Bộ Giáo dục và đào tạo từng thực hiện Đề án 911, với mục tiêu đặt ra là đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện Đề án 911 được đánh giá đã không đạt được kế hoạch, chỉ có 3.800 nghiên cứu sinh đã và đang được đào tạo tính đến thời điểm năm 2016.

Tiếp theo đó, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam đưa ra dự thảo chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025 nhằm góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, vào tối hôm 3/6 xác nhận với RFA rằng quá trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam trong thời gian qua gặt hái được một số kết quả nhất định :

"Ngành Khoa học Tự nhiên, Khoa học Công nghệ thì có ảnh hưởng quốc tế nhiều. Các thành viên đã được đào tạo ở Mỹ và Châu Âu về thì họ có phong cách bị ảnh hưởng ở các nước Tây phương cho nên họ hướng dẫn luận văn tiến sĩ, thứ nhất họ có những đề tài hợp lý và thứ hai là họ có phong cách làm việc có giá trị thành ra tôi thấy có những đổi thay".

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng khẳng định sự đổi thay tích cực đó không được đồng đều. Theo ghi nhận của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì có những nơi và có những người họ mang quan điểm khoa học theo quan niệm quốc tế về nước để làm việc. Nhưng vẫn có các trường mà có thể nói là không có tiếng tăm và ‘ăn xổi ở thì’ thì họ làm như cũ.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh :

"Nhưng về mặt Khoa học Xã hội thì tôi nhận thấy không thay đổi bao nhiêu. Nhất là như Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam mà viện đó bị tai tiếng dữ dội, nghĩa là mỗi năm đào tạo 365 tiến sĩ, tức là mỗi ngày 1 tiến sĩ thì vẫn không thay đổi gì và nó vẫn chiếm cứ một thế thượng phong ; mà từ đó nó có những đề tài rất buồn cười như đề tài ‘Phong cách nịnh tại Việt Nam’. Những đề tài như vậy mà cũng được cấp bằng tiến sĩ. Cách đào tạo này tôi thấy họ vẫn đang tiếp tục".

Thực tiễn đào tạo tiến sĩ

Phát biểu tại Hội thảo hôm 27/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Minh Cương, thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng tuy có đổi mới quy chế đào tạo tiến sĩ phải quốc tế hóa về mặt công nghệ, chuẩn về quy trình, đạt chuẩn có bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus...nhưng trên thực tế việc đào tạo tiến sĩ đang có nhiều điểm không giống ai. Tiến sĩ Đỗ Minh Cương nói rằng ngành giáo dục Việt Nam đang có sự lúng túng khi chưa có hình mẫu nào để học theo và do đó cần có một hình mẫu chuẩn phù hợp về đào tạo tiến sĩ để hướng tới.

Tiến sĩ Đỗ Minh Cương còn nêu lên vấn đề cần phải xem xét lại việc đào tạo tiến sĩ hiện nay mục đích để làm gì, cũng như mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đã phù hợp hay chưa.

Liên quan vấn đề vừa nêu, Báo mạng Giáo dục Việt Nam, vào ngày 1/6 dẫn nhận định của Tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam rằng thực trạng đào tạo tiến sĩ nhiều năm qua là không đạt yêu cầu và nặng về số lượng, nhẹ chất lượng, đua nhau làm tiến sĩ. Tiến sĩ Phan Hồng Giang khẳng định "nhiều vị khi có chức danh về quản lý Nhà nước thì lại cố kiếm bằng tiến sĩ để sang trọng hơn là để làm việc". Tiến sĩ Phan Hồng Giang còn xác quyết rằng đào tạo là để có được những nhà khoa học chất lượng cao, trước tiên là để giảng dạy đại học và sau đó là nghiên cứu khoa học đóng góp cho trường, cho xã hội.

bangcap4

Bằng Tiến sĩ của Việt Nam. Courtesy : Tiin.vv

Vào ngày 3/6, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học New South Wales, ở Úc qua ứng dụng messenger chia sẻ ghi nhận của ông với RFA về thực tiễn đào tạo tiến sĩ tại các trường đại học ở Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết :

"Theo tôi thấy cách làm hiện nay đã bị biến chất và nó có hiệu quả làm nhục nghiên cứu sinh hơn là giúp cho họ nghiên cứu tốt. Chẳng những thành viên hội đồng phản biện, mà ngay cả nhân viên hành chánh cũng có thể hành hạ và làm nhục nghiên cứu sinh. Trường không hề can thiệp, hay giả làm ngơ cho nhân viên hành chánh hành hạ nghiên cứu sinh ‘lên bờ xuống ruộng’. Học viên ai cũng chịu nhục để gọi là ‘nín thở qua sông’, sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm".

Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Dũng, giảng viên Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, người trực tiếp tham gia đào tạo tiến sĩ chỉ ra một vấn đề quan trọng liên quan chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam :

"Hiện tại Khoa học Xã hội Việt Nam chưa có một tạp chí nào được xếp hạng ISI-Scopus. Do đó, dẫn đến chuyện là những bài hay nhất thì người ta phải lo đi công bố ở nước ngoài và nếu ở Việt Nam mãi mãi không có một tạp chí khoa học nào được xếp vàp có tiếng tăm trên thế giới, bởi vì tạp chí xếp hạng có tiếng tăm trên thế giới đăng những bài hay, thì thực sự đe dọa khoa học Việt Nam. Tôi thấy rằng ông Giáo sư Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học đã nói rất mạnh mẽ về chuyện đó. Ngoài ra không thấy mấy ai nói và cho đến nay tiếng kêu của Giáo sư Phùng Hồ Hải là vô vọng".

Thay đổi thế nào để được hiệu quả ?

Đại diện của hơn 24 trường đại học tham dự Hội thảo hôm 27/5 thảo luận và đóng góp ý kiến về sửa đổi quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ với chú trọng đội ngũ hướng dẫn và nhóm nghiên cứu quyết định chất lượng tiến sĩ, đồng thời "phải làm tiến sĩ" thay vì "học tiến sĩ".

Là vị giáo sư từng từng tham gia hướng dẫn cho nghiên cứu sinh Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn khẳng định rằng "các em ấy không hề thua kém sinh viên Mỹ, các em ấy tốt nghiệp với những công trình nghiên cứu đạt chuẩn mực khoa học quốc tế". Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng Việt Nam có thể đào tạo tiến sĩ tập trung vào cách chọn đề tài nghiên cứu, tài trợ, công bố khoa học và bình duyệt.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn trình bày chi tiết qua messenger :

"Thứ nhứt là vấn đề chọn đề tài nghiên cứu thì cần có những tiêu chuẩn cụ thể cho một luận án tiến sĩ, và bộ tiêu chuẩn này có thể tìm thấy đây đó của các hiệp hội khoa học quốc tế. Thứ hai, tài trợ cho nghiên cứu là tài trợ có thể đến từ labo của thầy hay của một quỹ khoa học. Thứ ba là công bố kết quả : hiện nay, đã có qui định nghiên cứu sinh phải công bố 2 bài báo khoa học để được bảo vệ luận án. Nhưng cần phải bổ sung là tập san phải ‘chánh thống’, chớ những tập san không thuộc một hiệp hội khoa học thì không nên công nhận. Nếu đã có 2 bài báo khoa học thì không có lí do gì để duy trì hội đồng cơ sở ; chỉ 1 hội đồng cấp đại học là đủ. Và thứ tư là luận án và bình duyệt thì hãy bỏ qui định về số tài liệu tham khảo trong nước bao nhiêu, nước ngoài bao nhiêu ; chỉ tham khảo những bài báo trên các tập san ISI đã qua bình duyệt. Cần sự bình duyệt từ các giáo sư ngoài trường và nước ngoài. Không cần gởi bản tóm tắt ra vài chục tiến sĩ như hiện nay".

Tiến sĩ Hoàng Dũng nêu lên quan điểm của ông, với lưu ý quan trọng :

"Riêng về ngành Khoa học Xã hội thì phải gỡ bỏ cái vòng kim cô chính trị đi thì mới được. Tôi nói một ví dụ cụ thể sau vụ Nhã Thuyên thì tất cả các trường đại học được lệnh phải rà soát lại toàn bộ chương trình đào tạo và danh sách ai hướng dẫn đề tài gì đều phải báo cáo với Bộ. Việc này gọi là một cuộc khủng bố vì những đề tài hơi nhạy cảm một chút là giáo sư phải rút bỏ. Nghiên cứu rồi lại sợ là không được nghiên cứu cái mảng mà mình cho là có vấn đề, mà có vấn đề thì mới nghiên cứu thì như vậy làm sao nghiên cứu cho tốt được ? Việc nghiên cứu là phải có tự do học thuật. Tự do học thuật là mình muốn nghiên cứu đề tài gì thì phải được phép. Một khi không có tự do học thuật thì đừng nghĩ rằng Khoa học Xã hội giúp đỡ một cách căn bản cho đất nước. Chẳng hạn một khi Nghị quyết ghi rằng ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ thì tất cả những nhà kinh tế chỉ được nói trong cái vòng kim cô đó thôi".

Mặc dù đưa ra những ý kiến như vậy, nhưng cả ba Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, Hoàng Dũng và Nguyễn Văn Tuấn đều khẳng định việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam là một câu chuyện dài không có hồi kết, vì chủ trương giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì luôn là "hồng hơn chuyên".

Đài RFA xin được kết thúc bài ghi nhận hạn hẹp này qua chia sẻ của một tiến sĩ Việt Nam chọn ở lại Anh quốc làm việc. Tiến sĩ An Hà nói với RFA rằng "Nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở Việt Nam, nói chung guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế".

*******************

Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị vụ án liên quan người tự tử tại Tòa án Bình Phước (RFA, 05/06/2020)

Tòa án Nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa kháng nghị vụ án liên quan ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát tại Tòa án tỉnh Bình Phước vào chiều ngày 29/5/2020.

bangcap5

Ảnh chụp màn hình Facebook của ông Lương Hữu Phước vào tối ngày 1/6/2020. Courtesy : Facebook Lương Huu Phuoc

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn một nguồn tin riêng cho biết quyết định vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 5/6 với sự có mặt của 11 thành viên của Tòa án nhân dân tối cao.

Tin cho biết Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án sơ, phúc thẩm để điều tra lại.

Tòa án Bình Phước, vào cuối tháng 5 mở phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai xét xử vụ án gây tai nạn giao thông đối với bị cáo Lương Hữu Phước. Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, vào sáng ngày 29/5, quyết định bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Lương Hữu Phước và tuyên y án sơ thẩm ba năm tù giam đối với ông Phước về tội "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Ông Lương Hữu Phước vào chiều cùng ngày 29/5 đã trở lại Tóa án tỉnh Bình Phước và nhảy lầu tự sát. Trước khi vụ việc xảy ra, ông Phước đã đăng tải trên tài khỏan Facebook cá nhân dòng chia sẻ rằng ông mong muốn cái chết của bản thân sẽ làm thức tỉnh ngành tư pháp tỉnh Bình Phước.

Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước, vào sáng ngày 30/5 lập tức tổ chức cuộc họp báo về vụ việc ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi, chết tại sân tòa. Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên bố trong buổi họp báo rằng đã xét xử vụ án của ông Phước hoàn toàn vô tư và công tâm.

Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, là luật sư bào chữa cho ông Lương Hữu Phước, vào ngày 1/6 lên tiếng với truyền thông rằng bản án được tuyên 3 năm tù giam là oan cho ông Phước.

Trong cùng ngày 1/6, báo giới quốc nội cũng loan tin Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước báo cáo và rút hồ sơ để xem xét.

Published in Việt Nam

Sau Hội nghị trung ương 7, ‘lò’ của ông Trọng có cháy đến Thành phố Hồ Chí Minh ? (RFA, 17/05/2018)

Hội nghị Trung ương 7 khóa XII bế mạc ngày 12/5/2018. Những lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp cử tri Đại biểu Quốc hội sau buổi bế mạc cho thấy công cuộc chống tham nhũng do ông làm tổng tư lệnh vẫn sẽ được tiếp diễn và tiếp diễn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, có những sự việc xảy ra trong cùng thời điểm đó làm cho dư luận phải đặt câu hỏi rằng liệu có hay không sự bất nhất giữa lời nói và cách thực hiện ?

chong1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho ông Lê Thanh Hải. Ảnh : PLTP

‘Lò đã rực rồi’

Hội nghị Trung ương 7 khóa XII diễn ra và bế mạc giữa lúc tâm điểm báo chí và cả dư luận tập trung vào hàng loạt vấn đề khác nhau. Trong đó, nổi bật là câu chuyện về Dự án khu đô thị Thủ Thiêm, một dự án quy hoạch vốn từng là đề tài ‘nóng’ cho giới truyền thông cách đây hơn 20 năm.

Khi Thủ Thiêm bùng nổ, rất nhiều nhận định đưa ra xem đây là một bước tiến kế tiếp trong chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính người đã từng "trong cuộc" là nhà báo/blogger Huỳnh Ngọc Chênh có đưa ra ý kiến cho rằng "Thủ Thiêm bị khui ra trong lúc này là đúng thời điểm chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Một phân tích đến từ quan sát của blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác cho biết ông thấy có 2 "tín hiệu" được đưa ra sau Hội nghị Trung ương 7 :

"Tín hiệu thứ 1 là nhắm vào lớp thái tử Đảng. Trong phát biểu bế mạc của Tổng bí thư có nhấn mạnh là kiên quyết huỷ bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ. Tôi nghĩ rằng cái này nhắm đến các quyết định bổ nhiệm thuộc con ông cháu cha, không dừng lại ở Lê Trương Hải Hiếu mà còn nhắm vào các cậu ấm khác nữa".

Ngày 13/5, ông Trọng lại nhả thêm 1 tín hiệu nữa, nguyên văn thế này : Lò nóng rực rồi, với đà này tôi tin chắc làm đến cùng chứ không bỏ giữa chừng. Làm đến cùng là làm đến cùng cái gì ? Cái đích là gì nữa ?

Tôi cho với cách nhả tin như vậy thì chắc chắn mục tiêu không dừng lại Đinh La Thăng, Trần Văn Minh, Nguyễn Xuân Anh, Phan Văn Vĩnh, Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Hữu Chiến…".

Quan sát của blogger Trương Duy Nhất cũng đặt điểm nhấn ở chi tiết là những ngày gần kết thúc Hội nghị Trung ương 7, rất nhiều tài liệu mật về Thủ Thiêm bỗng dưng được tung ra và câu chuyện được khơi lại một cách rất đặc biệt.

"Khơi lại câu chuyện Thủ Thiêm giống như trước đây khơi lại câu chuyện Đà Nẵng vậy. Hướng mới của ngọn lửa đang hừng hực chực chờ Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây nó làm tanh bành Đà Nẵng thì bắt đầu lửa lan vào Thành phố Hồ Chí Minh rồi".

Một chi tiết khá "nóng" được blogger Trương Duy Nhất tiết lộ từ nguồn tin ông khẳng định là tín cẩn cho ông biết :

"Ông Nguyễn Thiện Nhân đã triệu tập một số viên chức chủ chốt của thành phố để làm việc với đoàn thanh tra về tình hình Thủ Thiêm, đặc biệt có mời 1 số nhân vật đã về hưu dính đến câu chuyện Thủ Thiêm".

Ý kiến của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cũng cho rằng ngọn lửa chống tham nhũng đang có chiều hướng thổi rất mạnh vào Thành phố Hồ Chí Minh.

"Đốt lò Thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn là phải đốt vì củi ở Thành phố Hồ Chí Minh không phải là ít. Mấy hôm nay Thành uỷ của Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân, Thủ tướng chính phủ cũng ra lệnh cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải thanh tra rõ và làm nhanh vụ Thủ Thiêm.

Mình hoàn toàn có quyền hy vọng là củi sẽ tiếp tục từ Thủ Thiêm hay từ đâu đó chui vào cái lò to của họ".

‘50 năm tuổi Đảng không là gì’

Tuy nhiên, một sự việc diễn ra ngày 15/5/2018 đã đặt nên một câu hỏi lớn, đó là ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh được trao huy hiệu 50 năm tuổi đảng.

Chuyện sẽ không có gì để bàn luận nếu ông Lê Thanh Hải không phải là người đang bị tố cáo có những vi phạm trong thời gian đương chức. Đặc biệt, nhiều người cho rằng ông Lê Thanh Hải, khi còn là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, chính là người đã ra lệnh cho Ban Tuyên giáo không được có những bài viết về dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, Quận 2 cách đây khoảng 20 năm.

Thế nhưng, lời bình luận từ Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, đã chứng minh những lời phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là sáo ngữ.

"Ông ấy được kết nạp và là Đảng viên 50 năm rồi thì đúng 50 năm người ta tặng ông ta cái huy hiệu, là chuyện rất nhỏ. Huy hiệu nó in màu đó có hình búa liềm và in số 50, một cái thư in rất đẹp ký con dấu đỏ. Thế thôi. Nó không phải là huân chương, không phải là phần thưởng gì cả. Nó chứng nhận ông ấy 50 tuổi Đảng.

Nếu xảy ra một chuyện gì không hay liên quan đến ông ta thì người ta cứ thế mà xử lý vì nó không liên quan gì đến huy hiệu đó cả. Lúc đó mà phải khai trừ Đảng hay kỷ luật Đảng thì người tước hết tất cả mọi thứ đi".

Một minh chứng rất mạnh mẽ cho lời phát biểu của ông Trọng cũng như phân tích của Tiến sĩ Hợp, đó là trước khi Hội nghị Trung ương 7 khai mạc hai tuần, vào ngày 24/4/2018, Ủy ban kiểm tra trung ương đảng đã đề nghị khai trừ đảng ông Đinh La Thăng, người từng giữ những chức vụ rất cao, đó là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Cho đến thời điểm hiện tại, Ông Đinh La Thăng là đảng viên cao cấp nhất của Đảng cộng sản Việt Nam bị chính quyền Hà Nội tuyên án tù giam.

Bước chuẩn bị cho Đại hội XIII

Thêm một nhận định khác từ Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp về Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, ông cho rằng đây chính là một sự chuẩn bị đường dài cho Đại hội XIII diễn ra vào năm 2021, và Thủ Thiêm là một sự khởi đầu cho một chiến dịch cũng cố lòng tin vào Đảng cộng sản cầm quyền.

"Với trường hợp Thủ Thiêm chắc là họ đã có chuẩn bị từ trước cho nên họ cứ để đầu tiên dân khởi kiện, thắc mắc, đoàn Đại biểu quốc hội thành phố đến gặp dân, rồi Bí thư cũng đến chỉ đạo các thứ.

Khả năng lớn là họ sẽ đụng đến chuyện Thủ Thiêm gần khoảng 20 năm nay. Chắc là sẽ ra 1 số chuyện.

Khóa XII này còn có hơn 2 năm nữa. Chắc chắn người ta phải làm xong vụ Thủ Thiêm này chậm nhất trong vòng 2 năm, không thể lâu hơn thì mới có cái lò đốt nóng để đi vào Đại hội XIII".

Nhấn mạnh để làm rõ thêm ý kiến của mình, Tiến sĩ Hợp cho biết Đại hội XIII phải dựa trên 1 cơ sở quan trọng nhất, là vị thế cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam.

"Họ phải làm cho thấy là đổi mới, trong sạch hơn, năng lực lãnh đạo tốt hơn để dân còn tin. Đó là sức nóng từ xã hội đòi hỏi phải như thế".

Cho đến hiện tại, tất cả vẫn là những suy luận và dự đoán. Chỉ có một thực tế đã và đang diễn ra, và báo chí cũng đã đưa tin rất nhiều, đó là có hàng trăm hộ gia đình cư dân Thủ Thiêm đang ngày đêm kêu oan thì mất trắng do quy hoạch dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.

******************

Đình công khi tiếng nói không được lắng nghe (RFA, 17/05/2018)

Trong một buổi hội thảo về quan hệ lao động Việt Nam năm 2017 diễn ra hôm 9 tháng 5 tại Hà Nội, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã thừa nhận nguyên nhân hằng trăm cuộc đình công xảy ra mỗi năm trong giới lao động tại Việt Nam là vì thiết chế đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động tập thể thiếu hiệu quả.

chong2

Công nhân công ty Pouchen Vina đình công phản đối chính sách lương hồi tháng 02/2016 v Thanhnien.com

Theo đánh giá được đưa ra tại hội thảo thì các thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động như Ủy ban Quan hệ lao động, Hội đồng Trọng tài, Hòa giải viên lao động được đưa ra nhưng hoạt động thiếu hiệu quả.

Một công nhân ở Sài Gòn nói với RFA :

Công ty mình cũng có công đoàn nhưng chỉ những chuyện lớn lắm thì công đoàn mới hỗ trợ, còn những chuyện lặt vặt phải tự xử lý. Thí dụ bị bệnh phải tự uống thuốc thôi chứ không cho giấy tờ gì.

Công ty có phòng y tế, nhưng kiểu như để cho có vậy thôi. Ít khi được xuống đó lắm, trừ khi chóng mặt nhức đầu dữ lắm mới được xuống, nằm nghỉ một lát rồi lên. Chứ thuốc hình như lúc nào cũng hết.

Sếp với tổ trưởng cũng làm công ăn lương như mình nên chỉ làm hết giờ tròn nhiệm vụ của họ thôi. Chứ khó khăn của mình tự giải quyết hết, ít tai giúp đỡ ai lắm. Đôi khi công nhân kẹt tiền khó mà mượn được, kể cả vài trăm ngàn.

Mấy người chủ đầu tư hình như họ hơi tiết kiệm với công nhân. Những bữa cơm trưa hỗ trợ cho công nhân thì đồ ăn hạn hẹp lắm.

Một phần ăn chắc chỉ đáng giá 7 ngàn đồng. Ăn để lấy sức làm thôi chứ chắc chắn không có ngon.

Thống kê cho thấy từ khi Bộ luật lao động năm 1995 của Việt Nam thừa nhận khái niệm về quan hệ lao động cho đến năm 2017, trên khắp Việt Nam xảy ra chừng 8 ngàn cuộc tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công.

Từ năm 2006 đến nay, trung bình mỗi năm tại Việt Nam diễn ra chừng 600 cuộc đình công của người lao động tại các nhà máy, xí nghiệp.

Các cuộc đình công của công nhân thường xảy ra với quy mô lớn, thường hàng ngàn người và có trường hợp lên đến hàng chục ngàn người. Điển hình như vụ đình công ở nhà máy giầy da Mỹ Phong ở Trà Vinh năm 2010 đã có sự tham gia của hàng vạn công nhân nhà máy này.

Chúng tôi trao đổi vấn đề quan hệ lao động giữa công nhân và doanh nghiệp với ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng phòng Quan hệ lao động, thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Ông Quảng nhận định :

Vừa rồi pháp luật đã quy định rất nhiều, thậm chí trong Bộ luật lao động có cả chương về đối thoại tại nơi làm việc. Cũng như 60 quy định, nghị định về hình thức đối thoại.

Tuy nhiên trong thực tế, việc đối thoại vẫn chưa thực chất, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Chúng tôi nghĩ rằng, một mặt do người sử dụng lao động chưa coi trọng đối thoại, đặc biệt ở những nơi những bức xúc, khó khăn của người lao động không được người sử dụng lao động gần gũi lắng nghe. Kể cả những bức xúc của người lao động đã được tổ chức công đoàn kiến nghị nhưng không giải quyết kịp thời thì thường tích tụ. Nhất là những quyền, điều kiện làm việc không được cải thiện.

Thông thường công nhân đình công để đòi hỏi quyền lợi vì các chính sách lương thưởng, tăng ca bị cho là bất hợp lý.

Tuy nhiên theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tất cả các cuộc đình công đều xảy ra không theo quy định của pháp luật, gây hậu quả lớn đến người sử dụng lao động, người lao động và cả an ninh trật tự xã hội. Ông Huân cũng cho rằng hàng trăm vụ đình công mỗi năm cũng cho thấy một sự thật là quan hệ lao động ở Việt Nam chưa thật sự hài hòa, ổn định nên tranh chấp lao động vẫn xảy ra.

Anh Đoàn Huy Chương, thành viên sáng lập Phong trào Lao động Việt, một tổ chức độc lập bảo vệ quyền lợi của công nhân, lại cho rằng gần như không có sự đối thoại giữa công nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam :

Ở Việt Nam các doanh nghiệp họ chỉ ra các chỉ thị, chấp nhận hay không thôi chứ không bao giờ có đối thoại. Khi công nhân lên tiếng rồi thì mới có chuyện công đoàn vào cuộc. Công đoàn của Nhà nước thực chất là một cánh tay nối dài của Đảng, họ không bảo vệ được người lao động. Những điều họ nói nào là đối thoại, hay lo lắng cho người lao động chỉ là nói dóc thôi, có thật đâu.

Ở Việt Nam khi công nhân có yêu cầu gì sẽ nói với công đoàn và công đoàn sẽ là cầu nối trực tiếp kiến nghị lên phía doanh nghiệp.

Hiện ở Việt Nam chưa cho phép các công đoàn độc lập, mà phải nằm dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong khi nhiều người nói rằng công đoàn Nhà nước hoạt động không hiệu quả, không giúp gì được cho công nhân. Một số tổ chức nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam thành lập nhưng đều bị đàn áp, và những người đứng đầu thường bị cầm tù. Anh Đoàn Huy Chương cũng từng bị bỏ tù, và hiện phải trốn tránh sự bắt bớ của công an VN.

Anh Đoàn Huy Chương cho rằng Nhà nước không chăm lo cho người lao động, mà chỉ bảo vệ người chủ doanh nghiệp.

Lấy ví dụ một cuộc đình công gần đây, anh Chương lên án :

Cuộc đình công ở Pouchen ngày 23 và 24 tháng 3 vừa qua, người công nhân đã ý kiến rất nhiều lần và kể cả những bữa ăn công nhân cũng ý kiến lên công đoàn rất nhiều lần nhưng không có một người nào xuống giải quyết mà họ cứ chây ì, để người quản đốc công ty mặc sức làm gì thì làm.

Hàng ngàn công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn Pouchen Vina ở Hóa An, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai vào hạ tuần tháng 3 đã tràn xuống quốc lộ 1K để phản đối mức thang lương mới của công ty.

Anh Đoàn Huy Chương cho rằng hiện nay chỉ còn một cách duy nhất để công nhân đòi lại quyền lợi của mình khi doanh nghiệp không chịu đối thoại, đó là đình công :

Luật pháp Việt Nam cho phép đình công. Người lao động được quyền đối thoại với doanh nghiệp, thực chất là tranh chấp lao động, có thể đình công để bảo vệ quyền lợi cho mình. Chứ nhờ đến công đoàn Nhà nước thì chẳng bao giờ được hết.

Về phía quản lý Nhà nước, ông Lê Đình Quảng đưa ra một số giải pháp để phát triển quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động :

Về mặt pháp luật cũng phải quy định lại, làm sao cho quy định về đối thoại, chia sẻ thông tin ở doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn, sát với điều kiện quan hệ lao động của Việt Nam. Hiện nay còn nhiều quy định mang tính hình thức.

Về mặt chủ thể của quan hệ, đối thoại, thương lượng, chia sẻ thông tin giữa người sử dụng lao động và lao động phải có sự tăng cường hơn nữa. Quan hệ giữa hai bên phải được xác lập một cách bình đẳng.

Các cơ quan nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đối thoại lao động.

Ngoài ra ông Quảng cũng cho rằng cần thiết phải nâng cao nhận thức cho cả hai bên công nhân và doanh nghiệp để họ biết cách phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp.

*******************

Lý do ngại tố giác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (RFA, 17/05/2018)

Một trong những loại tội phạm gây phẫn nộ cho nhiều người cả trên không gian mạng lẫn ngoài xã hội là tội xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên vẫn có ngại ngần trong việc đưa kẻ thủ ác ra trước ánh sáng công lý. Nguyên nhân vì sao ?

chong3

Tố giác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em - Ảnh minh họa. AFP

Để có thể kết tội một người với một tội danh cụ thể thì điều quan trọng nhất là chứng cứ, bằng chứng. Thế nhưng với những vụ án xâm hại tình dục trẻ em thì chứng cứ cụ thể thường rất ít hoặc không có, bởi phía bị hại thường không muốn công khai hình ảnh hay câu chuyện của gia đình mình vì nhiều lý do.

Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ với chúng tôi rằng"Trong các vụ án như thế này thì tôi nhận thấy chứng cứ buộc tội rất là yếu cho nên họ chọn giải pháp là vẫn có án. Tuy nhiên chọn có án mà không có án tù để nếu sau này này họ có kháng cáo mà có yêu cầu tuyên vô tội hoặc đề bù oan sai thì cái mức nó nhẹ đi".

Bà Võ Thị Cẩm Nhung, cựu cán bộ "Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ bà mẹ, trẻ em" tỉnh Khánh Hòa đồng thời là thành viên Bồi thẩm đoàn Tòa án tỉnh, thường xét xử những vụ xâm hại quyền lợi trẻ em nói với RFA :

Có những trường hợp mình phải tư vấn để họ làm đơn vì họ chỉ muốn hòa giải vì là người quen, người thân, họ hàng. Chính vì vậy mình phải hướng dẫn cho người dân rất nhiều để đừng sơ ý làm mất đi những dấu vết, chứng cứ.

Có lẽ do quan niệm của người Việt Nam là không vạch áo cho người xem lưng nên nhiều tội phạm loại này không bị xét xử đúng tội. Luật sư Đinh Thị Qúy thuộc đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, là người được chỉ định bảo vệ quyền lợi cho một cháu bé trong vụ án đang gây phẫn nộ trong xã hội hiện nay là vụ ông Nguyễn Khắc Thủy, cho báo Pháp Luật biết hôm 15/5 rằng gia đình cháu bé bị hại ngay từ đầu đã có đơn xin không tham gia các buổi làm việc, điều tra, xét xử và bà không thể liên lạc được với ai trong gia đình cũng như họ hàng của cháu bé.

Chính vì không có chứng cứ nên tòa không thể tuyên ông Thủy mức án cao như đáng ra ông phải bị. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam hiện cũng chưa xem lời khai của trẻ em là chứng cứ buộc tội đối với các hành vi của những kẻ xâm hại mình. Và để không có chứng cứ vẫn xử được tội dâm ô hoặc tội xâm hại tình dục, nhất là với trẻ em thì cần phải sửa luật, tức phải trọng lời khai của trẻ, của nhân chứng chứ không chỉ căn cứ vào lời khai "nhận tội" của bị cáo để kết án, tức phải coi lời khai của người bị hại là chứng cứ bằng một số biện pháp nghiệp vụ nào đó.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng liệu có phải kẽ hở của luật pháp đã vô tình dung túng cho tội phạm hay không trong trường hợp cụ thể là tội xâm hại tình dục trẻ em, luật sư Ngô Anh Tuấn nói :

Đúng là như thế. Đúng là kẽ hở của pháp luật. Chúng tôi có ý kiến rất nhiều lần rồi với Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, thương binh và xã hội và cần phải sớm điều chỉnh, cụ thể là bổ sung lời khai của trẻ em qua một quy trình giám định, qua một quy trình lấy cung đặc biệt sẽ được xem như một chứng cứ buộc tội bị cáo. Khi mà xem lời khai là chứng cứ thì khả năng buộc tội dễ dàng và hợp pháp hơn. Hiện giờ những việc đó hoàn toàn chưa thừa nhận trừ khi mà họ nhận tội, còn lời khai của trẻ em không được xem là chứng cứ buộc tội nên rất khó.

Còn với luật sư Lê Văn Luân thì hệ thống luật pháp vẫn còn có nhiều kẽ hở :

Chúng ta đang khó khăn ở hai vấn đề, một là do việc khung hình phạt thấp, hai là chúng ta đang áp dụng chưa chuẩn, chưa hiểu, chưa đúng đối với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Chúng ta trong thực tế luôn đòi hỏi chứng cứ về mặt vật chất để lại trên thân thể. Điều này không đúng với quy định của điều luật đó. Nếu chứng minh có việc tiếp xúc đó thì đã có thể truy tố.

Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ trên facebook cá nhân của mình rằng "Chúng ta cần sửa đổi luật, chúng ta cần nhổ đi cái gốc thay vì đi cắt cành, tỉa ngọn". Ông cho biết đã có nhiều ý kiến sửa đổi luật nhưng mọi việc vẫn như cũ. Ông nói với RFA :

Những người ngồi bàn giấy làm luật thì lại không làm việc thực tiễn về thừa hành pháp luật, cho nên họ nghe rồi cũng để đó. Người dân kêu thì to nhưng rồi loãng dần theo cung bậc. Chúng tôi đã ý kiến nhiều, và tôi biết ngay cả Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, thương binh và xã hội cũng ý kiến rồi nhưng không hiểu vì sao họ không sửa đổi, ngay khi sửa đổi Bộ Luật hình sự năm 2015 có sửa đổi một số nội dung trong đó nhưng họ vẫn không đề cập vấn đề này. Lý do cụ thể thì tôi không biết được.

Là người từng làm công tác bảo vệ trẻ em cũng như tham gia các phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, bà Võ Thị Cẩm Nhung cho rằng nếu kiến nghị thì luật sẽ được sửa :

Luật chưa có điều chỉnh nhiều về lĩnh vực này nhưng nếu chúng ta thấy việc này ngày càng nhiều và nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần của trẻ em thì kiến nghị và họ sẽ sửa đổi thôi chứ không xuề xòa với hành vi này đâu.

Trong vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy, dư luận lên tiếng vì ông được giảm do là đảng viên. Người dân yêu cầu xử lại để tăng nặng hình phạt chứ người dân không ai kêu gọi phải sửa luật. Luật sư Tuấn nói thêm về "án dư luận" :

Theo nguyên tắc thì dưới 3 năm tù người ta có thể xin hưởng án treo. Có bị phạt tù nhưng được hưởng án treo. Tòa tuyên thì nó không sai, nó nằm trong khung hình phạt. Nhưng đây là một loại án dư luận. Nếu mà dư luận lên tiếng mạnh mẽ thì người ta xử lý.

Theo bà Võ Thị Cẩm Nhung thì trẻ em cần phải được bảo vệ bằng sự nghiêm minh của pháp luật vì trẻ chưa tự bảo vệ mình trước sự xâm hại hay quấy rối về tình dục. Bà cho biết trước đây khung hình phạt cho những tội này rất thấp, sau này đã được nâng lên nhưng cũng chưa đủ để răn đe và mọi người cần phải tiếp tục kiến nghị. Bà kết luận :

Sau khi công tác trẻ em, quyền trẻ em được quan tâm nhiều thì khung hình phạt cho những người xâm phạm trẻ em được nâng lên rõ rệt và trong quá trình tham gia xét xử thì mọi người rất nghiệm khắc với hành vi này. Quan điểm của mọi người là không nhân nhượng đối với những trường hợp xâm phạm trẻ em như thế.

Diễm Thi

Published in Việt Nam

Gần 40% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm 2017 (RFA, 23/03/2018)

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) thì năm 2017 có tới 37,9% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ. Đây là con số kỷ lục tính đến nay.

vn1

Công nhân đóng gói tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Khánh Sủng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam hôm 13/7/2017. Ảnh minh họa. AFP

Cũng theo báo cáo trên, tỉ lệ doanh nghiệp báo lãi giảm xuống còn 54,3%, cũng là mức thấp kỷ lục trong những năm qua.

VCCI nhận định rằng trên thực tế, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng nhỏ đi cả về vốn lẫn số công nhân.

Xét về vốn, các doanh nghiệp FDI có số vốn nhỏ hơn nửa tỷ đồng là 7,9%.

Xét về công nhân, số doanh nghiệp có ít hơn 5 lao động đã tăng từ 5,9% lên tới 7,4% giai đoạn 2016-2017.

Tuy vậy, khảo sát của VCCI vẫn cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài tăng vốn đầu tư năm 2017 đạt 13,2% so với năm 2016 chỉ có 11% ; tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tăng từ 50% lên 60%, cao nhất kể từ năm 2011.

VCCI cho rằng có sự cải thiện đáng kể của môi trường đầu tư kinh doanh, chẳng hạn như tỷ lệ doanh nghiệp có số cán bộ nhà nước giám sát chỉ còn 45%, giảm 14% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan chỉ còn 53% doanh nghiệp, giảm 13,5% so với năm 2015.

Tuy vậy VCCI lưu ý tình trạng chi trả phí không chính thức vẫn còn phổ biến trong môi trường kinh doanh, điều này khiến số doanh nghiệp FDI từ các nước phương Tây đến Việt Nam thấp trong thời gian qua.

****************

Hàng ngàn công nhân Pouchen Vina đình công phản đối chính sách lương mới (RFA, 23/03/2018)

Hàng ngàn công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn Pouchen Vina ở Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào ngày 23 tháng 3 tiến hành đình công để phản đối chính sách lương năm 2019 của doanh nghiệp này. 
Công ty Pouchen Vina lên kế hoạch triển khai tuyên truyền cơ chế cải cách thang, bảng lương 2019 cho cán bộ quản lý và công nhân lao động theo các đợt khác nhau. Từ ngày một đến 15/3, công ty đã tổ chức triển khai cho gần 1.600 cán bộ công đoàn, quản lý các xưởng ; đợt hai từ ngày 19 đến 31/3 sẽ triển khai cho gần 17.000 người lao động.

vn2

Công nhân công ty Pouchen Vina đình công phản đối chính sách lương hồi tháng 02/2016 - Thanhnien.com

Tuy nhiên, trong thời gian triển khai từ ngày 19 đến 23/3, thống kê cho biết có khoảng 60% công nhân đồng thuận, còn lại 40% chưa đồng thuận và yêu cầu không thực hiện cải cách thang lương hiện đang áp dụng từ 24 bậc giảm xuống còn 10 - 15 bậc.

Khi vụ đình công xảy ra, Liên Đoàn Lao Động tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với sở Lao động-Thương bình và Xã hội cùng các cơ quan chức năng đã thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Về phía công ty, Ban Giám đốc cho biết đây chỉ là bước lấy ý kiến tham khảo từ người lao động trong công ty. Các chính sách về lương hiện tại của người lao động vẫn giữ nguyên và thực hiện đến hết năm 2018.

Vào tháng hai năm 2016, hơn 20 ngàn công nhân của Pouchen Vina cũng đã từng đình công phản đối chính sách lương thưởng quá khắt khe của doanh nghiệp này.

**********************

Xe du lịch Trung Quốc được lái thẳng tới Hạ Long (VOA, 23/03/2018)

Chính quyền tnh Qung Ninh cho phép xe du lịch do người Trung Quc điu khin được trc tiếp lái ti thành ph H Long qua ca khu Móng Cái, báo Xinhua ca nhà nước Trung Quc cho biết hôm 21/3/2018. Thành ph H Long là đa đim ca thng cnh ni tiếng ca Vit Nam được ghi vào danh sách di sản thế gii.

vn3

Du khách Trung Quốc chp nh lưu nim Vnh H Long. Reuters/Kham

Bản tin ca Thông tn xã Vit Nam dn li ông Vũ Văn Hp, Chánh văn phòng UBND tnh Qung Ninh, cho biết như vy hôm th Tư 21/3.

Theo trang mạng Viettimes.vn thì đó là ch đo ca Phó Th tướng kiêm Ngoi Trưởng Phm Bình Minh cho phép thí điểm xe du lch đeo bin Trung Quc được lái trc tiếp vào thành ph H Long. Chương trình thí đim s kéo dài ti ngày 31/12/2018. Sau đó tnh Qung Ninh s đánh giá chương trình thí đim này và báo cáo lên Th tướng.

Lý do đưa ra là bin pháp này sẽ to thun li cho du lch, Vnh H Long vn là đa đim du lch được du khách Trung Quc ưa chung nht, sau thành ph Huế.

Du khách Trung Quốc không được phép li lâu hơn 3 ngày mi chuyến, và trong các trường hp xe hng hoc gp tai nn, thi gian này được gia hn thêm mt ngày.

Từ đu năm 2017, tnh Qung Ninh đã cho phép xe hơi dưới 9 ch ngi thuc quyn s hu ca công dân hoc công ty Trung Quc, được ra vào thành ph Móng Cái trong thi gian thí đim là một năm.

Theo Xinhua, trong năm 2017 có 93 chiếc xe ch tng cng 256 du khách Trung Quc đã tham quan thành ph Móng Cái. Đi li, 38 chiếc xe ch 110 du khách t Vit Nam đã sang thăm thành ph Đông Hưng thuc tnh Qung Tây, Trung Quc.

Published in Việt Nam

Hợp tác xã kiểu mới cho người nghèo, con đường còn xa (RFA, 08/09/2017)

Ngày 7 tháng 9 năm 2017, Chính phủ Việt Nam chính thức cho ra mắt Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban này là thúc đẩy thành lập các hợp tác xã kiểu mới để xây dựng nông thôn.

htx1

Một trận lụt vào tháng 10, năm 2016, tại Hương Khê, Hà Tĩnh. AFP

Hợp tác xã kiểu mới là gì ? Người dân đang quan tâm đến nó như thế nào ?

Hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện.

Theo trang web của Trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã thì những hợp tác xã gọi là kiểu mới được thành lập theo luật hợp tác xã năm 2012 có đặc điểm là trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, và quyền sở hữu tài sản của các thành viên được công nhận. Điều này hoàn toàn khác với những hợp tác xã theo mô hình bao cấp trước đây, có tính chất bắt buộc, đã hầu như chấm dứt hoạt động khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về môi trường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết là theo quan sát của ông, có những tổ chức có đặc điểm tương tự hợp tác xã kiểu mới được thành lập một cách rất tự nhiên, không cần sự vận động hành chánh nào :

"Thường thì có một người nào đó làm ăn giỏi, có thể ông ta không phải là nông dân, nhưng những người nông dân xung quanh nghe là làm theo ông ta để công việc giao dịch làm ăn được dễ dàng hơn".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội thì sự thúc đẩy phát triển hợp tác xã của chính phủ là việc nên làm, vì nó giúp đỡ những người nghèo của xã hội :

"Kinh tế tập thể là một hình thức tổ chức thích hợp đối với những người lao động nghèo, không có vốn để mở rộng đầu tư sản xuất. Đó là một mô hình đối nhân, không phải đối vốn. Những người lao động ấy kết hợp sức lao động của mình lại với nhau, để cùng hợp tác và phát triển".

Như vậy sự hợp tác làm ăn với nhau là một hành động rất tự nhiên, và việc đó lại càng nên khuyến khích đối với tầng lớp người lao động nghèo.

Đồng ý nhưng nghi ngờ

Chúng tôi tìm đến một trong những vùng nông nghiệp nghèo nhất Việt Nam là tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu về sự tham gia thành lập hợp tác xã ở đây.

Theo Linh mục Cao Đình Hải, ở giáo xứ Xuân Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nông dân ở đây hiện nay không còn làm lúa như ngày trước mà chuyển sang trồng cây keo để bán cho một số doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng ông nói rằng họ vẫn hoạt động riêng lẻ chứ không thành lập những hợp tác xã.

Khi chúng tôi cho ông biết về ý muốn của chính phủ về việc thúc đẩy phát triển hợp tác xã kiểu mới, ông nói :

"Hợp tác xã lúc trước không có chất lượng, như vậy không thể tồn tại được. Một chương trình mới như thế này thì tôi không biết là họ có kềm chế mình hay không, hay là chỉ ủng hộ tiền của cho mình để giúp mình thì chắc chắn là sẽ tốt hơn. Không biết họ có kềm chế bằng cách nào đó hay không, tôi chưa tìm hiểu được".

Hợp tác xã lúc trước mà Linh mục Hải đề cập chính là các hợp tác xã nông nghiệp có tính chất bắt buộc đối với nông dân trước khi Việt Nam cải cách kinh tế vào năm 1986. Trong thời gian hoạt động của các hợp tác xã này, nông nghiệp Việt Nam bị đình đốn nghiêm trọng, nông dân bỏ ruộng đất, lương thực phải nhập khẩu.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về mô hình sản xuất của hợp tác xã kiểu cũ, trước năm 1986 :

"Trước kia mô hình hợp tác xã cũ không thành công vì người ta có câu là mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài mua xe, người dân cảm thấy bị bóc lột. Đó không phải là mô hình hợp tác xã thực thụ, đem lại lợi ích cho họ".

Một nông dân là ông Phúc, tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, từng làm công an xã và tham gia vào việc điều hành các hợp tác xã kiểu cũ nói là ông đồng ý những hợp tác xã kiểu mới :

"Thành lập hợp tác xã kiểu tự nguyện, ăn chia rõ ràng, sòng phẳng hơn. Có được qui chế của nhà nước nữa thì tốt. Cái thứ hai nữa là họ cảm thấy lợi, lợi cho gia đình, lợi cho tổ hợp".

Tuy nhiên ông lại nói là vùng đất nghèo của xã ông không có hợp tác xã kiểu mới vì quá nghèo, điều ngược lại với nguyên tắc mô hình sản xuất hợp tác xã là thích hợp cho người nghèo như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập.

Những người dân mà chúng tôi tiếp xúc được ở Hà Tĩnh đều nói rằng việc thành lập các hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện là việc nên làm. Linh Mục Cao Đình Hải nói :

"Nếu tự nguyện góp sức làm ở một vùng quê, thì chắc là có thể tốt. Nếu vấn đề đóng góp tự nguyện đó không liên quan đến chính phủ, dân tự làm, chính phủ giúp cho họ thì đó là việc nên làm".

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy những hợp tác xã của người nghèo phát triển là giúp cho họ về vốn, cũng như giảm bớt thuế khóa cho những vùng bị thiên tai, những vùng đất thường là nghèo khó, cần thúc đẩy sự thành lập các hợp tác xã kiểu mới.

Cả ông Phúc cựu cán bộ công an ở huyện Hương Khê, và Linh mục Cao Đình Hải ở huyện Kỳ Anh đều nói rằng dân chúng ở địa phương các ông vẫn không được giảm thuế mặc dù vừa bị lũ lụt.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết là chính phủ đã có chính sách giảm thuế nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai, nếu như có phản ảnh của người dân như vừa nêu thì phải xem lại sự thực hiện chính sách ở địa phương.

Trong một bài viết trên trang web của Liên minh hợp tác xã Việt Nam vào năm 2016 có liệt kê tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương xây dựng nhiều hợp tác xã kiểu mới. Tuy nhiên bài viết này cũng nói rằng có một sự nghi ngờ về cái tên, về ký ức của những hợp tác xã bắt buộc ngày trước, làm cho dân chúng không tham gia vào các hợp tác xã hiện nay.

Ngay trong ngày công bố chính sách thúc đẩy việc phát triển các hợp tác xã kiểu mới, một thông tin làm cho những người quan tâm đến thời sự thất vọng. Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, giáo phận Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết :

"Anh có thể thấy một cái tin ngày hôm nay là chính phủ thành lập ban chỉ đạo kinh tế đó, nhưng người lãnh đạo là ai ? Trong đó có Võ Kim Cự, là một người là nguyên nhân gây ra thảm họa Formosa. Một người tàn phá kinh tế của đất nước, của người dân như thế, làm một người lãnh đạo phát triển knh tế thì nó có hài hước không ? Vậy đây là một điều mà dù một con người lạc quan bao nhiêu thì người ta cũng không thể dám tin tưởng vào sự phát triển kinh tế theo sự chỉ đạo này".

Ông Võ Kim Cự từng là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, sau đó làm đại biểu quốc hội. Trước đây không lâu ông đã chính thức bị kỷ luật, mất ghế đại biểu quốc hội, vì trách nhiệm của ông trong việc để xảy ra thảm họa môi trường biển Formosa vào năm 2016. Ngày 7 tháng 9 năm 2017, ông Võ Kim Cự lại được giao trọng trách làm Phó Ban chỉ đạo chỉ đạo và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Đáp lại sự nghi ngờ của Linh Mục Đặng Hữu Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay với yếu tố kinh tế thị trường phát triển mạnh, nhà nước Việt Nam không thể trở lại với kiểu quản lý hợp tác xã như xưa.

Tuy nhiên việc áp dụng mô hình hợp tác xã để giúp đỡ những người nghèo vẫn là con đường nhiều khó khăn. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ Trưởng Ban chỉ đạo và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, cũng nói rằng nhiều địa phương vẫn không phân biệt được hợp tác xã kiểu mới khác với kiểu cũ như thế nào.

Kính Hòa, RFA

******************

Thanh Hóa : 6 ngàn công nhân đình công sang ngày thứ 3 (RFA, 08/09/2017)

Khoảng 6 ngàn công nhân của công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành chuyên về hàng may mặc xuất khẩu tiếp tục đình công sang ngày thứ 3 liên tiếp.

htx2

Hàng ngàn công nhân nhà máy S&H Vina Thạch Thành tiếp tục đình công sang ngày thứ 3 - Courtesy of laodong.vn

Cuộc đình công bắt đầu diễn ra từ chiều ngày 6 tháng 9. Theo công nhân, họ quyết định ngừng việc để phản đối những qui định được cho là rất vô lý của công ty như : khi phải đi làm vào ngày nghỉ phép vẫn hưởng lương như ngày thường, công ty không chấp nhận tăng lương 6 tháng/1 lần như đã cam kết trong hợp đồng, chế độ thai sản không đầy đủ…

Điều làm họ bức xúc nhất là gia đình nào có người thân mất phải báo trước 3 ngày.

Trước đó, ngày 7 tháng 9, Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hoá cùng với lãnh đạo huyện Thạch Thành đã làm việc với lãnh đạo công ty TNHH S&H Thạch Thành.

Trong buổi làm việc này, một nhân viên của công ty là ông Mai Sỹ Nghĩa, phiên dịch viên kiêm Quản đốc Phân xưởng 1 bị cho thôi việc vì có hành vi xúc phạm công nhân.

Tuy nhiên, các yêu cầu của công nhân như tăng lương cơ bản phù hợp với mức sống hiện tại, chế độ thai sản… vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng nên họ quyết định chưa quay trở lại làm việc.

Published in Việt Nam