Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những tín hiệu ‘ngược xuôi’ gửi ra và nhận dạng thế nào ?

"Người dân Việt Nam có mong muốn là Việt Nam ‘làm bạn với tất cả các nước, nghĩa là ai vào Việt Nam cũng hoan nghênh miễn là mở cửa làm ăn với nhau bình thường, nhưng đằng sau cái tốt ấy, đừng cài một điều gì để lừa đảo, lật nhau thì được", một nhà quan sát chính trị nội bộ và quan hệ đối ngoại của Việt Nam lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do trong dịp Việt Nam đang có những hoạt động đối ngoại, hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng được cho là khá bận rộn trong hạ tuần tháng 6/2023.

vnhk1

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ tại Đà Nẵng hôm 25/6/2023 - Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Phạm Viết Đào, cựu quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam trước đây, chia sẻ với RFA nhận định cá nhân về quan hệ Trung Quốc và Việt Nam :

"Bây giờ với Trung Quốc nếu hàng hóa hai chiều với Việt Nam cứ bán đi thoải mái cũng tốt, mà với Mỹ, mời Mỹ vào như thế cũng là tốt, nhưng có một điều là ở Việt Nam theo tôi có sự chi phối của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đầu tư rất nhiều và có cả đầu tư ngầm, cho nên người ta có thể có sự giật dây…"

Ông Phạm Viết Đào là tác giả bộ sách bút ký, tiểu luận, điều tra nhiều tập "Vị Xuyên và Thế sự Việt - Trung". Nhân dịp này, ông trả lời phỏng vấn của RFA :

RFA : Trong lúc Việt Nam đang đón tàu sân bay USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống, tác chiến của Hoa Kỳ thăm Việt Nam, ghé TP. Đà Nẵng (từ ngày 25-30/6/2023), truyền thông Việt Nam, trong đó báo Quân Đội Nhân Dân hôm 27/6 đưa tin ‘Quân chủng Hải quân kỷ niệm 50 năm Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc’ (1) ; báo điện tử Tạp Chí Cộng sản của Việt Nam cùng ngày có bài "Sáng ngời giá trị Chiến công chống Đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc" (2), hay VTV1 phát chương trình ‘Giao lưu nghệ thuật : Mở đường ra Biển’ hôm 25/6/2023, gặp gỡ các nhân vật lịch sử trong cuộc chiến tranh chống phong tỏa sông, biển miền Bắc của Hải quân nhân dân Việt Nam" (3), là người từng làm việc trong ngành quản lý nhà nước về văn hóa của Việt Nam, ý kiến của ông thế nào ?

Phạm Viết Đào : Tôi nghĩ rằng đôi khi chính quyền Việt Nam tạo ra những động tác giả, cái này bây giờ người dân không biết được, không biết chính quyền Việt Nam nói thế là thật lòng, hay là họ nói thế là bởi quán tính, hay là do bị sự ‘giật dây’ nào phát biểu như vậy. Nhưng vấn đề là nhìn vào thực chất, bây giờ thực chất trong quan hệ Việt Nam với Mỹ thế nào ? Tôi nghĩ rằng việc Mỹ, rồi Nhật Bản, rồi chưa kể Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ… mà ‘vào’ thì có lợi cho Việt Nam. Mà với thực tình như thế, nếu có thấy như vậy, Trung Quốc cũng không thể ‘vác dao, vác gậy’ mãi ra mà làm gì được.

Vì vậy, cách đưa tin như trên là cách mà Việt Nam muốn xoa dịu với Trung Quốc, đó là đoán định của tôi, bởi vì ngay bây giờ tôi cũng không thể biết rõ được, nhưng tôi nghi ngờ rằng chính quyền cộng sản Việt Nam nói thì như vậy, nhưng không rõ là họ ‘đi đêm’ thế nào. Song về mặt người dân mà tôi quan sát được, tôi thấy họ cho rằng nếu giữ được hòa khí, Việt Nam mở cửa làm ăn được với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc v.v. cả với Trung Quốc nữa, thì có thể lựa chọn ra xem ai là tốt, ai làm ăn chất lượng với Việt Nam để thấy là tốt, chứ không nên để xảy ra chuyện ép buộc, chặn cửa nữa.

Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều giỏi ‘động tác giả’

Phạm Viết Đào : Theo đoán định của tôi, do bấy lâu nay Trung Quốc dọa nạt Việt Nam và vào quấy nhiễu ở khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông, nên Việt Nam bây giờ mời tàu Mỹ, Nhật… vào vùng biển nước mình, đồng thời có những động tác ‘tuyên truyền chống Mỹ’ như vậy, là để Trung Quốc dịu bớt đi. Tôi xin nói rằng từ trước tới nay, Việt Nam rất giỏi về ‘động tác giả’, và Trung Quốc cũng rất giỏi về món ‘động tác giả’ đó, nên chưa biết là ‘ai lừa ai’, nhưng với Việt Nam (trong quan hệ với Trung Quốc), cần phải có thời gian để nhìn nhận xem có chuyện ai đó ‘bán quyền lợi’ quốc gia cho ai hay không, và vẫn phải xem việc họ (chính quyền) thực làm, còn họ nói thì biết vậy thôi.

Còn về việc mấy bài báo tuyên truyền ‘chống Mỹ’ vừa rồi, tôi xin nói thêm rằng trong thâm tâm, người dân Việt Nam theo cảm nhận của tôi là vẫn ủng hộ và nghiêng về phía Mỹ, thành ra chính quyền Việt Nam nói như trên là để đối ngoại với Trung Quốc. Còn người Mỹ đến đây làm những việc như thế là tốt, người dân Việt Nam ủng hộ, nghĩa là người Mỹ đến Việt Nam như thế, kết hợp với bảo vệ biển, rồi cùng nhau khai thác dầu là tốt.

Và có thể chính quyền Việt Nam cho rằng Mỹ là ‘người lớn’, họ sẽ không chấp gì ‘chuyện tuyên truyền chống Mỹ ấy’, rằng ‘ông Mỹ thực dụng, miễn là làm được các công việc thôi, còn anh nói gì tôi, tôi không chấp anh’. Trong khi Trung Quốc thì ‘tiểu khí’, nên đối với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam phải ‘chơi trò đó’ để xoa dịu và làm được việc của mình.

Tôi biết rằng Việt Nam đang có những động thái ráo riết để đưa doanh nghiệp của Mỹ vào Biển Đông, mà bây giờ thực ra chỉ có Mỹ mới có thể vào khu vực này được thôi. Nga bây giờ cũng đổi hay hạ giọng…, nên tôi nghĩ chính quyền Việt Nam làm như thế để xoa dịu, khiến Trung Quốc bớt ‘sĩ diện’ của họ đi, còn bên trong, họ tìm cách để Mỹ có thể vào khai thác. Chỉ có Mỹ mới có thể giúp được Việt Nam làm ăn kinh tế được ở đó… Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam vẫn ủng hộ Mỹ hơn là ủng hộ Trung Quốc.

RFA : Theo truyền thông Việt Nam và Trung Quốc, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng, nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Cường, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế, cho đến Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc… đều khẳng định mong muốn của Trung Quốc trong việc ‘đẩy mạnh hợp tác hòa bình, hữu nghị với Việt Nam’, thúc đẩy và cam kết tạo các điều kiện để thúc đẩy các hợp tác nhiều mặt từ chính trị, kinh tế, thương mại, mậu dịch, tới an ninh, quốc phòng v.v., đề cao nguyên tắc giải quyết các tranh chấp, khác biệt ‘bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế’ v.v., ông có bình luận gì và nhất là độ tin tưởng ra sao với những ‘cam kết, hứa hẹn’ của ban lãnh đạo nhà nước Trung Quốc với phía Việt Nam ?

Phạm Viết Đào : Tôi cho rằng không thể tin được Trung Quốc, đó là điều mà các nhà chính trị nói với nhau bởi vì Trung Quốc nay có thể phát biểu thế này, nhưng mai có thể lại hành xử khác. Vừa rồi ông Tập Cận Bình tặng huân chương hữu nghị cho ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, rồi ngay sau đó lại xua các tàu của họ vào vùng biển của Việt Nam, thì chuyện đó người ta nói là hiển nhiên về cung cách của Trung Quốc rồi. Còn với Việt Nam thì chính quyền cũng tuyên bố ngoại giao bên ngoài như thế, còn ngấm ngầm họ làm gì, người dân không thể biết được.

Trong chuyến đi này của Thủ tướng Việt Nam, tôi nghĩ là Trung Quốc cũng có thể họ gây áp lực, ép để Việt Nam đổi lại phải ‘trả’ những điều gì đó. Tôi lấy ví dụ, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông quá hạn nhiều lần, khiến Việt Nam bị lỗ, bây giờ họ lại muốn nối tiếp dự án đó, rồi tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng mà Trung Quốc muốn Việt Nam làm theo đề xuất của họ, mà công luận cho rằng, nếu làm theo, thì có thể là ‘bán đứng’ Hải Phòng của Việt Nam cho Trung Quốc.

Tuyến đường sắt phía Bắc Việt Nam và sáng kiến Vành Đai Con Đường

Phạm Viết Đào : Bởi vì nếu thực hiện dự án Lào Cai – Hải Phòng đó, hàng hóa từ Vân Nam của Trung Quốc chạy qua con đường của Hải Phòng, đường đi sẽ gần hơn nhiều cho phía Trung Quốc, và người ta cho rằng chấp nhận việc đó là Việt Nam phải ‘cống nạp’ cho Trung Quốc. Đó có thể là một trong các điều kiện mà Việt Nam phải đáp ứng để đổi lại các phát biểu trên của lãnh đạo Trung Quốc, nhưng tôi thấy rằng nếu chấp nhận như thế có thể là ‘bán đứng chủ quyền’ của Việt Nam ở Hải Phòng cho phía Trung Quốc. Trung Quốc sẽ dùng tiền lãi của hàng hóa, vận tải hàng hóa qua ngả đó để lũng đoạn chính trị và kinh tế Việt Nam. Bởi vì như chúng ta biết, hàng hóa từ thời Pháp thuộc theo đường sắt từ Vân Nam đã di chuyển như thế nào, bây giờ với dự án như thế mà được chấp nhận, hàng hóa của Trung Quốc từ ngả Vân Nam sẽ chạy qua Hải Phòng và đi thẳng ra biển, thì Trung Quốc sẽ lợi ra sao. Và điều quan trọng nhất là Trung Quốc có thể sử dụng tiền bạc, tiền lãi để lũng đoạn chính trị Việt Nam. Quan chức Việt Nam về mặt hành chính ở đó sẽ như là đi ‘làm thuê’ cho Trung Quốc, họ có thể sử dụng việc đó để điều khiển các quan chức địa phương cấp tỉnh, cho đến Bộ trưởng nọ kia và dùng con đường sắt đó để chở những hàng hóa một cách có lợi cho Trung Quốc, kể cả ‘tuổn hàng hóa’. Nói chung, làm việc với Trung Quốc, cần suy nghĩ nhiều tầng, nhiều lớp thì mới có thể hiểu họ được.

RFA :Nếu những điều ông đề cập, phân tích trên là có cơ sở, có liên hệ nào giữa (những) dự án hạ tầng cơ sở giao thông, vận tải như vậy với điều mà báo chí, truyền thông hai nước đề cập là lãnh đạo Trung Quốc đề nghị Việt Nam tham gia nhiều hơn vào Sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất và thực hiện lâu nay trên phạm vi toàn cầu và ở khu vực ?

Phạm Viết Đào : Chính xác là như vậy, đó chính là một nội dung liên quan Sáng kiến Vành đai, Con đường đó, và cái này ở trong biên bản chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói rồi, rằng hai bên sẽ sớm làm một con đường sắt (khổ 1,4 mét) qua bên Trung Quốc như thế. Còn báo chí, truyền thông Hà Nội đã ‘bắn tin’ rằng Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội gặp gỡ Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, bày tỏ mong muốn nối tiếp dự án Cát Linh – Hà Đông dài thêm 20-30 cây số nữa tới Xuân Mai. Và tuyến đường sắt Lào Cai đi Hải Phòng với khoảng cách chừng 400 cây số, rõ ràng là một khoản đầu tư cả tỷ đô-la mà Việt Nam nếu làm sẽ phải vay tiền của Trung Quốc. Và khả năng là Trung Quốc sẽ bỏ tiền ra cho vay, rồi tính nợ với Việt Nam, và rất có khả năng là Việt Nam sẽ đi làm ‘công không’ cho Trung Quốc. Chưa kể như tôi đã nói, Trung Quốc dùng chính tiền đó để lũng đoạn nội bộ, quan chức Việt Nam, và Trung Quốc có rất nhiều cách để làm việc đó.

vnhk2

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 27/6/2023. Xinhua via AP

‘Mời tàu Mỹ, Nhật vào, một động thái ngoại giao có tính toán’

RFAGần đây, đặc biệt trong tháng 6/2023, Việt Nam được cho là đã có những hoạt động bang giao, đối ngoại với quốc tế và khu vực khá ‘nhộn nhịp’, chẳng hạn gần nhất và đang diễn ra là đón tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và nhóm tàu hộ vệ, tác chiến thăm Đà Nẵng, trước đó cũng tại Đà Nẵng, Việt Nam tiếp đón hai tàu chiến của hải quân Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phan Văn Giang cũng đã thăm chính thức Ấn Độ, chưa kể Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Australia, hai quốc gia là đồng minh, đối tác quan trọng của Mỹ ở khu vực, đều tới thăm chính thức Việt Nam, bên cạnh các diễn biến khác, chẳng hạn như tin cho hay hai khu trục hạm Nhật Bản diễn tập với tàu Lý Thái Tổ của Việt Nam trên Biển Đông (4), ông có bình luận gì thêm ?

Phạm Viết Đào : Trước đó, phải nói thêm là tàu của hải quân Trung Quốc cũng ghé thăm hữu nghị Việt Nam, còn tôi theo dõi tin tức thì thấy rằng giàn khoan mà công ty của Nga thuê để thăm dò dầu khí trong hợp tác với Việt Nam là giàn khoan của Nhật Bản. Có lẽ tôi cho rằng họ đưa giàn khoan đó vào để họ có cớ để bảo vệ, tức là nếu có điều gì xảy ra ở Bãi Tư Chính, nếu tàu Trung Quốc mà vào Bãi đó, thì họ (Nhật Bản) sẽ nhảy vào can thiệp, họ sẽ lấy lý do giàn khoan đó là của họ và họ phải bảo vệ.

Cụ thể hơn, tôi nghĩ rằng các động tác thăm dò chỉ là bề nổi, thực chất là họ cũng đề phòng việc Trung Quốc có thể làm liều và vào quậy phá Bãi Tư Chính, nên tôi nghĩ hạm đội của Nhật vào cũng để thăm dò, nhưng họ có nhiệm vụ bảo vệ giàn khoan của nước họ, bởi vì dàn khoan cho thuê có giá cả tỷ đô-la không phải là một chuyện đùa, bây giờ nếu để cho tàu của Trung Quốc vào ‘húc đổ’ thì không được, nên họ phải đưa tàu vào để họ tính toán cả những phương án đó, chưa kể các tàu của Mỹ vào cũng có thể có những tính toán thêm.

Nhưng tôi cho rằng, cho các tàu chiến của Nhật và Mỹ vào vùng biển Việt Nam vừa qua và hiện nay rõ ràng là một đòn ngoại giao được tính toán kỹ của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản và Mỹ. Chính vì thế, quay lại với việc tuyên truyền về thời chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, là có thể Chính phủ Việt Nam muốn cho Trung Quốc bớt đi sự ‘điên rồ’ của họ, và có thể đó là cung cách ngoại giao ‘cây tre’ của Việt Nam, khi mà về vấn đề tranh chấp với Trung Quốc, họ đã cho tàu Mỹ, tàu Nhật vào, còn về mặt khác, họ phải tuyên bố, tuyên truyền này nọ, để Trung Quốc bớt đi ‘tiểu khí’. Còn riêng với tàu của Nhật Bản vào Việt Nam, tôi xin nói thêm là vì Nhật có dàn khoan cho Nga thuê ở đó, ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam, nếu Trung Quốc có hành vi gây gổ gì, thì hạm đội của Nhật Bản cũng có thể ‘nhảy vào’ bảo vệ, tôi hiểu vấn đề có thể theo hướng đó, và do đó Trung Quốc có thể sẽ không dám làm liều, mà hiện nay mới chỉ là dọa dẫm…

‘Trung Quốc rất khó tin, Việt Nam phải dựa vào dân’

RFATheo ông, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính có thể giúp giải quyết ‘dứt điểm’ được gì hay không những vấn để được cho là ‘tranh chấp’ về chủ quyền biển đảo vốn gây căng thẳng lâu nay trong quan hệ Việt – Trung trên Biển Đông nói chung và khu vực Bãi Tư Chính nói riêng, như ông đề cập, nếu những thông tin được chia sẻ và phân tích ở trên là có cơ sở ?

Phạm Viết Đào : Tôi nghĩ là sẽ không thể giải quyết dứt điểm được, bởi vì Trung Quốc có hành xử ‘trẻ con’, khi đứa trẻ cần cái gì, thì đòi cho bằng được, nên không có gì là ‘quân tử’ cả. Tức là mỗi lần họ cần gì, thì họ lại vác các thứ ra dọa, như là ‘dọa đánh’, để đòi, và nếu phía bên kia ‘nhả ra’, thì họ lại thôi, đó là đường lối ngoại giao và làm ăn lâu nay của Trung Quốc.

Có người nói là nó giống kiểu của anh ‘Chí Phèo’, cho nên không bao giờ có chuyện Trung Quốc họ đàng hoàng đâu.

Cái này thì khác với Mỹ, khác với Tây Âu, ở các nước đó, người ta nói gì thì người ta giữ lời, giữ quốc thể của người ta. Cho nên cứ hiểu Trung Quốc có thể như một tay ‘Chí Phèo’, đói rượu, thì vác dao đi, và khi được trao trai rượu rồi, thì mới để yên cho mọi người.

Và đã hiểu đường lối của ‘ông AQ, ông Chí Phèo’ như vậy, thì với Trung Quốc không thể tin vào việc Trung Quốc nói, ký kết, là làm, mà nếu ở đây với Việt Nam, nếu Việt Nam yếu, là Trung Quốc liền vào, còn khi nào Việt Nam có thế mạnh lên, thì có thể họ lại xuống nước. Rõ ràng là Việt Nam mời những tàu chiến hạm đội của Mỹ, của Nhật vào thăm như hiện nay, vừa qua, thì Trung Quốc ‘xuống nước’.

Và khi Trung Quốc ‘xuống nước’ như thế, thì chính quyền Việt Nam cũng phải nói vài câu, gọi là ‘đánh tiếng’, ‘chửi Mỹ’ vài câu, để Trung Quốc bớt hung đồ, để Việt Nam được việc của mình hơn. Còn hơn nữa, đi sang Trung Quốc chẳng có mất gì nhiều vài mấy lời nói, còn về nước, khi ở trong nhà, việc gì là của mình, thì mình cứ làm thôi. Tôi xin nói lại là trong thâm tâm người Việt Nam bây giờ, người ta bênh Mỹ, bênh Nhật nhiều hơn là bênh mấy ‘ông Tàu’. Người dân là như thế, và đó là nền tảng vững chắc của sự liên kết hữu nghị giữa các nước".

RFA :Về đối sách cơ bản, bền vững cho quốc phòng của Việt Nam, để có thể đối phó hiệu quả nhất với những đe dọa của ngoại bang đối với chủ quyền, trong đó để bảo vệ chủ quyền Biển đảo và các lợi ích quốc gia chính đáng của mình, thì Việt Nam, chính quyền Việt Nam cần quan tâm, chú ý giải pháp gì, theo ông ?

Phạm Viết Đào : Theo tôi, vấn đề chính là Việt Nam phải dân chủ hóa xã hội thì mới có thể bảo vệ được đất nước. Bởi vì bảo vệ được đất nước này chính là người dân, chứ không phải là ông vua hay mấy ông tướng nào, mà việc đó chính là bởi người dân. Người dân mà không ủng hộ, thì anh không thể làm được gì. Và tôi nghĩ người Mỹ, người Nhật quá biết dân tộc này. Tôi nghĩ họ vào Việt Nam là bởi vì họ tin tưởng vào người dân Việt Nam, và nếu người dân đồng lòng ủng hộ và bảo vệ, thì Trung Quốc không làm gì được.

Với người Việt Nam, tôi nghĩ người Nhật Bản, người Hàn Quốc, kể cả người Đài Loan đánh giá đúng về người dân Việt Nam, và tôi tin rằng người Mỹ cũng đánh giá đúng về người dân Việt Nam, chỉ có điều là chính chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam này, hễ có người dân nào mà hữu nghị, bắt tay với các bè bạn đó, là lại có thể đem bắt bỏ tù, như họ bắt những người như Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà hoạt động môi trường, sinh thái Hoàng Thị Minh Hồng, hay là nhà báo Mai Phan Lợi v.v., tôi thấy những người bị bắt đó chẳng làm gì vi phạm cả. Tôi nghĩ tất cả những cái đó là những cái chặn lại dân khí, tôi cho rằng có thể đó là những cái mà chính quyền Việt Nam mắc mưu Trung Quốc, khi Trung Quốc có thể hù dọa (chính quyền Việt Nam) rằng : những người đó, hay xã hội dân sự, hay người dân đó mà ‘nếu anh để họ nổi lên, họ sẽ tranh mất quyền của anh’…

Theo tôi, cần phải nhớ rằng muốn giữ được đất nước là phải ở người dân, người ta giữ gìn cho, còn các ông quan chức, tức là chính quyền đơn phương thì làm sao mà giữ được, nên nếu chính quyền coi thường dân, các ông sẽ thua hết.

RFA :Trân trọng cảm ơn nhà quan sát, bình luận thời sự Phạm Viết Đào đã trả lời cuộc phỏng vấn này trên quan điểm riêng.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 25/06/2023

Tham khảo :

(1) https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/quan-chung-hai-quan-ky-niem-50-nam-chien-cong-chong-de-quoc-my-phong-toa-song-bien-mien-bac-732450

(2) https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/sang-ngoi-gia-tri-chien-cong-chong-de-quoc-my-phong-toa-song-bien-mien-bac-640665.html

(3) https://vtv.vn/video/mo-duong-ra-bien-25-6-2023-626826.htm

(4) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-japanese-destroyers-made-joint-drills-with-vietnamese-ship-06272023084220.html

Published in Diễn đàn

Ông Vũ Quang Minh – Đi s Vit Nam ti Đc mi đưa lên trang facebook ca ông mt email ca Đi s quán Vit Nam ti Đc va gi ch nào đó và anh nào đó đ cám ơn v "cuc trao đi thng thn, chân thành ngày hôm nay".

ngoaigiao1

Trích đon email ca Đi s quán Vit Nam ti Đc va gi ch nào đó và anh nào đó. (Hình : Trích xut t trang Facebook ca đi s Vu Quang Minh)

Ông Vũ Quang Minh – Đi s Vit Nam ti Đc mi đưa lên trang facebook ca ông mt email ca Đi s quán Vit Nam ti Đc va gi ch nào đó và anh nào đó đ cám ơn v "cuc trao đi thng thn, chân thành ngày hôm nay". Theo đó Đi s quán đã tiến hành kim tra ni b. Chúng tôi được biết nhân viên x lý đã có nhng ng x không phù hp, đc bit trong bui l đăng ký kết hôn là giây phút thiêng liêng và trang trng đi vi mi v chng. Tuy có nhng hoàn cnh cá nhân đc bit do được tin người thân mc bnh him nghèo khiến tâm trng nóng ny, bt an nhưng cũng không th bin minh cho vic không tuân th quy tc ng x trong giao tiếp vi người dân. Đi s quán xin gi li xin li chân thành ti anh ch và gia đình và s tiến hành các bin pháp x lý ni b nghiêm khc đ không xy ra các v vic tương t trong thi gian ti...

Ngoài email ca Đi s quán Vit Nam ti Đc, status mà ông Minh mi đưa lên trang facebook ca ông còn đính kèm email ca người trong cuc ch nào đó và anh nào đó nhn mnh tt c quá trình trao đi gia chúng tôi và Đi s quán Vit Nam ti Đc ch bng hình thc trc tiếp qua đin thoi và email. Chúng tôi không làm vic vi bt k bên th ba nào khác v ni dung này đ bo đm cht lượng khiếu ni và s tôn trng trách nhim ca Đi s quán Vit Nam ti Đc trong vic gii quyết khiếu ni ca công dân,đng thi bày t rng li ha v vic s tiến hành kim đim nghiêm khc cán b làm sai quy đnh đã cng c nim tin ca chúng tôi v s minh bch ca Đi s quán Vit Nam ti Đc, nơi đi din bo v quyn li ca công dân Vit Nam ti CHLB Đc và vic cán b gii quyết không ch đng, thin chí gii thích chi tiết các chi phí dch v phát sinh và có nhng cư x không đúng chun mc đã khiến chúng tôi b c xúc, gây ra nhng vn đ không đáng có va quanhưng là công dân Vit Nam, chúng tôi hoàn toàn không mong mun và gây ra hiu lm không đáng có v hình nh nói chung ca Đi s quán (1).

Nếu ch đc status ca ông Minh người ta s không biết chuyn gì đã xy ra và không hiu ti sao li thế nhưng nếu chu khó theo dõi group "Tôi và s quán" trên facebook được lp ra như mt ch đ người Vit xa x than phin, cũng như ch dn nhau cách đi phó vi t nn nhũng nhiu, thái đ "mc h vô nhân" ca nhng nhân viên ngoi giao và các cơ quan ngoi giao ca Vit Nam ngoi quc thì s tìm ra câu tr li Cách nay vài ngày, rt nhiu người trong s gn 50.000 thành viên ca "Tôi và s quán" sôi lên sùng sc khi nghe mt đng bào cũng xa x như h dùng nickname là Marquina Sergio cùng v hôn thê lên Đi s quán Vit Nam ti Đc đ nhn hôn thú mà h sơ đăng ký kết hôn đã được gi trước đó ba tun và đã được xác nhn là đy đ, hp l nên phi cùng hin din theo hn đ ký vào Giy chng nhn Đăng ký kết hôn...

Ti đó, sau khi in Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn và bo c hai cùng ký, mt "chú" nhân viên ngoi giao bo đôi v chng tr tr 300 Euros vì chi phí đăng ký là 180 Euros và 100 Euros cho hai bn dch. Bi đó là "mc lm thu t l lũy tha" nên cp v chng tr mi thc mc ti sao l phí vượt nhiu ln mc quy đnh Sau khi p a p úng vin dn đ loi lý do nhưng cp v chng tr không thông, đã vy li còn đòi biên lai ghi đ s tin mà "chú" đòi, "chú" xé vn hai t Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn ri đui c hai v Bi cn Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn, cui cùng đôi v chng tr chp nhn tr 300 Euros nhưng biên lai ch ghi đã thu 63 Euros, chp nhn khuyến mãi cho khon thu b ngoài biên lai là vài t trích lc Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn đã được dch và xác nhn Status ca ông Đi s Vit Nam ti Đc xut hin khi câu chuyn va k tr thành s kin khuy đng dư lun trong group "Tôi và s quán" : Hàng lot cán b trong ngành ngoi giao đã b bt vì li dng dch bnh đ kiếm ăn. Nhng tưởng các cán b trong ngành ngoi giao phi ly đó làm bài hc. Thế nhưng không, nga quen đường cũ, h vn tiếp tc li d ng chc v ca mình đ tiếp tc gây phin hà, sách nhiu, kiếm ăn trên chính đng loi ca mình và nn nhân đt nhiên đc b t s ca anh ta(2).

***

Van Bu Bi Phan – mt trong nhng thành viên ca "Tôi và s quán" tham gia bình lun v s kin này nhn đnh :Có lẽ nhiều người thắc mắc vì sao phí lãnh sự ở các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài bị làm giá cao hơn rất nhiều so với mức quy định, ví dụ như miễn thị thực có giá $10 thì được làm vigiá $70, $80, $90 Passport lra $70 thì được thổi lên giá $300, $400, $500thậm chí hơn $1.000.Nếu công dân thắc mắc tại sao phí cao như vậy thì sẽ bị hành cho lên bờ xuống ruộng, nào là gửi về VitNam xác minh, nào là thiếu hồ sơ, nào là hình chụp không đúng, để rồi vài tháng sau cũng chưa nhận được Passport, miễn thị thựchay các loại giấy tờ khác.Tuy nhiên liên hệ qua dịch vụ, ngoan ngoãn tr giá trên tri thì thủ tục gì cũng nhanh, gọn Phải làm giá như vậy, phải kiếm tiền bằng mọi giá như vậy thì các đại sứ mới có khả năng đi lại bằng vé hạng thương gia giành cho cả gia đình. Ngay cả pet cưng của cuTh trưởng Ngoigiao, Đại sứ Vũ Quang Minh, cũng được ngồi ghế hạng thương gia từ VitNam sang Đức trên chuyến bay của hãng Bamboo Airline vào ngày 11/03/2022 (3)...

Không ch bình, Van Bu Bi Phan còn cung cp đường dn đến nhng status mà ông Vũ Quang Minh tng đưa lên trang facebook ca ông. Ít nht cũng có hai status ông Minh khoe con trai và con mèo có tên là Tenet cùng ng chung vi ông trong khoang thương gia khi đến Đc nhn nhim s. Thm chí, sau status đu tiên(4), khi có mt s người thc mc ti sao ông Minh li có th đưa thú cưng ca ông vào khoang hành khách trên phi cơ, ông Minh còn viết thêm mt status khác, dài hơn có ta là "Ghen vi Tenet, hn c bu tri", k rng Tenet ca ông tng là "Hu tước x lý chut" ti Đi s quán ta London (2011-2014) và nay xut ngoi nhn nhim v mi ti Đcsau khi ông đã dng công, dng lc đ có th đưa Tenet sang Đc. Theo ông Minh, bi chuyn đi li hi tháng 3/2022 vn còn nhiu tr ngai do các bin pháp phòng nga dch bnh nên có ai ghen t vi Tenet cũng là d hiuvì chính ông cũng rt ghen tkhi thy các cô chiêu đãi viên rt chuyên nghip, xinh đp, d thương đi qua li cúi xung, ngi cnh âu yếm Tenet, khen sao mt đp thế, lông mượt thế, mm mi và bay ngoan thế(5)…

Sau khi đc status "Ghen vi Tenet, hn c bu tri", mt facebooker tên là Trn Quang Long đã đ li thc mc thế này :Kính gi ông Đi s. Chc chn phi tn chi phí đ vn chuyn "Tenet". Xin hi, chi phí vn chuyn có phi t tin cá nhân hay t tin ca nhà nước ? Cám ơn ! Ông Vũ Quang Minh lp tc hi đáp cho Trn Quang Long :Bn thân mến, theo bn thì kế toán nào dám thanh toán t ngân sách nhà nước vic này ?Và nếu bn mun t ra quan tâm minh bch thì bn thân cũng nên đàng hoàng minh bch face ca mình Tính đến ti 30/12/2022 theo gi Vit Nam, nhng status v Tenet trên trang facebook ca ông Minh vn còn nguyên. Ông Minh chng ngi gì khi khng đnh chính ông t tr cho mèo cưngxut ngoi nhn nhim v mi ti Đc.Ai cũng biết thu nhp chính thc ca mt cán b ngoi giao là bao nhiêu nhưng ông Minh không h ngi khoe ông giàu và tt nhiên Tenet ca ông phi hơn hơn xa vô s đng bào ca ông. Vì sao ? Câu tr li nm ch chc chn đng ta, nhà nước ta không bn tâm chuyn ông Minh giàu. Chuyn đng ta, nhà nước ta đã v à đang x lý hàng lot cán b ngoi giao trong thi gian gn đây rõ ràng không phi vì h giàu bt thường, vì có nhiu t cáo, thc mc mà vì lý do khác. Ngoi giao luôn liên quan mt thiết đến ni tr mà !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 30/12/2022

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/minh.q.vu.56/posts/pfbid02rVLKEAikEHtvYo3Jh4huSzxNjoyUFKVARtYEhqe7N81vxM7svPsK811nnJeWLVzkl

(2) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/posts/5673576056025558

(3) https://www.facebook.com/phanvanbubi/posts/pfbid0QuAnP8mj7pWsFUHXMFFtZusbGgwfQmUfwA23GoGjEZrWiVcN5BCfHR3mafi1nXWcl

(4) https://www.facebook.com/minh.q.vu.56/posts/pfbid01G9S65UAD3iUvo7Qg5utUCLgLc4cv8idhZYtGVq1pxFT9fPXzjGC2EGdmggc83ifl

(5) https://www.facebook.com/minh.q.vu.56/posts/pfbid0sNt8pHVdhE65cyZ1f3YJyYSXPE3EmBRDAoMJJnPCZr2ihrjJ7TtQn2cb42nHasskl

Published in Diễn đàn

Sau kỷ niệm Chiến tranh Biên giới (17/2) và dịp tưởng niệm trận Gạc Ma (14/3), nay chính phủ nhiệm kỳ mới ở Việt Nam sẽ đi về hướng nào trong an ninh vùng ?

ngoaigiao1

Việt Nam chủ tọa phiên họp trực tuyến Thượng đỉnh đặc biệt của ASEAN về dịch bệnh Covid-19 ngày 24/04/2020 - Ảnh minh họa

Chính phủ Việt Nam nói đã và đang sẵn sàng đóng vai trò dẫn dắt, vai trò tiên phong, đóng góp vào công việc của khu vực và thế giới. Nhưng trước khi bàn khía cạnh quốc tế, chúng ta nên ưu tiên dẫn dắt chính bản thân mình. Để dẫn dắt, rất cần tư duy đột phá. Trước hết là đột phá trong các vấn đề sát sườn đối với an ninh và phát triển của đất nước.

Luật Ba Đặc khu

Một góc nhìn nổi trội về an ninh hiện nay là Luật Ba Đặc khu. Các chuyên gia hàng đầu trong nước đang "dẫn dắt" thúc đẩy để chính quyền thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về ba đặc khu. Ông Nguyễn Xuân Phúc hứa sẽ đối thoại, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng, của các nhà cách mạng lão thành, của các tầng lớp tri thức trong nước và ngoài nước về Luật Ba Đặc khu.

Nhiều ý kiến cho rằng, vì tầm mức hệ trọng của Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, sau khi thực hiện việc lấy ý kiến tham vấn cán bộ lão thành và các giới khác nếu có, dự luật vẫn phải đưa ra trưng cầu dân ý.

Nhưng liệu "tân" chính phủ và đặc biệt là "tân" Thủ tướng tới đây có nghĩ như thế không là điều chúng ta chưa biết được. Trong trường hợp này, Ngoại giao khó dẫn dắt lắm, thậm chí có khi còn "bị dẫn dắt" nữa là khác.

Sườn phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc của Việt Nam, đã bị bịt lối ra. Nếu Luật Ba Đặc khu được thông qua, những hướng còn lại cũng bị chặn nốt. Việt Nam sẽ rơi vào một tình huống hết sức chông chênh về an ninh.

Nếu xảy ra một cuộc chiến tranh như cách đây 42 năm, không biết dàn lãnh đạo mới Việt Nam sẽ xử lý tình huống này như thế nào ?

Một vấn đề nữa, đó là cần dẫn dắt để hóa giải những cảm giác bất an được ghi nhận trong dư luận người dân. Ngoại giao phải trả lời được câu hỏi : Với đà căng thẳng Trung – Mỹ đang leo thang trên nhiều địa hạt, đặc biệt là ở Biển Đông như hiện nay thì liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam hay không ? Nếu đánh thì đánh từ biển vào (Trường Sa trước ?) hay tấn công ngay trên đất liền trước ?

Càng bất an hơn, sau Đại hội 13, Bộ trưởng Công an Trung Quốc là quan chức cao cấp nước ngoài đầu tiên và duy nhất đến VN, nói là để chúc mừng thành công của Đại hội. Chúc mừng nhưng khi gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng VN, ông ấy lại tuyên bố, chuyến thăm nhằm quán triệt nhận thức này, quán triệt nhận thức kia

Đối nội và đối ngoại là một

Muốn ngoại giao Việt Nam, đóng góp hiệu quả vào việc giải quyết những vấn đề chung thì nội lực bên trong phải mạnh. Có mạnh trong nước thì đối ngoại mới hiệu quả, mới có hy vọng dẫn dắt trong khối. Việt Nam, phải "hòa nhi bất đồng" chứ không thể "đồng nhi bất hòa".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như cảm nhận được điều này nên chính ông từng kêu gọi đã đến lúc phải cải cách thể chế để tạo đột phát trong phát triển.  chuyên gia hy vọng, Thủ tướng kế nhiệm sẽ tiếp tục sự nghiệp của chính phủ trước đây. Đó là cải cách thể chế, chuyển sang kinh tế số hóa và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

Công cuộc cải cách này – chuyên gia gọi là "Đổi mới-2" – Ngoại giao có thể góp phần dẫn dắt. Ngoại giao hãy trở thành chất xúc tác để "hòa đồng bộ" một số định chế trong nước còn vênh với các định chế khu vực và toàn cầu mà Việt Nam, đã cam kết từ trước đến nay. Các hiệp định song phương và đa phương ký kết trong thập niên hội nhập sâu rộng và toàn diện là những tiền để thuận lợi để ngoại giao góp phần dẫn dắt nội trị.

Đối ngoại và đối nội tới đây phải là hai mặt của một đồng tiền, trở thành tổng thể chính sách được tích hợp từ các động lực trong nước và quốc tế. Ngoại giao là kênh thích hợp để Việt Nam có thể truyền tải một số giá trị tiến bộ và phổ quát. Việ Nam cần có thái độ rõ ràng, minh bạch thông qua một số động thái ngoại giao khả tín. Sau phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm, báo Tuổi trẻ Online buộc phải gỡ bài về Ngoại trưởng Singapore khi ông phát biểu : "Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia". Ông Ngoại trưởng này đồng thời kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết bất ổn. Ta không thể coi đảo chính quân sự ở Myanmar vừa qua chỉ là "cuộc bạo động", mà phải gọi sự vật đúng tên. Phải tích cực trong việc đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Myanmar, lên án chế độ quân phiệt. Khi họp với các ngoại trưởng ASEAN, chúng ta cũng chưa chủ động có đề xuất gì cụ thể là điều đáng tiếc. Nếu Việt Nam là một trong các thành viên của "ASEAN Trojka" như các nước Indonesia, Malaysia và Singapore đề xuất, chúng ta có thể làm gia tăng quyền lực trung gian giữa Việt Nam với Myanmar, qua đó giữa ASEAN với khu vực và thế giới. Làm như thế mới là cách dẫn dắt có hiệu quả.

Lướt sóng trên đấu trường Đông Nam Á

Trong đấu trường Đông Nam Á, sự phức hợp trong quan hệ Trung – Mỹ thực sự là một thách thức đối với hầu hết các thành viên ASEAN. Việt Nam không phảỉ là ngoại lệ. Bởi vì, vị trí này luôn luôn là ngã tư chiến lược, là nơi mà lợi ích của các đại cường giao nhau và phần lớn va đập nhau.

Sự cạnh tranh ngày nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ là một giai đoạn khác của một động lực đã nằm sẵn hàng thế kỷ trong bản năng sống còn của khu vực. Việt Nam, hẳn nhiên cùng một lúc, vừa phải phòng ngừa, vừa cân bằng, nhưng cũng vừa "khoát nước theo mưa" (hedge, balance, and bandwagon). Điều này nằm trong "gen chính trị" của Việt Nam, trong lịch sử.

Đảng cộng sản Việt Nam hẳn nhiên không thể coi nhẹ các mối quan hệ chính trị – kinh tế với Trung Quốc, nhưng đa số các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng không đơn giản chỉ cấu trúc quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh trên cơ sở duy ý thức hệ, thương mại hay đầu tư. Chủ nghĩa dân tộc vẫn là một lực tác động mạnh mẽ đến bang giao.

Cái khó đối với "tân" chính phủ là rồi đây, mỗi khi có bế tắc hay căng thẳng trong bang giao, Bắc Kinh thường viện dẫn đến "đại cục" hay "thoả thuận cấp cao" là những "tập hợp mờ" mà chỉ rất ít nhà lãnh đạo Hà Nội quán triệt được nội hàm cụ thể. Hơn nữa, chính sách cân bằng dễ biến dạng thành "đu dây" với những hậu quả khó lường trước.

Với Hoa Kỳ cũng là một phép thử khó khăn về phương cách Ngoại giao dẫn dắt giới hoạch định chính sách để kiến tạo nền tảng cho một mối "quan hệ đối tác chiến lược" giữa hai nước có chung lợi ích và tầm nhìn. Việt Nam trên thực tế bị kẹt về mặt địa-chính trị giữa Hoa Kỳ, cường quốc thống trị và Trung Quốc, cường quốc mới nổi.

Phần lớn giới quan sát cho rằng Việt Nam, có thể tiếp tục duy trì vị thế "cân bằng động" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong khi một số ý kiến khác lo ngại rằng, Việt Nam, có thể trở thành nạn nhân của những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai cường quốc. Nhưng nếu dẫn dắt tốt, Việt Nam có thể tiến gần hơn với Hoa Kỳ bằng cách áp dụng một "khuôn khổ liên kết mềm với Mỹ", trong đó Washington hỗ trợ nhiều hơn cho các nhu cầu về quốc phòng và an ninh của Hà Nội.

Để đổi lại, Hoa Kỳ có thể giành được "lòng tin chiến lược" của Việt Nam bằng cách đáp ứng các mối quan tâm chính của Hà Nội, tức là không can thiệp vào chính trị trong nước và không có ý định thay đổi thể chế ở đây. Đồng thời, Việt Nam, với tư cách là một cường quốc bậc trung, cần đầu tư nhiều hơn vào việc thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.

Bài học "dân tộc với thời đại"

Một trong những bãn lĩnh mới, tâm thế mớitheo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, là Việt Nam sẽ chủ động tham gia vào quá trình định hình các cấu trúc khu vực, xây dựng các khuôn khổ ở tầm khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Trước đây, chúng ta chưa thể hình dung sẽ xuất hiện một cấu trúc an ninh mới có quy mô toàn cầu như "không gian Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của "Bộ tứ", bao gồm Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Chỉ cách đây hai năm, chưa ai nghĩ ASEAN sẽ có phản ứng tích cực trước khung khổ địa-chính trị đó và khẳng định được một AOIP (Quan điểm của ASEAN về FOIP). FOIP lại vừa xuất hiện thêm một "Bộ tứ" thứ hai ở Châu Âu – "Bộ tứ" xuyên Đại Tây Dương – bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Anh.

Đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt nam, việc biến "Bố tứ" thành một tổ chức an ninh tập thể để đối phó với Trung Quốc sẽ buộc các chính phủ phải chọn bên. Mà "chọn bên" là một sứ mệnh đầy thách thức. Vì vậy, giới quan sát có phần bất ngờ khi Thiếu tướng Công an Đỗ Lê Chi – Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, thuộc Tổng cục Tình báo Việt Nam, – đã phát biểu công khai trong nước về khả năng hình thành một liên minh quân sự "NATO ở Đông Nam Á" và vai trò Việt Nam trong liên minh khu vực ấy.

Theo Tiến sĩ Đỗ Lê Chi, vấn đề không phải là có nên tham gia hay không, mà vấn đề là, Việt Nam cần chủ động thúc đẩy việc hình thành một tổ chức an ninh đa phương, ràng buộc tại khu vực, vì lợi ích của tất cả các bên. Lâu nay ta vẫn luôn chủ trương chủ động hội nhập, nhưng có khi ta vẫn bị động. Các nước lớn triển khai chính sách mà mình cứ phải cân đong đo đếm là có tham gia hay là không. Điều này cho thấy vai trò dẫn dắt của chúng ta chưa phải lúc nào cũng cao.

Liệu "tân" chính phủ Việt Nam, rồi đây có thực sự thúc đẩy tầm nhìn FOIP ? Và có xem xét lại triết lý quốc phòng "bốn không một nếu" ? Về trụ cột kinh tế, câu trả lời có thể là "yes". Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Thái Dương thường niên lần thứ 3 (IPBF-3) đã diễn ra tại Hà Nội năm ngoái là minh chứng rõ ràng. Nhưng về trụ cột an ninh, nhất là trong chiều kích "ngăn chặn" Trung Quốc, câu trả lời nhiều khả năng sẽ là "not yet". Trong khi đó "Bộ tứ" khuyến khích Việt Nam, nên sớm trở thành thành viên "theo sát" của FOIP (shadow member).

Điều đáng nói là, giữa các trụ cột của FOIP, ranh giới không phải lúc nào cũng rạch ròi. Mùa hè vừa qua, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố Mỹ đang thúc đẩy xây dựng một "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế", với sự tham gia của Việt Nam. Mạng lưới này được hình thành trên nền tảng "Bộ tứ", được Washington xem như điểm nhấn quan trọng trong chính sách thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu thời hậu Covid-19.

Ngày 12/3, sau một buổi họp thượng đỉnh trực tuyến với Thủ tướng các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Úc trong khuôn khổ Diễn đàn Đối thoại không chính thức bốn bên (Bộ tứ), Tổng thống Joe Biden thông báo một sáng kiến chung : Sản xuất một tỷ liều vac-xin ngừa Covid-19 tại Ấn Độ. Đây cũng là bước đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ trong cuộc phản công ngoại giao chống Trung Quốc.

"Chúng tôi mong muốn có một khu vực tự do, rộng mở toàn diện, an toàn, thấm nhuần các giá trị dân chủ và không ràng buộc". Bản thông cáo chung kết thúc cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của "Bộ tứ". Được biết, cuộc họp với các lãnh đạo "Bộ tứ" lần này là nhằm tạo tiền đề cho cuộc họp trực tiếp sau đó cũng trong năm nay.

*

Với tất cả các nan đề vừa điểm xuyết ở trên, câu hỏi ở đây là liệu chính phủ mới ở Việt Nam sẽ phải làm gì, để nền Ngoại giao Việt Nam, thực sự có thể dẫn dắt, có thể đi đầu trong bối cảnh an ninh khu vực chuyển biến gia tốc, hay lại bị "cuốn theo chiều gió" rồi để thời cuộc dẫn dắt ?

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : Viet-studies, 15/03/2021

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng hiện là Giám đốc Truyền thông Viện PLD  Viện Nghiên cứu các vấn đề về Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt : Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch Covid-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế.

ngoaigiao0

Như phân tích dưới đây, các quốc gia tầm trung có vị thế đặc thù trong hệ thống quốc tế. Nhóm nước này có nguồn lực hạn chế, khó đuổi kịp/cạnh tranh với các nước lớn, nhất là về sức mạnh kinh tế, công nghệ, quốc phòng, song có lợi thế tương đồng với các nước tầm trung khác và vượt trội so với các nước nhỏ, trình độ phát triển thấp. Vị thế đó một mặt có thể tạo nên áp lực phải thích ứng, phòng vệ trong thế "tiến thoái lưỡng nan" về ứng xử phù hợp của quốc gia tầm trung với các bên (lớn hơn, ngang bằng, nhỏ hơn) trong một số hoàn cảnh, song mặt khác cũng tạo nhiều dư địa, cơ hội khi có được lòng tin lớn hơn của quốc tế về vai trò "trung gian", "xây dựng", "thực tâm", "vô hại" ; tạo động lực chủ động, sáng tạo để tối ưu hóa không gian chiến lược chật hẹp và lựa chọn chính sách hạn chế, giúp duy trì khả năng độc lập, tự chủ, linh hoạt và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước, trong đó có việc mở rộng, tăng cường mạng lưới quan hệ giữa các nước tầm trung với nhau để giảm áp lực từ cạnh tranh chiến lược các nước lớn ; phát huy vai trò, sáng kiến đóng góp cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Dư địa, cơ hội đó sẽ tiếp tục được mở rộng hơn khi bên cạnh các điểm nóng an ninh truyền thống nan giải, các vấn đề toàn cầu (an ninh phi truyền thống, an ninh con người) nổi lên ngày càng nhiều, càng phức tạp, tác động đến tất cả các nước mà không một nước nào tự mình có thể giải quyết hiệu quả. Nhu cầu cần có sự chung tay, hợp tác rộng lớn về cả nguồn lực lẫn ý tưởng, sáng kiến dường như là vô tận, kéo theo xu hướng phát triển khó đảo ngược của chủ nghĩa đa phương và dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Các quốc gia tầm trung có vai trò không thể thiếu được trong xu hướng đó.

1. Lý thuyết về quốc gia tầm trung

1.1. Cơ sở lý thuyết "nước nhỏ" của khái niệm "quốc gia tầm trung"

Trong chuyên ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế, khái niệm "quốc gia tầm trung" thực ra được phát triển từ cách giải thích về nước nhỏ/nước yếu [1] của hai trường phái lý thuyết nền tảng là chủ nghĩa Tân Hiện thực (Neorealism) và chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do (Neoliberal Institutionalism). Robert Rothstein đưa ra định nghĩa trên cả hai phương diện vật chất và tâm lý/hành vi của quốc gia khi cho rằng nước nhỏ là nước tự thừa nhận nếu chỉ dựa vào năng lực bản thân thì không thể có an ninh, và nước nhỏ cần phải dựa vào sự hỗ trợ của các nước khác, của các thể chế, tiến trình để bảo đảm an ninh ; đồng thời nhận thức đó của các nhà lãnh đạo nước nhỏ cũng phải được các nước khác trong chính trị quốc tế thừa nhận [2]. Các nhà lý thuyết về nước nhỏ như Robert Rothstein, David Vital và Annette Fox nhấn mạnh, các nước nhỏ rất coi trọng sự độc lập, tự chủ về chiến lược và luôn tìm cách mở rộng không gian triển khai và lựa chọn chính sách[3].

Theo định nghĩa trên, các nước nhỏ cơ bản có hai lựa chọn chính sách hay hai kiểu hành vi đặc thù nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để bảo đảm an ninh cho chính mình : (i) hành vi trong các tình huống cân bằng quyền lực (ví dụ như phù thịnh hay ngả về một bên (bandwagoning), chủ động tự cân bằng (balancing) ; và (ii) hành vi đối với các thể chế quốc tế. Phương án lựa chọn chính sách thứ ba là trung lập (neutrality) theo kiểu trung lập tích cực hoặc biệt lập. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy chính sách trung lập tích cực là giải pháp tương đối hy hữu, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn và pha trộn yếu tố "phù thịnh" ; trong khi chính sách "biệt lập" ít được lựa chọn do không phù hợp với bối cảnh quan hệ quốc tế hiện đại.

Kiểu hành vi thứ nhất đã được tranh luận, phân tích sâu trong chủ nghĩa Tân Hiện thực, và thực tế cho thấy trong một hệ thống quốc tế mà nước lớn vẫn nắm quyền chi phối thì chỉ có nước lớn mới triển khai hiệu quả chính sách cân bằng (balancing), còn nước nhỏ hơn, yếu hơn buộc phải dựa vào các nước lớn để bảo đảm an ninh. Các học giả Tân Hiện thực nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nước nhỏ hơn/yếu hơn là việc dựa vào một nước lớn để bảo đảm an ninh sẽ kéo theo chi phí, rủi ro cao, và dù có hành động cân bằng đơn lẻ hay hành động tập thể thông qua các thể chế đa phương thì các nước nhỏ/yếu đều không đủ khả năng để xử lý khủng hoảng và phải phụ thuộc vào nguồn lực, vai trò đầu tàu dẫn dắt của các nước lớn. Một số tổ chức/cơ chế quốc tế do chính các nước lớn thiết lập, chi phối, tập hợp lực lượng ; các nước nhỏ/yếu chịu áp lực từ các nước lớn ít hơn và có không gian để triển khai chính sách rộng hơn, linh hoạt hơn trong những tổ chức/cơ chế lớn, có thành phần tham gia đa dạng (ví dụ như Liên Hiệp Quốc), hoặc trong những tổ chức/cơ chế gồm toàn các nước nhỏ, do chính các nước nhỏ lập ra (ví dụ như ASEAN). Chịu ảnh hưởng của tư duy Tân Hiện thực, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam trong bài phát biểu tại Quốc hội về khủng hoảng Ukraine cho rằng sự chênh lệch về sức mạnh giữa nước lớn và nước nhỏ vẫn rất quan trọng trong thế giới ngày nay ; nước nhỏ luôn là "quân tốt thí" trên bàn cờ chiến lược của các nước lớn và ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan do một mặt dựa vào nước lớn để bảo đảm an ninh, bảo vệ chủ quyền sẽ gặp nhiều rủi ro (không có gì bảo đảm các thỏa thuận pháp lý về hỗ tương an ninh sẽ được thực thi trong tình huống khủng hoảng, các nước nhỏ thường bị các nước lớn chèn ép hoặc bị thỏa hiệp trên lưng), mặt khác sự ủng hộ các thể chế và luật pháp quốc tế cũng không thể bảo đảm an ninh chắc chắn cho các nước nhỏ vì các nước lớn đều theo đuổi lợi ích riêng, có khả năng chi phối mạnh các thể chế đa phương (Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là ví dụ điển hình), có quyền không tuân thủ các cam kết an ninh và diễn giải, áp dụng luật pháp quốc tế theo cách của mình, phục vụ cho lợi ích của mình. Tuy vậy, Shanmugam kết luận : sự chọn lựa chính sách hợp lý nhất cho các nước nhỏ là kiên định độc lập, tự chủ, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại một cách linh hoạt, nhất quán ủng hộ thể chế đa phương và luật pháp quốc tế [4]. Đây là kiểu hành vi ngày càng phổ biến của các nước cả lớn lẫn nhỏ trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và có thể được gọi là chính sách "giữ cân bằng linh hoạt" – không trung lập mà cũng không liên minh hẳn với nước lớn nào.

Về kiểu hành vi thứ hai, theo Rothstein, các nước nhỏ thường ưu tiên phương thức ngoại giao đa phương và ủng hộ các thể chế khu vực/quốc tế do ba đặc tính : (i) tính bình đẳng chính thức (tương đối) giữa các nước thành viên, (ii) lợi ích về chính trị, an ninh mà tư cách thành viên có thể mang lại, và (iii) khả năng kiềm chế, can dự các nước lớn của các thể chế [5]. Quan niệm này dựa trên lập luận của chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do về "sức mạnh thể chế tạo ra cho thành viên", tức là thể chế quốc tế có sức mạnh độc lập (dù tương đối) với ý chí của các thành viên lập nên nó và hướng đến sự bình đẳng giữa các thành viên trong thể chế, qua đó giúp giảm bớt tính đẳng cấp, thứ bậc trong quan hệ quốc tế (mà chủ nghĩa Hiện thực coi là thuộc tính cố hữu)[6]. Robert Keohane và Joseph Nye chia sẻ quan điểm này và cho rằng, các tổ chức quốc tế thường là những thể chế thích hợp cho các nước yếu vì các quy chuẩn của nó nhấn mạnh sự bình đẳng về kinh tế, xã hội cũng như sự bình đẳng giữa các quốc gia ; đồng thời, ngày càng có nhiều thể chế quốc tế để lựa chọn tham gia và chi phí như rủi ro tham gia không quá cao [7]. Một trong những lý do quan trọng để các quốc gia bất kể lớn nhỏ ưa thích hình thức ngoại giao đa phương và tham dự các hội nghị quốc tế (đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh) là chi phí thấp nhưng hiệu quả lớn từ các cuộc tiếp xúc song phương, họp nhóm bên lề hội nghị để bàn về các vấn đề cùng quan tâm. Theo Keohane, các nước nhỏ quan niệm rằng, chức năng chính của thể chế quốc tế là thúc đẩy các chính sách, hành động có lợi cho an ninh vốn rất mong manh của chính họ, và tạo điều kiện giúp các nước nhỏ cùng phối hợp hành động để định hình nên các thái độ, quy tắc và chuẩn hành vi phù hợp của cộng đồng quốc tế [8]. Đặc biệt, thể chế quốc tế đề ra các chương trình nghị sự chung, tạo điều kiện cho việc hình thành các nhóm/liên minh và là diễn đàn thảo luận các sáng kiến chính trị và chiến lược kết nối của các nước nhỏ và yếu. Bên cạnh đó, các nước nhỏ có thể chọn diễn đàn/tổ chức quốc tế phù hợp để thúc đẩy thảo luận, tìm kiếm và huy động sự ủng hộ hay phiếu bầu quốc tế về một vấn đề cụ thể (mà họ có lợi ích) 3.

Nhận thức nói trên của các nước nhỏ về thể chế quốc tế dẫn đến sự lựa chọn chính sách xây dựng "tình trạng phụ thuộc lẫn nhau đa tầng nấc" (complex interdependence), trong đó các nước nhỏ tận dụng tối đa không gian hành động rộng lớn hơn được tạo nên bởi lợi ích về sức mạnh thể chế dành cho các thành viên. Với chính sách này, các nước nhỏ tham gia tích cực vào các thể chế quốc tế ở các tầng nấc, trong các lĩnh vực khác nhau, dùng cơ chế, luật lệ và tiêu chuẩn hành vi của các thể chế để tăng vị thế, khẳng định giá trị, bản sắc của mình trong quan hệ quốc tế, đồng thời đan xen lợi ích, ràng buộc hành vi, trách nhiệm của các nước lớn và tăng các cơ chế xử lý mâu thuẫn với nước lớn khi có xung đột lợi ích. Như vậy, lựa chọn chính sách này là sự bổ sung quan trọng cho chính sách "cân bằng linh hoạt" nói trên của các nước nhỏ. Các nhà lý thuyết về nước nhỏ thiên về chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do và các học giả nghiên cứu về quốc gia tầm trung tiếp tục kế thừa, phát triển mạch lập luận này [9].

1.2. Thế nào là "quốc gia tầm trung" ?

Là một khái niệm mang tính so sánh, về cơ bản có hai cách để phân loại, định nghĩa "quốc gia tầm trung" :

Cách thứ nhất dựa trên các thước đo năng lực, sức mạnh quốc gia (sức mạnh cứng và sức mạnh mềm) như chỉ số tổng sản phẩm quốc gia (GNP)/tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sức mạnh quốc gia toàn diện (CNP) [10], lợi thế cạnh tranh về kinh tế, sức mạnh quân sự, diện tích lãnh thổ, dân số và chất lượng dân số, tài nguyên thiên nhiên, sức hấp dẫn của văn hóa và mô hình chính trị, vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế, uy tín/ảnh hưởng quốc tế (vị trí/ưu tiên trong chính sách đối ngoại của các nước khác, đặc biệt là các nước lớn)… Xu hướng hiện nay là các quốc gia (trong đó có cả các quốc gia tầm trung) quan tâm hơn đến việc phối kết hợp một cách hiệu quả nhất các sức mạnh, nguồn lực cứng và mềm sẵn có thông qua cách tiếp cận "toàn chính phủ" (whole-of-government) [11] để tạo nên một nguồn sức mạnh tổng hợp mới gọi là "sức mạnh thông minh" (smart power), qua đó giúp đạt được các mục tiêu chính sách một cách tối ưu [12].

Cách thứ hai dựa trên kiểu hành vi/chính sách đặc thù của quốc gia, đặc biệt là ưu tiên sử dụng phương thức ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại, thể hiện qua số lượng các tổ chức/cơ chế hợp tác quốc tế/khu vực tham gia, mức độ đóng góp tài chính vào các cơ chế đa phương, các hoạt động ngoại giao đa phương như số lượng sáng kiến, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hoạt động viện trợ nhân đạo quốc tế, vai trò hòa giải/trung gian trong tranh chấp quốc tế, vai trò sáng lập các cơ chế đa phương, khả năng tranh thủ/lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn… Như đã phân tích ở trên, kiểu hành vi/chính sách này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do, thể hiện tư duy "sức mạnh thông minh" với cách tiếp cận sáng tạo, linh hoạt nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết cố hữu, khó thay đổi của sức mạnh cứng, đồng thời phát huy những sức mạnh mềm, lợi thế cạnh tranh riêng của các nước nhỏ/yếu nhằm tạo thêm "thế"/bổ sung cho "lực", hình thành phương thức ngoại giao đa phương bổ sung cho ngoại giao song phương và các phương thức cân bằng quyền lực khác, qua đó có được sự độc lập, chủ động tương đối trong hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại, xác lập chỗ đứng tối ưu trong một hệ thống quốc tế vốn bị chi phối chủ yếu bởi các nước lớn.

Có thể thấy, cách thứ nhất chỉ thể hiện một quốc gia tầm trung có thể làm gì, chứ chưa nói lên được quốc gia đó sẽ làm gì bằng năng lực của mình (tức là ý chí muốn phát huy sức mạnh ra bên ngoài và kiểu hành vi đặc thù của quốc gia tầm trung). Trên thực tế, cách thứ hai thường được sử dụng làm cơ sở chính cho các định nghĩa/phân loại, còn cách thứ nhất đóng vai trò bổ sung. Tuy nhiên, lý thuyết về quốc gia tầm trung nói riêng và chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do nói riêng đều được phát triển dựa trên những lập luận nền tảng của chủ nghĩa Tân Hiện thực (và Hiện thực cổ điển). Do đó, năng lực, sức mạnh của quốc gia tầm trung là điều kiện cần, còn chính sách, hành vi đặc thù của quốc gia tầm trung là điều kiện đủ để kết hợp tạo nên một thực thể được công nhận là "quốc gia tầm trung". Trong nhiều trường hợp, các nước tầm trung (và cả các nước nhỏ) thông qua chính sách, hành vi đối ngoại của mình để tạo thêm "thế", phát huy sức mạnh mềm nhằm giúp khắc phục hạn chế về "lực" (thường là cố hữu, khó có thể cải thiện được một sớm một chiều) [13].

Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng, biên độ định nghĩa "quốc gia tầm trung" như trên là quá rộng và nên sử dụng phương pháp loại trừ, có nghĩa là dựa trên những định nghĩa, phân biệt đã được chấp nhận rộng rãi từ lâu về "nước lớn" và "nước nhỏ" trong quan hệ quốc tế (chủ yếu của chủ nghĩa Tân Hiện thực), có thể xác định quốc gia tầm trung là những quốc gia còn lại không đáp ứng hoàn toàn những tiêu chí của hai nhóm nước kia. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn gây nhiều tranh cãi.

Thuật ngữ "quốc gia tầm trung" được dùng để mô tả những quốc gia không có địa vị nước lớn (great power status) nhưng có ảnh hưởng quốc tế (international influence) [14]. Theo Robert Keohane, quốc gia tầm trung là một nước mà theo quan điểm của giới lãnh đạo nước đó, không thể hành động riêng lẻ một cách hiệu quả nhưng có thể phát huy ảnh hưởng trong một nhóm nhỏ các quốc gia hay thông qua một thể chế quốc tế [15]. Andrew Cooper cụ thể hóa hơn định nghĩa kiểu hành vi này, cho rằng các quốc gia tầm trung có xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương cho các vấn đề quốc tế, ủng hộ các lập trường mang tính thỏa hiệp trong tranh chấp quốc tế và ủng hộ quan niệm "công dân quốc tế mẫu mực" trong chính sách ngoại giao [16]. Robert Cox nhấn mạnh quốc gia tầm trung có lợi ích trong việc ủng hộ các tiến trình, tổ chức hợp tác quốc tế vì sẽ tạo nên một môi trường quốc tế trật tự và ổn định hơn là một trật tự thế giới do bất kỳ một quốc gia nào áp đặt lên toàn hệ thống quốc tế [17]. Như vậy, điểm chung của các định nghĩa trên là : quốc gia tầm trung xuất phát từ lợi ích quốc gia – dân tộc, luôn có ý thức về trách nhiệm quốc tế, có vai trò tích cực, chủ động trong các thể chế hợp tác quốc tế, ủng hộ các mục tiêu hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế vì một trật tự thế giới ổn định hơn [18].

Ngoài ra, một số quan điểm khác cho rằng, các quốc gia tầm trung thường là những cường quốc khu vực (regional powers) [19], những cơ chế hợp tác khu vực được sử dụng làm "bàn đạp" để các quốc gia hàng đầu trong một khu vực địa lý phát huy sức mạnh ra bên ngoài [20]. Tuy nhiên, khác với khái niệm cường quốc khu vực, khái niệm quốc gia tầm trung không bị bó hẹp về địa lý kiểu tổ hợp an ninh (security complex) và được định nghĩa theo tiêu chí hành vi/chính sách hơn là thực lực hay vị trí địa – chiến lược, địa – kinh tế.

Theo cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans, do nguồn lực có hạn nên các nước tầm trung triển khai một mô hình ngoại giao chuyên biệt thực tế và hiệu quả, với ba vai trò chính : (i) vai trò xúc tác (catalyst) thông qua các sáng kiến ngoại giao ; (ii) vai trò điều phối, hỗ trợ (facilitator) thông qua xây dựng các chương trình nghị sự, xây dựng đồng thuận, xây dựng lòng tin ; và (iii) vai trò quản lý (manager) thông qua hỗ trợ xây dựng thể chế đa phương [21]. Như vậy, theo quan điểm này, dựa trên quy mô sức mạnh/ảnh hưởng, lợi ích liên quan và lĩnh vực có lợi thế, trong khi các nước lớn có thể đóng vai trò lãnh đạo cấu trúc (structural leadership), các nước tầm trung có ưu thế đóng vai trò lãnh đạo về ý tưởng (intellectual leadership) thông qua khả năng tổ chức, xây dựng chương trình nghị sự cho các diễn đàn đa phương, đưa ra các sáng kiến ngoại giao để giải quyết các vấn đề quốc tế, xây dựng lòng tin hay xây dựng những cơ chế đa phương mới. Bên cạnh các khuôn khổ quan hệ song phương truyền thống, ngoại giao đa phương là kênh ngoại giao phù hợp nhất để các nước tầm trung phát huy ảnh hưởng, nâng cao vị thế ở tầm khu vực và quốc tế ; là nơi các nước tầm trung có lợi thế tạo dựng được sự tin cậy của các bên tham gia (đặc biệt là các nước lớn vốn luôn nghi kỵ ý đồ của nhau), tập hợp sự ủng hộ cho nỗ lực làm trung gian hòa giải trong các cuộc xung đột, tranh chấp và là nơi các nước tầm trung vừa cạnh tranh, vừa liên kết, phối hợp với nhau và với các nước khác để cùng đưa ra ý tưởng, dẫn dắt các nỗ lực quốc tế giải quyết các vấn đề chung, đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống, các vấn đề nhân đạo.

1.3. Đặc thù chính sách, hành vi của các quốc gia tầm trung

Trong trật tự thế giới hai cực thời kỳ Chiến tranh lạnh, các nước tầm trung có ba sự lựa chọn chủ yếu để bảo đảm lợi ích : (i) ngả về một cực thông qua một hình thức liên minh, liên kết (ví dụ như Australia và Canada) ; (ii) tìm cách đứng trung lập, không dính líu vào xung đột giữa các nước lớn (ví dụ như Thụy Sĩ) ; và (iii) tham gia vào cuộc chơi của các nước lớn nhưng không ngả hẳn về bên nào mà đóng vai trò trung gian, cầu nối, tranh thủ, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn để duy trì độc lập một cách tương đối (ví dụ như Ấn Độ và Thụy Điển). Đặc điểm nổi bật của các nước tầm trung trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương cho các vấn đề quốc tế và đứng ở vị trí trung gian trong các xung đột khu vực, thế giới. Vai trò của các nước này trong các vấn đề kinh tế, xã hội thường nổi bật hơn trong các vấn đề an ninh, chính trị.

Sau khi trật tự hai cực sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đã trải qua "khoảnh khắc đơn cực" của Mỹ và đang trong thời kỳ quá độ sang trật tự đa cực, đa trung tâm. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ, quyền lực của các nước lớn bị phát tán mạnh ; tương quan so sánh lực lượng giữa các nhóm nước trong quan hệ quốc tế thay đổi nhanh với sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, các nước tầm trung. Toàn cầu hóa cũng buộc các nước phải "tái định hướng" chính sách đối ngoại để giải quyết những thách thức mới mang tính toàn cầu. Nhận thức về thế giới, tư duy về đối ngoại và phương thức quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ theo hướng giảm đối đầu, tăng hợp tác – đối thoại, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia không chỉ dựa trên "sức mạnh cứng" mà chú trọng hơn đến việc phát huy "sức mạnh mềm", tăng cường hợp tác đa phương ở các tầng nấc khác nhau… Bên cạnh đó, các chủ thể liên quốc gia (inter-state actors) (bao gồm các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các diễn đàn/cơ chế hợp tác tiểu vùng/khu vực/toàn cầu…) và các chủ thể phi quốc gia (non-state actors) (bao gồm mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn xuyên quốc gia…) phát triển mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phối hợp nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề an ninh, phát triển của thế giới. Sự cân bằng quyền lực tương đối trong đó không có một nước lớn nào có khả năng chi phối hoàn toàn hệ thống quốc tế sẽ là môi trường chiến lược thuận lợi nhất đối với các nước tầm trung. Hay nói cách khác, việc hầu hết các nước, trong đó có các nước lớn, ủng hộ ngoại giao đa phương vì một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm đang mở ra những cơ hội lớn để các nước tầm trung có thể sử dụng lợi thế để phát huy vị thế của mình ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Cụ thể là :

Thứ nhất, thế và lực các nước tầm trung tăng lên, giúp các nước này được các nước lớn, nhỏ coi trọng ; với đa số là những nền kinh tế mới nổi, các nước tầm trung có nhiều nguồn lực và công cụ hơn để phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài.

Thứ hai, trong nhiều vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, các nước lớn, các tổ chức quốc tế (như Liên Hiệp Quốc) cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia tầm trung, về lực lượng tham chiến, hỗ trợ hậu cần, tái thiết và gìn giữ hòa bình, viện trợ nhân đạo…

Thứ ba, sự nổi lên của nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc, các vấn đề kinh tế – phát triển (hay còn gọi là an ninh phi truyền thống), và những nỗ lực giải quyết không thành công của các nước lớn đòi hỏi các nước tầm trung phải đóng vai trò tích cực, chủ động hơn trong việc đưa ra ý tưởng, sáng kiến về giải pháp, cơ chế… [22].

Thứ tư, bên cạnh kênh ngoại giao song phương truyền thống, ngoại giao đa phương và việc tham gia các thể chế/cơ chế hợp tác nhóm, tiểu khu vực/khu vực/toàn cầu để cùng xây dựng đồng thuận, chia sẻ kinh nghiệm, huy động nguồn lực trong giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đã trở thành ưu tiên chính sách của tất cả các nước, kể cả các nước lớn. Các nước tầm trung thường được các nước lớn ủng hộ đóng vai trò "người cầm lái" trong các thể chế đa phương mới do các thể chế cũ của các nước lớn sáng lập hoạt động ngày càng kém hiệu quả và sự nghi kỵ, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn (cũng như giữa các nước lớn và các nước nhỏ hơn) vẫn còn sâu sắc [23]. Đồng thời, kênh đa phương còn là nơi các quốc gia tầm trung tập hợp lực lượng để đấu tranh, bảo vệ những lợi ích chung, chống lại sự áp đặt những quy định, luật chơi đã lỗi thời của trật tự quốc tế hiện tại [24].

Trong môi trường quốc tế đang thay đổi đó, có thể rút ra một số nét đặc thù về chính sách/hành vi của các nước tầm trung (đặc biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) như sau :

(i) Đề cao định hướng "quốc tế hóa", đa dạng hóa, đa phương hóa trong chính sách đối ngoại ; chú trọng thúc đẩy ngoại giao đa phương, làm hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích tập thể, chia sẻ những giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực chung ;

(ii) Cố gắng giữ vai trò lãnh đạo/đi đầu ở khu vực/tiểu khu vực (có thể thông qua các cơ chế hợp tác đa phương) hoặc trong một số vấn đề cụ thể mà nước đó có lợi ích và lợi thế ;

(iii) Giữ cân bằng (ở mức cao nhất có thể) trong quan hệ với các nước lớn và đóng góp vào duy trì sự cân bằng quyền lực giữa các nước lớn ;

(iv) Đóng vai trò trung gian – hòa giải trong các tranh chấp, xung đột giữa các nước lớn và các nước nhỏ, thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) ;

(v) Thúc đẩy, mở rộng các khái niệm mới về an ninh như an ninh phi truyền thống, an ninh con người, an ninh hợp tác, an ninh toàn diện… ; phát triển các nguyên tắc, sáng kiến an ninh đa phương ; thúc đẩy thể chế hóa đối thoại, liên kết giữa giới hoạch định chính sách (kênh 1) và giới học giả (kênh 2) ; tăng cường khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu của kênh 2 làm "nguồn cung ý tưởng" dồi dào cho kênh 1 ;

(vi) Tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại giao đa phương (ở các cấp độ) thông qua việc đưa ra sáng kiến giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, sáng lập các cơ chế đa phương, tham gia xây dựng, điều chỉnh các luật lệ, quy chuẩn chung, luật pháp quốc tế, đóng góp vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, hoạt động hỗ trợ nhân đạo quốc tế…

2. Ngoại giao chuyên biệt : Lựa chọn phù hợp và hành vi đặc trưng của quốc gia tầm trung

2.1. Lịch sử hình thành khái niệm và lý luận về ngoại giao chuyên biệt

Ngoại giao chuyên biệt (niche diplomacy) là một khái niệm được các học giả Australia và Canada phát triển, được những người thực thi chính sách sử dụng trong thực tiễn. Thuật ngữ này lần đầu tiên được Ngoại trưởng Australia Gareth Evans và học giả Bruce Grant đưa ra vào năm 1991 trong cuốn sách bàn về chính sách đối ngoại của Australia sau Chiến tranh lạnh. Theo Evans, ngoại giao chuyên biệt đồng nghĩa với chuyên môn hóa (specialization). Theo đó, ông định nghĩa ngoại giao chuyên biệt là "tập trung nguồn lực trong những lĩnh vực cụ thể để có thể thu được kết quả tốt nhất đáng có, hơn là tìm cách phủ bóng lên mọi lĩnh vực"[25]Theo đó, ngoại giao chuyên biệt tập trung vào khả năng của một nước nhằm xác định và lấp những khoảng trống hẹp (niche spaces) thông qua phương thức, kỹ năng ngoại giao. Cụ thể là các quốc gia thực thi ngoại giao chuyên biệt lựa chọn một hoặc một vài vấn đề, tổ chức hay lĩnh vực cụ thể để chuyên môn hóa và định hướng chúng thành nền tảng quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.

Theo sau Ngoại trưởng Australia, Ngoại trưởng Canada Lloyd Axworthy trong giai đoạn 1996-1997 đã nhiều lần nhắc đến nội hàm của thuật ngữ ngoại giao chuyên biệt. Lôgích ngoại giao chuyên biệt này dựa trên lập luận cho rằng : "Canada không thể ở mọi nơi và làm mọi thứ. Nếu Canada cố làm như vậy, chúng ta sẽ gặp rủi ro, làm tiêu tan nguồn lực của mình và trở thành một thực thể tầm thường. Canada phải xác định những ưu tiên của mình, vạch ra những lĩnh vực có lợi thế so sánh, phát triển các chính sách ‘chuyên biệt’ và tập trung những nguồn lực của mình để đóng góp một cách khác biệt trên một loạt các vấn đề rộng lớn của an ninh chung" [26]. Mặc dù Ngoại trưởng Lloyd Axworthy thích dùng thuật ngữ thay thế là "chính sách đối ngoại chọn lọc" (selective foreign policy) hơn là "ngoại giao chuyên biệt", song ông đã nêu ra những lĩnh vực chuyên biệt như quyền con người, kiến tạo hòa bình và giao tiếp quốc tế như là trọng tâm mà chính sách đối ngoại của Canada nên hướng đến.

Những năm cuối thập niên 1990, các học giả Canada và Australia đóng vai trò quan trọng trong việc lý thuyết hóa và phát triển nội hàm của khái niệm này. Khuôn khổ ngoại giao chuyên biệt do Andrew Cooper và cộng sự phát triển trong cuốn sách Niche diplomacy : Middle Powers After the Cold War (Ngoại giao chuyên biệt : Quốc gia tầm trung sau Chiến tranh lạnh) xuất bản năm 1997 hướng sự chú ý khỏi những cách tiếp cận cấu trúc đơn thuần trong quan hệ quốc tế và nhấn mạnh những nguồn tác nhân thay thế mở đường cho vai trò của các quốc gia tầm trung sau sự kết thúc của trật tự hai cực. Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới tập trung vào an ninh con người (Liên Hiệp Quốc năm 1994) và đề cao chủ nghĩa quốc tế nhằm giải quyết những nguy cơ phi truyền thống như nghèo đói, vi phạm quyền con người, chủ nghĩa khủng bố, và suy thoái môi trường. Những vấn đề mới nổi này tạo điều kiện cho các nước vừa và nhỏ thể hiện vai trò của mình với nền ngoại giao chuyên biệt.

Mặc dù chỉ được sử dụng phổ biến sau Chiến tranh lạnh nhưng nền tảng của ngoại giao chuyên biệt đã bắt đầu hình thành và phát triển từ sau năm 1945, khởi nguồn với thuyết chức năng (functionalism) trong quan hệ quốc tế. Thuyết chức năng nổi lên sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho rằng, trách nhiệm trong những lĩnh vực chọn lọc của tổ chức quốc tế phải tương xứng với những gánh nặng đảm nhiệm. Những trách nhiệm này đến lượt nó phân biệt vị thế của những nước này với các chủ thể nhỏ hơn. Nói cách khác, vị thế của một nước trong những diễn đàn ra quyết định cụ thể dựa trên lợi ích chuyên môn hóa và kinh nghiệm liên quan đến sứ mạng nhiệm vụ.

Lợi ích của việc vận dụng thuyết chức năng nằm ở hai phương diện. Về mặt biểu tượng, cách tiếp cận này cung cấp cho các nước vừa và nhỏ vị thế gia tăng trong hệ thống quốc tế (thường là với lợi ích lan tỏa đáng kể về vị thế thể chế). Về mặt công cụ, nó cung cấp khả năng tạo dựng một vai trò xây dựng theo một phong cách khác biệt so với các nước lớn. Như Cooper và Momani đã nhận xét, các nước nhỏ có thể "đôi lúc tận dụng vị thế độc đáo của họ trong chính trị khu vực và quốc tế để có tác động đáng kể trong các vấn đề thế giới" và từ đó "tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả những khả năng của họ trong khi nguồn lực hạn chế" [27]. Giống như những loài sinh vật ngoài tự nhiên hay các công ty hoạt động trong môi trường kinh doanh, họ "xác định và lấp chỗ trống hẹp dựa trên nền tảng chọn lọc thông qua sự khôn khéo và thực thi chính sách" [28], chuyển hóa vị thế vốn bất lợi cho họ trên trường quốc tế so với các nước lớn. Trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh, một nền chính trị quốc tế xuất hiện với sự nổi lên của những vấn đề riêng lẻ, trong đó các nước có chuyên môn có thể gây ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn đến những kết quả thuộc những vấn đề đó. Bằng cách thực thi ngoại giao chuyên biệt, các nước vừa và nhỏ "hướng sự chú ý đến những lĩnh vực nơi có mức độ nguồn lực cao và những phẩm chất danh tiếng" [29], từ đó thúc đẩy một định hướng chức năng trong việc thực thi các chương trình nghị sự chính sách đối ngoại [30].

Thuyết chức năng hợp pháp hóa việc áp dụng các thế mạnh và kỹ năng theo vấn đề cụ thể mà từng nước sở hữu. Ngoại giao chuyên biệt dựa trên ý niệm về lợi thế ngoại giao so sánh vốn theo chủ nghĩa Tân Tự do rằng "các nước nên tập trung vào những hàng hóa và dịch vụ mà họ có thể sản xuất ra với chi phí rẻ nhất". Trong ngoại giao chuyên biệt, những giả định của thuyết Tân Tự do được hòa lẫn với quan điểm thuyết Hiện thực, đó là "tối đa hóa tác động", gợi nhắc đến Hans Morgenthau trong tác phẩm Politics Among Nations (Chính trị giữa các dân tộc), cổ súy cho một chính sách đối ngoại duy lý vốn "giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi ích" [31]. Điều này cũng tương đồng với chiến lược marketing trong kinh doanh. Những công ty nhỏ có thể bảo đảm chỗ đứng của họ trên thị trường bằng cách xác định một lĩnh vực chuyên sâu đặc thù. Sự tương đồng trong cả hai trường hợp đó là lĩnh vực chuyên sâu này cần phải mang lại "lợi nhuận" và đáng để theo đuổi. Ngoài ra, cũng cần phải có nguồn lực thích đáng [32].

Khả năng tạo ra "lợi nhuận" của nền ngoại giao một nước chủ yếu phụ thuộc vào việc tuyển chọn kỹ càng những sản phẩm chính sách để phát triển cũng như việc nắm bắt chính xác bối cảnh chính trị và "thị hiếu" của "thị trường" toàn cầu. Theo cách tính toán này, các lập trường chính sách không hiệu quả là vô ích. Có một điểm đáng chú ý trong định nghĩa của Evans là cụm từ "đáng có", vốn ám chỉ không chỉ là "lợi nhuận" bình thường mà còn là những "lợi nhuận" có ý nghĩa. Để theo đuổi những mục tiêu "đáng có", cần phải làm hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích chung toàn cầu mang tính "phổ quát", vượt ra ngoài lợi ích quốc gia vị kỷ. Đôi khi một nước cũng có thể tạo danh tiếng quốc tế trong việc làm những điều tốt đẹp, nói những lời tốt đẹp, xây dựng hình ảnh tốt đẹp và thậm chí được sự ghi nhận từ nước khác như những "công dân toàn cầu mẫu mực" (good international citizen). Một nước có thể được biết đến, ngưỡng mộ và khen ngợi vì sự "tử tế" của họ – điều mà bản thân nó cũng trở thành một dạng "chuyên biệt" (niche) [33]. Do đó, sự kết hợp giữa tư tưởng Hiện thực và Tự do nằm ở trung tâm của chiến lược ngoại giao chuyên biệt cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

2.2. Đặc điểm và công cụ của ngoại giao chuyên biệt

Ngoại giao chuyên biệt, mặc dù cũng thường được vận dụng bởi các nước nhỏ, nhưng trên thực tế lại được triển khai hiệu quả nhất bởi các quốc gia tầm trung – những nước có đủ năng lực và vị thế để đóng vai trò nổi bật trên trường quốc tế, song lại không đủ mạnh để áp đặt các lập trường và giải pháp của họ [34]. Andrew Cooper cho rằng, việc xếp các quốc gia tầm trung thành một dạng nước riêng biệt trong thứ bậc các quốc gia không phải tùy vào việc tự định danh của họ mà dựa trên thực tế là nhóm chủ thể này can dự vào một dạng thức hoạt động đặc thù là "ngoại giao chuyên biệt" [35]. Các quốc gia tầm trung bị hạn chế trong những lĩnh vực mà họ có thể phát triển bằng một loạt các yếu tố nảy sinh từ địa lý, kinh tế và tính chất của các cấu trúc xã hội và chính trị của họ. Ngoại giao chuyên biệt trở nên phổ biến một phần bởi việc các nước này không thể "tập trung nguồn lực cần thiết để tiến hành chính sách đối ngoại trong bối cảnh một chiến lược lớn toàn cầu" [36].

Do nguồn lực có hạn so với các nước lớn nhưng vẫn đáng kể so với các nước nhỏ, các quốc gia tầm trung có thể thể hiện vai trò trong chính trị quốc tế bằng cách tập trung vào các vấn đề quốc tế mới nổi và thiết thực. Do vậy, sự tích cực của các nước tầm trung được giải thích không chỉ như là các phương tiện nhằm vượt qua những khiếm khuyết về sức mạnh vật chất so với các nước khác mà bằng cách phát triển những chiến lược can dự ngoại giao, bao gồm việc xác định các "lĩnh vực chuyên biệt" để hành động và vận dụng các nguồn lực sức mạnh mềm như khả năng kỹ thuật và giao tiếp hiệu quả. Joseph Nye liên hệ những chiến lược chính sách đối ngoại cụ thể của các nước vừa và nhỏ liên quan đến việc tập trung nguồn lực của họ vào những dự án ngoại giao cụ thể với tác động tiềm năng đến việc xây dựng hình ảnh chính trị [37]. Chỉ có sự chuyên môn hóa mới cho phép tiếng nói của họ được lắng nghe trong dàn hợp xướng quyền lực quốc tế, do sự yếu kém tương đối của họ về ảnh hưởng kinh tế và quân sự. Theo đó, các nước vừa và nhỏ phát triển khả năng trong các lĩnh vực ngoại giao chuyên biệt, khiến cho năng lực kỹ thuật của họ được các chủ thể khác trên trường quốc tế công nhận.

Về cơ bản, sự can dự chủ động và tích cực của các nước vừa và nhỏ mang tính chọn lọc và thường là một phần của nỗ lực tập thể. Như một tác giả đã mô tả về lĩnh vực marketing chuyên biệt : Từ "chuyên biệt" (niche) gợi ý về một điều gì đó nhỏ và có thể quản lý được, một lĩnh vực mà trong đó bạn có thể xây dựng doanh nghiệp của bạn, tránh nhiều rủi ro mà có thể chờ đợi bạn ở một dự án tham vọng. Trong chính sách đối ngoại, ngoại giao chuyên biệt bao hàm một mô thức đặc thù của quản trị dựa trên kỹ năng ý tưởng, lãnh đạo chuyên môn hướng dẫn xây dựng liên kết nhằm tạo ra động lực chính trị xung quanh một nhóm vấn đề cụ thể. Ngoài ra, ngoại giao chuyên biệt đòi hỏi một "danh tiếng tốt về sự thân ái, trách nhiệm và tài xử trí" [38].

Một đặc điểm trung tâm trong nền ngoại giao của các quốc gia tầm trung là sự can dự với quản trị toàn cầu trong các lĩnh vực chuyên biệt mà họ có thể dẫn dắt và định hình các chương trình nghị sự cũng như đóng góp vào sự phát triển các năng lực trong quản trị toàn cầu, điển hình là trong các thể chế đa phương. Theo lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống, các nước lớn lập ra các thể chế quốc tế nhưng sự duy trì và phát triển của những thể chế đó tùy thuộc vào sự tương đồng lợi ích giữa các chủ thể, đó là dư địa của vai trò các quốc gia tầm trung có thể phát triển. Những lĩnh vực, vấn đề mà các nước tầm trung đã đưa ra những sáng kiến quan trọng bao gồm : gìn giữ hòa bình, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, trật tự kinh tế quốc tế, xóa giãn nợ, cấm mìn sát thương, xây dựng thể chế, ngăn ngừa xung đột, quyền con người, viện trợ nghèo đói và phát triển bền vững – những vấn đề không trực tiếp liên quan đến lợi ích quan trọng của các nước lớn. Vai trò đó của các nước tầm trung một phần xuất phát từ nhận thức về những quan ngại chính đáng của họ trong vấn đề an ninh con người. Sự phát triển ý tưởng chính cho an ninh con người đã mở ra những cơ hội cho các sáng kiến của các nước vừa và nhỏ ở những lĩnh vực mà trước đây được cho là thuộc phạm vi chủ yếu của các nước lớn.

Các quốc gia tầm trung cũng tận dụng uy tín của họ như là những "công dân tốt toàn cầu". Như Robert Cox (năm 1989) đã nhận xét, "các quốc gia tầm trung… không giống như các nước lớn, họ không bị nghi ngờ có ý đồ thống trị và bởi vì họ có nguồn lực đủ để cho phép họ hiệu quả về mặt chức năng" [39]. Tương tự, Cooper cho rằng quốc gia tầm trung có một vai trò đặc biệt trong việc cung cấp dẫn dắt ý tưởng và kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên biệt, nơi họ thể hiện một mô thức nghệ thuật quản trị đặc thù nhấn mạnh vào xây dựng liên kết và hợp tác. Họ cũng thích nghi trên cơ sở chọn lọc vai trò xúc tác (tập trung vào việc tạo ra năng lượng chính trị xung quanh một vấn đề cụ thể) và điều phối. Thậm chí, khi không được xem là quốc gia tầm trung xét về khía cạnh sức mạnh quân sự, vật chất hay địa vị quốc tế [40], họ đôi khi có thể đóng vai trò quan trọng như người trung gian, nước cung cấp viện trợ chủ yếu hoặc những cách thức khác. Lưu ý rằng, những nước lớn cũng có thể phát triển ngoại giao chuyên biệt và những khả năng đặc thù khác. Điểm khác biệt ở đây là các nước lớn, không giống các nước vừa và nhỏ, thiếu sự cần thiết lẫn động cơ để thực thi ngoại giao chuyên biệt. Các nước lớn thường có thể gây ảnh hưởng cũng như áp đặt quyền lực trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, đôi khi họ thất bại và phải tôn trọng những chủ thể khác – với ít sức mạnh hơn nhưng nhiều lợi thế hơn [41].

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các quốc gia tầm trung đã đạt được sự tự chủ tương đối để can dự vào ngoại giao chuyên biệt ở cấp độ toàn cầu như : ủng hộ quyền con người, thúc đẩy hòa bình, xóa đói giảm nghèo, chống lại việc phổ biến hạt nhân và ủng hộ hành động toàn cầu chống biến đổi khí hậu [42]. Các quốc gia tầm trung sở hữu những khả năng kỹ thuật và tài chính (bộ máy chính sách mạnh, nguồn lực tài chính, khả năng quân sự…) ở mức vừa phải. Do đó, họ phù hợp để đóng vai trò dẫn dắt, điều phối trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống (và an ninh con người), phi quân sự như biến đổi khí hậu, kinh tế, nhân khẩu, vốn là những vấn đề chính trị tầm thấp (low politics) so với những vấn đề chính trị tầm cao (high politics) như kiểm soát vũ khí và cân bằng chiến lược.

Động lực cho những dạng thức ngoại giao chuyên biệt khác nhau nằm ở hành vi ngoại giao của nước vừa và nhỏ, vốn có nền tảng quy chuẩn nhấn mạnh vào kỹ năng ngoại giao và chuyên môn kỹ thuật. Các quốc gia tầm trung có thể thành công trong việc tạo ra sự thay đổi do kỹ năng ngoại giao cũng như khả năng xác lập một vị thế đáng tin cậy trên trường quốc tế của họ, điều giúp họ có thể hành động như những người dẫn dắt đạo lý và tri thức. Các nước tầm trung cũng thường có đội ngũ ngoại giao lành nghề, được thể chế hóa và có khả năng phổ biến các ý tưởng và mục tiêu chính sách đối ngoại thông qua mạng lưới các phái đoàn ngoại giao rộng lớn [43].

Kết nối mạng lưới (networking) là một khâu quan trọng trong thực thi ngoại giao chuyên biệt. Cũng giống như trong kinh doanh và các hoạt động khác, để có một lĩnh vực chuyên biệt trong ngoại giao đòi hỏi cần có sự công nhận rộng rãi của những chủ thể khác. Việc tạo ra và duy trì một lĩnh vực chuyên biệt trong một thế giới toàn cầu hóa cạnh tranh bao gồm các thực thể đi tìm kiếm sự chú ý và vị thế đòi hỏi cần phải đánh bóng tên tuổi. Do đó, các nước vừa và nhỏ cần nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua các hoạt động ngoại giao công chúng ở tầm quốc tế và khu vực, sự vận động trực tiếp của các quan chức và các nhà ngoại giao… trong việc thu hút sự phối hợp và ủng hộ của thế giới [44].

Những đặc điểm khác của ngoại giao chuyên biệt bao gồm : tập trung vào củng cố sự đồng thuận, hợp tác về một vấn đề chuyên biệt và đóng vai trò như là cầu nối, trung gian hòa giải, xúc tác, điều phối hay dẫn dắt. Dạng hoạt động này nhấn mạnh nhiều vào xây dựng thể chế cùng kỹ năng quản lý, dù là mang tính chất chính thức hoặc không chính thức. Ngoại giao chuyên biệt được hiểu như là một chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu chính sách cụ thể nhưng không tách biệt khỏi những nguyên tắc định hướng. Xác định các lĩnh vực chuyên sâu và xây dựng các mạng lưới trong những vấn đề này là quan trọng để thực thi thành công ngoại giao chuyên biệt. Để làm được điều đó, các quốc gia tầm trung cần phải tăng cường khả năng định hình sáng tạo các ý tưởng chính sách và nuôi dưỡng một mạng lưới chính sách với các tổ chức quốc tế. Ngoại giao chuyên biệt của các quốc gia tầm trung không cần kiến thức khoa học vĩ đại hoặc những nguồn lực lớn để xây dựng mạng lưới. Thay vào đó, tập trung vào một vấn đề cụ thể và xây dựng một mạng lưới quốc tế là điều quan trọng. Ví dụ, Canada đã phối hợp với Liên Hiệp Quốc để gửi và đào tạo các lực lượng gìn giữ hòa bình. Trong khi đó Na Uy và Thụy Điển có danh tiếng tốt trên thế giới trong việc thực thi các giá trị và quy chuẩn toàn cầu. Mexico thúc đẩy mô hình "tăng trưởng xanh", còn Hàn Quốc tìm cách đóng vai trò đổi mới sáng tạo trong việc tăng cường tính hiệu quả của phát triển và kết hợp các chính sách môi trường với tăng trưởng kinh tế để tạo thành mô hình phát triển dựa trên tăng trưởng bền vững tự thân (self-sustaining growth) [45]. Với việc gia tăng các vấn đề an ninh phi truyền thống, các quốc gia tầm trung và thậm chí là các nước nhỏ có thể đóng vai trò sáng tạo trong những lĩnh vực liên quan như cứu trợ thiên tai, cứu trợ tị nạn và những lĩnh vực chuyên biệt khác [46].

Trong những vấn đề chuyên biệt này, các quốc gia tầm trung có thể đóng vai trò :

(i) xúc tác (catalyst) thông qua các sáng kiến ngoại giao ;

(ii) vai trò điều phối, dẫn dắt (facilitator) thông qua xây dựng các chương trình nghị sự, xây dựng đồng thuận, xây dựng lòng tin ; và

(iii) vai trò quản lý (manager) thông qua hỗ trợ xây dựng thể chế đa phương [47].

Vai trò xúc tác cung cấp năng lượng tri thức và chính trị để đưa ra những sáng kiến và dẫn dắt, tập hợp sự ủng hộ. Nước đóng vai trò xúc tác sẽ dẫn dắt việc tập hợp đà ngoại giao để giải quyết một vấn đề quốc tế cụ thể. Vai trò điều phối tập trung vào việc thiết lập chương trình nghị sự trong những vấn đề cụ thể và tham gia vào một số hình thức hoạt động mang tính hiệp hội, cộng tác và liên minh/liên kết. Nước điều phối tham gia các hoạt động hợp tác nhằm định hình chương trình nghị sự và đạt được thỏa thuận quốc tế. Vai trò quản lý nhấn mạnh việc xây dựng thể chế, tạo ra các tổ chức và thể chế chính thức, phát triển những công ước hay quy chuẩn quốc tế. Một nước quản lý đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng thể chế, cho dù điều này diễn ra trong các cơ chế quốc tế chính thức hoặc các công ước và quy chuẩn quốc tế và thực thi ngoại giao xây dựng lòng tin nhằm phá vỡ thế bế tắc [48].

Quốc gia tầm trung trong khi triển khai nền ngoại giao chuyên biệt thể hiện những vai trò lãnh đạo điển hình. Ví dụ như Canada, Australia và Hàn Quốc là những ví dụ về quốc gia tầm trung tận dụng ngoại giao chuyên biệt để tăng cường vị thế quốc tế thông qua việc đảm nhận vai trò lãnh đạo trong những lĩnh vực chuyên sâu, mới nổi của chính trị quốc tế như giải quyết biến đổi khí hậu toàn cầu, chống phổ biến hạt nhân, cấm mìn sát thương, xóa nợ và viện trợ cho các nước nghèo, thúc đẩy an ninh con người, thiết lập trật tự kinh tế mới,… – những vấn đề vốn được cho là không trực tiếp liên quan đến lợi ích sống còn của các nước lớn. Trong những vấn đề này, các quốc gia tầm trung có thể thiết lập và tác động đến chương trình nghị sự quốc tế, tập hợp lực lượng, và thậm chí là thách thức bá quyền của các nước lớn. Trên thực tế, trái với dự đoán của các nhà Hiện thực, vốn cho rằng các quốc gia tầm trung sẽ theo đuôi các nước lớn trong các vấn đề an ninh toàn cầu, các quốc gia tầm trung đã thực thi một cách độc lập sự lãnh đạo trong việc phổ biến chương trình nghị sự an ninh con người.

Tóm lại, các nước vận dụng ngoại giao chuyên biệt thực thi một loạt các hoạt động ngoại giao nhằm mang lại những phần thưởng vật chất và phi vật chất như cơ hội thương mại, vị thế và uy tín quốc tế. Đối với các quốc gia tầm trung, sự đầu tư này dựa trên khả năng sáng tạo, chuyên môn kỹ thuật và các hoạt động ngoại giao chuyên biệt theo lôgích của cách tiếp cận chức năng là tập trung thế mạnh và kỹ năng vào những vấn đề cụ thể trong những lĩnh vực mà họ có nguồn lực lớn hoặc phẩm chất, danh tiếng [49].

2.3. Thực tiễn ngoại giao chuyên biệt của một số quốc gia

Trường hợp Canada

Là một quốc gia tầm trung phát triển, sự kết hợp giữa quyền lực mềm và xây dựng liên kết với nhiều chủ thể khác định hình tầm nhìn của Canada về nền ngoại giao mới, nơi mà những kết quả tốt đạt được bằng "những ý tưởng tốt và nguồn lực tập trung phù hợp". Andrew Cooper cho rằng, Canada gặp phải vấn đề cân bằng giữa khả năng và cam kết, do đó thay vì phát triển nền ngoại giao phân tán thì nên áp dụng cách tiếp cận chuyên biệt, lựa chọn. Ngoại giao chuyên biệt dựa trên tiền đề là trong bối cảnh hạn chế tài chính, Canada phải đưa ra những lựa chọn khó khăn nhằm duy trì uy tín cho chính sách đối ngoại của mình. Theo Cooper, Canada phải duy lý, lựa chọn khôn khéo và đầu tư vào những lĩnh vực mà nước này có lợi thế so sánh. Chính sách đối ngoại phải mang tính hiệu quả và Canada phải chọn những vấn đề mà mình có "tác động tối đa". Đầu tiên là lựa chọn vấn đề, bao gồm những lĩnh vực như quyền phụ nữ, an ninh toàn diện, cải cách các thể chế tài chính, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên và xây dựng hòa bình[50]. Potter nhấn mạnh thêm, tầm quan trọng của quyền lực mềm, dựa trên tri thức và ý tưởng hơn là sử dụng vũ lực và ông gắn quyền lực mềm với công nghệ thông tin và "việc thúc đẩy trụ cột văn hóa trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại". Potter cũng tập trung vào giao tiếp quốc tế và di cư quốc tế như những lĩnh vực đáng để Canada đầu tư chuyên biệt hóa[51]. Canada đã lồng ghép những vấn đề này trong những thể chế đa phương mà họ tham gia như Liên Hiệp Quốc cũng như Khối Thịnh vượng chung và Cộng đồng Pháp ngữ. Rõ ràng nhất, nước này đã đi tiên phong trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình. Canada cũng nổi tiếng vì đã dẫn dắt nỗ lực quốc tế nhằm cấm mìn sát thương – hay còn gọi là Tiến trình Ottawa. Canada cũng là nước viện trợ chủ yếu cho các nước đang phát triển, bao gồm những nước nghèo nhất.

Trường hợp Na Uy

Là một nước tầm trung tách biệt khỏi trung tâm Châu Âu, có dân số ít nhưng giàu có do nguồn dầu mỏ, Na Uy đã tự định vị mình trên trường quốc tế với ngoại giao trung gian hòa giải và ngoại giao nhân đạo. Tuy nhiên, Na Uy không có đủ nguồn lực "cây gậy và củ cà rốt" để tạo sức ép với các bên nhằm đi đến một giải pháp cho xung đột mà Na Uy cần nguồn lực của các đối tác và các tổ chức khác. Điều này thúc đẩy Na Uy tìm ra lĩnh vực chuyên biệt phù hợp trong tiến trình ngoại giao vốn đòi hỏi kỹ năng và tài trí. Na Uy chọn lựa các lĩnh vực chuyên biệt tốt dựa trên những lợi ích được xác định phù hợp với khả năng. Na Uy rất thành công trong nỗ lực kiến tạo hòa bình thế giới với vai trò trung gian hòa giải tích cực và tự quảng bá thương hiệu "Thủ đô hòa bình của thế giới". Cho đến nay, đáng kể nhất trong những nỗ lực thúc đẩy hòa bình thế giới của Na Uy là việc mang lại hòa bình cho Trung Đông – hay còn gọi là Tiến trình Oslo, ngoài ra Na Uy còn tổ chức các cuộc đối thoại hòa bình giữa chính quyền Philippines và phiến quân miền Nam, giữa Crôatia và Nam Tư, giữa chính quyền Colombia và phong trào nổi loạn FARC. Na Uy cũng gửi quân gìn giữ hòa bình đến đảo Síp, Xômali và Xuđăng. Các nhà đàm phán Na Uy cũng đã tiến hành nhiều nỗ lực từ năm 1998 đến 2002 nhằm xúc tiến một thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa chính quyền Sri Lanka và lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil. Việc tiến hành trao Giải thưởng Nobel hòa bình hằng năm cũng góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia cho Na Uy như là một nước tích cực kiến tạo hòa bình.

Ngoài ra, Na Uy cũng nổi tiếng là nước viện trợ hào phóng cho các nước nghèo. Tỷ lệ đóng góp cho viện trợ tính theo phần trăm thu nhập quốc dân của nước này ở mức cao nhất trên thế giới. Mark Leonard và Andrew Small nhận xét : "Na Uy chỉ đứng thứ 115 về diện tích trên thế giới nhưng nước này đang dẫn dắt thế giới như là một cường quốc nhân đạo, vượt xa tất cả các nước khác xét về sự đóng góp của nước này cho viện trợ nước ngoài, vai trò trong gìn giữ hòa bình và các tiến trình hòa bình cũng như sự cam kết của Na Uy đối với việc phát triển những dạng thức mới cho quản trị toàn cầu. Sự cam kết này không chỉ bó hẹp trong những hoạt động của Chính phủ Na Uy mà còn thấm nhuần trong mỗi một khía cạnh của xã hội Na Uy, từ các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp cho đến những người dân bình thường" [52].

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ngay cả khi được thực thi bởi chính phủ của một quốc gia tầm trung lâu đời như Canada hay một nước nhỏ hơn nhưng giàu có như Na Uy, chính sách đối ngoại của một nước thường không thể phát triển nếu như không chú tâm đến mô thức hiện tại và nhất là những sự chuyển dịch trong thế cân bằng quyền lực ở cấp độ địa phương, khu vực và toàn cầu. Một phần thành công của nền ngoại giao chuyên biệt của Canada là do mối quan hệ đặc biệt của nước này với Mỹ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Na Uy đã giữ được thế trung lập trong quan hệ giữa Mỹ và EU (Na Uy là thành viên của NATO nhưng không phải là thành viên của EU) và cân bằng tốt giữa hai nhóm vấn đề khác nhau là cân bằng quan hệ nước lớn và theo đuổi chương trình nghị sự nhân quyền – phát triển kinh tế – giải quyết xung đột vốn thường dẫn Na Uy theo hướng xung đột tiềm tàng với ưu tiên chính sách của Mỹ. Ngoài ra, còn phải kể đến sự kết nối mạng lưới của hai nước này. Canada và Na Uy, mặc dù ở hai Châu lục khác nhau và cũng khác nhau về tầm vóc, lại có sự tương đồng đáng kể trong lĩnh vực ngoại giao chuyên biệt. Hai nước thường phối hợp trong các sự kiện quốc tế, cả ở cấp song phương lẫn các kênh đa phương chính thức và phi chính thức, là những "người cùng chí hướng" trong cách tiếp cận chung đối với các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Trường hợp Singapore

Singapore tuy là nước nhỏ về địa lý, dân số nhưng có tiềm lực kinh tế và vị thế quốc tế của một quốc gia tầm trung ở khu vực, ghi nhiều dấu ấn với ngoại giao chuyên biệt tập trung vào lĩnh vực nguồn nước và nỗ lực nhân đạo. Singapore do điều kiện địa lý đặc thù của mình trước đây phải dựa vào nguồn cung nước sinh hoạt từ Malaixia. Tuy nhiên, Singapore (thông qua hợp tác với Israel) không những đã nỗ lực phát triển chuyên môn về khai thác nguồn nước đến mức đủ tự cấp mà nhờ chuyên môn sâu về kỹ thuật công nghệ nước cũng như kinh nghiệm trong quản lý nguồn nước đô thị ngày nay còn trở thành một trong những nhà lãnh đạo quốc tế trong những vấn đề về nguồn nước. Trong thời gian qua, Singapore đã chuyển giao kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn cho các nước khác (Ấn Độ, Mauritania) cũng như trợ giúp nhân đạo bằng hình thức hỗ trợ phát triển các hệ thống quản lý nước cho các nước đang phát triển là thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có hệ thống quản lý nước ổn định hay vừa trải qua thiên tai lũ lụt (Campuchia, Thái Lan) [53]. Tháng 3/2012, Singapore được chọn là trung tâm điều phối của WHO về vấn đề nước uống an toàn và quản lý nước đô thị tích hợp. Theo đó, Singapore đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu chính sách khu vực của WHO về các quan ngại liên quan như các vấn đề điều phối, cấu trúc ngành công nghiệp nước và giá nước. Singapore cũng tiến hành các hoạt động tăng cường năng lực và tập huấn cho các nước thành viên WHO, nhất là các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [54]. Ngoại giao "nước", do đó đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia cũng như sức mạnh mềm của Singapore. Gần đây, Singapore cũng đi tiên phong trong cách mạng công nghiệp 4.0 với quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số mạnh mẽ, có nhiều sáng kiến về xây dựng đô thị thông minh ở khu vực.

Từ kinh nghiệm của Canada, Na Uy và Singapore, có thể thấy, dù lựa chọn áp dụng chiến lược nào thì các nước này đều cố gắng xây dựng nền ngoại giao chuyên biệt dựa trên những lĩnh vực thế mạnh cũng như phục vụ lợi ích toàn cầu (global good), có nghĩa là không chỉ làm lợi cho nước mình mà còn cho nhân loại. Việc xây dựng thương hiệu ngoại giao quốc gia hướng đến việc đóng góp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, được chấp nhận rộng rãi trong và ngoài nước, có cơ hội thành công nhiều hơn nếu như được hỗ trợ với đầy đủ nhân lực và vật lực.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý để giữ được một sự chuyên biệt quốc gia đặc thù trong một thời gian dài ngày càng khó khăn hơn, nhất là khi cấu trúc chính trị hiện tại thay đổi sau Chiến tranh lạnh, tác động của toàn cầu hóa cũng như sự cạnh tranh của các nước khác. Như thuyết Tiến hóa của Darwin, những lĩnh vực chuyên biệt cũ mất đi và những nhân tố mới xuất hiện, do vậy các nước cần phải thường xuyên thích nghi, nếu không sẽ bị đào thải, mất vai trò.

3. Ngoại giao chuyên biệt : Hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/2020), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay" [55]. Sau hơn ba thập kỷ đổi mới và hội nhập quốc tế, có thể nói, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia tầm trung (hay cường quốc hạng trung) trong quan hệ quốc tế xét theo ba tiêu chí năng lực, chính sách  sự công nhận của quốc tế [56].

Về năng lực hay sức mạnh (định lượng), Việt Nam tuy còn thua kém nhiều mặt và phải nỗ lực rất lớn nếu so với nhóm cường quốc và tầm trung dẫn đầu, song không thua kém, thậm chí vượt trội nhiều nước nhỏ và tầm trung khác trên một số phương diện. Ví dụ, Việt Nam xếp thứ 68 về diện tích, 15 về dân số, 46 về quy mô nền kinh tế, các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đã phát triển vượt bậc từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, với GDP đầu người đạt khoảng 2.800 USD năm 2019, hơn 45 triệu người thoát nghèo ; là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và năng động nhất trong khu vực (dao động trong khoảng 5,25-7,08%, liên tục từ năm 2012 đến 2019). Chỉ số Vốn con người (HCI) xếp thứ 48/157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN, chỉ sau Singapore [57], Chỉ số Phát triển con người (HDI) là 0,63 thuộc nhóm cao của thế giới, Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) xếp thứ 67/141 quốc gia và nền kinh tế. Về sức mạnh quốc phòng, theo Global Firepower, Việt Nam xếp thứ 23/137 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2019 [58], được đánh giá là một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực, nhất là Đông Nam Á.

Về chính sách (hay chức năng, hành vi), từ tư duy, đường lối đến triển khai đối ngoại của Việt Nam trong hơn ba thập kỷ qua đều thể hiện rõ nét chiều hướng chính sách của một quốc gia tầm trung. Đó là sự kết hợp biện chứng giữa nguyên tắc độc lập, tự chủ và chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa, cân bằng động và linh hoạt trong quan hệ với các đối tác ; là sự phát triển tiệm tiến từ phương châm muốn là bạn, đối tác tin cậy đến thành viên có trách nhiệm, đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết các thách thức toàn cầu, tức là trở thành "công dân tốt" của cộng đồng quốc tế ; là sự chuyển dịch từ hội nhập kinh tế sang hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, chủ động, tích cực, gắn liền với sự nâng tầm của đối ngoại đa phương, từ người chủ yếu chấp nhận luật chơi trở thành người góp phần định hình luật chơi của hệ thống quốc tế, vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương, khu vực quan trọng. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 là những văn bản định hướng lớn về chiều hướng phát triển đó. Như vậy, với Việt Nam, việc định vị quốc gia tầm trung không có hàm ý về ứng xử theo thứ bậc sức mạnh, quyền lực, mà chủ yếu là hàm ý chính sách theo hướng tự tin, chủ động, tích cực hơn trong mở rộng không gian, cơ hội đối ngoại để trở thành "công dân tốt" trong quan hệ quốc tế, qua đó phục vụ hiệu quả nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trong bối cảnh mới. Chủ trương, đường lối, chính sách đó cũng góp phần tạo nên bản sắc đối ngoại Việt Nam [59].

Về sự công nhận quốc tế (hay vị thế, uy tín quốc tế), với đường lối đối ngoại nói trên, vị thế quốc gia tầm trung của Việt Nam ngày càng được quốc tế công nhận rộng rãi. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với hầu như tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc (189/193) ; xác lập khuôn khổ quan hệ với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tổng số 16 Đối tác chiến lược, 14 Đối tác toàn diện [60] ; là thành viên của hơn 70 tổ chức/diễn đàn khu vực, toàn cầu ; nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng với khu vực, thế giới, có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, là điểm đến ngày càng hấp dẫn, an toàn, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, khách du lịch quốc tế.

Xét chiều hướng phát triển thế và lực tổng thể cũng như định hướng đối ngoại của Việt Nam đến năm 2030 mang những đặc thù của một quốc gia tầm trung, qua khung phân tích lý thuyết và một số trường hợp kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế nêu ở trên, có thể thấy ngoại giao chuyên biệt cần và phải là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030 (và xa hơn trong thế kỷ XXI), góp phần hoạch định, triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030 và Chiến lược đối ngoại đến năm 2030.

Đề xuất ưu tiên và đầu tư nhiều hơn cho ngoại giao chuyên biệt nên được hiểu là sự bổ trợ, nâng tầm và tăng tính hiệu quả cho ngoại giao Việt Nam nói riêng và đối ngoại Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Thực tiễn chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời gian qua được thiết kế và triển khai theo trục chủ thể (đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội, đối ngoại Nhân dân), theo các nhóm đối tác (láng giềng, khu vực, nước lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác khác, đối ngoại đa phương), theo khuôn khổ (đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược theo lĩnh vực), theo trụ cột nội dung (ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa). Việc đi sâu vào một chủ đề/vấn đề/lĩnh vực (nhất là về phát triển) hay phương thức chuyên biệt, cụ thể, phù hợp với thế mạnh và lợi ích của Việt Nam đã có một số tiền lệ và bước đầu thử nghiệm, nhưng chủ yếu đặt trong tổng thể quan hệ với một số đối tác và tại một số diễn đàn đa phương mà chưa trở thành một định hướng đối ngoại chung mang tính hệ thống, xuyên suốt, được triển khai đồng bộ, rộng khắp với nhiều đối tác, tại nhiều diễn đàn, tạo nên hiệu ứng tổng thể, phục vụ hiệu quả lợi ích của đất nước ngoại giao chuyên biệt trước hết là sự đề cao vai trò tích cực, chủ động, tiên phong của ngành ngoại giao trong tìm tòi cách làm mới có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm, chọn chủ đề, phương thức, lĩnh vực mới phù hợp với lợi ích, thế mạnh quốc gia và xu thế của quốc tế để tối ưu hóa nguồn lực có hạn và phục vụ hiệu quả nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, đặc biệt là lợi ích phát triển.

Ngoại giao chuyên biệt như một phương thức và công cụ sẽ mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, an ninh, phát triển và vị thế cho một nước tầm trung như Việt Nam. Cụ thể :

Thứ nhất, góp phần định hình, làm phong phú thêm bản sắc đối ngoại của Việt Nam với tầm vóc của một quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới, là thành viên tích cực, có trách nhiệm, là "công dân tốt" của cộng đồng quốc tế, không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn quan tâm, phối hợp, giúp đỡ các nước khác trong khả năng phù hợp.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề phi chính trị, ít nhạy cảm, giúp mở rộng không gian, dư địa chiến lược (trong đó có mở rộng mạng lưới hợp tác giữa các quốc gia tầm trung với nhau trong bối cảnh sức ép do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng), qua đó tăng cường xây dựng lòng tin, đan xen lợi ích với các đối tác, vừa duy trì được khả năng độc lập, tự chủ, vừa đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa, phát huy vai trò, vị thế quốc tế của đất nước. Do đó, ngoại giao chuyên biệt đòi hỏi đáp ứng hai đặc tính cơ bản là lồng ghép chính sách (giữa đối ngoại và các lĩnh vực chuyên ngành) và phối hợp triển khai (giữa Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện và các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương).

Thứ ba, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả hơn nữa theo tinh thần ngoại giao phục vụ phát triển, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chọn lựa và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực/vấn đề phù hợp, qua đó thu hút, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực bên ngoài để tiếp tục thúc đẩy công cuộc đổi mới, cải cách, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Thứ tư, cụ thể hóa triển khai chủ trương đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các cơ chế đa phương có tầm quan trọng chiến lược với Việt Nam (trong đó có ASEAN), thông qua các sáng kiến, nỗ lực hợp tác trong những vấn đề/lĩnh vực cụ thể phù hợp với lợi ích, thế mạnh của ta và được khu vực, quốc tế quan tâm, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống, các vấn đề toàn cầu ; đa dạng hóa các liên kết, hợp tác theo vấn đề/lĩnh vực cụ thể với các nước cùng lợi ích/quan điểm (like-minded), nhất là các nước nhỏ và tầm trung khác, góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, dân chủ hóa quan hệ quốc tế, xây dựng trật tự dựa trên luật lệ, luật pháp quốc tế.

Thứ năm, muốn triển khai hiệu quả "ngoại giao chuyên biệt" đòi hỏi phải nâng cao năng lực thể chế, sự phối hợp liên ngành (toàn chính phủ) và nguồn nhân lực công tác đối ngoại ở trong nước, đặc biệt là phát huy vai trò cầu nối, xúc tác, song hành của mạng lưới các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại giao chính quy, hiện đại, được trang bị kiến thức tổng hợp, đa ngành và các kỹ năng phù hợp.

Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 16/11/2020

ngoaigiao1

Bài viết trích từ cuốn sách "Ngoại giao chuyên biệt : Hướng đi, ưu tiên mới của Ngoại giao Việt Nam đến năm 2030" do Tiến sĩ Vũ Lê Thái Hoàng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành tháng 9/2020.

Ghi chú :

[1] Theo Robert Keohane, nước nhỏ/yếu thường có ba đặc tính : (i) cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để bảo đảm an ninh ; (ii) có tình trạng an ninh không vững chắc và rủi ro do sai lầm chính sách là rất lớn ; (iii) lãnh đạo các nước nhỏ/yếu coi những bất lợi, yếu điểm của họ là cố hữu.

Robert Keohane : "Lillitputians’ Dilemmas : Small states in International Politics", International Organization, Vol.23 (Spring), 1969, p.293.

[2] Robert Rothstein : Alliances and Small powers, Columbia University Press, New York, 1968, p.29.

[3] Shannon Tow : "Southeast Asia in the Sino-US strategic balance", Contemporary Southeast Asia, Vol. 26, No.3, 2004, p.439.

[4] Phát biểu của Ngoại trưởng Singapore Shanmugam, ngày 05/3/2014. Truy cập tại www. mfa.gov.sg/content/mfa/media_centre/ press_room/pr/2014/201403/press_20140305.html.

Trong cuộc phỏng vấn của Gideon Rachman, báo Financial Times, tại London (Anh) Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi bình luận về tác động của cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đúc kết : "Do chúng tôi là nước nhỏ nên chúng tôi dựa vào luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế, cũng như tính thiêng liêng của những văn kiện đó, và nếu những văn kiện đó bị xem thường hay phớt lờ thì lúc đó chúng tôi sẽ gặp rắc rối to". Gideon Rachman : "Lunch with the FT : Lee Hsien Loong", Financial Times ngày 11/4/2014.

[5] Robert Rothstein : Alliances and Small powersIbid, p.29.

[6] Chủ nghĩa Thể chế Tân Tự do cho rằng, tổ chức và thể chế quốc tế ngày càng có vai trò lớn trong đời sống chính trị quốc tế vì : (i) Tổ chức quốc tế đặt ra luật lệ (rules), quy định quy chuẩn hành vi (norms) có tính ràng buộc cao đối với tất cả các nước thành viên ; (ii) Tổ chức quốc tế với các thủ tục (procedure), quá trình ra quyết định có sự tham dự của tất cả các thành viên cũng như có sự minh bạch (transparency) tương đối do luật lệ quy định đã tạo sức mạnh pháp lý dần thay thế ý chí của các nước lớn ; (iii) Các nước đều muốn duy trì các tổ chức quốc tế, bởi vì chúng giúp giảm chi phí giao dịch (transaction costs), tăng cường thông tin về các thành viên, từ đó giúp nâng cao tính minh bạch về chính sách và hành vi của các thành viên, làm trọng tài trong trường hợp có tranh chấp giữa các thành viên.

Xem thêm Robert Keohane : After Hegemony, Princeton University Press, Princeton, 1984 ; Stephan Krasner : Structural Cause and Regime Consequences : Regimes as Intervening Variables, Cornell University Press, New York, 1983 ; Robert Payne : Democratizing Global Politics, Westview Press, Boulder, 2006 ; Heikki Patomaki : Problems of Democratizing Global Governance, Oxford University Press, New York, 2006.

[7] 3. Robert Keohane & Joseph S. Nye, Jr. : "Power and Interdependence in the Information Age", Foreign Affairs, Sep/Oct, 1998, p.31, 35-37.

[8] Robert Keohane : "Lillitputians’ Dilemmas : Small states in International Politics", International Organization, ibid,pp.296-297.

[9] Trong khi đó, nhìn chung, chủ nghĩa Tân Hiện thực hoài nghi về vai trò, giá trị của thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, điều tiết cân bằng quyền lực giữa các nước lớn và là chỗ dựa bảo đảm an ninh cho các nước nhỏ/yếu ; thể chế quốc tế chỉ là sự lựa chọn chính sách bổ trợ cho chính sách cân bằng quyền lực của các nước.

Xem thêm Amitav Acharya : "Realism, Institutionalism, and the Asian Economic Crisis", Contemporary Southeast Asia, Vol.21, No.1 (April), 1999, pp.1-29 ; Leszek Buszynski : "Realism, Institutionalism, and Philippine security", Asian Survey, Vol.42, No.3, 2002, pp.483-501.

[10] Chỉ số do Trung Quốc đưa ra để đo sức mạnh tổng hợp một quốc gia, trong đó kết hợp các chỉ số về sức mạnh cứng (như quân sự) và sức mạnh mềm (như kinh tế, văn hóa).

[11] "Toàn chính phủ" ở đây được các nước gọi theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn "chính phủ hợp nhất" (joined-up government), "chính phủ kết nối" (connected government, networked government) hay thậm chí là "gắn kết chính sách" (policy coherence), "quản lý theo chiều ngang" (horizontal management)… Song dù tên gọi như thế nào, các cách tiếp cận đó vẫn có cùng một nội hàm, mà theo các chuyên gia của Australia, chính là việc "các cơ quan công quyền phối hợp chặt chẽ và thường xuyên nhằm đạt được mục tiêu chung. Phương cách phối hợp có thể là chính thức hoặc không chính thức và tập trung vào xây dựng chính sách, quản lý chương trình hay cung cấp dịch vụ". Trong lĩnh vực đối ngoại, xuất phát từ thực tế là ranh giới giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại, giữa các vấn đề chính trị-ngoại giao với kinh tế và các vấn đề khác trở nên mờ nhạt, nên cách tiếp cận liên ngành, toàn chính phủ trong đối ngoại là cần thiết để bảo đảm sự điều phối và hợp tác hiệu quả giữa các ngành, các cấp. Xem "Connecting Government : Whole of Government Responses to Australia’s Priority Challenges", Australian Public Service Commission, 2004, p.4.

[12] Từ năm 2004, Suzanne Nossel (lúc đó là Phó Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc) đã dùng thuật ngữ này làm nhan đề cho một bài báo trên Tạp chí Foreign Affairs để chỉ trích chính sách đối ngoại Tân Bảo thủ của Tổng thống G.W. Bush. Tuy nhiên, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Nye mới là người đầu tiên xây dựng, phát triển nội hàm của thuật ngữ này trong mạch lập luận về "sức mạnh mềm" (soft power) gây tiếng vang lớn từ đầu thập niên 1990 đến nay. "Sức mạnh thông minh" thường được giải thích khá linh hoạt theo hai khía cạnh không được tách bạch rõ ràng, đó là (i) việc sử dụng, kết hợp sức mạnh một cách thông minh, khôn ngoan nhất, hoặc/và (ii) một dạng sức mạnh mới được tạo ra từ sự kết hợp hiệu quả giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của một quốc gia. Cách hiểu thứ nhất chủ yếu liên quan tới việc hoạch định chính sách nhằm khai thác tối đa sức mạnh vật chất (cứng) và phi vật chất (mềm) của một quốc gia để đạt mục tiêu chính sách ở mức tối đa với chi phí tối thiểu. Cách hiểu thứ hai cho rằng sức mạnh thông minh là dạng sức mạnh có được do kết hợp từ sức mạnh cứng và mềm. Bên cạnh đó, khái niệm "sức mạnh thông minh" còn thể hiện tinh thần thực tiễn khi thường được vận dụng trong bối cảnh không thuận lợi về thế và lực của quốc gia. Đây được coi là "phiên bản mới" của cách tiếp cận sức mạnh mềm dựa trên lôgích của chủ nghĩa Hiện thực. Sức mạnh mềm theo cách giải thích của Joseph Nye thực chất mang tinh thần của chủ nghĩa Tự do, vì vậy "sức mạnh thông minh" chính là sự pha trộn, kết hợp giữa hai trường phái Tự do và Hiện thực.

[13] Giữa hai khái niệm "thế" và "lực" có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ và thậm chí "chồng lấn" trong cách tiếp cận của cả phương Tây và phương Đông. "Lực" là nền tảng của "thế", nhưng trong "lực" cũng có một phần của "thế" và "thế" đến lượt nó cũng sẽ tác động nhất định đến "lực" tùy vào "chất lượng" hoạch định và triển khai chính sách của từng quốc gia. Sự khác biệt cơ bản giữa "thế" và "lực" chính là tính thời điểm và tính bối cảnh mà một quốc gia hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của mình, từ đó dẫn đến mối quan hệ mang tính chuyển hóa giữa "thế" và "lực" theo 4 tình huống : (i) thế và lực đều mạnh ; (ii) thế mạnh nhưng lực yếu ; (iii) thế yếu nhưng lực mạnh ; và (iv) thế và lực đều yếu. Dĩ nhiên, việc xác định mạnh hay yếu chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi (địa lý) để so sánh tại từng thời điểm cụ thể.

[14] Daniel Flemes : "Emerging Middle Powers Soft Balancing Strategy : State and Perspectives of the IBSA-Dialogue Forum", Working Paper, German Institute of Global and Area Studies, No.57, 8/2007, p.4.

[15] Robert O.Keohane : "Lilliputians’ Dilemmas : Small States in International Politics", Ibid, p.298.

[16] Andrew Cooper, Richard Higgott & Kim Nossal : Relocating Middle Powers : Australia and Canada in a Changing World Order, Vancouver, 1993, p.19.

[17] Robert Cox : "Middlepowermanship : Japan and the future of the world order" in Robert Cox, Siclair & Timothy : Approaches to world order, Cambridge, 1996, p.245.

[18] Daniel Flemes : "Emerging Middle Powers’ Soft Balancing Strategy : State and Perspectives of the IBSA-Dialogue Forum", Working Paper, German Institute of Global and Area Studies, No.57, 8/2007, pp. 4-5.

[19] Một số quan điểm thiểu số khác còn đặt tên cho nhóm quốc gia không lớn, không nhỏ này là các "cường quốc tương lai" (would-be great powers) hay "quốc gia trung gian" (intermediate states).

[20] Martin Wright : "Power politics", in Hedley Bull : Classical Theories of International Relations, London, 1978 ; Oyvind Osterud : "Regional great powers", in Iver Neumann : Regional great powers in international politics, Basingstoke, 1992 ; Samuel Huntingon : "The lonely superpower", Foreign Affairs, 78, Vol.2, 1999.

[21] Gareth Evans & Bruce Grant : Australia’s Foreign Relations in the world of the 1990’s, Melbourne University Press, Melbourne, 1995.

[22] Ronald Behringer : "Middle power leadership on human security", bài tham luận tại hội nghị thường niên của Hội khoa học chính trị Canada tại Halifax, Nova Scotia, tháng 5/2003.

[23] Về phương diện này, có thể thấy ASEAN là một dạng cường quốc tầm trung đặc biệt với vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc hợp tác khu vực ở Đông Á.

[24] Daniel Flemes : "Emerging Middle Powers’ Soft Balancing Strategy : State and Perspectives of the IBSA-Dialogue Forum", Ibid, p.12.

[25] Gareth Evans & Bruce Grant : Australia’s Foreign Relations in the world of the 1990sIbid, p.323.

[26] Andrew F. Cooper : Niche diplomacy : Middle Powers After the Cold War, (Palgrave Macmillan, New York, 1997), p.6.

[27] Xem Andrew F. Cooper & Bessma Momani : "Qatar and expanded contours of small state diplomacy", The International Spectator, 46.3, 2011, pp.113-128.

[28] Andrew F. Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold WarIbid, p.5.

[29] Andrew F. Cooper : Niche Diplomac : Middle Powers After the Cold War, Ibid, p.3.

[30] Truy cập tại http://www.scielo.br/scielo.php?pid=S0034-73292019000100212&script=sci_arttext.

[31]. Xem Andrew F. Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold WarIbid.

[32] Hocking, Brian : "Finding Your Niche : Australia and the Trials of Middle-Powerdom", Niche Diplomacy, Palgrave Macmillan, London, 1997, p.137.

[33] Melissen, Jan : The new public diplomacy : Middle powers and soft power, Palgrave Macmillan, Basingstoke, 2005.

[34] Xem Vũ Lê Thái Hoàng và Lê Linh Lan : "Vai trò của ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại của quốc gia tầm trung : Trường hợp của Inđônêxia", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 97, 6/2014, tr.87/116.

[35] Xem Andrew F. Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold War, Ibid.

[36] Xem Alden, Chris & Marco Antonio Vieira : "The new diplomacy of the South : South Africa, Brazil, India and trilateralism", Third world quarterly, 26.7, 2005, pp.10-78.

[37] Gareth Evans & Bruce Grant : Australia’s Foreign Relations in the World of the 1990s, Ibid, p.323.

[38] Xem Taulbee, James Larry, Ann Kelleher & Peter C. Grosvenor : "Lesser States and Niche Diplomacy", Norway’s Peace Policy, Palgrave Macmillan, New York, 2014, pp.1-22.

[39] Xem Robert W. Cox : "Middlepowermanship, Japan, and future world order", International Journal, 44.4, 1989, pp.823-862.

[40] Xem Henrikson Alan K. : "Niche diplomacy in the world public arena : The global ‘corners’ of Canada and Norway", The new public diplomacy, Palgrave Macmillan, London, 2005, pp.67-87.

[41] Xem Andrew Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold War, Ibid.

[42] Andrew F. Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold WarIbid, p.21.

[43] Truy cập tại https://www.britannica.com/topic/middle-power# ref1231331.

[44] Henrikson, Alan K : "Niche diplomacy in the world public arena : The global ‘corners’ of Canada and Norway", Ibid, p.71.

[45] Andrew F. Cooper : Niche diplomacy : Middle Powers After the Cold War, Springer, 2016.

[46] Lee Sook Jong : Transforming Global Governance with Middle Power Diplomacy : South Korea’s Role in the 21st Century, Springer, 2016.

[47] Xem Vũ Lê Thái Hoàng và Lê Linh Lan : "Vai trò của ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại của quốc gia tầm trung : Trường hợp của Inđônêxia", Tlđd, tr.87/116.

[48] Andrew F. Cooper, Richard A. Higgott & Kim Richard Nossal : Relocating middle powers : Australia and Canada in a changing world orderIbid, p.242.

[49] Xem Andrew F. Cooper : Niche Diplomacy : Middle Powers After the Cold WarIbid.

[50] Xem Andrew Cooper : "In search of niches : Saying "yes" and saying "no" in Canada’s international relations", Canadian Foreign Policy Journal, 3.3, 1995, pp.1-13.

[51] Xem Evan H. Potter : "Niche diplomacy as Canadian foreign policy", International Journal, 52.1, 1997, pp.25-38.

[52] Mark Leonard & Andrew Small : "Norwegian public diplomacy", The Foreign Policy Centre, London, 2003.

[53] Truy cập tại https://mothership.sg/2018/06/singapore-water-niche-diplomacy/.

[54] Truy cập tại https://www.eastasiaforum.org/2013/01/31/ singapore- niche-diplomacy-through-water-expertise/.

[55] Xem Trần Bình : "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng : Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay", Tlđd.

[56] Xem Lê Đình Tĩnh : "Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2 (113), tháng 6/2018, tr.22-53 ; Lê Hồng Hiệp : "Đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’", Vietnamnet, ngày 17/8/2018.

[57] Truy cập tại https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/ overview.

[58] Truy cập tại https://globalfirepower.com/countries-listings.asp, truy cập ngày 10/5/2020.

[59] Xem Lê Đình Tĩnh : "Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030", Tlđd, tr.47-48.

[60] Nhandan.com.vn/tin-tuc-sư-kien-ngoai-giao-viet-nam-75-nam-dong-hanh-cung-dan-toc-614495, truy cập ngày 12/9/2020.

Published in Diễn đàn

Tin tức giáp vụ vui buồn lẫn lộn đối với những ai nặng lòng với giải đất hình chữ S.

Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay !

ngoaigiao2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un trong Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Singapore ngày 12/06/2018. AFP

Tin hoan hỷ trước. Không vui sao khi một "tuổi trẻ tài cao" như Kim Jong-un, sau bao toan tính, nay đồng ý sang Việt Nam để tái ngộ với "lão già Huê Kỳ loạn trí" [1]. Dường như ông Kim còn đến Hà Nội sớm hơn để thăm cấp nhà nước, trước cả thượng đỉnh, để gặp lại "những người đồng chí" vốn một thời từng là "hai anh em… hai chiến sĩ… sinh đôi cùng một mẹ" [2].

Nỗi lo trùm lên nỗi lo

Nhưng rồi bao nỗi lo ập đến sau cái Tết này.

Thứ nhất, chưa thấy Hà Nội động tĩnh gì để đón bắt cơ hội hiếm hoi đang ló dạng. "Củi khô củi ướt" thì do tết nhất cận kề nên đã được gác lại. Tạm gác thôi, vì trước sau nó sẽ được dùng để chuẩn bị cho nhân sự đại hội. Ông Trọng học được Trump tính lo xa. Hai năm nữa mới bầu bán mà danh sách thuộc cấp đã được chốt hạ từ những ngày này.

ngoaigiao1

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội hôm 1/4/2018 - AFP

Thứ hai, quan hệ Mỹ-Việt vẫn đang rất cần "upgrade" (nâng cấp), cho dù Trump đến Việt Nam, hoặc đến mà không bay ra Hà Nội. Hè vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn đưa quan hệ "đối tác toàn diện Việt-Mỹ" lên tầm cao mới [3]. Nhưng hứa là một chuyện. Còn biết bao biến số mà chính ông Phúc chắc gì đã tính được hết !

Nỗi lo thứ ba, hôm 22/1/2019 Hun Sen đã "khấu đầu" (knowtow) tại Bắc Kinh và thiên triều đã mở hầu bao, "rót" cho gần 600 triệu USD từ khuôn khổ của một quỹ chống lưng kéo dài 3 năm. Hun Sen còn được Tập hứa, sẽ tiếp tục hợp tác trên mọi lĩnh vực, bởi vì, "mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia rất là quan trọng, nếu so sánh với các nước khác", trích từ đánh giá của Tập đại đại.

"An Nam" - "An Đông" xưa & nay

Hơn 1300 năm trước, Triều Tiên và Việt Nam từng là "hai trạm biên giới" được nhà Đường thiết lập để canh giữ các vùng biên viêm hoang. "An Nam đô hộ phủ" được lập ra vào năm 679 để cai trị Giao Châu và phòng bị các thế lực từ phía Nam. "An Đông đô hộ phủ" là một chính quyền quân sự được thiết lập sớm hơn tại Bình Nhưỡng vào năm 668.

ngoaigiao3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước cuộc gặp tại Trung Quốc thành phố Đại Liên hôm 7/5/2018. AFP

Giới nghiên cứu địa-chính trị ngày nay thì ví Triều Tiên là "cái mỏ", còn Việt Nam là "đôi chân" của chú gà trống Trung Hoa. Dù là chân hay mỏ, "An Đông" và "An Nam" thế kỷ 21 này quan trọng đối với Trung Quốc hơn thời nhà Đường nhiều lần. Bắc Kinh phải "viện Triều" để "kháng Mỹ", đồng thời vẫn hạ quyết tâm kêu "đứa con hoang đàng" Việt Nam sớm trở về với đất mẹ [4].

Người ngoại đạo thấy lạ, suốt 6 năm lên ngôi, Kim Jong-un chưa một lần yết kiến thiên triều, ấy vậy mà vừa qua, Trung Quốc vẫn trống dong cờ mở đón "hoàng tử" dập dìu qua lại những 4 lần chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Đúng là một "kiên nhẫn chiến lược" từ cả ngàn đời nay đâu có thay đổi !

Cuộc "móc ngoặc" bộ ba Kim-Tập-Trump đã làm nên điều kỳ diệu hiếm hoi trên. Chủ tịch Tập cần ông Kim trước để thăm dò, mặc cả với Tổng thống Trump. "Tôi sẽ giúp ngài một tay, nếu ngài nương nhẹ, hạ nhiệt cuộc thương chiến". Thông điệp này chắc chắn Trump đã nhận được từ ông Tập.

Còn vòng so găng giữa một già-một trẻ sắp diễn ra và Trump trong cơn bấn loạn hiện nay đang cần món quà của "hoàng tử" Kim. Lâu lâu, ba đến dăm tháng tháng một lần, chỉ cần một vài động thái và "chàng" Kim tuyên bố sẽ giải giáp hạt nhân là Trump lại được dân xứ cờ hoa tung hô. Việc trở lại Nhà Trắng của ông chưa phải đã hết cửa.

Vậy là cả Tập lẫn Trump đều cần đến "chàng thanh niên thích phóng hỏa tiễn" (rocket man) [5]. Miễn là mọi kịch bản đan xen vào nhau phải thật trôi chảy. Bởi vì đến lượt mình, Kim cũng đang cần sự chống lưng của cả hai ông trùm. Cần ông Tập, vì chàng Kim muốn cho Trump thấy là Triều Tiên còn có "một con đường khác" nếu không thoả thuận được với Mỹ.

Cần ông Trump, vì nếu Kim ra với thế giới mà chỉ qua mỗi cửa "tò vò" Bắc Kinh thì kể cũng kẹt. Dẫu sao "đô lao" vẫn mạnh hơn "bánh bao" ! Điều này thì khi sang Hà Nội, ông Kim sẽ được Việt Nam mách nước nhiều hơn về tư duy chọn kẻ mạnh mà ngả vào !

ngoaigiao4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Donald Trump tại Đại lễ đường lớn của nhân dân ngày 9 tháng 11. AFP

Trang tin khoa học từ "The Guardian" của Anh quốc, hồi tháng 4/2018 đều đồng loạt đăng bài, trích dẫn dữ liệu vệ tinh cho thấy có một bãi thử hạt nhân ngầm trong lòng núi của Bắc Hàn bị sập đổ hoàn toàn. Một mặt là do dư chấn từ các vụ thử tạo ra, mặt khác (theo thuyết âm mưu) có thể là do Mỹ ra đòn bằng một loại vũ khí bí mật (vốn còn đáng sợ hơn cả hạt nhân) [6].

Nằm dưới cây sung, hẳn nhiên, Việt Nam mừng trước món quà trời cho. Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố vừa kịp thời vừa nhậy cảm. Ông Phúc được dẫn lời phát biểu trên kênh truyền hình hình Bloomberg : "Chúng tôi chưa biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc gặp".

Bâng khuâng giữa đôi dòng nước

Trên kênh Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều hàng hóa Mỹ hơn từ các tập đoàn lớn như Boeing hay General Electrics (GE) để thu hẹp khoảng cách thương mại. Đây là một động thái có thể giúp Việt Nam tiếp tục tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump.

ngoaigiao5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP

Nhưng một số quan chức từ hành pháp vẫn tuyên bố Việt Nam đã để tiền đồng mất giá khiến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn. Có những báo cáo nói rằng cái gọi là mất giá này có thể là một hình thức thao túng tiền tệ và điều đó có thể thu hút các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Còn chuyện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên "đối tác chiến lược" (mà ông Phúc đã hứa với Phó Tổng thống Mike Pence trong mùa hè qua) thì vẫn nằm trong danh sách chờ (stand by), vì điều này chắc phải được Bắc Kinh bật đèn xanh. Mà hiện tình còn quá nhiều ẩn số. Sau hạn chót 90 ngày, cuộc thương chiến tốn kém cả với Mỹ lẫn đắt giá đối với Tàu chưa rõ sẽ ngã ngũ ra sao ? Trung-Mỹ mà tiếp tục căng lên thì còn khuya thiên triều mới "hảo hảo" cho vụ nâng cấp.

Thế mới thấy ông Kim Jong-un giỏi ! Trước khi quyết định chơi ván bài "mạt chược" với siêu cường số một thế giới, ông đâu có cần xin ý kiến ai. Bắc Kinh cũng chưa một lần dám nặng lời với Kim "đệ tam" (như họ từng cho cái loa rè "Hoàn cầu Thời báo" đe nẹt Việt Nam bao lần). Khi mọi chuyện êm xuôi, Kim mới mượn máy bay Trung Quốc làm chuyên cơ hay đáp tàu hoả đi lại chỉ là để "diễn".

Trở lại câu chuyện "to phe" khác, đó là "tình trạng gân gà" của Việt Nam những năm tới. Một mặt, Việt Nam buộc phải chào đón "Sáng kiến Vành đai-Con đường" (BRI) của Trung Quốc, vì cả lý do chính trị và kinh tế. Thủ tướng Phúc mới đây đã công khai ủng hộ "Nhất đới Nhất lộ" (OBOR) vì đây là sáng kiến mang dấu ấn của Tập Cận Bình.

Mặt khác, Việt Nam không thể làm ngơ "Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của Hoa Kỳ nhằm hình thành một mạng lưới an ninh khu vực để đối trọng lại Trung Quốc do Washington và Tokyo cùng dẫn dắt. Hà Nội đã được chọn làm đối tác tiềm năng. Đã có tuyên bố về một "mô hình Việt Nam" để vận động tiếp ASEAN tham gia cuộc chơi thế kỷ. Hãy xuất phát từ lợi ích quốc gia-dân tộc để tìm tập hợp cân bằng mới !

"Hoàn cầu Thời báo" có lần từng bình luận : "Bang giao Việt-Mỹ hiện giờ thực chất là quan hệ đồng minh" [7]. Việt Nam là một trong những nước nhận được viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, bên cạnh một số thỏa thuận hạt nhân quan trọng. Ngay cả báo Nga, từ lâu đã cho rằng, Việt Nam thật ra đã có "quan hệ đồng minh thực tế" với Hoa Kỳ [8]. Căn cứ vào các tiếp xúc ngoại giao-quốc phòng năm 2018, RFA mới đây cũng cật vấn : Việt Nam và Hoa Kỳ phải chăng là những đồng minh trên thực tế ? [9]

Vì vậy, đối với FOIP, Việt Nam thật khó mà bỏ qua. Nếu từ chối FOIP, thì cái gọi là "kinh tế thị trường" khi nào mới được công nhận. Mà đây lại là vấn đề sinh tử ; khi ký các FTA thế hệ mới, Mỹ sẽ loại đối tác chưa có kinh tế thị trường ra khỏi các hiệp định. Chưa hết, không có FOIP thì rồi đây Việt Nam sẽ không "thở được" trên Biển Đông, chứ đừng nói đến "tự do đi lại" !

Cuối cùng, cả BRI lẫn FOIP đều có các mục tiêu chiến lược bên cạnh việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cường quốc nào cũng đang tìm cách kéo các quốc gia như Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Hãy "niệm" câu ca dao cũ trước khi chọn lựa : 

Thân em như tấm lụa đào

Đừng rơi xuống giếng (BRI) hãy vào vườn hoa (FOIP) !

Nhưng có lẽ đã đến lúc thay vì thổn thức tiếng lòng, hãy vươn lên để khẳng định giá trị của một "An Nam" không còn là viêm hoang nữa. Không thể cứ đứng chỉ để "trông trời, trông đất, trông mây"… Đừng chấp nhận làm món "gia vị" trên bàn tiệc giữa các cường quốc ! Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 23/01/2019 (NguyenHoang's blog)

[1] https://news.zing.vn/sau-ga-ten-lua-trump-lai-goi-kim-Jong-un-la-nguoi-dien-post781687.html

[2] https://taodan.vn/tho/to-huu/hai-anh-em-to-huu-2555.html

[3] https://news.zing.vn/viet-my-chia-se-loi-ich-chung-trong-duy-tri-tu-do-hang-hai-post892226.html

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html

[5] https://baomoi.com/qua-tang-cua-trump-danh-cho-kim-Jong-un-dia-ghi-bai-hat-nguoi-ten-lua/c/26786250.epi

[6] https://www.theguardian.com/world/2018/apr/26/north-korea-nuclear-test-site-collapse-may-be-out-of-action-china

[7] https://www.globalresearch.ca/vietnam-an-unofficial-ally-of-the-u-s-against-china/5631630

[8] https://viettimes.vn/bao-nga-suy-dien-viet-nam-da-ton-tai-quan-he-dong-minh-thuc-te-voi-hoa-ky-57335.html

[9] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-de-facto-allies-08292018130621.html

Published in Diễn đàn

Từ ngày 13-17/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 của ngành ngoại giao Việt Nam.

ngoaigiao1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Hội nghị ngoại giao lần thứ 30

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của công tác đối ngoại, và Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và toàn bộ nhóm G7, và 13 trên 20 nước trong G20.

Đó là những đối tác thương mại đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chỉ riêng năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G7 đã chiếm trên 27% tổng vốn đầu tư FDI, chiếm gần 50% tổng kim ngạch thương mại 2017.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Phúc cũng chỉ đạo ngành ngoại giao cần tìm ra những phương thức sáng tạo, nâng cao vị thế quốc gia, khai thác những điểm thuận, khắc phục những điểm bất đồng để tạo ra các cơ hội cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ngành ngoại giao cần làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ và cả các bộ ngành, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp vươn ra thế giới.

Đối ngoại giúp cho phát triển

Phải công nhận là sự phát triển của đất nước lâu nay gắn liền với sự phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam.

Nếu coi sự tăng trưởng phát triển kinh tế suốt mấy chục năm qua là kết quả của những hoạt động đầu tư nước ngoài, của việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, thì khi đó sẽ phải ghi nhận vai trò quan trọng của ngành ngoại giao khi đã thiết lập tạo dựng các mối quan hệ đầu tư, khai thông thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa.

Đến nay để đất nước phát triển hơn nữa thì ngành ngoai giao lại phải làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Đó là tham mưu tư vấn cho Chính phủ thực sự xử lý được các vấn đề nội tại để khắc phục những điểm bất đồng dị biệt của Việt Nam so với thế giới.

Các nhà ngoại giao cũng cần chỉ ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp xem nơi nào cần hợp tác làm ăn, nơi nào có thể xuất khẩu hàng hóa, nơi nào cần mua thiết bị phương tiện.

Theo đó, ngành ngoại giao cùng với Chính phủ sẽ đặt nền móng cho các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Có đáng chịu tắc nghẽn vì nhân quyền ?

Nhưng hiện tại đang có một điểm gây tắc nghẽn trên con đường phát triển của Việt Nam, đó là vấn đề dân chủ nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu.

Mà nếu tháo gỡ được rào cản này thì sẽ có rất nhiều cho đất nước.

Chúng ta biết rằng Việt Nam hiện nay đang mở cửa kinh tế, hội nhập ngày càng sâu vào môi trường thế giới. Mới đây Việt Nam còn góp quân đi tham gia gìn giữ hòa bình với Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan.

Nhưng sự hội nhập và phát triển của Việt Nam còn chưa hết tiềm năng, đáng ra có những việc chúng ta có thể làm được giúp cho nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn, hàng hóa xuất khẩu thuận lợi hơn, đất nước phát triển mau chóng hơn, đời sống người dân được thịnh vượng hơn.

Có một rào cản ngăn cản chúng ta đạt được điều đó : giữa Việt Nam và nhiều nền kinh tế lớn còn có sự bất đồng về vấn đề nhân quyền, về các quyền tự do dân chủ mà người dân được hưởng.

Với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu thì các hoạt động kinh tế thương mại của họ lại gắn liền với các giá trị tự do dân chủ mà họ cổ súy, họ cho rằng sự thịnh vượng quốc gia bắt đầu từ tự do cá nhân và thương mại tự do, đây là những giá trị mà thực ra đã trở thành phổ quát được luật hóa thành luật pháp quốc tế.

Họ sẽ khó đặt niềm tin vào những quốc gia mà họ cho rằng còn chưa tuân thủ luật pháp quốc tế, chưa tôn trọng các giá trị phổ quát và do vậy làm giảm đi những cơ hội thương mại đầu tư.

Luật pháp quốc tế bao gồm các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền và dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã ký kết tham gia năm 1982.

Khi chính phủ nước họ chưa tin tưởng thì doanh nghiệp nước họ cũng được khuyến cáo rủi ro và kém đi niềm tin để đầu tư làm ăn.

Do vậy nếu Việt Nam chúng ta cho thấy nước mình là một thành viên có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế và các giá trị phổ quát thì các nước họ sẽ yên tâm làm ăn với một đất nước có ý thức như vậy.

Họ sẽ mở rộng các phạm vi giao thương, phát triển đối tác đầu tư lâu dài, thay vì thương mại theo sự vụ ngắn hạn vì thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Hãy hình dung xem nếu Bắc Triều Tiên khi tuân thủ luật pháp quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân thì đất nước sẽ hưởng lợi về kinh tế thương mại đầu tư thế nào, nhân dân sẽ hưởng lợi ấm no như thế nào ?

Ở Việt Nam vấn đề nhân quyền cũng tương tự vậy và chỉ khác về mức độ.

Cho nên mọi người cần nhìn ra vấn đề. Rào cản nhân quyền thực sự là chướng ngại không đáng có, rất đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội được phát triển phú cường của nhân dân.

Dân chủ và nhân quyền sẽ giúp đối ngoại thuận lợi

Những quốc gia có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU rất quan tâm đến số phận tù tội của những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong các hoạt động ngoại giao họ thường chỉ ra mối liên hệ giữa nhân quyền và phát triển.

Mới đây đại diện của các cơ quan ngoại giao Đức và EU đã vào thăm một tù nhân lương tâm là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ án tù tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Họ đã bày tỏ sự cảm mến về mong muốn được tự do và sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương của ông Thức.

Đây là một tù nhân lương tâm thường được các cơ quan ngoại giao quốc tế nhắc đến khi xét đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Thức đã thụ án sang năm thứ 10 trong bản án 16 năm tù giam.

Ngay tại thời điểm Tòa án xét xử năm 2010, Bộ Ngoại giao Anh khi đó đã lên tiếng cho rằng "Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển", và bản án chỉ "gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".

Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cùng với các nước thành viên là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020.

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, và trả tự do cho các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức.

Đó chỉ là một trường hợp mà các cơ quan ngoại giao quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm như vậy.

Tựu chung lại, vấn đề nhân quyền đồng bộ với thương mại tự do sẽ luôn là mối quan tâm của ngoại giao quốc tế.

Việc cải thiện môi trường dân chủ trong nước và trả tự do cho tù nhân lương tâm sẽ giúp ích cho các hoạt động đối ngoại và tạo đà phát triển cho Việt Nam.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 20/08/2018

Tác giả Ngô Ngọc Trai là Luật sư đang hành sự tại Hà Nội, ông là người đang vận động trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Published in Diễn đàn

Đã xuất hiện những khác biệt nghiêm trọng giữa người đứng đầu đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Bộ Ngoại giao Việt Nam về thái độ và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

ngoaigiao1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh : Nguyễn Hồng (baoquocte.vn)

Bằng chứng này đã diễn ra trước mặt các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trên 500 đại biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 từ ngày 13 đến 17/8/2018 tại Hà Nội.

Trong số những người chứng kiến sự "bắng mặt mà không bằng lòng" giữa hai bên có cả cựu lãnh đạo đảng, nhà nước, bộ ngoại giao và gần 100 trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cán bộ chủ chốt từ các đơn vị của Bộ Ngoại giao và cán bộ làm công tác ngoại vụ của 63 tỉnh thành trong cả nước.

Vậy những khác biệt nằm ở đâu trong diễn văn chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong phát biểu khai mạc của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ?

Ngoài phát biểu khác với ông Nguyễn Phú Trọng, hai ông Phạm Bình Minh Minh và Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia còn viết bài lên án các hoạt động của Trung Quốc, dù không nêu tên, trong dịp tổ chức Hội nghị với chủ đề "Ngoại giao Việt Nam : Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII".

Lời Nguyễn Phú Trọng

Trước hết, ông Trọng không dám nói chữ "Biển Đông" mỗi khi đề cập đến tình hình "khu vực" hay "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".

Ông nói khơi khơi và khoe khoang rằng :

"Công tác đối ngoại đã đóng góp rất quan trọng vào việc duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước những biến động nhiều mặt rất phức tạp trên thế giới và khu vực, những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh, những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã tiếp tục có những quyết sách đúng đắn, bước đi phù hợp để phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.Ta đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta, đồng thời cùng các nước khác tiến hành công tác cắm mốc giới, mở các cửa khẩu mới quản lý đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới trên bộ vừa là đường biên giới hòa bình, hữu nghị vừa là đường biên giới phát triển".

Nói như nước chảy, nhưng ông Trọng không dám chỉ ra "biến động nhiều mặt" ở khu vực do nước nào gây ra ? Liệu Trung Quốc, nước duy nhất đã và đang có những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và trực tiếp đe dọa mạng sống và đánh cướp tài sản của ngư dân Việt Nam có phải là thủ phạm gây ra "những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh" hay không ?

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không chứng minh được Việt Nam "đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta" gì. Bởi vì, sau 9 vòng đàm phán phân chia vùng ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, hai nước Việt-Trung vẫn bế tắc tại phiên họp hai ngày 15-16/03/2018 tại Đà Nẵng. Tại kỳ họp này, vòng 6 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không có tiến triển.

Theo tin phổ biến trên báo Dân Trí ngày 18/03/2018 thì :

"Hai bên nhất trí sớm tổ chức đàm phán vòng 10 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 7 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Trung Quốc".

Tuy phía Việt Nam không nói ra, nhưng tại các cuộc thảo luận trước, lý do bế tắc chính ở chỗ phía Trung Quốc nhất quyết đòi phần hơn tại những khu vực có thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước.

Tài liệu của Việt Nam cho biết :

"Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 126.250 km2 với 2 cửa biển.

Cửa chính của Vịnh Bắc Bộ được xác định từ đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam (Trung Quốc) với chiều rộng khoảng 200 km. Cửa thứ hai là eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 32,5 km nằm giữa bán đảo Lôi Châu đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ".

Tài liệu của Việt Nam cũng xác nhận :

"Đến nay, Việt Nam đã ký một số Thỏa thuận và Hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, cụ thể là : Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cam-pu-chia năm 1982 ; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997 ; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ năm 2000 ; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia năm 2003 ; Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia năm 1992".

(Infonet, 05/12/2014)

Tuy không trưng ra bằng cớ, nhưng ông Trọng vẫn cảnh giác cán bộ ngoại giao :

"Môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ còn phức tạp, khó lường. Các đối tác lớn của ta đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, bối cảnh thế giới thường xuyên biến động, môi trường chính trị, an ninh, kinh tế khu vực và thế giới đang trở nên bất ổn với các tác động nhanh, mạnh và bất ngờ hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực. Việc thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định do đó sẽ gặp nhiều thách thức".

Nhưng nước nào, trong số 3 đối tác lớn của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga và Mỹ sẽ đem điều gọi là "chính trị cường quyền" trở lại mạnh hơn trong khu vực với mục đích gì ?

Không cần phải đợi ông Trọng nói trắng ra, vì có bao giờ ông dám nói thẳng cái nước mà ông vẫn ca tụng "vừa là đồng chí vừa là anh em" 16 vàng, 4 tốt ("láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"), mang tên Trung Quốc, đã và đang chủ trương "chính trị cường quyền" đối với Việt Nam và các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông.

Vì vậy, dù cứ ú ớ mãi trong họng không phát ra thành chữ mà ai cũng hiểu ông Trọng muốn ám chỉ nước nào khi rào đón rằng :

"Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển sẽ đứng trước một số thách thức mới. Đó là do sự biến động phức tạp của tình hình, sự thay đổi so sánh lực lượng, sự tính toán của các nước có liên quan, sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Các cơ chế kiểm soát bất đồng, khủng hoảng trong khu vực chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả ; các thể chế đa phương khó đạt được lập trường chung đủ mạnh. Tình hình trên thực địa tiếp tục phức tạp, nguy cơ va chạm, đụng độ chưa được đẩy lùi". 

Tất nhiên ở trong khu vục Châu Á-Thái Bình Dương, chỉ có nhà nước cường quyền Trung Quốc mới tôn sùng và mê muội "chủ nghĩa đơn phương" và không "tôn trọng luật pháp quốc tế" để đánh chiếm quần đào Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974. Sau đó, đến năm 1979 lại đem 600 ngàn lính vượt biên giới đánh phá 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu. Có từ 40.000 đến 45.000 bộ đội và thường dân Việt Nam đã bị thiệt mạng hay mất tích trong cuộc chiền 2 giai đoạn kéo dài từ 1979 đến 1984 và từ 1985 đến 1990.

Biết nhưng vẫn cúi đầu

Từ chiến tranh biên giới Việt-Trung, quân Trung Quốc đánh chiếm 7 bãi đá chiến lược của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày 14/03/1988 gồm : Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma,Châu Viên,Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ) và Vành Khăn.

Tất cả những vị trí này đã được Trung Quốc cải tạo và xây dựng thành đảo kiên cố để đồn trú quân, thiết lập căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đài viễn thông để kiểm soát Biển Đông.

Ông Trọng biết hết, kể cả chuyện :

"Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá với 138 ngư dân ở các địa phương trong tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, khống chế lấy tài sản khi đang khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó có tàu của ngư dân Lê Hơn (52 tuổi, ở huyện đảo Lý Sơn) bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 31102 tông chìm khi đang khai thác rong biển ở khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa) hôm 25/05/2018".

(Thanh Niên, 14/06/2018)

Hay chuyện :

"Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong một cuộc họp báo bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 tại Singapore, hôm 4/8 vừa qua đã phát biểu rằng, Trung Quốc buộc phải quân sự hóa Biển Đông nhằm tự vệ trước sức ép an ninh từ Mỹ và các nước khác ngoài khu vực". 

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai xác nhận đã "quân sự hóa Biển Đông", nhưng trong quá khứ đã có nhiều viên chức Trung Quốc, kể cả Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nhà nước, bô bô cái miệng ở Tân Gia Ba ngày 07/11/2015 rằng :

"Xin hãy để tôi nói rõ : những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc".

(Thông tấn Pháp, AFP)

Có 64 người lính công binh của Hải quân cộng sản Việt Nam đã hy sinh oan uổng tại Gạc Ma vì họ được Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng, ra lệnh không được nổ súng.

Chuyện bí mật lịch sử này được facebooker Phan Trí Đỉnh tiết lộ trên trang báo cá nhân của ông ngày 30/07/2018.

Ông Đỉnh viết :

"Sáng 28/7 (2018) tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương… và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận (cuốn Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử, do Thiếu tướng Lê Mã Lương làm Chủ biên).

Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh "Không bắn" hay là "Không bắn trước" – Có lệnh không ? Có thì ai ra lệnh ?

Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm, và khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói rằng : "Bắn trước hay bắn sau không quan trọng mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời"… Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to : "Tôi biết người ra lệnh Không bắn" làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh.

Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói : "Bác kể xem nào".

Ông Doanh kể :

"Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh – ngồi ngay sau Tổng bí thư nên tôi theo dõi hết.

Ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn, như là gầm lên rung cả cửa kính : Ai ra lệnh không bắn thì ông Lê Đức Anh trả lời "Tôi". Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì.

Có một ai đó chen vào : Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này".

Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu được chọn làm nơi họp mật của Hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung  trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.

Bách khoa Toàn thư mở viết :

"Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.

Thành phần tham dự :

- Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương đảng Phạm Văn Đồng,

- Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Kết quả của hội nghị là một loạt các thay đổi trong đối nội và đối ngoại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước ASEAN".

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là một trong số chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Ông không những có uy tín cao ở Việt Nam mà còn được trọng nể ở nhiều nước về những kiến thức kinh tế và chính trị của ông. Ông Doanh đã không cải chính những gì do ông Phan Trí Đỉnh công bố về chuyện nổ súng ở Gạc Ma.

Vậy chẳng nhẽ ông Trọng, người nằm trong hệ thống lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong nhiều năm không biết những chuyện vừa kể, hay biết mà vẫn cúi đầu trước Bắc Kinh ?

Phạm Bình Minh đến Lê Hoài Trung

Thái độ và hành động của ông Trọng tại Hội nghị Ngoại giao ngày 13/08/2018, lạ thay, lại không đồng hành cùng nhân viên dưới quyền, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh về Biển Đông.

ngoaigiao2

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh : Tuấn Anh

Ông Minh phát biểu :

"Nhìn lại từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động hết sức nhanh chóng, phức tạp, có nhiều diễn biến mang tính bước ngoặt.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang có nhiều biến động. Sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, thực dụng tăng cao khiến cục diện an ninh ngày càng bấp bênh hơn. Sự vận động, đấu tranh giữa các trào lưu, xu thế cũ và mới diễn ra hết sức gay gắt. Tình hình Biển Đông vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam".

Thêm vào đó, trong bài viết phổ biến trên tờ báo đảng Nhân Dân, ông Phạm Bình Minh (con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương) nhận định :

"Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là việc tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam…

Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, được dư luận quốc tế hết sức quan tâm, chúng ta đã kiên quyết, kiên trì và triển khai nhiều biện pháp đấu tranh hiệu quả với các vi phạm, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982".

(Nhân Dân, 13/08/2018)

Tiếp theo, người dưới quyền ông Minh là Thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cũng viết :

"Tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức khó lường. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã kiên trì đấu tranh trên mọi mặt trận, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa được xác lập bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".

(Quân đội Nhân dân, 14/08/2018)

Mặc dù những lời nói và bài viết về Biển Đông của hai ông Minh và Trung không có gì mới hơn là lập lại lập trường và quan điểm của Việt Nam về giải quyết xung đột với Trung Quốc và các nước cùng tranh chấp chủ quyền, nhưng ít ra ông Minh đã dám công khai chỉ trích các hành động của Trung Quốc ("tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam").

Trong trường hợp Thứ trưởng Lê Hoài Trung thì ông cũng đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng chú ý là những lời phát biêu về Biển Đông của ông Phạm Bình Minh đã diễn ra trước mặt ông Trọng và trên 500 viên chức cao cấp của đảng, quốc hội, chính phủ và cán bộ ngoại giao.

Sự khác biệt giữa ông Trọng, một lãnh tụ đảng bảo thủ nổi tiếng thân Bắc Kinh với ông Minh, một nhà ngoại giao chỉ nằm gọn ở chữ "Biển Đông" mà thôi.

Phạm Trần

(16/08/2018)

****************

Đọc thêm :

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 : Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 13-17/8/2018. Nhân dịp này, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã có bài viết: "Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ".

ngoaigiao3

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung. Ảnh : TTXVN

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài gần 5.000 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào ở phía Tây và Campuchia ở phía Tây Nam, đi qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam và 21 tỉnh của các nước láng giềng. Nước ta có 28 tỉnh, thành ven biển với bờ biển dài khoảng 3260 km, hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Biên giới được coi là "phên dậu", là "hàng rào" ngoại vi phân định chủ quyền giữa các quốc gia liên quan. Phên dậu, hàng rào vững chắc góp phần quan trọng vào việc bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, an ninh đất nước. Biên giới lãnh thổ vừa là điều kiện, cơ sở quan trọng hàng đầu cho hợp tác giữa các quốc gia những cũng lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu của xung đột, chiến tranh. Các vấn đề về chủ quyền biên giới, lãnh thổ cũng nhạy cảm đối với người dân mỗi nước.

Công tác biên giới, lãnh thổ rất đa dạng, từ việc đi khảo sát, đo đạc thực tế (thường là ở những nơi xa xôi, địa hình hiểm trở, khó tiếp cận), việc xây dựng bản đồ, cắm mốc giới đến các cuộc đàm phán, thảo luận dài ngày, phần lớn là thầm lặng nhưng đòi hỏi ý chí, quyết tâm cao độ cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ. Nhiệm vụ chính của những người làm công tác biên giới, lãnh thổ là góp phần xây dựng, bảo vệ các đường biên giới, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các quyền và lợi ích của quốc gia gắn với các đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời qua đó góp phần giữ vững hòa bình và ổn định, tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên bộ, trên biển, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.

Góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc duy trì và phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, xác định đây là chủ trương nhất quán, lâu dài và là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến việc triển khai công tác về biên giới, lãnh thổ. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao và quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, về cơ bản chúng ta đã hoàn tất việc phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền với các nước láng giềng; cùng các bên liên quan phối hợp quản lý đường biên giới, mốc quốc giới một cách hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Những kết quả nổi bật chúng ta đã đạt được trong công tác biên giới trên đất liền kể từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 có thể kể đến là :

(i) công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được Lãnh đạo cấp cao hai nước đánh giá là điểm sáng trong tổng thể mối quan hệ Việt - Trung, đường biên giới và hệ thống mốc giới được bảo vệ vững chắc; tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới được bảo đảm, công tác phối hợp mở và nâng cấp cửa khẩu từng bước đi vào nề nếp, bảo đảm nguyên tắc thiết thực, hiệu quả ;

(ii) Việt Nam và Lào đã hoàn thành thắng lợi công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước, ký kết và triển khai thực hiện hai văn kiện pháp lý mới về biên giới, công tác phối hợp mở, nâng cấp cửa khẩu tiến triển tích cực ;

(iii) công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia có nhiều chuyển biến tích cực với việc Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất hai bên sẽ ký kết 2 văn kiện pháp lý nhằm ghi nhận thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước. Những kết quả này đã tạo cho Việt Nam và các nước láng giềng một đường biên giới có giá trị pháp lý quốc tế cao, là tiền đề quan trọng cho công tác quản lý biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng thực sự là đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Từ năm 2016 đến nay, tình hình Biển Đông tuy không xảy ra những sự việc nghiêm trọng song có những diễn biến phức tạp mới đáng chú ý, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức khó lường. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên mọi mặt trận, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa được xác lập bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Với việc giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiên trì phấn đấu nhằm đạt được giải pháp cơ bản, lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982, chúng ta đã duy trì và thúc đẩy nhiều cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển với các nước liên quan, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia.Việt Nam đã đồng hành cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy việc triển khai hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thông qua Khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và hiện đang trao đổi, xây dựng nội dung của COC.

Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hình thức tuyên truyền về các vấn đề biên giới, biển đảo, đến nay đông đảo nhân dân trong và ngoài nước đã hiểu rõ về chủ quyền, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về biên giới, lãnh thổ. Chúng ta đã tranh thủ được ngày càng nhiều sự ủng hộ, đồng tình không chỉ của các tầng lớp nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài mà của cả cộng đồng quốc tế, cũng như nâng cao vai trò và tiếng nói của Việt Nam tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Phát triển kinh tế biên giới, tăng cường hợp tác quốc tế

Với đặc điểm trên 2/3 số địa phương trong cả nước là các tỉnh, thành biên giới và ven biển, thương mại biên giới và kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước ta. Chính vì vậy, phát huy tinh thần "nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII" được đề ra tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, bên cạnh việc nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới, ngành Ngoại giao cũng tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước và các đối tác nước ngoài đề ra các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng biên giới, biển đảo.

Việt Nam đã và đang cùng các nước láng giềng tích cực triển khai các Hiệp định, Đề án về quy hoạch, phát triển cửa khẩu, hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch qua biên giới và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương biên giới nói riêng, cả nước nói chung. Các hoạt động này đã tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các địa phương, thúc đẩy giao lưu hợp tác, trao đổi hàng hóa, khám chữa bệnh, học tập giữa nhân dân các địa phương hai bên đường biên giới; qua đó thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Qua 10 năm thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển. Không chỉ khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân các địa phương vươn khơi bám biển, nâng cao đời sống, chúng ta đã tích cực, chủ động trao đổi và mở rộng hợp tác biển với các nước trong và ngoài khu vực như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ... trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đánh bắt cá, tuần tra chung, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển... Các hoạt động này không chỉ giúp Việt Nam và các đối tác trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn đạt được tiếng nói chung trong các vấn đề trên biển, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị, tăng cường xây dựng lòng tin, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.

Củng cố bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác biên giới, lãnh thổ

Để đáp ứng nhu cầu công tác biên giới, lãnh thổ, thời gian qua, chúng ta đã nỗ lực củng cố các cơ quan chuyên trách cấp Chính phủ, cấp Bộ, ngành và địa phương theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường trách nhiệm, lực lượng tham gia giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ. Đồng thời, ta cũng không ngừng củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan ở Trung ương, giữa Trung ương và địa phương nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác này. Bên cạnh đó, ta cũng xây dựng nhiều cơ chế hợp tác với các nước liên quan trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, tạo điều kiện phát triển đất nước.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới, lãnh thổ luôn phấn đấu không ngừng nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực, chất lượng, tăng cường tính nhạy bén và khả năng đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu cho Đảng và Nhà nước xử lý thỏa đáng các vấn đề về biên giới, lãnh thổ, bảo đảm vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của Việt Nam. Với những nỗ lực đó, nhiều cá nhân, tập thể tham gia làm công tác biên giới, lãnh thổ đã được các cấp Lãnh đạo ghi nhận thông qua nhiều hình thức biểu dương, khen thưởng. Đây cũng là động lực để các cán bộ tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Phương hướng thời gian tới

Tình hình biên giới, lãnh thổ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thách thức. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực quản lý và bảo vệ tốt đường biên, mốc giới; tăng cường hợp tác với các nước láng giềng xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, phát triển đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cần nỗ lực cùng các nước liên quan giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng cũng như mới nảy sinh. Trên biển, chúng ta tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta như đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982; phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, nỗ lực cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982. Ta cần tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm xây dựng và thúc đẩy hợp tác trên biển với các nước liên quan, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, từ đó có thể phát huy hơn nữa sức mạnh dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp nhịp nhàng hơn để giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

TTXVN/Báo Tin tức

Published in Diễn đàn

Sau cuộc bầu cử năm 2016, Hà Nội vẫn hy rằng Tổng thống Trump một khi nhậm chức sẽ chấp nhận giá trị của thương mại tự do - một nguyên nhân mà chính phủ Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để chuẩn bị cho việc gia nhập TPP - Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Những hy vọng này đã bị thay thế bằng cho sự hoài nghi.

ngoaigiao1

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 5/2017

Bây giờ rõ ràng là Trump sẽ lãnh đạo như khi ông ta vận động : không có chiến lược dài hạn và ít quan tâm đến việc lường trước hậu quả nào. Không có gì đáng ngạc nhiên, khoảng 60% các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã từ chức và các vị trí chính sách đối ngoại quan trọng vẫn chưa được hoàn thành. Rõ ràng Washington chưa có chính sách rõ ràng về các mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ trên thế giới. Chính sách không liên kết được lập một cách cẩn thận của Việt Nam giờ đây cần được cập nhật nhiều - theo đó, Hà Nội đã khai thác khéo léo các cuộc cạnh tranh của các cường quốc để cân bằng lợi ích kinh tế và chính trị. Trong hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, trước các nhà lãnh đạo của các tổ chức đa phương quan trọng nhất trong khu vực Trump hào hứng nói về việc khu vực Ấn độ Thái Bình Dương tự do và mở rộng, đồng thời nhấn mạnh những chỉ trích về chủ nghĩa đa phương. Trump đề nghị giao dịch song phương với bất kỳ ai nhưng với cảnh báo rằng muốn nhìn thấy Hoa Kỳ "có lợi" trong những gì ông cho là một trò chơi được mất như nhau. Loại thỏa thuận này dường như không mấy ai muốn.

Không giống như Trump, Tập Cận Bình có dự định làm cho Trung Quốc trở nên vĩ đại trở lại. Phát biểu tại APEC sau Trump, chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra một cái nhìn về những lợi ích chung của một khu vực thương mại tự do. Các quan chức Việt Nam đã mê mẩn sự ý tưởng của Tập Cận Bình trong khuôn khổ diễn đàn APEC. Làm như không để ý tới Hoa Kỳ, trong bài phát biểu của mình Tập Cận Bình đã đưa ra một thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên, trong đó thương mại và đầu tư không phải là trò chơi được mất như nhau và đã đảm nhận vai trò lãnh đạo nền kinh tế mở ở Châu Á. Trong khi Trump chấp nhận cách tiếp cận của Trung Quốc trước đây và không thành công trong việc thương lượng song phương với từng thị trường nhỏ hơn thì Tập Cận Bình lại đưa ra một chương trình nghị sự đa phương đầy cuốn hút.

Trong khi Trung Quốc đang rõ ràng trở thành quốc gia dẫn đầu "khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở", Việt Nam có thể là một điểm sáng dành cho Trump. Các nhà ngoại giao Việt Nam nhanh chóng nói rằng Hà Nội sẽ theo đuổi hợp đồng song phương với Washington, không vì lợi ích kinh tế mà là giá trị tượng trưng. Thặng dư thương mại trị giá 32 tỷ USD của Việt Nam với Hoa Kỳ khiến cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng trong cuộc chiến thương mại của Trump. Tuy nhiên, Hà Nội hy vọng có thể thu hút được sự tự tôn của Trump : nếu Việt Nam là một trong số rất ít người nhận lời đề nghị của Trump, thì Việt Nam thể được tưởng thưởng chỉ vì ra mặt và trao cho Trump một cái gì đó để Trump có thể hả hê. Và sau đó là biểu tượng của việc hợp tác với Washington cùng lúc với Bắc Kinh nhằm mục đích lãnh đạo khu vực.

Nhưng chiến lược này đầy rủi ro. Bất kỳ thỏa thuận với Trump chắc chắn sẽ không thay đổi. Nếu Đảng Cộng hòa bị thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm 2018, các nhà lãnh đạo Nghị Viện và chính quyền Trump có thể đưa ra các chính sách rất khác nhau. Hơn nữa, khi không có chiến lược dài hạn, bất cứ sự thay đổi nào về tình hình trong nước - hoặc tâm trạng cá nhân của Trump- có thể khiến cho ông ta quay ra chống lại Việt Nam ngay lập tức.

Thông thường, Việt Nam thích các thỏa thuận đa phương mà không có một bên nào quyết định. Đó là lý do tại sao bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào với Washington phải được xem như là những mặc cả cho RCEP và TPP/11, mà Việt Nam vẫn cam kết mạnh mẽ. Có càng nhiều bạn bè càng tốt là một sự mặc cả quan trọng cho một quốc gia như Việt Nam, theo cách truyền thống của họ, đặc biệt là sự tôn trọng đối với nước láng giềng lớn phía Bắc với những xung đột về bá quyền và các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam vốn gây ra nhiều lo ngại.

TPP sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc dễ dàng hơn. Thỏa thuận đó đã bị lỡ, ít ra là cho đến bây giờ. Trong thời gian chờ đợi, Việt Nam đang cố gắng cải thiện khả năng mặc cả cho một vị trí trong quỹ đạo Trung Quốc. Cho dù bất kỳ thỏa thuận nào với Trump có hữu ích hay đáng tin cậy thì đây là một sự đánh cuộc nguy hiểm mà Hà Nội bây giờ buộc phải thực hiện.

Theo Eastasiaforum

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 17/01/2018

Published in Diễn đàn

Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam. Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ "đánh sập" Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam".

uytin1

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". REUTERS/Kham

Dưới tựa đề "Một vụ bắt cóc tác hại thế nào đến Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Châu Âu", ký giả David Hutt (1) trên tờ báo Mỹ Forbes, đã cho rằng "thỏa thuận tự do mậu dịch đang được đề xuất giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ bị xét lại". Đây là một điều hệ trọng vì lẽ Châu Âu hiện là đối tác thương mại thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Đức có thái độ rất kiên quyết

Ký giả David Hutt trước tiên ghi nhận phản ứng gay gắt và cứng rắn của Berlin từ khi vụ việc bùng lên, với việc Bộ Ngoại giao Đức thông báo "không một chút nghi ngờ" là "mật vụ và đại sứ quán Việt Nam" dính líu đến vụ bắt cóc, và kêu gọi Hà Nội cho ông Thanh trở lại Đức, nơi ông xin tị nạn. Ngoại trưởng Đức, theo bài báo, còn mô tả vụ việc như một sự kiện không khác gì "phim trinh thám thời Chiến Tranh Lạnh". Kèm theo tuyên bố gay gắt đó, Đức đã loan báo quyết định trục xuất một cán bộ Việt Nam bị coi là phụ trách tình báo Việt Nam tại Đức.

Tuy nhiên, bài báo nhận thấy là Việt Nam không có vẻ gì là sẵn sàng cho ông Thanh trở lại Đức theo yêu cầu của Berlin, do đó chính quyền Đức, đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở Châu Âu, đã gia tăng áp lực, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho hãng tin anh Reuters biết rằng Berlin "đang tìm cách để làm cho đối tác Việt Nam hiểu là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó" và "tất cả các giải pháp đều được đặt lên trên bàn".

Berlin có thể vận động để hoãn phê chuẩn FTA Việt Nam-EU

Câu hỏi mà bài báo trên tờ Forbes nêu bật là Đức có thể làm gì đối với Việt Nam. David Hutt cho rằng một trong những biện pháp là việc Berlin giảm trợ giúp phát triển cho Việt Nam, đã lên đến 257 triệu đô la trên hai năm được cam kết năm 2015. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn là khả năng Đức chống lại việc ký kết hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam.

Theo David Hutt, một số chuyên gia phân tích đã tiết lộ riêng về một giải pháp khác : Đó là thủ tướng Đức Angela Merkel, một lãnh đạo nặng ký trong Liên Hiệp Châu Âu, bật đèn xanh cho chính phủ của bà vận động các thành viên khác để đình chỉ thỏa thuận tự do thương mại EU-VIệt Nam mà hai bên đã đồng ý vào tháng 12/2015 và dự kiến đưa ra phê chuẩn vào đầu năm tới đây.

Đây là một thỏa thuận tối quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại với EU tăng mạnh, từ 10 tỷ đô la vào năm 2006 lên thành 48 tỷ vào năm ngoái 2016. Ủy Ban Châu Âu ước tính là thỏa thuận tự do mậu dịch sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 15%.

Ngay từ trước lúc xẩy ra vụ Trịnh Xuân Thanh, đã có những đề nghị hoãn lại việc phê chuẩn thỏa thuận này vì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã tụt hậu trong những năm gần đây. Theo quy định mới của Châu Âu, thì FTA phải được từng nước thành viên của Liên Hiệp chấp thuận, cũng như Nghị Viện Châu Âu. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang ráo riết vận động để bác bỏ thỏa thuận hay ít ra buộc chính phủ Việt Nam phải cải thiện điều kiện nhân quyền trong nước.

Trong một cuộc họp báo vào tháng Hai vừa qua khi viếng thăm Việt Nam, ông Pier Antonio Panzeri, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu đã xác nhận rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam khiến cho việc phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam gặp khó khăn.

Theo nhà báo David Hutt, trước lúc xẩy vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cho thấy ý muốn xoa dịu các mối quan ngại của Châu Âu, vì thế, vụ việc này càng làm cho vấn đề rối ren thêm.

Vào tháng 7 vừa qua chẳng hạn, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc qua Đức tham dự thượng đỉnh G20, ở Hamburg. Ông đã gặp 14 lãnh đạo thế giới, trong đó có cả chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker. Ông cũng tiếp xúc với thủ tướng Đức Merkel, và trong cuộc gặp này, hai bên đã đồng ý trên 1,7 tỷ đô la thỏa thuận thương mại mới. Sau đó ông Phúc sang Hà lan, nước đầu tư hàng đầu của Châu Âu vào Việt Nam. Tại La Haye ông Phúc thông báo Việt Nam sẽ bãi bỏ giới hạn trong đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành công nghiệp.

Liệu nhân quyền có cản đường thương mại hay không ?

Theo nhận định của nhà báo trên tờ Forbes, chính quyền Việt Nam có lẽ cũng biết là trong lúc vấn đề nhân quyền có thể là một ‘lằn ranh đỏ’ đối với một số quan chức châu Âu, nhưng lợi nhuận đầy hứa hẹn đối với các tập đoàn Châu Âu có thể đủ sức để thúc đẩy một số khác chấp nhận thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam.

Châu Âu có thể tự hại mình nếu đình hoãn thúc đẩy tự do mậu dịch với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền, vì như thế sẽ tạo nên tiền lệ cho những thỏa thuận sau này. EU từ lâu nay luôn muốn có thỏa thuận tự do thương mại với cả khối Đông Nam Á và các cuộc thảo luận đã được nối lại vào tháng Ba.

Nếu FTA với Việt Nam không thành do vấn đề nhân quyền - dù không phải là do sự kiện ông Thanh bị bắt cóc – thì thỏa thuận EU – ASEAN cũng sẽ tiêu tan vì nếu căn cứ vào điều kiện nhân quyền, thì tình trạng ở Lào, Cam Bốt, Malaysia, Philippines, Brunei không khác gì Việt Nam.

Nhìn từ Úc : Uy tín quốc tế của Việt Nam bị sứt mẻ

Cũng về vụ Đức tố cáo Việt Nam "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Helen Clark trên trang mạng của viện nghiên cứu Úc The Lowy Institute (2) ngày 10/08/2017 đã cho rằng vụ này không chỉ gây sứt mẻ trong quan hệ song phương Việt-Đức, mà còn "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam", tựa của bài báo.

Đối với Helen Clark, giới đầu tư nước ngoài và định chế tài chính thế giới từ lâu nay chỉ mong muốn Việt Nam cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh tham nhũng và kém hiệu quả. Phải công nhận là Việt Nam đã có một số tiến bộ năm trong qua, và tại Đại Hội Đảng lần thứ 12, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn manh trên nhu cầu cải tổ.

Tuy nhiên, vụ bắt cóc môt cựu lãnh đạo doanh nghiệp xin tị nạn tại Đức gần đây đã làm suy giảm sự tin tưởng vào đà cải tổ dựa trên luật pháp ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam từng dẫn đến nhiều vụ truy bắt khác, nhưng hiếm khi liên quan đến một người chức cao như ông Trịnh Xuân Thanh, đã từng được huân chương anh Hùng Lao Động Thời kỳ Đổi Mới vào năm 2011.

Theo Helen Clark, nhiều nhà phân tích cũng tự hỏi là phải chăng những cáo buộc nhắm vào ông Thanh nằm trong nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn triệt hạ tất cả những người thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc khai trừ ông Đinh La Thăng, thân cận với ông Thanh, ra khỏi Bộ Chính Trị vào năm nay, do hoạt động kém cỏi trước đây, cũng nhằm mục tiêu trên. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam, tham nhũng là một vấn đề muôn thuở.

Lỡ dịp có thị trường châu Âu để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc

Cũng như nhà báo David Hutt, Helen Clark cũng chú ý đến các tác hại đối ngoại của vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có vấn đề đàm phán về Hiệp định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh vì mất đi TPP, Việt Nam đang cần tìm thêm một thị trường lớn để giảm thiểu lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, một mục tiêu mà Hà Nội khó thể đạt được với hiệp định khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership).

Về phần Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, họ nhìn Việt Nam như một thị trường tốt với tầng lớp trung lưu đang lên và tìm kiếm những sản phẩm tiêu thụ khác thay thế sản phẩm Trung Quốc bị xem là chất lượng kém. Vấn đề đặt ra là cho đến nay, nhiều thành viên Châu Âu chống lại việc ký kết tự do thương mại với Việt Nam do vấn đề nhân quyền, và việc bắt giữ, trấn áp các blogger đang tiến hành có lẽ sẽ được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện Châu Âu. Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức sẽ gây thêm phiền phức.

Để mất người bạn tốt nhất tại châu Âu

Theo Helen Clark, hậu quả của vụ này còn nghiêm trọng hơn nữa khi mà cho đến nay, Đức là người bạn tốt nhất của Việt Nam ở Châu Âu, là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức Angela Merkel đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược năm 2011. An ninh và quốc phòng ngày trở nên vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam trong quan hệ kiểu này.

Thế nhưng vấn đề trọng tâm trong thỏa thuận Đức–Việt là gì ? Đối với Helen Clark, ngoài giáo dục và môi trường, còn có vấn đề hành xử theo luật pháp. Đức đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp trong đó có việc được Bộ Ngoại giao Đức nói rõ là "hướng dẫn thực thi các công ước quốc tế… phát huy nhân quyền và trợ giúp pháp lý và những vấn đề khác".

Làm sao đả kích Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông ?

Những yếu tố trên rõ ràng là không giống với nhận định của Bộ Ngoại giao Đức xác nhận vụ bắt cóc mới đây, theo đó "Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật lệ của Đức và quốc tế".

Đối với Helen Clark, đây quả là một vấn đề lớn vì Việt Nam mong muốn hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng quốc tế, đề cao các giá trị đa phương cũng như hoạt động dựa trên luật pháp của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Và đấy là do tranh chấp của Việt Nam ở Biển Đông về đường chín đoạn của Trung Quốc, Việt Nam hậu thuẫn phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye và muốn áp dụng luật biển quốc tế trong cuộc tranh chấp.

Để thúc đẩy những vấn đề cốt lõi này, Việt Nam đã từng tìm kiếm một vai trò quốc tế hùng mạnh hơn, từ chiếc ghế không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho đến tham gia công tác duy trì hòa bình, hay làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vài năm trước đây. Trong bối cảnh đó, một vụ bắt cóc kiểu thời Chiến Tranh Lạnh đã làm đảo lộn tất cả, vi phạm luật pháp Đức cũng như quốc tế, và không phù hợp với quy chế một quốc gia có trách nhiệm.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 16/08/2017

(1) https://www.forbes.com/sites/davidhutt/2017/08/11/how-a-kidnapping-in-berlin-could-bring-down-vietnams-fta-with-europe/#5e840b4c1374

(2) https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/vietnam-kidnapping-undermines-efforts-seek-friends-and-influence

Published in Diễn đàn

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Mỹ (RFA, 18/04/2017)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 19 đến 23 tháng 4 tới theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson.

ngoaigiao1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. AFP photo

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tới Mỹ dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra lời mời với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào ngày 17 tháng 2 vừa qua nhân cuộc tiếp xúc giữa hai người đồng nhiệm bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G20 tại Bonn, Đức.

Chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ về nhiều mặt.

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử vào tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm ngắn với Tổng thống Donald Trump. Vào tháng 2 vừa qua, Tổng thống Donald Trump cũng gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang tỏ ý muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Phía Việt Nam cũng đang xúc tiến chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Việt Nam cũng mong muốn Tổng thống Donald Trump sẽ tới Đà Nẵng dự hội nghị APEC vào tháng 11 tới đây.

Vào sáng ngày 18 tháng 4, Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh nhân dịp diễn ra cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam Trung Quốc.

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc gặp này, đại diện phía Việt Nam bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy các cơ chế đàm phán về biên giới lãnh thổ đạt tiến triển thực chất, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị hai bên trao đổi để ký nghị định thư về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước.

Cuộc họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương lần thứ 10 Việt Nam Trung Quốc có nội dung chính là triển khai những thỏa thuận mà hai nước đạt được sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hồi đầu năm nay, thảo luận về kế hoạch hợp tác trong năm 2017.

Trong chuyến thăm vào giữa tháng 1, lãnh đạo hai nước đã khẳng định cam kết cùng kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông, giữ gìn hòa bình, ổn định, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở khu vực. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác trên biển sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

************************

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc (RFA, 17/04/2017)

Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay, 17 tháng Tư , gặp nhau tại Bắc Kinh và trao đổi về vấn đề Biển Đông.

ngoaigiao2

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (giữa, trái) và Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh ngày 17 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Vấn đề được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 10 của Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương Việt Nam - Trung Quốc.

Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin nói hai bên đồng ý đẩy mạnh cơ chế đàm phán để có thể đạt kết quả tốt, kiểm soát được mọi bất đồng và tránh làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông cũng như mở rộng tranh chấp.

Ngoài vấn đề Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa, hai phía còn thảo luận về hợp tác kinh tế song phương, qua đó ông Dương Khiết Trì đề cập đến các biện pháp cân bằng thương mại đôi bên, tạo điều kiện thành lập văn phòng thương mai Việt Nam tại Trung Quốc, thúc đẩy dự án đường sắt đô thị Cái Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ.

Buổi chiều cùng ngày, ông Phạm Bình Minh còn gặp gỡ ủy viên thường vụ bộ chính trị Trung Quốc là ông Du Chính Thanh trước khi kết thúc chuyến thăm vào ngày mai.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2