Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam nhập siêu gần 63 tỷ USD hàng hóa từ các thị trường FTA

RFA, 20/10/2020

Bộ Công thương Việt Nam hôm 20/10 thông báo tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự to (FTA) trong năm 2019 là 123 tỷ đô la, nhập khẩu đạt 186 tỷ đô la, cán cân thương mại Việt Nam vẫn nhập siêu 63 tỷ đô la.

nhap1

Cảng container xuất nhập hàng hóa - Ảnh minh hoạ. Reuters

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA cụ thể : Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chi Lê 28,9%/năm và Trung Quốc 20,9%/năm.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường đối tác FTA của Việt Nam năm 2019 là 186 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu 12,4 tỷ USD. Như vậy, Bộ Công thương khẳng định Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA.

Mức tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi 37,2% phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua.

Con số 37,2% chỉ là tỷ lệ sử dụng trung bình của các mẫu C/O ưu đãi. Tỷ lệ cụ thể khác nhau theo từng mẫu C/O với Chi Lê tỷ lệ sử dụng 67,72%, theo thị trường xuất khẩu – Hàn Quốc gần 50% và Nhật Bản gần 39%, theo mặt hàng xuất khẩu – da giày gần 92%, nhựa và các sản phẩm nhựa gần 72%, dệt may gần 67%, thủy sản gần 66%, cà phê và hạt tiêu lần lượt đạt hơn 53% và hơn 90%.

********************

Tham nhũng diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện

RFA, 20/10/2020

Tình hình tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện. Các vụ, việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra hiện nay.

nhap2

Quang cảnh một cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội vào 21/10/2019 – AFP

Đây là nội dung được Chính phủ Hà Nội nhận định trong báo cáo gửi Quốc hội và được báo chí đưa tin ngày 20/10.

Thực trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi "tham nhũng vặt" ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn diễn ra ở một số bộ, ngành, địa phương đã được Chính phủ Hà Nội nêu rõ trong báo cáo.

Theo số liệu trong báo cáo về xử lý tham nhũng trong năm 2020, các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 290 vụ, 616 bị can.

Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 436 vụ với 1.175 bị cáo. Có 269 vụ, 645 bị cáo bị xử sơ thẩm phạm các tội tham nhũng, trong đó có 8 bị cáo bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, có 158 vụ, 326 bị cáo bị xét xử phúc thẩm.

Liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, báo cáo cho biết đã thi hành xong 3.605 vụ án hình sự về kinh tế tham nhũng nói chung, thu được hơn 15.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, đối với những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, có 15 vụ việc đã tổ chức thi hành xong, 43 vụ đang tổ chức thi hành. Tổng số tiền phải thi hành án là hơn 74.500 tỷ đồng, số đã thi hành xong là 19.261 tỷ đồng, còn phải thi hành là gần 55.280 tỷ đồng.

Chính phủ Hà Nội nhận định rằng tham nhũng nhìn chung đã được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm ; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, có thể gia tăng một số vụ việc, hậu quả cho xã hội và mức độ tinh vi như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng – ngân hàng, quản lý sử dụng tài chính, ngân sách, vốn và tài sản công.

********************

Một số cơ quan bộ, ngành trả lại vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam

RFA, 21/10/2020

Chính phủ Việt Nam mặc dù đề ra nhiều biện pháp để giải ngân vốn ODA trong năm 2020, tuy nhiên đến cuối tháng 9 mới giải ngân được gần 25% dự toán và một số cơ quan bộ, ngành lần đầu tiên trả lại vốn ODA được giao.

nhap3

Các công trình đầu tư công, xây dựng lớn đều vay từ nguồn vốn ODA - Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 18/8/2020. AFP

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 21/10, dẫn lời của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết thông tin vừa nêu khi trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021.

Tin cho biết, theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt được trong 9 tháng đầu năm 2020 vào khoảng hơn 57%, tương đương hơn 495 ngàn tỷ đồng, tăng 5,3% so với dự toán.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được ghi nhận là chậm, đặc biệt nguồn vốn ODA chỉ giải ngân được 24,8% trong 9 tháng qua. Đồng thời một số bộ, ngành lần đầu tiên trả lại vốn ODA cho Chính phủ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giải ngân vốn vay ODA chậm được cho là bởi chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Theo đó, các nhà thầu không thể huy động nhân lực để thi công, máy móc, thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, một số dự án ODA phải điều chỉnh vì vướng khâu giải phóng mặt bằng hay thủ tục ký hợp đồng vay vốn, mời thầu quốc tế…còn nhiều phức tạp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải cho biết nhiều dự án ODA xin điều chỉnh nguồn vốn sang năm sau và trả lại nguồn vốn cho ngân sách Trung ương có xu hướng tăng.

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư đều cho rằng, các địa phương cần phải cân nhắc kĩ về quyết định kiến nghị trả lại vốn ODA trong năm 2020, bởi vì việc điều chỉnh giảm vốn giai đoạn này sẽ gây áp lực cho giai đoạn tới và dư địa có dự án mới sẽ bị hẹp lại cũng như kéo dài thời gian giải ngân sẽ khiến áp lực trả nợ tăng lên.

Cả hai Bộ Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư yêu cầu các địa phương cần cố gắng thực hiện việc giải ngân 2/3 vốn ODA còn lại trong 3 tháng cuối năm 2020 và tránh tiếp tục xin điều chỉnh giảm.

Một số cơ quan bộ, ngành đề nghị trả lại vốn ODA trong năm nay như Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn xin trả hơn 1.800 tỷ đồng do không có khả năng giải ngân ; Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị điều chuyển hơn 330 tỷ đồng/619,8 tỷ đồng dự toán vốn nước ngoài để chuyển cho các bộ, địa phương khác ; Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đề nghị hủy số tiền 300 tỷ đồng/400 tỷ đồng dự kiến dành cho cho Dự án Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội do dự án giải ngân quá chậm...

Nguồn : RFA, 21/10/2020

Published in Việt Nam

Việt Nam cũng "ngán" Hoa Vi (RFI, 26/08/2019)

Việt Nam đang muốn trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á triển khai mạng 5G, nhưng không muốn sử dụng công nghệ điện thoại di động của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi, theo hãng tin Bloomberg ngày 26/08/2019.

viettel1

Gian hàng Hoa Vi tại Triển lãm điện thoại di động Bangkok, 31/05/2019. Reuters

Viettel, tập đoàn viễn thông của bộ Quốc Phòng Việt Nam sẽ triển khai thiết bị của Ericsson AB ở Hà Nội và công nghệ của Nokia Oyj tại Sài Gòn, theo lời lãnh đạo tập đoàn Lê Đăng Dũng. Viettel cũng sử dụng chip 5G của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ.

Trả lời Bloomberg News tại trụ sở của tập đoàn tại Hà Nội, ông Lê Đăng Dũng nói : "Chúng tôi sẽ không làm việc với Hoa Vi ngay bây giờ, vì đây là điều rất nhạy cảm. Có những thông tin rằng sử dụng thiết bị Hoa Vi không an toàn, cho nên lập trường của Viettel là nên sử dụng những thiết bị an toàn hơn. Cho nên chúng tôi đã chọn Nokia và Ericsson từ Châu Âu".

Viettel là công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam, hiện có đến 60 triệu khách hàng trên tổng số 96 triệu dân. Nhưng theo Bloomberg, các công ty nhỏ hơn có vẻ cũng ngán ngại Hoa Vi. Mobifone đang sử dụng điện thoại Samsung, còn Vinaphone thì đang cùng với đối tác Nokia triển khai mạng 5G.

Như vậy là Việt Nam đang âm thầm ngã theo chính quyền Trump, hiện đã cấm Hoa Vi mua các công nghệ của Mỹ, do quan ngại về an ninh quốc gia. Quyết định của Việt Nam tẩy chay Hoa Vi khiến nước này trở thành ngoại lệ tại Đông Nam Á, nơi mà các quốc gia khác như Philippines, Thái Lan và Malaysia sẳn sàng triển khai công nghệ của Hoa Vi.

Ông Lê Đăng Dũng nhấn mạnh với Bloomberg rằng quyết định của Viettel không xài điện thoại Hoa Vi là vì lý do công nghệ, chứ không phải là do những yếu tố địa chính trị, không phải là do lệnh cấm của Mỹ đối với Hoa Vi.

Nhưng Bloomberg lưu ý rằng trong quá khứ, chính phủ Việt Nam vẫn nghi ngại các công nghệ từ Trung Quốc. Hà Nội đã bắt đầu xét lại việc sử dụng các công nghệ của Trung Quốc vào năm 2016 sau các vụ tấn công tin học vào hai sân bay Hà Nội và Sài Gòn, mà theo Việt Nam là do một nhóm tin tặc từ Trung Quốc tiến hành.

Tranh chấp chủ quyền biển đảo kéo dài từ nhiều năm qua khiến lòng tin của người Việt Nam đối với Trung Quốc đã suy giảm nhiều. Theo một cuộc thăm dò dư luận của viện Pew thực hiện vào năm 2017, chỉ 10% người dân Việt Nam có cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc.

Bloomberg trích lời ông Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore : "Việt Nam không thể tin tưởng Trung Quốc. Họ không thể để những cơ sở hạ tầng thiết yếu của họ gặp nguy cơ lớn chỉ vì công nghệ Hoa Vi rẻ hơn những công ty khác".

Nikhil Batra, một nhà phân tích tại công ty IDC, cho rằng việc loại trừ Hoa Vi khiến cho các phương án về giá và về công nghệ của Viettel bị hạn chế. Theo ông Batra, Hoa Vi đã tiến rất xa trong lĩnh vực 5G so với các đối thủ, nhưng họ đang phải đối đầu với những luồng gió ngược do vấn đề an ninh.

Do các hệ thống điện thoại di động ngày càng có liên hệ chặt chẽ với an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của một nước, cho nên chính phủ nào cũng phải xem xét kỹ lưỡng công nghệ được sử dụng. Nhưng theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Úc, được Bloomberg trích dẫn, Việt Nam còn có một lý do khác để "né" Hoa Vi : Sử dụng thiết bị của Hoa Vi sẽ khiến Hoa Kỳ ngần ngại chia sẽ một số tin tình báo cho Việt Nam. Giáo sư Thayer nhắc lại rằng Mỹ đang gây áp lực để mọi quốc gia không sử dụng công nghệ của Hoa Vi.

Thanh Phương

*****************

Việt Nam không dùng công nghệ Huawei để phát triển mạng 5G (RFA, 26/08/2018)

Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dùng kỹ thuật của Tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 26/8.

viettel2

Ảnh minh họa. AFP

Bloomberg dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, sẽ triển khai thiết bị Ericsson AB, tại Hà Nội và công nghệ Nokia Oyj, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel cũng sẽ sử dụng bộ chip của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg từ Hà Nội, ông Dũng cho biết thêm, hiện nay Viettel sẽ không làm việc với Huawei vì đã có những thông tin cho rằng công ty này không an toàn về an ninh quốc gia, và Huawei hiện cũng đang gặp khó khăn ở Việt Nam do các công ty mạng khác cũng "tránh xa".

Theo báo chí trong nước, hiện nay các công ty mạng ở Việt Nam cũng không hợp tác với Huawei, chẳng hạn như mạng MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung Electronics Co. ; Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, hay còn được biết đến với tên Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.

Bloomberg cho rằng quyết định của Việt Nam tránh xa Huawei có vẻ như là một ngoại lệ ở Đông Nam Á, nơi các quốc gia khác như Philippines, Thái Lan và Malaysia đang mở ngỏ khả năng triển khai công nghệ Huawei.

Bloomberg cũng nhận định rằng dường như Việt Nam đang lặng lẽ đi theo chính quyền của Tổng thống Trump vốn đã cấm Huawei mua thiết bị của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia.

Trong khi đó ông Lê Đăng Dũng lại cho rằng Việt Nam quyết định không sử dụng Huawei cho mạng 5G của Viettel là vấn đề kỹ thuật công nghệ chứ không liên quan đến địa chính trị. Mạng báo này trích lời ông Dũng nói rằng : "Chúng tôi quyết định không sử dụng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Huawei, mà chúng tôi tự ra quyết định của mình".

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales ở Úc lên tiếng cho rằng Việt Nam có một lý do khác để tránh công nghệ Huawei do mong muốn tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Hoa Kỳ, bởi việc triển khai cơ sở hạ tầng Huawei 5G có thể khiến Mỹ miễn cưỡng chia sẻ một số thông tin tình báo với Việt Nam.

Năm 2016, khi các cuộc tấn công mạng xảy ra tại hai sân bay lớn ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, chính phủ Việt Nam lúc đó đổ lỗi cho một nhóm tin tặc từ Trung Quốc và tuyên bố sẽ xem xét việc sử dụng công nghệ Trung Quốc.

*******************

Việt Nam tăng nhập hàng từ Trung Quốc (RFA, 26/08/2019)

Chỉ trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 42,5 tỷ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

viettel3

Ảnh minh họa. Lượng hàng hóa nhập từ Trung Quốc trong một bến cảng Việt Nam - RFA

Tổng cục Hải quan thống kê như vừa nêu. Theo đó những mặt hàng được nhập nhiều nhất từ Bắc Kinh sang Hà Nội gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 49% so với cùng kỳ năm 2018 ; sản phẩm máy vi tính, điện tử, linh kiện tăng 66% ; và phụ liệu dệt may, da giày tăng 11%.

Trung Quốc tiếp tục trở thành thị trưởng lớn nhất cung cấp sắt thép các loại vào Việt Nam với gần 3,5 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ đô la, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự với hóa chất và các sản phẩm hóa chất Trung Quốc, Việt Nam nhập trên 1,8 tỷ đô la, tăng 8,1% trong cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán KB đưa ra gần đây, nguyên nhân Việt Nam tăng nhập hàng hóa Trung Quốc là do đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh bị giảm giá so với tiền Việt Nam và do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung.

Vẫn theo số liệu Cục Hải quan, tính đến hết tháng 7, lượng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 33 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia lo ngại có thể nhiều hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để "rửa xuất xứ rồi tái xuất qua Mỹ để né thuế".

Trong khi đó, chính phủ Hà Nội gần đây cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, hàng nước ngoài lấy mác hàng Việt xuất sang thị trường khác.

Published in Việt Nam

Thay đổi nhân sự tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (RFA, 02/05/2017)

Báo Dân Trí của Việt Nam dẫn nguồn tin riêng cho biết sẽ có thay đổi lớn về nhân sự ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

vn1

Ông Nguyễn Hùng Dũng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Courtesy of visia.com.vn

Hiện nay ông Nguyễn Hùng Dũng, phó tổng giám đốc tập đoàn đã được cơ quan chủ quản của tập đoàn là Bộ Công Thương đồng ý đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng các Thành viên của tập đoàn này, nhưng quyết định này đang chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi trình lên Thủ tướng chính phủ.

Theo báo chí Việt Nam thì trong thời gian từ 2010 đến nay, những người làm chủ tịch hội đồng đều bị kỷ luật, đó là các ông Phùng Đình Thực, Đỗ Văn Hậu, Nguyễn Xuân Sơn, và Nguyễn Quốc Khánh, trong đó ông Nguyễn Xuân Sơn bị án tù.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam do nhà nước quản lý hiện đang được công luận chú ý về nhiều vụ án tham nhũng, những dư án kinh tế thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng.

Hai vụ việc nổi bật nhất trong năm qua có liên quan đến các cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí là ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài và bị cơ quan chức năng của Việt Nam phát lệnh truy tố. Ông Thanh từng làm chủ tịch hội đồng một công ty xây lắp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí.

Và mới đây nhất là đương kiêm ủy viên bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Ông Thăng từng làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn dầu khí giai đoạn 2009-2015.

********************

Tranh cãi chuyện cấm xe máy (VOA, 02/05/2017)

Với lý do đ gim kt xe, lãnh đo Hà Ni và Sài Gòn cùng đưa ra đ xuất sẽ cm xe gn máy hai bánh lưu thông trong thành ph, và s phát trin h thng giao thông công cng.

vn2

Đ gim kt xe, lãnh đo Hà Ni và Sài Gòn cùng đưa ra đ xuất sẽ cm xe gn máy hai bánh lưu thông trong thành ph

Dễ nhn ra rng xe máy hai bánh không phi nguyên nhân làm tc nghn giao thông, mà ngược li. Hơn na, xe gn máy còn mang li s thun tin cho người di chuyển, nht là có th đi vào các đường hm.

Ông Triều, mt người tham gia giao thông Sài Gòn, nói nh xe máy nh gn, ông có th lách tránh kt xe :

"Xe máy, kích thước ca xe máy nh hơn kích thước ca ô tô nhiu. Tc đường Sài Gòn hay là Hà Ni là vấn đ ca c ô tô ln xe máy. S sp xếp trong quá trình lưu thông…, trong kế hoch.., trong quy hoch ca đường sá giao thông là vn đ, ch không phi là đ li cho xe máy được".

Kẹt xe không th đ li cho xe hai bánh vì xe hơi vn ln xe hai bánh, xe bn bánh vn đu tràn lan gây nght đường. Và quyn ca người dân là có th la chn phương tin đ đi. Không th có chuyn ra mnh lnh hành chánh bt người dân phi đi bng phương tiện này, b phương tin kia.

Ông Trần Minh Hoàng, mt người hành ngh xe ôm, nói nếu cm xe gn máy, coi như đã đp ni cơm ca gia đình ông :

"Cái gì…, mà (để) tui mưu sinh nuôi v, nuôi con tui. Và nay tin đâu mà tui đóng tin phòng tr… Tui đang tui già, bệnh hon na. Nhà nước mà cm như vy là tui thy là sai, ch không có đúng".

Xe gắn máy Sài Gòn còn là cn câu cơm, và như li ca ông Triu, xe gn máy còn đng hành trong cuc mưu sinh ca người dân :

"Tôi thấy vn đ này, cm xe máy vi người dân là không hợp lý ch là tt c người dân đi xe gn máy. Xe gn máy là phương tin kiếm sng ca người dân".

Cả ông Triu và ông Hoàng đu chung bc xúc rng gii quyết kt xe phi có gii pháp và kế hoch đ có s đng thun người dân, ch h chút là cm, thì quá vô tâm và vô trách nhiệm.

*******************

Nhập siêu tăng mạnh 4 tháng đầu năm (RFA, 02/05/2017)

Nhập siêu của Việt Nam tăng thêm 800 triệu USD, nâng mức nhập siêu của cả nước lên 2,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2017. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 8 tỷ rưỡi đô la ; trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 5 tỷ 750 triệu đô la.

vn3

Thép Trung Quốc đang nhập vào Việt Nam ồ ạt với số lượng lớn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 4 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 3,2%. Kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 4,6%.

Tin từ báo Kinh tế trong nước cho biết Mỹ vẫn là thị trường hàng hoá xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD. Tiếp đến là EU (11,3 tỷ USD), Trung Quốc (8,6 tỷ USD), Asean (6,7 tỷ USD), Nhật Bản (5,2 tỷ USD) và Hàn Quốc 94,4 tỷ USD).

*******************

Trung Quốc mua nhiều doanh nghiệp Việt Nam (RFA, 02/05/2017)

vn4

Cảng Hekou ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam thuộc tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc chụp ngày 11/4/2017. AFP photo

Số vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam từ các đối tác Trung Quốc tăng mạnh.

Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 ra báo cáo cho biết mức tăng đến từ vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Việt từ đối tác Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm ngoái số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phẩn doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 21 dự án, nhưng so với cùng kỳ năm nay có hơn 256 dự án. Con số này được nói cao hơn nhiều so với các đối tác Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore ; chỉ sau Hàn Quốc.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành một trong bốn nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam.

Theo báo cáo, tỷ lệ tăng vốn FDI là 140%, tính đến hết tháng 4 năm 2017. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của đối tác với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm hơm 50%. Đứng thứ hai là khai khoáng với 1,28 tỷ USD và bán ô tô xe máy đứng thứ 3 với 546,68 triệu USD, trên cả ngành bất động sản.

Báo trong nước dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội – VEPR) cho biết số vốn đầu tư của Trung Quốc là bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư. Quá trình này được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, đặc biệt ở các ngành như may mặc, sắt thép, thủy điện, khai khoáng và sản xuất điện tử.

*********************

Biện pháp đối phó với lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc (RFA, 02/05/2017)

vn5

Tàu đánh cá của Trung Quốc nằm bến tại cảng cá thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, ngày 1 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Bộ chỉ huy biên phòng thành phố Đà Nẵng vào ngày 2/5 cho biết đã lập bản đồ mật danh tọa độ của các tàu cá đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa để ngay lập tức có thể xác định vị trí các tàu cá nếu xảy ra sự cố.

Biện pháp vừa nêu được đưa ra nhằm ứng phó với lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8.

Tin cho biết thêm Chi đội kiểm ngư 3 tại Đà Nẵng huy động 100% quân số để trực ở vùng biển Hoàng Sa và tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ ngư dân.

Hiện tại, các ngư dân ở Đà Nẵng vẫn tiếp tục đánh bắt cá vì họ cho rằng việc Trung Quốc ra lệnh cấm không còn gì là xa lạ. Một số hộ dân khác thì bày tỏ lo lắng vì lệnh cấm lần này kéo dài suốt mùa khai thác chính của ngư dân. Số khác cho biết tàu của Trung Quốc bắt đầu quấy phá ngư dân Việt Nam.

Phía Trung Quốc lại đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 đến ngày 16/8 tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và một phần Vịnh Bắc bộ.

Báo trong nước ngày 1/5 loan tin cho biết lệnh cấm được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc và các nước khác.

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hội nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối và cho rằng hành động này của Trung Quốc là sai trái, ngang ngược và vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch hội nghề cá Thành phố Đà Nẵng khẳng định với báo giới rằng lệnh cấm của Trung Quốc hoàn toàn phi pháp nên ngư dân không phải làm theo, tuy nhiên ông này cũng khuyến cáo người dân không lại gần khu vực có nhiều tàu Trung Quốc.

Published in Việt Nam

Dù thâm hụt thương mại lớn trong tháng 12/2016, song tính chung cả năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 2,52 tỷ USD...

kim1

Theo Tổng cục Hải quan, thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á, với kim ngạch hơn 85,3 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tổng cục Hải quan đã chính thức công bố số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016, với những chênh lệch đáng kể so với số liệu ước tính đã công bố hồi cuối năm 2016.

Cụ thể, tháng 12/2016, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 33,66 tỷ USD. Tính chung 12 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. 

Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu đạt hơn 174,1 tỷ USD, tăng 5,2%.

Dù thâm hụt thương mại lớn trong tháng 12/2016, song tính chung cả năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 2,52 tỷ USD.

Trong đó, riêng khu vực FDI có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 222,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ, xuất siêu 21,6 tỷ USD. 

Một nửa thị trường xuất khẩu nằm tại châu Á

Theo Tổng cục Hải quan, thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á, với kim ngạch hơn 85,3 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Trong đó, Trung Quốc nhập gần 22 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, tăng 28,4% so với cùng kỳ, chiếm 12,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.

Nhật đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3% ; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%...

Khu vực châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ, và chiếm tới 21,78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Khu vực EU (gồm 28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9% ; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.

Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, châu Âu

Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2016, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu hàng hoá từ khu vực châu Á với kim ngạch 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. 

Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,9 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7% tổng nhập khẩu của cả nước. 

Tiếp theo là Hàn Quốc với kim ngạch 32 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 18,4% nhập khẩu cả nước. Nhập khẩu hàng hoá từ Nhật tăng chậm, đạt trên 15 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. 

Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3%, trong đó Mỹ chiếm 8,7 tỷ USD. Thị trường châu Âu đạt kim ngạch gần 13,4 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. 

Như vậy, năm 2016, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 72 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. 

Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 47,16 tỷ USD. Việt Nam giữ vị thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với Mỹ, song vẫn là nước nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Bạch Huệ

Published in Việt Nam