Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ 21 "vẫn phải ‘bán thân’, tức là bán khả năng chịu cực để đổi lấy miếng ăn". Về chính trị hiểu theo nghĩa hẹp, tỷ lệ tham gia của nữ giới tại Việt Nam "không tệ" nhưng ở đỉnh cao quyền lực phụ nữ đóng góp những gì cho bình đẳng giới và "khi không thấy có thể hiện cho bình đẳng giới thì tỷ lệ đó có còn ý nghĩa gì nữa hay không" ?

phuong1

Nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Trân Phượng, giáo sư thỉnh giảng học viện Collège de France- 2023. © https://www.college-de-france.fr/

Trên đây là một số phân tích nhà nghiên cứu lịch sử Bùi Trân Phượng nêu lên trong bài trả lời phỏng vấn dành cho RFI Việt ngữ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3. Giáo sư Phượng được mời thỉnh giảng tại học viện Collège de France-Paris từ ngày 09/03 - 08/06/2023 với chủ đề : Phụ Nữ Việt Nam : Quyền năng, văn hóa và đa căn tính (Femmes vietnamiennes : Pouvoirs, cultures et identités plurielles). 

*****

RFI : Xin kính chào giáo sư Bùi Trân Phượng, cảm ơn bà tham gia chương trình hôm nay để nói về những thách thức đối với phụ nữ Việt Nam ở đầu thế kỷ 21. Câu hỏi đầu tiên thưa bà, trong hai lĩnh vực kinh tế và chính trị, hiện tại nữ giới Việt Nam đang có một vị trí như thế nào ?

Bùi Trân Phượng : Tôi là người nghiên cứu lịch sử mà lịch sử thì nói chuyện quá khứ chứ không nói chuyện về hiện tại và tương lai. Quá khứ có những dữ liệu để khảo sát và lý giải. Nói về hiện tại thì phải hỏi các nhà xã hội học. Nhưng trong khuôn khổ chương trình giảng dậy ở Collège de France, tôi có một chủ định nói về quyền lực của phụ nữ Việt Nam. Đúng hơn, tôi dùng từ quyền năng của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Trong hiện tại, đúng là theo cái nhìn của một người nghiên cứu như tôi, tôi thấy là phụ nữ đứng trước nhiều cơ hội lớn và họ phải đối mặt với những thách thức cũng chưa từng có trong lịch sử. Cơ hội thì dễ thấy : tiếp cận học vấn, tham gia vào thị trường lao động trong nước hay ở nước ngoài đối với phụ nữ chừng như là không còn có rào cản nữa. Có vẻ là như thế. Đứng về mặt pháp lý, Hiến Pháp Việt Nam và các quy định pháp luật đều tôn trọng bình đẳng nam nữ, ít ra là trên lý thuyết.

RFI : Giáo sư vừa nói đến những thách thức chưa từng có trong lịch sử Việt Nam mà phụ nữ phải đối mặt ?

Bùi Trân Phượng : Tôi nói đến những thách thức chưa từng có do về kinh tế thì rõ ràng là phụ nữ Việt Nam từng làm kinh tế từ ngàn xưa đến giờ. Kinh tế lớn nhất ngày xưa là nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúa nước với nét đặc thù là không thể nào bỏ qua lao động của phụ nữ và trẻ em (…) Bên cạnh nông nghiệp còn có mọi hoạt động thủ công trong thời kỳ nông nhàn (…) phụ nữ cũng tham gia tích cực. Chuyện phụ nữ tham gia kinh tế không có gì mới. Nhưng thách thức của bây giờ là những hoạt động không đòi hỏi trình độ học vấn cao chuyên nghiệp. Trong hoàn cảnh này, phụ nữ thường rất vất vả và mang về thu nhập thấp. Cho nên, phụ nữ có tham gia đó, nhưng để hưởng lợi lại, thì họ phả trả giá rất đắt. Thí dụ như trường hợp những người buôn gánh bán bưng ; công nhân nữ ít qua đào tạo - hay chưa được đào tạo, để làm việc trong các nhà máy rất đông ; lao động nhập cư nữ cũng thường là lao động ở trình độ thấp.

RFI : Nữ giới ở Việt Nam có gặp rào cản nào về học vấn hay không ?

Bùi Trân Phượng : Nếu đo tỷ lệ nữ trong các trường phổ thông cho đến cấp III, thì nữ chiếm gần 50% và thường là hơn 50%. Ở cấp đại học, họ cũng không thua kém (…). Nhưng mà ngay các trường đại học Việt Nam không phải là trường nào cũng có thể trang bị phù hợp với thị trường lao động, và năng lực cho người làm việc. Ở trình độ cao hơn nữa, có chuyên môn sâu hơn nữa, phụ nữ không phải là không có khó khăn. Những khó khăn đó không liên quan đến trình độ học vấn hay trí thông minh của họ mà đó thường liên quan đến điều kiện lao động của nữ giới (làm việc toàn thời gian, đi xa, di chuyển qua những địa bàn khác nhau…) và phụ nữ có những giới hạn so với nam giới. Khi nói rằng phụ nữ chủ yếu ‘bán thân’ tức là bán sức lao động, bán khả năng chịu cực để đổi lấy miếng ăn, cái đó khá rõ ràng.

RFI : Trong đời sống chính trị ở Việt Nam, nữ giới đã chinh phục chỗ đứng của mình như thế nào ?

Bùi Trân Phượng : Ở cấp chính trị, hiểu theo nghĩa hẹp, tức là vị trí ở các cương vị quyền lực (đại diện Quốc hội, hay trong chính phủ cấp thứ trưởng trở lên…) phụ nữ chưa phải là đông lắm, nhưng xét về tỷ lệ so với thế giới hay khu vực, tỷ lệ của Việt Nam không tệ. Nhưng thực chất của vấn đề rất đáng băn khoăn. Người ta tự hỏi trong số những phụ nữ đó, có bao nhiêu người có được vị trí của mình bằng năng lực thật, mà không do cơ cấu hay do này nọ ? Đó là một câu hỏi người ta được quyền nêu lên. Những người quan tâm đến bình đẳng giới thì có một câu hỏi nữa : Liệu những phụ nữ có quyền lực đó, họ đã làm được những gì cho bình đẳng giới, làm được gì để giải quyết những vấn nạn của phụ nữ ? Cái đó là câu hỏi mà đến nay chưa có câu trả lời thuyết phục lắm đâu. Nhưng ta có cảm giác là ở những vị trí quyền lực cao đó, đa phần nữ giới hành xử như phái nam. Hành xử như nam giới có nghĩa là họ đấu tranh quyền lực, thực thi quyền lực trong khuôn khổ nào đó… Vậy thì, khi có một tỷ lệ đáng kể phụ nữ ở các vị trí quyền lực mà không thấy sự cải thiện cho bình đẳng giới thì tỷ lệ đó có còn ý nghĩa gì nữa hay không ?

RFI : Giáo sư nhấn mạnh đến quyền năng của phụ nữ hơn là quyền lực : đâu là khác biệt giữa hai khái niệm này ?

Bùi Trân Phượng : Nếu xét về từ nguyên thì quyền lực, với chữ lực ở đây là sức mạnh-thường hiểu là sức mạnh về thể chất và vật chất. Còn quyền năng, năng là năng lực, là khả năng làm được cái điều mình có thể thực hiện được. Chưa bao giờ thấy quyền năng được dùng cho nam giới mà chỉ dùng cho phụ nữ thôi. Cứ như thể có một từ cho giống đực và giống cái ở chỗ đó. Tôi có cảm giác quyền năng phù hợp với sức mạnh mà phụ nữ có được trong mọi lĩnh vực, không chỉ chính trị, mà cả kinh tế, giáo dục … Thẩm quyền của nữ giới, khả năng tác động đến xã hội, khả năng thay đổi xã hội của phụ nữ thường đến từ năng lực, tức là từ sự chủ động và sáng tạo chuyên môn, hay khả năng vượt khó chịu khổ của nữ giới. Quyền năng nói lên được sức mạnh và đóng góp của phụ nữ và nó sát với thực tế hơn.

RFI : Trong mọi trường hợp, để chia sẻ quyền lực với nam giới trên bất kỳ một phương diện nào dù là chính trị, xã hội hay kinh tế, văn hóa… phụ nữ đã phải vượt qua những khó khăn nào ?

Bùi Trân Phượng : Cái đó thì cũng khó nói. Có nhiều điều tiếng về chuyện một số phụ nữ lên được địa vị chính trị quyền lực không bằng năng lực thật của mình mà do cơ cấu hay thậm chí do sử dụng những thế mạnh riêng. Đó là điều tiếng. Tôi chắc chắn cái đó là có thật trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể mua bằng tiền : ‘Trong tay đã sẵn đồng tiền/Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì’. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những phụ nữ giỏi kể cả trong chính trị và kinh tế. Những phụ nữ giỏi làm được việc cho nên tôi mới nói rằng quyền năng quan trọng hơn quyền lực là như vậy (…). 

RFI : Xin một câu hỏi chót : Phụ nữ - đặc biệt là các thế hệ trẻ sẽ phải làm gì để tồn tại trong một môi trường với nhiều thách thức như chúng ta đã đề cập đến ở trên ?

Bùi Trân Phượng : Với tư cách người làm giáo dục, tôi vẫn tin vào sức mạnh của tri thức học hành. Học không nhất thiết là phải đến trường (…) là bằng cấp. Nhưng nếu có khao khát và thói quen tự trang bị tri thức cho mình, thì bây giờ có nhiều phương tiện. Cho nên để tự trang bị tri thức-mà trước hết là để hiểu biết về xã hội và thời đại mình đang sống, hiểu những cơ hội và thách thức, thì học là một lẽ. Đồng thời tạo điều kiện cho người khác học. Đó là nghĩa vụ của người làm giáo dục và về điều này tôi khá lạc quan khi nhìn thấy nỗ lực chịu học nơi các thế hệ trẻ nói chung, nơi các bạn trẻ nữ nói riêng.

RFI : Xin thành thật cảm ơn giáo sư Bùi Trân Phượng dành thời gian cho đài RFI Việt ngữ trước buổi đứng lớp đầu tiên của bà tại học Viện Collège de France, quận 5 Paris vào ngày 09/03/2023.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 08/03/2023

Chương trình thỉnh giảng của giáo sư Phượng mở ra từ ngày 09/03/2023 cho đến ngày 08/06/2023. Trong khuôn khổ chương trình mang tên Mondes francophones (Thế giới thuộc khối Pháp ngữ), giáo sư Bùi Trân Phượng trình bày về đề tài : Femmes vietnamiennes : Pouvoirs, cultures et identités plurielles (Phụ Nữ Việt Nam : Quyền năng, văn hóa và đa căn tính).

Additional Info

  • Author Bùi Trân Phượng, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát được gặp lại con, dù chỉ một lần…

Người phụ nữ có khuôn mặt chất phác, tiếng Việt nói không giỏi, tiếng Khơ Me có đỡ hơn nhưng cũng không diễn đạt được tốt. Bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình, một cuộc đời quá đỗi bất hạnh, nhục nhằn, nhưng với một giọng bình thản, như kể chuyện đời của ai khác. Không có một giọt nước mắt. Nhưng chính vì thế mà người nghe càng thêm đau xót...

Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu ?

Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….

bathanh01

Bà Thạch Thị Phay và cuộc sống hiện tại.

Bà Thạch Thị Phay sinh năm 1951, tại ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình người Khmer Krom (người Khmer Nam Bộ, người Khmer Việt Nam, người Việt gốc Miên). Cha mẹ bà Phay có tất cả 14 người con, bà và người chị sinh đôi Thạch Thị Pát là hai người con nhỏ nhất – 13 và 14. Tuy sinh nhiều vậy nhưng lại nuôi không được bao nhiêu, 6 người chết lúc tuổi còn nhỏ.

Cha mẹ bà Phay làm nghề nông, nghèo nên con cái không được đi học nhiều. Bản thân bà Phay chỉ học đến lớp Ba, tiếng Việt đọc và viết đều kém, tiếng Khmer đỡ hơn một chút nhưng cũng kém. Từ nhỏ cô bé Phay đã phải phụ giúp gia đình, đi coi trâu, làm ruộng.

Vùng quê bà Thạch Thị Phay là vùng "xôi đậu", những cuộc tranh chấp, đụng độ liên miên xảy ra giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản. Khi cô Thạch Thị Phay 19, 20 tuổi, thì một số thanh niên, phụ nữ trong đó có cô bị Việt Cộng bắt vào chiến khu để phục vụ cơm nước, chùi rửa, lau dọn ; thỉnh thoảng cô phải chăm sóc các du kích quân bị thương hoặc khiêng xác chết. Sau 3 năm, cô chạy thoát, trở về nhà.

Năm 1975 cô Thạch Thị Phay lập gia đình với anh Thạch H., cũng là người Khmer Krom, cũng là dân làm ruộng. Theo thời gian họ có 3 đứa con : một trai, hai gái.

Phần lớn người Khmer Krom theo đạo Phật, gia đình nhà chồng và bản thân chồng bà Thạch Thị Phay cũng vậy. Nhưng bà lại theo đạo Công giáo, rồi sau theo đạo Tin Lành, đặt hết niềm tin vào Chúa. Bà thường đi dạy cho đám trẻ con trong vùng những bài thánh ca mà bà biết. Chính quyền địa phương không bằng lòng như vậy. Sau vài lần đánh tiếng hăm dọa, cuối cùng vào một ngày tháng 6/1985 họ bắt bà Thạch Thị Phay, giam ở Nhà tạm giữ Công an huyện Trà Cú, với tội danh "làm mất trật tự trị an". Công an còn đổ tội vì bà đi dạy thánh ca, lũ nhỏ ham nghe mà bị mất xe, mất bò, mất trâu.

Trong quá trình bị giam giữ, thẩm vấn ở đây, bà Thạch Thị Phay bị công an đánh đập – họ tát mạnh đến nỗi hai bên tai đều bị ảnh hưởng – bị lãng tai, rồi họ dùng dùi cui đánh vào đầu, vẫn còn dấu vết lõm trên đỉnh đầu. Bà Thạch Thị Phay bảo vì vậy mà từ đó bà hay bị nhức đầu, đầu óc cứ "nhớ nhớ quên quên, nói trước quên sau". Có lần họ còn đẩy mạnh đến mức bà té sấp mặt vào đống kính bị vỡ trên mặt đất, mảnh vỡ đâm vào mặt, vào tay. Những di chấn tâm lý, tinh thần của thời gian ở tù này còn để lại mãi sau này.

Khi bà Phay bị tù, ở nhà chồng đã bán miếng đất của cha mẹ để lại cho bà nên khi ra tù, bà phải về ở chung với bố mẹ chồng và chồng con. Bố chồng kêu hai vợ chồng bà Thạch Thị Phay ra ngồi nói chuyện rồi hỏi bà có bỏ đạo, bỏ Chúa không, khi bà Thạch Thị Phay nói không, bố chồng bảo bà gây phiền phức cho gia đình, nếu ông Thạch H., chồng bà Thạch Thị Phay không thôi (bỏ) bà thì bố chồng sẽ uống thuốc tự tử. Ông Thạch H. chỉ khóc, không nói gì. Bà Thạch Thị Phay đứng lên nói đại ý : "Khi còn trẻ, con thương ba mẹ chồng rồi mới thương đến chồng, vì ba mẹ chồng đi nói với ba mẹ con xin cưới ; bây giờ ba mẹ chồng hết thương con rồi thì thôi theo ý ba mẹ đi. Bây giờ người nào lấy tài sản của ba mẹ tui cho thì nuôi con, còn tui xin đi một mình tui".

Mẹ của bà Thạch Thị Phay chết từ trước khi bà lập gia đình, người cha chết năm 1982. Khi rời khỏi gia đình nhà chồng, bà Thạch Thị Phay về ở với người chị sinh đôi Thạch Thị Pát ở ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Gia đình người chị cũng làm ruộng. Sống với người chị nhưng bà Thạch Thị Phay không đi làm ăn được gì, một phần vì cái giấy thả chỉ ghi là "tạm tha", có nghĩa là vẫn có thể bị bắt lại, một phần vì không có giấy tạm trú tại địa phương của gia đình người chị, nên công an cứ thường xuyên tới kêu đi trình diện, đi làm giấy tờ tạm trú mỗi tháng. Đường thì xa, phải đạp xe đi rất vất vả. Rồi mỗi lần có người quen trong nhóm đạo Tin Lành tới thăm bà Phay là công an chặn lại hoạnh họe, gia đình người chị và ông anh rể cũng lục đục cãi nhau vì những phiền hà do bà Phay mang lại. Mà thật ra hồi đó những người theo đạo Tin Lành "nằm ngoài hệ thống" như bà Phay đâu đã có nhà thờ, có mục sư hay sinh hoạt tôn giáo gì, chỉ là vài ba người gặp nhau, bà Phay biết chút chút tiếng Khmer, tiếng Việt thì dạy cho mấy người khác biết cầu nguyện khi ăn cơm, khi ngủ, biết cái gì chỉ cái đó, cũng không có sách vở gì để tìm hiểu thêm. Vậy mà bao nhiêu phiền hà xảy ra. Buồn bực, năm 1990 bà Thạch Thị Phay liền tìm đường trốn sang Campuchia.

Ngày 4/4/1990 bà Thạch Thị Phay tìm người dẫn đường đưa sang Campuchia, dự định từ đó sang Thái Lan, nhưng rồi trên đường đi xuyên rừng họ đụng phải một tốp lính Para ("lực lượng kháng chiến Para" người Khmer này là một nhóm quân lính ở trong rừng, vừa chống lại cộng sản Việt Nam vừa chống lại cộng sản Campuchia). Tốp lính Para này bắt bà Phay đem về "doanh trại" của họ nằm sâu trong rừng.

Chỉ một thời gian ngắn phải "qua tay" bao tên lính Para, bà Thạch Thị Phay đã bị bệnh phụ nữ. Bọn họ đưa bà tới gặp một bác sĩ của họ. Người bác sĩ này thấy tội nghiệp bà Thạch Thị Phay nên tìm cách giúp bà. Theo lời bác sĩ, ngày 30/4 là ngày có một nhóm bác sĩ, y tá tới "đổi ca", bà Thạch Thị Phay tới gặp bác sĩ, đi theo xe của bác sĩ chạy thẳng tới một bệnh viện ở Thái Lan. Nằm gần bệnh viện là một trại tiếp nhận người tị nạn tạm thời, bà Thạch Thị Phay liền tới trại xin tị nạn. Họ ghi tên tuổi, lý lịch của bà sau đó chuyển bà tới trại Phanat Nikhom. Ở đây có khá đông người Việt, người Khmer Krom, người Hmong… tị nạn.

Năm 1990 bà Thạch Thị Phay quen ông Sơn N., người Khmer Krom, quê ở Sóc Trăng. Ông Sơn N. tâm sự vợ ông chết, ông có 9 người con đều còn ở lại Việt Nam, riêng bản thân ông vì là lính Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 bị đi "học tập cải tạo" một thời gian rồi khi về nhà cuộc sống cũng không yên ổn nên ông bỏ sang Campuchia rồi sang Thái Lan. Thời gian đó ông đang làm công việc thiện nguyện cho Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992 bà Thạch Thị Phay được chuyển qua trại Kikiew, lúc này bà đang mang bầu đứa con của ông Sơn N. Trước ngày bà sanh khoảng 3 tháng thì ông Sơn N. phỏng vấn đậu và được đi định cư ở Úc. Sau khi ông đến Úc khoảng 2 tháng rưỡi thì bà được tin ông lấy vợ mới.

Bà Thạch Thị Phay sanh con ở trại. Một bé gái. Bà đặt tên con là Sơn Hồng Nâu, tên ở nhà là bé Nụ.

Phỏng vấn 2 lần bị rớt, năm 1996 bà Thạch Thị Phay có tên trong danh sách cưỡng bức hồi hương. Buồn rầu quẫn trí, khi đến ngày bị đưa đi hồi hương, bà lấy dây cột tay hai mẹ con với nhau rồi uống thuốc tự tử. Khi người ta phát hiện ra thì bà đã bất tỉnh, họ vội vàng kêu xe cấp cứu đưa bà Thạch Thị Phay vào bệnh viện.

Ngày 20/2/1997 bà Thạch Thị Phay lại bị cưỡng bức hồi hương, lần này rút kinh nghiệm sợ bà lại tự tử, người ta không cho biết, chỉ nói là mời bà Thạch Thị Phay đi họp một chút. Nhưng khi bà tới thì họ đưa vô trại giam luôn. Nửa đêm người ta đến đưa hai mẹ con đi. Trên người bà Phay chỉ có một bộ quần áo. Từ sân bay Thái Lan bay về sân bay Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn. Công an Trà Vinh lên đón ghi tên tuổi bà Phay, sống ở huyện nào, xã nào… rồi cho xe chở về thả ngay tại bến xe. Không có một đồng trong túi, bà ôm con ngồi khóc.

Giữa lúc đó may mắn có một người quen đi qua chở hai mẹ con về nhà anh ta, một thời gian sau anh ta lại chở hai mẹ con về trình diện xã, ấp, huyện nơi bà từng sinh sống. Bà sống tạm nhà gia đình một anh chị khác vì người chị sinh đôi, Thạch Thị Pát đã đi Canada từ năm 1993.

Thời gian này thỉnh thoảng có các mục sư, những người cùng theo đạo Tin Lành đến thăm bà Thạch Thị Phay nên công an lại để ý.

Hồi hương được 3 tháng thì bà Thạch Thị Phay nhận được tiền của UN dành cho những người tị nạn đã hồi hương. Có tiền, bà mướn đất, cất cái chòi ở xã Đa Lộc, ấp Hương Phụ B, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, gần với nhà thờ để lui tới đi sinh hoạt. Bà cũng mua kẹp, bông, bàn máy may, vải… làm kẹp vải, làm bông đi bán, hai mẹ con sống qua ngày.

Một hôm có một đoàn mục sư Tin Lành gồm 16 người nước ngoài – người Campuchia, người Pháp… tới Trà Vinh có việc, nghe nói tới trường hợp của bà Thạch Thị Phay là người Khmer Krom theo đạo Tin Lành, từng trải qua bao nhiêu khó khăn, nhục nhằn, bị đàn áp vì niềm tin tôn giáo, nên họ tìm đến thăm, và cầu nguyện tại nhà bà Phay. Sau sự việc đó công an địa phương lại bắt bà Phay. Công an lấy lý do là bà Phay không đi trình diện thường xuyên và vẫn tụ tập, theo đạo.

Bà bị tạm giam một ngày, nhưng vì bà kêu nhức đầu, la hét nên công an đưa tới bệnh viện tâm thần. Bác sĩ khám xong, chứng nhận bà có dấu hiệu bệnh tâm thần nên công an không bắt nhốt mà chỉ bắt hàng tuần phải đi trình diện. Mặc dù vậy sau khi bà được thả, công an lại tiếp tục tới lui xách nhiễu, theo dõi và cô lập. Đến năm 2003 bà Thạch Thị Phay lại dẫn con đi Campuchia.

Sang Campuchia, bà đi phụ lặt rau, dọn dẹp ở chợ kiếm tiền. Bận rộn ngoài chợ cả ngày, bà để bé Nụ lúc đó đã 11 tuổi ở nhà một mình. Và cô bé đã bị một nhóm thanh niên người Khmer bắt cóc, may mà một thời gian ngắn sau cô bé lại trở về được.

Cuộc sống của hai mẹ con khó khăn quá, bé Nụ lại bị bệnh mà bà Phay không làm sao có tiền chạy chữa. Một người quen, cũng ở cùng quê với bà Thạch Thị Phay – bây giờ coi sóc một trại trẻ mồ côi, có tên là Sofoda – biết chuyện, đến nói với bà Phay là ký giấy gửi con cho trại, họ sẽ đưa cô bé đi chữa bệnh, cho cô bé ăn học. Bí quá bà Thạch Thị Phay đành đồng ý. Lúc đó là tháng 6/2003. Bé Nụ sinh năm 1992 nhưng sau đó trại trẻ mồ côi làm lại giấy, đổi lại năm sinh 1996, họ bảo để cho bé Nụ không "mặc cảm" khi ngồi học chung với những đứa bé nhỏ tuổi hơn nhiều. Bà nghe vậy thì biết vậy.

Bé Nụ được đưa đi bác sĩ, được học tiếng Khmer. Bà Phay ngày ngày ra chợ lặt rau, rồi cứ mười bữa nửa tháng bà lại đến nhà trẻ thăm con.

Nhưng đến tháng 4/2004 bà đến nhà trẻ thì không thấy con đâu, đám trẻ con ở đó bảo Nụ đi Pháp rồi. Bà quýnh quáng hỏi nhân viên nhà trẻ, sao không cho tôi biết để tôi tạm biệt con tôi. Người ta nói không thể cho bà biết vì họ nói dối cặp vợ chồng xin con nuôi là Nụ được đem cho từ hồi mới hơn tháng tuổi, không biết mẹ là ai.

Tháng sau bà lại đến nhà trẻ. Thấy bà khóc lóc suốt, nhân viên đành gọi điện thoại cho bà nói chuyện với con. Chỉ nói được câu sao con không cho mẹ biết để mẹ đưa tiễn ra sân bay lần cuối rồi bà khóc. Bé Nụ nói người ta cấm, người ta không cho biết. Rồi hai mẹ con cùng khóc. Không nói được gì. Điện thoại bị ngắt. Đó là lần duy nhất bà Phay được nói chuyện với con.

Người ta nói với bà bé Nụ được một cặp vợ chồng nha sĩ người Pháp nhận nuôi, họ thương yêu cho ăn học đàng hoàng, bà đừng có lo buồn nữa, bao giờ nó lớn, trên 18 tuổi họ sẽ cho nó gặp lại mẹ.

Buồn rầu bà Thạch Thị Phay lại quay trở về Việt Nam. Lại cất cái chòi trên đất nhà người chị thứ 5, lại đi bán kẹp, bán bông sống qua ngày và càng năng nổ nhiệt tình đi sinh hoạt với nhóm Tin lành sắc tộc Đấng Christ, dường như chính việc dồn hết lòng tin yêu vào Chúa đã cho bà chút nghị lực, niềm tin để mà sống.

Nhưng chính quyền không bao giờ chấp nhận các hội nhóm Tin Lành Đấng Christ, bất cứ khi nào các nhóm hội họp sinh hoạt, cầu nguyện là đều bị chính quyền địa phương cho công an, du kích giả danh côn đồ đàn áp.

Ngày 4/4/2009, xảy ra vụ Thạch Thanh Nô là một thanh niên trẻ, 18 tuổi, người Khmer Krom, ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, sau khi đến nhà bà Thạch Thị Phay để cùng sinh hoạt nhóm, cầu nguyện, thờ phượng Chúa, lúc ra về thì bị một đám công an, du kích giả danh côn đồ đánh đến trọng thương, rồi chết sau đó cùng ngày trên đường được đưa đến Bệnh viện.

Khi gia đình và anh chị em trong Hội thánh đưa xác nạn nhân về nhà làm lễ an táng thì chính quyền xã Ngọc Biên, công an huyện Trà Vinh đã đến nhà cha mẹ Thạch Thanh Nô dọa nạt, ép gia đình phải khai là Thạch Thanh Nô uống rượu, lái xe và "bị tử vong là do tai nạn giao thông", gia đình phải chấp nhận không yêu cầu khám nghiệm tử thi, không khiếu nại và tự giải quyết hậu quả vụ việc. Chính quyền cũng dọa nạt, hối thúc gia đình sau 3 tiếng đồng hồ phải chôn cất ngay nêu không thì chính quyền sẽ thực hiện khám tử thi tịch thu xác, vì sự thiếu hiểu biết của gia đình và sự hoảng loạn lúc tang gia bối rối, cho nên gia đình đã ký vào văn bản của chính quyền xã Ngọc Biên đã được lập sẵn, sau đó tiến hành hỏa táng theo phong tục người Khơme Krom.

Trên báo chí nhà nước, công an, chính quyền địa phương còn phủ nhận Thạch Thanh Nô là không phải tín đồ Tin lành.

Sự việc được nhiều người trong Hội Thánh làm chứng và tất cả những ai làm chứng đều bị bắt bớ, đánh đập dã man. Mục sư Nguyễn Công Chính, người thành lập Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc (VPEF) và là người đã lên tiếng vụ này với báo, đài bên ngoài đã bị đàn áp và vụ này cũng được nêu lên như một trong những lý do để cáo buộc mục sư Nguyễn Công Chính về tội Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự trong phiên tòa tỉnh Gia Lai xử Mục sư Nguyễn Công Chính 3 năm sau đó, ngày 26/3/2012, bản án là 11 năm tù giam.

Nhiều người trong Hội Thánh thì bị đàn áp nặng nề phải chạy trốn khỏi địa phương, trong đó có bà Thạch Thị Phay, người cũng rất tích cực lên tiếng về vụ việc. Bà chạy lên Sài Gòn sau đó chạy sang Campuchia và được các tổ chức nhân quyền sở tại giúp đỡ, thuê nhà trọ cho bà ở. Nhưng chưa được bao lâu thì chủ nhà trọ báo cho bà hay là có 2 người đàn ông Việt Nam tìm đến khu vực đó hỏi về bà. Các tổ chức nhân quyền vội đưa bà chạy thoát sang Thái Lan.

Ở Thái Lan, bà Phay nộp đơn với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, nhưng lần nữa bị từ chối tư cách tị nạn.

Bà đi mướn phòng trọ, đi bán bông bán kẹp sống lay lắt. Mãi đến năm 2015 khi gặp được tổ chức BPSOS và được giúp làm lại hồ sơ, bà Thạch Thị Phay mới được chấp nhận là người tị nạn. Với quy chế tị nạn, bà Phay chính thức được bảo vệ bởi Liên Hiệp Quốc, được trợ cấp tài chánh hàng tháng do lớn tuổi lại bệnh hoạn, và, quan trọng hơn cả, có cơ hội định cư tị nạn ở một quốc gia thứ ba.

Cuối năm 2016 bà Phay được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn định cư. Nhưng nhân viên phỏng vấn lại hoài nghi thắc mắc về thời kỳ "làm hậu cần cơm nước cho Việt cộng" hồi trẻ của bà, thêm vào đó, ngôn ngữ, cách diễn đạt không giỏi, nhớ trước quên sau của bà khiến họ không tin và đơn xin định cư của bà bị từ chối. Cánh cửa định cư Hoa Kỳ thực sự đã đóng.

Từ đó đến nay bà Thạch Thị Phay tiếp tục chờ đợi trong mỏi mòn. Không chỉ riêng bà Thạch Thị Phay, tổ chức BPSOS cho biết, theo danh sách của BPSOS, có đến 26 hộ gia đình cựu thuyền nhân đã bị bỏ rơi và mất cơ hội định cư. Từ nhiều năm qua, các luật sư của BPSOS đã cố gắng giúp họ bằng cách mở lại hồ sơ xin tị nạn với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, nhưng thủ tục mở lại hồ sơ sẽ mất từ 3 đến 5 năm và không gì bảo đảm Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc sẽ công nhận tư cách tị nạn của họ.

bathanh2

Bà Thạch Thị Phay và bé Nụ (bộ đồ màu Vàng)

Ước mong của bà Thạch Thị Phay không chỉ là tìm được một chỗ định cư để được sống bình an trong những năm tháng cuối đời, mà còn là làm sao tìm lại được bé Nụ. Không phải để giành lại con với ai, mà chỉ muốn được gặp lại con, được biết cuộc sống của "bé Nụ" bây giờ ra sao. Bà vẫn còn lưu giữ được những thông tin ít ỏi về gia đình nhận nuôi bé Nụ. Bà cũng đã từng tìm đến nhà trẻ mồ côi đó nhưng họ đã dọn đi đâu mất không ai biết. Bà cũng từng nhờ cậy nhiều người, kể cả báo với UNHCR vào năm 2016 và họ đã đi tìm, vẫn không thấy.

Trả lời câu hỏi tại sao có 4 người con nhưng bà lại đau đáu nhớ thương "bé Nụ", mong ngóng được gặp lại bé Nụ nhất, bà trả lời khi bà phải rời bỏ nhà ra đi, ba người con kia dù sao cũng còn được sống với cha, với gia đình bên nội, lại có anh có em, còn bé Nụ không cha, không anh chị em ruột, không có ai thân thích ngoài mẹ, lại phải rời xa mẹ từ nhỏ nên bà phải thương nhiều hơn. Đôi mắt như mờ đi, bà Thạch Thị Phay lập đi lập lại : Tôi nhớ con, nhớ bé Nụ lắm. Nhiều lúc tôi chỉ muốn chết.

Liệu bà có gặp lại được con ? Liệu bà có được sống bình yên những năm tháng còn lại ở một quốc gia nào đó ? Chỉ mong sao cả hai điều ước ấy sẽ trở thành hiện thực – với người phụ nữ mà cuộc đời quá đỗi bất hạnh này…

Song Chi

Nguồn : RFA, 06/02/2023

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn

So với năm 2019 về Chỉ Số Nữ Doanh Nhân (MIWE 2019), do Mastercard thực hiện, Việt Nam tụt 7 bậc trong báo cáo Chỉ Số Nữ Doanh Nhân 2020 (MIWE 2020).

phunu1

Hai phụ nữ đang lựa chọn các đồ tái chế từ các đồ điện tử bỏ đi tại Bắc Ninh hôm 1/7/2020 - Reuters

Với 63,78 điểm, Việt Nam xếp hạng 25 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu. Riêng tại châu Á, Việt Nam xếp hạng 10 về chỉ số MIWE 2020.

Như vậy, so với 2019 thì môi trường hỗ trợ phụ nữ kinh doanh của Việt Nam năm 2020 bị coi là kém hơn các quốc gia lân bang.

Báo cáo của Mastercard đánh giá một cách tổng thể mức độ thành công của từng nền kinh tế trong việc thúc đẩy kinh doanh cho phụ nữ so với nam giới bằng phương pháp luận riêng kèm phân tích chi tiết dựa trên 12 chỉ số chính và 25 chỉ số phụ.

Phúc trình chi tiết của Mastercard cho thấy trong 26,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước do phụ nữ làm chủ, Việt Nam xếp thứ 9 trên 58 nước có phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và tham gia vào lực lượng lao động.

Mặt khác, Việt Nam đứng thứ 44 về chỉ số "Đánh Giá Điều Kiện Hỗ Trợ Doanh Nghiệp".

Đối với Mastercard, điều này chứng tỏ Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải làm để hỗ trợ nữ doanh nhân Việt.

Là người từng công tác lâu năm tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng sự đánh giá của Mastercard về Chỉ Số Nữ Doanh Nhân và Điều Kiện Hỗ Trợ Doanh Nghiệp ở Việt Nam không có gì sai :

"Có thể là cũng đúng với thực tế thôi. Quả thực những hỗ trợ hoặc trợ giúp cho phụ nữ trong kinh doanh ở Việt Nam không có nhiều. Tức là bình thường nếu so sánh với những chương trình khác như ‘bảo trợ phụ nữ bị bạo hành’, ‘bảo trợ phụ nữ bị đối xử không công bằng trong tiếp cận các dịch vụ công’, ‘phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình’ hoặc là ‘bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em’ hay là ‘hỗ trợ phụ nữ nghèo’ chẳng hạn…Đó là những cái được quan tâm nhiều và đang được triển khai, chứ còn khía cạnh hỗ trợ phụ nữ trong kinh doanh, tức là những người đã có năng lực và đã tự kinh doanh được nhưng cần sự hỗ trợ để có thể làm tốt hơn nữa, thì thực sự cũng chưa nghe nói về cái này ở Việt Nam".

Sự thiếu sót hay khiếm khuyết này làm Chỉ Số Doanh Nhân Nữ Việt Nam bị yếu đi. Trong khi Việt Nam đứng vị trí 25 trên bảng xếp hạng thì các nước bạn Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines và Indonesia được xếp vào số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới với những điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ làm kinh doanh.

Nói Việt Nam tụt hạng là điều có thể hiểu được, là nhận định tiếp của tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương :

"Nguyên nhân vì sao thì tôi nghĩ trong khi những nước xung quanh họ có những chương trình và chính sách hỗ trợ thật sự thì xếp hạng của họ tăng lên là vì họ có hỗ trợ cụ thể. Thế còn Việt Nam nếu không làm gì cả mà vẫn giữ nguyên tình trạng như cũ thì có nghĩa mình đã tụt hạng so với những nước xung quanh. Người ta tiến lên mà mình đứng tại chỗ thì coi như mình tụt hạng so với họ".

Chẳng phải trước giờ Việt Nam hoàn toàn không có những đề án hỗ trợ môi trường kinh doanh cho phụ nữ, chỉ có điều những dự án đó mang tính thời vụ và không tới nơi tới chốn : 

"Trước đợt (dịch) Covid-19 thì cũng có những chương trình Start-Up (khởi nghiệp) rất là rầm rộ cho những người khởi nghiệp kinh doanh các thứ. Gọi là hỗ trợ chung chứ không chú ý hơn hoặc nhấn mạnh hơn đến các khó khăn riêng của phụ nữ đến mức có thể nhận thấy. Khi có Covid rồi thì mọi cái gần như bị xếp lại một bên".

"Một cái nữa là phụ nữ đứng ra kinh doanh rất cần hỗ trợ đào tạo nghề hay hỗ trợ vay vốn… Cái này là điểm yếu của Việt Nam nói chung chứ không phải riêng phụ nữ. Việt Nam nói chung mà yếu thì phụ nữ lại càng khó khăn hơn".

Nhà báo Bích Vi, một cây viết về kinh tế và xã hội lâu năm trên tờ Tuổi Trẻ và Phụ Nữ, tin rằng trước mùa đại dịch hoặc khi đại dịch Covid-19 đã bị đẩy lùi, vấn đề môi trường hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ ở Việt Nam vẫn sẽ tồn tại :

"Theo ý kiến của tôi, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là dư luận Việt Nam vốn coi thường, không quan tâm để giải quyết những vấn đề khó khăn mà các nữ doanh gia, kể cả chị em tiểu thương, giới buôn bán nhỏ, phải đối phó".

"Khó khăn hàng đầu của họ bao giờ cũng là vốn, lúc nào cũng cần vốn, từ vốn khởi nghiệp đến vốn phát triển, mở rộng kinh doanh, chưa kể vốn dự trữ để đối phó với tình huống rủi ro. Ai sẽ cho họ vay và vay với lãi suất nào, tôi không tin là các ngân hàng thương mại làm tốt việc này".

Trích dẫn một bài báo mới rồi, ký giả Bích Vi cho biết tỉnh Đắc Lắc loan báo tuyên bố dành ra 1,7 tỉ đồng cho chị em tiểu thương vay và giúp quảng bá sản phẩm trên mạng :

"1,7 tỉ đồng, chưa tới 80.000 USD, cho 500 cơ sở cho chị em vay, trung bình mỗi cơ sở chưa tới 200 Mỹ kim sẽ không giúp ích họ được gì".

"Thực tế cho thấy phần lớn chị em giám đốc các cơ sở thương mại, buôn bán nhỏ, cho đến người bán nước sâm, bán chuối chiên… ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, đều phải vay nóng với i lãi suất lên tới 20%/ngày.Tôi xin nhấn mạnh một ngày chứ không phải một tháng, tức là vay 1 triệu đồng thì phải trả 200.000 đồng tiền lãi/ngày. Cuối cùng là giật nợ, bỏ trốn vì không trả được lãi".

Không có môi trường hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ là thêm vào những khó khăn cho hoạt động buôn bán, làm ăn và kiếm sống của những người mẹ trong xã hội, nhà báo Bích Vi phân tích :

"Tôi biết có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động từ thiện, đứng ra cho ra chị em vay nhưng không thành công vì việc làm ăn ở Việt Nam không giản dị là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến xã hội, đến vấn đề giáo dục cộng đồng, cả phương cách đưa phụ nữ ra khỏi môi trường đầy dẫy tệ nạn xã hội như cờ bạc, lạm dụng sức lao động phụ nữ vân vân… trước khi đưa họ vào môi trường kinh doanh".

Theo tổ chức tài chính kinh doanh Mastercard, Việt Nam đứng hạng 9 ở chỉ số ‘kết quả tiến bộ của phụ nữ’ bên cạnh các nền kinh tế Châu Á có thứ hạng cao hơn như Philippines, Thái Lan và New Zealand.

Giáo sư Hà Tôn Vinh, từ Mỹ về Việt Nam mở trường đào tạo nhân lực Stella Management cả chục năm nay, cho rằng điều vừa nêu là xác thực vì :

"Chính phủ chỉ làm tốt góc độ pháp lý thôi. Trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam tôi không thấy các rào cản phụ nữ làm kinh doanh. Đó là sự tiến bộ trong việc công nhận quyền phụ nữ kinh doanh ngang hàng với nam giới"

"Nhưng phụ nữ làm kinh doanh trong xã hội thì lại ít có sự hỗ trợ của chính phủ. Nếu nói môi trường kinh doanh cho phụ nữ Việt Nam không tiến bằng các nước khác hay tụt hạng mà bên Mastercard đánh giá thì cũng đúng"

 "Nếu mà chính phủ tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ, giúp phụ nữ có thời giờ để đi làm, đi ra ngoài. Giả dụ như bên Mỹ họ đã làm những nhà trẻ sát các công sở. Người mẹ đi làm buổi trưa ra gặp con, buổi chiều ra gặp con thay vì gởi con ở nơi xa".

Đó là một trong những cách hỗ trợ thiết thực nhất mà chính phủ hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện, Giáo sư Hà Tôn Vinh kết luận.

Việt Nam đã có Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, trong đó vài năm trở lại đây có thêm Hội Doanh Nhân Nữ và Hội Trí Thức Nữ. Theo tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, đây là 2 chi hội có thể thúc đẩy vận động môi trường hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên theo nhà báo Bích Vi :

"Đáng tiếc là cơ quan bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở Việt Nam lâu nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ, có một hệ thống chân rết từ trung ương đến địa phương, nhưng chỉ là một đoàn thể hữu danh vô thực không hơn không kém".

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 05/03/2021

Additional Info

  • Author Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

Hồi đầu năm, trong một cuộc trò chuyện với bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, tôi có hỏi bà rằng điều gì khiến một người phụ nữ yếu ớt, kín tiếng như bà lại đột nhiên trở thành một người viết đơn gửi cho Liên Hợp Quốc, xuất hiện trên video để kêu gọi công lý cho con mình ? Nói bằng giọng run rẩy, và đôi lúc như muốn chực khóc, bà Bình Minh nói rằng trong sự tuyệt vọng, sức mạnh kỳ lạ nào đó đã bừng lên trong người, khiến bà phải hành động.

phunu1

Bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà

Chi tiết ít được kể lại, là trong một chuyến thăm nuôi Lê Thu Hà, bà sửng sờ khi nghe Hà hỏi "sao mẹ không đấu tranh cho con ?". Trên đường về bà Bình Minh khóc và nhận ra rằng bấy lâu nay, bà vẫn ở trong vai của một người mẹ cam chịu, đau đớn im lặng nhìn con mình bị tù đày, chịu bất công mà không biết phải làm gì.

Như hàng triệu bà mẹ khác ở bên kia vĩ tuyến 17, bị truyền đời cuộc sống sợ hãi nhà cầm quyền, luôn thủ phận trong cuộc sống vốn đã quá đỗi khó khăn của mình, bà Bình Minh cũng chỉ biết gói ghém những phần thức ăn hàng tháng cho Hà, gói nỗi niềm của mình và quay về với nước mắt câm lặng.

Nhưng chuyến đi đó là một bước ngoặc. Bà Binh Minh quay về và viết xuống lá đơn kêu cứu gửi đi ra bên ngoài Việt Nam. Bà xuất hiện trên một video và nói rành mạch "con tôi vô tội. Hãy cứu lấy con tôi". Rồi từ ngày hôm đó, bà ngẩng đầu nhìn sự nghi ngại của hàng xóm, nhìn nhân viên an ninh lạnh lùng đến nhà bằng niềm kiêu hãnh và an nhiên. Tình mẫu tử đã biến bà thành một người mẹ tranh đấu.

Vào ngày Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tự do, rời Việt Nam, tôi chú ý nhìn vào nhiều hình ảnh và tin tức mô tả, gương mặt bà Tuyết Lan, thân mẫu của Như Quỳnh như biểu lộ sự lùi lại, chọn im lặng : Bà đã nói đủ trong giai đoạn của mình. Suốt từ lúc Như Quỳnh bị bắt cho đến khi ở tù, bà là tiếng nói của Quỳnh đến với mọi người, là tiếng gõ cửa mọi trái tim con người. Trên các đài phát thanh, các hình ảnh và kể cả trong bộ phim Mẹ Vắng Nhà, không biết bao nhiêu nước mắt của bà đã rơi xuống với câu hỏi, vang như tiếng chuông báo tử của kẻ ác "con tôi đã làm gì sai ?" Chỉ có tình mẫu tử vĩ đại mới có thể khiến người mẹ dấn bước vào chỗ gian truân, xướng tên con mình cho đến khi hoàn thành, người mẹ im lặng lùi về chỗ của mình. Người mẹ như biển lớn, mẹ của mọi con thuyền.

Làm sao có thể đếm hay kể hết được về những bà mẹ như vậy, trên đất nước này, vào những ngày tháng hôm nay chập chùng khổ nạn và công lý bị chà đạp. Chỉ nhắc tên họ thôi, chúng ta – nhân dân – cũng đủ quặn đau và hiểu rõ đất nước này đang ở đâu.

Lời kêu gọi của thân mẫu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà

Một trong những người phụ nữ mà tôi sợ phải nói chuyện lại với bà, là mẹ của tử tù Hồ Duy Hải. Bởi câu chuyện, tiếng khóc và lòng kiên nhẫn cuồn cuộn bầm đau của bà khiến người đối diện cảm thấy mình tệ mạt vô cùng, vì đã không đủ sức như Thor, một búa đập nát mọi cái ác và xây dựng lại từ đầu. Hơn 10 năm đứng ở đầu ngõ, ngủ lề đường, bán cả gia sản để đi kêu oan cho con mình, bà Nguyễn Thị Loan đã phải kiên nhẫn từng câu chữ trong cả núi đơn từ của mình. Thậm chí bà phải kiên nhẫn với cả những gương mặt công an nhiều lần đến nhà tra hỏi "ai xúi giục bà đi kiện, ai xúi bà đi kêu oan ?". Trong những lần nói chuyện, bà luôn nấc nghẹn lên với hai chữ "trời ơi". Tôi cũng thường im lặng – bất lực vào lúc đó. Vì tôi không biết nói sao cho bà hiểu rằng ở đất nước này không còn bầu trời. Đất nước này chỉ có đảng cộng sản. Nhưng có gọi đảng cộng sản thay "trời" khi đau thương thì như chỉ tạo thêm dòng năng lượng hãnh tiến, tiếp sức cho sự thống trị mà thôi.

Mẹ tử tù Hồ Duy Hải một mình sang Thái Lan kêu oan cho con

Làm sao có thể kể hết những câu chuyện như vậy, những con người như vậy mà nỗi đau vẫn chồng chất, như oằn mình theo dáng hình của đất nước này. Có soạn văn tế cho những người còn đang sống, có lẽ chúng ta cũng không đủ thời gian để đọc hết được những cái tên.

phunu2

Bà Trần Thị Nga trong một lần xuống đường bảo vệ biển đảo. Ảnh : Mặc Lâm

Trong lần cuối cùng gặp được chị Trần Thị Nga, tôi hỏi nhỏ rằng bị đánh đập liên tục như vậy, sao chị không tạm ngừng lại. "Đau lắm thầy à", ánh mắt của chị Nga như lạc đi khi nhớ viêc chị từng bị các công an giả trang dùng gậy sắt đánh đến gãy chân và tay. Tôi còn nhớ rõ là chị đã rùng mình. "Nhưng em không hiểu sao không ngừng được thầy ạ", Nga nói, ánh mắt lại hồn nhiên như trẻ con. Sau đó, Nga đi tù với án 9 năm.

Thời gian sau đó, tôi vô tình được xem một bộ phim của phương Tây. Phim về những người tiền sử. Các già làng khuyên lớp trẻ rằng không nên đi săn loài mammoth, vì không giết được mà chỉ chọc giận nó. Những người khác thì quyết phải săn mammoth, để vùng đất đó không còn bị hoành hành bởi loài voi dữ khổng lồ này. "Dù sợ hay yếu, chúng ta vẫn không thể để thú dữ trị vì con người", một thanh niên trong phim nói.

Đột nhiên, lúc ấy tôi nhớ chị Trần Thị Nga vô cùng. Và nhớ đến những người mẹ, người chị, người vợ mà tôi biết lẫn vô danh, họ vẫn đang mãi miết thực hành làm người trên đất nước này. Tôi nhớ gương mặt của họ, dáng hình số phận của họ. Tôi nhớ đến rơi nước mắt.

Tuấn Khanh

Nguồn : VOA, 19/10/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 28 février 2018 21:05

Phụ nữ Việt Nam và quyền bình đẳng

Bài viết này hình thành do ngẫu hứng khi đọc bài của cô Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tiếng Dân, tựa đề Đàn Bà Việt Khổ. Ngoài ra còn có một động cơ phụ (6 block đầu bạc) nữa là thứ năm tuần tới, 08/03/2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được một số "quý ông" Gien-tơ-men Việt Nam gọi là ngày phụ nữ vùng lên... đòi quần lại (lý do phụ nữ Việt Nam từ trước tới nay hay mặc váy ?).

phunu1

08/03/2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được gọi là ngày phụ nữ vùng lên đòi quyền bình đẳng

Bài viết này, tất nhiên không chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ, còn dành cho phái nam, những người thật sự thương yêu vợ mình. Những người mang tâm thức chồng chúa vợ tôi xin đừng đọc rồi chửi bới tác giả xúi các bà làm cách mạng.

Bài viết của Bích Ngà được minh họa bằng hình ảnh một cô gái trẻ (xấu đẹp tùy người đối diện) ngồi bên cái ao, dưới một tàng cây thơ mộng, êm đềm, mặt như đang cười mà không phải cười, nhìn đống tô, đĩa, chén, đũa... mênh mông thiên địa trước mặt, chưa biết bắt đầu công việc từ đâu (cho nhanh, gọn, nhẹ, sạch sẽ...).

Tò mò tìm bài viết gốc trên FB của tác giả, đọc được khá nhiều bình luận, góp ý. Cho dù tác giả đã cố gắng diễn đạt, làm rõ thêm mục đích bài viết bằng cách thêm những ý kiến tranh luận dưới bài, nhưng đa số dường như không hiểu, hoặc hiểu không đúng,vì thế bình luận trở nên... trật đường rầy. Xin ghi lại đây một số để độc giả đọc cho "thư giãn" :

- Rất cần những bài viết như thế này để chấm dứt tư tưởng Khổng-Nho thắt chặt và làm trì trệ xã hội Việt Nam !

- Vứt mẹ nó hết đống bát xuống ao, vừa dằn mặt nhà chồng vừa ko phải rửa

- Việt Nam đang rất cần một cuộc CÁCH MẠNG XANH toàn diện

- Thật phụ nữ Việt cơ bản là sướng nhưng mồm thì quàng quạc than vãn.

- Đạp hết xuống ao

- Kết quả của 43 năm thụt lùi

- Khi đã tạo được cho mình vị trí độc lập về tài chánh, thì cả nam lẫn nữ, đều có nhiều chọn lựa trong cuộc sống. Không phải lệ thuộc ai.

- Cô gái trong hình chỉ việc vất hết đống bát đĩa xuống ao...

- Theo mình thì dù đàn ông hay phụ nữ muốn bớt khổ, thoát khổ thì chỉ có cách là học, học cách kiếm tiền. Dù là khó thay đổi văn hóa truyền thống nhưng muốn nam nữ bình đẳng thì không phải chỉ riêng đàn ông thay đổi mà cả phái nữ cũng phải thay đổi.

- cái máy rửa bát của mình bị hỏng anh bạn người Đức của mình tức tốc mua cho mình máy rửa bát mới, chứ không để mình phải rửa bát bằng tay. Thời gian rửa bát để làm chuyện khác.

Còn rất nhiều ý kiến khác nhưng tựu trung, đa số không đi vào vấn đề mà tác giả đưa ra. Ý của Bích Ngà thật ra chẳng có gì khó hiểu. Là phụ nữ, hiểu được những khổ tâm của người đồng phái về tâm, sinh lý, Bích Ngà nêu lên vấn đề với mục đích khai thông những ẩn ức mà phụ nữ phải cắn răng chịu đựng, để được tiếng là hi sinh cho chồng, con vì những nguyên nhân khác nhau.

Bản thân tác giả đã từng thú nhận, cô không thích bình đẳng với nam giới, cô chỉ thích thua. Vậy thì chuyện đòi hỏi bình đẳng nằm ở đâu khi tác giả nêu ra sự khổ cực của người phụ nữ Việt Nam ? Tất nhiên vấn đề không nằm ở Nho Giáo hay Khổng Giáo mà ở hệ thống xã hội, văn hóa, nền tảng giáo dục, giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội.

Rất dễ dàng nhận thấy, mục đích chính bài viết của Bích Ngà là vấn đề đối thoại, tìm một phương thức giải quyết tốt đẹp cho cuộc sống của người phụ nữ, giải tỏa những ẩn ức tâm, sinh lý, sự khổ cực, đắng cay - họ chịu đựng từ nhiều thế kỷ qua - bằng những biện pháp, hành động thiết thực chứ không phải bằng những ngôn từ màu mè, hoa lá, nhàm chán, rỗng tuếch với những món quà vào ngày 08/03 hàng năm...

Đối thoại là bước đầu để tìm hiểu căn nguyên vấn đề. Người phụ nữ phải có can đảm trực tiếp nêu lên vấn đề với chồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè..., nói ra những áp bức, khó khăn, trở ngại để tìm một cách giải quyết, không phải nói ra để chỉ có mục đích than vãn, tìm sự đồng cảm hay để nhận được sự an ủi, rồi tiếp tục cam chịu.

Biết được căn nguyên vấn đề là đi được bước đầu, kế tiếp là tìm phương hướng giải quyết. Đây là bước khó khăn mà phụ nữ, do bản chất yếu đuối, ít người dám nghĩ đến hay thực hiện. Chỉ có một số ít phụ nữ, hoặc có học, có hiểu biết, hoặc có đủ can đảm nhận định, phân tích những khó khăn, phức tạp trong đời sống mình phải chịu đựng.

Có được phương hướng rồi, có đủ can đảm để thực hiện đúng theo phương hướng đó hay không lại là chuyện khác. Tác giả Bích Ngà trong một phản biện của mình trên FB đã viết như sau :

"Giả dụ nếu Voi là người ngồi ôm đống chén kia, Voi sẽ ghé tai nói với chồng mình, "Anh, nếu em một mình rửa hết đống chén này thì em sẽ không có sức để làm việc gì cũng như làm tình trong một tháng tới. Thế nên, anh và cả nhà cần phụ giúp em cho vui, nhé ! Voi đố ông nào từ chối được việc ngồi xuống rửa bát và hò hét cả nhà cùng phụ đấy !".

Thật là rõ ràng, sáng hơn ban ngày. Nguyên nhân đã thấy rõ, phương cách giải quyết đã có, chỉ cần nói ra và thực hiện. Nếu chồng không giúp, cứ dằn mặt, bỏ làm việc nhà, cho ăn chay một tháng là sẽ có kết quả. Hoặc chồng sẽ thay đổi ngay thái độ, tính tình hoặc gia đình tan vỡ. Nhưng gia đình tan vỡ vẫn có cơ hội để lập lại gia đình khác êm ấm, hạnh phúc và bình đẳng hơn.

phunu2

Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay y chang như cuộc sống vợ chồng mà vợ là người dân cực khổ trăm chiều, lao động vất vả tối tăm mặt mũi, làm được đồng nào phải cống nộp, gom góp cho chồng, phần bỏ túi đi bao gái tơ, phần nhậu nhẹt, cờ bạc, vung vẩy hoang phí...

Từ chuyện nhỏ nghĩ đến chuyện lớn. Liên hệ giữa người dân với chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay y chang như cuộc sống vợ chồng mà chính quyền là người chồng vũ phu, tham lam, gian ác, tàn độc, chỉ thích ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc…, vợ là người dân cực khổ trăm chiều, lao động vất vả tối tăm mặt mũi, làm được đồng nào phải cống nộp, gom góp cho chồng, phần bỏ túi đi bao gái tơ, phần nhậu nhẹt, cờ bạc, vung vẩy hoang phí...

Vợ vừa lên tiếng cằn nhằn, phản đối, tỏ thái độ bất phục…, chồng lập tức dở thói côn đồ, đánh đập vợ tàn nhẫn, bắt trói, giam giữ, bỏ đói…

Vậy thì phải làm sao ? Nguyên nhân đã phân tích, cách giải quyết đã có, lên tiếng đối thoại không được thì phải có biện pháp dứt khoát. Vấn đề còn lại là có làm hay không ? Tất cả chỉ là một sự chọn lựa. Than vãn, khóc lóc, chửi bới, kể lể ỉ ôi, chẳng ai giúp được gì khi bản thân không đủ can đảm, ý chí thay đổi. Hàng xóm, bạn bè chẳng ai giúp đỡ được gì.

Thạch Đạt Lang

(28/02/2018)

Published in Diễn đàn

Nhiều phụ nữ Việt Nam sau khi sinh nở phải chịu đựng nhiều áp lực trong cuộc sống, thậm chí có những người rơi vào tình trạng trầm cảm.

phunu1

Một bà mẹ với con nhỏ tại một trung tâm chăm sóc sức khoẻ địa phương ở tỉnh An Giang. AFP photo

Phụ nữ khi lập gia đình ai cũng mong chờ đến ngày được làm mẹ. Trách nhiệm và nghĩa vụ của một người mẹ thiêng liêng, cao cả tới mức người ta gán cho nó hai chữ "thiên chức". Sau hơn chín tháng mang nặng đẻ đau, trải qua bao khó khăn trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cuối cùng cũng được ôm ấp con mình trong vòng tay. Tuy nhiên, hạnh phúc mới không kéo dài được bao lâu thì người phụ nữ nói chung và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau trong cuộc sống, dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ngày càng tăng cao ở phụ nữ.

Trước đó bác sĩ Nguyễn Thị Như Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo trong đề tài 'Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Việt Nam đến sinh tại Bệnh viện Hùng Vương' tiết lộ con số gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Một nhóm chuyên gia khác cũng thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ cho biết 90% bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh ở mức độ vừa hay nặng và 41,2% có ý nghĩ hay hành vi tự tử.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đã trở thành một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm trong xã hôi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này xuất phát từ những áp lực nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khi những vấn đề nhỏ không được giải quyết, tâm sự, chia sẻ ; ngày qua ngày những áp lực đó sẽ chồng chất lên nhau khiến nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đau khổ và thậm chí không muốn sống nữa.

Khó khăn về kinh tế

Chị Hà, một người dân quê ở Vĩnh Phúc, chia sẻ với chúng tôi về những nỗi lo lắng thường trực chị phải chịu đựng kể từ khi cậu con trai lọt lòng :

Không biết mọi người thế nào chứ con nhà chị hay ốm đau, rồi quấy khóc vào ban đêm, rồi bướng kinh khủng luôn và nghịch lắm.

Gia đình nhà chị bị có áp lực về kinh tế chưa ổn định và trình độ dân trí kém nên chưa phổ cập để nuôi con theo khoa học hiện đại bây giờ. Muốn sắm sửa cho con nhiều thứ nhưng không có điều kiện để đáp ứng chẳng hạn. Muốn đi học lớp về chăm con nhưng không có điều kiện, rồi thời gian thì còn đi làm. Trình độ dân trí như vậy là thấp vì không nắm bắt được kiến thức nuôi con.

Không có kinh tế thì làm sao sắm sửa được cho con cái tốt nhất. Ví dụ như cái gối đầu chẳng hạn, người ta có điều kiện thì mua cho con cái gối cao su non 400-500 ngàn. Mình chẳng có tiền thì dùng đồ rẻ thôi.

Những tưởng khó khăn về kinh tế, tiền bạc chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của đôi vợ chồng và đứa con nhỏ, nhưng chị Hà cho biết thêm cũng vì không có tiền thuê người trông con để có thể đi làm nên gia đình chị phải chịu cảnh bố mẹ không được sống gần con :

Giờ chưa có điều kiện nên phải đưa con về quê cho ông bà nuôi để đi làm. Xa con, nhớ con !

Gần đây báo chí trong nước cũng liên tục đưa tin về các vụ phụ nữ sau khi sinh con một thời gian tự tử vì quá áp lực với cuộc sống. Có trường hợp một bà mẹ trẻ chỉ còn 24 kg sau khi con chào đời mới được 5 tháng. Chị Liên, ở Yên Bái cũng chia sẻ một câu chuyện khác :

Trước chỗ chị có một mẹ bị trầm cảm mất sớm vì bất đồng về quan điểm nuôi con hiện đại với cổ hủ. Cho con ăn cái này tốt, cái kia không tốt, rồi chuyện kiêng cữ. Nhà chồng cũng khó, con dâu muốn theo ý con dâu, mẹ chồng muốn theo ý mẹ chồng nên bất đồng, sinh ức chế trong bản thân, dẫn đến sữa cũng mất nhiều.

Bất đồng trong cách nuôi con

VIETNAM-POPULATION-SEX-RATIO-BABIES

Các bà mẹ với con nhỏ ở thôn Thổ Hà, tỉnh Bắc Ninh. AFP photo

Nếu chị Hà phải ngược xuôi lo toan những bộn bề về tiền bạc để trang trải cuộc sống, thì chị Liên may mắn hơn vì kinh tế gia đình khá ổn định, có khoản dư dả để lo cho con giai đoạn hậu sinh. Tuy nhiên, áp lực sau sinh của chị lại là câu chuyện khác :

Kinh tế nhà chị cũng tạm ổn, nhưng chỉ có vấn đề ở khác vùng miền nên cách chăm sóc khác. Ở đây thì bảo đẻ xong uống nhiều nước mới có sữa, nhưng ở quê chị bảo phải kiêng nước hết tháng, ra ngoài tháng mới được ăn ít canh từ từ thôi.

Chồng đi làm xa, đêm hôm chăm con cũng vất vả. Con bé con nhà chị mấy tháng đầu nó hay khóc đêm lắm. Đang đi làm mà nghỉ ở nhà với chồng thì không sao, ở với bố mẹ chồng mình không thể thoải mái được. Chồng đi làm xa mình thiếu thốn tình cảm.

Nhiều áp lực khó bày tỏ

Hiện tại có rất nhiều chương trình giáo dục tiền sản dành cho cả người mẹ và người cha, giúp trang bị kiến thức để chăm con tốt hơn và phòng tránh những áp lực dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Các chuyên gia cũng khuyến khích phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con nên có những người bạn để chia sẻ, tâm sự, vơi bớt đi những gánh nặng trong tâm lý.

Chị Liên cho biết cách chị vượt qua những muộn phiền khi nuôi con thơ :

Tự vượt qua mọi chuyện thôi. Lâu lâu chuyện vui còn kể được với bố mẹ đẻ chứ chuyện buồn kể với mẹ đẻ thì mẹ lại sốt ruột nên chẳng kể với mẹ được nhiều, chỉ kể với chồng thôi. Chồng mà không thông cảm thì là điều lớn nhất. Ở trên chị, có gia đình, chồng được chiều quen rồi, vì gia đình có 5 chị em gái, có mỗi anh này là con trai. Lấy vợ về, vợ mà cãi một cái là đi mách các chị ấy, các chị lại xâu vào chửi vợ anh ấy. Thành ra bị cô lập, chị ấy trầm cảm mãi mới vượt qua được.

Nếu chồng không hiểu mình thì trầm cảm dễ xảy ra lắm. Sau sinh nhạy cảm lắm, lại hay tủi thân. Hơi động một cái là nước mắt ứa ra rồi, buồn chán lắm.

Chúng tôi trò chuyện với một bà mẹ bỉm sữa khác là chị Tâm ở Thái Bình. Chị may mắn được làm dâu một gia đình có điều kiện nên không phải lo lắng gánh nặng tài chính khi nuôi con. Nhưng sống giữa vùng nông thôn còn lạc hậu, một phụ nữ trẻ như chị khó kiếm được công ăn việc làm để được độc lập về kinh tế. Suốt nhiều năm nay chị chung sống với gia đình chồng, con còn nhỏ không thể tay xách nách mang ra ngoài xã hội kiếm tiền. Mọi khoản chi phí trong cuộc sống phụ thuộc hết vào gia đình chồng. Chị chia sẻ trong sự buồn chán :

Cuộc sống sau khi sinh của mình khá là vất vả. Sau khi sinh thì ở nhà nuôi con không có việc gì làm. Nhiều lúc cảm thấy mình bị phụ thuộc, không được tự do. Muốn làm gì cũng không có tiền. Nên phụ nữ sau khi sinh hay bị trầm cảm. Một thời gian mình cũng bị trầm cảm vì cái đó. Rồi những lúc con quấy khóc, chồng không hiểu cho, không biết cách chăm con nên có một mình mình vất vả chăm con thôi nên nhiều lúc mệt mỏi. Áp lực vậy nhưng không tìm được người chia sẻ, nhà ngoại thì ở xa, một mình mình tự túc nuôi con nhiều lúc áp lực lắm.

003854

Các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc con tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, tại Sài Gòn. AFP photo

Nhiều phụ nữ Việt Nam luôn đặt câu hỏi rằng tại sao cũng là phụ nữ, cũng cùng cảnh con thơ như nhau mà người phương Tây nuôi con nhàn hạ đến như vậy. Có lẽ một phần do đa số phụ nữ phương Tây đều có công ăn việc làm, mức sống cao hơn cũng như có kế hoạch cụ thể trước khi sinh con, họ chuẩn bị cả về mặt vật chất và tinh thần nên sau khi sinh cuộc sống có phần an nhàn hơn.

Một khía cạnh khác mà khó có thể phủ nhận là do phụ nữ Việt còn phải gắn bó với truyền thống "làm dâu" đã lâu đời trong văn hóa người Việt. Phụ nữ Việt lấy chồng nhiều người phải chung sống, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thậm chí là cả anh em của chồng. Những mâu thuẫn vì thiếu hòa hợp trong lối sống với gia đình chồng dễ đẩy người phụ nữ sau sinh vốn nhạy cảm vào tình trạng "tủi thân".

Chị An, ở Quảng Ninh, tâm sự về sự mệt mỏi khi sống dưới một mái nhà nhiều thế hệ khác nhau :

Nhà chồng có bố mẹ chồng và ba anh em trai. Ăn uống, tắm giặt ... tất cả dùng chung hết. Đi làm về để tiền ra mua thức ăn và sinh hoạt riêng ra đình mình. Có bếp riêng nhưng khi ăn thì bê vào trong phòng ngủ của mình. Ăn xong thì ở ngoài chỗ nhà tắm thì rửa ráy chung ở đó. Hai chú kia cũng có vợ và mỗi người đẻ hai đứa con.

Cũng giống như phần lớn phụ nữ khác, chị An cũng phải đối mặt với áp lực tiền bạc khi ở nhà chăm con không thể phụ chồng lo làm ăn kinh tế :

Tại vì không đi làm, phải ở nhà bế con. Không đi làm công nhân viên chức nhà nước, lao động tự do nên phải bế con cho tới lúc con cứng cáp thì mới đi làm được. Ở nhà không đi làm được nên không có tiền sinh hoạt. Tất cả phụ thuộc vào số tiền chồng làm ra. Một mình chồng phải nuôi hai vợ chồng và hai đứa con. Áp lực kinh tế tiền tài là gánh nặng thứ nhất đó.

Áp lực về tâm lý

Ngoài những áp lực được những người mẹ đang nuôi con nhỏ trực tiếp chia sẻ, phụ nữ sau sinh cũng có thể bị trầm cảm do trải qua những đau đớn trong quá trình sinh nở, tâm lý nghĩ mình xấu đi sau khi sinh, và những bối rối về trách nhiệm làm mẹ. Những người phụ nữ không được hạnh phúc trong hôn nhân, hoặc không được gia đình, xã hội giúp đỡ cũng rất dễ nảy sinh phẫn uất.

Tuy nhiên, có thể nói những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ Việt Nam sau sinh là nỗi lo toan về kinh tế và những mâu thuẫn trong gia đình do truyền thống sống chung cùng gia đình chồng một phần gây nên.

Ở những vùng nông thôn nơi mà kiến thức người dân chưa được cải thiện, phụ nữ lập gia đình thường bị áp lực phải sinh con ngay dù chưa sẵn sàng về mọi mặt, vì người xưa quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ". Đây là quan niệm sai lầm khiến phụ nữ phải đối mặt với sự mỏi mệt, lo toan trăm bề vì sinh con khi chưa có sự chuẩn bị, kế hoạch rõ ràng.

Chừng nào những vấn đề này được khắc phục thì khi đó phụ nữ Việt Nam sẽ không còn nhiều người lâm vào tình cảnh chán chường, đau khổ sau khi sinh con.

Lan Hương, phóng viên RFA

Published in Việt Nam