Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không khai thác du lịch gần căn cứ Cam Ranh vì lý do an ninh quốc gia

RFA, 22/04/2022

Đảo Bình Ba và Hòn Chút thuộc xã Cam Bình gần căn cứ quân sự Cam Ranh không được tiến hành hoạt động du lịch để bảo đảm an ninh cho khu vực trọng yếu này.

camranh1

Hình chụp hôm 12/4/2016 : một sĩ quan Hải quân Việt Nam quay phim các tàu chiến của Nhật ở cảng Cam Ranh - AFP

Mạng VietnamNet ngày 22/4 dẫn văn bản của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa gửi cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh về quyết định vừa nêu.

Văn bản của UBND Thành phố Cam Ranh nêu lại Quyết định hồi ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Hà Nội ; trong đó có qui định rõ ‘khu vực mũ Hời, đảo Bình Ba, Hòn Chút (đảo Bình Hưng) không được tiến hành, phát triển các loại hình du lịch.’ Lý do để bảo đảm an ninh cho căn cứ quân sự Cam Ranh.

UBND Thành phố Cam Ranh đề nghị Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp, thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan, doanh nghiệp du lịch không tổ chức các chương trình lữ hành, quảng cáo các sản phẩm du lịch tham quan đảo Bình Ba, Hòn Chút.

UBND Thành phố Cam Ranh cũng đề nghị Sở Thông tin- Truyền thông Khánh Hòa thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan, doanh nghiệp du lịch gỡ bỏ thông tin trên các trang web liên quan đến việc quảng cáo, bán các chương trình tham quan du lịch tại đảo Bình Ba, Hòn Chút.

Dù có quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2015 cũng như một số qui định như phải có ý kiến Bộ Quốc phòng khi thực hiện các dự án có liên quan đến khu vực căn cứ quân sự Cam Ranh ; thế nhưng trong những năm gần đây dịch vụ du lịch được gọi là tự phát xuất hiện tại khu vực này.

Hải quân Việt Nam có căn cứ tại Vịnh Cam Ranh. Đây là cảng nước sâu được đánh giá tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Gần đó còn có sân bay mà máy bay vận tải hạng nặng và oanh tạc cơ có thể cất cánh và hạ cánh.

**********************

Vit Nam cm du lch đo Bình Ba, Bình Hưng vì lý do an ninh

VOA, 22/04/2022

Gii hu trách Vit Nam va ra quyết đnh cm hot đng du lch đo Bình Ba và Bình Hưng vi lý do đm bo an ninh cho căn c quân s ti Cam Ranh.

camranh2

Đo Bình Ba được gii thiu trên các website v du lch Nha Trang - Cam Ranh.

Quyết đnh được thông tin vào ngày 22/4, khi UBND thành ph Cam Ranh đ ngh S Du lch, S Thông tin Truyn thông và các cơ quan liên quan phi hp thông tin, yêu cu các doanh nghip "không được tiến hành, phát trin các loi hình du lch và qung cáo sn phm ti đo Bình Ba và Bình Hưng (Hòn Chút)", theo VnExpress.

Ngoài ra, các thông tin qung bá v du lch hai đo này trên các website, mng xã hi hay các nn tng khác cũng b yêu cu g b.

Bình Ba, Bình Hưng là các đo nm trong nhóm "T Bình" (cùng vi đo Bình Lp và Bình Tiên). Khu vc này ni tiếng vi các bãi bin đp, còn hoang sơ và giá c sinh hot bình dân.

Vào năm 2015, th tướng Vit Nam lúc đó là ông Nguyn Tn Dũng đã ký quyết đnh yêu cu không được phát trin du lch ti hai đo trên và khu vc Mũi Hi. Nhưng trong nhng năm qua, các công ty du lch và người dân đa phương vn t chc và qung cáo các tour du lch đến khu vc này, khiến nhiu nơi b ô nhim môi trường vi đy rác thi.

Các đo trên nm trong trong vnh Cam Ranh, nơi có căn c quân s trng yếu ca Vit Nam. Tp chí "National Interest" hi tháng 5/2016 có bài viết vi ta đ "Căn c quân s ca Vit Nam quyết đnh s phn ca Bin Đông", trong đó cho rng c M, Nga và Nht Bn đu mong mun đt căn c ti vnh này. Đây được xem là cng nước sâu tt nht Đông Nam Á. Gn khu vc này còn có sân bay cho phép ct, h cánh máy bay vn ti hng nng và máy bay ném bom chiến lược.

T báo cho rng nếu mt quc gia nào có được quyn s dng căn c hi quân này thì quc gia khác mun đc chiếm Bin Đông cũng s vô cùng khó khăn.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Cảng Cam Ranh, biểu tượng cho quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt (RFI, 13/06/2017)

Ngày 12/06/2017, Hải Quân Hoa Kỳ thông báo một chiến hạm của Mỹ đang ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để được bảo trì. Đây là hoạt động mới nhất trong một loạt những động thái cho thấy sự tiến triển trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, trong bối cảnh chưa ai nắm rõ về chính sách của tổng thống Donald Trump về Châu Á nói chung. Trang The Diplomat ấn bản ngày 13/06/2017 có một bài nhận định về sự kiện này.

camranh1

Cảng Cam Ranh của Việt Nam theo một bản vẽ nghiên cứu năm 1985 của Liên Xô (wikipedia.com)

Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội đã phát triển mạnh trong những năm qua trong khuôn khổ đối tác toàn diện, được ký kết vào năm 2013 dưới thời tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ này được thể hiện qua các cuộc trao đổi, tập huấn chung và trợ giúp nâng cao khả năng bảo vệ an ninh của cảnh sát biển Việt Nam trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh nay được gọi là Cảng Quốc Tế, mà trên nguyên tắc sẵn sàng tiếp nhận các chiến hạm từ mọi nước đến để sửa chữa, bảo trì. Ngoài tàu chiến Hoa Kỳ, cảng này đã tiếp đón rất nhiều chiến hạm đến từ các nước Nhật, Pháp, Trung Quốc, Philippines và Singapore.

Riêng các chiến hạm của Mỹ đã bắt đầu ghé cảng Cam Ranh để bảo dưỡng từ tháng 9/2016. Vào đầu tháng 6 vừa qua, khu trục hạm USS John S. McCain đã ghé Cảng Quốc Tế Cam Ranh trong một "chặng dừng kỹ thuật thông thường". Trong thời gian đi thăm Việt Nam, cùng với một phái đoàn nghị sĩ Quốc hội Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain đã lên thăm chiến hạm mang tên người bố và người ông của ông, hai người đã tham chiến ở Thái Bình Dương trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai. Phái đoàn nghị sĩ Mỹ lúc đó cũng đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sự hiện diện của tàu John S. McCain ở Cam Ranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang tiến triển tốt, không chỉ bởi vì vai trò của thượng nghị sĩ McCain trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, mà còn bởi vì vào năm 2016, chiến hạm John S. McCain cùng với chiến hạm USS Frank Cable là những tàu đầu tiên của Hải Quân Mỹ ghé thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh kể từ khi cảng này mở cửa trở lại vào tháng 3/2016.

Hôm qua, Hải Quân Mỹ xác nhận là một chiến hạm khác của Mỹ, USS Coronada, tàu tác chiến ven biển, cũng đang ghé cảng Cam Ranh từ ngày 11 đến 15/06 để được bảo trì. Chuyến "thăm kỹ thuật" của tàu này ở Cam Ranh là minh chứng đầu tiên cho khả năng bảo trì cho các tàu tác chiến ven biển (LCS) được triển khai luân phiên, thuộc lực lượng đặc nhiệm Task Force 73 của Hạm Đội 7, lực lượng hiện đang phối hợp các cuộc thao dượt ở Đông Nam Á.

Mặc dù nơi bảo trì và tiếp tế chính của các tàu LCS là ở Singapore, Hải Quân Mỹ đang cần có thêm những cảng như Cam Ranh để tăng cường hỗ trợ các chiến hạm của Hoa Kỳ trong khu vực.

Thanh Phương

******************

Tàu hải quân Mỹ, Nhật cập cảng Việt Nam (VOA, 13/06/2017)

Các chiến hm M và Nht Bn đang có mt Vit Nam trong các chuyến cp cng được cho là "mang tính biu tượng" trong bối cnh Trung Quc đang mnh m cng c ch quyn Bin Đông.

camranh2

Tàu hải quân USS Coronado ca M.

Bộ Quc phòng M cho hay rng tàu USS Coronado thc hiên chuyến thăm đ bo dưỡng ti cng Cam Ranh thuc tnh Khánh Hòa t ngày 11 đến 15/6.

Chuẩn Đô đc Donald Gabrielson, Tư lnh Nhóm Hậu cn Tây Thái Bình Dương/Lc lượng đc nhim 73, cho biết : "Chuyến thăm k thut này nâng cao năng lc bo dưỡng vin chinh ca chúng tôi và tăng cường quan h hp tác ca chúng tôi vi Vit Nam".

Quan chức hi quân M nói thêm rng "các chuyến thăm kỹ thut mang li li ích cho c hai quc gia và tăng cường tính linh hot v mt đa lý trong công tác sa cha và duy trì trng thái sn sàng cao cho tàu".

camranh3

USS John S. McCain được coi là "di sn" ca gia đình thượng ngh sĩ John McCain.

Ông cũng "đánh giá cao cơ hi hp tác vi Vit Nam và mong mun làm việc cùng nhau đ tăng cường s n đnh và xây dng các mi quan h cùng có li".

USS Coronado tới Vit Nam ít ngày sau chuyến cp cng Cam Ranh ca tàu khu trc đươc trang b tên la dn đường USS John S. McCain. Thượng ngh sĩ John McCain đã lên tàu được đt tên theo cha và ông ca ông khi nó có mt cng chiến lược ca Vit Nam nhm th hin "s hòa gii gia M và Vit Nam, cũng như nhc nh các đng minh và k thù ca chúng ta v cam kết lâu dài ca Hoa Kỳ ti khu vc".

Trong khi đó, một con tàu ca lc lượng tun duyên Nht Bn hôm 13/6 đã cp cng Đà Nng trong chuyến thăm kéo dài ti ngày 19/6. Fiji News đưa tin rng tàu này s tham gia mt cuc hun luyn chung vi cnh sát bin Việt Nam.

Trang tin này dẫn li các ngun tin nói rng chuyến thăm đu tiên ca tàu tun duyên Nht nhm tăng cường hp tác an ninh bin gia hai nước gia lúc Trung Quc mnh m tuyên b ch quyn Bin Đông.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/06/f/fd/fd4d4148-fe59-4132-b7d5-5df54df753f2.mp4

*******************

Tàu USS Coronado vào 'thăm kỹ thuật' Cảng Cam Ranh (BBC, 14/06/2017)

Tàu USS Coronado (LCS 4) đang thực hiện bảo dưỡng dự phòng viễn chinh trong khuôn khổ chuyến thăm kỹ thuật tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam từ ngày 11 đến 15 tháng 6 năm nay.

camranh4

Tàu USS Coronado trong hình tư liệu ở vùng biển Thái Lan : Hiện tàu này đang thăm Cảng Cam Ranh của Việt Nam

Tin tức này được Đại sứ quán Hoa Kỳ cung cấp cho báo chí hôm 14/06 và cũng được đăng trên trang America's Navy của Hải quân Hoa Kỳ.

Năm 2012 một tàu vận tải của Hoa Kỳ đã vào Cảng Cam Ranh.

Hồi đầu tháng 6 năm nay cũng có một tàu chiến Mỹ vào nơi đây.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, trong thông cáo báo chí bằng tiếng Việt cho hay :

"Chuyến thăm kỹ thuật này đánh dấu lần đầu tiên hoạt động bảo dưỡng viễn chinh được thực hiện cho phiên bản tàu tác chiến ven bờ thuộc lớp Independence triển khai luân phiên".

Cũng nguồn này trích Chuẩn Đô đốc Donald Gabrielson, Tư lệnh Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương/Lực lượng đặc nhiệm 73, cho biết :

"Chuyến thăm kỹ thuật này nâng cao năng lực bảo dưỡng viễn chinh của chúng tôi và tăng cường quan hệ hợp tác của chúng tôi với Việt Nam".

camranh5

Khu trục hạm USS John McCain của Hải quân Hoa Kỳ. Hôm đầu tháng 6, tàu này đã 'cập bến' ở Cảng Cam Ranh của Việt Nam

Phía Hoa Kỳ, qua lời ông Gabrielson, nói "Chúng tôi đánh giá cao cơ hội hợp tác với Việt Nam và mong muốn làm việc cùng nhau để tăng cường sự ổn định và xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi".

Chỉ trong năm 2017, Hải quân Mỹ hạ thủy chín tàu thế hệ mới nhất gồm USS Coronado (LCS 4) mà tính năng có cả phần phóng các drone không người lái, phá ngư lôi, chống ngầm và hỗ trợ tàu lớn tác chiến chống hạm.

Hôm đầu tháng, khu trục hạm USS John S. McCain lớp Arleigh Burke cũng vào Cảng Quốc tế Cam Ranh.

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã có chuyến thăm đến Việt Nam cùng thời gian và lên khoang chiếc tàu mang tên cha và ông của ông.

Như thế, trong vòng chưa đầy một tháng, hai chiến hạm của Hoa Kỳ đã vào Cảng Cam Ranh, dù cách gọi của hai lần hơi khác nhau.

Chuyến đến của tàu USS John McCaini là "dừng bến kỹ thuật thường lệ" (routine technical stop), còn của USS Coronado thì lên thành "thăm kỹ thuật" (technical visit) nhưng tờ The Diplomat gọi là "để bảo trì" ở Cam Ranh.

Cảng nước sâu Cam Ranh

Các tài liệu quốc tế đánh giá rằng nhờ lối vào hẹp và đáy biển sâu, Vịnh Cam Ranh là nơi có ưu thế tự nhiên cho quân cảng thuộc loại "tốt nhất thế giới".

Daniel Larter trên trang của Hải quân Hoa Kỳ (05/2016) đã viết rằng đây là quân cảng "dễ phòng thủ lại có lối ra thẳng Biển Nam Trung Hoa" và từng được giới tham mưu và kế hoạch quân sự Mỹ "mến mộ".

camranh6

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đáp xuống sân bay Cam Ranh để sau đó đến thăm tàu vận tải USNS Richard E. Byrd khi tàu này cập cảng ở Vịnh Cam Ranh

"Hồi tháng 3 năm đó, một cảng quốc tế được mở sẽ đem lại các cơ hội cho Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam", báo Navy Times của Hoa Kỳ trích Đô đốc Scott Swift phát biểu vào tháng 5/2016.

Hoa Kỳ từng dùng quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam cho đến năm 1972.

Sau 1975, chính phủ Việt Nam thống nhất cho đồng minh Liên Xô vào đóng tại đây cho đến 2002.

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói về Cảng Cam Ranh :

"Lối vào cho các tàu hải quân Hoa Kỳ tới cơ sở này là yếu tố trọng yếu trong quan hệ Mỹ - Việt".

Hôm 03/06/2012, ông Leon Panetta đã đến thăm tàu vận tải USNS Richard E. Byrd khi tàu này cập cảng ở Vịnh Cam Ranh.

Giới chức Việt Nam phân biệt ra quân cảng Cam Ranh chỉ cho Hải quân nước họ và phần Cảng Quốc tế Cam Ranh để cho các tàu nước ngoài vào sửa chữa.

camranh7

Vịnh Cam Ranh có địa thế đặc biệt cho các tàu trú ẩn đồng thời có thể ra tấn công ở Biển Đông nhanh chóng : Ảnh từ boong tàu vận tải USNS Richard E. Byrd ở Vịnh Cam Ranh năm 2012

Tuy nhiên đó chỉ là sự khác biệt về mặt kỹ thuật trong khi đối với các tàu chiến nước ngoài, vị trí đặc biệt của toàn bộ Vịnh Cam Ranh và quyền tiếp cận khu vực này có ý nghĩa chiến lược quân sự đối với Biển Đông.

Hồi cuối năm 2016 có tin Hải quân Nga "trở lại đóng tại Cảng Cam Ranh" nhưng tin này bị Việt Nam bác bỏ.

Cũng vào tháng 10/2016, Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc vào Cảng Quốc tế Cam Ranh.

Thế nhưng tin tức không nói các tàu Trung Quốc có sử dụng các cơ sở bảo trì, sửa chữa gì tại đây hay chỉ thăm để để giao lưu với hải quân nước chủ nhà.

Chuyến thăm kỹ thuật vào Cam Ranh của tàu USS Coronado là một phần trong công tác hỗ trợ triển khai Hoạt động Giao lưu Hải quân với Việt Nam, thuộc một chương trình rộng hơn Hoa Kỳ tiến hành với Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, theo giới chức Mỹ.

***********************

Tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đến Đà Nẵng (RFA, 13/06/2017)

camranh8

Tàu tuần tra Nhật Bản, Echigo. AFP photo

Trưa 13/6 tàu Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản Echigo chở 85 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm thành phố Đà Nẵng kéo dài 7 ngày từ 13 đến 19/6.

Tin trong nước cho biết trong chuyến thăm này cảnh sát biển Nhật Bản sẽ chào xã giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam ; thăm Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải khu vực II ; chào xã giao UBND thành phố Đà Nẵng và trao đổi về chương trình tập luyện chung trên biển.

Chuyến thăm được nói là nhằm tiếp tục khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản để đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực.

Published in Việt Nam

Biển Đông : Việt Nam dùng Cam Ranh để kết thêm bạn

The Economist tuần này có bài viết mang tựa đề "Việt Nam dùng quân cảng Cam Ranh để kết thêm bạn mới", với ghi nhận, vịnh Cam Ranh lại hồ hởi đón tiếp các chiến hạm Mỹ.

camranh1

Cảng Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. flickr

Tờ báo nhận định, đây có lẽ là cảng nước sâu thiên nhiên tốt nhất Đông Nam Á. Trong thời kỳ đô hộ, Pháp có một hạm đội ở đây. Các tàu Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong chiến tranh Nga-Nhật, người Nhật đặt căn cứ ở Cam Ranh trong Đệ nhị Thế chiến, và người Mỹ dùng Cam Ranh là quân cảng chính trong chiến tranh Việt Nam.

Sau khi Mỹ rút quân, và miền Bắc cộng sản chiến thắng, chính phủ của nước Việt Nam thống nhất đã cho Liên Xô thuê căn cứ hải quân tại đây. Nga trả lại Cam Ranh năm 2002, và ngày nay khách du lịch Nga đổ xô đến cảng quốc tế Cam Ranh với các phi đạo do người Mỹ xây dựng, để đến các bãi biển gần đó của Nha Trang.

Hiện nay Việt Nam có vẻ theo chính sách "Ba Không" : không liên minh quân sự, không có căn cứ ngoại quốc và không liên kết với một nước nào để chống lại nước thứ ba.

Dù vậy, bên cạnh căn cứ hải quân Việt Nam ở Cam Ranh, là cơ sở tiếp nhận các tàu quân sự nước ngoài. Trên lý thuyết, đây là vấn đề thuần túy thương mại. Cảng Cam Ranh mở rộng tiếp đón tàu của bất kỳ nước nào muốn chi trả để có được dịch vụ sửa chữa và tiếp nhiên liệu. Nhưng Cam Ranh còn phục vụ cho các mục tiêu chiến lược : gởi một thông điệp thách thức cho bành trướng Trung Quốc, qua việc mở rộng quan hệ quân sự giữa Việt Nam và một nhóm nước ngày càng đa dạng.

Tình cảm chống Trung Quốc ngày càng sâu đậm nơi những người dân Việt bình thường. Việt Nam đã chiến đấu chống lại cả Mỹ và Trung Quốc trong thập niên 70. Nhưng lúc này người Mỹ lại được người dân tiếp đón với thiện cảm, trong khi nhiều người Việt vẫn tin chắc rằng Trung Quốc vẫn luôn âm mưu xâm chiếm lãnh thổ nước mình.

Năm 2014, Bắc Kinh đã cho kéo một giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa, gây ra những vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam. Sau đó đôi bên đã thận trọng tránh gây căng thẳng. Trung Quốc rút giàn khoan đi, còn Việt Nam không ồn ào chỉ trích việc giải quyết tranh chấp song phương, như Bắc Kinh vẫn đòi hỏi. Nhưng đối với Việt Nam, vấn đề căn bản vẫn không thay đổi : làm thế nào một quốc gia nhỏ bé và nghèo nàn có thể tự vệ trước một nước lớn hơn, giàu hơn ?

Philippines dưới quyền ông Rodrigo Duterte đã đi tiên phong trong một giải pháp : rõ ràng là sự đầu hàng. Để đổi lấy đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, ông Duterte đã quyết định không gây áp lực với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Còn Việt Nam thì sử dụng vịnh Cam Ranh, cố gắng làm cách khác : đó là đa dạng hóa.

Từ khi khai trương cơ sở dịch vụ cách đây một năm, Cam Ranh đã đón tiếp 19 tàu từ 10 quốc gia. Trung Quốc và Hoa Kỳ đến nhiều nhất – mỗi nước ba tàu. Nhưng những chuyến viếng thăm khác là từ các nước đã bày tỏ những dạng thức chống đối lại tham vọng bành trướng trên biển của Bắc Kinh, trong đó có Pháp và Nhật Bản. Việt Nam dường như đang nhắc nhở Trung Quốc là họ có được bao nhiêu bạn bè cũng như người tranh chấp, và làm thế nào giám sát được các chiến hạm của họ.

Chiêu tuyên truyền : Đóng vai nhà thơ Hàn Quốc ca ngợi lãnh tụ Bắc Triều Tiên

Cũng về Châu Á, các tuần san dành nhiều trang để nói về Kim Jong-un, người mới đây đã dám thách thức tổng thống Mỹ Donald Trump, khi lại cho bắn hỏa tiễn – dù lần này thì thất bại. Le Point có hồ sơ "Những chú nhóc làm rung chuyển thế giới", còn Le Courrier International nói về "Bắc Triều Tiên, vòng xoáy không có hồi kết".

Le Point nhận định, ban đầu không ai nghĩ là cậu thanh niên mập mạp với nét mặt trẻ thơ, mê bóng rổ ấy lại trở thành một nhà lãnh đạo có quyền sinh quyền sát thực sự, tại đất nước khép kín nhất thế giới, và thách đố nước Mỹ hùng mạnh.

Đặc phái viên Sébastien Falletti đã tiếp xúc với ông Jang Jin-sung, nhà thơ Bắc Triều Tiên sang tị nạn tại Hàn Quốc năm 2004. Hồi còn ở Bình Nhưỡng, ông Jang thuộc tầng lớp tinh hoa, từng được Kim Jong-il trao tận tay một chiếc đồng hồ Rolex trị giá 11.000 đô la, để thưởng công những bài thơ ca ngợi lãnh tụ.

Jang là sĩ quan binh đoàn 19, phụ trách mảng thi ca của ban 5, tức ban văn chương, trực thuộc Mặt trận Thống nhất. Đây là cơ quan đầy quyền lực, đóng vai trò đầu tàu trong trận chiến tranh cân não với miền Nam. Ông có nhiệm vụ cao siêu và nhạy cảm là làm thơ ca ngợi "Lãnh tụ kính yêu", trong vai một nhà thơ Hàn Quốc.

Jang được phép vào vùng cấm là căn phòng hai lớp khóa của thư viện. Mỗi ngày ông đọc các nhật báo và tác phẩm từ Seoul để dễ nhập vai một nhà văn "chống đế quốc" ở Hàn Quốc. Chính từ những giờ phút đọc trong tĩnh lặng này, mà viên sĩ quan tuyên truyền phát hiện ra một thế giới khác, và bắt đầu nghi ngờ chế độ. Cho đến khi để quên một cuốn sách cấm trong métro – một tội phạm có thể bị đưa đi cải tạo lao động, mà Jang bất ngờ quyết định đào thoát.

Kim Jong-un và hệ thống điều hành trong bóng tối

Ngày nay, trong văn phòng nhỏ bé, mang một cái tên giả và được bảo vệ ở Seoul, ông Jang quan sát kỹ càng sự thăng tiến của Kim Jong-un, thế hệ thứ ba của chế độ "cộng sản" Bắc Triều Tiên. Ông tiết lộ : "Kim Jong-un có quyền lực, nhưng trước hết là một biểu tượng. Trên thực tế, Bắc Triều Tiên do một tổ chức bí mật điều hành trong bóng tối".

Đó là Bộ Tổ chức Chỉ đạo (OGD) của Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên, một hệ thống chỉ huy hàng chục ngàn nhân viên chuyên giám sát đảng viên các cấp, từ thôn làng cho đến các nhân vật thân cận lãnh tụ. Jang cho biết : "OGD hoạt động như một cơ quan làm truyền thông cho các ngôi sao. Họ đã thiết kế việc tôn sùng lãnh tụ Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), và phải luôn giữ gìn huyền thoại về lãnh tụ thần thánh. Do đó, rất cần giữ bí mật".

OGD là tác phẩm của Kim Jong-il (Kim Chính Nhật), người đã tôn xưng cha mình làm "Chủ tịch vĩnh hằng", và dựa vào thuyết Juche (Chủ thể) để khẳng định sự khác biệt với khối cộng sản của Moskva và Bắc Kinh. Lee Yun-keol, một người đào thoát khác xác nhận : "Chủ nghĩa cộng sản chỉ là vỏ bọc của chế độ, thực ra trước hết là dân tộc chủ nghĩa".

Một nhóm bí mật do bốn cố vấn của Kim Jong-il lãnh đạo, trong đó có tướng Hwang Pyung-so, người đứng đầu Tổng cục Chính trị của quân đội, giựt dây Kim Jong-un từ trong bóng tối. Ông Jang nói : "Đó là quan hệ đôi bên cùng có lợi. Họ cần Jong-un để duy trì quyền lực, còn lãnh tụ trẻ tuổi cần đến họ để tạo ra hình ảnh đẹp đẽ trong dân chúng".

Chỉ trong vài năm, các cố vấn trong bóng tối đã thành công trong việc biến một người vô danh thành "Người cha dân tộc", với ngoại hình giống hệt ông nội Kim Nhật Thành, từ trang phục cho đến kiểu tóc ; gợi nhớ đến thời kỳ mà miền Bắc giàu có hơn miền Nam.

Nhưng theo truyền thống, Kim Jong-un cũng phải chia sẻ quyền lực với các thành viên trong gia đình. Việc này khá phức tạp vì Kim Jong-il có nhiều dòng con. Người ta cho rằng người chị Kim Seol-song, con của Jong-il với bà vợ chính thức, là nhân vật số hai của chế độ. Còn một đối thủ tiềm năng, người anh cùng cha khác mẹ là Kim Jong-nam thì đã bị trừ khử trong vụ ám sát đình đám ở Malaysia vừa qua.

Bình Nhưỡng thêm cô lập sau vụ ám sát Kim Jong-nam

Trong bài "Một chế độ ngày càng bị cô lập" của Nihon Keizai Shimbun có trụ sở ở Tokyo, được Le Courrier International trích dịch, tác giả cho rằng vụ ám sát này sẽ mang lại những hậu quả nặng nề cho Bắc Triều Tiên.

Trong vụ Kim Jong-nam, Bình Nhưỡng gây áp lực bằng cách cấm công dân Malaysia ra khỏi Bắc Triều Tiên, Kuala Lumpur cũng đáp trả tương tự, nhưng Malaysia rốt cuộc đành chịu thua. Trả lại thi thể Kim Jong-nam cho Bình Nhưỡng, Malaysia đã bị mất đi chiếc chìa khóa để làm sáng tỏ vụ án. Nhưng mạng sống của 9 con tin Malaysia rõ ràng quan trọng đối với chính phủ của thủ tướng Razak, hơn là sinh mạng 300 công dân Bắc Triều Tiên đối với Kim Jong-un.

Cho đến nay, Malaysia là quốc gia Châu Á duy nhất chấp nhận miễn visa cho công dân Bắc Triều Tiên. Mất đi ưu tiên này là một đòn nặng cho các hoạt động của chế độ Bình Nhưỡng ở nước ngoài. Nhờ được miễn visa, Bắc Triều Tiên có thể thành lập các công ty bình phong ở Malaysia. Cho dù có liên hệ với chương trình nguyên tử và đạn đạo, nhưng Kuala Lumpur vẫn không áp dụng chặt chẽ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Tham vọng của Nga tại Trung Đông

Nga chơi trò gì ở Syria ? Đó là câu hỏi của tờ Ha’Aratz có trụ sở ở Tel Aviv, được Le Courrier International trích dịch. Theo tờ báo, Moskva với nền kinh tế yếu kém, chẳng mang lại lợi lộc gì cho Trung Đông.

Một trong những câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi "Nga làm gì ở Syria", là Nga quyết tâm tiễu trừ Hồi giáo cực đoan, sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến thiểu số người theo đạo Hồi hiện chiếm 7% dân số. Một số người nghĩ rằng cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ giúp tổng thống Nga xoay hướng chú ý của dư luận khỏi cuộc chiến Ukraine. Số khác khẳng định đó là nhằm duy trì căn cứ hải quân Tartus của Nga ở Syria.

Trên thực tế, vượt lên trên tất cả là ý hướng của điện Kremlin, muốn lại trở thành nhân tố quan trọng ở Trung Đông. Ông Putin muốn chứng tỏ rằng nước Nga vẫn là siêu cường như thời kỳ huy hoàng trước đây trong chiến tranh lạnh.

Nhưng 18 tháng sau khi Nga ra tay can thiệp, kết quả rất ít ỏi. Chế độ Assad được cứu vãn, Putin không chỉ giữ được Tartus mà còn lập thêm một căn cứ không quân mới ở Latakia. Tuy nhiên các cường quốc phương Tây vẫn duy trì trừng phạt, vụ khủng bố métro Saint-Petersburg hôm 4/4 cho thấy mối đe dọa Hồi giáo vẫn còn đó. Putin tuy đã thắng được cuộc chiến hình ảnh qua việc bênh vực Assad, nhưng các chế độ độc tài và vương quốc Hồi giáo trong khu vực lại không muốn lao vào vòng tay của Moskva.

Mặc cho các bài diễn văn đẹp đẽ, Nga vẫn là một nền kinh tế kém phát triển, chẳng cung ứng được gì nhiều ngoài vũ khí, công nghệ hạt nhân, năng lượng và lúa mì. Năm ngoái Nga đã trở thành nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu cho Ai Cập, doanh số vũ khí bán cho Trung Đông và Bắc Phi từ 2006 đến 2015 đạt 12,7 tỉ đô la. Tuy nhiên đó không phải là nhờ tính hiệu quả của vũ khí Nga, mà do phương Tây không muốn cung cấp cho các chế độ độc tài.

Thế giới quan ngại về cuộc bầu cử tổng thống Pháp

Các tuần báo tiếp tục tập trung cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp. L’Express nói về "Cuộc sống thực của các ứng cử viên", tiết lộ các chi tiết về đời tư như nhà cửa, sở thích ẩm thực, phong cách ăn mặc. L’Obs quan tâm đến ứng viên nhiều triển vọng "Macron, những bí mật cuối cùng của chiến dịch".

Về vấn nạn tin giả trong các cuộc bầu cử, Le Point chạy tựa "Thất bại của sự thật". Các nhà khoa học giải thích vì sao bộ óc chúng ta sẵn sàng tin mọi thứ, và cách hoạt động của những kẻ cơ hội trên internet. Cũng về bầu cử tổng thống Pháp, Le Courrier International lướt qua một vòng nhận định của báo chí các nước.

Tuần báo tiếng Anh The Economist đăng ảnh chú gà trống Gô-loa đang hoảng hốt dùng cánh che mặt trên trang bìa, với dòng tựa bằng tiếng Pháp "Zut alors !" (dịch nôm na "Suýt nữa thì tiêu !"), và tựa nhỏ phía dưới "Cuộc bầu cử nguy hiểm của nước Pháp".

Thụy My

Published in Việt Nam