Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo Hà Nội đang đề xuất thí điểm "Thành phố nói không với thịt chó, mèo".

Tôi chẳng tin tưởng mấy.

thitcho1

Một cửa hàng bán thịt chó ở Hà Nội hôm 10/12/2021 (minh họa) - AFP

Xuất phát từ nguy cơ sợ nhiễm bệnh từ chó mèo cũng vậy, mà vì sợ khách du lịch quốc tế bị phản cảm cũng thế.

Chẳng thành công đâu.

Vì những người thích ăn thịt chó không phải đều là quân ăn thùng uống vại, ham ăn hốt uống, phàm phu tục tằn đến nỗi cái gì cũng nhét vào miệng được. Cũng không phải là người lạnh lẽo tình cảm, không biết yêu thương động vật.

Đơn giản chỉ vì thịt chó ngon thật !

Hội yêu chó… theo ký

Trên đê Nhật Tân (Hà Nội) từng có một chuỗi các quán thịt chó gần sát nhau, trong đó có một số quán mang những cái tên na ná : Anh Tú, Anh Tú Béo, Anh Tú xịn, Anh Tú thật, Anh Tú nhà lá… Gió từ sông lộng vào mát rười rượi, ngồi khề khà với bạn bè thân thiết quanh những món ăn ngon đến chảy nước dãi, đó là một mỹ vị của đời sống.

Nói thẳng thắn và công bằng thì trong cuộc đấu tranh bảo vệ chó quyền từ nhiều chục năm nay, sở dĩ những người bảo vệ chó quyền chưa thể giành được thắng lợi vẻ vang, vì chính lý do giản dị này.

Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt… không thể so sánh với thịt chó về độ ngon, lạ miệng và đặc sắc của nó.

Đó là sự thật. Nếu không thì các tay tổ sành ăn đời ông bà chúng ta đã không cảm khái mà thốt lên cái câu để đời :

Sống trên đời ăn miếng dồi chó

Xuống âm phủ không có mà ăn.

Ý văn học của tuyệt tác thi ca ẩm thực trên là dồi chó ngon ngon ngon lắm, tranh thủ lúc còn sống thì ăn cật lực đi kẻo chết vẫn ấm ức vì thèm.

Tả một miếng mỹ thực mà vừa trực diện, vừa triệt để đến thế, hẳn tác giả phải trải nghiệm sâu sắc, hoặc có những giác quan nhạy bén tột độ với miếng ngon.

Tôi cũng từng là người nghiện thịt chó, đồng thời vẫn là người yêu động vật thành thật và thực tế. Ví dụ không bao giờ đánh đập, tạt nước sôi, ném đá, hành hạ chó mèo hay bất cứ con vật nào. Luôn thật sự yêu thương, cho ăn, vuốt ve, nói chuyện… với chó mèo cưng của người khác.

Nghe thế ai cũng cười, nhưng tôi thấy rất nhiều người giống tôi. Và không có gì là éo le, mâu thuẫn trong đó cả.

Nhưng tôi đã ngừng ăn thịt chó từ rất lâu, gần 20 năm rồi. Không phải vì sợ nhiễm bệnh, sợ du khách quốc tế thấy mình hoang dã và phản cảm, hay vì không thấy nó ngon nữa.

Miếng dồi, miếng nướng vẫn cực kỳ ngon, nhưng tôi không chọn đi ăn thịt chó nữa.

Có lẽ vì ngày càng bận rộn, kết thúc công việc trong ngày thì cơ thể đã rã rời, chỉ muốn mau chóng về nhà tắm nước nóng rồi nằm duỗi dài trong chăn lướt Tik Tok để cho cái não đã bị kích thích cả ngày lười biếng trở lại.

Có lẽ vì bạn bè người nào cũng như thế, thời gian dành cho gia đình, công việc và bản thân ngày càng được ưu tiên, nên dần dần cả số lượng và chất lượng đều được chắt lọc. Chỉ muốn và cần gặp tri kỷ, ở bất cứ đâu, ly cà phê, tách trà, nhấm nháp chút thời gian yên lặng bên nhau đã đủ.

Thêm một lý do rất quan trọng nữa ngoài việc không còn thời gian cho những cuộc chè chén dài hai ba tiếng, là khi tôi chuyển chỗ ở thì đồng bọn thích thịt chó cũng tan tác, tản mác mỗi đứa một nơi hết.
Tìm đồng bọn mới chỉ để đi ăn thịt chó thì không phải là ưu tiên nữa.

Chứ nếu có, tôi cũng không dám chắc mình có thể hoàn toàn không động đến một miếng thịt chó nào nữa như suốt gần 20 năm nay hay không.

Hành động thích nghi với môi trường, có lẽ là vậy.

Việc (đề nghị) chọn Hà Nội làm thí điểm thành phố không có người ăn thịt chó mèo, ngoài lý do nơi này là thủ đô, kiểu "phương diện quốc gia", thì còn một lẽ nữa là dân Bắc thoải mái và phổ biến ăn thịt chó hơn rất nhiều so với dân các vùng khác.

Tôi ở Sài Gòn. Miền Nam vốn là nơi có đủ sắc dân từ nhiều tỉnh thành, vùng miền, dân tộc… đến sinh sống. Dân Bắc di cư vào từ trước 1975, sống quần tụ thành từng khu, đồng thời cũng mang "văn hóa" ăn thịt chó vào vùng đất mới.

Trước kia, khi khu vườn rau Lộc Hưng còn chưa bị giải tỏa, thỉnh thoảng đi qua đấy, tôi còn bắt gặp mấy anh mấy chú hàng xóm với nhau xoay trần ra cầm mớ rơm thui con chó vàng bóng.

Sài Gòn cũng từng có cả những con hẻm thịt chó, trong hẻm san sát toàn các quán thịt chó và thực khách cũng đông nghịt, như Cống Quỳnh (quận 1) một dạo chẳng hạn.

Nhưng nhìn chung, dân miền Nam không phổ biến thói quen ăn thịt chó. Đặc biệt không nuôi chó như cách nuôi con gà con lợn, xem nó là nguồn thực phẩm tươi sống dự trữ trong nhà, hàng ngày vẫn gọi êu êu Vện Vện nhưng chỉ chờ dịp là đè Vện ra oánh chén, như thói quen của không ít dân Bắc nói chung.

Có một số vùng còn nâng thịt chó, thịt mèo lên thành đẳng cấp ẩm thực : đám cưới phải có thịt chó, thịt mèo mới gọi là oách.

Khác với miền Bắc, dân Nam thường do tò mò hoặc được bạn bè rủ đi ăn thịt chó. Cũng ăn, cũng thấy ngon, cũng ghiền. Nhưng đã nuôi thì thường xem là thú cưng. Dù nuôi với mục đích giữ nhà thì con chó thường vẫn được cưng chiều nhất hạng. Với người nuôi vì yêu thích thì nó chính là em bé nhỏ nhất trong nhà, là "con ruột", nguồn động lực vô biên biết nhảy chồm chồm và vẫy tít cái đuôi mỗi buổi chiều đón ta về. Với ông bà thì khỏi nói. Con cháu đi làm đi học hết cả ngày, có một đứa bốn chân luôn nhõng nhẽo quấn quýt, đòi ăn, đòi chăm bẵm, nghịch ngợm quấy phá để ông bà vừa bực vừa vui. Là giải pháp rất tốt để tránh khỏi cuộc sống thụ động và nhàm chán cả về tinh thần lẫn thể lực.

Sự khác nhau đó là một thói quen trong lối sống, hình thành do vô vàn yếu tố xa xôi và phức tạp từ sâu trong lịch sử. Không vì thế mà nó trở thành một nguyên nhân để kỳ thị Nam-Bắc.

thitcho2

Những con chó bị nhốt trong chuồng chờ bị giết thịt tại Hà Nội hôm 26/7/2012 (minh họa). AFP

Lần vận động thứ n

Việt Nam chưa có những dịch vụ cho chó mèo đến để người bệnh ôm ấp, chơi với nhằm giúp giảm trầm cảm, hay huấn luyện chó trợ giúp người khuyết tật. Nhưng những quán cà phê chó mèo, nơi nhiều người trẻ đến uống một ly nước, mua một đĩa khoai tây chiên-hầu hết sẽ vào bụng mấy con cún ở đó - thì đã mở ra từ lâu và làm ăn đều đều.

Với phần đông những đứa trẻ lớn lên sau này, nhất là khi từ nhỏ trong gia đình đã nuôi và cưng nựng chó mèo như em bé, tuy không thể tránh khỏi việc vẫn có người thích ăn một món thịt lạ, nhưng có lẽ sẽ ngày càng phổ biến thói quen không ăn thịt chó mèo.

Trên mạng xã hội Việt Nam cũng như ngoài đời thực, có hàng trăm nhóm của cộng đồng những người yêu chó/mèo. Vào các nhóm đó ngắm ảnh chó/mèo của người khác, hay khoe ảnh chó/mèo và các trò nghịch ngợm đáng yêu của chúng là một thói quen xả stress của không ít người trưởng thành.

Đời sống người dân dần dần nâng lên cộng với ý thức về thực phẩm an toàn là một nguyên nhân khiến ngay cả người ghiền thịt chó cũng phải phân vân. Không thực khách nào có thể kiểm soát nguồn thịt chó/mèo bày bán ngoài chợ hay thậm chí trong quán lớn, vì thịt chó/mèo không phải là nguồn thịt thương phẩm được cho phép, có trang trại nuôi và quy trình giết mổ an toàn như với gà, heo, vịt, thỏ, nai, dê, cá sấu...

Theo khảo sát của các nhóm bảo vệ động vật, nguồn chó bị thịt chủ yếu là chó trộm cắp và nhập khẩu. Trong đó có cả chó bệnh, chó hoang chạy khắp nơi.

Trên mạng xã hội từng lan truyền các tấm ảnh chụp những con chó bị xà mâu ghẻ lở khắp người nhưng thui xong thì vẫn vàng ươm bóng nhẫy. Thực khách không thể phân biệt được. Giả sử trông thấy tấm hình kia, có rùng mình một cái, sau đó có thể nghỉ ăn ít lâu. Nhưng rồi cũng sẽ khó cưỡng, nhất là nếu xung quanh vẫn có một đám đồng bọn thích hàng tuần rủ nhau đi "đả cờ tây", và những quán thịt chó vẫn được mở ra, bày bán rầm rộ.

Năm 2021, TP Hội An đã ký kết trực tuyến với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu Four Paws về cam kết loại bỏ việc sử dụng, buôn bán thịt chó, mèo. Thỏa thuận có hiệu lực từ cuối năm 2022 đến hết năm nay 2023. Sau thời điểm đó, Hội An có còn là thành phố không có việc buôn bán, sử dụng thịt chó mèo hay không thì còn phụ thuộc vào kết quả vận động của tổ chức Four Paws với đời lãnh đạo hiện tại.

Hiểu cặn kẽ từng câu chữ, thì "loại bỏ việc sử dụng, buôn bán thịt chó, mèo" nghĩa là đưa quá trình sử dụng, buôn bán thịt chó mèo vào diện hành vi bị cấm trong luật pháp. Cụ thể, nếu phát hiện buôn bán, sử dụng thịt chó mèo sẽ bị phạt, thậm chí bị bắt.

Đó lại là điều không thể. Vì luật pháp Việt Nam đến nay tuy không công nhận thịt chó/mèo là nguồn thịt thương phẩm chính thức nhưng cũng không có điều luật nào cấm ăn thịt chó/mèo.

Do vậy, tuy câu chữ rất mạnh mẽ theo kiểu "Cam kết LOẠI BỎ…" nhưng nội dung vẫn chỉ là tuyên truyền vận động. Ai nghe thì nghe, chứ không thể cấm.

Hà Nội có vội được không ?

Thông tin trên báo chí Việt Nam cho biết, năm tháng sau khi thỏa thuận được ký (từ cuối năm 2021), tất cả các quầy thịt chó trong chợ Hội An đều đã ngừng bán. Quán thịt chó T.B từng rất nổi tiếng và đông khách cũng chuyển sang bán thịt vịt. Cả thành phố chỉ còn ba quán thịt chó, tuy nhiên cũng không còn đông khách như trước.

Tuy nhiên, Hội An là thành phố nhỏ và rất "gọn" cả về địa lý, hành chính lẫn cơ cấu kinh tế. Khoảng 73% cơ cấu kinh tế Hội An phụ thuộc vào du lịch, nguồn khách đông nhất vẫn từ các nước phương Tây. Dân Tây thì phần đông phản cảm sâu sắc với việc ăn thịt chó mèo. Một chiếc đầu chó bị thui vàng cháy nhe răng trắng nhởn bày bán ngay trên sạp chợ có thể khiến người ta nôn tại chỗ.

Năm 2015, một quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Anh cho biết chính phủ nước này sẽ làm mọi cách để giúp ngăn chặn tình trạng ăn thịt chó tại một số nước phương Đông, cụ thể là Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Một nghị sĩ khác cho biết du khách Anh có thể sẽ tẩy chay các quốc gia này để phản đối việc ăn thịt chó.

Tuy rằng các nỗ lực chấm dứt việc ăn thịt chó tại Việt Nam cho đến tận bây giờ (và e rằng còn rất nhiều nhiều năm nữa) vẫn chưa đạt kết quả triệt để, nhưng để thu hút và níu giữ du khách, tốt nhất là loại bỏ hết tất cả những gì gây ấn tượng xấu nhất ở họ. Nói thẳng ra, việc cấm buôn bán thịt chó/mèo, cấm ăn thịt chó/mèo ở Hội An có liên quan trực tiếp đến túi tiền của gần 2/3 số dân sinh sống trong thành phố này. Được số đông ủng hộ thì chủ trương thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Nhưng Hà Nội lại khác.

Như đã nói, Hà Nội là một trong những địa phương mà người dân có sở thích và thói quen ăn thịt chó từ lâu đời.

Cơ cấu kinh tế Hà Nội cũng không thuần nhất thiên về du lịch như Hội An. Khu vực có tỷ lệ cao nhất là dịch vụ, chiếm hơn 63%. Hà Nội lại là thủ đô, là điểm đến mặc định trong nhiều tour du lịch, nên có cấm thịt chó hay không thì các công ty vẫn đưa khách đến thôi ấy mà. Do vậy sự phản cảm của một bộ phận khách du lịch nước ngoài chưa đủ là động lực quyết định việc loại bỏ thịt chó mèo khỏi bàn ăn dân Hà Nội.

Trong khoảng gần 10 năm gần đây, "Liên hợp các xí nghiệp sản xuất thịt chó" trên đê, khu vực phường Nhật Tân với khoảng 40-50 quán thịt chó vào thời cực thịnh đã biến mất. Chỉ còn lại một quán do chủ quán đã làm nghề này hơn 20 năm, giờ không biết chuyển nghề gì khác.

Một số báo chí Việt Nam đăng những loạt phóng sự cực kỳ hấp dẫn như tiểu thuyết, kể đủ giai thoại kết luận rằng những chủ quán thịt chó sở dĩ dọn quán nghỉ bán do bị chó báo oán, trả thù nghiệp sát sinh quá nhiều. Nhưng thực tế thì trần trùi trụi : Một là do sức cạnh tranh của khu này đã giảm, các quán thịt chó mở ra nhiều nơi chứ không tập trung trên đê Nhật Tân như trước, góp phần phân tán thực khách. Hai, Hà Nội quy hoạch lại khu vực này, mở đường sá rộng đẹp, đất ven đê sốt giá bừng bừng nên hầu hết nhà có đất đều bán đi, lấy vốn mở nghề khác nhàn nhã hơn.

Tuy vậy, hàng chục năm với nhiều đợt cao điểm tuyên truyền vận động không ăn thịt chó/mèo vẫn có kết quả nhất định.

Năm 2020, sau hai năm vận động không ăn thịt chó mèo (lần thứ n), Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Nội cho biết qua khảo sát có khoảng 30% quán kinh doanh thịt chó/mèo ngừng hoạt động. Nhưng vẫn có các tuyến phố chuyên kinh doanh thịt chó sau khi giảm lượng khách tạm thời thì đông đúc trở lại, hoạt động "ổn định và đi vào chiều sâu". Lý do vì sao thì như đã nói phần đầu : thực khách bảo do thích ăn thịt chó nên chưa thể dừng được.

Loại bỏ, nhưng bằng cách nào ?

Xem ra cuộc chiến thịt hay không thịt chó/mèo ở Việt Nam vẫn còn nhiều tập ở phía trước. Nhất là khi nó diễn ra theo kiểu phụ họa cho các chương trình được lên kế hoạch trong năm của các tổ chức bảo vệ động vật từ nước ngoài chứ không xuất phát từ chính nhu cầu của người dân trong nước. Ôi tốt quá, năm nay có kinh phí cho việc chống thịt chó/mèo hở, thế chúng mình làm một loạt tuyên truyền nhé ! Vâng anh em mình xúc tiến đi ạ, giải ngân được khoản này hai bên cùng vui, còn kết quả ra sao thì ai cũng biết, tác động vào ý thức là lâu dài lắm, lâu dài lắm…

Y hệt vô số chương trình rầm rộ khác đã từng, như giải cứu rác (phân loại rác có thể tái chế và không), tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, làm sạch sông ngòi và biển, chống rác thải nhựa…

Thôi chuyện cũ bỏ qua. Cứ cho là từ năm nay kiên quyết loại bỏ, để Hà Nội còn là điểm đến của du khách trong thiên niên kỷ mới. Nhưng loại bỏ cụ thể bằng cách nào ?

Cấm hẳn thì sẽ có người phản đối với lý do không công bằng với người tiêu dùng cũng như với các loài động vật bị nuôi lấy thịt khác như cá, ốc, tôm, sò, gà, vịt, thỏ, ngỗng, dê, cừu…v.v.

Hay đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thêm điều kiện khó khăn cho người kinh doanh ? Khi đó một mâm thịt chó sẽ tăng giá lên cao vút, có thể hạn chế được một phần thực khách.

Hay khoanh vùng nuôi, quy định cho một số cơ sở đủ điều kiện được phép nuôi và giết mổ chó trong khuôn khổ pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ quy trình nuôi-giết mổ an toàn ?

Chưa thấy Hà Nội bàn cụ thể đến các giải pháp. Chỉ thấy hô hào loại bỏ.

Trầm Kha

Nguồn : RFA, 14/07/2023

Tham khảo :

https://baochinhphu.vn/de-xuat-thi-diem-ha-noi-la-thanh-pho-noi-khong-voi-thit-cho-meo-102230704113309372.htm

https://thanhnien.vn/hoi-an-tro-thanh-thanh-pho-noi-khong-voi-thit-cho-meo-1851506705.htm

https://vtc.vn/nguyen-nhan-mat-tich-day-bi-an-cua-kinh-do-thit-cho-nhat-tan-ar321705.html

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/loi-don-cho-bao-oan-khien-pho-thit-cho-nhat-tan-lung-danh-bien-mat-1635202.html

https://baoquangnam.vn/du-lich/hoi-an-chat-vat-phuc-hoi-kinh-te-du-lich-106603.html

https://thanhnien.vn/du-lich-vn-bi-doa-tay-chay-vi-thit-cay-chinh-phu-anh-se-tim-cach-cham-dut-tuc-an-thit-cho-185516392.htm

https://cafef.vn/nhin-lai-quy-mo-grdp-va-cac-ket-qua-kinh-te-noi-bat-cua-ha-noi-va-tphcm-trong-nam-2022-20230105133351147.chn

https://kinhtedothi.vn/ha-noi-sau-2-nam-keu-goi-khong-an-thit-cho-meo-quan-thit-cho-van-dong-khach.html

Published in Diễn đàn
lundi, 17 septembre 2018 20:03

Cứ bỏ thịt chó là văn minh ?

Chó và văn minh trở thành mt cp, tr thành ch đ nóng trên mng xã hi Vit Nam tun này sau khi chính quyn thành ph Nội chính thc kêu gi dân chúng b thói quen ăn tht chó. Có hai lý do mà chính quyn thành ph Hà Ni nêu ra khi phát li kêu gi dân chúng ngng ăn tht chó : Hn chế dch bnh và đ hình nh Hà Ni không tr thành xu xí trong mt du khách.

cho1

Thịt chó là món ăn khoái khu ca mt s người dân Châu Á - nh : L.Q.Ph (Thanh Niên)

Ngay sau khi lời kêu gi ngng ăn tht chó được loan báo rng rãi, ông Phm Thanh Hc, Phó Ban Tuyên giáo ca Thành y Hà Ni đăng đàn thú nhn trên h thng truyn thông chính thc, ông cũng ăn tht chó nhưng vì tính đúng đn ca tương quan gia chó và văn minh, ông Học s b thói quen ăn ung này (1). Chi cc trưởng Chi cc Thú y Hà Ni thì trnh trng thông báo, thành ph này s cm bán tht cho vào năm 2021.

Chẳng riêng viên chc ca h thng chính tr, h thng công quyn, mt s cơ quan truyn thông và cá nhân cũng bày tỏ s tán thành nhn thc mi : B tht chó đ chng t văn minh. Trên VTC News, mt nhà văn tên là Văn Giá b thi gian, công sc viết hn mt bài phân tích "Chó có cu trúc tâm thn gn ging người, ăn tht chó tc là ăn tht người" (2). Tuy nhiên khái quát thịt chó như tht người không n, VTC News đã kéo bài xung, sa li ta, biên tp li ni dung, theo đó, "ăn tht chó rt gn vi s ăn ung hoang dã" thôi (3).

Bên cạnh đó có khá nhiu người không tán thành cuc vn đng ngng ăn tht chó. Ông Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hi hc, nhn đnh, kêu gi dân chng ngng ăn tht chó là mt hành đng không kh thi. Vi nhiu người Vit, tht chó là nét đc đáo ca văn hóa m thc. Mt s dân tc không ăn tht chó không phi là văn minh hơn người Vit mà đơn gian là do khác bit v văn hóa. Theo ông Bình, nếu quan tâm đến tương tác gia chó và văn minh thì ch khuyên các cơ s kinh doanh không giết chó mt cách tàn bo và đ người khác chng kiến (4).

Trên mạng xã hi và các din đàn đin t, không ít người nhìn chuyn ăn tht chó như Giang Tong : Kêu gi thì được nhưng cm thì không vì ăn gì, ung gì là quyn ca mi cá nhân. Giang nhn mnh, anh cũng thích chó, cũng nuôi chó nhưng vn ăn tht chó vì qu thc… tht chó quá ngon ! Kênh 14 phng vn mt thanh niên và ghi hình cuộc phng vn đó ri đưa lên Internet, thanh niên y khng đnh : Nếu Hà Ni cm ăn tht chó, tôi b Hà Ni (5).

Cuộc tranh lun v tht chó và văn minh là lý do nhiu người tìm – dn li mt bài viết ca Huyn "Chip" (cô gái rt ni tiếng trong gii tr Vit Nam vì tng mt mình, khoác ba lô chu du nhiu nơi trên thế gii), Huyn tng nhn mnh : Nếu ai ăn tht và lên án nhng người ăn tht chó vì lý do đo đc, tôi nghĩ đó là đo đc gi ! Cô gii thích, vì nhiu lý do khác nhau, người ta tôn trọng nhng con vt khác nhau. Người theo đo Hindu tôn trng bò và không ăn tht bò nhưng không lên án người phương Tây ăn tht bò. Chng có lý do gì đ người phương Tây lên án người Vit Nam ăn tht chó c. Mi đng vt bình đng vi nhau trước bàn nhậu. Huyn cho biết, cô không ăn tht chó vì không thích v ca nó nhưng không da vào vic ai đó có ăn tht chó hay không đ đánh giá h. Huyn không thích vic giết chó, cũng không thích vic nhng con gà, con heo, thm chí con cá, con tôm b giết nhưng con người là đng vt ăn tp, đã ăn đ loi tht sut 1,5 triu năm qua và rt có th s tiếp tc ăn tht chó đến tn khi nhân loi không còn… (6)

Cũng với suy nghĩ đó, Đip Hoàng lưu ý, "bn Tây lông" chê người Vit ăn tht chó nhưng nhiu "thng Tây lông" sang Việt Nam "ăn mm tôm tht chó như tm". Cũng vì vy, cái gì mình thy phù hp thì làm, đng vì mõm thng hàng xóm nói mà… xon. Mình sng cuc đi mình ch có sng cho cuc đi nó đâu. Nếu c vì "bn Tây lông" chê, chng l thôi không ăn ht vt lộn, không gm xương gà, không nướng kiu "mi" các món ăn dân dã na ? Đip cho rng, dù có như thế người Vit cũng không thành "Tây lông" được. Hãy c là người Vit đi. Ai yêu chó thì không ăn chó. Ai s vt có thai thì đng ăn trng ln. Ai thy bn thì đừng ăn gà nướng đt sét hay cá lóc nướng trui... Vy thôi ! Đng xon (8).

Tham gia luận bàn v ch đ chó và văn minh, Lê Anh Hoài bo rng, vn đng không ăn tht chó vì s bnh di không thuyết phc lm bi chó đã chết thì không… cn. S nước ngoài d nghị cũng không thuyết phc bi nước ngoài là nước nào ? Nam Hàn chc chn không d ngh. Các nước Châu Á có l s b phiếu trng. Cui cùng ch còn Tây. Song nếu c thế thì Tây nói gì… là hc tp và làm theo cho h vui lòng sao ? Hoài nhc, chuyn ăn tht chó thì dân mình tự chia thành hai phe… cn nhau đã my năm ri. Hoài than, bnh di, bnh điên, bnh cung quc hn quc túy, cung Tây lan tràn vi nhiu ca nng lm !... ri đ ngh, nên thuyết phc người Hà Ni không ăn tht chó ch vì mt lý do thôi : Yêu thương chó bi bây gi, phn người có khác lm vi phn chó đâu. Thân phn đã gn nhau thì đng ăn tht nhau. Ngm cho k, nhiu khi phn chó còn nhnh hơn phn người, ví d chó đâu có phi gánh n công ? Chó đâu có phi tiêu tin mà lo nhân dân t khi đi lên biên giới ? Chó cũng không phi quan tâm đến đi mi chương trình giáo dc và sách giáo khoa !... (9)

***

Có một yếu t có th đoan chc, cho dù toàn b cư dân Hà Ni nói "không" vi tht chó, chc chn thiên h chưa khen Hà Ni văn minh. Văn minh nhân loi không nm trong tht chó. Hà c gì buc tht chó sánh duyên cùng văn minh ? Chng l vn đng không ăn tht chó là đ đ báo cáo đã hoàn thành nhim v xây dng Hà Ni thành mt đô th hin đi, văn minh ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 17/09/2018

Chú thích

(1) https://vtc.vn/pho-ban-tuyen-giao-ha-noi-toi-cung-an-thit-cho-nhung-se-tu-bo-d426138.html

(2) https://www.facebook.com/groups/nhabaotre/permalink/1883970391693193/

(3) https://vtc.vn/thu-an-thit-cho-rat-gan-voi-su-an-uong-hoang-da-d426043.html

(4) https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chuyen-gia-xa-hoi-hoc-nguoi-dan-kho-bo-thoi-quen-an-thit-cho-3808106.html

(5) https://www.facebook.com/hongmoingay/videos/1885951898168262/

(6) http://cafebiz.vn/huyen-chip-neu-ai-an-thit-va-len-an-nhung-nguoi-an-thit-cho-vi-ly-do-dao-duc-toi-nghi-do-la-dao-duc-gia-20180914103349462.chn

(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2095867073777056&set=a.171363716227411&type=3&theater

(8) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2095867073777056&set=a.171363716227411&type=3&theater

(9) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10213174741986433&set=a.10204433408058548&type=3&theater

Published in Diễn đàn
samedi, 18 novembre 2017 09:53

Nền văn minh thịt chó rực rỡ

Hội nghị APEC đã qua, báo chí đăng nhiều bài nói rằng Việt Nam tổ chức "thành công trọn vẹn", vị thế Việt Nam được "nâng cao". Vấn đề là không thấy bài báo nào nói Việt Nam thành công ở cái gì, Việt Nam được "nâng" lên cao đến đâu ? Tôi thì hơi bị "bi quan". Thấy là kỳ này chưa chắc Việt Nam đã lấy lại "vốn".

apec1

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 Đà Nẵng

Tới nay vẫn không thấy nhà nước trình làng những hợp đồng đầu tư của nước ngoài. Đại diện FMI là bà Christine Lagarde thấy có trong danh sách tham dự nhưng không thấy bà lên tiếng gì cả. Đại diện World Bank cũng hà tiện tiếng nói. Trong khi lời nói của quí vị này là "vàng", là "ngọc". Nghe nói Việt Nam chi ra khoảng trên 300 triệu đô la để tổ chức Hội nghị. So với kỳ tổ chức năm 2006, đánh dấu Việt Nam bước vào "sân khấu quốc tế", thì kỳ này chắc là "vãn tuồng". Điệu bộ ốm o bịnh hoạn của ông chủ tịch nước, thấy hình trên TV lúc tiếp đón khách quốc tế, phản ảnh "vị thế được nâng cao" của Việt Nam. Rõ ràng là chủ nhà sắp "rửa chưn lên bàn thờ".

300 triệu tiền vốn không biết lấy lại được hay không? Việt Nam bây giờ hơi sức ở đâu mà nói về "động lực mới" ? Nhân sự toàn đảng tầm nhắm chiến lược chưa thấy ai có khả năng qua khỏi hàng rào. Lấy cái gì đóng góp vào " tầm nhìn mới cho tương lai chung" ?.

Chỉ cái thực đơn đãi khách quốc tế, Đà Nẵng có món "yến sào", Hà Nội có món "súp vi cá", đã nói lên hết "tầm nhìn chiến lược" của nhân sự đảng cộng sản Việt Nam. Rõ ràng cái đám người này vẫn còn hỗn mang trong nền "văn minh thịt chó".

Thật là bỉ mặt cho cả dân tộc.

Sáng nay tôi dẫn link ký tên phản đối việc ông Trump ra luật cho phép dân Mỹ đi săn bắn voi. Con trai ông Trump bị dư luận quốc tế lên án vì đã săn voi, chụp hình tươi cười với cái đuôi voi trên tay. Thì có người lên tiếng phê bình "chuyện vớ vẩn".

Trong khi COP 23 đang nghị hội ở Đức, phái đoàn của ông Trump gởi qua "làm trò hề" cho cả thế giới. Điều này không khác cảnh bà "cố vấn về môi trường" Kathleen Hartnett White trong nội các ông Trump lúc điều trần trước Ủy ban Thượng viện Mỹ. Bà này không biết gì về chuyện của mình đang làm.

Nhưng đó là chuyện nước Mỹ. Mỹ đã giàu rồi. Họ giàu thì họ "có quyền" làm đủ thứ chuyện, kể cả chuyện "ngu". Nhưng nền văn minh nào, chiếu sáng đến đâu, lại không có lúc suy tàn ? Ông Trump là dấu hiện tàn phai của nền văn minh Mỹ.

Nhưng Việt Nam thì khác. Nền văn minh thịt chó vẫn bàng bạc trong không gian, chi phối mọi hành động, từ người dân đen cho tới lãnh đạo. Việc này cũng là rào cản khiến Việt Nam không thể tiến bộ với đời.

Con người khi văn minh, tức con người biết mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không phải muốn ăn cái gì thì ăn cái đó.

Người ta không ăn "vi cá", (ngay cả người Tàu), vì người ta biết một chén súp vi cá thì có một con cá mập bị giết. Mỗi người ăn một chén súp vi cá thì chắc chắn loài cá mập sẽ bị diệt chủng".

Người ta cũng không ăn "yến sào", vì người ta biết đó là "nước miếng" của con chim yến. Quan điểm về "đạo đức" khiến người Tây phương lên án việc phá tổ chim để làm một loại thức ăn.

Cũng vậy, người ta lên án việc ăn thịt chó. Không phải vì người ta sợ loài chó bị "diệt chủng", mà vì các lý do đạo đức. Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.

apec2

Chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ.

Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì !

Chữ Việt đã trở thành "sinh ngữ quốc tế". Các nước chung quanh, thậm chí ở Campuchia, họ viết bằng chữ Việt các tấm bảng khuyến cáo các việc ăn cắp, khạc nhổ, ồn ào, chen lấn…

Bây giờ lãnh đạo Việt Nam đãi khách quốc tế bằng những món ăn mà người có trình độ văn minh không ai ăn.

Tiếp tục đà này Việt Nam sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại. Việt Nam đứng một mình (với gia đình ông Trump).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 18/11/2017

*****************

Đọc thêm :

Văn hóa thịt chó

Trương Nhân Tuấn, 15/04/2014

Con người thời ăn lông ở lỗ không khác con thú, có cái gì ăn cái nấy, tranh dành, chém giết nhau để có lấy cái ăn. Ăn để sống. Bản năng sinh tồn hướng dẫn hành động. Con chó là món ăn, cũng như con mèo, con chim, con chuột… Không có tình nghĩa gì giữa con người với món ăn chui vào bụng, bất kể con đó là con gì…

apec3

Một con chó may mắn chưa bị giết đang đứng nhìn các con chó khác bị làm thịt - Ảnh Xuân Bùi

Nước Pháp, đến giữa thế kỷ thứ 19, vẫn còn những cửa hàng bán thịt chó. Ở Đức, cửa hàng bán thịt chó cuối cùng chỉ đóng cửa vào năm 1940. Tức là, dân Châu Âu cũng ăn thịt chó (như dân Việt Nam và các giống dân khác trên thế giới).

Trong khi những người theo Hồi giáo không ăn thịt heo, cũng không ăn thịt chó. Kinh Coran cấm ăn thịt những con thú "có răng nhọn như răng chó" (và con thú hạ đẳng là con heo).  

Người Ấn Độ không ăn thị bò. Đạo Ấn xem con bò là con thú thiêng liêng, là "mẹ" của trái đất.

Người theo đạo Hồi, hay người theo đạo Ấn, kiêng ăn heo, ăn bò… là vì lý do "tôn giáo". Không ăn heo vì họ quan niệm con heo là con vật "đê tiện, hạ đẳng". Không ăn bò vì quan niệm con bò là "mẹ". (Ai lại đi ăn thịt "mẹ" mình bao giờ ?)

Việc kiêng ăn bò, heo là một quan niệm riêng biệt về đạo đức. Trên thế giới, đa số con người đều ăn thịt heo và thịt bò. Không ăn thịt heo, thịt bò như vậy là một ngoại lệ về văn hóa.  

Do tôn trọng nét đặc thù văn hóa, không ai du lịch đến các nước Hồi giáo lại gọi món thịt heo trong các nhà hàng. Tương tự, cũng không ai đi Ấn Độ mà đòi ăn thịt bò.

Ở Pháp, nói riêng, và Châu Âu nói chung, không có điều luật nào cấm ăn thịt chó mà chỉ có các điều luật "cấm hành hạ súc vật". Sắc lệnh 2004-416 cho biết qui phạm, điều lệ phải tôn trọng cho những người muốn nuôi chó, mèo…

Tức là, trên lý thuyết, người Châu Âu, nếu muốn, họ vẫn có quyền ăn (và bán) thịt chó. Điều khó khăn là người ta không có quyền giết chó, mà chỉ có thể làm thịt con chó (của mình) khi nó già và chết.

Việc bán thịt chó cũng vậy. Người ta không cấm bán, mà chỉ yêu cầu ghi rõ nguồn gốc thịt đó là thịt gì ? xuất xứ từ đâu ?

Vấn đề là khi con người khi văn minh hơn, biết được mối giềng đạo đức, biết điều luân lý, biết phân biệt đúng sai, phải quấy, điều nhân việc nghĩa… thì không ai ăn thịt chó. Đơn giản vì con chó là con vật có nghĩa, trung thành, sống chết với chủ. Con chó trở thành bạn với con người. Không ai giết bạn mình để ăn thịt bao giờ. Đây là một vấn đề thuộc phạm trù "đạo đức" xã hội.

Khi không còn ai ăn thịt chó, ra luật cấm để làm gì khi không còn ai phạm luật ? Luật ở đây là cấm việc hành hạ thú vật.

Bên Trung Quốc, từ những năm 2000 đã có những nghiên cứu (của nhà nước) khuyến cáo việc cấm giết và bán thịt chó. Lý do nhằm bảo vệ hình ảnh của nước Trung Hoa trên thế giới. Năm 2004 Trung Quốc đã có dự án về Luật cấm giết và ăn thịt chó. Mức phạt có thể lên tới 5.000 Nguyên.

Không thể biện hộ rằng "thịt nào thì không là thịt", để so sánh việc ăn thịt chó với việc kiêng ăn thịt heo, thịt bò.

Có hiện hữu một ngoại lệ về văn hóa (tín ngưỡng), người ta cần tôn trọng, như không ăn thịt heo khi đến các nước Hồi giáo, hay không ăn thịt bò khi đi Ấn Độ. Tôn trọng nét đặc thù văn hóa của một dân tộc khác là sự tự trọng, là thái độ của một người văn minh, có học, chứ không phải là một điều bắt buộc.

Trong khi việc ăn thịt chó là một ngoại lệ, kể cả ở Việt Nam. Ngày xưa, chỉ người nghèo lắm người ta mới ăn thịt chó.

Không thể lấy cái ngoại lệ để làm một "tiêu chuẩn chung". Nhất là cái ngoại lệ này có thể ảnh hưởng cho cả nước.

Nam Hàn, một số dân ở đây cũng có truyền thống ăn thịt chó. Nhưng trước sự chỉ trích của dư luận thế giới, nhà nước Nam Hàn đã có những luật lệ về việc tiêu thụ thịt chó, (như buộc phải nuôi chó riêng để hạ thịt), hầu làm giảm bớt tính "tàn nhẫn" trong việc giết chó.

Dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc và Nam Hàn rất sợ việc hàng hóa của họ bị tẩy chay vì các lobby bảo vệ súc vật. 

Cách đây không lâu, các hội bảo vệ súc vật đã vận động việc cấm giết thú lấy lông (làm áo). Việc này thành công, các tài tử, người mẫu danh tiếng đều ủng hộ, không những không còn ai mặc áo lông, mà việc bán áo lông cũng trở thành khó khăn trong các của hàng. Các của hàng bán áo lông bị tẩy chay, phá sản. Các hãng lớn phải thay đổi chính sách (không sử dụng lông thú nữa) trong việc sản xuất áo lạnh.

Các nước Trung Quốc, Nam Hàn… có truyền thống "ăn thịt chó" đấy chứ. Nhưng họ sẵn sàng hy sinh truyền thống này, vì tai tiếng là một lẽ, mà vì kinh tế lẽ khác.

Từ lâu Việt Nam đã bị cô lập trên thế giới. Việc hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải phục tùng nhiều khuông thuớc, luật lệ về kinh tế, về những giá trị phổ cập về nhân quyền. Rồi còn sẽ có vấn đề bảo vệ súc vật. Ta thấy hình ảnh của các vị nguyên thủ quốc gia Mỹ, Nga, các nước Châu Âu… khi công bố trước công chúng, họ thường đứng chung với con thú yêu thuơng của họ là con chó, con mèo…

Yêu thuơng thú vật, thân cận với thú vật lần hồi trở thành một chuẩn mực chung của nhân lo 

Hình ảnh của người Việt Nam bấy lâu nay đã bị thuơng tổn, nhất là ở các nước chung quanh. Nạn ăn cắp, nạn trồng cần sa, nạn mãi dâm, nạn chen lấn, nạn khạc nhổ, nạn ồn ào… đã làm cho thể diện của dân tộc này không còn gì ! Đi tới đâu ăn cắp tới đó. Tầng lớp nào cũng ăn cắp. Cho đến Kampuchia cũng trương bảng viết bằng chữ Việt Nam kêu gọi đề phòng ăn cắp, chứ đừng nói tới Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nhật… Họ viết bằng chữ Việt Nam chắc không phải là để cho dân của họ đọc rồi ! Ở các nước Châu Âu, như Anh, Đức, các nước Đông Âu… người Việt đã soán ngôi băng đảng mafia địa phương về nạn trồng cần sa. Đỉ điếm Việt Nam đã tràn đầy vỉa hè Mã Lai, Singapore… Cái xấu kể ra không hết !

Lại còn nạn ăn thịt chó. Một năm người Việt Nam ăn 5 triệu con chó (và uống 3 tỉ lít bia) ! Đây là con số kinh khủng. Tác hại tâm lý cũng kinh khủng, không phải là "bom tấn", mà là bom nguyên tử !

Tiếp tục đà này Việt Nam không chỉ sẽ bị gạt ra ngoài của dòng tiến hóa chung của nhân loại, mà còn bị xem là "cặn bã" dưới mắt các dân tộc láng giềng.

Theo tôi, vì quyền lợi chung của số đông (và tất cả), nhà nước cần phải có một bộ luật để điều hòa việc giết và ăn thịt chó. Nếu nhà nước không cấm được nạn ăn cắp, mãi dâm, khạc nhổ, chen lấn… thì có thể "luật hóa" việc giết và ăn thịt chó. Các nước Trung Quốc và Nam Hàn làm được, thì Việt Nam làm được.  

Trương Nhân Tuấn, 15/04/2014

Published in Diễn đàn

'Không đánh chết cẩu tặc thì nó đánh chết mình' (Đất Việt, 17/10/2017)

Chị B cho rằng, vì muốn đảm bảo tình hình an ninh thôn, xóm mà gia đình anh Thức đang phải đối diện lao lý.

'Oan ức'

Liên quan đến vụ trộm chó bị đánh chết ở Hà Nội, ngày 17/10, trao đổi với báo Đất Việt, chị L.T.B (người dân xóm 6, thôn Lạt Dương, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho rằng, cả thôn, xã đều chia sẻ và cảm thông trước sự việc xảy ra với cậu cháu anh Nguyễn Văn Thức và Hoàng Văn Tài (trú xóm 6).

"Từ 3-4 đời nay gia đình nhà anh Thức đều là những người dân lao động chân chất, gia cảnh khó khăn.

Người trong xóm tôi ai cũng tôn trọng và tin tưởng anh Thức trong công việc bảo vệ thôn xóm của anh.

Việc cậu cháu nhà anh Thức đánh chết trộm chó đó cũng là do bản năng tự vệ mà thôi chứ anh không có động cơ giết người hay gây sự với ai bao giờ. Nếu hôm đó, anh Thức không tự vệ thì có lẽ anh sẽ là người không may như kẻ trộm chó đó", chị B nói.

Theo chị B, từ vợ chồng anh Thức cho đến các con của anh đều là những người có trách nhiệm với gia đình và thôn, xóm.

Vợ chồng anh Thức giờ vẫn phải nuôi con nhỏ trong khi đất không có để ở, phải đi thuê trang trại vừa ở vừa chăn nuôi. Vợ anh Thức thường xuyên ốm đau nên gần như tất cả mọi việc trong gia đình anh Thức phải lo lắng hết.

cho1

Khu vực xảy ra vụ xô xát khiến 1 đối tượng trộm chó tử vong. Ảnh : GĐ&XH

"Vợ chồng anh Thức sống không mất lòng ai, vợ anh là hội viên hội phụ nữ thôn nhưng cực kỳ gương mẫu, tham gia tất cả các phong trào một cách nhiệt tình, sôi nổi.

Tuy nhiên, vì muốn đảm bảo tình hình an ninh thôn, xóm mà gia đình anh Thức đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Gần như tất cả các buổi trưa, người dân trong xóm tôi đều nhìn thấy trộm chó đi qua, chính bởi vậy, hành động của anh Thức không chỉ người trong xã tôi mà cả xã bên cũng biết và đều ủng hộ anh", chị B cho biết thêm.

Cũng theo chị B, anh Tài là 1 thanh niên trẻ tuổi, mới lấy vợ, rất ngoan ngoãn và chịu khó làm ăn. Hành động của anh Tài là muốn bênh vực anh Thức trước sự tấn công của kẻ trộm chó.

Đồng tình với ý kiến trên, cùng ngày, ông Vũ Văn Móng, trưởng thôn Lạt Dương cho biết, toàn thể người dân đã có đơn đề nghị lên các cơ quan chức năng cấp trên để xin giảm nhẹ tội cho cậu cháu anh Thức.

"Anh Thức không những bảo vệ thôn, xóm mà còn bảo vệ cả đồng ruộng. Hành động của cậu cháu anh Thức khiến toàn dân cảm thấy buồn và oan ức cho anh.

Bên cạnh đó, người dân cảm thấy bức xúc trước việc làm của những kẻ trộm chó bởi chỉ trong 1 buổi trưa, có tới 5 con chó bị bắt chứ không phải 1 con.

Nếu như hôm đó, anh Thức không thắng thì trộm chó cũng đánh anh tử vong rồi", trưởng thôn Lạt Dương nói.

'Tôi hiểu cảm giác của dân'

Chia sẻ thêm về sự việc, chị Nguyễn Thị Xuyến (42 tuổi, vợ anh Thức) cho rằng, chị không nghĩ rằng chỉ trong chớp nhoáng lại xảy ra cơ sự khiến chồng chị có thể đối mặt với vòng lao lý.

Chị Xuyến cho biết, chiều ngày 15/10, công an dẫn giải anh Thức và Tài về dựng lại hiện trường khiến chị chỉ biết khóc nhìn chồng mà xót xa.

"Chồng tôi về dựng lại hiện trường sau đó công an lại dẫn đi, anh chỉ nói rằng trộm chó đánh anh nên anh phòng thân thôi, không cố ý gì, rồi dặn tôi ở nhà trông nom con cái, công việc, anh ấy cũng chẳng nói được gì nữa.

Chồng tôi làm bảo vệ ở khu vực này, hiền lành ngoan ngoãn trong thôn ai cũng quý mến thế mà tai bay vạ gió đến.."., chị Xuyến chia sẻ.

cho2

Chị Nguyễn Thị Xuyến, vợ anh Thức khóc nghẹn khi chồng bị công an tạm giữ. Ảnh : GĐ&XH

Chia sẻ thêm về sự việc trên, ông Lê Văn Ấm, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, những năm gần đây người dân rất bức xúc trước tệ nạn câu trộm chó.

"Trộm chó rất manh động, nhiều lần người dân phát hiện trộm chó nhưng họ thường dùng súng bắn điện, ớt bột hay dao… nên không ai dám làm gì. Bản thân gia đình tôi cũng bị mất chó nhiều lần nhưng cũng không bắt đươc kẻ trộm nên tôi hiểu cảm giác của nhân dân khi vật nuôi bị mất trộm", ông Ấm nói.

Như đã đưa tin, ngày 12/10, Lê Văn Hòa (38 tuổi, ở xã Hồng Thái) và Nguyễn Ngọc Ban (28 tuổi, ở xã Quang Trung, Phú Xuyên) đã đến nhà anh Tài để câu trộm chó, sau khi thấy mất một con chó anh Tài đã tri hô người dân.

Lúc này, anh Nguyễn Văn Thức đang làm thủy nông bảo vệ đồng điền nghe thấy tiếng tri hô liền đuổi theo nhằm ngăn chặn tên trộm chó.

Thấy có người đuổi theo, Ban và Hòa đi xe máy wave màu đỏ không biển kiểm soát đã dùng hung khí đánh trả lại. Sau đó xảy ra sự việc đáng tiếc.

Thu Hoài

******************

Vụ trộm chó bị đánh chết ở Hà Nội : Tình tiết gây sốc (Doanh Nghiệp, 17/10/2017)

Đang đi xe bất ngờ một thanh niên lao đến nói "cho tôi mượn xe nhanh không người ta giết tôi", chị Liên sợ hãi cố níu đuôi xe khiến bị ngã xước hết tay.

cho3

Cô giáo bị kẻ trộm chó cướp xe ở Hà Nội kể lại giây phút sợ hãi. Ảnh : ĐS+

Liên quan đến vụ trộm chó ở Phú Xuyên (Hà Nội) khiến Nguyễn Ngọc Ban (28 tuổi ở xã Quang Trung, Phú Xuyên) tử vong, còn Lê Văn Hòa (38 tuổi, ở Hồng Thái, Phú Xuyên) chạy ra "cướp" xe của người dân đi đường chạy thoát thân sau đó đã ra trình báo công an, chúng tôi đã trực tiếp tại địa phương để nắm bắt được rõ hơn về câu chuyện này.

Theo đó, người bị Hòa "cướp" xe là chị Phạm Thị Liên hiện đang là giáo viên ở xã Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội). Nhớ lại hôm xảy ra sự việc, chị Liên kể : Vào khoảng 14h ngày 12/10, chị đang trên đường từ nhà đến trường để dạy học thì thấy một nam thanh niên chạy cùng chiều với chị, nghĩ là say rượu nên chị Liên đã đi sát vào mép đường.

cho4

Kẻ trộm chó bị đánh chết - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, lúc sau nam thanh niên này lao đến bắt chị đỗ xe lại rồi nói "cho tôi mượn xe nhanh không người ta giết tôi chết", miệng nói vậy xong thanh niên này đã kéo chị Liên ra khỏi xe.

"Lúc đấy, thật sự tôi hoảng sợ nhưng vẫn cố giữ xe lại, thò tay rút chìa khóa xe nhưng không được. Cả hai bên lúc này giằng co nhau, tôi cố níu đuôi chiếc xe lại nhưng nam thanh niên này lấy được xe và phóng nhanh quá khiến tôi bị ngã xước cả tay", chị Liên sợ hãi nói với phỏng viên Đời sống plus.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Phú Xuyên đang tạm giữ hai nghi phạm là Nguyễn Văn Thức và Hoàng Văn Tài (cùng trú tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên) để điều tra, làm rõ về cái chết của Nguyễn Ngọc Ban.

Trò chuyện với PV Gia Đình & Xã Hội, chị Nguyễn Thị Xuyến (42 tuổi, vợ anh Thức) cho biết chồng mình vốn là người chân chất, thật thà, chưa từng gây sự với ai trong xóm. Chiều 15/10, chứng kiến cảnh công an giải anh Nguyễn Văn Thức và Hoàng Văn Tài dựng lại hiện trường, chị chỉ biết khóc.

"Chồng tôi về chớp nhoáng sau đó được công an dẫn đi, anh ấy chỉ nói rằng trộm chó tấn công trước nên anh phòng thân thôi. Rồi anh ấy dặn tôi ở nhà trông nom con cái, công việc…" - chị Xuyến nghẹn ngào.

Nói về hoàn cảnh gia đình, chị Xuyến bọc bạch : "Anh vốn khổ từ nhỏ, đến lúc vợ chồng lấy nhau vẫn khổ, nhưng rồi vì các con vợ chồng bảo nhau ra ngoài thuê đất làm trại chăn nuôi. Kinh tế gia đình đang lúc khó khăn giờ lại xảy ra cơ sự này".

Trước đó, trưa 12/10, Lê Văn Hòa và Nguyễn Ngọc Ban rủ nhau đi trộm chó ở thôn Duyên Trang, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Thành phố Hà Nội).

Trong lúc trộm chó, hai đối tượng bị người dân phát hiện và đuổi đánh khiến Nguyễn Ngọc Ban tử vong, Lê Văn Hòa thì may mắn trốn thoát. Sau đó, Hòa đã đến UBND xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên trình báo toàn bộ sự việc.

Đến hiện trường, cơ quan điều tra thu thập được 1 súng điện tự chế, 1 bao tải gồm 4 con chó và xe máy của hai đối tượng Ban và Hòa sử dụng.

*********************

Vợ khóc ngất vì chồng vướng lao lý sau cái chết của trộm chó (Dân Việt, 17/10/2017)

Việc chồng bị công an tạm giữ để điều tra vụ trộm chó tử vong khiến chị Xuyến suy sụp. Chị tin rằng chồng mình chỉ phòng thân nên gặp họa.

cho5

Chị Xuyến khóc ngất sau khi chồng bị tạm giữ vì tình nghi liên quan tới vụ trộm chó tử vong.

Vợ tin chồng phòng thân nên gặp họa

Công an Thành phố Hà Nội và Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang điều tra làm rõ vụ việc, một thanh niên tử vong tại khu vực cầu máng 7 (huyện Phú Xuyên) sau khi đi trộm chó bị người dân xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) truy đuổi.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Công an xã Hồng Thái cho biết, cơ quan điều tra đã tạm giữ 2 công dân của xã bị tình nghi xô xát với trộm chó dẫn tới án mạng là anh Nguyễn Văn Thức (SN 1974) và anh Hoàng Văn Tài, cùng trú ở thôn Lạt Dương, xã Hồng Thái.

Việc anh Thức và anh Tài bị bắt vì bị tình nghi liên quan tới cái chết của nghi can trộm chó khiến người dân xã Hồng Thái xôn xao. Nhiều người dân bày tỏ tiếc nuối vì cả anh Tài và anh Thức đều là những người nông dân hiền lành.

"Ở đây, ai cũng quý anh Tài và anh Thức, họ đều là người hiền lành, chân chất chứ không phải nghịch ngợm hay lưu manh gì.

Dân chúng tôi ở đây rất bức xúc vì bị trộm rất nhiều chó. Sự việc hai anh ấy có liên quan đến cái chết của người trộm chó là điều rất đáng tiếc", bà N., một người dân ở thôn Lạt Dương chia sẻ.

Sau khi xảy ra sự việc trộm chó tử vong, anh Thức và vợ là chị Nguyễn Thị Xuyến (42 tuổi) đã bị công an triệu tập. Tuy nhiên, sau đó, chị Xuyến được công an cho về còn anh Thức vẫn bị tạm giữ để điều tra.

Ngồi bần thần dưới căn chòi trông coi trang trại của hai vợ chồng, chị Xuyến liên tục khóc và nói rằng chồng mình không cố ý giết người, có chăng chỉ là phòng thân nên rước họa vào thân.

Nhớ lại buổi trưa chồng đuổi theo trộm chó, chị Xuyến kể, trưa ngày 12/10, trời mưa khá to nên chị đi bắt vịt dưới ao vào chuồng. Sau đó, chị nghe thấy tiếng mọi người hô hoán. Do đang mải mê "cứu" vịt nên cũng không để ý sự việc. Một lúc sau khi chị mang vịt chết đi tiêu hủy thì thấy người dân tụ tập xung quanh khu vực cầu máng 7 (giáp danh giữa xã Hồng Thái và xã Nam Triều).

"Thấy đông người đi xuống nhưng tôi sợ không dám đến gần, lúc đó tôi cũng không để ý chồng tôi ở đâu.

Sau khi công an xuống hiện trường mời chồng tôi cùng một số người nữa về trụ sở công an huyện lấy lời khai, rồi chồng tôi nhận tội thế nào tôi cũng không biết", chị Xuyến kể.

Theo chị Xuyến, chiều ngày 15/10, công an dẫn giải anh Thức và Tài về dựng lại hiện trường nơi trộm chó tử vong khiến chị rất lo lắng.

"Chồng tôi về được một lúc sau đó công an lại dẫn đi, anh chỉ nói rằng bị trộm chó đánh anh nên anh phòng thân thôi và dặn tôi ở nhà trông nom con cái, công việc.

Chồng tôi làm bảo vệ cả khu vực này, chăm chỉ, hiền lành, trong thôn ai cũng quý mến thế mà tai bay vạ gió…", chị Xuyến bật khóc.

Nói về hoàn cảnh gia đình, chị Xuyến vừa khóc vừa kể, vợ chồng chị có 3 người còn, 2 con gái đầu và 1 cậu con trai. Kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, để lo cho con ăn học nên cách đây khoảng chục năm vợ chồng chị quyết định ra thuê đất làm trang trại chăn nuôi.

"Anh vốn khổ từ nhỏ, đến lúc vợ chồng lấy nhau vẫn khổ, nhưng rồi vì các con vợ chồng bảo ban nhau ra đây làm ăn, kinh tế đang lúc gặp nhiều khó khăn giờ lại xảy ra cơ sự này. Mấy hôm nay, thương mẹ con gái tôi cũng ôm cháu ngoại về đây", chị Xuyến buồn bã nói.

cho6

Khu vực nơi xảy ra vụ việc trộm chó tử vong.

Từ Chủ tịch xã đến dân đều bức xúc trước nạn trộm chó

Trao đổi với PV về vụ việc trộm chó tử vong sau khi bị người dân truy đuổi, ông Lê Văn Ấm, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, đây là sự việc không ai mong muốn dù trên địa bàn thường xuyên xảy ra trộm chó khiến người dân bức xúc. Tuy nhiên, do đây vụ án đặc biệt nghiêm trọng, những người liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm.

Theo ông Ấm, anh Thức và anh Tài là những nông dân hiền lành, kinh tế gia đình khó khăn. Khi nghe tin trộm chó thì đuổi bắt dẫn tới sự việc đáng tiếc.

"Vụ trọng án để lại nỗi đau cho nhiều người, người đã mất, thân nhân người đã mất và cả những người bị truy tố vì liên quan. Anh Thức và anh Tài là những người hiền lành nên xảy ra sự việc như vậy rất đáng tiếc", ông Ấm chia sẻ.

Ông Ấm và lãnh đạo Công an xã Hồng Thái cho biết thêm, các đối tượng trộm chó trên địa bàn xã thường gây án rất chuyên nghiệp, không có quy luật cố định nên từ trước tới nay xã chưa bắt được đối tượng trộm chó nào.

Theo ông Ấm, nhiều vụ người dân phát hiện trộm chó nhưng sợ không dám truy đuổi vì các đối tượng trộm chó rất manh động khi bị người dân truy đuổi chúng sẽ đe dọa, chống trả quyết liệt bằng súng bắn điện, dao phớ, cát trộm ớt…

"Nhà tôi cũng từng bị bắt trộm chó, tôi đuổi nhưng không được", ông Ấm nói.

Không chỉ ông Ấm, nhiều người dân xã Hồng Thái cũng bày tỏ bức xúc khi chúng tôi hỏi về việc bị trộm chó. Nhiều người cho biết, không chỉ mất trộm chó họ còn mất cả mấy bơm nước và nhiều vật dụng trong gia đình, các đối tượng trộm cũng rất manh động, đe dọa người dân khi bị phát hiện.

"Có người nhìn thất nó (đối tượng trộm) "câu" mất chó đuổi theo thì nó giơ súng diện đe dọa đuổi theo tao chết nên không dám đuổi nữa", một người dân xã Hồng Thái chia sẻ.

Xuân Lực

Published in Việt Nam