Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 16 juin 2017 00:32

Trưng thu tài nguyên

Tại Việt Nam, một đề tài đang làm cả nước tranh luận, từ các cơ quan của Chính phủ qua Quốc hội và Quân đội. Đó là yêu cầu nâng cấp phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất có thể đòi hỏi việc lấy lại sân golf 36 lỗ nằm trong sân bay. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này từ giác độ kinh tế chính trị học…

tai1

Sân Golf bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Courtesy Zing

Sử dụng tài nguyên quốc gia cho việc công ích

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong nước đang tranh luận về việc có nên thu hồi sân golf hay sân cù Tân Sơn Nhất để nâng cấp phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất hay không ? Diễn đàn Kinh tế xin hỏi ông về chuyện đó, nhìn từ giác độ kinh tế chính trị học. Ông nghĩ sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Dù tránh nói về mình, bản thân tôi đã gắn bó với Tân Sơn Nhất từ thời niên thiếu vì sống tại đó khi thân phụ là kỹ sư công chánh thuộc Nha Căn Cứ Hàng Không đã góp phần xây dựng các phi đạo của phi trường từ năm 1960 trở về sau, khiến Tân Sơn Nhất là phi trường hạng A là loại tân tiến của Đông Nam Á từ 1963 có thể nhận các máy bay dân sự lớn nhất thời đó. Rồi tôi cũng thấy sự xuống cấp của Tân Sơn Nhất, từ phi đạo đến phi cảng, sau 1975… Nhìn ra ngoài, ta không quên, nưóc Pháp tân tiến hơn đã có hai phi trường phục vụ thủ đô là Paris-Orly và Paris-Bourget, cho tới khi mất 10 năm xây dựng phi trường hiện đại là Roissy-Charles de Gaulle tại ngoại ô Đông-Bắc. Khi phi trường có kiến trúc hoa mỹ đó vừa hoạt động năm 1974 thì người ta thấy là nó không đạt yêu cầu nên phải mở rộng và nâng cấp. Vì vậy, chúng ta không nên ngạc nhiên khi cần nâng cấp Tân Sơn Nhất hoặc mở ra phi cảng Long Thành cho sau này. Tuy nhiên, từ giác độ kinh tế, mà kinh tế cũng là chính trị, có lẽ ta nên nhìn vào một khía cạnh khác, đó là việc sử dụng tài nguyên quốc gia cho việc công ích.

Nguyên Lam : Có lẽ thính giả của chúng ta cũng đã quen với cách đặt vấn đề khá bất ngờ của ông, nhưng Nguyên Lam vẫn xin ông giải thích cho vì sao vấn đề lại là "việc sử dụng tài nguyên quốc gia cho việc công ích" ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Khi giới hữu trách Hà Nội đang tìm hiểu, thảo luận và quyết định về nhu cầu giải phóng mặt bằng hay giãn dân để lấy đất phát triển các cơ sở có tiếng là phục vụ yêu cầu công ích như trong dự án Tân Sơn Nhất tại miền Nam thì tôi lại nghĩ đến Mỹ Đức hay Đồng Tâm tại Hà Nội và biết bao tranh chấp, khiếu kiện và oán than về đất đai trên cả nước.

Việc ước tính nhu cầu tiếp đón hành khách tại một sân bay trong một thế giới đổi thay quá mau có thể khiến giới chuyên gia kỹ thuật phải duyệt xét lại, là điều xảy ra cho nhiều xứ khác, như Roissy-Charles de Gaulle của Pháp hay Big-D là phi trường Dallas-Forworth của Mỹ tại tiểu bang Texas, vốn hình thành cùng lúc. Nhu cầu mở mang và nâng cấp nhanh hơn dự tính là điều khá bình thường. Tuy nhiên, là chuyên gia kinh tế, tôi có cái nhìn bi quan về việc sung dụng hay phân phối tài nguyên quốc gia cho yêu cầu chung và chế độ dân chủ hay độc tài đều có cách tính toán như nhau, mà giải quyết khác nhau, với kết quả cũng khác cho người dân.

Nguyên Lam : Thưa quý thính giả, có lẽ ông Nguyễn Xuân Nghĩa đang đi vào chủ đề của tiết mục kinh tế kỳ này. Thưa ông, Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích cho nhận định vừa rồi, rằng trong việc phân phối tài nguyên quốc gia cho yêu cầu chung của xã hội, cả hai chế độ dân chủ và độc tài đều tính toán như nhau, nhưng giải quyết khác nhau, với kết quả cũng khác cho người dân. Thưa ông, chuyện ấy là gì vậy ?

tai2

Cổng vào sân golf Tân Sơn Nhất. Courtesy Thanh Niên

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong một chế độ dân chủ, người dân có quyền tự do bầu lên đại biểu thay họ giải quyết việc nước nhưng trên cơ sở của hệ thống luật lệ cũng do giới dân cử hay các đại biểu của dân đề ra. Tiến trình chọn người, soạn luật và áp dụng được công khai hóa. Dù vậy, giới dân cử trong chính quyền vẫn phải nghĩ đến việc duy trì quyền lực, nôm na là tái đắc cử, nên vì thế, quyết định sung dụng tài nguyên quốc gia có thể nhắm vào việc ban phát lợi ích cho thành phần cử tri của họ. Chẳng hạn, cuộc tranh luận về chính sách thuế vụ có thể là biểu hiện của lối tính toán đó, như lấy của thiểu số giàu có ban phát cho đa số dân nghèo, miễn sao thuế suất quá cao không giết luôn con gà đẻ trứng vàng là làm giới có tiền hết muốn đầu tư khiến kinh tế sa sút và số thu về thuế khóa bị giảm. Tuy nhiên, lối tính toán xin tạm gọi là "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo" vẫn bị sự phán đoán của thị trường và công chúng, cho nên việc công khai hóa hệ thống công chi thu quốc gia, nôm na là ngân sách, có thể hạn chế cái nạn này.

Ngược lại, chế độ độc tài không bị quần chúng phán xét nên lãnh đạo có ý trưng thu tối đa, cũng để ban phát quyền lợi cho phe đảng của mình ở bên trong và thường gây khủng hoảng vì nạn bội chi ngân sách, là chi nhiều hơn thu. Xưa nay, sưu cao thuế nặng vẫn làm giảm nỗ lực sản xuất với hậu quả chung là mọi người đều nghèo đi. Đây là chưa nói đến khả năng chuyên môn của bộ máy thuế vụ, khi chế độ độc tài có quyền hạn rất rộng trên mọi lĩnh vực mà rất nông vì không thấm nhập vào sinh hoạt kinh tế của người dân. Người bất đồng về chính trị thì bị cầm tù chứ trốn thuế là hiện tượng phổ biến khiến ai cũng thấy là mình bị bóc lột và tìm cách lách thuế với sự tham dự của công nhân viên nhà nước. Đấy là lúc ta nên nhìn qua lĩnh vực kia của việc sung dụng tài nguyên quốc gia với nguồn tài nguyên tiêu biểu là đất đai.

Lấy công sản phục vụ tư lợi

Nguyên Lam : Ông đang đi vào chuyện sân golf Tân Sơn Nhất và các vụ cướp đất đang gây phẫn nộ tại Việt Nam, và có lẽ tại Trung Quốc nữa. Xin ông giải thích thêm ý kiến đó….

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Không chỉ có Trung Quốc hay Việt Nam mà mọi chế độ độc tài đều thấy lãnh đạo lấy công sản phục vụ tư lợi nên họ có dinh cơ nguy nga trên đất đai vốn là tài sản của toàn dân. Việt Nam định chế hóa việc trưng thu đó ngay từ Hiến pháp khi quy định rằng "đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân", nhưng lại "do nhà nước thống nhất quản lý". Việc quản lý ấy quả là thống nhất từ đảng lãnh đạo tới nhà nước cầm quyền và tay chân chia chác trước sự nín lặng của người dân nhân danh nào hiện đại hóa, đô thị hóa hay phát triển hạ tầng cơ sở. Khi cán bộ nhà nước cướp đất của dân hoặc mua quyền sử dụng đất của nông dân với giá bèo rồi nâng cấp thành đất công nghiệp, hoặc chia cho dự án làm sân cù thì chúng ta có hiện tượng trái ngược với chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa của Hà Nội, vì là "lấy của người nghèo trao cho nhà giàu". Hiện tượng ấy có xảy ra trong chế độ dân chủ nhưng khó hơn vì mọi việc đều được công khai hóa và giới dân cử có tà ý "dĩ công vi tư" thì sẽ thất cử nhờ báo chí. Trong chế độ độc tài, việc lấy của người nghèo trao cho nhà giàu là quy luật phổ biến, cho tới khi có thanh trừng nội bộ vì chia chác quyền lợi không đều thì dân mới biết.

Nguyên Lam : Theo như Nguyên Lam hiểu ý bi quan của ông thì trong mọi chế độ chính trị, dù dân chủ hay độc tài, nhà cầm quyền đều có hướng trưng thu tài nguyên công cộng cho nhu cầu tư lợi. Trong chế độ dân chủ, việc trưng thu đó nhắm vào mục tiêu phân phối quyền lợi cho thành phần cử tri của mình, nhưng bị hạn chế vì luật pháp công minh và quyền phán xét của người dân, của đảng đối lập và của báo chí độc lập. Trong một chế độ độc tài thì báo chí là công cụ của lãnh đạo nên chỉ có thể phản ảnh theo lối gián tiếp mà người viết không bị kỷ luật, đối lập thì không có quyền hiện hữu, Quốc hội cũng chẳng thể phê phán và dân chúng có bị trưng thu oan ức thì dù khiếu kiện cả chục năm vẫn chưa thấy ở trên cứu xét, trong khi đất đai chung bị đưa vào các dự án sau này người ta mới thấy ra bất lợi về kinh tế và xã hội. Nếu vậy thưa ông, làm sao người ta có thể giải quyết những mâu thuẫn quyền lợi đan kết đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nhớ là từ Tháng 10 năm ngoái, tiết mục chuyên đề của chúng ta đã nói đến một sự thật bẽ bàng rằng "Chính Trị cũng chỉ là Kinh Tế". Thực tế của kinh tế và chính trị nó khác cái nhìn lý tưởng của chúng ta và nếu hiểu được thực tế đó thì mới tránh được nạn lạm quyền, tham nhũng hay độc tài. Lãnh đạo một phong trào lý tưởng mà không có tiền gây dựng cơ sở, đào tạo cán bộ và quảng bá chủ trương thì chẳng thể có quần chúng. Có quần chúng rồi, khi đấu tranh hay tranh cử, lãnh tụ cần một bộ phận cốt lõi giúp mình thành công và sau khi thành công và nắm quyền thì làm sao để không ai trong bộ phận cốt lõi ấy bước qua bên kia, bên phía đối lập. Do đó, hệ thống chính trị nào cũng cố tìm ra sự ràng buộc mà ràng buộc chặt nhất vẫn là kinh tế. Khả năng diễn giải thực tế phũ phàng thành chủ trương thánh thiện là trách nhiệm của bộ phận cốt lõi đó mà dân trí càng cao thì sự diễn giải nhập nhằng càng khó. Vì vậy, và đây mới là chuyện ta cần chú ý : các lãnh tụ chuyên quyền có thể tồn tại lâu hơn giới lãnh đạo dân chủ vì xứ dân chủ vẫn thường xuyên có bầu cử. Việc bầu cử không có nghĩa là dân chủ, nhưng cho người chủ là dân chúng được phán xét bằng lá phiếu khiến giới dân cử khó lộng quyền mãi mãi.

Thật ra, không cá nhân nào có thể lãnh đạo một mình. Lãnh tụ đầy quyền lực như Chủ tịch Tập Cận Bình của Tầu hay Tổng thống Vladimir Putin của Nga cũng đều cần quần chúng. Quần chúng ấy có thể là người bỏ phiếu, là cử tri đông đảo của một xứ dân chủ, hay đảng viên của chế độ độc tài đảng trị. Nhưng đấy là quần chúng biểu hiện mà chưa hẳn là có thực quyền. Bên trong khối quần chúng đó của chế độ độc tài, một thành phần mới có ảnh hưởng hơn cả, là các Trung ương Ủy viên hay thành phần nòng cốt có quyền lợi gắn bó với lãnh tụ. Lãnh tụ cần họ và họ cần lãnh tụ để bảo vệ quyền lợi riêng. Ở trên, chỉ có vài phần trăm gọi là nòng cốt mới có thực quyền. Trên cùng là Thường vụ Bộ Chính trị hay đại gia của doanh trường, là những kẻ có toàn quyền trưng thu tài nguyên quốc gia, đầu tiên là đất đai hay dầu mỏ ở dưới, để ban phát quyền lợi và củng cố thế lãnh đạo của mình. Vì vậy, chớ ngạc nhiên vì sao mà Việt Nam có nhiều sân golf hay sòng bạc thuộc hạng quốc tế cho nhà báo ngây ngô khâm phục trong khi dân nghèo mất đất và cả nước tranh luận về một sân golf cho phi trường ! Nếu muốn giải quyết thật thì nên tách đảng ra khỏi nhà nước và công khai hóa việc nhà nước trưng thu và phân phối tài sản quốc dân cho Quốc hội và báo chí có thực quyền phán xét. Chuyện này thật ra đã thành cấp bách rồi vì người dân Việt Nam ngày nay có nhiều thông tin hơn trước và không cúi đầu nữa.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 16/06/2017

*********************

Đất quốc phòng : đề tài ‘nóng’ ở quốc hội (VOA, 16/06/2017)

Tranh luận v vic làm rõ đt quc phòng là mt vn đ được bàn tho ti kỳ hp quc hi gia lúc v tranh chp đt đai Đng Tâm đang nóng tr li, và nhng bc xúc trong dân chúng đang bùng lên quanh v sân golf-sân bay Tân Sơn Nht.

tai3

Đường ph b chn khi din ra biu tình Đng Tâm, ngoi thành Hà Ni, vì tranh chp gn 50ha đt ca xã mà chính quyền mun giao cho quân đi qun lý. Đi biu quc hi cht vn th tướng chính ph đòi minh bch hóa vic s dng đt quc phòng.

Kỳ họp th 3 Quc hi khóa 14 khai mc hôm 13/6, đúng ngày cơ quan Công an Hà Ni khi t v án hình s đ điu tra du hiu bt gi người "trái pháp lut" xã Đng Tâm do xung đt v tranh chp đt đai gia chính quyn và người dân.

Cùng trong thời gian này, có nhiu sc ép t dư lun và báo chí trong nước, yêu cu b Quc phòng tr li đt đ thành ph H Chí Minh mở rng sân bay Tân Sơn Nht đang ngày càng quá ti.

Đại biu Dương Trung Quc ca Đng Nai, cht vn th tướng chính ph và đòi chính ph phi công khai và minh bch vn đ đt quc phòng.

"Liên quan đến vic qun lý đt đai, nhân v vic xy ra xã Đồng Tâm, lâu nay người ta c đưa ra khái nim "đt quc phòng", Người Lao Đng trích li đi biu Quc hi đi din tnh Đng Nai nói. "Đương nhiên đt quc phòng t thân nó là mt điu gì đó rt thiêng liêng và nghĩa v ca toàn dân phi bo v T quc".

Ông Quốc đt câu hi "Liu đt quc phòng có b lm dng ? Cho nên đã xác đnh đt nào là đt quc phòng thì phi công khai, minh bch".

VOA-Việt Ng không liên lc được vi đi biu Dương Trung Quc đ yêu cu ông gii thích thêm v phát biu này.

tai4

Một góc nhìn ca sân bay Tân Sơn Nht nơi đang tr thành đim nóng trong thi gian gn đây khi truyn thông và công chúng gây sc ép lên chính quyn mun giành li đt t d án sân golf mà b Quc phòng qun lý đ m rng sân bay này.

Nhận xét v vic s dụng đt quc phòng Vit Nam, Trnh Bá Phương, mt nhà hot đng tranh đu cho quyn đt đai cho VOA Vit Ng biết : "Hoàn toàn sai mục đích. Mc đích ca h là đ kinh doanh thương mi".

Trong mấy ngày qua, báo chí trong nước đt ra nhng câu hi v ai là chủ s hu thc s ca khu đt rng 157 ha được gi là "đt d phòng ca quc phòng", do quân đi qun lý "đ bo v thành ph HCM và sân bay Tân Sơn Nht ?" Mt phn trong vùng đt này đã tr thành sân golf thuc quyn s hu ca b.

Bình luận v cht vấn của đi biu quc hi, mt bn đc báo Người Lao Đng có tên Trn Kim Anh viết "Đt Quc phòng mà ký thu hi ri giao kinh doanh thì thôi ri. Nhưng chng có ai giám sát c".

Vụ xung đt gia dân và chính quyn xã Đng Tâm, huyn M Đc Hà Ni, lên tới đỉnh đim khi người dân bt gi 38 cnh sát, cũng xut phát t v tranh chp gn 50ha đt ca xã này mà chính quyn mun giao ca công ty Viettel ca B Quc phòng qun lý.

Các tranh cãi về s hu đt đai trong nhiu năm gn đây là mt trong nhng nguyên nhân gây bất n xã hi. Đt đai là mt trong nhng vn đ nóng bng nht trong mi quan h gia Nhà nước và người dân Vit Nam. S liu trong báo cáo 2035 ca chính ph và Ngân hàng Thế gii cho thy 70% trong s khong 700.000 đơn khiếu ni gi đến chính quyền trong giai đon 2009-2011, có liên quan đến vn đ thu hi và mâu thun v đt đai.

Ngoài Đồng Tâm, người dân Dương Ni, huyn Hà Đông cũng đã có 10 năm xung đt vi chính quyn v nhng vn đ liên quan đến đt đai. Đi biu Dương Trung Quc nói vi phóng viên VietNamNet bên l Quc hi hôm 14/6 rng "cái gc là vn đ qun lý đt đai".

tai5

Người dân Dương Ni kêu gi tr t do cho nhng người b bt gi vì đu tranh cho quyn s dng đt ca người dân. Đng Tâm và Dương Ni là 2 trong s nhiu nơi Vit Nam có người dân đấu tranh vi chính quyn đ giành li đt đai b mt vì nhng d án mang tên "đt quc phòng".

Mặc dù có nhng sa đi trong lut đt đai trong my năm qua nhưng chính ph Vit Nam chưa công nhn quyn s hu đt đai ca dân. Anh Trnh Bá Phương, cư dân xã Dương Ni, nói chính ph đã tăng nhng hn chế đi vi người dân trong điu lut này.

"Khi thu hồi đt là vì mc đích phát trin kinh tế và an ninh quc phòng và không cho người dân được la chn quyn li trên mnh đt đó", theo anh Phương. "H đã gt người dân sang mt bên và li nhun trên lô đt đó thuc v doanh nghip và chính quyn. Người dân ch nhn được mt phn đn bù mà thc tế đó là mt phn b thí rt là nh - giá tr rt là nh".

Theo anh Phương, hin không có cơ quan đc lp nào đ giám đnh giá đt ti Vit Nam nên các cơ quan chính quyn tự áp giá "thì hoàn toàn không khách quan và khó có th đi đến thay đi so vi tình trng hin nay".

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc tng nói ti mt cuc hp tng kết công tác năm 2016 ca ngành tài chính vào đu năm nay, rng ngun lc công, đc bit t đt đai không được đnh giá chính xác là tâm đim ca tham nhũng và li ích nhóm.

Nhiều chính sách v kinh tế xã hi Vit Nam đang được cho là đ phc v nhng nhóm li ích có tin và quyn lc. Theo nhà báo Bùi Tín, có khong 30.000 quan chc Vit Nam nm trong những nhóm li ích đó.

"(Những nhóm li ích này) cu kết vi nhau, s dng mi phương thc đ đàn áp người dân vi mc đích chiếm đt đai ca người dân", theo nhà hot đng quyn đt đai Trnh Bá Phương. "H có quyn lc, có nhà tù và có c vòng s 8 với mc đích v nên các d án v đt quc phòng, đt sân golf tri dài khp 3 min bc, trung, nam, sau đó h sang tên đi ch và đem ra bán cho chính người dân, cho chính nhng người đã b thu hi đt trước đó vi giá gp hàng trăm ln".

Anh Phương là mt trong hơn 300 người, gm c nhng nhà hot đng và trí thc trong nước, ký tên vào mt bn kiến ngh yêu cu Đng và chính ph sa đi lut đt đai và công nhn quyn s hu đt đai ca người dân. Cơ chế qun lý đt đai yếu kém và không khách quan đã làm cho 10 triệu người nông dân b nh hưởng vì s chiếm dng ca nhng nhóm li ích, theo anh Phương. Tình trng bt n s tiếp tc tăng lên nếu vn đ này không được gii quyết và anh Phương cho biết cc khng hong người dân mt đt có th dn đến "phong trào người nông dân ni dy" trong tương lai.

Đại biểu chất vấn Quốc hội về việc sử dụng đất quốc phòng

Additional Info

  • Author Nguyễn Xuân Nghĩa
Published in Diễn đàn

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu (BBC, 19/04/2017)

Báo chí trong nước từ lâu đã nói về bức xúc đất đai của người dân Đồng Tâm do sự nhập nhằng đất quốc phòng và đất nông nghiệp và sai phạm kéo dài của lãnh đạo cấp địa phương.

dongtam1

Người dân xã Đồng Tâm chặn lối vào làng

Truyền thông từ cách đây khoảng ba năm đã nói về điều họ gọi là sự mập mờ trong quá trình "dồn điền đổi thửa" theo đó hàng loạt cán bộ xã Đồng Tâm sở hữu hàng ngàn mét vuông đất.

Đây là một trong những lý do gây bức xúc cho người dân xã Đồng Tâm về vấn đề tranh chấp đất đai.

Báo Hà Nội Mới từ năm 2014 dẫn lời giới chức huyện Mỹ Đức xác minh quỹ đất công dự trữ thuộc quản lý của UBND huyện Mỹ Đức để lại từ năm 1993 là 27.7%, tương đương 103 ha trong khi Luật Đất đai năm 2013 của chính phủ nói đất công dự trữ không được vượt quá 5%.

Báo này khi đó nói quỹ đất công thực sự đã lên đến 40%, tương đương 194 ha.

dongtam2

Nhiều đất đai dọc tỉnh lộ 429 thuộc Đồng Tâm đã bị khoanh lô

Trong khi đó VTC cùng giai đoạn này đưa tin cả xã Đồng Tâm có gần 10.000 dân nhưng số khẩu được chia ruộng đất canh tác là hơn 7.000 khẩu.

Nhưng trong năm 2005-2006 khi xã Đồng Tâm tổ chức đăng ký triển khai chủ trương dồn điền đổi thừa, thì chỉ có 12 hộ đăng ký xin chuyển đổi ruộng đất quỹ đất công nhưng có đến 11 hộ là cán bộ hoặc người thân của cán bộ xã.

VTC khi đó nói nhiều người dân đã chịu không nhận đất vì không đồng tình với cách phân chia đất đai.

Trong khi đó, VietnamNet và Tiền Phong cùng giai đoạn năm 2014 ghi nhận hàng loạt cán bộ xã sở hữu hàng ngàn mét đất với trường hợp Bí thư Đảng uỷ Xã Nguyễn Ngọc Sơn có tới hơn 2000 m2.

Bài 'Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng' của VietnamNet dẫn lời Cụ Lê Đình Kình nói "chủ sở hữu của những ô hàng ngàn mét vuông, thửa đất vàng này là các cán bộ cốt cán của xã".

dongtam3

VTC đã làm một phóng sự điều tra về thực trạng quỹ đất khổng lồ tại xã Đồng Tâm năm 2014

Điều này cũng được Phó Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội ghi nhận vào ngày 24/4/2014 sau khi nhận nhiều đơn tố cáo của người dân.

Trong một video clip được đưa lên mạng mới đây, cụ Lê Đình Kình, đại diện dân xã Đồng Tâm, đã giải thích tranh chấp đất cho lãnh đạo địa phương và đại diện của Viettel, và Cụ Kình nói ông chính là người viết tờ đơn cho phép "một người tên Chanh" mượn đất.

Bài viết 'Phù phép' đất công thành đất tư của báo Hà Nội Mới đăng năm 2014 cho biết 40 năm trước Hợp Tác xã Nông nghiệp Đồng Tâm cho một bộ đội tên Nguyễn Văn Chanh mượn một mảnh đất có diện tích 360 m2 để làm nhà ở tạm và nếu không ở nữa thì phải trả lại đất cho Hợp tác xã này".

Tuy nhiên khi ông Chanh chuyển về Thái Bình vào năm 1990 thì không hiểu vì sao khi đó UBND xã Đồng Tâm không lấy lại đất mà lại cho phép ông Chanh bán số đất mượn, theo ông Kình.

Báo Hà Nội Mới cũng ghi nhận khi đó UBND còn cho phép một người tên là Viễn sử dụng 12.000 m2 ngay mặt tiền tỉnh lộ 429 và năm 2008 người này bán hàng ngàn mét vuông cho nhiều cá nhân khác và ông Viễn liên tục chuyển nhượng cho các cá nhân khác hàng nghìn mét vuông đất và thu lợi hàng trăm tỷ đồng.

Ông Hoàng Mạnh Sơn chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức ra thông báo số 65/TB-UBND ngày 23/5/2014 khi đó nói "diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn sử dụng là đất quốc phòng".

Các vụ việc bùng phát lên trong tháng Tư năm nay lại thu hút báo chí và dư luận vào vấn đề đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

******************

Cưỡng chế đất Mỹ Đức : Hà Nội đồng ý đối thoại với dân (RFI, 19/04/2017)

Hôm 19/04/2017 tình hình tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay còn 20 người vẫn bị giữ lại, sau khi người dân đã thả 18 cảnh sát cơ động và cán bộ. Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giao nhiệm vụ đối thoại với dân, trong khi Thành ủy công nhận hơn phân nửa nội dung tố cáo của dân Mỹ Đức là có cơ sở.

dongtam4

Các cảnh sát cơ động bị dân Mỹ Đức, Đồng Tâm bắt làm con tin tại nhà văn hóa thôn. Facebook

Báo chí trong nước dẫn lời phó bí thư thành ủy Đào Đức Toàn cho biết, sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức. Thành ủy đã phân công cho chủ tịch Nguyễn Đức Chung chủ động đối thoại giải quyết, tuy nhiên hiện nay việc tiếp xúc chỉ mới qua điện thoại. Ông Toàn nói rằng các kiến nghị của người dân về đất đai sẽ được xem xét thỏa đáng nhằm ổn định tình hình.

Theo báo Tuổi Trẻ, ngày hôm qua 18/4 ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói rằng trong số 48 nội dung khiếu tố liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, có 25 nội dung là có cơ sở. Đây là kết luận của ủy ban thành phố từ ngày 31/10/2016.

Cũng trong hôm qua, chính quyền mới loan báo trước đây đã khai trừ 8 đảng viên, kỷ luật 7 cán bộ xã, khởi tố 3 cán bộ và bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến vụ Mỹ Đức.

Hôm nay đại biểu Quốc Hội Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách nhận định yêu cầu được đối thoại với chủ tịch Hà Nội của người dân Mỹ Đức là chính đáng. Ông thắc mắc vì sao lại để cho sự việc kéo dài nhiều năm như vậy.

Hiện nay vẫn còn 20 người gồm lãnh đạo, công an và cán bộ huyện bị giữ tại nhà văn hóa thôn ; mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị chặn không cho người lạ ra vào. Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, nguyên bí thư xã là đại diện người dân, bị bắt và gây thương tích, vừa được phẫu thuật xong và đang được công an giám sát tại bệnh viện.

Hôm qua dư luận tỏ ra giận dữ trước phát biểu của thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc công an Hà Nội, cho rằng sự kiện ở Mỹ Đức là "vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh". Người ta cho rằng sở dĩ chính quyền không tổ chức đột kích để giải thoát con tin, là do các cảnh sát cơ động bị bắt được giam giữ rải rác trong làng một cách bí mật, người ngoài không biết được địa điểm. Hôm nay phía chính quyền đã tỏ ra hòa hoãn hơn.

Tin giờ chót vào khoảng 21 giờ 30 Việt Nam trên mạng xã hội cho hay : "Có 300 xã hội đen vác dao kiếm kéo vào làng, bà con ra nghênh chiến" nên tạm thời số này đã rút đi. Không khí được mô tả là "sôi sục như thời chiến, tiếng kẻng gõ liên tục khắp làng". Dân làng được thông báo sẽ cắt điện tại nhà văn hóa nơi giữ con tin. Trong khi trước đó người dân rất phấn khởi khi nghe tin sẽ đối thoại, ảnh của chủ tịch thành phố được photocopy cho mọi người để chuẩn bị đón tiếp vì đa số không biết mặt ông Nguyễn Đức Chung.

Theo tờ Người Cao Tuổi trước đây, khu vực Miếu Môn gấn xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, có một sân bay dã chiến thời chiến tranh. Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung, năm 1980 chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208 hecta đất vì mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36 hecta là đất nông nghiệp của xã.

Do không thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp cho ủy ban xã Đồng Tâm, và năm 2015 bộ Quốc Phòng cho thu hồi trên 50 hecta đất quốc phòng giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, trong đó có 46 hecta thuộc xã Đồng Tâm.

Người dân khiếu nại chính quyền xã cấp đất nông nghiệp cho một số cá nhân tư lợi, trong khi xã cho rằng đây là đất quốc phòng. Ngày 30/03/2017 Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng", Cục Điều tra Hình sự bộ Quốc phòng khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".

Thụy My

*********************

Đồng Tâm : Đất quốc phòng hay đất nông nghiệp ? (BBC, 18/04/2017)

Chủ đề tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã nhiều lần được truyền thông trong nước đề cập đến.

dongtam5

Cụ Lê Đình Kình giải thích trong một video về tình hình đất đai ở xã Đồng Tâm

Các tường thuật, cả dạng báo viết lẫn báo hình, đã được đưa từ nhiều năm trước.

Mới đây nhất, sau diễn biến 'chính quyền bắn dân dân bắt cảnh sát' hôm 15/4, sau hai ngày đầu không đăng tin, từ 17/4 nhiều báo có bài nói về tình trạng "vi phạm trên đất quốc phòng", sau khi Thành ủy Hà Nội chính thức ra thông tin vào chiều 16/4.

Tuy nhiên, dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.

BBC điểm lại một số thông tin đăng trên báo ở Việt Nam về vụ việc.

Nhập nhằng giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp

Hồi đầu năm 2016, báo Người Cao Tuổi có bài 'Chuyện lạ : Xẻ 'đất công' để bán ?' dẫn nguồn đơn thư khiếu nại của dân địa phương theo đó nói hồi đầu thập niên 1980 Chính phủ có quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, cùng đất của một số xã khác lân cận để chuyển sang phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

Diện tích đất trên được giao cho Lữ đoàn 28 thuộc Quân chủng Phòng không, Không quan quản lý, với mục đích xây dựng sân bay Miếu Môn.

Do dự án không khả thi nên tới 2007, Lữ đoàn 28 đã bàn giao lại diện tích từng là đất nông nghiệp này lại cho UNBD Đồng Tâm, với việc xác định lại mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp được tiến hành vào ngày 30/7 năm đó, báo Người Cao Tuổi viết.

Vụ việc lại được truyền thông trong nước đồng loạt nhắc lại sau khi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ra tiếp thông tin vào sáng 18/4/2017.

Báo Thanh Niên cùng ngày 18/4 nói rằng vào tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng đã giao cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 với "các mốc giới không thay đổi".

Tuy nhiên, các báo không nhắc tới việc bàn giao xác định mốc giới giữa địa phương và đơn vị Lữ đoàn 28 hồi 2007.

dongtam6

Đoạn video clip được cho là ghi lại buổi gặp đầu tiên giữa đại diện Viettel với đại diện dân xã Đồng Tâm về chuyện bàn giao đất dự án, hồi đầu năm 2017

Về phần mình, người dân địa phương từ nhiều năm nay nói rằng dựa vào giới mốc đã được xác định hồi tháng 7/2007 thì phần đất mà giới chức nói là dân vi phạm trên thực tế không thuộc đất quốc phòng mà nằm trong phần đất nông nghiệp của xã.

Báo Người Cao Tuổi trong bài đăng hồi 2016 mặc dù ghi nhận rằng theo một văn bản của Lữ đoàn 28 cũng như tuyên bố của cán bộ xã Đồng Tâm thì diện tích đất mà người dân khiếu nại 'là đất của quốc phòng', nhưng nói việc 'xác minh' của phóng viên cho thấy những lô đất này 'có dấu hiệu nằm ngoài mốc giới đất quốc phòng'.

Trong một video clip đăng trên mạng xã hội, một cụ ông cao tuổi, được cho là cụ Lê Đình Kình đại diện dân xã Đồng Tâm, giải thích rằng diện tích đất dân đang khiếu nại trước đây 'từng nằm trong dự án [an ninh quốc phòng]... nhưng chưa bị thu hồi' và đã được trao lại cho xã vào năm 2007.

Cụ ông cũng giải thích chỗ đất này hoàn toàn nằm ngoài khu vực 47,36ha đất mà xã Đồng Tâm đã giao cho nhà nước hồi 37 năm trước.

BBC được gia đình cụ ông Kình, người hiện đang nằm điều trị ở Bệnh viện Việt Đức sau vụ bị bắt đi hôm 15/4/2017 xác nhận rằng đoạn video đó được ghi cách đây khoảng hơn một tháng, khi đại diện Viettel lần đầu tiên tới tiếp xúc với người dân địa phương, với đại diện là cụ Kình, để trao đổi về vấn đề đất đai được giao cho Viettel.

Cụ Kình nói trong video clip là vào cuối 2016, chính quyền huyện Mỹ Đức đã đưa khoảng gần 600 công an, an ninh, cảnh sát cùng xe vòi rồng, xe thùng bắt người xuống cưỡng chế đất đang có khiếu kiện này, khiến người dân phản đối mạnh mẽ và từ đó dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp căng thẳng diễn ra vào đầu năm 2017.

Hôm 15/4/2017, chính quyền địa phương mời đại diện người dân trong xã 'ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".

Sau đó, đã xảy ra chuyện giới chức bắt chín người dân xã, và đổi lại, phía dân Đồng Tâm bắt hơn 30 công an, an ninh.

Tất cả người dân Đồng Tâm bị bắt hôm 15/4 đều đã được thả, trừ cụ ông Kình hiện đang phải nằm viện vì 'phải phẫu thuật xương đùi', một người cháu ngoại của cụ ông Kình nói với BBC hôm 18/4.

Published in Việt Nam