Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cảnh sát New Zealand đã bắt giữ 11 người Việt Nam, và tiêu hủy hơn 3.000 cây cần sa tươi sau khi thực hiện hơn 30 lệnh khám xét trên khắp thành phố Auckland vào tuần trước.

cansa1

Cảnh sát New Zealand tịch thu các cây cần sa tươi và đem đi tiêu hủy - NZ Police/ the Herald

Quyền Thanh tra thám tử Greg Brand của sở cảnh sát cho biết các vụ bắt giữ diễn ra sau một cuộc điều tra trên toàn thành phố nhằm vào một tổ chức tội phạm "tinh vi và chạy theo lợi nhuận".

Theo tờ báo Herald, tổng cộng 3.385 cây cần sa ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau đã bị tịch thu và tiêu hủy sau cuộc điều tra, cùng với 48kg cần sa khô. Tổng giá trị ước tính của các vụ tịch thu, dựa trên sản lượng ước tính của các cây, là 18 triệu đô la.

Ông Brand cho biết nhóm tội phạm có tổ chức này đã sử dụng các khu dân cư để thiết lập các hệ thống trồng cần sa trong nhà một cách tinh vi.

Cơ quan Di trú New Zealand đã trục xuất 11 công dân Việt Nam về nước do những người này cư trú bất hợp pháp tại New Zeland.

Cảnh sát cho biết cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành dựa trên thông tin tình báo thu thập được trong quá trình điều tra và cảnh sát không loại trừ khả năng sẽ có thêm các vụ bắt giữ khác.

Ông Brand cho biết hành động của nhóm này phản ánh các hoạt động tương tự mới được phát hiện gần đây ở Úc, nơi các nhóm tội phạm - chủ yếu là người gốc Việt - đang điều hành một số lượng lớn các hoạt động trồng cần sa trong nhà.

Cảnh sát đang làm việc cùng với Cơ quan Di trú New Zealand liên quan đến những công dân nước ngoài tham gia vào cuộc điều tra này, vì họ muốn đảm bảo rằng các cộng đồng người di cư được an toàn khỏi những kẻ lợi dụng các điều kiện trong thị thực lao động của họ.

Cảnh sát nhắc nhở các chủ nhà cảnh giác khi cho thuê bất động sản và đảm bảo có các cuộc kiểm tra bất động sản thường xuyên để tránh tình trạng người thuê cải tạo thành trang trại trồng cần sa.

Nguồn : RFA, 30/10/2024

Additional Info

  • Author RFA
Published in Việt Nam

Chủ tiệm nail người Việt bị buộc hoàn trả hơn 375.000 bảng Anh vì trồng cần sa

Hai người Vit Nam b kết án vì điu hành mt mng lưới trang tri cn sa trong nhng ngôi nhà trên khp vùng Tây Bc, Yorkshire và Midlands ca Vương quc Anh va b buc phi tr li hơn 375.000 bng Anh (khong 10,65 t đng) tin lãi bt chính.

nail1

Rt nhiu người Vit b buôn người sang Anh và b s dng làm nhân công trong các nhà trng cn sa bt hp pháp.

Truyn thông Anh cho biết hôm 2/2, Lin Van Dang và Thi Nguyet Nga Ho đã xut hin ti Tòa án Preston Crown, gn hai năm k t ngày h b kết án vì tham gia trong mt kế hoch trng cn sa quy mô ln.

Hai người này đã b bt cùng vi Cam Thi Ho và Ho Qa Dong, sau khi cnh sát đt kích vào nhng ngôi nhà và tim làm móng Blackburn, Darwen và Bolton vào năm 2019.

Vào tháng 10 năm đó, cnh sát đến mt ngôi nhà Dormer Street, Bolton, và phát hin trong mt căn phòng ng khóa kín mt cun s cha danh sách trng cn sa chi tiết được viết bng tiếng Vit, và giy t liên kết ngôi nhà đó vi ngôi nhà Darwen ca hai b cáo Van Dang và Thi vi b cáo Ho Qa Dong.

Ngày hôm sau, cnh sát đã lc soát nhà ca Van Dang và Thi Ho khi các b cáo không có mt, bn người khác đã được tìm thy trong nhà có liên quan đến cuc điu tra.

Cnh sát cũng tìm thy 3.740 bng Anh tin mt, mt đin thoi "Burner" (loi đin thoi dùng tm thi ri vt b), liên kết vi mt s ngôi nhà trng cn sa và thiết b ca Van Dang và mt hóa đơn tin đin nước trong chiếc Range Rover ca Van Dang cho mt nhà khác Ph Market, Tottington, nơi được phát hin cha hàng trăm cây cn sa.

Khi khám xét 5 ngôi nhà có liên kết vi d liu đin thoi, cnh sát đã tìm thy tng cng 1.489 cây cn sa vi tng giá tr ước tính lên ti hàng trăm nghìn bng Anh.

Tt c các đa ch nhà đu được thuê bng tên gi, s dng giy t gi bao gm c h chiếu gi.

Cuc điu tra ca cnh sát Anh cho biết có nhiu kế hoch thuê các ngôi nhà East Lancashire và s dng lao đng bt hp pháp đ làm nhân viên và sng trong các ngôi nhà trng cn sa.

Cnh sát nói cp Van Dang và Thi Ho hin đang điu hành các tim nail Blackburn, có tng thu nhp kê khai t năm 2018 đến năm 2020 là 73.317 bng Anh.

Tuy nhiên, mt cuc kim tra tài khon ngân hàng ca h cho thy s tin gi bng tin mt tng cng là 225.889 bng Anh.

Van Dang b kết án 4 năm rưỡi tù giam, Cam Thi Ho b kết án 3 năm và Ho Qa Dang b kết án 27 tháng.

Thi Ho b kết án 10 tháng, 12 tháng tù treo và b cm đi li ba tháng.

Ti phiên xét x hôm 2/2, Tòa án ca Anh đã ra lnh cho Van Dang hoàn tr tng cng 321.323,59 bng Anh và Thi Ho phi hoàn tr 64.875,82 bng Anh.

Hai người này s phi hoàn tr s tin trong vòng ba tháng hoc án tù mc đnh ba năm đi vi Van Dang và 10 tháng đi vi Thi Ho s được áp dng.

H cũng được lnh phi bi thường 19.199,16 bng Anh cho hai nn nhân là ch s hu ngôi nhà đ trang tri các khon thu nhp b mt và tân trang li tài sn đã b s dng đ trng cn sa.

Nguồn : VOA, 03/02/2023

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Anh : Hơn 100 trẻ em Việt từng bị buôn người mất tích (BBC, 14/10/2017)

Hơn 150 trẻ dưới vị thành niên gốc Việt đã mất tích khỏi các trung tâm chăm sóc ở Anh Quốc từ năm 2015, và 90 trẻ đã mất tích tạm thời, theo tờ Times.

anh1

Một nạn nhân buôn người dưới vị thành niên từng bị bán qua Trung Quốc

Nhiều người lo sợ nguy cơ nhiều trẻ đã bị những kẻ buôn người bắt lại và tiếp tục làm nô lệ lao động.

Tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT của Anh Quốc cho biết 28% nạn nhân dưới vị thành niên đều từng mất tích khỏi trung tâm chăm sóc ít nhất một lần, và trẻ em Việt Nam là nhóm hay bỏ trốn nhất.

"Vụ việc này đang diễn ra khắp nơi trên toàn quốc, nhưng nó lại là một vấn đề bị ẩn giấu", Chloe Setter, người đứng đầu ECPACT nói với Reuters.

Cũng theo Reuters, Việt Nam luôn nằm trong ba nước có số lượng nạn nhân cao nhất của tệ nạn nô lệ hiện đại ở Anh Quốc. Số liệu cho thấy hơn một nửa nạn nhân là trẻ dưới vị thành niên.

Nạn nhân thường bị bóc lột lao động ở các trang trại trồng cần sa hay các tiệm làm móng. Một số còn bị lạm dụng tình dục.

Các chuyên gia cho rằng trẻ em Việt Nam thường bỏ trốn vì cảm thấy không an toàn hoặc bị cô độc ở các trung tâm chăm sóc, đặc biệt là vì các em không nói được tiếng Anh.

anh2

Người Việt ở Anh bất hợp pháp : 'Tôi hụt hẫng'

Một số có thể đã chủ động liên lạc với kẻ buôn người sau khi được giải cứu vì lo sợ bản thân hay gia đình bị trả đũa vì tin rằng mình bị nợ nần hoặc kẻ buôn người đã ngon ngọt dụ dỗ.

Ủy viên độc lập chống nạn nô lệ của Anh, Kevin Hyland, cho biết có một sự báo động về số vụ mất tích của các nạn nhân buôn người từ Việt Nam.

Ông nhấn mạnh trường hợp của một cậu bé Việt Nam bị buôn bán hai lần sau khi được chăm sóc ở một trung tâm trẻ em.

Sau khi bị bắt tại một trang trại cần sa lần thứ hai, cậu bé được đưa trở lại chăm sóc tại trung tâm, nhưng lại bị buôn bán vào làm nô lệ gia đình và bị lạm dụng tình dục.

Chính phủ Anh nói đang đưa ra một kế hoạch cung cấp một người hỗ trợ chuyên môn hoặc một người giám hộ cho những nạn nhân trẻ em để giúp đỡ và giảm rủi ro bị tái buôn bán.

Một chuyên gia khác kêu gọi thành lập nhà bảo hộ với sự hỗ trợ và giám sát cao.

Hồi tháng Tám, Tổ chức Tội phạm Quốc gia (Ncông an) Anh quốc cho biết nạn nô lệ hiện đại và buôn người ở Anh hiện đang "phổ biến hơn chúng ta nghĩ trước đây rất nhiều".

Ncông an cho biết hiện đang có hơn 300 chiến dịch của cảnh sát, với nhiều chiến dịch ảnh hưởng tới "từng thị trấn và thành phố ở nước Anh".

Theo ước tính của cơ quan này, số nạn nhân lên tới hàng chục ngàn. Con số 10 đến 13 ngàn người được đưa ra trước đây chỉ là "bề mặt của tảng băng chìm".Cơ quan Ncông an nói tình trạng nô lệ hiện đại tăng mạnh là do những băng nhóm quốc tế ngày càng nhận ra số tiền lớn chúng có thể kiếm được từ việc chi phối người trong rất nhiều ngành kinh tế khác nhau, chứ không chỉ có buôn ma túy.

Việt Nam, Albania, Nigeria, Romania và Ba Lan là những nước có nhiều nạn nhân nhất, nhưng cũng có một số nạn nhân từ Anh.

************************

Hàng chục trẻ em Việt biến mất sau khi được giải cứu từ tay buôn người ở Anh (VOA, 13/10/2017)

n 150 tr v thành niên Vit Nam đã biến mt khi các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng tr Anh k t năm 2015, gây ra lo ngi rng các em có th đã rơi tr li vào tay các ch nô l tr em.

toipham2

Một nhóm thiếu niên Vit Nam đã b bt ti Bradford trong mt cuc b ráp ca cnh sát phát hin s lượng ln cn sa trng lu ti đây.

Theo Times, chỉ riêng trong mùa hè này, có ít nht 21 em đã biến mt, trong đó có 12 em  Rochdale. Trong s này, có mt nhóm thiếu niên được cnh sát gii cu t mt xe ti buôn người đã biến mt trong vòng 48 gi sau khi được giao cho trung tâm Rochdale.

Cảnh sát Greater Manchester đã kêu gi cng đng giúp tìm kiếm nhóm tr, nhưng cuc điu tra đã b xếp li sau ba tháng. Trung tâm Rochdale cũng chi b trách nhim, nói rng h ch chăm sóc nhóm tr em này chưa ti hai ngày và vic xác minh nhóm này có phải là tr v thành niên hay không vn chưa hoàn tt.

Số liu do Times thu thp t 351 trung tâm cho thy có 152 tr em Vit Nam đã biến mt vĩnh vin khi các trung tâm này k t năm 2015.

Mùa hè vừa qua, có hai bé gái, 14 tui và 15 tui, đã mt tích  York được tìm thy mt tun sau ti Bedfordshire và Thames Valley, cách đó hàng trăm dm.

Times dẫn li Trung tâm Wolverhampton cho biết, năm ngoái, có 3 tr em Vit Nam đã biến mt ngay trong đêm đu tiên sau khi cnh sát b ráp mt nhà xưởng và đưa h vào trung tâm.

Vài năm gần đây, nhiu tr em Vit Nam đã b cnh sát phát hin trong các cuc b ráp vào các tri trng cn sa, nơi các em nhp cư và lao đng bt hp pháp.

Tình trạng trng cn sa lu ngày càng nhi Anh đã làm gia tăng t nn buôn người từ Việt Nam sang Anh. Các t chc ti phm phát hin ra rng trng cn sa ti ch d dàng hơn nhp khu, nên đã d d nhng người tr vào làm vườn và trong các tim làm móng tay ra tin.

Vẫn theo Times, tr em xin t nn không có người ln đi kèm và nn nhân nô lệ và buôn người thường có nguy cơ mt tích rt cao. Nhiu người trong s này không nói được tiếng Anh, ri gia đình  quê hương và b bt cóc hoc tìm cách nhp lu vào Anh đ có được mt cuc sng tt đp hơn.

Khi đến nơi, nếu b phát hin, h s theo lời khuyên ca nhng k buôn người, khai mình dưới 18 tui đ được đưa vào các trung tâm chăm sóc ch không phi nơi giam gi người nhp cư bt hp pháp.

Ngay cả khi được đưa vào các trung tâm chăm sóc, nhiu tr em vn chnh hưởng và áp lc t nhng kẻ buôn người đ tìm cách quay v vi h. Do đó, nhiu em đã biến mt trong vòng 48 gi và vic tìm li chúng rt khó khăn.

Việc hàng lot tr em Vit Nam mt tích khi các trung tâm chăm sóc  Anh đã gây ra nhng nghi ng v cách bo v tr em ca chính quyền đa phương.

Baroness Butler-Sloss, Chủ tch nhóm Quc hi ph trách v buôn bán người và nô l hin đi, nói nhng con s này "rt đáng lo ngi". Bà cho rng Văn phòng Ni v Anh cn phi xác đnh xem có vn đ gì c th, đc bit khiến tr em Vit Nam nhanh chóng biến mt sau khi được đưa vào các trung tâm chăm sóc xã hi và "cn phi có mt s sp xếp đc bit" cho các tr em này.

Bộ Ni v Anh nói h nhn thc được vn đ và đang phát trin mt h thng đc lp đ giúp các trung tâm gii quyết nhu cầu ca tr em là nn nhân buôn người.

****************

FBI truy tìm một phụ nữ Việt để điều tra về vụ lạm dụng tình dục trẻ em (VOA, 13/10/2017)

quan Điu tra Liên bang M (FBI) va phát đi mt thông báo yêu cu giúp tìm kiếm mt phụ n nói tiếng Vit có th có "thông tin rt quan trng" liên quan đến vic nhn dng mt nn nhân tr em trong cuc điu tra v lm dng tình dc tr em đang din ra.

toipham1

Thông tin chi tiết v người ph n nói tiếng Vit đăng trên trang web ca FBI.

Người ph n này được cho gi tên là "Jane Doe 39".

Các điều tra viên ca FBI đã tìm thy mt video ca "Jane Doe 39" và chuyn ti Trung tâm Quc gia v tr em b bóc lt và mt tích (NCMEC). H tin rng video đã được làm trước tháng 4 năm 2016 và sau đó được đưa lên mng.

Trong đoạn video, người ph n gc Châu Á có mái tóc đen dài, mc bộ váy hoa nhiều màu và nói tiếng Vit rng "Cái này không có thương con được. Cái này không có chơi được".

FBI cho rằng người ph n này đ tui t 25 đến 35.

Vào thời đim này, các nhà điu tra không cho biết Jane Doe có liên quan như thế nào vi v án được cho là nghiêm trng đang điu tra. FBI đăng đăng công khai thông tin v người ph này trên trang Youtube và kêu gọi công chúng tr giúp tìm cô.

FBI kêu gọi bt c ai có thông tin gì v người ph n này có th liên lc vi văn phòng FBI đa phương hoc Lãnh s, Đi s quán M gn nht.

FBI nhắc nh công chúng rng "không có ti danh nào được đưa ra trong trường hp này và hình nh cá nhân được coi là vô tội tr khi và cho đến khi b buc ti ti tòa án".


***********************

12 người gốc Việt bị bắt vì trồng cần sa tại bang Georgia và Texas (VOA, 13/10/2017)

Cảnh sát bang Georgia và Texas ca M va bt gi 12 người gc Vit trong 2 v trng cn sa tinh vi và qui mô ln ti nhà.

toipham3

Hàng trên từ trái sang : Nam Van Dao, Phi Ngoc Luong, Minh Luong, Thi Thi Phan. Hàng dưới t trái sang : Bin Van Hoang, Thao Phuong Nguyen, Hang Nguyen, Henry Nguyen. Không có ảnh ca Trung Bui. (nh : Lc lượng Bài tr Ma túy Ht Hall)

Cảnh sát đa phương cùng vi FBI và Lc lượng Bài tr Ma túy ca V binh Quc gia bang Georgia đã bt gi 9 người gc Vit và truy nã 3 người khác liên quan đến mt đường dây ma túy ln và rt "tinh vi", theo kênh truyn hình Fox News hôm 12/10.

Nhà chức trách đã thu gi mt khi lượng cn sa khng l tr giá gn 7.2 triu đôla, sau khi phát hin mt cơ s trng hơn 500 cây cn sa dưới tầng hm trong mt ngôi nhà thành ph Gainesville và hơn 1.500 cây cn sa ti 5 căn nhà khác.

Chín người gc Vit đã b bt liên quan đến đường dây trng cn sa này b buc ti sn xut, vn chuyn và tàng tr cn sa.

Năm nghi can bị cnh sát Qun Hall bt hôm 18/9 gm Minh Luong 53 tui, Phi Ngoc Luong 25 tui, Henry Nguyen 48 tui, Hang Nguyen 53 tui, và Phuong Thao Nguyen 26 tui.

Sau đó vài ngày, 4 nghi can khác bị bt gm Trung Bui 47 tui, Nam Van Dao 46 tui, Thu Thai Phan 50 tui, và Binh Van Hoang 52 tuổi.

Cảnh sát tiu bang Georgia cho biết h cũng đang truy lùng 3 người Vit khác là Vinh To 63 tui, Sen Thi Do 46 tui, và Dung Nguyen 47 tui, nhng nghi can này sng ti thành ph Flowery Branch, Qun Hall.

toipham4

Cây cần sa cũng khá dễ trồng - Ảnh minh họa 

Cũng liên quan đến ma túy, có 6 người đàn ông khác, trong đó có 3 người gc Vit, đã b bt vì trng cần sa nhà ti thành ph Houston, bang Texas, đài truyn hình ABC loan tin hôm 12/10.

Sau nhiều tháng điu tra, Lc lượng Bài tr Ma túy Qun Fort Bend (FBCSO), đã bt gi 3 người đàn ông gc Vit là Trong Vo 35 tui, James Lai Nguyen 27 tui và James Huy Nguyen 37 tuổi. Mi nghi phm s đi mt vi mt vài ti danh, trong đó tàng tr ma túy.

Tờ Fort Ben Herald dn li FBCSO cho biết h phát hin ra bn căn nhà trng cn sa ta lc ti Qun Fort Bend và Qun Harris, thuc thành ph Houston.

quan chc năng đã thực hin các v khám xét và thu gi tang vt vào ngày 28/9, thông cáo báo ch ca FBCSO cho biết : "Nhân viên điu tra khám phá các v trng cn sa trong nhng căn nhà phc tp, cùng mt s vũ khí, tin mt, và cn sa đã được chế biến ti bn đa đim".

Nhân viên điều tra cũng phát hin tng cng 778 cây cn sa được trng trong nhà, dưới các bóng đèn đin, có c cân, bơm nước, qut, cu dao đi đin, và các dng c dùng đ chế biến, đóng gói, và bán cn sa.

Cảnh sát nói s lượng cn sa b tch thu có giá thị trường khong 2.3 triu đôla.

Ngoài ba người gc Vit này, cnh sát còn bt thêm 3 người khác vi ti chuyn giao và tàng tr cn sa Qun Harris.


**************************

Ba người Việt ở Houston bị bắt vì trồng cần sa trị giá 2,3 triệu USD (Người Việt, 12/10/2017)

Ba người đàn ông gốc Việt bị bắt vì trồng cần sa có giá thị trường khoảng 2,3 triệu USD, đài truyền hình KHOU ở Texas dẫn lời cảnh sát Fort Bend County cho biết hôm Thứ Năm.

toipham5

Ba nghi can gốc Việt ở Houston bị bắt vì trồng cần sa. (Hình : Fort Bend County Sheriff's Office)

Ba nghi can, Trọng Võ, 35 tuổi, James Lai Nguyễn, 27 tuổi, và James Huy Nguyễn, 37 tuổi, tất cả đều là cư dân Houston, bị truy tố tội sở hữu cần sa.

Lực Lượng Chống Ma Túy Fort Bend County (FBCSO) tiến hành cuộc điều tra, và phát hiện các căn nhà mà ba nghi can này trồng cần sa ở Fort Bend County và Harris County.

FBCSO nói những căn nhà này tọa lạc tại khu nhà số 600 trên đường Fair Oaks Drive ở khu Stafford, khu nhà số 15000 trên đường Val Vista Drive ở khu vực thành phố Houston thuộc Fort Bend County, khu nhà số 7511 trên đường Marisol Drive ở khu vực thành phố Houston thuộc Fort Bend County, và khu nhà số 15000 trên đường Sierra Valle Drive trong thành phố Houston thuộc Harris County.

Nhiều cơ quan công lực thực hiện các vụ khám xét từ cuối Tháng Chín, bản tin cho biết.

"Nhân viên điều tra khám phá các vụ trồng cần sa trong những căn nhà phức tạp, cùng một số vũ khí, tiền mặt, và cần sa đã được chế biến tại bốn nơi", thông cáo báo chỉ của FBCSO cho biết. "Nhân viên điều tra cũng phát hiện tổng cộng 778 cây cần sa được trồng trong nhà, dưới các bóng đèn điện, có cả cân, bơm nước, quạt, cầu dao đổi điện, và các dụng cụ dùng để chế biến, đóng gói, và bán cần sa".

Ngoài ba người gốc Việt này, cảnh sát còn bắt thêm ba người khác ở Harris County, và ba người này bị truy tố tội chuyển giao và tàng trữ cần sa.

Số lượng cần sa bị tịch thu có giá thị trường khoảng 2,3 triệu USD, theo cảnh sát cho biết. (Đ.D.)

Published in Việt Nam

Số tr em Vit Nam tr thành nhng món hàng b các t chc buôn người đưa sang Edinburgh, th đô ca Scotland, làm nô l tăng cao k lc.

tre1

Trang mạng scotsman.com hôm 18/9 có bài tường thut rng cnh sát Edinburgh đã phát hin 16 tr v thành niên Vit lang thang ti phi trường hoc trên các đường ph ca th đô Edinburgh x Scotland.

Trang mạng scotsman.com hôm 18/9 tường thut rng trong 18 tháng qua, cnh sát Edinburgh đã phát hin 16 tr v thành niên Vit lang thang ti phi trường hoc trên các đường ph ca th đô Edinburgh x Scotland, tăng gp đôi con s nhng tr em đang được chính quyền thành ph này chăm sóc.

Bàn tin đăng trên trang Scotsman.com dẫn các ngun tin cho biết các nn nhân đã b các băng đng buôn sang Châu Âu qua ngã nước Nga, đ làm vic trong các nông tri trng cn sa và các tim nail.

Nghị viên ti Hi đng Thành phố đa phương, ông Gordon Munro, cho biết là phân na nhng đa tr bơ vơ, không có người ln đi kèm, đến t mt khu vc, và đó là điu mà thành ph Edinburgh chưa tng chng kiến trước đây.

Ông chất vn : "Nhng đa tr này đã đến trên nhng chuyến bay nào ? Các em xuất phát t đâu ? Ai là nhng k đã móc ni đưa các nn nhân ti Edinburgh, và ti sao li chn Edinburgh ?"

Con số 16 tr em mi phát hin đã nâng tng s nhng tr em nước ngoài đang được chính quyn thành ph chăm lo lên ti 33 người, làm thành phố tn kém hơn 1 triu đôla mt năm. Ngh viên Munro kêu gi s hp tác liên cơ quan đ gii quyết vn đ. Ông nói theo ông, chính ph Anh cũng phi hp tác, vì nhng đa tr này là nn nhân ca các t chc buôn người t nước ngoài.

Tiến sĩ Nguyn văn Huy, chuyên về dân tc hc, tng ging dy ti Đi hc Paris 7, nói vi VOA-Vit ng :

"Số người bên Anh trng cn sa mà sng bt hp pháp rt là nhiu, cũng vài ngàn người, người ta không kim soát được, rt là đông. V thành niên không b bt, thành ra những người trung gian, nhng người ch mi, h có c mt đường dây đ bo v ln nhau".

Hồi tháng 12 năm ngoái, nhà chc trách đã lùng soát hơn 280 tim nail các thành ph Edingburgh, London và Cardiff, dn đến vic bt gi 97 người.

Vẫn theo ngun tin này thì hồi tháng 9 năm ngoái, thành viên ca các băng đng ti phm Hong Chuong Dang, 44 tui, đã b tng giam 1 năm tù v ti buôn người đ làm vic trong tim nail Las Vegas ca ông ta th trn Bathgate, Scotland.

Tin này được loan đi trong bi cnh nạn buôn người t Vit Nam sang Châu Âu làm "nô l" đã gây nên làn sóng căm phn trong công lun quc tế. Tun trước, y viên chng Nô l ca nước Anh, ông Kevin Hyland, lên tiếng báo đng v nguy cơ nhng người Vit nhp cư bt hp pháp, mà phân na là trẻ v thành niên, b buc làm vic như nhng k "nô l thi hin đi" trong các tim nail và các tri trng cn sa Anh.

Nguồn : Scotland.com, vnexpress

Published in Việt Nam

Hai người Anh nhận án tù vì đưa lậu 12 người Việt vào Anh (BBC, 12/09/2017)

Một cặp người Anh vừa bị kết án tù vì tìm cách đưa lậu 12 người Việt Nam vào Anh trên một chiếc xe tải chất đầy lốp xe.

viet1

Katy Bethel nói bà không hề biết có người nhập cư người Việt ở trên xe

Bà Katy Bethel và bạn đời là ông Aaron Harris ở quận Gillingham, hạt Kent, miền Đông Nam nước Anh, bị bắt giữ tại trạm kiểm soát xe qua đường hầm xuyên từ Anh sang Châu Âu Eurotunnel hôm 4/7/2015.

viet2

Bốn người đàn ông, năm phụ nữ và ba trẻ em Việt Nam được phát hiện đang trốn trong đống lốp xe sau khi một cảnh sát nhìn thấy có một cặp chân lộ ra.

viet7

Tại phiên xét xử tại Tòa án Hoàng gia Maidstone hôm 11/9, ông Harris nhận án tù 5 năm, còn bà Bethel nhận án 2 năm 9 tháng tù.

viet3

Bốn người đàn ông, năm phụ nữ và ba trẻ em Việt Nam được phát hiện đang trốn trong đống lốp xe

Lúc bị bắt năm 2015, bà Bethel, mẹ của 4 con, và đang mang thai 6 tháng, ngồi trên chiếc xe tải do ông Harris lái. Bà này nói bà không hề biết có người nhập cư ở trên xe.

Tại phiên tòa, bà Bethel nói bà và Harris đang đi ra biển chơi hôm đó. Họ lái xe đi tìm một bãi biển đẹp nhưng bị lạc nên đỗ xe bên đường và đi dạo. Bên khởi tố cáo buộc bà Bethel đã có lời khai "vớ vẩn".

Theo các thông tin được báo cho bồi thẩm đoàn, trong bốn tiếng đồng hồ ở Pháp, hai người đã gửi và nhận 67 tin nhắn và cuộc gọi tới một số điện thoại không xác định.

Bà Bethel nói ông Harris, là cha của 2 trong số 4 người con của bà, đã dùng điện thoại của bà và bà không biết được nội dung các cuộc gọi và tin nhắn đó.

COURTS Bethel 130903

Theo lời khai, ông Aaron Harris lái chiếc xe tải còn bà Katy Bethel là hành khách

Bà đã khóc khi Thẩm phán Philip Statman tuyên bố bà nhận án tù.

Khi tuyên án hai người này, vị thẩm phán nói : "Rõ ràng là hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp vào Anh là một ngành kinh doanh lớn.

"Theo đánh giá của tôi, đây là một hình thức kinh doanh rất tinh vi. Tôi thấy rõ là có nhiều người khác cũng tham gia [vào đường dây này]".

Ngành kinh doanh lớn

Theo báo cáo mới ra hôm 11/9 của Trưởng Cao ủy chống Nô lệ tại Anh Quốc, ông Kevin Hyland, nhiều người Việt trả tới hơn 30.000 bảng Anh cho các đường dây buôn người để vào Anh, với hy vọng sẽ có một cuộc sống 'vương giả' ở nước này.

Báo cáo này mô tả việc đưa người lậu vào Anh như một ngành kinh doanh lớn, và đưa ra bằng chứng rằng các tổ chức buôn lậu người ở Việt Nam phóng đại về độ tin cậy với dịch vụ của họ và các nguồn lợi ích tài chính có thể kiếm được ở Anh.

Báo cáo cho thấy người Việt được đưa lậu vào Anh thường làm các công việc lao động chân tay, như trong các tiệm móng chân móng tay và trại trồng cần sa, cũng như trong ngành mại dâm.

Ông Daniel Silverstone, đồng tác giả của báo cáo trên mô tả về tuyến đường vào Anh của người Việt trong bài báo "Đưa lậu [vào Anh] để trồng cần sa : người nhập cư Việt Nam đang bị bóc lột ở Anh", đăng trên trang The Conversation hôm 11/9 :

"Những khu vực mới có đông người di cư từ Việt Nam gồm một số thôn ở các tỉnh miền Trung, khu vực nghèo hơn các tỉnh phía Bắc, như tỉnh Hải Phòng, nơi nhiều người nhập cư vào Anh trước đây. Chặng đường cho những người Việt Nam tìm cách vào Anh bất hợp pháp là rất tốn kém và có thể mất 30.000 bảng. Những người tìm cách vào Anh này không phải là những người nghèo nhất trong cộng đồng, nhưng phải vay nợ nhiều hay bán cơ sở kinh doanh của mình để lấy tiền đi".

Ông Silverstone cũng nói về hai tuyến đường vào Anh chính. Một tuyến qua Nga, sau đó qua Đông Âu tới Pháp, ở Pháp một thời gian rồi sang Anh bất hợp Pháp qua phà biển trên xe tải. Tuyến thứ hai, tốn nhiều tiến hơn, là bay thẳng sang Ireland hay Hà Lan với thị thực hợp pháp, rồi đi phà sang Anh.

Những người Việt tìm cách vào Anh bất hợp pháp rất dễ bị các băng đảng tội phạm tổ chức các chuyến đi này lợi dụng. Khi đến Anh, nhiều người nhập cư Việt Nam chịu nợ nần chồng chất, bị cô lập và rất dễ tổn thương - họ thường bị bóc lột.

Hồi tháng 2/2017, 5 người Việt đã bị bắt khi cảnh sát Anh bố ráp một trại trồng cần sa quy mô lớn ở hạt Wiltshire, vùng Tây Nam nước Anh. Tổng giá trị của hàng ngàn cây cần sa được phát hiện ở trại này, từng là hầm trú ẩn hạt nhân do chính phủ Anh xây, lên tới hơn 1 triệu bảng Anh.

**********************

Người Việt trả tới hơn 30 ngàn bảng để vào Anh lậu (BBC, 11/09/2017)

Người Việt trả tới hơn 30.000 bảng Anh cho các đường dây buôn người để vào Anh, với hy vọng sẽ có một cuộc sống 'vương giả' ở nước này, một báo cáo mới cho hay.

FERME CANNABIQUE

Một trang trại trồng cần sa của người Việt bị cảnh sát Anh khám phá

Theo báo cáo của Trưởng Cao ủy chống Nô lệ tại Anh Quốc ông Kevin Hyland, có một hệ thống đưa lậu người Việt sang Anh với hai mức giá khác nhau, phóng viên chuyên về nội vụ của Press Association, Hayden Smith viết.

Bài viết mô tả rằng những ai chọn dịch vụ "cao cấp" sẽ phải trả khoảng 33.000 bảng Anh và được hứa hẹn sang Anh với con đường ngắn nhất và mức rủi ro thấp nhất.

Còn những ai chọn dịch vụ "phổ thông" nộp từ 10 nghìn đến 20 nghìn bảng.

Báo cáo này mô tả việc đưa người lậu vào Anh như một ngành kinh doanh lớn, và đưa ra bằng chứng rằng các tổ chức buôn lậu người ở Việt Nam phóng đại về độ tin cậy với dịch vụ của họ và các nguồn lợi ích tài chính có thể kiếm được ở Anh.

viet6

Nhiều người Việt được đưa lậu vào Anh bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần sa đã bị bắt

Văn bản này dẫn lời của một người được phỏng vấn cho biết cô ta trả 25.000 USD (khoảng 19.000 bảng) cho đường dây buôn người nhưng con đường sang Anh và kết quả "không được như lời quảng cáo".

Người phụ nữ này nói :

"Tôi được hứa hẹn là cuộc sống tương lai sẽ như một bà hoàng ở Anh (a queen in the UK), thức ăn ngon, quần áo đẹp, công việc nhẹ nhàng với mức lương cao".

"Tôi kỳ vọng sẽ có một mức sống cao. Tôi lên máy bay, sau đó lên xe hơi rồi xe tải - nhưng tôi không biết họ đã đưa tôi đi qua những nước nào".

"Tôi đi mất hai tháng. Không có chuyện bạo lực hay bóc lột trên đường nhưng chuyến đi đó rất vất vả. Chuyến đi tốn kém hơn thỏa thuận lúc đầu và tôi không có được công việc mà họ hứa hẹn với tôi".

Kẽ hở thị thực

Báo cáo này cũng nói những kẻ buôn người đang tìm cách khai thác kẽ hở trong quy trình cấp thị thực vào Anh.

Đơn xin thị thực cho người Việt Nam vào Anh được xử lý ở Sứ quán Anh tại Bangkok.

"Những quyết định cấp thị thực được đưa ra dưới sức ép về thời gian. Chúng tôi cho rằng những nhóm buôn người biết điều này và sử dụng dịch vụ thị thực khẩn vì họ nghĩ những đơn xin thị thực loại này sẽ không bị xét kỹ", báo cáo viết.

Bài của Hayden Smith cũng trích lời từ bản phúc trình nói các đường dây buôn người sử dụng các đại lý xin thị thực cho sinh viên sang Anh.

Sau đó các sinh viên này biến mất và các nhóm buôn người sẽ lấy thị thực của họ dùng cho những người trông giống các sinh viên này.

Báo cáo cho thấy người Việt được đưa lậu vào Anh thường làm các công việc lao động chân tay, như trong các tiệm móng chân móng tay và trại trồng cần sa, cũng như trong ngành mại dâm.

Quản lý chặt nghề làm nail

Báo cáo khuyến nghị chính phủ Anh có các biện pháp quản lý các tiệm móng tay móng chân chặt chẽ hơn nhằm ngăn ngừa chuyện các cơ sở này trở thành các điểm lao động bất hợp pháp hay bóc lột lao động.

Một trường hợp mà báo cáo này nêu là một thiếu niên Việt Nam bị bắt làm việc ở hai tiệm nail. Em phải nộp hết thu nhập cho những kẻ buôn người và bị chúng nhốt.

Báo cáo nói những nỗ lực nhằm chống tình trạng bóc lột lao động và nô lệ hiện đại trong ngành làm nail rất "khó khăn".

"Mặc dù các tiệm nail rất được chuộng và có nhiều người làm việc trong nghề này, nghề làm móng chân móng tay vẫn là ngành ít có quy định và những quy định hiện nay dường như chỉ mang tính tự nguyện", báo cáo nói.

Báo cáo kêu gọi Bộ Nội vụ Anh xem xét phương án cấp giấy phép cho các tiệm nail.

Báo cáo cũng nói những người trồng cần sa Việt Nam giờ đã trở nên "tinh vi hơn" và tránh bị phát hiện bằng các biện pháp cản nhiệt.

Nhiều trẻ em và người lớn Việt Nam dễ bị tổn thương được thuê làm những công việc cấp thấp trong các trại trồng cần sa.

"Hình thức nô lệ hiện đại này đang rất phổ biến trong những người Việt Nam", báo cáo viết.

Báo cáo này cũng nói thêm có nhiều trường hợp nạn nhân Việt Nam bị bắt ép trồng cần sa cũng chính là người người đang bị tội phạm hóa "vì những công việc mà họ bị bắt phải làm".

Published in Việt Nam

Phần một "Bi hài nghề làm móng tay ở Anh" đã cung cấp các nét chính về người Việt nhập cư lậu (người Rơm) với nghề làm móng ở Anh, phần này sẽ bàn về giải pháp tổng thể cho nan đề này.

Bas du formulaire

rom1

Nhiều người Việt nhập cư lậu làm nghề móng tay ở Anh

Truy quét và dẫn độ

Số lượng người Rơm tại Anh hiện nay ước tính theo các số liệu khác nhau đều chạm số lượng nhiều chục ngàn người.

Mặc dù giữa Anh và Việt Nam đã có một số thủ tục cho phép dẫn độ công dân trong một số trường hợp nhất định, nhưng việc xác định xem một cá nhân cụ thể có phải là người Việt "lưu lạc" từ Việt Nam hay không, vì một số lý do, thường khó thực hiện nếu chỉ xuất phát từ yêu cầu của một phía.

Ngay cả trong trường hợp, khi cơ sở pháp lý đã sẵn sàng, với số lượng khổng lồ người di cư bất hợp pháp của các sắc tộc khác nhau đã tích lũy hàng chục năm nay, không một hệ thống tập trung nào đủ lớn để có thể chứa giữ, chưa kể một ngân sách khổng lồ phải tiêu tốn nếu muốn dẫn độ họ về bản quán.

Mặt khác nếu các chiến dịch truy quét của chính quyền thực sự làm mất nguồn sống của những người di cư bất hợp pháp trong lúc dẫn độ hàng loạt khó khả thi, tệ nạn xã hội chắc chắn sẽ tăng mạnh khi nhiều chục ngàn người bị đẩy vào bước đường cùng, xã hội Anh sẽ chính là nơi gánh chịu tệ nạn.

Mặc dù cuộc sống tại Anh không là "màu hồng" nhưng mức thu nhập thực tế tại đây của các lao động trái phép so với cái mà họ có thể kiếm được tại quê hương họ, nhiều nơi chỉ khoảng trên dưới một đô la một ngày, hầu như chắc chắn sẽ làm thất bại mọi nỗ lực hồi hương tự nguyện của chính quyền.

Đối với ngành làm móng tay và các dịch vụ có sử dụng người bất hợp pháp khác, vì nhu cầu của xã hội là lớn trong khi lực lượng chế tài quá mỏng và chỉ hoạt động theo chiến dịch từng đợt, mọi việc có thể sẽ lại đâu lại vào đó sau những xáo trộn ngắn hạn.

Nguy hiểm là thực trạng này có thể gửi một tín hiệu sai đến cộng đồng di dân bất hợp pháp và kể cả những người đang dự định vượt biên vào Anh rằng chính quyền bất lực và vô tình khuyến khích các đường dây đưa người.

rom2

Nhiều các chủ tiệm làm móng tay mới có xu hướng tìm kiếm thân nhân hay họ hàng từ Việt Nam

Những lựa chọn tốt hơn

Từ các phân tích trên, rõ ràng các chiến dịch truy quét tại các tiệm làm móng tay không gửi được những tín hiệu đủ rõ và mạnh cho những đối tượng đang chuẩn bị lên đường từ Việt Nam. Có lẽ một giải pháp mang tính chất cơ chế hơn cần được nghiên cứu và áp dụng.

Trên thị trường lao động của ngành làm móng tay, vì khan hiếm nguồn thợ, rất nhiều các chủ tiệm mới có xu hướng tìm kiếm thân nhân hay họ hàng, người đang có ý định vượt sang Anh để tuyển dụng cho doanh nghiệp của mình.

Như vậy ý định vượt biên vào Anh xuất phát từ chính những đòi hỏi hay hậu thuẫn của thân nhân là những người đã có quốc tịch Anh. Chừng nào các địa phương tại Anh còn cho phép mở các doanh nghiệp móng tay một cách hoàn toàn tự do như hiện nay, khi đó số người Việt vào Anh sẽ vẫn tăng lên theo thời gian.

Một chính sách ngừng cấp phép cho các tiệm làm móng mới trong vòng mười năm hoặc chỉ cấp phép thành lập cơ sở mới nếu đệ trình được danh sách xác định của một số thợ hợp pháp sẽ ngay lập tức chặn đứng nhu cầu mang người đang có ý định vượt vào Anh để tham gia chuỗi dịch vụ trên.

Hiện nay các doanh nghiệp làm móng tay của các sắc tộc khác nhau, trong đó người Việt là đông nhất, đã có mặt tại hầu hết các khu dân cư (town) lớn và trung bình của nước Anh. Mặc dù nhu cầu làm móng đang tăng lên theo thời gian nhưng sự hiện diện của số lượng doanh nghiệp như trên cũng là tạm đủ trong lúc cần cân nhắc các bất lợi từ nhập cư lậu.

Những người đã đến

Qua lời phát biểu của một số quan chức, nước Anh có vẻ đã xóa bỏ chính sách cho phép những người nhập cư bất hợp pháp được nhập quốc tịch Anh sau mười năm lưu trú không phạm pháp và có trình độ tiếng Anh tối thiểu cũng như một số hiểu biết về đất nước và con người ở đây.

Đây thực sự là một thiệt thòi cho những người đã đến. Họ cũng có cùng giấc mơ như nhiều chục ngàn người từ các nước Đông Âu đã phục sẵn hàng chục năm để rồi sau một đêm trở thành hợp pháp khi EU mở rộng. Những người Rơm sau một đêm, nay không còn hy vọng tương tự.

Một Brexit quyết liệt đang thành hình. Khủng hoảng người tị nạn đang gây sợ hãi và phản đối ở nhiều nước châu Âu bao gồm cả Anh Quốc.

Chắc chắn vấn đề người nhập cư bất hợp pháp sẽ còn là tâm điểm chú ý cho tới khi chính phủ tìm được giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hơn các dòng người bất tận này. Câu trả lời cho số phận của những người Rơm đã đến, vì thế càng trở nên bất định.

David Hoàng

Nguồn : BBC, 27/02/2017

Bài viết thể hiện văn phong và quan niệm riêng của tác giả, một người làm kinh doanh về thị trường Bất động sản dân dụng và Dịch vụ làm Nails tại Anh Quốc.

*********************

Người Việt bị bắt ở trại cần sa "khổng lồ" tại Anh (BBC, 27/02/2017)

rom3

Cảnh sát phát hiện trang trại gồm hàng ngàn cây cần sa trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh khi họ đột kích vào hầm hạt nhân Chilmark.

Bảy người đàn ông trong đó có năm người Việt bị cảnh sát Anh bắt hôm 22 tháng Hai khi họ bố ráp một trại trồng cần sa quy mô lớn ở hạt Wiltshire, vùng Tây Nam nước Anh.

Tổng giá trị của hàng ngàn cây cần sa được phát hiện ở trại này, từng là hầm trú ẩn hạt nhân do chính phủ Anh xây, lên tới hơn 1 triệu bảng Anh.

Plamen Nguyen, 27 tuổi, Martin Fillery, 45 tuổi, và Ross Winter, 30 tuổi bị đưa ra tòa ở Swindon, Anh và buộc tội bắt người khác làm nô lệ (slavery) và khai thác, hưởng dụng khổ sai (servitude).

Bốn người đàn ông Việt Nam khác, đều trên 18 tuổi, là những người chăm sóc cần sa, bị bắt tại hầm khi cảnh sát bố ráp địa điểm này. Họ được thả và chưa bị buộc tội trong khi cảnh sát tiếp tục xử lý vụ việc, Cảnh sát Wiltshire cho BBC hay hôm 27/2.

Nguyen và Winter, từ Bristol, và Fillery từ Bridgewater, Somerset, còn bị buộc tội thông đồng sản xuất thuốc gây nghiện Loại B và câu trộm điện.

Cảnh sát Wiltshire nói ba người đàn ông này trước đây đã bị bắt nhưng được thả mà không bị kết án. Lần này, họ sẽ bị giam đến ngày ra tòa Salisbury hôm 29 tháng Ba.

Điều kiện làm việc dưới hầm này là rất tồi tệ, Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin nói với tờ Guardian.

"Đây là lao động nô lệ. Không có ánh sáng trời, không có nước máy, họ phải mang nước từ ngoài vào. Đây là lao động chân tay cực khổ - không đơn giản là xách bình tưới nước đi tưới cây. Tôi rất sốc vì phạm vi của trại này. Không có không khí, chỉ có mùi hăng hăng, ẩm ướt của cây cần sa tỏa ra khắp nơi"., ông Paul cho biết.

rom4

Hàng ngàn cây cần sa bị phát hiện khi cảnh sát bố ráp hầm trú ẩn Chilmark

Trại cần sa "khổng lồ"

Trang trại cần sa này được phát hiện ở nằm ở một hầm trú ẩn cũ của Bộ Quốc phòng Anh, được xây dựng trong những năm 80 để bảo vệ các quan chức chính phủ trong trường hợp có cuộc tấn công hạt nhân.

Cảnh sát cho biết trang trại này "gần như là không vào được", và họ phải đợi các nghi phạm ra khỏi hầm rồi mới tiếp cận được.

Thanh tra Cảnh sát Paul Franklin, nói chỉ tới khi cảnh sát bước qua cánh cửa chống bom hạt nhân, họ mới thấy rõ quy mô "khổng lồ" của trại này.

"Có khoảng 20 phòng trên hai tầng trong hầm này, mỗi phòng có chiều dài trên 60 mét, rộng trên 21 mét"..

"Gần như mỗi phòng được biến thành nơi trồng cần sa để bán buôn, và có một lượng cần sa lớn từ vụ trước vẫn còn trong hầm".

Ông nói thêm ông tin rằng đây là "một trong những trang trại lớn nhất đã từng được phát hiện" ở hạt Wiltshire.

Additional Info

  • Author David Hoàng
Published in Diễn đàn