Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam thu hồi tài sản tham nhũng cao nhất từ trước đến nay, trên 20.000 tỷ đồng

Năm 2023, trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.

thuhoi1

Vụ án "chuyến bay giải cứu" được đưa ra xét xử hồi tháng 7.2023. TPO

Đại diện Bộ Tư pháp cho truyền thông hay tin trên tại buổi họp báo định kỳ diễn ra ngày 30/1.

Cụ thể đại diện Bộ nói, số việc và số tiền thụ lý thi hành đều tăng, nhưng kết quả thi hành án năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng, trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Đại diện Bộ không nêu cụ thể số tiền thu hồi của từng vụ án, tuy nhiên theo truyền thông, tính đến tháng 7/2023, số tiền thu hồi từ vụ án "Chuyến bay giải cứu" gần 135 tỷ đồng và 1,85 triệu USD. Chưa kể các vụ đại án khác như Việt Á ; vụ án tại các Trung tâm đăng kiểm và hàng loạt các vụ án vi phạm trong quản lý và sử dụng "đất vàng" tại nhiều địa phương trong cả nước.

Cũng tại cuộc họp, Bộ Tư pháp cho biết cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được hoàn thiện với trên 63 triệu dữ liệu hộ tịch các loại ; kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,5 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa hai cơ sở dữ liệu.

Đại diện Bộ còn cho biết trong năm 2023, các đấu giá viên đã thực hiện gần 42.000 cuộc đấu giá thành công, thu trên 545.600 tỷ đồng, vượt gần 102.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

Bộ Tư pháp cũng tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế và hướng dẫn các địa phương liên quan đến nhiều vụ việc nhà đầu tư nước ngoài có vướng mắc, khiếu kiện...

Nguồn : RFA, 30/01/2024

Published in Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đã thất bại ê chề trong công tác thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng, nhưng không ai chịu trách nhiệm vì lãnh đạo vô cảm và luật pháp lung tung.

thamnhung1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh : Trí Dũng/TTXVN

Chuyện này, đối với đất nước là đảng nợ dân, nhưng lãnh đạo lại kiếm cớ buông tay, vì hàng ngàn tỉ đồng mất vào các dự án kinh tế vô tổ chức đã sập bẫy "hy sinh đời bố để củng cố đời con".

Trước hết, ở Việt Nam có khoảng 1 triệu người phải khai báo tài sản, thu nhập, theo Điều 34 của Luật chống Tham nhũng năm 2018, gồm :

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan công an nhân dân : sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu quốc hội, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.

Điều 35 của Luật này quy định tài sản, thu nhập phải kê khai gồm :

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng :

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên :

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài :

d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Tuy nhiên, đối với tài sản do tham nhũng mà có đã bị phân tán và đầu tư ra nước ngoài dưới nhiều hình thức nên khi những kẻ gây thất thoát nghiêm trọng đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân bị tòa án bắt đền bù thì tài sản thật của họ chẳng còn bao nhiêu.

Do đó, vào ngày 02/06/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế".

Trước đó 7 năm, Bộ Chính trị cũng đả có Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản".

Nhưng lý do thu hồi tài sản vẫn còn trong tình trạng "nói nhiều làm ít", sau hàng chục năm thi hành lệnh đảng vì luật pháp chồng chéo đã gây khó khăn cho công tác điều tra, thẩm định và chế tài. Thêm vào rào cản này là thái độ vô cảm của cấp lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu đảng bộ từ trung ương xuống cơ sở. Nhều người đã "cha chung không ai khóc", xuê xoa, nể nang hay "nay anh mai tôi" dĩ hòa vi quý để làm cho có hình thức.

Quốc hội, Mặt trân Tổ quốc, Hội cựu chiến binh và báo chí nhà nước cũng đứng ngoài nhìn xem nhà cháy.

Do đó, Chỉ thị ngày 02/06/2021 đã viết : "Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn hạn chế. Cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ : sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan thi hành án có lúc, có việc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao : hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài còn khó khăn, vướng mắc : tỉ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt còn thấp"...

thamnhung2

"Biệt phủ" của ông Nguyễn Vũ Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển đô thị Thăng Long.

Nhân sự đảng

Đó là vấn đề "nhân sự" của đảng mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói "then chốt của then chốt" nên kết luận của Ban Bí thư , một lần nữa chứng minh cái đầu của ông già 77 tuổi Nguyễn Phú Trọng có thể có vấn đề.

Lý do thứ hai, theo lời Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và một số Đại biểu Quốc hội vì Việt Nam chưa có luật bắt "đăng ký tài sản" của các viên chức và cán bộ lãnh đạo nên việc kiểm soát coi như vô phương. Do đó, theo Tiến sĩ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cho rằng nếu kiểm soát được nguồn tiền thì không chỉ ngăn chặn mà tài sản tham nhũng cũng lộ ra (Tiền Phong, 18/01/2021).

Ông Minh nói : "Thực ra không phải chúng ta chưa có cơ chế về việc này. Qua tổng kết, hiện có tới hơn 60 đạo luật quy định liên quan đến đăng ký tài sản. Tuy nhiên, người ta thấy hiện các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, lại thiếu rõ ràng, chưa đặt vấn đề nguồn gốc tài sản, vì thế mới phải đề xuất có hẳn một đạo luật riêng".

Trong khi chờ có luât "đăng ký tài sản" thì quốc nạn tham nhũng cứ tiếp tục thăng hoa vì chiến dịch gọi là "đốt lò" của ông Trọng, bắt đầu từ khóa đảng XII xem ra đã hương tàn khói lạnh.

Bằng chứng, ngày 02/05/2014 Ban Nội chính Trung ương đã thừa nhận : "Bên cạnh số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là rất lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của nhân dân : việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiền, tài sản thu hồi được rất nhỏ so với tổng số thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trên tổng số tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng gây ra chỉ khoảng dưới 10%".

Theo trang mạng Tài chính online ngày 14/06/2021 thì : "Cũng vì điều này (thu tài sản ít) mà còn nhiều cán bộ sẵn sàng "nhúng chàm", bởi nếu có bị phát hiện, thì "hy sinh đời bố, củng cố đời con" - tài sản tham nhũng tẩu tán được cũng giúp cho đời con, cháu được "ngồi mát, ăn bát vàng".

Trang này cũng đưa tin : "Theo thông tin từ Hội thảo chuyên đề "Thu hồi tài sản tham nhũng" do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức năm 2020, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát của thời gian trước năm 2013 ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi. Đến nay, kết quả này đã được nâng lên, bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt hơn 32%".

Đảng bất lực

Theo Tài chính online, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu : "Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chính đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng : kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng". Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn", nhưng tài sản do tham nhũng mà có của những kẻ bị bắt và phạt tù vẫn "không cánh mà bay".

Đảng giải thích : "Nguyên nhân đầu tiên là do nhận thức và trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ : sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan thi hành án có lúc, có việc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao : hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài còn khó khăn, vướng mắc"...

Như vậy là do đảng và hệ thống cai trị của nhà nước bất lực, không chịu sửa đổi các văn kiện, cải cách lề lối làm việc và không dám thi hành luật pháp chặt chẽ để thu hồi tài sản bị ăn cắp.

Theo Đầu tư online, ngày 29/06/2018, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt nhận định, công tác chống tham nhũng trong 10 năm qua, đặc biệt trong 3 - 4 năm gần đây, đã có chuyển biến rõ nét, được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thực sự hài lòng khi tài sản do tham nhũng gây ra thu hồi được rất ít.

Đầu tư online viết : "Trong 10 năm qua, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất, nhưng mới thu hồi cho Nhà nước 4.676,6 tỷ đồng và trên 219 ha đất. Số tài sản thu hồi được vô cùng ít so với số tài sản bị mất do tham nhũng".

Ông Đạt nói : "Khác với ở nhiều nước, bị can không chứng minh được số tài sản mình sở hữu là hợp pháp đều bị thu hồi, còn ở nước ta thì ngược lại, cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng phải đi chứng minh số tài sản bị can sở hữu là bất hợp pháp mới có thể thu hồi được. Việc chứng minh tài sản bất hợp pháp vô cùng khó khăn, phức tạp, mất rất nhiều thời gian, công sức, vì một phần tài sản tham nhũng đã được bị can chuyển cho người thân đứng tên sở hữu".

Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, nguyên Đại biểu quốc hội Ngọ Duy Hiểu từng tố cáo tại diễn đàn Quốc hội rằng : "Nhiều cán bộ lúc đương chức thì chưa thấy, nhưng về hưu lại xuất hiện biệt phủ nguy nga".

Đại biểu, bác sĩ Nguyễn Anh Trí đã nêu ra trường hợp có biệt phủ "bất thường" của ông Nguyễn Phước Thanh nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Trí bình luận : "Biệt phủ đứng tên sở hữu của con gái cán bộ. Nhưng con gái mới 19 tuổi đã có biệt phủ nguy nga như vậy thì thật là kỳ lạ" (Đầu Tư online, 29/06/2018).

Trong khi đó, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó tư lệnh Quân khu 2 từng than phiền tại Quốc hội ngày 09/11/2017 rằng : "Nhiều cán bộ khi bổ nhiệm thì kê khai tài sản chẳng có gì nhưng về quê xây cái nhà thờ họ từ vài tỷ đến vài chục tỷ".

Ông nói : "Đất nước ta chỉ có một đảng lãnh đạo, mà để đội ngũ cán bộ tha hóa, quan liêu như vậy thì sẽ đi về đâu. Có những cán bộ mà đi làm thì xe dí vào sát cổng bước lên xe, về thì xe cũng dí vào cổng xuống xe, chẳng biết đến bà con xung quanh nữa".

"Nhiều ông lãnh đạo cứ nói thế thôi, nhưng có sân sau, có doanh nghiệp cả đấy. Có dự án nào mà tiêu không hết tiền đâu, chỉ thấy dự án phát sinh tiền" (Tuổi Trẻ online, 09/11/2017).

Chuyển tiền cách nào ?

Lạ thật, nếu không có những "móc ngoặc hay tay trong" giúp thì làm sao kẻ gian có thể phân tán tài sản tham nhũng cho người khác và ra nước ngoài ? Nhưng chuyển bằng cách nào thì các chuyên gia từ Việt Nam đã tiết lộ : "Họ tìm cách chuyển tiền bằng việc đầu tư, mua cổ phiếu, đưa con cháu đi du học ở nước dự tính định cư... Khi đó, đối tượng cũng đã có nền tảng, có vỏ bọc nhà đầu tư và được pháp luật bảo vệ tài sản của họ" (Tuổi Trẻ Online, 21/09/2016)

Tuổi Trẻ Online viết : "Một nguyên cán bộ Interpol Việt Nam cho biết những đối tượng này tẩu tán tài sản dưới danh nghĩa lập các công ty, ký các hợp đồng làm ăn với nước ngoài (rửa tiền). Các đối tượng tiếp tục sử dụng để đầu tư vào các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, Canada, Đức...) để hưởng quy chế định cư dài hạn và hợp pháp. Trong một số trường hợp, việc thu hồi tài sản tẩu tán hết sức khó khăn nếu đối tượng bị truy nã và tài sản tẩu tán đang ở một nước mà Việt Nam không ký hiệp định tương trợ tư pháp".

Vẫn theo Tuổi Trẻ Online thì có rất nhiều ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài không kiểm soát được : "Theo các chuyên gia kinh tế, hiện có một cách chuyển tiền chính thức ra nước ngoài mà nhiều người đang sử dụng là lập công ty ở trong nước và câu kết với nhà xuất khẩu ở nước ngoài - thường là công ty liên kết qua việc nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.

Đơn cử công ty trong nước nhập lô hàng của công ty liên kết ở nước ngoài có trị giá thực chỉ là 100 USD. Nhưng công ty trong nước yêu cầu ngân hàng phát hành tín dụng thư tới 1.000 USD để thanh toán lô hàng.
Tình huống này khó ai có thể kiểm soát được vì đơn hàng thanh toán là 1.000 USD mà người mua trả đúng 1.000 USD nên ngân hàng không có lý do gì để từ chối cả.

Lợi dụng việc này, nhiều công ty trong nước đã chuyển số lượng rất lớn ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp lệ".

Bằng chứng trước mắt

Để chứng minh sự chênh lệch giữa khoản tiền mất vào đầu tư kinh tế, mua bán thương mại của những kẻ tham nhũng và trị giá bằng tiền của tài sản họ phải bồi thường sau khi lãnh án, chúng ta hãy cùng đọc :

"Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ" (VTV.vn, 24/6/2021).


Chi tiết hơn, VTV.vn cho biết : "Trong vụ án Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, và đồng phạm, các bị cáo phải bồi thường 110 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ thi hành được trên 21 tỷ đồng, tức là chưa đến 1/5.

- Vụ "đại án" kinh tế Huỳnh Thị Huyền Như, tòa tuyên án bị cáo phải sung công 9.000 tỷ đồng, nhưng qua thẩm tra, thẩm định chỉ thu về cho Nhà nước được hơn 5% số tiền này là 500 tỷ đồng.

- Trong vụ án kinh tế Hứa Thị Phấn, tòa tuyên kê biên thu hồi tài sản là quyền sử dụng hàng chục lô đất nông nghiệp mà bà Phấn đã thế chấp để chiếm đoạt tiền.
Tuy nhiên, hơn 50 quyền sử dụng đất, ước tính giá trị hàng nghìn tỷ đồng, nay đều đã hết hạn sử dụng. Theo luật, chỉ khi bà Phấn làm thủ tục gia hạn, cơ quan thi hành án mới có thể bán đấu giá để hoàn tiền về cho Nhà nước".

Vụ bà Phấn đã chứng minh chính luật của nhà nước là hàng rào cản trong công tác thu hồi tài sản kẻ phạm tội.

Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Sơn cho biết : "Tổng số tiền bị cáo này phải bồi thường là 122 tỷ đồng. Hiện ông Thanh mới chỉ thi hành án được 31 tỷ đồng, bằng 1/4 tổng số tiền phải thi hành án".

- Trong vụ "Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin", theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội thì : "Cựu Chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm bị xác định cố tình mua tàu, bán vỏ tàu và nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu khi không được phê duyệt, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng.

Các bị cáo phải bồi thường hơn 1.100 tỷ đồng, riêng ông Bình phải thi hành án hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thi hành án dân sự tính đến đầu năm 2016, số tiền thu được mới chỉ 2,4 tỷ đồng.

"Ngoài tài sản cơ quan thi hành án đã kê biên, hiện nhà chức trách chưa tìm thấy tài sản nào khác của đương sự. Tổng cục cho rằng nguyên nhân của sự "bất lực" là do trong quá trình điều tra, xét xử vụ án các cơ quan chức năng đã không phong tỏa và kê biên hết tài sản theo đúng quy định. Vì thế đến giai đoạn thi hành án, việc xác minh, xác định tài sản gặp rất nhiều khó khăn" (VnExpress, 29/3/2016).

Với những con số khác biệt của các vụ đại án tham nhũng, tổng cộng gây thiệt hại là 59.750 tỷ đồng, nhưng nhà nước chỉ thu hồi được 4.676,6 tỷ, còn lại 55.083,4 tỷ biến đâu mất. Ai trong đảng phải chịu trách nhiệm ?

Chẳng lẽ các ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính không biết "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" hay sao ?

Hay là họ biết cả đấy nhưng đành bó tay như những người tiền nhiệm gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ai cũng "no nê" cả rồi ?

Phạm Trần

(30/06/2021)

Published in Diễn đàn
lundi, 10 mai 2021 12:39

Trộm lật mặt trộm !

Công an tnh Trà Vinh v"r a mt" cho ông Phan Thanh Sơn, nn nhân v trm 66 lượng vàng và 35.000 M kim.

trom0

Trộm đã cy ca tư gia ca ông Phan Thanh Sơn, cu Giám đc S Giao thông và vân ti, phá két sắt lấy đi 66 lượng vàng và 35.000 USD.

Tin Sơn Thanh Tun cy ca tư gia ca ông Sơn, phá két st ly 66 lượng vàng và 35.000 M kim l ra là bi, li tr thành hài. Thay vì thương cm, công chúng ch dè bu, thc mc ti sao nn nhân vn là cu Giám đc S Giao thông và vân ti Trà Vinh li giàu như vy ?

Đó cũng là lý do Ban Chuyên án – được thành lp ch đ điu tra v trm mà giá tr tài sn b mt xp x năm t đng phi lên tiếng.

H khng đnh đã hoàn tt vilàm rõ v  ngu n gc tài sn b trm là do v chng nn nhân tích lũy t thưở còn tnh Cu Long (bao gm hai tnh Trà Vình và Vĩnh Long như hin nay) đ dưỡng già. Chưa k v chng nn nhân còn mua bán, kinh doanh lt vt nhiu ngành ngh khác(1).

Cn lưu ý, tnh Cu Long được tách tr li thành Trà Vinh và Cu Long năm 1991. Ch trong vòng chưa đy ba ngày (t ti 6 tháng 5 đến sáng 9 tháng 5) mà b phn đc trách điu tra v trm đã xác đnh xong ngu n gc ca 66 lượng vàng và 35.000 M kim, vn được tích lũy ròng rã ba thp niên thì chng khác gì xếp công an Trà Vinh nói riêng, công an Vit Nam nói chung vào hng gii nht thế gii !

Chưa k tuyên b ca Ban Chuyên án còn chng t, h thng lưu tr - qun lý toàn b thông tin liên quan đến tài sn ca công dân Vit Nam, nhm h tr xác đnh ngun gc đng sn (vàng, quý kim, ti n, ngoi t) - vn phc tp hơn rt nhiu so vi bt đng sn (nhà, đ t) - khi cn, không ch ch t ch, khoa hcđến đ như mơ, mà hiu qu còn đt đến mch ưa tng có trong lch s điu tra hình s ca nhân loi !

***

trom2

Nhà ông Phan Thanh Sơn (Thành phố Trà Vinh) nơi xảy ra vụ trộm.

Trong bi cnh nhân loi vn vt ln vi ra tin, du phi hp cht ch vi nhau t lâu nhưng lc lượng điu tra ca tt c các quc gia trên toàn thế gii, đc bit là Interpol (cnh sát hình s quc tế) vn toát m hôi trong vic điu tra ngun gc tài sn đ chng hot đng làm giàu bt chính (buôn lu ma túy, buôn lu vũ khí, buôn người, trn thuế, tham nhũng), hiu qu hot đng ca công an Trà Vinh rt cn đượnghiên c u !

Vi phương thc lưu tr - qun lý toàn b thông tin liên quan đến tài sn ca công dân Vit Nam như đã biết, có th thy rng, b phn đc trách điu tra v trm xâm nhp tư gia ca cu Giám đc S Giao thông và vận tải Trà Vinh ch có mt cách đ nhanh chóng xác đnh ngay ngun gc tài sn ca ông Sơn là da vào T khai tài sn mà ông Sơn np cho h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam.

Ông Sơn thuc din phi kê khai tài sn. Ngoài bt đng sn (chưa rõ thế nào vì không b trm), hn ông đã tng khai v s đng sn va b trm cp nên Ban Chuyên án mi có th mnh ming tuyên b v ngu n gc tài sn b trm như thế. Thêm mt ln na, vn đ buc các viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam kê khai tài sn li có chuyn đ bàn.

Tuy trước nay, kê khai tài sn vn được qung bá như mt trong nhng gii pháp phòng chng tham nhũng, song không nhng cm công b các t khai tài sn, h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam còn xem vic tiết l ni dung các t khai này là hành vi phm pháp, cn điu tra truy cu trách nhim hình s (2), đng thi liên tc gt b nhng n lc lp pháp nhm t chc thm tra ngun gc tt c tài sn được kê khai, x lý nhng tài sn mà người kê khai không th gii trình hp lý v ngun gc (3) cho nên nhng t khai tài sn b l như trường hp ông Ngô Văn Khánh (Phó Tng Thanh tra), ông Huỳnh Đc Thơ (Ch tch thành ph Đà Nng), hay nhng v trm mà nn nhân là viên chc hay cu viên chc như ông Phan Thanh Sơn mi tr thành nhng hí ha vch ra : Kê khai tài s n ch là mt kiu hp thc hóa ngun gc tài sn !

***

C quan sát phn ng ca công chúng đi vi s kin cu Giám đc S Giao thông và vận tải Trà Vinh b trm cum mt 66 lượng vàng và 35.000 M kim t s thy, công an Trà Vinh nhanh chóng tuyên b đã làm rõ v  ngu n gc tài sn b trm không ch nh"r a mt" cho riêng ông Sơn. Đó là đng tác xt ra, giúp toàn b h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam v sinh th din.

Sơn Thanh Tun th phm v đt nhp tư gia cu Giám đc S Giao thông và vận tải Trà Vinh, trm 66 lượng vàng và 35.000 M kim không phi là đo chích đu tiên phơi bày s giàu có khác thường đến mc làm công chúng phn n. Trước Tun đã có mt s đo chích như Đng Ngc Tân chuyên đt nhp tư gia ca các công bc (4), hay Nguyn Tun Vũ Nguyn Quc Phú chuyên đt nhp phòng làm vic ca các công bc (5)

Công chúng vn chưa quen, chưa rành nguyên nhân thì c choáng. Đng thc mc ti sao h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không choáng !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/05/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/so-tai-san-nguyen-giam-doc-so-gtvt-tra-vinh-bi-trom-nguon-goc-tich-cop-nhieu-nam-20210509103039163.htm

(2) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/da-nang-kiem-tra-vi-sao-ho-so-ong-huynh-duc-tho-lot-ra-ngoai-1134545.tpo

(3) http://vneconomy.vn/xin-y-kien-xu-ly-tai-san-bat-minh-khong-phuong-an-nao-qua-ban-20181115105218073.htm

(4) https://vnexpress.net/xet-xu-sieu-trom-45-la-n-do-t-nha-p-nha-quan-chu-c-2810916.html

(5) https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/truy-to-cap-bai-trung-sieu-trom-cong-so-28565.html

Published in Diễn đàn

Việt Nam lập tổ công tác tăng cường thu hồi tài sản tham nhũng

RFA, 28/09/2020

Tổng Cục Thi Hành Án Dân sự thuộc Bộ Tư Pháp Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập Tổ Công tác để đẩy nhanh việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại 23 địa phương miền nam Việt Nam.

thuhoi1

Cựu Phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài trước tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thành Tài bị tuyên án 8 năm tù vì những sai phạm trong quản lý đất đai ở Thành phố Hồ Chí Minh gây thất thoát lãng phí hơn 83 triệu đô la/Pháp Luật

Mạng báo Dân Việt dẫn phát biểu của ông Nguyễn Quang Thái, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thi Hành án Dân sự, như vừa nêu. Theo đó, công tác đẩy nhanh thu hồi tài sản tham nhũng từ tại khu vực phía nam được tiến hành trong 6 tháng kể từ ngày 1 tháng 10 tới đây. Các địa phương nằm trong kế hoạch này bắt đầu từ tỉnh Phú Yên cho đến Cà Mau. Trước mắt Tổ Công tác sẽ tập trung trọng điểm tại các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Dình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, và Khánh Hòa.

Tin cũng cho biết Tổ Công tác sẽ tập trung đặc biệt vào các vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham Nhũng.

Một công tác được nêu ra là Tổ Công tác chỉ đạo các cục thi hành án dân sự trong khu vực thực hiện việc tự kiểm tra việc quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ.

Trường Tổ Công tác do ông Nguyễn Văn Lực, phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự, đảm trách. Ông Trần Phương Hồng, phó cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Hưng Yên được giao vài trò Tổ phó.

************************

Hà Nội thu hồi lô đất vàng 69 Nguyễn Du là tài sản của Nhà nước bán cho tư nhân

RFA, 28/09/2020

UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản thu hồi gần 600 m2 đất tại số 69 Nguyễn Du - là tài sản của nhà nước đã được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC).

thuhoi2

Khu đất vàng 69 Nguyễn Du là tài sản nhà nước đã được chuyển giao cho PVC sai qui định Courtesy of Tienphong -RFA edited

Việc thu hồi khu đất trên được UBND Thành phố Hà Nội thực hiện theo kết luận của Thanh tra chính phủ và chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Cụ thể nếu đến 31/10/2020, việc thu hồi chưa được thực hiện thì sự việc sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý.

Nội dung Công văn thu hồi số 3936 được phát hành trong ngày 28/9 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải cùng ngày.

Theo kết luận của Thanh tra chính phủ, cơ sở nhà đất số 69 Nguyên Du gồm ngôi nhà có diện tích xây dựng 655,6m2 trên lô đất rộng 596,7m2, là tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý. PVC được cho thuê làm văn phòng làm việc đến đầu năm 2008 thì PVC xin mua để xây dựng trụ sở làm việc.

Tuy nhiên sau khi mua, PVC không tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà thuê công ty CP Sông Đà Toàn cầu tư vấn đấu giá, phê duyệt giá khởi điểm và ủy quyền cho công ty Tư vấn bán đấu giá trong khi UBND Thành phố Hà Nội chưa có quyết định giao đất cho PVC.

Đến ngày 31/12/2009, PVC ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Hợp Thành.

Thanh tra chính phủ Kết luận việc tổ chức đấu giá, công nhận kết quả trúng đấu giá, PVC chưa được UBND Thành phố Hà Nội giao đất, vì vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại 69 Nguyễn Du như trên là không có cơ sở pháp lý, kh ông đúng qui định tại khoản 1, Điều 106 Luật đất đai 2003 ; Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Published in Việt Nam

Đưa thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật có giúp xóa bỏ tham nhũng ? (RFA, 19/06/2020)

Bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, khi được hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng ngày 19/6 về việc vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật, cho biết dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

thuhoi1

Vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật ?

Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ký công văn góp ý dự thảo quyết định danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp gửi các bộ, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành.

Công văn vừa nêu có đề cập đến việc bổ sung các báo cáo, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật.

Trao đổi với RFA vào tối 19/6, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho rằng việc bổ sung tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh mục tối mật là điều dễ hiểu. Ông giải thích :

"Vì chỉ có quan chức mới tham nhũng mà quan chức phải là đảng viên đảng cộng sản nên nếu công khai cái đấy sẽ làm cho dân mất tin tưởng nên người ta mới phải đưa vào danh sách tối mật. Nhưng đưa vào danh sách tối mật lại chứng tỏ không minh bạch gì cả nên thật sự họ rất khó xử, chỉ có cách duy nhất nếu họ muốn làm thật thì phải công khai hết tài sản thu hồi. Phải nêu gương phơi ra ánh sáng thì nó mới chừa, nhưng đấy lại là một tình huống trớ trêu chứng tỏ họ tìm cách nói chống tham nhũng nhưng mỗi chuyện đưa tài sản thu hồi coi như bí mật đã chứng tỏ không muốn thật lòng chống tham nhũng".

Cùng quan điểm vừa nêu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn cũng cho rằng dự thảo này đang thể hiện sự giả dối trong kêu gọi chống tham nhũng của chính quyền Hà Nội. Ông lập luận :

"Cái đấy chỉ dung túng tham nhũng và dung túng cơ quan điều tra. Điều tra 10 tỉ rồi giấu đi sao biết được, có khi lại rơi vào tay cơ quan điều tra. Đây là việc để đấu đá phe nhóm, có khi lấy từ ông A chia cho ông B vì có biết đưa tài sản tham nhũng trả về ngân sách nhà nước, trả về cho dân không thì dân không biết. Chẳng qua toán cướp này đủ quyền lực cướp của toán cướp kia rồi lại giấu đi. Rõ ràng đây là luật vớ vẩn và bất công".

Dưới góc nhìn chuyên môn, Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật Hoàng Hưng tại Hà Nội cho rằng có thể nội dung cung cấp trong buổi họp báo chưa đầy đủ nên dẫn đến hiểu lầm, đồng thời cho biết thêm độ mật được phân ra nhiều loại :

"Thứ nhất độ mật trong lúc đang thu hồi, đang mở cuộc điều tra thì người ta phải bảo đảm mật hóa đó, còn khi thu hồi xong ví dụ như xử lý một vụ án, một hoạt động thanh tra chắc chắn thì người ta phải công khai, minh bạch bằng Luật Cung cấp thông tin. Mình nghĩ quyết định đấy của Bộ Tư pháp chỉ hạn chế đưa vào danh mục mật ở giai đoạn đang mở điều tra, khởi tố điều tra hoặc truy tố xét xử, thanh tra thôi. Vì nếu công khai những số liệu đó ra thì có thể người tham nhũng biết được thông tin đó để người ta tẩu tán tài sản hoặc cản trở hoạt động thanh kiểm tra. Còn phải căn cứ theo Luật cung cấp thông tin, theo tính dân chủ thì quan điểm của mình là quyết định của Bộ Tư pháp chỉ trong một giai đoạn nào thôi chứ không thể mật hóa toàn diện được".

Vẫn theo lời bà Phan Thị Hồng Hà trong buổi họp báo ngày 19/6, nội dung thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước đã căn cứ trên quy định của luật để đưa vào.

thuhoi2

Cán bộ công chức đang làm việc. Courtesy Dan Tri

Bên cạnh đó, đây chỉ đang là dự thảo để xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn trước khi có sự rà soát và ban hành chính thức.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm trong công cuộc chống tham nhũng qua chiến dịch ‘đốt lò’ được ông lần đầu nhắc đến trong phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại Hà Nội vào ngày 31/7/2017.

Nhiều quan chức Việt Nam các cấp từ trung ương đến địa phương thời gian gần đây phải ra tòa vì tham nhũng, vì sai phạm nghiêm trọng trong công tác. Có người bị kết án chung thân, có người bị án tù hàng chục năm.

Hàng loạt các phiên xử những quan chức cấp cao đã diễn ra và được báo chí thông tin rộng rãi đến công chúng nhưng dường như những phiên đại án tham nhũng vẫn không xóa được nạn này.

Do đó, với tư cách công dân, nhà hoạt động Trần Bang đưa ra đề nghị :

"Để chống được tham nhũng thì phải minh bạch toàn bộ tài sản quan chức từ cấp sở trở lên, vụ phó, vụ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng trở lên phải minh bạch tài sản thì mới được bổ nhiệm chức vụ. Để sau khi được bổ nhiệm nguời ta so sánh tài sản trước và sau khi bổ nhiệm, trước lúc ứng cử và sau khi ứng cử chênh lệch thế nào, có phản ánh đúng thu nhập bằng lương của ông không hay bằng các tài sản đã có của gia dình nhà ông sinh sôi nảy nở hay ông dùng quyền lực để tham nhũng. Tức phải minh bạch toàn bộ tài sản cán bộ thì mới chống tham nhũng, còn giấu diếm, không minh bạch tài sản cho dân biết thì chỉ là chống tham nhũng giả vờ".

Còn theo Luật sư Hoàng Văn Hướng lại cho rằng luật chống tham nhũng thì trong những năm gần đây, cả từ chỉ đạo của nhà nước, chính phủ rồi của Ban phòng chống tham nhũng rất quyết liệt, thậm chí được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật từ Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Công vụ, tất cả được đưa vào rất chặt chẽ.

Tuy nhiên, Luật sư Hướng cũng nhận định rằng để đảm bảo được kết quả như mong muốn của xã hội, toàn dân thì theo ông vẫn còn những hạn chế nhất định với nhiều lý do :

"Một phần quyết liệt rồi nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn thiện được về Luật Phòng chống tham nhũng. Thứ hai nếu cần nói thì quan trọng nhất là tính minh bạch hóa. Thứ ba là giám sát và phản biện của lực lượng xã hội là lực lượng dân chủ, nhân dân phải thực hiện theo nguyên tắc là dân biết, rồi các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội phải biết được việc đó để giám sát thực hiện để đảm bảo tính khách quan và tính minh bạch. Đôi khi có những lực lượng mở cuộc điều tra hay thanh tra đôi khi còn lý do này khác có thể hạn chế về nguồn luật, hạn chế về năng lực thực hiện hay vì lý do nào đó kể cả không loại trừ vấn đề có thể tiêu cực ngay trong phòng chống tham nhũng chưa đạt được hiệu quả".

Tiến sĩ Nguyên Quang A khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có thể chống tham nhũng. Ông cho rằng nếu chính phủ Hà Nội chỉ cần dân chủ, minh bạch, pháp luật nghiêm minh, gắn với quản trị tốt có thể chống tham nhũng được. Dù vậy, ông vẫn hoài nghi rằng liệu những nhà lãnh đạo Việt Nam có thật sự muốn chống tham nhũng hay không khi luôn hô hào kêu gọi chống tham nhũng nhưng mặt khác lại quyết định để tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh sách tối mật !

*******************

Thêm những phát biểu ‘chướng tai' của lãnh đạo ! (RFA, 19/06/2020)

Mới nhất là vào ngày 15/6/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi giải trình trách nhiệm trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian vừa qua cho rằng, việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vào ban đêm không có gì xa lạ vì hệ thống hải quan điện tử hoạt động liên tục 24 giờ.

thuhoi3

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng : Việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vào ban đêm, không thông báo trước, không có gì xa lạ. RFA Edited

Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc chuyên ngành hàng lúa gạo Công ty xuất nhập khẩu Dung Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nói về sự không bình thường của việc mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm :

"Khi thông quan và mở hải quan lúc giữa khuya từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, những doanh nghiệp biết trước tin này thì vô mở tờ khai hải quan được, còn những doanh nghiệp không biết thì không thể đăng ký được hạn ngạnh xuất khẩu. Mở thủ tục xuất khẩu gạo bây giờ đều khai báo trên hệ thống online hết. Nhưng trong đêm đó, một trăm mấy chục, gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan rò rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, thì mới thực hiện được thôi".

Trước đó vào tháng 4 năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát làm giá gạo thế giới tăng là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo. Thì việc điều hành xuất khẩu gạo của các bộ ngành thiếu tính đồng bộ, lúng túng, như việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động vào lúc 0 giờ cho doanh nghiệp mở tờ khai, gây làn sóng phản đối mạnh mẽ, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó phải chỉ đạo tiến hành thanh tra trước nghi vấn tiêu cực.

Hay vào ngày 16 tháng 6 năm 2020, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý nhà khi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng cho rằng, trong bối cảnh giá nhà đô thị đắt đỏ, người nghèo khó tiếp cận với nhà ở xã hội... thì nên thuê nhà.

Câu nói nghe có vẻ bình thường hiển nhiên, không có gì đáng bàn cãi. tuy nhiên với một vị quan chức quản lý nhà... thì có lẽ nên đưa ra giải pháp tốt hơn để giúp dân nghèo có thể tiếp cận nhà xã hội.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, nói :

"Tôi nghĩ đó là căn bệnh lâu lắm rồi chứ không phải mới gần đây, từ trước đến nay chuyên là như vậy, bởi vì một chính sách mị dân bao giờ nó cũng chỉ nói 1/3 sự thật, một nửa sự thật, còn cái phần gì tốt cho cho họ thì họ rống lên. Căn bệnh này không chỉ có những người cộng sản Việt Nam có căn bệnh thế, mà là căn bệnh nói chung của rất nhiều chính trị gia. Chuyện đó thì nó cổ lắm rồi, chỉ có cái là bây giờ có mạng xã hội, có nhiều tiếng nói, và tất cả những kiểu ăn nói như thế thì bị người dân vạch ra ngay".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 21 tháng 4 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá cả, đã yêu cầu bình ổn giá gạo, giảm giá điện-nước, bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt heo về mức xấp xỉ 60 ngàn đồng/kg.

thuhoi4

Quầy bán thịt heo trong một chợ ở Hà Nội. Reuters

Tuy nhiên hai tháng sau, giá thịt heo vẫn không hề giảm.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam tại phiên thảo luận Quốc hội chiều ngày 13 tháng 6 năm 2020, khi giải trình về vấn đề giá thịt lợn tăng cao đã nói : "Người dân không có lý gì cứ tập trung ăn thịt lợn" mà cần san sẻ rổ thực phẩm ra với thịt gà, bò, trứng…

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính khi trả lời Đài Á Châu Tự Do lúc đó cho rằng, đáng lý với cách nói đúng thì ông Cường phải đưa ra rất nhiều giải pháp, đồng thời một trong những khuyến cáo, thì có thể chuyển cơ cấu bữa ăn sang thực phẩm khác. Nhưng ông Cường lại bảo nếu đắt thì chuyển ăn thứ khác, với tính chất gần như áp đặt, võ đoán, coi như không tìm giải pháp thỏa đáng, thích hợp.

Không chỉ phát biểu trốn tránh trách nhiệm, các quan chức ngày nay còn tuyên truyền, nịnh nọt công khai một cách trắng trợn, không cần biết người dân sẽ nghĩ gì ?

Đơn cử như nhận định của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương hôm 27 tháng 5 năm 2020. Ông cho rằng :

"Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhận định :

"Việc lãnh đạo nói một câu vô nghĩa lý thì nước nào cũng có, chứ không chỉ riêng Việt Nam. Vấn đề ở Việt Nam là những người đó cứ tiếp tục làm việc coi như không có gì xảy ra. Cái đó cho thấy quyền lực của người dân thể hiện qua lá phiếu không có nghĩa gì cả. Thử tưởng tượng ở một xã hội phù hợp, một lãnh đạo nói năng nhăn cuội, thì chắc chắn rằng nhiệm kỳ sau họ phải đi chỗ khác chơi, vì làm sao có phiếu để làm lãnh đạo, vấn đề đặt ra ở chỗ đó. Ngay cả ở những nước tiên tiến, cũng có nhiều ông ăn nói kiểu trời ơi, nhưng trước hay sau gì những người đó cũng phải đi chỗ khác, để nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Ở Việt Nam không có cái đó, đảng cử dân bầu không có nghĩa gì cả".

Tương tự, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, đã nói ‘Cuộc sống người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước’ khi cho hay dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam.

Dù Việt Nam chống dịch Covid-19 được cho là thành công. Tuy nhiên phát biểu của ông Vũ Đức Đam sau đó đã nhận được nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng phát biểu của ông Đam mang tính phiến diện.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định thêm :

"Từ một thời xa xưa, toàn bộ đài phát thanh, truyền hình, báo nằm trong tay họ, tức họ độc quyền hết, dân không thể kiểm tra, họ nói thế nào thì nghe như vậy. Còn bây giờ khác, có nhiều tiếng nói, người ta vạch ra sự thật được thổi phồng ấy, thì người dân hiểu rõ được nột chút. Tất nhiên người ở nông thôn, họ ít sử dụng internet và mạng xã hội, kiểu tuyên truyền ấy vẫn có tác dụng nhất định. Nhưng nó cũng có hai ba mặt, chứ không chỉ phía những người lãnh đạo. Kể cả những người phản đối nhiều khi cũng sa vào cái bệnh của những lãnh đạo đó. Ví dụ nhưng bây giờ người dân nông thôn coi Youtube nhiều, thì có những cái kênh cũng bị cái bệnh như vậy. Kể cả nói hay và nói xấu đều bị cái bệnh như vậy, tức là chỉ nói một mặt thôi, nói một khía cạnh thôi. Tóm lại, tất cả cái đấy là đều dở cả".

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nói như những phát biểu trốn tránh trách nhiệm của quan chức Việt Nam gần đây, cho thấy họ không đủ năng lực trí tuệ để làm việc. Nhưng ông cho rằng, người dân không làm gì được, dân không thể truất phế họ. Theo ông, nếu lá phiếu của người dân là một lá phiếu trong xã hội dân chủ, thì chỉ cần lãnh đạo nói năng nhăng cuội như thế vài lần, thì lần sau dân sẽ không bầu nữa, đó chính là vấn đề cần quan tâm.

********************

Viettel đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển ADC (RFA, 19/06/2020)

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC), là tuyến cáp quang truyền tải dữ liệu lớn tốc độ cao giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

thuhoi5

Cáp quang được triển lãm tại Pháp hôm 8/2/2013. AFP

Truyền thông trong nước, vào ngày 19/6 dẫn lời ông ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết ADC là dự án cáp quảng biển thứ năm do Viettel đầu tư trong những năm vừa qua. Tuyến cáp quang ADC này, sau khi hoàn thành vào quý IV-2022, sẽ trở thành tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay và sẽ kết nối Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Viettel sẽ xây dựng Trạm cập bờ (CLS) tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn. Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này và trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp biển thứ 3 mà Viettel sở hữu độc quyền.

Đại diện của Viettel, ông Đoàn Đại Phong nói rằng "Tuyến cáp quang biển ADC sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số khi đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng cao cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tiên tiến".

Bốn tuyến cáp quan mà Viettel đã đầu tư xây dựng bào gồm : AAE-1 (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (Trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu).

********************

Chủ tịch Hà Nội lý giải việc đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể hoạt động (RFA, 19/06/2020)

Chủ tịch Hà Nội lý giải việc đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa thể hoạt động

thuhoi6

Đường sắt Cát Linh Hà Đông - AFP

Chủ tịch Thủ đô Hà Nội Nguyễn Đức Chung sáng ngày 19/6 có buổi tiếp xúc cử tri thành phố này và lý giải việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục thất hẹn đưa vào hoạt động.

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết việc nhiều người dân quan tâm là vì phía tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD để hoàn thành nghiệm thu công trình, trả công cho chuyên gia, đơn vị tư vấn.

Chủ tịch thành phố Hà Nội cho rằng kinh phí 50 triệu USD đó nằm trong dự toán của gói thầu, nhưng trong quá trình thi công, Kiểm toán Nhà nước vào kiểm soát và xuất toán nên Bộ Giao thông - Vận tải đã không thanh toán cho nhà thầu.

Chủ tịch Hà Nội thừa nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn dù đã được khởi công từ năm 2008 và đến nay đã là 12 năm. Ngoài ra, ông Chung cũng thừa nhận việc Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông- Vận tải phải thực hiện xong dự án này trong năm 2020.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết hiện nay thành phố Hà Nội đã hoàn tất các công việc được giao và đã sẵn sàng tiếp nhận, vận hành tuyến đường sắt từ phía nhà thầu Trung Quốc.

Chủ tịch Hà Nội cũng nói một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khi về nhận nhiệm vụ tại Thủ đô là làm sao sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành.

Bí thư Hà Nội được nói đã họp với Bộ Giao thông Vận tải và chỉ đạo thành lập tổ công tác để cùng nhà thầu Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là mối quan tâm của nhiều người vì đã hàng chục lần hoãn thi công, hoãn đưa vào sử dụng, và đặc biệt là đội vốn thi công hàng trăm triệu USD.

Published in Việt Nam