Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao chủ yếu quan chức về hưu lên tiếng khi Trung Quốc gây hấn ? (RFA, 24/04/2020)

Trong bốn tháng đầu năm 2020, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh những hành động khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.

vn1

Hình ảnh các quan chức về hưu lên tiếng khi Trung Quốc gây hấn, đăng trên Báo Phụ Nữ hôm 20/4/2020 (phiên bản báo in) - Courtesy FB Đinh Kim Phúc

Truyền thông Trung Quốc vào ngày 5/3/2020 đồng loạt đăng Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đã xâm nhập vào khu vực nội địa gần đảo Hải Nam, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.

Và tiếp đến là Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam, nhưng lại cho rằng tàu cá Việt Nam tự đụng vào tàu Trung Quốc.

Vào ngày 18/04/2020, Trung Quốc thông báo thành lập hai quận thuộc "thành phố Tam Sa", đó là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mỗi lần Trung Quốc gây hấn, như thường lệ các phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại cho phát đi phát lại cái mà nhiều người trong nước ví như ‘đoạn băng rè’ phản đối hành động của Trung Quốc và tuyên bố vùng biển đó thuộc chủ quyền Việt Nam...

Trong khi đó những vị quan chức về hưu có những phát biểu khá mạnh mẽ. Như Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng Nhà cầm quyền Trung Quốc từ xưa đến nay là "bậc thầy" về lợi dụng thời thế. Ông này lên án Trung Quốc lợi dụng cả thế giới đang lo chống dịch Covid-19 để gây hấn, đâm chìm tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, bắt tám ngư dân Việt Nam.

Hay như ông Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc phòng cũng có bài lên án Trung Quốc, cảnh báo Bắc Kinh về hành động sai trái của họ.

Vì sao chỉ quan chức Việt Nam về hưu mới dám lên tiếng phản đối Trung Quốc ?

Trả lời RFA hôm 24/4/2020 liên quan vấn đề này, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nói :

"Phản ứng trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông, cũng như phân tích âm mưu chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Đông, đối với Việt Nam cũng như khu vựa Đông Nam Á, thì toàn xuất hiện những quan chức, mà đứng trước tên các quan chức đó toàn là chữ ‘nguyên’ với chữ ‘cựu’... Chúng ta biết rằng, các quy định của đảng cộng sản Việt Nam trong nội bộ, có 19 quy định mà đảng viên không được làm, đó là nói những vấn đề trái quan điểm, đường lối của đảng cộng sản Việt Nam. Những vị này khi phát ngôn, vẫn phân tích được những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc, nhưng tiếng nói của họ khi không còn giữ chức vụ, nhất là những chức vụ cao cấp trong hệ thống chính trị Việt Nam, thì những phân tích đó không đại diện cho quan điểm của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam".

Chính vì vậy theo Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, không thấy có một vị cán bộ đương chức nào, dám đứng lên phân tích, hay tố cáo các hành động hiện nay của Trung Quốc trên Biển Đông, mà toàn các vị về hưu, các vị không giữ chức vụ nữa, đó là một vấn đề thực tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trao đổi với RFA hôm 23/4, cho rằng :

"Tôi nghĩa chuyện ấy cũng là bình thường, trong phản ứng đối với những hành động của Trung Quốc, thì cần phải có sự phân công lao động giữa các tầng lớp khác nhau, và chúng tôi cũng đấu tranh rất mạnh mẽ. Về mặt chính thức, ông Trọng, ông Phúc nói là khó, Bộ trưởng ngoại giao nói là khó... người ta phải để người phát ngôn của Bộ ngoại giao, để cho tướng tá về hưu nói. Chúng tôi cũng rất muốn là để cho xã hội dân sự lên tiếng một cách mạnh mẽ. Đó là sự phân công lao động mà ở đâu cũng thế".

vn2

Tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần tàu cảnh sát biển Việt Nam trước đây. Reuters - Ảnh minh họa

Trước đó, khi phát biểu tại phiên họp Quốc hội hồi tháng 10 năm 2019, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chỉ gọi là "nước ngoài" chứ không nêu đích danh "Trung Quốc" khi đề cập đến tình hình biển đảo bị xâm phạm chủ quyền ở thời điểm đó.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng, ở Việt Nam có những vấn đề cảm thấy khó hiểu, một mặt Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên bố phải kiên quyết và khéo léo trong vấn đề Biển Đông, nhưng mặt khác lại rất dè dặt và ngại đụng chạm khi nhắc đến tên Trung Quốc. Ông nói tiếp :

"Thông thường giới quân đội phải là giới lên tiếng mạnh mẽ nhất, nhưng dường như thời gian qua những tướng quân đội lại phát biểu rất nhẹ nhàng. Tôi không hiểu những bước đi của Việt Nam như thế nào cũng như chính sách của Việt Nam ra sao ? Nó cho thấy cho thấy chính sách của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông thiếu sự nhất quán".

Trong khi đó vào ngày 22/4/2020, báo chí do nhà nước kiểm soát đồng loạt có bài viết với tựa đề "Người dân kịch liệt phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam", nội dung viết về việc người dân bày tỏ sự bất bình và kịch liệt phản đối hành động phi lý của Trung Quốc khi ngang nhiên thành lập khu Tây Sa và Nam Sa.

Trên thực tế, khi người dân thật sự phản đối Trung Quốc bằng cách mặt áo, đeo khẩu trang NoU phản đối bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc thì bị công an sách nhiễu bắt bớ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhận định :

"Chuyện họ lạm dụng từ ngữ thì cổ như lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam, không có gì là lạ. Lúc nào họ cũng nói nhân dân... nhưng không có một khảo sát nào cả. Họ lạm dụng từ nhân dân, công an nhân dân, cái nào cũng nhân dân. Ví dụ ông thủ tướng vừa nói gì, thì sau chưa được nửa ngày, cái loa của hệ thống đã ầm ỉ kêu lên là nhân dân nhiệt tình ủng hộ... họ chuyên môn lạm dụng những từ ngữ như vậy. Việc họ trấn áp những người lên tiếng, ví dụ đến giờ đã gần 10 năm, chuyện áo NoU từ 2011 đến giờ, rồi chuyện khẩu trang NoU cũng bị công an ngăn chặn, bỏ tù. Nó thể hiện rất rõ, phơi bày bộ mặt thật của họ mà thôi".

Không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc mới đây sau khi đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng biển Việt Nam, cũng đã đưa tàu này đến gần khu vực Malaysia thăm dò dầu khí, cho tàu cá với sự tháp tùng của tàu hải cảnh đánh cá ở vùng biển Natuna của Indonesia. Trong khi các nước Đông Nam Á đang tập trung mọi nguồn lực chống dịch Covid-19, Bắc Kinh lại tiếp tục có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nhận định :

"Trong 4 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hành động khiêu khích trên Biển Đông, bằng cách tố cáo Việt Nam đưa tàu đánh cá uy hiếp đảo Hải Nam, uy hiếp căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Hải Nam. Và tiếp đến là đụng tàu cá Việt Nam, rồi gởi công hàm đến Ủy ban ranh giới Liên Hiệp Quốc để tố cáo những hành động của Việt Nam, của Philippines, Malaysia... Nhìn chung Đông Nam Á đang đứng trước một miệng hố của ranh giới chiến tranh, nhưng nếu phân tích kỹ những gì xảy ra trên thực địa thì chúng ta thấy những cơ sở để dấn đến một cuộc chiến tranh, dù là chiến tranh cục bộ trên Biển Đông, thì chưa đủ điều kiện".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết thêm, hiện nay rất nhiều người phân tích âm mưu thủ đoạn tình hình trên Biển Đông, nhưng ông chưa thấy bất cứ một chuyên gia trong và ngoài nước nào, đưa ra kịch bản trên Biển Đông ít nhất là trong năm 2020. Ông cho biết những kịch bản này :

"Kịch bản thứ nhất, nếu Trung Quốc lợi dụng Việt Nam và các nước, đặc biệt là các siêu cường đang lo chống trả đại dịch covid-19, họ tiến hành một cuộc chiến tranh cục bộ trên Biển Đông, để đánh chiếm hết những gì còn lại trên quần đảo Trường Sa, để đặt thế giới vào sự việc đã rồi, tuy họ là nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là siêu cường kinh tế và quân sự. Khả năng thứ hai, Trung Quốc cũng tiến hành chiến tranh cục bộ trên Biển Đông từ 4 đến 8 tuần thì các cường quốc trên thế giới sẽ phản ứng như thế nào ? Thứ ba, nếu có cuộc chiến tranh tổng lực trên biển đông nhằm phân chia lại Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc thì có dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực hay chiến tranh thế giới lần thứ 3 hay không ?".

Theo Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, đó là những kịch bản cần nêu ra, vì nếu không chuẩn bị những kịch bản đánh giá tình hình thực tế, thì sẽ không giải quyết được vấn đề ở Đông Nam Á, ở Biển Đông, không cảnh giác cho thế giới thấy được những âm mưu thủ đoạn ‘thâm độc’ của Trung Quốc hiện nay.

******************

Thêm người bị bắt vì cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời (RFA, 25/04/2020)

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang hôm 25/4 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Ngọc Thành (48 tuổi, ngụ tại Thành phố Long Xuyên) về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.

vn3

Ông Lê Ngọc Thành (trái) bị bắt giữ hôm 25/4/2020 ở An Giang - TTXVN

Ông Thành bị cáo buộc đã tham gia tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Đào Minh Quân tại Mỹ vào khoảng tháng 11 năm 2019. Đây là tổ chức bị chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố. Ông Thành bị cáo buộc là đã tham gia trưng cầu dân ý bầu ông Đào Minh Quân làm tổng thống Đệ tam Việt Nam Cộng Hòa.

Theo truyền thông trong nước, ông Thành đã được nhiều người trong tổ chức của ông Quân gửi nhiều tài liệu liên quan đến tổ chức này. Khi biết một số nhân vật trong tổ chức này bị bắt, ông Thành đã lập một tài khoản Facebook khác để tiếp tục hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 4 người vì tham gia tổ chức chính phủ Việt Nam lâm thời, đồng thời kết án 11 năm tù một người khác có liên quan về tội khủng bố.

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục bắt giữ và kết án hàng nhiều người bị cáo buộc có liên quan tổ chức chính phủ Việt Nam lâm thời. Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần liên hệ với tổ chức này để xin phản hồi nhưng chưa nhận được trả lời. Duy nhất một lần vào năm 2017, bà Lisa Phạm, người bị phía Việt Nam cáo buộc có liên quan thuộc tổ chức này, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà không có bất cứ liên quan gì đến những người bị bắt giữ và các cáo buộc xúi giục khủng bố ở Việt Nam.

******************

Mèo đen bị chế biến thành thuốc chống coronavirus ở Việt Nam (RFA, 24/04/2020)

Các nhà hoạt động vì quyền động vật phản đối tình trạng những con mèo đen bị giết hại và chế biến để bán như một loại thuốc chữa trị coronavirus tại Việt Nam.

vn4

Phụ nữ ngồi trước cửa nhà với con mèo tại khu phổ cổ Hà Nội. Hình chụp ngày 5/3/19. AFP - Ảnh minh họa.

Tờ New York Post, vào ngày 24/4 dẫn thông tin từ Sáng hội "No to Dog Meat" (tạm dịch "Không ăn Thịt chó) cho South West News Service biết những con mèo đen bị nhúng vào nước sôi, lột da và bị nấu thành cao để bán như một loại thuốc chữa bệnh coronavirus tại Việt Nam.

Sáng lập viên Julia de Cadenet của "No to Dog Meat" mô tả lại những gì bà xem được qua một clip video. Đồng thời, bà cho biết tình trạng này diễn ra ở Hà Nội, và thậm chí được rao bán trên mạng trực tuyến.

Bà Julia de Cadenet nói rằng mọi người trên khắp thế giới đang rất sợ hãi đối với dịch bệnh coronavirus, nhưng không thể nào bào chữa được cho hành động dã man khủng khiếp của những người Việt Nam giết mèo như thế.

Đại diện của Sáng hội "No to Dog Meat" còn nhấn mạnh không có bằng chứng nào cho thấy ăn thịt mèo có thể chữa được bệnh coronavirus, và dù cho có chữa trị được chăng nữa thì hành vi độc ác vô nhân tính của những người ăn thịt mèo là không thể chấp nhận được.

Nhà vận động cho quyền động vật này cũng đã nêu cảnh báo ra với Anh và Liên Hiệp Quốc rằng việc chế biến thịt không vệ sinh, như buôn bán thịt chó và mèo, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Sáng hội "No To Dog Meat", trụ sở chính tại Anh, công khai nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống nạn giết mổ chó, mèo để lấy thịt.

*******************

Tàu Indonesia đâm chìm tàu cá Việt Nam, 4 ngư dân mất tích (RFA, 25/04/2020)

Tàu chấp pháp của Indonesia đã đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam khiến 4 ngư dân mất tích tại khu vực biển gần quần đảo Natuna của Indonesia hôm 19/4 vừa qua. Truyền thông trong nước trích thông tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, dựa theo thông tin từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hôm 25/4.

vn5

Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam ở đảo Datuk hôm 4/5/2019, AFP - Hình minh họa.

Hôm 19/4, tàu chấp pháp Indonesia đã bắt giữ hai tàu cá của Bình Định số hiệu BĐ30942 TS với 6 lao động và tàu BĐ 30919 TS cùng 6 lao động khác, đồng thời va chạm gây chìm tàu cá BĐ 92039 gồm 6 lao động khiến 4 người mất tích. Vụ va chạm xảy ra trong vùng biển của Indonesia cách vùng phân định Việt Nam - Indonesia khoảng 160 hải lý.

Phía Việt Nam đã đề nghị phía Indonesia phát thông báo hàng hải, tổ chức tìm kiếm cứu nạn các ngư dân tàu cá bị nạn.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng điều tàu CSB 8005 từ Vũng Tàu đến hiện trường, phối hợp với Indonesia để tìm kiếm người mất tích.

Những năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam đã bị phía Indonesia bắt giữ khi đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Natuna. Đây là khu vực có vùng chồng lấn chưa phân định giữa hai nước. Chính quyền Indonesia dưới thời của Tổng thống Joko Widodo từ năm 2014 đến nay đã mạnh tay với việc bắt giữ và đánh chìm các tàu cá nước ngoài vào đánh bắt cá ở vùng biển của nước này.

Hôm 1/3 vừa qua, Bộ Hàng hải Indonesia cho biết nước này đã bắt giữ 5 tàu cá và 68 ngư dân Việt Nam gần quần đảo Natuna.

Hồi tháng 4 năm ngoái, phía tàu kiểm ngư của Việt Nam đã va chạm với tàu hải quân của Indonesia để tìm cách giải cứu cho 2 tàu cá Việt Nam gần vùng biển Bắc Natuna. Vụ va chạm khiến một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị chìm, 12 ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ.

Published in Việt Nam

Việt Nam tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới tại Hoa Kỳ (VOA, 14/06/2018)

Việt Nam s tham gia tp trn hi quân ln nht thế gii mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ti Hawaii và Nam California, bt đu vào cui tháng 6 này.

bien1

Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc tập trận RIMPAC 2016.

Hôm 14/6, Đại s Hoa Kỳ ti Vit Nam Dan Kritenbrink ra thông báo trên Facebook : "Tôi rt vui khi Việt Nam ln đu tiên s tham gia cuc tp trn hi quân ln nht thế gii trong năm nay - mt ch du quan trng khác na v vai trò ca Vit Nam trong các vn đ khu vc và quc tế".

Hải quân M hôm 30/5 công b danh sách 26 quc gia tham d cuc tp trận hi quân RIMPAC, din ra t ngày 27/6 đến 2/8. Vit Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel là 4 nước ln đu tiên tham d cuc tp trn RIMPAC, theo trang mng Stars & Strips dn thông báo ca Hi quân M cho biết.

Từ thành ph H Chí Minh, tiến sĩ Nguyn Nhã, nhà nghiên cứu Bin Đông, nói vi VOA rng ông rt vui mng trước tin này :

"Đó là một tin vui cho Vit Nam. Mt cuc tn trn vi hai mươi my quc gia thì mang tính đa phương rt ln. Điu này rt thun li cho Vit Nam. Như tôi đã tng nói : Vit Nam không cô đơn và không d gì b bt nt".

VOA cố gng liên lc vi B Ngoi giao và Bộ quốc phòng Vit Nam đ xác nhn tin này nhưng chưa được phn hi.

VnExpress trích lời Tr lý ngoi trưởng M ph trách vn đ quân s - chính tr Tina Kaidanow nói : "Tp trn RIMPAC là cơ hi tuyt vi và rt quan trng đi vi quan h song phương Vit - M. Đây ch là mt trong nhng s kin đu tiên gia hai nước trong thi gian gn đây, sau chuyến thăm Vit Nam ca tàu sân bay USS Carl Vinson và vic Tun duyên M chuyn giao tàu tun tra lp Hamilton cho Cnh sát bin Vit Nam".

Việc M ln đu tiên mi Vit Nam tham gia RIMPAC đánh du mt bước tiến lớn trong quan hệ hp tác quc phòng Vit - M, Stars & Stripes nhn đnh.

Về mc đích cuc tp trn, Hi quân M tuyên b RIMPAC 2018 nhm đến vic nâng cao đ linh hot ca lc lượng quc tế nhm ng phó vi các thách thc quân s mt đim nóng có quy mô toàn cầu, cũng như tăng cường năng lc tác chiến hàng hi nói chung.

RIMPAC 2018 sẽ có s tham gia ca 47 tàu mt nước, 5 tàu ngm, hơn 200 máy bay và 25.000 người. Theo trang PACOM.mil., các lc lượng đến t 18 nước s tham gia các hot đng din tp trên bộ.

bien2

Mỹ giao tàu tuần duyên trọng tải cao cho Việt Nam

Trước đó, vào ngày 23/5, Ngũ Giác Đài hy li mi Trung Quc tham gia tp trn, nói rng vic Bc Kinh tiếp tc các đng thái quân s hóa Bin Đông "không phù hp vi các nguyên tc và mc đích cuc tp trn". Người phát ngôn ca Ngũ Giác Đài nói nhng hành vi gây bt n ca Bc Kinh Bin Đông không phù hp vi các tiêu chí ca cuc din tp do M dẫn đu.

Trung Quốc tham gia các cuc tp trn RIMPAC năm 2014 và 2016, s kin được t chc hai năm mt ln ti Hawaii.

Nhận đnh v vic Vit Nam tham gia s kin tp trn RIMPAC năm nay, tiến sĩ Nguyn Nhã nói :

"Khi bị các nước ln như Trung Quc bt nạt thì tôi nghĩ rằng mi người s không chp nhn khi Vit Nam b bt nt, vì vy khi Vit Nam được mi đ tham gia tp trn thì tôi rt mng cho Vit Nam".

Việt Nam tng được mi làm quan sát viên ti RIMPAC 2012. Bên cnh Vit Nam, 6 đi din còn li ca khu vực Đông Nam Á tham gia RIMPAC 2018 gm có Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Báo An ninh Thủ đô nói các quc gia được mi s đưa nhng chiến hm ti tân nht ca mình sang tham gia RIMPAC, và Vit Nam có th c tàu h v tên lửa 2.000 tn lp Gepard 3.9 mua t Nga, được coi là "ng viên sáng giá nht, hin đi nht ca Hi quân Vit Nam vào thi đim hin ti".

*******************

AMTI : Việt Nam mở rộng tiền đồn ở Trường Sa (VOA, 14/06/2018)

Việt Nam tiếp tc m rng các tin đn trong qun đo Trường Sa, gn đây nht là ti Đo Đá Lát, theo tường trình ca Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á AMTI ngày 13/6/18.

bien3

Đảo Đá Lát do Vit Nam kim soát qun đo Trường Sa.

Tổ chc này cho biết hình nh v tinh t tháng 3 ti tháng 6 cho thấy Hà Ni đã no vét mt con kênh mi mà nhng bc nh cũ không thy, và đang m rng mt trong hai cơ s ti đây.

Hình ảnh t ngày 18/3 cho thy mt con kênh va được no vét thông qua rìa phía Nam ca đo đá này, cùng vi mt sà lan và hai tàu lớn. Ít nhất có khong 21 tàu cá nh hin din bên trong đm phá này.

Nhìn kỹ hình nh v tinh, AMTI nói, thy trên sà lan có hai thiết b xây dng dường như đ cht trm tích lên mt con tàu ch sn sau khi no vét t đáy bin.

Hình ảnh ghi nhn trong tháng 3 cũng cho thấy mt ít lượng trm tích no vét đó dường như được đ lên đa đim gn tin đn nh ca Vit Nam ti mũi Bc ca Đo Đá Lát.

Hình ảnh gn đây hôm 3/6 cho thy Vit Nam đang m rng tin đn phía Bc. Sà lan đu sát đa đim xây dng, hai tàu ln hin din ti mũi Bc con kênh mi đào, và gn 80 tàu nh được nhìn thy bên trong ln bên ngoài đm phá này. Đa s dường như là tàu cá Việt Nam.

Với công trình mi ti Đo Đá Lát, Vit Nam đã nâng cp 21 trong s 49 tin đn qun đo Trường Sa trong nhng năm gn đây. Theo AMTI, quyết đnh m rng s hin din Đo Đá Lát, trong đó có vic no vét kênh đ h tr tiếp ng và cho phép tàu lớn vào đm phá này, là điu đc bit đáng quan tâm.

Đảo Đá Lát nm cc Tây ca các đo đá và bãi đá Trường Sa.

***********************

Việt Nam mở rộng một tiền đồn tại Trường Sa (RFA, 14/06/2018)

Việt Nam tiếp tục công tác mở rộng khiêm tốn tại những tiền đồn ở quần đảo Trường Sa mà gần nhất là công việc tại Đá Lát.

bien4

Hình ảnh vệ tinh cho thấy xà lan và thiết bị xây dựng ở Đá Lát, Trường Sa vào tháng 3/2018 Courtesy AMTI (CSIS)

Nhóm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu & Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC Hoa Kỳ loan tin vào ngày 13 tháng 6.

Theo AMTI, các hình ảnh vệ tinh chụp được hồi tháng Ba và tháng Sáu cho thấy Hà Nội tiến hành nạo vét một con kênh mới mà trong những ảnh cũ không thấy có.

Một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 18 tháng Ba cho thấy ở rìa mạn nam của Đá Lát một con kênh vừa được nạo vét. Tại cửa ra ngay phía bắc của kênh có một sà lan và hai tàu lớn. Ngoài ra còn có ít nhất 21 tàu nhỏ hơn, tất cả dường như là tàu đánh cá của Việt Nam, hiện diện tại vùng đầm nước của Đá Lát.

Nhìn kỹ hơn trên sà lan có hai thiết bị xây dựng được đoán là để dùng cho việc chuyển vật chất nạo vét lên một tàu khác.

Phương pháp nạo vét được cho là tiêu biểu mà Hà Nội sử dụng lâu nay tại một số thực thể khác hiện do Việt Nam quản lý tại Trường Sa.

AMTI cho rằng phương tiện dùng để mở rộng tiền đồn của Trung Quốc tại Trường Sa hoàn toàn khác hẳn đó là loại tàu được gọi ‘tàu cuốc hút cắt’. Loại tàu này có thể chuyển vật chất nạo vét nhanh hơn nhiều ; tuy nhiên tác hại về môi trường vô cùng lớn.

Theo AMTI, với việc mở rộng mới ở Đá Lát vào lúc này, Việt Nam hiện đã nâng cấp được 21 trong tổng số 49 tiền đồn ở Trường Sa trong những năm gần đây. Mặc dù được nâng cấp nhưng AMTI đánh giá rằng những cơ sở này vẫn rất dễ bị đe dọa bởi Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển.

***********************

Nhiều tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công (RFA, 14/06/2018)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa ra báo cáo hôm 14 tháng 6 cho biết 20 tàu cá của tỉnh này bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa trong vòng 6 tháng đầu năm 2018.

bien5

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, hình ảnh được chụp hôm 4 tháng 6 năm 2014. (Ảnh minh họa) AFP

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, 20 tàu cá với 138 ngư dân của tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, không chế cướp tài sản khi đang khai thác thủy sản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân tỉnh.

Truyền thông trong nước loan tin vào hôm 25 tháng 5 cho biết, tàu cá của ngư dân Lê Hơn tại đảo Lý Sơn, bị tàu cảnh sát biển của Trung Quốc số hiệu 31102 đâm chìm khi đang khai thác rong biển tại khu vực đảo Bạch Quy.

Quần đảo Hoàng Sa là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, hiện do Trung Quốc kiểm soát. Những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá tại vùng biển này đã bị các tàu chấp pháp và tàu cá của Trung Quốc tấn công, có ngư dân bị Trung Quốc bắt, đánh đập và đòi tiền chuộc.

Cũng liên quan đến tình hình Biển Đông, Bộ ngoại giao Việt Nam vào hôm 14 tháng 6 lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ ngoại giao Việt Nam, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bà Hằng nói thêm việc Trung Quốc triển khai tên lửa ở đảo Phú lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Làm gia tăng căng thẳng, đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực.

Trước đó, theo phân tích được tổ chức ImageSat International (ISI) công bố hôm 11 tháng 6, các tên lửa của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm đã xuất hiện trở lại sau khi biến mất một cách bí ẩn. Theo ISI, có thể hệ thống tên này được triển khai sang các đảo khác hoặc có khả năng các tên lửa này được chuyển về đất liền để bảo dưỡng định kỳ.

*********************

Đảo Nam Du ngập tràn rác thải (RFA, 13/06/2018)

Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang, cách Rạch Giá hơn 80 km đường biển, còn rất hoang sơ. Nơi đông dân cư nhất là Hòn Lớn. Khách du lịch đến quần đảo Nam Du sẽ cập bến Hòn Lớn, nơi đây tập trung dân cư đông đúc nhất. Nhưng cũng chính nơi đây, lượng rác được thải ra cũng nhiều nhất. Cách bến tàu không xa, một bãi rác lớn sát bờ biển.

bien6

Rác thải tràn ngập không chỗ chứa tại đảo Nam Du RFA

Người dân trên đảo cho biết, bãi rác nổi sát bến tàu phần lớn là do rác trôi nổi từ các nơi tấp về.

Bên hòn bển nó cũng trôi qua, chỗ nào mướp hay này kia nọ người ta dục ra ngoài tuốt ngoài cầu cảng nó cũng trôi vô nữa. Ở đây cũng có chỗ đem ra bãi bên kia đổ mà cái chỗ đó cũng chưa được xử lý. Đề nghị có một chỗ nào mình xử lý, tiêu hủy nó được không thôi đổ đống bên đó cũng bẩn một khúc đường.

Và có ý kiến cho rằng rác thải còn do ý thức của người du lịch còn kém, bỏ rác bừa bãi.

Dân ở đây người ta không có quăng đâu, không ai cho đổ đâu. Ở đây mà người ta đổ người ta thấy la chết luôn. Bị phạt á ! Ai dục xuống là bị phạt 500. Còn này du lịch nó ăn đồ nó muốn quăng đâu nó quăng chứ dân đây người ta không có đâu.

Nè, người ta gom rác như vầy nè người ta xách đi đẳng rồi dục vô chứ đâu có ai mà quăng xuống đó đâu.

Bà còn phàn nàn rất nhiều về ý thức của khách du lịch, bà kể :

Ăn cái gì cầm cái gì là dục đại xuống, chời ơi có lúc đứng đây đái nữa nè. Đi te te lại đây đái, người ta ở đây nhóc hết trơn. Du lịch á nghen. Lại đái rồi tui la lên tui nói ổng đái cái nín thinh zậy á, nín thinh đi.

Có ý thức cũng một số, người dân thành phố người ta có ý thức lắm nghe. Còn dân du lịch khách đoàn ra đây, dân trong quê không có ý thức đâu.

Kể từ khi quần đảo Nam Du được khách du lịch đến nhiều, đời sống buôn bán của người dân trở nên nhộn nhịp hơn ; các hoạt động du lịch tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm nhờ đó thu nhập của người dân nhìn chung cũng tăng thêm được chút ít. Nhưng ngược lại ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nặng nề.

Có khách du lịch thì nó cũng thay đổi hơn về kinh tế, mọi mặt.

Mỗi người ra là mang theo một ít rác ra, nhưng mà cái môi trường ở đây đổ rác không có chỗ nào để mà đổ cả. Bây giờ người ta mang xuống dưới kia đổ cũng đâu có xử lý được đâu. Nó loay quay loay quay cũng rớt xuống biển. Đổ lên rừng cũng không thể nào đổ được. Đổ lên rừng trời mưa nó xuống nhà dân cũng chết.

Hiện nay, trên đảo cũng có đặt nhiều thùng rác tại những nơi như bến tàu – là nơi khách du lịch thường qua lại và tập trung đông đúc.

Chúng tôi vẫn thấy có nhiều rác thải nhựa bên cạnh thùng rác như thế này. Hoặc như chai nước sau khi sử dụng xong thì khách du lịch vẫn không bỏ vào thùng rác. Và nhiều thùng rác trống nhưng rác thải vẫn bị vứt ra ngoài một cách vô ý thức như thế này.

Sau một ngày dạo vòng quanh trên đảo, đồng ý rằng vẫn có nhiều người ý thức rất tốt nhưng bên cạnh đó còn nhiều nơi trên đảo người dân vẫn chưa có ý thức bảo vệ môi trường.

Rác vẫn bị đổ thẳng xuống biển tại một số khu dân cư.

Ở trên đảo, có một xe rác hoạt động thu gom vào các ngày thứ Hai,Tư và thứ Sáu. Một công nhân vệ sinh môi trường trên đảo cho chúng tôi biết các vấn đề khó khăn hiện tại trong công việc : Vì ngại mùi hôi thối cho nên một số nơi người dân không đồng ý cho đặt thùng rác trước nhà.

Mình năn nỉ để thùng mà người ta không cho để. Người ta nói để quá trời thúi hôi. Bây giờ không cho nuôi heo, cặn cơm cặn cá đổ ụp vô đó hết trơn. Bởi vậy nó thúi quá người ta không cho. Chứ không phải như rác môi trường lá cây lá cối đồ này nọ cũng được.

Sau khi thu gom, rác được tập trung lại ở một đoạn đường trên đảo cách Bãi Ngự 2km. Tại đây, đội vệ sinh môi trường của đảo chỉ có cách xử lý duy nhất là thu gom và đốt. Ngoài ra chưa có cách nào khác để xử lý. Và cũng chưa có chuyện thu gom rác thải đưa vào đất liền để xử lý. Do vậy, có thể thấy vấn đề thu gom và xử lý rác thải là vấn đề nóng nhất trong giai đoạn hiện nay của đảo Nam Du. Nếu không có hướng giải quyết tốt, e rằng chỉ thêm vài năm nữa, vẻ đẹp hoang sơ sẽ biến mất và thay vào đó là hình ảnh rác tràn ngập trên đảo.

Thì người ta cũng tìm cách xử lý nhưng chỉ mới có cách đó chứ chưa có cách nào cả. Ở ngoài hòn này nó cũng khó khăn lắm.

Cái đó thì tụi em cũng nhờ lên cấp trên giải quyết cho tụi em ổn thỏa, rác giờ không có chỗ đổ. Nhưng mà tụi em đốt quài nó không cháy hết tại trời nắng nó cháy trời mưa nó không cháy cho nên em cứ xin ý kiến về trỏng quài, anh em xin ý kiến về trỏng ra giải quyết cái bãi rác nhưng mà ở trỏng người ta hứa lần hứa lượt.

Vấn đề rác thải tại đảo Nam Du ngày càng trở nên cấp bách ; thực tế được ghi nhận như vừa nêu thế nhưng chưa thấy có động tĩnh gì nhằm giải quyết nhừng tồn tại đó.

Thực trạng cũng như biện pháp giải quyết cho bài toán ô nhiễm tại đảo du lịch Nam Du, Kiên Giang giống hệt nhiều nơi khác tại Việt Nam lâu nay.

Published in Việt Nam

Việt Nam : Đảng viên có thể bị cấm xuất cảnh (BBC, 29/05/2018)

Thường trực Ban Bí thư ký qui định theo đó có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.

cam1

Qui định được Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị ký

Qui định được ông Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị ký trong bối cảnh Việt Nam tăng cường phòng và chống tham nhũng.

Qui định số 01 gồm 4 chương, 8 điều có đoạn nói "Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước, không có vùng cấm",

"Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, Ủy ban Kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng chống tham nhũng. Khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.

"Tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che, tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm," qui định này nói thêm.

Trong động thái được xem là trao quyền mạnh hơn cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau một số vụ quan chức nhà nước bỏ trốn và bị truy nã, qui định nói rõ rằng ủy ban này "có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh".

"Khi cần thiết [Ủy ban Kiểm tra] đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn".

Được biết ủy ban này cũng có thẩm quyền yêu cầu giữ nguyên hiện trạng tài sản, khi cần thiết đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.

Qui định này được đưa ra trong bối cảnh xảy ra một loạt vụ quan chức nhà nước bỏ trốn ra nước ngoài và bị khởi tố.

Hồi tháng Một năm nay, ông Phan Văn Anh Vũ, còn được gọi là Vũ 'Nhôm', bị khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sau khi ông bị bắt giữ ở sân bay Singapore và đưa về Việt Nam.

******************

Chứng khoán Việt Nam bị ‘thổi bay’ 10 tỷ USD trong một tuần ? (Người Việt, 27/05/2018)

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam Việt Nam đưa ra con số không khớp nhau về việc thị trường chứng khoán lao dốc mạnh.

cam2

Chỉ số VN-Index liên tục giảm sâu trong tuần qua. (Hình : Thanh Niên)

Tờ Dân Trí hôm 27 tháng Năm nói gần 10 tỷ USD đã bị "thổi bay" trong một tuần mà Ủy ban Chứng khoán vẫn… im lặng, trong lúc báo điện tử VTC News ước lượng nhà đầu tư "thủng túi" 6,6 tỷ USD.

Tuy vậy, việc thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc mạnh trong thời gian qua là có thật, với hàng loạt phiên "giảm sâu" nối tiếp nhau và hãn hữu mới có một phiên tăng nhẹ trong tháng Năm. Tình trạng bán tháo được ghi nhận "tăng vọt" trong lúc thị trường thủng đáy.

Báo Lao Động mô tả : "Hôm 22 tháng Năm là ngày giao dịch ‘nhuốm máu’ khiến các nhà đầu tư rơi vào trạng thái thất vọng. VN-Index chính thức mất mốc 1.000 điểm, lực bán tháo mạnh và lan trên diện rộng".

Tờ Dân Trí cho biết thêm : "Chỉ trong vòng một tuần giao dịch vừa qua, vốn hóa sàn Sài Gòn (HSX) đã giảm tới 225.522 tỷ đồng, nghĩa là khoảng gần 10 tỷ USD đã bị ‘đánh bay’ khỏi thị trường, chưa tính sàn Hà Nội (HNX) và sàn UPCOM của công ty đại chúng chưa được niêm yết".

"Việc thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong thời gian gần đây khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy ‘khó hiểu’ bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn diễn biến tích cực và không có thông tin xấu ‘đột biến’ nào," tờ báo viết.

Còn theo VTC News, trong đợt lao dốc này, các cổ phiếu ngân hàng lớn của Việt Nam như của Vietcombank, BIDV, VPBank "tiếp tục gánh chịu tổn thất lớn," với vốn hóa thị trường "hao hụt cả tỷ đô la".

"Các ông lớn nhiều khả năng vẫn phải chứng kiến nhiều mất mát nặng nề trong tuần tiếp theo. Khi dự báo về VN-Index trong thời gian tới, các công ty chứng khoán vẫn đưa ra cái nhìn khá bi quan," VTC News viết.

Theo Bloomberg, MSCI, tổ chức xếp hạng chứng khoán của Mỹ có lý khi giữ Việt Nam trong danh sách các thị trường cận biên vì tính "mù mờ" của thị trường và chịu mức độ chi phối của một vài công ty lớn. Bloomberg dẫn nhận định của chuyên gia rằng bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam "sẽ tiếp tục mù mờ ngay cả khi một số thương vụ IPO lớn sắp được kích hoạt".

Việc chứng khoán lao dốc tương phản với những dự báo lạc quan của giới chuyên gia trước đó không lâu. Hồi cuối tháng Tư, 2018, báo VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI : "Nhìn chung thị trường chứng khoán (Việt Nam) năm 2018 đã, đang và sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực. Đây là chu kỳ tốt nhất từ khi thị trường thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, đánh giá thị trường đang tốt không có nghĩa rằng chỉ số VN-Index phải luôn luôn tăng trưởng cao".

Khi chứng khoán lại tiếp tục đỏ sàn và chưa ai dám khẳng định thị trường đã "dò" xong đáy, rủi ro lớn nhất thuộc về các nhà đầu tư cá nhân.

Luật sư Phùng Anh Tuấn bình luận trên trang Facebook cá nhân : "Trong danh sách chín mục tiêu sửa Luật Chứng Khoán Việt Nam, không có mục tiêu nào là bảo vệ nhà đầu tư cả. Việt Nam cần ban hành các quy định pháp luật để bảo vệ nhà đầu tư ; trao quyền và tạo điều kiện cho các tổ chức, hiệp hội để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Cần thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư. Sau cùng, cần có cơ chế để các định chế bảo vệ nhà đầu tư có quyền đại diện khởi kiện thay mặt cho các nhà đầu tư… Không bảo vệ gà mái, làm sao có trứng vàng, phải không nhỉ ?" (T.K.)

*****************

Việt Nam : Công ty nhà nước ‘giấu lỗ, báo lời không thật’ (Người Việt, 28/05/2018)

Lần đầu tiên, người ta thấy một ông tổng thành tra chính phủ cộng sản Việt Nam kêu rằng "đa số" các công ty quốc doanh "giấu lỗ, báo lời không thật" vì sự thiếu lương thiện của các quan chức cầm đầu.

cam3

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTex) của tập đoàn Dầu khí Việt Nam thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng đang "đắp chiếu". Lãnh đạo của PVTex là Vũ Đình Duy hiện đang trốn ở Đức. (Hình : Thanh Niên)

Trong cuộc họp vừa diễn ra ở quốc hội cộng sản Việt Nam được VnExpress tường thuật, ông Lê Minh Khái, tổng thanh tra chính phủ cho biết "qua thanh tra cho thấy các mánh khóe trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước thường xoay quanh xu hướng : Đơn vị kinh doanh có hiệu quả thì thường không báo cáo hết, kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh…" trong khi "Đơn vị lỗ, thất thoát tài sản nhà nước lại cố tình tạo ra những khoản lợi không có thật, che giấu các khoản lỗ, nhằm tránh trách nhiệm…"

Tình trạng gian dối như thế được ông Lê Minh Khái mô tả "cái này là đa số".

Ngay tại chính các công ty quốc doanh cũng có sẵn bộ phận kiểm tra, thanh tra nội bộ, nhất là các công ty lớn thuộc dạng tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên, ông Khái nói "nhiều trường hợp lại không phát hiện ra sai sót".

Bởi vậy "Các sai phạm lớn nhất là sai về hạch toán doanh thu chi phí, sai về sản xuất kinh doanh, nộp thuế, mua sắm tài sản công… không đúng giá trị thực, hoặc đầu tư ra ngoài ngành… Tiếp theo là sử dụng cơ cấu vốn không hợp lý, vốn ngắn hạn thì sử dụng dài hạn, vốn dài hạn đem sử dụng trong ngắn hạn, làm cho tình hình tài chính phức tạp," ông Khái kêu ca trên tờ điện tử VnExpress.

Tình trạng "lãi giả, lỗ thật" của hệ thống kinh tài quốc doanh cộng sản Việt Nam vốn được biết đến từ lâu. Những đảng viên được cắt cử vào các chức vụ cầm đầu phải là những tay chân thân tín của những kẻ đương quyền. Nạn bè phái, tìm cách lươn lẹo để tham nhũng trong hệ thống quốc doanh làm thất thoát những số tiền rất lớn thỉnh thoảng mới chỉ thấy một ít quan chức bị hành tội khi không còn dịp để che đậy.

Theo các con số báo cáo ở Quốc hội cộng sản Việt Nam, tính đến cuối năm 2016 "cả nước còn 583 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp cổ phần. Tổng tài sản tại doanh nghiệp nhà nước giữ 100% là hơn 3,05 triệu tỷ đồng (tăng 45,8%), trong đó vốn nhà nước gần 1,4 triệu tỷ".

Nhưng nhóm quốc doanh này hiện đang ôm "tổng nợ phải trả cao, từ gần 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên xấp xỉ 1,63 triệu tỷ vào cuối 2016" tức nợ ngập đầu, cao hơn số vốn bỏ ra.

Hiện đang có hơn chục đại công ty kinh doanh thua lỗ đang "đắp chiếu" hoặc xây dựng dở dang rồi cũng "đắp chiếu" gây thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng từng được phơi bày trên mặt báo chí của chế độ như công ty CP Hóa dầu và Xơ Sợi Dầu khí (PVTex), tổng công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC), công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Dung Quất (DQS)… đều là của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN).

Bên cạnh đó, các tập đoàn nhà nước cộng sản Việt Nam đem 7 tỷ USD đi đầu tư nước ngoài, nhưng "hơn 25% dự án báo lỗ, gần 30% dự án phát sinh lỗ luỹ kế" phần lớn trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, trồng cây cao su…

Các định chế tài chính quốc tế đã nhiều lần đốc thúc nhà cầm quyền Việt Nam giải tán hệ thống quốc doanh vì chúng chỉ là cơ hội cho các đảng viên đục khoét, tham nhũng, gây thất thoát ngân sách. Dù vậy, bản báo cáo thấy đọc trong các kỳ họp đại hội đảng vẫn cả quyết lấy doanh nghiệp nhà nước "làm chủ đạo" để tiến lên cái thiên đường ảo tưởng "xã hội chủ nghĩa".

Ngày 24 tháng Mười, 2013, trong một buổi thảo luận ở Quốc hội về sửa đổi Hiến Pháp, ông Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thú nhận : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". (TN) 

***************

Lại thêm tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm ở ngoài khơi Hoàng Sa (CaliToday, 28/05/2018)

Một tàu cá bị hải cảnh Trung Quốc đâm chìm khi đang khai thác rong biển ngoài khơi Hoàng Sa. Tất cả 7 ngư phủ sau đó đã được tàu cá khác cứu vớt kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, thiệt hại về tài sản là vô cùng lớn. Điều đáng nói hơn nữa là truyền thông Việt Nam vẫn như thường lệ không hề dám nói đến kẻ thủ ác đã ra tay với đồng bào mình.

cam4

Tàu cá của ngư dân Lý Sơn liên tục bị đâm chìm trong thời gian qua. Ảnh : Internet

Cho đến chiều ngày 27/5, chính quyền huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) mới cho truyền thông biết tin tức về con tàu mang số hiệu QNg 96798 TS do ông Lê Hơn (thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng.

Chính quyền đảo cho biết, tàu cá QNg 96798 TS đã xuất bến tại đảo Lý Sơn cùng với 7 ngư phủ khác để đi ra khơi Hoàng Sa khai thác rong biển từ ngày 18/5 đến 24/5. Đang lúc khai thác rong biển thì gặp tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện và ngăn cả, truy kích rồi sau đó đâm chìm ngay trên biển khơi.

Sau khi bị đâm chìm, chủ tàu là ông Lê Hơn đã nhanh chóng liên lạc với các tàu đang đánh bắt gần đó đến cứu giúp nên cả 7 người trên tàu đều được bình an. Cùng với đó, ông Hơn đã liên lạc với bộ đội biên phòng ở đất liền để trình báo sự việc.

Đến sáng ngày 28/5, cả 7 ngư phủ trên tàu cá QNg 96798 TS đã về được đất liền an toàn.

Không phải chờ đến khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 1/5 đến 16/8) thì lực lượng hải giám mới tung hoành, bắt bớ, đâm tàu và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam. Mà trước đó lực lượng này cũng đã hành xử như những tên cướp biển. Trong rất nhiều lần, ngư dân Việt Nam tố cáo lực lượng hải giám Trung Quốc dùng vũ khí để cướp tài sản của họ trên Biển Đông. Ngư dân Việt Nam đã trình báo sự việc với lực lượng có trách nhiệm, trong đó có cả bộ đội biên phòng, cảnh sát biển. Vậy nhưng cho đến này nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng chỉ ghi nhận những tổn thất, mất mát của ngư dân mà không hề có bất cứ giải pháp nào hiệu quả nhằm ngăn chặn, cũng như là bảo vệ ngư dân trước sự bách hại của hải giám Trung Quốc.

cam5

Lực lượng cảnh sát biển, biên phòng hay hải quân Việt Nam luôn luôn nằm bờ. Trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam lại ra sức tuyên truyền, kêu gọi ngư dân phải ra khơi để bảo vệ chủ quyền. Cho dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thừa biết vùng lãnh hải mà họ kêu gọi ngư dân đi đánh bắt rất nguy hiểm.

Mới đây, những ngư dân bị Indonesia còn cho biết rằng, họ đánh bắt tại vùng lãnh hải mà nhà cầm quyền luôn khẳng định đó là thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi bị hải quân Indonesia bắt, những ngư dân này yêu cầu nhân viên sứ quán có mặt để khẳng định họ không hề xâm phạm lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào, mà chỉ đánh bắt trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi của các ngư dân, không hề có bất cứ nhân viên lãnh sự nào của cộng sản Việt Nam có mặt tại tòa để bảo vệ quyền lợi cho công dân Việt.

Ngư dân Việt Nam không chỉ phải đối mặt với sự hung tàn của lực lượng hải giám Trung Quốc, mà còn phải chấp nhận sự vô trách nhiệm của chính quyền cộng sản Việt Nam khi xảy ra sự cố. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kêu gọi ngư dân ra khơi bảo vệ chủ quyền đất nước, và món quà mà họ tặng cho ngư dân là những lá cờ. Trong khi đánh bắt ngoài khơi, những lá cờ màu máu gây chú ý cho lực lượng hải giám Trung Quốc đuổi theo truy lùng, bắt giết.

**************************

Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu tuần tra Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa (Người Việt, 28/05/2018)

Một tàu đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc đâm chìm ở khu vực biển Hoàng Sa, nơi Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

cam6

Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa được một tàu bạn kéo. (Hình : Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo truyền thông Việt Nam, chiếc tàu bị nạn do ngư dân Lê Hơn, cư dân thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, làm chủ kiêm thuyền trưởng với 7 lao động đều là người địa phương. Họ bắt đầu chuyến đi từ ngày 18 tháng Năm, 2018 đến ngư trường Hoàng Sa để khai thác rong biển.

Đến ngày 24 tháng Năm, 2018 thì họ gặp "tàu của lực lượng chức năng Trung Quốc xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm," theo tin tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 27 tháng Năm.

Nguồn tin vừa kể nói rằng "May mắn, các tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này kịp thời tiếp cận và cứu vớt".

Cùng đưa tin này nhưng tờ Dân Việt chỉ dám viết là tàu cá của ngư dân Lê Hơn "bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm".

Theo tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, "chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền. Bộ Tư Lệnh Vùng Cảnh Sát Biển 2 đã điều tàu ra đưa các ngư dân trên tàu cá bị nạn về bờ," dự trù sẽ về đến cảng Kỳ Hà của tỉnh Quảng Ngãi ngày 28 tháng Năm, 2018.

Những tháng gần đây, người ta thấy Trung Quốc gia tăng các hành động hung bạo đối với ngư dân Việt Nam. tháng trước, người ta cũng đã thấy một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm.

Báo chí trong nước nói ngày 20 tháng Tư, 2018, tàu cá QNg 90332 TS do ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) làm thuyền trưởng bị hai tàu Trung Quốc số hiệu 45103 và 46001 áp sát đâm chìm tại ngư trường Hoàng Sa rồi bỏ đi.

Người ta chỉ thấy Hội Nghề Cá tỉnh Quảng Ngãi gửi văn thư tới Nhà Cầm Quyền Trung Ương Hà Nội "đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân, để ngư dân Việt Nam yên tâm ra khơi bám biển sản xuất".

Mới ngày 22 tháng Năm, 2018, khi lặn bắt hải sâm ở Hoàng Sa, các ngư dân ở huyện Lý Sơn vớt được "vật thể lạ," nghi bom của Trung Quốc thả xuống đưa lên thuyền thúng để kiểm tra thì bất ngờ phát nổ khiến ba người tử nạn.

Đầu tuần trước, báo chí Hồng Kông đưa tin tàu cảnh sát biển phối hợp với hải quân của Trung Quốc đã thực hiện các chuyến tuần tra hỗn hợp những ngày từ đầu tháng Năm, 2018 đã "đuổi" hơn 10 tàu đánh cá "nước ngoài" hiểu ngầm là tàu đánh cá Việt Nam ra khỏi vùng biển Hoàng Sa.

Khai thác thủy sản ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa nếu không phải tàu đánh cá Trung Quốc, chỉ có tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không biết bao nhiêu lần tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản gần quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ, nhẹ thì đâm cho hư hỏng, nặng thì đâm cho chìm, bất chấp mạng sống của ngư dân.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), đại diện Việt Nam và Trung Quốc họp với nhau tại Hà Nội từ 14 đến 18 tháng Năm, 2018 để đàm phán về "hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển".

Không thấy loan báo chi tiết kết quả của cuộc đàm phán mà chỉ thấy TTXVN kể "Hai bên cũng đã trao đổi về một số nội dung liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển và thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" rồi khoe rằng "đạt được nhiều tiến triển thực chất". Những cái tiến triển thực chất là cái gì, ai cũng muốn biết thì lại giấu đi.

Năm nay cũng tương tự như những năm trước, Trung Quốc lại ra lệnh cấm đánh cá từ 12 giờ ngày 1 tháng Năm đến 12 giờ ngày 16 tháng Tám, 2018 trong Biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến – Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hà Nội chỉ đưa ra lời phản đối suông "thông báo cấm đánh cá của Trung Quốc là vô giá trị" nên ngư dân Việt Nam khi đến gần quần đảo Hoàng Sa là bị tàu tuần Trung Quốc uy hiếp, đâm chìm. (TN)

Published in Việt Nam