Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hòa nhịp vi chiến dch tăng phi mã giá đin và xăng du, nhóm li ích giao thông va đ xut tăng phí 37 d án BOT vi lý dodoanh thu b st gim’, đe da trút lên đu hàng triu phương tin vn ti mt th lut rngthu giá’ và kích đng lm phát vt cao trên đu 90 triu dân Vit, bt chp rt nhiu phn đi ca ngưi dân c nưc v nhiu trm thu phí BOT vì các trm này thưng c ý đt sai v trí và thu phí quá cao.

bot1

liu : Người dân và tài xế phn đi Trm thu phí BOT Biên Cương, Cm Ph, Quảng Ninh, ngày 22/2/2018 (TTXVN)

Bộ Giao thông vn ti làm thuê cho ai ?

Lại là B Giao thông và vn ti l hình ch mưu ca v tăng phí BOT. Tháng 6 năm 2019, B này phát văn bn ly ý kiến b, ngành, đa phương v tăng phí BOT trước khi trình Th tướng ‘c l m v’.

Một trong nhng lý do tăng phí BOT do B Giao thông và vận tải ni ra là ‘nếu không tăng phí BOT thì đến năm 2021 s có 9 dự án b phá v phương án tài chính’. Còn Tng cc Đường b Vit Nam - cơ quan cp dưới ca B Giao thông và vận tải - đã c làm cho cánh lái xe và người dân tin rng hin có 25 d án có doanh thu thc tế thp hơn so vi phương án tài chính ban đu, nếu không tăng phí để cu 25 d án này thì doanh nghip d án phá sn, các khon vay nghìn t t ngân hàng đ đu tư công trình BOT tr thành n xu.

Lý do ‘giảm doanh thu và phá sn’ đã tng được nhng quan chc ngành công thương, như Th trưởng Đ Thng Hi - ni ra đ cu EViệt Nam (Tập đoàn Đin lc Vit Nam). Vào năm 2015, quan chc này tán thán rng nếu không cho tăng giá đin, EViệt Nam s có nguy cơ b phá sn, bt chp thc trng EViệt Nam chính là tác nhân gây ra khon l khng khiếp lên đến 30.000 t đng khi đu tư trái ngành vào bt đng sn, chng khoán, bo him trong giai đon 2007 - 2010 và tìm mi cách bt nhân dân phi gánh s n đó.

Chỉ đến lúc này, B Giao thông và vận tải mi chu ‘minh bch hóa’ cái hu qu ca phong trào quá nhiu doanh nghip t làm quá nhiu trm BOT trong nhng năm trước. Theo s liu ca B này, trong 61 d án BOT do B Giao thông và vận tải qun lý có 25 d án doanh thu thc tế thp hơn d báo, 37 d án phi tăng phí t 12-18% theo l trình cam kết trong hp đng. Trong đó, năm 2018 tăng phí 2 d án, năm 2019 tăng phí 35 d án, năm 2020 tăng phí 10 dự án, năm 2021 tăng phí 2 d án, các d án còn li s tăng phí sau năm 2021. B Giao thông và vận tải cũng cho biết đến nay đã nhn được đ xut tăng phí ca nhiu nhà đu tư BOT.

Thế còn phn bác ca người dân ra sao ?

Nhập nhèm doanh thu, tìm cách lp liếm

Đài RFA Việt ng dn li bà Hu Như - người đng hành cùng các tài xế phn đi các trm BOT đt sai ch, thu phí cao, nêu ý kiến ca mình : 

"Việc nói là doanh thu b st gim ch là hình thc không minh bch đ các ch đu tư BOT tiếp tc tìm cách ‘hút máu’ dân. Ví dụ như trm Pháp Vân - Cu Gi báo cáo thu có 1,2 t /ngày và gim dn trong nhng ngày l Tết, thế nhưng khi kim toán thì thành ra 1,9 t /ngày và cao đim lên đến 2 t. H đc báo cáo mm và nhp nhèm doanh thu đ tìm cách lp liếm và ch đi s cu vin t chính ph. Theo tôi thì không có chuyn l bt kỳ BOT nào nếu như minh bch, công khai trong thu phí".

Trạm thu phí BOT cao tc Pháp Vân - Cu Gi s b dng vic thu phí bt đu t ngày 10/6/2019 do trm này không thc hin vic sao lưu dữ liu thu phí theo yêu cu ca Tng Cc đường b Vit Nam. S liu ca Tng cc này đưa ra sau 10 ngày giám sát ngu nhiên cho thy mi ngày trm thu được hơn 1,9 t đng so vi con s 1,2 đến 1,4 t đng/ngày do Công ty c phn BOT Pháp Vân - Cu Gi báo cáo với B Giao thông và vận tải. Con s này chênh khong 500 triu đng/ngày.

Ngày 13/2/2019, một v cướp 2,2 t đng xy ra ti trm thu phí Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Du Giây (Đng Nai) do Tng công ty Đu tư phát trin đường cao tc Vit Nam qun lý. Dư lun đt ra nghi vấn các trm thu phí BOT thu được s tin quá cao nhưng li báo cáo thp hơn rt nhiu so vi thc tế đ kéo dài thi gian thu phí hi vn đu tư d án.

Anh Nguyễn Minh Hùng, trưởng nhóm kim đếm xe ti BOT Ninh Lc phn đi vic B Giao thông và vận tải đ xut tăng mức thu phí tại mt s trm BOT trên c nước :

"Nếu B Giao thông và vận tải nói doanh thu st gim thì phi lit kê rõ trm nào gim trm nào tăng. Nếu mt trm bình thường không xây mt tuyến đường nào mi thì doanh thu ch có tăng lên ch không th nào st gim được. Trước đây trạm BOT Ninh Lc công b lên bng đin t là thu được trên dưới 24 t mt tháng. Khi Hùng cùng người dân kim đếm thì trên dưới mt t mt ngày. Như vy là khong 30 t mt tháng. Nếu người dân không kim đếm thì sao biết chênh lch ti 6 t như vy. Mức thu ch có tăng lên ch không có gim đi".

Hàm cá mập rng ngoác

BOT hiển nhiên là mt ngun li màu m cho nhóm li ích giao thông. Đó chính là ngun cơn vì sao trong sut mt thi gian dài và mc dù b phn ng ngày càng quyết lit, B Giao thông và vận tải vn khăng khăng cố th không chu di di trm BOT Cai Ly, cho dù trm này rõ ràng đt sai v trí.

Âm mưu tăng phí BOT li xy ra trong bi cnh ngân sách loang l ru mc ca chính quyn nhiu kh năng b ‘đng trn’ vào năm 2019.

Tháng 3 năm 2019, hội tho "Đánh giá kinh tế Vit Nam thường niên 2018 : Hướng ti chính sách tài khóa bn vng và h tr tăng trưởng" t chc ti Hà Ni đã phát ra mt đánh giá rt quan trng : "Quy mô thu ngân sách ca Vit Nam hin đã mc cao và khó có th gia tăng thêm".

Bản nghiên cu ca hi tho đã gián tiếp cnh báo v nn ‘thu cùng dit tn giai đon cui’ ca đng cng sn và chính ph ca Th tướng ‘C L M V’ : Nếu xem tin trong túi dân chúng là mt ngun tài nguyên vô tn thì đó là mt não trng áp đt rt ch quan duy ý chí, cả tham ln ngu và cc kỳ sai lm. Cho dù "B Tht C" (mt tc danh mà người dân bit đãi cho B Tài chính) vn còn treo đó thuế VAT (thuế giá tr gia tăng) mà chưa dám tăng t 10% lên 12% do phn ng d di ca doanh nghip, người dân và còn bi cơ chế tăng thuế VAT rt nhiu kh năng s nhn thêm nn kinh tế vào nn suy thoái, s tht hin nhiên và trn tri là trong hai năm 2017 và 2018, Tng cc Thuế đã phi chu cnh tht thu nhiu đa phương, k c Sài Gòn - nơi được Hà Ni ví là ‘Con bò sa’.

Liên tiếp trong nhiu năm qua, d toán thu ngân sách năm sau đu được ‘quyết’ tăng hơn nhiu so vi năm trước – t 10 đến 12% vào thi kỳ kinh tế còn chưa rơi hn vào cơn suy thoái nhưng vn vng đến 8 đến 9% trong nhng năm gn đây, bt chp phn ng gay gt ca dư lun xã hi và tiếng kêu than oán ‘doanh nghip và sc dân đã cn’, mà bng chng thm thiết nht là t l doanh nghip phi ngng hot đng và phá sn cao hơn hn t l doanh nghip thành lp mi.

Đến kỳ hp Quc hi tháng 5 - 6 năm 2019, không chỉ hin ra nguy cơ thu ngân sách khn khó mà còn là các khon vay sp đến hn tr. Nhiu khon vay trong nước cơ bn s đến hn sau 5 năm vay, tc vào năm 2020 - 2021 ; mt s khon vay ODA, k c có lãi và không lãi cũng đến hn phi tr n gc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực phi tr n trong thi gian ti.

Vậy ngân sách nhà nước và ngân sách đng s tìm đâu ra ngun mi đ bù đp cho cái ming rng ngoác như hàm cá mp ca Quc nn bi chi ngân sách, chi xài lãng phí vô ti v cùng quc nn tham nhũng đang nhấn chìm xã hi Vit Nam xung tng dưới cùng ca đa ngc thi hin đi ?

Và ngay trước mt, ngân sách nhà nước s ly đâu ra tin đ hô hp cho đng sau cái năm 2019 ‘thu đng trn’ này ?

Đảng cng sn thc cht là gì ?

Trong lúc không chịu làm bt kỳ điu gì đ an dân và dân ch hóa, chế đ đc tài ch biết thông qua các nhóm li ích - tài phit tăng giá và phí, t và tàn nhn.

Các âm mưu và chiến dch tăng thuế xy ra trong bi cnh dân tình Vit ngày càng khn khó trong một nn kinh tế đã rơi vào thm trng suy thoái đến năm th 11 liên tiếp, mt xã hi b acid đm đc bi căn bnh tham nhũng không còn cách gì cu cha. Thuế chng thuế, chng lên đôi vai gy guc ca người nghèo. Hàng triu bnh nhân, vn đã b các bệnh viện "bóp c bóp hng" và "không có tin thì ch có chết", s phi nut nước mt vào lòng vi biu vin phí cht cao như núi…

Không thể khác hơn, tăng giá, phí và thuế má là mt trong nhng biu đt cc đoan nht trong giai đon cui ca mt cơ chế cưỡng bức và cưỡng đot.

Mạng xã hi đang sôi sc ý kiến phn n ca người dân : "Đng cng sn hôm nay không còn là cng sn trước đây na mà là mt nhóm li ích bo kê cho nhau, cho dù đó là vic rt sai "làm đường này thu tin đường khác" mà ngay c đng cũng xác nhận đó là sai ; Đng cng sn hôm nay không còn là cng sn ngày trước, khéo léo đàn áp dân mà gi công khai đàn áp dân và đưa nhng hình đàn áp đó lên mt báo. Và như vy mi thy không ch người dân là con tin ca đng này mà ngay c các đng viên cộng sn, quân đi, công an cũng là con tin ca đng này, khi nó li dng danh nghĩa cng sn đ sai h đi làm nhng chuyn sai trái đ kiếm tin cho nó".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 12/06/2019

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi báo chí đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá (RFA, 07/06/2019)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cơ quan và những người làm thông tin đối ngoại cả nước cần đấu tranh ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá, luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động.

chong1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Văn phòng chính phủ trưa 27/2. Ảnh : Ngọc Thành (ngoisao.net)

Lời kêu gọi này được Thủ tướng Việt Nam đưa ra trong phát biểu tại buổi lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018, được tổ chức ngày 7/6 tại Hà Nội.

Để công tác thông tin đối ngoại thiết thực và quan trọng hơn, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu những người làm nghề cần nâng cao khả năng phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước, quốc tế ; đồng thời xây dựng các kịch bản và phương án để chủ động phòng ngừa và xử lý khi vụ việc phức tạp xảy ra.

Mục tiêu được ông Nguyễn Xuân Phúc nói là nhằm bảo đảm giữ vững môi trường hoa bình cho phát triển, củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những phát biểu về thế lực thù địch, phản động. Trong chuyến thăm Cộng Hòa Séc từ ngày 16/4 đến 18/4, phát biểu trước cộng đồng người Việt ở Séc, ông Nguyễn Xuân Phúc nói : 

"Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên cao thế này, lên khỏi đầu ổng, bà con có thấy hình ảnh đó không ? Đó là gì ? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn".

Đoạn video phát biểu của ông Phúc đã lan truyền mạnh trên mạng và gặp phải nhiều phản đối của người Việt tại hải ngoại.

********************

Bộ Thông tin Truyền thông : 55 ngàn video độc trên Youtube (RFA, 07/06/2019)

Báo Tiền phong trích thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử cho biết ba sai phạm chính của Google ở Việt Nam là, cơ chế quản lý nội dung đăng tải lỏng lẻo, không kiểm soát được hoạt động đăng quảng cáo, cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp với Youtube, Google không thông qua đại lý quảng cáo trong nước.

chong2

Hình minh họa. AFP

Trong khi đó, theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thời gian qua Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8000 video clips xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Cục nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube nên vẫn còn nhiều video xấu độc khác xuất hiện trên Youtube.

Ngoài ra, còn có những sai phạm được cho là do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam trên Youtube. Theo Cục, những nội dung sai chủ yếu là gợi dục, kích động bạo lực, giang hồ mạng, cổ vũ cờ bạc, ma túy, sử dụng nhạc và hình vi phạm bản quyền

Hồi đầu năm nay, Bộ Thông tin Truyền thông cũng cáo buộc Facebook vi phạm pháp luật Việt Nam vì không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các fanpage có những hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Báo cáo Minh bạch mới đây của Facebook cho biết trong 6 tháng cuối năm 2018, số nội dung bị giới hạn từ Việt Nam đã tăng hơn 500% so với 6 tháng trước đó. Nguyên nhân là do Việt Nam thắt chặt kiểm soát nội dung trên các trang mạng xã hội.

*****************

Bộ giao thông vận tải muốn tăng phí BOT (RFA, 07/06/2019)

Bộ Giao thông và vận tải đề xuất tăng phí 37 dự án BOT với lý do doanh thu sụt giảm. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 7/6.

chong3

Hình ảnh phản đối của người dân tại các trạm BOT. (Ảnh minh họa) - RFA Edited

Theo Bộ Giao thông và vận tải, nếu không tăng phí BOT thì đến năm 2021 sẽ có 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính, do đó bộ này có văn bản lấy ý kiến bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn thông tin hầu hết hợp đồng BOT được ký giữa Bộ Giao thông và vận tải và nhà đầu tư tư nhân đều có điều khoản cho điều chỉnh thời gian thu phí, hoàn vốn khi doanh thu thực tế tăng hoặc giảm hai năm liên tiếp từ 2-5% so với tính toán trong hợp đồng.

Theo thông tư 159 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ, lộ trình tăng phí của các dự án BOT là 3 năm 1 lần. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 5/2016 đến nay Bộ Giao thông và vận tải chưa tăng phí với 59 dự án BOT trên cả nước.

Cũng theo báo chí trong nước thì trong số 37 dự án BOT đề xuất tăng phí có 25 dự án doanh thu thực tế giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT. Bộ Giao thông và vận tải cảnh báo nếu không tăng phí để cứu 25 dự án này thì doanh nghiệp dự án phá sản, các khoản vay nghìn tỉ từ ngân hàng để đầu tư công trình BOT trở thành nợ xấu.

Đề xuất của Bộ GT VT đưa ra vào lúc có nhiều phản đối của người dân ở nhiều địa phương phản đối các trạm thu phí BOT vì cho rằng những trạm này đặt sai vị trí hoặc thu phí bất hợp lý.

******************

Hãng Sharp muốn chuyển sản xuất máy tính cá nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam (RFA, 07/06/2019)

Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế xuất sang Mỹ, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng.

chong4

Sharp, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản có kế hoạch chuyển sản xuất máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế xuất sang Mỹ, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng. Ảnh minh họa chụp tại Nhật Bản trước đây. AFP

Hãng tin NHK của Nhật Bản hôm 7/6/2019 trích các nguồn tin cho biết, công ty Sharp có kế hoạch tạm thời chuyển sản xuất máy tính cá nhân sang Đài Loan trước khi chuyển sang sản xuất sang nhà máy mới tại Việt Nam.

Nhà máy mới của Sharp dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động sau tháng 10 năm nay.

Theo NHK, Sharp ban đầu dự định sản xuất các linh kiện điện tử tại nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng rõ ràng Sharp đang thay đổi kế hoạch, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục.

Đây là một động thái đáng chú ý, sau các thông báo của nhiều công ty đa quốc gia về việc chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh các tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Trước đó vào tháng 5 năm 2019, nhà sản xuất giày dép Brooks Running của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ chuyển phần lớn sản xuất giày từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm nay. Sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, Việt Nam sẽ tạo ra 65% giày dép của Brooks Running, trong khi Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất khoảng 10%.

Các nhà cung cấp của Apple cũng đã có những động thái tương tự. Nhà máy lắp ráp iPhone Đài Loan Foxconn đã đầu tư trong một khu công nghiệp ở miền bắc Việt Nam, trong khi GoerTek của Trung Quốc năm ngoái đã yêu cầu tất cả các nhà cung cấp tham gia vào việc sản xuất AirPod của mình, chuyển tất cả các vật liệu cần thiết đến Việt Nam.

Hãng Samsung tháng 12 năm ngoái đã đóng cửa một trong hai nhà máy điện thoại tại Trung Quốc để tập trung nhiều hơn vào các quốc gia có chi phí thấp như Việt Nam và Ấn Độ để sản xuất.

*****************

Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp tại Hải Phòng để quảng bá Vành Đai Con Đường (RFA, 07/06/2019)

Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến.

chong5

Khu công nghiệp VCEP (Vietnam-China Economic and Trade Cooperation Park) do Trung Quốc đầu tư năm 2018, nằm ở trung tâm sản xuất phía đông bắc của Hải Phòng và thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thâm Quyến. Photo courtesy of VCEP

Trả lời South China Morning Post hôm 3/6/2019, ông Zhang Xiaotao, Tổng giám đốc của VCEP cho biết, khu công nghiệp này được đầu tư 200 triệu USD, thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, toàn bộ dự án ba giai đoạn dự định hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, điều quan trọng phía sau dự án này là mục đích của dự án để quảng bá cho sáng Kiến Vành Đai Con Đường chứ không phải vì lợi nhuận.

"Đánh giá của chúng tôi lúc đó là chúng tôi không thể có được lợi nhuận từ dự án. Vậy thì chúng tôi tiếp quản dự án này làm gì ? Chúng tôi phải phục vụ sáng kiến Vành Đai Con Đường vì đó là một chiến lược quốc gia", ông Zhang Xiaotao, được South Morning China Post trích lời.

Trước đây, dự án khu công nghiệp VCEP tại Hải Phòng do các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đầu tư. Sau đó dự án này đã bị đình chỉ vào năm 2014 do những bạo động của người dân phản đối Trung Quốc vào lúc đó. Khi đó chính quyền địa phương ở Việt Nam cho biết sẽ đòi lại đất trừ khi được tiếp tục lại. Chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc đã quyết định tiếp quản hoàn toàn dự án vào năm 2018.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6/6/2019 từ Hà Nội, Chuyên gia kinh tế Bùi Văn, Giám đốc nội dung kênh truyền hình Kinh tế – Tài chính FBNC, Phó hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, nhận định :

"Thực chất doanh nghiệp nào cũng muốn tạo ra lợi nhuận, mà lợi nhuận đó có thể do họ tạo ra hoặc do chính phủ tài trợ theo cách này hoặc cách khác. Chính phủ Trúng Quốc họ đang cấp quỹ cho rất nhiều nước dọc theo dự án Vàng Đai Con Đường, và đương nhiên Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích đó của Trung Quốc. Họ đang muốn tạo ra sự ảnh hưởng nên tôi cũng không ngạc nhiên khi chính phủ Trung Quốc tài trợ cho dự án Khu công nghiệp ở Hải Phòng. Chính phủ tạo ra ảnh hưởng này để doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận về sau".

Theo ông Bùi Văn, Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp ở Hải Phòng là lẽ đương nhiên, vì Hải Phòng là thành phố lớn thứ nhì miền bắc, các cảng quan trọng của miền bắc đều nằm quanh Hải Phòng, đường sắt cũng đi về Hải Phòng. Trung Quốc tham gia đầu tư vào Hải Phòng vì Hải Phòng đang trở thành một trung tâm công nghiệp và có vị trí tốt hơn các thành phố khác ở miền bắc.

Sáng kiến Vành đai Con đường được Chủ tịch Trung Quốc đưa ra vào năm 2013, khởi đầu với sáu hành lang kinh tế mà Bắc Kinh muốn vạch một con đường qua khu vực Đông Á vào tới Âu Châu. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn muốn nối liền mặt biển Đông Nam Á, Úc Châu qua Ấn Độ Dương cho tới Bắc Phi. Hiện Trung Quốc đã ký văn bản hợp tác về sáng kiến vành đai và con đường với 126 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế. Theo giới quan sát chính trị quốc tế, sáng kiến này nhằm tạo ảnh hưởng cho Trung Quốc.

Trả lời South China Morning Post hôm 3/6/2019, ông Chen Xu, Phó tổng Giám đốc VCEP cho biết : "Chi nhánh Thâm Quyến của Ủy ban kiểm soát và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC), giám sát tất cả các công ty thuộc sở hữu thành phố, đã yêu cầu chúng tôi biến khu công nghiệp này thành nơi trưng bày cho Sáng kiến Vành đai và Con đường, để khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đến thăm Việt Nam, họ có thể đến thăm Khu công nghiệp của chúng tôi".

Nghi ngờ

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể từ Hà Nội khi trả lời RFA, tỏ vẻ nghi ngờ dự án được đầu tư bởi chính quyền Trung Quốc này :

"Nếu họ nói làm kinh tế mà không phải do lợi nhuận thì có mục đích chính trị mà thôi, hai cái đó nếu không vì cái này thì phải vì cái kia. Nhưng đối với người Trung Quốc hay chính quyền Trung Quốc, thì chuyện người ta nói một đằng, làm một nẻo là rất thường xuyên. Cho nên tôi nghĩ không nên nghe họ nói như thế nào, mà phải xem họ sẽ làm gì ở khu công nghiệp đó ở Hải Phòng ?"

Từ Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc học viện Kinh tế Tài chính Việt Nam, cho rằng, về mặt kinh tế thị trường thì doanh nghiệp nào đầu tư đều tính đến lợi nhuận, nhưng đối với sự đầu tư của chính phủ hay với sự chỉ đạo của chính phủ như Trung Quốc, thì nó không chỉ bao hàm ý nghĩa về kinh tế là lợi nhuận, mà nó còn bao hàm ý nghĩa về mặt chính trị. Ông nói tiếp :

"Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc nhằm kết nối lâu dài về giao thương với thế giới và mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa… ra thế giới. Việc Trung Quốc đầu tư vào Khu công nghiệp ở Hải Phòng thì mục tiêu của nó rộng hơn là chỉ nhắm đến lợi nhuận, mà nó có thể hướng tới mục tiêu chính trị xã hội. Để từ đó thuyết phục chính phủ và nhân dân Việt Nam ủng hộ chính sách Một Vành Đai, Một Con Đường".

chong6

Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ phát biểu tại Diễn đàn Vành Đai và Con Đường tại Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Hội nghị Thượng đỉnh Bắc Kinh về Sáng kiến Vành đai – Con đường lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 5 năm 2017, với đại diện từ 100 quốc gia tham dự.

Tính đến nay, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác Vành đai – Con đường với 126 quốc gia, mới đây nhất là Jamaica vào đầu tháng 4 năm 2019.

Tại Đông Nam Á, có đến 4 nước đã tham gia Sáng kiến Vành đai – Con đường bao gồm : Lào, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Chỉ riêng tại Việt Nam tính đến thời điểm này vẫn chưa chính thức có dự án nào liên quan đến Sáng kiến Vành đai – Con đường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 25/4/2019 đã bày tỏ sự ủng hộ của Việt Nam đối với sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc, một dự án gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chuyên gia Việt Nam bày tỏ lo ngại về khả năng Việt Nam gia nhập sáng kiến này.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhớ lại :

"Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc thì nếu tôi nhớ không lầm, thì cách đây khoảng 5 năm, Việt Nam có tổ chức hội thảo về Sáng kiến Vành đai Con đường này, thì về cơ bản những người trình bày và độc giả bên dưới đều thống nhất : ‘Những con đường và vành đai như thế là để thế giới về chầu Bắc Kinh’".

Theo các chuyên gia Việt Nam, sự phụ thuộc quá mức vào ngoại tệ và vốn Trung Quốc có thể gây ra rủi ro cho Việt Nam về biến động tỷ giá hối đoái và những ảnh hưởng khác. Ngoài ra các chuyên gia cũng cảnh báo rằng Việt Nam nên tránh việc trở thành sân sau của Trung Quốc về công nghiệp bẩn thỉu.

Tuy nhiên ông Zhang có quan điểm ngược lại, ông cho biết Trung Quốc không chuyển tất cả các ngành công nghiệp cấp thấp của mình sang Việt Nam, điều này sẽ là vô trách nhiệm. Trung Quốc đang cố gắng giúp đỡ Việt Nam bằng sự chân thành, ngay cả khi Trung Quốc không kiếm được lợi nhuận, thì Trung Quốc vẫn muốn tiến hành dự án.

Theo ông Chen Xu, Phó tổng Giám đốc VCEP, hiện có 1.500 người đang làm việc tại VCEP, với số lượng cộng ty Trung Quốc muốn thành lập các nhà máy trong khu công nghiệp cao gấp tám lần so với số lượng 21 công ty Trung Quốc đăng ký hồi tháng 7 năm 2018.

Ông Chen cũng cho biết VCEP không chào đón các nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động như các nhà máy sản xuất giày dép, bởi vì sẽ làm xấu hình ảnh của Trung Quốc. Thay vào đó, VCEP sẽ tập trung vào kỹ thuật công nghệ cao - chính xác là loại công nghiệp mà Trung Quốc đang khao khát nuôi dưỡng trên chính mảnh đất của mình.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A tỏ ra nghi ngờ về những gì Trung Quốc đưa sang Việt Nam. Ông nói :

"Khi đầu tư vào đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh ở Hà Nội, tôi chỉ thấy hình ảnh và cách làm của người ta thì tôi nghĩ chính phủ Trung Quốc đã nâng đỡ một công ty cấp huyện, cấp xã nào đó của người ta, để mang sang đầu tư ở Việt Nam, để biến Việt Nam thành nơi để người ta luyện tay nghề, chứ hoàn toàn không như công nghệ cao mà Trung Quốc quảng bá".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những cái Trung Quốc mang đến Việt Nam rất lạc hậu. Không chỉ đường sắt, mà còn có các dự án khác, hay hàng loạt nhà máy nhiệt điện Trung Quốc đầu tư… thì Việt Nam thật sự đã trở thành một bãi thải công nghệ, ô nhiễm lạc hậu.

Trung Khang

Published in Việt Nam