RFA, 26/01/2024
"Để thực hiện tốt việc này thì phải tạo được niềm tin trong nhân dân, huy động vàng trong nhân dân thì nhân dân phải tin tưởng".
Người dân xếp hàng vào một tiệm vàng ở Hà Nội trước đây. AFP.
Đó là một trong những ý kiến của Tiến sĩ Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện kinh tế và quản lý Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời RFA hôm 26/1, về kiến nghị lập sàng vàng, bỏ thuế độc quyền vàng miếng SJC để nền kinh tế có thêm 400 tấn vàng mà người dân đang tích trữ, thành vốn phát triển kinh tế, tại toạ đàm diễn ra hôm 25/1/2024.
Tiến sĩ Trần Quang Thắng, thừa nhận rằng, việc "hút" vàng trong dân góp phần tăng nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, ông khẳng định, "việc tạo niềm tin" nhằm hai mục đích :
Người ta (người dân-pv) phải thấy có cơ sở, một mặt là có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước, một mặt là vẫn bảo toàn được nguồn vốn mà người ta tham gia đóng góp.
Việc thu hút được người dân tham gia sàn giao dịch vàng hay không, theo Tiến sĩ Thắng, còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sàn vàng. Ông Thắng giải thích thêm :
"Người dân tham gia sàn vàng thì có những lợi ích phụ như thế nào ? Ngoài vấn đề bảo đảm mức lãi suất tương đối hấp dẫn, nhà nước cần cho thấy được cơ sở để thực hiện để tạo sự an tâm cho sự đồng thuận của người dân, cái đó là cái quan trọng. Việc lập sàn vàng thì tôi hoàn toàn nhất trí và thấy hợp lý, nhưng biện pháp tiến hành phải như thế nào đủ sức hấp dẫn, bên cạnh kêu gọi sự nhiệt tình đóng góp của người dân, thì cũng phải có gì bảo đảm về mặt nhà nước".
Từ năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bình đã trình Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương thu hút vàng trong dân. Từ đó cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại chủ trương này, và mới nhất là hôm 25/1, đề tài này tiếp tục được đưa ra bàn thảo.
RFA hôm 26/1/2024 đã hỏi ý kiến một số người dân về chủ trương trên của Chính phủ Việt Nam.
Ông Trung Kiên ở Đồng Nai nêu ý kiến của mình :
"Cơ chế quản lý xã hội hiện tại do nhà nước độc tài toàn trị nắm giữ nên mọi công việc không có tính minh bạch, nên người dân họ không có sự tin tưởng. Theo tôi cho dù có mở sàn giao dịch công khai, nhưng trong suy nghĩ sâu xa người dân vẫn không tin tưởng về việc làm của Nhà nước".
Từ Việt Nam hôm 26/1, ông Lê Quý Lộc nói với RFA :
"Theo quan điểm của tôi thì việc mở sàn huy động vàng trong dân theo tinh thần người dân tự nguyện thì đúng theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay người dân không còn như thời năm 1982 nữa, thời bị dụ vào hợp tác xã rồi lấy đất của dân, rồi gọi là người dân tự nguyện hiến đất cho hợp tác xã. Người dân hiện nay đã biết thế nào là cộng sản rồi ! Nên việc huy động vàng trong dân sẽ không thực hiện được. Không ai tin nữa đâu".
Một người dân sinh sống ở miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết ý kiến hôm 26/1 :
"Đã từ lâu, khoảng 3-4 năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra ý kiến "Làm thế nào để huy động 500 tấn vàng trong dân". Tuy nhiên, từ đó đến nay mới chỉ dừng tại đó, có lẽ qua thăm dò thì thấy không khả thi. Bây giờ vấn đề này lại được nêu ra, nhưng không có phương án cụ thể. Với tư cách người dân, về mặt tâm lý, nếu tui có vàng tui cũng không thể tham gia "sàn giao dịch vàng" vì không tin tưởng bộ máy quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trong đó không loại trừ có lợi ích nhóm, sân sau của các quan chức Ngân hàng Nhà nước".
Mặt khác theo người này, người dân sẽ không an tâm khi thay vì giữ vàng trong két của mình thì họ chỉ giữ cái tờ giấy gọi là ‘giấy chứng nhận’ số vàng mà họ gửi do Ngân hàng Nhà nước cấp. Thực tế đã chứng minh qua câu chuyện về "trái phiếu chính phủ". Người này nói tiếp :
"Thực tế khoảng 30 năm trước, ‘trái phiếu chính phủ’ mà người dân bỏ tiền thật để mua, sau này lấy lại thì thấy mất giá thê thảm" !
Người này cũng xác nhận, việc mở sàn vàng để huy động 400 tấn vàng trong dân’ sẽ không khả thi.
Phân tích sâu hơn về đề xuất "mở sàn giao dịch vàng", Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy hôm 26/1 cho biết, trong lịch sử hiện đại của Việt Nam diễn ra trong khoảng nửa thế kỷ nay, những thay đổi về chính trị và chính sách kinh tế vĩ mô đột ngột đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tài sản và đời sống của vô số người dân. Những di sản đó theo ông Vũ vẫn còn ám ảnh và để lại một bài học sâu sắc trong dân chúng rằng, cần phải tích cóp và giữ gìn tài sản đặc biệt là vàng để phòng thân. Ông Vũ nói tiếp :
"Vàng là một công cụ lưu trữ tài sản ít mất giá, dễ di chuyển và có tính thanh khoản cao. Vì vậy mà nhiều người đã chọn vàng như một công cụ để tích trữ tài sản. Chính quyền nên tôn trọng quyết định này của nhân dân và nên thiết lập những chính sách dựa trên sự tôn trọng này. Một trong những điều chính quyền cần làm đó là nên để thị trường vàng được hoạt động đúng nghĩa theo nguyên tắc thị trường. Hãy để một số doanh nghiệp được cấp phép được quyền nhập, mua bán, trao đổi vàng. Có như vậy, sự cạnh tranh tự nó sẽ làm tối ưu thị trường vàng trong nhân dân. Cái mà nhà nước cần làm đó là kiểm soát chất lượng vàng và các đơn vị đo lường liên quan đến vàng".
Đối với các ý kiến cho rằng số vàng này trong dân là tài sản, và tài sản này cần đầu tư để phát triển quốc gia, câu trả lời theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ là :
"Chính quyền nên tạo ra một nền kinh tế ổn định, ít lạm phát, có nhiều cơ hội đầu tư xuất hiện, và lúc đó, thay vì giữ tài sản dưới dạng vàng, người dân thấy những cơ hội mới, đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro, họ tự khắc sẽ dùng vàng của mình để chuyển thành những khoản đầu tư đem lại lợi nhuận và qua đó phát triển quốc gia. Hãy làm chính sách trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường và tôn trọng quyền sở hữu chính đáng của người dân, ở đây là quyền sở hữu vàng".
Việc người dân lựa chọn nhiều hình thức sở hữu tài sản, trong đó có việc giữ vàng, theo ông Vũ không hẳn là xấu. Bởi lẽ, ông Vũ cho rằng, trong một nền kinh tế chịu nhiều bất ổn, nơi mà giá cả thay đổi liên tục thì việc sở hữu vàng của người dân, một tài sản có đặc tính lưu giữ giá trị lâu dài, cũng là giúp cho nền kinh tế giảm thiểu tác động đối với những bất ổn lớn.
Nguồn : RFA, 26/01/2024
**************************
Bộ Công thương Việt Nam đề xuất tiếp tục tăng giá điện trong năm nay vì EVN vẫn lỗ nặng
VOA, 27/01/2024
Một thứ trưởng Bộ Công thương của Việt Nam mới đây kiến nghị cần tiếp tục tăng giá điện trong năm 2024 sau khi đã có 2 lần tăng giá hồi năm ngoái, báo chí Việt Nam đưa tin hôm 26 và 27/1.
Dù tăng giá điện 2 lần trong năm 2023 song EVN vẫn ghi nhận khoản lỗ khoảng 17.000 tỷ đồng
VnExpress, Tiền Phong và một số báo cho biết đề xuất trên được nữ Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu ra trong một cuộc họp của Ban chỉ đạo giá hồi đầu tuần này.
Việc tăng giá điện lại được đặt ra sau khi tập đoàn nhà nước Eviệt Nam nắm hầu hết hệ thống truyền tải bị lỗ gần 38.000 tỷ đồng trong hai năm 2022 và 2023, bên cạnh đó, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 7,5%, lên gần 2.093 đồng/kWh trong năm ngoái.
Bà Thắng được báo chí trích dẫn lời nói trong cuộc họp rằng cần xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.
Cũng tham gia cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói rằng đối với việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả giá điện, các bộ, ngành phải chuẩn bị tốt và sớm về các phương án và lộ trình điều chỉnh giá để tránh bị động.
Ông Khái nói thêm rằng "Thời điểm điều chỉnh cần tính toán phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát", VnExpress, Tiền Phong và một số báo thuật lại.
Hồi đầu năm nay, trong một cuộc họp của EVN, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh đã nhận định rằng nếu không tăng giá điện trong năm, sẽ không giải quyết được khoản lỗ 17.000 tỷ đồng trong năm 2023 của tập đoàn này, theo Tiền Phong.
Các báo cáo tài chính của Eviệt Nam cho thấy vào năm ngoái, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần nhưng vẫn không đủ bù đắp cho chi phí sản xuất điện và EVN tiếp tục bị lỗ trong sản xuất, kinh doanh điện năm thứ hai liên tiếp.
Giải trình với Bộ Công thương bằng văn bản, tổng giám đốc của Eviệt Nam viết rằng lỗ xảy ra chủ yếu do giá bán ra của Eviệt Nam vẫn thấp hơn giá thành. Tập đoàn này tính toán rằng cứ mỗi kWh bán ra, họ chịu lỗ 142,5 đồng.
Một số chuyên gia được VnExpress và Tiền Phong trích lời nói rằng việc tăng giá điện sẽ khiến một số doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện và một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn, nhà nước phải tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh phù hợp để cân bằng lợi ích cả ba bên gồm doanh nghiệp, người dân và nhà nước.
Nguồn : VOA, 27/01/2024
Đả đảo Thiệu - Kỳ
Cái gì cũng có
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cái đinh đăng ký
Trái bí xếp hàng
Có lẽ, bây giờ đảng muốn có kiểm soát dù không nắm quyền sở hữu, bằng việc đưa các chi bộ đảng vào doanh nghiệp tư nhân.
Thời bao cấp, 1975-85, trong cơn say chiến thắng, Đảng muốn kiểm soát mọi hoạt động kinh tế và qua đó kiểm soát toàn bộ xã hội, theo kiểu : ai kiểm soát bao tử, người đó kiểm soát cái đầu. Tuy vậy, những gì diễn ra tại Việt Nam cũng như Liên Xô và các nước Đông Âu đã cho Đảng thấy họ không có khả năng đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân dù nắm toàn bộ phương tiện sản xuất trong xã hội. Người người nghèo đói, nhà nhà nghèo đói.
Nhiều người phải thay cơm bằng bo bo, khoai mì, khoai lang, hay bắp đỏ. Những thứ mà ngày xưa chỉ dùng để nuôi heo. Trong số những người vượt biên và bỏ xác nơi biển cả hay rừng sâu, có những người ra đi vì nghèo đói. Thu nhập đầu người, theo giá trị Mỹ kim năm 2020, của Việt Nam vào thời bấy giờ chưa đến 500 USD (1). Hãy tưởng tượng bạn sống ở Sài Gòn với 30 ngàn Đồng mỗi ngày, cho tất cả các nhu cầu trong cuộc sống. Trong khi đó, một phần cơm đùi gà nướng ở Thuận Kiều có giá 87 ngàn.
Sau năm 1985, Đảng cởi trói cho tư nhân làm kinh tế, để người dân tự xoay sở với cuộc sống. Chỉ sau 10 năm, thu nhập của người dân đã tăng lên 50%. Sau 20 năm, lên 150% so với mức thu nhập năm 1985.
Dù trải qua một thất bại không thể nặng nề hơn trong giai đoạn 1975-1985, Đảng vẫn tiếp tục phát triển kinh tế nhà nước, vẫn cho kinh tế nhà nước là chủ đạo (2). Đảng dồn nguồn lực của nhân dân, từ thuế, từ phí, đến bán quyền sử dụng đất (thực sự là cướp đất của dân để bán) vào việc phát triển kinh tế nhà nước.
Đảng cho rằng không kiểm soát được hết thì kiểm soát một phần, càng nhiều càng tốt. Kiểm soát được càng nhiều hoạt động kinh tế, càng kiểm soát được chính trị. Kiểm soát kinh tế cũng giúp Đảng trả công cho sự trung thành của nhân viên, cán bộ nhà nước, trong đó có những người có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát, và đe dọa nhân dân.
Tuy vậy, nỗ lực phát triển kinh tế nhà nước của Đảng tiếp tục thất bại. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước thường thua lỗ (3). Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, một công ty thuộc loại mà người ta nghĩ là đào mỏ lên để bán, sẽ có lợi nhuận cao. Tuy vậy, kết quả kinh doanh cho thấy lãi bình quân trên vốn chủ sở hữu của tập đoàn này trong 3 năm 2015-2017 là 3,5% thấp hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng (4). Như vậy, một kết luận hợp lý là không nên đào than nên bán nữa mà đem tiền gửi ngân hàng. Vừa không mất than, vừa có lời hơn.
Vì thua lỗ, các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến việc chính phủ, nói đúng là nhân dân vì nhà nước làm gì có tiền, phải gánh nợ. Chỉ riêng quả đấm thép Vinashin đã buộc nhà nước phải gánh đến 4 tỷ Mỹ kim tiền nợ (5). Khi nhìn thấy tổng số nợ của các công ty nhà nước, trong tình cảnh nhìn chung làm ăn thua lỗ, tôi thấy lạnh sống lưng : 650 tỷ USD (6).
Có lẽ Đảng cũng đã bị lạnh cẳng. Họ đã rút lại mục tiêu kiểm soát nền kinh tế của mình. Đến Đại Hội 13, tổ chức năm 2021, Đảng đã đặt mục tiêu "Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh ; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế ; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế" (2).
Trong khi đó, khác với cảnh cha chung không ai khóc của các doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài có kết quả kinh doanh lành mạnh hơn. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 5 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam trong cùng khoảng thời gian từ 2015-2017 lần lượt là : Thế Giới Di Động : 39,6% (7), Hòa Phát : 23,0% (8), Masan : 9% (9), Vingroup : 5,2% (10) (Tôi không tìm thấy kết quả kinh doanh của Công ty Vàng Bạc Đá Quý DOIJ tên mạng Internet).
Do đó, xu hướng không thể tránh khỏi là khối kinh tế tư nhân và nước ngoài sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Điều này dẫn đến câu hỏi làm thế nào để tiếp tục kiểm soát xã hội, trong trường hợp này là các ông chủ các tập đoàn và nhân viên của họ, trong khi doanh nghiệp nhà nước không còn đóng góp phần lớn vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội ? Có lẽ, bây giờ đảng muốn có kiểm soát dù không nắm quyền sở hữu, bằng việc đưa các chi bộ đảng vào doanh nghiệp tư nhân.
Đảng trả lời bằng Chỉ thị 33 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng "về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân" (11). Đảng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền (12). Chưa rõ kết quả của một quả đấm thép mới của Đảng chưa rõ thế nào. Tuy vậy, có thể nhìn sang Trung Quốc để dự đoán. Tập Cận Bình đã buộc các ông chủ các hãng tư nhân như Alibaba, Jack Ma, phải quỳ gối. Ví dụ, Jack Ma đã phải tuyên bố Alibaba sẽ đóng góp 100 tỷ Nhân Dân Tệ, khoảng 15 tỷ Mỹ kim cho một nỗ lực của nhà nước Trung Quốc (13). Tuy vậy, khó có thể kiểm soát các công ty tư nhân trong khi vẫn muốn họ kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng nhanh. Điều này đã bắt đầu thể hiện trong nền kinh tế Trung Quốc.
Ngọc Vân
Nguồn : VNTB, 02/06/2022
Tài liệu tham khảo
(2) Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước – Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
(3) Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ, âm vốn sở hữu (laodong.vn)
(4) ThanVinacomin : Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam – VINACOMIN | VietstockFinance
(5) Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồng – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
(6) Doanh nghiệp nhà nước và "bóng ma" nợ nần (24h.com.vn)
(7) MWG : CTCP Đầu tư Thế giới Di động – MWI CORP. | VietstockFinance
(8) HPG : CTCP Tập đoàn Hòa Phát – Hoa Phat Group | VietstockFinance
(9) MSN : CTCP Tập đoàn Masan – Masan Group | VietstockFinance
(10) VIC : Tập đoàn VINGROUP – CTCP – VINGROUP | VietstockFinance
- Xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân – Báo Quảng Ngãi điện tử (baoquangngai.vn)
- Alibaba To Invest $15.5B In Chinese Government-Driven ‘Common Prosperity’ Initiative (msn.com)
Mất lòng tin
Chuyện huy động vốn nhàn rỗi trong dân không hề mới tại Việt Nam ; tuy nhiên lại là vấn đề nóng khi từ năm 2011, Thống đốc ngân hàng Nhà nước lúc đó là ông Nguyễn Văn Bình đã trình cho Thủ tướng cũng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương thu hút vàng trong dân.
Những thanh vàng 100g được khắc logo và tên của ngân hàng Thụy Sĩ UBS. AFP
Đã 7 năm mà sao cơ quan chức năng không thể thực hiện được mong muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ? Câu trả lời được Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng cho RFA biết :
Câu trả lời đơn giản là mất niềm tin chính thể dẫn tới mất niềm tin tín dụng. Mất niềm tin tiền gửi hay chính xác là mất niềm tin và gửi. Tại vì từ năm 2011 cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước và chính phủ hoàn toàn không thể trả lời được câu hỏi của dân và các chuyên gia phản biện là làm thế nào để Ngân hàng Nhà nước và chính phủ bảo đảm vàng của dân gửi vào Ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ trở lại với dân.
Nhiều người dân Việt Nam hẳn vẫn chưa quên những phiếu công trái mất giá như thế nào sau kỳ đổi tiền năm 1985. Ông Bàng, một cư dân sài Gòn, chủ tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, nói với RFA :
Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa lận. Trong khi đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa, năm 1985... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị.
Báo Giao thông số ra ngày 17/5/2016 trích dẫn số liệu của Hiệp hội kinh doanh vàng cho thấy trong nhiều năm qua, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vàng, trong khi xuất khẩu vàng không đáng kể. Do vậy, lượng vàng trong dân hiện nay còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn. Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp huy động vàng phục vụ phát triển kinh tế nhưng đến nay chưa có giải pháp nào được thực hiện.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nghi ngờ về lý do nhà nước đưa ra là muốn huy động 500 tấn vàng trong dân để tạo vốn phát triển kinh tế. Ông nói :
Cái lý do nhà nước huy động 500 tấn vàng của dân làm mục tiêu phát triển kinh tế là một điểu cực kỳ đáng nghi ngờ. Tôi đặt câu hỏi là huy động 500 tấn vàng của dân để phát triển kinh tế hay để trả nợ nước ngoài, tại vì hiện nay Việt Nam nợ nước ngoài rất nhiều. Con số chính thức được công bố có thể tới khoảng 40 tỷ đô la, có thể còn cao hơn nữa. Và mỗi năm phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế từ 6 đến 8 tỷ đô la, đặc biệt có những năm lên tới 10 hoặc 12 tỷ đô la một năm. Từ nhiều năm qua Việt Nam không có tiền tự có để trả nợ mà phải vay để đảo nợ.
Giải pháp nào ?
Một nhân viên của Ngân hàng Liên bang Đức kiểm tra tuổi vàng. AFP
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã nghiên cứu để xây dựng và lập kế hoạch ngăn chặn mọi hoạt động chi phối bởi vàng và biến vàng thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội Việt Nam vào năm 2020. Trả lời câu hỏi của chúng tôi là làm cách nào để nhà nước có thể huy động vàng trong dân, Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết :
Tôi nghĩ cách có thể thực hiện được là Ngân hàng Nhà nước phát hành chứng chỉ vàng. Hiện tại số vàng trong dân được cho là đến 500 tấn vàng nằm rải rác trong dân, và chính phủ luôn luôn muốn huy động số vàng đó để phát triển kinh tế qua việc dùng số vàng đó để vay mượn nước ngoài. Vay mượn theo kiểu đó là vay mượn có thế chấp và thế chấp bằng vàng. Có thể vay mượn với giá rất rẻ và lãi suất thấp và dùng số tiền đó để phát triển kinh tế. Thế nhưng làm sao mà huy động hàng trăm tấn vàng từ người dân thì đây là vấn đề rất khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cũng thẳng thắn cho rằng chủ trương thì đúng nhưng việc thực hiện không phải là dễ bởi người dân Việt Nam có tâm lý cất giữ vàng như là một tài sản có giá trị dù lãi suất cao hay thấp, giá vàng lên hay xuống. Ông nói :
Tôi nghĩ để người dân lấy số vàng từ gầm giường, chôn trong nhà hay từ két sắt đem vào hệ thống tài chính thì ngân hàng phải đứng ra là người huy động số vàng đó và phát hành chứng chỉ vàng cho người gửi vàng. Đồng thời chứng chỉ vàng đó phải là chứng chỉ có trả lãi thì dân họ cảm thấy có lợi khi đưa vàng cho nhà nước sử dụng. Và họ tin tưởng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Trung ương đứng ra huy động số vàng đó thì việc hoàn trả số vàng đó đương nhiên là bảo đảm, và rủi ro là 0%.
Theo các chuyên gia kinh tế thì môi trường kinh doanh thông thoáng, an toàn sẽ khiến người dân tin tưởng đưa vàng ra đầu tư thay vì cất trữ như hiện nay. Vậy điều cần thiết phải làm là tạo được lòng tin cho người dân, nhưng bằng cách nào ?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định đây là trở ngại đầu tiên bởi thật sự ra việc Ngân hàng Nhà nước đứng ra huy động vàng và phát hành chứng chỉ vàng là chưa có tiền lệ. Vì vậy, việc đầu tiên là làm sao Ngân hàng Nhà nước phải tạo ra sự tin tưởng cho người dân. Nhưng ông tin rằng với chiến dịch tuyên truyền và thực hiện một cách minh bạch thì người dân dần dần họ sẽ tin tưởng. Ông nói thêm :
Vấn đề chính là Ngân hàng Nhà nước phải cam kết vô điều kiện là bất cứ lúc nào người dân đến lấy vàng ra thì phải trả đúng cho họ chất lượng vàng mà họ đã ký gửi ở ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua lại dường như lại gây thêm nghi ngại trong người dân.
Thống kê số liệu từ báo cáo tài chánh quý 2/2018 của 15 ngân hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy, tính đến ngày 30/6/2018, tổng nợ xấu của 15 ngân hàng ở mức gần 70,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm.
Theo Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, tình hình ngân hàng cổ phần ở Việt Nam hiện cũng vô cùng bê bối, với những ngân hàng lớn nhất lại dính vào những bê bối lớn nhất. Ví dụ Ngân hàng Agribank, một trong 5 ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam, đang giữ kỷ lục số quan chức ngân hàng bị ra tòa vì tội tham nhũng và chiếm đoạt tài sản. Quan chức các ngân hàng lớn như VietinBank, EximBank, Vietcombank, BIDV đều dính dáng tới những vụ chiếm đoạt tài khoản và tài sản của khách hàng. Ông nói thêm :
Nếu mà sâu xa hơn nữa thì một phần ba trong tổng số hơn 30 ngân hàng Việt Nam dính vào tỷ lệ nợ xấu cao. Nấu không cẩn thận giải quyết được vấn đề nợ xấu là chết chùm. Thế thì làm sao người dân có nổi niềm tin vào ngân hàng thương mại, và trên nữa là niềm tin chính trị như "Tuần lễ vàng" năm 1946 để có thể "cúng" vào cho nhà nước ?
Truyền thông trong nước dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tại buổi công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II/2016 rằng bản chất việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế bởi vàng được cất giữ trong dân như mọi tài sản khác. Nếu huy động thì vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông và do đó nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống và sẽ khiến thị trường bất ổn do người dân sẽ đầu cơ, tích trữ vàng.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 23/08/2018