Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

26/01/2024

Nhà nước muốn hút 400 tấn vàng trong dân, giá điện tiếp tục tăng

Tổng hợp

Muốn "hút" vàng trong dân, Nhà nước cần tạo niềm tin, sự minh bạch

RFA, 26/01/2024

"Để thực hiện tốt việc này thì phải tạo được niềm tin trong nhân dân, huy động vàng trong nhân dân thì nhân dân phải tin tưởng".

vang1

Người dân xếp hàng vào một tiệm vàng ở Hà Nội trước đây. AFP.

Đó là một trong những ý kiến của Tiến sĩ Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện kinh tế và quản lý Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời RFA hôm 26/1, về kiến nghị lập sàng vàng, bỏ thuế độc quyền vàng miếng SJC để nền kinh tế có thêm 400 tấn vàng mà người dân đang tích trữ, thành vốn phát triển kinh tế, tại toạ đàm diễn ra hôm 25/1/2024.

Tại sao cần niềm tin ?

Tiến sĩ Trần Quang Thắng, thừa nhận rằng, việc "hút" vàng trong dân góp phần tăng nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, ông khẳng định, "việc tạo niềm tin" nhằm hai mục đích :

Người ta (người dân-pv) phải thấy có cơ sở, một mặt là có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước, một mặt là vẫn bảo toàn được nguồn vốn mà người ta tham gia đóng góp.

Việc thu hút được người dân tham gia sàn giao dịch vàng hay không, theo Tiến sĩ Thắng, còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sàn vàng. Ông Thắng giải thích thêm :

"Người dân tham gia sàn vàng thì có những lợi ích phụ như thế nào ? Ngoài vấn đề bảo đảm mức lãi suất tương đối hấp dẫn, nhà nước cần cho thấy được cơ sở để thực hiện để tạo sự an tâm cho sự đồng thuận của người dân, cái đó là cái quan trọng. Việc lập sàn vàng thì tôi hoàn toàn nhất trí và thấy hợp lý, nhưng biện pháp tiến hành phải như thế nào đủ sức hấp dẫn, bên cạnh kêu gọi sự nhiệt tình đóng góp của người dân, thì cũng phải có gì bảo đảm về mặt nhà nước".

Người dân nói gì ?

Từ năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bình đã trình Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương thu hút vàng trong dân. Từ đó cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại chủ trương này, và mới nhất là hôm 25/1, đề tài này tiếp tục được đưa ra bàn thảo.

RFA hôm 26/1/2024 đã hỏi ý kiến một số người dân về chủ trương trên của Chính phủ Việt Nam.

Ông Trung Kiên ở Đồng Nai nêu ý kiến của mình :

"Cơ chế quản lý xã hội hiện tại do nhà nước độc tài toàn trị nắm giữ nên mọi công việc không có tính minh bạch, nên người dân họ không có sự tin tưởng. Theo tôi cho dù có mở sàn giao dịch công khai, nhưng trong suy nghĩ sâu xa người dân vẫn không tin tưởng về việc làm của Nhà nước".

Từ Việt Nam hôm 26/1, ông Lê Quý Lộc nói với RFA :

"Theo quan điểm của tôi thì việc mở sàn huy động vàng trong dân theo tinh thần người dân tự nguyện thì đúng theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay người dân không còn như thời năm 1982 nữa, thời bị dụ vào hợp tác xã rồi lấy đất của dân, rồi gọi là người dân tự nguyện hiến đất cho hợp tác xã. Người dân hiện nay đã biết thế nào là cộng sản rồi ! Nên việc huy động vàng trong dân sẽ không thực hiện được. Không ai tin nữa đâu".

Một người dân sinh sống ở miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết ý kiến hôm 26/1 :

"Đã từ lâu, khoảng 3-4 năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra ý kiến "Làm thế nào để huy động 500 tấn vàng trong dân". Tuy nhiên, từ đó đến nay mới chỉ dừng tại đó, có lẽ qua thăm dò thì thấy không khả thi. Bây giờ vấn đề này lại được nêu ra, nhưng không có phương án cụ thể. Với tư cách người dân, về mặt tâm lý, nếu tui có vàng tui cũng không thể tham gia "sàn giao dịch vàng" vì không tin tưởng bộ máy quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trong đó không loại trừ có lợi ích nhóm, sân sau của các quan chức Ngân hàng Nhà nước".

Mặt khác theo người này, người dân sẽ không an tâm khi thay vì giữ vàng trong két của mình thì họ chỉ giữ cái tờ giấy gọi là ‘giấy chứng nhận’ số vàng mà họ gửi do Ngân hàng Nhà nước cấp. Thực tế đã chứng minh qua câu chuyện về "trái phiếu chính phủ". Người này nói tiếp :

"Thực tế khoảng 30 năm trước, ‘trái phiếu chính phủ’ mà người dân bỏ tiền thật để mua, sau này lấy lại thì thấy mất giá thê thảm" !

Người này cũng xác nhận, việc mở sàn vàng để huy động 400 tấn vàng trong dân’ sẽ không khả thi. 

Cần tạo nền kinh tế ổn định, lành mạnh

Phân tích sâu hơn về đề xuất "mở sàn giao dịch vàng", Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy hôm 26/1 cho biết, trong lịch sử hiện đại của Việt Nam diễn ra trong khoảng nửa thế kỷ nay, những thay đổi về chính trị và chính sách kinh tế vĩ mô đột ngột đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tài sản và đời sống của vô số người dân. Những di sản đó theo ông Vũ vẫn còn ám ảnh và để lại một bài học sâu sắc trong dân chúng rằng, cần phải tích cóp và giữ gìn tài sản đặc biệt là vàng để phòng thân. Ông Vũ nói tiếp :

"Vàng là một công cụ lưu trữ tài sản ít mất giá, dễ di chuyển và có tính thanh khoản cao. Vì vậy mà nhiều người đã chọn vàng như một công cụ để tích trữ tài sản. Chính quyền nên tôn trọng quyết định này của nhân dân và nên thiết lập những chính sách dựa trên sự tôn trọng này. Một trong những điều chính quyền cần làm đó là nên để thị trường vàng được hoạt động đúng nghĩa theo nguyên tắc thị trường. Hãy để một số doanh nghiệp được cấp phép được quyền nhập, mua bán, trao đổi vàng. Có như vậy, sự cạnh tranh tự nó sẽ làm tối ưu thị trường vàng trong nhân dân. Cái mà nhà nước cần làm đó là kiểm soát chất lượng vàng và các đơn vị đo lường liên quan đến vàng".

Đối với các ý kiến cho rằng số vàng này trong dân là tài sản, và tài sản này cần đầu tư để phát triển quốc gia, câu trả lời theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ là :

"Chính quyền nên tạo ra một nền kinh tế ổn định, ít lạm phát, có nhiều cơ hội đầu tư xuất hiện, và lúc đó, thay vì giữ tài sản dưới dạng vàng, người dân thấy những cơ hội mới, đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro, họ tự khắc sẽ dùng vàng của mình để chuyển thành những khoản đầu tư đem lại lợi nhuận và qua đó phát triển quốc gia. Hãy làm chính sách trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường và tôn trọng quyền sở hữu chính đáng của người dân, ở đây là quyền sở hữu vàng".

Việc người dân lựa chọn nhiều hình thức sở hữu tài sản, trong đó có việc giữ vàng, theo ông Vũ không hẳn là xấu. Bởi lẽ, ông Vũ cho rằng, trong một nền kinh tế chịu nhiều bất ổn, nơi mà giá cả thay đổi liên tục thì việc sở hữu vàng của người dân, một tài sản có đặc tính lưu giữ giá trị lâu dài, cũng là giúp cho nền kinh tế giảm thiểu tác động đối với những bất ổn lớn.

Nguồn : RFA, 26/01/2024

**************************

B Công thương Việt Nam đ xut tiếp tc tăng giá đin trong năm nay vì EVN vn l nng

VOA, 27/01/2024

Mt th trưởng B Công thương ca Vit Nam mi đây kiến ngh cn tiếp tc tăng giá đin trong năm 2024 sau khi đã có 2 ln tăng giá hi năm ngoái, báo chí Vit Nam đưa tin hôm 26 và 27/1.

vang2

Dù tăng giá điện 2 lần trong năm 2023 song EVN vẫn ghi nhận khoản lỗ khoảng 17.000 tỷ đồng

VnExpress, Tin Phong và mt s báo cho biết đ xut trên được n Th trưởng Phan Th Thng nêu ra trong mt cuc hp ca Ban ch đo giá hi đu tun này.

Vic tăng giá đin li được đt ra sau khi tp đoàn nhà nước Eviệt Nam nm hu hết h thng truyn ti b l gn 38.000 t đng trong hai năm 2022 và 2023, bên cnh đó, giá bán l đin bình quân đã tăng 7,5%, lên gn 2.093 đng/kWh trong năm ngoái.

Bà Thng được báo chí trích dn li nói trong cuc hp rng cn xem xét điu chnh giá đin đ đm bo phn ánh biến đng ca các thông s đu vào ca giá đin, đng thi đ Tp đoàn Đin lc Vit Nam (EVN) có ngun thanh toán cho ch đu tư các nhà máy đin.

Cũng tham gia cuc hp, Phó Th tướng Lê Minh Khái nói rng đi vi vic điu chnh giá các mt hàng thiết yếu, bao gm c giá đin, các b, ngành phi chun b tt và sm v các phương án và l trình điu chnh giá đ tránh b đng.

Ông Khái nói thêm rng "Thi đim điu chnh cn tính toán phù hp vi din biến, mt bng giá th trường, bo đm mc tiêu kim soát lm phát", VnExpress, Tin Phong và mt s báo thut li.

Hi đu năm nay, trong mt cuc hp ca EVN, Ch tch y ban Qun lý vn nhà nước Nguyn Hoàng Anh đã nhn đnh rng nếu không tăng giá đin trong năm, s không gii quyết được khon l 17.000 t đng trong năm 2023 ca tp đoàn này, theo Tin Phong.

Các báo cáo tài chính ca Eviệt Nam cho thy vào năm ngoái, giá bán l đin bình quân đã được điu chnh tăng 2 ln nhưng vn không đ bù đp cho chi phí sn xut đin và EVN tiếp tc b l trong sn xut, kinh doanh đin năm th hai liên tiếp.

Gii trình vi B Công thương bng văn bn, tng giám đc ca Eviệt Nam viết rng l xy ra ch yếu do giá bán ra ca Eviệt Nam vn thp hơn giá thành. Tp đoàn này tính toán rng c mi kWh bán ra, h chu l 142,5 đng.

Mt s chuyên gia được VnExpress và Tin Phong trích li nói rng vic tăng giá đin s khiến mt s doanh nghip sn xut s dng nhiu đin và mt b phn người dân s gp khó khăn, nhà nước phi tính toán liu lượng và thi đim điu chnh phù hp đ cân bng li ích c ba bên gm doanh nghip, người dân và nhà nước.

Nguồn : VOA, 27/01/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA, VOA
Read 91 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)