Bản án tử hình dành cho tỷ phú lừa đảo 12 tỷ USD ở Việt Nam mang tính kiểm soát thiệt hại hơn là răn đe
Kế hoạch lừa đảo khổng lồ của bà Trương Mỹ Lan lên đến đỉnh điểm trong thời gian diễn ra công cuộc "đốt lò" được ca tụng của Việt Nam
Bà Trương Mỹ Lan, một doanh nhân bất động sản Việt Nam - Ảnh minh họa bởi Amanda Weisbrod/RFA. AFP/Adobe Stock
Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình vào tuần trước vì vai trò [chủ mưu] trong vụ gian lận tài chính trị giá 12,5 tỷ USD, nhiều người cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang hy sinh tính mạng một con người để chứng minh rằng chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng của mình là thực sự nghiêm túc.
Đó có thể là một chiến thuật. Chính quyền có thể đã công bố về hình phạt này trước khi phiên tòa kết thúc như một cách khiến bà Lan kinh hãi mà phải tiết lộ thêm các tài sản bị đánh cắp khác đang ở đâu cũng như khai thêm tên của những kẻ đồng phạm.
Nếu bà hợp tác, có lẽ bà sẽ thoát khỏi án tử hình. Nhiều phiên tòa đã từng làm điều này.
Mặc dù vậy, rất nhiều trong số 84 đồng phạm của bà đã bị tuyên án sớm, và không ai trong số họ phải nhận án tử hình. Chính quyền đã khiến bà Lan trở thành một nhân vật bị căm ghét như một phần của chiến dịch chống tham nhũng của mình, cho phép truyền thông nhà nước được mở miệng để họ phỉ báng và bôi nhọ bà.
Quyết định xử tử nữ chủ tịch của tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát là một "ví dụ điển hình về nỗ lực trấn áp tham nhũng không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn trong khu vực tư nhân của Việt Nam" – ông Nguyễn Khắc Giang bình luận trong một bài báo trên tạp chí Time. Ông khẳng định : "Việc Việt Nam cố gắng biến trường hợp của bà Lan để làm gương là rõ ràng".
Nhưng logic này có vấn đề.
Đặt sang một bên vấn đề khía cạnh đạo đức rằng liệu một quốc gia có nên giết chết một trong số công dân của mình hay không, có thể thấy, Việt Nam là một trong những nước hành quyết tù nhân nhiều nhất thế giới và đưa ra các án phạt tử hình đối với những hành vi phạm tội mơ hồ đồng thời tập trung vào vấn đề hậu quả.
Chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu từ năm 2016. Năm sau đó, một ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị hạ bệ và Trịnh Xuân Thanh, một quan chức doanh nghiệp nhà nước trốn chạy đã bị bắt cóc ở Berlin bởi mật vụ Việt Nam.
Năm 2018, Đảng cộng sản đã thanh trừng hàng ngũ cấp thấp. Họ để mắt tới các nhân vật ở các tỉnh thành trong năm 2019. Ông Nguyễn Xuân Phúc "từ chức" Chủ tịch nước vào đầu năm 2023 liên quan đến tham nhũng.
Người kế nhiệm ông Phúc, ông Võ Văn Thưởng, đã rời nhiệm sở vào tháng trước (tháng 3/2024) vì cùng lý do. Hàng trăm quan chức và doanh nhân đã bị vào tù. Hàng chục ngàn người nhiều khả năng đã mất việc.
Chiến dịch "đốt lò"
Bất cứ ai có hiểu biết tối thiểu nhất về Việt Nam đều biết hiện ở nước này đang diễn ra một chiến dịch chống tham nhũng với quá nhiều ngợi ca. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những vụ việc miễn nhiệm, bỏ tù, bắt cóc và từ chức, bà Lan và đồng bọn vẫn nghĩ rằng họ có thể thoát được vụ việc đánh cắp 12,5 tỷ USD. Các vi phạm của bà trong nhiều năm, theo truyền thông nhà nước, đã khiến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn thiệt hại khoảng 27 tỷ USD.
Hành vi lừa đảo của họ bắt đầu năm 2012 nhưng theo Viện kiểm sát, hầu hết các vụ hối lộ, biển thủ và vi phạm luật ngân hàng diễn ra từ đầu năm 2018 đến tháng 10/2022 – thời điểm bà Lan cuối cùng cũng bị bắt - và cũng là khi lò đã cháy liên tục được gần sáu năm.
Một số nhà quan sát có thể lập luận rằng nếu bà Lan không bị răn đe khi chứng kiến những người khác bị bỏ tù, bị bắt cóc hoặc bị bêu xấu trước dư luận, có lẽ bà đã bị răn đe nếu Đảng cộng sản bắt đầu tử hình những kẻ tham nhũng từ năm 2016. Vì thế, cái chết của bà, sẽ là làm gương cho những người khác sắp tới.
Nhưng nhận định này khiến những người ủng hộ lập luận rằng Đảng cộng sản cần bắt đầu giết nhiều người cùng lúc. Rốt cuộc, vì sao một người có thể bị răn đe bằng việc tử hình một người, bằng một lần hiến tế duy nhất ?
Vấn đề chính xác của bản án tử hình của Lan nằm ở tính chất duy nhất và đặc biệt của nó. Nó cho thấy thông điệp của Đảng cộng sản là họ sẽ chỉ xử tử những người phạm tội lừa đảo, gian lận trên quy mô cực kỳ lớn, tương đương với 3% GDP của Việt Nam. Yếu tố răn đe nằm ở đâu khi nhiều khả năng, không có nhiều trường hợp liên quan quan tới ai đó đánh cắp tới 12,5 tỷ USD ?
Đồng thời, nếu bà Lan bị kết án chung thân thay vì tử hình, vụ việc đã không lan truyền khắp toàn thế giới như hiện nay – nó đã được đăng tải trên hầu hết các tờ báo nổi tiếng.
Nếu vậy, Hà Nội đã không thể truyền tải thông điệp : "Hãy xem chúng tôi chống tham nhũng nghiêm túc tới mức độ nào. Chúng tôi xử tử người dân vì tội tham nhũng !"
Có lẽ người dân Việt Nam đã cảm thấy không công bằng. Có lẽ nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư nước ngoài đã không được xoa dịu và điếm số về độ minh bạch của Việt Nam có thể lại được cải thiện nhờ sự hy sinh xương máu.
Kiểm soát thiệt hại
Tuy nhiên việc tử hình bà Lan sẽ không đạt được mục tiêu răn đe trừ khi Đảng cộng sản sẽ bắt đầu xử tử nhiều người hơn cho những hành vi tham nhũng ít hơn nhiều. Trong bối cảnh tham nhũng quy mô cực kỳ lớn ở Việt Nam, bao gồm cả những vụ chưa được phanh phui, đó sẽ là cuộc xử tử đáng kể được Nhà nước cho phép.
Thay vào đó, bản án tử hình với bà Lan là một sự trừng trị thích đáng – một biện pháp kiểm soát thiệt hại về danh tiếng bởi một Đảng Công sản đã bị hổ thẹn bởi toàn bộ vụ việc này. Khi công bố bản án, tòa án đã lập luận rằng bà Lan đã có tội "làm xói mòn lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước".
Bà Trương Mỹ Lan, hàng thứ ba từ trái sang, tại tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11/4/2024. Nguồn ảnh : AFP
Các đại diện Viện kiểm soát có mặt tại phiên tòa hồi tháng trước lập luận rằng án tử hình là cần thiết để bà Lan có thể bị "loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội".
Trong khi một số nhà quan sát có thể lập luận rằng quyết định tử hình bà Lan của Đảng cộng sản cho thấy sức mạnh và năng lực của chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội, nó thực sự cho thấy điều ngược lại.
Trương Huệ Vân và các vi phạm của các cộng sự của bà đã nhạo báng chiến dịch "đốt lò" : Vụ gian lận lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam đã diễn ra đồng thời với chiến dịch chống tham nhũng nghiêm túc nhất của Việt Nam.
Giờ đây, Đảng cộng sản đang cố gắng biến một sự tiêu cực thành tích cực bằng cách nói rằng tội ác đã bị phát hiện và trừng phạt nghiêm khắc. Đảng này đang cố gắng che giấu sự thật hiển nhiên rằng một hệ thống Leninist thiếu trách nhiệm giải trình là nguyên nhân chính cho phép loại tội phạm này xảy ra.
Lò có thể tiếp tục cháy nhưng nó sẽ không thực sự đốt cháy tham nhũng chừng nào Đảng cộng sản Việt Nam còn đồng thời là người phóng hỏa lẫn lính cứu hỏa.
David Hutt
Nguồn : RFA, 18/04/2024
David Hutt là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề Châu Á (CEIAS) đồng thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản tin Watching Europe In Southeast Asia. Ông là nhà báo theo dõi tình hình chính trị Đông Nam Á từ năm 2014. Các quan điểm trong bài viết là của riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.
Án tử hình bà Trương Mỹ Lan trong mắt người dân
RFA, 15/04/2024
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị án tử hình về tội "tham ô tài sản", 20 năm tù về tội "đưa hối lộ" và 20 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tổng hợp hình phạt là tử hình. Bản án do Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hôm 11/4/2024 được báo chí trong và ngoài nước đưa tin với nhiều bình luận.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Photo : RFA
Ngoài bình luận của các tờ báo lớn trong nước và quốc tế, một số người dân cũng đưa ra những bình luận trên mạng xã hội. Nhà báo Lưu Trọng Văn viết trên facebook cá nhân của ông, RFA đã được phép trích đăng :
"Gã mong muốn Trương Mỹ Lan không phải chết khi đổi được những kẻ thực sự là tội đồ đứng đằng sau mọi sa ngã, mọi nhúng chàm của Trương Mỹ Lan phải ra tòa.
Người Sài Gòn không ai hả hê trước cái chết của Trương Mỹ Lan khi còn đó những tội đồ đã tạo nên một Trương Mỹ Lan để chúng vơ vét, cướp đoạt.
Chết là hết ư ?
Không ai tin tự dưng có một Trương Mỹ Lan có thể tung tác để chiếm đoạt hàng chục tỷ đô la một cách tênh tênh như thế cả chục năm trời.
Chết là hết ư ?
Chết là khép lại tất cả ư ?
Nếu vậy cái chết thật vô nghĩa vì nó đem lại thở phào nhẹ nhõm cho những kẻ tạo nên Trương Mỹ Lan.
Lẽ nào Trương Mỹ Lan trước máy chém lại có thể chấp nhận mình và cả gia đình mình tan hoang còn những kẻ thật sự tội đồ lại nhơn nhơn trên đống vàng ?
Chết là hết. Nhưng hy vọng khi máy chém chưa buông xuống, chưa… hết.
Chưa thể hết !"
Trao đổi với truyền thông nhà nước sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư Hoàng Trọng Giáp ở Hà Nội cho rằng, nhận án tử hình chưa phải dấu chấm hết cho bà Trương Mỹ Lan, bởi bà Lan hoàn toàn có thể được tòa cấp phúc thẩm giảm án, được Chủ tịch nước ân xá, nếu bà tích cực khắc phục hậu quả vụ án. Theo quy định pháp luật hiện hành, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bà Trương Mỹ Lan được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Bà Lan cũng được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 12/4.
Trao đổi với RFA về bản án của bà Trương Mỹ Lan, ông Nguyễn Kim ở Hà Nội cho rằng, không nhất thiết phải thi hành án tử hình đối với bà Lan. Ông phân tích :
"Vấn đề án tử hình bà Lan, quan điểm của tôi là không ủng hộ lắm án tử hình bởi đây là vấn đề nhân đạo không chỉ ở Việt Nam. Rất nhiều nước trên thế giới đã bỏ án tử hình. Tuy nhiên, ở Việt Nam có một đặc thù, là nền kinh tế đang trong giai đoạn có thể gọi là tư bản hoang dã, nên lòng tham của con người vượt qua tất cả các giới hạn cho phép. Do đó có thể giữ án tử hình, nhưng để thi hành án thì cần xem xét các biện pháp để làm tăng tính răn đe. Ví dụ tịch thu toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan và bà Đỗ Thị Nhàn. Đây là án kinh tế thì tập trung vào kinh tế chứ không nên "dùng mạng đổi mạng".
Theo tôi, đây là một vụ án cực kỳ nghiêm trọng ; số tiền hối lộ lên đến 5,2 triệu đô la cũng là số tiền cực kỳ nghiêm trọng cho nền kinh tế chứ không đơn giản. Theo quan điểm của tôi, đây là tội phạm hoạt động có tổ chức kéo dài nhiều năm, cho nên đây là một sự yếu kém rất lớn của tầng lớp lãnh đạo, đặc biệt trong ngành ngân hàng".
Chuyện nộp tiền khắc phục thiệt hại để được giảm án từng xảy ra với ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông vào năm 2019. Tại phiên sơ thẩm, ông Nguyễn Bắc Son bị viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình với lý do là người đứng đầu, chỉ đạo xuyên suốt, nhận hối lộ với số tiền lớn nhất… Tuy nhiên, trước khi tòa tuyên án một ngày, Hội đồng xét xử cho biết gia đình ông Son đã nộp lại toàn bộ số tiền 66 tỉ đồng để khắc phục thiệt hại trong vụ án. Ông Nguyễn Bắc Son thoát án tử hình.
Ông Nguyễn Kế ở Sài Gòn thì cho rằng, bà Lan sẽ kháng cáo. Và nếu không được giảm án thì có thể bà sẽ khai gì đó vào phút chót. Ông nói với RFA :
"Một mình bà Trương Mỹ Lan không thể làm mưa, làm gió, vượt qua bao nhiêu rào cản về quản lý để lũng đoạn SCB trong suốt hàng chục năm trời như thế. Chắc chắn đứng sau Trương Mỹ Lan phải có những "con cá mập" tạo điều kiện, tiếp tay tiếp sức. Thậm chí còn có những bộ phận tham mưu, tư vấn nữa. Nếu chỉ dừng tại đây và tuyên án tử hình mình bà Trương Mỹ Lan thì tôi thấy là có bỏ sót, bỏ lọt tội phạm. Phải truy đến cùng những người có trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ. Còn nhiều quan chức khác nữa. Đã ăn đều thì phải chia đủ".
Theo ông Kế, bà Trương Mỹ Lan không dễ gì chấp nhận cái chết mà không khai ra những "con cá mập" đứng đằng sau bà. Bà không để những con cá này thở phào nhẹ nhõm khi thấy bà bị thi hành án.
Vụ án này khiến dư luận nhớ lại vụ án ma túy lớn vào thập niên 90 với người cầm đầu là một cán bộ tổng cục Cảnh sát tên Vũ Xuân Trường.
Cái tên Vũ Xuân Trường bị tử tù Siêng Phênh khai ra vào sáng ngày 21/6/1996, khi chuẩn bị ra pháp trường. Bất ngờ trong giây phút cái chết kề cận, tử tù này đã khai thêm nhiều đồng phạm ở Hà Nội, Điện Biên, trong đó có Đại úy Vũ Xuân Trường - cán bộ của tổng cục Cảnh sát. Vũ Xuân Trường bị thi hành án tử hình cùng một số đồng phạm vào năm 1998.
Nguồn : RFA, 15/04/2024
***************************
Vạn Thịnh Phát : Án tử hình bà Trương Mỹ Lan qua góc nhìn quốc tế
BBC, 13/04/2024
Là vụ án kinh tế lớn nhất lịch sử Việt Nam, vụ Vạn Thịnh Phát và bản án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan được báo chí quốc tế đặc biệt quan tâm.
Vụ án Vạn Thịnh Phát gây chấn động Việt Nam, đồng thời thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, 20 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Bà Lan là một trong số ít nữ doanh nhân bị tuyên mức án tử hình về tội kinh tế trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Hiện tại, gia đình và luật sư của bà Lan cho biết với Reuters là sẽ kháng cáo. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, chưa có đơn kháng cáo gửi tới tòa.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng vụ xét xử thể hiện quy mô rộng lớn và sự hiệu quả của chiến dịch "đốt lò", cũng có những đánh giá khác.
Có sự bảo kê chính trị ?
Reuters đánh giá rằng vụ xét xử bà Trương Mỹ Lan là một kết quả đáng kể của chiến dịch chống tham nhũng, hay còn gọi là "đốt lò", của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tính tới nay, chiến dịch "đốt lò" đã khiến hàng loạt quan chức cấp cao nhà nước và nhiều giám đốc điều hành, chủ doanh nghiệp lớn bị truy tố hoặc buộc phải từ chức.
Tuy nhiên, thực tế này chưa hẳn là bằng chứng cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng hiệu quả.
Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 (PAPI 2023) của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), thủ đô Hà Nội và trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh đều có mức kiểm soát tham nhũng trong khu vực công là "trung bình thấp".
Trả lời tạp chí Time, tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS, đánh giá rằng phiên tòa của bà Lan là một ví dụ điển hình của chiến dịch chống tham nhũng, ngay cả trong khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, Giáo sư Alexander Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, lại cho rằng :
"Tôi không nghĩ điều này sẽ gia tăng lòng tin vào bộ máy [của Việt Nam]. Đối với các doanh nghiệp, đây lại là một ví dụ nữa về việc quan chức đấu đá, về tham nhũng và về sự bất ổn của môi trường [Việt Nam]".
Theo Time, bà Lan ắt phải có móc nối hoặc nhận sự bảo trợ từ những nhân vật có quyền lực để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Quan sát vụ việc lần này, Time nhắc lại một sự từ năm 2020 - vụ kỷ luật hai ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, về những cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bài viết cho rằng sự việc này là một phần của chiến dịch thanh trừng nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam, một động thái âm thầm, kín đáo và không lọt vào tầm mắt của công chúng.
Time đánh giá rằng ông Hải và ông Quân rất có thể chính là những người đã hậu thuẫn cho sự thăng tiến của bà Lan và cũng là lý do tại sao bà Lan bị hạ bệ.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), có ý kiến tương đồng :
"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải và đồng phạm không bị kỷ luật thêm vì tham gia vào các hoạt động gian lận và tham ô của Lan vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ đó là trường hợp ‘im lặng là vàng’.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang tập trung vào các mạng lưới khu vực tư nhân của bà Lan để xóa bỏ những ảnh hưởng tàn dư của ông Lê Thành Hải và mạng lưới của ông ta, sức ảnh hưởng được cho là có khả năng chi phối tại thành phố lớn nhất Việt Nam [Thành phố Hồ Chí Minh]".
Giáo sư Thayer cho rằng mới chỉ có những quan chức cấp thấp bị đưa ra xét xử.
Ông David Brown, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, trả lời BBC News rằng bà Lan có lẽ được những nhân vật quyền lực bảo trợ, những người chi phối kinh tế và chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập kỷ.
Ông nhìn nhận những gì đang xảy ra là một nỗ lực tái khẳng định quyền lực của Đảng cộng sản đối với văn hóa kinh doanh tự do tại miền Nam.
"Điều mà ông Nguyễn Phú Trọng và các đồng minh trong đảng của ông ta đang cố gắng làm là giành lại quyền kiểm soát Sài Gòn, hoặc ít nhất là ngăn chặn nó tuột khỏi tầm tay".
"Từ trước cho đến năm 2016, Đảng cộng sản ở Hà Nội gần như đã để cho nhóm mafia gốc Hoa này tung hoành. Nhóm này dù tỏ ra bề ngoài tuân thủ chính quyền nhưng cùng lúc lại tìm cách bòn rút nguồn lực và của cải của thành phố để phục vụ lợi ích riêng".
Còn những tác động nào nữa ?
Theo AP News, quy mô của vụ án Vạn Thịnh Phát khiến giới phân tích đặt ra nhiều nghi vấn liệu các ngân hàng hoặc doanh nghiệp khác có sai phạm tương tự hay không.
Họ đánh giá rằng điều này có thể làm giảm triển vọng kinh tế của Việt Nam và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.
Đặc biệt là khi Việt Nam đang cố gắng định vị mình là một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn dời chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề : Ước tính có khoảng 1.300 công ty bất động sản rút khỏi thị trường vào năm 2023. Các nhà phát triển bất động sản đã thực hiện chính sách hạ giá và tặng quà khuyến mãi bằng vàng để thu hút người mua nhưng không thay đổi được tình hình. Tuy nhiên, các nỗ lực ấy không có nhiều tác dụng.
Mặc dù giá cho thuê mặt bằng cửa hiệu đã giảm một phần ba tại Thành phố Hồ Chí Minh, số mặt bằng cho thuê còn trống tại khu vực trung tâm thành phố vẫn còn rất nhiều, theo AP.
Vụ án Vạn Thịnh Phát kéo theo một chuỗi công ty lớn, trong và cả ngoài hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, bị ảnh hưởng. Do đó, tác động của nó đến nền kinh tế hẳn lớn hơn rất nhiều so với những con số được nêu trong hồ sơ vụ án.
Trước khi bà Lan bị tuyên án tử hình không lâu, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã bị miễn nhiệm chức vụ. Đây cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là một phần của chiến dịch "đốt lò".
Vụ xét xử bà Lan, vụ phế truất ông Thưởng và các màn bắt giữ liên miên trong chiến dịch đốt lò, theo giới quan sát, có thể tạo nên một không khí lo sợ và đề phòng. Từ đó, giới quan chức của chính quyền có thể sẽ trở nên chần chừ hơn trong việc ra quyết sách, dẫn đến trễ nải trong khu vực công.
Hiện đã một số doanh nghiệp phàn nàn về những "bế tắc quan liêu" do các nhà chức trách hiện quá sợ hãi mà không dám thực hiện công việc của họ, theo Time.
Ngày 12/4, CNN dẫn lời giáo sư Zachary Abuza :
"Đảng cộng sản Việt Nam muốn thể hiện rằng chiến dịch chống tham nhũng của họ đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, họ không thể che giấu sự thật rằng họ đã cố tình phớt lờ và cho phép việc hối lộ ồ ạt diễn ra".
Nguồn : BBC, 13/04/2024
Việt Nam : Cựu chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị tuyên án tử hình
Thu Hằng, RFI, 11/04/2024
Hôm 11/04/2024, bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát, bị tuyên án tử hình vì tham nhũng 25 tỉ euro. Theo Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, bà Trương Mỹ Lan đã lừa đảo tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) suốt chục năm. Hành động này "làm xói mòn niềm tin của người dân vào đảng và Nhà nước".
Cựu chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan trong phiên xử ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 11/04/2024. AP - Thanh Tung
Cụ thể, theo truyền thông Việt Nam, bà Trương Mỹ Lan nhận mức án tử hình về tội "Tham ô tài sản", 20 năm tù giam về tội "Đưa hối lộ", 20 năm tù giam về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng". Tổng hợp hình phạt là tử hình.
Các bị cáo khác, Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB - trốn truy nã), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) cùng lãnh án chung thân về tội Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước, lĩnh án chung thân, Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, 17 năm tù.
Theo AFP, đây là vụ tai tiếng tài chính lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Ngoài việc phải trả lời thẩm vấn trong phiên tòa có quy mô lớn kéo dài khoảng một tháng, bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác còn phải đối mặt với sự phẫn nộ của khoảng 42.000 người gửi tiết kiệm (từ 2012-2022), đau khổ vì bị mất tiền gần như chỉ sau một đêm. Vài trăm người đã được cảnh sát cho phép đến biểu tình bên ngoài tòa án.
Bị bắt vào tháng 10/2023, bà Lan bị cáo buộc biển thủ 304.000 tỉ đồng, tương đương với 11,5 tỉ euro, để duy trì cuộc sống vương giả và để hối lộ. Tuy nhiên, hôm nay, Viện Kiểm sát khẳng định tổng thiệt hại do hành vi tham ô của bà Lan gây ra là 25 tỉ euro, tương đương với 6% GDP năm 2023 của Việt Nam. Khoảng 1.000 tài sản của bà Lan đã bị tịch thu.
Theo AFP, do thiếu minh bạch và quy định hiệu quả, hệ thống ngân hàng Việt Nam mở rộng cửa cho các tác nhân tư nhân đầy quyền lực áp đặt lợi ích của họ và gây bất lợi cho người gửi tiết kiệm. Trong những năm gần đây, đảng Cộng Sản Việt Nam tăng tốc chiến dịch chống tham nhũng, hơn 4.400 người, trong đó có rất nhiều doanh nhân nổi tiếng và bộ trưởng, bị truy tố trong hơn 1.700 vụ án từ năm 2021.
Thu Hằng
********************************
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, buộc bồi thường gần 27 tỷ đô la
VOA, 11/04/2024
Bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan đã bị tòa án uyên án tử hình cho hành vi rút ruột ngân hàng SCB, đồng thời bị buộc phải bồi thường hơn 25 tỷ đô la cho ngân hàng này, truyền thông trong nước đưa tin.
Bà Trương Mỹ Lan nghe Tòa tuyên án vào chiều ngày 11/4. Bà Lan còn phải ra tòa trong một vụ án khác về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.
Bản án vừa được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên vào chiều ngày 11/4 sau hơn một tháng xét xử đối với bà Lan cùng 85 đồng phạm khác.
Bà Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị xét xử về ba tội danh : ‘Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Tham ô tài sản’. Theo Tuổi Trẻ, nữ tỷ phú bất động sản bị tuyên tử hình cho tội ‘Tham ô’ và hai mức án 20 năm tù cho hai tội danh còn lại. Tổng hợp hình phạt của bà Lan là tử hình.
Đáng lưu ý là cả hai tội danh ‘Tham ô tài sản’ và ‘Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng’ dù có hai mức án khác nhau nhưng đều cho cùng một hành vi rút ruột ngân hàng SCB trong hai giai đoạn khác nhau.
Theo giải thích của luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội với VOA, đối với hành vi phạm tội từ năm 2018 trở về trước, do luật Việt nam lúc đó chưa quy định tội danh tham ô trong lĩnh vực tư nhân, bà Lan chỉ bị định tội ‘Vi phạm quy định ngân hàng’ với mức án tối đa 20 năm tù. Nhưng sau năm 2018 do Việt Nam đổi luật nên hành vi của bà Lan trong giai đoạn này khiến bà bị tuyên án tử hình cho tội ‘Tham ô’.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là vụ án thứ nhất dính đến nữ đại gia này. Bà Lan còn phải ra tòa trong một vụ án khác về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ do bà đã thông qua ngân hàng SCB phát hành trái phiếu rác nhằm chiếm đoạt hơn 1 tỷ đô la của hơn 40.000 nạn nhân khắp cả nước.
Khi nghe mình bị án tử hình, bà Lan đã ‘loạng choạng, được cảnh sát đỡ’ nhưng sau đó ‘đã bình tĩnh trở lại để nghe hết nội dung tuyên án’, theo tường thuật của VnExpress.
Trong phần tuyên án được trang mạng này dẫn lại, Tòa lập luận rằng mặc dù bà Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch… nhưng Tòa vẫn tuyên bà mức án cao nhất vì sai phạm của bà có ‘thủ đoạn tinh vi’, ‘có tổ chức’, ‘xảy ra trong thời gian dài’ với ‘hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’ và bản thân bà Lan ‘là người cầm đầu’.
Tòa cho rằng hành vi của bà Lan ‘đã đẩy SCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ; xói mòn niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước’, theo bản án được VnExpress dẫn lại.
Ngoài bản án tử hình, bà Lan và các đồng phạm có trách nhiệm hình sự phải bồi thường 498.000 tỷ đồng, tức gần 20 tỷ đô la cho ngân hàng SCB. Tuy nhiên, theo VnExpress, nếu tính theo trách nhiệm dân sự thì số tiền bà Lan phải bồi thường là hơn 673.800 tỷ đồng, tương đương hơn 26,9 tỷ đô la theo thời giá hiện nay.
Con số này được tính từ số dư nợ 677.000 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi mà hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của bà Lan còn nợ của SCB, trong tổng số hơn một triệu tỷ đồng mà họ đã vay kể từ năm 2012, khi SCB ra đời trên cơ sở được bà Lan sáp nhập ba ngân hàng yếu kém, cho đến năm 2022, khi bà Lan bị bắt.
Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã tất toán được một phần trong số một triệu tỷ đồng đó, và sau khi trừ đi một số khoản đã được tất toán sau thời điểm khởi tố vào tháng 10 năm 2022 thì số tiền này còn hơn 673.000 tỷ đồng, cũng theo trang mạng VnExpress.
Còn số 498.000 tỷ đồng trách nhiệm hình sự được tính trên cơ sở đã được cấn trừ 179.000 tỷ đồng giá trị tài sản đảm bảo mà nhóm công ty bà Lan đã đưa vào để làm thế chấp cho các khoản vay.
Hiện giờ Tòa đang thực hiện việc kê biên các bất động sản của bà Lan để đảm bảo thi hành án, theo truyền thông trong nước.
Vụ án của bà Trương Mỹ Lan tại ngân hàng SCB là vụ án kinh tế có hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử Việt Nam. Trước bà Lan, đã từng có một đại gia khác đã bị tuyên và thi hành án tử hình về tội lừa đảo – đó là ông Tăng Minh Phụng trong đại án kinh tế Minh Phụng-EPCO vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, số thiệt hại mà ông Phụng gây ra không thấm tháp gì so với bà Trương Mỹ Lan.
Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội từng nhận định với VOA rằng ‘nếu bà Lan có thể khắc phục được gần hết số tiền thiệt hại thì có thể bà sẽ không bị tử hình’.
Ông Hải dẫn lại bài học kinh nghiệm của Việt Nam là đã tử hình ông Phụng nhưng ‘sau này người ta cảm thấy không cần thiết’ vì tài sản bị thu giữ của ông Phụng có thể khắc phục hết thiệt hại.
Ngoài bà Lan bị án tử hình, có bốn bị cáo khác bị tuyên án chung thân, bao gồm bà Đỗ Thị Nhàn, cục trưởng Cục thanh tra Ngân hàng Nhà nước cùng với ba cựu lãnh đạo SCB qua các thời kỳ là các ông Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch, đang trốn truy nã), Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc).
Bà Nhàn bị cáo buộc đã nhận số tiền hối lộ 5,2 triệu đô la từ bà Trương Mỹ Lan để che giấu những sai phạm của ngân hàng SCB, giúp tránh cho ngân hàng này bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Còn các cựu lãnh đạo SCB bị tuyên án chung thân vì đã ‘trực tiếp nhận chỉ đạo và giúp sức tích cực cho bà Lan chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn’, theo bản án được VnExpress dẫn lại.
Riêng chồng bà Lan, ông Chu Lập Cơ (người Hong Kong), và cháu gái bà, Trương Huệ Vân, nhận các mức án lần lượt là 9 và 17 năm tù.
Theo cáo trạng, bà Lan đã lợi dụng việc sáp nhập ba ngân hàng yếu kém thành SCB vào năm 2012 để tiến tới nắm giữ đến 91,5% cổ phần của SCB, mặc dù luật pháp Việt Nam khống chế một tổ chức, cá nhân không được sở hữu quá 5% cổ phần củ một ngân hàng. Từ đó, bà Lan đã thao túng toàn bộ hoạt động của ngân hàng này và sử dụng nó như là công cụ bơm vốn cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Tuy nhiên, khi bào chữa trước Tòa, bà Lan đã không nhận tội.
Bà Lan được các báo trong nước trích lời nói rằng sở dĩ bà phải tập hợp nhiều cổ phần của SCB như vậy là do ‘được các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước kêu gọi’ để có thể sáp nhập được ba ngân hàng yếu kém. Bà cũng nói rằng bà đã đưa rất nhiều tài sản của bà vào ngân hàng này để giúp nó trụ vững nên ‘không có chuyện bà chiếm đoạt tài sản của chính mình’.
(Số tiền bồi thường tính bằng USD được cập nhật theo tỷ giá ngày 11/4)
Nguồn : VOA, 11/04/2024
********************************
Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, gia đình nói sẽ kháng án
RFA, 11/04/2024
Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/4 kết án tử hình bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan (68 tuổi) vì vai trò của bà trong vụ lừa đảo tài chính trị giá 304 nghìn tỷ đồng (12,46 tỷ USD), vụ án lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Bà Trương Mỹ Lan tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/4/2024 - AP
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ báo chí Nhà nước cho biết, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát bị kết tội tham ô, hối lộ và vi phạm các quy định ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo truyền thông Nhà nước, các mức án cụ thể của bà Lan gồm : tử hình về tội tham ô tài sản, 20 ăm tù tội đưa hối lộ, 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hình phạt là tử hình.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử xác định bà Lan còn phải bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng trong số 1.243 khoản vay.
Phiên tòa bắt đầu vào ngày 5 tháng 3 và kết thúc sớm hơn dự kiến, là một phần của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Nguyễn Phú Trọng đã cam kết dập tắt trong nhiều năm, mặc dù không thu được nhiều kết quả rõ ràng.
Cuộc đàn áp, được mệnh danh là "đốt lò", đã chứng kiến hàng trăm quan chức nhà nước cấp cao và giám đốc điều hành doanh nghiệp cấp cao bị truy tố hoặc buộc phải từ chức.
Vào một thời điểm trong năm 2022, chứng khoán Việt Nam đã bị thiệt hại 40 tỷ USD sau một loạt vụ bắt giữ các lãnh đạo ở các công ty lớn, làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào thời điểm nhạy cảm đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Luật sư của bà Lan chưa đưa ra bình luận ngay lập tức.
Bà Lan sẽ kháng cáo bản án, một thành viên gia đình nói với Reuters trước khi phán quyết được đưa ra.
Ngoài án của bà Lan, đáng chú ý có án tù đối với bà Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor) là cháu gái bà Lan - 17 năm tù thuộc nhóm tội tham ô ; tỷ phú người Hong Kong đồng thời là chồng bà Lan - ông Chu Lập Cơ - bị tuyên án chín năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ; bà Đỗ Thị Nhàn (Nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) - người đã nhận năm triệu đô la tiền hối lộ từ bà Lan - phải chịu án chung thân và buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng.
Nguồn : RFA, 11/04/2024
Đại diện Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh vừa đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát "loại trừ vĩnh viễn" bà Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội.
Quan cảnh bên ngoài phiên tòa xử bà Trương Mỹ Lan tại Thành Phố Hồ Chí Minh hôm 5/3/2024
Đại diện Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh – nơi thực thi quyền công tố trong phiên xử sơ thẩm vụ án "tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan vừa đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án này "loại trừ vĩnh viễn" bà Trương Mỹ Lan khỏi đời sống xã hội vì là "chủ mưu nhưng ngoan cố, không thừa nhận hành vi phạm tội, đổ lỗi cho cấp dưới, không ăn năn hối cải" (1).
Ai tin một nữ thương nhân vốn hết sức bình thường ở chợ vải Soái Kình Lâm (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) đột nhiên trở thành người có thể tự "chọc trời, khuấy nước" để gầy dựng khối tài sản trị giá hàng tỉ Mỹ kim, lũng đoạn toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nhà nước, gây ra thiệt hại được ước tính cỡ 500.000 tỉ ?
Cho dù đại diện cơ quan thực thi quyền công tố khẳng định :Việc đưa bà Lan cùng các đồng phạm ra xét xử công khai là để răn đe, phòng ngừa giáo dục chung, thể hiện sự quyết tâm của đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm... nhưng làm sao có thể "răn đe, phòng ngừa chung" khi vụ án này cho thấy, chính hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đã bật đèn xanh cho Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ bà Lan thâu tóm SCB. Cho dù đã có rất nhiều người can gián cách thức xử lý "ngân hàng yếu kém", cho dù đã có hàng loạt "ngân hàng yếu kém" tạo ra thêm hàng loạt đại án sau khi được "tái cơ cấu" nhưng bà Lan vẫn có thể thâu tóm SCB nhờ chỉ đạo "hợp nhất" Ficombank (Ngân hàng Đệ Nhất), TinNghiaBank (Ngân hàng Tín Nghĩa) và SaigonBank (Ngân hàng Sài Gòn). Nếu không "tái cơ cấu" sẽ không có những đại án ngân hàng xảy ra ở Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Sacombank, Tiền Phong Bank, OceanBank, và giờ là SCB. Xét về mức độ "ngoan cố" của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng và tính chất nghiêm trọng do sự "ngoan cố" này gây ra đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chánh, tín dụng nói riêng, chẳng lẽ chỉ "loại trừ vĩnh viễ n" bà Trương Mỹ Lan đã là thỏa đáng ?
Làm sao cơ quan thực thi quyền công tố có thể dũng cảm tới mức dõng dạc bảo rằng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là "thể hiện sự quyết tâm của đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm", khi rõ ràng chuyện bà Trương Mỹ Lan "chọc trời, khuấy nước" không chỉ có lũng đoạn SCB ? Bà Trương Mỹ Lan có thể thâu tóm SCB và lũng đoạn ngân hàng này là nhờ thâu tóm công thổ, công sản và sở dĩ bà gây ra thiệt hại nặng nề cho SCB nói riêng, nền kinh tế nói chung vì bà có khả năng thâu tóm thêm công thổ, công sản. Tuy quyết định chỉ xem xét trách nhiệm hình sự của bà Lan và những người hỗ trợ bà lũng đoạn SCB, cố tình lờ đi, bỏ qua những cá nhân, những nhóm đã hỗ trợ bà thâu tóm công thổ, công sản, kích thích bà phạm tội ở mức độ nghiêm trọng hơn cũng là "thể hiện quyết tâm" nhưng rõ ràng loại "quyết tâm" đó chỉ tiếp tục gieo rắc tai họa chứ không phải là "hồng phúc dân tộc" ! Lấy nhãn "đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạ m tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm" dán lên loại "quyết tâm" ấy không che được sự thật, chẳng gạt được ai ! Ngoa ngôn mà vô tác dụng thì ngoa ngôn làm gì cho thiên hạ thêm chán ghét ?
***
Thật ra cơ quan thực thi quyền công tố chỉ lặp lại những điều mà một số viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam từng tuyên bố khi đề cập đến việc xử lý bà Trương Mỹ Lan bằng biện pháp hình sự, song cho dù có muốn "làm duyên" cũng đừng xem thường ký ức của công chúng.
Đừng bi bô về "quyết tâm phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm",đặc biệt là khi xem xét trách nhiệm hình sự của bà Trương Mỹ Lan, bởi đầu năm 2014, ông Dương Chí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) từng khai trước tòa(2) về chuyện một người tên Tiệp đã giúp bà Trương Mỹ Lan chuyển cho ông một triệu Mỹ kim để ông chuyển cho ông Phạm Quý Ngọ (Thượng tướng, Thứ trưởng Công an). Cũng theo lời ông Dũng, nhân vật tên Tiệp còn trấn an ông là đã báo cáo với ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an) để ông Quang góp ý với ông Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa… Sau đó ít ngày, ông Dũng trực tiếp đến thăm ông Quang. Khi ông Dũng đề cập về chuyện ông Ngọ giới thiệu công ty như thế, ông Quang bảo : Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả(3). Dẫu ông Dũng thành khẩn, không "ngoan cố" ông vẫn bị phạt tử hình. Không có cá nhân nào, nơi nào xem xét đơn tố cáo ông Dương Chí Dũng gửi sau phiên xử sơ thẩm và những lời ông D ũng khai tại phiên xử phúc thẩm. Tháng 2/2014, ông Phạm Quý Ngọ đột tử(4). Tháng 4/2016, ông Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thật sự có cái gọi là "quyết tâm phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm",bà Lan đã được "quan tâm đặc biệt" từ đầu năm 2014 chứ không thể tiếp tục"chọc trời, khuấy nước" và đến giờ mới bị cho là cần "loại trừ vĩnh viễn".
"Loại trừ vĩnh viễn" bà Lan, liệu có đúng không ?, và chỉ "loại trừ vĩnh viễn" bà Lan, liệu có đúng chưa ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 20/03/2024
Chú thích
(2) https://giaoduc.net.vn/duong-chi-dung-khai-gi-ve-nhung-lan-hoi-lo-nguoi-cua-bo-cong-an-post136923.gd
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/blogs/2014/04/140424_duong_chi_dung_and_the_millions_blog
(4) https://thanhnien.vn/thuong-tuong-pham-quy-ngo-qua-doi-1852960.htm
Nhục ? Vấn đề là những ai cảm thấy nhục ?
Trân Văn, VOA, 18/03/2024
Qua vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát – SCB, ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, mới than "Nhục" kèm lời bình như thế này...
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa án hôm 11 tháng 3.
Tuần này, công chúng tiếp tục nêu hàng loạt nhận định, thắc mắc trên mạng xã hội sau khi theo dõi diễn biến liên quan đến phiên xử vụ "tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan...
Chẳng hạn ông Trần Quốc Quân lặp lại thắc mắc mà rất nhiều người đã nêu ra từ lâu nhưng Kết luận điều tra của Công an, Cáo trạng của Viện Kiểm sát không cung cấp câu trả lời :Trương Mỹ Lan cùng Vạn Thịnh Phát làm thất thoát số tiền và tài sản ước khoảng 700 ngàn tỷ đồng. Nếu không có lãnh đạo cao cấp chống lưng thì Lan không thể làm nổi việc tày đình với số tiền khủng như thế.Cụ Tổng từng nói : ‘Chống tham nhũng không chỉ tắm từ vai’. Vậy thì vụ này cụ phải truy đến tận ‘trùm cuối’, nghe đồn là Lãnh chúa Sài Gòn (hay Nam Bộ) thì lòng dân mới tin và theo, nhé (1).
Hoặc vừa dựa vào Kết luận điều tra, Cáo trạng, vừa theo dõi diễn biến phiên xử vụ án này trong mươi ngày qua, ông Nhi Dũ Lưu nêu ra thắc mắc mới hơn :ông Võ Tấn Hoàng Văn (51 tuổi, cựu Tổng giám đốc SCB) không bị xử lý về việc bốn lần làm theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan- đưa hối lộ 5,2 triệu USD cho Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn ! Songtòa có thể xem xét lại hành vi này !Thú thiệt tui ráng đọc hết các tình tiết về vụ án này nhưng không thể hiểu nổi !? Các cơ quan quản lý nhà nước hồi đó chẳng lẽ ngu ngơ vậy sao !?Trong vụ án này hình như vắng mặt ai đó !?Không biết !Không hiểu !Không thể hiểu nổi !?Và chẳng ai chịu trách nhiệm(2) !?
Từ lời khai của bà Đỗ Thị Nhàn – cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 (nhiều lần liên hệ để trả lại 5,2 triệu Mỹ kim đã nhận nhưng không được và ‘phải tạm thời vi phạm pháp luật’ để ‘giữ an toàn cho bản thân và gia đình’) – ông Xuân Sơn Võ bày tỏ sự... băn khoăn :
Hóa ra không nhận hối lộ, quan chức của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ không giữ được an toàn cho bản thân và gia đình. Ai bắt họ phải nhận hối lộ vậy ? Ai bắt họ phải làm sai lệch kết quả vậy ? Công an, lực lượng bảo vệ chế độ ở đâu mà để một cán bộ cao cấp của đảng, của chế độ phải nhận hối lộ dù biết đó là vi phạm pháp luật, để giữ an toàn cho bản thân và gia đình ? Cán bộ cao cấp của đảng và chế độ như bà Nhàn mà không thể giữ an toàn cho bản thân và gia đình nếu không nhận hối lộ thì quả là quá đáng lo cho sự tồn tại của đảng, của chế độ. Không lẽ vừa qua, có quá nhiều cán bộ cao cấp của đảng, của chế độ, vi phạm pháp luật là do bị bắt buộc phải vi phạm pháp luật để giữ an toàn cho bản thân và gia đình ? Thật đáng lo cho sự tồn tại của đảng và của chế độ này.Trước sự an nguy của đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp rạng ngời của chúng ta, tôi đề nghị đảng và nhà nước gia tăng thật nhiều ngân sách cho lực lượng công an, để họ có thêm động lực và khả năng bảo vệ các cán bộ cao cấp của đảng và chế độ. Không thể để các cán bộ trung kiên của đảng, c ủa chế độ, những người đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, với đạo đức cách mạng sáng ngời, phải tiếp tục nhận hối lộ để giữ an toàn cho bản thân và gia đình. Nếu cần cứ cắt bớt ngân sách cho y tế và giáo dục để bảo vệ các cán bộ cao cấp của chế độ. Để bảo vệ chế độ, người dân, với tấm lòng mong muốn bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, sẵn sàng chấp nhận thất học, sẵn sàng chấp nhận hi sinh sức khỏe và tính mạng cho công cuộc bảo vệ đảng và chế độ(3).
Với những dữ kiện mới được bạch hóa, một vài người như ông Kim Van Chinh đã thử so sánh và nêu ra những dữ kiện mới – m ột số tài sản khủng tỷ đô của Vạn Thịnh Phát đều có nguồn gốc từ Vingroup !Theo đó : Vụ án Vạn Thịnh Phát làm lộ rõ nhiều tài sản tỷ đô của tập đoàn tài phiệt do Trương Mỹ Lan cầm đầu. Đáng chú ý là tôi thấy bốn tài sản lớn (mỗitài sản trị giá cả tỷ đô) đều có nguồn gốc Vingroup.Ban đầu, các thửa đất có tài sản là các khu đất kim cương quy hoạch làm nhà cho ngoại giao đoàn, làm khu thương mại công cộng... Dưới thời Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng,chúng được cấp cho Vingroup.Vin cho xây caoốc văn phòng hiện đạicho thuê rồi bán cho Vạn Thịnh Phát. Ông Kim Van Chinh liệt kê ít nhất bốn khối tài sản kèm hình ảnh để chứng minh cho điều ông nêu : Tòa tháp đôi giờ gọi là Capital Palace 29 Liễu Giai – Hà Nội (khi cònthuộc Vin gọi là Vinhome Metropolis). Tòa nhà sáu tầng đầu đường Nguyễn Huệ cạnh tượng HồChí Minh, trước là Vincom Center sau đổi thành Union Square. Tòa tháp đôi trước gọi là Vincom Center sau khi bán cho VạnThịnh Phát đổi thành Catinat. Tòa nhà mặt tiền thuộc đất nhà máy BaSon.Ông Kim Van Chinh lưu ý :Có thể có sự cấu kết giữa VạnThịnh Phát và Vingroup trong việc thôn tính đất và tài sản kim cương của quốc gia, sang tay cho V ạnThịnh Phát là tập đoàn sở hữu mập mờ chủ nước ngoài. Các hành vi này rõ ràng là có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia(4)...
***
Qua vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát – SCB, ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, mới than "Nhục" kèm lời bình như thế này :Hình ảnh một người đàn bà mới học hết lớp 12, đã từng buôn vải ở chợ Soái Kình Lâm (Chợ Lớn), đã từng bị tố giác hối lộ quan chức cả triệu đô la, điềm nhiên làm chủ một ngân hàng, điềm nhiên làm chủ rất nhiều mảnh đất kim cương của thành phố to nhất nước, rút ruột, làm thất thoát và chuyển ra nước ngoài cả nhiều nhiều ngàn tỷ đồng… trước mắt biết bao nhiêu hàng rào kiểm soát và thanh tra đã dấy lên trong tôi một nỗi xót xa mang tên NHỤC !Cũng người đàn bà ấy, hôm nay, sau bao ngày bị cầm tù, lấy cung, tra hỏi, trước vành móng ngựa, trước những quan tòa, viện kiểm sát nghiêm khắc nhất, đàng hoàng, đĩnh đạc phủ nhận mọi cáo buộc đã như đâm vào tim tôi một nỗi đau mang tên NHỤC !Tệ hơn nữa, khi biết rằng đó không chỉ là đơn lẻ, còn không ít người như người đàn bà ấy, đang đi trên đúng con đường ấy, đang ngày đêm múa may đủ kiểu, thao túng đủ kiểu, bất chấp đủ kiểu, biến cả nền kinh tế thành con tin của họ. Và tôi thấy nghẹn trong cổ m ột cái gì đấy lớn hơn cả một nỗi NHỤC(5) !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/03/2024
Chú thích
**************************
Qua tòa, được nghe bà Lan và nhớ Vingroup !
Trân Văn, VOA, 18/03/2024
Bà Lan làm người ta nhớ đến Vingroup vì đây không phải là lần đầu tiên thiên hạ thấy bóng dáng Vingroup phảng phất quanh các đại án.
Cao ốc Capital Place giữa thủ đô Hà Nội là một phần của Dự án Vinhomes Metropolis của Vingroup.
Cuối tuần vừa qua, khi trả lời Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án "tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan... bà Trương Mỹ Lan khẳng định, bà có thể khắc phục hậu quả, chẳng hạn gia đình bà có thể bán cao ốc Capital Place tọa lạc ở quận Ba Đình, Hà Nội để nộp một tỉ Mỹ kim bồi thường thiệt hại(1).
Cao ốc Capital Place là một phần của Dự án Vinhomes Metropolis của Vingroup(2). Năm 2016, UBND Hà Nội ban hành quyết định thu hồi hơn 35.000 mét vuông ở số 29 Liễu Giai, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình để thực hiện "Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp - Vinhomes Metropolis". Nếu chịu khó tìm kiếm thông tin trên Internet hẳn sẽ thấy, chính quyền thu hồi và giao đất thực hiện dự án vì hai lý do : Thứ nhất, Thông qua SCIC (Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước), nhà nước góp một phần vốn vào dự án nhiều hứa hẹn này. Thứ hai, dự án nhắm tới việc "phát triển nhà ở xã hội" - loại nhà dành cho những người cần được hỗ trợ về nơi ở(3).
Lời khai của bà Lan khiến thiên hạ buôc phải hỏi : Dự án Vinhomes Metropolis đã hỗ trợ "phát triển nhà ở xã hội" như thế nào ? "Phát triển nhà ở xã hội" có phải là một loại "đầu dê" được "treo" để "bán thịt chó" ? Những ai tham gia "treo" nhà nước lên giá để thực hiện thương vụ này ? Giá trị đất – phần vốn mà nhà nước đã góp là bao nhiêu, việc định giá có thỏa đáng không ? Tại sao nhà nước lại rút vốn ra khỏi dự án vốn được xem là giúp hái ra tiền ? Phần vốn mà nhà nước rút ra có tương xứng với lợi nhuận do việc đầu tư vào dự án tạo ra ? Theo lời khai của bà Lan thì bà đã trả tới 700 triệu Mỹ kim khi nhận chuyển nhượng lại chỉ một phần dự án (cao ốc Capital Place)...
Khi điều tra, công an không bận tâm đến chuyện này. Khi giám sát hoạt động điều tra, xem xét – đối chiếu Kết luận điều tra để lập cáo trạng, Viện Kiểm sát cũng không bận tâm và dường như Hội đồng xét xử cũng chẳng chú ý. Song công chúng thì khác ! Chẳng hạn, trên mạng xã hội, ông Kim Van Chinh có nhắc điều này. Ông Chinh liệt kê ít nhất bốn khối tài sản trị giá cả tỷ Mỹ kim của Vạn Thịnh Phát đều là nhận chuyển nhượng từ Vingroup. Không chỉ ông Chinh, cho đến giờ, nhiều người vẫn chẳng hiểu tại sao, nhà nước lại giao nhiều khu đất được ví von là "kim cương", là "vàng" cho Vingroup để Vingroup tạo ra hàng hóa rồi chuyển nhượng lại cho những doanh nghiệp như Vạn Thịnh Phát(4)...
***
Bà Lan làm người ta nhớ đến Vingroup vì đây không phải là lần đầu tiên thiên hạ thấy bóng dáng Vingroup phảng phất quanh các đại án. Vingroup từng là một trong những doanh nghiệp tiếp nhận rất nhiều người Việt phải cách ly khi hồi hương do đại dịch Covid-19[5] hoặc đến Việt Nam trong giai đoạn đại dịch hoành hành(6). Bởi việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho những người bị buộc cách ly tạo ra khoản lợi khổng lồ nên Bộ Công an từng yêu cầu các địa phương cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về quá trình tham mưu, lựa chọn doanh nghiệp tham gia thực hiện chủ trương cách ly... song cuối cùng, chỉ có một vài viên chức, doanh nghiệp bị xử lý vì đưa hối lộ và nhận hối lộ(7).
Ngoài đại án "giải cứu", người ta còn thấy bóng dáng Vingroup thấp thoáng trong đại án "Việt Á". Tuy đại án "Việt Á" đã được xét xử sơ thẩm nhưng thiên hạ vẫn không biết tại sao sau khi điều chỉnh vốn đăng ký từ 80 triệu đồng lên 1.000 tỉ đồng, Việt Á liên tục được chọn làm nhà thầu cho các gói thầu lớn của nhiều cơ sở y tế qui mô cực lớn như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quân y viện 175 (Thành phố Hồ Chí Minh) và chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm đã có tới 3.000 khách hàng, trở thành nhà thầu được chọn thực hiện 1.500 dự án ? Bao giờ thì thiên hạ được biết những ai đã góp 800 tỉ vào Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (8) ?
Tương tự, bao giờ thì thiên hạ được biết vì sao Vingroup lại chọn ông Phan Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Việt Á làm cổ đông nắm giữ 30% vốn cùa "Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Vinbiocare" – doanh nghiệp được Vingroup thành lập để sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ? Vingroup bất cẩn khi chọn lãnh đạo một doanh nghiệp có vốn điều lệ lên tới cả ngàn tỉ nhưng chỉ mượn địa chỉ một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trụ sở chính chứ không đặt văn phòng, hay vì những cổ đông của Việt Á ? Quan hệ giữa ông Phan Quốc Việt với Vingroup chỉ giúp ông Việt khoa trương thanh thế như báo chí cách mạng từng bơm thổi(9) và là một trong những tiền đề tạo ra đại án "Việt Á" hay còn những lý do khác ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/03/2024
Chú thích
(2) https://tienphong.vn/can-canh-toa-nha-1-ty-usd-o-ha-noi-cua-ba-truong-my-lan-post1620530.tpo
(3) https://kinhtedothi.vn/ha-noi-thu-hoi-hon-35-000m2-dat-tai-29-lieu-giai-de-xay-sieu-du-an.html
(8) https://tuoitre.vn/bi-an-dong-tien-ngan-ti-o-cong-ty-viet-a-20211220080348561.htm
Vụ Vạn Thịnh Phát : Những bất thường khó hiểu, và vì sao Trương Mỹ Lan phản cung ?
Trà My, Thoibao.de, 19/03/2024
Ngày 5/3, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành phiên sơ thẩm xét xử vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan, cùng 85 đồng phạm. Theo kế hoạch, phiên tòa dự kiến kéo dài gần 2 tháng, từ ngày 5/3 đến 29/4.
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên xử ngày 8/3 Ảnh: Phạm Nguyễn
Theo giới quan sát, chỉ trong vài ngày đầu của phiên tòa, vụ án Vạn Thịnh Phát đã phát sinh quá nhiều mâu thuẫn giữa kết luận điều tra và cáo trạng, so với lời khai và lập luận của các bị cáo tại tòa.
Tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết các bị cáo trong vụ án này đều đã nhận tội. Chỉ riêng bà Trương Mỹ Lan vẫn phủ nhận cáo trạng và tiếp tục phản cung. Giới quan sát đánh giá rằng, bà Trương Mỹ Lan đã và đang thể hiện bản lĩnh với những thông tin phản bác. Rất có thể, bà sẽ gây ra nhiều bất ngờ trong những ngày xét xử sắp tới.
Nhà báo Hoàng Linh, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, mới đây đưa ra cảnh báo đối với hệ thống truyền thông nhà nước, khi cho rằng, các phóng viên đưa tin với thái độ ác ý, cố tình đổ tội cho bà Lan. Hoàng Linh viết :
"Trên Facebook cá nhân của một số phóng viên, bày tỏ ác cảm rõ rệt với bà Trương Mỹ Lan, đề nghị các tòa soạn kiểm tra lại tính bất thiên vị khi tường thuật phiên tòa và đổi phóng viên khác".
Kiến trúc sư Dương Quốc Chính – một Facebooker có đông người theo dõi, trong status với tiêu đề "Vụ Vạn Thịnh Phát – SCB", đã nhận xét rằng :
"Cho đến giờ, thông tin về vụ này mới là một chiều, từ phía công an và viện kiểm sát (qua kết luận điều tra và cáo trạng), tức là từ phía buộc tội. Chưa có thông tin từ chiều bên kia, là từ phía luật sư và bị cáo. Vì thế, dư luận hiện mới bị định hướng lòng căm thù vào bà Lan. Chắc đa số đang bị như vậy ?"
Vẫn theo Dương Quốc Chính, việc bà Lan có những phản ứng đầu tiên, là phản cung cũng như bác bỏ một phần cáo trạng, không công nhận mình sở hữu trên 90% cổ phần SCB, không công nhận đã chỉ đạo lãnh đạo SCB, thì chắc, bà Lan sẽ còn phản cung nhiều vấn đề khác nữa.
Những điều kể trên cho thấy, phải chăng, có những thế lực trong nội bộ lãnh đạo cấp cao, trên thượng tầng của Ban lãnh đạo Việt Nam, đang nỗ lực giải cứu cho bà Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm ? Tất nhiên, đây là những kẻ có dính líu đến vụ án này, và lo sợ "cháy thành vạ lây" đối với họ.
Những phản cung của bà Trương Mỹ Lan trước tòa cho thấy, kết luận điều tra của Bộ Công an, cũng như cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao, khi cho rằng, "từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát, đã thâu tóm, nắm giữ từ 85% đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB, trở thành cổ đông lớn nhất có quyền chỉ đạo, điều hành, thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB", là không có cơ sở.
Trước tòa, bà Lan khẳng định, cổ phần của Ngân hàng SCB là do những người khác nhờ bà tìm người đứng tên giúp.
Giới chuyên gia thấy rằng, đây là tình trạng phổ biến. Thậm chí, 100% các ngân hàng thương mại cổ phần đều có tình trạng tương tự. Và dư luận đặt câu hỏi, vì sao, đã bắt vụ Ngân hàng SCB, mà lại không bắt vụ khác ? Nguyên nhân sâu xa dẫn tới vụ bắt bớ này là gì ?
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, bà Trương Mỹ Lan và một số lãnh đạo của Ngân hàng SCB đã hối lộ cho Đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ, do bà Đỗ Thị Nhàn làm Trưởng đoàn. Tất cả 18 thành viên trong Đoàn thanh tra đều nhận tiền hối lộ, để thay đổi kết quả thanh tra và che giấu sai phạm của ngân hàng này. Riêng cá nhân bà Đỗ Thị Nhàn đã nhận hối lộ tới 5,2 triệu Mỹ Kim, một khoản hối lộ cho cá nhân lớn chưa từng thấy.
Công luận cho rằng, chỉ một lãnh đạo cấp Cục, Vụ của Ngân hàng Nhà nước, đã nhận hối lộ lên tới 5,2 triệu Mỹ Kim. Thì chắc chắn, các cấp lãnh đạo cao hơn, không chỉ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, mà cả trong Chính phủ, không loại trừ Tổng Trọng, đã nhận bao nhiêu tiền từ bà Lan ? Dư luận cần có câu trả lời thỏa đáng.
Có những ý kiến của giới phân tích, từng cảnh báo rằng, việc khởi tố, bắt giam và xét xử bà Trương Mỹ Lan, có thể sẽ dẫn đến những diễn biến khó lường cho tình hình chính trị Việt Nam. Đó là lý do khiến cho những lãnh đạo cấp cao phải tránh né.
Đừng quên, Ban lãnh đạo Bắc Kinh cũng hết sức chú ý đến diễn biến của phiên tòa này.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 19/03/024
*************************
Viện Kiểm sát đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan do không ăn năn, chối tội
RFA, 19/03/2024
Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Viện Kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh) tại phiên xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát vào ngày 19/3 để nghị Hội đồng xét xử tuyên bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình.
Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan. TPO
Truyền thông Nhà nước loan tin nêu rõ đề nghị các mức án của Hội đồng xét xử đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 người khác trong cùng vụ án. Cụ thể bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình về tội "tham ô tài sản", từ 19-20 năm tội "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" ; 20 năm về tội "đưa hối lộ". Tổng hợp các mức là "tử hình".
Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng bà Trương Mỹ Lan không hề ăn năn, khai báo quanh co, không thừa nhận phạm tội, đổ lỗi cho nhân viên dưới quyền và các bị cáo khác ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Chồng bà Trương Mỹ Lan, ông Chu Lập Cơ, bị đề nghị từ 11-12 năm về tội "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng"
Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra- Giám sát Ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước, bà Đỗ Thị Thanh Nhàn, người bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Văn Lang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Capella, ông Nguyễn Cao Trí, bị đề nghị từ 10-11 năm tù về tội "lạm dụng chiếm đoạt tài sản".
Cháu gái bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân- Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, bị đề nghị mức án từ 19-20 năm tù về tội "tham ô tài sản".
Theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 1 án tử hình và 4 án chung thân.
Phiên tòa xử đại án Vạn Thịnh Phát bắt đầu từ ngày 5/3 vừa qua và đang tiếp diễn.
Nguồn : RFA, 19/03/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát đang được xét xử không chỉ chiếm kỷ lục về số tiền tham nhũng, chiếm đoạt đưa hối lộ, số lượng bị cáo, luật sư, người bị hại mà còn chiếm kỷ lục về số bị cáo, người có liên quan đã đột tử bí ẩn. Ước tính có ít nhất là 6 người đột tử, trong đó có ba quan chức cấp cao. Kỳ lạ hơn sự khuất tất, không thống nhất của các cơ quan tố tụng và các bị cáo. Các thời điểm này lại có liên hệ mật thiết với các ca đột tử.
Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa sơ thẩm - Ảnh minh họa
Lập lờ thời điểm khởi tố và nhiều vụ đột tử bí ẩn
Ngay khi vụ án khởi tố đã liên tiếp xảy ra ba vụ đột tử bí ẩn. Đầu tiên là ngày 7/10/2023 ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ngân hàng SCB "bị đột quỵ" (theo cáo phó của gia đình). Theo hồ sơ vụ án, ông Thành chết ngay trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt.
Tiếp đến là bà Nguyễn Phương Hồng, bị can được thông báo đã bị bắt cùng doanh nhân Trương Mỹ Lan, bất ngờ qua đời vào ba ngày sau đó. Bà Hồng được giới thiệu là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB.
Ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, kiêm cựu Tổng Giám đốc Công ty Vạn Phát Hưng, cũng đột ngột qua đời vào ngày 14/10/2022 (1).
Cả ba cái chết này đều không được cơ quan điều tra thông tin lý giải và báo chí trong nước hầu như im lặng. Hiếm hoi có báo đưa tin online nhưng vài giờ sau bị rút xuống ngay.
Tường thuật phiên tòa xét xử đại án Vạn Thịnh Phát sáng ngày 5/3, toàn bộ báo chí nhà nước không thông tin về một tình tiết quan trọng, bất ngờ. Ba bị cáo Trương Mỹ Lan chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát ; Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Capella Holdings ; Chu Lập Cơ, chồng bà Trương Mỹ Lan, đồng loạt khai thời điểm bị bắt khác với hồ sơ vụ án.
May mắn là BBC tiếng Việt đã thông tin chi tiết về sự kiện này. Cụ thể, khi được chủ tọa phiên tòa hỏi về thời gian bị bắt giữ, bà Trương Mỹ Lan khai rằng "bị cáo bị bắt vào 8 giờ đêm ngày 6/10/2022 ở ngoài đường".
Sau khi nghe lời khai của bà Lan, chủ tọa hỏi lại rằng bà Lan bị bắt ngày 6/10 nhưng "thực hiện tố tụng ngày 8/10 phải không" thì bà Lan vẫn khẳng định mình bị bắt đêm 6/10.
Lúc này, chủ tọa đã yêu cầu Viện Kiểm sát xem lại rõ ngày giờ vì cáo trạng ghi ngày bắt giữ bà Lan là ngày 8/10/2022.
Hình ảnh bà Trương Mỹ Lan bị bắt với chiếc áo hoa, tóc còn quấn lô cũng được công an tung ra vào ngày 8/10 hóa ra là màn diễn cố ý che đậy sự thật bà bắt ngoài đường.
Việc bắt giữ doanh nhân Nguyễn Cao Trí cũng có nhiều "bí ẩn". Tại tòa, ông Trí khai bị bắt ngày 15/1/2023, nhưng tới tận tháng 8/2023, Bộ Công an mới thông báo đã khởi tố, bắt tạm giam ông này từ 15/1/2023. Tức là suốt khoảng thời gian hơn nửa năm không có thông tin gì về ông, mãi tới khi Bộ Công an thông báo thì dư luận mới biết ông Trí đã bị bắt.
Tại tòa, ông Chu Lập Cơ nói ông bị bắt ngày 1/11/2022 và hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam. Trong khi đó, báo chí trong nước lần đầu tiên đề cập tới thông tin trùm tài phiệt Hong Kong bị bắt giữ là vào tháng 11/2023, theo sau thông báo của công an trong cùng tháng nhưng của năm trước (2).
Sự thật theo người chết xuống mồ
Đối chiếu với lời khai của bà Trương Mỹ Lan, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ngân hàng SCB đã chết bí ẩn một ngày sau khi bà bị bắt. Với vai trò quan trọng mật thiết của cả hai pháp nhân đầu mối của vụ án là Chứng khoán Tân Việt lẩn SCB, liệu ông Nguyễn Tấn Thành có thể tại ngoại khi bà Lan đã bị bắt không ? Ông Thành thật sự đã chết ở đâu, vì sao ông chết, ông đã tiết lộ điều gì trước khi chết ? Vì sao cơ quan tố tụng đã có độ trễ hai ngày khi xác định thời điểm khởi tố, bắt giam bà Trương Mỹ Lan ?
Những câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra với bà Nguyễn Phương Hồng và ông Nguyễn Ngọc Dương. Đặc biệt bà Phương Hồng chết trong thời điểm đang bị tạm giam trong vụ trọng án thì càng khó hiểu.
Các câu hỏi trên không có lời đáp từ các cơ quan tố tụng. Nhưng điều ai cũng biết những yếu nhân ấy là mắt xích, là nguồn thông tin quan trọng nhất. Họ đột tử sẽ mang theo rất nhiều tình tiết, sự kiện về việc làm, sự hiểu biết, những mối quan hệ của họ xuống mồ.
Không dừng lại ở đó. Trong khoảng thời gian khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Cao Trí nhưng không công bố (từ 15/1/2023 đến tháng 8/2023) đã xảy ra thêm vụ đột tử của một quan chức tầm cỡ gây xôn xao dư luận. Không chỉ báo trong nước mà cả báo Nga cũng thông tin thật ý nhị "Về thăm nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh đột tử"
SputnikNews dẫn thông tin báo chí trong nước cho biết : Sáng 4/3, ông Trần Văn Minh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, đột ngột qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh ở tuổi 56. Thông tin ban đầu, ông Minh bị "ngưng tim, ngưng thở" tại nhà, được các bác sĩ bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu trong 3 giờ liên tục nhưng không qua khỏi.
Ông được giao nhiệm vụ giúp Tổng Thanh tra chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội ; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (gồm 18 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên) (3).
Mạng xã hội trích dẫn một thông tin nội bộ khác hoàn toàn với ton trên : "Ông Trần Văn Minh đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vào rạng sáng ngày 4/3/2023. Gia đình phát hiện nên cắt dây, hô hấp nhân tạo và gọi điện thoại cho bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Khi xe cấp cứu đến nơi, bác sĩ xác định ông Minh đã chết, trạng thái ngưng tim, ngưng thở, nhưng chìu theo ý gia đình, vẫn đưa vào bệnh viện để còn nước, còn tát".
Hiện nay cơ quan điều tra công an đang vào cuộc, theo hướng bịt miệng và dẫn dắt dư luận đi theo thông tin chính thống của đảng, là ông Trần Văn Minh tử vong do đột quỵ vì bệnh lý.
Tuy nhiên, thông tin rò rỉ cho hay, ông Minh đã nhận hàng chục tỷ đồng từ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các quan chức tại các tỉnh thành. Vụ việc đang bị các cơ quan nội chính của đảng soi kỹ, nên ông Minh bị dồn đến đường cùng. Ông Trần Văn Minh cùng với ông Nguyễn Văn Hùng, đều là nhóm theo phe cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó, chiều ngày 21/11/2022, tại trụ sở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng đã nhảy lầu và tử vong tại chỗ. Cái chết của ông Hùng cũng được cho là bị các đồng chí của ông ta bức tử, vì liên đới đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát" (4).
Chính phủ chỉ đạo Thanh tra phạm pháp ?
Chức trách Phó Tổng Thanh tra chính phủ phụ trách Tây Nguyên và Miền Trung của ông Trần Văn Minh trong giai đoạn 2019-2023 rõ ràng có liên quan đến sai phạm việc kết luận thanh tra và sửa đổi kết luận thanh tra dự án Đại Ninh. Qua dự án này, ông Nguyễn Cao Trí bị cáo buộc đã chiếm đoạt tài sản của bà Trương Mỹ Lan lên đến 1000 tỉ đồng. Lùm xùm dự án Đại Ninh đã kéo theo bí thư, chủ tịch và hàng loạt quan chức Lâm Đồng bị khởi tố bắt giam. Sai phạm của Thanh tra chính phủ đã bị đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn căng thẳng và tranh luận tại hội trường Quốc hội.
Theo Đại biểu Lê Thanh Vân, trong vụ án liên quan đến dự án Đại Ninh, tổ công tác của Thanh ra chính phủ đã thay đổi kết luận thanh tra, từ kết luận dự án sai pháp luật, yêu cầu thu hồi dự án chuyển sang giãn tiến độ, điều chỉnh dự án, gia hạn cho nhà đầu tư là "trái pháp luật hoàn toàn".
Trả lời tranh luận của Đại biểu Lê Thanh Vân, Tổng Thanh tra chính phủ Đoàn Hồng Phong đã đá quả bóng lên trên. Ông Phong giải trình "quyết định thành lập tổ công tác liên quan đến dự án Đại Ninh thực hiện đúng theo Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ. Trước khi ban hành kết luận thanh tra, Thanh trong chính phủ đã báo cáo với Thủ tướng, thông thường Phó thủ tướng Chính phủ sẽ họp với các bộ ngành, đồng ý với dự thảo kết luận thanh tra thì Thanh chính phủ mới tiến hành ban hành kết luận thanh tra. "Với dự án Đại Ninh, Thanh tra chính phủ đã báo cáo kết quả rà soát và được Chính phủ, Phó Thủ tướng phụ trách đồng ý cho điều chỉnh thì mới tiến hành" (5)
Vì lý do gì, trên cơ sở nào, Phó Thủ tướng thường trực (thời điểm ấy là Trương Hòa Bình) lại cho phép Thanh tra chính phủ ra quyết định "trái pháp luật hoàn toàn" như vậy ? Ông Minh có tự tử vì nhận hối lộ của Vạn Thịnh Phát hay không vẫn còn là bí mật, những ai nữa có liên quan đến ông Minh và Vạn Thịnh Phát cũng là bí mật chôn theo nấm mộ của ông
Bưng bít từ năm 2014
Theo hồ sơ vụ án, sai phạm của Vạn Thịnh Phát đã bắt đầu từ 2012. Đến ngày 17/10/2022, nhóm khách hàng của bà Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay với tổng dư nợ là 677.286 tỷ đồng (gồm 483.971 nợ gốc và 193.315 nợ lãi) không thể thu hồi. Con số 677.286 tỷ đồng được chia làm hai giai đoạn. Từ năm 2012-2017 là 132.247 tỷ (68.305 tỷ nợ gốc và 63.942 tỷ lãi). Từ năm 2018-2022 là 545.039 tỷ (415.666 tỷ nợ gốc và 129.373 tỷ lãi) gấp bốn lần giai đoạn trước.
Nhiều người thắc mắc vì sao Công an Việt Nam tài ba lỗi lạc, Đảng quang vinh sáng suốt lãnh đạo toàn diện lại để cho một bà bán vải chưa qua trung cấp chính trị, rút ruột quốc gia số tiền khổng lồ như vậy trong suốt 10 năm trời. Điều đáng nói hơn, có cơ hội mười mươi, một sự kiện chấn động xảy ra từ năm 2014 tố cáo đích danh Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát. Nếu xử lý ngay thẳng vụ việc từ thời điểm ấy mức thiệt hại sẽ thấp hơn nhiều. Nhưng đảng, pháp luật tự bịt mắt mình, bịt miệng dân để Trương Mỹ Lan tự do tác quái, bành trướng theo cấp số nhân.
Không phải tiếng đồn, không phải dư luận của bọn xấu, mà là một sự kiện pháp lý, một bán án hẳn hoi.
Chiều 8/1/2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án nguyên Phó giám đốc công an Thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng và 6 bị cáo trong vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài. Trong bản án này, Hội đồng xét xử đã kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu đề nghi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỷ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (Thành phố Hồ Chí Minh). Kiến nghị này xuất phát từ lời khai tại tòa của Dương Chí Dũng : "Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn một khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà" (6).
Anh Ngọ ở đây là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Hơn 1 tháng sau, ngày 18/2, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ được thông báo là đã chết vì bệnh ung thư gan. Báo chí thời ấy đã bình luận rằng "Sẽ còn nhiều điều bàn luận về sự ra đi của ông, nhưng có một điều chắc chắn rằng những "bí mật" giữa ông và Dương Chí Dũng dù có ở bất cứ mức độ nào thì cũng sẽ còn là "bí mật", bởi còn ai nữa mà hỏi, còn ai nữa mà đối chất, còn ai nữa để mà xác minh, kiểm tra…" (7).
Phạm Quý Ngọ chết nhưng Trương Mỹ Lan còn sờ sờ ra đó. Sai phạm từ 2012 đến 2014 của Vạn Thịnh Phát chưa phải núi như hiện nay nhưng cũng thành đồi. Tinh thần cảnh giác của công an có thừa để phát hiện, ngăn chặn, nếu thực tâm làm rõ lời khai Dương Chí Dũng. Nhưng vụ việc vẫn được khép lại. Báo chí đăng thông tin về lời khai này bị áp lực rút bài, kiến nghị này chìm vào quên lãng.
Từ cái chết của Phạm Quý Ngọ đến hàng loạt cái chết bí ẩn mới đây cho thấy phiên tòa Vạn Thịnh Phát vẫn là vở tấu hài trên xương máu người dân và vận mệnh dân tộc. Trùm vai, trùm đầu, trùm cuối của vụ án vẫn đang ngồi yên hưởng.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 10/03/2024
Chú thích :
1. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0d77ny0eeno
2. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c517r95215qo
3. https://sputniknews.vn/20230304/ve-tham-nha-o-tphcm-pho-tong-thanh-tra-c...
4. https://vietluan.com.au/98307/co-phai-tran-van-minh-pho-tong-thanh-tra-chinh-phu-chet-vi-dot-quy/
7. https://suckhoedoisong.vn/so-phan-duong-chi-dung-sau-cai-chet-cua-tuong-...
"Chưa bao giờ đất nước ta có được… uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay". Tuyên bố nằm lòng và quen thuộc ấy của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trúng phóc khi người dân cả nước những ngày này ‘tin tưởng, hồ hởi và phấn khởi’, đang theo dõi phiên tòa xét xử vụ gian lận tài chính lớn nhất nước, được bắt đầu vào ngày 5/3 và dự kiến kéo dài cho đến 29/4. Theo Reuters, nếu các cáo buộc được chứng minh là đúng, đây có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất Châu Á. Vì vụ bê bối tham nhũng đình đám 1MDB (1Malaysia Development Bhd) của Malaysia năm nào cũng chỉ liên quan đến khoảng 4,5 tỷ USD, còn vụ này trị giá trên 12 tỷ USD, chiếm khoảng 3% GDP Việt Nam. Phiên tòa xử nữ Chủ tịch của Tập đoàn phát triển bất động sản Vạn Thịnh Phát (Van Thinh Phat Holdings Group) Trương Mỹ Lan chưa từng có tiền lệ về quy mô, tầm mức gây hại, với hàng ngàn người bị / được triệu tập và khoảng hơn hai trăm luật sư tham gia tố tụng (1).
Bà Trương Mỹ Lan (giữa) ra tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/3/2024. AFP
Mà không chỉ lớn nhất Châu Á, việc xử một phụ nữ ngày nào còn bán vải ở chợ An Đông (Thành phố Sài Gòn) chắc hẳn sẽ được xếp vào một trong những vụ án lừa đảo tài chính lớn nhất thế giới, có thể ‘sánh vai’ cùng những Enron, Madoff và Barings ở Mỹ… (2). Nhưng Van Thinh Phat Holdings Group còn ‘trên tài’ các ‘siêu lừa thế kỷ’ trên đất Mỹ ở chỗ, các bậc đàn anh kia bị các cơ quan công quyền phát hiện ngay trong một thời gian ngắn. Còn cô gái người Việt gốc Hoa từ chợ An Đông, chỉ mới tốt nghiệp trung học ngày nào, đã nhanh chóng mọc đủ nanh vuốt để khuynh đảo thương trường và chính trường trong cả nước suốt gần hai chục năm trời. Mà quá trình khuynh đảo ấy lại diễn ra dưới con mắt giám sát và theo dõi chặt chẽ của guồng máy công an khét tiếng trong chế độ toàn trị. Mọi nhất cử nhất động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không thể nào lọt qua cặp mắt nghiệp vụ của ‘các đồng chí an ninh’. Mạng lưới ‘điệp ngầm’ ở Việt Nam ‘nằm vùng’ trong mọi cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại là dày đặc, thậm chí họ còn theo dõi lẫn nhau. Vậy sao lại để ‘con lạc đà Vạn Thịnh Phát chui lọt qua được lỗ kim’ như thế ?
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn xử vụ này trong vòng 60 ngày, nhưng chỉ mới sau ngày đầu tiên, hôm 6/3/2024, Bí thư thành ủy Sài Gòn Nguyễn Văn Nên đã vội vã đưa ra lời cảnh báo, rằng đây là một vụ án lớn… có yếu tố nước ngoài. Rồi ông Nên kêu gọi mọi người phải kịp thời phát hiện, phòng ngừa âm mưu phá hoại, vì liên quan đến rất nhiều người dân, trên 30.000 người. (3) Không rõ, ông Bí thư sợ cái gì từ những người dân tay không, theo dõi vụ án mà công an và mật vụ canh gác nghiêm ngặt cả vòng trong lẫn vòng ngoài ? Tại sao suốt cả chục năm trời, ông không thấy sợ và không ‘nêu cao cảnh giác’ với chính những kẻ trong Đảng của ông từng ‘nuôi án’ từ thời Vạn Thịnh Phát ‘phất lên như diều gặp gió’ ? Chắc chắn là ông chả lạ lẫm gì những kẻ giấu mặt này, nhưng tại sao ông không giúp Đảng xử lý được chúng ? Một số kẻ trong đường dây mafia này, như ông biết, hiện vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, kể cả một vài ‘hung thần trùm cuối’ của vụ án, mà người dân Sài Thành cũng như người dân trong cả nước, ai cũng có thể vạch mặt chỉ tên ! Chả nhẽ dân thường biết mà ông Bí thư không biết ? Hay ông biết nhưng đành thúc thủ ?
Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát RFA edit
Nói người dân ‘tin tưởng, hồ hởi và phấn khởi’ theo dõi phiên tòa chẳng qua là người viết chú ý tới cái ‘tâm lý đám đông’ thôi, thưa đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Nên. Dân bây giờ giác ngộ lắm. Hình như chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có lần đã phải thừa nhận thế. Người dân họ biết tuốt. Họ biết, có thể không chính xác đúng như con số thống kê, từ khi ông Trọng trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168 nghìn đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (4). Quả thực đây là một thành tích ‘vĩ đại’ của công cuộc ‘đốt lò’. Nhưng tại sao thành tích lớn như vậy nhưng ‘chủ lò’ vẫn băn khoăn tự hỏi : ‘Chúng ta đã quyết liệt xử lý cán bộ, vì sao vẫn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn… Có phải do cán bộ không biết sợ ?
Không phải đâu, thưa ngài Tổng bí thư ! Chính vì sợ nên Trương Mỹ Lan đã tung nhiều chiêu khá độc. Thị đã từng nhờ Dương Chí Dũng chuyển lên Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ một triệu USD ‘để bôi trơn’ (5). Nhưng dù có mánh lới và quỷ quyệt đến mấy thì Trương Mỹ Lan và đồng phạm cũng chưa thể là đối thủ của hệ thống ‘chuyên chính hữu sản’ trên đất nước này. Vậy tại sao bà Trương Mỹ Lan lại có thể tự tung tự tác để thâu tóm tiền bạc trái pháp luật suốt bao nhiêu năm trời, công khai trước bộ máy công an và chính quyền ? FB Võ Xuân Sơn đã đưa ra câu trả lời chính xác. Đó là do cái định chế của nhà nước này sinh ra vốn để kiểm soát bà Trương Mỹ Lan và đồng bọn đã thoái hóa, thối nát đến cùng cực. Nguyên một đoàn thanh tra gồm các thành viên Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, các thành viên của Kiểm toán Nhà nước, các thành viên của Thanh tra Chính phủ, các thành viên của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, và hàng loạt cán bộ cao cấp của Ngân hàng Nhà nước… Tất cả đều nhận hối lộ và đều đồng ý ký vào các Biên bản thanh tra, để bao che cho sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB (6). Vậy thì liệu sau gần hai tháng xử, các ông có chắc, Tòa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bóc tách được mọi đầu mối của đường dây mafia này không ?
Ông Dương Chí Dũng (giữa) ra tòa ở Hà Nội hôm 16/12/2013. AFP
Người viết bài này không tin rằng sau 60 ngày, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả lời được những câu hỏi hóc búa nêu trên. Bởi vì, như đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) mới đây vừa phát biểu trong buổi thảo luận tại hội trường Quốc hội, các vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt cũng như số lượng tiền bị chiếm dụng trong vụ Vạn Thịnh Phát là nhiều nhất từ trước đến nay, nhưng ‘tất cả cũng chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, vẫn còn những tảng băng khác chưa bị vỡ’. Phát biểu của vị đại biểu này đặt ra vấn đề, sau khi cắt ‘đỉnh tảng băng’, ai sẽ là người đủ thẩm quyền để xử tiếp ‘phần chìm bên dưới những tảng băng khác chưa vỡ’ ? (7). Hơn nữa, số tiền bà Lan chiếm đoạt ‘khủng’ tới mức nếu quy đổi ra tiền 500 nghìn đồng thì nó nặng tới 68 tấn và khi trải ra thì có thể dài tới 10.366 cây số. Khối lượng tiền tương đương với tổng tài sản của năm đại gia giàu nhất Việt Nam hiện nay, lên đến khoảng từ 12 đến 13 tỷ USD (8). Lại nữa, chồng bà Mỹ Lan là ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee, 68 tuổi), mang hộ chiếu Hong Kong (Trung Quốc). Vậy thì với ‘yếu tố nước ngoài’ này, hàng chục tỷ USD ‘thụt két’ hiện đang nằm ở đâu ? Vẫn còn ở trong hay đã được chuyển ra ngoài Việt Nam ?
Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, từ Vạn Thịnh Phát nhìn lại các đại án tham nhũng chấn động mấy năm trở lại đây, đại chúng có thể thấy một mẫu số chung khá khôi hài. Chia sẻ với nick name @trunghieuphan554 trên một YouTube : ‘Các quan lớn, quan nhỏ cứ tham nhũng vô tư, nếu bị phát hiện thì trả lại ‘một mớ’ là án được giảm nhẹ. Sau khi đem tiền nộp tại Tòa xong thì tiếp đến ‘màn’ khóc lóc kể khổ, kể hoàn cảnh gia đình, kể công trạng đóng góp cho cách mạng, trưng ra các bằng khen, giấy khen, các loại huân huy chương... Mà những công trạng này vốn đã được ghi nhận, đã được tưởng thưởng trước đây thông qua nâng lương, hay phong cấp phong hàm. Nay ra tòa còn đòi được ghi nhận tiếp các công trạng ấy để giảm án’ (9). Giảm vì thành tích gì ? Chẳng nhẽ vì thành tích ‘tham nhũng xuất sắc’ ? Chống tham nhũng kiểu ‘Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín’ như thế thì khác nào khuyến khích các đại quan cứ tha hồ đục khoét (10). Người dân có quyền đặt vấn đề, phải chăng hàng trăm tập đoàn, hàng ngàn công ty ngoài kia đang vận hành có khác gì những kẻ đứng trước ‘vành móng ngựa’, nhưng chẳng qua họ biết ‘ăn chia đúng và đủ’ cho các ‘đồng chí đang mai phục trong đống rơm’ nên vẫn tha hồ bòn rút tài sản công và tiền thuế của dân một cách vô tội vạ ?
Trần Hiếu Chân
Nguồn : VOA, 08/03/2024
Tham khảo :
(3) https://plo.vn/bi-thu-thanh-uy-tphcm-nguyen-van-nen-noi-ve-vu-an-van-thinh-phat-post779098.html .
(5) https://tuoitre.vn/nhung-loi-khai-chan-dong-cua-duong-chi-dung-tai-toa-589099.htm
(6) https://baotiengdan.com/2024/03/07/nhung-cau-hoi-nhuc-nhoi-tu-vu-van-thinh-phat/
(9) Từ Vạn Thịnh Phát nhìn lại 3 đại án tham ô chấn động Việt Nam
(10) https://www.voatiengviet.com/a/nhan-le-nghia-tri-tin-co-triet-tieu-duoc-tham-nhung-/7491810.html
Với tổng số thiệt hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát lên đến 498.000 tỷ đồng, câu hỏi đặt ra là các bị cáo đã khắc phục được bao nhiêu tiền và điều này có giúp họ được giảm nhẹ tội ?
Bà Trương Mỹ Lan trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5/3/2024. Ảnh : Anh Tú
Có tới 13 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát bị truy tố ở khung hình phạt 20 năm tù, chung thân hoặc thậm chí tử hình
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, 86 người bị truy tố với tám tội danh gồm : tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Bộ luật Hình sự 1999), vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng (Bộ luật Hình sự 2015), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, tội tham ô tài sản và nhận hối lộ là hai nhóm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và 11 người khác bị truy tố về tội tham ô tài sản.
Bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị truy tố tội nhận hối lộ.
Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế Giới Luật Pháp, từng bình luận với BBC News Tiếng Việt rằng tuy tội tham ô tài sản có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, "nhưng trong quá trình lượng hình, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng mức án thấp hơn".
Tiết lộ số tiền mà các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát nộp lại để "khắc phục hậu quả", dư luận không khỏi "choáng váng" vì mức độ "khủng" của nó.
Theo hồ sơ vụ án, ngoài các tài sản đã bị kê biên, trong quá trình điều tra, các bị cáo đã khắc phục hơn 1.580 tỉ đồng, 8,6 triệu USD và 10,2 triệu cổ phần SCB.
Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu rằng, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ vẫn có thể thoát án tử nếu khắc phục hậu quả - cụ thể là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tiền tham ô, nhận hối lộ thì sẽ không bị tuyên án tử hình.
Bà Trương Mỹ Lan, người bị cáo buộc là chủ mưu, khai rằng bà đã tự nguyện khắc vụ hậu quả 14,5 triệu USD (khoảng 356 tỉ đồng).
Đây là số tiền mà bà Lan đã đưa cho ông Tạ Hùng Việt (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Greenhill Village) để nhận chuyển nhượng Dự án Greenhill Quy Nhơn do ông Việt làm chủ.
Vào tháng 10/2022, sau khi bà Lan bị bắt, ông Việt đã được mời lên điều tra. Tại thời điểm này, ông Việt đã nộp toàn bộ số tiền trên cho cơ quan điều tra.
Cáo trạng không ghi nhận khoản tiền 14,5 triệu USD nói trên là tiền bà Lan "khắc phục hậu quả".
Dù vậy, số tiền này chỉ bằng hơn 1/10 con số bà Lan bị cáo buộc tham ô - tức 304.000 tỷ đồng. Xét theo quy định nói trên, nếu muốn thoát án tử, bà Lan phải nộp lại ít nhất 228.000 tỷ đồng.
Bà Đỗ Thị Nhàn (ngồi giữa hai cảnh sát) là cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II). Bà bị truy tố tội nhận hối lộ, với số tiền 5,2 triệu USD.
Được biết, bà Đỗ Thị Nhàn, người nhận hối lộ với con số "cao nhất từ trước tới nay" (5,2 triệu USD), đã "khắc phục" 4,8 triệu USD và hơn 10 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, một số bị cáo sau đây cũng có khả năng đối mặt với án tử hình nhưng đã nộp lại tiền "khắc phục hậu quả" :
- Bà Trương Huệ Vân (Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor ; cháu bà Lan) bị cáo buộc giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng, bà Vân đã nộp gần 1,1 tỷ đồng và 3.000 USD.
- Ông Dương Tấn Trước (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt) đã trả cho ngân hàng SCB 813 tỉ đồng đối với hai khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức. Ông Trước còn xin nộp lại toàn bộ số tiền 2.200 tỷ đồng đã nhận của bà Lan. Ngoài ra, vợ ông Trước và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Xuân Mai Sài Gòn còn nộp khắc phục cho ông Trước tổng cộng 52 tỉ đồng.
- Ông Trương Khánh Hoàng (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) bị cáo buộc giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt gần 183.000 tỷ đồng, ông này đã khắc phục 9,85 triệu cổ phần SCB.
- Bà Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) bị cáo buộc giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt 200.000 tỷ đồng, bà Dung đã nộp 300.000 cổ phần SCB.
- Bà Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula), bị cáo buộc là người phụ trách đường dây tìm người đứng tên các công ty "ma" để giúp bà Lan tạo hồ sơ vay khống, rút 297.000 tỷ đồng tiền mặt từ SCB. Bà Anh đã khắc phục 300 triệu đồng.
- Bà Đặng Phương Hoài Tâm (cựu Trưởng văn phòng HĐQT Tập đoàn VTP), người nắm vai trò quản lý danh sách các công ty "ma", giúp sức bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 171.000 tỉ đồng. Số tiền mà bà khắc phục chỉ mới có 30 triệu đồng.
Bà Trương Huệ Vân, cháu ruột bà Trương Mỹ Lan, bị truy tố tội tham ô tài sản
Dù không nằm trong nhóm tội có nguy cơ bị tuyên tử hình, bà Phạm Thu Phong (cựu Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB) đã nộp 20 tỷ đồng để khắc phục.
Chồng bà Trương Mỹ Lan, ông Chu Lập Cơ, đã nộp 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) đã nộp 390.000 USD (khoảng 9,6 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Cao Trí (chủ tịch Công ty Capella), người bị cáo buộc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan, đã nộp hơn 657,5 tỷ đồng và 3,3 triệu USD (hơn 82,5 tỷ đồng).
Nguồn : BBC, 06/03/2024
Hé lộ hoàn cảnh bà Trương Mỹ Lan và phu quân Chu Lập Cơ bị bắt
BBC, 05/03/2024
Trong phiên tòa xét xử đại án Vạn Thịnh Phát sáng ngày 5/3, một tình tiết bất ngờ được tiết lộ từ lời khai của bà Trương Mỹ Lan.
Ông Chu Lập Cơ (trái) và vợ là bà Trương Mỹ Lan (phải) tại tòa sáng 5/3/2024
Cụ thể, khi được chủ tọa phiên tòa hỏi về thời gian bị bắt giữ, bà Trương Mỹ Lan khai rằng "bị cáo bị bắt vào 8 giờ đêm ngày 6/10/2022 tại ngoài đường".
Sau khi nghe lời khai của bà Lan, chủ tọa hỏi lại rằng bà Lan bị bắt ngày 6/10 nhưng "thực hiện tố tụng ngày 8/10 phải không" thì bà Lan vẫn khẳng định mình bị bắt đêm 6/10.
Lúc này, chủ tọa đã yêu cầu Viện Kiểm sát xem lại rõ ngày giờ vì cáo trạng ghi ngày bắt giữ bà Lan là ngày 8/10/2022.
Trong một bài viết đăng tải vào ngày 8/10, báo Thanh Niên có đăng hình ảnh xe công an có mặt để khám xét nơi ở của bà Lan với chú thích thời điểm là "lúc 1 giờ sáng ngày 7/10/2022".
Trước đây, báo chí Việt Nam đưa tin bà Lan bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 8/10/2022.
Vào sáng ngày 8/10/2022, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, thông tin với báo chí rằng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Trương Mỹ Lan.
Hình ảnh bà Trương Mỹ Lan bị bắt với chiếc áo hoa, tóc còn quấn lô cũng được công an tung ra vào ngày 8/10.
Ông Xô không nhắc tới thời gian và địa điểm bắt giữ bà Lan cũng như không nói tới thời gian câu lưu, tạm giữ hành chính đối với bà Lan từ ngày 6-8/10/2022.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Lan không phải trường hợp duy nhất mà thời điểm bắt giữ không minh bạch.
Việc bắt giữ doanh nhân Nguyễn Cao Trí, người nắm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Capella Holdings, cũng có nhiều "bí ẩn".
Theo cáo trạng, vào tháng 10/2022, sau khi nghe tin bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ông Trí đã nhanh chóng chỉ đạo soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá, thanh lý hợp đồng chuyển nhượng chấm dứt sở hữu vốn tại Công ty Văn Lang để chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, tên tuổi ông Trí xuất hiện trên truyền thông và mạng xã hội sau khi ông này bị Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng ngăn chặn các giao dịch liên quan đến nhà đất.
Lúc bấy giờ, vẫn chưa có thông tin bắt giữ ông.
Tại tòa sáng 5/3/2024, ông Trí khai mình bị bắt ngày 15/1/2023, nhưng tới tận tháng 8/2023, Bộ Công an mới thông báo đã khởi tố, bắt tạm giam ông này từ 15/1/2023. Tức là suốt khoảng thời gian hơn nửa năm không có thông tin gì về ông, mãi tới khi Bộ Công an thông báo thì dư luận mới biết ông Trí đã bị bắt.
Toàn cảnh phiên tòa xử vụ án Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB sáng 5/3
Ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee, 68 tuổi), người mang hộ chiếu Hong Kong và là chồng bà Trương Mỹ Lan, cũng là một trường hợp bất ngờ.
Tại tòa, ông Chu Lập Cơ nói ông bị bắt ngày 1/11/2022 và hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam.
Trong khi đó, báo chí trong nước lần đầu tiên đề cập tới thông tin trùm tài phiệt Hong Kong bị bắt giữ là vào tháng 11/2023, theo sau thông báo của công an trong cùng tháng.
Trao đổi với BBC News tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, cho biết luật pháp Việt Nam không buộc cơ quan điều tra phải công bố thời điểm bắt bị can, bị cáo cho cơ quan truyền thông.
Để đảm bảo nguyên tắc bí mật, bất ngờ trong việc phá án thì càng tiết lộ ít thông tin càng tốt để tránh việc "bứt dây động rừng".
"Cái quan trọng là cơ quan điều tra phải thông báo cho người nhà biết trong thời hạn luật định để người nhà thuê luật sư tham gia kịp thời," ông Sơn nói.
Nguồn : BBC, 05/03/2024
***************************
Cần biết gì khi bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo hầu tòa
BBC, 05/03/2024
Bà Trương Mỹ Lan xuất hiện tại tòa, sau hơn một năm bị bắt tạm giam, trong áo sơ mi trắng và được mô tả là "tinh thần ổn định" và "tươi tỉnh".
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 5/3
Khi trời còn chưa sáng rõ, một số xe của lực lượng cảnh sát đã có mặt tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1.
Một số người cho BBC biết an ninh quanh khu vực tòa án đã được thắt chặt, các cổng của tòa án đều bị phong tỏa và các tuyến đường tiếp giáp cũng bị hạn chế lưu thông.
Hàng chục xe đặc chủng chở bị cáo từ trại tạm giam đến tòa trong sáng 5/3 và hàng trăm cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông đã được huy động để giữ gìn an ninh, trật tự.
Một số phóng viên có mặt tại hiện trường cho BBC hay việc tác nghiệp cũng bị hạn chế.
Tóm tắt phiên tòa
Trong số 86 người bị truy tố, chỉ có 79 người có mặt tại phiên tòa, năm bị cáo khác đang bị truy nã và xét xử vắng mặt.
Các bị cáo trên bị xét xử tám tội danh gồm : tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Bộ luật Hình sự 1999), vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng (Bộ luật Hình sự 2015), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Trương Mỹ Lan bị xét xử ba tội : tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Riêng ông Nguyễn Cao Trí (chủ tịch Công ty Capella) bị cáo buộc về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Năm người trốn truy nã đều là cựu lãnh đạo, cán bộ của ngân hàng SCB : Đinh Văn Thành và Nguyễn Thị Thu Sương (cùng là cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Trầm Thích Tồn (thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Bến Thành).
Thành phần hội đồng xét xử gồm : thẩm phán Phạm Lương Toản - chánh Tòa hình sự TAND Thành phố Hồ Chí Minh - chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Lê Công Huân và ba hội thẩm nhân dân.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 5/3 đến 29/4.
Những con số kỷ lục
Phiên tòa Vạn Thịnh Phát mang tính kỷ lục với khoảng gần 3.000 người được triệu tập. Trong đó có 86 người là bị cáo, khoảng 200 luật sư và ít nhất 2.400 người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Bức hình chụp kho lưu giữ hồ sơ vụ án cũng gây chú ý vì vụ án được đánh giá có hồ sơ "khủng", với khoảng một triệu bút lục, 2.500 tập tài liệu đựng trong 104 thùng hồ sơ, nặng khoảng sáu tấn. Phòng lưu giữ hồ sơ phải mở điều hòa hoạt động liên tục.
Bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc đã rút của ngân hàng SCB số tiền là một triệu tỷ đồng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2012 đến 2022.
Để so sánh, GDP của năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 10.221.800 tỷ đồng, tức số tiền bà Lan và cộng sự đã rút từ SCB tương đương hơn 10% GDP năm 2023.
Con số này cũng gấp gần hai lần tổng giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 (gần 580.000 tỷ đồng), hay gấp hơn ba lần tổng mức đầu tư xây dựng sân bay Long Thành (được coi là "siêu dự án" hạ tầng đắt tiền nhất lịch sử Việt Nam).
Biểu đồ giải thích hai giai đoạn gắn với hành vi mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc và số tiền thiệt hại
Sau khi đã trừ đi các tài sản đảm bảo, bà Lan và các cộng sự bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 498.000 tỷ đồng (20 tỷ USD). Đây là số thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay trong một vụ án.
Con số này gấp hàng ngàn lần số tiền trong vụ các vụ đại án gần đây như "Chuyến bay giải cứu" (gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng) hay vụ Việt Á (thiệt hại 430 tỷ đồng).
Ngoài con số gây thiệt hại lớn, vụ án Vạn Thịnh Phát cũng đứng đầu về số tiền mà một cá nhân bị cáo buộc nhận hối lộ.
Bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước tại SCB, bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỉ đồng).
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên trong một cuộc họp báo đã khẳng định đây là số tiền "lớn nhất từ trước đến nay" mà một cá nhân nhận hối lộ.
Theo cáo trạng, từ năm 2011, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ba ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Với 91,5% tỷ lệ sở hữu cổ phần tại SCB, bà Lan đã khuynh đảo mọi hoạt động của ngân hàng này như một công cụ tài chính để huy động vốn cho các mục đích cá nhân. Đây cũng là con số kỷ lục mà một cá nhân nắm giữ cổ phần của một ngân hàng.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 5/3
Một bài báo của Nhật từng đánh giá tác động của vụ bắt giữ với nền kinh tế Việt Nam. Tờ Nikkei Asia viết rằng, việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan cùng các vụ bắt giữ một số lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng trước đó, như các vụ án Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đã "gây hỗn loạn giữa các ngành công nghiệp và đe dọa nền kinh tế" Việt Nam.
"Có lo ngại rằng các doanh nghiệp lớn sẽ trì hoãn việc huy động vốn lớn trong tương lai gần để tránh bị trở thành mục tiêu".
"Các cơ quan chính phủ cũng đang trì hoãn các quyết định liên quan đến những khoản đầu tư mới như một cách để giảm thiểu tác động của chiến dịch chống tham nhũng".
Bài báo cũng nêu thêm một lo ngại khác đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh "hỗn loạn" trước các vụ bắt giữ kinh tế.
"Các án nhằm vào các nhân vật doanh nhân chủ chốt có liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực chính trị" trong Đảng cộng sản vốn đang kiểm soát Việt Nam, bài báo trích dẫn một nguồn tin trong ngành bất động sản cho biết.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới - 125% trong thập niên tới với tỷ lệ triệu phú mới cao nhất thế giới. Và khi khối tư nhân ngày càng có tiếng nói, Đảng cộng sản có thể sẽ thấy bị đe dọa.
Bà Trương Huệ Vân, cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan, tại tòa
Trong bài viết cho BBC, tác giả David Hutt, nhà nghiên cứu từ Central European Institute of Asian Studies (CEIAS), cho rằng Đảng cộng sản vẫn kiểm soát mọi lĩnh vực của đời sống chính trị.
"Một đảng độc tài chỉ cần làm đúng một điều : phải diệt trừ bất kỳ không gian nào cho các lựa chọn thay thế về mặt chính trị.
"Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, công cuộc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi đặt ra khi Đại hội toàn quốc năm 2026 đến gần là liệu Đảng cộng sản có gây nguy hại cho sự tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa vì mục đích nắm giữ quyền lực của chính mình hay không.
"Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu khu vực tư nhân có thể bị hạn chế hay không, trong khi vẫn có một số người trong Đảng nhìn có cách nhìn trìu mền về thời ông Dũng, khi cuộc sống dễ thở hơn về mặt tư tưởng hơn, khi Đảng cộng sản không quá hà khắt và khi có kiếm tiền dễ dàng," ông David Hutt viết.
Nhà báo Hutt cũng đặt vấn đề là, ông Trọng, hiện đã 79 tuổi, người đã gạt bỏ các điều lệ của Đảng để nắm quyền liên tiếp ba nhiệm kỳ, sẽ kỳ vọng rằng lần này ông có thể tìm được người kế nhiệm được lòng dân.
"Nhưng điều đó có vẻ cam go. Và nếu không thể, chiến dịch chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ của ông có thể mờ nhạt sau khi ông rời chính trường," ông Hutt viết.
Nguồn : BBC, 05/03/2024