Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quảng Bình triệt phá đường dây cá độ trực tuyến hơn 1.000 tỉ đồng

RFA, 22/09/2020

Công an Quảng Bình vào ngày 22/9 đã triệt phá đường dây đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá, lô đề qua mạng với số tiền hơn 1.000 tỉ đồng.

xahoiden01

Khám xét nhà của những người liên quan. Nguồn : Công an

Báo nhà nước Việt Nam dẫn nguồn từ Công an tỉnh Quảng Bình loan tin trong cùng ngày, cho biết thêm có hơn 30 người tham gia đánh bạc trong đường dây này từ tháng 7/2020 đến nay.

Tin cho biết, lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình đã khám xét khẩn cấp chỗ ở của 6 người trong đường dây đánh bạc vừa nêu vào lúc 4 giờ sáng ngày 21/9, bao gồm: Hoàng Xuân Cường, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Sáng, Mai Quang Tuấn, Nguyễn Viết Thắng và Trần Thị Hiên.

Phía công an sau đó đã thu giữ 4 sổ tiết kiệm có trị giá hơn 1,3 tỷ đồng, 195 triệu đồng tiền mặt, 1 xe ô tô, hàng chục điện thoại di động, máy tính và hàng trăm tài liệu liên quan đến hành vi đánh bạc.

Cũng trong ngày 22/9, Cục Cảnh sát hình sự thuộc Bộ Công an cho biết đang tạm giữ Nguyễn Tiến Hưng, người cầm đầu đường dây đánh bạc qua mạng với số tiền giao dịch khoảng 1.000 tỉ đồng.

Theo đó, Nguyễn Tiến Hưng cùng với 10 người khác đã góp vốn, tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá cược trực tuyến qua mạng Internet bằng cách thuê người xây dựng, quản trị và vận hành các website trung gian giúp người chơi tạo tài khoản, quản lý tài khoản và rút nạp tiền quy đổi từ điểm game hoặc ngược lại dưới hình thức cược thể thao, game casino…

Có gần 3.890 tài khoản tham gia đánh bạc trong đường dây được vận hành từ khoảng tháng 2/2019 thông qua những trang web trung gian mà nhóm này lập ra gồm daiphat365.com ; daiphat68.com ; vuadaga.com ; hoanggia99.com ; dailoc99.com ; xocdia99.com ; gaviet68.com ; lode99.com.

Ngoài ra, có khoảng 6 đối tượng được thuê quản lý, điều hành công việc tư vấn chăm sóc khách hàng là con bạc trực tuyến trên các website.

*********************

Thái Bình bắt thêm một giám đốc liên quan đến bảo kê tang lễ của Đường Nhuệ

RFA, 21/09/2020

Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình vào ngày 21/9 vừa tiến hành bắt thêm một giám đốc để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan đến việc ăn chặn tiền hỏa táng tại các nhà tang lễ ở Thái Bình.

xahoiden02

Quách Việt Cường (tức Cường Sơn La) vừa bị công an Thái Bình bắt giữ. RFA Edited

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết, đối tượng vừa bị bắt là Quách Việt Cường hay còn gọi là Cường Sơn La (1974), giám đốc công ty cổ phần BBI Thái Bình.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, công ty của Cường làm công việc liên quan đến các cơ sở dịch vụ tang lễ tại Thái Bình, đang làm ăn yên ổn thì Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ nhảy vào để kiểm soát dịch vụ tang lễ tại tỉnh Thái Bình nên Cường Sơn La buộc phải nhường thị phần lại cho Đường Nhuệ.

Đường Nhuệ đã lập Hiệp hội Hỏa táng Thái Bình và ép các cơ sở dịch vụ tang lễ vào làm hội viên và phân chia khu vực cho các hội viên hoạt động và bắt buộc mỗi hội viên phải giao nộp cho Đường Nhuê 500.000 đồng cho một ca hỏa táng.

Cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cho rằng, Cường Sơn La vì bất đắc dĩ phải trở thành hội viên của Hiệp hội Hỏa táng do Đường Nhuệ thành lập nên Cường đã núp bóng Đường để hoạt động và trở thành một mắt xích quan trọng thu phí bảo kê dịch vụ hỏa táng cho Đường Nhuệ.

Cũng liên quan đến tội "Cuỡng đoạt tài sản" ngày 22/4 cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ (1971) và Ninh Đức Lợi (1974) vì bị tình nghi liên quan đến việc bảo kê, cưỡng đoạt tiền của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ của tỉnh Thái Bình.

**********************

Bắt tạm giam người đàn ông cho 200 người vay nặng lãi 8 tỷ đồng

RFA, 21/09/2020

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1986, về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" với lãi suất từ 110-146% và số tiền lên tới 8 tỷ đồng.

xahoiden03

Ông Nguyễn Phú Cường tại cơ quan công an. Nguồn : Công an Hà Nội

Công an quận Hà Đông cho hay ngày 20/9 và được báo nhà nước Việt Nam dẫn nguồn.

Tin cho biết, khi khám xét khẩn cấp nơi ở của ông Nguyễn Phú Cường tại huyện Hoài Đức vào ngày 15/9 vừa qua, phía công an đã phát hiện và thu giữ 7 quyển sổ ghi chép việc cho vay tiền, cùng nhiều giấy tờ ghi nợ của Cường và nhiều người vay nợ.

Ông Cường cũng khai nhận với cơ quan điều tra rằng cho vay tiền với lãi suất cao dưới hình thức ‘bốc bát họ’.

‘Bốc bát họ’ là một hình thức cho vay tín chấp đen với mức lãi cao không theo quy định của nhà nước. Lãi suất được trừ thẳng vào số tiền người cho vay được nhận ban đầu.

Cụ thể, trong trường hợp này, với người vay tiền mỗi ‘bát họ’ từ 10 đến 30 triệu đồng, khi cho vay ông Cường trừ thẳng tiền lời 1,5-2 triệu đồng/1 khoản vay và người vay trong vòng 30 ngày phải trả đủ gốc cũng như lãi vay.

Báo trong nước cho hay, ông Nguyễn Phú Cường đã cho khoảng hơn 200 khách vay tiền kể từ năm 2019, với tổng số tiền khoảng 8 tỷ đồng, được tính theo cách thức vừa nêu, tức lãi suất tương ứng từ 110-146%/năm.

Vụ án hiện đang được phía Công an quận Hà Đông tiếp tục điều tra theo Chuyên đề 231 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn Hà Nội.

Published in Việt Nam

‘Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’

Trân Văn, VOA, 20/04/2020

Tuần này, báo chí Vit Nam tiếp tc nhn ông Nguyn Xuân Đường và v là bà Nguyn Th Dương xung bùn. Cp v chng vn là nhng "doanh nhân thành đt" tnh Thái Bình, ni như cn trong nhiu năm vì giàu có, sang trng, quan h mt thiết vi đ mi gii, từ viên chc nhiu cp, ti văn ngh sĩ, các nhà sư... và "t tế" ti mc được báo chí Vit Nam xưng tng là… B tát, gi đang b chính báo chí tô v li như nhng con qu khát máu, mc đ càn r vượt xa kh năng tưởng tượng ca nhiu người.

nhue1

Vợ chng Đường Nhu. Hình trích xut t website báo Tin Phong (tienphong.vn)

Giờ thì thiên hạ đã rõ, ti sao ông Đường – hn danh Đường Nhu và v - hn danh Dương Đường, li giàu nhanh đến mc nt đ, đ vách và có th lũng đon Thái Bình đến mc đáng kinh ngc như vy ! Không có các viên chc hu trách t đa phương đến trung ương chng lưng, chắc chn cp v chng này không th d dàng thng như ch tre trong các cuc đu giá công th, công th, cho vay nng lãi ri thâu tóm sn nghip ca con n, kháng c thì bt, đánh, k c hành hung nn nhân ngay trong tr s công an (1)…

***

Cho dù chẳng phải bây gi thiên h mi biết s hn lon trong đánh giá, nhn đnh ca báo chí Vit Nam nhưng biến trùm du đãng cát c mt vùng, phát trin s nghip c bng thu tin vn chuyn người chết… thành B tát ri biến B tát thành ác qu vn làm người ta cm thy chua chát. Chu Mng Long than : Những bài viết tung hô B tát đã b g gn như sch s. Thy… thương báo chí ca ta, xoay s đến điên cung trong thi bui ôn dch. H xng đáng được âm ph tài tr(2) !

Song đó chưa phi là "lõi" ca scandal Đường Nhu - Dương Đường. Ging như nhiu người s dng mng xã hi, Lưu Trng Văn cũng tin rng, nếu không được nhiu thế h lãnh đo tnh Thái Bình, đc bit là lãnh đo công an bo kê, cặp v chng này không th "làm vương, làm tướng" đến mc như vy. Đặc bit, những tấm nh mà cp v chng này chp cùng cu Ch tch Nhà nước Trương Tn Sang, Th tướng Nguyn Xuân Phúc... ri s dng như nhng phương tin đ khoa trương thanh thế đu… có giá hết !

Ông Văn lưu ý đến điu đã râm ran từ lâu trong dân gian - nhận tin ca các loại doanh nhân đ sp xếp "đi hình đp", bt tay, nhn bng khen, k vai sát cánh vi các lãnh đo thuc hng "t trkèm thắc mc : Đây là "trò mèo" dân đã biết t lâu, chng l các quan hng "t tr" ng ngn ti mc không biết ? Không biết hay giả vờ không biết ? Về nguyên tc, khi đã có nhu cu mua danh thì s có sp xếp bán danh và có… cò. Thng mua danh ti mt thì thng bán danh ti mườ(3).

Facebooker Mạc Văn Trang xem scandal Đường Nhu - Dương Đường là bng chng ca "loạn giá tr" do "thể chế bt minh" khiến người ta có thể pht lên nh làm ăn kiu xã hi đen, h thng công quyn mù – câm – điếc ! Cơ chếng lãnh đo, Nhà nước qun lý, Nhân dân làm ch" rõ ràng đã b vô hiu hóa ! Trong hàng chục năm, dân chúng hoàn toàn bt lc "các t cáo không có kết qu". Gi nếu Đường Nhu - Dương Đường tr thành b can ch là "phe n đánh phe kia" thì nhân dân cũng ch hi vng gì (4) !

Cũng với quan đim như đã k, Thuan Van Bui xem scandal Đường Nhu - Dương Đường là mt trong nhiu bng chng ca "mối quan hệ cng sinh gia xã hi đen và xã hi đ" vốn rt khăng khít, đôi bên cùng da vào nhau đ hưởng li và… "phát trin". Thuan tin rằng, v án Đường Nhu - Dương Đường ch là… đập sân sau ca đng đi. Đường Nhu - Dương Đường ch lâm nkhi những cá nhân lãnh đạo Công an Thái Bình ngh hưu hoc chuyn công tác đến nơi khác và tnh này có Giám đc Công an mi.

Thuan gợi ý đ mi người ngm nghĩ : Vì sao cặp v chng tng sng Nga, quay v Vit Nam năm 2008, khi nghip bng cm đ, cho vay nng lãi, bo kê, đòi n thuê... sau đó ln sang kinh doanh nhà hàng, khách sn, vn ti, đu thu d án, bt đng sn,... dù hết sc càn r trong c thp niên mà vn vô s ri thanh danh, s nghip tan nát ch vì mt v "c ý gây thương tích" mà tính cht, mc đ nghiêm trọng chng đáng là bao so vi trước đó ?

Theo Thuan, vụ án Đường Nhu - Dương Đường ch là "bình mới rượu cũ", thay liên minh đ - đen này bng liên minh đ - đen khác. Đng cơ ch là tranh ăn. Va được ăn, va có tiếng vang, m được dân nên mi rm rộ như vy ! Xã hội đen và xã hi đ không ch da vào nhau, h tr nhau đ cướp bóc, chia chác mà còn tích cc bo v ln nhau. Xã hi đ làm ngơ đ xã hi đen làm càn và khi cn, xã hi đen xông lên phía trước đ giúp xã hi đ cưỡng chế, thu hi đt, đàn áp phản kháng, gii tán biu tình (5)…

Scandal Đường Nhu - Dương Đường là dp Thu Hà đim li hàng lot scandal khác kéo dài t đu thp niên 2000 đến nay trên khp Vit Nam : Năm Cam được hàng lot viên chc đ cp, đ ngành, đc bit là công an đ đu. Do công an là "thanh gươm và lá chn" cho đng, lãnh đo công an tr thành nhng "ông thn" bo tr cho xã hi đen. Không có giám đc công an nhiu tnh thì không có nhng ông trùm trở thành "doanh nhân thành đt".

Thu Hà thở dài : Nhờ công an - xã hi đ bo kê, s lưu manh – xã hi đen "thành đt" nhiu không k xiết. Năm năm mt nhim kỳ, c mi năm năm, h thng chính tr li cho ra "các trùm ca nhng ông trùm" hùng c các địa phương. Nhng Vũ "Nhôm", Út "Trc", Đường "Nhu"… mi li xut hin. Vây cánh "các trùm ca nhng ông trùm" tht thi s b trng pht đ ly đim, nhân dân li vô tư, h hê trút b phn ut ca ngày hôm qua ri sau đó tiếp tc t nguyn làm nhng con lừa cho chế đ(6).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 20/04/2020

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/vu-an-dai-gia-duong-nhue-danh-nguoi-ngay-tru-so-cong-an-ma-khong-biet-bi-can-20200417074246595.htm

(2) https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/3528567133824171

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2623788494613038&id=100009457401127

(4) https://www.facebook.com/permalink.php story_fbid=948139595646641&id=100013518285955

(5) https://www.facebook.com/thuan.tinchoicho/posts/2698041320427808

(6) https://baotiengdan.com/2020/04/15/khi-cac-giam-doc-cong-an-bao-ke-cho-toi-pham/

**********************

Thực trạng bảo kê cho các nhóm xã hội đen qua vụ mới nhất Đường "Nhuệ"

RFA, 17/04/2020

Thông tin cập nhật liên tục

Có thể nói trong suốt những ngày trung tuần tháng 4 thông tin về nhân vật Nguyễn Xuân Đường, có biệt danh là Đường "Nhuệ" tràn ngập các mặt báo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Việt Nam.

baoke1

Một khu đất đấu giá tại huyện Đông Hưng, có sự can thiệp của nhóm Đường "Nhuệ". Courtesy : vietnamnet.vn

Đường "Nhuệ" được người dân địa phương biết đến như là người cầm đầu một băng nhóm "xã hội đen", núp bóng doanh doanh nghiệp (Công ty Bất động sản Đường Dương) để hoạt động phi pháp trong gần chục năm qua ở Thái Bình.

Đường "Nhuệ" được biết đến nhiều hơn qua bản tin trên truyền thông đại chúng rằng đã bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố và bắt giam hôm 11/4 trong lúc đang trốn lệnh truy nã. Trước đó vào ngày 7/4, vợ của Đường "Nhuệ", đại gia Nguyễn Thị Dương cũng bị khởi tố và bị bắt tạm giam.

Kể từ khi bị bắt, thông tin về Đường "Nhuệ" được báo giới liên tục cập nhật và phanh phui. Tin cho biết hai vợ chồng Đường "Nhuệ" có các hành vi đe dọa, ép những người tham gia đấu giá phải bỏ đấu giá nhằm đấu giá trúng, sau đó bán chênh lệch kiếm lời, thu về hàng trăm triệu đồng. Cặp vợ chồng Đường "Nhuệ" còn thu về nhiều tỷ đồng qua việc cho đàn em thu phí 500 ngàn đồng/lượt hỏa thiêu tại các văn phòng làm dịch vụ mai táng. Nếu các văn phòng này không hợp tác thì bị nhóm người của Đường "Nhuệ" hành hung, đe dọa không cho tồn tại. Một vụ việc gây bức xúc cho người dân tỉnh Thái Bình là gia đình mẹ con bà Đ.T.L bị nhóm của Đường "Nhuệ" quấy phá, khủng bố tinh thần, thậm chí bị đánh đập ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm hồi trung tuần tháng 11 năm 2014 và đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự "cố ý gây thương tích" do Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Thái Bình ban hành vào đầu tháng 1/2015 ; tuy nhiên cơ quan này 7 tháng sau đó lại ra thông báo tạm đình chỉ điều tra vụ án.

Mãi gần 5 năm sau, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Bình, vào ngày 16/4/20 ra quyết định ‘phục hồi điều tra vụ Đường "Nhuệ" bị tố đánh người ngay tại công an phường.

Đài RFA vào tối ngày 17/4 được một thanh niên trong giới xã hội đã hoàn lương ở Hải Phòng cho biết vụ Đường "Nhuệ" đang "nổi đình nổi đám" là do công an tỉnh Thái Bình có sự thanh trừng nhau vì quyền lợi. Thanh niên ẩn danh này lên tiếng :

"Theo như thông tin lề đường mà tôi nghe được thì ông này có khả năng kiếm tiền bằng xã hội. Việc kiếm tiền đấy được bao bọc tất cả, hết lớp công an này đến lớp công an kia. Thông tin từ các nguồn quan hệ xã hội thì gần như chính xác với những tin tức đăng trên báo là như thế. Nhưng mà có một vấn đề nặng nề hơn là ở đây có sự thanh trừng nhau. Tại Việt Nam thì giám đốc công an ở các tỉnh đều có chân rết là đội xã hội đen. Còn các đội, nhóm xã hội đấy khi được giám đốc công an tỉnh gọi là đỡ đầu thì phát triển rất mạnh và nguồn tiền lương hàng tháng vẫn cứ nộp đều cho các tay giám đốc công an bằng những đồng tiền xã hội đen. Bây giờ trong cuộc thanh trừng nhau này thì dùng xã hội đen để vấy bẩn và hạ bệ nhau. Câu chuyện này là công an mượn xã hội đen để phang nhau".

baoke2

Hai vợ chồng Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường. Courtesy : facebook

Mối quan hệ cộng sinh

Qua trao đổi với một vài người trong giới xã hội và chúng tôi được cho biết các đội, nhóm xã hội ở Việt Nam luôn có sự hợp tác tương hỗ với công an địa phương, mà giới xã hội ở vị trí của thế "bị động" hơn. Những người này giải thích với RFA rằng công an nắm thế chủ động, tức là "quyền sinh sát" thuộc về công an quyết định cho đội, nhóm xã hội nào được đỡ đầu hay được bảo kê. Giới xã hội gọi Đường "Nhuệ" chỉ là một "đầu gấu thôn" và đang được Công an tỉnh Thái Bình sử dụng trong cuộc đấu đá quyền lực nội bộ mà thôi. Thế nhưng, một vài người trong giới xã hội mà RFA tiếp xúc được khẳng định rằng Đường "Nhuệ" chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong hoạt động cộng sinh giữa công an và giới xã hội ở Việt Nam.

Nhà quan sát tình hình Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích thêm về mối quan hệ cộng sinh này :

"Tức là các cơ quan chính quyền từ cấp phường, họ sử dụng các băng đảng xã hội đen như trong việc quản lý bãi đỗ xe, quản lý chợ búa hay những nơi có những cảng sông, cảng biển…Họ sử dụng băng đảng xã hội đen để thay mặt cho chính quyền quản lý hay chèn ép người dân là diễn ra ở khắp nơi tại Việt Nam. Cụ thể như ở Thái Bình đã hơn 10 năm, đã trải qua 3 đời giám đốc công an rồi thì nó vẫn tồn tại. Nhưng do nó đã gây ra quá nhiều bức xúc cho nên đến cuối năm 2019, khi họ thay giám đốc (công an) mới thì họ thấy cần phải xử lý băng đảng này để tạo ra một trật tự mới. Dẹp xong băng nhóm Đường ‘Nhuệ’ này thì sau một thời gian sẽ có một băng đảng mới ngay. Hoặc có những băng đảng trước khia bị Đường ‘Nhuệ" khống chế và sau khi bị xóa bỏ rồi thì các băng nhóm kia lại nổi lên và cấu kết với những quan chức công an mới ở địa phương để tiếp tục chèn ép người dân".

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh rằng các nhóm xã hội đen được công an coi như là một lực lượng để bảo vệ chế độ, đặc biệt trong những trường hợp công an không dám ra tay trực tiếp thì họ sẽ dùng các băng nhóm xã hội đen để khống chế, đe dọa người dân.

"Trong chế độ Cộng sản luôn luôn song hành như vậy. Các băng đảng xã hội đen được dùng để thay mặt chính quyền trấn áp người dân, đồng thời họ chia chác với nhau những lợi ích mà tước đoạt được từ người dân, từ doanh nghiệp thậm chí của nhà nước như trong vụ Đường ‘Nhuệ’ thông qua đấu giá đất trong các dự án để họ mua với giá rẻ và bán lại với giá đắt, sau đấy các quan chức chia nhhau. Thứ hai là khi cần thì các phe nhóm trong nội bộ hệ thống chính quyền dùng để đấu đá với nhau".

Trong những ngày vừa qua, một số Đại biểu Quốc hội như Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng hay Thiếu tướng Lê Văn Cương yêu cầu cần làm rõ nhóm lợi ích bao che, chống lưng cho nhóm Đường "Nhuệ" ở tỉnh Thái Bình ; đồng thời đề nghị Bộ Công an vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của địa phương.

Tuy nhiên, giới quan sát tình hình Việt Nam như Luật sư Nguyễn Văn Đài và những người trong giới xã hội quả quyết với RFA rằng ngày nào Đảng cộng sản Việt Nam còn lãnh đạo đất nước thì ngày đó vẫn tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa "công an đỏ" và "xã hội đen".

*******************

Tại sao công an tiếp máu cho xã hội đen ?

Cánh Cò, 16/04/2020

Câu chuyện hai vợ chồng nổi tiếng Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (biệt danh Đường Nhuệ) đang làm cư dân mạng quên bớt nỗi lo lắng về con virus Vũ Hán và sự đơn độc trong nhà từ vài tuần qua.

xahoiden1 - Copie

Bà Nguyễn Thị Dương và chồng - ông Nguyễn Xuân Đường (Ảnh : Internet)

Đầy ắp hình ảnh lẫn bằng chứng của hai vợ chồng Dương – Đường là xã hội đen được báo chí khai thác giống như cố vắt hết nước cốt của từng nấc thang mà họ leo cao tới gần như đỉnh quyền lực lẫn tiền bạc. Những mẫu chuyện mà báo chí khai thác đi kèm với hình ảnh vợ của Đường Nhuệ chụp ảnh chung với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lẫn đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy sự góp sức của hệ thồng báo chí quôc doanh và từ sự dây máu ăn phần của hệ thống công an tại tỉnh Thái Bình trong hơn 10 năm qua đã là chiếc thang khiến hai vợ chồng Dương – Đường ngày càng khó đụng tới, nếu không muốn nói là bất khả xâm phạm.

Cho tới khi một giám đốc công an mới về nhậm chức thì sự nghiệp của hai vợ chồng này mới chấm dứt.

Cả bốn đời giám đốc công an Thái Bình từ năm 2004 tới nay gồm : Đại tá Trần Văn Vệ. Đại tá Trần Xuân Tuyết, Thiếu tướng Lê Đình Nhường và Đại tá Nguyễn Văn Minh đều bảo kê cho hai vợ chồng này qua các hoạt động kiếm tiền. Tử bảo kê cho bọn giang hồ, du đãng, đòi nợ thuê, thu tóm bất động sản, cho vay nặng lãi, cho đến mua bán chức quyền... nhưng có lẽ hoạt động hái ra tiền nhiều nhất là cặp vợ chồng này có trong tay toàn bộ chính sách của chính quyền nên mỗi khi có một cuộc đấu giá nào đó xảy ra thì họ cho đàn em xăm trổ đến địa điểm tổ chức đấu giá, dùng mọi cách tống khứ những doanh nhân có mặt kể cả đe dọa sinh mạng của họ để cho vợ chồng Dương – Đường trúng thầu với giá rẻ mạt. Tuần tự như thế từ năm này sang năm khác những miếng đất đắt giá nhất lần lượt vào tay hai vợ chồng này cho tới khi họ bị bắt vì có hành vi tấn công gây thương tích cho người khác.

Người dân có quyền hỏi với những hoạt động công khai như vậy dân chúng đều biết nhưng qua nhiều đời giám đốc công an tỉnh Thái Bình hoàn toàn không biết là sao ?

Xã hội đen rõ ràng đang là nguồn tiền rất lớn cho công an các nơi nhưng ông Trọng chưa tiến hành đốt một vụ nào như Thành phố Hồ Chí Minh từng đốt vụ Năm Cam khi xưa đã khiến cho Thiếu tướng Bùi Quốc Huy mất chức thứ trưởng, ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng, lãnh án 5 năm tù, bởi do bảo kê cho giới xã hội đen Năm Cam, Hồ Viết Sử… thời ông ta làm giám đốc Sở Công an.

Đồng tiền do xã hội đen nuôi hệ thống công an thì đa số dân Việt đều biết và lờ mờ nghĩ tới, nhưng đồng tiền từ các văn phòng công an trên khắp nước nhận được để nuôi bọn xã hội đen thì ít ai ngờ tới. Quan trọng hơn nữa những hành vi mờ ám này được cấp cao nhất của Công an cho phép và nguồn tiền được âm thầm tài trợ từ các nhóm lợi ích, những công ty bất động sản…

Xã hội den không những hoạt động trong phạm vi cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, mua bán ma túy hay tham gia hù dọa doanh nghiệp, chúng còn có những hoạt động kiếm tiền khác là tấn công dân oan, tấn công người dân tại những điểm nóng như Formosa, biểu tình chống luật đặc khu hay thay nhau canh chừng nhà của người bất đồng chính kiến.

Người ta còn nhớ các vụ tấn công người dân tại Dương Nội do xã hội đen kéo về từ Hải Phòng. Hôm 22/3/2013 hàng trăm người xăm trổ trang bị hung khí kéo đến xua đuổi, hành hung dân Dương Nội vì họ không chịu giao nộp đất cho doanh nghiệp. Sau bao năm nhờ ý chí mạnh mẽ Dương Nội vẫn còn sống sót cho tới nay nhưng những doanh nghiệp đứng phía sau thuê đám côn đồ ấy không hề bị xử lý.

Xã hội đen cũng được các tập đoàn có lợi ích tại các khu kinh tế trọng điểm thuê mướn nhằm ngăn chặn tất cả cá hoạt động của người dân làm thiệt hại lợi ích của họ. Formosa là một thí dụ điển hình, hàng ngàn người tụ tập tại Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà yêu cầu chính quyền địa phương trả lời việc uy hiếp dân, và đòi bồi thường thiệt hại vì Formosa thì một nhóm xã hội đen đã xuất hiện và ngăn cản người dân.

Xã hội đen cũng được thuê nhằm sách nhiễu nhưng người có tư tưởng khác với nhà nước. Bọn này tới nhà người được chỉ định, có những hành vi mà loại người không thể làm : đổ keo vào khóa nhốt nạn nhân không thể ra khỏi nhà, ngồi ăn nhậu trước cửa không cho nạn nhân ra ngoài, lấy sơn và vật dơ bẩn tạt lên tường nhà, mở máy ầm ỉ không cho nạn nhân nghỉ ngơi và thậm chí nạn nhân bị "hỏi cung" khi đi đâu làm việc gì…Những hành vi này vẫn đang tiếp diễn và không có dấu hiệu nào công an thấy mình vi phạm luật pháp để ngừng lại.

Sử dụng côn đồ để làm những công việc trái với pháp luật khiến xã hội đen được dịp yêu sách mỗi khi có những vụ tai tiếng do xã hội đen làm ra. Làm sao bắt chúng nếu từng yêu cầu chúng làm những công việc phạm pháp ? Làm sao tiêu diệt mối nguy hại cho xã hội khi công an chính là tác nhân gây hại cho người dân nhiều nhất ?

Khi chấp nhận xã hội đen cộng sinh trên mọi chính sách của mình thì công an đã chọn con đường ngắn nhất đi tới diệt vong. Người dân không thể vừa sợ xã hội đen vừa sợ công an như trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước. Khi ngành công an chấp nhận nhập nhằng như từ xưa tới nay tức là bản thân người đứng đầu ngành tỏ ra không thích hợp với vị trí mà ông ta đang nắm giữ. Bất kể ông ta có chia phần lợi nhuận từ các nhóm lợi ích hay không nhưng ông ta đang trực tiếp chia phần trách nhiệm về các vụ án tồi tệ có sự đóng góp của công an trong đó.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 14/04/2020 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Chiều 4/9, một nhà báo tự do ở quận 9, Sài Gòn đã bị đám đông tấn công. Sáng 5/9, tại quận Gò Vấp, Sài Gòn, cửa rào của một nhà báo quốc doanh bị ai đó treo một đầu của con chó bị cắt nham nhỡ, kèm tin nhắn qua điện thoại yêu cầu phải gỡ hết các bài viết tố cáo lãnh đạo tham nhũng…

den1

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã bị đe dọa tính mạng khi từ chối gỡ bài liên quan đến "lãnh đạo tỉnh Quảng Trị".

Chứng cứ ghi nhận ban đầu từ đồng nghiệp của cả hai vị nhà báo nói trên, cho thấy ở đây vụ hành hung và đe dọa từ ‘nhóm người lạ’ đều có bóng dáng bảo kê của thế lực thuộc công quyền. Điều này cho thấy dường như sức mạnh của cơ bắp đang được cả chính những người trong bộ máy chính quyền, hoặc từng giữ vị trí trong bộ máy này, sử dụng để trừng trị bất kỳ nhà báo nào dám học đòi cụ Đồ Chiểu "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

"Chúng tôi chờ cả 20 phút không thấy Công an đến, tôi gọi Cảnh sát 113 lần nữa, Cảnh sát 113 bảo tôi đọc số nhà gần đó, số 14D đường 990. Sau đó nhiều người xúm lại hỏi thăm và chờ Công an đến, mãi đến gần 18g30 Công an phường mới đến cùng một dân phòng…". Ông nhà báo tự do kể, và nói thêm rằng chuyện bị hành hung như vầy với ông không mới mẻ, bởi có lần ông còn bị đánh tét đầu, phải nằm ở bệnh viện Sài Gòn đến 7 ngày. Mặc dù ông đã trình báo và làm các thủ tục hành chánh cho yêu cầu tố tụng của một vụ án, song mọi chuyện vẫn không được giải quyết rốt ráo, mà cứ dằn dai.

Ông nói mình tôn trọng pháp luật, sẳn sàng kiên nhẫn theo từng bước thủ tục để yêu cầu làm rõ ‘nhóm người lạ’ là ai, và pháp luật phải được thực thi đúng như tuyên bố "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" (Điều 2, Hiến pháp 2013) ; và "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" (Điều 20, Hiến pháp 2013).

Ngay cả việc ông có những ý kiến mang tính phản biện về các chính sách, thì đây cũng là quyền tự do chính trị của công dân đã Hiến pháp bảo hộ tại Điều 14, Hiến pháp 2013. Không phải vì lên tiếng như thế mà ‘nhóm người lạ’ có quyền hành hung ông.

den2

Blogger, nhà báo Huỳnh Công Thuận bị côn đồ hành hung vào chiều ngày 4/9. Ảnh : Facebook

Còn ở vụ việc của nhà báo quốc doanh, theo quy trình thì sự lên tiếng ngoài đương sự, còn có ở chính cơ quan báo chí nơi người ấy làm việc ; ngoài ra còn thêm cơ quan chủ quản và Hội Nhà báo nơi nhà báo ấy đang sinh hoạt. Nói như vậy để thấy rằng mặc dù có hàng loạt cơ quan chức năng ít nhiều quyền lực, song dường như các ‘nhóm người lạ’ không hề e dè, không hề kiêng nể.

Một vụ việc gần nhất có lẽ đang đi vào ngõ cụt là vụ phóng viên Hải Đường, tức Đặng Thị Tuyền, phóng viên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Văn phòng đại diện tại Hà Nội). Ngày 10 tháng sáu, 2018 Tuyền mất liên lạc với gia đình. Khoảng 17 giờ ngày 12 tháng sáu, thi thể Tuyền được phát hiện trôi xa hơn 2 cây số mắc vào bãi giữa sông Hồng, ở khu bến đò Vạn Phúc.

Theo nhiều đồng nghiệp vào cuộc vụ này, thì rất có thể đây là đòn răn đe khi nữ ký giả này tiếp tục lăn xả điều tra và thực hiện loạt bài viết về thu hồi đất trái quy định của chính quyền Hà Nội.

"Nhóm người lạ’ công khai đánh người dân đang thực hiện quyền biểu tình. ‘Nhóm người lạ’ sẳn sàng ra đòn trực diện một nhà báo lớn tuổi, cô thế. ‘Nhóm người lạ’ cũng chẳng ngại gì các nhà báo quốc doanh, không những hăm he, mà còn có thể lấy luôn cả tính mạng.

Những ‘nhóm người lạ’ ấy là ai ?

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 07/09/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 02 février 2017 13:09

Sóng ngầm đang phá nát Việt Nam

Nếu chỉ đọc những điều Đảng và Nhà nước nói thì Việt Nam là nước hòa bình, phồn thịnh, nhân dânhạnh phúc và không có gì phải băn khoăn.

songngam1

 Xã hội đen đòi nợ thuê - Ảnh minh họa

Nhưng đằng sau tấm màn nhung ấy thì đất nước lại là là một xã hội đang suy đồi về luân thường đạo lý, tội ác gia tăng và con người Việt Nam đang mất định hướng.

Trước hết hãy đọc câu nói lạc quan đầu năm Đinh Dậu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng : "Bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam… Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình… Vị thế, uy tín của Việt Nam trên chính trường quốc tế ngày càng cao… chúng ta rất vui mừng và tự hào những kết quả đạt được trong những năm vừa qua, một trong những năm có ấn tượng phát triển tốt, không khí đón xuân có khí thế, cả hệ thống chính trị chúng ta vào cuộc, nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Đó là cái rất sâu xa không ai có thể đong đo đếm được" (Phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), 27/01/2017 (30 Tết).

Ông Trọng nói vậy mà không phải vậy vì ông đã nói những điều không thật. Quốc phòng an ninh Tổ quốc chưa bảo đảm vì mối đe dọa đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc vẫn lơ lửng ở Biển Đông và dọc biên giới Trung-Việt.

"Một đất nước thanh bình" thì phải trong ấm ngoài êm, biên cương phải vững như bàn thạch, quần đảo Hoàng Sa không còn trong tay Tầu và quân Trung Quốcđã rút khỏi 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 mà nay đã tân tạo, mở rộng thành đảo quân sự để đe dọa an ninh trong khu vực.

Tất cả những yếu tố quan trọng và then chốt này chưa xẩy ra nên sự vững tin của ông Trọng phải có lý do nào đó. Chẳng nhẽ sự lạc quan này lại gắn kết với "Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đến năm 2025" ?

Hai nước Việt-Trung đã ký Thỏa hiệp này trong chuyến thăm Trung Quốc không rõ lý do của ông Nguyễn Phú Trọng trong 3 ngày từ 12 đến 15/01/2017. Nhưng chi tiết của thỏa hiệp "nhìn chung" là nhìn như thế nào, và tại sao lại giới hạn đến năm 2025 đã không được tiết lộ.

Vì vậy đã có nghi vấn có phải "nhìn chung" là hai nước Việt-Trung đã hòa hoãn không gây khó khăn quân sự cho nhau ở biên giới ; giữ nguyên trạng những vị trí đóng quân của đôi bên ở Trường Sa ; Việt Nam cam kết không nhắc đến vấn đề Hoàng Sa, và "quên" luôn cả những thảm họa Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh biên giới 1979-1990 ? Hay còn những "nhìn chung" nào khác mà Việt Nam phải nhượng bộ để được yên thân ?

Những nghi vấn này đang luẩn quẩn trong đầu nhiều người còn biết suy nghĩ ở Việt Nam vào lúc Đảng Cộng sản Việt Nam phải đối diện với một số vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa sự lãnh đạo của mình.

Suy thoái lên ngôi

Đứng đầu trong số này là làm sao ngăn chặn được suy thoái đạo đức lối sống và tư tưởng trong cán bộ đảng viên.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ban hành ngày 30/10/2016, về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ" đang là cơn sốt vỡ da của đảng.

Vô số Hội nghị của đảng, nhà nước, quân đội, công an, báo chí, văn nghệ sĩ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở v.v… đã được tổ chức để qúan triệt thi hành.

Kết quả ra sao thì có Trời biết. Chỉ thấy Tổng bí thư Trọng lại mới triển khai thêm :

"Tôi xin nhấn mạnh thêm một số ý mới. Đầu tiên là phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phê bình và tự phê bình, làm chuyển biến trong mỗi con người, mỗi tổ chức.

Thứ hai, phải nhấn mạnh xây dựng cơ chế chính sách luật pháp để kiểm soát cho được quyền lực. Ngoài việc kêu gọi tự giác giáo dục chính trị tư tưởng phải có biện pháp về tổ chức, tức là có cơ chế chính sách luật pháp, như tôi đã nhiều lần nói một cách hình ảnh là nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách.

Thứ ba là tăng cường kỷ luật kỷ cương, vừa qua chỉ là xử lý bước đầu thôi.

Thư tư, phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận, của báo chí, công khai hóa" (Phỏng vấn của VOV ngày 27/01/2017).

Tuy có rõ ràng và chi tiết hơn nhưng nội dung thi hành thì vẫn như cũ và đã hỏng cả rồi. Bằng chứng là toàn đảng lại đang rầm rộ tổ chức "phê bình và tự phê bình" cho có vẻ "làm ăn" nghiêm chỉnh, nhưng cuối cùng rồi sẽ "trăm voi không được bát nước xáo" như trăm ngàn chuyện của đảng bấy lâu nay.

Bởi vì truyện dài "xây dựng, chỉnh đốn đảng" lần đầu tiên đã có trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Dưới thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nghị quyết ngày 02/02/1999 đã đưa ra chi tiết "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay".

Đến khóa đảng XI thời ông Trọng, Hội nghị Trung ương 4 lại tung ra Nghị quyết về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" . Tổng cộng 20 năm, qua 3 đời Tổng bí thư (Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh (2 khóa IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (khóa XI rồi tiếp sang khóa XII), vấn đề xây dựng và chỉnh đốn đã biến thành "đạp đổ" và "đổ đốn" để tiến nhanh, tiến mạnh lên "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nghiêm trọng hơn trong nội bộ đảng.

Nguyên do vì chủ nghĩa cộng sản, tuy còn sống trên giấy và trong đầu thiểu số lãnh đạo cực kỳ ù lì, bảo thủ và chậm tiến nhưng đã chết trong trái tim của hầu hết nhân dân Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam có gần 4 triệu đảng viên trong tổng số 93 triệu dân, nhưng mấy ai trong họ còn tin rằng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng cộng sản Hồ Chí Minh vẫn là cứu cánh và là nền tảng vững vàng để xây dựng đất nước thành công ?

Cũng thay đổi là đi song song với Nghị quyết chống "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" là công tác "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thay vì "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" như trước đây.

Nhưng phong trào học tập này cũng chỉ làm cho có lệ và phần đồng là hình thức để báo cáo và khoe thành tích. Bởi vì nếu có làm như đã nói thì các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, lãng phí, mất đoàn kết, kèn cựa, nói xấu nhau trong đảng đã chết từ lâu rồi.

Cho nên khi người dân nghe câu nói tự khoe được "nhân dân đồng tình ủng hộ cao" của ông Trọng nói với VOV thì dân cũng chỉ biết chép miệng biủ môi cho đỡ xấu hổ.

Khó khăn cho Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lỡ hứa sẽ làm triệt để, quyết liệt và cho bằng được, dù biết là rất khó.

Chẳng hạn như ông đòi mọi người phải "phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng" và phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách". Nhưng đâu phải bây giờ đảng viên mới suy thoái tư tưởng, tức không còn tin vào đảng, nói không đi đôi với làm, hay làm ngược lại Nghị quyết, Chỉ thị của đảng ?

Họ đã quay lưng lại với chế độ và tư tưởng cộng sản từ ngay khi Thế giới cộng sản tan rã năm 1991 ở nhà nước đầu sỏ Liên Xô, nay là Nga. Và từ sau Đại hội đảng, đổi mới kỳ VI thời Nguyễn Văn Linh năm 1986 cho đến bây giờ trên 30 năm, cán bộ đảng viên tiếp tục chệch hướng và tự tìm đường mà đi để đạt mục tiêu giầu sang phú quý.

Còn chuyện ông Trọng đòi quyền lực của mỗi đảng viên phải bị khép vào kỷ luật và khung luật pháp, kỷ cương và điều lệ đảng thì đó là chuyện của đảng nói và đảng làm.

Đảng đặt ra chính sách, người của đảng thi hành để cuối cùng khen thưởng hay kỷ luật cũng do người trong đảng nhỏ nhẹ với nhau, đa phần bằng bằng biện pháp hành chính, tha cho nhau để giữ tình đoàn kết và bảo vệ lợi ích nhóm, thay vì truy tố và bỏ tù thì không phải "vừa đá bóng vừa thổi còi" là gì ?

Làn sóng ngầm nguy hiểm

Nhưng bên dưới mặt nổi của tình trạng ngổn ngang nội bộ và những lạc quan bốc đồng của lãnh đạo thì những bất cập nổi cộm của chế độ đã lộ lên khắp mặt và đang tàn phá dữ dội nền tảng xã hội và con người Việt Nam.

Đó là nguyên nhân đã xuất hiện những phong trào do nhà nước chủ động được gọi là : "Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới".

Những cuộc vận động này, tuy tốn phí cao, nhưng kết quả giải trừ tội phạm chẳng được bao nhiêu.

Cũng đáng ngạc nhiên là một làn sóng lên tiếng về tình trạng tội phạm và phản ảnh mối quan tâm của người dân đã được nhiều giới và báo chí tham gia trong hai năm 2012-2014. Sau đó giảm dần nhưng không có nghĩa nhà nước đã thành công trong công tác diệt tội phạm.

Vì vậy, những gì trích dẫn trong bài này từ mấy năm trước vẫn còn nguyên giá trị của thời bây giờ, năm 2017, nếu so với các tin tức hàng ngày trên báo chí và báo cáo của công an.

Luật sư, Đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa của Sài Gòn cho biết : "Tình hình tội phạm hình sự ở nước ta đang gia tăng nghiêm trọng cả về số lượng và tính chất. Người ta dễ thấy tội phạm về con người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người dân, tội phạm về sở hữu làm tổn thất thu nhập và tài sản của xã hội. Tuy nhiên, tác hại của tội phạm còn đáng quan ngại hơn dưới lăng kính xã hội học.

Nạn côn đồ, lưu manh, băng nhóm là một báo động đỏ ở Việt Nam vì nó thể hiện những yếu kém, bất cập lớn cả về pháp luật lẫn công tác phòng, chống tội phạm. Doanh nghiệp sử dụng xã hội đen để đòi nợ ; người dân, kể cả trong gia đình, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực ; tình trạng côn đồ, lưu manh hóa trong nhà trường, nơi công cộng đang lan tràn ; hành vi coi thường, xúc phạm, thậm chí tấn công nhân viên công lực ngày càng phổ biến. Nguy hại của nạn côn đồ, lưu manh và băng nhóm là hết sức lớn vì chúng càng lộng hành thì người dân càng mất niềm tin ở công quyền, công lý và càng có xu hướng dựa vào chúng để đòi công lý bằng bạo lực, bằng "luật rừng" (Tạp chí Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh online).

Như vậy thì lực lượng cảnh sát hình sự và điều tra tội phạm đã trốn hay không dám đụng tới kẻ phạm pháp ?

Nguy hiểm hơn, theo Luật sư Nghĩa : "Tình trạng trẻ hóa tội phạm là nguy cơ nhiều mặt. Giáo dục yếu kém của nhà trường và gia đình, cộng với đạo đức xã hội suy thoái khiến cho nhiều thanh thiếu niên tiêm nhiễm thói xấu, từ đó bị tiền sự, tiền án rất sớm, để lại những vết sẹo trong tinh thần và nhân cách, làm thui chột, hủy hoại cả phần đời còn lại. Do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ tiếp tục dấn sâu vào tội phạm cao hơn tỉ lệ hoàn lương".

Luật sư Trương Trọng Nghĩa nổi tiếng ở Quốc hội là người nói thẳng và nói mạnh những đỏi hỏi nhà nước phải giải quyết để tránh nạn cho dân. Do đó, không ngạc nhiên khi ông chỉ trích thẳng cán bộ thi hành luật pháp một cách tùy tiện để thủ lợi.

Ông bảo : "Thực tiễn mấy năm qua cho thấy có nhiều chậm trễ, bất hợp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Biết bao dòng sông trong mát ở các miền quê bị các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đẩy hàng vạn nông dân vào chốn quẫn bách vì không trồng trọt, đánh bắt được, thậm chí tắm giặt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ngay cả những vụ cố ý, gian dối xả chất thải độc hại ra môi trường bị bắt quả tang cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Hàng loạt công ty đa quốc gia khai lỗ triền miên trên sổ sách ở Việt Nam nhưng vẫn mở rộng đầu tư và tăng doanh số mà không thể xử lý tội trốn thuế. Nhiều vụ thua lỗ, thất thoát tài sản công do tham ô, lãng phí nhưng không thể khởi tố nhờ vào lá chắn trách nhiệm tập thể của pháp nhân. Nguyên nhân là ở tư duy pháp lý cũ kỹ, cho rằng chỉ có những cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự".

Cuối cùng, ông Nghĩa nói thẳng với nhà nước : "Kết quả chống tham nhũng mấy năm qua cho thấy có sự lờn thuốc, mất sức đề kháng của không ít cán bộ, công chức, do đó phải có những thay đổi cấp bách, đột phá cả về thể chế, quy định và lực lượng phòng chống. Chừng nào chưa đẩy lùi được nạn tham nhũng thì mọi nỗ lực phòng, chống tội phạm, kể cả những đạo luật chặt chẽ nhất cũng bị vô hiệu".

Khẳng định của Đại biểu Nghĩa đã phản ảnh trong câu nói để đời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 27/09/2013. Ông Trọng nói về tình trạng tham nhũng với cử tri quận Bà Đình, Hà Nội : "Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".

Nhưng sau câu nói thì tham nhũng vẫn tiếp tục sống hùng, sống mạnh và sống vinh quang như bấy lâu nay thì làm sao diệt được tội phạm ?

Chưa thành niên đã có thành tích phạm tội cao

Đáng quan tâm cho toàn xã hội là càng ngày càng có nhiều tội phạm gây ra bởi thành phần trẻ, chưa thành niên.

Một bài viết trên trang Cảnh sát Nhân dân ngày 22/12/2014 cho thấy : "Số lượng tội phạm do người chưa thành niên gây ra chiếm tới 1/3 tổng số vụ phạm tội, hàng năm cả nước có xấp xỉ 15.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị đưa ra xử lý, 2.000 người chưa thành niên bị đưa vào trường giáo dưỡng và khoảng 1.200 người chưa thành niên phải chấp hành án hình sự tại các trại giam".

Vẫn theo phân tích của hai tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I và Nguyễn Quang Dũng, Học viện Cảnh sát nhân dân thì : "Có khoảng 2/3 số người chưa thành niên vi phạm pháp luật được cải tạo và giáo dục, đồng thời, tại các địa bàn cơ sở, tuy vậy số lượng các vụ phạm tội do nhóm đối tượng này gây ra không giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ của vụ việc phạm tội ngày càng nghiêm trọng như giết người man rợ, cướp tài sản táo tợn, manh động, có tổ chức".

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng này ? Hai tác giả trả lời : "Nếu thiếu đi sự định hướng, uốn nắn kịp thời từ gia đình và nhà trường thì nguy cơ phạm tội sẽ càng trở nên rõ rệt. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, phạm tội cướp tài sản nói riêng của người chưa thành niên".

Tạp chí Cộng sản điện tử, cơ quan lý luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có bài viết về tình trạng tội phạm ở Việt Nam trong số ra ngày 24/09/2014.

Báo này cho biết : "Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất 'xã hội đen', tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ. Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn". 

"Nguyên nhân của tình hình trên", theo Tạp chí, "một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước".

Như vậy thì chống với đỡ làm sao được. Cán bộ có trách nhiệm lơ là, không quan tâm hay làm cho có lệ để lấy điểm, khoe thành tích thì tội phạm lên ngôi là đúng trăm phần trằm.

Thậm chí, Tạp chí Cộng sản còn tố cáo : "Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút".

Đi xa hơn, bài báo đã phản ảnh: "Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm "xã hội đen" gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối.

Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa của xã hội".

Bộ chính trị vào cuộc

Tình trạng tội phạm nghiệm trọng đến nỗi đã buộc Bộ Chính trị phải ra Chỉ thị ngày 19/12/2014 có tên : "Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới".

Chỉ thị nói : "Tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như : khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tội phạm về môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… Số người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và số người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài ngày càng nhiều. Tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội chiếm tỉ lệ cao, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ gia tăng và quyết liệt hơn. Tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên xảy ra nhiều hơn, rất đáng lo ngại…".

Vậy nguyên nhân từ đâu, Chỉ thị vạch ra : "Tình hình trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cấp ủy đảng, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm ; lực lượng trực tiếp chống tội phạm ở nhiều nơi còn yếu ; công tác quản lý xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, về đạo đức, lối sống và vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội còn thấp ; tỉ lệ điều tra, khám phá một số loại tội phạm chưa cao…".

Trước tệ nạn này, như thường lệ phải tìm thủ phạm để bớt tội cho mình, Bộ Chính trị đã trơ trẽn viết : "Trong thời gian tới, tình hình tội phạm sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, dễ bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự vững mạnh của chế độ ta. Do đó, công tác phòng, chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa".

Đáng chú ý là trong số những giải pháp, đảng đã ra lệnh phải : "Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác này. Cán bộ, đảng viên có vợ (hoặc chồng), con bị xử lý hình sự thì tùy theo mức độ liên đới phải xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo hoặc miễn nhiệm, cách chức nếu cán bộ, đảng viên đó đang giữ chức vụ lãnh đạo".

Nhưng từ đó đến nay (2017), chưa thấy có cán bộ đảng viên nào bị đem ra hành tội về bao che, dung túng tội phạm.

Ma túy - thuốc phiện

Trong lĩnh vực nghiện ngập ở Việt Nam, theo báo cáo tháng 9/2015 của Bộ Lao động, xã hội và thương binh Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013.

Con số này chỉ gồm những con nghiện chính thức. Số người nghiện không khai báo hay lẩn trốn trong xã hội không thể đếm được.

Báo cáo cũng cho biết : "Hiện nay, cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc với biên chế hơn 7 nghìn cán bộ, lương bình quân mỗi người là 3-4 triệu đồng/tháng, lưu lượng tiếp nhận cai nghiện khoảng 60 nghìn người/năm với cơ sở vật chất hàng ngàn ha. Nhưng hiện tại chỉ có 22,2 nghìn người cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, trong đó có 14 trung tâm cai nghiện không có người nghiện rất lãng phí. Ngoài ra còn có 180 cơ sở điều trị mathadone, tại 42 tỉnh thành đang điều trị cho 42 nghìn người nghiện ma túy".

Vậy ma túy mới đang đầu độc giới trẻ như thế nào ? Báo An Ninh Thế giới Onine viết ngày 15/12/2016 cho biết có các loại đang lưu hành trên thị trường gồm : "tem giấy", "lá khát", "trà sữa", "nước vui", "đông trùng"… là những loại ma túy mới mà cơ quan chức năng vừa phát hiện ra ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành miền Bắc".

Bài báo viết : "Thoạt nghe không ít người cứ ngỡ rằng đó là những loại thực phẩm, dược phẩm rất "lành", tốt cho sức khỏe. Song ngược lại, nó là những loại ma túy tổng hợp có thể khiến cho người sử dụng bị nghiện và mất kiểm soát hành vi".

Vẫn theo An ninh Thế giới : "Tháng 3/2016 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệt phá một đường dây mua bán ma túy tổng hợp từ nước ngoài vào Việt Nam. Điều khiến cho các trinh sát hết sức bất ngờ là các đối tượng đã đem vào nội địa những loại ma túy mới, hoàn toàn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam trước đây".

Riêng ở Việt Nam, Bộ Lao động, thương binh và xã hội báo cáo: " Số người trẻ nghiện ma túy chiếm 70%, 80% là nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự. Riêng ở Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 93%. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em. Những con nghiện ở Việt nam mỗi năm đốt 50 tỉ đồng. Tiền cho chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm 1996 là 20 tỉ đồng. Từ năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống trong cả nước là 125 tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường), hoặc 4-5 trường đại học (25-30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xóa đói giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng".

Báo cáo viết tiếp : "Tại thành phố Hà Nội 1995, có 5.000 người nghiện, đến 1998 là 13.000 người. Tại Sài Gòn, tháng 07/1997, số người nghiện mà công an nắm được là 4.500 người ; đến tháng 07/1998 là 10.038 người, trong đó 81% ở độ tuổi dưới 30. Nhưng thực tế ước tính, tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20.000 con nghiện, với 632 khu vực liên quan đến mua bán tổ chức chích hút ma túy.

Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử... Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi trẻ đơn sơ, dễ bị lôi cuốn".

Vẫn theo báo cáo của Công an thì thuốc phiện và má túy các loại đã nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa, Lào, Thái Lan và Cao Miên. Đường biển và đường hàng không, xe lửa và các phương tiện giao thông khác, kể cả di bộ vận tải ma túy, thuốc phiện cũng được các tổ chức sử dụng.

Theo các viên chức nhà nước, Việt Nam cũng đã biến thành trung tâm chuyển ma túy đi các nước khác.

Tình trạng mại dâm

Về tình trạng mại dâm, Việt Nam không có thống kê chính thức vì hành nghề bất hợp pháp. Báo cáo chính phủ chỉ cho biết : "Mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy : cả nước ước tính có gần 33.000 người bán dâm, phần lớn là nữ ; nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. Độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25-35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là từ 18-25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng".

Tại "Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm" sáng 19/12/2014, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết : "Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến tháng 11/2014, cả nước có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Trước đó, ngày 13/6/2014, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm".

Báo cáo cũng cho biết : "Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê năm 2016 ước tính cả thành phố có 3.600 người bán dâm, kích dục, tăng tới 20% so với năm 2015".

Nạn buôn người để phục vụ mại dâmcũng gia tăng. Số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy : "Tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, các địa phương đã phát hiện gần 2.000 vụ buôn bán người với hơn 3.800 nạn nhân. Trong đó, trên 85% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Phần lớn phụ nữ bị buôn bán để làm gái mại dâm tại các đô thị hoặc đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm tại nước này, ngoài ra đã có những trường hợp bị lừa sang Malaysia làm nô lệ tình dục".

Một báo cáo khác của nhà nước Việt Nam xác nhận số phụ nữ và trẻ em "bỗng dưng mất tích" khỏi Việt Nam đã lên đến con số báo động trên 30.000 người. Phần lớn những người này từ cùng quê và các tỉnh vùng biên giới Tây Bắc tiếp giáp với Trung Quốc và ở những vùng nghèo túng.

Các cuộc điều tra dịa phương xác nhận tình trạng "mất tích" này được coi liên quan đến nạn buôn người từ Việt Nam có bàn tay tiếp sức của con buôn bất chính và các tổ chức nước ngoài.

Như vậy thì xã hội, đất nước và con người Việt Nam có hy vọng "bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam", và "Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình" như rêu rao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay những trận cuồng phong tội phạm, nghiện ngập, buôn người và mại dâm sẽ tiếp tục hủy diệt con người và xã hội Việt Nam ?

Phạm Trần

(02/02/2017)

Published in Diễn đàn