Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Blogger Mẹ Nấm y án 10 năm tù sau phiên phúc thẩm (RFA, 30/11/2017)

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo quy kết "tuyên truyền chống nhà nước" ở phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 30/11/2017.

10nam1

Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên toà phúc thẩm Tòa án tỉnh Khánh Hoà ngày 30 tháng 11 năm 2017. - AFP

Bào chữa cho blogger Mẹ Nấm trong phiên tòa phúc thẩm gồm có ba luật sư là các ông Nguyễn Hà Luân, Hà Huy Sơn và Nguyễn Khả Thành.

Một phiên tòa có nhiều điều chưa thỏa đáng

Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ tới 11 giờ thì tuyên án và theo các luật sư thì nhanh chóng và có nhiều điều không thỏa đáng. Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết :

Phiên xử diễn ra bình thường, cũng đặt câu hỏi và cũng tranh luận, rồi luận tội chứ không có gì đặc biệt. Lập luận của chúng tôi là Như Quỳnh không phạm tội, hậu quả gây ra cũng không có gì nghiêm trọng.

Các luật sư đã yêu cầu các giám định viên tham dự phiên tòa nhưng cả ba giám định viên đều viết đơn xin vắng mặt.

Luật sư Nguyễn Hà Luân cho rằng viện kiểm soát né tránh các câu hỏi và không tập trung vào các chất vấn của luật sư.

Nhận xét về thái độ của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư Nguyễn Khả Thành cho rằng "bản lĩnh" :

Cô cũng bản lĩnh đó. Không nhận tội, cô trả lời những hành động đó thể hiện quyền tự do cá nhân của cô. Cô nhất quyết không nhận tội.

Luật sư Hà Huy Sơn nhấn mạnh rằng các luật sư đã phân tích sự khác nhau giữa đảng – nhà nước và phân biệt hai khái niệm này.

Ngay từ sáng sớm, trong clip tường thuật trực tiếp từ Nha Trang đăng trên facebook, nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cho biết các ngả đường đi vào tòa án đều bị đặt barier chặn đường không cho vào. Ngay cả bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – thân mẫu bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị chặn, nhưng bà Lan đã cương quyết vượt qua hàng rào an ninh để vào bên trong phiên tòa.

Riêng luật sư Võ An Đôn do trước đó đã bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên nên không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa. Tuy vậy, ông Đôn cũng đã đến để theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bên ngoài.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa những người ủng hộ blogger Mẹ Nấm đã hô to những khẩu hiệu phản đối bản án dành cho bà Quỳnh.

Facebooker Nguyễn Hoàng Vi cho biết đã có nhiều người bị công an đánh và bắt sau phiên tòa bao gồm cả thân mẫu của Mẹ Nấm. Một số người bị cướp điện thoại như luật sư Võ An Đôn và Trịnh Kim Tiến và bà Trần Thu Nguyệt.

Luật sư Hà Huy Sơn xác nhận rằng có nhiều người đã bị đánh đập và bắt đi.

Chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nhiều lần nhưng máy liên tục bận.

Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) trong một thông cáo yêu cầu EU áp lực Việt Nam trả các tù nhân chính trị hôm 28/11/2017 nói :

EU cần công khai vinh danh những công dân Việt Nam dũng cảm như ‘Mẹ Nấm’ và luật sư Võ An Đôn, những người đã chịu nhiều rủi ro vì nhân quyền và dân chủ. EU cần nói rõ rằng việc thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai bên phụ thuộc vào việc Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt sách nhiễu, đe dọa những người bảo vệ nhân quyền.

Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 - Bộ Luật Hình sự.

Công an tỉnh Khánh Hòa cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ; bôi nhọ các cá nhân..".

Bà từng bị bắt nhiều lần trước đó trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo và đòi nhân quyền.

Mẹ Nấm là ai ?

Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".

Theo cáo trạng của cơ quan điều tra tỉnh Khánh Hòa, bà Quỳnh soạn thảo một tập tài liệu có tiêu đề tiếng Anh là "Stop police killing civilians", tiếng Việt là "Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường". Cơ quan điều tra Khánh Hòa cho rằng "nhằm mục đích để người đọc hiểu sai bản chất, xúc phạm và hạ uy tín của công an nhân dân Việt Nam".

Thực chất, đây là một tập tài liệu tổng hợp các trường hợp các nạn nhân bị chết trong đồn công an, và kêu gọi mở những cuộc điều tra minh bạch về nhũng cái chết thương tâm này.

Năm 2010 bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett vì những hoạt động bảo vệ quyền tự do biểu đạt.

Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho cô Giải thưởng Của Năm.

Bà cũng được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ vào tháng Ba năm 2017.

Ngày 29/6 trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao sau phiên tòa sơ thẩm, Bà Heather Nauert, người phát ngôn nói với Báo giới rằng "Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm tù với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước…" và yêu cầu Việt Nam "thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa".

Những tiếng hô to "Mẹ Nấm vô tội" ngay trước cổng phiên tòa và những người phản đối bị công an đánh là một nghịch lý dễ thấy trong các phiên tòa mang tính chính trị gần đây.

Tiến Thiện, thông tín viên RFA

**********************

Việt Nam : Blogger "Mẹ nấm" bị y án 10 năm tù (RFI, 30/11/2017)

Trong phiên xử phúc thẩm sáng nay 30/11/2017, tại thành phố Nha Trang, toà án tỉnh Khánh Hoà bác đơn kháng cáo của "Mẹ nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những blogger bảo vệ môi trường có tiếng tăm tại Việt Nam. Một trong những luật sư biện hộ bị rút thẻ hành nghề trước ngày xử.

10nam2

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (áo đen) trong phiên xử phúc thẩm tại Nha Trang ngày 30/11/2017. Ảnh : TTXV /Tiến Minh via  Reuters

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, bị giam từ tháng 10/2016 cho đến tháng 6 /2017, bị kết án 10 năm tù trong phiên xử sơ thẩm, một vụ án bị giới nhân quyền gọi là hành động đàn áp tiếng nói phản biện chính quyền Việt Nam.

Theo AFP, phiên xử phúc thẩm ngày hôm nay diễn ra trong sự kiểm soát chặt chẽ của an ninh. Báo chí nước ngoài bị cấm dự khán.

Qua mạng xã hội, blogger "Mẹ Nấm" - "Nấm" là tên gọi ở nhà của một trong hai con của Như Quỳnh- tố cáo tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là qua vụ Formosa xả thải ở miền trung và nạn "người bị câu lưu chết trong đồn công an".

Trả lời AFP, luật sư biện hộ Hà Huy Sơn thẩm định bán án 10 năm tù là "bất công, thiếu vô tư và không phù hợp với pháp luật".

Còn theo luật sư Nguyễn Hà Luân, thân chủ của ông "không phủ nhận những chuyện mình làm và khẳng định những hành động đó không có căn cứ để buộc tội".

AFP cho biết thêm sự kiện một trong những luật sư nhận lời biện hộ cho blogger "Mẹ Nấm" là Võ An Đôn bị rút thẻ hành nghề, ngay trước phiên xử vài ngày. Theo luật sư Đôn, ông bị trả thù vì "bênh vực nạn nhân bị áp bức và tù nhân lương tâm".

Tháng 3/2017, Như Quỳnh được Bộ Ngoại Giao Mỹ tặng giải thưởng "Phụ nữ can đảm". Phu nhân tổng thống Mỹ Melania Trump, thay mặt nhận lãnh.

Hoa Kỳ lên tiếng phản đối bản án, đồng thời kêu gọi Việt nam trả tự do cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và tất cả những người bị bỏ tù chỉ vì phát biểu chính kiến ôn hòa. Thông cáo của Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội ra hôm nay tỏ ý "quan ngại sâu sắc" trước một phán quyết dựa vào "cáo buộc vu vơ".

Tú Anh

*******************

Tòa ‘xử công khai’ nhưng cấm mẹ của blogger Mẹ Nấm tham dự (Người Việt, 29/11/2017)

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được chính phủ Mỹ vinh danh là phụ nữ can đảm trên thế giới, lần thứ hai bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra tòa án phúc thẩm tại Nha Trang về cáo buộc chống phá chế độ vào sáng 30 Tháng Mười Một, giờ Việt Nam.

10nam3

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bên ngoài tòa sáng 30 Tháng Mười Một. (Hình : Facebook Trịnh Kim Tiến)

Cũng khá giống với phiên tòa đầu tiên khoảng nửa năm trước, tức hôm 29 Tháng Sáu, theo tường thuật của Facebooker Trịnh Kim Tiến, người cùng đi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, đến phiên tòa : "Tòa ‘công khai’ 30 Tháng Mười Một, 2017, tại Nha Trang, hai đầu tòa bị chặn bằng hàng rào barie, công an sắc phục và an ninh thường phục".

Trước đó, sáng 29 Tháng Mười Một, trong bài "Một phiên tòa ‘công khai’ nhưng không được quay phim, chụp hình dù là trên đường đi", cô viết : "An ninh nói ‘chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra’ nếu cô Lan cố tình quay phim chụp ảnh. Buổi tối trước phiên xử phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, an ninh Khánh Hòa đến nhà tìm gặp cô Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ chị. Họ nói sẽ để cô đi đến tòa nhưng không được quay phim chụp ảnh bất cứ thứ gì về phiên tòa này".

"Cô Lan nhìn thẳng vào mặt người nói : ‘Sao không cho tao đi được ?’ Và bức xúc sau lời ‘khuyên nhủ’ không được chụp hình, quay hình một phiên tòa được quy định là ‘công khai’ : ‘Chụp trên đường cũng không được hay sao, tao cứ chụp thì sao ?’", cô viết.

"Thì ‘chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra’ là câu trả lời của họ. Nghĩa là họ có thể làm mọi thứ bao gồm đánh đập, cướp giật và giam lỏng mọi người cho hết phiên tòa để ngăn cản thông tin về phiên tòa bị lan truyền ra ngoài. Phiên tòa diễn ra sớm hơn mọi phiên tòa, 7 giờ 30 sáng, thời điểm khá lý tưởng để hành hung những người đến dự phiên tòa với đủ loại kịch bản, từ sử dụng côn đồ cho đến ném gạch đá vào người dân", cô viết tiếp.

Lúc 7 giờ 19 phút, Facebooker Trịnh Kim Tiến chụp hình bà Tuyết Lan bên ngoài phiên tòa với một hàng rào barie dài ghi rõ "Khu vực cấm phương tiện giao thông đường bộ".

Hình ảnh này khiến Facebooker Luong Pham bình luận : "Buồn lắm ! Nhìn cô Lan chỉ muốn khóc". Còn Facebooker Lê Quang Sử khuyên : "Thôi về cụ ơi, án con cụ người ta đã có từ lúc bắt, xử án chỉ là trò hề của chế độ thôi".

Facebooker Tuan Truong thì : "Một chính quyền nham nhở và một nền tư pháp nham nhở".

Bình luận về "khu vực cấm" tại phiên tòa này, Facebooker Doanh Nguyen viết : "Tòa án của một nước mà lại xử trộm không được công khai cho mọi người được xem và chụp ảnh chỉ có tòa án rừng rú với xử như vậy".

Còn Facebooker Nhi Hoàng bình luận : "Mọi thứ trong phiên tòa này sẽ được giữ đến… muôn đời sau ! Giờ đây mình mới hiểu rõ, tại sao phải rút thẻ hành nghề Luật Sư Đôn trước khi phiên tòa khai đao !"

Được biết, hôm 26 Tháng Mười Một, Luật Sư Võ An Đôn – người tham gia bào chữa cho blogger Mẹ Nấm – bị Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư tỉnh Phú Yên xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư của tỉnh này. Do bị khai trừ nên ông Đôn nghiễm nhiên không còn có thể tiếp tục hành nghề luật sư dù ông đã được Tòa Án Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép bào chữa trước đó.

Tuy nhiên, dù không còn là luật sư nhưng ông Đôn vẫn đến dự phiên tòa.

Nói chuyện với Facebooker Trịnh Kim Tiến, ông cho biết : "Tôi nghĩ phiên tòa hôm nay sẽ có khả năng giảm án cho Mẹ Nấm bởi vì vụ án này dư luận quốc tế rất quan tâm, nhiều tổ chức quốc tế và các nước can thiệp. Thông thường những vụ án chính trị như thế này thì mỗi phiên tòa phúc thẩm thời gian diễn ra rất nhanh, khoảng một tiếng đồng hồ".

Ông nhận định : "Việc làm của Quỳnh rất có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Quỳnh đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của mình theo quy định của pháp luật nhưng bị tòa tuyên án 10 năm tù. Nếu mà giữ nguyên bản án này thì quá là man rợ".

Bà Quỳnh, mẹ của hai con nhỏ, bị chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt giam ngày 10 Tháng Mười, 2016, khi bà cùng mẹ một thanh niên tranh đấu dân chủ Nguyễn Hữu Quốc Duy (mới bị kết án ba năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước") tới trại giam để mẹ Duy xin được gặp con trai.

Bà là cái gai trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam suốt nhiều năm qua. Các bài viết về thời sự Việt Nam của bà với những nhận xét sắc sảo và mạnh mẽ lên án các chính sách sai trái của chế độ lôi cuốn rất nhiều độc giả. Bà là một trong những thành viên sáng lập "Mạng Lưới Blogger Việt Nam" kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ Điều 258 trong Luật Hình Sự kết án tù người dân chỉ vì họ bị vu cho tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…"

Bà Quỳnh là một trong những người tích cực tham gia các cuộc biểu tình lên án công ty Formosa đầu độc môi trường biển miền Trung Việt Nam, chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.

Bà từng tham gia các cuộc phổ biến ở nơi công cộng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Bà cũng từng lập một hồ sơ liệt kê các vụ chết bất thường của người dân khi mới bị bắt vào trụ sở công an mà phần lớn đều đổ cho người ta "tự tử".

Ngày 29 Tháng Ba, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Đệ Nhất Phu Nhân Tổng Thống Mỹ Melania Trump vinh danh và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm năm 2017 trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao vì đã chứng tỏ "lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác".

Từ khi bà bị bắt giam đến nay, bà không được gặp mặt hai con và các người thân khác nên không ai biết tình trạng sức khỏe của bà ra sao tại nhà tạm giam tỉnh Khánh Hòa. (TS)

*****************

Bản y án 10 năm tù với mẹ Nấm ‘nặng hơn án giết người’ (VOA, 30/11/2017)

Tòa án Nhân dân cấp cao Đà Nng ti Nha Trang va tuyên y án 10 năm tù v ti "Tuyên truyn chng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam" đi vi Nguyn Ngc Như Quỳnh, tc Blogger M Nm, trong phiên x phúc thẩm hôm 30/11. Các lut sư tham gia bào cha cho bà Quỳnh nói vi VOA rng bn án "không khách quan", "nng hơn c án giết người" nhm "răn đe đ không có nhng người làm điu này na".

10nam4

Blogger Mẹ Nm trong phiên x phúc thm ngày 30/11/2017.

Luật sư Hà Huy Sơn, mt trong 3 lut sư bào cha cho Nguyn Ngc Như Quỳnh, cho rng bn án được gi nguyên đi vi bà Quỳnh là mt điu "bt công". Ông nói :

"Bản án này không khách quan, bt công là vì đây là nhng hành vi ca công dân bày t quan đim cá nhân. Đây là quyn ca công dân giám sát các cơ quan hành pháp, cơ quan công an, chứ không phi nhm mc đích chng Nhà nước Vit Nam. Tôi cho rng kết ti ch Nguyn Ngc Như Quỳnh v ti tuyên truyn chng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam là không đúng".

Trong khi đó, Luật sư Nguyn Kh Thành nói đây là mt bn án nng hơn c án dành cho tội giết người. Ông nói :

"Khoảng 5-7 năm trước, vi nhng hành vi như thế này, phm Điu 88, thì ti đa ch 4,5 – 5 năm tù thôi. Nhưng đt này, cách đây khong 1 năm, như Quỳnh, ch Nga hay em Hóa Ngh An, không biết h đánh giá thế nào mà trong thời đim này các mc án rt nng. Có l h mun răn đe đ đng có nhng người ra làm vic đó na. Rt l. Đôi lúc có nhng bn án giết người, tòa x 8 năm hoc thp hơn".

Luật sư Nguyễn Kh Thành nói ông đã d báo trước bn án s được gi nguyên. Ông cho biết thêm rng ti phiên xử phúc thm, Vin Kim sát đã "tranh lun mt cách lơ là" đi vi nhng lun đim mà các lut sư bào cha đưa ra.

"Ví dụ như tôi đưa ra các bn giám đnh và cho rng nhng chng c này không hp pháp và nếu vic giám đnh ch do mt người thc hin thì không khách quan, cần phi có mt hi đng đ khách quan hơn. Còn v hình thc thì không phù hp. Vin Kim sát nói rng h áp dng điu lut giám đnh ca năm 2012, nhưng tôi nói bây gi đã có lut mi ri thì không th áp dng như vy được. Chúng tôi đưa ra những chng minh, nhưng cui cùng Vin Kim sát cũng không tranh lun li".

"Chúng tôi cũng đưa ra quan đim là phi chng minh hu qu ca vic Quỳnh làm, nhưng phía bên kia trong tài liu cũng không có chng c nào đ chng minh hu qu".

Luật sưKhả Thành cho biết trong phiên tòa, Nguyn Ngc Như Quỳnh t ra rt "bn lĩnh" và "hiên ngang". Ông k : "Hôm nay ra tòa, Quỳnh tr li rt dõng dc, không h nao núng, s st, nói rt bn lĩnh. Cái nào có làm thì nhn mình làm, cái nào không thì nói không. Trả li rt dũng cm và thái đ rt hiên ngang trước tòa".

Theo kinh nghiệm ca luật sư Thành, nếu M Nm chu nhn ti, mc án chc chn s gim xung, nhưng Nguyn Ngc Như Quỳnh đã không chn điu đó.

"Nếu trường hp M Nm ra tòa mà nhn hết ti, tôi nghĩ bn án s gim, thường là như vy. Nhưng đi vi Quỳnh, Quỳnh tr li rng ‘Em có án bao nhiêu đi na, 10 hay 15 năm tù đi na, thì cái nào đúng em vn cho là đúng, cái này sai thì vn là sai, ch em không nhận ti, mc dù biết nhn ti thì thế nào án cũng gim, đó là điu chc chn".

Phiên tòa phúc thẩm x M Nm din ra công khai. Tuy nhiên, người thân ca bà Quỳnh và mt s người đng bên ngoài theo dõi phiên tòa cho biết h không được phép vào bên trong tham dự phiên tòa.

Sau khi tòa tuyên y án, bà Nguyễn Th Tuyết Lan, m Nguyn Ngc Như Quỳnh, và mt s người đã lên tiếng công khai phn đi bn án bên ngoài tòa. Bà Lan cho VOA biết mt s người đã b an ninh mc thường phc hành hung, b "cướp" đin thoại, thậm chí có người b bt đưa lên xe ch đi.

Trịnh Kim Tiến, mt trong s nhng người b đánh, k vi VOA sau khi được th v vào ti ngày 30/11 :

"Đánh xong, họ lôi mình lê lết trên đường như con heo, ri qung mình lên xe đưa v xã Vĩnh Lương. Nhng người mc thường phc đi theo mình v xã Vĩnh Lương. Sau khi v xã Vĩnh Lương thì có hai viên an ninh mc cnh phc vào làm vic vi mình. H hi mình ti sao li có mt ti phiên tòa".

Trong chiều cùng ngày, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hằng nói vi báo chí : "Tôi cho rng phiên tòa xét x Nguyn Ngc Như Quỳnh hay blogger M Nm đã được din ra công khai theo đúng các quy đnh ca pháp lut Vit Nam".

Khánh An

Published in Việt Nam

Cục trưởng Biểu diễn nghệ thuật xin lỗi về việc cấm 300 bài hát (RFA, 23/05/2017)

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương chính thức xin lỗi vì đã gây ra sự hiểu lầm trong dư luận, liên quan việc cấp phép đối với hơn 300 bài hát đã được phổ biến rộng rãi trong dân chúng.

cuc1

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông Nguyễn Đăng Chương. Courtesy of vanhoathethao

Ông Nguyễn Đăng Chương lên tiếng nhận trách nhiệm về việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn và cho biết cơ quan này sẽ không cấp phép cho các ca khúc đã được phổ biến rộng rãi, mà những ca khúc đó phải có nội dung tốt, không trái thuần phong mỹ tục và đi ngược lại chủ trương chính sách nhà nước.

Còn các ca khúc không được cấp phép do vi phạm những quy định như vừa nêu sẽ bị loại bỏ trong các chương trình nghệ thuật khi được cấp phép biểu diễn.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn mới cập nhật trên website của cơ quan này danh sách hơn 300 bài hát nhạc cách mạng, còn được gọi là nhạc đỏ, trong đó có bài Tiến quân ca của Nhạc sĩ Văn Cao, hiện là bài Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và việc cấp phép mới này đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ.

*******************

Phạm Thanh Nghiên vào chung cuộc giải nhân quyền 2017 (RFA, 23/05/2017)

cuc2

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên. Courtesy of danlambao

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên được đưa vào danh sách chung cuộc 5 người cho giải thưởng ‘Những nhà Bảo vệ Tuyến đầu năm 2017’ vì những đóng góp, xả thân cho cộng đồng.

Bốn người khác thuộc các quốc gia Nicaragua, Ukraine, Nam Phi và Kuwait.

Năm người được chọn lựa từ 142 người thuộc 56 quốc gia khác nhau.

Ông Andrew Anderson, người đứng đầu tổ chức Những nhà Bảo vệ Tuyến đầu’ nói rằng năm người được trao giải thưởng là những người rất can đảm trong cuộc đấu tranh dù bản thân họ phải đương đầu với sự đe dọa tính mạng.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày thứ sáu, 26 tháng năm tới đây tại Tòa thị sảnh thủ đô Dublin của nước Cộng hòa Ireland.

Bà Phạm Thanh Nghiên, bị án tù 4 năm vào năm 2010 ở Hải Phòng, vì tham gia đấu tranh chống những hành động bắn giết ngư dân Việt Nam của Trung Quốc trên biển Đông.

Sau khi ra tù, bà vẫn tiếp tục đấu tranh bằng các phương tiện truyền thông như là một blogger, và vẫn thường xuyên bị các cơ quan công quyền sách nhiễu. Bà hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh.

*********************

Ân Xá Quốc tế lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức (RFA, 23/05/2017)

cuc3

Nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. AFP photo

Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế.

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông.

Ngoài ra Tổ chức Ân xã quốc tế còn cho rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông, theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui địnhlà tù nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.

Ông Trần Huỳnh Duy Nhất là một kỹ sư, doanh nhân, thành đạt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một trong những người sáng lập tổ chức Con đường Việt Nam để dân chủ hóa đất nước bằng những cải cách hòa bình.

Năm 2008 ông và ba đồng sự là Luật sư Lê Công Định, Kỹ sư Lê Thăng Long, và Thạc sĩ Tin học Nguyễn Tiến Trung bị ra tòa với tội danh Âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Ông Thức bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế sau khi ra tù. Tổ chức Ân xá quốc tế gọi phiên tòa này là không công bằng vì thời gian xử rất ngắn, và có khả năng bản án đã chuẩn bị trước khi các quan tòa hội ý để nghị án.

**********************

Ngày 26/5/2017 xử phúc thẩm ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng (RFA, 23/05/2017)

cuc4

Ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng tại phiên sơ thẩm ngày 16/12/2016

Ngày 23/6/2017, bà Nguyễn Thị Thơm (vợ ông Trần Anh Kim) cho biết bà đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án cấp cao tại Hà Nội đến dự phiên xử phúc thẩm ông Trần Anh Kim, chồng bà vào 7h30 ngày 26/5/2017 tại Thái Bình.

Tuy nhiên, Bà Trần Thị An (vợ ông Lê Thanh Tùng) cho biết bà chưa nhận được thông báo gì.

Ông Trần Anh Kim 68 tuổi, bị bắt lại vào ngày 21/9/2015 và ông Lê Thanh Tùng 49 tuổi bị bắt lại vào ngày 24/12/2015 bị đưa ra xử trong cùng một vụ án. Cả hai ông bị buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Trong phiên sơ thẩm, hai ông bị kết án rất nặng : ông Trần Anh Kim 13 năm tù giam, ông Lê Thanh Tùng 12 năm tù giam ; mỗi ông bị phạt quản chế 4 năm tại địa phương, bị tước quyền bầu cử và ứng cử trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong phạt tù.

Ông Trần Anh Kim từng bị kết án 5 năm 6 tháng tù vì bị buộc cũng tội danh trên còn ông Lê Thanh Tùng từng bị kết án 4 năm vì bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước". Cả hai ông ra tù mới được 8 tháng và 6 tháng thì bị bắt lại.

cuc5

Hội Bầu bí tương thân thăm gia đình ông Lê Thanh Tùng ngày 23/5/2017

Trước phiên phúc thẩm, Hội Bầu bí Tương thân đã đến thăm bà Trần Thị An và hỗ trợ cho bà chút kinh phí đi lại tham gia phiên tòa.

Nguyễn Tường Thụy

Published in Việt Nam