Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bán đảo Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm, song việc tái thiết vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Điều đó chứng tỏ Nga đang thiếu lực…

Khi Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria, Staffan de Mistura cho biết "rất coi trọng vai trò của Nga trong việc đưa đại diện chính phủ Syria tới Geneva, để đàm phán trực tiếp với phe đối lập, dù đó là phe đối lập nào", cho thấy vị thế của Moscow tại Syria là không thể đảo ngược.

Khi đại diện Syria gửi thư tới Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ yêu cầu Mỹ có trách nhiệm đối với cuộc chiến Syria, cho thấy chính quyền Tổng thống Assad đã thể hiện được vị thế thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia của Syria.

syria1

Tổng thống Putin không thể mạo hiểm phân tán nguồn lực đất nước để tham gia tái thiết Syria

Khi cả 5 nước đi, bao gồm 2 nước đi của Tổng thống Obama và 3 nước đi của Tổng thống Trump đều, hoặc là thất bại, hoặc bị Tổng thống Putin đưa vào thế việt vị, cho thấy ngày vui của dân tộc Syria đã không còn mờ mịt nữa.

Giới phân tích cho rằng, với những chiến thắng liên tiếp trong cuộc chiến khủng bố và vị thế ngày càng vững vàng trong tiến trình chính trị cho Syria, đã tới lúc người dân và chính quyền Syria nghĩ tới việc tái thiết đất nước và đây cũng là điều kiện tiên quyết để có được hòa bình cho Syria.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), cuộc xung đột đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Syria khoảng 226 tỷ USD và hiện nay có tới 85% dân số Syria sống dưới mức nghèo khổ. Vì vậy các chuyên gia ước tính công cuộc tái thiết Syria sẽ tiêu tốn từ 200 tỷ USD đến 300 tỷ USD.

Tuy nhiên, điều đáng nói là khi công cuộc tái thiết Syria diễn ra thì Nga – với vai trò đạo diễn trong ván cờ Syria – sẽ không còn đóng vai trò quyết định trong hoạt động quan trọng này, thậm chí Moscow có thể rơi vào cảnh "cốc mò cò xơi" trong cuộc tái thiết đất nước Syria. Tại sao vậy ?

Chiến lược của Nga tại Syria không bao gồm vấn đề tái thiết đất nước Syria

Theo giới phân tích, chiến lược của Nga khi can thiệp vào cuộc nội chiến Syria, tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, là một chiến lược mang tính nhân đạo rất cao khi nó hướng tới việc cứu cả dân tộc Syria khỏi thảm họa chiến tranh.

Điều đó thể hiện ngay từ khi Mỹ nêu ra vấn đề vũ khí hóa học của Syria. Đây là điều cực kỳ nhạy cảm và Washington đã chủ trương biến vấn đề này thành một nước cờ chính trị, mà mục đích là cho quân đội Mỹ xuất hiện hợp pháp tại Syria.

Khi đó Moscow đã nhận ra nguy cơ đe dọa sự tồn vong của dân tộc Syria và Tổng thống Putin đã quyết không để chậm, dù chỉ là một nhịp, mà có thể khiến đất nước Syria tan tành khi phương Tây trừng phạt quân sự Damascus.

syria2

Nhận lời kêu gọi của chính quyền Assad nhưng Moscow hướng tới cả dân tộc Syria

Giới phân tích cho rằng, với việc đưa ra sáng kiến tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria và giao vấn đề tiêu huỷ, giám sát tiêu hủy cho Mỹ và đồng minh, Tổng thống Putin đã chính thức đặt nền móng cho chiến lược của Nga tại Syria.

Khi chính quyền Tổng thống Assad kêu gọi Moscow giúp đỡ chống khủng bố thì cũng là lúc chiến lược của Nga tại Syria được hoàn tất. Do vậy, dù Moscow bảo trợ Damascus, song mọi hành động của Nga đều hướng tới cả dân tộc Syria.

Trong quá trình xuất hiện và can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria, những hành động của chính quyền Tổng thống Putin luôn thể hiện lúc nhu, lúc cương là nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích cho dân tộc Syria, chứ không chỉ bảo vệtồn tại cho chính quyền Assad.

Moscow nhu trước hành động của Mỹ và Israel vì Moscow đã biết đó là hành động gấy hấn, nên việc đáp trả sẽ rơi vào bẫy của đối phương và khi đó sẽ kéo cả dân tộc Syria vào vòng xoáy trừng phạt – trả đũa quân sự. Như vậy là vô trách nhiệm.

Moscow cương quyết ngăn chặn việc LHQ ra nghị quyết lên án chính quyền Syria, bởi Moscow đã giúp xác định đây là thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia, mà lên án một thực thể đại diện hành động vì chính nghĩa quốc gia là sỉ nhục cả một dân tộc

Chiến lược của Nga trong ván cờ Syria thể hiện qua hai điểm mấu chốt, thứ nhất là giúp thực thể chính trị đại diện chủ quyền Syria khẳng định vị thế của thực thể đại diện chính nghĩa quốc gia và thứ hai là xác định những hành động mang tính phi nghĩa trong cuộc chiến hỗn hợp, phức tạp tại Syria.

Nga không đủ khả năng và kinh nghiệm để tái thiết Syria

Có thể thấy rằng, để thực hiện việc tái đất nước Syria thì cần phải có một chiến lược toàn diện và phải có nguồn lực khổng lồ, trong khi nước Nga lại thiếu cả hai yêu cần đó. Với thực tế như vậy, Moscow có thể chỉ là phụ diễn trong cuộc tái thiết Syria.

Theo giới phân tích, cả Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, đều không có kinh nghiệm trong việc giúp tái thiết một quốc gia, dù đó là đồng minh hay đối tác. Liên Xô hay Nga chủ yếu mạnh về tài trợ, hỗ trợ chứ không phải hoạt động tái thiết.

syria3

Tái thiết Syria – Nga lực bất tòng tâm

Những kế hoạch tái thiết yêu cầu phải cao về hiệu suất, song dường như yếu tố này đều không có trong những kế hoạch của Nga. Người Nga hỗ trợ đối tác, đồng minh không lấy đơn vị thời gian và tính hiệu quả làm thước đo cho hành động.

Nga quá nặng về những công trình thể hiện tính đồ sộ khiến thời gian và nguồn lực bị hút về một số ít các hạng mục công trình và thời gian hoàn tất kéo dài. Đây là chương trình chỉ phù hợp với việc kiến quốc chứ không phải hoạt động tái thiết.

Trong lịch sử thì Kế hoạch Marshall tái thiết Châu Âu thời hậu Thế chiến II được cho là một kế hoạch tái thiết hiệu quả nhất cho đến nay và đó cũng là hình mẫu cho các nước phương Tây khi thực hiện đầu tư, tái thiết tại một quốc gia.

Do vậy, việc tái thiết Syria được cho là phù hợp hơn với các nước phương Tây, từ đó khiến Nga rơi vào cảnh "cốc mò cò xơi" – đạo diễn ván cờ Syria, nhưng chỉ là phụ diễn trong công cuộc tái thiết, trong khi lợi ích lại nằm ở giai đoạn tái thiết này.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế hiện tại của nước Nga cũng không cho phép chính quyền Nga mạo hiểm trong việc phân tán nguồn lực đất nước. Còn nhớ trong cuộc giao lưu trực tuyến ngày 15/6/2017, người dân xứ sở bạch dương đã nêu ra rất nhiều vấn đề liên quan tới nội tình của nước Nga.

Vấn đề kinh tế đã được quan tâm hàng đầu khi "Liệu có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế đã kết thúc hay chưa ?". Chính Tổng thống Putin phải nhìn nhận "một vấn đề khó khăn gay gắt chưa được giải quyết, đó là thu nhập thực tế của người dân đã giảm xuống, số người sống dưới mức nghèo khổ đã tăng lên".

Nhà lãnh đạo Nga phải lên tiếng rằng, "năm 2012, chỉ có 10,7% số dân sống dưới mức nghèo khổ, hiện nay là 13,5%. Có những vấn đề trong nền kinh tế chưa giải quyết được : cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, năng suất lao động còn thấp".

syria4

Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm nhưng việc tái thiết vẫn diễn ra hết sứ chậm chạp, cho thấy Nga đang thiếu nguồn lực

Đặc biệt, nhiều thành phần trong xã hội Nga vẫn đang phải sống với thu nhập dưới mức lương tối thiểu – 3.600 rúp/tháng, do vậy : "người dân chúng tôi quan tâm đến hoạt động quân sự của Nga ở Syria".

Đây được xem là những cảnh báo khiến Moscow không thể mạo hiểm. Ngay bán đảo Crimea về với nước Nga đã hơn 3 năm, song việc tái thiết vẫn diễn ra hết sức chậm chạp. Điều đó chứng tỏ Nga đang thiếu nguồn lực, vì vậy Nga sẽ khó tham gia vào tái thiết Syria.

Trung Quốc và EU sẽ trở thành ngư ông đắc lợi trong cuộc tái thiết Syria

Theo giới phân tích, ngoài việc Nga đóng vai trò phụ diễn trong cuộc tái thiết Syria thì Mỹ cũng sẽ không đóng vai trò chính trong cuộc tái thiết quốc gia Trung Đông này, điều đó một phần do chiến lược Mỹ, một phần do lợi ích Mỹ.

Do vậy, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc được xem là hai thế lực sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc tái thiết Syria và với những động thái cho thấy cả Bắc Kinh và Brussels đã chuẩn bị cho những nước đi của riêng mình.

Còn nhớ hồi tháng 3/2017, nhân kỷ niệm tròn 6 năm cuộc chiến Syria, Ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini đã nêu vấn đề kiến tạo một nền hòa bình ủy nhiệm cho Syria thay cho cuộc chiến tranh ủy nhiệm tàn khốc.

Đó được nhìn nhận là cú bỏ giỏ của Brussels, nhằm chuẩn bị bước vào ván cờ Syria, nhưng không phải với tư cách "dây máu ăn phần" mà sẽ là thực thể đóng vai trò quan trọng với quốc gia này phía sau cuộc chiến.

Còn với Trung Quốc, hiện nay "Giấc mộng Trung Hoa" đang ở trong thời điểm có khả năng hiện thực hóa cao nhất và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm hiện thực hóa giấc mơ ấy.

syria5

Bắc Kinh và Brussels sẽ trở thành ngư ông đắc lợi tại Syria

Bắc Kinh được cho là nhường Moscow đối trọng với Washington trong cuộc chiến Syria, còn mình thì âm thầm thực hiện những bước đi khác nhằm khai thác tối đa lợi ích sau khi cảnh máu chảy đầu rơi tại Syria qua đi.

Hiện tại Bắc Kinh có đủ cả tiền tài vật lực để có thể tái thiết Syria, đó là hàng giá rẻ của Trung Quốc – thứ rất cần cho Syria thời hậu chiến – cùng với đó là nguồn tài chính dồi dào,đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Bắc Kinh làm chủ xị, sẵn sàng rót vốn tới Syria.

Có thể thấy rằng, việc kiến tạo nền hòa bình cho Syria là thể hiện cao nhất tính nhân đạo của Moscow, song khi công cuộc tái thiết Syria diễn ra thì đây lại chính là nơi khiến Nga rơi vào cảnh trớ trêu khi giúp EU và Trung Quốc thành ngư ông đắc lợi.

Ngọc Việt

Nguồn : Đất Việt, 13/09/2017

******************

Phương Tây đặt câu hỏi : Nga có gì để tái thiết Syria ? (Đất Việt, 12/09/2017)

Sau những chiến thắng quân sự vang dội, Nga có thể làm gì hỗ trợ công cuộc tái thiết Syria với chi phí ước tính trên 300 tỷ USD ?

Còn nhiều thách thức

Quân đội Syria với sự yểm trợ của Nga đang liên tiếp giành những thắng lợi quan trọng chống khủng bố và các lực lượng đối lập. Giới phân tích phương Tây cho rằng khó khăn đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad là phải điều hành một đất nước Syria bị tàn phá nghiêm trọng với một nền kinh tế "vỡ nát". Việc tái thiết đất nước Syria cũng là khó khăn đối với nước Nga sau những chiến thắng quân sự thuyết phục.

Chuyên gia về Syria thuộc cơ quan nghiên cứu Century Foundation (Mỹ), ông Aron Lund, nhận định : "Ông Assad vẫn là người nắm quyền quản lý phần lớn dân số và hầu hết các vùng lãnh thổ quan trọng. Tôi cho rằng ông ấy sẽ tiếp tục kiểm soát phần lớn Syria. Mặc dù cuộc chiến vẫn tiếp diễn, nhưng nhìn chung ông ấy đã đánh bại được những kẻ muốn hạ bệ mình".

syria6

Quân đội Syria (SAA) liên tiếp giành những thắng lợi quan trong với sự hỗ trợ của Nga

Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura mới đây đã thẳng thắn kêu gọi phe đối lập thực tế hơn. Ông Staffan đặt câu hỏi : "Liệu phe đối lập có thể đoàn kết và đủ thực tế để nhận ra rằng họ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này hay không ?".

Phát biểu này đã khiến các nhân vật chống chính phủ Syria vô cùng giận dữ bởi lâu nay họ vẫn khăng khăng cho rằng Tổng thống Assad phải từ chức và không được tham gia bất kỳ chính phủ chuyển tiếp nào. Ông Nasr al-Hariri, người đứng đầu Ủy ban Đàm phán Cấp cao đối lập, cho rằng phát biểu của ông Mistura "gây sốc và đáng thất vọng".

Tuy nhiên, yêu cầu của phe đối lập muốn ông Assad phải ra đi dường như ngày càng trở nên hão huyền. Quân đội Syria hiện kiểm soát các thành phố chính của đất nước và có lợi thế về hỏa lực, nhờ sự hỗ trợ của các đồng minh là Iran và Nga.

syria7

Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngồi ăn cùng các binh sĩ SAA tại mặt trận phía Đông Gouta

Trong một tuần qua, binh sĩ chính phủ Syria đã đạt được những bước tiến lớn ở phía Đông của Syria, giải cứu hai khu vực ở trong và xung quanh thành phố Deir Ezzor, trước đây chịu sự kiểm soát của IS từ năm 2014. Bước tiến này đồng nghĩa với việc chính phủ Syria kiểm soát được một nửa lãnh thổ Syria và 2/3 dân số đất nước, nhiều hơn bất kỳ bên tham chiến nào.

Theo chuyên gia về Syria Fabrice Balanche, các lực lượng do người Kurd đứng đầu ở Syria chiếm giữ khoảng 23% diện tích lãnh thổ, còn IS chiếm 15%. Các nhóm vũ trang khác chỉ nắm quyền kiểm soát 12% diện tích lãnh thổ, mà phần lớn trong số đó là do chi nhánh của al-Qaeda từng hoạt động ở Syria và các "chân rết" của nhánh này nắm giữ.

Phương Tây dự báo Nga hụt hơi ?

Tuy nhiên, Thomas Pierret - chuyên gia về Syria tại trường Đại học Edinburgh - cho rằng mặc dù giành được quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ, song ông Assad chắc chắn sẽ vẫn phải đối mặt với những cuộc nổi dậy nhỏ lẻ trong vài năm tới. Ông Pierret nhận định : "Ông Assad sẽ vẫn tại vị trong một thời gian dài, song nhiều khả năng sẽ vẫn xảy ra những cuộc nổi dậy vũ trang mang tính địa phương. Các cuộc nổi dậy này sẽ không đe dọa trực tiếp đến bộ máy trung ương đầu não, nhưng về cơ bản, chúng sẽ vẫn là mối đe dọa đối với một chế độ vốn có nhiều điểm yếu".

Bên cạnh nguy cơ về xung đột quy mô nhỏ kéo dài, Syria cũng phải đối mặt với nhiệm vụ đầy khó khăn là tái thiết đất nước bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài suốt 6 năm qua, khiến hơn 330.000 người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và các cơ sở hạ tầng trọng yếu bị phá hủy hoàn toàn.

syria8

Cuộc chiến kéo dài 6 năm qua đã tàn phá các thành phố, làng mạc Syria

Chuyên gia Maha Yahya thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở ở Beirut, thuộc Quỹ Carnegie Endowment vì Hòa bình quốc tế, nhận định : "Rõ ràng, ông Assad đã lấy lại được động lực và quyền kiểm soát lãnh thổ. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, ông ấy đang giành lại quyền kiểm soát một đất nước đã bị tàn phá hoàn toàn. Vì vậy, tôi không biết chiến thắng cuộc chiến này có ý nghĩa thực sự như thế nào trong bối cảnh như vậy".

Theo Ngân hàng Thế giới, cuộc xung đột ở Syria đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia này khoảng 226 tỷ USD, gấp khoảng 4 lần tổng sản phẩm quốc nội của Syria (GDP) năm 2010. Khoảng 85% dân số sống dưới mức nghèo đói, trong khi một nửa dân số không có công ăn việc làm.

Tác giả của Báo cáo Syria hàng tuần, ông Jihad Yazigi, chia sẻ : "Trong tình trạng hiện nay, tôi không nghĩ có thể tái thiết đất nước". Với chi phí tái thiết đất nước ước tính vào khoảng 200 tỷ USD (Hiện có những ước tính trên 300 tỷ USD), ông Yazigi cho rằng Syria chỉ có thể bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước trong trung hạn.

Giải thích thêm về sự khó khăn này, ông nói rằng các thể chế tài chính của Syria không thể cấp vốn cho nỗ lực tái thiết đất nước khi mà tổng tài sản của 12 ngân hàng của nước này chỉ vẻn vẹn 3,5 tỷ USD.

syria9

Syria cần hàng trăm tỷ USD để xây dựng lại đất nước từ đống đổ nát

Trong khi đó, các thể chế tài chính nước ngoài được dự báo sẽ từ chối cấp vốn cho Syria. Ông Yazigi nhấn mạnh : "Các tổ chức có thể tài trợ cho công cuộc tái thiết ở Syria như Liên minh vùng Vịnh, Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Thế giới thì lại không hề có ý định làm như vậy".

Trong trường hợp bị phương Tây quay mặt, Syria chắc chắn phải cần đến sự trợ giúp của các đồng minh, đặc biệt là Nga. Tuy nhiên, tình thế và thực lực kinh tế của Nga hiện nay đặt ra câu hỏi liệu hướng đi này có triển vọng. Hiện đã có những ước tính số tiền cần thiết để tái thiết Syria lên tới trên 300 tỷ USD. Để dễ hình dung có thể dẫn ra tổng dự trữ ngoại hối của Nga hiện vào khoảng 400 tỷ USD.

Trước khi Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, mối quan hệ giữa hai nước cũng chủ yếu liên quan tới lĩnh vực vũ khí. Giá trị các hợp đồng mua bán mặt hàng đặc biệt này giữa Nga và Syria đã tăng từ 2,1 tỷ USD lên 4,7 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2010.

Tuy vậy, Nga vẫn có thể đóng vai "người hùng" ở Syria thời hậu chiến bởi những hành động đáng nể của mình. Bất chấp khó khăn kinh tế, Nga từng thể hiện sự "hào phóng" khi xóa tới trên 73% nợ (tương đương 9,8 tỷ USD) cho Syria.

syria10

Binh sĩ Nga và Syria phân phát hàng viện trợ cho người dân Syria tại làng Maarzaf, tỉnh Hama

Cách đây 2 năm, một phái đoàn thương mại của Nga khi đến thăm thủ đô Damascus đã tự tin khẳng định các công ty Nga sẽ dẫn đầu các nỗ lực tái thiết Syria thời hậu chiến. Ngoài Nga, Syria còn có thể trông chờ vào Iran và thậm chí là một Trung Quốc đang muốn có chỗ đứng ở Trung Đông.

Hồi tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã cam kết sẽ đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một khu công nghiệp ở Syria. Theo giới phân tích, Bắc Kinh muốn tạo lập chỗ đứng để thúc đẩy sáng kiến "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng của mình.

Không chỉ vậy, "miếng bánh" Syria thời hậu chiến cũng sẽ khiến phương Tây không thể làm ngơ. Các nước như Mỹ hay đồng minh Châu Âu và tại khu vực sẽ tìm mọi cách để có thể đầu tư tái thiết Syria.

Thành Minh

Published in Quốc tế

"Không hề có trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm ở đây. Tuy nhiên đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương và chúng tôi thấy rất xấu hổ".

Sáng 9/5, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, Nghệ An đã có chia sẻ với Đất Việt xung quanh việc UBND huyện "quên" chi trả hơn 5,6 tỷ đồng tiền hỗ trợ cho các học sinh nghèo năm học 2013-2014.

Theo ông Hải, ngay sau khi xảy ra sự việc, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị để khắc phục khuyết điểm nêu trên.

UBND huyện Tương Dương đã quyết định cấp kinh phí tại quyết định ngày 28/8 và đã chuyển về các đơn vị thụ hưởng để chi trả kịp thời trước khai giảng năm học mới 2017-2018.

"Chúng tôi đã chuyển tiền về nhập vào các cơ sở giáo dục. Các trường có nhiệm vụ phải đi cấp phát và chúng tôi cũng chỉ đạo các xã, cán bộ huyện xuống đôn đốc để nhanh chóng xử lý việc này. Mục tiêu của huyện là trả xong trước ngày 5/9.

Bây giờ không biết tiến độ đến đâu. Bởi lẽ đây là những vùng sâu, vùng xa đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ phải đến từng gia đình hộ nghèo có các cháu đi học để phát. Theo quy định, mỗi tháng các cháu học sinh được hỗ trợ 70.000 đồng kéo dài trong 9 tháng.

Đến ngày 10/9 thì các xã phải báo cáo tổng hợp để huyện nắm để tiếp tục chỉ đạo", ông Hải khẳng định.

quan1

Học sinh nghèo ở huyện Tương Dương không nhận được tiền hỗ trợ từ ngân sách. Ảnh : N.A.

Ông Hải cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do chuyển đổi hình thức đơn vị chủ quản, cấp phát.

Cụ thể, trước đây theo nghị định 49 thì phòng Lao động, thương binh xã hội thực hiện chế độ cấp phát tiền hỗ trợ cho các cháu học sinh. Tuy nhiên nghị định 74 lại chuyển về Phòng Giáo dục – đào tạo xử lý.

"Vì việc này nên anh em cấp tiền cho phòng Lao động, thương binh xã hội phải rút về để chuyển cho các cơ sở giáo dục.

Khi rút về không hiểu sao năm đó lại chi trả cả 2 năm học. Chi trả học kỳ 2 của năm 2013-2014 và chi trả kỳ 1 năm học 2014-2015. Cho nên trong thời điểm đó người ta lẫn lộn, kiểu như lãng quên.

Nhưng trong cả quá trình đó thì chúng tôi không lắng nghe phản ánh. Mãi đến khi họp Hội đồng mới có phản ánh thì tôi thành lập đoàn liên ngành ngay để thanh tra, kiểm tra để làm rõ xem thực hư đến đâu", ông Hải phân trần.

Vị Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm, số tiền 6,5 tỷ đồng quên trả cho các cháu học sinh nằm trong ngân sách nhà nước và được gửi ở kho bạc.

"Không hề có tư lợi, trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm gì ở đây cả. Tuy nhiên đây cũng là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Sự việc xảy ra khiến chúng tôi xấu hổ. Dù ở thời điểm nào thì chúng tôi cũng phải xin lỗi dân.

Thực tế nếu tính năm học thì đúng 3 năm quên trả tiền cho học sinh. Tuy nhiên so với quyết định của tỉnh cấp tháng 6/2015 thì không phải như thế. Chúng tôi căn cứ vào quyết định cấp tiền của tỉnh. Theo quy định, năm ngân sách sau thì chi trả cho kỳ 2 của năm học trước", ông Hải chia sẻ.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương đã viết thư xin lỗi phụ huynh và học sinh tại đây.

Cũng liên quan đến vụ việc này, đại diện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An cũng khẳng định đã cử cán bộ vào cuộc xác minh vụ việc.

Theo đó, UBKT Tỉnh ủy sẽ làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Tương Dương, yêu cầu làm rõ việc tại sao sau 3 năm vẫn chưa chi trả tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo.

Hà Nam

Published in Việt Nam

 Nhiều dự án BOT, BT được chỉ định thầu dẫn đến rủi ro về tính minh bạch, công khai, đặc biệt nguy cơ thất thoát vốn Nhà nước và lợi ích nhóm...

Liên quan đến con số 20 ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông tính đến cuối năm 2016, Tiến sĩ Bùi Quang Tín, khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh lý giải, điều này xuất phát từ những lợi ích trong việc cho vay dự án BOT, BT.

Theo đó, xét ở góc độ lãi suất, nếu ngân hàng cho vay trong sản xuất kinh doanh thì lãi suất thấp và khách hàng thường kỳ kèo từng đồng bởi việc kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn thu của họ không hề đơn giản, dễ dàng.

Trong khi đó, cho vay bất động sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và phải cạnh tranh. Tương tự, cho vay trong lĩnh vực chứng khoán lãi suất cũng phải cạnh tranh vì nhiều ngân hàng tham gia vào trong khi điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam cứ chập chờn.

Riêng đối với việc cho vay dự án BOT, BT, nguồn thu của các dự án này rất dồi dào, liên tục và thường xuyên. Chẳng hạn, đối với dự án BOT giao thông, có người dân nào không phải đi đường ? Cho nên, dòng tiền của dự án thấy rất rõ, lãi suất hấp dẫn.

bot1

Trạm BOT Cai Lậy gây bức xúc dư luận trong thời gian qua. Ảnh : TBKTSG

"Phần lớn ở các dự án BOT, BT nguồn tiền để trả nợ rất rõ, tỷ lệ nợ xấu không nhiều vì chúng gần như đã được Nhà nước, các cơ quan trung ương và địa phương thống nhất thực hiện, sau khi triển khai xây dựng xong thì đưa vào hoạt động, trừ một vài dự án có khúc mắc, không có nguồn thu ổn định.

Chính vì thế, xét về lãi suất, dòng tiền trả nợ... của các dự án BOT, BT, tất cả đều rất hấp dẫn và các ngân hàng đều mong muốn cho vay", Tiến sĩ Bùi Quang Tín chỉ rõ.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng chỉ ra thực trạng ở nhiều dự án BOT, BT, đó là không đấu thầu mà tiến hành chỉ định thầu dẫn tới nhiều rủi ro về tính minh bạch, công khai, đặc biệt là nguy cơ thất thoát nguồn vốn của Nhà nước cũng như lợi ích nhóm...

"Không loại trừ trường hợp một số ngân hàng được chỉ định cho vay. Nếu chỉ định cho vay mà phù hợp để đáp ứng cho lợi ích xã hội thì không nói làm gì nhưng nhiều khi nó bị nghiêng qua ngả lại và có liên quan đến lợi ích nhóm", Tiến sĩ Bùi Quang Tín nhấn mạnh.

Ông khẳng định, cho vay các dự án BOT, BT đầy rủi ro và những rủi ro này xuất phát từ chính bản thân dự án, từ việc đấu thầu không công khai, chỉ định thầu tới việc giá dự toán cao lên quá nhiều so với giá quyết toán.

"Nhiều khi dự án chưa quyết toán xong đã cho hoạt động để thu tiền của người dân. Mà thu tiền của người dân dựa vào giá dự toán thì rất rủi ro và người dân chịu thiệt thòi nhiều vì phần lớn giá dự toán cao hơn giá quyết toán.

Ấy là chưa tính đến việc dự án chậm tiến độ hoặc sau khi một doanh nghiệp nhận thầu rồi còn giao cho bao nhiêu nhà thầu khác.

Những nhà thầu sau chưa chắc đã được thẩm định một cách kỹ lưỡng về năng lực và các vấn đề khác. Đó là rủi ro rất lớn. Từ rủi ro của dự án kéo theo rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Bề ngoài có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các dự án BOT, BT thấp và không phát sinh phần lớn do xuất phát từ dòng tiền trả nợ ổn định, thanh khoản tốt. Nhưng không thể nói là không có rủi ro. Phải gắn rủi ro của hoạt động cho vay đến rủi ro của dự án", Tiến sĩ Tín phân tích.

Vị chuyên gia khẳng định, để giảm thiểu rủi ro khi cho vay dự án BOT, BT chỉ có cách thẩm định kỹ các dự án.

"Thực chất hiện nay các ngân hàng đã thẩm định khá kỹ các dự án, theo đúng quy trình của Nhà nước và quy chế của ngân hàng. Nhưng như đã nói, rủi ro của việc cho vay này xuất phát từ chính rủi ro của các dự án.

Ngoài ra nó còn liên quan đến nhóm lợi ích, không chỉ giữa ngân hàng với doanh nghiệp mà có thể cả Nhà nước", Tiến sĩ Bùi Quang Tín lưu ý.

Thành Luân

Published in Việt Nam

Cây cầu trị giá 6 tỷ đồng ở Cà Mau được thông xe kỹ thuật hơn 3 tháng đã bất ngờ đổ sập trong đêm.

Trao đổi với Báo Đất Việt, ngày 1/9, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) - ông Lý Hoàng Tiến cho hay, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc giải quyết các vấn đề bồi thường liên quan đến sự cố đổ sập 2 nhịp chính cầu Ô Rô xảy ra vào tháng 8/2016.

Cụ thể, cầu Ô Rô có mức đầu tư 6 tỷ đồng, đã được thông xe kỹ thuật sau 3 tháng nhưng bất ngờ đổ sụp 2 nhịp chính trong đêm.

cau1

Cầu Ô Rô trị giá 6 tỷ đồng. Ảnh : Thanh Niên.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, cây cầu này đã được thông xe kỹ thuật nhưng chưa được nghiệm thu.

Do vậy, các đơn vị tham gia vào quá trình xây dựng cầu phải nộp lại số tiền đã được UBND huyện Ngọc Hiển thanh toán để khắc phục sự cố công trình.

Tuy nhiên, cho đến nay, sau 1 năm xảy ra sự cố, 4 doanh nghiệp có trách nhiệm liên quan đã nộp nhưng chưa đủ khoản tiền này.

Cụ thể, Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại vận chuyển xây dựng Sử Thành Phú (nhà thầu thi công xây dựng) đã nộp 1 tỷ đồng trên tổng số 5,9 tỷ đồng phải nộp theo yêu cầu. Công ty này đã xin được kéo dài thời gian hoàn lại số tiền đã thanh toán, bình quân mỗi tháng hoàn lại một tỷ đồng.

3 doanh nghiệp còn lại đã thực hiện đủ nghĩa vụ gồm : Công ty TNHH tư vấn thiết kế Minh Anh (tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán) đã nộp hơn 64 triệu đồng ; Công ty TNHH xây dựng TM-DV Minh Long (tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán) đã nộp số tiền hơn 14 triệu đồng và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Phú (tư vấn giám sát thi công xây dựng) đã nộp số tiền hơn 68 triệu đồng.

cau2

Sau 1 năm xảy ra sự cố và quá hạn nộp lại số tiền đã thanh toán để xây dựng cầu, doanh nghiệp vẫn chưa hoàn tất việc nộp tiền và tháo dỡ. ẢNh : Thanh niên

Trước đó, sau khi xem xét báo cáo của cơ quan chức năng về kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình cầu Ô Rô, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn ấn định, thời gian thu hồi tiền phải hoàn thành trước ngày 12/7/2017.

Theo Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, ông Võ Công Trường chia sẻ với Báo Đất Việt, hiện nay, đơn vị thi công đang tháo dỡ, thu dọn các mảng bê-tông bị chìm để thanh thải lòng sông, giúp giao thông đường thủy được thuận tiện.

Theo kế hoạch, việc thanh thải, tháo dỡ sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 tới.

Cầu Ô Rô dài 84 m, rộng 4,5 m, khởi công năm 2013 và thông xe đầu năm 2016, là cây cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Đất Mũi.

Sau sự cố sập cầu vào đêm ngày 5/8/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau khẩn trương làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

cau3

Cầu được đầu tư 6 tỷ đồng, chỉ được thông xe 3 tháng.

UBND tỉnh Cà Mau sau đó đã thành lập Tổ điều tra nguyên nhân sự cố trên và xác định là do mố A cầu Ô Rô chỉ cách mố B cầu Cái Dày khoảng hơn 50 m, đường đầu cầu đi trên bãi bồi giữa hai tuyến sông có địa chất rất yếu. Với chiều cao đắp khá lớn, khi đường đầu cầu bị sạt lở với khối lượng lớn, đất đẩy ra phía sông làm mất ổn định và gãy cọc, kéo theo sập 2 nhịp cầu.

"Hiện tại cầu Ô Rô không được tiếp tục làm nữa mà phải tháo dỡ ra. Tỉnh cũng đã có chỉ đạo duy tu và sửa chữa tuyến đường bộ từ cầu Hàng Dày nối ra đường Hồ Chí Minh để phục vụ thông suốt cho xe cộ đi lại" - ông Trường cho biết.

Theo ông Trường, di chuyển qua "đường vòng" này dài thêm khoảng 3, 4 km so với việc di chuyển thông qua cầu Ô Rô. Đến nay, đường thay thế cầu đã hoàn thiện.

Cúc Phương

Published in Việt Nam

Geleximco muốn cùng Trung Quốc xây Long Thành : Thận trọng (Đất Việt, 31/08/2017)

Sân bay Long Thành có vị trí vô cùng quan trọng cho phát triển bền vững của Việt Nam, do đó phải hết sức thận trọng.

Liên quan đến việc Tập đoàn Geleximco muốn bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc làm sân bay Long Thành với khẳng định "giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại", bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu quốc hội TP Hà Nội khóa XIII đặc biệt lưu ý Việt Nam phải thận trọng.

"Sân bay Long Thành có vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững của Việt Nam. chính vì thế đề nghị Chính phủ phải cân nhắc, cực kỳ cẩn trọng khi lựa chọn nhà đầu tư.

Việt Nam đã có nhiều bài học với nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc khi nhiều công trình do họ đảm nhận liên tục bị chậm tiến độ, đội vốn", bà Bùi Thị An nói.

sanbay1

Khi báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua mới có cơ sở tuyển chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Long Thành

Bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu quốc hội khóa XIII cũng lưu ý, ngay cả đối với nhà đầu tư trong nước, khi lựa chọn các nhà liên doanh, liên danh, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, cũng phải thận trọng, xem xét kỹ năng lực đơn vị mình sẽ hợp tác, cả về năng lực con người lẫn năng lực tài chính, khoa học công nghệ.

"Không thể biết lời hứa của họ thế nào nên chuyện này phải có tờ trình cụ thể và cam kết rõ ràng", bà Bùi Thị An nhấn mạnh.

Theo bà, đối với dự án sân bay Long Thành, từ nay đến giai đoạn tuyển chọn nhà thầu còn xa nhưng không được xem nhẹ việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu, đặc biệt phải công khai, minh bạch để tăng tính cạnh tranh, chọn được nhà thầu tốt nhất.

"Tôi cho rằng cần quy trách nhiệm rõ ràng đối với cả người phê duyệt thầu. Nếu chọn nhà thầu nào đó, liệu người đó có chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, Nhà nước về tiến độ hay không, nếu không thì sẽ thế nào ?", bà Bùi Thị An đặt câu hỏi.

Tỏ ra thận trọng, ông Trương Minh Hoàng, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội cho biết, việc đặt ra vấn đề ai đầu tư, tuyển chọn nhà thầu cho dự án sân bay Long Thành vào lúc này là hơi sớm và những thông tin vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ là dư luận nói.

"Quốc hội mới chỉ thông qua chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành và vừa rồi thông qua nghị quyết về việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án sân bay Long Thành thành dự án thành phần.

Từ đây đến giai đoạn mời gọi đầu tư còn xa vời nên theo tôi chưa vội bàn làm gì.

Tuy nhiên, nhìn chung, đối với bất kỳ dự án nào, cứ mời gọi đầu tư, đấu thầu công khai thì dù trong nước hay quốc tế, ai có đủ năng lực thì làm, không thể khác được", đại biểu Trương Minh Hoàng nói.

Ông nhấn mạnh, đối với mỗi dự án dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua các giai đoạn theo đúng quy định của pháp luật. Công trình càng lớn, giám sát càng nhiều, càng không thể cắt đoạn được. Ngay cả dự án chỉ định thầu cũng phải có hồ sơ dự án, nguồn vốn mới được chỉ định thầu... Tất cả phải tuân theo đúng quy trình.

Trước đó, trao đổi trên báo chí, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, bộ này hoan nghênh các nhà đầu tư quan tâm dự án sân bay Long Thành. 

Dự án sân bay Long Thành có các hạng mục kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nên bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể đề xuất phương án tham gia.

Ở thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đã giao cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi để làm cơ sở tuyển chọn nhà đầu tư.

Chính vì thế các bên cần phải chờ đến khi báo cáo được cơ quan có thẩm quyền thông qua mới tiến hành tuyển chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo các tiêu chí được quy định rõ trong báo cáo.

Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu, căn cứ nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt để đề xuất những phương án cụ thể hơn.

Thành Luân

******************

Vì sao Geleximco muốn bắt tay doanh nghiệp Trung Quốc ? (Đất Việt, 28/08/2017)

Một khi hai đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, đã vào guồng với nhau rồi thì các vấn đề về định mức chi phí, ăn chia cũng dễ hơn.

Nếu đi đường cong, họ có thể bôi trơn để lót đường cho nhanh hơn, nhưng họ không làm việc đó vì nếu làm thì sau này không biết hạch toán vào đâu, không biết nói với ai, thậm chí họ có thể bị đưa ra tòa", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

sanbay2

Phối cảnh thiết kế sân bay Long Thành

Một số ý kiến băn khoăn rằng Geleximco là tập đoàn mạnh với hơn 30 công ty thành viên, liên doanh liên kết trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ…, doanh thu năm 2013 đạt gần 10.000 tỷ đồng.

Với tiềm lực như vậy, nếu Geleximco kết hợp với những đối tác của họ là doanh nghiệp Trung Quốc, được giới thiệu là có tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư và xây dựng, trong trường hợp được giao thực hiện các dự án hạ tầng giao thông lớn, đó có thể là tín hiệu tốt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến hợp tác.

Về điều này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tỏ ra kém tin tưởng. Ông thẳng thắn : "Đối với số liệu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân, độ tin cậy của chúng không cao.

Đừng nghĩ những cái đó chứng minh cho năng lực tài chính. Có nhiều các đại gia khoe vốn nọ, vốn kia nhưng thực chất đó là tiền họ đi vay của các ngân hàng, các tập đoàn tài chính, còn bản thân họ có gì thì đấy là cả một vấn đề.

Làm kinh tế phải nhìn vào thực lực và thực chất, đừng nghe một chiều giới thiệu của chủ đầu tư. Ai bán hàng cũng bảo hàng mình tốt, ai muốn nhận thầu chẳng nói năng lực tài chính của mình tuyệt vời, nhưng thực tế có khi toàn là thùng rỗng, mà thùng rỗng vỗ mới kêu to".

Nói không với nhà thầu Trung Quốc

Trở lại với dự án sân bay Long Thành, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam muốn xây dựng sân bay Long Thành thành một sân bay lớn của Đông Nam Á với tổng chi phí rất lớn, thời gian xây dựng dài và mức độ đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

Đây cũng là dự án ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung trong 50-70 năm tới vì lưu lượng hàng không sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Ông khẳng định, nếu chọn các doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành là không hợp lý vì các tập đoàn trong nước dù lớn nhưng còn rất lâu mới xứng tầm thế giới.

Đặc biệt, đây lại là dự án rất lớn và quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao . Vì thế, việc lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài là một trong những đòi hỏi lớn.

Mặt khác, xét về năng lực tài chính, vị chuyên gia lưu ý phải tìm đến nhà đầu tư lớn của thế giới và có kinh nghiệm thực thi các dự án.

"Trung Quốc không có kinh nghiệm xây sân bay quốc tế lớn. Hơn nữa, đối với các nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam đã có quá nhiều bài học đắt giá về việc đội giá, hạ thấp tính năng kỹ thuật, thay đổi kết cấu dự án... Cho nên, nếu tiếp tục chọn thì ngựa lại theo đường cũ và Việt Nam sẽ giẫm vào vết xe đổ từ nhiều năm nay.

Dự án sân bay Long Thành là dự án sẽ tồn tại lâu dài và đòi hỏi có tầm nhìn dài hạn, độ bền vững để có thể khai thác, vận hành trong thời gian hàng trăm năm. Chính vì thế cần cẩn trọng và không nên ngại ngần bỏ ra chi phí lớn hơn cho việc đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kết cấu, tính năng của một dự án trọng điểm như vậy", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Thành Luân

********************

Geleximco muốn hợp tác Trung Quốc xây Long Thành : Đừng ngây thơ ! (Đất Việt, 25/08/2017)

Thiết kế và xây dựng sân bay là một trình độ kỹ thuật cao, hiện đại nên phải dùng nhà tư vấn quốc tế, đừng lựa chọn Trung Quốc.

Báo cáo tiền khả thi chưa đạt yêu cầu

Tập đoàn Geleximco vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về việc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành, theo hình thức đối tác công tư.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 25/8, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TPHCM cho biết : "Tất cả các dự án đều phải có đánh giá nghiên cứu độc lập, nhưng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án xây dựng sân bay Long Thành lại chưa đạt hiệu quả.

Chúng ta phải có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho đàng hoàng thì mới nghĩ đến những giai đoạn tiếp theo, tôi đã nói công khai rất nhiều lần về việc này.

Khi chúng tôi đưa ra Báo cáo tiền khả thi dự án không đạt yêu cầu vì thiếu báo cáo tài chính nhưng cả Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không không trả lời thẳng vào vấn đề đó mà lại lái sang vấn đề chứng minh hiệu quả mới làm, bỏ qua nghiên cứu tiền khả thi về hiệu quả tài chính.

Trong khi dự án lớn như Long Thành cần chứng minh hiệu quả tài chính hay không, hiệu quả như thế nào, nếu thua lỗ tài chính thì thua lỗ đến đâu chứ không thể để trống như vậy.

Khi biết Báo cáo tiền khả thi không tốt nhưng vẫn cho qua, đến giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, chúng ta sẽ lãng phí hàng trăm triệu để rồi kết luận dự án không hiệu quả nên không đầu tư".

sanbay3

Phối cảnh thiết kế sân bay Long Thành

Để lựa chọn nhà đầu tư, theo ông Tống, Bộ Giao thông vận tải phải có một nghiên cứu báo cáo tiền khả thi cho đầy đủ, đúng mức. Không nên ra một đầu bài, rồi các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và mời công ty Trung Quốc tham gia. Họ vừa nghiên cứu khả thi rồi đứng ra đầu tư, sẽ phát sinh mâu thuẫn quyền lợi mà chúng ta cần tránh.

Vị chuyên gia cũng lưu ý, nghiên cứu khả thi sẽ là vấn đề tổng thể trên vấn đề nhu cầu hàng không của khu vực phía Nam. Việc này không dễ làm. Hiện nay, các công ty tư vấn quốc tế chưa chắc ai đã mặn mà nhảy vào.

Có nên hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc ?

Ở góc độ khác, theo vị chuyên gia trên, giờ một doanh nghiệp Việt muốn mời Trung Quốc vào đầu tư sẽ không thể dễ dàng. Nếu riêng sân bay Long Thành thì đơn giản nhưng còn vấn đề kết nối với giao thông thành phố nữa. Vì vậy, hiện nay đặt ra vấn đề này là không hợp lý.

Mặt khác, hàng không là vấn đề quan trọng liên quan đến chính trị xã hội, an ninh quốc phòng. Không thể ngây thơ, dại dột, cố tình lệ thuộc vào Trung Quốc bằng phương án đó. Không được chủ quan trong việc lựa chọn đơn vị xây dựng.

"Chúng ta đã có quá nhiều bài học. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, gây tai nạn chết người cũng là nhà thầu Trung Quốc, và hàng loạt các dự án nhà máy thép cũng là Trung Quốc sau lưng...

Chúng ta đã có quá nhiều bài học đau đớn, nên dứt khoát phải từ chối thẳng thắn ngay từ đầu", ông Tống chỉ rõ.

Nhất định phải chọn công ty mang tầm quốc tế

Là người nghiên cứu sâu về hàng không, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không phân tích : "Thứ nhất, xây dựng sân bay không thể chọn đơn vị xây dựng loại 2, phải hạng nhất thế giới.

Long Thành hứa hẹn là sân bay lớn nhất Việt Nam, với tham vọng trở thành một sân bay khu vực Đông Nam Á, sân bay quốc tế thì không thể dùng các nhà thầu nội địa. Trung Quốc dù là quốc gia lớn, nhưng họ cũng phải thuê công ty quốc tế chứ không phải Trung Quốc tự làm cho Trung Quốc, tiêu biểu sân bay Bắc Kinh cũng nhà thầu quốc tế làm.

Như chúng ta biết các công ty Châu Á rành về hàng không là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, nhưng dù giỏi họ vẫn thuê công ty tư vấn quốc tế về làm chứ không tự làm.

Thứ hai, Trung Quốc khẳng định không có kinh nghiệm xây dựng sân bay quốc tế lớn, nên đừng đặt vấn đề đó. Ở đây không phải vấn đề giá cả mà còn là chất lượng.

Tôi có một số thời gian nghiên cứu về các công ty quốc tế có năng lực về xây dựng sân bay, nhưng thấy Mỹ, Anh, Hà Lan là có nhiều kinh nghiệm nhất, đến nước phát triển như Singapore không phải Singapore làm, sân bay Hồng Kông cũng vậy, họ cũng thuê công ty quốc tế làm.

Vì vậy, việc hợp tác với Trung Quốc chúng ta không cần bàn tính tới, loại bỏ ngay từ đầu".

Châu An

Published in Việt Nam

Các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá một cách cụ thể xem tài liệu lộ như thế nào ? Mức độ ảnh hưởng và ai là người có liên quan.

Tiết lộ nhằm mục đích gì ?

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã triển khai quyết định kiểm tra, xác minh đối với Thứ trưởng Bộ nội vụ Trần Anh Tuấn xung quanh việc cung cấp tài liệu mật cho báo chí.

Tài liệu được đề cập là Công văn 766 ngày 17/10/2013 của Tỉnh ủy Hậu Giang gửi Ban tổ chức trung ương và Bộ công thương xin Trịnh Xuân Thanh (thời điểm đó là Phó chánh văn phòng Bộ công thương) về bố trí làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phụ trách lĩnh vực công nghiệp.

Không lâu sau đó, nội dung kiểm điểm cùng kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật trong tổ chức đảng đối với Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã bị lộ ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội. Theo quy định, tài liệu trên cũng phải quản lý theo chế độ tuyệt mật.

lo1

Hồ sơ mật liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đã bị tiết lộ

Trao đổi với Đất Việt, bà Lê Thị Thu Ba - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội cho rằng, thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tài liệu thuộc diện bảo mật bị tiết lộ ra bên ngoài.

Tuy nhiên bà Thu Ba phân tích : "Theo tôi việc này phải xử lý hết sức nghiêm khắc. Việc làm lộ những thông tin này chẳng những ảnh hưởng đến cuộc sống của những người liên quan mà còn có thể ảnh hưởng đến vấn đề quốc gia.

Đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh khi mắc những sai phạm bị kỷ luật thì dư luận đặt ra vấn đề phải công khai, minh bạch thông tin để xử lý. Thời điểm này có thể khẳng định những tài liệu liên quan đến ông này không phải mật.

Tuy nhiên trước đó thì rõ ràng đây là tài liệu mật, vì nó liên quan đến từng cá nhân lãnh đạo cụ thể".

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá một cách cụ thể xem tài liệu lộ như thế nào ? Mức độ ảnh hưởng ra sao ? Những ai là người có liên quan để làm căn cứ xử lý.

"Chúng ta phải xác minh được mục đích tiết lộ là gì ? Việc này cần làm rõ để xử lý.

Nếu người tiết lộ đó thuộc cấp thấp và do Bộ Nội vụ quản lý thì Đảng ủy Bộ Nội vụ phải làm.

Còn trường hợp cán bộ ở cấp cao hơn tiết lộ và vi phạm thì Ủy ban kiểm tra Trung ương theo phân công thẩm quyền để xử lý", bà Thu Ba nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Quang - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ưong cho hay, tài liệu nhà nước hiện nay có nhiều mức độ khác nhau như : tuyệt mật, tối mật, mật và đều có quy định cụ thể.

Đối với hồ sơ của ông Trịnh Xuân Thanh hay nội dung họp kiểm điểm Thứ trưởng Bộ nội vụ, ông Quang đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra cụ thể để đánh giá mức độ mật của tài liệu.

"Việc kiểm tra này thực hiện theo quy trình cụ thể. Bộ Nội vụ nếu thấy cán bộ vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ thì phải đề xuất cấp trên xử lý. Ủy ban Kiểm tra trung ương theo phân công sẽ tiến hành kiểm tra đối với các vị trí thứ trưởng, bộ trưởng", ông Quang nói.

Quá nhiều tài liệu đóng dấu mật

Một vấn đề khác được bà Lê Thị Thu Ba nhắc đến là thời gian vừa qua, có quá nhiều tài liệu cơ quan nhà nước đóng dấu mật và không công khai với người dân, dư luận xã hội.

"Có những tài liệu cần phổ biến mà cứ bảo mật thì làm sao triển khai được ? Cho nên theo tôi phải đưa ra tiêu chí rõ ràng để xác định tính chất, mức độ mật của tài liệu.

Cái nào chỉ lưu hành trong nội bộ cấp trên và cấp dưới thì có thể coi là mật được. Những tài cần triển khai ra ngoài dân hay trong một phạm vi rộng hơn thì không nên mật", bà Thu Ba nhấn mạnh.

Trong bối cảnh người dân đang thực hiện quyền giám sát cán bộ, bà Thu Ba cho rằng nên có những quy định cụ thể, hợp lý hơn về bảo mật thông tin.

"Theo tôi tùy theo mức độ để xem xét công bố. Thông tin về đời tư, gia đình thì phải giữ mật theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên những thông tin khác cũng nên công khai để mọi người cùng giám sát", bà Thu Ba nói thêm.

Nguyễn Hoàn

Published in Việt Nam