Theo giải thích của EVN, tập đoàn này thua lỗ nghiêm trọng và liên tục phải đề nghị hoặc chủ động tăng giá bán điện trong phạm vi được phép tự quyết định là vì giá các loại nguyên liệu (than, dầu) để sản xuất điện tăng.
Ông Nguyễn Thiện Nhân vừa đề nghị chuyển 130.000 tỉ mà năm ngoái các đại biểu quốc hội đã nhất trí sẽ đầu tư cho các dự án phúc lợi công công nhưng chưa dùng đến cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vì EVN đang lỗ nặng.
Ông Nguyễn Thiện Nhân – người đang đại diện dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh tại Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – vừa đề nghị chuyển 130.000 tỉ mà năm ngoái các Đại biểu quốc hội đã nhất trí sẽ đầu tư cho các dự án phúc lợi công công nhưng chưa dùng đến cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vì EVN đang lỗ nặng(1).
EVN nói riêng và thực trạng lĩnh vực điện năng tại Việt Nam nói chung chính là một trong những minh họa sống động cho nhận thức, năng lực quản trị điều hành kinh tế - xã hội của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam dưới sự lãnh đạo luôn được ca ngợi là "sáng suốt và tài tình" của Đảng cộng sản Việt Nam...
***
Để xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chính quyền Việt Nam thành lập một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước và dồn gần như toàn bộ nội lực quốc gia vào những tập đoàn, tổng công ty, công ty này. Cho dù nhận được đủ thứ ưu đãi từ vốn đến chính sách nhưng các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước liên tục thua lỗ trầm trọng đến mức chính quyền Việt Nam chịu không xiết, phải "giải tư" (cổ phần hóa) phần lớn tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước.
Sau giai đoạn thành lập, cố gắng duy trì các "trụ" lẽ ra phải "đỡ" cho "nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa" vững vàng để phát triển nhưng chỉ rặt "phá gia chi tử" là giai đoạn "giải tư" tạo điều kiện cho nhiều cá nhân biến công sản (tài sản của các doanh nghiệp nhà nước) thành tài sản riêng, những tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước chưa được "giải tư" hoàn toàn thì tiếp tục vừa phá, vừa lũng đoạn chính sách trong lĩnh vực mà các tập đoàn, tổng công ty, công ty này được hưởng đặc quyền và EVN nằm trong nhóm này.
Cung cách quản trị, điều hành quốc gia dưới sự lãnh đạo "sáng suốt và tài tình" của Đảng cộng sản Việt Nam đã giúp EVN biến điện năng nói riêng và năng lượng quốc gia nói chung trở thành một thứ "con tin". Thỉnh thoảng EVN lại báo lỗ, dọa sẽ thiếu điện nên sắp hoặc sẽ phải cắt điện luân phiên gây căng thẳng cho nhiều giới (đầu tư ngoại quốc, doanh nghiệp, tiêu dùng) Hậu quả của kiểu hù dọa này tai hại tới mức hồi cuối 2018, Thủ tướng Việt Nam khi đó phải dọa lại :Anh nào nói cắt điện, tôi cách chức anh đó (2) !
Đáng ngạc nhiên là chưa rõ vô tình hay cố ý, những cá nhân "sáng suốt và tài tình" đã cũng như đang lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lại chấp nhận chuyện này, thành ra ngay sau khi loan báo đạt mức lãi "kỷ lục" (khoảng 14.700 tỉ) vào năm 2021, EVN bắt đầu báo lỗ và mức độ thua lỗ cũng là "kỷ lục" (3). Từ năm 2022, EVN liên tục phá "kỷ lục" thua lỗ. Thay mặt EVN, ông Nguyễn Thiện Nhân mới "cảnh báo", EVN đã lỗ khoảng 100.000 tỉ (tương đương 50% vốn điều lệ), trong đó có 19.000 tỉ đến hạn nhưng không trả được !
Bởi EVN "thua lỗ" trầm trọng nên chính quyền Việt Nam lặng thinh để EVN tăng giá bán điện thêm một lần nữa hồi đầu tháng này, bất kể hậu quả của việc tăng giá điện đối với kinh tế - xã hội trong bối cảnh ngặt nghèo như hiện nay(4) nhưng điều đó vẫn chưa phải là nghiêm trọng nhất. Trong vài tuần gần đây, EVN công bố hàng loạt thông tin cho thấy, an ninh năng lượng Việt Nam đang ở ngưỡng nguy hiểm.
Bên cạnh báo "lỗ", EVN liên tục loan báo "thiếu điện" và để chứng minh là thiếu thiệt, EVN đã tiến hành cắt điện luân phiên ở nhiều nơi, song song với việc đề nghị Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thanh toán trễ tiền mua than, cho vay than để sản xuất điện(5). EVN cũng đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ưu tiên cung cấp khí đốt cho sản xuất điện, thậm chí dừng hoạt động của hai nhà máy đạm (Cà Mau và Phú Mỹ) nhường nguồn khí đốt này cho sản xuất điện(6).
***
Theo giải thích của EVN, tập đoàn này thua lỗ nghiêm trọng và liên tục phải đề nghị hoặc chủ động tăng giá bán điện trong phạm vi được phép tự quyết định là vì giá các loại nguyên liệu (than, dầu) để sản xuất điện tăng. Còn thiếu điện là vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất điện (lưu lượng nước của thủy điện giảm so với mức trung bình, việc nhập cảng than gặp khó khăn, trữ lượng của các mỏ khí đốt đã bắt đầu giảm), kế hoạch mua thêm điện từ Trung Quốc và Lào không suôn sẻ như dự tính ban đầu(7).
Có một điểm đáng chú ý là cả các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam lẫn EVN cùng lờ đi nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng mà EVN mô tả là từ đâu. Nơi nào đề nghị cho phép phát triển thủy điện và các nhà máy đốt than phát điện tràn lan ? Nơi nào phê duyệt những đề nghị này bất chấp những khuyến cáo của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài Việt Nam về những tác hại nghiêm trọng cho môi trường, dân sinh và an ninh năng lượng quốc gia ?
Giờ, thay vì điểm mặt, chỉ tên những tổ chức như Đảng cộng sản Việt Nam, những cơ quan hữu trách như Quốc hội Việt Nam, chính phủ Việt Nam, truy cứu trách nhiệm của những cá nhân đề ra, biểu quyết, phê duyệt ủng hộ Quy hoạch Điện VII giai đoạn từ 2011 đến 2020 và Điều chỉnh Quy hoạch điệnVII(8) thì những thành viên là rường cột của Đảng cộng sản Việt Nam muốn ngắt thêm 130.000 tỉ đồng vốn dĩ phải dùng cho những dự án phúc lợi công cộng để trao cho EVN. Người Việt có cần sự "sáng suốt và tài tình" như thế không ?
Khó mà kể hết những gì EVN nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung đã biện bạch về những bất cập, bất toàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.
Nếu chịu khó tìm kiếm những thông tin liên quan đến lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam nói chung và điện năng nói riêng ắt sẽ có cảm giác giống như lạc vào mê hồn trận và rất khó có thể tìm câu trả lời cho thắc mắc vì sao lĩnh vực này lại có những mâu thuẫn kỳ lạ đến mức như vậy.
Trong vài thập niên gần đây, cả EVN lẫn chính phủ Việt Nam cùng thi nhau bày tỏ sự trăn trở về vốn phát triển nguồn điện và lưới điện, đồng thời liên tục cảnh báo về nguy cơ thiếu điện đe dọa an ninh năng lượng quốc gia(9). Đáng lưu ý là sự trăn trở và những cảnh báo này lại nằm chễm chệ bên cạnh chuyện Việt Nam đã có thêm rất nhiều nhà máy phát điện từ việc khai thác ánh sáng mặt trời, gió (được gọi chung là năng lượng tái tạo hay điện xanh, hoặc điện sạch khác với điện bẩn khai thác nguyên liệu hóa thạch để phát điện theo "Quy hoạch điện VII"). Tính đến hết năm ngoái, điện sạch chiếm 26,4% tổng công suất điện ở Việt Nam. Nếu tính riêng nguồn điện từ mặt trời và gió thì tỉ lệ này là 12,8%. Do lợi thế về đặc điểm địa lý, triển vọng phát triển điện sạch tại Việt Nam rất lớn, giới đầu tư (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoại quốc) đã nhanh chóng rót tiền vào các dự án năng lượng tái tạo. Tổng vốn đầu tư vào những dự án này được ước đoán đã lên đến hàng tỉ Mỹ kim.
Thế thì tại sao đến giờ vẫn thiếu vốn và thiếu điện ? Các chuyên gia và báo giới ở Việt Nam cùng gọi đó là nghịch lý. Dù đã được nhận diện từ cách nay năm, bảy năm(10) nhưng nghịch lý này vẫn mang dáng vẻ "muôn năm" như "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh". Các dự án điện sạch hết bị hắt hủi vì "gây áp lực cho hệ thống truyền tải, có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống điện" (11) lại bị "bóp mũi" vì những quy định liên quan đến giá mua điện – đang có ít nhất 34 dự án điện sạch trị giá 85.000 tỉ đồng "đắp chiếu" vì chủ trương về giá mua điện(12). Cứ đặt chuyện EVN thua lỗ trầm trọng vì phải mua than với giá cao, "sáng kiến" trao 130.000 tỉ lẽ ra phải dùng để đầu tư vào các dự án mang tính phúc lợi cho EVN để tập đoàn này "cắt lỗ" bên cạnh các dự án điện sạch ngắc ngoải bởi sự khống chế giá mua điện, rồi đặt thực trạng thiếu điện phải vay than, đề nghị các nhà máy đạm ngưng hoạt động để nhường khí đốt như đã đề cập bên cạnh các dự án điện sạch "đắp chiếu" thì tự nhiên sẽ thấy nên dành gì cho "sáng suốt và tài tình" !
Tuần trước, báo chí Việt Nam cho biết, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã "yêu cầu xử lý chuyệnnhữngdoanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghiệp (KCN) Lộc Sơn cho bên thứ bathuê mái để lắp đặt các tấm pin biến quang năng (ánh sáng mặt trời) thành điện năng khi chưa được cấp giấy phép" (13). Để "giữ nghiêm phép nước", Ban Quản lý các KCN tỉnh Lâm Đồng dự tính sẽ buộc tháo dỡ toàn bộ các tấm pin (tổng diện tích hàng chục ngàn mét vuông, trị giá hàng ngàn tỉ). Tuần này, báo chí Việt Nam kể thêm, sau khi "phát giác" Tập đoàn Trung Nam "vận hành hai nhà máy thủy điện đã bảy năm mà chưa có văn bảnchấp thuận kết quả nghiệm thu công trình", Sở Công Thương Lâm Đồng thỉnh thị "không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả(ngoài phạt tiền còn buộckhắc phục hậu quả bằngcách buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp từ hoạt động phát điện để sungcông)" nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng mới bác đề nghị này(14). So cả hai sự kiện xảy ra ở cùng một nơi thì rõ ràng "nghiêm minh" chỉ là tương đối.
***
Khó mà kể hết những gì EVN nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung đã biện bạch về những bất cập, bất toàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Thay vì phân tích, xin nhắc lại một câu chuyện đã từng kể cách nay vài tháng : Tại một hội nghị khẩn cấp về kinh tế và dân sinh được tổ chức hồi giữa tháng 2 năm nay, Tổng thống Nam Hàn đã yêu cầu ít nhất là đến giữa năm, các cơ quan hữu trách của chính phủ phải giữ nguyên, không để những loại phí do chính phủ kiểm soát (đường bộ, đường sắt, viễn thông) gia tăng(15).
Giống như nhiều quốc gia khác, cả chính phủ lẫn dân chúng Nam Hàn cũng loay hoay đối phó với lạm phát. Hồi đầu năm nay, giá điện tại Nam Hàn đã tăng thêm 9,5% (tăng thêm khoảng 0,01 Mỹ kim/mỗi kWh) so với năm ngoái. Với giá điện mới, người ta ước đoán, một gia đình bốn người sẽ phải trả thêm khoảng 3,2 Mỹ kim cho việc dùng điện. Lẽ ra giá ga cũng phải tăng nhưng chính phủ Nam Hàn quyết định bù lỗ để kềm giá ga cho tới sang năm vì lo ngại những thành phần yếu thế trong xã hội không kham nổi gánh nặng khi cả giá điện lẫn giá ga (loại năng lượng không thể thiếu trong mùa Đông vì ai cũng cần sưởi ấm) cùng tăng. Để lạm phát không tạo thêm quá nhiều khó khăn cho những thành phần yếu thế, song song với việc cho phép tăng giá điện, chính phủ Nam Hàn loan báo sẽ nâng mức trợ cấp chi phí về năng lượng cho những thành phần yếu thế lên 54 Mỹ kim (từ 100 Mỹ kim thành 154 Mỹ kim) và tùy gia cảnh mà nâng mức giảm tiền ga thêm 5 Mỹ kim đến 10 Mỹ kim/tháng.
Bởi giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, tác động bất lợi đến kinh tế, dân sinh, chính phủ Nam Hàn cam kết cho các doanh nghiệp vay vốn để cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng. Những đại doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng lớn sẽ được hỗ trợ thay thế thiết bị có hiệu suất tiết kiệm năng lượng cao để cùng chính phủ thực hiện một dự án có quy mô quốc gia về tiết kiệm năng lượng(16). Trong hội nghị khẩn cấp vừa kể, ông Yoon Suk-yeol – Tổng thống Nam Hàn tiếp tục lập lại yêu cầu mà ông đã từng đề cập nhiều lần : Phải giảm tối đa gánh nặng giá cả cho dân chúng. Phải kềm giữ phí trong những lĩnh vực thiết yếu như giao thông, viễn thông, là để ổn định dân sinh. Ông Yoon kêu gọi doanh giới cùng tham gia với chính phủ trong việc ổn định giá cả, san sẻ gánh nặng của dân chúng Có thể vì không "sáng suốt, tài tình" nên giống như nhiều quốc gia khác, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Nam Hàn không biện minh mà chuyên chú vào việc tìm giải pháp bởi không tìm ra giải phái hữu hiệu thì sẽ bị dân chúng giải tán.
Trong vài thập niên gần đây, cả EVN lẫn chính phủ Việt Nam cùng thi nhau bày tỏ sự trăn trở về vốn phát triển nguồn điện và lưới điện, đồng thời liên tục cảnh báo về nguy cơ thiếu điện đe dọa an ninh năng lượng quốc gia.
Khó mà kể hết những gì EVN nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung đã biện bạch về những bất cập, bất toàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.
Nếu chịu khó tìm kiếm những thông tin liên quan đến lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam nói chung và điện năng nói riêng ắt sẽ có cảm giác giống như lạc vào mê hồn trận và rất khó có thể tìm câu trả lời cho thắc mắc vì sao lĩnh vực này lại có những mâu thuẫn kỳ lạ đến mức như vậy.
Trong vài thập niên gần đây, cả EVN lẫn chính phủ Việt Nam cùng thi nhau bày tỏ sự trăn trở về vốn phát triển nguồn điện và lưới điện, đồng thời liên tục cảnh báo về nguy cơ thiếu điện đe dọa an ninh năng lượng quốc gia(17). Đáng lưu ý là sự trăn trở và những cảnh báo này lại nằm chễm chệ bên cạnh chuyện Việt Nam đã có thêm rất nhiều nhà máy phát điện từ việc khai thác ánh sáng mặt trời, gió (được gọi chung là năng lượng tái tạo hay điện xanh, hoặc điện sạch khác với điện bẩn khai thác nguyên liệu hóa thạch để phát điện theo "Quy hoạch điện VII"). Tính đến hết năm ngoái, điện sạch chiếm 26,4% tổng công suất điện ở Việt Nam. Nếu tính riêng nguồn điện từ mặt trời và gió thì tỉ lệ này là 12,8%. Do lợi thế về đặc điểm địa lý, triển vọng phát triển điện sạch tại Việt Nam rất lớn, giới đầu tư (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoại quốc) đã nhanh chóng rót tiền vào các dự á n năng lượng tái tạo. Tổng vốn đầu tư vào những dự án này được ước đoán đã lên đến hàng tỉ Mỹ kim.
Thế thì tại sao đến giờ vẫn thiếu vốn và thiếu điện ? Các chuyên gia và báo giới ở Việt Nam cùng gọi đó là nghịch lý. Dù đã được nhận diện từ cách nay năm, bảy năm(18) nhưng nghịch lý này vẫn mang dáng vẻ "muôn năm" như "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh". Các dự án điện sạch hết bị hắt hủi vì "gây áp lực cho hệ thống truyền tải, có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống điện" (19) lại bị "bóp mũi" vì những quy định liên quan đến giá mua điện – đang có ít nhất 34 dự án điện sạch trị giá 85.000 tỉ đồng "đắp chiếu" vì chủ trương về giá mua điện(20). Cứ đặt chuyện EVN thua lỗ trầm trọng vì phải mua than với giá cao, "sáng kiến" trao 130.000 tỉ lẽ ra phải dùng để đầu tư vào các dự án mang tính phúc lợi cho EVN để tập đoàn này "cắt lỗ" bên cạnh các dự án điện sạch ngắc ngoải bởi sự khống chế giá mua điện, rồi đặt thực trạng thiếu điện phải vay than, đề nghị các nhà máy đạm ngưng hoạt động để nhường khí đốt như đã đề cập bên cạnh các dự án điện sạch "đắp chiếu" thì tự nhiên sẽ thấy nên dành gì cho "sáng suốt và tài tình"!
Tuần trước, báo chí Việt Nam cho biết, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã "yêu cầu xử lý chuyệnnhữngdoanh nghiệp đang hoạt động trong Khu công nghiệp Lộc Sơn cho bên thứ bathuê mái để lắp đặt các tấm pin biến quang năng (ánh sáng mặt trời) thành điện năng khi chưa được cấp giấy phép" (21). Để "giữ nghiêm phép nước", Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng dự tính sẽ buộc tháo dỡ toàn bộ các tấm pin (tổng diện tích hàng chục ngàn mét vuông, trị giá hàng ngàn tỉ). Tuần này, báo chí Việt Nam kể thêm, sau khi "phát giác" Tập đoàn Trung Nam "vận hành hai nhà máy thủy điện đã bảy năm mà chưa có văn bảnchấp thuận kết quả nghiệm thu công trình", Sở Công thương Lâm Đồng thỉnh thị "không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả(ngoài phạt tiền còn buộckhắc phục hậu quả bằngcách buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp từ hoạt động phát điện để sungcông)" nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng mới bác đề nghị này(22). So c ả hai sự kiện xảy ra ở cùng một nơi thì rõ ràng "nghiêm minh" chỉ là tương đối.
***
Khó mà kể hết những gì EVN nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chung đã biện bạch về những bất cập, bất toàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Thay vì phân tích, xin nhắc lại một câu chuyện đã từng kể cách nay vài tháng : Tại một hội nghị khẩn cấp về kinh tế và dân sinh được tổ chức hồi giữa tháng 2 năm nay, Tổng thống Nam Hàn đã yêu cầu ít nhất là đến giữa năm, các cơ quan hữu trách của chính phủ phải giữ nguyên, không để những loại phí do chính phủ kiểm soát (đường bộ, đường sắt, viễn thông) gia tăng(23).
Giống như nhiều quốc gia khác, cả chính phủ lẫn dân chúng Nam Hàn cũng loay hoay đối phó với lạm phát. Hồi đầu năm nay, giá điện tại Nam Hàn đã tăng thêm 9,5% (tăng thêm khoảng 0,01 Mỹ kim/mỗi kWh) so với năm ngoái. Với giá điện mới, người ta ước đoán, một gia đình bốn người sẽ phải trả thêm khoảng 3,2 Mỹ kim cho việc dùng điện. Lẽ ra giá ga cũng phải tăng nhưng chính phủ Nam Hàn quyết định bù lỗ để kềm giá ga cho tới sang năm vì lo ngại những thành phần yếu thế trong xã hội không kham nổi gánh nặng khi cả giá điện lẫn giá ga (loại năng lượng không thể thiếu trong mùa Đông vì ai cũng cần sưởi ấm) cùng tăng. Để lạm phát không tạo thêm quá nhiều khó khăn cho những thành phần yếu thế, song song với việc cho phép tăng giá điện, chính phủ Nam Hàn loan báo sẽ nâng mức trợ cấp chi phí về năng lượng cho những thành phần yếu thế lên 54 Mỹ kim (từ 100 Mỹ kim thành 154 Mỹ kim) và tùy gia cảnh mà nâng mức giảm tiền ga thêm 5 Mỹ kim đến 10 Mỹ kim/tháng.
Bởi giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, tác động bất lợi đến kinh tế, dân sinh, chính phủ Nam Hàn cam kết cho các doanh nghiệp vay vốn để cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng. Những đại doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng lớn sẽ được hỗ trợ thay thế thiết bị có hiệu suất tiết kiệm năng lượng cao để cùng chính phủ thực hiện một dự án có quy mô quốc gia về tiết kiệm năng lượng(24). Trong hội nghị khẩn cấp vừa kể, ông Yoon Suk-yeol – Tổng thống Nam Hàn tiếp tục lập lại yêu cầu mà ông đã từng đề cập nhiều lần: Phải giảm tối đa gánh nặng giá cả cho dân chúng. Phải kềm giữ phí trong những lĩnh vực thiết yếu như giao thông, viễn thông, là để ổn định dân sinh. Ông Yoon kêu gọi doanh giới cùng tham gia với chính phủ trong việc ổn định giá cả, san sẻ gánh nặng của dân chúng Có thể vì không "sáng suốt, tài tình" nên giống như nhiều quốc gia khác, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Nam Hàn không biện minh mà chuyên chú vào việc tìm giải phá p bởi không tìm ra giải phái hữu hiệu thì sẽ bị dân chúng giải tán.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/05/2023
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/de-xuat-nha-nuoc-chi-130000-ti-dong-de-evn-cat-lo-185230523214135141.htm
(2) https://vnexpress.net/thu-tuong-anh-nao-cat-dien-cach-chuc-anh-do-3869864.html
(5) https://tuoitre.vn/evn-xin-gian-no-tien-mua-than-de-duy-tri-san-xuat-dien-20230517062404128.htm
(6) https://plo.vn/neu-ngung-nha-may-dam-de-san-xuat-dien-luong-phan-bon-co-dam-bao-post734334.html
(9) https://nhandan.vn/lo-thieu-dien-de-phuc-hoi-kinh-te-post694825.html
(10) https://vietnamnet.vn/nghich-ly-thieu-dien-lai-lo-qua-tai-vi-du-thua-dien-mat-troi/571221.html
(12) https://vneconomy.vn/bao-dong-cang-thang-tai-chinh-tu-cac-du-an-nang-luong-tai-tao.htm
(14) https://tienphong.vn/xu-phat-cty-van-hanh/2/nha-may-thuy-dien-chui-post1536434.tpo
(15) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=57682
(16) https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=57138
(17) https://nhandan.vn/lo-thieu-dien-de-phuc-hoi-kinh-te-post694825.html
(18) https://vietnamnet.vn/nghich-ly-thieu-dien-lai-lo-qua-tai-vi-du-thua-dien-mat-troi-571221.html
(20) https://vneconomy.vn/bao-dong-cang-thang-tai-chinh-tu-cac-du-an-nang-luong-tai-tao.htm
(22) https://tienphong.vn/xu-phat-cty-van-hanh-2-nha-may-thuy-dien-chui-post1536434.tpo
(23) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=57682
(24) https://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=57138
Thiếu điện và những bất cập không đáng có !
RFA, 22/05/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN mới đây cho báo chí nhà nước biết có nguy cơ thiếu gần 5.000 MW điện và kiến nghị các Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố chỉ đạo tiết kiệm điện.
AFP PHOTO
Tác động của việc cúp điện
Theo ghi nhận của nhiều tờ báo trong nước, các thành phố lớn đã bắt đầu xảy ra tình trạng cúp điện luân phiên một số địa bàn.
Dù trên website chính thức của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội hôm 22/5 cho biết không có tình trạng cắt điện luân phiên trên địa bàn Thủ đô ; nhưng theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 22/5, Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã thông báo lịch cắt điện nhiều địa điểm trong tuần lễ từ 22/5 để đảm bảo an toàn điện lưới đối với nhiều khu vực có phụ tải lớn, hoặc cần cắt điện luân phiên để đảm bảo an toàn các trạm biến áp. Trong đó, nhiều khu vực của Hà Nội bị cắt điện từ sáng đến chiều, và có thể bị cắt 2 ngày liên tiếp…
Một người dân ở Hà Nội không muốn nên tên vì lý do an toàn cho biết thực tế khó khăn khi bị cúp đện :
"Nói chung nắng nóng như thế mà mất điện thì rất là vất vả. Bây giờ mọi người cũng quen dùng điện rồi, mất điện thời gian ngắn còn khắc phục được. Mất điện mà thời gian kéo dài liên tục thì ảnh hưởng nhiều, vì giờ mọi thiết bị đồ dùng đều phụ thuộc vào điện. Cho nên nếu mất điện cũng ảnh hưởng sức khỏe".
Trước tình hình thiếu điện, Thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/5 đã đề nghị người dân hạn chế mặc áo vest, đồ trang trọng để tiết kiệm điện. Đây là một trong những giải pháp tiết kiệm điện mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn trong công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác tiết kiệm điện.
Ông Đ., chủ một doanh nghiệp sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA về vấn đề này hôm 22/5 :
"Nhu cầu điện một nguồn năng lượng rất cần thiết cho doanh nghiệp. Nếu như cúp điện thì không khác gì thắt hầu bao của người ta lại, không có điện sao sản xuất được, sẽ mất đơn hàng, đó là điều chắc chắn. Bây giờ là thời nào rồi mà còn bảo người ta nóng quá thì đừng bật máy lạnh, xài quạt đi, tắt bớt điện… Điện không phải chỉ là nhu cầu của doanh nghiệp, mà là nhu cầu rất cần thiết của người dân, nên tiện đây tôi gởi gắm Nhà nước nên coi lại vấn đề đó, chứ không phải cứ thiếu điện thì cắt điện của người dân".
Ông Đ. cho rằng, đây là cách ‘chơi chiêu’ của nhà nước, cái gì hiếm thì sẽ tăng giá… khi đó dân không dám kêu. Ông Đ. nói tiếp :
"Theo tôi, nhà nước đang ngăm nghe tăng giá điện, tăng giá điện là tất cả mặt hàng sẽ tăng giá cực kỳ luôn, lạm phát sẽ tăng, đó là chắc chắn… đó là góc nhìn của tôi là một nhà sản xuất".
Ngay lúc tình hình khó khăn vì thiếu điện, Bộ Công Thương đã quyết định tăng giá bán điện 3% kể từ ngày 4/5. Trả lời truyền thông nhà nước tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương vào ngày 18/5/2023, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực - Nguyễn Việt Hòa cho biết : "Việc tăng giá điện bình quân thêm 3% vừa qua đã được Bộ và doanh nghiệp liên quan tính toán kỹ, điều chỉnh căn cứ theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ.
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội năm 2021. AFP.
Nguyên nhân thiếu điện
Theo EVN, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng nắng nóng gây hạn hán, thiếu nước đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng. Tính đến ngày 11/5/2023, đã có 11/47 hồ thủy điện lớn đã về mực nước chết như : Hồ thủy điện Lai Châu, Trung Sơn, Đồng Nai 2, Buôn Tua Srah, Hương Sơn, Trị An, Ialy, Sông Ba Hạ, Sê San 4…
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA hôm 22/5 nhận định :
"Vừa rồi thiếu điện thì chắc là không phải vì quy hoạch, mà do mấy hôm vừa rồi trời quá nóng, nên việc sử dụng điện nhiều hơn. Chính vì vậy phải cắt điện để có thể đủ điện cho tất cả mọi nơi. Mặc dù vậy thì Quy hoạch điện 8 cũng có nhiều bất cập, ví dụ nhiều nơi điện từ năng lượng tái tạo tức điện gió, điện mặt trời, làm xong rồi vẫn chưa được hòa lưới điện. Ngoài ra cũng có những vấn đề khác ví dụ như nhiệt điện còn nhiều. Tôi thì vẫn cho rằng một trong những nhược điểm của Quy hoạch điện 8 là sử dụng nhiệt điện than nhiều, mà đáng lẽ phải sớm loại bỏ, lúc đó sẽ được sử ủng hộ, trợ giúp của cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM từ năm 1993 đến năm 2002, hôm 22/5/2023 cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu điện và khó có thể sớm giải quyết :
"Tình hình thiếu điện là kết quả của nhiều yếu tố, một là trực tiếp do biến đổi khí hậu, nước ở các hồ bị trở về mức nước chết, thiếu thủy điện. Mà thủy điện chiếm tỷ lệ rất lớn ở Việt Nam, khoảng 34 %. Thứ hai trời nắng nóng làm cho nhu cầu sử dụng điện tiêu dùng của người dân tăng cao đột biến cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, gây sức ép rất lớn đối với ngành điện. Thứ ba Việt Nam vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào điện than, việc chuyển đổi sang điện mặt trời, điện gió còn đang phụ thuộc vào yếu tố quyết định giá và các thiết bị để kết nối vào mạng lưới điện".
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các yếu tố vừa nêu làm cho tình hình điện căng thẳng và ông Doanh cho rằng có lẽ tình hình căng thẳng đó chưa thể giải quyết sớm.
Quy hoạch điện 8 của Việt Nam được Thủ tướng Việt Nam ký duyệt vào ngày 15/5/2023 và được cho biết bị chậm hơn hai năm, đồng thời phải qua hàng chục dự thảo mới được phê duyệt để đệ trình Quốc hội dự kiến trong tháng 5 năm 2023.
Mạng báo Nikkei vào ngày 16/5/2023 dẫn phát biểu của một nhà ngoại giao thuộc G7 cho rằng, Quy hoạch điện 8 của Việt Nam được phê chuẩn vẫn chưa hoàn toàn tương thích với các mục tiêu của G7, vì Việt Nam vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào nguồn năng lượng than đá.
Nguồn : RFA, 22/05/2023
***********************
Bộ Công thương duyệt giá mua điện của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời
RFA, 20/05/2023
Đã có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp thống nhất được mức giá tạm thời.
Điện mặt trời và điện gió tại tỉnh Bình Thuận, ảnh minh họa. AFP
Ông Trần Việt Hòa - cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho truyền thông hay tin trên trong ngày 20/5, nêu cụ thể, trong số 37 hồ sơ dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.200 MW đã được Bộ Công thương thống nhất mức giá tạm thời.
Theo đó, các nhà máy đã được các bên thống nhất mức giá điện tạm thời gồm : Nam Bình 1, An Viên, Hưng Hải Gia Lai, Hnbaram, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3 ; Hiệp Thạch, Hướng Hiệp 1.
Ngoài ra, cũng theo ông Hòa, sáu nhà máy khác đã được thống nhất mức giá tạm thời, dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công thương phê duyệt trong tuần tới.
Trong số 37 hồ sơ đàm phán đã nộp, còn 11 hồ sơ phải bổ sung và hoàn thiện. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3 nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, Bộ Công thương khẳng định, trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được hướng dẫn tại Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 9.9.2020.
Hiện Bộ Công thương yêu cầu EVN và các chủ đầu tư nhanh chóng ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện chuyển tiếp theo phương án giá điện tạm thời, hoàn thành các thủ tục pháp lý, yêu cầu kỹ thuật để đưa các nhà máy hòa lưới điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó khăn.
Trước đó, vào đầu tháng 3 năm 2023, 36 nhà đầu tư điện điện gió và điện mặt trời đã cùng ký văn bản kiến nghị Thủ tướng về những bất cập trong cơ chế giá phát điện khiến các nhà máy điện này đã đầu tư xong nhưng không thể bán điện cho EVN.
Theo số liệu của Bộ Công thương, đã có 55 địa phương đề xuất bổ sung nguồn điện gió vào quy hoạch phát triển điện VIII, với tổng công suất đạt hơn 440.000 MW.
Hai địa phương có nguồn điện năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời phát triển nhất là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận xin bổ sung vào quy hoạch điện VIII lần lượt hơn 25.300 MW và 42.595 MW.
Nguồn : RFA, 20/05/2023
Việt Nam dự kiến sẽ mua điện do Lào sản xuất từ thủy điện.
Lượng điện nhập khẩu từ Lào giai đoạn tới ước đạt 1.770 MW. ZingNews - Ảnh : Duy Hải.
Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án tại Lào.
EVN đang bán điện qua các cấp điện áp 220 kV-22 kV-35 kV tại 9 địa điểm, khu vực gần biên giới giữa hai nước với sản lượng điện thương mại khoảng 50 triệu kWh/năm.
Các dự án/cụm nhà máy thủy điện bao gồm : Nam Ou 5 (240 MW), Nam Ngum 4 (240 MW), Nam Chiane (104 MW), Cụm nhà máy thủy điện khu vực Nam Mo (Nam Mo 2A – 15 MW, Nam Pung – Nam Kiao – 20 MW, Nam Say – Nam Boak – Nam Yeim – 29 MW, Nam Pheuk – 20 MW, Nam Pheuk 2 – 15 MW), Hoauy Kaoban – 22,5 MW. Dự kiến nhập khẩu trong giai đoạn 2023 – 2025.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị bổ sung xây dựng mới đường dây 220 kV mạch kép Điện Biên – Nam Ou 5 (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam), chiều dài khoảng 20 km, phục vụ đấu nối để tiếp nhận công suất từ các nhà máy thủy điện bán điện về Việt Nam. Các công trình đấu nối nhà máy phía Lào do các chủ đầu tư Lào chịu trách nhiệm đầu tư.
EVN lập luận rằng nguồn điện từ thủy điện của Lào là nguồn ổn định, không phụ thuộc thời tiết, khí hậu nên không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 mà còn có thể sử dụng như điện "nền", giúp Việt Nam khắc phục biến thiên công suất của một số nguồn năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh nhanh và mạnh hơn nữa tại Việt Nam.
Sáng kiến kết nối Mê Công, bao gồm Trung tâm Stimson, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Bảo tàng Thiên nhiên và Đại học California Berkeley (UCB), tin rằng Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu điện lớn từ Lào.
Theo các chuyên gia, các dự án thủy điện ở Lào phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu tư nước ngoài. Một khi các nhà đầu tư muốn phát triển các dự án, chính phủ sẽ cấp giấy phép. Lào không sử dụng điện năng sản xuất ra trong nước, nhưng nó xuất khẩu điện thừa sang các nước láng giềng.
Thái Lan là một trong những nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, nước này đã phát hiện ra rằng nhu cầu của họ không cao như dự đoán. Trong khi đó, hàng nhập khẩu phải đối mặt với sự phản đối của công chúng, trong khi các dự án năng lượng tái tạo đã được áp dụng trong nước.
Việt Nam hiện là nước láng giềng duy nhất có nhu cầu điện cao và là nước nhập khẩu tiềm năng. Nếu Việt Nam không nhập khẩu điện từ Lào thì sẽ phải xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện đốt than và phụ thuộc vào nhập khẩu than.
Nhiều chuyên gia cũng đã khuyên Việt Nam nên nhập khẩu điện từ Lào. Họ nói việc mua điện từ Lào sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp và cho phép Việt Nam dễ dàng dựa vào Trung Quốc.
Trong khi đó, các chuyên gia môi trường Việt Nam lại không nghĩ đó là một ý tưởng hay.
Việc phát triển các dự án nhiệt điện trên tuyến thượng nguồn Mekong sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Lào, nhưng sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và sinh kế của người dân ở cấp thấp hơn.
Theo ông Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Tài nguyên nước và Thích ứng Biến đổi khí hậu, việc mua điện từ Lào mâu thuẫn với những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long trước những thách thức của phát triển cấp cao và thay đổi khí hậu.
Ông Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Tài nguyên nước Việt Nam, cho biết đây là một vấn đề "nhạy cảm". Ông nói : "Việt Nam không muốn Lào xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính Mekong, vì điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu nước ở Việt Nam. "Chúng ta không nên nghĩ đến việc mua điện từ Lào. Nếu chúng ta làm, chúng tôi sẽ khuyến khích họ xây dựng thêm nhiều nhà máy điện".
Liên quan chuyện nhập khẩu điện, một nguồn tin cho biết, dự kiến đến năm 2023, tỷ trọng nguồn điện nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc so với nhu cầu phụ tải là 2,7% và giảm còn 2,3% vào năm 2025. "Đây là tỷ trong không lớn và không ảnh hưởng quá lớn đến cung cấp điện cho phụ tải nếu bị cắt giảm đột ngột"- Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực đánh giá.