Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố trong 10 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch COVID, số vốn đầu tư nước vào Việt Nam chỉ đạt 23,4 tỷ USD, giảm 5,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, số vốn đầu tư từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hong Kong) được đánh giá vẫn duy trì ở mức ổn định với khoảng 4,86 tỷ USD trong 10 tháng.

Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong vào Việt Nam từ trước đến nay đã đạt trên 76 tỷ USD, vượt qua Hàn Quốc (70,4 tỷ USD) và Nhật Bản (gần 60 tỷ USD)…

Trao đổi với RFA về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh rằng thay vì mừng, bà cảm thấy lo lắng khi dòng đầu tư từ Trung Quốc "tăng tốc" vào Việt Nam.

---------------------

Phạm Chi Lan : "Thực sự thì lâu nay mọi người vẫn mong muốn là có dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nay có dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nhiều đến dòng đầu tư toàn cầu. Cũng ở trong khó khăn chung với các nước khác thì Việt Nam rất mong có được đầu tư nước ngoài. Bởi vì xưa nay, đối với Việt Nam, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu luôn luôn là hai động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai nữa là trong bối cảnh nhiều nước đang thay đổi, sắp xếp lại chuỗi giá trị của mình, và đang chuyển hướng kinh doanh, làm sao để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc và có thể chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc đi các nơi khác.

Việt Nam cũng rất mong là mình có nhận được một phần cơ hội đó, khi mà các nước họ chuyển hướng. Đặc biệt là với những đối tác chiến lược của Việt Nam, ví dụ như các thành viên của EVFTA, Khối Liên Hiệp Châu Âu, hay là các đối tác quan trọng khác…

Bây giờ, dòng đầu tư từ Trung Quốc, cộng với Đài Loan và Hong Kong tăng lên mạnh như vậy thì làm cho tôi lo, bởi vì lâu nay đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam thường đi kèm với hàng loạt các vấn đề cho kinh tế Việt Nam".

Cao Nguyên : Vì sao dòng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên lại là mối lo ngại ?

Phạm Chi Lan : Ở Việt Nam, trên thực tế nói thật là khả năng kiểm soát các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Trung Quốc là kém. Bởi vì thường là dựa vào những cái mà nhà đầu tư Trung Quốc họ hứa hẹn hơn là những cái mà chính bản thân mình có thể thẩm định được, đánh giá được chất lượng của nhà đầu tư đó như thế nào, quá trình họ thực hiện làm sao, mình sẽ giám sát như thế nào.

Thứ nhất là các dự án có thể gây ô nhiễm rất cao. Formosa là một ví dụ. Formosa mang danh nghĩa đầu tư Đài Loan nhưng thực tế là một công ty của Trung Quốc mang đầu tư thiết bị vào thực hiện đầu tư ở Việt Nam. Nó đã gây nên vụ tai họa, thảm họa, bi kịch ảnh hưởng rất lớn, đến bây giờ vẫn còn tác động xấu tới các tỉnh ở miền Trung.

dautu1

Công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hôm 1/5/2016 ở Hà Nội - AFP

Những dự án như nhiệt điện chẳng hạn. Nhiệt điện Vĩnh Tân gây ra biết bao nhiêu vấn đề về môi trường, về xử lý những chất xỉ than ấy như thế nào, hay là đem đổ xuống biển. Tất cả những vấn đề đó đã gây ra biết bao nhiêu vấn đề cho Việt Nam.

dautu2

Hình chụp hôm 23/4/2019 : Nhiệt điện Vĩnh tân ở tỉnh Bình Thuận do Trung Quốc đầu tư - AFP

Rồi Ià điển hình của những con đường mà Trung Quốc tham gia xây dựng như là đường sắt Cát Linh Hà Đông, 13 cây số kéo dài đến gần 10 năm nay mà cũng không xong, tăng vốn lên gấp mấy lần, tạo thành một gánh nặng nợ lớn cho Việt Nam. Đồng thời, đó là một sự bôi xấu Việt Nam.

dautu3

Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông do công ty Trung Quốc thực hiện bị trì hoãn 10 năm, đội vốn hàng trăm triệu đô la - AFP

Hay là việc họ tham gia vào làm con đường cao tốc từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, chỉ mới một tháng sau là hỏng. Khi hư hỏng thì người dân ở đấy tố cáo là bao nhiêu cái làm giả mạo chứ không phải thật, chất lượng rất kém.

Chuyện con đường Cát Linh Hà Đông là đã quá rõ là họ được quyền chỉ định thầu. Chỉ định cho một công ty không có năng lực để làm, kéo dài bao nhiêu lâu nay. Đến lúc ông Đinh La Thăng lên làm Bộ trưởng giao thông, ông đã kêu rằng phải bỏ nhà thầu đó đi, tước quyền không cho thầu nữa. Nhưng cuối cùng có làm được đâu. Bởi vì quyền chọn nhà thầu là quyền của phía cung cấp Trung Quốc, chứ không phải là của phía Việt Nam.

Một loạt những cái khác cũng vậy. Những vấn nạn ví dụ như mang danh là trồng rừng nhưng thực ra là phá rừng nguyên thủy đi để trồng lại những cây công nghiệp mới lên. Làm sao mà cây mới trồng có thể thay thế được cho rừng nguyên sinh. Những cái như thế rất là tệ. Trên danh nghĩa có vẻ là tốt đẹp, nhưng thực chất lại là phá rừng. Ở Việt Nam tình trạng lụt lội thời gian vừa qua cũng may mọi người tỉnh ngộ ra được phần nào là phá rừng như vậy rất tệ hại so với cái gọi là trồng rừng mới.

Tất cả những chuyện đó đã là quá nhiều bài học cho Việt Nam về chất lượng đầu tư của Trung Quốc. Cho nên, thực sự thấy đầu tư Trung Quốc tăng vọt lên trong năm nay thì tôi không mừng một chút nào mà tôi chỉ thấy lo mà thôi.

Cao Nguyên : Là chuyên gia kinh tế, bà có đề xuất giải pháp nào để Việt Nam có thể tăng khả năng giám sát những nhà đầu tư nước ngoài ?

Phạm Chi Lan : Việt Nam trong thời gian vừa rồi cũng đã điều chỉnh Luật đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, đưa ra một nghị quyết về đầu tư nước ngoài đã có những chỉ đạo rất đúng đắn.

Trong đó nhấn mạnh đầu tư trước hết là phải quan tâm đến các vấn đề an ninh quốc phòng, không để cho bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả Trung Quốc đến những địa điểm nhạy cảm về quốc phòng an ninh của Việt Nam. Bởi vì cái nước mà mình đang cần phải lo hàng đầu về an ninh quốc phòng chính là Trung Quốc. Cho đến bây giờ không có một nước nào khác nhòm ngó biên giới hay là lãnh hải, chủ quyền biển đảo với Việt Nam như Trung Quốc cả, mà Trung Quốc làm việc đó một cách công khai.

Thứ hai là cũng trong nghị quyết ấy của Bộ chính trị cũng nhấn rất mạnh đến việc môi trường phải đảm bảo đối với các dự án đầu tư nước ngoài, không chấp nhận những dự án đầu tư bẩn gây ô nhiễm môi trường. Đó là việc rút kinh nghiệm từ những vụ như Formosa mới có quyết định như thế.

Rồi yêu cầu về những việc như không được đút lót, đầu tư theo kiểu ẩn danh. Các nước khác họ vào đàng hoàng bằng tên của họ chứ họ không mang danh nhờ một người Việt Nam nào đó đứng tên để cho họ làm.

Những chủ trương như thế tôi cho là đúng đắn".

Nhưng mà vấn đề ở Việt Nam bây giờ là năng lực về giám sát từ đầu cũng như năng lực để kiểm soát còn hạn chế. Ở Việt Nam 63 tỉnh thành thì nói thẳng là không phải ở đâu cũng đủ trình độ, đủ năng lực về mặt cán bộ, về mặt con người để nhận thức và hiểu được các vấn đề đó".

Cao Nguyên : Người dân có thể làm gì để được tham gia giám sát các dự án đầu tư nước ngoài ?

Phạm Chi Lan : Trước hết phải là trách nhiệm từ phía chính quyền. Bởi vì chính quyền là nơi cho phép thì họ phải có trách nhiệm trước người dân. Họ nhận lương từ tiền thuế của người dân để bảo vệ cho đất nước, bảo vệ cho quyền lợi kinh tế thì họ phải chịu trách nhiệm đầu tiên, chứ không thể đổ trách nhiệm đó cho người dân được.

Chính quyền Việt Nam cũng nên tạo điều kiện cho người dân biết thông tin và tham gia giám sát ngay từ đầu. Phải tin tưởng lời phản ánh của người dân và tạo điều kiện cho người dân được lên tiếng.

Cao Nguyên : Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn.

Cao Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 21/11/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đang đứng đầu các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (RFA, 24/04/2019)

Trung Quốc hiện giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2019. Số dự án cấp mới là gần 190 dự án.

vn1

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa.  AFP

Báo chí trong nước dẫn số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư như vừa nêu. Theo đó thì một số dự án lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay có thể kể ra như Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR ở Tây Ninh, Dự án sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan ở Tiền Giang.

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 14 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông đứng đầu, Trung Quốc đứng thứ 4 sau Singapore và Hàn Quốc.

Một vài dự án hiện đang gây bức xúc trong dư luận do thi công kém chất lượng, thực hiện chậm tiến độ mà các nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện ở Việt Nam là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội.

Cũng tin liên quan, kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương với các cú sốc va áp lực trên thị trường tài chính. Đây là nhận định mà Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra trong báo cáo vừa công bố ‘Vượt qua trở ngại.’

Báo cáo này cập nhật tình hình kinh tế tại các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Dù trong năm 2017, GDP của Việt Nam đạt 6,8% và năm 2018 lên đến trên 7% ; tuy vậy bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và các hộ gia đình có tỷ lệ đòn bẩy ngày càng cao hiện rơi vảo khoảng 135%.

Do đó Ngân hàng Thế giới kết luận nền kinh tế Việt Nam để bị tổn thương bởi các cú sốc và nguy cơ gặp áp lực trên thị trường tài chính, đặc biệt khi nợ xấu trước đây chưa xử lý hết và tỷ lệ an toàn vốn còn mỏng ở một số ngân hàng.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cam kết tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhằm có thể duy trì những nội dung đầu tư quan trọng về hạ tầng và chi tiêu cho các dịch vụ công thiết yếu.

Mai Vân

*******************

Việt Nam : Lại xảy ra tai nạn với máy bay quân sự Su-22 (VOA, 23/04/2019)

Một máy bay quân s ca Vit Nam va b tai nn trượt khi đường băng vào chiu 23/4 trong lúc h cánh xung sân bay thuc xã Nga Quán, huyn Trn Yên, tnh Yên Bái.

vn2

Hiện trường v tai nn máy bay quân s tnh Yên Bái.

Truyền thông trong nước dn thông tin t B Quc phòng Việt Nam cho biết chiếc máy bay Su-22M4, s hiu 5858, đã gp nn trong lúc đang bay hun luyn. Nguyên nhân là do dù hãm đà b đt khi phi công th càng khn cp, vì càng máy bay không bt ra trong lúc h cánh.

Tin cho hay chiếc máy bay đã tiếp đt và trượt ra ngoài bãi hãm cui đường băng, b hư hng nh, còn phi công thì nhy dù ra an toàn.

Năm ngoái, 2 chiếc máy bay Su-22 ca quân đi Vit Nam cũng đã gp nn, đâm vào núi và bc cháy trong lúc bay hun luyn, khiến 2 phi công thit mng.

Su-22 là loại máy bay cường kích do Liên Xô sn xut và vin tr cho Vit Nam t năm 1979. Sau khi khi Đông Âu và Liên Xô sp đ, Vit Nam bt đu mua các máy bay Su-22 cũ t các nước Đông Âu như Ba Lan, Cng hòa Séc và ký tha thun nâng cp các máy bay này vi Ukraine, theo một tài liu nghiên cu ca Giáo sư Carlyle A. Thayer ca Hc vin Quc phòng Úc.

Sau khi xảy ra nhiu v tai nn liên quan đến máy bay Su-22, Vit Nam đã bt đu nâng cp loi máy bay này lên các phiên bn mi hơn, song tai nn vn tiếp tc xảy ra trong những năm gn đây đi vi loi máy bay được cho là đã li thi trong nhim v cường kích.

Published in Việt Nam

Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, chúng ta chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

nguy1

Tuyến tầu điện Cát Linh - Hà Đông do chủ thầu Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội. Ảnh minh họa.CC/shansov.net

Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gởi thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là "ưu đãi" của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

Cụ thể, bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 - 1,2%), Hàn Quốc (0-2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). Chưa kể phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%. Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác. Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

Báo cáo nói trên của bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt nhấn mạnh là một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc "thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư".

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam vay nợ nhiều từ Trung Quốc đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước ngày càng bất đối xứng :

"Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện đang xuất hiện sự bất bình đẳng, bất đối xứng với Trung Quốc, tức là Việt Nam vay nợ của Trung Quốc rất nhiều, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ Trung Quốc, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc rất lớn. Đấy là hai yếu tố tạo nên sự bất bình đẳng và không cân bằng trong quan hệ giữa hai nước.

Việt Nam không được hưởng chính sách lãi suất vay nợ ưu đãi về lãi xuất và các điều kiện chi trả. Các dự án mà Việt Nam nhận đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là do tập đoàn điện lực EVN ký kết, theo phương thức "chìa khóa trao tay" và công nhân Trung Quốc thực hiện xây lắp các công nghệ Trung Quốc, hoàn thành và chuyển giao cho Việt Nam. Sự giám sát của Việt Nam đối với các dự án này cũng không được thực hiện, mà việc giám sát là do các cơ quan của Trung Quốc thực hiện.

Cho nên đã có nhiều sự lo ngại về việc các dự án đó không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường".

Theo báo chí trong nước, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc với cổ phần chiếm đa số chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, tuy không góp mặt với tư cách chủ đầu tư, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như Nhà máy điện Thăng Long, Nhà máy điện Hải Dương và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.

Trong một bài báo đăng trên mạng ngày 02/12/2018, tờ Dân Trí cho biết chính bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã nhìn nhận rằng trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như : thi công chậm tiến độ, chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, công trình xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành... Nhiều chủ đầu tư đã buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu lên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Đó là những dự án đó sử dụng vốn vay của Trung Quốc, mà để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.

Trước đây, vào năm 2016, Trung Quốc cũng đã đề nghị cho Việt Nam vay 300 triệu đôla để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nhưng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã từ chối. Tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải tỉnh này vừa thông báo đã giao cho 3 nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án, với mức vốn gần 500 triệu đôla. Theo dự kiến dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 12.

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Trung Quốc đã tỏ ra "hào phóng" với dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính vì đây là một dự án có lợi cho Trung Quốc, nhất là vì Vân Đồn rất có thể sẽ là một đặc khu kinh tế dành riêng cho Trung Quốc :

"Dự án Vân Đồn - Móng Cái rõ ràng là mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc. Nếu có dự án này thì hàng hóa Trung Quốc, du khách Trung Quốc sẽ có thể sang Việt Nam một cách dễ dàng. Dự án luật đặc khu, mà đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội, có dự trù là công dân Trung Quốc có thể vào Việt Nam mà không cần visa để kinh doanh, đầu tư tại Vân Đồn. Tôi hy vọng là nếu dự luật được trình ra, những điều mà người dân đã có phản ứng sẽ được xem xét một cách thận trọng và thỏa đáng".

Hy vọng là dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ không rơi vào tình trạng giống như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, một dự án vay vốn của Trung Quốc, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá rất nhiều. Tờ Tiền Phong trong một bài báo đăng trên mạng ngày 30/10/2018 cho biết công trình này theo dự kiến lẽ ra đã hoàn thành từ tháng 6/2015, nhưng cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Còn vốn đầu tư cho dự án ban đầu được dự kiến là 552 triệu đôla, nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla, tức là tăng gần 40%.

Với 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc để thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông và với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi năm phía Việt Nam phải trả khoảng 240 tỷ đồng tiền lãi (tương đương 600 triệu đồng/ngày).

Còn với khoản lãi vay tăng thêm do dự án bị đội giá, Việt Nam phải trả nợ trong vòng 9 năm cho ngân hàng China EximBank của Trung Quốc từ tháng 01/2016 đến 15/11/2025. Cộng cả hai khoản vay, mặc dù dự án chưa hoàn thành, nhưng mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.

Nhưng làm thế nào để tránh cho các nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu ? Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, biện pháp cần thực hiện là Việt Nam "phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều".

Tiến sĩ Lê Dăng Doanh thì đề nghị chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu :

"Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần, như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội hiện nay, đang gây sự chú ý của dư luận.

Cho nên, Việt Nam cần phải điều chỉnh quá trình xét duyệt các dự án của Trung Quốc và điều chỉnh các điều kiện của luật đất thầu, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc, tức là chào thầu rất rẻ, nhưng cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt, với một công nghệ rất kém, với nhiều yếu tố môi trường mà người dân rất quan tâm".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 10/12/2018

Published in Diễn đàn