Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuộc xâm lăng Ukraine gián tiếp thúc đẩy đầu tư đổ vào miền Bắc Việt Nam

Les Echos số cuối tuần có bài phóng sự nói về công cuộc "kỹ nghệ hóa đến chóng mặt" ở miền bắc Việt Nam. Các nhà máy mọc lên như nấm, kết quả sự hoài nghi ngày càng tăng của các tập đoàn đa quốc gia đối với nước Trung Quốc láng giềng.  

dautu1

Một nữ công nhân kiểm tra bảng vi mạch điện tử tại nhà máy Manutronics ở Bắc Ninh. Ảnh tư liệu chụp ngày 30/05/2018. Kham - Kham

Lo Trung Quốc chiếm Đài Loan, doanh nghiệp ồ ạt chạy khỏi Hoa lục

Bài viết mở đầu bằng nhận xét, khu rừng ngập mặn ở cửa sông Cấm là một trong những nạn nhân ít được biết đến của ông Donald Trump. Khi cựu tổng thống Mỹ khởi động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc tháng 3/2018, khu vực tả ngạn chỉ là một đầm lầy rộng lớn điểm xuyết bằng những làng chài. Năm năm sau, với hàng trăm tỉ đô la trả đũa trừng phạt kinh tế, hằng hà sa số nhà máy mới đã mọc lên tại đây, trên những mảnh đất vừa mới xới.

Công ty Đài Loan Pegatron chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Tesla và Apple đã đầu tư 500 triệu đô la vào một nhà máy vô cùng hiện đại. USI Global cũng của Đài Loan chuyên về máy vi tính và những vật dụng kết nối vừa khai trương một cơ sở sản xuất 200 triệu đô la. Một trong những tập đoàn lớn của thế giới về pin mặt trời cũng vừa chuyển hành lý đến cách đó vài trăm mét, và láng giềng sắp tới là hãng Nhật Bridgestone, hồi tháng 5 đã loan báo sẽ tăng gấp năm lần sản lượng vỏ xe sản xuất tại Việt Nam. Một trong những nhà lãnh đạo của Deep C, công ty quản lý 3.400 hecta khu công nghiệp ở xung quanh Hải Phòng cho biết nhu cầu địa điểm sản xuất đã tăng 150%, và năm 2023 sẽ lập kỷ lục mới.

Đa số các doanh nghiệp đến đây nhằm chuyển dịch sản xuất khỏi Hoa lục. Bắt đầu từ 2010, khi lương công nhân Trung Quốc tăng lên, nhưng đã tăng tốc từ thương chiến Mỹ-Trung để tránh hàng rào thuế quan, và càng đẩy mạnh đại dịch tràn đến. Bị phong tỏa liên miên trong "zero Covid", các tập đoàn đa quốc gia tìm cách giảm bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh, rồi cuộc xâm lăng Ukraine đã thuyết phục được những người cuối cùng còn do dự. Trong khi bom, hỏa tiễn rơi đầy xuống Kiev và trận bão trừng phạt kinh tế ập vào Moskva, mọi cái nhìn đều hướng về eo biển Đài Loan, nơi chiến đấu cơ Trung Quốc liên tục xâm nhập. Nếu đến lượt Bắc Kinh quyết định xâm lăng hòn đảo này thì sao ?

Nhà máy mọc lên như nấm, thanh niên miền Bắc không sợ thiếu việc

Theo Nikkei Asia, nếu Trung Quốc bị trừng phạt như Nga, kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại lây, lên đến 2.600 tỉ đô la, lớn hơn cả tác động từ đại dịch. Các nhà thầu phụ nhận được chỉ thị từ các đại tập đoàn có cơ sở ở Châu Á : phải nhanh chóng đa dạng hóa nguồn cung. Luật sư Dennis Kwok ở New York nói, rất nhiều khách hàng muốn ghi thêm rủi ro địa chính trị vào hợp đồng. Stéphane Descarpentries, giám đốc Châu Á của tập đoàn Pháp FM Logistic cho biết thêm, đặc biệt các công ty thuộc lãnh vực chất bán dẫn xách va-li ra khỏi Hoa lục đầu tiên. Một trong những kho bãi của FM Logistic ở gần Hà Nội đã nhận được vô số yêu cầu từ những ngành điện tử cao cấp.

Phía bắc phi trường Hà Nội, một rừng cần cẩu hoạt động gần địa điểm tương lai của Amkor - nhà sản xuất chất bán dẫn quan trọng của Mỹ, dự kiến đầu tư thêm 3 tỉ đô la. Tại khu công nghiệp Vân Trung ở Bắc Giang, Foxconn, nhà thầu lớn nhất của Apple loan báo một phần máy tính xách tay từ nay sẽ "Made in Vietnam". Mặt tiền một nhà xưởng dọc theo xa lộ dẫn đến Trung Quốc treo tấm bảng khổng lồ "Tuyển 10.000 công nhân, môi trường lao động tốt, nhiều cơ hội thăng tiến".

Một trong những thanh niên tìm việc tại một trung tâm tuyển dụng cho biết : "Tất cả thanh niên các tỉnh nông nghiệp miền bắc Việt Nam đều đổ xô vào đây, chúng tôi tìm được việc chỉ trong vài tiếng đồng hồ". Les Echos lưu ý, các nhà máy mới đều được xây dựng ở miền bắc. Tờ báo lo rằng về lâu về dài Việt Nam khó đáp ứng được nhịp độ phát triển này, dân số cả nước ít hơn tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, cơ sở hạ tầng ở Hoa lục cũng rất thuận tiện.

Hai động lực tăng trưởng của Bắc Kinh đang suy tàn

Về kinh tế Trung Quốc, L'Express nhận định hai động lực phát triển là tự do hóa và đầu tư đang bị hủy hoại, sự suy sụp này sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này mang tính cơ cấu, có nghĩa là còn kéo dài. Việc tự do hóa đã giúp nổi lên các tập đoàn hùng mạnh như Alibaba, Tencent. Đảng cộng sản Trung Quốc để yên cho đến khi cảm thấy những người khổng lồ này là những sức mạnh tư nhân khó kiểm soát, mà trường hợp Mã Vân (Jack Ma) là một thí dụ cho xu hướng mao-ít của Tập Cận Bình. Về đầu tư, tăng trưởng nóng đã khiến sản xuất thừa như trong lãnh vực xây dựng. Các công ty địa ốc đành phải bán nhà giá rẻ, ngân hàng trung ương giảm lãi suất chỉ đạo nhưng theo tuần báo Pháp, "không thể buộc một con lừa uống nước khi nó không khát".

Hệ quả trước hết liên quan đến khế ước xã hội, người dân chấp nhận mất tự do chính trị để đổi lấy sự thịnh vượng. Giờ đây làm thế nào khi thu nhập của dân chúng không còn cao như trước ? Kế đến, một cuộc khủng hoảng kéo dài sẽ thay đổi vị trí địa chính trị với kẻ thù Mỹ. Ngược với Trung Quốc, Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng, có nhiều việc làm và nhất là đang tái kỹ nghệ hóa dưới chính sách của chính quyền Biden. Cuối cùng, những khó khăn hiện thời của Bắc Kinh chắp thêm đôi cánh cho người cạnh tranh Ấn Độ, nay là quốc gia đông dân nhất thế giới. L’Express kết luận, từ thập niên 90, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thành công trong việc vượt qua khủng hoảng, nhưng lần này tình hình có vẻ phức tạp hơn hẳn.

Một thập niên mất mát cho Trung Quốc ?

Phải chăng Trung Quốc đang đối mặt với "một thập niên mất mát" ? The Economist đặt câu hỏi. Nhà nghiên cứu Richard Koo của Viện Nomura cho rằng Trung Quốc vẫn chưa rơi vào thời kỳ suy thoái như Nhật Bản trước đây. Sau khi quả bóng chứng khoán bùng nổ năm 1989, giá cổ phiếu ở Nhật sụt mất 60% trong chưa đầy ba năm. Giá địa ốc ở Tokyo sụt giảm trong hơn một thập niên, tình trạng giảm phát kéo dài. Nhưng đa số nợ công ty ở Hoa lục là của các doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng tiếp tục hỗ trợ nếu chính quyền đòi hỏi. Đối với nợ tư nhân, đa số là công ty địa ốc nên họ sẽ tự động giảm các dự án mới.

Tuy không đến nỗi tuyệt vọng về kinh tế, nhưng chính sách đàn áp của Tập Cận Bình là yếu tố gây bất ổn lâu dài ở Hoa lục. Về mặt chính trị, "Tập Cận Bình xây dựng một Nhà nước công an trong thế kỷ 21". Một dự luật cho phép công an cấp cơ sở được phạt vạ hay giam giữ người dân đến 15 ngày nếu có những hành động "làm hại đến tinh thần dân tộc", thậm chí mặc trang phục hay mang những dấu hiệu được cho là "xúc phạm" công chúng, anh hùng liệt sĩ. Bên cạnh đó Bắc Kinh ra sức đồng hóa các dân tộc thiểu số. Tiếng Mông Cổ bị thay dần bằng tiếng Quan thoại trong trường học ở Nội Mông, tương tự đối với Tân Cương, Tây Tạng.

Hát trên những xác người

Sự kiện Vương Phương (Wang Fang), ca sĩ opéra Trung Quốc đứng hát bài ca Nga "Kachiusa" tại Nhà hát Mariupol gây phẫn nộ trên internet Hoa lục. Hồi tháng 3/2022, hàng mấy trăm thường dân Ukraine đang trú ẩn tại đây đã bị thiệt mạng do Nga oanh kích. Ngược với chính quyền, không ít người dân Trung Quốc đứng về phía đất nước bị xâm lược dù vẫn còn nhiều người ủng hộ Nga. Trong số những tiếng nói chỉ trích bà Vương, có những người có rất nhiều fan trên mạng xã hội, họ sẽ vô cùng thiệt thòi nếu danh khoản bị đóng.

Chẳng hạn một giáo sư về hưu sống ở Tân Cương, nói với 137.000 người theo dõi là Vương Phương "sẽ bị đóng đinh vào cây cột ô nhục của lịch sử". Một người khác có đến gần 1 triệu người theo dõi trên Vi Bác, cáo buộc bà ta "chỉ đơn giản là mất trí". Phía Ukraine cũng rất tức giận. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao gọi vụ bà Vương ca hát tại địa điểm thảm sát là "ví dụ cho sự suy thoái hoàn toàn về đạo đức", chuyến đi Mariupol của bà ta và cả nhóm là bất hợp pháp, tất cả sẽ bị cấm nhập cảnh. Bộ ngoại giao Trung Quốc giữ im lặng về vụ này.

Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), cựu tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo vốn rất dân tộc chủ nghĩa cũng nói với 25 triệu "follower" rằng thái độ của Vương Phương có nguy cơ "tạo cảm giác can dự" vào cuộc chiến, "không đúng với thực tế và không phải là những gì mà Trung Quốc cần". Cuộc chiến tranh Ukraine "không phải là cuộc chiến của Trung Quốc". Quan điểm này có thể phản ánh suy nghĩ của nhiều quan chức Hoa lục hiện nay. Bài của ông Hồ Tích Tiến cũng bị xóa, rõ ràng là các nhà kiểm duyệt muốn chấm dứt hẳn cuộc tranh luận.

Putin được Bình Nhưỡng tiếp đạn, phương Tây cần viện trợ thêm cho Kiev

Về quan hệ giữa hai nước đang bị thế giới xa lánh là Nga và Bắc Triều Tiên, cuộc gặp Vladimir Putin - Kim Jong-un trong tuần này gây lo ngại cuộc chiến đấu của người Ukraine sẽ vất vả hơn, và mối đe dọa nguyên tử tăng lên ở Châu Á. Cả hai là một sự quay lại với quá khứ. Kim Jong-un là cháu nội một bạo chúa được Stalin áp đặt cho Bình Nhưỡng, còn Vladimir Putin luôn hoài vọng thời kỳ đế quốc của nước Nga. Bắc Triều Tiên là phiên bản cực đoan mà Nga đang dần tiến tới : một xã hội quân sự hóa, bị cắt rời khỏi phương Tây, được lãnh đạo bởi một kẻ chuyên quyền, coi thường mạng sống con người.

Dù nghèo khó và bị cô lập, Bình Nhưỡng lại có thứ mà Moskva đang rất cần là đạn pháo, dù trong đợt tấn công vào Hàn Quốc năm 2010 có đến 20% không nổ ; ngoài ra còn có thể bán cho Nga rốc-kết và đại bác. Mọi thỏa thuận về đạn dược diễn ra vào thời điểm nhạy cảm : cuộc phản công của Ukraine, có thể giúp quân Nga cầm chân lực lượng Kiev, làm tăng thêm số thiệt hại trong những tháng mùa đông sắp tới. Đổi lại, Kim Jong-un có thể đòi hỏi chuyển giao công nghệ hỏa tiễn để cải thiện tầm bắn, tính chính xác và linh hoạt của hệ thống phóng vũ khí nguyên tử ; cũng như những bí mật vệ tinh và tàu ngầm Nga.

Thăng bằng về hạt nhân ở Châu Á sẽ bị thay đổi. Chế độ Bình Nhưỡng vừa thất thường vừa độc ác, thường xuyên dọa thiêu rụi Hàn Quốc và đã bắn hai hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn ngay trước cuộc gặp Kim-Putin. Ở đây có một nhân tố khó đoán là Trung Quốc vốn có ảnh hưởng với cả hai nhà độc tài, luôn nghi ngại vũ khí nguyên tử. The Economist cho rằng đối với phương Tây, trừng phạt khó có tác dụng, thay vào đó nên gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine và Mỹ cần tái khẳng định "chiếc dù nguyên tử" bảo vệ các đồng minh Châu Á.

Phản công : Tranh luận về chiến thuật của Ukraine và Âu Mỹ

Tại Ukraine, cuộc phản công có tiến độ chậm chạp đang gây tranh cãi : Liệu chiến thuật hiện nay của Kiev có hiệu quả không, hay phải quay lại với những khuyến cáo của phương Tây ? Một trong những điểm bất đồng là quyết định của Kiev tiếp tục chiến đấu giành lại Bakhmut ở miền đông, trong khi các viên chức Mỹ khuyến khích tập trung vào phía nam. Một người phàn nàn rằng Ukraine vẫn bị ràng buộc với học thuyết của Liên Xô cũ. Nhưng theo B.A. Friedman, một sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ về hưu và là tác giả một cuốn sách về chiến thuật quân sự, do Kiev không có được sức mạnh không quân yểm trợ nên giải pháp trên là hợp lý.

Nhiều sĩ quan Châu Âu thừa nhận rằng những đội quân được huấn luyện và trang bị đầy đủ hơn của họ sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ phòng tuyến "Surovikin". Ông Friedman nói rằng phần lớn kinh nghiệm chiến đấu gần đây của quân đội Mỹ là ở khu vực miền núi hay sa mạc, nơi mà các đơn vị nhỏ không thể tận dụng những chỗ ẩn nấp để tiến lên theo cách Kiev đang làm hiện nay. Hai quân trường chính để huấn luyện bộ binh Mỹ là Fort Irwin và Twentynine Palms đều nằm trong môi trường sa mạc ở California. Các quy định chặt chẽ về an toàn của phương Tây cũng không phù hợp với một cuộc chiến vì sự tồn vong của đất nước này.

Alina Kabaeva, người tình quyền lực trong bóng tối của Vladimir Putin

Về đời tư của ông chủ điện Kremlin, Le Point phỏng vấn nhà báo Céline Nony, tác giả cuốn sách "Alina Kabaeva, người tình bí ẩn của Vladimir Putin". Cựu vận động viên thể dục nhịp điệu nay được cho là người phụ nữ quyền lực nhất nước Nga nhưng hiện phải sống trong bóng tối. Theo những thông tin mà tác giả điều tra được, thì bà Kabaeva mang bầu ba lần, và lần cuối là song thai.

Nếu theo tin đồn một trẻ song sinh là bé trai, thì vị trí của người tình này rất quan trọng vì Putin cho đến nay chỉ có con gái. Một chi tiết gây hoang mang : bác sĩ sản khoa Natalia Thiebaud, người Thụy Sĩ gốc Nga đã chăm sóc cho Alina trong thời gian mang thai năm 2015, hồi tháng 2 đã được truyền thông độc lập nêu tên trong một hồ sơ về cặp Kabaeva-Putin, nhưng 4 ngày sau đột ngột tử vong trong hoàn cảnh đáng ngờ.

Về tài sản của Alina, người ta chỉ biết bà hưởng lương 10 triệu đô la một năm với tư cách chủ tịch NMG, một tập đoàn truyền thông hùng mạnh, tuy ít thấy xuất hiện tại đây. Số tiền lương cao khủng khiếp so với mức sống ở Nga, nhưng thực tế bà ta rất giàu có với vô số biệt thự, nhà nghỉ sang trọng và nhiều tài sản đứng tên, mẹ, chị. Cả người bà của Alina cũng sở hữu một tòa nhà sang trọng ở Sochi rộng đến 2.600 mét vuông có khoảng 20 phòng, nơi nào cũng mạ vàng, có phòng treo tranh, hồ bơi…

Cơ ngơi này do Yuri Kovalchuk tặng, ông ta là cổ đông chính của ngân hàng Rossiya, được cho là ví tiền của Putin. Hiện Alina cư ngụ tại một trong những dinh thự nhà nước Nga gần Novgorod, mỗi khi di chuyển có năm vệ sĩ, tất cả do bạn bè của tổng thống trả lương. Khu nhà này được nối với những đường xe lửa bí mật, do Putin không thích đi máy bay.

Iran : Một năm sau vụ Amini, chế độ Hồi giáo thêm khắc nghiệt

Hồ sơ của L'Obs tuần này được dành cho "Cuộc chiến đấu cuối cùng của Giáo hoàng Francis", L'Express quan tâm đến những chính khách có thể kế tục sau khi ông Emmanuel Macron kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống. Le Point chạy tựa "Điều cần biết trong kỷ nguyên trí thông minh nhân tạo", Courrier International nói về "Maroc, những người bị bỏ quên ở Atlas", The Economist đề cập tới nguy cơ cực hữu ở Châu Âu.

Nhìn sang Trung Đông, đúng một năm sau khi cô gái 22 tuổi Mahsa Amini bị cảnh sát phong tục Iran đánh chết chỉ vì quàng khăn Hồi giáo không đúng cách, làm dấy lên phong trào biểu tình chưa từng thấy, các báo đều đề cập đến chủ đề này. Le Monde cuối tuần nhận định "Iran, một nước Cộng hòa Hồi giáo đổ nát". Những cuộc biểu tình đầy can đảm trong một thể chế độc tài man rợ như vậy, với khẩu hiệu nổi tiếng "Phụ nữ, cuộc sống, tự do", rất tiếc là có cùng nhược điểm với Mùa Xuân Ả Rập trước đó một thập niên. Sức mạnh của phong trào tự phát này không thể bù đắp được sự thiếu vắng tổ chức, những khuôn mặt lãnh đạo và chương trình hành động chính trị cụ thể.

Địa chính trị cũng làm lợi cho chế độ : một trục xét lại Nga-Trung mang lại cho Tehran những thế mạnh chính trị và kinh tế bất ngờ, trong đó có việc Iran gia nhập khối BRICS nhờ Bắc Kinh thúc đẩy. Chế độ Iran không còn để yên cho những nhà cải cách trong bộ máy của mình, dù bị đặt dưới sự kiểm soát. Bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng kinh tế mà cuộc phiêu lưu nguyên tử càng làm thêm trầm trọng, các giáo sĩ cầm quyền hoàn toàn tách biệt với dân chúng nay có trình độ học vấn cao hơn, thành thị hóa nhiều hơn.

Thụy My

Published in Việt Nam

Thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập

RFA, 31/12/2020

Thành phố Thủ Đức được công bố chính thức thành lập và sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong một thập niên tới.

thuduc1

Ảnh minh họa. Một góc thành phố Thủ Đức. RFA

Ông Nguyễn Thiện Nhân, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu như vừa nêu, tại Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam về việc thành lập thành phố Thủ Đức, diễn ra vào sáng ngày 31/12.

Tại buổi lễ, cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng thành phố Thủ Đức sẽ trở thành hạt nhân cho phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ. Khoảng 10 năm tới, thành phố Thủ Đức có thể tạo ra giá trị tăng bằng 1/3 Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 7% GDP của Việt Nam. Đồng thời, là thành phố hiện đại, văn hóa, hội nhập và đáng sống bậc nhất của Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, vào ngày 9/12, thông qua thành lập Thành phố Thủ Đức được với tỷ lệ đồng ý 100% và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Theo đó, thành phố Thủ Đức được thành lập với việc sát nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức có diện tích hơn 211 km2 và dân số hơn 1 triệu người. Sau khi được thành lập, thành phố Thủ Đức có 34 phường, có Tòa án và Viện kiểm sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, tại lễ công bố ngày 31/12, đề nghị Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thủ Đức được đồng bộ với quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh và có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng được yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyền và sắp xếp nhân sự hợp lý cho thành phố Thủ Đức.

Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định xây dựng Khu đô thị sáng tạo tại thành phố Thủ Đức và mạng di động 5G được khai trương trong lễ công bố Nghị quyết thành lập TP.Thủ Đức.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, trong hạ tuần tháng 8, đăng tải thông tin giá nhà đất ở Thủ Đức liên tục tăng lên trong 3 năm qua, dẫn đến lo ngại về vấn đề bong bóng bất động sản tại khu vực này.

**********************

Đu tư nước ngoài bơm hơn 28 t USD vào Vit Nam trong năm 2020

VOA, 01/01/2021

Tng vn đu tư trc tiếp nước ngoài đăng ký vào Vit Nam đt 28,53 t USD trong năm 2020, gim 25% so vi cùng k năm ngoái, theo các s liu ca Tng cc Thng kê Vit Nam. Dù b tác đng vì đi dch Covid-19, đây là mt kết qu kh quan hơn nhiu so vi nhiu nước khác.

thuduc2

Tư liu : Kinh tế Vit Nam. nh chp ngày 15/11/2017. Reuters/Kham

B Kế hoch Đu tư Vit Nam cho biết trong năm 2020, các công ty nước ngoài đã đu tư trong 19 lĩnh vc Vit Nam, đng đu là lĩnh vc chế to sn xut, thu hút đu tư trc tiếp 13,6 t, chiếm ti 47,7% tng vn đu tư nước ngoài, tiếp theo là lĩnh vc sn xut, phân phi đin

Ngun tin này uc lượng có khong 2.523 d án mi vi tng s vn lên ti 14,6 t USD ti Vit Nam, gim 35% v s lượng d án, và 12,5% v s vn đu tư.

Trong khi đó hơn 1.140 d án đang hot đng được phép nâng vn đu tư lên 6,4 t USD, tăng 10,6% so vi cùng k năm ngoái.

Các doanh nghip nước ngoài cũng đu tư 7,5 t trong năm qua, gim khong 51,7%.

Vit Nam vn được coi là th trường hp dn đi vi vi các nhà đu tư quc tế trong bi cnh dch Covid-19 và chiến tranh thương mi M-Trung.

Theo các s liu do B Kế hoch và Đu tư Vit Nam công b mi đây, tng vn đu tư nước ngoài đăng ký vào Vit Nam tính cho ti ngày 20/11/2020, đt hơn 26 t USD, bng 83% so vi cùng k năm 2019.

Theo ngun tin này có ti 109 nước và vùng lãnh th đu tư vào Vit Nam trong 11 tháng đu ca năm 2020, đng đu là Singapore vi tng vn đu tư hơn 8 t USD, chiếm 31% tng vn đu tư vào Vit Nam. Kế đến là Hàn quc, vi 3,7 t USD, sau đó là Trung Quc vi vn đu tư 2,4 t USD, và tiếp theo là các nước Nht Bn, Đài Loan và Thái Lan.

Trang mng ca B Kế hoch và Đu tư Vit Nam cho biết hai d án FDI ln nht trong năm 2020 là D án Nhà máy đin khí t nhiên hóa lng (LNG) Bc Liêu ca Singapore vi vn đu tư đăng ký 4 t USD, và D án T hp hóa du min Nam Vit Nam ca Thái Lan ti Bà Ra Vũng Tàu, vi vn đu tư điu chnh lên ti 1,4 t USD. Ngoài ra còn 3 d án có vn đu tư hàng trăm triu USD gm D án Khu trung tâm đô th Tây h Tây ca Hàn Quc ti Hà Ni, D án Pegatron Vit Nam ca Đài Loan, và D án Nhà máy sn xut lp xe Radian Jinyu ti Tây Ninh ca nhà đu tư Trung Quc.

Hãng tin Reuters dn ngun tin ca Tng cc Thng kê Vit Nam, nói rng Vit Nam đt mc tăng trưởng kinh tế 2,91% trong năm 2020, mc thp nht k t 30 năm qua nhưng trong bi cnh đi dch tàn phá các nn kinh tế thế gii, Vit Nam vn được coi là mt thành công ln vi đà tăng trưởng được xếp vào hàng cao nht thế gii.

Published in Việt Nam

Nhà nước độc Đảng chống ‘giặc’ Covid-19 : Câu chuyện thành công ít được chú ý của Việt Nam

VOA, 02/06/2020

Dù Việt Nam đang tiếp tc gây ngc nhiên khi không ghi nhn ca nhim nào trong cng đng hơn 40 ngày qua k t khi m ca li nn kinh tế trong khi các quc gia khác tiếp tc vn ln đ khng chế dch, thì câu chuyện thành công ca quc gia do Đảng cộng sản lãnh đo, vi hơn 96 triu dân mà không có trường hp t vong nào, li không my được thế gii chú ý.

chong1

Một ph n phc v bia hơi mt nhà hàng Hà Ni sau khi chính ph Vit Nam dỡ b cách ly toàn xã hi trong thi gian bùng phát dch virus corona hôm 29/4. Nhà nước do Đảng cộng sản nm quyn được ca ngi thành công trong chng 'gic' Covid-19 nhưng ít được thế gii biết ti.

Theo đánh giá của CNN, thế gii khi nhìn vào khu vc Châu Á đ tìm kiếm nhng ví d đin hình trong vic đối phó hiệu qu vi s bùng phát virus corona mi thì s ca ngi được tp trung vào các quc gia như Hàn Quc, Đài Loan và Hong Kong.

Với hơn 1.400 km đường biên gii vi Trung Quc và có hàng triu khách du lch t quc gia láng ging phương Bc ti thăm hàng năm, Việt Nam đã tng được coi là mt ‘ dch’ tim năng ln nht bên ngoài Trung Quc sau khi Covid-19 bùng phát Vũ Hán. Sau 4 tháng k t khi bùng phát dch, Vit Nam ch ghi nhn 328 ca nhim Covid-19.

Nhưng quc gia có mc thu nhp trung bình thp này lại làm cng đng quc tế ngc nhiên vì s hiu qu trong vic ngăn chn dch bnh, đã làm hơn 370.000 người chết trên toàn thế gii, ch vi mt h thng chăm sóc y tế không my tiên tiến như các quc gia khác trong khu vc. Theo Ngân hàng Thế gii, Việt Nam ch có 8 bác sĩ cho mi 1.000 người dân, ch bng 1/3 so vi t l này Hàn Quc.

Vậy ti sao Vit Nam, vi nhng ngun lc hn chế và mt ngân sách eo hp li có th khng chế đi dch thành công đến như vy ?

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 19/5 nói rằng Chính ph Hà Ni "nhn thc được s nguy him ca dch Covid-19 t rt sm" và huy đng được mi ngun lc trong nước đ tham gia cuc chiến vi phương châm "chng dch như chng gic".

Việt Nam đã sm đóng ca đường biên gii vi Trung Quốc và thc hin cách ly tp trung phn ln trong các doanh tri quân đi t đu tháng 2 khi T chc Y tế Thế gii chưa coi đây là đi dch toàn cu. Theo các chuyên gia, s ng phó sm ca Vit Nam mt phn do s "bt tín" ca Hà Ni vào nhng gì Bc Kinh đưa ra v virus corona. Mi quan h bt n trong nhiu năm gia Vit Nam và Trung Quc khiến Hà Ni "hiu Trung Quc rõ hơn bt c quc gia nào" và có s ng phó nhanh chóng vi s bùng phát dch.

Biện pháp ‘mnh tay’

Ngoài ra, các nhà quan sát cho rằng thành công của Vit Nam có được là nh nhng bin pháp ‘mnh tay’, bao gm c truy du người tiếp xúc vi trường hp nhim bnh, ca mt chế đ đc đoán. Bill Hayton, nhà nghiên cu ca Chatham House, viết trên Foreign Policy rng mô hình thành công ca Việt Nam khó mà có thể áp dng được các nước khác vì có rt ít các quc gia có nhng cơ chế kim soát như ca Vit Nam, như kh năng huy đng các lc lượng dân quân t v phong tỏa toàn khu vc mt cách nhanh chóng, tương t như vic khng chế s biu đt ca các tiếng nói bt đng chính kiến.

Tuy nhiên, theo viện nghiên cu Brookings ca M, vic ‘ghi đim’ ch yếu cho nhng bin pháp cng rn hiu qu nh s đc đoán ca chính quyn Hà Ni làm lu m nhng n lc ca quc gia Đông Nam Á này trong nhiu năm qua nhằm chuyên nghip hóa nhà nước hành chính.

Các dữ liu v Ch s Năng lc cnh tranh cp tnh (PCI) và Ch s Hiu qu Qun tr và Hành chính công cp tnh (PAPI) ca Vit Nam được Brookings trích dn cho thy các tnh thành ca Vit Nam đã có nhng tiến b trong vic chăm sóc y tế, s tiếp cn thông tin và kim soát tham nhũng.

Sự tiếp cn v bo him y tế đã tăng nhanh chóng trong thi gian qua vi 90% người dân Vit Nam hin nay đang có bo him, theo d liu mà Brookings, vin nghiên cu và phân tích độc lp các vn đ chính sách thế gii có tr s Washington DC, trích dn t PAPI.

Ngoài việc người dân Vit Nam đang được tiếp cn nhiu hơn vi các tài liu ca chính ph – như bn đ, ngân sách, h sơ pháp lut – các n lc chng tham nhũng ca chính phủ, còn được biết là chiến dch "đt lò" do Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát đng, phát huy hiu qu và nhn được s ng h ca người dân, theo nhn đnh ca Brookings. Chiến dch này được th hin ngay trong s ng phó ca chính ph đi với đi dch Covid-19 khi người đng đu Trung tâm Kim soát Bnh tt ca Hà Ni gn đây b kết ti do câu kết đ nâng khng giá tr gói thu mua sm h thng xét nghim Covid-19 lên gp 3 ln.

Minh bạch hóa

Các nỗ lc minh bch hóa cũng đã làm gim thiu nhng hoài nghi đi vi vic thông tin v Covid-19 ca nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đo, theo Brookings. B Y tế, k t khi có nguy cơ bùng phát dch, đã luôn đăng ti tt c các trường hp nhim bnh trên mạng. Trong khi đó, theo nhà báo Trn L Thùy cho biết t Hà Ni, Chính ph ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã s dng kênh thông tin xã hi "rt mnh" đ đưa tin v virus corona khiến cho trang Facebook ca Chính ph vượt báo đin t s 1 Vit Nam VnExpress về t l tương tác.

Theo Brookings, mạng lưới các nhà hot đng trên mng, dù còn ch trích Chính ph v nhng vi phm quyn riêng tư và thiếu t do ngôn lun, nhưng không gióng lên hi chuông cnh báo nào v nhng trường hp t vong hay che đy trên diện rộng.

Đã có những nghi ng v t l nhim bnh thp ca Vit Nam nhưng các chuyên gia ca Trung tâm Kim soát và Phòng chng Bnh tt Hoa Kỳ – hin đang giúp Vit Nam trong vic xét nghim, phân tích d liu và truy du tiếp xúc – nói h "không thy bt cứ mt biu hin nào cho thy nhng s liu đó là sai".

Tóm lại, vin nghiên cu M cho rng năng lc nhà nước được tăng cường trong nhng tháng va qua ca Vit Nam là đnh đim ca mt n lc có ch ý và bn vng. Mc dù còn quá sm và khó có th đưa ra bất kỳ tuyên b nào v quan h nhân qu, nhưng theo Brookings, Vit Nam có xu hướng đi lên trong tiếp cn chăm sóc sc kho, minh bch và qun tr đa phương. "Câu chuyn thành công ca Vit Nam vượt qua hn s phân bit đơn gin v loi th chếc đoán và dân chủ)" và "xng đáng được chú ý hơn na đ tr thành mt phn ca bc tranh toàn cu v nhà nước hành chính trong thi kỳ khng hong".

*******************

EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Phạm Chi Lan, RFI, 01/06/2020

Quốc Hội Việt Nam sắp chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu EVFTA, một hiệp định được xem là sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19.

chong2

Một xưởng may của công ty Maxport tại Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 19/05/2019. Reuters - Nguyen Huy Kham

Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới ước tính chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định EVFTA sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 - 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.

Nhưng hiệp định EVFTA đã được phê chuẩn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và đặc biệt Châu Âu vẫn là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Dịch bệnh dĩ nhiên sẽ gây khó khăn trong ngắn hạn cho việc thực thi hiệp định EVFTA, nhưng sẽ tạo cơ hội lâu dài cho trao đổi thương mại giữa hai bên, nhờ xu hướng của các nước Âu Mỹ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, như nhận định chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội ngày 21/05 vừa qua :

Phạm Chi Lan : Dịch bệnh chắc chắn là có tác động, bởi vì nhu cầu tiêu dùng giảm trên một loạt các sản phẩm, rồi nguồn cung cũng bị đứt gẫy, khả năng tài chính về đầu tư của các doanh nghiệp bị hạn chế đi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định, chứ không lâu dài, bởi vì, về cơ bản, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Cho nên, (hai bên) sẽ dần dần qua được thách thức lần này và điều chỉnh lại.

Khi đã điều chỉnh lại được tốt, thì tôi tin là sức bật mới sẽ còn lớn hơn, ví dụ như khi bớt được sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu điều chỉnh lại một phần chuỗi cung ứng của mình, chuyển một phần sang các nước như Việt Nam, thì có thể là chuỗi cung ứng mới sẽ bền vững hơn, tạo được giá trị tốt hơn, tạo được những liên kết vững chắc, tin cậy lẫn nhau hơn, giữa các thành viên mới trong chuỗi cung ứng đó, từ đó làm cơ sở để bật lên tốt hơn. Cho nên, thách thức là rất lớn, nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy ở đấy một tương lai tốt hơn.

Châu Âu cũng sẽ dần dần ổn định thôi. Vả lại Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang Châu Âu chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ, mang tính chất gia công. Trên cơ sở đó, nói thật là thu nhập của Việt Nam không có bao nhiêu, giá trị gia tăng qua các xuất khẩu đó không nhiều. Nên chăng là cùng nhau tìm kiếm những cơ hội mới, trong đó lượng xuất khẩu không nhiều, chẳng hạn như giày dép, hàng may mặc ít đi, nhưng sẽ có những mặt hàng khác có giá trị gia tăng cao hơn, thì về lâu dài sẽ tốt hơn cho Việt Nam.

RFI : Như vậy, theo bà thì EVFTA sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để tiến tới một mức phát triển cao hơn ?

Phạm Chi Lan : Đúng vậy, đây là một sức ép, một thách thức, chẳng hạn như về xuất xứ hàng hóa, Liên Âu quy định rằng hàng xuất khẩu chỉ được hưởng những lợi ích về thuế khi bảo đảm được giá trị nội địa, giá trị cộng gộp nội khối là bao nhiêu, là 30 hay 40%. Đó là sức ép, là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội, là động lực để thay đổi. Nếu như (hàng xuất khẩu) có giá trị nội địa hay cộng gộp nội khối, thì lợi ích thật sự mới rơi vào tay doanh nghiệp Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Liên Hiệp Châu Âu, chứ nếu không thì những bên cung cấp phụ trợ như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn chính những doanh nghiệp đã phải chịu sức ép về mở cửa thị trường.

Cơ hội thoát Trung

RFI : Như vậy, theo bà thì dịch Covid-19 tuy có gây khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài cũng là cơ hội tốt, bởi vì hiện nay thế giới đều thấy rằng các nước phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cho nên phải điều chỉnh lại hướng sản xuất và điều này là sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam ?

Phạm Chi Lan : Tôi nhấn mạnh lại là không chỉ có lợi cho những nước như Việt Nam, mà có lợi cho chính các nước Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ hay Nhật Bản, khi họ điều chỉnh lại, bởi vì sự lệ thuộc quá nhiều vào một nước nào đều không tốt. Bài học này thì rất cay đắng đối với Việt Nam rồi, kể cả các sản phẩm tiêu dùng trong nội địa. Nhiều khi hàng rẻ của Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không còn cơ hội phát triển được nữa.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu cũng tương tự như vậy. Hiện nay, các nước trong khối này cũng cần cấu trúc lại kinh tế của mình, cần tạo công ăn việc làm mới cho người dân. Ai cũng thấy rõ là một xã hội không thể chỉ có những người giàu, không thể chỉ có những doanh nghiệp thật lớn, mà rất cần những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người tạo công ăn việc làm cho xã hội. Bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc đi thì sẽ tăng thêm cơ hội cho người bản xứ. Như sự cay đắng ở Ý chẳng hạn, khi để cho ngành may mặc rơi vào tay Trung Quốc quá nhiều, thì những thương hiệu của Ý bán với giá Ý, nhưng tất cả những lợi ích đều rơi vào tay người Trung Quốc.

Tôi tin là hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội mới cho cả Việt Nam lẫn Liên Hiệp Châu Âu để cùng nhau nâng sự phát triển lên một thời kỳ mới. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam, khi Việt Nam đang rất muốn chuyển giai đoạn phát triển của mình, thoát ra khỏi tình trạng gia công như lâu nay, kể cả đối với đầu tư nước ngoài chủ yếu cũng là gia công, dựa trên lao động giá rẻ, công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp.

Việt Nam đang rất muốn vượt lên trong chuỗi giá trị, sử dụng lao động có chất lượng cao hơn, kỹ năng cao hơn, mang lại giá trị cao hơn cho nền kinh tế. Mặt khác, Việt Nam cũng đang rất muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, bởi vì ngoài những nhân tố như các nước khác, bị đứt gãy về chuỗi cung ứng, Việt Nam còn đang bị những thách thức rất lớn về an ninh quốc phòng, với những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tình hình đó, Việt Nam muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng nhanh càng tốt. Nhưng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, thì rất cần những đối tác lớn mạnh của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ, hoặc Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa.

Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi EVFTA

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới cũng nhận định là những lợi ích từ hiệp định EVFTA là "cần thiết để duy trì thành quả kinh tế tích cực trong lúc quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19". Nhưng định chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh rằng Việt Nam "cần hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi để gặt hái đầy đủ lợi ích của hiệp định EVFTA".

Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi ba vấn đề chính : các quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ cho cây trồng và vật nuôi và cơ chế xử lý tranh chấp giữa nhà nước - nhà đầu tư. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng lợi ích từ việc tham gia những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ còn lớn hơn nữa nếu Việt Nam thực hiện nghị trình cải cách kinh tế và thể chế toàn diện.

Theo lời ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, "nếu hành động kiên quyết nhằm thu hẹp khoảng cách về năng lực triển khai và tính tương thích pháp lý, Việt Nam có thể tận dụng tối đa hiệp định thương mại này, với những lợi ích trực tiếp ước tính ở mức lớn chưa từng có trong lịch sử". Ông Ousmane Dione cũng cho rằng, "với Covid-19 là nút khởi động lại và EVFTA là nút tăng tốc, đây là thời điểm hoàn hảo để theo đuổi những cải cách trong nước sâu rộng hơn".

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu chưa chắc đã công nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam nói chung còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Báo cáo chỉ ra rằng trong các ngành chế tạo chế biến xuất khẩu chủ chốt, phần lớn đầu vào vẫn nhập khẩu từ các quốc gia khác (chẳng hạn 62% trong lĩnh vực điện tử và 53% trong lĩnh vực xe hơi).

Đồng thời, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chặt chẽ của Châu Âu đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ một cách minh bạch và nhất quán hơn.

Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới, với việc EVFTA được phê chuẩn, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên, số lượng đơn thư khiếu nại thương mại cũng sẽ tăng theo. Định chế tài chính quốc tế này khuyến nghị Việt Nam nên đẩy nhanh việc hình thành Cơ chế Xử lý Khiếu nại Đầu tư Một cách Hệ thống để xử lý tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư. Cuối cùng, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị là, để tối đa hóa lợi ích của EVFTA, các chính sách hỗ trợ khôi phục kinh tế sau Covid-19 cần ưu tiên các ngành hàng chủ chốt chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 01/06/2020

**********************

Sau ánh chớp… là nỗi niềm nuối tiếc

Chiến Thành, RFA, 31/05/2020

Thủ tướng đã nói thật, rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phúc lại không dám tiết lộ nguyên nhân vì sao. Vâng, với vị thế chung chiêng hiện nay lại cộng thêm một hệ thống chính trị mà chính Thủ tướng đã từng gào lên : Phải đổi mới thể chế, thể chế và thể chế, Việt Nam chưa thể là một bến đỗ lý tưởng !

anhchop1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự họp trực tuyến Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 14/4/2020 - AFP

Một hiện tượng hy hữu : Tuần qua, hầu như tất cả các báo giấy, báo mạng, kể cả lề phải và trái đều copy lại nguyên văn bài viết "Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc" từ một cây bút có tên là Lê Châu, đăng lần đầu tiên hôm 26/5/2020 trên baochinhphu.vn. Quả là một bài báo lạ. Đọc qua, không thấy gì khác biệt so với thể loại "cúng cụ" xưa nay. Bài viết ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm gióng lên hồi chuông cảnh báo : Rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam sau đại dịch !

Như cách diễn ngôn đầy bóng gió trong văn hóa Anglo-Saxons : I told you so ! Cái độc đáo của bài báo chính là ở chỗ đó. Thủ tướng như muốn nói : Tôi đã bảo trước rồi mà ! Tuy nhiên, nội dung bên trong thì chống lại cách "giật tít" của nó. Với những lời lẽ gan ruột như nhà báo Lê Châu đã mở lòng, tít của bài báo chỉ có thể là : "Sau ánh chớp chỉ còn lại mỗi niềm nuối tiếc". Nhưng nếu để đầu đề ấy, bài báo sẽ không bao giờ được đăng. Họa sĩ – Nhà báo đã ẩn dưới cái tông tích cực để phác họa lên những gam tối trong bức tranh : "Thủ tướng buồn rầu, chúng ta muốn thu hút họ đến đầu tư, nhưng thực sự lại không làm gì cả, chỉ ngồi chờ sung rụng".

Nhưng thưa Thủ tướng, vấn đề không phải là ở cái phát hiện công khai ấy. Đáng tiếc là cả nhà báo tinh khôn lẫn Thủ tướng Phúc chẳng nói được điều gì mới, khi đưa ra thông điệp : Sau mùa chống dịch được cho là thành công, Việt Nam đang trên đường "về morte". Vấn đề ở đây là Thủ tướng không dám "bật mí" xem các nguyên nhân nào đang làm cho những "niềm hồ hởi sảng" của Việt Nam trong mùa chống Covid-19 đã không trở thành hiện thực.

Phải chăng nguyên nhân hàng đầu mà Thủ tướng cũng như các lãnh đạo Hà Nội không bao giờ dám nói ra, đó chính là tình trạng bất an và bất định trong các mối bang giao Hoa – Việt. Xã hội Việt Nam đang lo lắng khá ồn ào về xu hướng đất nước có thể bị "xóa sổ trong thầm lặng" khi Tàu cộng ngày càng công khai dã tâm quyết thống trị kinh tế và chính trị ở Việt Nam. Như các chuyên gia đã chỉ rõ, hiểm họa cho sự diệt vong này trước hết là do tinh thần nô lệ tự nguyện của Đảng cộng sản VN, mà mật ước Thành Đô năm 1990 là một cái bẫy tự tạo. Trung cộng chưa bao giờ công nhận Việt Nam là đối tác bình đẳng, mà chỉ tung ra các khẩu hiệu viển vông khoa trương về tình huynh đệ, trong khi hải quân Trung Quốc "múa gậy vườn hoang" trên Biển Đông mấy năm nay.

Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt – Trung từ khi bình thường hóa đến nay, Bộ Quốc phòng đã buộc ban bố công khai trong một báo cáo gửi Quốc hội mới đây cho biết, Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 héc-ta đất biên giới, ven biển thông qua các hình thức doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Theo báo cáo này, thời hạn thuê của người Trung Quốc thường từ 5 – 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Những tỉnh thành có tình trạng người Trung Quốc tập trung sở hữu đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp. Như chuyên gia quốc tế đã chỉ rõ, Covid-19 thực sự cho thấy một sự quyết tâm mới của Trung Quốc trong việc dùng tin giả và chính sách ngoại giao "chiến binh sói" để buộc tội các quốc gia khác. Trung Quốc đã rất nỗ lực truyền bá các thông tin giả như ai tạo ra viruscorona, ai là người khởi xướng, thậm chí tới mức họ còn tung tin rằng, chính phủ Pháp bỏ mặc người dân chết trong nhà thương.

Qua đó, chúng ta thấy các thủ đoạn vừa tinh vi vừa công khai của Trung Quốc trong những nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ chính trị Việt Nam, có thể qua truyền thông, qua Facebook, Twitter… Nếu Việt Nam mất cảnh giác, không dự đoán trước được những gì Trung Quốc có thể làm, để đối phó và xây dựng ngay các rào chắn ở bất cứ lĩnh vực nào có thể để duy trì hệ thống chính trị đủ sức bền, chịu được sự va đập và không bị tổn thương từ các hoạt động nội gián của Trung Quốc.

Trong khi nỗi lo về Trung Quốc như thanh gươm Damocles treo trên đầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng cộng sản VN thì đến lượt chính sách "một bước tiến hai bươc lùi" trong nền ngoại giao đu dây cũng đang gây đau đầu cho giới hoạch định chính sách ở cả Whashington lẫn Hà Nội. Hà Nội như "gà mắc tóc" thì đã đành. Vì trước sau, Việt Nam chỉ là con tốt trên bàn cờ mọi thời đại và khi bị khủng hoảng, bất kể do đường lối hay đại dịch gây ra, Việt Nam rơi ngay vào trạng thái mà thủ tướng Phúc mô tả là bị "con virus trì trệ" làm cho tê liệt.

Mà không chỉ có Việt Nam. Lần này, Mỹ dường như cũng bị rơi vào trạng huống khó xử. Đại sứ Mỹ ở Việt Nam từng nói với người viết bài này : "Đã đến lúc Việt Nam phải tiến thêm một bước nữa. Mỹ đã nâng cấp, sẽ mạnh mẽ và quyết đoán hơn trên Biển Đông, hiển nhiên trước hết là vì các lợi ích của Mỹ, nhưng để bảo vệ tốt các lợi ích ấy, Mỹ cũng hỗ trợ các quyền lợi của các đồng minh và các đối tác mới nổi hàng đầu trong ASEAN như Việt Nam và Indonesia". Mặc dầu cá nhân Tổng thống Trump cũng như chính quyền Mỹ vừa qua đã chủ động gửi nhiều tín hiệu tích cực để động viên Việt Nam "phải tiến thêm một bước nữa", đặc biệt lời mời Việt Nam tham gia vào "Bộ Tứ mở rộng" (Quad Plus). Nhưng những kẻ "chọc gậy bánh xe" đã hành động mau lẹ hơn bằng đợt đàn áp mới đối với tự do báo chí và các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam.

Hôm 27/5/2020, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM) đã ra tuyên bố lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Tường Thụy vào hôm 23/5 vừa qua và gọi đây là hành động nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích chính phủ. Blogger Nguyễn Tường Thụy bị công an bắt giữ tại nhà riêng ở Hà Nội hôm 23/5 vừa qua với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật hình sự". Thông cáo báo chí của Tổng Giám đốc USAGM xác định Nguyễn Tường Thụy là người cộng tác thứ 4 với USAGM hiện đang bị Việt Nam giam giữ.

Trong số 4 cộng tác viên nói trên, có 3 cộng tác viên của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) là Nguyễn Văn Hóa, blogger Nguyễn Tường Thụy và blogger Trương Duy Nhất. Người còn lại là blogger Lê Anh Hùng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Theo thông cáo báo chí của USAGM, "việc đàn áp rộng khắp tự do phát biểu ở Việt Nam là một tấn công trắng trợn vào quyền con người của công dân Việt Nam và tự do báo chí. Vào lúc này, vào giữa đại dịch Covid-19, các luồng thông tin tự do lại càng quan trọng hơn bao giờ hết". Tổng Giám đốc USAGM kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho các blogger và nhà báo cộng tác với USAGM.

Trên đây chỉ điểm qua hai hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản VN ngay trước thềm Đại hội 13 để thấy thế lưỡng nan của Việt Nam trong quan hệ với hai quốc gia có vị thế không nhỏ đối với tương lai của Hà Nội. Còn về nội trị, hẳn nhiên "nghẽn thể chế" là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu về mọi mặt hiện nay của đất nước. Căn nguyên của "nghẽn thể chế" chính là do xuất phát từ ý thức hệ giáo điều đã không thích nghi với thay đổi kinh tế – xã hội theo các định hướng thị trường.

Những cản trở nói trên đã được đề cập và bàn luận suốt cả năm chuẩn bị cho đại hội đảng này và những thách thức do tình trạng "đầu Ngô mình Sở" (kinh tế thị trường nhưng chính trị lại độc tài) chỉ có thể được giải toả bởi tư duy và chính sách đột phá. Không giải quyết dứt điểm vấn đề thể chế thì một loạt các nhân tố gây nhiễu khác như các sới vật hiện nay giữa quân đội và công an, giữa tòa án và viện kiểm sát… sẽ không có cách nào giải quyết. Với các cuộc hỗn chiến khi tay phải "choảng" tay trái, chân phải "đạp" chân trái, Thủ tướng Phúc không nên đặt câu hỏi : Tại sao lại rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam sau đại dịch ?

Đã bao lần, tại nhiều cuộc họp, Thủ tướng Phúc từng kỳ vọng, Việt Nam là điểm đến an toàn. Việt Nam sẽ có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Thủ tướng ý thức rất rõ, để đón đầu làn sóng này và thu hút các "đại bàng" đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, Thủ tưởng quên mất một chân lý thời đại. Người ta không thể cất bước khi một chân thì thị trường còn chân kia là toàn trị. Sau tuyên bố rất nổ ấy, quả thực có 27 doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc, nhưng than ôi, chẳng có đại bàng nào đến Việt Nam. Đám đại bàng kia đã kéo nhau bay sang Indonesia, bỏ lại những chiếc tổ mà Thủ tướng khẳng định đã lót sẵn… trong vô vọng.

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 31/05/2020

Mời quý vị tham khảo thêm tại :

- Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc - Baochinhphu.vn

- Những kiểu tuyên bố "trời ơi đất hỡi" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

- Điểm sách : Trật tự Thế giới của Henry Kissinger

- Biển Đông : Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19

- Việt Nam và lo ngại người Trung Quốc "thâu tóm đất nơi trọng yếu"

**********************

Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc

Lê Châu, baochinhphu, 26/05/2020

Kể cả thời khắc khó khăn nhất, cảm nhận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay" vẫn luôn đúng. Như trong đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy Tổ quốc đón thời cơ mới.

anhchop2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng sau ánh chớp thời cơ rực sáng, có thể chỉ còn lại niềm nuối tiếc nếu như cả bộ máy không gắng sức bằng tất cả tâm huyết, nhất là vào lúc này, bắt đầu nhuốm màu "hoàng hôn" nhiệm kỳ.

Thủ tướng Chính phủ nói, "chúng ta thắng con virus vô hình tên là Covid-19, không có lý do gì để thua con virus hữu hình tên là trì trệ".

Cuối tuần trước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có một Tổ công tác đặc biệt đón làn sóng FDI vào Việt Nam. Đây đã là lần thứ hai ông đưa ra yêu cầu như vậy. Năm ngoái, Thủ tướng cũng đã yêu cầu có Tổ công tác đặc biệt.

Lúc đó, cả nền kinh tế háo hức chờ đón dòng FDI có chất lượng, đặc biệt là dự án của các tập đoàn công nghệ cao đến từ EU và các nền kinh tế lớn khác ồ ạt chảy vào Việt Nam khi xảy ra thương chiến Mỹ - Trung.

Trong các cuộc họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nhắc nhở các Bộ, ngành tập trung triển khai nhiệm vụ này. Ông nhấn mạnh, "phải nóng lòng, phải biết sốt ruột để đề ra những giải pháp, cách làm sáng tạo tận dụng cơ hội phát triển đất nước".

Nhưng chưa có điều "đặc biệt"nào đến. Thời gian thấm thoát trôi, làn sóng này không xuất hiện như kỳ vọng. "Các tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam hay các nước xung quanh ? Rất ít tập đoàn vào Việt Nam", Thủ tướng buồn rầu, "chúng ta muốn thu hút họ đến đầu tư, nhưng lại không muốn thực sự làm gì, chỉ ngồi chờ sung rụng".

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam nổi bật trên toàn cầu về thành công trong chống đại dịch Covid-19. Cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư ngoại lại xuất hiện và còn rộn ràng hơn gấp bội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tự tin, hiện nay uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá rất cao. Đây là cơ hội để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt là sự tin cậy chiến lược, điểm đến đầu tư an toàn.

Thủ tướng yêu cầu lần này không thể để cơ hội vuột mất. Dù trải qua không ít lần thất vọng khi những chỉ đạo của mình chưa được cấp dưới thực thi tốt, Người đứng đầu Chính phủ vẫn luôn có niềm tin mỗi thành viên trong bộ máy Chính phủ đều rất gắng sức ; bởi nếu không gắng sức, làm sao vượt qua được những khó khăn, thách thức.

Còn nhớ những ngày làm việc sau cùng của Quốc hội khóa 13, tháng 3 năm 2016, cả Nghị trường như "nín thở" khi đi tìm câu trả lời cho Chính phủ về nguồn lực ở đâu cho tăng trưởng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng khánh kiệt với nhận xét, "tình hình ngân sách rất xấu. Nhiệm kỳ 2016 - 2020 hầu như không còn đồng nào cho phát triển".

Minh họa cho nhận định này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nêu, cân đối ngân sách nhà nước đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công ; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao, phải sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho năm 2016 mà còn không bố trí đủ vốn đầu tư để phục vụ tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

Không ít đại biểu Quốc hội lo lắng cho tương lai nền kinh tế những năm tới, oằn lưng trầy trật trả nợ, mơ gì cất cánh. Các tổ chức quốc tế cũng không biết Việt Nam sẽ lấy nguồn lực ở đâu để tăng trưởng.

Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam diễn ra cuối năm 2015, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đã hỏi Thủ tướng Việt Nam về điều này.

Tháng 4 năm 2016, Chính phủ có Thủ tướng mới, đi cùng với đó là sự thay đổi vị trí của 22/27 thành viên Chính phủ. Chính phủ mới lại gặp ngay phải sự cố ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Cùng với đó, hạn hán miền Tây cũng trở nên khốc liệt chưa từng có trong vòng 100 năm qua ; thiên tai bão lụt thì chen chân đến…

Trong bối cảnh như vậy, một câu trả lời giản dị về nguồn lực ở đâu cho tăng trưởng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra là, bộ máy Chính phủ phải trong sạch và làm việc không ngừng nghỉ, bởi "có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Với các bước đi rất cụ thể, sâu sát, không đao to búa lớn, Chính phủ mới bắt tay thực hiện công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế theo cách "tích tiểu thành đại", "góp gió thành bão", tạo chuyển biến từ việc nhỏ để làm nên sức bật đổi mới mạnh mẽ.

Thủ tướng Chính phủ ra thông điệp, "Chính phủ kiên quyết chống bệnh hình thức, phô trương, nói không đi đôi với làm ; không để tình trạng trì trệ trong bộ máy hành chính. Toàn tâm toàn ý vì đất nước, vì nhân dân".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2016 đều nhắn nhủ người dân, "hãy có niềm tin, vì Chính phủ đã quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, vì dân".

Tình hình "rất xấu" của ngân sách nhà nước bắt đầu được cải thiện. Sau 10 năm liên tục "xé rào", năm 2017, Chính phủ cầm cương được bội chi theo đúng mục tiêu đề ra.

Năm 2018, lần đầu tiên sau 13 năm, chênh lệch thu chi ngân sách nhà nước trong năm này dương 400 tỷ đồng. Sang năm 2019, tháng nào ngân sách nhà nước cũng có thặng dư, thu nhiều hơn chi lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, mở ra thời kỳ bội thu cho ngân sách nhà nước.

Vừa dư dả một chút thì đại dịch ập đến. Mấy năm tần tảo nâng niu từng đồng "năng nhặt chặt bị", siết chặt kỷ cương "túi tiền" quốc gia và soi cắt triệt để từng khoản chi không cần thiết, nhưng Chính phủ không tiếc bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân.

Và nhân gian thường có câu, "xởi lởi trời cho". Một Chính phủ "hào phóng" đối đãi với dân bằng đủ đầy yêu thương, trách nhiệm luôn là một Chính phủ được Trời cho cơ hội phát triển. Trong quãng thời gian ngặt nghèo vừa đi qua, năm nào cũng có những điều may mắn đến.

Chẳng hạn, năm 2018, những kết quả toàn diện đạt được của nền kinh tế năm này có sự góp mặt quan trọng của yếu tố may mắn là thiên tai ít khắc nghiệt hơn. Ước thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2018 là khoảng 20 nghìn tỷ đồng, trong khi con số này của năm 2017 gấp 3 năm 2018.

Năm 2019 sự may mắn tăng lên gấp đôi khi thiệt hại do thiên tai giảm ở mức kỷ lục, chỉ bằng 1/3 của năm 2018, cùng với đó, tháng 2/2019, Việt Nam bất ngờ được lựa chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.

Sức hấp dẫn của Việt Nam nhân lên gấp nhiều lần khi hình ảnh Tổng thống của cường quốc số 1 thế giới tươi cười nắm chặt tay những người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam xuất hiện trên hàng loạt các hãng truyền thông thế giới. Ông Donald Trump còn không tiếc lời ngợi ca "sự phát triển rất ấn tượng của Việt Nam". Theo đó, toàn cầu vang lên hai tiếng Việt Nam với tần suất dầy đặc.

Năm 2020 bắt đầu với đại dịch, thế giới lại biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất, có được chiến thắng sớm nhất, tổn thất ít nhất trước dịch bệnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc khi từng người trong cả bộ máy chính trị, dù ở vị trí nào, thời điểm nào cũng một lòng dốc sức cho vận nước đi lên.

Làm việc quần quật ở lĩnh vực gai góc nhất trong Chính phủ là cắt giảm thủ tục hành chính ; dịch vụ công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng "tiết lộ" lý do khiến bản thân luôn thôi thúc.

Đó là, "đừng để đến lúc nghỉ hưu trở về quê, láng giềng gặp chỉ hỏi ông làm được mấy nhiệm kỳ mà tránh hỏi ông đã làm được gì cho đất nước vì ái ngại ông sẽ không biết trả lời sao".

Lê Châu

Nguồn : Chinhphu.vn, 26/05/2020

Published in Diễn đàn

Khủng hoảng Rohingya cản trở đầu tư phương Tây vào Miến Điện (RFI, 22/09/2017)

Cuộc khủng hoảng Rohingya ngày càng trầm trọng thì viễn cảnh đầu từ phương Tây ồ ạt đổ vào Miến Điện càng xa rời, theo ghi nhận của hãng tin Reuters hôm nay, 22/07/2017.

myanmar1

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về cuộc khủng hoảng tại Rakhine, Naypyitaw, 19/09/2017. Reuters/Soe Zeya Tun

Hiện giờ đầu tư và trao đổi mậu dịch với phương Tây ở Miến Điện còn rất ít. Với việc quốc tế dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt chế độ quân sự trước đây, chính phủ dân sự Miến Điện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, đã hy vọng rằng đầu tư của phương Tây sẽ ồ ạt đổ vào nước này. Nguồn đầu tư đó cũng sẽ giúp cân bằng lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Miến Điện.

Miến Điện quả là một nơi đầu tư hấp dẫn vì nước này có nguồn dầu khí rất dồi dào, chưa kể những tài nguyên khác như gỗ, hồng ngọc và ngọc bích. Dân số của Miến Điện còn trẻ và giá nhân công còn thấp, rất thuận lợi cho đầu tư vào ngành sản xuất và bán lẻ. Tháng Tư vừa qua, Miến Điện cũng vừa thông qua luật đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục và đối xử với công ty ngoại quốc bình đẳng với công ty trong nước. Miến Điện cũng đã dự trù cuối năm nay sẽ thông qua một luật khác cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc mua các cổ phần của công ty trong nước.

Nhưng trước tình hình các cải tổ được thực hiện chậm hơn dự kiến và nay lại thêm khủng hoảng người Rohingya, nhiều công ty ngoại quốc đang tính đến chuyện rút ra khỏi Miến Điện hoặc quyết định đình hoãn các dự án đầu tư vào nước này. Trong những tháng gần đây, áp lực càng gia tăng trên các công ty ngoại quốc, kể cả những công ty đã có mặt ở Miến Điện.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền AFD International đã kêu gọi các công ty ngoại quốc ngưng đầu tư vào Miến Điện. Một nhóm cổ đông trong tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron gần đây đã đưa ra một kiến nghị yêu cầu tập đoàn này rút khỏi liên doanh với một công ty khai thác dầu khí của Nhà nước ở Miến Điện, nhưng kiến nghị này đã không được thông qua. Trong khi đó, tập đoàn Telenor của Na Uy, hiện đang điều hành một mạng điện thoại di động ở Miến Điện, thì đã ra một tuyên bố kêu gọi bảo vệ nhân quyền ở nước này.

Về phần mình, ông Bernd Lange, chủ tịch Uỷ ban Mậu Dịch Quốc Tế của Nghị Viện Châu Âu, vào tuần trước cho biết phái đoàn của ông đã đình hoãn vô thời hạn một chuyến đi Miến Điện, vì cho rằng tình hình nhân quyền tại nước này "không cho phép thảo luận đạt kết quả" về một hiệp định đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu với Miến Điện.

Bản thân lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cũng đang bị quốc tế chỉ trích ngày càng nặng nề là không bảo vệ người Hồi Giáo Rohingya. Trong một bài trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asia Reviex, được đăng tải hôm qua, Aung San Suu Kyi nhìn nhận các nhà đầu tư ngoại quốc quan ngại là chuyện "bình thường", nhưng bà vẫn cho rằng phát triển kinh tế là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề người Rohingya.

Việc đầu tư phương Tây chậm đổ vào Miến Điện sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc, vào lúc mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thực hiện dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường" của họ. Dự án này là nhằm thúc đẩy trao đổi mậu dịch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Châu Á và cả ngoài khu vực này.

Hiện giờ Trung Quốc đã là nhà đầu tư hàng đầu ở Miến Điện, kế đến là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Ấn Độ. Bắc Kinh hiện đang thương lượng về việc bán điện cho Miến Điện, một quốc gia rất thiếu năng lượng, và cũng đang muốn được sử dụng với điều kiện ưu đãi cảng chiến lược ở vịnh Bengal. Tháng Tư vừa qua, hai nước cũng đạt được thỏa thuận về một đường ống dẫn dầu sẽ được sử dụng để bơm dầu ngang qua Miến Điện đến Trung Quốc.

Nói cách khác, khủng hoảng Rohingya coi như sẽ đẩy bà Aung San Suu Kyi vào thẳng vòng tay của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thanh Phương

*******************

Rohingya : Bangladesh đòi lập "vùng an toàn" do Liên Hiệp Quốc giám sát (RFI, 22/09/2017)

Thủ tướng Bangladesh kêu gọi Liên Hiệp Quốc gởi một phái bộ sang Miến Điện, thành lập và giám sát một "vùng an toàn" để tiếp nhận người tị nạn Rohingya hồi hương.

myanmar2

Phân phối hàng cứu trợ cho người tị nạn Rohingya tại trại Cox's Bazar ở Bangladesh, 20/09/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 21/09/2017, thủ tướng Sheikh Hasina cho biết Bangladesh đang đón tiếp 800.000 người Rohingya. Một mặt, bà kêu gọi Miến Điện chấm dứt hành động "thanh lọc sắc tộc", lên án quân đội láng giềng "gài mìn" ở biên giới để không cho người chạy loạn hồi hương, mặt khác bà yêu cầu thành lập một vùng an toàn ở Miến Điện để đón nhận lại người Rohingya.

Gián tiếp chỉ trích lực lượng võ trang ARSA mà đợt tấn công hồi cuối tháng 8 đã tạo cơ hội cho quân đội Miến Điện trả đũa đốt phá làng mạc người Hồi Giáo, thủ tướng Bangladesh lên án "những hành động bạo lực cực đoan".

Theo AFP, trong vòng ba tuần lễ, vùng biên giới Bangladesh tiếp giáp với Miến Điện trở thành trại tị nạn lớn nhất thế giới. Bị kẹt giữa một bên là số nạn nhân khổng lồ và bên kia là trấn áp của chính quyền Miến Điện, các cơ quan thiện nguyện quốc tế đang nỗ lực hết sức trong những điều kiện khó khăn.

Trong thông báo ngày thứ sáu 22/09/2017 từ huyện lỵ biên giới Cox’s Bazar, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới báo động tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch… những điều kiện gây đại dịch "đã hội đủ". Y Sĩ Không Biên Giới lo ngại "khó tránh được các dịch bệnh truyền nhiễm như dịch tả và bệnh sởi".

Tú Anh

*******************

Miến Điện : Phật tử cản đường nhân viên cứu trợ cho người Rohingya (RFI, 21/09/2017

Một ngày đen tối đối với Hội Chữ Thập Đỏ tại Bangladesh : ngày 21/09/2017, 9 nhân viên cứu trợ cho người Hồi giáo Rohingya Miến Điện tử vong. Nhưng mọi chú ý dồn về sự kiện tối qua ở bang Arakan, hàng trăm Phật tử chận hàng viện trợ nhân đạo cho người Rohingya.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya đứng chờ phát hàng cứu trợ nhân đạo ti Bangladesh ngày 20/09/2017.Reuters

Theo hãng tin Anh Reuters, một chiếc tàu với 50 tấn lương thực, thuốc men đã rời cảng Sittwe để tiếp viện cho người Rohingya còn kẹt lại ở miền bắc bang Arakan, phía tây Miến Điện. Nhưng khi tàu cập bến tối qua, đã có khoảng hàng trăm Phật tử dùng bom xăng ném vào nhân viên hội Chữ Thập Đỏ, ngăn cản họ đưa hàng cứu trợ vào bờ và phân phát cho người Rohingya.

Trong thông cáo chính thức, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đưa ra con số 300 Phật tử có liên quan tới vụ này. Cảnh sát đã phải can thiệp, bắn chỉ thiên giải tán đám đông, tái lập trật tự,

Trong khi đó tại Bangladesh, một chiếc xe chở hàng cứu trợ cho người Rohingya, cũng của Hội Chữ Thập Đỏ bị tai nạn vào sáng sớm hôm nay. Xe lao xuống vực làm 9 người chết, hơn một chục người bị thương. Tất cả các nạn nhân là người Bangladesh, đang trên đường chở hàng cứu trợ đến khoảng 500 gia đình người Rohingya. Tai nạn xảy ra tại phía đông nam quận Bandarban, gần biên giới Miến Điện - Bangladesh.

Bạo động bùng lên tại bang Arakan từ ngày 25/08/2017 đẩy hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya tràn sang biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh, nhưng phần lớn cộng đồng sắc tộc thiểu số này vẫn ở lại làng quê.

Theo các tổ chức phi chính phủ, số người này đang thiếu đủ mọi thứ, từ lương thực đến thuốc men. Nhà ở của họ phần lớn đều bị phá hủy. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc "thanh lọc chủng tộc".

Trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, phó tổng thống Miến Điện Henry Van Thion hôm qua cam kết "cứu trợ nhân đạo người Rohingya là ưu tiên hàng đầu" của chính quyền Naypyitaw, và các khoản trợ giúp này sẽ được phân phát cho tất cả mọi người, "không có chuyện phân biệt đối xử".

Thanh Hà

Published in Châu Á