Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/06/2020

Sau ánh chớp… cái gì sẽ xảy ra ? Nothing !

Nhiều tác giả

Nhà nước độc Đảng chống ‘giặc’ Covid-19 : Câu chuyện thành công ít được chú ý của Việt Nam

VOA, 02/06/2020

Dù Việt Nam đang tiếp tc gây ngc nhiên khi không ghi nhn ca nhim nào trong cng đng hơn 40 ngày qua k t khi m ca li nn kinh tế trong khi các quc gia khác tiếp tc vn ln đ khng chế dch, thì câu chuyện thành công ca quc gia do Đảng cộng sản lãnh đo, vi hơn 96 triu dân mà không có trường hp t vong nào, li không my được thế gii chú ý.

chong1

Một ph n phc v bia hơi mt nhà hàng Hà Ni sau khi chính ph Vit Nam dỡ b cách ly toàn xã hi trong thi gian bùng phát dch virus corona hôm 29/4. Nhà nước do Đảng cộng sản nm quyn được ca ngi thành công trong chng 'gic' Covid-19 nhưng ít được thế gii biết ti.

Theo đánh giá của CNN, thế gii khi nhìn vào khu vc Châu Á đ tìm kiếm nhng ví d đin hình trong vic đối phó hiệu qu vi s bùng phát virus corona mi thì s ca ngi được tp trung vào các quc gia như Hàn Quc, Đài Loan và Hong Kong.

Với hơn 1.400 km đường biên gii vi Trung Quc và có hàng triu khách du lch t quc gia láng ging phương Bc ti thăm hàng năm, Việt Nam đã tng được coi là mt ‘ dch’ tim năng ln nht bên ngoài Trung Quc sau khi Covid-19 bùng phát Vũ Hán. Sau 4 tháng k t khi bùng phát dch, Vit Nam ch ghi nhn 328 ca nhim Covid-19.

Nhưng quc gia có mc thu nhp trung bình thp này lại làm cng đng quc tế ngc nhiên vì s hiu qu trong vic ngăn chn dch bnh, đã làm hơn 370.000 người chết trên toàn thế gii, ch vi mt h thng chăm sóc y tế không my tiên tiến như các quc gia khác trong khu vc. Theo Ngân hàng Thế gii, Việt Nam ch có 8 bác sĩ cho mi 1.000 người dân, ch bng 1/3 so vi t l này Hàn Quc.

Vậy ti sao Vit Nam, vi nhng ngun lc hn chế và mt ngân sách eo hp li có th khng chế đi dch thành công đến như vy ?

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 19/5 nói rằng Chính ph Hà Ni "nhn thc được s nguy him ca dch Covid-19 t rt sm" và huy đng được mi ngun lc trong nước đ tham gia cuc chiến vi phương châm "chng dch như chng gic".

Việt Nam đã sm đóng ca đường biên gii vi Trung Quốc và thc hin cách ly tp trung phn ln trong các doanh tri quân đi t đu tháng 2 khi T chc Y tế Thế gii chưa coi đây là đi dch toàn cu. Theo các chuyên gia, s ng phó sm ca Vit Nam mt phn do s "bt tín" ca Hà Ni vào nhng gì Bc Kinh đưa ra v virus corona. Mi quan h bt n trong nhiu năm gia Vit Nam và Trung Quc khiến Hà Ni "hiu Trung Quc rõ hơn bt c quc gia nào" và có s ng phó nhanh chóng vi s bùng phát dch.

Biện pháp ‘mnh tay’

Ngoài ra, các nhà quan sát cho rằng thành công của Vit Nam có được là nh nhng bin pháp ‘mnh tay’, bao gm c truy du người tiếp xúc vi trường hp nhim bnh, ca mt chế đ đc đoán. Bill Hayton, nhà nghiên cu ca Chatham House, viết trên Foreign Policy rng mô hình thành công ca Việt Nam khó mà có thể áp dng được các nước khác vì có rt ít các quc gia có nhng cơ chế kim soát như ca Vit Nam, như kh năng huy đng các lc lượng dân quân t v phong tỏa toàn khu vc mt cách nhanh chóng, tương t như vic khng chế s biu đt ca các tiếng nói bt đng chính kiến.

Tuy nhiên, theo viện nghiên cu Brookings ca M, vic ‘ghi đim’ ch yếu cho nhng bin pháp cng rn hiu qu nh s đc đoán ca chính quyn Hà Ni làm lu m nhng n lc ca quc gia Đông Nam Á này trong nhiu năm qua nhằm chuyên nghip hóa nhà nước hành chính.

Các dữ liu v Ch s Năng lc cnh tranh cp tnh (PCI) và Ch s Hiu qu Qun tr và Hành chính công cp tnh (PAPI) ca Vit Nam được Brookings trích dn cho thy các tnh thành ca Vit Nam đã có nhng tiến b trong vic chăm sóc y tế, s tiếp cn thông tin và kim soát tham nhũng.

Sự tiếp cn v bo him y tế đã tăng nhanh chóng trong thi gian qua vi 90% người dân Vit Nam hin nay đang có bo him, theo d liu mà Brookings, vin nghiên cu và phân tích độc lp các vn đ chính sách thế gii có tr s Washington DC, trích dn t PAPI.

Ngoài việc người dân Vit Nam đang được tiếp cn nhiu hơn vi các tài liu ca chính ph – như bn đ, ngân sách, h sơ pháp lut – các n lc chng tham nhũng ca chính phủ, còn được biết là chiến dch "đt lò" do Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng phát đng, phát huy hiu qu và nhn được s ng h ca người dân, theo nhn đnh ca Brookings. Chiến dch này được th hin ngay trong s ng phó ca chính ph đi với đi dch Covid-19 khi người đng đu Trung tâm Kim soát Bnh tt ca Hà Ni gn đây b kết ti do câu kết đ nâng khng giá tr gói thu mua sm h thng xét nghim Covid-19 lên gp 3 ln.

Minh bạch hóa

Các nỗ lc minh bch hóa cũng đã làm gim thiu nhng hoài nghi đi vi vic thông tin v Covid-19 ca nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đo, theo Brookings. B Y tế, k t khi có nguy cơ bùng phát dch, đã luôn đăng ti tt c các trường hp nhim bnh trên mạng. Trong khi đó, theo nhà báo Trn L Thùy cho biết t Hà Ni, Chính ph ca Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã s dng kênh thông tin xã hi "rt mnh" đ đưa tin v virus corona khiến cho trang Facebook ca Chính ph vượt báo đin t s 1 Vit Nam VnExpress về t l tương tác.

Theo Brookings, mạng lưới các nhà hot đng trên mng, dù còn ch trích Chính ph v nhng vi phm quyn riêng tư và thiếu t do ngôn lun, nhưng không gióng lên hi chuông cnh báo nào v nhng trường hp t vong hay che đy trên diện rộng.

Đã có những nghi ng v t l nhim bnh thp ca Vit Nam nhưng các chuyên gia ca Trung tâm Kim soát và Phòng chng Bnh tt Hoa Kỳ – hin đang giúp Vit Nam trong vic xét nghim, phân tích d liu và truy du tiếp xúc – nói h "không thy bt cứ mt biu hin nào cho thy nhng s liu đó là sai".

Tóm lại, vin nghiên cu M cho rng năng lc nhà nước được tăng cường trong nhng tháng va qua ca Vit Nam là đnh đim ca mt n lc có ch ý và bn vng. Mc dù còn quá sm và khó có th đưa ra bất kỳ tuyên b nào v quan h nhân qu, nhưng theo Brookings, Vit Nam có xu hướng đi lên trong tiếp cn chăm sóc sc kho, minh bch và qun tr đa phương. "Câu chuyn thành công ca Vit Nam vượt qua hn s phân bit đơn gin v loi th chếc đoán và dân chủ)" và "xng đáng được chú ý hơn na đ tr thành mt phn ca bc tranh toàn cu v nhà nước hành chính trong thi kỳ khng hong".

*******************

EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Phạm Chi Lan, RFI, 01/06/2020

Quốc Hội Việt Nam sắp chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu EVFTA, một hiệp định được xem là sẽ góp phần giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19.

chong2

Một xưởng may của công ty Maxport tại Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 19/05/2019. Reuters - Nguyen Huy Kham

Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới ước tính chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định EVFTA sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 - 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.

Nhưng hiệp định EVFTA đã được phê chuẩn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và đặc biệt Châu Âu vẫn là khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới. Dịch bệnh dĩ nhiên sẽ gây khó khăn trong ngắn hạn cho việc thực thi hiệp định EVFTA, nhưng sẽ tạo cơ hội lâu dài cho trao đổi thương mại giữa hai bên, nhờ xu hướng của các nước Âu Mỹ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, như nhận định chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội ngày 21/05 vừa qua :

Phạm Chi Lan : Dịch bệnh chắc chắn là có tác động, bởi vì nhu cầu tiêu dùng giảm trên một loạt các sản phẩm, rồi nguồn cung cũng bị đứt gẫy, khả năng tài chính về đầu tư của các doanh nghiệp bị hạn chế đi. Tuy nhiên, tôi nghĩ là hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định, chứ không lâu dài, bởi vì, về cơ bản, Liên Hiệp Châu Âu vẫn là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Cho nên, (hai bên) sẽ dần dần qua được thách thức lần này và điều chỉnh lại.

Khi đã điều chỉnh lại được tốt, thì tôi tin là sức bật mới sẽ còn lớn hơn, ví dụ như khi bớt được sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu điều chỉnh lại một phần chuỗi cung ứng của mình, chuyển một phần sang các nước như Việt Nam, thì có thể là chuỗi cung ứng mới sẽ bền vững hơn, tạo được giá trị tốt hơn, tạo được những liên kết vững chắc, tin cậy lẫn nhau hơn, giữa các thành viên mới trong chuỗi cung ứng đó, từ đó làm cơ sở để bật lên tốt hơn. Cho nên, thách thức là rất lớn, nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy ở đấy một tương lai tốt hơn.

Châu Âu cũng sẽ dần dần ổn định thôi. Vả lại Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang Châu Âu chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ, mang tính chất gia công. Trên cơ sở đó, nói thật là thu nhập của Việt Nam không có bao nhiêu, giá trị gia tăng qua các xuất khẩu đó không nhiều. Nên chăng là cùng nhau tìm kiếm những cơ hội mới, trong đó lượng xuất khẩu không nhiều, chẳng hạn như giày dép, hàng may mặc ít đi, nhưng sẽ có những mặt hàng khác có giá trị gia tăng cao hơn, thì về lâu dài sẽ tốt hơn cho Việt Nam.

RFI : Như vậy, theo bà thì EVFTA sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hóa để tiến tới một mức phát triển cao hơn ?

Phạm Chi Lan : Đúng vậy, đây là một sức ép, một thách thức, chẳng hạn như về xuất xứ hàng hóa, Liên Âu quy định rằng hàng xuất khẩu chỉ được hưởng những lợi ích về thuế khi bảo đảm được giá trị nội địa, giá trị cộng gộp nội khối là bao nhiêu, là 30 hay 40%. Đó là sức ép, là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội, là động lực để thay đổi. Nếu như (hàng xuất khẩu) có giá trị nội địa hay cộng gộp nội khối, thì lợi ích thật sự mới rơi vào tay doanh nghiệp Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Liên Hiệp Châu Âu, chứ nếu không thì những bên cung cấp phụ trợ như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn chính những doanh nghiệp đã phải chịu sức ép về mở cửa thị trường.

Cơ hội thoát Trung

RFI : Như vậy, theo bà thì dịch Covid-19 tuy có gây khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài cũng là cơ hội tốt, bởi vì hiện nay thế giới đều thấy rằng các nước phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cho nên phải điều chỉnh lại hướng sản xuất và điều này là sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam ?

Phạm Chi Lan : Tôi nhấn mạnh lại là không chỉ có lợi cho những nước như Việt Nam, mà có lợi cho chính các nước Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ hay Nhật Bản, khi họ điều chỉnh lại, bởi vì sự lệ thuộc quá nhiều vào một nước nào đều không tốt. Bài học này thì rất cay đắng đối với Việt Nam rồi, kể cả các sản phẩm tiêu dùng trong nội địa. Nhiều khi hàng rẻ của Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không còn cơ hội phát triển được nữa.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu cũng tương tự như vậy. Hiện nay, các nước trong khối này cũng cần cấu trúc lại kinh tế của mình, cần tạo công ăn việc làm mới cho người dân. Ai cũng thấy rõ là một xã hội không thể chỉ có những người giàu, không thể chỉ có những doanh nghiệp thật lớn, mà rất cần những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người tạo công ăn việc làm cho xã hội. Bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc đi thì sẽ tăng thêm cơ hội cho người bản xứ. Như sự cay đắng ở Ý chẳng hạn, khi để cho ngành may mặc rơi vào tay Trung Quốc quá nhiều, thì những thương hiệu của Ý bán với giá Ý, nhưng tất cả những lợi ích đều rơi vào tay người Trung Quốc.

Tôi tin là hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội mới cho cả Việt Nam lẫn Liên Hiệp Châu Âu để cùng nhau nâng sự phát triển lên một thời kỳ mới. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam, khi Việt Nam đang rất muốn chuyển giai đoạn phát triển của mình, thoát ra khỏi tình trạng gia công như lâu nay, kể cả đối với đầu tư nước ngoài chủ yếu cũng là gia công, dựa trên lao động giá rẻ, công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp.

Việt Nam đang rất muốn vượt lên trong chuỗi giá trị, sử dụng lao động có chất lượng cao hơn, kỹ năng cao hơn, mang lại giá trị cao hơn cho nền kinh tế. Mặt khác, Việt Nam cũng đang rất muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, bởi vì ngoài những nhân tố như các nước khác, bị đứt gãy về chuỗi cung ứng, Việt Nam còn đang bị những thách thức rất lớn về an ninh quốc phòng, với những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tình hình đó, Việt Nam muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng nhanh càng tốt. Nhưng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, thì rất cần những đối tác lớn mạnh của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ, hoặc Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa.

Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi EVFTA

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới cũng nhận định là những lợi ích từ hiệp định EVFTA là "cần thiết để duy trì thành quả kinh tế tích cực trong lúc quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19". Nhưng định chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh rằng Việt Nam "cần hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi để gặt hái đầy đủ lợi ích của hiệp định EVFTA".

Cụ thể, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần nâng cao năng lực thực thi ba vấn đề chính : các quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ cho cây trồng và vật nuôi và cơ chế xử lý tranh chấp giữa nhà nước - nhà đầu tư. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng lợi ích từ việc tham gia những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ còn lớn hơn nữa nếu Việt Nam thực hiện nghị trình cải cách kinh tế và thể chế toàn diện.

Theo lời ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, "nếu hành động kiên quyết nhằm thu hẹp khoảng cách về năng lực triển khai và tính tương thích pháp lý, Việt Nam có thể tận dụng tối đa hiệp định thương mại này, với những lợi ích trực tiếp ước tính ở mức lớn chưa từng có trong lịch sử". Ông Ousmane Dione cũng cho rằng, "với Covid-19 là nút khởi động lại và EVFTA là nút tăng tốc, đây là thời điểm hoàn hảo để theo đuổi những cải cách trong nước sâu rộng hơn".

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho rằng yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu chưa chắc đã công nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam nói chung còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Báo cáo chỉ ra rằng trong các ngành chế tạo chế biến xuất khẩu chủ chốt, phần lớn đầu vào vẫn nhập khẩu từ các quốc gia khác (chẳng hạn 62% trong lĩnh vực điện tử và 53% trong lĩnh vực xe hơi).

Đồng thời, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chặt chẽ của Châu Âu đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ một cách minh bạch và nhất quán hơn.

Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới, với việc EVFTA được phê chuẩn, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên, số lượng đơn thư khiếu nại thương mại cũng sẽ tăng theo. Định chế tài chính quốc tế này khuyến nghị Việt Nam nên đẩy nhanh việc hình thành Cơ chế Xử lý Khiếu nại Đầu tư Một cách Hệ thống để xử lý tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư. Cuối cùng, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị là, để tối đa hóa lợi ích của EVFTA, các chính sách hỗ trợ khôi phục kinh tế sau Covid-19 cần ưu tiên các ngành hàng chủ chốt chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 01/06/2020

**********************

Sau ánh chớp… là nỗi niềm nuối tiếc

Chiến Thành, RFA, 31/05/2020

Thủ tướng đã nói thật, rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phúc lại không dám tiết lộ nguyên nhân vì sao. Vâng, với vị thế chung chiêng hiện nay lại cộng thêm một hệ thống chính trị mà chính Thủ tướng đã từng gào lên : Phải đổi mới thể chế, thể chế và thể chế, Việt Nam chưa thể là một bến đỗ lý tưởng !

anhchop1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự họp trực tuyến Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 14/4/2020 - AFP

Một hiện tượng hy hữu : Tuần qua, hầu như tất cả các báo giấy, báo mạng, kể cả lề phải và trái đều copy lại nguyên văn bài viết "Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc" từ một cây bút có tên là Lê Châu, đăng lần đầu tiên hôm 26/5/2020 trên baochinhphu.vn. Quả là một bài báo lạ. Đọc qua, không thấy gì khác biệt so với thể loại "cúng cụ" xưa nay. Bài viết ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm gióng lên hồi chuông cảnh báo : Rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam sau đại dịch !

Như cách diễn ngôn đầy bóng gió trong văn hóa Anglo-Saxons : I told you so ! Cái độc đáo của bài báo chính là ở chỗ đó. Thủ tướng như muốn nói : Tôi đã bảo trước rồi mà ! Tuy nhiên, nội dung bên trong thì chống lại cách "giật tít" của nó. Với những lời lẽ gan ruột như nhà báo Lê Châu đã mở lòng, tít của bài báo chỉ có thể là : "Sau ánh chớp chỉ còn lại mỗi niềm nuối tiếc". Nhưng nếu để đầu đề ấy, bài báo sẽ không bao giờ được đăng. Họa sĩ – Nhà báo đã ẩn dưới cái tông tích cực để phác họa lên những gam tối trong bức tranh : "Thủ tướng buồn rầu, chúng ta muốn thu hút họ đến đầu tư, nhưng thực sự lại không làm gì cả, chỉ ngồi chờ sung rụng".

Nhưng thưa Thủ tướng, vấn đề không phải là ở cái phát hiện công khai ấy. Đáng tiếc là cả nhà báo tinh khôn lẫn Thủ tướng Phúc chẳng nói được điều gì mới, khi đưa ra thông điệp : Sau mùa chống dịch được cho là thành công, Việt Nam đang trên đường "về morte". Vấn đề ở đây là Thủ tướng không dám "bật mí" xem các nguyên nhân nào đang làm cho những "niềm hồ hởi sảng" của Việt Nam trong mùa chống Covid-19 đã không trở thành hiện thực.

Phải chăng nguyên nhân hàng đầu mà Thủ tướng cũng như các lãnh đạo Hà Nội không bao giờ dám nói ra, đó chính là tình trạng bất an và bất định trong các mối bang giao Hoa – Việt. Xã hội Việt Nam đang lo lắng khá ồn ào về xu hướng đất nước có thể bị "xóa sổ trong thầm lặng" khi Tàu cộng ngày càng công khai dã tâm quyết thống trị kinh tế và chính trị ở Việt Nam. Như các chuyên gia đã chỉ rõ, hiểm họa cho sự diệt vong này trước hết là do tinh thần nô lệ tự nguyện của Đảng cộng sản VN, mà mật ước Thành Đô năm 1990 là một cái bẫy tự tạo. Trung cộng chưa bao giờ công nhận Việt Nam là đối tác bình đẳng, mà chỉ tung ra các khẩu hiệu viển vông khoa trương về tình huynh đệ, trong khi hải quân Trung Quốc "múa gậy vườn hoang" trên Biển Đông mấy năm nay.

Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt – Trung từ khi bình thường hóa đến nay, Bộ Quốc phòng đã buộc ban bố công khai trong một báo cáo gửi Quốc hội mới đây cho biết, Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 héc-ta đất biên giới, ven biển thông qua các hình thức doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Theo báo cáo này, thời hạn thuê của người Trung Quốc thường từ 5 – 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Những tỉnh thành có tình trạng người Trung Quốc tập trung sở hữu đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17 trường hợp, Hải Phòng 16 trường hợp, Bình Định 9 trường hợp, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp. Như chuyên gia quốc tế đã chỉ rõ, Covid-19 thực sự cho thấy một sự quyết tâm mới của Trung Quốc trong việc dùng tin giả và chính sách ngoại giao "chiến binh sói" để buộc tội các quốc gia khác. Trung Quốc đã rất nỗ lực truyền bá các thông tin giả như ai tạo ra viruscorona, ai là người khởi xướng, thậm chí tới mức họ còn tung tin rằng, chính phủ Pháp bỏ mặc người dân chết trong nhà thương.

Qua đó, chúng ta thấy các thủ đoạn vừa tinh vi vừa công khai của Trung Quốc trong những nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ chính trị Việt Nam, có thể qua truyền thông, qua Facebook, Twitter… Nếu Việt Nam mất cảnh giác, không dự đoán trước được những gì Trung Quốc có thể làm, để đối phó và xây dựng ngay các rào chắn ở bất cứ lĩnh vực nào có thể để duy trì hệ thống chính trị đủ sức bền, chịu được sự va đập và không bị tổn thương từ các hoạt động nội gián của Trung Quốc.

Trong khi nỗi lo về Trung Quốc như thanh gươm Damocles treo trên đầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng cộng sản VN thì đến lượt chính sách "một bước tiến hai bươc lùi" trong nền ngoại giao đu dây cũng đang gây đau đầu cho giới hoạch định chính sách ở cả Whashington lẫn Hà Nội. Hà Nội như "gà mắc tóc" thì đã đành. Vì trước sau, Việt Nam chỉ là con tốt trên bàn cờ mọi thời đại và khi bị khủng hoảng, bất kể do đường lối hay đại dịch gây ra, Việt Nam rơi ngay vào trạng thái mà thủ tướng Phúc mô tả là bị "con virus trì trệ" làm cho tê liệt.

Mà không chỉ có Việt Nam. Lần này, Mỹ dường như cũng bị rơi vào trạng huống khó xử. Đại sứ Mỹ ở Việt Nam từng nói với người viết bài này : "Đã đến lúc Việt Nam phải tiến thêm một bước nữa. Mỹ đã nâng cấp, sẽ mạnh mẽ và quyết đoán hơn trên Biển Đông, hiển nhiên trước hết là vì các lợi ích của Mỹ, nhưng để bảo vệ tốt các lợi ích ấy, Mỹ cũng hỗ trợ các quyền lợi của các đồng minh và các đối tác mới nổi hàng đầu trong ASEAN như Việt Nam và Indonesia". Mặc dầu cá nhân Tổng thống Trump cũng như chính quyền Mỹ vừa qua đã chủ động gửi nhiều tín hiệu tích cực để động viên Việt Nam "phải tiến thêm một bước nữa", đặc biệt lời mời Việt Nam tham gia vào "Bộ Tứ mở rộng" (Quad Plus). Nhưng những kẻ "chọc gậy bánh xe" đã hành động mau lẹ hơn bằng đợt đàn áp mới đối với tự do báo chí và các quyền cơ bản của con người ở Việt Nam.

Hôm 27/5/2020, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM) đã ra tuyên bố lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Tường Thụy vào hôm 23/5 vừa qua và gọi đây là hành động nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích chính phủ. Blogger Nguyễn Tường Thụy bị công an bắt giữ tại nhà riêng ở Hà Nội hôm 23/5 vừa qua với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật hình sự". Thông cáo báo chí của Tổng Giám đốc USAGM xác định Nguyễn Tường Thụy là người cộng tác thứ 4 với USAGM hiện đang bị Việt Nam giam giữ.

Trong số 4 cộng tác viên nói trên, có 3 cộng tác viên của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) là Nguyễn Văn Hóa, blogger Nguyễn Tường Thụy và blogger Trương Duy Nhất. Người còn lại là blogger Lê Anh Hùng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Theo thông cáo báo chí của USAGM, "việc đàn áp rộng khắp tự do phát biểu ở Việt Nam là một tấn công trắng trợn vào quyền con người của công dân Việt Nam và tự do báo chí. Vào lúc này, vào giữa đại dịch Covid-19, các luồng thông tin tự do lại càng quan trọng hơn bao giờ hết". Tổng Giám đốc USAGM kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho các blogger và nhà báo cộng tác với USAGM.

Trên đây chỉ điểm qua hai hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản VN ngay trước thềm Đại hội 13 để thấy thế lưỡng nan của Việt Nam trong quan hệ với hai quốc gia có vị thế không nhỏ đối với tương lai của Hà Nội. Còn về nội trị, hẳn nhiên "nghẽn thể chế" là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu về mọi mặt hiện nay của đất nước. Căn nguyên của "nghẽn thể chế" chính là do xuất phát từ ý thức hệ giáo điều đã không thích nghi với thay đổi kinh tế – xã hội theo các định hướng thị trường.

Những cản trở nói trên đã được đề cập và bàn luận suốt cả năm chuẩn bị cho đại hội đảng này và những thách thức do tình trạng "đầu Ngô mình Sở" (kinh tế thị trường nhưng chính trị lại độc tài) chỉ có thể được giải toả bởi tư duy và chính sách đột phá. Không giải quyết dứt điểm vấn đề thể chế thì một loạt các nhân tố gây nhiễu khác như các sới vật hiện nay giữa quân đội và công an, giữa tòa án và viện kiểm sát… sẽ không có cách nào giải quyết. Với các cuộc hỗn chiến khi tay phải "choảng" tay trái, chân phải "đạp" chân trái, Thủ tướng Phúc không nên đặt câu hỏi : Tại sao lại rất ít tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam sau đại dịch ?

Đã bao lần, tại nhiều cuộc họp, Thủ tướng Phúc từng kỳ vọng, Việt Nam là điểm đến an toàn. Việt Nam sẽ có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Thủ tướng ý thức rất rõ, để đón đầu làn sóng này và thu hút các "đại bàng" đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, Thủ tưởng quên mất một chân lý thời đại. Người ta không thể cất bước khi một chân thì thị trường còn chân kia là toàn trị. Sau tuyên bố rất nổ ấy, quả thực có 27 doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc, nhưng than ôi, chẳng có đại bàng nào đến Việt Nam. Đám đại bàng kia đã kéo nhau bay sang Indonesia, bỏ lại những chiếc tổ mà Thủ tướng khẳng định đã lót sẵn… trong vô vọng.

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 31/05/2020

Mời quý vị tham khảo thêm tại :

- Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc - Baochinhphu.vn

- Những kiểu tuyên bố "trời ơi đất hỡi" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

- Điểm sách : Trật tự Thế giới của Henry Kissinger

- Biển Đông : Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19

- Việt Nam và lo ngại người Trung Quốc "thâu tóm đất nơi trọng yếu"

**********************

Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc

Lê Châu, baochinhphu, 26/05/2020

Kể cả thời khắc khó khăn nhất, cảm nhận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về "cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày nay" vẫn luôn đúng. Như trong đại dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy Tổ quốc đón thời cơ mới.

anhchop2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng sau ánh chớp thời cơ rực sáng, có thể chỉ còn lại niềm nuối tiếc nếu như cả bộ máy không gắng sức bằng tất cả tâm huyết, nhất là vào lúc này, bắt đầu nhuốm màu "hoàng hôn" nhiệm kỳ.

Thủ tướng Chính phủ nói, "chúng ta thắng con virus vô hình tên là Covid-19, không có lý do gì để thua con virus hữu hình tên là trì trệ".

Cuối tuần trước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có một Tổ công tác đặc biệt đón làn sóng FDI vào Việt Nam. Đây đã là lần thứ hai ông đưa ra yêu cầu như vậy. Năm ngoái, Thủ tướng cũng đã yêu cầu có Tổ công tác đặc biệt.

Lúc đó, cả nền kinh tế háo hức chờ đón dòng FDI có chất lượng, đặc biệt là dự án của các tập đoàn công nghệ cao đến từ EU và các nền kinh tế lớn khác ồ ạt chảy vào Việt Nam khi xảy ra thương chiến Mỹ - Trung.

Trong các cuộc họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nhắc nhở các Bộ, ngành tập trung triển khai nhiệm vụ này. Ông nhấn mạnh, "phải nóng lòng, phải biết sốt ruột để đề ra những giải pháp, cách làm sáng tạo tận dụng cơ hội phát triển đất nước".

Nhưng chưa có điều "đặc biệt"nào đến. Thời gian thấm thoát trôi, làn sóng này không xuất hiện như kỳ vọng. "Các tập đoàn công nghệ cao đến Việt Nam hay các nước xung quanh ? Rất ít tập đoàn vào Việt Nam", Thủ tướng buồn rầu, "chúng ta muốn thu hút họ đến đầu tư, nhưng lại không muốn thực sự làm gì, chỉ ngồi chờ sung rụng".

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam nổi bật trên toàn cầu về thành công trong chống đại dịch Covid-19. Cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư ngoại lại xuất hiện và còn rộn ràng hơn gấp bội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tự tin, hiện nay uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá rất cao. Đây là cơ hội để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt là sự tin cậy chiến lược, điểm đến đầu tư an toàn.

Thủ tướng yêu cầu lần này không thể để cơ hội vuột mất. Dù trải qua không ít lần thất vọng khi những chỉ đạo của mình chưa được cấp dưới thực thi tốt, Người đứng đầu Chính phủ vẫn luôn có niềm tin mỗi thành viên trong bộ máy Chính phủ đều rất gắng sức ; bởi nếu không gắng sức, làm sao vượt qua được những khó khăn, thách thức.

Còn nhớ những ngày làm việc sau cùng của Quốc hội khóa 13, tháng 3 năm 2016, cả Nghị trường như "nín thở" khi đi tìm câu trả lời cho Chính phủ về nguồn lực ở đâu cho tăng trưởng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng khánh kiệt với nhận xét, "tình hình ngân sách rất xấu. Nhiệm kỳ 2016 - 2020 hầu như không còn đồng nào cho phát triển".

Minh họa cho nhận định này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nêu, cân đối ngân sách nhà nước đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công ; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao, phải sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho năm 2016 mà còn không bố trí đủ vốn đầu tư để phục vụ tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

Không ít đại biểu Quốc hội lo lắng cho tương lai nền kinh tế những năm tới, oằn lưng trầy trật trả nợ, mơ gì cất cánh. Các tổ chức quốc tế cũng không biết Việt Nam sẽ lấy nguồn lực ở đâu để tăng trưởng.

Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam diễn ra cuối năm 2015, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đã hỏi Thủ tướng Việt Nam về điều này.

Tháng 4 năm 2016, Chính phủ có Thủ tướng mới, đi cùng với đó là sự thay đổi vị trí của 22/27 thành viên Chính phủ. Chính phủ mới lại gặp ngay phải sự cố ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Cùng với đó, hạn hán miền Tây cũng trở nên khốc liệt chưa từng có trong vòng 100 năm qua ; thiên tai bão lụt thì chen chân đến…

Trong bối cảnh như vậy, một câu trả lời giản dị về nguồn lực ở đâu cho tăng trưởng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra là, bộ máy Chính phủ phải trong sạch và làm việc không ngừng nghỉ, bởi "có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Với các bước đi rất cụ thể, sâu sát, không đao to búa lớn, Chính phủ mới bắt tay thực hiện công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế theo cách "tích tiểu thành đại", "góp gió thành bão", tạo chuyển biến từ việc nhỏ để làm nên sức bật đổi mới mạnh mẽ.

Thủ tướng Chính phủ ra thông điệp, "Chính phủ kiên quyết chống bệnh hình thức, phô trương, nói không đi đôi với làm ; không để tình trạng trì trệ trong bộ máy hành chính. Toàn tâm toàn ý vì đất nước, vì nhân dân".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2016 đều nhắn nhủ người dân, "hãy có niềm tin, vì Chính phủ đã quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, vì dân".

Tình hình "rất xấu" của ngân sách nhà nước bắt đầu được cải thiện. Sau 10 năm liên tục "xé rào", năm 2017, Chính phủ cầm cương được bội chi theo đúng mục tiêu đề ra.

Năm 2018, lần đầu tiên sau 13 năm, chênh lệch thu chi ngân sách nhà nước trong năm này dương 400 tỷ đồng. Sang năm 2019, tháng nào ngân sách nhà nước cũng có thặng dư, thu nhiều hơn chi lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, mở ra thời kỳ bội thu cho ngân sách nhà nước.

Vừa dư dả một chút thì đại dịch ập đến. Mấy năm tần tảo nâng niu từng đồng "năng nhặt chặt bị", siết chặt kỷ cương "túi tiền" quốc gia và soi cắt triệt để từng khoản chi không cần thiết, nhưng Chính phủ không tiếc bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân.

Và nhân gian thường có câu, "xởi lởi trời cho". Một Chính phủ "hào phóng" đối đãi với dân bằng đủ đầy yêu thương, trách nhiệm luôn là một Chính phủ được Trời cho cơ hội phát triển. Trong quãng thời gian ngặt nghèo vừa đi qua, năm nào cũng có những điều may mắn đến.

Chẳng hạn, năm 2018, những kết quả toàn diện đạt được của nền kinh tế năm này có sự góp mặt quan trọng của yếu tố may mắn là thiên tai ít khắc nghiệt hơn. Ước thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2018 là khoảng 20 nghìn tỷ đồng, trong khi con số này của năm 2017 gấp 3 năm 2018.

Năm 2019 sự may mắn tăng lên gấp đôi khi thiệt hại do thiên tai giảm ở mức kỷ lục, chỉ bằng 1/3 của năm 2018, cùng với đó, tháng 2/2019, Việt Nam bất ngờ được lựa chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.

Sức hấp dẫn của Việt Nam nhân lên gấp nhiều lần khi hình ảnh Tổng thống của cường quốc số 1 thế giới tươi cười nắm chặt tay những người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam xuất hiện trên hàng loạt các hãng truyền thông thế giới. Ông Donald Trump còn không tiếc lời ngợi ca "sự phát triển rất ấn tượng của Việt Nam". Theo đó, toàn cầu vang lên hai tiếng Việt Nam với tần suất dầy đặc.

Năm 2020 bắt đầu với đại dịch, thế giới lại biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất, có được chiến thắng sớm nhất, tổn thất ít nhất trước dịch bệnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc khi từng người trong cả bộ máy chính trị, dù ở vị trí nào, thời điểm nào cũng một lòng dốc sức cho vận nước đi lên.

Làm việc quần quật ở lĩnh vực gai góc nhất trong Chính phủ là cắt giảm thủ tục hành chính ; dịch vụ công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng "tiết lộ" lý do khiến bản thân luôn thôi thúc.

Đó là, "đừng để đến lúc nghỉ hưu trở về quê, láng giềng gặp chỉ hỏi ông làm được mấy nhiệm kỳ mà tránh hỏi ông đã làm được gì cho đất nước vì ái ngại ông sẽ không biết trả lời sao".

Lê Châu

Nguồn : Chinhphu.vn, 26/05/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Phạm Chi Lan, Thanh Phương, Chiến Thành, Lê Châu
Read 1015 times

1 comment

  • Comment Link Trần Đinh mardi, 02 juin 2020 20:51 posted by Trần Đinh

    Chỉ có những người ở ngoài hành tinh mới kinh nghiệm ra "Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc" hay "Sau ánh chớp chỉ còn lại mỗi niềm nuối tiếc". Thực tế cảm nghiệm của người địa cầu thường sau ánh chớp là bóng tối càng đáng sợ hơn nữa. Hoặc sau ánh chớp là sấm sét nổ đùng đùng như ở ngoài Biển Đông hiện nay!!! Trung ương cộng sản VN là những người bị hoang tưởng sống xa rời thực tế hoàn toàn nên mới có những cảm nhận của người cõi trên như hiện nay.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)