Bắc Triều Tiên thực ra đã bị "phá hủy hoàn toàn" (RFI, 29/09/2017)
Lời đe dọa "phá hủy hoàn toàn" Bắc Triều Tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã làm sống dậy một quá khứ mà phần lớn của quá khứ đó từ lâu đã bị rơi vào quên lãng. Đó là cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953. Theo quan điểm của Arnaud Vaulerin thông tín viên báo Libération tại Tokyo, thì "Bắc Triều Tiên đã từng bị tàn phá hoàn toàn".
Hình ảnh cuộc chiến Triều Tiên năm 1950-1953. Wikimedia
Đó là một cuộc chiến tranh tàn khốc, một cuộc xung đột tồi tệ hậu Đệ Nhị Thế Chiến. Ước tính có khoảng từ 3-5 triệu người chết bao gồm cả thường dân và quân nhân. Vậy mà ít ai được biết đến mức độ hãi hùng của cuộc xung đột. Theo tác giả, đó là vì vào đầu những năm 1950, máy quay phim chưa mấy phổ biến, giới phóng viên không đông đảo, mà cũng không được tháp tùng các đạo quân. Do đó, cuộc chiến Triều Tiên đã không được tường thuật rộng rãi như cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
Chia rẽ và ly tán
Người ta sẽ chẳng bao giờ nói rõ xung đột Triều Tiên đã tàn phá đất nước, chia rẽ bán đảo và làm biết bao gia đình ly tán đến dường nào. Sự chia rẽ đó đã chớm nảy mầm khi Liên Xô và Hoa Kỳ đến thế chân quân xâm lược Nhật Bản năm 1945. Ý tưởng một nền độc lập cho bán đảo đã tan theo mây khói ngay khi hai siêu cường thắng thế lúc bấy giờ cùng nhau chia sẻ địa bàn.
Cả Washington và Moskva đều dè chừng nhau vì e sợ bên kia nếu có được độc lập, bán đảo Triều Tiên hợp nhất có sẽ rơi vào tay đối thủ. Tác giả cho rằng Bắc và Nam Triều Tiên trước hết là nạn nhân của một sự đối đầu về tư tưởng đông-tây. Cuộc đối đầu đó chưa bao giờ dứt từ hơn 70 năm qua. Và hơn bao giờ hết, hai nước Triều Tiên là những sản phẩm do chính nước ngoài tạo ra.
Ngược dòng lịch sử, vào tháng 8/1945, vĩ tuyến 38 trở thành đường biên giới giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Ở phía bắc, Liên Xô đưa Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) lên cầm quyền và giúp thành lập chế độ miền bắc. Còn ở phía nam, Hoa Kỳ cũng tiến hành tổ chức một hệ thống chính trị quân sự, đưa Syngman Rhee, một chính khách tham nhũng sống nhiều năm ở Mỹ trước khi được đưa lên như một người hùng cứu nguy tổ quốc phía nam.
Ngày 15/08/1948, nước Cộng Hòa Triều Tiên ra đời. Ngày 09/09, đến lượt Cộng Hòa Nhân Dân được khai sinh ở phía bắc của đường ranh giới. Thế rồi, phía nam phải đối mặt với những làn sóng phản đối, các cuộc đối đầu giữa phe bảo thủ và những người có cảm tình với cộng sản. Dù rằng đã dập tắt được các cuộc nổi loạn ở phía nam, nhưng chính phủ thủ tướng Syngman vật vã kiểm soát được tình hình ở gần vĩ tuyến 38. Các chiến dịch giành lại kiểm soát đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Mối họa nguyên tử và bom napal
Ngày 25/06/1950 chiến sự bùng nổ. Kim Nhật Thành đưa quân tấn công và vượt vĩ tuyến 38 trong đêm. Ba ngày sau, Seoul rơi vào tay quân đội phía bắc và binh lính Kim Nhật Thành tiếp tục tiến về Busan nơi Syngman Rhee ráng cố thủ, đợi được đến ngày liên quân Liên Hiệp Quốc gồm khoảng 20 nước do Hoa Kỳ dẫn đầu đến tiếp viện.
Ngày 15/09, liên quân quốc tế, đổ bộ từ cảng Incheon, cửa ngõ Seoul đã đánh úp và đẩy lui quân đội Bắc Triều Tiên đến tận biên giới Trung Quốc. Bị đẩy lui, Kim Nhật Thành cầu cạnh Moskva nhưng bị từ chối. Chế độ cộng sản Bắc Kinh vẫn còn non trẻ (từ năm 1949), đã đáp trả lời cầu cứu, nhanh chóng gởi hàng vạn binh sĩ vượt sông Áp Lục ngăn chia Trung – Triều. Tháng 2/1951, các đạo quân của Liên Hiệp Quốc và Hàn Quốc lấy lại được Seoul. Kể từ mùa xuân năm đó cho đến cuối cuộc xung đột, mặt trận đôi bên chỉ xoay quanh vĩ tuyến 38.
Tuy vậy, Bắc Triều Tiên suýt chút nữa chịu chung số phận như hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Khả năng sử dụng bom nguyên tử đã từng được tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry Truman đề cập đến vào cuối năm 1950. Tướng MacArthur lập kế hoạch khoảng 30 vụ tấn công hạt nhân vào Mãn Châu đánh vào các trại lính của Bắc Triều Tiên. Bất đồng với tướng MacArthur, Truman đành phải thay người khác là tướng Ridgway.
Trong khoảng thời gian đó, Hoa Kỳ đã tăng cường oanh kích, tiến hành chiến dịch rải thảm bom napal vào những căn cứ quân sự và thành phố, theo như lời thuật của sử gia Bruce Cumings. Ngày 27/07/1953, hiệp định đình chiến được ký kết mà không phe nào chiếm thêm được một tấc đất. Và cũng sẽ không có một hiệp ước hòa bình nào được phê chuẩn. Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn luôn trong tình trạng chiến tranh. Cũng như là luôn nằm dưới sự giám sát của Trung Quốc, Nga và Mỹ.
RFI tiếng Việt
************************
Khi bán đảo Triều Tiên đã từng suýt chìm ngập trong chiến tranh (RFI, 29/09/2017)
Mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng và phụ thuộc, Bình Nhưỡng và Seoul đã từng trải qua các cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng, tại một trong những khu vực bị quân sự hóa mạnh nhất thế giới. Libération lượt lại những sự cố quan trọng nhất suýt dẫn đến nổ ra chiến tranh.
Bản đồ ranh giới vĩ tuyến 38 phân chia hai miền nam bắc Triều Tiên-Wikimedia
Kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên năm 1953, bán đảo Triều Tiên luôn luôn phải đối mặt với vấn đề an ninh. Gần 65 năm sau, Nam và Bắc Triều Tiên chưa hề ký hiệp định hòa bình, vẫn liên tục trừng trừng theo dõi nhau tại DMZ, nơi được đặt gọi một cách thậm vô lý là khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38.
Biểu tượng của chiến tranh lạnh trường tồn tại đây, Bàn Môn Điếm minh họa một cách hài hước cho việc hai nước Triều Tiên đối đầu và khinh bỉ nhau ra sao trên bàn cờ chính trị Viễn Đông. Rối ren chính trị, khủng hoảng hạt nhân, tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường, tập trận, bắt bí và đe dọa dữ dội, có rất nhiều giai đoạn căng thẳng và đôi khi gây lo ngại lại nổ ra một cuộc xung đột.
1976, sự cố cây liễu
Vào lúc 11 giờ sáng ngày 18/08, khủng hoảng nổ ra trong vùng An Ninh Chung (Joint Security Zone – JSA), dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, trong khu vực phi quân sự (DMZ). Năm binh sĩ Hàn Quốc, được khoảng một chục quân cảnh Mỹ (GI) hộ tống, tiến hành tỉa lá chặt cành một cây liễu nằm ở giữa hai trạm quan sát của hai bên vì cây này che khuất tầm nhìn và các di chuyển của binh sĩ ở đây.
Khoảng ba chục binh sĩ quân đội Bắc Triều Tiên tới hiện trường và yêu cầu các binh sĩ Hàn Quốc hãy buông rìu bởi vì cây liễu gây bất hòa này do Kim Nhật Thành, cha đẻ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên trồng. Nhóm binh sĩ Hàn Quốc tiếp tục nhiệm vụ của mình và viên sĩ quan Bắc Triều Tiên đã ra lệnh cho quân lính của mình : "Hãy giết chúng đi".
Hai sĩ quan Mỹ thiệt mạng, một người bị đánh chết, còn người kia bị đánh và chém rìu rồi tử thương. John Delury, sử gia chuyên về bán đảo Triều Tiên tại đại học Yonsei, ở Seoul, giải thích : "Mùa hè năm đó, chiến tranh Triều Tiên suýt tái phát. Các vụ giết người ngay giữa trung tâm khu vực phi quân sự đã làm gia tăng căng thẳng trong toàn vùng".
Henry Kissinger, lúc đó là ngoại trưởng, gợi ý tổng thống Gerald Ford oanh kích miền Bắc để chứng tỏ là Hoa Kỳ không yếu kém về quân sự và ngoại giao. Tổng thống Ford từ chối lao vào một cuộc chiến tranh mới có thể dẫn đến sự can thiệp của Trung Quốc và Liên Xô trong một cuộc xung đột khó lường. Do vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ điều binh sĩ đến … để chặt cây liễu.
Thế là khởi sự chiến dịch Paul Bunyan, tên của một tiều phu nổi tiếng và huyền thoại Mỹ. Các binh sĩ, kỹ sư, các đơn vị chiến đấu và lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng tham chiến. Hoa Kỳ đặt các đơn vị trong tình trạng báo động, huy động máy bay ném bom B-52 và lực lượng chủ công của chiến hạm USS Midway. Ngày 21/08, cây liễu bị chặt, chỉ còn cao 6 mét mà không gây ra xung đột.
1994, các cuộc oanh kích nhắm vào những mục tiêu cụ thể
Người ta đã quên nhưng trong những năm 1991-1992, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tương đối yên bình. Tại Washington, George Bush ra lệnh rút về Hoa Kỳ các vũ khí hạt nhân chiến thuật vốn được đặt khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hàn Quốc. Tại Bình Nhưỡng, chính quyền tiến hành chính sách hòa dịu, đến mức ký với Seoul một tuyên bố phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thế nhưng, vào đầu năm 1993, tình hình đột nhiên căng thẳng, các thanh tra của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA) phát hiện ra là Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều hoạt động tái xử lý nhiên liệu và không hề đình chỉ chương trình hạt nhân. AIEA đề nghị có các cuộc thanh tra mới nhắm vào các cơ sở của Bắc Triều Tiên.
Cùng lúc, chính quyền Bình Nhưỡng cho rằng họ bị đe doạ bởi các cuộc tập trận Team Spirit (Tinh thần đồng đội) trên quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc. Tháng 03/2013, Bắc Triều Tiên thông báo rút ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ đặt tên lửa Patriot gần đường biên giới vĩ tuyến 38.
Tháng 05/1994, Bắc Triều Tiên thông báo đã rút ra khỏi lò phản ứng Yongbyon 8.000 thanh nhiên liệu đã bị phóng xạ và như vậy có đủ plutonium để chế tạo từ 3 đến 5 quả bom nguyên tử. Đối với Washington, đây là một sự vi phạm các thỏa thuận với AIEA, là lằn ranh đỏ mà Bắc Triều Tiên không được vượt qua.
Chính quyền Clinton đòi Liên Hiệp Quốc phải có các trừng phạt và Kim Nhật Thành coi đó là hành động chiến tranh. Sau này, trong hồi ký, Bill Clinton cho biết là ông từ chối "gạt bỏ khả năng có hành động quân sự". Nghiêm trọng hơn, tổng thống Mỹ và nhóm cố vấn của ông còn nghiên cứu các cuộc oanh kích như quân đội Israel đã từng oanh kích lò phản ứng hạt nhân Osirak của Irak, hồi tháng 06/1981.
Quốc Phòng Mỹ cho triển khai một hạm đội ở ngoài khơi bán đảo Triều Tiên và đưa ra một kế hoạch tấn công các cơ sở ở Yongbyon (phía bắc Bình Nhưỡng) mà tổng thống sẽ thông qua ngày 16/06/1994. Thế nhưng, cùng ngày đó, cựu tổng thống Jimmy Carter gặp Kim Nhật Thành.
"Lãnh tụ vĩ đại" của Bắc Triều Tiên chấp nhận đình chỉ chương trình hạt nhân, đánh đổi lấy viện trợ của Hoa Kỳ. Sau này, William J. Perry, nguyên là bộ trưởng Quốc Phòng (từ 1994 đến 1997) dưới thời Clinton, thừa nhận : "Chúng tôi thực sự bên bờ vực tiến hành chiến tranh" với Bắc Triều Tiên.
Giờ đây, vị cựu bộ trưởng này không ngừng ủng hộ đàm phán trực tiếp với một nước Bắc Triều Tiên hiện hữu như vậy, chứ không phải chỉ nói chuyện với một nước Bắc Triều Tiên mà người ta mong muốn có.
2010, năm thảm họa
Trong vòng có vài tháng, tình hình lại trở nên căng thẳng cực độ, đến mức 2010 "có thể là năm nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên". Đó là nhận định của Charles Armstrong, sử gia, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Triều Tiên, tại đại học Columbia, trên Tạp chí hai thế giới, hai năm sau đó.
Vào tháng 03/2010, Cheonan, hộ tống hạm loại nhỏ, trọng tải 1400 tấn, bị bắn chìm dường như bởi ngư lôi được phóng đi từ một tàu ngầm Bắc Triều Tiên. 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng và cái chết của họ là một thảm kịch quốc gia đối với Hàn Quốc.
Bởi vì sự việc xảy ra vào đúng dịp nước này tưởng niệm 115 nạn nhân thiệt mạng trong một vụ khủng bố nhắm vào chiếc máy bay của Korea Air có thể do các nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên thực hiện năm 1987. Tổng thống phe bảo thủ Hàn Quốc Lee Myung Bak lên giọng và tuyên bố rằng từ nay, ông sẽ sử dụng quyền tự vệ trong trường hợp có các cuộc tấn công mới của Bắc Triều Tiên.
Trên tạp chí Herodote, năm 2011, Junghwan Yoo, giáo sư danh dự trường đại học Cheongju, nhớ lại, "cái tam giác cũ mà người ta từng gọi là phương bắc, bao gồm là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh, dường như đột nhiên tái xuất hiện. Ở phía nam, ba nước trong tam giác phương nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và đồng minh của họ là Hoa Kỳ, siết chặt hàng ngũ chống lại hiểm họa Bắc Triều Tiên".
11/2010, chiến tranh xẩy ra ở vùng biển phía tây bán đảo, trong khu vực căng thẳng được gọi là đường giới hạn phía Bắc – cũng còn được gọi là 5 đảo Hoàng Hải. Ngày 23/11/2010, một trận mưa pháo, với hơn 170 quả đạn, từ phương Bắc, trong vòng một giờ, đổ ập xuống Yeonpyeong, một hòn đảo nhỏ có 1890 dân sinh sống.
Hai binh sĩ và hai thường dân Hàn Quốc thiệt mạng. Cuộc tấn công này dường như nhằm trả đũa vụ bắn luyện tập của Hàn Quốc và đạn pháo có thể đã rơi xuống vùng biển của Bắc Triều Tiên. Các hình ảnh nhà cháy, cột khói bốc cao được đăng tải khắp nơi trên thế giới.
Đại bác của Hàn Quốc đáp trả nhưng ba dàn pháo bị hóc. Một phi đội F15 và F16 được điều tới khu vực, nhưng không nhận được lệnh khai hỏa : Bộ chỉ huy liên quân Mỹ-Hàn (Opcon) gạt bỏ mọi khả năng leo thang căng thẳng.
Theo chuyên gia John Delury, "Lúc đó, Hoa Kỳ đóng vai trò tác nhân duy trì ổn định, kiềm chế Hàn Quốc vì Seoul muốn tỏ ra ở thế tiến công. Ngày nay, chính quyền của Donald Trump tỏ ra không hiểu biết và thiếu chuẩn bị, thì sự năng động không còn như trước nữa". Hoa Kỳ trở thành một tác nhân gây căng thẳng đáng lo ngại trên bán đảo Triều Tiên.
RFI tiếng Việt
*************************
Bắc Triều Tiên tuyên bố có hàng triệu thanh niên xin tòng quân (RFI, 29/09/2017)
Theo hãng tin Yonhap, Bắc Triều Tiên, hôm qua 28/09/2017, đã tuyên bố có gần 4,7 triệu sinh viên và lao động trẻ tuổi đã xin tòng quân, hưởng ứng sau lời hứa sẽ đáp trả Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào tuần trước.
Một tuần hành tại quảng trường Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 23/09/2017 (Ảnh do KCNA công bố ngày 24/09/2017) KCNA/via Reuters.
Theo nhật báo chính thức của Đảng Lao Động Triều Tiên, Rodong Sinmum, chỉ trong vòng 6 ngày gần đây, hàng triệu nam nữ thanh niên đã thể hiện ước nguyện gia nhập quân đội để đối đầu với quân đội Mỹ. Đã thành thường lệ, mỗi khi căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ gia tăng, Bình Nhưỡng luôn hung hăng tuyên bố nước này có rất nhiều công dân trẻ tuổi khao khát gia nhập quân đội để minh chứng tình đoàn kết dân tộc.
Trái với những tuyên bố hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, theo Yonhap hôm nay 29/09/2017, lại tuyên bố mong muốn Bắc Triều Tiên cải thiện tình hình nhân quyền, đổi lại Hàn Quốc sẽ viện trợ nhân đạo cho người dân Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các cơ quan Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền ở miền Bắc cũng nằm trong dự kiến của bộ Thống Nhất Hàn Quốc.
Những nhiệm vụ này là một phần trong kế hoạch hành động năm 2017 của chính quyền tổng thống Moon Jae-In, một chiến lược kéo dài 3 năm nhằm cải thiện tình hình miền Bắc, dựa trên luật Nhân Quyền cho Bắc Triều Tiên, chính thức có hiệu lực vào tháng 9 năm ngoái dưới thời bà Park Geun-hye.
Duy Anh
***********************
Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc với trọng tâm là Bắc Triều Tiên (RFI, 28/09/2017)
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Trung Quốc hôm nay, 28/09/2017. Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ, có mặt tại Bắc Kinh đến ngày 30/09/2017, ông Tillerson sẽ thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc về một loạt các hồ sơ, từ chuyến công du Trung Quốc tháng 11/2017 của tổng thống Trump, đến khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Rex Tillerson tại Nhà Trắng ngày 26/09/2017. Reuters
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều đồng ý về mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng hai bên còn bất đồng về cách đối phó với chế độ Bình Nhưỡng. Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Trung Quốc, Heike Schmidt cho biết thêm :
"Trước khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc, Rex Tillerson đã chuẩn bị dư luận. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định là Bắc Kinh đã có "những bước tiến rất dài theo chiều hướng tốt" khi ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Lần này, tổng thống Trump dường như tỏ thái độ ủng hộ ngoại trưởng Tillerson, khác hẳn với điều đã xảy ra trong chuyến công du Trung Quốc của lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 3/2017. Khi đó, một ngày trước khi ông Tillerson đến Bắc Kinh, tổng thống Trump đã viết trên mạng Twitter : "Trung Quốc chẳng giúp được gì nhiều" ( để thuyết phục Bắc Triều Tiên ngưng các chương trình phát triển hạn nhân). Tuyên bố ấy đã khiến Bắc Kinh giận giữ. Lần này thì khác. Cách nay hai ngày, cũng Donald Trump đã "hoan nghênh Bắc Kinh cắt đứt mọi giao dịch ngân hàng với Bình Nhưỡng".
Trong số những chủ đề mà ông Tillerson sẽ đề cập tới với phía Trung Quốc chắc hẳn sẽ có một vấn đề liên quan tới số liệu thống kê vừa được cơ quan thuế vụ Trung Quốc công bố : Tháng 8/2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,6 triệu tấn than của Bắc Triều Tiên, trái với quy định của Liên Hiệp Quốc hiện hành từ tháng 2/2017.
Liệu có nên tăng cường các biện pháp trừng phạt ? Nối lại đối thoại hay sử dụng vũ lực ? Trên tất cả những câu hỏi đó, tốt hơn hết là Washington và Bắc Kinh tìm ra đồng thuận trước khi tổng thống Donald Trump lần đầu đến Trung Quốc vào tháng 11 tới đây".
Gia tăng áp lực với Bắc Triều Tiên
Chuẩn bị tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ, bộ Thương Mại Trung Quốc trong buổi họp báo sáng nay (28/09/2017) cho biết Bắc Kinh đang "áp dụng toàn bộ" các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc : cấm nhập than đá và hải sản của Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin Reuters, thông cáo này nhằm xua tan mọi nghi ngờ Bắc Kinh vi phạm lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc.
Về phía Malaysia, chính quyền Kuala Lumpur ngày 28/09/2017 thông báo cấm tất cả công dân nước này tới Bắc Triều Tiên. Hãng tin Reuter trích dẫn một thông cáo của bộ Ngoại Giao Malaysia cho biết như trên và nhắc lại rằng, cho tới nay Malaysia là một trong những quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt đẹp nhất với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng quan hệ song phương đã xấu hẳn đi sau vụ người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là Kim Jong Nam bị ám sát tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur hồi tháng 2/2017.
Còn tại Seoul một số các chuyên gia an ninh Hàn Quốc dự báo Bắc Triều Tiên sẽ còn tiếp tục bắn thử tên lửa hoặc thử vũ khí nguyên tử vào giữa tháng 10/2017, đúng vào lúc Trung Quốc tổ chức Đại Hội Đảng cộng sản lần thứ 19.
Thanh Hà
Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu 'không bàn chuyện ai đi ai ở’ (VOA, 24/09/2017)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ hôm 23/9 đã lần đầu công khai lên tiếng, sau khi ông và Bí thư Nguyễn Xuân Anh bị phát hiện "dính" các vi phạm, gây nhiều đồn đoán về thay đổi nhân sự.
Ông Nguyễn Xuân Anh (trái), ông Huỳnh Đức Thơ (giữa) và nguyên bí thư Đà Nẵng Trần Thọ (phải) tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (Ảnh chụp từ báo Người Lao động)
Trước tình trạng mà ông nói là "công chức Đà Nẵng xao lãng, phân tâm trong công việc" vì những diễn biến liên quan tới lãnh đạo của thành phố, theo VnExpress, ông Thơ khuyến cáo rằng "đừng suốt ngày ngồi quán xá bàn chuyện ai đi ai ở lại".
Chúng ta không nên sa đà vào những việc không phải của mình. Suốt ngày cứ tụ tập, trao đổi đủ thứ trong khi việc chính lại bê trễ.
Ông Huỳnh Đức Thơ nói.
"Chúng ta không nên sa đà vào những việc không phải của mình. Suốt ngày cứ tụ tập, trao đổi đủ thứ trong khi việc chính lại bê trễ", ông nói tiếp.
"Công việc của mỗi người là phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ đã được giao phó. Làm việc phải có bản lĩnh, trách nhiệm vì tình yêu với Thành phố Đà Nẵng chứ không phải làm cho xong việc, làm cho có".
Do thành phố vấp phải nhiều vấn đề, ông Thơ cho biết đã mở rộng thành phần tham gia cuộc họp thường kỳ lần này với lãnh đạo các cấp của Đà Nẵng.
Thành phố miền Trung này là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào cuối năm nay, và dự kiến sẽ có lãnh đạo nhiều nước tham gia.
Ông Thơ nói rằng "công tác chuẩn bị phải làm hết sức khẩn trương vì tại APEC có sự tham dự của các quan chức cấp cao từ các nước và giới doanh nhân, họ sẽ đánh giá tầm vóc và là phép thử trong công tác tổ chức các sự kiện của Thành phố Đà Nẵng", theo báo Tuổi Trẻ.
Tới ngày 24/9, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vẫn chưa lên tiếng.
Hôm 18/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương tuyên bố rằng trên cương vị người đứng đầu UBND Thành phố Đà Nẵng, ông Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị cũng như nhân sự ở một số cơ quan chính quyền thành phố.
Còn Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, tới ngày 24/9, chưa thấy lên tiếng sau khi ông bị cáo buộc "thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội" cũng như "kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định ; thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm".
Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây, Tiến sĩ Donald Hecht, người sáng lập đồng thời còn là chủ tịch của California Southern University (CSU) xác nhận với VOA Việt Ngữ rằng ông Anh "nhận bằng MBA [Thạc sĩ Quản trị kinh Doanh] vào tháng Sáu năm 2002 và bằng DBA [Tiến sĩ Quản trị kinh doanh] vào tháng 12 năm 2006".
***************************
Rộ tin ông Trương Quang Nghĩa về làm bí thư Đà Nẵng (Người Việt, 23/09/2017)
Hôm 23 tháng Chín, các nhà báo, nhà quan sát ở Việt Nam đồng loạt dự báo trên mạng xã hội rằng Bộ trưởng giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa sẽ về làm bí thư Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố sai phạm.
Bộ trưởng giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa. (Hình : baochinhphu.vn)
Áp lực Đà Nẵng phải sớm có tân bí thư hiện căng thẳng vì thành phố này sẽ là nơi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017) từ ngày 6 đến 11 tháng Mười Một, dự trù đón tiếp lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên và khoảng 10.000 đại biểu trong và ngoài nước.
Trước đó, fanpage BBC Vietnamese hôm 21 tháng Chín viết : "Bốn chính khách đang được đồn đoán là ứng viên về làm tân bí thư Thành ủy Đà Nẵng, sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu vi phạm của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh".
Theo trang này, đó là các ông Phạm Viết Thanh, bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, từng giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng thành viên Vietnam Airlines, chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam ; ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng công thương, từng là tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco ; ông Phan Việt Cường, phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam ; và ông Trương Quang Nghĩa, bộ trưởng giao thông vận tải.
Hôm 23 tháng Chín, các nhà báo, nhà quan sát ở Việt Nam đồng loạt dự báo trên mạng xã hội rằng bộ trưởng giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa sẽ về làm bí thư Đà Nẵng thay ông Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố sai phạm.
Chín, nhà báo Nguyễn Trường Uy của báo Tuổi Trẻ đưa bình luận trên Facebook : "Việc chọn đưa Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa trở về Đà Nẵng thay (ông) Xuân Anh làm bí thư thành ủy là giải pháp an toàn phù hợp với bối cảnh của thành phố vào thời điểm này".
"Đà Nẵng đặt mục tiêu là ‘4 an’ : an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội. Nhưng chữ ‘an’ quan trọng nhất với Đà Nẵng lúc này, sau những bất ổn, chính là an dân", ông viết.
"An dân bắt đầu từ an lãnh đạo. Ông Nghĩa là người Hội An, em của một cựu lãnh đạo Đà Nẵng hiền lành là ông Trương Quang Được. Ông Nghĩa cũng đã có thời gian làm việc ở Đà Nẵng (hai năm làm giám đốc chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng, hai năm làm phó bí thư Thành Ủy), sau đó kinh qua ba năm lãnh đạo địa phương ở Sơn La và công tác quản lý kinh tế ở trung ương", ông viết tiếp.
"Mong là ‘giải pháp an toàn’ Trương Quang Nghĩa sẽ giúp Đà Nẵng ổn định, nhanh chóng trở lại với danh hiệu đẹp đẽ thành phố đáng sống", ông kỳ vọng.
Cùng ngày, nhà báo Dương Quang của báo Người Lao Động viết trên Facebook : "Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa về thay Bí Thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh là đúng như dự đoán".
Doanh nhân Lê Trọng Vũ, một cư dân Đà Nẵng, bình luận : "Những việc diễn ra ở Đà Nẵng thời gian qua là ví dụ điển hình của bộ máy nhà nước hoạt động theo kiểu song trùng. Cách tổ chức theo kiểu này tập quyền quá lớn ở trung ương, lại không phân quyền hợp lý ở các địa phương, dẫn đến cấp chính quyền gần dân nhất lại không thể chủ động được và luôn phản ứng chậm chạp với các diễn biến xung quanh mình…".
"…Cả Đà Nẵng đang đồn đoán lãnh đạo mới từ Hà Nội điều về để ổn định tình hình nhưng vấn đề của thành phố này không phải nhân sự mà là cách bộ máy vận hành. Thay vài ‘con ốc’ mà vẫn giữ nguyên ‘hệ điều hành’ thì chỉ là ‘bình mới, rượu cũ.’ Sau những gì diễn ra, trung ương nên mạnh dạn cho phép Đà Nẵng nâng cấp ‘hệ điều hành’ bằng cách thí điểm mô hình Chính Quyền Đô Thị và ‘nhất thể hóa’ chức danh người đứng đầu là thị trưởng và do dân trực tiếp bầu lên", ông viết.
"Một vị trí chính danh như vậy mới đảm bảo cho họ vị trí chính trị vững chắc, trao cho họ thực quyền bổ nhiệm các viên chức hành pháp (phó thị trưởng, giám đốc sở…) để tạo thành một êkip làm việc hiệu quả. Hầm hay cầu, quảng trường ở đâu hay quy hoạch Sơn Trà thế nào thì thị trưởng chỉ nên chịu trách nhiệm trước cử tri của mình, mất lòng dân thì mất ghế thay vì chỉ tìm cách lấy lòng anh Ba, anh Bảy như hiện nay. Tất nhiên, để tránh quyền lực bị cát cứ, nếu vi phạm pháp luật, Hà Nội vẫn có thể cách chức thị trưởng và tổ chức bầu cử lại", ông gợi ý.
"Chỉ khi làm được vậy, Đà Nẵng mới mong tìm lại được động lực để phát triển mạnh mẽ. Còn những phương án khác, điều ông này hay bà kia về mà không có ý kiến của nhân dân thì đều vô giá trị", ông nhận định.
Hôm 23 tháng Chín, báo điện tử VnExpress dẫn lời Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ : "Cán bộ thành phố đừng quan tâm lãnh đạo ai ở, ai đi. Những điều này đã làm công chức Đà Nẵng bị xao lãng, phân tâm trong công việc. Cần tập trung làm tốt công việc của mình vì mục tiêu xây dựng Đà Nẵng". (T.K)
********************
Trong những sai phạm của Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh mà Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận, có nội dung khi xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện áp đặt đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự mất đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ thành ủy.
Liên tục điều động, luân chuyển
Ông Nguyễn Xuân Anh được bầu giữ chức Bí thư thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng khóa XXI vào ngày 16/10/2015. Chỉ vài tháng sau khi ông Anh nhậm chức, Đà Nẵng bắt đầu "nổi cơn sóng gió" về công tác cán bộ.
Điển hình, ngày 13/1/2016, Ban Thường vụ thành ủy phân công, điều động ông Lê Quang Nam - thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ thành phố - giữ chức Bí thư quận ủy Cẩm Lệ, nhiệm kỳ 2015-2020 ; ông Hồ Kỳ Minh - Ủy viên Ban Thường vụ thành ủy, Bí thư quận ủy Cẩm Lệ nhiệm kỳ 2011-2016 - giữ chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố.
Đến ngày 2/3/2016, thành ủy Đà Nẵng công bố các quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành ủy viên là ông Võ Ngọc Đồng và ông Đào Tấn Bằng. Theo đó, ông Võ Ngọc Đồng thôi giữ chức Chánh Văn phòng thành ủy để nhận nhiệm vụ mới là Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa ; ông Đào Tấn Bằng thôi giữ chức Bí thư quận ủy quận Ngũ Hành Sơn để giữ chức Chánh Văn phòng thành ủy. Dịp này, thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự tại các sở, ban, ngành, địa phương.
Đến tháng 7/2016, Ban Thường vụ thành ủy lại quyết định điều ông Lê Quang Nam, Bí thư quận ủy Cẩm Lệ, đảm nhận chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Tài nguyên và môi trường) ; bà Huỳnh Thị Tam Thanh thôi làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy về giữ chức Bí thư quận ủy Cẩm Lệ, nhiệm kỳ 2015-2020.
Tiếp đến, ngày 6/2/2017, Ban Thường vụ thành ủy Đà Nẵng tiếp trục điều động ông Nguyễn Thanh Quang (Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội khóa XIV Thành phố Đà Nẵng) thôi giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy để nhậm chức Bí thư quận ủy Thanh Khê, nhiệm kỳ 2015-2020. Cùng lúc này, điều chuyển ông Lê Minh Trung, Bí thư quận ủy Thanh Khê, nhiệm kỳ 2015-2020, về làm Hiệu trưởng Trường Chính trị Thành phố Đà Nẵng.
Đến ngày 6/3/2017, Ban Thường vụ thành ủy Đà Nẵng tiếp trục điều động ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng, sang giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng.
Khác nào trù dập (?!)
Việc điều động, luân chuyển cán bộ của Đà Nẵng đã gây ra dư luận không tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đầu tiên là việc điều động ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường thành phố, nhận công tác khác khiến ông Điểu phản ứng kịch liệt.
Theo lộ trình, đến tháng 2/2018, ông Điểu sẽ về hưu đúng tuổi quy định. Tuy nhiên, khoảng tháng 6/2016, Ban Thường vụ điều động ông Điểu sang làm Phó Ban Tổ chức thành ủy, Phó Ban Công nghệ cao... Ông Điểu một mực từ chối vì cho rằng ông không thể hoàn thành công việc "lạ lẫm" đó và nhất quyết không nhận. Vì lý do này, tháng 7/2016, ông Điểu xin nghỉ việc.
Liền sau đó, ông Lê Quang Nam vừa được điều động giữ chức Bí thư quận ủy Cẩm Lệ chưa được 7 tháng lại tiếp tục được điều sang giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường. Lúc này, dư luận cho rằng ông Điểu "bị đày" đến mức phải nghỉ việc.
Ông Nguyễn Xuân Anh (người ở giữa, chỉ tay) trong một lần thị sát kiểm tra tình hình ô nhiễm trên bãi rác Khánh Sơn Ảnh : BÍCH VÂN
Vụ thứ hai là điều động ông Lê Minh Trung, Bí thư quận ủy Thanh Khê, về làm Hiệu trưởng Trường Chính trị Thành phố Đà Nẵng. Dư luận lúc đó cho rằng từ một bí thư quận năng nổ, nhiệt tình và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà về làm hiệu trưởng Trường Chính trị là không bình thường, bị trù dập.
Nhưng "sóng gió" nhất phải kể đến vụ điều chuyển Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng sang ngồi ghế Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy. Lúc đó, dư luận cho rằng ông Đặng Việt Dũng có trình độ chuyên môn là tiến sĩ kỹ thuật, thạc sĩ ngành thủy lợi, kỹ sư ngành đường ô tô và đã từng đảm nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Đà Nẵng rồi Bí thư quận ủy Hải Châu nên giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo thì không đúng chuyên môn cho lắm.
Nhưng rồi, ngày 7/7/2017, kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng khóa IX đã miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố đối với ông Đặng Việt Dũng để ông Dũng chuyển hẳn sang nhiệm vụ Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng.
Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng, đánh giá việc luân chuyển điều động cán bộ của Ban Thường vụ thành ủy Đà Nẵng đã gây mất đoàn kết, trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Xuân Anh.
Điều tiếng xe và nhà
Trong kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương cũng nêu rõ Bí thư thành ủy Đà Nẵng vi phạm trong việc đồng ý tiếp nhận, sử dụng ô tô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.
Trước đó, vào giữa tháng 2/2017, dư luận bàn tán xôn xao việc ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng ô tô nghi do doanh nghiệp biếu tặng. Vụ việc này Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin và sau đó, Chánh Văn phòng thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng đã lên tiếng.
Theo đó, chiếc xe này hiệu Toyota, BKS 43A/299.99 do Bộ Công an cấp và được Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Đà Nẵng đăng ký vào ngày 2/2/2016. Về nguồn gốc, xe do Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát (đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng) trao tặng cho thành ủy Đà Nẵng và do Văn phòng thành ủy Đà Nẵng (72 Bạch Đằng, Thành phố Đà Nẵng) trực tiếp quản lý, điều động, đưa vào tài sản công do thành ủy Đà Nẵng quản lý. Đến ngày 4/3 vừa qua, Thường trực thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo Văn phòng thành ủy làm thủ tục trả lại chiếc xe trị giá trên 1,3 tỉ đồng này cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát.
Cũng theo ông Bằng, đáng chú ý là ngoài chiếc Toyota BKS 43A/299.99, Văn phòng UBND Thành phố Đà Nẵng đang quản lý và sử dụng 4 xe công khác đều do doanh nghiệp tặng từ nhiều năm trước đó.
Như kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương nêu, ông Nguyễn Xuân Anh thiếu gương mẫu trong việc sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, dư luận cũng từng bàn đến việc cho - nhận bất thường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài căn nhà 43 Nguyễn Thái Học, quận Hải Châu mà gia đình ông Nguyễn Xuân Anh đang ở do cha mẹ ông sở hữu, còn 2 ngôi nhà nghi do doanh nghiệp biếu tặng nằm ở số 45 và 47 Nguyễn Thái Học. Tuy nhiên, ngôi nhà số 45 (nhà 3 tầng, diện tích đất 138,5 m2, diện tích sử dụng 342,4 m2) được gỡ bỏ địa chỉ và số 43 được gắn vào vị trí giáp ranh giữa 2 ngôi nhà, thông vách với nhau.
Riêng ngôi nhà số 47 (2 tầng, diện tích đất 159,3 m2, diện tích sử dụng 115,8 m2) đang là đại lý bán vé máy bay.
Điều trùng hợp là ngôi nhà 47 cũng do Công ty Minh Hưng Phát tiếp quản sở hữu với người đứng tên là bà Bùi Thị Diễm, trùng tên với vợ Bí thư Nguyễn Xuân Anh !
Sơn Trà
---------------------
Lấy văn bằng trường California Southern University không khó
Kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương cũng nêu ông Nguyễn Xuân Anh kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực.
Trước đó, từ tháng 2/1995 đến tháng 9/1998, ông Nguyễn Xuân Anh học cử nhân Quản trị kinh doanh tại trường Humber College (Canada) ; từ tháng 3/2001 đến tháng 9/2002, học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường California Southern University (Thành phố Costa Mesa, bang California - Mỹ). Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006, ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chưa công nhận văn bằng của trường này.
Thực ra, California Southern University là một trường đại học tư thục của Mỹ, có tên dễ nhầm lẫn với trường đại học tư nổi tiếng 137 năm tuổi là University of Southern California (Thành phố Los Angeles, bang California).
California Southern University được thành lập vào năm 1978, cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến cho các sinh viên, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ trong lĩnh vực kinh doanh, luật, tư pháp hình sự và tâm lý cho sinh viên trong và ngoài nước, sử dụng hệ thống giáo dục độc quyền. Trước năm 2007, trường này có tên là Southern California University for Professional Studies. Ban đầu, trường chỉ có chương trình đào tạo cao đẳng, sau đó mở rộng cung cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Trường được cấp chứng nhận chất lượng vùng bởi Hiệp hội các Trường học, đại học và cao đẳng khu vực phía Tây Mỹ (WASC).
Theo trang web chính của California Southern University, học viên theo học sẽ học tất cả các môn trực tuyến theo lịch trình mà cá nhân tự đặt ra ; không có kỳ tuyển sinh đầu vào và mỗi tháng đều có mở khóa học mới. Học viên nước ngoài chỉ cần đăng ký nhập học trực tuyến bằng cách điền đầy đủ thông tin, gửi kèm bảng điểm của các trường đã học trước đây và các giấy tờ cần thiết, như bản sao hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, sao kê tài khoản ngân hàng…
Riêng chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh, ngoài yêu cầu về bằng thạc sĩ liên quan, học viên phải hoàn thành 60 tín chỉ và luận văn trong thời gian học kéo dài khoảng 4 năm.
X. Mai
Có khuất tất, biểu hiện trục lợi
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương :
Kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương đối với vi phạm của Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được dư luận đồng tình. Người đảng viên mà lại khai không đúng lý lịch, bằng cấp để vào trung ương thì rõ ràng là sai phạm, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Rồi ở ở cương vị lãnh đạo lại có những biểu hiện sử dụng xe, nhà của doanh nghiệp thì rõ ràng là có khuất tất, biểu hiện trục lợi.
Khi đã là một ủy viên Trung ương Đảng thì vị cán bộ phải là người thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, nhà nước, pháp luật và khi có vi phạm thì đều chịu hình thức xử lý. Hình thức xử lý đối với vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh sẽ do Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương quyết định.
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật của Đảng
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) :
Kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương là dấu hiệu tích cực của việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương khóa XII.
Trên tinh thần siết chặt kỷ cương, trong khóa XII này đã kỷ luật 1 ủy viên Bộ Chính trị và sắp tới có thể xem xét xử lý 1 ủy viên trung ương mà lại là bí thư của một thành phố quan trọng như Đà Nẵng. Điều đó cho thấy quyết tâm rất cao của trung ương, của Bộ Chính trị là "không có vùng cấm". Bất cứ ở cấp nào mà vi phạm kỷ luật của Đảng thì cũng xử lý nghiêm minh.
Trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh là rất đáng buồn nhưng đó cũng là dấu hiệu tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang được tiến hành. Từ trường hợp này cũng cho thấy công tác cán bộ, đánh giá con người rất khó, còn những kẽ hở.
T.Dũng ghi
Robot sát thủ : Nguy cơ chiến tranh người máy đã cận kề
Trên lãnh vực khoa học quân sự, Libération hôm nay báo động "Robot sát thủ không còn là khoa học viễn tưởng". Trong một lá thư ngỏ gởi Liên Hiệp Quốc, hơn một trăm doanh nghiệp và nhà nghiên cứu gióng lên tiếng chuông cảnh báo về cuộc chạy đua vũ khí sát thương tự động của các cường quốc quân sự.
Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích cách sử dụng robot gỡ mìn cho lính Afghanistan tại Helmand, ngày 05/07/2017. REUTERS/Omar Sobhani
Báo động về nguy cơ robot tự ý giết người
Trong bài xã luận mang tựa đề ngắn gọn "Khẩn cấp", tờ báo đặt câu hỏi : Liệu ý định tiết kiệm sinh mạng có dẫn đến việc chúng ta trao quyền cho các cỗ máy ? Vấn đề này ngày nay không còn là giả tưởng nữa. Ý thức được sự cần thiết duy trì tối đa mạng sống của các chiến binh, và được cổ vũ qua các tiến bộ về trí thông minh nhân tạo, các đại cường quân sự đang chuẩn bị cho một tương lai trong đó một robot có thể tự ý giết người. Khi biết được những tác hại của các máy bay không người lái do con người điều khiển từ xa, người ta dễ dàng hình dung ra tác động của các robot sát thủ tự hành, với các vấn đề đạo đức đặt ra.
Tương lai gần đáng lo ngại này khiến giới chủ các doanh nghiệp về trí thông minh nhân tạo và robot vào đầu tuần này phải gởi thư ngỏ lên Liên Hiệp Quốc. Điều đáng bàng hoàng là họ đã từng báo động vào năm 2015 nhưng không được ai chú ý. Trong khi đó, với quá trình tái quân sự hóa hiện nay của các quốc gia lớn nhỏ và số lượng những nhân vật "điên khùng" - theo Libération - lên nắm quyền, hồ sơ này cần được khẩn trương xét đến.
Nếu các robot bạn và thù sát hại lẫn nhau dưới cái nhìn thương hại của các sĩ quan cao cấp, thì chỉ đắt hơn các trò chơi video một chút. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một hôm các cỗ máy này rơi vào tay bọn khủng bố hoặc các nhà độc tài như Kim Jong-un, hay bị tấn công tin học ? Sẽ ra sao nếu một ngày nào đó robot sát thủ không tuân lệnh con người nữa ? Libération cho rằng, chiến tranh là một chủ đề quá quan trọng để có thể giao phó cho các cỗ máy.
Chiến tranh robot : Mỹ tiên phong, Nga và Trung Quốc theo chân
Trong bài "Quân đội Mỹ đi tiên phong", Libération cho biết, Washington đang đầu tư nhiều cho các loại vũ khí tự động, tin rằng nhờ đó sẽ thắng các cuộc chiến tranh trong tương lai. Bắc Kinh và Moskva cũng theo chân.
Có thể nói cuộc chạy đua vũ trang lần này cũng quy mô như dự án Manhattan đã khai sinh ra bom nguyên tử trước đây. Trung tướng Sean MacFarlend hồi cuối tháng Bảy giải thích : "Chúng ta đang ở thời kỳ khởi đầu của một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chiến tranh". Vị tướng từng tham gia cuộc chiến Iraq dự báo các "hệ thống tự hành" sẽ được triển khai trên chiến trường bên cạnh các đạo quân "để mang vác các thiết bị và kích hoạt các loại vũ khí". Liệu điều cấm kỵ là việc trao quyền cho robot tự quyết định xử lý một mục tiêu, có đang bị xóa nhòa ?
Nếu tin vào Lầu Năm Góc, thì hiện không có một robot sát thủ nào thuộc loại này được triển khai. Nhưng kể từ khi một máy bay không người lái Predator do một phi công Mỹ điều khiển đã đi vào lịch sử qua việc bắn hỏa tiễn làm tan thây Hellfire Mohammed Atef, một trong những cánh tay đắc lực của trùm khủng bố Ben Laden, vào tháng 11/2001, cỗ máy chiến tranh của Mỹ đã lao vào một chương trình tự động hóa chưa từng thấy.
Tại Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ vốn tìm cách giảm thiểu tối đa thiệt hại nhân mạng, đã triển khai rộng rãi các robot điều khiển từ xa. Đó là những robot phá mìn loại Pack Bot, hay vũ trang như Sword hay Maar, những con quái vật di chuyển bằng bánh xích, đầy những thiết bị cảm thụ và trang bị súng trường tự động hay súng phóng lựu.
Lợi ích từ những chiến binh người máy vô cảm
Hiện nay Hoa Kỳ đang phát triển các "LAWS", tức "Lethal autonomous weapons systems" (Hệ thống vũ khí sát thương tự động). Đây là những chiến binh máy được trí thông minh nhân tạo (IA) hướng dẫn, hoạt động trên mặt đất, trên không và trên biển ; luôn tuân lịnh cấp trên, chẳng bao giờ mệt mỏi hay đau đớn, không bao giờ có vấn đề lương tâm, cũng chẳng có gia đình để phải chi trợ cấp…
Ngân sách được Lầu Năm Góc dành cho chiến tranh robot từ đây cho đến năm 2018 lên đến 18 tỉ đô la, trong tổng số chi quân sự thường niên 600 tỉ đô la. Chính tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở vùng sa mạc New Mexico, mà Darpa, cơ quan bí mật chuyên nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến, đang chuẩn bị "một bất ngờ chiến lược". Và theo New York Times, thì bộ Quốc phòng đã thử nghiệm các máy bay không người lái có thể tự quyết định mục tiêu tấn công mà không hề có sự hỗ trợ của con người. Phi cơ tàng hình không người lái X-47B do Hải quân chế tạo sẽ là hình mẫu đầu tiên của các thiết bị bay sát thủ.
Một điều chắc chắn là với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hàng ngũ cường quốc quân sự, và sự quay lại trên trường quốc tế của Nga, Hoa Kỳ đang tiến nhanh về chiến tranh tương lai loại này. Tuy nhiên tướng không quân Mỹ Paul Selva dự báo "phải ít nhất một thập niên nữa mới có được công nghệ robot hoàn toàn tự quyết", có thể quyết định giết ai và khi nào.
Người Nga bèn cố theo chân, mới đây đã công bố một video cho thấy robot mang tên Fedor đang khai hỏa với hai khẩu súng máy. Và người ta không rõ Trung Quốc đang chuẩn bị những gì qua việc chi ra trên 180 tỉ euro một năm để hiện đại hóa quân đội. Còn nước Pháp với ngân sách quốc phòng chỉ có 32 tỉ euro, chú trọng vào chương trình "robot chiến thuật đa năng", các thiết bị bay cho Hải quân và máy bay không người lái như Neuron của Dassault. Theo các nhà quân sự, không có việc các cỗ máy này trở thành các sát thủ tự thân vận động.
Bóng ma Lênin, 100 năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga
Về lịch sử, trong loạt bài về cuộc cách mạng Nga, Le Figaro nói về "Bóng ma Lenin". Những bức tượng của Vladimir Ilitch Oulianov, tức Lênin, được nhìn thấy khắp nơi tại Saint Petersburg. Nhưng 100 năm sau cuộc cách mạng bôn-sê-vích, mốt hiện nay là các Sa hoàng.
Trong các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở thành phố này, các quầy hàng chất đầy những bức chân dung, sách và bưu ảnh về triều đại Romanov : Nicolas đệ nhị, Peter đại đế, nhà thơ Puskin, Rasputin… Một số mặt hàng lưu niệm mang hình ảnh Vladimir Putin, một người con nổi tiếng khác của Saint Peterbourg. Nhưng Lenin thì vắng bóng. Một trăm năm sau sự kiện Tháng Mười, nước Nga dường như ngần ngại chưa muốn kỷ niệm cuộc cách mạng 1917.
Vốn thường tưng bừng mừng những sự kiện lớn trong lịch sử nước Nga, nhưng chính quyền Putin cho đến nay vẫn im lặng về việc kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Nhà sử học Pavel Kotlyar cho biết bây giờ đã là tháng Tám, nhưng vẫn chưa có chương trình chính thức. Một ủy ban đã được thành lập vào tháng 12 năm ngoái, nhưng người ta có cảm tưởng chính phủ không có ý định gì.
Serguei Narychkine, một người thân tín của Putin được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban, đã tuyên bố cần phải "rút ra những bài học lịch sử từ các sự kiện diễn ra 100 năm trước. Một trong số đó là giá trị của sự đoàn kết và tương trợ giữa các công dân, và khả năng đạt được thỏa thuận vào những thời điểm khó khăn của lịch sử để tránh chia rẽ dẫn đến nội chiến".
Khá xa vời so với chủ thuyết đấu tranh giai cấp của Lênin, quan điểm trên đây cho thấy sự bối rối của chính quyền Nga về di sản của nhân vật lịch sử này. Theo nhà sử học Lev Lourié, Putin là một người Chính thống giáo, luôn nuối tiếc đế quốc Nga. "Đối với Putin, Cách mạng 1917 là một bi kịch, đã sát hại các tinh hoa trong dân chúng và phá hủy đế quốc Nga. Ông ta không thể nói ra điều đó để tránh làm mất cảm tình của một bộ phận người dân vẫn luôn hoài nhớ Liên Xô cũ, nhưng cho rằng các cuộc cách mạng là rất xấu". Thậm chí từ ngữ này còn gợi lên các "cuộc cách mạng màu", đã lật đổ các chế độ thân Nga ở Gruzia năm 2003 rồi tại Ukraina năm 2004 và 2014.
Nguyễn Thanh Việt, một "người Mỹ không thầm lặng"
Trên lãnh vực văn chương, Le Monde viết về Nguyễn Thanh Việt "Một người Mỹ không thầm lặng", giảng viên đại học và là tác giả cuốn "The Sympathizer" (tạm dịch "Cảm tình viên") được giải thưởng Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2016. Ông còn giành được các giải thưởng Edgar Award, Andrew Cargenie Medal, Dayton Literary Peace Prize… với cuốn tiểu thuyết đầu tay này.
Sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột, thành phố cao nguyên là thủ đô cà phê Việt Nam, gia đình ông sang Mỹ tị nạn khi Saigon thất thủ tháng Tư năm 1975, lúc đó cậu bé Việt mới bốn tuổi. Cha mẹ ông làm việc 14 giờ/ngày, cả bảy ngày trong tuần, và cậu bé không bao giờ quên từ ngữ mới học bằng tiếng Anh : "refugee", người tị nạn.
Bước ngoặt đến với Nguyễn Thanh Việt năm lên 10 tuổi, khi cha mẹ vừa mua được một máy chiếu video. Việt phát hiện bộ phim Apocalypse Now của đạo diễn Coppola (1979). "Tôi xem phim với tư cách một cậu bé Mỹ, nhưng không thể nhận dạng được mình. Là một Marlon Brando trong vai đại tá Kurtz, thẩm mỹ hóa sự tàn bạo, hay những người Việt phải chết đi mà không nói được một lời, và chỉ là những hình nhân tầm thường ?". Cậu bé thấy rằng sự diễn đạt này không ổn, tự nhủ một ngày nào sẽ làm "một điều gì đó". Và nay cuốn tiểu thuyết The Sympathizer đã ra đời, như một sự trả đũa đối với Francis Ford Coppola !
Pháp : Kinh tế phục hồi, chính trị xáo động
Le Monde hôm nay quan tâm đến "Sự phục hồi của kinh tế Pháp đã được khằng định". Sau năm năm vật lộn với tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa Pháp đã tăng 0,5% trong ba quý vừa qua. Tiêu thụ của các hộ gia đình ổn định, các doanh nghiệp tái đầu tư, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Đây là tin tốt lành cho tân chính phủ, trong bối cảnh phức tạp sau kỳ nghỉ hè với việc cắt giảm ngân sách.
Les Echos cho biết "Tinh thần của ngành công nghiệp lên cao nhất từ 10 năm qua", tương đương với mức độ trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007. Tuy nhiên tác động đến công ăn việc làm vẫn chưa xác định được.
Về chính trị, La Croix đề cập đến "những mảnh vụn đối lập" : nhiều đảng phái đang phải tái cấu trúc sau những xáo trộn lớn của cuộc bầu cử vừa qua.
Nhìn ra thế giới, Le Figaro chạy tựa "Erdogan áp đặt nhà nước công an tại Thổ Nhĩ Kỳ". Đất nước này ngày càng xa rời phương Tây, trong khi lực lượng "dân phòng" do tổng thống mới thành lập giám sát chặt chẽ người dân với lý do "chống khủng bố".
Thụy My
Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển gây hàng loạt cái chết về môi trường và cả bốn tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam đều rơi vào khủng hoảng vì biển nhiễm độc. Cho đến thời điểm hiện tại, Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động và biển vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, đời sống người dân khó khăn. Nhà nước tuyên bố đã chi trả 95% tiền đền bù cho dân. Về phía người dân, sự bất bình ngày càng gia tăng bởi tiền đền bù bất minh và có dấu hiệu biển thủ, cửa quyền.
Đoàn thanh niên dọn xác cá trên bờ biển Quảng Bình tháng 4 năm 2016. RFA photo
Người bị thiệt hại vẫn đói khổ, kẻ ngồi không nhận tiền
Một cư dân Hà Tĩnh, tên Phú, chia sẻ : "Nó chơi trò bịp dân vậy đấy. Nó cho kê khai 100 người thì nó đền bù khoảng 60 người thôi. Như ban đầu kê khai thì nó kê khai cả kể từ 15 đến 19 tuổi. Nhưng sau này không còn một ai trong độ tuổi này nhận được tiền bồi thường. Dân ban đầu đi kê khai thì ghi danh sách từ 15 tuổi trở lên nhưng khi đền bù, 10 người chỉ nhận được 5 người, 6 người. Có nhà nó chỉ trả 2 người, may lắm 1 người vì có nhà không được đồng nào. Thế thì đền bù đâu, đấy là tiền Formosa đền bù cho dân chứ phải tiền các anh đâu mà các anh làm như vậy. Các anh bóp cổ dân chứ, các anh đã thấy dân chúng tôi chết chưa, chết hơn 1 năm rồi. Đâu phải tiền các anh đâu mà các anh làm vậy, nào là kinh tế, nghề nghiệp, sức khỏe, môi trường, tương lai... Các anh phải đền cho chúng tôi từ A đến Z, vậy mà các hành xử như vậy. Cho nên là một chế độ đen tối, thối nát".
Ông Phú cho biết thêm là vấn đề đền bù cho những gia đình bị thiệt hại có quá nhiều điều khuất tất. Từ việc khai mang hộ khẩu của một số gia đình không hề liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cho đến những gia đình nuôi tôm nước ngọt, ở tít tận trên núi, có quan hệ bà con với cán bộ đã thông đồng khai thiệt hại và số tiền đền bù các gia đình này nhận được lên đến cả tỉ đồng. Trong khi đó, những gia đình nuôi tôm, nước mặn, nước lợ và người làm nghề đánh bắt lại không nhận được đền bù hoặc chỉ nhận được số tiền ít ỏi, nhà nào nhận được nhiều lắm cũng chỉ vài chục triệu đồng.
Như gia đình ông là một ví dụ, có hai người đi đánh bắt gần bờ, một chiếc tàu cá hạng trung và có ba người đi buôn bán, nuôi trồng thủy sản. Nhưng ông không hề biết số tiền đền bù là gì, ông chỉ nhận được gạo hỗ trợ của chính phủ, sau đó có nhận được bảy chục triệu đồng nhưng số tiền nhận về chưa đầy ba ngày thì công an xã đến yêu cầu ông nộp bớt 50% trở lại cho xã mà không nói lý do và cũng không có bất kì biên bản thu hồi hay giấy chứng nhận gì. Ông thắc mắc và yêu cầu có văn bản thì bên phía xã nói gia đình ông không thuộc tiêu chuẩn nhận 70 triệu đồng, đã phát nhầm nên yêu cầu ông phải trả lại.
Sau khi trả lại tiền vì không muốn mình phải cầm nhầm tiền của người khác, ông Phú theo dõi, tìm hiểu thì biết được tiêu chuẩn nhận của gia đình ông không chỉ là 70 triệu, số tiền lớn hơn rất nhiều nhưng cấp chính quyền địa phương đã chấm mút, gặm nhỏ bằng mọi cách. Để cuối cùng, những người bị thiệt hại thì nhận số tiền chẳng đủ để mua gạo, kẻ không hề hấn gì, không liên quan thì nhận được số tiền đền bù cao ngất.
Qua câu chuyện này, ông Phú đưa ra kết luận rằng mọi thiệt hại từ môi trường, tài nguyên cho đến con người đều là cơ hội gặm nhấm, cào cấu tốt nhất của chính quyền địa phương, họ ăn không từ một thứ gì và họ ăn trên cả nước mắt, cái chết của đồng bào. Ông nói rằng những kẻ đầu tiên nhận được lợi lộc từ Formosa là chính quyền địa phương, sau đó họ xả độc, tạo thêm một cơ hội mới để béo tốt cho giới quan chức địa phương thông qua tiền đền bù. Và người chịu thiệt hại đầu tiên, nhận thiệt hại cuối cùng bao giờ cũng là người dân thấp cổ bé miệng, chẳng biết tìm đâu ra lẽ phải, công lý hay sự tử tế từ giới quan chức. Họ ăn được là ăn, bất chấp mọi thứ để ăn.
Số tiền đền bù đã được dùng làm gì ?
Người dân phơi khoai sắn làm lương thực khi thiếu gạo. RFA photo
Chị Thảo, cư dân tỉnh Quảng Bình, người chịu thiệt hại trực tiếp vụ Formosa xả độc, chia sẻ : "Vấn đề là biển phải sạch để nhà em sinh kế chứ đền bù thì ăn được mấy bữa. Vì nếu em mang đổi gạo thì ăn có đủ một năm đâu. Vậy mà khi lên nhận tiền đền bù họ làm khó làm khăn, làm như kiểu mình đi xin, nó thích cho ai hay phát ai trước là quyền của nó, nó bảo là theo chỉ thị này nọ. Vậy mà ban đầu em nghĩ là thôi thì chính phủ, nhà nước đã quyết, mình dân mình phải nghe thôi, nhận tiền đền bù về để thay đổi ngành nghề. Nhưng khi đền bù thì nhỏ giọt thì làm được gì, lần này nhận không đủ mua gạo, lần khác không đủ mua gạo gì khác, vậy thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề. Như con em giờ có đứa trốn qua Lào làm thuê, cũng phải vay mượn mà đi chứ có nhà nước nào giúp..".
Chị Thảo chia sẻ thêm là hiện nay, số tiền của gia đình chị nhận được, gọi là đền bù gì đó cũng chỉ loay hoay trong vài chục triệu đồng, cộng tất cả mọi người trong gia đình vẫn chưa tới 100 triệu đồng. Nhưng con số mà chính quyền xã, chính quyền huyện báo cáo lên cấp trên không phải vậy, có gia đình lên tới vài tỉ đồng và trung bình mỗi gia đình ba trăm triệu đồng. Chị nói rằng nếu như nhận đúng số tiền ở hạng trung bình này thì gia đình chị sẽ làm được rất nhiều việc. Nhưng đó chỉ là bánh vẽ, con số thực nhận không là bao nhiêu, chưa nói đến cảnh đi nhận tiền đền bù thiệt hại mà bị đối xử chẳng khác nào kẻ ăn xin, hách dịch, cửa quyền và vô văn hóa là thói thường của những kẻ gọi là đại diện nhà nước phát tiền đền bù cho dân.
Chị Thảo nói rằng sau khi nghe nhà nước công bố đã trả cho nhân dân 95% tiền đền bù thì chị chỉ còn biết chưng hửng, chẳng thể nói gì thêm. Bởi nếu thực sự nhà nước, chính quyền địa phương đã chia đúng số tiền ấy cho dân và còn 5% nữa chưa chia thì không còn gì để bàn. Ở đây phải nói là chia bởi tiền đền bù thiệt hại, dân sẽ chia theo đúng người, đúng sự việc, nhà nước chỉ có quyền làm trọng tài phân phát thôi. Cái không còn gì để bàn nằm ở chỗ nếu chia trung thực thì nhà nước quá kém bởi không định lượng được mức độ thiệt hại cũng như đời sống khó khăn của nhân dân sau khi bị thiệt hại, đã bị Formosa Hà Tĩnh qua mặt dễ dàng.
Trường hợp ngược lại thì vấn đề trở nên xấu hơn bởi nhà nước không tử tế, đã bất minh, lợi dụng thiệt hại, lợi dụng nỗi đau của nhân dân mà chấm mút, vơ vét, quơ quào. Như vậy, nếu chính quyền trung ương muốn cho nhân dân tin tưởng thêm một lần nữa thì phải tổ chức thanh tra, điều tra một cách nghiêm túc để trả sự công bằng cho người dân.
Bởi người dân vùng biển chết Bắc miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã quá khó khăn, giờ còn thêm cảnh đói khổ, tứ tán phiêu bạt làm thuê làm mướn kiếm cơm, trẻ em đối diện nguy cơ thất học, người lớn thất nghiệp… Lẽ ra nhà nước nên quan tâm nhiều hơn và có một chính sách đền bù thỏa đáng, khoa học và nhân bản một chút để cứu chuộc niềm tin của nhân dân !
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Căng thẳng giữa Đức – Thổ Nhĩ Kỳ tăng thêm một nấc. Hôm thứ Sáu, 18/08/2017, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trực tiếp kêu gọi các cử tri Đức gốc Thổ không bầu cho các đảng cầm quyền trong cuộc bầu Quốc Hội sắp tới. Bị ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel và nhiều chính trị gia phản đối mạnh là "can thiệp vào công việc nội bộ", hôm qua 19/08, trong một phát biểu trên truyền hình, ông Erdogan dành một loạt những lời lẽ thô bạo hiếm thấy để đáp trả lãnh đạo ngoại giao Đức.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong một sự kiện tại Istanbul ngày 21/07/2017. REUTERS/Murad Sezer
Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ Istanbul :
Ông là ai mà dám ăn nói với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ như vậy ? Đây là câu hỏi thiếu lịch sự mà tổng thống Recep Erdogan gửi đến ngoại trưởng Đức.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẵn sàng khiêu khích Berlin tới cả cuộc bầu cử Quốc Hội Đức. Kể từ hai ngày nay, Recep Erdogan kêu gọi cử tri Đức gốc Thổ không bầu cho các đảng Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), đảng Xã Hội (SPD) hay đảng Xanh, mà ông gọi là các đảng ‘‘chống Thổ Nhĩ Kỳ’’.
Hôm thứ Tư vừa qua, chính quyền Thổ đã yêu cầu Berlin dẫn độ một nghi phạm của vụ đảo chính hụt ngày 15/07 năm ngoái. Từ nhiều tháng nay, Ankara cáo buộc Đức là thánh địa đối với các lãnh đạo và các thành viên của đảng Kurdistan PKK.
Tóm lại, ông Erdogan rõ ràng muốn gây áp lực mạnh lên các cử tri Đức gốc Thổ, ước tính khoảng một triệu người, tuy không đưa ra hướng dẫn cụ thể là nên bầu cho ai. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cố tìm cách phá đám, cho dù trên thực tế không có khả năng gây tổn hại thực sự cho các lãnh đạo Đức.
Một nhà văn Đức gốc Thổ bị chính quyền Erdogan truy bắt
Cũng về quan hệ Đức – Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua một nhà văn Đức gốc Thổ, ông Dogan Khanli, người nổi tiếng về các chỉ trích nhắm vào tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị câu lưu tại Tây Ban Nha, theo lệnh bắt của Interpol, mà Ankara yêu cầu. Luật sư của ông Dogan Khanli cho biết ông bị bắt trong chiến dịch truy bắt những người chống chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, cư trú tại Châu Âu.
Bộ Ngoại Giao Đức đã yêu cầu chính quyền Tây Ban Nha không dẫn độ nhà văn nói trên sang Thổ Nhĩ Kỳ, và đòi hỏi quyền tham gia của Đức trong mọi thủ tục liên quan đến vấn đề dẫn độ.
Theo tin mới nhất, nhà văn Đức gốc Thổ đã được trả tự do có điều kiện, cụ thể là ông không được phép rời khỏi Madrid. Nhà văn Dogan Khanli, vốn là một nhà đối lập, từng lãnh đạo một tờ báo cánh tả, ông bị cầm tù trong những năm 1980. Năm 1991, ông trốn sang Châu Âu. Kể từ năm 1995, ông sống và làm việc tại Đức.
Trọng Thành
Pháp "lấy làm tiếc" về việc Việt Nam trục xuất ông Phạm Minh Hoàng (RFI, 27/06/2017)
Hôm 26/06/2017, tại một cuộc họp báo, bộ ngoại giao Pháp tuyên bố "lấy làm tiếc" về quyết định của chính quyền Việt Nam trục xuất ông Phạm Minh Hoàng về nước Pháp, mà không cho ông hành xử quyền kháng cáo quyết định này.
Ông Phạm Minh Hoàng, một nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Ảnh chụp trước trụ sở của đài RFI, ngày 27/06/2017.RFI
Trả lời báo chí, bộ ngoại giao Pháp nhân dịp này kêu gọi Việt Nam "tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do chính kiến, kể cả trên mạng Internet, những quyền đã được quy định trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam có tham gia".
Blogger Phạm Minh Hoàng, thành viên đảng Việt Tân, đã từng bị kết án 3 năm tù vào năm 2011 với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Gần một năm rưỡi sau, ông được trả tự do, nhưng vẫn bị ba năm quản thúc tại gia.
Sau khi chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch vào giữa tháng 5, ông Phạm Minh Hoàng đã bị công an bắt giữ ngày 23/06 và bị trục xuất về đến Pháp ngày Chủ Nhật 25/06/2017.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 15/06 vừa qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thu Hằng khẳng định rằng ông Phạm Minh Hoàng "đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia" và việc tước quốc tịch "được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam".
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, ông Phạm Minh Hoàng cho rằng quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông là "không có cơ sở pháp lý" :
Thanh Phương
********************
Quốc tế tiếp tục lên tiếng việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng (RFA, 27/06/2017)
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vào ngày 26 tháng 6 bày tỏ thái độ bàng hoàng khi biết tin cựu tù chính trị- giảng viên Phạm Minh Hoàng bị nhà cầm quyền Hà Nội trục xuất khỏi quê mẹ hôm tối thứ bảy 24 tháng 6 vừa qua.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng tại Le Kremlin-Bicetre, Pháp hôm 26/6/2016. AFP/JACQUES DEMARTHON
Phóng viên Không Biên giới nhận định biện pháp chưa từng có của Hà Nội trong việc tước quốc tịch của công dân Việt Nam Phạm Minh Hoàng là nhằm bịt miệng tiếng nói bất đồng hàng đầu này tại Việt Nam.
Theo Phóng viên Không Biên giới, ông Phạm Minh Hoàng là một blogger và là một quán quân trong công cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Tổng thư ký của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Christopher Deloire, lên tiếng rằng những gì xảy ra đối với bản thân ông Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động độc lập và can đảm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, là điều đáng hổ thẹn ; đặc biệt đối với nhà cầm quyền Việt Nam.
Phóng viên Không Biên giới nói rõ đây là lần đầu tiên nhà nước độc đảng Việt Nam tước quốc tịch của một nhà bất đồng chính kiến trong nước dù rằng theo pháp luật Việt Nam biện pháp đó không thể áp dụng đối với người sinh ra tại Việt Nam như ông Phạm Minh Hoàng.
Phóng viên Không biên giới nhắc lại Việt Nam là một trong những quốc gia nằm cuối bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí năm 2017 do tổ chức này thực hiện ; đó là hạng 175 trên 180 nước.
Trước đó, ngay sau khi có tin ông Phạm Minh Hoàng bị cưỡng bức ra khỏi nhà, đưa đến một trụ sở công an rồi bị đưa lên máy bay của hãng Hàng không Việt Nam đi Pháp, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ngày 25 tháng 6 lên tiếng tố cáo đó là hành vị vi phạm trắng trợn quyền con người cần bị toàn thể thế giới lên án.
Theo Human Rights Watch thì qua biện pháp cưỡng bức, trục xuất ông Phạm Minh Hoàng, nhà cầm quyền Hà Nội vượt qua làn ranh đỏ đối với các quyền tự do bày tỏ, quyền quốc tịch, các quyền dân sự và chính trị cơ bản.
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cho rằng không có lý lẽ nào có thể biện minh cho hành động phi pháp, vi phạm nhân quyền của Hà Nội khi đột ngột cách ly một người chồng ra khỏi vợ và gia đình ông ta.
Ông Phil Robertson nêu rõ bằng biện pháp cưỡng bức ông Phạm Minh Hoàng phải sống lưu vong vô thời hạn, nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy rõ việc sẵn sàng vi phạm các quyền của người dân.
Theo Human Rights Watch đó không phải là hành vi của một nhà nước đáng trọng trên trường quốc tế mà là cách hành xử của một chế độ toàn trị, độc đảng với thành tích vi phạm quyền con người tồi tệ nhất hiện nay trong khối những nước ASEAN.
Xung đột Philippines : Nỗi kinh hoàng của cư dân ở Marawi (BBC, 07/06/2017)
Trong hai tuần qua, quân đội Philippines đã giao chiến với các dân quân Hồi giáo tại thành phố Marawi ở miền nam nước này. Cho tới nay cuộc xung đột đã làm ít nhất 170 người thiệt mạng, trong đó có 20 thường dân và hơn 180.000 người dân đã rời bỏ thành phố. Phóng viên BBC ở Nam Á Jonathan Head tường thuật từ Marawi.
Suốt hơn tuần quan phát ngôn viên quân đội đã đưa ra hình ảnh lạc quan giống nhau về thành phố Marawi đang bị tàn phá vì giao tranh. Lực lượng Philippines kiểm soát gần như toàn bộ thành phố, họ nói ; những dân quân mặc trang phục màu đen, nhưncg người đã làm họ sửng sốt khi chiếm giữ Marawi nhân danh cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm 23 tháng Năm, đang chịu những tổn thất nặng nề và đang bị bao vây.
Tất nhiên là quân đội cuối cùng sẽ giành lại kiểm soát trong thành phố. Thậm chí những chiến binh sẵn sàng chết vì Hồi giáo không thể chịu nổi tình trạng ném bom liên tục mãi mãi được.
Thế nhưng gần như toàn bộ thành phố vẫn ở trong tình trạng thường dân không được phép tới gần.
Ít người lường trước một cuộc khủng hoảng tới mức này lại có thể xảy ra
Sự im lặng đáng e ngại
Ở giữa đường nơi ngã tư là một tấm bê tông màu cam tự hào tuyên bố bạn đã bước chân tới thành phố thực sự Hồi giáo ở Philippines, trung tâm văn hóa của người Moro.
Giờ chẳng còn ai ở đây, chỉ thấy những con chó và mèo hoang và những chiếc xe tải chở binh lính khuôn mặt cau có chạy tới chạy lui từ tiền tuyến. Các tòa nhà lỗ chỗ vết đạn.
Giao tranh khiến phần lớn những gì còn lại ở Marawi cũng bị bỏ hoang
Sự im lặng đáng ngại bị phá vỡ bởi tiếng trực thăng, và chúng tôi nhìn theo khi những chiếc trực thăng này bay về phía trung tâm thành phố. Vài giây sau hai tiếng nổ lớn vang lên theo sau là những cột khói trắng bốc lên trên các ngọn cọ khi rốc két của họ được phóng đi.
Thứ Bảy là ngày tốt cho các viên chức và những người tình nguyện tại tòa thị chính thành phố. Họ đã nhận được những cú điện thoại ngày càng tuyệt vọng của những người bị kẹt lại trong khu vực do phe dân quân kiểm soát ở Marawi. Ít nhất một vài người đã tìm cách vượt ra ngoài được.
Họ tới trên ba chiếc xe tải, gồm cả người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, già trẻ, khuôn mặt thể hiện nối kinh hoàng, mệt nhục và thiếu đói sau những gì đã trải qua.
Người dân bỏ chạy đã bị kẹt ở các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát tới 11 ngày trời.
Đặc biệt những tin đồ Thiên chúa giáo sống trong tâm trạng kinh hoàng trước những gì những người Hồi giáo cực đoan có thể làm nếu tìm thấy họ ; những người không phải là Hồi giáo thường xuyên bị giết hại.
Câu chuyện bỏ trốn
Những câu chuyện của họ thật rợn tóc gáy. Tôi nhìn thấy Anparo Lasola bước vào tòa thị chính, trông như người mộng du và ôm chặt đứa con bé nhất trong số sáu người con của bà.
Những người tình nguyện với nụ cười trên môi đưa cho họ nước uống và bánh quy, nhưng trẻ em đã ở trong tình trạng chớm suy dinh dưỡng sau 11 ngày không được ăn uống gì ngoài một bát cơm nhỏ mỗi ngày.
Nhiều trong số những người bỏ trốn đang rất cần thức ăn và nước uống
Anparo miêu tả cảnh họ đã trốn ở trong một tầng hầm cũng với 70 tín đồ Thiên chúa giáo khác và mọi người bị căng thẳng như thế nào khi trẻ em kêu khóc vì sợ sợ sẽ bị lộ trước những tay súng đang ở phía bên ngoài tầng hầm đó.
Một bà mẹ khác, một người Hồi giáo, cho biết bà đã phải cản đảm thuyết phục phe dân quân không bắt cậu con trai 14 tuổi của bà đi giao chiến.
Anparo được Norodin Alonto Lucman cứu giúp. Ông là người đứng đầu một cộng đồng có tiếng bộ tộc Maranao địa phương người được phép rời đi bất cứ lúc nào.
Ông chọn giấu 71 người này trong nhà mình, và dùng quyền lực của mình đối với các chiến binh trẻ, nhiều người cũng là người Maranaos, để ngăn chặn không cho họ lục soát ngôi nhà của ông.
Norodin Alonto Lucman đã nhận cung cấp chỗ ăn ở cho 71 tín đồ Thiên chúa giáo và không cho phe dân quân lục soát nhà ông
Thế rồi ông đưa những tín đồ Thiên chúa giáo này tới nơi an toàn, sau khi vượt qua cây cầu đang có đọ súng giữa hai lực lượng. Ông tả lại cuộc gặp với một tay súng 28 tuổi vốn là một người bạn gia đình ông và đề nghị anh này hạ súng và từ bỏ bộ đồng phục màu đen và đề nghị sẽ đưa anh an toàn về phía quân chính phủ.
Người thanh niên này đã từ chối. Đây là jihad (cuộc chiến Hồi giáo) - chúng tôi muốn chết, tay súng này nói với ông.
Norodin và những lãnh tụ Maranao khác lo ngại về bao nhiêu thường dân sẽ bị thiệt mạng và có những tổn thất gì cho thành phố của họ trước khi phe dân quân bị đẩy lùi.
Hàng trăm, không phải chỉ hàng chục
Nhưng lúc này lo ngại của họ không phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội. Rowan Rimas là thiếu tá lục quân thủy chiến, người được điều động tới giúp quân đội đang gặp khó khăn. Ông miêu tả cuộc chiến ở thành thị lạ lẫm mà binh lính của ông đang tham gia gần giống như Cuộc chiến ở Mogadishu.
Làm sao họ xử lý được trước những dân quân trẻ đang chuẩn bị chiến đấu cho tới chết, tôi hỏi.
Nếu đây là điều mà họ muốn, chúng tôi sẽ giúp họ lên thiên đường, ông nói.
Những ước tính liệu có bao nhiêu chiến binh Hồi giáo còn ở lại Marawi thật khác xa nhau. Nhưng chính phủ nay thừa nhận họ đang đương đầu với lực lượng dân quân hàng trăm người chứ không phải chỉ vài chục người như họ ban đầu tưởng như vậy.
Các điểm kiếm soát giám sát những ai rời bỏ thành phố
Những điểm kiểm soát chặt chẽ trên các con đường dẫn ra khỏi Marawi. Tại đây chứng minh thư được kiểm tra kỹ lưỡng đối chiếu với các bức ảnh chân dung không rõ nét trong bảng danh sách mới nhất những người đang bị truy lùng cho thấy một nỗi sợ hãi khác, nó nói với mọi người rằng phe dân quân sẽ phá vỡ vòng vây và tấn công ở một nơi khác.
Liên minh IS
Norodin kể với tôi rằng nhiều chiến binh ông gặp ngay cửa nhà không phải người địa phương ; họ là người sắc tộc Tausug và Yakan, ông nói, từ bán đảo Sulu ở phía tây nam nước này, một trọng điểm thuộc kiểm soát của một nhóm những jihadist tàn bạo khác, Abu Sayyaf.
Đây là bằng chứng rõ ràng rằng liên minh được cho là hình thành hồi năm ngoái giữa bốn nhóm Hồi giáo theo đường lối cứng rắn tại Mindanao, tất cả đều thề trung thành với tổ chức gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Nhà lãnh đạo được công nhận của liên mình này là Isnilon Hapilon, chỉ huy của nhóm Abu Sayyaf mà quân đội Philippines đang cố tìm cách truy bắt khi họ tình cờ làm gián đoạn cuộc chiếm đóng của phe dân quân tại Marawi hồi tháng trước.
Chứng minh thư của người ra khỏi thành phố được so sành với bảng danh sách gồm chân dung những người bị truy lùng
Thế nhưng lực lượng đứng đằng sau liên inh này là hai anh em Maute, cả hai từng được giáo dục tại Trung Đông, và từ một gia đình Maranao danh giá.
Giống Norodin Alonto Lucman, Omar Solitario là từ một thế hệ những chiến binh Moro lớn tuổi, những người đã tiến hành nổi dậy theo kiểu truyền thống chống lại chính phủ vào những năm 1970 và 1980, và trở thành những nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh trong thời gian ngưng chiến kéo dài gần hai thập niên qua.
Ông từng là Thị trưởng Marawi, và giống ông Norodin, có quan hệ gia đình thân thiết với Mautes. Tổng thống Duterte đã yêu cầu ông vài lần cố làm trung gian nhưng phe dân quân trẻ không quan tâm, ông nói.
Ông Solitario miêu tả đã từng nhìn thấy con cái bạn ông bị kéo vào các nhóm cực đoan, những người bắt cha mẹ họ phải cung cấp tài chính cho phe dân quân để chứng tỏ sự toàn tâm toàn ý của họ với Hồi giáo.
"Khả năng họ lừa thanh thiếu niên - thật giống như ảo thuật vậy", ông nói.
"Họ tìm cách xâm nhập vào trường học. Như virus vậy, bạn không thể ngăn chặn chỉ bằng súng ống".
Khoảng cách giữa các thế hệ
Cả hai người đàn ông này đang thúc giục Tổng thống Duterte đẩy nhanh thỏa thuận về một nền tự trị Moro được ký kết bởi người tiền nhiệm của ông để những nhà lãnh đạo Moro lớn tuổi có cái chứng tỏ đã đạt được từ cuộc chiến đấu của họ.
Nhưng những nhà lãnh đạo này bị cáo buộc là ngày càng bớt cứng rắn và bị mua chuộc trong những năm dài hòa bình. Những thanh niên Hồi giáo đầy bất lực đang tìm kiếm sự khác biệt.
Tổng thống Duterte hứa sẽ chấm dứt tình trạng bạo động
Trên một phương diện nào đó cuộc khủng hoảng giới lãnh đạo ở người Moro đang phản ánh thực trạng trên toàn bộ đất nước này. Hồi năm ngoái hàng triệu người Philippines, lo lắng trước một tầng lớp chính trị tham nhũng và vụ lợi, đã bầu chọn một thị trưởng ăn nói thẳng thừng từ Mindanao làm Tổng thống.
Nay ông Rodrigo Duterte phải tìm cách thực hiện lời hứa của mình, tìm một giải pháp lâu dài cho tình trạng bạo động đang tàn phá hòn đảo quê hương ông.
************************
Philippines kêu gọi gỡ bỏ video phiến quân xúc phạm tôn giáo (RFA, 07/06/2017)
Các quan chức quân sự Philippine cho biết họ đã yêu cầu các công ty truyền thông xã hội bao gồm Facebook xóa đoạn video có cảnh các chiến binh xúc phạm các biểu tượng thiêng liêng trong một nhà thờ Công giáo tại một thành phố phía nam.
Cảnh các chiến binh xúc phạm các biểu tượng thiêng liêng trong một nhà thờ Công giáo tại một thành phố phía nam.
Hãng tin AP ngày 7/6 cho biết nguyên nhân các quan chức này làm như vậy là vì họ lo sợ đoạn video sẽ gây thù hằn và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh tôn giáo.
Đoạn video được AP tường thuật lại có những cảnh chiến binh lật đổ một cây thánh giá, và dẫm đạp, đốt cháy các bức tượng tôn giáo.
Tin cho biết thêm phát ngôn nhân quân đội Phi, ông Brig. Gen. Restituto Padilla cũng kêu gọi cư dân mạng không chia sẻ video này.
Vùng euro trước ngưỡng cửa một "thập niên vàng" ?
Cơn bão tan đi, ánh mặt trời hé rạng là cảm nhận của Le Monde hôm nay, 07/06/2017, về viễn cảnh của khu vực đồng euro, sau hơn một thập niên lao đao. "Vùng euro trước buổi bình minh của một "thập niên xán lạn" ?" là tựa của bài viết.
Đồng euro. Ảnh chụp tại khu vực Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Frankfurt, Đức. REUTERS/Kai Pfaffenbach
Le Monde dẫn hàng loạt nhận định của các chuyên gia kinh tế, từ ngân hàng Thụy Sĩ Pictet, ngân hàng Pháp Natixis, đến nhật báo tài chính Anh Financial Times, vốn thường tập trung vào những yếu kém của Châu Âu lục địa. Financial Times nhận xét : "Sự hồi phục của khu vực đồng euro là một ngạc nhiên về kinh tế của năm 2017". Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Philipp Hilderbrand đương kim phó chủ tịch quỹ đầu tư BlackRock – được coi là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới - dự đoán : liên minh tiền tệ Châu Âu đang đứng trước "một thập niên xán lạn".
Tình hình được đánh giá là chưa bao giờ lạc quan như vậy kể từ khởi đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Đa số các chỉ số cơ bản đều chuyển sang "màu xanh". Thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, với khoảng bảy triệu việc làm mới được tạo thêm. Vào tháng 4/2017, tỉ lệ thất nghiệp là 9,3%. Sức mua của dân chúng được đánh giá là "vững chắc".
Các điều kiện cơ bản cho sự phục hồi được nhấn mạnh là lãi suất cho vay thấp "chưa từng thấy" và chính sách về ngân sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu dự kiến tăng trưởng của khối sẽ đạt 1,8% năm nay.
Bên cạnh nhu cầu nội địa tăng mạnh, sự phục hồi của khối euro cũng được hưởng lợi từ mức tăng trưởng nói chung của thương mại toàn cầu, 4% trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Điều kiện chính trị thuận lợi
Trong số các điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy trở lại của khu vực đồng euro, Le Monde nhấn mạnh đến "mặt trận chính trị". Nếu như chỉ cách đây ít tháng thôi, "không khí hoài nghi Châu Âu dâng cao", sau quyết định Brexit, bóng đen bao phủ tương lai khu vực đồng euro, thì chiến thắng của Emmanuel Macron tại Pháp đã "mở ra những chân trời mới" (xem thêm : Hậu Brexit : Làm sao để con tàu Châu Âu không đắm ?). Đứng trước xu thế co cụm của nước Mỹ dưới thời Donald Trump, một nghịch lý đã xảy ra là Liên Âu đang nỗ lực đoàn kết lại và tìm cách đứng trên đôi chân của chính mình.
Theo một số dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro năm nay có thể vượt Hoa Kỳ, như trong năm ngoái 2016 (1,7% so với 1,6%).
Lạc quan, nhưng Le Monde cũng điểm ra những khó khăn lớn mà khu vực euro phải đối mặt. Cụ thể là mức lạm phát 1,4% (trong tháng 5/2017) được coi là không đủ để thúc đẩy tăng trưởng. Hy Lạp vẫn chìm trong khoản nợ công kỷ lục và tỉ lệ thất nghiệp rất cao. Các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về hệ thống ngân hàng nước Ý.
Trở lại nước Pháp, một đầu tàu của khu vực đồng euro, bài xã luận của Le Monde lưu ý là để có thể khai thác được "thời điểm thuận lợi cho Châu Âu và cho nước Pháp", tổng thống Emmanuel Macron cần phải có được sự ủng hộ của cử tri để có được đa số trong Quốc hội, trong cuộc bầu cử tới. Pháp cần môi trường kinh doanh "ổn định", giảm nợ công, lành mạnh hóa lĩnh vực tài chính, để "giảm bớt khoảng cách cạnh tranh" so với Đức. Đây chính là một điều kiện cơ bản cho một thập niên vàng của khu vực đồng euro, theo lãnh đạo quỹ đầu tư BlackRock.
Khối Anh-Mỹ đánh mất ngọn cờ đạo lý ?
Nói đến Châu Âu, không thể không nhìn vào mối tương quan giữa lục địa già và khối Anh-Mỹ. Les Echos có bài phân tích mang tựa đề "Cương vị lãnh đạo tinh thần của khối Anh-Mỹ đang suy sụp".
Theo Les Echos, thái độ của thủ tướng Anh Theresa May chọn con đường "chia tay mạnh bạo" (hard Brexit) với Liên Âu và của tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cắt đứt các thỏa thuận hợp tác quan trọng với đồng minh và đối tác bắt nguồn sâu xa từ "sự khủng hoảng" của một chủ nghĩa tư bản "khép kín", "bài ngoại", "ưa bạo lực", ám ảnh bởi mục tiêu "thu lợi trong thời gian ngắn", "gây ô nhiễm" môi trường. Tóm lại, một chủ nghĩa tư bản bất chấp đạo lý.
Nhà phân tích của Les Echos mệnh danh chủ nghĩa tư bản Anh – Mỹ hiện nay là "T-BUGS", chữ viết tắt của Trump-Brexit-Uber-Goldman Sachs.
Bên cạnh một loạt quyết định của Donald Trump như xây bức tường biên giới với Mexico, ra khỏi thỏa thuận Khí hậu, phủ nhận các cam kết với Iran hay giảm cam kết với NATO, Les Echos đặc biệt nhấn mạnh đến chủ trương quay lưng lại của Anh Quốc đối với Châu Âu, vừa "đáng lên án", vừa "không hiệu quả", cụ thể trong ý định tiến hành cuộc chiến chống khủng bố độc lập với Liên Âu, theo gợi ý của thủ tướng May hồi tháng Giêng 2017. Vụ khủng bố tại Anh cuối tuần qua là một ví dụ báo động về những hệ quả tồi tệ của xu hướng cắt giảm hợp tác.
Les Echos cũng dẫn ra hai ví dụ khác cho thấy "sự thất bại về đạo lý và chính trị" của một chủ nghĩa tư bản đang được cổ vũ tại Luân Đôn, cũng như tại New York. Ví dụ như việc công ty Uber lợi dụng không khí sau khủng bố tại Luân Đôn để tăng giá gấp đôi ngay trong buổi tối hôm ấy. Hay việc ngân hàng Goldman Sachs bỏ hơn 800 triệu đô la mua lại các cổ phiếu của Venezuela, chẳng khác nào "tài trợ" cho chính quyền độc tài của tổng thống Maduro.
Les Echos kết luận là để thoát ra khỏi "ngõ cụt" của chủ nghĩa tư bản nói trên, thế giới cần đến tiếng nói của Châu Âu, của nước Pháp. Thế kỷ XXI là thế kỷ của "sinh thái", thế kỷ của sự đoàn kết các dân tộc, "không loại trừ" ai, "không bài bác" ai. Trung Quốc cũng có "vai trò lớn" trong sự thay đổi lịch sử này. Liên Âu cần xây dựng thành công một thứ "chủ nghĩa tư bản mới".
Khủng hoảng Cận Đông : Qatar bị cô lập với thế giới
Khủng hoảng Cận Đông, với việc Qatar bị khối Ả Rập - do Saudi Arabia lãnh đạo - cô lập là một tâm điểm của thời sự quốc tế. Les Echos có bài mô tả các hệ quả đối với tiểu quốc giầu có này. Bài "Doha gần như tách khỏi thế giới" cho thấy sau quyết định của các nước vùng Vịnh hôm thứ Hai, Qatar ngay lập tức biến thành một Venezuela, với hàng dòng người dài xếp hàng tại các siêu thị để mua đồ nhu yếu phẩm dự trữ. Hàng hóa nhanh chóng cạn kiệt chỉ sau vài giờ. Hôm qua, dân chúng tiếp tục đổ đi mua sữa, gạo, thịt gà, và nhất là đường, một thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong kỳ chay Ramadan đang diễn ra.
Theo một chuyên gia kinh tế của Gulf State Analytics, Qatar nhập khẩu đến 99% thực phẩm. Quốc gia 2,5 triệu dân này phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung từ nước láng giềng Saudi Arabia. Khoảng 80% thực phẩm được chuyển vào tiểu quốc thông qua đường bộ từ Saudi Arabia. Mỗi ngày có khoảng 800 xe tải vận chuyển thực phẩm từ Lebanon, từ vùng Vịnh, từ Ấn Độ tới Qatar qua ngả này. Kể từ sáng thứ hai, giao thông trên bộ hoàn toàn bị chặn lại, và các vương quốc vùng Vịnh cũng cắt đứt cả đường hàng không với Qatar. May mắn thay là tiểu quốc không hoàn toàn bị phong tỏa, bởi đường biển vẫn hoạt động bình thường.
Khủng hoảng nói trên tại vùng Vịnh là một bận tâm mới của Paris. Theo Le Monde, tổng thống Pháp đã lên tiếng khẳng định ủng hộ mọi sáng kiến để thúc đẩy hòa dịu, và tuyên bố sẵn sàng đối thoại với các bên. Paris sẵn sàng đứng ra làm môi giới, cho dù không công khai tuyên bố. Tuy nhiên, theo một người hiểu rõ về khu vực này, thì các mâu thuẫn kiểu như thế này là "việc trong nhà" và "trước hết phải được giải quyết trong nội bộ". Ngoại trưởng Saudi Arabia hiện có mặt tại Paris cũng khẳng định là sẽ không đặt vấn đề môi giới trong chuyện này. Quan điểm của Saudi Arabia là buộc Qatar phải ngưng các hoạt động ủng hộ các nhóm thánh chiến.
Cải cách luật lao động tại Pháp : Một "mùa hè nóng bỏng"
Dự án cải cách luật lao động tại Pháp của tân chính phủ, ngay trong mùa hè này, là tâm điểm thời sự nước Pháp, sau khi chính phủ công bố lộ trình làm việc từ nay cho đến tháng 9, ít ngày trước vòng một bầu cử.
Theo nhật báo thiên hữu Le Figaro, "vững tin ở sự ủng hộ rộng rãi của cử tri theo các thăm dò dư luận", chính phủ không đợi kết thúc bầu cử Quốc hội, trong mươi ngày nữa, mà công bố ngay lịch trình làm việc với các nghiệp đoàn.
Xã luận Le Figaro, với tựa đề "Phải chăng phong trào Tiến Bước (của tổng thống) đang hướng đến cải cách ?", bày tỏ hy vọng đây sẽ là lần đầu tiên tại "xứ sở của đấu tranh giai cấp", một cải cách lớn trong lĩnh vực lao động sẽ không làm bùng lên xung đột quốc gia. Theo Le Figaro, thì có quyền hy vọng - cho dù mọi thứ có thể đổ bể - bởi có một thực tế là sau khi thủ tướng chuyển cho các nghiệp đoàn dự án cải cách luật lao động "thông qua các sắc lệnh", đã không có một phản ứng dữ dội nào. Các nghiệp đoàn có một thái độ kiềm chế "đáng ngạc nhiên".
Theo Le Figaro, để có được một kết quả bước đầu như vậy, chính phủ Pháp đã có một cách làm việc "hiệu quả". Toàn bộ nội dung cải cách được trình bày một cách rõ ràng, và được thông báo rộng rãi trong suốt thời gian tranh cử tổng thống.
Về phần mình, Libération thiên tả có phản ứng trái ngược. "Luật lao động, cú động đất mà họ đang chuẩn bị" là hàng tựa trang nhất nhật báo. Libération tóm lược tinh thần của cuộc cải cách, đó là tạo nên một sự mềm dẻo "chưa từng có" trong thị trường lao động tại Pháp. Tờ báo đặt câu hỏi liệu chủ trương giải phóng thị trường lao động để tạo điều kiện cho việc gia tăng tuyển dụng và giảm thất nghiệp có mang lại kết quả như mong muốn ? Libération so sánh với Đức, nơi quyền của người làm công cũng được bảo vệ như ở Pháp, nhưng thất nghiệp lại ít hơn. Libération hoài nghi về cuộc cải cách, với cái giá phải trả là gia tăng sự bấp bênh về phía người làm công ăn lương. Theo tờ báo, những thông tin về cải cách mới có được từ bộ Lao Động cho thấy có nhiều điều đáng lo ngại hơn những gì đã được biết.
Cũng về cuộc cải cách luật lao động, báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh đến việc chính phủ Pháp đã rất thận trọng trong quá trình chuẩn bị thương thuyết với các nghiệp đoàn, "mọi phát biểu dễ gây tranh luận" đều tránh không được đưa ra.
Về phần mình, La Croix khẳng định mùa hè sắp tới sẽ là "nóng bỏng" đối với chính phủ, các tổ chức của giới chủ và nghiệp đoàn. Tờ báo Công giáo ghi nhận chính sách chung của tổng thống Macron là vừa giải phóng thị trường lao động, vừa tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn việc làm cho người lao động. Vì vậy, La Croix tỏ ra thông cảm với "nỗi bất an" của nhiều người làm công ăn lương, khi thấy chính phủ ưu tiên thực hiện cải cách luật lao động trong giai đoạn một, nhằm khuyến khích tuyển mộ, nhưng lại chuyển hồ sơ cải cách bảo hiểm thất nghiệp và đào tạo nghề sang giai đoạn sau.
Trọng Thành
Nổ lớn tại nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh (RFA, 30/05/2017)
Hai mạng báo Zing và Người Đưa Tin nói vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi. Và cũng theo mạng báo Zing dẫn lời người dân địa phương sống gần nhà máy thép Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thì họ thấy một cột khói lớn bốc lên trong khu công nghiệp Vũng Áng, nơi có nhà máy thép của Formosa mà từ đầu tháng tư năm ngoái gây nên thảm họa môi trường dọc các tỉnh ven biển bắc trung bộ Việt Nam khiến 200 ngàn người dân địa phương chịu tác động.
Formosa : vụ nổ xảy ra tại một thiết bị hun khói của lò vôi
Cũng theo hai báo vừa nêu thì một lãnh đạo địa phương đã đến tại hiện trường vụ nổ để kiểm tra, xác minh. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cũng được thông tin về vụ việc.
Xin được nhắc lại vào chiều ngày 29 tháng 5 Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam, ông Hoàng Dương Tùng, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5 cho biết lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa bắt đầu vận hành thử nghiệm.
Ông này nói rõ sau 24 tiếng đồng hồ thử nghiệm sẽ có được những kết quả bước đầu. Và để giám sát việc bắt đầu thử nghiệm lò cao số 1 của nhà máy thép Formosa, thì từ tuần trước đoàn giám sát của các bộ- ngành, các nhà khoa học trong nước, cũng như cơ quan chức năng địa phương đến tại khu vực nhà máy ở Vũng Áng, Hà Tĩnh làm nhiệm vụ.
******************
Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử (BBC, 30/05/2017)
Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5
Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh.
Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp.
Một số báo trong nước nói rằng sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Vụ nổ "có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi" tuy nhiên "không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao", dù "hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ", bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết.
Theo trang An ninh Tiền tệ, giới chức hữu quan đã nhanh chóng phối hợp với Formosa để " xử lý sự cố, không để lại hậu quả".
Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, Formosa Hà Tĩnh chỉ vừa kết thúc 24 giờ chạy thử nghiệm lo cao số 1.
Tiến trình thử nghiệm, theo công bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo thường kỳ quí hai của Bộ hôm 29/5, bắt đầu diễn ra từ buổi chiều cùng ngày.
Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nói "kết quả thử nghiệm sẽ có sau 24 giờ" trong lúc giới chức và giới chuyên môn "theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc trực tuyến và lấy mẫu trực tiếp", báo An ninh Thủ đô đưa tin.
Theo tuyên bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo, thì các phương án ứng phó trong trường hợp phát sinh sự cố cũng đã được tính đến.
"Mỗi 5 phút một lần chúng tôi lại được báo cáo, nếu có bất kỳ xảy ra đều sẽ có phương án giải quyết," ông phó tổng cục trưởng được An ninh Thủ đô trích lời.
Người đứng đầu bộ máy tuyên giáo Việt Nam tuần trước nói đảng cộng sản "không sợ đối thoại". Phát biểu này đã gây nhiều bàn tán trong công chúng Việt Nam. Nhiều người đặt vấn đề rằng bước tiếp theo đảng sẽ đối thoại với ai và về những gì.
Các diễn biến chính trị, xã hội trong những năm qua đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại
Tại một hội nghị hôm 18/5, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nói đảng sẽ "đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng".
Ông Thưởng cho biết thêm việc tổ chức đối thoại ra sao "đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn". Theo ông, cần có quy định rõ ràng để "từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại". Ông nói đang cố gắng để Ban Bí thư "thông qua vấn đề này trong thời gian tới".
Trưởng ban tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam nói đảng "không sợ đối thoại"
Nhấn mạnh đây là vấn đề "rất quan trọng", vị trưởng ban tuyên giáo khẳng định "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận".
Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo ở Nha Trang đánh giá phát biểu của ông Thưởng là một "thông điệp tốt" và có phần "gây bất ngờ" đối với nhiều người. Song ông Tạo, người có nhiều bài phản biện chính trị, xã hội trên mạng internet, cũng chỉ ra rằng những lời của ông Thưởng không phải là một sự đột phá mà là bước đi tiếp theo từ một điều trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 của đảng cộng sản hồi tháng 10 năm ngoái.
Sau khi báo chí nhà nước tường thuật về phát ngôn của vị trưởng ban tuyên giáo, nhiều người trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ở Việt Nam tỏ ý nghi ngờ. Một số người so sánh với chiêu "dụ rắn ra khỏi hang" của Trung Quốc thời giữa những năm 1950 để đàn áp trí thức. Một số khác cho rằng tuyên bố của ông Thưởng là một "trò đối phó" ngay trước vòng đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ ở Hà Nội.
Chia sẻ suy nghĩ của ông Tạo, tiến sĩ Việt kiều Áo Đặng Hoàng Giang bày tỏ hy vọng phát ngôn của ông Thưởng sẽ mở ra giai đoạn mới trong đó đảng cộng sản "thực sự cầu thị, lắng nghe" người dân, các chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, báo chí và kể cả mạng xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cá nhân, hội nhóm lâu nay lên tiếng chỉ trích, phản biện – đôi khi rất gay gắt – về nhiều vấn đề, chính sách khác nhau của đảng và chính phủ, từ môi trường cho đến tham nhũng, từ giáo dục cho đến chính trị, đối ngoại. Đảng sẽ đối thoại với những ai trước tiên trong các cá nhân, tổ chức này, cựu nhà báo Võ Văn Tạo nhận định :
"Chắc chắn là chuyện đối thoại thì họ cũng nhằm vào trí thức phản biện thôi chứ không phải mọi tầng lớp khác. Bởi vì trí thức thường đưa ra những ý kiến đóng góp liên quan đến những vấn đề rất là quan trọng của đất nước, quốc kế dân sinh, thể chế chính trị, dân chủ, tự do, v.v…, những vấn đề chiến lược của đất nước".
Tiến sĩ Giang, hiện sống ở Việt Nam và là tác giả của nhiều sách và bài báo phản biện xã hội, cũng cho rằng trong số nhiều kênh đối thoại, các trí thức, các chuyên gia chắc chắn là "kênh cần thiết, hiệu quả". Ông Giang nói :
"Tôi hy vọng là trí thức sẽ có mặt nhiều hơn trong những ban tư vấn, trong những hội nghị, hội thảo khác nhau trong đó có sự có mặt của đảng và chính quyền, bởi vì chính quyền và đảng ở Việt Nam thì tuy hai mà một. Từ trước đến nay thì tôi cũng chưa nhìn thấy vai trò của các nhà khoa học. Kể cả trong chuyện đưa ra một chiến lược phát triển, hay một dự án đầu tư, hay một kế hoạch tổng thể nào đấy thì thiếu vắng những tiếng nói của các nhà khoa học".
Về chủ đề đối thoại, vị tiến sĩ Việt kiều cho rằng không nên có "vùng cấm", kể cả đề tài đa nguyên, đa đảng cũng nên đem ra bàn thảo, do tình hình Việt Nam từ năm 1930 - khi đảng cộng sản thành lập - đến nay đã khác nhiều.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nhiều nhà đấu tranh đã kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp quy định đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Trong khi đó, cựu nhà báo lâu nay cổ súy tự do, dân chủ Võ Văn Tạo nhận định những người có cơ hội đối thoại với đảng cần "kiên trì, nhẫn nại" và "mục tiêu cao nhất phải để sau cùng" :
"Không thể đường đột được đâu, họ không thể chấp nhận được đâu. Và đất nước cũng cần có sự thay đổi êm thấm, dần dần, qua từng bước. Chứ có những cái xào xáo quá đột ngột thì nó cũng gây những hiệu ứng sốc cho nền kinh tế, xã hội của đất nước nói chung. Thí dụ, quá trình vận động có thể vài ba năm, không thể ngày một ngày hai được, không thể vài tháng được".
Nhiều giới kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam thả tù nhân lương tâm
Tin rằng cần tạm gác những vấn đề "khó nuốt trôi" đối với đảng trong giai đoạn trước mắt, ông Tạo đề xuất lộ trình đối thoại từ trước mắt cho đến lâu dài gồm :
"Thứ nhất phải giải quyết cơ bản, nhanh chóng vấn đề tù nhân lương tâm. Chỉ có cái đó mới tạo được lòng tin cho giới trí thức thực sự ngồi vào bàn đối thoại. Thứ hai, tất cả những thủ đoạn không lành mạnh của an ninh lâu nay đối với anh em trí thức thì cũng phải hủy bỏ ngay. Nó sẽ tạo ra niềm tin ban đầu. Rồi ta mới bàn tới tiếp về quản lý kinh tế, thể chế kinh tế. Xong bắt đầu mới sang chuyện xã hội, rồi thể chế chính trị, tiến đến có thể là tôn trọng đa nguyên chính trị".
Về phần mình, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang nêu ra các vấn đề lớn cần đối thoại sớm :
"Về chuyện kinh tế thì mô hình phát triển kinh tế như thế nào, vai trò của kinh tế nhà nước ra sao, câu chuyện về tham nhũng, các nhóm lợi ích, thế rồi chuyện cải tổ hệ thống ngân hàng, chuyện nợ xấu. Tất cả những cái đấy đều phải đặt ra để đối thoại với nhau. Sau đấy đến chuyện chênh lệch giàu nghèo, rồi chuyện bảo vệ môi trường. Sau vụ Formosa và một số vụ khác, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên đánh đổi môi trường hay không đã trở nên cấp thiết. Câu chuyện đối ngoại, Trung Quốc và Mỹ như thế nào, ASEAN ra sao. Tất cả những cái đấy tôi nghĩ rất là cấp thiết và không nhất thiết liên quan đến câu chuyện chính trị đa đảng hay là một đảng".
Để đối thoại có kết quả thiết thực, cả tiến sĩ Giang và cựu nhà báo Tạo đều nhấn mạnh đảng và các bên đối thoại cần trao đổi với nhau trên cơ sở "tôn trọng và văn minh", cũng như "bình đẳng và thiện tâm".