Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các nhà chức trách Việt Nam đang tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, những người đã nêu quan ngại về vụ xả thải phá hoại môi trường của Formosa trong năm 2016 và hậu quả của vụ việc này.

amnesty0

Hoàng Đức Bình (trái) đã bị bắt và Bạch Hồng Quyền đang bị truy nã do lên tiếng về vụ Formosa.  RFA photo

******************

Ân xá Quốc tế, ngày 01/6/2017

Ngày 12/5/2017, Việt Nam ban hành một lệnh bắt đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người hiện đang phải ẩn giấu, trong khi người bảo vệ nhân quyền và blogger Hoàng Đức Bình đã bị giam giữ từ ngày 15/5/2017. Nhiều nhà hoạt động khác cũng đang phải đối mặt với sự quấy rối và hăm dọa và có nguy cơ bị bắt.

Sáng ngày 15/5, nhà hoạt động nhân quyền và blogger Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền ở Nghệ An bắt giữ. Ông bị buộc tội "chống lại người thi hành công vụ" theo Điều 257 và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 của Bộ Luật hình sự năm 1999. Với mỗi một cáo buộc, Hoàng Đức Bình phải chịu án tù từ sáu tháng đến bảy năm.

Hoàng Đức Bình, Phó Chủ tịch của Phong trào Lao động Việt Nam độc lập, đã viết blog về thảm họa Formosa và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi vụ việc xảy ra vào tháng 4/2016, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá ở nhiều tỉnh của Việt Nam. Anh đã đi cùng với một linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục vào thời điểm bị bắt và bị buộc phải ký một bản thú tội với các nhà chức trách sau khi bị giam ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Hiện không ai biết chính xác nơi anh bị giữ. Cha Nguyễn Đình Thục, người cũng hoạt động tích cực trong việc hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng môi trường, cũng đã phải đối mặt với những mối đe dọa của chính quyền và có nguy cơ bị bắt.

Một blogger hoạt động khác của Việt Nam là Bạch Hồng Quyền, một thành viên của tổ chức Phong trào Đường Việt Nam, một nhóm theo đường lối cải cách ôn hòa bị coi là bất hợp pháp, cũng đang bị các nhà chức trách truy nã sau khi lệnh bắt giữ được đưa ra để bắt anh vào ngày 12/5. Anh hiện đang phải ẩn giấu và phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" khi tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 3/4 yêu cầu chính quyền Việt Nam giải trình và minh bạch liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Cả vợ và cha mẹ đều đã bị các nhà chức trách đến quấy nhiễu.

Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của bạn để kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam :

Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình, một tù nhân lương tâm, người thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa, và hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại anh và Bạch Hồng Quyền, người mà cảnh sát đã ra lệnh bắt giữ ;

Chấm dứt ngay các vụ bắt giữ, truy tố và quấy rối tùy tiện các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động những người kêu gọi minh bạch và trách nhiệm giải trình cho thảm hoạ môi trường xảy ra vào tháng 4 năm 2016 ;

Tăng cường và tạo điều kiện cho các quyền tự do lập hội, hội họp và biểu đạt ôn hòa.

Đề nghị gửi khiếu nại trước ngày 13/7/2017 đến :

1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội, Việt Nam

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

2. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

44 Yết Kiêu Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam

Fax : + 844 3823 1872

3. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Bộ Ngoại giao, 1 Tôn Thất Đạm, Quận Ba Đình Hà Nội, Việt Nam

Fax : + 844 3823 18

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Và đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.

Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu gửi khiếu nại sau ngày trên.

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

-------------------

Thông tin bổ sung

Những dấu hiệu đầu tiên của thảm họa sinh thái Formosa xảy ra vào tháng 4/2016 khi cá chết hàng loạt ở vùng nước gần bờ biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Nghệ An. Khoảng 270.000 người, bao gồm cả ngư dân và phụ nữ và những người khác dựa vào ngành đánh bắt để kiếm sống, cũng như gia đình họ, đã bị ảnh hưởng khi hàng triệu con cá chết dạt vào bờ. Sau cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về thảm họa này, chính phủ đã xác nhận những lời cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, đặt trụ sở tại Hà Tĩnh, là nguồn thải độc hại vào vùng biển ven bờ. Vào cuối tháng 6/2016, Formosa đã xin lỗi công khai và thông báo sẽ bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng những người bị ảnh hưởng nói rằng số tiền quá nhỏ so với hậu quả mà Formosa gây ra.

Ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 1880, trong đó nêu rõ cách thức phân bổ bồi thường. Quyết định cho biết chỉ có các nạn nhân từ 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế sẽ được đưa vào kế hoạch bồi thường. Quyết định đã được đưa ra vài ngày sau khi 506 khiếu nại đã được đệ trình lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bởi những người dân đã phải chịu thiệt hại do thảm họa môi trường này. Vào ngày 5/10/2016, Tòa án Hà Tĩnh đã từ chối 506 khiếu nại với lý do là các nguyên đơn không đưa ra bằng chứng về thiệt hại vật chất của họ và tòa án không được quyền đưa ra quyết định về vụ việc mà đã có quyết định của chính phủ. 619 khiếu nại đã được chuyển đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/2/2017 bởi các cá nhân từ Nghệ An, những người không có trong kế hoạch bồi thường của Quyết định 1880.

Thảm họa Formosa đã trở thành vấn đề quan tâm lớn của công chúng ở Việt Nam. Nước này đã chứng kiến ​​các cuộc biểu tình trên một quy mô chưa từng thấy trước đây cả về tần suất và số người tham gia. Các nhà chức trách đã phản ứng quyết liệt đối một loạt các cuộc biểu tình diễn ra khắp cả nước vào tháng 5 năm 2016, và trong tháng 10 năm 2016, một cuộc biểu tình chống lại Formosa ở Hà Tĩnh có sự tham gia của khoảng 20.000 người. Chính quyền đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn cản và trừng phạt những người tham gia biểu tình, dẫn tới một loạt các vụ vi phạm nhân quyền bao gồm tra tấn và các hình thức xử phạt và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, cũng như vi phạm quyền hội họp ôn hòa và tự do đi lại.

Các cuộc biểu tình yêu cầu minh bạch và trách nhiệm giải trình tiếp tục trong năm 2017, và nhà chức trách đang đối phó bằng đe dọa, quấy rối, đánh đập đối với những người tham gia vào việc tổ chức và đưa khiếu nại. Các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tham gia tổ chức các cuộc biểu tình trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền.

Ngày 15/2/2017, Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa, một blogger ở huyện Kỳ Anh, Hà Tinh, người đã bị bắt vào ngày 11/01/2017. Anh đã giúp đỡ những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa sinh thái Formosa.

Published in Việt Nam

Nguồn : VOA, 31/05/2017

Published in Video

Trong hai ngày 30-31/5, một số giáo dân thuộc giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nói có xảy ra sự việc họ bị người lạ "tấn công, gây thương tích và hư hỏng tài sản".

nghean1

Tài sản của tại tư gia của một giáo dân bị hư hại sau vụ việc họ nói là xảy ra đêm 31/5

Các vụ việc này, vẫn theo những nguồn tin trên, xảy ra ngay sau khi chính quyền Sơn Hải tổ chức một cuộc diễn tập quân sự (27-28/05) mà theo một số người dân địa phương thì đã có xảy ra xô xát.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu phủ nhận các thông tin trên và khẳng định cuộc diễn tập diễn ra suôn sẻ và cuộc sống người dân ở đây luôn ổn định bình thường.

Chuyện gì đã xảy ra ?

Trong hai đêm 30- 31/5, sau khi linh mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân làm lễ tại giáo họ Văn Thai, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, thì xảy ra các vụ việc, linh mục nói với BBC.

nghean2

Hình ảnh chặn đường ở giáo họ Văn Thai vào tối 31/5

Linh mục Nguyễn Đình Thục, người phụ trách giáo họ Văn Thai, thuộc giáo xứ Song Ngọc, nói "có người đến rất đông cầm theo gậy gộc, vũ khí, uy hiếp và ném đá vào nhà giáo dân".

Ông cho biết, gia đình của một giáo dân phải di tản, ba chiếc xe máy, cửa kính, tivi đều bị đập nát và người vợ phải đi bệnh viện điều trị vì bị thương.

Một giáo dân khác sở hữu cửa hàng nhôm kính cơ khí thì tài sản cũng bị đập phá nặng nề.

Theo linh mục, giáo dân nhận ra một số người trong nhóm tấn công là các "thành phần nghiện hút, ma tuý và cờ bạc trong xã nhưng cũng có một số người là ở xã khác đến".

Có ít nhất 7-8 hộ bị hư hại nặng nề, còn lại bị bể ngói, bể cửa. Một số giáo dân đi di tản vẫn chưa dám quay về, nên vẫn chưa thống kê được thiệt hại, linh mục cho biết.

Ông nói có rất nhiều cán bộ công an xuất hiện trong hai đêm vừa rồi nhưng họ lại không ngăn cản người dân mà chỉ đứng nhìn.

Trước tình trạng căng thẳng, linh mục nói ông có yêu cầu lực lượng công an can thiệp,

"Vài cán bộ công an nói tôi nên lên xe họ đưa về vì ở ngoài dân rất đông và rất nguy hiểm. Tôi hỏi vì sao họ không ổn định trật mà cứ muốn đưa tôi về thì họ im lặng", linh mục Thục kể lại.

Xung đột từ cuộc diễn tập ?

nghean3

Một người đàn ông với khẩu súng trường gần khu vực nhà thờ giáo họ Văn Thai

Chủ nhật tuần trước, hôm 28/5, chính quyền tổ chức một cuộc diễn tập tại xã Sơn Hải mà địa điểm diễn tập lại ngay sát nhà thờ giáo họ Văn Thai.

Theo sơ Liêm, một nữ tu tại nhà thờ Văn Thai cho biết tầm 9 giờ kém sáng 28/5 "có hơn chục tiếng nổ ở bên sông cạnh nhà thờ".

"Một người nằm trước nòng súng nói là 'không thà bắn tôi chết, còn hơn đụng đến chỗ linh thiêng này,'" Sơ Liêm thuật lại.

Bà Nguyễn Thị Trà một giáo dân từ giáo xứ Phú Yên đi ngang qua, định quay phim lại vụ việc thì đột nhiên bị tấn công và bị đưa lên UBND xã Sơn Hải.

Bà Trà cũng nói có một thanh niên bị đánh vào đầu chảy máu mũi và tai, trên đường đi bệnh viện thì có hiện tượng nôn mửa.

Trước những thông tin trên, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Huyện Quỳnh Lưu, ông Nguyễn Hữu Viên hoàn toàn phủ nhận các vụ việc tấn công, bất ổn tại xã Sơn Hải.

Linh mục cho biết giáo họ có khoảng 700 giáo dân tuy nhiên nằm tách biệt khỏi giáo xứ, và xung quanh là lương dân.

nghean4

Bà Nguyễn Thị Trà thuật lại vụ việc hôm 28/5 trong một video lan truyền trên mạng xã hội

Diễn tập 'chống biểu tình của giáo dân'

Trước đó, báo Nghệ An nhiều lần mô tả Linh mục Thục và Linh mục Đặng Hữu Nam là những phần tử "gây kích động, phản động trong cộng đồng".

"Việc diễn tập là hoàn toàn diễn ra theo kế hoạch đầu năm của huyện. Các xã có trách nhiệm báo cáo cho nhân dân về các kế hoạch của xã", ông Viên nói với BBC hôm 1/6.

Khi được hỏi về các vụ tấn công, các vụ bạo động thì ông Viên liên tục nhấn mạnh là "mọi chuyện bình thường, không có vấn đề gì cả".

Về địa điểm của buổi diễn tập, ngay gần nhà thờ Văn Thai, vốn tập trung đông đúc dân cư, ông Viên nói "Nó nằm ở trong kế hoạch nên không có vấn đề gì đâu !"

nghean5

Hình ảnh viên đạn người dân chụp lại hôm 28/5

Ông cũng phủ nhận thông tin sử dụng súng đạn và mìn tại buổi diễn tập. Tuy nhiên các hình ảnh lan tràn trên mạng cho thấy một người đàn ông cầm một khẩu súng trường và có vỏ đạn vương vãi trong khuôn viên nhà thờ.

"Các xã khác thì tôi không rõ, chứ xã Sơn Hải không vấn đề cả. Mối quan hệ lương dân với giáo dân bình thường. Anh em mới đi lễ dâng hoa Đức mẹ về đây". ông Viên cho biết.

BBC đã cố gắng liên lạc với với chủ tịch và phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu, và chủ tịch xã Sơn Hải nhưng máy bận trong ngày 01/06.

Trang web của Đài Truyền hình Nghệ An viết :

"Trong diễn tập thực binh, trung đội dân quân cơ động xã thực hành tình huống giả định đó là giải tán một cuộc kích động, biểu tình của bà con giáo dân về sự cố gây ô nhiễm môi trường biển của Formosa tại trụ sở UBND xã".

Xã Sơn Hải là đơn vị điểm tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2017 của huyện Quỳnh Lưu, theo trang web này.

"Cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ bao gồm các nội dung : chuyển xã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao ; xử lý A2 theo kế hoạch bắt con tin ; điều chỉnh kế hoạch phòng không nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến ; đưa địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và điều chỉnh kế hoạch chiến đấu phòng thủ".

Truyền thông Việt Nam cho hay hồi tháng 4 vừa qua đã có các vụ va chạm giữa giáo dân và lực lượng công an tại Quỳnh Lưu.

Đài truyền hình Nghệ An có phóng sự hôm 26/04 nói Linh mục quản xứ Song Ngọc Nguyễn Đình Thục đã lên loa thông tin cho bà con giáo dân và kéo tới trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu để đòi lại số hàng hóa "bị công an đạp đổ".

Còn theo báo Nghệ An hồi tháng 2/2017, "một số giáo dân ở Quỳnh Lưu bị kích động tụ tập gây mất an ninh trật tự"

Được biết, căng thẳng tại khu vục này đã xảy ra một thời gian qua.

nghean6

Một số linh mục Công giáo Việt Nam đã sang Châu Âu vận động cho phong trào phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm ở biển Miền Trung

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một hội nghị trực tuyến ngày 15/5, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Hữu Cầu nói thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng có sự "câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo", báo Nghệ An viết, đồng thời đề xuất chính phủ cho áp dụng các 'chiến lược nhằm sớm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn'.

Đáp lại, linh mục Đặng Hữu Nam nói với BBC Tiếng Việt gần đây rằng những 'hành vi sai trái' mà giới chức cáo buộc đã xảy ra tại Nghệ An trong năm tháng đầu năm 2017 đều bắt nguồn từ việc các linh mục sát cánh, dẫn dắt người dân đấu tranh phản đối Formosa.

Published in Việt Nam
jeudi, 01 juin 2017 22:07

Vụ nổ tại Formosa !

Ngay sau 24 giờ vận hành thử nghiệm, lò cao số 1 của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, một vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 5. Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước đồng loạt loan tải kết luận của địa phương về nguyên nhân vụ việc với khẳng định của cơ quan chức năng là không nguy hại.

formosa1

Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số 1 của Công ty Formosa. Courtesy NLĐ

Bài phóng sự sau đây trình bày về ý kiến và phản ứng của những người dân trong nước về vụ việc.

Vui mừng

Từ Sài Gòn, ông Trần Bang, người từng đưa ra thông điệp yêu cầu đóng cửa Formosa (Formosa get out !) trong các cuộc biểu tình, xuống đường đòi hỏi môi trường sạch, nhắc lại những thông cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trước khi cấp phép vận hành lò cao số 1

"Bộ Tài nguyên Môi trường, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố là thật an toàn kiểm soát các chất thải ra môi trường, thứ hai là an toàn về phòng chống cháy nổ mới cho vận hành. họ khẳng định an toàn. Nhưng vận hành có 24 tiếng thì phát nổ. Cái này càng cũng cố niềm tin của những người muốn đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, muốn đóng cửa Formosa."

Chị Thu Nguyệt, nhà hoạt động xã hội, từ Sài Gòn chuyển lời của những người quan tâm đến an toàn đời sống người dân."

"Có một số người theo dõi tin tức thì họ nói rằng nổ như vậy để cho nó (Formosa) thấy việc đang làm là sai trái, và họ rất mừng về vụ nổ này."

Một bạn trẻ ở thành phố Vinh, cũng từng tham gia trong các hoạt động chống Formosa đòi công bằng cho người dân miền Trung cho biết :

"Theo tinh thần của người dân ở đây thì nếu nghe được tin có 1 khu vực nào đó ở nhà máy Formosa cháy nổ thì họ sẽ vui mừng và mong cho nổ cả công ty Formosa luôn."

Lo lắng

Nhiều báo trong nước loan tin ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đưa ra kết luận ban đầu là do bụi phát sinh từ quá trình nhập nguyên liệu vào lò, kết hợp với hơi nước bay lên từ quá trình sấy gây tắc nghẽn lưu thông không khí dẫn đến nguyên nhân vụ nổ thiết bị lọc bụi lò vôi.

Cũng từ tin trong nước cho biết sau khi kiểm tra hiện trường thì Ủy ban Nhân dân tỉnh cho rằng sự cố kỹ thuật này không gây thiệt hại về người và vật chất, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến quá trình vận hành thử nghiệm lò cao số 1 khởi sự hoạt động từ ngày 29.

Không đồng ý với điều này, ông Nguyễn Chí Tuyến, nhà đấu tranh cho nhân quyền, có mặt trong những cuộc biểu tình yêu cầu đóng Formosa kể lại.

formosa0

Một vụ nổ lớn xảy ra vào lúc khoảng 9 giờ tối ngày 30 tháng 5 tại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nơi mới đưa lò cao vào thử nghiệm từ chiều ngày hôm trước là 29 tháng 5. Courtesy Zing

"Đấy là phía nhà nước nói vậy vì người ta vẫn quyết tâm cho Formosa tiến hành công việc sản xuất thép, cho nên họ vẫn bao che. Cái mức độ như thế nào thì tôi cũng không phải người chuyên môn để có thể nói nghiêm trọng mức nào 1 cách cụ thể. Nhưng với cảm nhận 1 người bình thường thì tôi nghĩ vừa mới vận hành hôm trước hôm sau xảy ra vụ nổ thì chắc chắn nó có vấn đề. Vì Formosa sử dụng công nghệ rất lạc hậu. Những gì thuộc về lạc hậu thì nó thường gắn với những rủi ro, nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong lúc vận hành cũng như sản xuất ra sẽ không thân thiện môi trường."

Từ Sài Gòn, ông Trần Bang đưa ra câu hỏi, trước đây Formosa xả thải chất độc ra biển, giờ đây khi lò vôi phát nổ, có phải những chất độc ấy sẽ được thải vào không khí ?

"Tôi nghĩ việc cháy nổ bao giờ cũng tạo ra khí độc hại. Bất cứ vụ cháy nổ bình thường đã bị chứ đừng nói đến cháy nổ do hoá chất. Khí độc ấy như thế nào thì mình không thể biết vì phải có khoa học đánh giá. Người dân thì không được tiếp cận."

Theo ông Trần Bang, một vụ cháy bình thường cũng có thể tạo ra khí độc. Trường hợp này nổ thiết bị lọc bụi lò vôi trong một nhà máy hoá chất.

Ông Nguyễn Chí Tuyến lo ngại khi nói về ảnh hưởng của vụ nổ này.

"Đương nhiên nó sẽ rất là hại chứ không có lợi chút nào cả. Xét về cuối cùng thì môi trường ở đó và người dân sẽ bị ảnh hưởng. Về góc độ thực tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường, người dân sẽ là người gánh chịu nặng nề nhất, đặc biệt là bà con sống ở vùng Đông Yên sẽ phải hứng chịu tất cả những cái đó. Sự cố nó nổ, bụi khói tất cả những gì trong độc hại của nó thì nó tung ra môi trường, có thể nó bay lên trời nhưng gặp mưa thì lại trút xuống đất của người dân, ngấm vào nguồn nước… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này của người dân, tác động đến ăn uống, sinh vật, cây cỏ, thực vật."

Khẳng định rằng nếu Formosa tiếp tục được vận hành với công nghệ lạc hậu như vậy, theo ông Nguyễn Chí Tuyến, sẽ có những sự cố khác xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Ông Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, Trần Hồng Hà, vào chiều ngày 31 tháng 5 trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội rằng 'Sự cố ở Formosa đáng tiếc nhưng không nguy hiểm'.

Từ miền Trung, anh Paul Trần Minh Nhật, người từng đồng hành với Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên tuần hành đòi môi trường sống cho biết những người dân sống gần nhà máy thép Formosa khẳng định họ nghe những tiếng nổ lớn liên tục tiếp nối nhau và tất cả mọi người đều bất ngờ.

Theo ý kiến của ông Trần Bang, báo chí trong nước có thể che lấp thông tin, nhưng không thể che được ngọn lửa của vụ nổ và những cột khói toả mù mịt bầu trời Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 01/06/2017

Published in Việt Nam

Việc kỷ luật ông Võ Kim Cự và các quan chức liên quan đến sự cố môi trường Formosa chưa thỏa đáng, theo ý kiến một số người tại Việt Nam.

khoito1

Sau hôm 15/5, ông Võ Kim Cự (phải) đã chính thức bị rút khỏi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14

Hôm 15/5, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết cho ông Võ Kim Cự thôi vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, vì lí do sức khoẻ và vì đã bị Đảng Cộng sản kỷ luật liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra, theo báo chí trong nước.

Ông Cự "không bị Quốc hội bãi nhiệm" mà được "cho thôi nhiệm vụ" theo thẩm quyền của Ủy ban, theo báo Tuổi trẻ.

Nhận định về việc này, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói với BBC :

"Việc Quốc hội cho ông Võ Kim Cựu từ chức một cách êm ái gây bất ngờ cho nhiều người, trong đó có tôi".

"Tôi cứ nghĩ Quốc hội sẽ đem những sai phạm của ông Cự ra xem xét mổ xẻ tại diễn đàn Quốc hội, thay vì chỉ thông qua ủy ban thường vụ".

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, một trong những người từng gửi đơn kiến nghị bãi nhiệm ông Võ Kim Cự, cho rằng đây là "chỉ dấu cho thấy các cơ quan nhà nước, Quốc Hội đã có những phản ứng nhất định với lời kêu gọi, tâm nguyện của người dân".

Luật sư Trần Vũ Hải thì cho rằng ông Cự "một người bản lĩnh, một người muốn làm việc thiện, nhưng lại dính líu đến Formosa" và "việc rút lui của ông ta là cần thiết, chấp nhận được".

Vẫn chưa thỏa đáng

Nhiều người cho rằng chỉ việc cho ông Cự từ chức, và kỷ luật các quan chức liên quan là vẫn chưa thỏa đáng so với hậu quả của những sai phạm này đem lại.

Ông Thuận nói thêm rằng : "Phải xử lý cao hơn những người có trách nhiệm, những người ký kết cho thuê đất 70 năm, những người theo dõi giám sát phê chuẩn dự án Formosa".

"Cách giải quyết của chính phủ vẫn chưa triệt để, thấu suốt. Phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi để chuyện như [thảm hoạ môi trường Formosa] không xảy ra nữa".

khoito2

Nhiều cuộc biểu tình chống Formosa đã diễn ra ở Việt Nam từ tháng 5/2016 đến nay

Luật sư Hà Huy Sơn thì nói "Tôi cho rằng những người bị cách chức, kỷ luật như ông Cự thì không có gì là oan cả, nhưng đây là lỗi của cả hệ thống, của cả thể chế. Với một nhà nước không thượng tôn pháp luật, không phải là một nhà nước pháp quyền, thì hậu quả xảy ra do Formosa là tất yếu".

Còn ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra "đã gây ra tổn hại quá lớn về môi trường và gây hại trực tiếp cho nhiều người dân và những người liên quan phải bị khởi tố theo pháp luật".

Cũng đồng tình với nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng "Chính quyền cần phải khởi tố vụ án này, dựa trên các cơ sở điều tra, để thủ phạm chính liên quan đến Formosa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Luật sư Hà Huy Sơn từng đâm đơn tố giác tối phạm, gửi đến Bộ Công an sau khi Formosa thừa nhận trách nhiệm trong thảm họa môi trường dẫn đến sự hiện tượng cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung.

Nhưng ông cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi về đơn tố giác từ Bộ Công an.

khoito3

Thảm họa môi trường do Formosa gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và cuộc sống của người dân ven biển miền Trung

Hôm 14/4, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương đưa ra danh sách các cá nhân có sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Ủy ban Kiểm tra Trung Ương kết luận rằng các sai phạm "gây ra hậu quả nghiêm trọng" và quyết định thi kỷ luật các quan chức sau :

· Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011-2016).

· Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh

· Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường

· Bùi Cách Tuyến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường

· Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

· Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định, đánh giá tác động môi trường (2008-2016)

· Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường

Trong khi đó, ông Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng và Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh, bị đề nghị "kiểm điểm, xem xét kỷ luật".

BBC đã tìm cách liên lạc với ông Võ Kim Cự nhưng ông không nhấc máy.

Published in Việt Nam

Suốt thời gian qua, nhiều người đặt câu hỏi vì sao thảm họa Formosa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế (hàng trăm nghìn người mất sinh kế), xã hội (tình hình an ninh trật tự bất ổn) và môi trường (hệ sinh thái biển mất nửa thế kỷ để hồi phục) nhưng không một ai, cả từ phía tập đoàn lẫn chính quyền, bị truy tố.

thamhoa1

Thảm họa Formosa để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng mà không một ai, cả từ phía tập đoàn lẫn chính quyền, bị truy tố

Trong khi đó, những người tích cực nhất phản đối Formosa dưới những hình thức khác nhau, từ xuống đường (Blogger Mẹ Nấm), đưa tin (Nguyễn Văn Hoá, Bạch Hồng Quyền) đến hỗ trợ nạn nhân đi kiện (Hoàng Bình) lại lần lượt bị khởi tố, bắt giam.

Vì sao có chuyện ngược đời như vậy ?

Có thể phần nào hiểu được lý do nếu đọc một trong ba giải pháp được Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất nhằm kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm lên (sau khi quý I không được như mong đợi) :

"Giải pháp thứ ba mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến là giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc liên quan đến xử lý vấn đề môi trường của dự án Formosa, nếu đủ điều kiện để hoạt động, có thể xem xét cho phép nhà máy đi vào vận hành.

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu được vận hành lò cao số 1 trong tháng 5 sẽ cho công suất là 3,5 triệu tấn thép/năm, đóng góp khoảng 0,16 điểm % trong tăng trưởng GDP". (Trích bản tin báo Dân Việt)

Mà ai cũng biết kinh tế nước ta ì ạch chủ yếu là bởi quá nhiều dự án nghìn tỷ kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế quốc doanh cũng như vô số các khoản đầu tư công lãng phí.

Nghĩa là :

Nhà nước đầu tư/kinh doanh kém hiệu quả -> Kinh tế sa sút -> Tăng trưởng sụt giảm.

Để kéo tăng trưởng lên :

Tạo điều kiện cho Formosa vận hành -> Hết mực bảo vệ tập đoàn này -> Trấn áp bất kì ai phản đối Formosa.

Đơn giản là thế, công lý, nhân phẩm, môi trường đâu có chỗ. Đây là nơi chỉ có đồng tiền nói chuyện.7

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 15/05/2017 (nguyenanhtuan's blog)

Published in Diễn đàn

Dự án Formosa có thể xem là một thảm họa điển hình về môi trường mà chúng ta phải trả giá. Việc các cấp, các ngành đã và đang tiến hành xử lý kỷ luật những người có trách nhiệm trong cả quá trình dựng nên dự án thật sự cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân có trách nhiệm tham gia các khâu để hình thành nhà máy luyện thép nói trên.

dautu1

Ông Võ Kim Cự - Ảnh : VIỆT DŨNG

Có lẽ mức kỷ luật cho các quan chức từng liên quan đến dự án Formosa gây ra thảm họa môi trường ở 4 tỉnh miền Trung cũng đã rõ ràng và khá nghiêm khắc khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã họp và ra kết luận hôm mới đây sau thời gian dài chờ đợi, bức xúc của nhiều đảng viên và quần chúng nhân dân.

Do phân cấp quản lý cán bộ, có một số trường hợp nguyên là cán bộ do Ban bí thư, Bộ Chính trị quản lý nên phải có cuộc họp hôm 21.4 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kết luận cũng rất nghiêm khắc và Ban bí thư đã bỏ phiếu xử lý như báo chí đã đưa. 

Thông tin hôm mới đây từ Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, về phía Quốc hội, tại phiên họp gần nhất (kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14), việc bỏ phiếu bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự cũng đã có trong chương trình nghị sự ; về phía Liên minh các Hợp tác xã Trung ương, tôi tin rằng rồi Ban chấp hành cũng sẽ họp để xử lý tiếp bước cuối cùng khi ông Cự còn tư cách đương kim Chủ tịch Liên minh ; và về phía địa phương , tôi nghĩ các quan chức khác có liên quan rồi cũng vậy, giống như phía Bộ Tài nguyên Môi trường đã và đang triển khai cũng như chỉ đạo.

Cứ theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong vụ Formosa Hà Tĩnh, sự tổn thất về cán bộ quả là một con số lớn, chẳng kém gì so với vụ việc bị bung bét ra từ chuyện lãng xẹt "chiếc xe biển xanh" của cựu Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh để rồi cả Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), cả ngành Dầu khí cũng như Công Thương bị tổn thất nặng nề, nhiều người đã bị tạm giam để điều tra. Vậy là hàng loạt cán bộ dính dáng (kể cả vài ngành khác như Tổ chức Đảng, Nội vụ, Thi đua khen thưởng) đã phải chịu kỷ luật...

Việc sai phạm trong quá trình lập dự án và giám sát thi công nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh đã mang lại rất nhiều bài học. Bài học lớn nhất trong vụ Formosa có lẽ chính là : kể từ nay, chúng ta không thể vì phát triển và tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường để "đầu tư bằng mọi giá". Thứ nữa, là không thể lơi lỏng, chủ quan trong khâu giám sát kỹ thuật công nghệ khi họ đầu tư tại Việt Nam... Chỉ cần mất cảnh giác (hoặc chủ quan, xem nhẹ, hoặc biết nhưng nhắm mắt làm ngơ vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm) đều sẽ để lại hậu quả khôn lường kiểu như ở Hà Tĩnh.

Có lần ông Võ Kim Cự, người từng đảm trách nhiều cương vị có liên quan đến xây dựng dự án Formosa, thậm chí cả ở cương vị đứng đầu tỉnh, đã... "cự" lại báo chí trước áp lực dư luận khi sự cố xảy ra. Ông bảo, nếu Hà Tĩnh có muốn làm đến mấy nhưng các bộ ngành và cấp trên không đồng tình, không ủng hộ thì tỉnh ông làm sao dám cấp phép và có thể làm nổi khi dự án này có tổng mức đầu tư trong 2 giai đoạn sẽ lên tới cả chục tỉ đô la. Song, theo nhiều thông tin mà báo Tuổi trẻ tìm hiểu thì ông Cự vốn được coi là lãnh đạo Hà Tĩnh có nhiều việc làm bạo tay, dạng "tiền trảm hậu tấu" rất kỳ lạ.

Về thẩm định, cho ý kiến về dự án hồ sơ kỹ thuật, tôi nghĩ vai trò của các bộ, ngành là rất quan trọng, tỉnh làm sao nắm được về kỹ thuật khi mà họ chưa bao giờ có dự án sản xuất thép lớn đến thế. Thế nhưng, ngoại trừ Bộ Tài nguyên Môi trường có một số cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, tôi thấy có gì đó chưa ổn khi mà khâu thẩm định công nghệ của dự án còn có sự tham gia của cả Bộ Khoa học Công nghệ mà lại không thấy hề hấn một ai ? Nhưng có lẽ trong chuyện này, Ủy ban Kiểm tra cũng đã cân nhắc thế nào đó mà chúng tôi không am tường nên không đưa ra xem xét, xử lý thêm. Dù sao, đây cũng là bài học lớn cho các cơ quan bộ, ngành với vai trò là đơn vị thẩm định, tham mưu cho Chính phủ để ra quyết định cho hoạt động hay không.

Có người nói với tôi rằng, trong "nước cờ" đầu tư Formosa Hà Tĩnh này, một phần cũng là do chủ quan, địa phương thấy món hời lớn quá, dự án cũng lớn quá mà dễ gì đến tỉnh nghèo mình được ngó đến. Chưa nói đến việc khi dự án đi vào hoạt động, Hà Tĩnh có nguồn thu lớn mà chỉ nội tiền thuế thu được trong việc Formosa nhập khẩu trang thiết bị (của một dự án lên tới cả chục tỷ đô la) thì Hà Tĩnh đã "ngây ngất" với mớ tiền từ thu thuế quá lớn, cứ như trong mơ. Và đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân Hà Tĩnh trong quá trình đi vận động, thuyết phục trung ương ủng hộ dự án mà họ đưa ra dễ được ủng hộ ( ?).

Rồi cũng do "thương" tỉnh nghèo "khúc ruột miền Trung", những người có trách nhiệm ở các cơ quan trung ương cũng đã niệm tình bỏ qua cho Hà Tĩnh, dễ cho qua những gì còn bất ổn mà lẽ ra, bằng nghiệp vụ chuyên môn của các chuyên gia, họ phải phát hiện, khuyến cáo cấp trên của họ để ngăn chặn kịp thời.

Ai ngờ nhờ tài của địa phương, chỉ trong có 6 tháng trời xem xét, bàn thảo, góp ý và lo giấy tờ, dự án đã được phê duyệt. Về một góc độ nào đó, việc thủ tục được chấp nhận nhanh như vậy cũng là điều tích cực trong môi trường mời gọi đầu tư. Song có lẽ trong câu chuyện này, cũng do nhanh chóng mặt nên có những khâu đã thẩm định sơ sài, giản đơn quá chăng nếu không nói là họ "qua mặt" dễ dàng đến vậy.

Tôi có đọc một bài viết của tác giả Tô Văn Trường, tiến sỹ khoa học, ông nhận xét rằng cánh báo chí như chúng tôi và ngay cả một số nhà khoa học hẳn hoi gần đây đang mắc một thói quen khi sử dụng sai thuật ngữ khoa học khi phán xét rằng, đến nay Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi. Lỗi duy nhất còn lại sẽ là chuyển công nghệ luyện cốc ướt sang luyện cốc khô. Việc này dự kiến hoàn thành vào năm 2019...

Tìm hiểu thêm, tôi được biết, tuy "chỉ còn 1 trong 53 lỗi", nhưng lỗi này lại là một trong 2 lỗi chí mạng để đến nỗi gây ra ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung năm ngoái. Vẫn theo tác giả Tô Văn Trường, một nhà máy luyện thép thì việc đầu tư cho công nghệ tắt khô tốn kém hơn tắt ướt. Nếu tính riêng cho một nhà máy thép chỉ 2 triệu tấn/năm, cần đầu tư khoảng 5 triệu euro cho xưởng sắt ướt nhưng nếu là xưởng tắt khô, nó ngốn những 100 triệu euro. Trong khi đó, Formosa Hà Tĩnh có công suất giai đoạn 1 đã là 7,5 triệu tấn/năm. Tức là sẽ tốn vô cùng so với công nghệ tắt ướt hiện nay.

Trong cách thẩm định này, chúng ta bị họ qua mặt. Lỗi cơ bản do đâu, tôi chưa rõ nhưng có lẽ cũng không phải là lỗi của địa phương hoàn toàn vì trình độ họ cũng hạn chế như đã đề cập ở trên, làm sao có kiến thức bằng các chuyên gia của các bộ ?

Dư luận rất tán đồng với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng triển khai dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận bởi tính thuyết phục của dự án chưa cao khi đặt tại một vùng biển đầy tiềm năng về du lịch. Đây chính là quan điểm rất sáng suốt khi đầu tư một lĩnh vực dễ ảnh hưởng đến môi trường mà trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hơn một lần cảnh báo, chúng ta sẽ không đánh đổi bằng mọi giá môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế.

Dự án Formosa có thể xem là một thảm họa điển hình về môi trường mà chúng ta phải trả giá. Việc các cấp các ngành đã và đang tiến hành xử lý kỷ luật những người có trách nhiệm trong cả quá trình dựng nên dự án thật sự cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân có trách nhiệm tham gia các khâu để hình thành nhà máy luyện thép nói trên. Dù chỉ là người thay mặt cho một bộ, ngành nào nhận xét, thẩm định hay giám sát thi công cũng đều phải toàn tâm toàn ý, công tâm và không vụ lợi trong nhiệm vụ mà họ được nhà nước giao phó. Bên cạnh đó, cần thiết phải mạnh tay kỷ luật nếu họ vi phạm. Nếu không nghiêm khắc, chúng ta sẽ còn mất mát nhiều cán bộ kiểu như vụ Formosa, ngoài tổn thất về kinh tế cho đất nước.

Quốc Phong

Nguồn : Một Thế Giới, 25/04/2017

Published in Diễn đàn
mercredi, 19 avril 2017 15:03

Formosa, nỗi lòng dân có ai thấu ?

Thảm họa môi trường Formosa xảy ra đã hơn một năm với những hệ quả khủng khiếp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

formosa1

Người dân mang băng rôn phản đối Formosa gây nhiễm độc biển. Courtesy of danlambao

Trong suốt một năm qua, báo chí trong nước nhắc tới thảm họa môi trường này với cụm từ "sự cố" và nếu có nhắc đến những cuộc nổi dậy của người dân thì luôn lồng yếu tố bị ‘kích động’.

Hãng tin Reuters vào ngày 18 tháng tư có bài tựa đề ‘Anger over Vietnam’s poisoned coast’, tạm dịch ‘Nỗi căm phẫn vì bờ biển nhiễm độc’.

"Những con cá to thì chết cả rồi. Ngày trước cũng tại chỗ này chúng tôi bắt được 10 con cá thì giờ chỉ bắt được 1, hoặc 2 con".

Đó là lời chia sẻ của anh Mai Xuân Hòa, một ngư dân ven biển Hà Tĩnh, đang gỡ vài con cá nhỏ trong lưới, kiếm vài đồng nuôi gia đình. Hãng Reuters dẫn lời người ngư dân không may Mai Xuân Hòa.

Cũng như anh Hòa, hàng trăm ngàn người dân khác đã gần như mất đi miếng cơm manh áo sau khi thảm họa môi trường Formosa xảy ra.

Tháng 4 năm ngoái, nhà máy gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt nổi trắng xóa ven biển các tỉnh bắc Trung Bộ.

Kể từ khi thảm họa ập đến những vùng quê vốn yên bình, người dân mất đi kế sinh nhai vì lượng cá còn lại rất ít, vả lại bị mang tiếng là cá vùng ô nhiễm nên mang bán chẳng được bao nhiêu tiền. Giá thành có khi sút chỉ còn 1/4 giá cũ. Hàng ngàn người cũng vì vậy mà phải bỏ xứ đi lên thành phố xin làm công nhân hay đi tha hương nơi xứ người với cái mác "xuất khẩu lao động". Bộ Lao động Thương binh Xã hội đưa ra số liệu thống kê cho thấy hơn 40.000 người dọc 4 tỉnh bắc Trung bộ bị tác động trực triếp và trên khắp cả nước khoảng 250.000 người chịu ảnh hường từ thảm họa môi trường Formosa.

Trước đây, khách du lịch rầm rộ đua nhau về đây tắm biển, ngắm cảnh thì bây giờ bãi biển người dân mô tả "như chùa bà đanh". Trước đây cũng vì du lịch phát triển nên nhiều hộ ăn nên làm ra với những nhà hàng hải sản ven biển. Nhưng bây giờ "nhà hàng của chúng tôi như đang chết dần chết mòn", chị Mai Ngọc Kỳ, chủ một tiệm ăn hải sản bày tỏ. Hay anh Nguyễn Việt Long, một người chuyên buôn bán hải sản cho biết "cứ tình hình này nhà tôi đến phá sản mất thôi".

Trước sự nổi dậy phản đối trong dân chúng, tháng 7 năm ngoái nhà máy Formosa đã bồi thường cho những người dân chịu thiệt hại khoản tiền 500 triệu đô la và giao khoản tiền này cho chính phủ. Tuy nhiên, nỗi uất hận vì mất biển, mất sinh kế chưa nguôi, nay thêm sự bất minh bạch của chính quyền trong công tác bồi thường thiệt hại, đã khiến hàng loạt các cuộc biểu tình nổi lên trong dân chúng. Linh mục Đặng Hữu Nam, một người đã nhiều lần đồng hành cùng người dân đi khiếu kiện, biểu tình đòi lại công bằng, cho chúng tôi biết :

Suốt 3 tháng đấu tranh của người dân yêu cầu nước sạch cho cá và minh bạch cho dân, nhà cầm quyền đã bao che cho Formosa, đổ lỗi cho ông giời và con người cũng như đàn áp người dân biểu tình một cách tàn ác. Sau khi Formosa nhận lỗi, chính phủ nhận tiền thì người dân vẫn tiếp tục nhận thảm họa. Nhà cầm quyền hứa sẽ chi trả khoản 500 triệu đô la sớm nhất đến tay người dân nhưng cuối cùng những đồng tiền đó cũng không đến được tay người dân.

Anh Peter Trần Sáng lại cho rằng thực chất người dân biểu tình không phải vì những đồng tiền bồi thường mà do họ quá bất mãn với sự trắng trợn của nhà cầm quyền :

Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường.

Biển chết, dân thất nghiệp

formosa3

Biển chết, dân cũng chết theo

Chính phủ Hà Nội hiện tại đã thông báo rằng biển đã sạch trở lại và người dân có thể tiếp tục cuộc sống thường nhật trước kia. Tuy nhiên nhiều ngư dân cho biết nguồn cá dồi dào trước kia nay đã không còn nữa, thay vào đó chỉ còn lác đác một vài con. Anh Hòa cùng hai ngư dân khác lặn lội trên biển cả ngày trời mà không kiếm chung nhau nổi một chậu cá. Khoản bồi thường hơn 17 triệu đồng liệu nuôi sống anh và gia đình được bao nhiêu ngày ?

Anh Báu, một ngư dân ở Nghệ An, cho biết tác động của thảm họa này đến đời sống người dân khu xóm anh :

Cá mực câu về giảm hẳn đi rất nhiều. Họ có nuôi con hào nhưng bị chết rất nhiều. Trước kia được 10 thì giờ chỉ được 3,4, không đủ tiền chi phí người dân bỏ ra. Giờ nghề biển không làm được cũng dẫn đến nợ nần chồng chất. Ví dụ một con tàu người ta đóng hết 5,6 tỷ nhưng bây giờ dân hoang mang không biết kiếm tiền ở đâu mà trả.

Một ngư dân khác ở Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh cho biết rằng hiện nay gia đình anh phải đi vay mượn từng đồng sống qua ngày :

Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.

Đầu tháng 4 vừa rồi Chính phủ báo rằng trong số 53 vi phạm của Formosa được cơ quan chức năng Việt Nam nêu ra sau khi xảy ra thàm họa môi trường, thì đã khắc phục được 52 lỗi, chỉ còn một lỗi duy nhất là chuyển từ dập cốc ướt sang dập cốc khô dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy hiện tại chưa hoàn thành nhưng đoàn công tác của Bộ Tài nguyên Môi trường đến Formosa gần đây cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ cho lò cao số 1 trở lại hoạt động trong năm nay. Điều này lại một lần nữa gây hoang mang trong dân chúng vì e sợ rằng Formosa lại một lần nữa bức tử môi trường biển. Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh từng đưa ra nhận xét rằng "Nếu Nhà nước cho Formosa hoạt động trở lại khi chưa hoàn thành công tác chuyển dập cốc là vô trách nhiệm".

Formosa đã hứa hẹn sẽ đầu tư thêm 350 triệu đô la để sửa chữa nhà máy, hi vọng có thể hoạt động lại trong năm nay.

Tháng Hai vừa rồi chính phủ Hà Nội đã tuyên bố sẽ không cấp phép cho những dự án có rủi ro ô nhiễm môi trường cao. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng từng yêu cầu Bộ Tài Nguyên Môi trường phải củng cố lại các điều luật và siết chặt hơn nữa quá trình thanh tra, rà soát các dự án trong giai đoạn đầu tư và xây dựng.

Lan Hương

Nguồn : RFA, 19/04/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 25 mars 2017 23:47

Việt Nam sau bước ngoặt Formosa

Sắp tới ngày 06/04/2017, tức một năm sau sự cố Formosa xả thải gây ra việc hủy hoại môi trường biển Việt Nam, làm hàng loạt cá tôm chết dọc bờ biển miền Trung và các tỉnh lân cận. Đến ngày hôm nay, chúng ta có thể có một đánh giá, một cái nhìn toàn diện về sự kiện này. Chúng ta không biết được, tương lai của đất nước, của dân tộc sẽ có mối liên hệ nào với sự kiện này, nhưng sự kiện này đã cho thấy nó là một bước ngoặt của Việt Nam trên nhiều phương diện.

formosa1

Đường ống xả thải của Formosa Hà Tĩnh xả thẳng ra biển, gây thảm họa về môi trường cho các tỉnh miền Trung - Ảnh : NGUYÊN DŨNG

1. Tại sao nói Formosa là bước ngoặt của đất nước

Trước hết, sự cố Formosa đã tạo ra một sự hủy hoại môi trường ở mức độ khủng khiếp. Những kết luận có tính chính thống về phân tích độc tố nước biển chưa được chính thức công bố trung thực nhưng chỉ nhìn vào hậu quả toàn bộ dải bờ biển miền Trung cá tôm, hải sản chết hàng loạt trắng bãi biển, chúng ta cũng có thể kết luận được nồng độ và tính chất những chất độc mà công ty Formosa thải ra. Gần đây dải nước biển màu đỏ xuất hiện kéo dài các tỉnh miền Trung cũng chứng tỏ lượng độc tố xả ra là vô cùng lớn. Môi trường nước biển có khả năng hòa tan các tạp chất rất lớn, thậm chí độc chất nhưng cuối cùng cũng tác động được vào hệ sinh thái làm cá tôm chết hàng loạt như vậy chứng tỏ lượng độc tố mạnh và vô cùng lớn đã được xả ra biển.

Người dân các tỉnh miền Trung bị dồn tới đường cùng sau sự cố Formosa. Toàn bộ dải đất miền trung, nơi đất nước bị thu hẹp và khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi trùng điệp không có ngành nghề kinh tế nào được gọi là thế mạnh ngoài đánh bắt hải sản và du lịch. Có thể nói, đó là hai ngành nghề cứu cánh của toàn bộ khu vực miền Trung. Vậy mà ngày nay, với nước biển bị ô nhiễm nặng nề, cá tôm chết hàng loạt, cả hai ngành nghề đều rơi vào khủng hoảng nặng nề. Bởi vì hai ngành này là mũi nhọn kinh tế của khu vực, liên quan rất nhiều tới các ngành nghề khác, nên khi hai ngành khủng hoảng, thì hầu như toàn bộ kinh tế khu vực bị khủng hoảng theo. Người ngư dân, chỉ biết nghề chài lưới, nay không còn cá tôm để đánh bắt, chuyển đổi nghề nghiệp không được thực sự rơi vào bước đường cùng. Trong tình thế như vậy, họ lại được chứng kiến những cảnh bất công, ngang trái trong việc phân chia chút tiền đền bù, việc nhà cầm quyền đàn áp người dân nộp đơn khiếu kiện Formosa, cảnh đàn áp những người lên tiếng cho môi trường biển Việt Nam thì việc người dân cùng đường đứng lên đòi quyền lợi cho bản thân, phản đối và yêu cầu đóng cửa Formosa là việc đương nhiên. Vấn đề chỉ là thời gian để hậu quả vụ việc tác động tới người dân đủ để bùng lên tinh thần phản kháng nữa mà thôi.

Một yếu tố quan trọng, đó là ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với toàn bộ vụ việc Formosa. Có thể nói, bước ngoặt lớn nhất, quan trọng nhất chính là sự bưng bít, bao che và bênh vực cho Formosa bất chấp mọi hậu quả đối với môt trường biển và đời sống người dân của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngược ngạo hơn nữa là sự đàn áp người dân các tỉnh miền Trung và cả nước lên tiếng về vấn đề môi trường, về Formosa. Chính từ thái độ này, người dân đã thực sự thức tỉnh, đã thực sự hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản và nhà cầm quyền. Không hiểu sao được khi người dân chỉ đi gửi đơn kiện Formosa mà nhà nước đã huy động cảnh sát tới đàn áp, đánh đập dã man những người dân này. Những người biểu tình, lên tiếng về sự kiện Formosa ở Hà Nội, Sài Gòn và cả nước đều bị bắt bớ, đánh đập và đàn áp. Có lẽ những chiếc mặt nạ cuối cùng của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đã rơi nốt, rơi hết qua vụ việc Formosa này.

Trong toàn bộ sự cố Formosa vừa qua, chúng ta cần hiểu rõ một điều. Sự cố này, và cách ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là điều gì xa lạ, mới mẻ. Tất cả các dự án trên đất nước này đều là Formosa với quy mô nhỏ hơn mà thôi. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp đầu tư bất chấp môi trường, chỉ cần đút lót cho quan chức, nhà cầm quyền các cấp là đều được cấp phép hoạt động, xả thải ra môi trường, không cần quan tâm môi trường. Các con sông Nhuệ, sông Đáy... và một số con sông trên cả nước đã trở thành các con sông chết do ô nhiễm môi trường của các nhà máy xí nghiệp. Formosa chỉ trở thành điểm nóng, bước ngoặt khi tác hại môi trường của nó quá khủng khiếp, ảnh hưởng nặng nề lên đời sống người dân một khu vực rộng lớn. Chính vì vậy, sự cố formosa đã làm nảy sinh hai vấn đề có tính quy luật.

- Người dân bị dồn đến đường cùng bắt buộc phải vùng dậy. Cần nhìn nhận việc này dưới hai góc độ. Thứ nhất, người dân bị mất kế sinh nhai, không còn công việc và thu nhập trong hoàn cảnh nền kinh tế tan hoang khó chuyển đổi nghề nghiệp, cũng như tạo ra thu nhập mới. Thứ hai, cách ứng xử của nhà cầm quyền qua sự cố Formosa khiến cho họ thấy, người dân bị bỏ mặc và không có quyền sống, quyền con người. Nếu họ không vùng lên, cũng không thể sống nổi.

- Cơ hội để các lực lượng tiến bộ, dân chủ dồn ép nhà cầm quyền phải nhượng bộ, trước hết là bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho nhân dân, làm trong sạch môi trường biển. Trên cơ sở đó đòi hỏi các quyền con người, quyền sống, quyền môi trường trong sạch cho người dân. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, đây là những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật và công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng đối với nhà cầm quyền độc tài cộng sản, điều đó đồng nghĩa với việc gây rối, bạo loạn và kích động lật đổ. Chúng ta không lạ gì và hoàn toàn không sợ luận điểm chụp mũ này của nhà cầm quyền, bởi vì tất cả hành xử của họ hoàn toàn bất chấp yêu cầu, nguyện vọng cũng như quyền sống, quyền con người của nhân dân...

2. Phương án đối phó của nhà cầm quyền Việt Nam

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có lẽ cũng không tiên liệu được sự cố Formosa này. Tức là không ngờ mức độ xả thải của nhà máy thép lớn có thể hủy hoại môi trường biển lớn đến như vậy. Quán tính và cách thức trong vụ việc cấp phép cho Formosa cũng giống như tất cả các vụ việc cấp phép lớn khác trước đây. Có nghĩa là, việc cấp phép các dự án lớn đều có sự can thiệp của chính trị, tức là cán bộ cao cấp và lợi ích nhóm. Khi đã bảo đảm về mặt chính trị và lợi ích nhóm thì toàn bộ thủ tục được thông qua nhanh chóng. Chính vì dự án lớn, được quyết định từ cấp cao nhất, mà các cấp thấp hơn như bộ, sở không có lợi ích gì (hoặc không đáng kể) nên những cấp này cũng không cần tìm hiểu, xem xét kỹ làm gì mà chỉ ký các giấy tờ hợp thức hóa các giấy phép hoạt động. Chúng ta biết được điều này vì khi sự cố xảy ra, hầu như không một cơ quan chức năng nào của bộ, của sở, của phòng về môi trường biết được gì về dự án này. Bộ đổ cho sở, sở đổ cho bộ trách nhiệm hoàn toàn không rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, phía công ty Formosa đã thông qua và làm đầy đủ các giấy tờ có tính chất thủ tục cần thiết. Có lẽ, chính nhờ các thủ tục này là một phần lý do phía Việt Nam đã không thể xử lý Formosa trong việc vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường.

Khi sự cố xảy ra, nhà cầm quyền Việt nam đã không thật tâm giải quyết theo hướng khắc phục hậu quả môi trường, đền bù thỏa đáng cho người dân mà chỉ có thể ép doanh nghiệp Formosa làm vài động tác tâm lý. Đồng thời chỉ tuyên bố xử phạt tượng trưng công ty Formosa 500 triệu đô la để đền bù thiệt hại cho ngư dân. Nhưng thực chất, số tiền đó là số tiền sẽ được miễn giảm thuế cho Formosa trong các năm tiếp theo. Như vậy, việc xử lý Formosa chỉ là để đối phó với dư luận, còn thực chất nhà cầm quyền Việt nam đã quay lưng lại với nguyện vọng của người dân. Việc cho cảnh sát bảo vệ Formosa và đàn áp những người nộp đơn kiện Formosa, đàn áp người biểu tình vì môi trường, đòi đóng cửa Formosa cũng chứng tỏ quyết tâm của nhà cầm quyền đi ngược lại lợi ích của dân chúng.

Khi đã xác định đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, nhà cầm quyền Việt Nam cũng biết rằng, với sự tàn phá khủng khiếp môi trường biển, ngư dân, người dân các tỉnh miền trung đã bị dồn vào đường cùng. Họ cũng biết rằng, các lực lượng tiến bộ của xã hội, phong trào dân chủ cũng sẽ không bỏ qua việc này mà sẽ động viên, ủng hộ người dân miền trung, ủng hộ những người lên tiếng, xuống đường yêu cầu môi trường sạch, đóng cửa Formosa để tạo áp lực giải quyết vụ việc và có thể đi xa hơn nữa đòi quyền sống, quyền con người. Chính vì vậy, nhà cầm quyền Việt nam cũng xác định, đây là cuộc quyết chiến, chống đỡ đến cùng, ngăn chặn đến cùng yêu cầu chính đáng của người dân. Nếu phía dân chủ có người xác định, vụ việc Formosa là tử huyệt của chế độ thì phía nhà cầm quyền cũng xác định sẽ dùng hết khả năng để hóa giải việc này. Họ đã thực hiện việc này bằng các chiến lược sau.

- Thứ nhất, tấn công vào các tổ chức xã hội dân sự, không xóa sổ mà chỉ tiêu diệt khả năng làm việc chung của các hội nhóm. Lý do tấn công vào các tổ chứcxã hội dân sự khá giản dị. Các tổ chức này có khả năng liên kết lại với nhau, có khả năng thâm nhập vào dân chúng và hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Trong thực tế cũng đã có những việc như vậy ở quy mô nhỏ. Vì vậy, tấn công vào các tổ chứcxã hội dân sự chính là ngăn chặn khả năng kết nối giữa các tổ chức và kết nối với người dân. Cách làm của an ninh cũng rất thâm hiểm, họ không xóa sổ các tổ chứcxã hội dân sự mà chỉ tiêu diệt khả năng làm việc chung của các hội nhóm. Các hội nhóm vẫn còn tồn tại, hoạt động dựa trên hoạt động của cá nhân, chứ không còn là sự kết hợp làm việc chung nữa. Điều này vừa không mang tiếng xóa bỏ các tổ chứcxã hội dân sự vừa vô hiệu hóa sức mạnh thực sự của các hội nhóm, đó là khả năng làm việc chung. Chúng ta có thể thấy, một số hội nhóm có mâu thuẫn, chia tách hoặc nhiều người ly khai, bất hợp tác. Đồng thời, việc ngăn chặn, phá hoại các buổi đá bóng giao lưu của nhóm FC-NOU là một ví dụ điển hình. Phải nói rằng, với sự giúp sức của lực lượng dân chủ cuội cài cắm, khống chế được, nhà cầm quyền đã tương đối thành công trong chiến lược này.

- Thứ hai, gây mâu thuẫn, chia rẽ trầm trọng trong phong trào dân chủ bằng việc huy động tối đa lực lượng dân chủ cài cắm, khống chế và mua chuộc được trong tất cả các vấn đề. Trước khi đi vào phân tích vấn đề này, tôi xin lỗi những người đấu tranh dân chủ thực sự, nhưng vì một lý do nào đó, có mặt trong các cuộc tranh luận, tranh cãi vì những điều quý vị cho là rất quan trọng, cần bảo vệ quan điểm của mình. Chúng ta thấy rằng, trong vòng hơn nửa năm trở lại đây, có rất nhiều vấn đề tranh luận gay gắt, tranh cãi, thậm chí chửi bới, từ mặt nhau của những người đấu tranh. Có những cuộc cãi vã nảy lửa, lan rộng như một cuộc chiến trên mạng xã hội Facebooks. Càng ngày những cuộc cãi vã càng dày hơn, và về những việc rất không đáng xảy ra. Đi vào nghiên cứu các cuộc tranh cãi thời gian vừa qua, một cách khách quan và cầu thị, chúng ta thấy có những lý do sau.

Vấn đề thực tiễn rất phức tạp, trong khi phần lớn không đủ kiến thức và nhất là phương pháp luận để tìm hiểu, nghiên cứu thực tế. Có một số hiểu được về lý thuyết nhưng lại không gắn được với thực tế của xã hội cộng sản, và nhất là không gắn được với bối cảnh cuộc đấu tranh của phong trào dân chủ với chế độ cộng sản. Nhiều vấn đề, mới nghe qua, hoặc áp dụng trong xã hội khác thì rất đúng, nhưng bối cảnh Việt Nam lại chưa chắc đúng cũng như có vấn đề nhìn ở một vài khía cạnh thì đúng, nhìn tổng thể lại chưa đúng hoặc không đúng...

Văn hóa tranh luận chúng ta chưa có và không chịu học hỏi. Nhận thức khác nhau, nhận thức sai là chuyện bình thường. Việc tranh luận là bình thường, và có lợi mà không gây ra mâu thuẫn, chia rẽ nếu những người tham gia hiểu, có văn hóa trong tranh luận. Nhưng xã hội cộng sản từ xưa tới nay chưa có không gian và tập quán, thói quen tranh luận. Vậy nên tất cả đều không biết điểm dừng, không biết tôn trọng sự khác biệt trong quan điểm của người khác. Chính vì vậy mà cứ tranh luận là dẫn tới tranh cãi và chửi bới, xúc phạm nhau và mâu thuẫn nặng nề.

Cái tôi của người đấu tranh quá lớn. Có thể nói rằng, những người đấu tranh phần lớn là những người có tính cách mạnh mẽ, một số cá tính mạnh. Điều này rất tốt trong việc đương đầu với nhà cầm quyền, đương đầu với thử thách và sự đàn áp. Nhưng mặt trái của việc này là những cái tôi quá lớn. Nhưng cái tôi quá lớn này, lại dựa trên một nhận thức chưa chuẩn về công cuộc đấu tranh của họ. Họ quan niệm, việc đấu tranh của họ là vì người khác, cho người khác và giúp người khác. Quan niệm như vậy không sai nhưng chưa chuẩn xác. Việc đấu tranh trước hết là cho mình, vì mình, là việc giải phóng bản thân mình khỏi những nỗi sợ hãi, khỏi những lối mòn trong tư duy và tập tục. Khi tham gia đấu tranh cũng là lúc họ được tự do, nói những điều mình nghĩ, làm những gì mình cho là đúng, tức là tự giải phóng bản thân. Như vậy, việc đấu tranh trước hết là cho mình, vì mình, sau mới là cho người khác, cho tha nhân. Nếu nhận thức được như vậy, thì người đấu tranh sẽ khiêm tốn, không kiêu ngạo, không đòi hỏi và không đặt nặng cái tôi của mình như hiện nay.

Bao trùm lên tất cả là một chiến lược của an ninh gây mâu thuẫn chia rẽ trong phong trào dân chủ. Có thể nói, dù có những hạn chế nêu trên, nhưng người đấu tranh nào cũng ít nhiều nhận thức được những tai hại của các cuộc tranh cãi, cũng biết được những người đang tranh luận cùng chiến tuyến với họ. Họ cũng biết được rằng, những điều họ nói ra có thể gây đau đớn cho đối phương... nhưng cuối cùng sự việc vẫn xảy ra. Chúng ta không thể biết, không thể nói và không thể chỉ ra được ai là người làm việc cho an ninh, ai là dân chủ cuội trong những tranh cãi bất tận đó. Những ai quy chụp người này, người khác là an ninh, làm việc cho an ninh mà không đưa ra được bằng chứng thuyết phục lại là một đề tài tranh cãi gây mâu thuẫn tiếp theo. Có thể nói, vòng tròn này vẫn tiếp tục quay chưa biết khi nào dừng lại. Mục đích của an ninh trong việc này là làm cho những người đấu tranh, những người quan tâm đến phong trào dân chủ chán nản, đồng thời để những người trong phong trào dân chủ khó hợp tác, kết hợp trong những công việc chung....

- Thứ ba, tập trung mũi nhọn vào Công giáo, lực lượng lớn có tổ chức và quan tâm tới môi trường. Trong vòng chục năm trở lại đây, các tôn giáo đều đứng lên đòi tự do tôn giáo cho đạo của mình và chung cho cả đất nước. Công giáo nổi lên như một lực lượng đáng gờm nhất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Với một số lương tín đồ lên tới hơn 6 triệu người, có tổ chức chặt chẽ và trải khắp đất nước. Không cần nói thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng biết rõ sức mạnh của họ. Với các thủ đoạn khủng bố, mua chuộc và làm biến chất các tôn giáo, cộng sản Việt Nam đã thực hiện suốt 72 năm ở miền bắc, và 42 năm trên cả nước đã làm triệt tiêu phần nào tinh thần phản kháng của các tôn giáo. Nhưng gần đây, với nhận thức được nâng cao do cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự mở cửa hội nhập của đất nước, đồng thời do sự tham lam, o ép của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc cướp đất đai các cơ sở tôn giáo, các tôn giáo đã vươn mình đứng dậy đòi quyền lợi chính đáng và quyền tự do tôn giáo của mình. Bước ngoặt Formosa một lần nữa thử thách bản lĩnh, quyết tâm và khả năng ứng biến của các vị chủ chăn Công giáo. Việc lãnh đạo giáo dân đòi quyền lợi chính đáng cho mình phù hợp với nguyện vọng chung của nhân dân các tỉnh miền trung bị thảm họa môi trường tàn phá, cũng là nguyện vọng chung của giáo dân và nhân dân cả nước đòi đóng cửa Formosa và làm sạch môi trường. Tuy nhiên, mấu chốt là quyết tâm và sự đồng lòng của hàng ngũ giáo phẩm khu vực cũng như cả nước. Chắc chắn mũi nhọn của nhà cầm quyền sẽ tập trung vào Công giáo nói chung và giáo phận Vinh nói riêng. Nếu vượt qua được những đòn phép này của cộng sản, Công giáo sẽ ghi tên mình vào lịch sử chói lọi của dân tộc.

- Thứ tư, trấn áp khốc liệt nhằm ngăn chặn và xóa bỏ các cuộc biểu tình, tưởng niệm. Trong thời gian hơn nửa năm qua, việc biểu tình, xuống đường và tưởng niệm của các hội nhómxã hội dân sự đã và đang bị nhà cầm quyền đàn áp nặng nề. Sau một cuộc xuống đường vì môi trường ngày 01/5/2016 tại Hà Nội và Sài Gòn có mấy ngàn người tham dự, dần dần nhà cầm quyền đã nhận ra tính chất nghiêm trọng của các cuộc biểu tình vì môi trường đòi đóng cửa Formosa. Các cuộc biểu tình vì môi trường sau đó bị ngăn chặn cả ở Hà Nội và Sài Gòn, nhưng lại xuất hiện cuộc xuống đường, nộp đơn khiếu kiện của bà con miền trung, ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Các cuộc xuống đường, đưa đơn kiện tập thể của bà con miền trung thực sự là một thách thức cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Lý do là, bà con ngư dân, những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường Formosa, mất công ăn việc làm, không còn thu nhập, đời sống bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là việc người dân đứng lên vì sinh kế, vì cái dạ dày và cuộc sống thực tế của họ, chứ không còn vì quyền con người chung chung nữa. Điều đặc biệt đáng ngại cho nhà cầm quyền là những người dân này phần lớn là giáo dân Công giáo, được hỗ trợ bởi các linh mục xót thương cho hoàn cảnh của người giáo dân bị bần cùng hóa, không còn kế sinh nhai. Bản thân đạo Công giáo là đạo có tổ chức chặt chẽ, đức tin lớn và sẵn sàng hi sinh cho đức tin của mình. Nếu nhà cầm quyền đứng về phía người dân, sẽ xử lý vấn đề Formosa triệt để và động viên khuyến khích người dân miền trung kiện Formosa, nhưng họ đã làm ngược lại. Việc đàn áp người dân giáo xứ Song Ngọc ngày 14/02 vừa qua đã chứng tỏ quyết tâm đối đầu với người dân và bảo vệ Formosa đến cùng của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sẽ xử lý việc xuống đường, đưa đơn kiện Formosa của người dân bằng một chiến lược, có thể gồm ba bước :

- cô lập, khoanh vùng cuộc đấu tranh của người dân miền trung, không cho liên hệ với phong trào đấu tranh của cả nước ;

- tác động nhằm phá hoại sự đồng lòng và quyết tâm của các vị chủ chăn miền trung và cả nước ;

- đe dọa, khống chế và cần thiết sẽ trấn áp người dân, thậm chí cả các vị linh mục. Mục tiêu cụ thể của họ, là không để người dân, giáo dân xuống đường đi khiếu kiện tập thể nữa.

Đối với các cuộc xuống đường, biểu tình và tưởng niệm của các hội nhómxã hội dân sự, của người dân quan tâm đến tình hình đất nước, họ đã ra tay đàn áp dã man. Các cuộc biểu tình, xuống đường và tưởng niệm trong vòng một tháng trở lại đây đã bị đàn áp một cách không thương tiếc. Ngoài việc canh giữ những người trong giới đấu tranh, họ đã ra tay rất nặng nề với người biểu tình, nhất là ở Sài Gòn. Chính vì vậy mà chỉ có cuộc kêu gọi biểu tình lần đầu mà linh mục Nguyễn Văn Lý và Tập Hợp Quốc Dân Việt kêu gọi còn có được một số người tham gia, những cũng chỉ diễn ra được vài chục phút là bị dập tắt. Hai cuộc biểu tình sau, ngày 12 và ngày 19/3 vừa qua đã không thể nổ ra do sự đàn áp nặng nề của nhà cầm quyền Việt Nam. Mục đích cuối cùng của nhà cầm quyền hướng đến trong việc đàn áp người biểu tình là bằng mọi cách và bằng mọi giá ngăn chặn, không để xảy ra các cuộc biểu tình có quy mô lớn, được nhén nhóm và nuôi dưỡng bằng các cuộc biểu tình nhỏ lẻ ban đầu.

3. Phong trào dân chủ đã, đang và cần làm gì trong tình hình mới

a. Những hoạt động hiệu quả của phong trào dân chủ trong thời gian qua. 

Mặc dù phong trào dân chủ bị đàn áp khốc liệt, bằng việc bắt bớ người yêu nước và trấn áp biểu tình, nhưng phong trào dân chủ trong thời gian qua đã có những hoạt động tích cực và hiệu quả.

- Nắm vững được truyền thông, định hướng dư luận, tố cáo lên án chế độ. phong trào dân chủ đã và đang nắm vững được truyền thông, lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ. Mạng xã hội Facebook chính là trận địa quan trọng những người đấu tranh dân chủ và nhân dân tiến bộ đang làm chủ và định hướng dư luận. Điều này hình thành và duy trì một cách hoàn toàn tự nhiên, bởi vì họ là những người đưa tin trung thực, bảo vệ quyền lợi cho người dân, đồng thời phản biện lại hệ thống công quyền thối nát hiện nay. phong trào dân chủ đã làm được điều này bằng những việc sau đây...

* Phản biện ngay lập tức tất cả các chủ trương đường lối chính sách đi ngược lại lợi ích người dân. Phản biện những lời nói, hành vi sai trái của quan chức và cán bộ công nhân viên chức trong hệ thống chính trị. Tập trung phản biện, lên án, tố cáo các hành vị tàn bạo của công an đối với người dân. Lên án sự bao che, dung dưỡng những vi phạm pháp luật, hành vi sai trái của cán bộ trong hệ thống công quyền...

* Sử dụng ưu thế kỹ thuật mới (live stream) để phản biện, tuyên truyền và vận động, khai trí cho người dân cả nước. Có thể nói rằng, với tính năng mới live stream, mạng Facebooks đã cung cấp cho người đấu tranh một phương thức đấu tranh mới sống động và vô cùng hiệu quả. Từ nay, tất cả những hành vi, lời nói hoặc những vấn nạn xã hội đều có thể được trình bày sống động, trực tiếp. Đây cũng chính là phương tiện giám sát xã hội hiệu quả của người dân được người đấu tranh sử dụng triệt để.

* Trong công tác khai dân trí, phong trào dân chủ đã đánh thẳng vào đề tài nhạy cảm nhất, thần tượng của đất nước. Đưa ra những dẫn chứng, lập luận, phân tích đơn giản để hạ bệ thần tượng một cách thuyết phục. Với cách trình bày sống động, những việc này đã làm giảm bớt sự sợ hãi của người dân, động viên nhiều người, trong đó có cả những người đang trong hệ thống chính trị hiện hành tham gia nói lên sự thật, nguyện vọng của người dân. Đây là một thành công không nhỏ của phong trào dân chủ, mặc dù những người thực hiện đã phải trả giá bằng một lệnh khởi tố chưa biết bao giờ được tự do. Ngay sau khi những người chủ chốt thực hiện chương trình bị bắt, những người khác vẫn tiếp nối con đường của họ, đó cũng lại là một thành công của phong trào dân chủ.

- Một số hội nhóm ra đời, dựa trên các nhiệm vụ cụ thể, quy mô nhỏ, gọn nhẹ và phù hợp. Sau khi một số hội nhómxã hội dân sự lớn có dấu hiệu giảm bớt hoạt động cũng như khó kết hợp làm việc chung thì cũng có một số hội nhóm khác ra đời. Các hội nhóm này không phô trương, quy mô nhỏ đi vào hoạt động thực chất như : Phong trào chấn hưng nước Việt, Hội chống bạo hành, Nhóm minh bạch Formosa, Nhóm từ thiện Hòa Bình...

- Hướng các hoạt động tới đồng bào miền trung bằng nhiều hoạt động thiết thực. Trong những trận lũ do thiên tai và “nhân tai” vừa qua, các hội nhóm và cá nhân trong phong trào dân chủ đã tích cực đến với đồng bào miền trung vừa bị thảm họa Formosa lại bị thêm lũ lụt. Việc giúp đỡ, hỗ trợ người dân của phong trào dân chủ đã gây tiếng vang, cảm tình rất lớn với nhân dân cả nước. Đồng thời phong trào dân chủ cũng hướng tới các cuộc vận động nộp đơn kiện tập thể của bà con giáo dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Vận động quyên góp để giúp bà con có tiền nộp án phí, hỗ trợ tài chính cho những hoạt động vận chuyển, di chuyển của bà con trong các vụ kiện...

- Phối hợp trong ngoài nhịp nhàng hiệu quả, tìm kiếm những sự ủng hộ của quốc tế bằng các chế tài cụ thể, trực tiếp. Đối với những người đấu tranh bị đánh đập và thương tích, các tổ chứcxã hội dân sự đã liên hệ được với các tổ chức quốc tế tìm được những sự giúp đỡ kịp thời và hiệu quả về mặt truyền thông, tố cáo chế độ và trợ giúp tài chính để lo thuốc thang chữa trị cho họ. Đạo luật Magnitsky về trừng phạt cá nhân vi phạm nhân quyền và tham nhũng của Mỹ đã được triển khai ở Việt Nam do các tổ chứcxã hội dân sự thực hiện. Xu hướng của sự kết hợp trong nước hải ngoại đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực.

b. Những đối sách cần áp dụng trong tình hình mới.

Phong trào dân chủ cần có các đối sách nhằm đối phó với những sách lược mới của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đương nhiên những đối sách này vẫn bám sát các mục tiêu lớn của phong trào dân chủ, và đặc biệt, với tình hình, diễn biến mới của đất nước.

- Tập trung mũi nhọn vào Formosa, vấn đề môi trường. Đây là vấn đề đương nhiên mà phong trào dân chủ cần khai thác tối đa. Bản thân vụ việc phải tập trung trước hết vì môi trường của nhân dân các tỉnh miền trung, vì nguồn thực phẩm sạch đối với nhân dân cả nước. Đây trước hết là một mệnh lệnh từ lương tâm, sau mới là những chiến lược, chiến thuật đấu tranh. Thực hiện việc tập trung vào vấn đề Formosa, chúng ta cần làm những việc sau :

* Phản ánh sâu rộng thực trạng môi trường biển miền trung Việt Nam, những tác hại trực tiếp và di hại lâu dài bằng hình ảnh, bằng tài liệu phân tích mẫu nước, bằng chứng cứ khoa học để nhân dân và cả thế giới biết được tác hại của việc Formosa hủy hoại môi trường.

* Phản ánh khó khăn, đời sống khổ cực của ngư dân và người dân các tỉnh miền trung từ khi sự cố Formosa xảy ra. Những khó khăn về công ăn việc làm, về thu nhập, việc học hành của trẻ nhỏ của vùng biển miền trung. Đồng thời cũng cảnh báo về nguồn thực phẩm độc hại ô nhiễm, cũng như sự nghi ngờ về nguồn thực phẩm độc hại gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm này.

* Phản ánh sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền, thái độ bao che cho Formosa bất chấp tất cả nguyện vọng của nhân dân. Sự trấn áp, đàn áp những người dân nộp đơn khiếu kiện, những người dân lên tiếng trên cả nước.

* Động viên tinh thần của bà con nhân dân miền trung, nhất là bà con giáo dân trong việc lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ các giáo xứ và các linh mục ở vị trí tiền tiêu giúp giáo dân khiếu kiện. Liên hệ sự giúp sức của quốc tế kịp thời và hiệu quả trong vấn đề này.

- Ứng xử với những mâu thuẫn trong nội bộ phong trào dân chủ. Đây là vấn đề rất quan trọng và tế nhị, mỗi người nên có cách ứng xử sao cho phù hợp với bản thân và đóng góp cho phong trào dân chủ bằng cách ứng xử của mình. Tuy nhiên, vẫn cần có những định hướng nhất định để mọi người tham khảo.

* Trước hết chúng ta cần xác định và chấp nhận mâu thuẫn, thậm chí gay gắt. Nhận thức là một quá trình, một khối người đông đảo có xuất thân, kiến thức và trình độ khác nhau không thể đồng thuận mọi vấn đề cùng nhau được. Mặt khác, an ninh và nhà cầm quyền Việt Nam đến thời điểm này sẽ luôn sử dụng các con bài để gây mâu thuẫn chia rẽ trong phong trào dân chủ. Nhận thức được một việc không tránh khỏi cũng là cơ sở góp phần giải quyết nó.

* Cách ứng xử đơn giản nhất của người đấu tranh là không nên tham gia vào các cuộc tranh cãi vô bổ, và nhiều khi không liên quan đến bản thân cùng khía cạnh đấu tranh của mình.

* Trong trường hợp không tránh được, hoặc cần có ý kiến đúng đắn cần quán triệt các vấn đề sau : không quy chụp hoặc ủng hộ quy chụp, chụp mũ an ninh, làm việc cho an ninh bất cứ ai ; không tranh cãi việc nhận xét, đánh giá cá nhân ; chỉ nói về hành động nhận xét về hành động đang tranh luận, trao đổi tất nhiên với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự.

* Phương châm ứng xử đúng là chỉ ủng hộ hành động, không ủng hộ hoặc phê phán cá nhân. Tất cả những ai có hành động, hành vi và bài viết, phát biểu có lợi cho phong trào dân chủ, tố cáo lên án chế độ, chống cộng, giúp đỡ dân oan...chúng ta đều ủng hộ. Trong những trường hợp người khác đấu tranh bằng cách thức không giống mình, hoặc có một số những khiếm khuyết, sai sót những vẫn có những đóng góp lớn chúng ta vẫn ủng hộ. Việc góp ý và thậm chí phê phán phải trên quan điểm những người cùng đấu tranh, cùng chiến tuyến.

* Phân định chiến tuyến trong các hoạt động và góp ý, phê phán nhau. Chúng ta cần lưu ý nhất vấn đề chiến tuyến trong quá trình hoạt động cũng như tranh luận, góp ý và phê phán nhau. Khi đã xác định những người cùng chí hướng cùng đấu tranh cho tự do dân chủ thì phương thức ứng xử sẽ khác với mối quan hệ bình thường hoặc với phe đối đầu. Ý thức về chiến tuyến sẽ giúp giảm bớt xung đột, mâu thuẫn và chia rẽ trong nội bộ phong trào dân chủ.

Thời điểm này là thời điểm rất nhạy cảm đối với chế độ và phong trào dân chủ Việt Nam. Như các bài viết trước đây, tác giả đã phân tích, chế độ cộng sản nói riêng, và cộng sản Việt Nam nói chung sẽ tự sụp đổ vì sức nặng của chính nó. Với thông tin mới nhất, số nợ của Việt Nam đã được công bố là 430 tỷ đô la, tương đương 210% của GDP. Vực thẳm đã hiện hữu đối với chế độ cộng sản Việt Nam và chúng ta chỉ còn chờ xem, cách thức của chế độ sụp đổ ra sao mà thôi. Như chúng ta biết, có ba khía cạnh, lĩnh vực mà chế độ cộng sản có thể ra đi bất cứ lúc nào. Thứ nhất, sụp đổ về kinh tế ; thứ hai, mâu thuẫn nội bộ ; thứ ba, động loạn xã hội. Sự cố Formosa nằm trong trường hợp thứ ba, có nhiều người xác định đó là tử huyệt của chế độ. Về lý thuyết, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng thực tiễn vận động, nhất là sự sụp đổ của một chế độ không đơn giản như vậy. Điều đó có nghĩa là, chế độ này khi đã biết đó là tử huyệt, sẽ dồn mọi nguồn lực để níu giữ , tập trung vào xử lý, ngăn chặn sự sụp đổ từ tử huyết đó. Chính vì vậy, sự sụp đổ chưa chắc đã tới từ tử huyệt Formosa, mà có khi lại đến từ những điều rất đơn giản từ lĩnh vực kinh tế hoặc mâu thuẫn nội bộ. Chúng ta hãy tiếp tục cuộc đấu tranh và sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra./.

Hà Nội, ngày 25/3/2017

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 22, 23, 24 & 25/03/2017

Published in Diễn đàn

"Formosa là tử huyệt của chế độ", câu này tôi nghe rất nhiều người nói, trong số đó có nhà văn Võ Thị Hảo, là người mà tôi trực tiếp được nghe phát ngôn. Không riêng gì chị Võ Thị Hảo, rất nhiều người nghĩ như vậy. Những người này có cái lý của họ.

formosa1

Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ

Bởi vì rõ ràng là sự tồn tại của Formosa gắn với sự hủy hoại toàn bộ môi trường sống, tức là Formosa chuẩn bị cho sự diệt vong của toàn bộ dân tộc. Người dân trên xứ sở có hàng ngàn km bờ biển này muốn tồn tại thì họ phải loại bỏ Formosa khỏi lộ trình sinh tồn của họ. Nếu họ để cho Formosa tồn tại thì chính họ tự đẩy mình vào chỗ chết. Người Việt Nam quá hiểu điều này, và không ai muốn chịu chết.

Câu hỏi là : hệ thống lãnh đạo Việt Nam có hiểu điều này không ? Họ có hiểu rằng bảo vệ Formosa chính là dọn đường cho sự tiêu vong của chế độ không ? Nếu những người dân bình thường như chúng ta hiểu điều đó, thì họ cũng hiểu thôi. Nhiều người trong số đó rất thông minh, được học hành, có kiến thức. Hơn nữa đã có vô số các phân tích của các chuyên gia về môi trường, chuyên gia về xã hội và các nhà bình luận. Lãnh đạo không thể không biết.

Vậy thì, câu hỏi tiếp theo : tại sao họ không giải quyết vấn đề Formosa để bảo vệ chế độ ? Thử hình dung là bây giờ đảng và chính phủ tuyên bố kiện và đóng cửa Formosa, thì điều gì sẽ xảy ra ? Thì ngay lập tức họ sẽ khôi phục lòng tin của nhân dân, ngay lập tức họ sẽ củng cố niềm tin vào chế độ. Nhưng lãnh đạo không làm thế, trái lại họ dựng rào dây thép gai, họ cho công an trùng điệp đến bảo vệ Formosa, một doanh nghiệp nước ngoài cỏn con đầy tai tiếng, bằng cách đó họ tạo dựng hình ảnh họ là một chế độ chống lại chính dân tộc của mình, chống lại chính nhân dân của mình, một chế độ đang đẩy nhân dân vào chỗ chết.

Phải cắt nghĩa điều này như thế nào ? Tại sao chính quyền lại nuôi dưỡng chính cái tử huyệt của chế độ ? Họ mù quáng hay họ sáng suốt ?

Câu trả lời dĩ nhiên là bỏ ngỏ cho mọi khả năng. Ở đây tôi đưa ra hai phán đoán, hai trong số những phán đoán về các trường hợp khả dĩ có thể xảy ra, hai phán đoán hoàn toàn trái ngược nhau.

Phán đoán thứ nhất : Có thể đấy là một lựa chọn cố ý nhằm đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ. Một lựa chọn của một người hay một nhóm người có đầu óc cải cách, nhưng không thể cải cách nổi, do hệ thống tham nhũng đã trở thành một mạng lưới dày đặc, mạng lưới này kiên quyết bảo vệ chế độ để hưởng lợi cho chính họ và gia đình họ. Đồng thời các hợp tác quốc tế, lợi ích của các quốc gia có hợp tác với Việt Nam, lợi ích của các tập đoàn đầu tư vào Việt Nam cũng khiến cho chế độ này được bảo vệ và được duy trì, bởi vì các đối tác nước ngoài muốn tiếp tục thu lợi nhuận dựa trên sự ổn định chính trị tại Việt Nam.

Các lý do đó khiến cho những người muốn cải cách trong hệ thống lãnh đạo không thể làm được gì. Và vì không thể cải cách nên họ chọn những giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh các phản ứng của nhân dân, họ hiểu rằng giờ đây, chỉ duy nhất các phản ứng xã hội là có thể tạo áp lực để buộc thay đổi cơ chế chính trị, chỉ duy nhất sự vùng dậy của nhân dân Việt Nam là có khả năng tác động tới bộ máy quản lý. Và người dân sẽ có ý thức vùng dậy khi mà họ bị đẩy vào chỗ không còn đường sống nữa.

Vậy, bảo vệ Formosa là một hình thức bật đèn xanh cho nhân dân tiếp tục xuống đường, tiếp tục phẫn nộ, tiếp tục phản ứng, tiếp tục bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ Formosa là một hình thức thúc đẩy người dân Việt Nam đứng lên bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc. Đó không phải là một ý tưởng tồi. Đó có thể là một ý đồ nhằm cải cách chế độ, một mong muốn đến từ bên trong và từ trên cao của hệ thống lãnh đạo. Làm sao chín mươi triệu người Việt Nam lại có thể chấp nhận bị hủy diệt vì một công ty cỏn con như Formosa ?

Bằng cách lộ liễu bảo vệ Formosa bất chấp hậu quả, có lẽ một số người nào đó từ trên cao của hệ thống đang ngầm khuyến khích người dân Việt Nam tiếp tục xuống đường để bảo vệ tương lai của các thế hệ Việt Nam mai sau. Có thể đấy là một giải pháp hữu hiệu trong thời điểm tận cùng bế tắc của nền chính trị Việt Nam hiện tại.

Phán đoán thứ hai, có tính phổ biến hơn, nhiều người đã đưa ra : chính tham nhũng là nguyên nhân khiến chính quyền không thể giải quyết vấn đề Formosa. Bởi nếu đem Formosa ra kiện thì sẽ phải đối diện với những lời khai của tập đoàn lãnh đạo Formosa. Những lời khai đó chắc chắn sẽ phải liên quan đến những lãnh đạo đã cấp giấy phép cho Formosa hoạt động, đó có thể là những lãnh đạo cao cấp nhất. Trong một hệ thống chính trị lành mạnh thì không một ai có thể thoát khỏi sự điều tra và xử lý của pháp luật, và chính điều này làm nên sức mạnh của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do quan niệm sai lầm rằng cần phải bảo vệ hệ thống chính trị nên không được đụng đến các lãnh đạo hay đảng viên lãnh đạo cao cấp, vì thế hầu như luật pháp không thể đụng đến được các lãnh đạo cao cấp. Và chính điều này đã bảo vệ cho Formosa.

Tuy nhiên, nếu phán đoán thứ hai này là chính xác, thì nó cũng không hề làm thay đổi vai trò của Formosa đối với sự tồn vong của chế độ. Nó chỉ khiến cho sự bế tắc của chính quyền càng trầm trọng hơn mà thôi. Người dân sẽ tiếp tục xuống đường để tự cứu mình, cứu tương lai của con cháu mình. Chính quyền sẽ làm gì đây ? Sẽ đàn áp ư ? Sẽ làm đổ máu dân để bảo vệ Formosa ư ? Hay sẽ giăng giây thép gai và đứng nhìn như chủ nhật 5/3 vừa rồi ? Với trí tuệ của nhân dân, không một mưu mẹo nào có thể bẻ gãy được họ.

Một điều nữa mà những người muốn bảo vệ chế độ cần phải đối diện là : Formosa đang khiến cho người Việt hải ngoại đoàn kết lại với nhau. Từ hàng chục năm nay họ luôn ở trong tình trạng chia rẽ, nhưng Formosa và thảm hoạ mà dân tộc đang phải gánh chịu đã khiến họ bắt đầu vượt qua ranh giới bên trong để tìm đến với nhau. Thực ra người Việt hải ngoại không có ranh giới bên ngoài, không có áp lực bên ngoài. Họ chỉ cần vượt qua rào cản nội tâm của họ thì mọi chuyện đều có thể. Chủ nhật 5/3 vừa qua, nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến cảnh người Việt tập hợp lại với nhau, vượt qua những bất đồng và hiềm khích vốn có trước đó, để đứng cạnh nhau. Trước hiểm hoạ diệt vong của dân tộc thì việc người Việt sẽ phải liên kết lại với nhau chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Sẽ đến ngày mọi đau buồn, tổn thương, mất mát trong quá khứ sẽ biến thành một sức mạnh chung phục vụ quá trình kiến tạo một tương lai chung cho Việt Nam.

Dù muốn hay không, dù cố tình hay không, sự tồn tại của Formosa đang và sẽ làm lung lay chế độ chính trị.

Paris, 11/3/2017

Nguyễn Thị Từ Huy

Nguồn : RFA, 11/03/2017 (nguyenthituhuy's blog)

Published in Diễn đàn