Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới ? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

biden0

Tổng thống Joe Biden nói về chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á - Ảnh minh họa

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương "Chuyển trục sang Châu Á". Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy "muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á".

Theo Campbell, kế hoạch của Chính quyền Biden bị cản trở bởi việc hoãn Đối thoại Shangri-La năm nay, cũng như các hội nghị cấp cao khu vực được tổ chức trực tuyến vào cuối năm. Ông nói "qua kế hoạch tài trợ vaccine và tài trợ hạ tầng, Mỹ muốn kết nối lâu bền hơn. Chúng ta triển khai chương trình vaccine của Mỹ và phối hợp với "Bộ Tứ" để đảm bảo cung cấp vaccine năm 2022 cho Đông Nam Á và Thái Bình Dương, như một đóng góp quan trọng".

Campbell nói rằng vào cuối năm nay khi Tổng thống Biden chủ tọa hội nghị cấp cao "Bộ Tứ" gồm nguyên thủ các nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc tại Washington, "hy vọng chúng ta sẽ thấy một số cam kết đầy phấn khích và quyết đoán mang tính quyết định không chỉ liên quan đến việc tiếp tục "ngoại giao vaccine" mà còn về "phát triển hạ tầng". Có thể nói, đó là hai mặt trận có ý nghĩa chiến lược đang được Mỹ và đồng minh triển khai.

Về hạ tầng, Campbell nói "Chúng ta sẽ xem xét thận trọng việc áp dụng các yếu tố của một thế giới được "Tái thiết Tốt hơn" (Build Back Better) gồm các cam kết vào tháng trước". Đó là sáng kiến phát triển hạ tầng mà Tổng thống Biden và lãnh đạo nhóm G7 đã công bố tại hội nghị cấp cao Cornwall (Anh), với đòn bẩy tài chính được dàn xếp qua cơ chế Công ty Tài chính Phát triển Quốc tế (IDFC).

Về mối đe dọa của Trung Quốc, Campbell nói "Khi trở lại làm việc, tôi rất kinh ngạc trước một số sự việc mà tôi đã đọc, đã thấy, và trải nghiệm qua các hoạt động ngoại giao gần đây. Trong đó có một thực tế không thể nào bác bỏ. Đó là một nước Trung Quốc quyết đoán và quyết tâm muốn có vai trò dẫn đầu trên thế giới, nhìn nhận về nước Mỹ một cách rất thiếu thiện cảm, và họ thực sự muốn thay đổi toàn bộ hệ điều hành ở Châu Á".

Theo Campbell, để đối phó với thách thức đó, Chính quyền Biden coi Châu Á là trọng tâm khi đề cập đến khu vực. "Xu thế chuyển dịch khỏi Trung Đông có thể đầy trở ngại. Chúng ta thấy những thách thức thực sự tại Afghanistan, nhưng trọng tâm lớn hơn nhiều là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cho rằng thách thức đối với Mỹ là phải có một chiến lược đưa ra cho Trung Quốc cả cơ hội lẫn sự trừng phạt, nếu họ có những bước đi ngược với hòa bình và ổn định.

Về Đài Loan, Campbell nói rõ là Chính quyền Biden không có ý định thay đổi nguyên trạng. "Chúng ta ủng hộ quan hệ không chính thức mạnh mẽ với Đài Loan, nhưng không ủng hộ Đài Loan độc lập. Chúng ta nhận thấy và hiểu rõ sự nhạy cảm đó. Chúng ta tin rằng Đài Loan có quyền sống trong hòa bình. Chúng ta muốn thấy vai trò quốc tế của Đài Loan, nhất là trong vấn để vaccine và đại dịch, không được tách họ ra khỏi cộng đồng quốc tế".

Báo cáo mới của CSIS

CSIS là một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, có quan hệ tốt với chính quyền Dân chủ thời Biden hiện nay cũng như thời Obama trước đây. Trong một báo cáo vừa ra của CSIS về quan hệ Mỹ – Việt, Greg Polling và các tác giả đề cập đến các vấn đề : 1) Tranh chấp thương mại ; 2) Thu hút đầu tư ; 3) Hợp tác năng lượng ; 4) Khắc phục hậu quả chiến tranh ; 5) Việt Nam và "Bộ Tứ" ; 6) Đối tác tại Biển Đông ; 7) Thách thức về chính trị ; 8) Đối tác chiến lược ; và 9) Các khuyến nghị.

Trong khi Việt Nam xử lý khá tốt đại dịch Covid-19, thì những vấn đề tranh chấp từ thời Trump về thâm hụt thương mại và cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ đang được tháo gỡ. Trong khi quan hệ kinh tế và chiến lược với Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt, thì Chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát chặt hệ sinh thái số làm trì trệ đầu tư, và Chính quyền Biden không muốn đàm phán về thương mại tự do với khu vực, bao gồm hiệp định CPTPP.

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được nhắc đến trong "Hướng dẫn tạm thời về Chiến lược An ninh Quốc gia" của Chính quyền Biden. Xu thế tích cực trong quan hệ hiện nay là do những nỗ lực của hai phía nhằm hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh và nhận thức chung về mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản phía trước, như quan ngại của Mỹ về nhân quyền và nguy cơ Mỹ trừng phạt Việt Nam vì mua nhiều vũ khí Nga. Nhưng quan hệ Mỹ-Việt rất quan trọng đối với tầm nhìn của Chính quyền Biden về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương "tự do, rộng mở, dẻo dai, và bao trùm".

Tranh chấp thương mại

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (thời Trump), tranh chấp thương mại Mỹ-Việt đã nổi lên thành một vấn đề song phương. Đến tháng 9/2020, thâm hụt thương mại Mỹ-Việt là 49,5 tỷ đô la (chỉ sau Trung Quốc và Mexico). Tháng 10/2020, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra Việt Nam (theo điều 301) về phá giá đồng tiền, và đánh thuế lốp xe khách và xe tải nhập từ Việt Nam. Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc Việt Nam phá giá đồng tiền.

Tuy cuối thời Trump, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ nói rằng cách hành xử của Việt Nam là "vô lý", nhưng Mỹ đã không trả đũa. Sau đó, Chính quyền Biden cũng không đả động đến vấn đề này, mà lặng lẽ làm việc với Việt Nam để giảm thâm hụt thương mại và gia tăng hội nhập kinh tế. Trong những tháng qua, Việt Nam đã tăng cường nhập hàng hóa của Mỹ, đặc biệt là nông sản và dịch vụ. Vào tháng 4/2021, Bộ Tài Chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ, tuy để ngỏ khả năng điều tra (theo Điều 301) như một quả mìn tiềm ẩn trong quan hệ song phương. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ thông báo kết luận mới vào tháng 7/2021.

Một điểm gây tranh cãi khác là vào đầu năm 2017, Tổng thống Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (nay là CPTPP). Team Biden không muốn theo đuổi các hiệp định tự do thương mại vì lý do chính trị trong đảng Dân chủ. Vì vậy, chính quyền Biden không sẵn sàng tham gia CPTPP hoặc đàm phán các hiêp định thương mại tự do mới. Nhưng Mỹ cần làm gì đó để chứng tỏ có một chương trình nghị sự về khu vực. Mỹ có thể lựa chọn đàm phán một hiệp định đa phương về thương mại số với các nước khu vực, bao gồm Việt Nam, dựa trên những quy định được ghi nhận trong CPTPP, hiệp định Mỹ-Mexico-Canada, và hiệp định Mỹ – Nhật.

Lãnh đạo Việt Nam vẫn hy vọng Chính quyền Biden cuối cùng sẽ tham gia CPTPP. Nếu Mỹ tham gia CPTPP thì Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn về kinh tế, còn nếu không thì Hà Nội sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một hiệp định thương mại tự do song phương, tuy điều đó cũng khó khăn về chính trị không kém việc Mỹ tham gia CPTPP. Gần đây, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Anh và EU, tạo thêm động lực cho Mỹ tham gia, hoặc song phương hoặc đa phương.

Thu hút đầu tư

Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Đầu tư trực tiếp tăng từ 1 tỷ đô la năm 2011 lên 2,6 tỷ đô la năm 2019. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung từ 2017 đã làm nhiều doanh nghiệp Mỹ phải rời Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Việt Nam gần Trung Quốc, với môi trường kinh doanh được cải thiện, lực lượng lao động trẻ được đào tạo tốt, có tinh thần khởi nghiệp, đã giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều trở ngại cho đầu tư của Mỹ, bao gồm vấn nạn tham nhũng đã ăn sâu bám rễ, một hệ thống pháp lý yếu kém, không sẵn sàng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thiếu một lực lượng lao động lành nghề, các quy định lạc hậu về lao động, các trở ngại cho đầu tư vào hạ tầng, và quy trình quyết sách chậm chạp của chính phủ. Nói chung, Việt Nam đã có những biện pháp tích cực và cụ thể để thúc đẩy đầu tư của Mỹ. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Mỹ (năm 2020) về môi trường đầu tư ở Việt Nam, có đoạn viết :

Đặc biệt, chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 55 nhằm thu hút 50 tỷ đô la đầu tư nước ngoài vào năm 2030 bằng cách sửa đổi các quy định cản trở đầu tư nước ngoài, và luật hóa các tiêu chí về chất lượng, hiệu quả, công nghệ tiên tiến, và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Việt Nam đã thông qua Luật Chứng khoán 2019, làm rõ ý định của chính phủ sẽ bỏ hạn chế về sở hữu của nước ngoài (tuy chưa cụ thể), và bộ Luật Lao động 2019, linh hoạt hơn cho các hợp đồng lao động.

Việt Nam đã sớm kiểm soát được đại dịch Covid-19, một thành tích đáng kể vì là một nước đang phát triển, lại ở gần Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam rất đơn giản : rửa sạch tay, đeo khẩu trang, ở trong nhà. Lãnh đạo Việt Nam coi "chống dịch như chống giặc", đã nhanh chóng đưa ra cho công chúng một thông điệp rõ ràng. Chính phủ huy động nhân viên y tế và xã hội dân sự tham gia cuộc chiến. Tuy kinh tế bị ảnh hưởng, nhưng Việt Nam là một trong vài nước trên thế giới tránh được suy thoái năm 2020 (tăng trưởng GDP 2,9%). Kết quả chống dịch chứng tỏ sức bật của nền kinh tế, làm gia tăng sự hấp dẫn của thị trường đầu tư.

Một lĩnh vực mà các nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ rất quan tâm là luật an ninh mạng được thông qua năm 2019, cho phép nhà cầm quyền theo dõi các hoạt động trực tuyến, khoanh vùng dữ liệu, và xóa các nội dung không mong muốn. Luật mới này sẽ làm ảnh hưởng không chỉ các công ty công nghệ, mà còn tất cả các doanh nghiệp dựa vào việc tiếp cận và sử dụng không hạn chế internet. Hơn 2/3 dân số Việt Nam dùng Facebook. Kết nối trực tuyến sẽ dẫn đến đổi mới và sáng tạo. Luật này nếu được áp dụng sẽ làm trì trệ đầu tư nước ngoài.

Hợp tác về năng lượng

Tháng 10/2019, Mỹ và Việt Nam đã ký bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện về năng lượng. Tuy Việt Nam vẫn có kế hoạch tăng cường dùng than để chạy các nhà máy nhiệt điện, nhưng các quan chức Việt Nam đã bày tỏ nguyện vọng muốn sử dụng các loại năng lượng sạch và có thể tái tạo, bao gồm gió và mặt trời, mà Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi. Trong khi chờ đợi, Việt Nam sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Với mục tiêu đó, gần đây Việt Nam đã xây dựng một kho nhập khẩu khí hóa lỏng đầu tiên tại Vũng Tàu, để có thể nhập khẩu LNG từ năm 2022. Các nhà đầu tư nước ngoài đang lên kế hoạch xây dựng các kho chứa khí hóa lỏng lớn hơn để nâng cao năng lực nhập khẩu LNG cho Việt Nam.

Khắc phục hậu quả chiến tranh

Mỹ và Việt Nam tiếp tục triển khai các bước quan trọng để khắc phục hậu quả chiến tranh, bao gồm thống kê số quân nhân Mỹ và Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh, khắc phục bom mìn chưa nổ và tẩy rửa chất độc da cam. Tiếp tục công việc tẩy rửa thành công chất độc da cam tại Đà Nẵng, Mỹ và Việt Nam từ tháng 12/2019 đã tẩy rửa tiếp tại Sân bay Biên Hòa. Các sáng kiến này được tiến hành song song với nỗ lực của USAID nhằm nâng cao năng lực của các đối tác Việt Nam trong việc nhận dạng hài cốt bị mất tích trong chiến tranh.

Các nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt nguồn từ hỗ trợ mạnh mẽ của các nhân vật trong Quốc hội Mỹ như Thượng nghị sĩ Patrick Leahy và cố Thượng Nghị sĩ John McCain, có vai trò lớn trong việc huy động sự ủng hộ cho quan hệ đối tác Mỹ-Việt. Các nỗ lực đó đã nuôi dưỡng sự tin cậy lẫn nhau và thắt chặt mối quan hệ Mỹ-Việt hiện nay, đồng thời thúc đẩy những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong quan hệ hai nước kể từ khi bình thường hóa.

Việt Nam và Bộ Tứ

So với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam ủng hộ sự ra đời của "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc. Theo một khảo sát của CSIS (cuối năm 2019), đa số người Việt coi "Bộ Tứ" là một khuôn khổ tổ chức quan trọng nhất khu vực, vượt xa các tổ chức khác như ASEAN (mà Việt Nam vừa làm chủ tịch). Một khảo sát khác do Viện Chính sách Chiến lược Australia thực hiện (năm 2018) cho biết 77% người Việt ủng hộ "Bộ Tứ", cao hơn bất kỳ nước nào khác ở khu vực.

Việt Nam ủng hộ "Bộ Tứ" không chỉ do quan hệ ngày càng gần với Mỹ, mà còn do hợp tác song phương ngày càng nhiều với ba nước thành viên khác của "Bộ Tứ". Trong khi hầu hết các chiến lược gia của Việt Nam đều ủng hộ "Bộ Tứ", tình cảm tích cực đó không nhất thiết biến thành sự ủng hộ hay sự tham gia tích cực vào mọi hoạt động của "Bộ Tứ". Tuy lãnh đạo Hà Nôi có thể tham gia các hoạt động chọn lọc của "Bộ Tứ Mở rộng", nhưng các bước này được Hà Nội cân nhắc thận trọng để tránh làm ảnh hưởng tới quan hệ tế nhị Trung-Việt.

Đối tác ở Đông Nam Á

Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt phát triển nhanh chóng là do nhận thức chung về mối đe dọa từ Trung Quốc, đặc biệt là do Trung Quốc đã vi phạm tại Biển Đông. Là một bên tranh chấp, Việt Nam đã công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2019, đề cập đến các hành động ứng xử đơn phương của Trung Quốc, ang sức mạnh áp đặt, vi phạm luật quốc tế, quân sự hóa, thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông.

Lực lượng dân quân biển và hải giám của Trung Quốc đã ngăn cản Việt Nam khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Dưới sức ép của Bắc Kinh, năm 2020 Việt Nam phải dừng kế hoạch khoan thăm dò của Rosneft tại lô dầu khí gần bãi Tư Chính, tiếp theo việc Trung Quốc quấy rối Rosneft tại lô dầu khí đó từ năm trước. Năm 2021, Rosneft phải bán lại cho Zarubezhneft quyền khai thác lô dầu khí đó và mọi quyền khác ngoài khơi Việt Nam. Trước đó, Việt Nam phải rút khỏi thỏa thuận thăm dò dầu khí với Repsol và Mubadala, do sức ép tương tự, phải đền bù hơn 1 tỷ đô la cho hai công ty nói trên.

Việt Nam đã đáp trả sức ép ngày càng ang của Trung Quốc với lực lượng hải quân và không quân được hiện đại hóa và cải thiện vị thế ở khu vực. Việt Nam đã mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo cùng với các tàu hộ vệ lớp Gepard và máy bay chiến đầu Su-30 MK, để ang cường răn đe đối với Trung Quốc. Trong khi đó, việc chuyển giao vũ khí của Mỹ còn rất khiêm tốn. Nhưng từ tháng 6/2021, Hà Nội đã nhận chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai của Mỹ, và được phép mua máy bay huấn luyện T-6 của Mỹ. Việt Nam cũng ang cường đáng kể lực lượng không quân, hải quân, pháo binh, và các thiết bị cảm ứng tại các căn cứ của mình ở Trường Sa, để có khả năng tự vệ trước sức mạnh của Trung Quốc.

Mỹ có vai trò then chốt nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận "tự do và rộng mở" tại Biển Đông, và khi cần Việt Nam sẽ là một "đối tác không thể thiếu" trong nỗ lực đó. Điều đó được thể hiện một phần qua sự kiện tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm cảng Đà Nẵng năm 2018. Sau chuyến thăm đầu tiên đó, USS Theodore Roosevelt đến thăm Đà Nẵng năm 2020. Ngoài ý nghĩa tượng trưng để "bóng ma Việt Nam yên nghỉ", các chuyến thăm này là biểu tượng cho vị trí tâm điểm của Việt Nam trong chiến lược ang hải của Mỹ ở khu vực.

Thách thức về chính trị

Tuy xu hướng hợp tác an ninh Mỹ-Việt là tích cực, nhưng vẫn còn mấy vấn đề tồn đọng có thể làm hỏng cơ hội phát triển. Ví dụ, từ lâu Việt Nam đã mua sắm nhiều vũ khí của Nga. Sự phụ thuộc vào các hệ thống vũ khí của Nga làm Việt Nam khó bố trí các vũ khí mua của Mỹ vào hệ thống hiện hành. Hơn nữa, vũ khí của Mỹ thường có giá cao hơn, nên các nhà hoạch định chính sách quốc phòng ở Hà Nội vẫn có xu hướng chọn vũ khí của Nga.

Nhưng quan điểm cứng rắn hơn của Tổng thống Biden đối với Nga có thể đẩy Hà Nội vào thế khó xử, nếu chính quyền Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt theo luật CAATSA (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act). Tuy luật này trừng phạt các nước mua khí tài quân sự của Nga, nhưng một số nước thường tìm kiếm miễn trừ để tránh bị trừng phạt. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục mua vũ khí của Nga và không có miễn trừ, thì đây là một đe dọa tiềm ẩn gây căng thẳng giữa Hà Nội và Washington. Vì vậy, hai bên phải cộng tác chặt chẽ hơn, cả công khai và kín đáo, để tránh cho Việt Nam bị trừng phạt, trong khi tìm kiếm giải pháp khác thực tế hơn và có lợi hơn là mua các hệ thống vũ khí của Nga.

Trong khi đó, mối lo ngại về nhân quyền vẫn là một thách thức. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thường chỉ trích Việt Nam không có tiến bộ về vấn đề này, như ang cường hạn chế tự do ngôn luận, lập hội, tụ tập đông người, và tôn giáo. Trong khi Chính quyền Trump không coi nhân quyền là vấn đề được ưu tiên, thì chính quyền Biden coi trọng vấn đề này hơn. Lãnh đạo Hà Nội cần điều chỉnh theo thực tế mới khi bị soi kỹ hơn, trong khi Chính quyền Biden cần khéo léo, vừa lên án các vi phạm nhân quyền khi cần, vừa trao đổi qua đường ngoại giao để tìm một một giải pháp xây dựng với Việt Nam.

Đối tác chiến lược

Việt Nam và Mỹ đã nâng quan hệ hai nước lên thành đối tác toàn diện vào năm 2013, và ang cường hợp tác trong các năm sau đó, với tin đồn sẽ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Nỗ lực nâng cấp quan hệ thời Trump đã bị hoãn do thách thức về kinh tế và chính trị. Ngoài những vấn đề đó, một số quan chức Việt Nam mô tả quan hệ Mỹ-Việt như đối tác chiến lược, nhờ vào bề sâu và bề dầy trong hợp tác song phương. Nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược phục vụ nguyện vọng của cả hai bên, báo hiệu "ang tin cao hơn", cung cấp một khuôn khổ tốt hơn cho việc thu xếp các hoạt động bảo vệ nhân quyền.

Khuyến nghị

Nói chung, việc khắc phục các thách thức và nắm bắt các cơ hội nói trên là một vấn đề cơ bản liên quan đến chiến lược lâu dài của các chính quyền Mỹ. Nhưng có một số biện pháp khá rõ ang trong những tháng tới đây, có thể chứng tỏ là Mỹ nghiêm túc và sẵn sàng ang cường cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác song phương giữa Mỹ và Việt Nam :

Một là Chính quyền Biden cần công khai tuyên bố ý định nâng cấp đối tác toàn diện Mỹ-Việt thành đối tác chiến lược, tốt nhất là Tổng thống Biden sẽ tuyên bố trong chuyến thăm Châu Á trùng với dịp họp cấp cao ASEAN. Tuyên bố này sẽ đánh dấu một cột mốc lớn, tạo động lực cho cả hai phía tìm giải pháp tích cực cho các vấn đề còn tồn đọng, như đối thoại về nhân quyền và tìm kiếm miễn trừ cho việc áp dụng luật CAATSA.

Hai là Washington cần thôi đe dọa trừng phạt Việt Nam qua điều tra của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (theo Điều 301). Sau khi Bộ Tài chính đưa Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ (tháng 4/2021), hai bên cần thương lượng để giải quyết nốt các tranh chấp còn tồn đọng, tránh việc đe dọa trừng phạt như một đám mây đen.

Ba là Mỹ cần triển khai ngoại giao vaccine. Cuộc họp cấp cao "Bộ Tứ" (ngày 12/3/2021) đã tuyên bố sẽ viện trợ một tỷ liều vaccines cho khu vực Indo-Pacific. Tuy tuyên bố này được dư luận hoan nghênh, nhưng do đại dịch bùng phát mạnh tại Ấn Độ nên kế hoạch phân phối của Covax bị chậm lại, gây tâm lý hoang mang về sáng kiến này. Tổng thống Biden tuyên bố đến cuối tháng 6/2021, Mỹ sẽ chuyển 80 triệu liều caccines cho khu vực, như một bước hỗ trợ cho sáng kiến của "Bộ Tứ" thông qua Covax. Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất khu vực, nên trong mấy tháng tới sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch này.

Bốn là Mỹ cần dừng kế hoạch trục xuất những người Việt tỵ nạn bị kết án ở Mỹ. Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều trẻ em đã đến Mỹ, có thẻ xanh, nhưng đã phạm tội. Hệ thống pháp lý của Mỹ thừa sức đối phó với những người Việt phạm tội, mà không cần đến biện pháp trừng phạt đúp, bị trục xuất sau khi ngồi tù. Việc trục xuất họ về Việt Nam sẽ làm dư luận bất bình, coi hành động đó của Chính quyền Biden là vô nhân đạo, không cần thiết.

Năm là xúc tiến đàm phán đa phương với các nước ở khu vực, bao gồm Việt Nam, về một hiệp định thương mại số. Mỹ cần chứng tỏ là có yếu tố kinh tế trong tầm nhìn "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Vì chính trị nội bộ làm cho việc Mỹ tham gia CPTPP hay các hiệp định thương mại tự do song phương ở khu vực là bất khả thi, nên một hiệp định phỏng theo các điều khoản về thương mại số trong các hiệp định hiện có là một hướng quan trọng và khả thi.

Sáu là có một kế hoạch đa phương để theo dõi và phát hiện những tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau khi Philippines phát hiện hơn 200 tàu dân quân biển của Trung Quốc tập trung tại khu vực đá Ba Đầu ở Biển Đông vào tháng 3/2021, cả Manila và Hà Nội đã lập hồ sơ và công bố vị trí cùng số đăng ký của các tàu dân quân biển đó. Mỹ và các đối tác có chung quan điểm như Nhật, Úc, Anh, Pháp… cần có sáng kiến đa phương để giúp Việt Nam và Philippines thu thập và công bố các số liệu này tại Biển Đông, để xây dựng một kho dữ liệu về các vi phạm, và trừng phạt Bắc Kinh về ngoại giao.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 11/07/2021

Published in Diễn đàn

Tng thng Biden : Nước M li tiến bước

Thanh Hà, RFI, 29/04/2021

Phát biu ln đầu tiên trướcQuốc hội Lưỡng Vin, hôm qua 28/04/2021, đánh du 100 ngày đầu nhim k,tng thng M Joe Biden ch yếu tp trung vào chương trình phc hưng kinh tế cho nước M.V đối ngoi, Nhà Trng nói rõ ý định"tránh gây thêm căng thng vi Nga và xung đột vi Trung Quc".

100-1

Tng thng M Joe Biden ti Quốc hội lưỡng vin, Đin Captitol, Washington, ngày 28/04/2021. Melina Mara

Ln đầu tiên trong lch s, người ta trông thy hình nh mt v tng thng M phát biu trước Quốc hội Lưỡng Vin, sau lưng ông là hai ph n, đó là phó tng thng Kamala Harris và ch tch H Vin Nancy Pelosi. Nguyên th M khng định"sau 100 ngày cm quyn, Hoa K li tiến bước" và đưa ra hình nh mt đất nước đang vượt qua rt nhiu khng hong để thoát khi đại dch Covid-19.

Bên cnh nhng thông báo được đánh giá là mang tính lch s v chương trình phc hi kinh tế M, Joe Biden nhc li : Trong quan h vi Trung Quc, Hoa K không gây s để dn đến"xung đột", nhưng Washington luôn sn sàng bo v quyn li ca nước M, bo v các"hot động mu dch công bng". Ông Biden cnh báo : Washington"bo v mô hình mu dch công bng, bo v quyn li ca người lao động M, bo v nn công nghip ca Hoa K trước nhng hành vi đánh cp công ngh và quyn s hu trí tu ca M".

V chiến lược, nước M dưới chính quyn Biden cũng s"duy trì s hin din quân s trong vùng n Độ - Thái Bình Dương, tương t như ti châu Âu trong khuôn kh khi NATO", không "t b công cuc đấu tranh bo v nhân quyn" và "M cnh tranh vi Trung Quc và nhiu quc gia khác để giành phn thng trong thế k 21".Tng thng th 46 ca Hoa K, phát biu trước Quốc hội Lưỡng Vin, cũng đã nhc li rng các chế độ toàn tr đã sai lm khi cho rng các nn dân ch không có kh năng cnh tranh nhưng"cnh tranhkhông có nghĩa là Hoa K mun lao vào mt cuc xung đột".

Vi nước Nga ca tng thng Putin, nguyên th M nhn mnh Washington tránh để căng thng"leo thang" nhưng Moskva s phi"tr li" v nhng hành động đã can thip vào bu c M, và v trách nhim ca nước Nga trong các v tn công tin hc nhm vào các cơ quan Nhà nước vào các doanh nghip Hoa K. Tuy nhiên, lãnh đạo Nhà Trng không loi tr kh năng hptác "vì quyn li ca c đôi bên".

Thanh Hà

*********************

Tổng thống Mỹ Biden khẳng định chủ trương chống bất bình đẳng xã hội

Thụy My, RFI, 29/04/2021

Trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội nhân 100 ngày nhậm chức, hôm qua 28/04/2021 tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định chủ trương chống bất bình đẳng xã hội trong kế hoạch đầy tham vọng của mình.

100-2

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nghe Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước một phiên họp chung của Quốc hội tại Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 28 tháng 4 năm 2021 – Reuters - Pool

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

"Có hai người phụ nữ ở phía sau Joe Biden khi ông đọc bài diễn văn trước Quốc hội, đó là bà Kamala Harris và Nancy Pelosi. "Thưa bà phó tổng thống, thưa bà chủ tịch Hạ Viện…". Chưa có tổng thống nào nói những lời này, nhưng theo Joe Biden thì đã đến lúc.

Sự kiện mang tính lịch sử khác là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ để đối phó với đại dịch Covid-19 mà tổng thống vừa ca ngợi trước Quốc hội, với quy mô chưa từng thấy kể từ New Deal thời Roosevelt. Nhà nước chi ra đến 6.000 tỉ đô la để kích thích nền kinh tế, và 220 triệu liều vac-xin đã được phân phối. Tổng thống Biden hứa hẹn với Quốc hội về sự phục hưng của Hoa Kỳ.

Ông nói : "Nước Mỹ luôn trỗi dậy. Đó là điều mà chúng ta làm hôm nay, hy vọng thay vì sợ hãi, sự thật thay cho dối trá và ánh sáng thay cho bóng tối. Sau 100 ngày của kế hoạch cứu vãn, nước Mỹ sẵn sàng cất cánh".

Và Joe Biden xác nhận chiến lược rất thiên tả để chống lại bất bình đẳng. Ông hứa sẽ giảm nạn nghèo khó còn phân nửa và phúc lợi y tế tốt hơn cho những người đau yếu, đòi hỏi Quốc hội thông qua việc cải cách ngành cảnh sát.

Còn về kế hoạch cơ sở hạ tầng và khí hậu đầy tham vọng, Biden muốn tài trợ bằng cách tăng thuế, nhưng không áp dụng cho giai cấp trung lưu. Không chỉ có thuế dành cho số người giàu nhất vốn dĩ chiếm 1% dân số và các đại công ty mới tăng lên, tổng thống Mỹ nói rằng đã đến lúc họ cũng phải đóng góp phần của mình".

Riêng về nỗ lực giảm nghèo, một ngân khoản 200 tỉ đô la được dành cho các trường mẫu giáo miễn phí đối với trẻ 3 và 4 tuổi, 109 tỉ đô la cho các trường trung học cộng đồng, 225 tỉ đô la trợ cấp giữ trẻ, 45 tỉ đô la tài trợ bữa ăn miễn phí tại trường đối với con em các gia đình thu nhập thấp.

Thụy My

Nguồn : RFI, 29/04/2021

******************

Tổng thống Mỹ Biden phát biểu trước Quốc hội, đánh dấu 100 ngày đầu của nhiệm kỳ

Mai Vân, RFI, 28/04/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 28/4/2021 có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội lưỡng viện. Theo giới quan sát, một hôm trước mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Biden sẽ cho thấy quyết tâm cải cách, đặc biệt là trong vấn đề thuế.

100-3

Tổng thống Mỹ Joe Biden trình bày kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Pittsburgh, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 31/03/2021  © Reuters – Jonathan Ernst

Theo hãng tin Pháp AFP, tổng thống Mỹ sẽ nêu bật "Dự án dành cho các gia đình Mỹ", được Nhà Trắng trình bày như một nỗ lực "đầu tư lịch sử" cho giáo dục và trẻ em. Mọi người háo hức chờ đợi ông trên vấn đề tìm nguồn tài chính cho các dự án đầy tham vọng : Ông sẽ đặc biệt đề xuất việc tăng thuế đánh vào lợi tức đầu tư đối với 0,3% số người Mỹ giàu nhất. Theo một số phương tiện truyền thông, mức thuế này sẽ tăng gần gấp đôi, từ 20% lên 39,6%.

Phát biểu hôm nay cũng sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến gay gắt tại Quốc hội : Nếu kế hoạch hỗ trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ đô la đã được thông qua tương đối dễ dàng, thì các cuộc thảo luận về kế hoạch đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng và giáo dục hứa hẹn nhiều bão tố.

Từ trên bục phát biểu, tổng thống thuộc Dân Chủ sẽ ca ngợi "tiến bộ phi thường", theo cách nói của ông, đạt được ở Hoa Kỳ trong những tháng gần đây khi đối mặt với Covid-19, đặc biệt là tốc độ tiêm chủng tăng nhanh một cách chóng mặt. Hơn 96 triệu người, tức gần 30% dân số, đã được chích ngừa đầy đủ.

Riêng trong lãnh vực ngoại giao, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki, ông Biden "đã làm việc, soạn thảo bài phát biểu này từ mấy tuần qua" và "sẽ nhắc lại quyết tâm của Mỹ trong việc tham gia trở lại một cách hoàn toàn vào các vấn đề thế giới", đặc biệt là về quan hệ với Trung Quốc.

Theo giới quan sát, việc tổng thống phát biểu tại Quốc hội lưỡng viện - Đồi Capitol - là một nghi thức thường lệ của nền chính trị Mỹ, nhưng bài phát biểu năm nay sẽ diễn ra trong một bầu không khí đặc biệt vì dịch Covid-19.

Cử tọa sẽ chỉ gồm khoảng 200 người, so với hơn 1.600 người như thường lệ. Ông John Roberts là thẩm phán Tòa án Tối cao duy nhất có mặt, cũng như ngoại trưởng Antony Blinken và lãnh đạo Lầu Năm Góc Lloyd Austin. Những người còn lại trong chính phủ sẽ theo dõi bài phát biểu của tổng thống trên truyền hình.

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai phụ nữ sẽ ngồi phía sau tổng thống Biden : bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện và bà Kamala Harris, nữ phó tổng thống đầu tiên.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 28/04/2021

Published in Diễn đàn

Cột mốc 100 ngày của tân nội các tổng thống Joe Biden quả khó làm mỗi người xác định chính xác về ý niệm thời gian. Một mặt nó tạo phản xạ thói quen rằng, 100 ngày có vẻ như đến quá nhanh. Nhưng đồng thời nó cũng cho người ta một cảm giác ngỡ như ông đã nhậm chức từ rất lâu, khi nhìn vào biết bao nghị trình, cải đổi liên tục được đưa ra, cùng các công việc đã làm. Suy nghĩ và cảm xúc thế nào trong mỗi cá nhân, thì vâng, đã tròn 100 ngày nhậm chức của tổng thống Joe Biden để nhìn lại dăm điều.

biden1

Joe Biden trong một cuộc vận động tranh cử tổng thống dưới cơn mưa tại bang Florida ngày 30/10/2020

Khi tổng thống Joe Biden bất ngờ qua mặt các ứng viên đảng Dân chủ trong vòng bầu cử sơ bộ để trở thành ứng viên tổng thống đối đầu cùng Donald Trump, có lẽ không ít cử tri Dân chủ đã cảm thấy phân vân và nghi ngờ về khả năng của ông, đặc biệt nơi giới trẻ và những người cấp tiến đang ủng hộ các ứng viên khác. Một nhóm cử tri khác thì ủng hộ ông chỉ vì họ muốn truất phế Trump, bất kể ai được đề cử.

Có thể tổng thống Joe Biden không phải là ứng viên sáng giá nhất của những thế hệ như tổng thống John F. Kennedy, Bill Clinton hay Barack Obama, những chính khách trẻ trung, trí tuệ và đầy sức thu hút cử tri. Nhưng trong số hàng chục ứng viên khác, ông lại là người có nhiều cơ hội đánh bại được Donald Trump. Chiến thắng của ông đã cho thấy chọn lựa chiến lược của đảng Dân chủ là đúng đắn và thành công. Với người dân Mỹ, ít ra cũng đã cảm ơn ông vì đã giúp họ thoát khỏi nỗi ám ảnh kéo dài từ Donald Trump.

Nhưng rồi 100 ngày đầu tiên với lời nói và hành động của tổng thống Joe Biden ắt đã làm thay đổi suy nghĩ của vô số người. Bởi đó là chân dung và phẩm cách của một lãnh đạo vô cùng cần thiết cho nước Mỹ hiện nay : kinh nghiệm, bản lãnh và trách nhiệm, là một cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến lợi ích quốc gia và người dân.

Trong cuốn hồi ký "A Promise Land", tổng thống Obama đã kể lại chi tiết lý do tại sao ông đã cân nhắc chọn Joe Biden để làm phó trong liên danh của mình. Cựu tổng thống Obama kể rằng, nếu có những cử tri còn phân vân với những người mới và trẻ như ông thì họ có thể tin vào Joe Biden, một thượng nghị sĩ với hơn 35 năm chính trường, có kinh nghiệm đối ngoại sâu rộng, một con người nghị lực và đầy quyết tâm, can cường và bền bỉ vượt lên thử thách. Và hơn hết là một con người chính trực, chân thật và yêu nước, quan tâm đến người khác. Obama đã không sai lầm vì đó là những phẩm hạnh thật sự của tổng thống Joe Biden mà người dân có thể thấy được hiện nay.

Với đại dịch Covid-19, khi tổng thống Biden đưa ra mục tiêu sẽ chủng ngừa 100 triệu liều trong 100 ngày đầu tiên, đó là con số gây hồi hộp cho những người ủng hộ ông. Nhưng "under promise and over delivery", hứa ít làm nhiều, ông đã đạt đến con số 200 triệu liều trước thời hạn, khống chế dịch bịnh và hứa hẹn đưa đời sống người dân cùng các hoạt động kinh tế quốc gia sớm trở lại bình thường. Thực hiện cuộc chủng ngừa toàn dân với một quy mô chưa từng có trong lịch sử đã cho thấy khả năng tổ chức và điều hành của nội các Joe Biden như thế nào.

Song song chiến dịch phòng chống Covid hữu hiệu là gói cứu trợ kinh tế 1,9 ngàn tỉ của ông sẽ giúp hồi phục nền kinh tế đình trệ do đại dịch gây nên và được các chuyên gia dự đoán sẽ đưa tỉ lệ phát triển kinh tế Mỹ lên cao nhất trong vòng vài chục năm qua. Không dừng ở đó, kế hoạch tạo công ăn việc làm qua chương trình đầu tư và tái thiết hạ tầng cơ sở hứa hẹn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và chăm lo cho ích lợi người dân Mỹ, tái củng cố vai trò lãnh đạo nước Mỹ.

Nếu phía Cộng hòa và những người ủng hộ Donald Trump chưa bao giờ đặt vấn đề nợ công và thâm thủng do Trump gây ra, trên thực tế là ít nhất hơn 8.000 tỉ đô la theo các số liệu, thì hà tất gì tổng thống Joe Biden lại e ngại với số tiền cứu vãn một cuộc khủng hoảng kép do Trump để lại, lẫn cho việc đầu tư vào tương lai nước Mỹ với ngân sách chưa bằng phân nửa ?

biden0 (2)

100 ngày đầu tiên, tổng thống Joe Biden đã như một người thuyền trưởng lèo lái con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ.

Những tưởng sự cấp bách của việc đối phó dịch bịnh và kinh tế sẽ làm ông tập trung hơn vào vấn đề đối nội nhưng kinh nghiệm và bản lãnh của một chính khách từng nắm vai trò lãnh đạo ủy ban đối ngoại Thượng viện đã cho thấy một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với kẻ thù và nỗ lực hàn gắn lại mối quan hệ đã bị sứt mẻ với đồng minh. Các cuộc họp theo phương thức 2+2, cả bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng với các đồng cấp của các quốc gia đồng minh cho thấy chính sách ngoại giao mềm dẻo đi kèm theo quân sự cứng rắn trong trường hợp cần thiết phải sử dụng, đã tái trấn an đồng minh về vai trò và sự hậu thuẫn dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Riêng với Trung Quốc, nếu cuộc chiến chống khủng bố lẫn hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan chưa cho phép tổng thống Barack Obama thực hiện trọn vẹn chiến lược chuyển trục về Á Châu thì nội các tổng thống Joe Biden xem ra đã cứng rắn và quyết tâm hơn trong sự đối đầu với Trung Quốc, khi ông thừa bản lĩnh và kinh nghiệm để hiểu về một Trung Quốc thủ đoạn thế nào. Điều đáng ghi nhận là việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ, một nghị sự cốt lõi trong chính sách ngoại giao hiện nay của nội các tổng thống Biden. Đó là một quyền lực mềm về vai trò lãnh đạo nước Mỹ, đã hoàn toàn bị bỏ qua trong bốn năm qua. Liệu đó có phải là tin vui cho những người đang cổ vũ hay dự phần vào phong trào dân chủ và nhân quyền thế giới ?

Không hẳn mỗi chính sách hay quyết định của tổng thống Joe Biden sẽ được ủng hộ hay thỏa mãn kỳ vọng của mỗi người. Các vấn đề quốc gia mà mỗi đời tổng thống Mỹ luôn đối diện như chính sách di dân, xung đột sắc tộc, đối cực đảng phái, ngoại giao... sẽ là những thách thức kéo dài trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, không dễ dàng có giải pháp tốt nhất trong một sớm chiều so với những nghị sự ưu tiên khác. Tuy nhiên chưa hề có bất cứ lời nói hay hành động chia rẽ quốc gia nào, những người chống đối tổng thống Biden chỉ vì chọn lựa sự phủ nhận, thái độ bất hợp tác và không muốn hàn gắn của họ.

100 ngày đầu tiên không phải thời gian để lưu lại hay thể hiện trọn vẹn một nhiệm kỳ tổng thống nhưng có thể cho người dân ý niệm định hình rõ ràng về một tính cách cùng các chính sách và đường hướng nghị sự của người lãnh đạo quốc gia. Thị trường gia tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế có triển vọng trên đà phục hồi. Với tỉ lệ hài lòng của người dân gia tăng đến 59%, theo như thăm dò mới nhất từ Pew Research Center (*) trong tình trạng phân cực mạnh mẽ hiện nay, tổng thống Joe Biden không những đang đi đúng hướng mà ngày càng được tin tưởng, quý mến nhiều hơn. Đặc biệt với sự hài lòng và lạc quan của giới trẻ, cột xương sống và tương lai của nước Mỹ.

Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.

Xin chúc mừng tổng thống Joe Biden và chúc mừng nước Mỹ !

Nhã Duy

(28/04/2021)

(*) https://www.pewresearch.org/politics/2021/04/15/biden-nears-100-day-mark-with-strong-approval-positive-rating-for-vaccine-rollout/

Published in Diễn đàn

Tiếp theo loạt bài Dự báo Chính sách Đối ngoại của chính quyền Biden (31/12-3/1/2021) và Tuần trăng mật của Biden : Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0 (29/3/2021) trên trang Nghiên cứu Quốc tế, bài này cập nhật tiếp về các bước triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với Trung Quốc và khu vực Indo-Pacific.

doingoai1

Chính quyền Biden coi Trung Quốc "là thách thức địa chính trị lớn nhất thể kỷ 21" (tuyên bố của Ngoại trưởng Anthony Blinken)

Ngay khi còn đang tranh cử, Joe Biden đã chú trọng đến vấn đề nhân sự. Chiến dịch của ông đã tập hợp được hàng ngàn chuyên gia giỏi, được bố trí vào các tiểu ban như "túi càn khôn". Tuy Joe Biden đã 78 tuổi, đi lại hay vấp cầu thang, và có tật nói lắp nên rất ít khi họp báo, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện. Với hơn ba thập niên hoạt động nghị trường, tám năm làm phó tổng thống thời Obama, và bốn năm quan sát chính quyền Trump, nay ngồi vào ghế tổng thống thứ 46 của Mỹ, chắc ông thừa biết phải làm gì và làm như thế nào.

Ngay trong tuần trăng mật (100 ngày), Biden đã thông qua được gói cứu trợ lịch sử 1.900 tỷ USD để khắc phục dịch bệnh và môi trường, và đang thúc đẩy thông qua gói cứu trợ khổng lồ 3.000 tỷ USD để kiến thiết hạ tầng, giáo dục và đào tạo. Điều đó chứng tỏ kinh nghiệm lão luyện của ông tại nghị trường, biết chọn khâu trọng yếu để tháo gỡ. Vì vậy, Biden đã tự tin tuyên bố sẽ hoàn thành tiêm chủng vaccine cho người lớn vào cuối tháng năm chứ không phải cuối tháng bảy như đã dự kiến. Kinh tế cũng bắt đầu khởi sắc.

Người ta nói rằng muốn biết chính sách đối ngoại thế nào, hãy nhìn vào cách sắp xếp nhân sự chủ chốt của "Team Biden". Đó là Jake Sullivan (Cố vấn An ninh Quốc gia), Anthony Blinken (Ngoại trưởng), và Kurt Campbell (Điều phối viên chính sách Indo-Pacific). Đó là "bộ ba xe, pháo, mã" của "Team Biden" để điều hành chính sách đối ngoại, vẫn theo tầm nhìn Indo-Pacific, nhằm "xoay trục 2.0" sang Châu Á. Tuy họ cũng có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, nhưng không cực đoan như phái "diều hâu".

Ở cấp thấp hơn, Biden đã bổ nhiệm Ely Ratner làm trợ lý đặc biệt cho Bộ trưởng Quốc phòng Loyd Austin, và vừa đề cử đại sứ Daniel Krittenbrink làm trợ lý ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương. Đó là những vị trí then chốt để định hình chính sách đối ngoại, tập trung đối phó với Trung Quốc ở khu vực Indo-Pacific, đồng thời chứng tỏ vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam và Biển Đông trong bàn cờ địa chính trị khu vực.

***

Hầu hết Team Biden là quan chức chuyên nghiệp, từng phục vụ chính quyền Obama. Ratner từng làm trợ lý cho phó tổng thống Joe Biden trong Nhà trắng, Blinken và Campbell từng làm trợ lý cho ngoại trưởng Hilary Clinton tại Bộ Ngoại giao, Sullivan từng làm cố vấn cho Hilary Clinton tranh cử tổng thống. Họ là đồng nghiệp, chia sẻ tầm nhìn và quan điểm, nên dễ đồng thuận và hợp tác. Điều đó khác với thời Trump khi các nhân vật chủ chốt thường bất hòa và mâu thuẫn, hay lộ tin cho báo chí, bị Trump thay như thay áo.

Hầu hết Team Biden là các học giả có tên tuổi, thuộc các trung tâm nghiên cứu chính sách (think tanks) như Center for a New American Security (CNAS), Council on Foreign Relations (CFR), Brookings Institution, và the Asia Group… Ví dụ, Kurt Campbell và Jake Sullivan đã từng cộng tác viết chung các bài quan trọng về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia. Kurt Campbell là kiến trúc sư đề xuất chiến lược "xoay trục sang Châu Á" dưới thời Obama.

Team Biden chú trọng đến kết nối liên ngành và phối hợp hành động (interoperability) giữa đối nội và đối ngoại, giữa các bộ/ngành với nhau (như kinh tế/thương mại với an ninh/quốc phòng). Joe Biden đã thông báo (ngày 10/2) việc thành lập "Nhóm đặc nhiệm về Trung Quốc" (China Task Force) tại Bộ Quốc phòng, gồm 15 chuyên gia từ các bộ phận, do Ely Ratner đứng đầu, trong vòng 4 tháng phải xem xét và đề xuất chiến lược và phương thức đối phó với các thách thức từ Trung Quốc, cũng như tác động tới quan hệ Mỹ-Trung.

Team Biden chú trọng củng cố đồng minh và đối tác, dựa trên các hiệp ước cũ và cơ chế mới như "Bộ Tứ" (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, và "Bộ Tứ Mở rộng" (Quad Plus) với Hàn Quốc, Việt Nam, Tân Tây Lan (Quad+3). Tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của "Bộ Tứ" (12/3) các vị lãnh đạo đã có tuyên bố chung và chương trình hành động cụ thể nhằm tăng cường vai trò Bộ Tứ và từng bước thể chế hóa với các "tổ công tác" (working groups). Bộ Tứ cam kết giúp Ấn Độ sản xuất hai tỷ liều vaccine J&J cho khu vực Indo-Pacific.

Văn phòng của Kurt Campbell là bộ phận lớn nhất tại NSC, với 17 chuyên gia, gồm 3 giám đốc phụ trách về Trung Quốc. Có thể nói đó là trung tâm điều phối chính sách về Trung Quốc theo chiến lược "Indo-Pacific Tự do và Rộng mở" (FOIP), chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan khác, như "Nhóm Đặc nhiệm về Trung Quốc" của Ely Ratner (tại Bộ Quốc phòng), và Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Krittenbrink (tại Bộ Ngoại giao), cũng như các cơ quan liên quan khác (như USTR).

Gần đây, Chính quyền Biden đã điều động một số nhân sự đáng chú ý. Để chuẩn bị Hội nghị cấp cao "Bộ tứ" (năm 2021), Mira Rapp-Hooper, cố vấn hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao, đã được điều động sang Hội đồng An ninh Quốc gia. Để tăng cường vai trò của USAID nhằm hỗ trợ đồng minh và đối tác, Biden đề cử Samantha Power, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, đứng đầu cơ quan này, và là thành viên NSC. Để thay đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Biden đề cử Marc Knapper, phó trợ lý ngoại trưởng đặc trách Nhật Bản và Hàn Quốc.

***

Ưu tiên quan trọng mà Jake Sullivan thường đề cập là chính sách đối ngoại phục vụ người Mỹ trung lưu, và khôi phục quan hệ đồng minh và đối tác, đã bị chính quyền Trump coi thường và làm rạn nứt. Theo Sullivan, "Nỗ lực đó phải bắt đầu từ trong nước". Khác với chính sách thời Trump, nay Mỹ có thể huy động thế giới đứng sau lưng trong các vấn đề đối ngoại và an ninh quốc gia. Mỹ có thể tập hợp đồng minh và đối tác chống tham nhũng và chiếm đoạt, buộc các chế độ độc tài phải chịu trách nhiệm về minh bạch và pháp quyền.

Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tuy bất đồng về nhiều vấn đề, nhưng đạt "đồng thuận lưỡng đảng" về chính sách với Trung Quốc. Với tầm nhìn Indo-Pacific, lấy "Bộ Tứ" làm nòng cốt để đối phó với các thách thức từ Trung Quốc tại Đài Loan và Biển Đông, gần đây là tại vùng đá Ba Đầu (Whitsun Reef). Chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc (từ 7/2020) là một di sản mà chính quyền Biden kế thừa. Team Biden tuy khác với Team Trump về phong cách, nhưng nhất quán về lợi ích cốt lõi, coi Trung Quốc "là thách thức địa chính trị lớn nhất thể kỷ 21" (tuyên bố của Ngoại trưởng Anthony Blinken).

Quan hệ Việt-Mỹ tuy triển vọng phát triển tốt đẹp, nhưng dưới thời Biden vẫn có ba trở ngại.  Một là thặng dư thương mại tăng nhanh (khoảng 65 tỷ USD năm 2020) dù cáo buộc "Việt Nam thao túng tiền tệ" vừa được chính quyền Biden gỡ bỏ. Hai là nếu Việt Nam mua nhiều vũ khí Nga, có thể bị Mỹ trừng phạt theo đạo luật CAATSA. Ba là vấn đề nhân quyền ngày càng nhạy cảm, sẽ được chính quyền Biden chú trọng hơn. Tuy chính quyền Biden sẽ nhân nhượng Việt Nam vì tính toán chiến lược, nhưng chắc cần "có đi có lại".

Trên cơ sở "đồng thuận lưỡng đảng", chính quyền Biden kế thừa chính sách của chính quyền Trump, tăng cường hợp tác với Việt Nam để đối phó với Trung Quốc. Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn trên cơ sở "đối tác toàn diện", mà "trên thực tế" (de facto) đã là "đối tác chiến lược", tuy đến nay vẫn chưa được chính thức hóa. Trong khi Việt Nam cần Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc, nhưng lại không muốn "chọn phe" thì Mỹ coi Việt Nam như "một trong các đối tác quan trọng nhất" (theo đại sứ Daniel Krittenbrink).

Trước khi rời Việt Nam về nhận nhiệm vụ mới (trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương), Đại sứ Daniel Krittenbrink nhấn mạnh "Việt Nam cũng như ASEAN sẽ đóng vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ". Ông dùng ngạn ngữ để nhắn nhủ thông điệp rằng quan hệ đối tác Việt Nam và Mỹ là "bạn tốt trong hoạn nạn" (a friend in need is a friend indeed) và chỉ bầu trời mới là giới hạn (the sky is the limit) cho quan hệ song phương.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 25/04/2021

Published in Diễn đàn

Thượng đỉnh Khí hậu : Tổng thống Biden nâng gấp đôi cam kết của Mỹ và hối thúc thế giới "hành động"

Trọng Thành, RFI, 23/04/2021

Trong ngày đầu tiên của Thượng đỉnh Khí hậu hôm 22/04/2021, tổng thống Joe Biden đã công bố mức cam kết mới của Mỹ, cắt giảm từ 50 đến 52% khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030, so với mức 2005. Cam kết ở mức gần như gấp đôi so với chỉ tiêu trước đây của Mỹ đã được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, như một dấu hiệu cho thấy sự trở lại thực sự của Mỹ trong cuộc chiến khí hậu, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris dưới thời Donald Trump.

khihau1

Tổng thống Mỹ Joe Biden trên màn hình đặt tại văn phòng chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, nhân cuộc họp thượng đỉnh thế giới về Khí hậu, Bruxelles, Bỉ, ngày 22/04/2021.  Reuters – Johanna Geron

Tiếp sau Hoa Kỳ, lãnh đạo nhiều quốc gia tham dự thượng đỉnh trực tuyến do Washington tổ chức đã công bố các cam kết khí hậu mới. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada sẽ cắt giảm từ 40 đến 45% khí thải vào năm 2030, so với năm 2005. Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khẳng định Tokyo sẽ cắt giảm 46% khí thải vào năm 2030, so với năm 2013, tức gần gấp đôi so với mục tiêu trước đây (26%). Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tuy không công bố mức cam kết mới, nhưng hứa sẽ đưa ra trong những tháng tới. Đặc biệt đáng chú ý là Seoul cam kết chấm dứt đầu tư vào các dự án điện than ở nước ngoài.

Cũng trong ngày họp thượng đỉnh hôm qua, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng gấp đôi các tài trợ cho những nước đang phát triển (so với nhiệm kỳ Obama), từ đây đến 2024, để cắt giảm khí thải và thích nghi với biến đổi khí hậu, do tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu, và cũng để bù đắp cho việc tài trợ bị cắt giảm mạnh trong nhiệm kỳ Trump. Các cam kết mới vì khí hậu được Hoa Kỳ và nhiều nền công nghiệp hàng đầu thế giới đưa ra đã gây phấn chấn. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhận định thượng đỉnh này là một thành công, một "bước ngoặt" trong cuộc chiến vì khí hậu, cho dù chặng đường tiếp theo còn dài. 

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

"Hoa Kỳ không chờ đợi, chúng tôi kiên quyết hành động, tổng thống Joe Biden khẳng định như vậy. Hiện tại, nguyên thủ Hoa Kỳ vẫn còn chưa chắc chắn là kế hoạch chấn hưng cơ sở hạ tầng, vốn được coi là trụ cột trong dự án chuyển sang nền kinh tế xanh, có được thông qua hay không, tuy nhiên ông Biden đã đưa ra một mục tiêu mới đầy tham vọng, và kêu gọi lãnh đạo các nước khác noi gương.

Tổng thống Biden nói : các quốc gia nào mà hành động ngay từ bây giờ để sáng tạo ra nền công nghiệp của tương lai, thì cũng sẽ là những nước thu hoạch được các lợi ích kinh tế, nhờ ở sự phát triển đột biến của các năng lượng sạch đang diễn ra. Đây là một mệnh lệnh về đạo lý và kinh tế.

Phát biểu của tổng thống Mỹ được tất cả lãnh đạo các nước hoan nghênh. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói : Tôi vui mừng... tuyên bố của tổng thống Joe Biden làm thay đổi cục diện. Lãnh đạo các nước lần lượt công bố các cam kết. Canada, Nhật Bản đã đưa ra các mục tiêu mới. Ngay cả tổng thống Brazil, vốn được coi là người xa lạ với các cam kết vì sinh thái, cũng hứa hẹn sẽ chấm dứt nạn phá rừng từ đây đến năm 2030. 

Cho dù cần phải biến các hứa hẹn này thành hành động, Joe Biden đã thành công trong việc tạo ra một xung lực mới. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đánh giá, thượng đỉnh này đánh dấu một bước ngoặt. Duy chỉ có một vài trục trặc kỹ thuật nhỏ khiến cho thượng đỉnh bị lu mờ đi phần nào về mặt hình thức".

Về phía nước Pháp, trong một phát biểu được ghi âm trước, tổng thống Emmanuel Macron đã hoan nghênh cam kết mới của chính quyền Mỹ, đồng thời kêu gọi "tăng tốc thực thi các mục tiêu 2030". Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh điều quan trọng trong những tháng tới là các bên liên quan, trong đó có Liên Hiệp Châu Âu, phải xây dựng được "một kế hoạch hành động chính xác, có thể đo lường được, có thể kiểm chứng được". Ngay trước khi Thượng đỉnh Khí hậu diễn ra tại Washington, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% khí thải với năm 2030, so với năm 1990.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 23/04/2021

**************************

Thượng đỉnh Trái đất, do Mỹ tổ chức, giúp gì cho cuộc chiến khí hậu ?

Trọng Thành, RFI, 22/04/2021

Ngày 22 và 23/04/2021, tại Washington diễn ra một thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu, do chính quyền Joe Biden chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo 40 quốc gia. Bản thân thượng đỉnh, với sự tham gia của Trung Quốc và Nga, hai quốc gia mà quan hệ với nước Mỹ không ngừng trở nên căng thẳng, đã là một thành công ngoại giao của chính quyền Biden. Tuy nhiên, thượng đỉnh nói trên có thể mang lại những gì thực chất cho cuộc chiến khí hậu ?

khihau2

Cuộc tuần hành tại Paris, Pháp, kêu gọi hành động vì công lý khí hậu, ngày 12/12/2015, ngày cuối cùng của thượng đỉnh COP15.  Photo : Coalition Climat 21

1. Điều gì đáng chú ý hàng đầu trong dịp thượng đỉnh đặc biệt này ?

Nhiều nhà quan sát ghi nhận, thượng đỉnh về khí hậu do chính quyền Mỹ chủ trì trước hết là dịp để các quốc gia phát thải hàng đầu khẳng định trách nhiệm với cộng đồng nhân loại, vào thời điểm chỉ ít tháng nữa sẽ diễn ra thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Khí hậu COP26 tại Glasgow (Anh quốc). Dịp thượng đỉnh mà nhiều người cho rằng là cơ hội cuối cùng của nhân loại để xác định lộ trình hành động giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá từ 1,5°C đến 2°C so với thời tiền công nghiệp, theo Hiệp định Paris. Bởi vượt quá mức nhiệt độ này, các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan trên Trái đất sẽ diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô và mức độ ngày càng lớn, vượt quá khả năng ứng phó của xã hội con người. Giới khoa học cảnh báo nếu việc cắt giảm khí thải không được làm mạnh trong những năm tới thì sẽ là quá trễ.

Ngay trước khi thượng đỉnh diễn ra, ngày 19/04, chính phủ Anh của thủ tướng Boris Johnson đã thông báo mức cắt giảm khí thải đến 78% vào năm 2035. Trong đêm ngày 20 qua ngày 21/04, 27 quốc gia Liên Âu, sau 14 giờ thương lượng liên tục, đã đạt được thỏa thuận cắt giảm ít nhất 55% khí thải vào năm 2030.

Cam kết của nước Mỹ hiện vẫn còn được giữ bí mật. Trong bài viết trên trang mạng The Conversation (Climat : qu’attendre du "sommet Biden" ce jeudi à Washington ?,  ngày 20/04/2021), kinh tế gia về khí hậu Pháp, giáo sư Christian de Perthuis, Đại học Paris Dauphine, ghi nhận thượng đỉnh về khí hậu khai mạc hôm nay chính là "trắc nghiệm đầu tiên trên thực địa" về khả năng hành động của chính quyền Biden trong lĩnh vực khí hậu. Tân tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện lời hứa : tổ chức thượng đỉnh về khí hậu, trong vòng 100 ngày từ khi lên nắm quyền. Cuộc thượng đỉnh được sự hưởng ứng của lãnh đạo tất cả các nền kinh tế phát thải chính của hành tinh.

Tuy nhiên, rõ ràng là ý nghĩa hàng đầu của dịp thượng đỉnh này là để bản thân chính quyền Hoa Kỳ chính thức khẳng định mức cắt giảm khí thải mới, và tốc độ chuyển sang nền kinh tế trung hòa về khí thải, để hãm lại đà hâm nóng Trái đất, tương ứng với mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015. Vấn đề trước hết tại thượng đỉnh này như vậy vẫn là bản thân nước Mỹ "có đưa ra được các cam kết về khí hậu đủ tầm cỡ hay không, và khả năng của tân chính quyền trong việc mang lại niềm tin rằng đây là các cam kết khả thi, và qua đó, tạo hiệu ứng lôi cuốn phần còn lại của thế giới".

2. Phải chăng Thượng đỉnh chính là dịp để xem xem chính quyền Mỹ có thực sự trở lại dẫn đầu cuộc chiến Khí hậu hay không, sau 4 năm cầm quyền của Donald Trump, rút nước Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris ? 

Kinh tế gia về khí hậu Christian de Perthuis nhấn mạnh, bên cạnh mục tiêu trung hòa về khí thải vào năm 2050, giờ đây đã trở thành một "cam kết mang tính bắt buộc trong lĩnh vực ngoại giao khí hậu" (với đa số các nước), sự chú ý của quốc tế đặc biệt tập trung vào cam kết của nước Mỹ với đích ngắm 2030, được coi như là bước đệm, để hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải 2050.

Năm 2015, chính quyền Hoa Kỳ của tổng thống Obama đã từng cam kết, đến năm 2025, sẽ cắt giảm từ 26-28% khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 2005. Nếu chính quyền Biden vẫn duy trì mục tiêu này, thì đây là dấu hiệu cho thấy Washington "hoàn toàn thiếu vắng nỗ lực". Trên thực tế, tân chính quyền Biden đã đưa ra nhiều dấu hiệu do thấy nước Mỹ sẽ xem xét lại các cam kết quốc tế về khí hậu trong dịp thượng đỉnh này.

Trước thềm thượng đỉnh, ngày 13/04/2021, một liên minh hơn 400 lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư (Liên minh We Mean Business ) đã gửi một bức thư ngỏ đến tổng thống Joe Biden, khẳng định sự ủng hộ đối với chủ trương chính quyền Mỹ trở lại vị trí đi đầu trong cuộc chiến khí hậu, hối thúc chính quyền Biden đặt ra mục tiêu cắt giảm ít nhất 50% khí thải vào năm 2030, so với năm 2005. Liên minh We Mean Business sử dụng khoảng 7 triệu lao động tại 50 bang nước Mỹ, có thu nhập hàng năm tổng cộng hơn 4.000 tỉ đô la. Liên minh có sự tham gia của các đại tập đoàn như Google, Amazon, Apple, Facebook.

Đề xuất của liên minh We Mean Business lấy lại khuyến nghị của kinh tế gia Robert Keohane, từng là cố vấn về năng lượng – khí hậu của tổng thống Obama. Mức cắt giảm nói trên được coi là tương đương với mức cắt giảm mà Liên Hiệp Châu Âu vừa thông qua (giảm 55% so với năm 1990). Cắt giảm ít nhất 50% khí thải vào năm 2030 được coi là bước đi cần thiết để hướng đến mục tiêu trung hòa về khí hải vào năm 2050.

Kinh tế gia về khí hậu Christan Perthuis, nhấn mạnh là, nếu Hoa Kỳ đưa ra chỉ tiêu ở dưới mức này, thì đây sẽ là một "tín hiệu xấu". Ngược lại, nếu đặt cái mốc cao hơn, thì đây sẽ là "một tín hiệu mới (tích cực) gửi đến các nước Châu Âu".

3. Một điểm quan trọng khác của thượng đỉnh, do Washington tổ chức, phải chăng chính là để làm sáng tỏ chiến lược hành động của Trung Quốc trong lĩnh vực khí hậu ?

Thái độ của Trung Quốc, chịu trách nhiệm hơn một phần tư lượng phát thải toàn cầu, là một chủ đề trọng tâm khác. Việc chủ tịch Trung Quốc nhận lời mời tham gia thượng đỉnh là một dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, theo kinh tế gia về khí hậu Christian de Perthuis, chính sách khí hậu của Bắc Kinh hiện đang trong tình trạng hoàn toàn không rõ ràng, thậm chí đầy mâu thuẫn. Nếu như tháng 9/2020, tại Đại hội đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên tuyên bố Trung Quốc sẽ hướng đến mục tiêu trung hòa về khí thải vào năm 2060. Đây là có thể coi là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, cũng cùng thời gian này, chính quyền Trung Quốc đã giảm bớt các quy định hạn chế đầu tư vào than đá, ở trong nước, được coi là nguồn phát khí thải số một (Trung Quốc sử dụng đến một nửa sản lượng than đá toàn cầu, và khoảng 70% lượng điện tại Trung Quốc là do nhiệt điện than). Năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 2015, đầu tư xây dựng các nhà máy điện than tăng trở lại. Đây rõ ràng là một bước lùi nghiêm trọng.

Chuyên gia Carole Mathieu (phụ trách các chính sách của Châu Âu về Năng lượng và Khí hậu, Viện IFRI), trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Pháp (20 Minutes, ngày 21/04/2021), nhận định là chủ tịch Trung Quốc sẽ phải có một "bài diễn văn quan trọng" trong dịp thượng đỉnh này, và "Trung Quốc muốn chứng tỏ quốc gia này là một trong các trụ cột của cơ chế quốc tế đa phương, nhưng ít có khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra các cam kết bằng số, cần phải đến khi hợp tác được chính thức hơn, Bắc Kinh mới có thể làm như vậy". Có thể nói, thái độ của Trung Quốc là một ẩn số lớn tại thượng đỉnh này.

4. Trung Quốc rõ ràng là tâm điểm chú ý. Nhưng điều này dường như có thể khiến công chúng phần nào ít chú ý hơn đến hiểm họa đáng sợ không kém, đến từ các nền kinh tế phát thải cao khác, một ẩn số quan trọng khác tại thượng đỉnh Khí hậu Washington ?

Kinh tế gia Christian de Perthuis lưu ý là ba nền kinh tế phát thải số một thế giới, là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (bao gồm cả Anh quốc), có tổng lượng phát thải là 47% tổng lượng phát thải toàn cầu vào năm 2018, "phần còn lại của thế giới" là 53%. Trong nhóm các nước này, các quốc gia sản xuất và xuất khẩu năng lượng hóa thạch – như các nước Cận Đông, Nga hay Indonesia (quốc gia xuất khẩu than đá hàng đầu) – là các nước đang có lượng khí phát thải tăng mạnh nhất. Nhìn chung, kể từ thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP-1 (Berlin, 1995) cho đến nay, các quốc gia nhóm này thường đóng vai trò hãm phanh hay ngăn chặn các thương thuyết về khí hậu, đặc biệt từ khi vấn đề gia tăng các cam kết về khí hậu bắt đầu được đặt ra. Cần đưa được nhóm nước này tham gia vào tiến trình, bởi cộng đồng quốc tế không thể thực hiện được mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2°C, nếu không có việc tổ chức lại triệt để các nền kinh tế thuộc nhóm các quốc gia khai thác và xuất khẩu năng lượng hóa thạch.

Hiện tại, các nước ít phát triển nhất, đa số nằm tại Châu Phi, phía nam sa mạc Sahara và vùng Nam Á, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lượng phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, nếu các quốc gia này đi vào vết xe đổ của nền kinh tế công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch, thì chính họ sẽ trở thành các quốc gia phát thải lớn nhất thế giới trong tương lai. Để tránh viễn cảnh tồi tệ này xảy ra, cần bắt đầu tiến trình chuyển sang nền kinh tế phát thải thấp với việc đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng tại các quốc gia nghèo này. Đây là việc cần làm khẩn cấp, bởi các nước này cũng chính là các nước bị tổn hại nặng nề nhất bởi khủng hoảng kinh tế, do đại dịch Covid-19.

Các quốc gia nghèo tự mình không đủ sức thực hiện cuộc tái định hướng phát triển hướng về nền kinh tế Xanh, bởi thiếu đi nhiều nguồn lực công nghệ và tài chính. Theo chuyên gia Christian de Perthuis, việc Hoa Kỳ ngay lập tức đề nghị giảm nợ, và cam kết đầu tư mạnh cho mô hình Kinh tế Xanh cho các quốc gia này, chính là một nỗ lực quý báu và cần thiết, để khẳng định vị trí dẫn đầu trở lại của nước Mỹ trong cuộc chiến khí hậu toàn cầu. Nếu tổng thống Biden quyết định chọn hướng đi này, và thu hút được cả Trung Quốc và Châu Âu tham gia cùng, thì thượng đỉnh do Washington tổ chức có thể là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến khí hậu toàn cầu.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 22/04/2021

***********************

Thượng đỉnh khí hậu : Cơ hội để Tổng thống Mỹ Biden khẳng định vị thế lãnh đạo thế giới

Thùy Dương, RFI, 22/04/2021

Hôm 22/04/2021 tổng thống Mỹ Joe Biden khai mạc thượng đỉnh thế giới trực tuyến 2 ngày về khí hậu. Sáng hôm nay nguyên thủ Mỹ có bài phát biểu qua cầu truyền hình trước khoảng 40 lãnh đạo nước ngoài, trong đó có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron và cả Giáo hoàng Francis.

khihau3

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia thượng đỉnh Khí hậu trực tuyến với lãnh đạo 40 quốc gia, Nhà Trắng, Washington, 22/04/2021.  Reuters – Tom Brenner

Nhiều chuyên gia hy vọng tổng thống Mỹ Biden sẽ công bố những mục tiêu đầy tham vọng của Washington, chẳng hạn từ nay đến năm 2030 giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ so với năm 2005. Thượng đỉnh lần này sẽ là cơ hội để ông Biden khẳng định vị trí của nước Mỹ trên trường quốc tế về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet giải thích :

"Ngay từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, tổng thống đã đưa Mỹ trở lại hiệp định khí hậu Paris, và giờ đây ông Biden muốn trở thành nhà lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Để làm được điều đó, tổng thống Mỹ phải lấy lại lòng tin của các đối tác trên trường quốc tế với những cam kết cụ thể, nhưng ông cũng phải thuyết phục được người dân Mỹ. Joe Biden đã đặt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thành tâm điểm của kế hoạch đầu tư hơn 2.000 tỷ đô la vào hạ tầng cơ sở. Văn bản được đưa ra thương lượng với rất nhiều khó khăn tại Quốc Hội.

Joe Biden không ngừng nhắc rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ tạo ra những việc làm được trả lương cao, nhưng ông vẫn gặp nhiều khó khăn để có được sự ủng hộ của các dân biểu Cộng hòa. Về đối nội, tổng thống Mỹ đang đấu tranh để đạt các mục tiêu trong nước. Ông muốn có thể được nêu ra làm gương. Ông Biden khẳng định việc tiến hành công cuộc chuyển đổi sinh thái này là cách duy nhất để bảo đảm vị trí của nước Mỹ trên thế giới.

Bằng cách tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này, tổng thống Mỹ hy vọng sẽ có được lời hứa từ các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Ông Biden muốn nước Mỹ lấy lại được uy tín đã mất dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, trong lĩnh vực chống lại tình trạng khí hậu bị hâm nóng".

Rừng Amazon : Nhiều NGO Brazil đề nghị Mỹ không tin vào hứa hẹn của Bolsonaro

Tham dự thượng đỉnh khí hậu do Mỹ tổ chức trong hai ngày 22-23/04 có tổng thống Brazil Bolsonaro. Và theo chương trình nghị sự ngày hôm nay, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ đề cập đến việc bảo vệ rừng Amazon. AFP cho biết Hoa Kỳ đang thương lượng với Brazil để ký kết một thỏa thuận hạn chế việc phá rừng. Washington hứa tài trợ, nhưng chỉ chuyển tiền cho Brazil với điều kiện Brasilia phải đưa ra các bảo đảm về việc bảo vệ Amazon, điều mà Brasilia vẫn chưa làm.

Tại Brazil, nhiều tổ chức phi chính phủ Brazil đề nghị tổng thống Mỹ Biden không tin vào những lời hứa của Bolsonaro, bởi vị tổng thống dân túy không có được lòng tin ngay tại chính quê nhà trong lĩnh vực môi trường.

Chống biến đổi khí hậu : Đa phần doanh nghiệp lớn trên thế giới bị chậm

Trước thềm thượng đỉnh khí hậu, sáng hôm nay, công ty đầu tư Arabesque của Anh Quốc công bố một nghiên cứu theo đó mới chỉ có gần 25% doanh nghiệp lớn trên thế giới có các biện pháp cho phép thế giới đạt mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C. Đi đầu trong nhóm tiên phong này là các doanh nghiệp Châu Âu, đặc biệt là Thụy Điển, Đức, Phần Lan và Pháp. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019, với gần 700 tập đoàn lớn ở 14 nước, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật, Pháp …

Trong khi đó, cũng trong sáng hôm nay 22/04, Cơ quan Châu Âu về kiểm soát tình hình biến đổi khí hậu (Copernicus), cho biết khí hậu Châu Âu tiếp tục nóng lên trong năm 2020, đặc biệt là vùng Siberia.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 22/04/2021

Published in Quốc tế

"Quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi buộc phải".

(Our relationship with China will be competitive when it should be, collaborative when it can be, and adversarial when it must be)

Antony Blinken

biden0

Ngày 4/2/2021, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên phác họa những nét lớn về chính sách đối ngoại của nhiệm kỳ tổng thống của mình

Tôi đã viết loạt bài "Dự báo Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Biden" đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế (31/12-3/1/2021). Bài này cập nhật một số đặc điểm hình thành và triển khai chính sách của Biden, liên quan đến Trung Quốc và Indo-Pacific.

Tuy còn quá sớm để bình luận về chính sách của Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ đầu (bốn năm), nhưng có đủ cơ sở để đánh giá những gì đang diễn ra trong "tuần trăng mật" (100 ngày). Cơ sở đó chủ yếu dựa trên một số nguồn dữ liệu đề cập dưới đây.

Một là các tài liệu và bài báo mà các quan chức chủ chốt của Team Biden (như Antony Blinken, Jake Sullivan, Kurt Campbell, Ely Ratner) đã xuất bản trước khi họ tham gia chính quyền. Nó phản ánh quan điểm của chính quyền Biden, như bài Competition Without Catastrophe, Kurt Cambell and Jake Sullivan, Foreign Affairs, September/October 2019.

Hai là các tuyên bố chính thức gần đây của Chính quyền Biden, như "Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời" : Interim National Security Strategic Guidance (the White House, March 3, 2021) và tuyên bố của Ngoại trưởng Antony Blinken : A foreign Policy for the American People (U.S. Department of State, March 3, 2021).

Ba là các sự kiện gần đây, như Hội nghị Cấp cao (trực tuyến) của Lãnh đạo Bộ Tứ : First Quad Leaders’ Virtual Summit (12/3) ; Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm Nhật Bản và Hàn Quốc (15-18/3) ; Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm Ấn Độ (19-21/3), và đối thoại Mỹ-Trung tại Anchorage, Alaska (18-19/3).

Theo Thomas Wright (Brookings), trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung đầu tiên dưới thời Biden tại Alaska, thì màn đấu khẩu căng thẳng tuy có thể giống như thất bại, nhưng thực ra đó là một bước cần thiết để tiến tới quan hệ ổn định hơn giữa hai nước (1).

Những dữ liệu trên cho thấy sự khác biệt. Một là Team Biden làm việc chuyên nghiệp hơn nhóm của Trump (không có teamwork). Hai là Team Biden làm việc gắn kết và nhất quán hơn nhóm Trump (làm việc rời rạc và bất thường). Ba là Team Biden tham khảo và phối hợp với đồng minh (như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ) trước khi gặp Trung Quốc.

Vai trò Bộ Tứ

Về đối nội, Chính quyền Biden đã làm được mấy việc có ý nghĩa rất lớn trong hai tháng đầu tiên. Một là chính quyền đã vận động được Quốc hội thông qua (ngày 10/3) gói cứu trợ lịch sử (1.900 tỷ USD) cho y tế và môi trường, và có thể thông qua một gói cứu trợ khác còn lớn hơn nhiều (3.000 tỷ USD) cho xây dựng hạ tầng, giáo dục và đào tạo.

Hai là chính quyền đã làm trung gian dàn xếp cho hai hãng dược lớn là Johnson & Johnson và Merck & Co hợp tác sản xuất gấp đôi số liều vaccine (200 triệu chứ không phải 100 triệu) của Johnson & Johnson (chỉ cần tiêm một lần). Nhà Trắng đạt được thỏa thuận này chỉ vài ngày sau khi FDA cấp phép khẩn cấp cho Johnson & Johnson. Vì vậy, Biden mới có thể tuyên bố là Mỹ có đủ vaccine cho toàn bộ người Mỹ trưởng thành vào cuối tháng 5.

Vể đối ngoại, Hội nghị Cấp cao trực tuyến của Lãnh đạo bốn nước "Bộ Tứ" (Mỹ, Nhật Ấn, Úc) lần đầu tiên đã ra tuyên bố chung (ngày 12/3). Bộ Tứ nhất trí cộng tác (giữa bốn nước) và với các tổ chức đa phương (như WHO và COVAX) để sản xuất và phân phối một tỷ liều Vaccine Johnson & Johnson cho khu vực Indo-Pacific. Bộ Tứ sẽ lập ra "Nhóm Chuyên gia về Vaccine" (senior-level Quad Vaccine Expert Group) để phối hợp hành động.

Theo tuyên bố chung, Ấn Độ sẽ chịu trách nhiệm sản xuất vaccine Johnson & Johnson, với kinh phí 100 triệu USD của Mỹ, và 41 triệu USD của Nhật góp để sản xuất, và 77 triệu USD của Úc góp để phân phối. Sáng kiến này phản ánh sự phối hợp đối nội với đối ngoại, và tầm nhìn mới của Chính quyền Biden về Bộ Tứ. Nó không chỉ giúp kiểm soát đại dịch Covid-19, mà còn giúp Bộ Tứ có vai trò lớn hơn trong khu vực. Đó là một bước tiến quan trọng, chứng tỏ Bộ Tứ có thể đem lại kết quả cụ thể, chứ không phải chỉ nói suông về tầm nhìn.

Ngoài chương trình hợp tác về Vaccine cho Covid-19, Bộ Tứ còn nhất trí lập ra "Nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu" (Quad Climate Working Group) và "Nhóm Công tác về Công nghệ Mới Thiết yếu" (Quad Critical and Emerging Technology Working Group). Sau hơn một thập niên tồn taị khá mờ nhạt, nay đã đến lúc Bộ Tứ có vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ theo tầm nhìn Indo-Pacific. Đây là hạt nhân cho một cơ chế an ninh khu vực lớn hơn đang hình thành (2).

Theo Đại sứ John McCarthy (Australia), thông điệp chính của Bộ Tứ là các nước thành viên sẽ giúp các nước khu vực đối phó với thách thức về y tế lớn nhất mọi thời đại. Đó không chỉ là sự đồng thuận của Bộ Tứ nhằm đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc, mà còn là một chính sách khôn ngoan mà người Mỹ đang triển khai. Bộ Tứ khẳng định Đông nam Á là khu vực họ phải cạnh tranh với Trung Quốc về "trái tim và khối óc" (heart and mind) (3).

Theo Giáo sư Stephen Walt (Harvard), có ba loại keo kết dính để các đối tác liên minh với nhau. Một là lợi ích chung để đối phó với sự đe dọa. Hai là sự tương đồng về văn hóa, xã hội, chính trị. Ba là khuyến khích vật chất. Sự tồn vong là yếu tố cơ bản nhất gắn kết các cá nhân hay cộng đồng. Thách thức của Trung Quốc là yếu tố chính xô đẩy các nước Bộ Tứ gắn kết với nhau, vì lợi ích chung để đối phó với Trung Quốc. Bắc Kinh càng có thái độ hung hãn thì các nước Bộ Tứ càng gắn kết để đối phó với tham vọng của họ. Trong khi sự tương đồng về văn hóa, xã hội làm các nước gắn kết chặt hơn, thì yếu tố vật chất không bền vững.

Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể phá vỡ Bộ Tứ nếu họ điều chỉnh thái độ mềm mỏng hơn, vì điều đó là bất khả thi do họ đâm lao sẽ phải theo lao, như chủ trương "ngoại giao chiến lang" (wolf-worrior diplomacy). Sau họp Cấp cao Trực tuyến vừa qua, Bộ Tứ dự kiến sẽ họp cấp cao chính thức và trực tiếp vào cuối năm nay, và họp cấp ngoại trưởng hàng năm. Đây là một bước ngoặt để Bộ Tứ thể chế hóa theo tầm nhìn mới của Tuyên Bố Chung (12/3), và mở rộng (Quad plus) không chỉ có Hàn Quốc, Tân Tây Lan, và Việt Nam.

Theo Clausewitz (Bàn về Chiến tranh), có hai loại liên minh. Một là liên minh gồm những nước tương đồng với nhau. Hai là liên minh do một bên làm bá chủ. Mỹ nên coi các đối tác bình đẳng với nhau và hành xử theo tinh thần nhân nhượng và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với một liên minh không chính thức. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm Nhật Bản và Ấn Độ là dấu hiệu Mỹ có thái độ đúng đắn. Theo Metternich (A World Restored), "nếu họ không có mục tiêu chắc họ sẽ tan rã". Bộ Tứ đang phối hợp hành động hiệu quả hơn.

Xoay trục 2.0

Mỹ đã xoay trục sang Châu Á lần đầu tiên (1.0) dưới thời Obama khi Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ (Foreign Policy, October 2011). Kurt Campbell (lúc đó là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Asia-Pacific) đã chấp bút cho Hilary Clinton. Ông đã kể lại câu chuyện đó trong cuốn sách The Pivot : The Future of American Statecraft in Asia, June 2016. Kurt Cempbell chính là kiến trúc sư của chính sách "xoay trục sang Châu Á", vì lợi ích quốc gia của Mỹ, thực chất là để kiềm chế Trung Quốc.

Sau đó, Obama đã thay thuật ngữ "xoay trục" (pivot) thành "tái cân bằng" (rebalance). Dưới thời Trump, chính sách xoay trục (hay tái cân bằng) được các chiến lược gia của Trump (như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Cố vấn An ninh Quốc gia McMaster) chuyển đổi thành "Indo-Pacific Tự do và rộng mở" (FOIP) lấy Bộ Tứ (Quad) làm trụ cột. Các trợ lý giỏi (như Mathew Pottinger tại NSC và Elbridge Colby tại Pentagon) đã tham gia soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng (NDS) của Mỹ.

Khi thay đổi chính quyền, dù Trump muốn xóa đi các dấu ấn của Obama, dù các trợ lý muốn làm "bình mới rượu cũ", họ không thể thay đổi được lợi ích cốt lõi của Mỹ. Chính sách "xoay trục" (hay tái cân bằng) về cơ bản vẫn nhất quán theo tầm nhìn của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc trỗi dậy. Team Biden chủ yếu gồm những quan chức chuyên nghiệp trong chính quyền Obama, nên việc "Xoay trục" giống như "trở về tương lại" (2.0).

Team Biden muốn chính sách đối ngoại của Chính quyền mới "xoay trục thực sự" sang Indo-Pacific, bắt đầu bằng chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, và chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Các chuyến thăm này đã diễn ra ngay trước cuộc đối thoại Mỹ-Trung tại Alaska (18-19/3). Một động thái khác đáng chú ý là Đại sứ Daniel Kritenbrink đã được Biden đề cử làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, chuyên gia Mira Rapp-Hooper, một thành viên của Team Biden trong Vụ Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao, đã được biệt phái sang Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) để chuẩn bị cho hội nghị cấp cao của Bộ Tứ. Tàu sân bay USS Nimitz đã trở về căn cứ hải quân Kitsap (bang Washington) sau một hải trình dài 99.000 dặm, nhằm xoay trục hải quân từ Trung Đông sang Đông Á. Đây là hải trình dài nhất kể từ sau Đại chiến II (4).

Theo David Hutt (Asia Times) việc Biden bổ nhiệm Kurt Campbell phụ trách Châu Á (Indo-Pacific coordinator) chứng tỏ chính quyền Biden có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi xây dựng quan hệ đồng minh bền vững hơn ở khu vực. Là kiến trúc sư của chính sách xoay trục sang Châu Á, nay Kurt Campbel có cơ hội biến ý tưởng đó thành hiện thực. Trong bốn năm tới, chắc chắn Kurt Campbell sẽ thường xuyên tới thăm Đông Nam Á (5).

Kurt Campbell đã cùng Michele Flournoy lập ra Center of New American Security (2007), và đã sáng lập và làm chủ tịch the Asia Group (2013). Vai trò mới của Kurt Campbell không phải ở Bộ Ngoại giao như trước, mà là ở Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) nơi ông sẽ hợp tác chặt chẽ với Jake Sullivan (Cố vấn An ninh Quốc gia). Campbell và Sullivan là đồng tác giả nhiều bài quan trọng về chính sách của Mỹ ở Châu Á, như Competition Without Catastrophe, Kurt Cambell & Jake Sullivan, Foreign Affairs, September/October 2019.

Trong bài đó, tác giả nhấn mạnh "cùng chung sống có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh như một điều kiện phải quản trị, chứ không phải là một vấn đề phải giải quyết" (Coexistence means accepting competition as a condition to be managed rather than a problem to be solved). Trong cuốn The Pivot : The Future of American Statecraft in Asia, June 2016, Campbell lập luận rằng Mỹ phải tăng cường quan hệ đồng minh với Ấn Độ và Indonesia. Chính quyền Trump ưu tiên tăng cường quan hệ với Singapore và Việt Nam, mà quên Indonesia.

Campbell cũng hiểu rằng mối lo ngại lớn nhất của chính phủ các nước Đông Nam Á là buộc phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài mới đăng trên Foreign Affairs gần đây, Campbell cho rằng tuy các nước vùng Indo-Pacific cần sự giúp đỡ của Mỹ để giữ chủ quyền trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng họ cũng nhận thấy không thực tế và không có lợi nếu loại Bắc Kinh ra khỏi tương lai sôi động của Châu Á. Các nước khu vực không muốn phải chọn giữa hai siêu cường. Cách tốt nhất là Mỹ và các đối tác phải thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẽ có lợi hơn trong một khu vực có cạnh tranh nhưng hòa bình.

Trật tự thế giới mới

Hiện nay, trong bối cảnh trật tự thế giới đầy biến động và bất định (in flux), các nước yếu hơn trong khu vực như Việt Nam dễ bị mắc kẹt trong cuộc ganh đua quyền lực giữa các nước lớn. Gần đây, có một số đề xuất mới về cơ chế hợp tác toàn cầu và khu vực. Tuy còn nhiều tranh cãi về tính khả thi, nhưng đó là những ý tưởng cần tham khảo và xem xét.

Theo Richard Haass và Charles Kupchan (CFR), cơ chế an ninh quốc tế do Mỹ và Phương Tây bảo trợ từ sau Đại chiến II đã lỗi thời, không duy trì được ổn định toàn cầu. Hội đồng Bảo an LHQ tuy vẫn lớn tiếng, nhưng hầu như bị tê liệt vì quyền phủ quyết của các thành viên thường trực. Hệ thống liên minh do Mỹ cầm đầu gồm các nước dân chủ không còn thích hợp để hợp tác. Đối thoại Mỹ-Trung tại Alaska không giải quyết được các tranh chấp.

Theo tác giả, thế giới cần một liên minh toàn cầu mới (a new global concert of powers) gồm sáu cường quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, và EU) chiếm 70% GDP và ngân sách quốc phòng toàn cầu. Bốn tổ chức khu vực (ASEAN, African Union, Arab League, Organization of American States) sẽ có đại diện thường trực tại trụ sở của liên minh mới. Đây là "cách tốt nhất và thực tế nhất" để các nước lớn đồng thuận, nhằm ngăn ngừa thảm họa và đảm bảo ổn định cho một thế giới đa cực mà Mỹ và phương Tây không còn cai trị được.

Liên minh mới này là một cơ chế để "tham khảo" (consultative) chứ không phải để "quyết sách" (decision-making), nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, đề xuất các luật chơi mới, và xây dựng sự ủng hộ cho các sáng kiến tập thể. Chức năng giám sát các hoạt động quốc tế vẫn do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế hiện hành nắm. Liên minh mới chỉ "hỗ trợ" (augment) chứ không "thay thế" (supplant) các cơ chế quốc tế hiên nay (6).

Theo Derek Grossman (RAND) tuy Bắc Kinh muốn điều chỉnh (reset) quan hệ với Washington, nhưng họ không chịu thay đổi thái độ hung hăng, nên Biden có chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Biden dự định sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao gồm các nước dân chủ cùng chia sẻ lợi ích và tầm nhìn. Mỹ và Trung Quốc có quá nhiều bất đồng sâu sắc nên khó có thể hàn gắn. Hai nước chỉ có thể hợp tác về một số vấn đề rất hẹp, chứ không thể tham vọng điều chỉnh lớn về chính sách. Lúc này điều chỉnh lớn (wholesale reset) là không tưởng (7).

Derek Grossman cho rằng việc chính quyền Biden tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc khiến Việt Nam "vừa mừng, vừa lo". Chính quyền Biden vẫn duy trì chiến lược "Indo-Pacific tự do và rộng mở" (FOIP) của Trump để các nước khu vực không bị họ bắt nạt, nhưng với thái độ nhẹ nhàng hơn, và nhấn mạnh quan hệ với các đồng minh và đối tác. Việt Nam hoan nghênh Mỹ tiếp tục triển khai tuần tra tự do hàng hải (FONOP) gần Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngoại trưởng Antony Blinken đã tái khẳng định sự chuyển hướng chính sách Biển Đông mà cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công bố (7/2020). Washington vẫn công nhận sự tồn tại và tính hợp pháp của các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), và phản đối yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong "Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời" (ngày 3/3) chính quyền Biden đã nhắc đến Việt Nam như một đối tác chính : "Chúng ta sẽ làm việc với New Zealand, Singapore, Việt Nam, và các thành viên ASEAN".

Nhưng chính quyền Biden cũng có một số điểm khiến Hà Nội lo ngại. Theo Le Monde (23/3) "Biden là Trump cộng với nhân quyền". Vấn đề nhân quyền rất nhạy cảm đối với Hà Nội. Hai là Mỹ cáo buộc Việt Nam là nước "thao túng tiền tệ". Ba là khả năng Mỹ trừng phạt Việt Nam mua vũ khí của Nga (theo luật CAATSA). Bốn là tuy tuyên bố chung của Bộ Tứ (12/3) khẳng định ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) tại Biển Đông, nhưng Hà Nội vẫn lo xa liệu Mỹ-Trung có khả năng điều chỉnh (reset) chính sách hay không.

Theo Derek Rossman, chính quyền Biden có thể tìm cách làm giảm thiểu lo ngại của Hà Nội để củng cố hơn nữa sự gắn kết của Việt Nam với chiến lược Indo-Pacific của Mỹ. Một bước tích cực mà Washington có thể làm là mời TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Nhà Trắng, như một vấn đề tồn đọng từ chính quyền trước (8).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/03/2021

Ghi chú :

(1) The US and China Finally Get Real With Each Other, Thomas Wright, the Atlantic, March 21, 2021

(2) Fact Sheet : Quad Summit, The White House, March 12, 2021

(3) Has the Quad made soft power fashionable again ? John McCarthy, Asialink, March 7, 2021

(4) Biden Team Pivots to Asia, Jack Detsch & Robbie Gramer, Foreign Policy, March 11, 2021

(5) Campbell poised to pivot US policy in Asia, David Hutt, Asia Times, January 14, 2021

(6) The New Concert of Powers, Richard Haass & Charles Kupchan, Foreign Affairs, March 23, 2021

(7) Biden’s China Reset Is Already on the Ropes, David Grossman, RAND Blog, March 15, 2021

(8) Vietnam Must Be Pleased With the Biden Administration… For the Most Part, Derek Grossman, Diplomat, March 16, 2021

****************

Tham khảo :

1. The Pivot : The Future of American Statecraft in Asia, Kurt Cempbell, June 2016.

2. Competition Without Catastrophe, Kurt Cambell and Jake Sullivan, Foreign Affairs, September/October 2019

3. Campbell poised to pivot US policy in Asia, David Hutt, Asia Times, January 14, 2021

4. Interim National Security Strategic Guidance, the White House, March 3, 2021

5. A foreign Policy for the American People, Antony Blinken, State Department, March 3, 2021.

6. Has the Quad made soft power fashionable again? John McCarthy, Asialink, March 7, 2021

7. Biden Team Pivots to Asia, Jack Detsch & Robbie Gramer, Foreign Policy, March 11, 2021

8. Fact Sheet : Quad Summit, the White House, March 12, 2021

9. Quad Leaders’ Joint Statement : "The Spirit of the Quad", the White House, March 12, 2021

10. Biden’s China Reset Is Already on the Ropes, Derek Grossman, RAND, March 15, 2021

11. Vietnam Must Be Pleased With the Biden Administration… For the Most Part, Derek Grossman, Diplomat, March 16, 2021

12. How to Craft a Durable China Strategy, Evan Medeiros, Foreign Affairs, March 17,

13. Can the Quad Transform Into an Alliance to Contain China? James HolmesNational Interest, March 21, 2021

14. US & China Finally Get Real With Each Other, Thomas Wright, Atlantic, March 21, 2021

15. New Concert of Powers, Richard Haass&Charles Kupchan, Foreign Affairs, March 23, 2021

17. Remarks by President Biden in Press Conference, the White House, March 25, 2021

Published in Diễn đàn

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

Nhiều vấn đề mà tt Biden phải giải quyết, trước khi tiếp nhận di sản 4 năm lãnh đạo của Trump để lại: phân hóa chủng,chia rẻ trong xã hội Mỹ, đại dịch…

Nguồn : Hoangbach Channel, 18/03/2021

Published in Video

Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden

Le Monde phân tích "Trò chơi nguy hiểm của Biden đối với lạm phát". Theo tác giả bài viết, những sai lầm nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, khi còn ngây ngất muốn thực hiện những lời hứa tranh cử, bất chấp lý lẽ. Kế hoạch tái thúc đẩy của ông Joe Biden với 1.900 tỉ đô la, tương đương 15% GDP Hoa Kỳ, nằm trong số đó.

lamphat1

Tổng thống Mỹ Joe Biden giới thiệu kế hoạch chống đại dịch Covid tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/01/2021.  Reuters – Jonathan Ernst

Bóng ma lạm phát "chưa từng thấy kể từ một thế hệ"

Kế hoạch này có nguy cơ làm sống dậy bóng ma lạm phát tưởng chừng đã biến mất, dẫn đến tăng lãi suất, đưa nước Mỹ đến bờ vực suy thoái. Tiếng chuông báo động được gióng lên bởi một tên tuổi lớn trong ngành kinh tế là Larry Summers, cựu bộ trưởng Tài Chính thời Bill Clinton và Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nổi tiếng vì chỉ trích việc áp đặt khắc khổ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ông Summers cảnh báo áp lực lạm phát "chưa từng thấy kể từ một thế hệ", còn ông Blanchard nhấn mạnh "Kế hoạch 1.900 tỉ đô la có thể khiến nền kinh tế trở nên quá nóng, và như vậy sẽ phản tác dụng".

Đó là do khi tranh cử, ông Biden hứa hẹn sẽ không lặp lại sai lầm của Barack Obama năm 2009, ngân sách tái thúc đẩy không đủ để tạo nhiều công ăn việc làm. Nhưng đây không phải là trường hợp của năm 2020. Phe Dân chủ từ chối công nhận những thành tựu trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, với kế hoạch hỗ trợ lớn đã giúp người Mỹ năm 2020 giàu hơn năm 2019.

Điểm kế tiếp là ông Biden nói về tình hình 2021 như là nước Mỹ đang phải đối mặt với sự khởi đầu khủng hoảng do đại dịch Covid. Trên thực tế đã là năm thứ hai, thời kỳ hồi phục sau căn bệnh. Tấm chi phiếu đắt giá 1.400 đô la mà Joe Biden muốn gởi cho mỗi người Mỹ (có thu nhập dưới 75.000 đô la) gây thiệt hại nặng cho ngân sách.

Châu Âu không muốn bị liên lụy

Nếu tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson khi lao vào cuộc chiến tranh Việt Nam đã khởi động lạm phát trước cả khi xảy ra cú sốc dầu lửa, thì ông Biden sắp sửa lãng phí nguồn lực trong cuộc chiến chống Covid, trong lúc đại dịch đang lùi bước tại Hoa Kỳ.

Điều đáng lo là Joe Biden có sự ủng hộ của một "liên minh tội lỗi" : Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) muốn để mặc lạm phát nhằm tạo việc làm ; Wall Street tràn ngập lượng tiền miễn phí vẫn thấy chưa đủ ; người Mỹ trung lưu có thể tiết kiệm và chơi chứng khoán, như trong vụ đầu tư vào GameStop.

Chính quyền Biden muốn thúc đẩy chính sách tiêu xài nơi các đối tác G7. Phía sau lớp vỏ đa phương là mong muốn tránh hành động đơn độc, dẫn đến sự mất giá của đồng đô la và đẩy nhanh lạm phát. Le Mondelo sợ bóng ma này sẽ quay lại với Châu Âu, lạm phát đưa đến lãi suất tăng, bùng nổ nợ nần.

Chẳng khác gì thời Lyndon Johnson, mà chính sách lạm phát khiến Richard Nixon phải từ bỏ việc quy đổi đồng đô la thành vàng, chấm dứt hệ thống tỉ giá cố định cho các đồng tiền chính (Bretton Woods). Bộ trưởng Tài chính của Nixon, John Connally từng nói với Châu Âu : "Đô la là đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị". Tờ báo mong rằng một cuộc khủng hoảng tương lai của đồng euro không liên quan đến kế hoạch quá đáng của Joe Biden.

Những cạm bẫy của đồng tiền ảo bitcoin

Cũng về kinh tế, Les Echosdành trang nhất cho "Bitcoin : Phía sau một thị trường cạm bẫy". Đồng tiền ảo đã tăng giá đến 400% trong năm 2020, cũng liên quan đến một số vụ lừa đảo, vừa sụt giá 15%. "Vàng của thiên niên kỷ" đã mất đi ánh hào quang, và chừng như khó thể là giá trị ổn định lâu dài.

Les Echos ví von, vàng ở đây có thể hiểu theo nghĩa đen, vì mỗi đồng bitcoin đang được luân chuyển hiện có giá tương đương một ký vàng ròng. Ngày càng có nhiều nhà giao dịch lớn ở Wall Street đề nghị bitcoin cho các nhà đầu tư muốn có lời lớn, làm tăng đáng kể số người mua vào, dẫn đến cơn sốt đầu tư.

Nhà nghiên cứu Matthieu Bouvard lược qua những trồi sụt của bitcoin : từ 20.000 đô la trong đỉnh giá đầu tiên tháng 12/2017, sáu tuần sau đồng tiền ảo này lao đốc, chỉ còn 6.000 đô la. Đến đầu tháng Giêng 2021, bitcoin tăng lên 40.000 đô la rồi xuống giá, và khi Tesla bất chợt mua vào ồ ạt, lại vọt lên 50.000 đô la và hai ngày qua giảm đôi chút. Nói chung đồng tiền ảo này tăng giảm gấp 10 lần so với thị trường chứng khoán, rất dễ đau tim !

Khác với cổ phiếu hay trái phiếu, bitcoin không mang lại cổ tức, giá trị của nó không gắn với một hiệu quả kinh tế nào. Do không chịu sự điều chỉnh của ngân hàng, được trao đổi trên những sàn giao dịch ít liên kết với nhau, bitcoin dễ bị tấn công hay gian lận. Tác giả ước tính mỗi năm có 2% lượng bitcoin mất đi vì tin tặc hay bị đánh cắp, ngoài ra còn bị đẩy giá như hồi 2017. Mỉa mai thay, di sản của Nakamoto - nhà sáng tạo bí ẩn tạo ra bitcoin như một đồng tiền không bị ngân hàng kiểm soát - có thể mở đường cho những dự án quy mô, qua đó các chính phủ hay doanh nghiệp nắm lấy quyền khống chế.

Báo chí chống lại GAFA : Bốn bài học từ cuộc chiến đấu của Úc

Le Figaro nhận định các cơ quan truyền thông trên thế giới đều dán mắt vào cuộc chiến giữa báo chí Úc với Google và Facebook về vấn đề thù lao cho nội dung, và lần này không chừng thắng lợi đứng về phía các báo. Làm thế nào một quốc gia chỉ có 25 triệu dân có thể hạ được hai tập đoàn kỹ thuật số khổng lồ của toàn cầu ? Le Figaro rút ra bốn bài học.

Bài học đầu tiên là từ những cuộc chiến trước đó. Năm 2014, Tây Ban Nha là nước đầu tiên cố gắng chống lại việc mạng xã hội đăng lại miễn phí các bài báo, nhưng Google đóng dịch vụ và Madrid đành chịu thua. Châu Âu rút kinh nghiệm là cần phải ra luật. Dựa vào chỉ thị Châu Âu về tác quyền, Pháp tiếp bước vào mùa hè 2019 với một cuộc chiến chính trị và tư pháp suốt một năm, rốt cuộc đạt được thỏa thuận với Google nhưng Facebook vẫn chưa ký. Dù vậy, Paris đã xoi thủng được một kẽ hở trong bức tường GAFA. Họ phải chấp nhận lùi bước trước nguyên tắc bất di bất dịch xưa nay là không bao giờ trả tiền cho nội dung.

Bài học thứ hai là sự tích cực của chính phủ. Nhà nước Úc cùng với lập pháp đều nhất trí với nhau, hết sức kiên quyết. Thượng Viện đưa ra một luật ưu đãi cho báo chí khi đưa vào một điểm chính là lập cơ chế trọng tài. Và khi Facebook trả đũa bằng cách cấm mọi liên kết với các bài báo cũng như một số dịch vụ thiết yếu của chính phủ, thủ tướng Scott Morrisson đã ra tay, trong đó có một cuộc điện thoại thẳng thừng với Mark Zuckerberg. Việc lập cơ chế trọng tài thực sự là một loại "vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Bài học thứ ba, là cần có mặt trận báo chí mạnh mẽ. Úc không phải là một nước "lớn", nhưng là quê hương của Rupert Murdoch, nhà tài phiệt báo chí thế giới không hề ngán ngại GAFA. Đế quốc của ông không chỉ có bốn tờ báo lớn của Úc, mà cả những tên tuổi lớn ở Mỹ (Wall Street Journal, New York Post) và Anh (The Sun, The Times). Nhà tỉ phú đã đạt được thỏa thuận với Google, mà con số cụ thể được giữ bí mật.

Bài học cuối cùng là tranh thủ sự cạnh tranh, dựa vào một bên thứ ba để chống lại cặp Google-Facebook. Đó là trường hợp của Microsoft, chữ "M" trong GAFAM, vốn rất muốn hạ được hai đối thủ cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft không thể đọ được với Google, và mạng xã hội Linkedln cũng không phổ biến bằng nhóm Facebook (gồm cả Facebook, Instagram và WhatsApp), nhưng cũng không thể để yên cho cặp Google-Facebook tung hoành trên thị trường quảng cáo điện tử. Gặm nhấm được một ít trong chiếc bánh trị giá 350 tỉ đô la, cũng đáng để hỗ trợ báo chí một ít.

Trận đấu mới sẽ diễn ra tại Châu Âu, nhất là tại Đức, với kinh nghiệm của Pháp và Úc. Nhưng để thay đổi hẳn thế cờ, cuộc chiến quan trọng nhất phải là tại Mỹ. Nhưng nước Mỹ dường như vẫn chưa chọn lựa được giữa báo chí và GAFA.

Miến Điện : Các sắc tộc cùng chống lại quân đội

Tựa chính các báo Paris hôm nay tập trung cho những vấn đề của nước Pháp, như kiểu chữ viết không phân biệt giới tính, vụ tấn công tin học khiến nửa triệu người Pháp bị lộ thông tin cá nhân, hiện tượng loạn luân. Về thời sự quốc tế, hồ sơ Miến Điện, các rắc rối pháp lý của cựu tổng thống Donald Trump… tiếp tục được chú ý.

La Croixchạy tựa "Người Miến Điện và các sắc tộc thiểu số đoàn kết chống lại giới quân sự". Trong những cuộc biểu tình gần đây, bên cạnh người Miến - tức tộc người Bamar theo đạo Phật vốn chiếm đa số - còn có người Karen, Kachin, Mon, Shan, Chin… thậm chí cả người Rohingya vốn bị kỳ thị. Một hiện tượng hiếm hoi, tại một đất nước luôn diễn ra xung đột sắc tộc.

Theo chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher của IFRI, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Miến Điện, các sắc tộc thiểu số đoàn kết xung quanh bà Aung San Suu Kyi. Không phải họ ủng hộ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà, mà để phản đối vụ đảo chính, vì biết rằng quân đội không phải là giải pháp cho vấn đề của họ. Riêng đối với những người Rohingya lưu vong, việc kẻ thù tệ hại nhất là quân đội nắm trọn quyền hành có nghĩa là hy vọng quay lại Miến Điện sẽ tan biến.

Giấc mơ Miến Điện thống nhất của tướng Aung San, thân phụ bà Aung San Suu Kyi, chưa bao giờ thành sự thật, các sắc tộc thiểu số nổi dậy chống sự thống trị của người Bamar sau khi giành độc lập. David Camroux, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) giải thích : "Đó là một đất nước luôn đang trong tình trạng xây dựng. Để chứng minh cho sự tồn tại, quân đội luôn phá hoại những toan tính đoàn kết qua việc tạo dựng bình đẳng giữa các sắc tộc". Bà Du Rocher khuyên nên thận trọng vì giới quân nhân biết khai thác sự chia rẽ, và vấn đề sắc tộc rất phức tạp.

Chức sắc Phật giáo Miến Điện đứng ngoài phong trào tranh đấu

Cũng về Miến Điện, Le Monde chú ý đến việc giới sư sãi đứng ngoài phong trào phản kháng. Cho dù có những nhà sư tham gia hoạt động bất tuân dân sự, nhưng giới chức sắc Phật giáo không hành động như hồi năm 2007, trong cuộc "cách mạng áo cà sa".

Thông tín viên khu vực Đông Nam Á của Le Monde cho biết có nhiều nguyên nhân. Nhiều nhà sư thất vọng trước chính sách của đảng LND nhằm làm yếu đi sangha (chức sắc Phật giáo), giảm tài trợ nhà nước cho các cơ sở Phật giáo, nhất là các trường Phật học. Cựu bộ trưởng giáo dục còn đòi rút bộ chữ cái Miến Điện đã giúp dịch được kinh sách tiếng Phạn của Phật giáo Nam Tông, như bộ Tam tự kinh. Khi bà Aung San Suu Kyi còn nắm quyền, đã có thời kỳ căng thẳng vì bà bị cáo buộc đưa đất nước vào tiến trình "phi Phật giáo hóa".

Từ khi đảo chính, quân đội cố gắng tranh thủ cảm tình của giới chức Phật giáo, và cả thiểu số Công giáo. Tướng Min Aung Hlaing loan báo cho mở cửa lại chùa chiền đã bị đóng từ một tháng trước do đại dịch Covid, và các giáo đường. Tân bộ trưởng Biên Giới, tướng Tun Tun Naung nhanh nhẩu đến ngôi chùa của vị sư nổi tiếng Sittagu để cúng đường và xin "tư vấn" về những bước đi sắp tới.

Thật ra giới Phật giáo cũng đã chia rẽ từ cuộc cách mạng áo cà sa, rồi đến năm 2012 qua sự xung đột giữa người Rohingya và Phật tử ở bang Arakan, với sự kích động của nhóm Phật giáo cực đoan Ma Ba Tha. Một số nhà sư ủng hộ dân chủ, nhưng đa số vẫn nghi ngại chính quyền cũ của bà Aung San Suu Kyi. Một nhà sư ở Rangoon thẳng thừng nói : "Tiếc rằng tướng Aung San đáng kính lại sinh ra một người con như bà Suu Kyi".

Thụy My

Published in Quốc tế

Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden

Theo Le Figaro, điều nghịch lý là kế hoạch tái thúc đẩy của chính quyền Biden với tầm vóc khổng lồ 1.900 tỉ đô la có nguy cơ tạo ra suy thoái nặng nề. Một sự thất bại của kế hoạch Mỹ sẽ gây bất ổn không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, đối với tất cả các nền dân chủ.

biden1

Ảnh minh họa  Reuters - Lee Jae Won

Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figarolo ngại "Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy". Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính quyền Biden.

Cộng thêm với 900 tỉ đô la được ông Donald Trump huy động tháng 12/2020, kế hoạch Biden chiếm đến 14% GDP, một mức độ chưa có tiền lệ trong thời bình. Gồm có ba nhóm biện pháp chống dịch bệnh, tài trợ cho các địa phương, và trợ cấp cho các gia đình dưới dạng một tấm séc 1.400 đô la cho mỗi người Mỹ và lương tối thiểu 15 đô la một giờ.

Về mặt kinh tế, kế hoạch nhằm giúp quay trở lại thời kỳ tốt đẹp về việc làm, khi tỉ lệ thất nghiệp 3,5% vào cuối 2019 nay đã là 6,3% theo con số chính thức nhưng trên thực tế có thể đến 10%. Về chính trị, nhằm làm giảm sự phân cực xã hội đã làm nên thành công của Donald Trump.

Tuy nhiên kế hoạch Biden đã gây ra những chỉ trích dữ dội ngay trong đảng Dân chủ, và cựu bộ trưởng tài chính thời Obama là Larry Summers công khai đả kích. Tầm vóc khổng lồ của chương trình tạo ra những rủi ro thực sự cho nền kinh tế Mỹ.

Nguy cơ tăng trưởng quá nóng, bong bóng đầu cơ, lạm phát…

Vấn đề trước nhất là từ nguồn tài trợ ngân sách cao gấp 3 đến 5 lần những thiệt hại của sản xuất do đại dịch, cộng thêm 3.000 tỉ đô la mà Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) đã bơm vào. Nền kinh tế có thể trở nên quá nóng, nhất là khi các biện pháp y tế được dỡ bỏ. Vấn đề thứ hai : ưu tiên được dành cho sức mua và tiêu thụ của các gia đình, chứ không phải cho những đầu tư cần thiết để tái lập hệ thống sản xuất như giáo dục, cơ sở hạ tầng và chuyển đổi sinh thái. Những cải cách mang tính căn cơ bị hy sinh cho việc tranh thủ cử tri để kiếm phiếu.

Vấn đề thứ ba là tính hiệu quả của trợ cấp trực tiếp cho các gia đình, vì chỉ có 30% của tấm chi phiếu đầu tiên 1.200 đô la mà chính quyền Trump đã cấp được người Mỹ dùng để mua hàng hóa. Số còn lại được để dành, trả nợ thậm chí để đầu cơ như vụ GameStop vừa qua. Như vậy kế hoạch tái thúc đẩy có thể làm tăng thêm bất bình đẳng và tạo ra những bong bóng, như thị trường địa ốc tăng 10% và chứng khoán đạt những kỷ lục.

Cuối cùng : lạm phát có thể quay lại. Lượng tiền tại các nước phát triển tăng 75% trong năm 2020, trong khi sản xuất giảm trên 5%, giá nguyên liệu, năng lượng và nông sản tăng vọt (ngũ cốc tăng 25%, dầu thực vật tăng đến 90% trong vòng sáu tháng). Việc mở lại các nền kinh tế có thể dẫn đến hiện tượng bùng nổ, khởi đầu đồ thị lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương nâng lãi suất với cái giá phải trả là vỡ nợ hàng loạt. Như vậy kế hoạch tái thúc đẩy với tầm vóc khổng lồ của nó có thể tạo ra suy thoái trầm trọng. Một sự thất bại của kế hoạch Mỹ sẽ gây bất ổn không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị đối với tất cả các nền dân chủ.

Pháp : Nhà nước nợ nần vì Covid, dân tiết kiệm 200 tỉ euro

Cũng về kinh tế, Le Figaro nêu lên một trong vô số nghịch lý mà đại dịch Covid đã gây ra : người Pháp đang ngồi trên đống vàng. Phải ngồi nhà một khoảng thời gian dài trong năm, không thể đi nhà hàng, đi du ngoạn, cùng với nỗi lo lắng cho tương lai, số tiền tiết kiệm của người dân Pháp đã lên đến mức kỷ lục.

Ngân hàng Pháp quốc ước tính trong hai năm 2020 và 2021, các gia đình Pháp gởi thêm 200 tỉ euro vào các ngân hàng, trong đó chỉ riêng năm 2020 số tiền tiết kiệm đã là 130 tỉ euro. Đó là nhờ Nhà nước phúc lợi đã tài trợ toàn bộ những thiệt hại do con virus từ Vũ Hán gây ra. Thu nhập của họ được duy trì một cách giả tạo : hai phần ba chi phí do Nhà nước gánh, và một phần ba do doanh nghiệp. Chỉ có một thiểu số nghèo nhất bị thiệt thòi, đa số đều "giàu" lên.

Nhưng chính phủ còn chịu đựng được tới bao giờ ? Mười hai tháng đại dịch đã khiến nợ công của Pháp tăng vọt, khó thể bảo trợ tiếp cho hàng ngàn doanh nghiệp. Chính phủ mong muốn chuyển đổi "tiền tiết kiệm Covid" thành động cơ của tái thúc đẩy, cổ vũ người dân đầu tư vào các doanh nghiệp nhất là loại vừa và nhỏ.

Miến Điện : Những chiếc áo blouse trắng bất tuân dân sự

Nhìn sang Châu Á, phóng sự của Libérationnói về "Những chiếc áo blouse trắng trên mặt trận phản kháng ở Miến Điện". Các nhân viên y tế đã tham gia đông đảo phong trào bất tuân dân sự, và hậu quả là việc chăm sóc sức khỏe giảm sút. Đây là một chọn lựa tế nhị trong lúc đất nước đang phải đối mặt với đại dịch. Các bệnh viện công trở thành những địa điểm "ma" vì không còn đội ngũ nhân viên, tất cả những cuộc giải phẫu không khẩn cấp đều bị hoãn lại.

Với 3.100 trường hợp tử vong và 141.000 ca dương tính, Miến Điện là một trong những quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng nhiều nhất do Covid, trong khi khu vực này đối phó tương đối tốt. Không được chữa trị và cũng không có xét nghiệm, tình hình sẽ nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn. Một số nhà hoạt động kêu gọi các bác sĩ quay lại làm việc, trong khi tiếp tục tranh đấu bằng cách này hoặc cách khác.

"Bước đại thụt lùi" Miến Điện

Cũng liên quan đến Miến Điện, Les Echos phân tích động cơ của các tướng lãnh làm đảo chính. Tờ báo cho rằng chủ yếu quân đội muốn duy trì quyền lợi kinh tế, và như vậy sẽ hiệu quả hơn nếu đánh vào túi tiền của họ.

Về chính trị, tác giả Dominique Moisi gọi vụ đảo chính này là "bước đại thụt lùi", một sự lặp lại sự kiện 1988 ba mươi ba năm sau đó. Bà Aung San Suu Kyi không còn vầng hào quang thời nhận giải Nobel hòa bình, và cộng đồng quốc tế đang bận rộn đối phó với đại dịch, tin tức về Miến Điện ít khi được đặt lên đầu chương trình thời sự.

Các tướng lãnh không chỉ trông cậy vào sự thờ ơ của thế giới, mà họ còn có sự hỗ trợ của Trung Quốc để ngăn cản mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Từ Hồng Kông cho đến Miến Điện, Bắc Kinh chứng tỏ đang đánh phá mạnh mẽ mô hình dân chủ. Phải chăng cộng đồng quốc tế chỉ có thể im lặng trước các quân nhân đang được Trung Quốc đỡ đầu ? Vẫn còn giải pháp là trừng phạt thẳng từng cá nhân những tướng lãnh chủ chốt.

"Virus không biên giới"

Trang nhấtLe Figarohôm nay chạy tựa "Tiền tiết kiệm của người dân Pháp, đòn bẩy mang tính quyết định của tái thúc đẩy". Libérationlo ngại về tỉ lệ lây nhiễm virus corona tăng cao ở vùng Côte d’Azur, có thể chính phủ sẽ phải phong tỏa cục bộ. La Croixlật lại những bí ẩn trong vụ án hai sư huynh dòng Đa Minh bị Roma kết án năm 1956. Về thời sự quốc tế, Les Echoschú ý đến "Sau Trump, Biden muốn kết nối lại với Châu Âu", còn Le Monde nhấn mạnh "Vac-xin cho tất cả mọi người, thách thức của G7". Bài xã luận của Le Monde kêu gọi một chiến dịch vac-xin toàn cầu.

Les Echosnhấn mạnh đến "Virus không biên giới". Hãy hình dung các lính cứu hỏa cố gắng dập lửa tại một ngôi nhà đang bốc cháy, nhưng chỉ dùng bình chữa lửa tại một căn phòng duy nhất. Các nước giàu chiếm 15% dân số thế giới đang chiếm phân nửa hợp đồng mua vac-xin, còn các nước nghèo chỉ biết ngồi nhìn. Giữa Canada đã đặt mua số lượng tương đương 10 liệu cho mỗi cư dân, và một số nước Châu Phi chỉ có 25 liều cho cả nước, sự bất bình đẳng là khủng khiếp. Trong khi Châu Âu và Bắc Mỹ hy vọng từ nay đến mùa thu sẽ hoàn thành việc chủng ngừa, thì Châu Phi phải đợi đến tận năm 2023. Nếu tình trạng này không thay đổi, chiến lược chống dịch có nguy cơ thất bại, và nhân loại sẽ không bao giờ thoát được con virus xuất phát từ Vũ Hán.

Tuy nhiên cần có nhiều quyết định can đảm. Trước hết là áp đặt việc minh bạch giá cả, để tránh cho các nước Châu Phi phải trả gấp đôi, gấp ba vì mua số lượng nhỏ và thông qua trung gian. Kế đến là buộc các hãng dược chuyển giao công nghệ để có thể bào chế vac-xin trên mọi Châu lục. Cuối cùng, các nước giàu có thể viện trợ phần nào, như tổng thống Emmanuel Macron muốn dành 5% số vac-xin hiện có tại Pháp cho Châu Phi.

Israel : Số ca nhập viện và tử vong giảm gần 99% nhờ vac-xin Pfizer

Cũng về đại dịch Covid, Les Echos cho biết Israel sắp sửa quay lại với cuộc sống hầu như bình thường. Với trên 80% dân số trong diện tiêm chủng đã nhận được ít nhất một liều, và vac-xin Pfizer tỏ ra hiệu quả hơn dự kiến, Israel đẩy nhanh giải tỏa đợt ba và tung ra "hộ chiếu xanh".

Đúng một năm sau khi những bệnh nhân Covid đầu tiên tại Israel, là các hành khách trên chiếc tàu Diamond Princess được hồi hương ngày 21/02/2020, hôm qua Chủ nhật – đối với Israel là ngày đầu tuần -  các cửa hàng lớn nhỏ, bảo tàng, thư viện…đã mở cửa trở lại. Israel phá kỷ lục thế giới khi chỉ hai tháng đã chích ngừa được 80% dân số ưu tiên. Nhờ vac-xin Pfizer, các trường hợp nhập viện và tử vong đã giảm đến 98,9%, và bộ Y Tế nhấn mạnh Israel là nước đầu tiên trên thế giới chứng tỏ hiệu quả lâm sàng thực sự của vac-xin này.

Tác động của việc tiêm chủng thấy rõ trên tất cả mọi chỉ số, từ tỉ lệ người mới bị lây nhiễm, tỉ lệ nhân lên của virus và số ca nặng. Số thành phố được xếp loại màu xanh và vàng nay nhiều hơn cam và đỏ, bệnh viện Sheba lớn nhất nước đã đóng cửa hai khoa Covid. Cũng trong hôm qua, Israel khởi động "hộ chiếu xanh" cho phép người sở hữu được vào các phòng tập gym, hồ bơi, khách sạn, tham dự các sự kiện văn hóa thể thao. Tuy nhiên lễ Pourim truyền thống từ 25 đến 28/02 bị cấm, vì năm ngoái đã góp phần vào việc làm virus lan tràn tại Israel và tất cả cộng đồng người Do Thái ở hải ngoại.

Thụy My

Published in Quốc tế

Châu Mỹ Latinh : Trận địa đầu tiên cho Biden trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 18/02/2021

Học thuyết Monroe năm 1823 và chính sách Big Stick của Theodore Roosevelt năm 1904 đã cho phép nước Mỹ tạo dựng một vùng ảnh hưởng rộng lớn từ hơn một thế kỷ qua : Châu Mỹ Latinh. Nhưng từ hai thập niên nay, khu vực này trở thành địa bàn đối đầu chiến lược quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo giới quan sát, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chận Trung Quốc ngay tại sân sau nhà mình.

doingoai1

Một mô hình vệ tinh của Venezuela do Trung Quốc thiết kế. AP - Howard Yanes

Nhà nghiên cứu Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trong một chương trình Địa Chính Trị của đài RFI đưa ra một nhận định cay đắng : Đà ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Mỹ Latinh gia tăng", không gì cưỡng lại được", và", không thể lay chuyển được".

Nam Mỹ : Mặt trận liên minh đầu tiên chống Trung Quốc

Hoa Kỳ trong những năm 2000 vì quá bận rộn với những cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, Iraq… lơ là", sân sau", Nam Mỹ, khi ấy rơi vào vòng xoáy chính trị quan trọng, rẽ hẳn theo cánh tả. Một bước ngoặt tạo cơ hội cho Trung Quốc có thể thâm nhập Châu Mỹ Latinh một cách dễ dàng trong khi Bắc Kinh vào lúc đó chỉ là một đối tác còn rất khiêm tốn trong khu vực.

Nếu như vào đầu những năm 2000, trước khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc với khu vực Châu Mỹ Latinh chỉ ở mức 10 tỷ đô la, thì nay con số này đã tăng lên gấp 34 lần, đạt mức 340 tỷ đô la. Giao thương giữa đế chế Trung Hoa với các nước Châu Mỹ Latinh không chỉ trên bình diện thương mại, mà cả trong lĩnh vực tài chính, dần chuyển sang cả địa chiến lược, thậm chí cả về quân sự.

Theo giải thích của ông Christophe Ventura, Trung Quốc giờ còn cung cấp cho nhiều nước Nam Mỹ từ vũ khí hạng nhẹ đến các hệ thống quân sự hoàn chỉnh, tinh vi hơn,… đến mức trở thành một đối tác lớn nhất trong khu vực.

"Trung Quốc cứ thế dần dần thâm nhập vào vùng Châu Mỹ Latinh để rồi trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực Nam Mỹ, nhất là ở những nước quan trọng như Brazil, Argentina… đến mức mà từ nhiều năm qua, ngay từ dưới thời tổng thống Obama, Trung Quốc được xem như là một mối thách thức hàng đầu cho thế bá quyền của Washington trên bình diện quốc tế.

Đến thời kỳ tổng thống Trump, Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Rồi bây giờ, đến thời ông Biden, mọi chuyện sẽ không thay đổi bởi vì ông Biden giải thích rất rõ Trung Quốc là một vấn đề của cả hai đảng tại Mỹ. Ông Biden xem Trung Quốc là một đối thủ có hệ thống đối với Hoa Kỳ.

Do vậy, tổng thống Mỹ cho rằng cần phải chiến đấu chống lại đối thủ này vì tương lai, và phải giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh chống Trung Quốc.

Ở đây, có một điểm khác biệt với người tiền nhiệm là tổng thống Biden cho rằng cần phải có một chiến lược khác, bằng cách xây dựng một liên minh và một mặt trận thống nhất với các đồng minh của Mỹ đề kềm hãm thế mạnh của Trung Quốc.

Điều đó cần phải được bắt đầu từ Châu Mỹ Latinh. Chúng ta sẽ thấy là thế nào rồi ông Biden cũng sẽ đề nghị chiến lược thành lập mặt trận chung với các nước Châu Mỹ Latinh nhằm ngăn chận Trung Quốc, trên các bình diện thương mại, tài chính và công nghệ".

Venezuela : Một điểm lớn cho Trung Quốc tại khu vực

Đây không phải là một chuyện dễ làm. Trong vòng hai mươi năm, Bắc Kinh thực hiện một chính sách ngoại giao nguyên liệu thô có thể nói là rất hiệu quả với các nước trong khu vực. Một chuỗi các hiệp định tự do mậu dịch song phương được ký kết với nhiều nước Nam Mỹ.

Sách Trắng về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với khu vực Châu Mỹ Latinh năm 2008 nêu rõ tính chất bổ sung giữa các nền kinh tế Trung Quốc và Châu Mỹ Latinh. Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ này cho thấy rõ nhu cầu to lớn của Trung Quốc về nguyên nhiên liệu (dầu lửa, khí ga, sắt, đồng, đậu nành, gỗ, lithium…).

Tuy nhiên, theo quan sát của nhà nghiên cứu Viện IRIS, trong số các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Nam Mỹ, chính quyền Washington đặc biệt lo ngại về mối bang giao mật thiết giữa Bắc Kinh và Caracas. Ngược lại, Trung Quốc cũng rất lo lắng cho tiến triển quan hệ Mỹ - Cuba. Nhà nghiên cứu Christophe Ventura giải thích :

"Bởi vì, Venezuela là điểm tựa cho Trung Quốc tại Nam Mỹ. Đây là quốc gia tiếp nhận hỗ trợ của Trung Quốc nhiều nhất. Các khoản vay tài chính từ Trung Quốc đối với Nam Mỹ chủ yếu là cho Venezuela.

Bắc Kinh tài trợ cho nước này với một ý đồ sâu xa là nguồn tài nguyên dầu lửa, khí đốt và quặng khai thác vàng, những nguồn tài thiên nhiên chính mà Venezuela đang có. Do vậy, Trung Quốc can dự nhiều vào Venezuela, quốc gia cùng với Cuba đang đối đầu với Mỹ.

Ngược lại, đúng là dưới thời ông Donald Trump, những gì diễn ra cùng với việc siết chặt cấm vận chống Cuba, là một vấn đề cho Trung Quốc. Vì những lý do kinh tế và địa chính trị, Bắc Kinh vẫn tiếp tục là một đồng minh của La Habana. Đây là một thách thức quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc".

Vẫn theo Christophe Ventura, ở đây còn có một thách thức khác đối với Trung Quốc là vấn đề Đài Loan. Hiện vẫn còn đến 9 trong số 14 nước tại vùng biển Caribe công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Đây là những nước đồng minh của Mỹ thời chiến tranh lạnh. Với nhà địa chính trị học", thách thức này là hoàn toàn mang tính địa chiến lược cho Trung Quốc. Đây là một điểm thật sự cũng không kém phần quan trọng".

Nam Mỹ : Chỉ là nhà khai thác và xuất khẩu nguyên liệu

Liệu rằng những chính sách ngoại giao mà Trung Quốc đang áp dụng có gây thiệt hại cho vùng Nam Mỹ hay không ? Nhà nghiên cứu địa chính trị nhắc lại rằng thỏa thuận ban đầu giữa Trung Quốc và các nước Châu Mỹ Latinh vào đầu những năm 2000 là rất đơn giản.

Theo đó, các nước Nam Mỹ phải cung cấp, bảo đảm việc cung ứng nguyên liệu thô, nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh xuất khẩu sang Nam Mỹ hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng công nghệ và cho phép những nước này mở cửa thị trường tiêu thụ thông thường cho nhiều dòng sản phẩm như điện thoại, tivi…

Hệ quả của thỏa thuận này ra sao ? Chuyên gia Christophe Ventura cho biết : "Chỉ có điều, thỏa thuận đó đã khiến các nước Châu Mỹ Latinh không thể làm gì hơn ngoài chức năng một nhà khai thác-xuất khẩu nguyên liệu thô, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị gia tăng thấp mà không có được những lợi thế làm giầu công nghệ, cụ thể là đa dạng hóa các ngành công nghiệp, thậm chí còn bị phi công nghiệp hóa như Brazil, Argentina chẳng hạn.

Tuy nhiên, hiện nay đang có những thay đổi bởi vì có nhiều sự chuyển dịch nhỏ. Trung Quốc giờ chấp nhận đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực dịch vụ hay năng lượng tái tạo tại Châu Mỹ Latinh, và đến lượt họ phải đồng ý chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân công có tay nghề tại chỗ, các kỹ sư, kỹ thuật viên…

Châu Mỹ Latinh, đến lượt họ rất có thể tích lũy được vốn nhờ vào mối quan hệ với Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những thách thức lớn cho tương lai các mối quan hệ giữa Nam Mỹ với Trung Quốc trong những năm sắp tới".

Thế mạnh nào của Mỹ trong cuộc cạnh tranh ?

Sau kinh tế, tài chính, thương mại là quân sự, không gian. Bắc Kinh đầu tư khá nhiều trong lĩnh vực mà Washington đã bỏ lơ. Năm 2017, Argentina sở hữu một trạm quan sát không gian vệ tinh tại vùng Pentagonie do Trung Quốc phát triển. Ngoài ra, Bắc Kinh còn trang bị vũ khí cho quân đội nhiều nước như Argentina, Bolivia, Brazil, Chilê, Ecuador, Peru và cả Venezuela, hiện là khách hàng số một của Trung Quốc.

Thế nhưng, làm ăn với Trung Quốc không phải là không có rủi ro. Nguy cơ Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế cũng có thể làm nhiều nước lao đao, vốn dĩ lệ thuộc nhiều vào nguồn tài chính của Hoa Kỳ. Một lợi thế tương đối của Mỹ để chặn đà phát triển của Trung Quốc ? Nhà nghiên cứu về Nam Mỹ đưa ra một số phân tích :

"Đấy từng là một thông điệp của chính quyền Donald Trump trong vòng bốn năm qua mà ông Pompeo đặc biệt chuyển tải đến. Nói một cách ngắn gọn như sau : Nếu quý vị có giao dịch làm ăn với Trung Quốc, thì quý vị sẽ có một cái giá phải trả. Và cái giá đó chính là hạn chế giao thương với Mỹ.

Họ sẽ ngưng toàn bộ chương trình hợp tác, nhất là đối với các nước vùng Trung Mỹ, hầu như lệ thuộc rất nhiều vào nguồn hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ. Những nước này thậm chí sống ‘thoi thóp’ nhờ vào nguồn hỗ trợ tài chính của Mỹ. Chính quyền Washington còn dọa đóng cửa thị trường Mỹ đối với những nước Châu Mỹ Latinh nào quá gần gũi với Trung Quốc. 

Điều này làm chúng ta nghĩ đến Brazil, Argentina, những nước đặc biệt cung cấp thép cho Mỹ để sản xuất các loại máy móc nông nghiệp. Dù vậy, ngay cả khi đà tăng thế mạnh của Trung Quốc là không thể cưỡng lại, Hoa Kỳ vẫn duy trì được một lợi thế tương đối.

Có thể nói là Châu Mỹ Latinh giờ trong thế trên đe dưới búa, bởi vì họ cũng rất cần đến mối quan hệ với Mỹ, vẫn còn là một đối tác thương mại không thể thiếu cho khu vực. Thế nên, lời giải cho phương trình này là không đơn giản chút nào và sẽ ngày càng khó cho các nước trong khu vực Nam Mỹ trong những năm sắp tới".

Đấu trường đã mở màn

Trên trang mạng của viện IRIS, Christophe Ventura nhấn mạnh dịch bệnh bùng phát còn làm cho cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực thêm phần gay gắt. Washington và Bắc Kinh đua nhau cung cấp khẩu trang và các bộ xét nghiệm Covid-19. Trung Quốc dường như đang dẫn trước một bước khi hứa hẹn cung cấp vac-xin.

Hai siêu cường này còn đang chuẩn bị cho một cuộc đấu kinh tế và tài chính quy mô lớn trong triển vọng tái thiết các nền kinh tế Châu Mỹ Latinh sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng trong năm 2021. Nhìn từ lăng kính này, Washington ngay từ 12/09/2020 đã áp đặt ông Mauricio Claver-Carone làm lãnh đạo Ngân hàng Phát triển liên Châu Mỹ (BID).

Đây cũng là lần đầu tiên một người không phải gốc Châu Mỹ Latinh lãnh đạo định chế đa phương. Nổi tiếng có đường lối cứng rắn chống Trung Quốc, Mauricio Claver-Carone hy vọng có thể tăng thêm vốn cho BID khi phối hợp cùng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân hàng Thế giới để dễ bề ngăn chận chính sách đầu tư và cho vay của Trung Quốc trong khu vực.

Hoa Kỳ còn xúc tiến một kế hoạch đầu tư mới và tài trợ cơ sở hạ tầng Nam Mỹ trị giá 60 tỷ đô la. Được đặt tên", Growth in the Americas", cường quốc hàng đầu thế giới tìm cách ngăn chận các nước Nam Mỹ gia nhập vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, vốn dĩ đã thu hút sự tham gia của 19 nước.

Về phần mình, Bắc Kinh chăm chút các mối quan hệ song phương và đa phương với các nước Châu Mỹ Latinh. Trung Quốc thông báo thiết lập một chương trình", kết hợp chiến lược toàn diện mới", với Argentina.

Dịch bệnh Covid-19 tại Châu Mỹ Latinh và cuộc huy động sức lực của Mỹ cũng như là Trung Quốc để đối đầu nhau khẳng định rằng vùng lục địa này đã trở thành một trong số mặt trận tranh giành thế bá quyền giữa hai siêu cường trên đấu trường quốc tế.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 18/02/2021

******************

Bộ Tứ Quad họp lần đầu dưới thời tổng thống Mỹ Biden

Thùy Dương, RFI, 18/02/2021

Chính quyền Mỹ hôm 17/02/2021 thông báo có các cuộc thảo luận với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong ngày hôm nay 18/02 : Bất chấp những cảnh cáo từ Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Joe Biden muốn hồi sinh liên minh chiến lược có tên Bộ Tứ "Quad".

doingoai2

Hải quân Bộ Tứ Quad (Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ) tham gia cuộc tập trận chung Malabar, tại phía bắc biển Ả Rập, ngày 17/11/2020.  AP

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Anthony Blinken sẽ họp trực tuyến với đồng nhiệm của Úc, Ấn Độ và Nhật Bản bàn về hai chủ đề chính là đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho báo chí biết là các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng trong Bộ Tứ là thiết yếu để thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và để đối phó với những thách thức của thời đại. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ Tứ kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức cách nay gần 1 tháng.

Tổng thống Biden từng nhấn mạnh tới việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và coi đó là chìa khóa cho chiến lược của ông đối với Trung Quốc. Trong một cuộc điện đàm tuần trước, nguyên thủ Mỹ Joe Biden và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã đồng ý tăng cường an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua Bộ Tứ.

Hãng tin AFP nhắc lại là Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo Nhà nước của Trung Quốc, mới đây đã cảnh báo ông Joe Biden rằng việc hồi sinh liên minh Quad sẽ là",một sai lầm chiến lược nghiêm trọng" và tổng thống Mỹ có nguy cơ",đối đầu chiến lược nghiêm trọng" với Bắc Kinh nếu tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Bộ Tứ, một nhóm chiến lược không chính thức được thành lập năm 2007. Cựu thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, khuyến khích mạnh mẽ liên minh này vì Tokyo muốn tạo một đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và đầy tham vọng. Hồi tháng 11/2020, các nước trong Bộ Tứ đã tiến hành các cuộc thao dợt hải quân chung quy mô lớn ở Vịnh Bengal.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 18/02/2021

Published in Diễn đàn