Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Donald Trump bốc lửa trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc

Bài diễn văn nảy lửa của tổng thống Mỹ Donald Trump trong lần đầu tiên bước lên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được tất cả các báo Pháp hôm nay chú ý. Câu tuyên bố của ông Trump được Libération chạy tựa trang nhất "Sẵn sàng hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên", tấm ảnh tổng thống Mỹ và câu nói này cũng xuất hiện ở trang bìa Le Figaro và Les Echos. Ở trang trong, Libération nhấn mạnh "Tại Liên Hiệp Quốc, Trump đe dọa tận thế", còn theo Le Figaro, "Trump chặt những kẻ thù ra từng mảnh nhỏ". Les Echos ghi nhận "Trump đả kích dữ dội Bắc Triều Tiên, Iran và Venezuela".

lhq1

Tổng thống Mỹ Donald Trump "đốt cháy" diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York trong bài phát biểu ấn tượng ngày 19/09/2017. Reuters/Lucas Jackson

Chống lại các Nhà nước "côn đồ, suy thoái, sát nhân"…

Libération nhận định, trong bài diễn văn đầu tiên rất được chờ đợi (và cũng rất được e ngại) này, Bắc Triều Tiên và Iran bị ông Trump xếp vào loại "Nhà nước côn đồ", gợi nhớ đến "trục tội ác" của người tiền nhiệm George W.Bush trước đây. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh : "Hoa Kỳ rất hùng mạnh và đã rất kiên nhẫn. Nhưng nếu chúng tôi buộc lòng phải tự vệ, hoặc bảo vệ các đồng minh, chúng tôi không có chọn lựa nào khác ngoài việc hủy diệt toàn bộ Bắc Triều Tiên".

Trước các lãnh đạo 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, ông Trump đã dành phần lớn bài diễn văn để tấn công chế độ "suy thoái" Bình Nhưỡng. Tuy giọng điệu hiếu chiến là hiếm thấy trong môi trường vốn lịch sự này, những hồi đầu tháng Tám Donald Trump cũng đã từng hứa hẹn "lửa và cuồng nộ" nếu Bình Nhưỡng không ngưng khiêu khích.

Cựu đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Jean-Marc de La Sablière giải thích : "Những lời này ngầm hướng đến Trung Quốc, để Bắc Kinh phải lo trừng phạt và áp dụng trừng phạt nhiều hơn. Tuy nhiên từ cửa miệng một tổng thống Mỹ, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, những phát biểu cứng rằn đầy đe dọa này là đáng lo ngại".

Trong bài diễn văn dài 45 phút – quy định thời gian dành cho một nguyên thủ là 15 phút, nhưng thường ít được tôn trọng – ông Trump cũng đả kích "Nhà nước côn đồ" Iran, "chế độ độc tài tham nhũng ẩn giấu sau chiếc mặt nạ dân chủ". Ông nói : "Chúng tôi không thể để cho một chế độ sát nhân tiếp tục các hành động gây bất ổn (…) và không thể tôn trọng một hiệp định nếu nó nhắm vào việc thiết lập một chương trình nguyên tử".

Người chủ trương "Nước Mỹ trước hết" không chỉ tấn công Bắc Triều Tiên của Kim Jong-un và Iran của các giáo chủ Hồi giáo, mà còn không tha cả Cuba của Castro và Venezuela của Maduro. Donald Trump tố cáo Cuba, "chế độ tham nhũng, gây bất ổn", và Venezuela, một ví dụ cho "chủ nghĩa xã hội được áp dụng một cách trung thành", nơi mà "kẻ trụy lạc" Nicolas Maduro "đã phá hoại một đất nước thịnh vượng".

Mỹ-Pháp : đơn phương và đa phương

Việc tôn trọng "chủ quyền", từ ngữ được phát biểu 21 lần, theo tổng thống Mỹ, là điều kiện cho hòa bình và hợp tác quốc tế. Ông nói : "Chúng tôi không chờ đợi những quốc gia khác nhau chia sẻ văn hóa, truyền thống và thậm chí hệ thống chính quyền của chúng tôi. Nhưng chúng tôi mong rằng mỗi nước hoàn thành hai nghĩa vụ : tôn trọng lợi ích của dân tộc mình và quyền của tất cả những quốc gia có chủ quyền khác".

Đặc phái viên của Le Figaro tại New York ghi nhận, quan điểm này được Đại hội đồng vỗ tay hoan nghênh. Tổng cộng ông Trump được vỗ tay năm lần trong suốt bài diễn văn, nhưng đa số thời gian cử tọa chỉ giữ im lặng một cách lịch sự. Bên cạnh đó, bài nói chuyện của tổng thống Pháp Emmanuel Macron – cũng là lần đầu tiên bước lên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hai tiếng đồng hồ sau tổng thống Mỹ - cổ vũ chủ nghĩa đa phương, đã nhận được nhiều tràng pháo tay kéo dài.

Ngược với ông Trump, tổng thống trẻ tuổi của nước Pháp phản đối mọi ý định leo thang, cho rằng nên đưa Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán. Về cuộc chiến Syria, ông Macron coi đây là "một thất bại tập thể", "chỉ có giải pháp chính trị" thông qua việc thành lập một nhóm tiếp xúc mới có hy vọng kết thúc, tất nhiên là không thể vượt qua lằn ranh đỏ vũ khí hóa học.

Nhưng trung tâm của bài diễn văn là cuộc đấu tranh chống khủng bố, "một cuộc chiến quân sự nhưng cũng về chính trị, giáo dục, văn hóa, đạo đức". Tờ báo cánh hữu cũng nhận thấy lời kêu gọi của Pháp không được báo chí Mỹ quan tâm lắm : không có kênh truyền hình lớn nào truyền trực tiếp phát biểu của ông Emmanuel Macron, mà dành thì giờ cho các vấn đề nội bộ.

Truyền thống tự kềm chế của các cường quốc nguyên tử bị phá vỡ

Trong bài xã luận mang tên "Chừng mực", nhật báo thiên tả Libération cho rằng nhân dân Mỹ có nguy cơ sẽ nhanh chóng hối hận khi đưa một "người khùng, hoặc khùng phân nửa",theo tờ báo, vào Nhà Trắng. Các tuyên bố của tổng thống Donald Trump trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc cho thấy ngành ngoại giao thế giới đang trong một tình thế lố bịch.

Libération nhắc nhở : hôm 11/04/1951 tổng thống Harry Truman đã cho ngưng chức tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc đối với tướng Douglas MacArthur, người hùng trong Đệ nhị Thế chiến, vì sợ những chỉ thị của mình được thực hiện quá trớn, và nghi ngờ vị tướng nổi tiếng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công quân Bắc Triều Tiên. Mà tổng thống Truman chính là người đã từng ra lệnh thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ! Ông nhận định rằng không thể tái diễn việc này, trước viễn cảnh diệt chủng vì vũ khí nguyên tử. Ngày nay, Donald Trump lại nêu ra ngọn lửa hạt nhân trước Bắc Triều Tiên.

Đã hẳn là Hoa Kỳ chỉ dự kiến trả đũa trong trường hợp lợi ích sống còn của Mỹ hoặc các đồng minh bị đe dọa, nhưng truyền thống xưa nay là thận trọng. Các quốc gia có vũ khí nguyên tử luôn chọn lựa từ ngữ, tránh leo thang nguy hiểm. Cũng nhờ cân nhắc kỹ lời lẽ, mà John Kennedy đã giải tỏa được cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Trong khi Donald Trump, chỉ với một câu nói vang như sấm, đã quẳng xuống sông xuống biển tất cả truyền thống kềm chế về chiến lược lẫn khẩu chiến.

Những bài diễn văn ấn tượng trước Liên Hiệp Quốc

Trang web của Le Figaro cũng điểm qua những bài diễn văn ấn tượng trước đây tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Chẳng hạn như Fidel Castro hôm 26/09/1960 đã phát biểu suốt 4 giờ 29 phút "để nói lên sự thật". Đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử Liên Hiệp Quốc. Lãnh tụ Cuba kịch liệt đả kích chính phủ Mỹ và tư bản, ông nói : "Tư bản tài chính của đế quốc là một cô gái điếm không thể quyến rũ nổi chúng tôi".

Vài ngày sau, đến lượt ông Nikita Krouchtchev làm diễn đàn bốc lửa, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh. Lần đầu tiên tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh tụ Liên Xô chỉ trích đế quốc Mỹ và ủng hộ các nước Châu Phi vừa giành độc lập. Bị đại diện Philippines chất vấn về âm mưu khống chế các nước Đông Âu, tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô đã nổi khùng, rút giày đập mạnh vào bục giảng, khiến chủ tịch Đại hội đồng phải cho cúp micro.

Mười năm sau đó, ngày 13/11/1974, được mời tham dự lần đầu tiên theo đòi hỏi của Phong trào không liên kết, chủ tịch Palestine, ông Yasser Arafat gởi đến Israel một thông điệp lịch sử với ẩn ý đe dọa. Ông nói : "Tôi đến đây, mang theo một nhành ô liu và một khẩu súng cách mạng, xin đừng để nhành ô liu rơi khỏi tay tôi".

Xung đột trên thế giới đã vượt tầm khu vực

Nhìn rộng hơn, khi trả lời phỏng vấn của Libération, nhà ngoại giao Jean-Marie Guéhenno nhận định, từ năm năm qua, các cuộc xung đột đã trở nên nguy hiểm vì vượt quá tầm những nhân tố trong khu vực.

Từng là người chỉ huy các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (2000-2008) và hiện đang lãnh đạo think tank International Crisis Group, ông Jean-Marie Guéhenno điểm lại những cuộc xung đột trên thế giới và vai trò bị tranh cãi của Liên Hiệp Quốc.

Trong suốt một thời gian dài, chỉ có 5% khả năng xảy ra xung đột, nhưng nay các chuyên gia ước lượng tỉ lệ này lên đến 25%. Không thể chắc chắn rằng Kim Jong-un biết chính xác lúc nào nên tiến và lúc nào thì lùi, về phía Washington thì bất định, hai yếu tố này pha trộn lại khiến tình hình trở nên nguy hiểm.

Nước Mỹ của ông Trump biểu hiện cho một xu thế đang lên tại nhiều nơi khác, đó là mối nghi ngờ về khả năng quản lý tập thể các vấn đề của hành tinh. Hoa Kỳ đang co cụm lại, nhưng tại Châu Âu, dân tộc chủ nghĩa cũng lan rộng. Thế giới trở nên nguy hiểm hơn vì các định chế quản lý khủng hoảng đã bị yếu đi.

Từ sau chiến tranh lạnh, đa số những cuộc xung đột chỉ trong phạm vi từng nước, và hầu hết đã được giải quyết. Nhưng trong 5 năm gần đây, xung đột tiếp diễn với nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn cuộc chiến Syria ở mức độ quốc gia đồng thời cũng mang tầm khu vực, với sự đối đầu giữa Iran, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí quốc tế : giữa Nga và phương Tây. Những cuộc chiến kết thúc thường không mang tính địa chính trị, như hiệp ước giải giáp lực lượng FARC ở Colombia.

Thần tượng dân chủ Aung San Suu Kyi gây thất vọng về hồ sơ Rohingya

Nhìn sang Châu Á, một bài diễn văn khác cũng được các báo Pháp chú ý, đó là phát biểu của bà Aung San Suu Kyi, một thời là thần tượng dân chủ, về vấn đề người Rohingya. Le Figaro nhận định "Aung San Suu Kyi tránh né thực trạng đàn áp người Rohingya đã khiến họ phải đi tị nạn".

Trong bài nói chuyện bằng một thứ tiếng Anh hoàn hảo vì từng học ở Oxford, bà Suu Kyi khoe rằng "đại đa số người dân Arakan không di tản", trong khi các hình ảnh vệ tinh được Human Rights Watch phân tích cho thấy trên 200 ngôi làng đã bị đốt cháy kể từ cuối tháng Tám đến nay. Phát biểu suốt nửa giờ, bà chỉ nhắc đến từ "Rohingya" mỗi một lần, khi nói về nhóm nổi dậy "khủng bố" ARSA (Quân đội cứu rỗi người Rohingya ở Arakhan). Giáo sư Ashraful Azad, trường đại học Chittagong nhận định, "ARSA giúp cho chính quyền Miến Điện có được một cái cớ bằng vàng" cho các hoạt động "thanh lọc", nhân danh đấu tranh chống khủng bố.

Le Figaro ghi nhận tại các trại tị nạn, người Rohingya không để ý đến những lời lẽ của giải Nobel hòa bình, mà điều quan tâm duy nhất của họ là sống sót. Vấn đề "hồi hương" được bà Suu Kyi nêu ra cũng thế. Trong hàng dài những người chờ lãnh thực phẩm cứu trợ, một người tị nạn cho biết : "Ở đây, người ta giúp đỡ chúng tôi, còn ở bên kia biên giới chỉ có nạn đàn áp mà thôi".

Đặc phái viên La Croix tại Yangon nói về "Sự dửng dưng trước thảm kịch của người Rohingya", ngay cả đối với những người Hồi giáo Miến Điện. Theo Aung Ko Ko thuộc hiệp hội Mosaic, nếu thảm họa nhân đạo này không gây xúc động cho những người theo đạo Hồi ở Răngun, đó cũng là vì "báo chí địa phương xử lý thông tin dưới khía cạnh duy nhất là an ninh quốc gia và nhập cư bất hợp pháp".

Bà Suu Kyi nhấn mạnh cần phải trông cậy vào bà để kéo dài nỗ lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi Miến Điện, nhưng Libération than thở : "Mặc cho những lời lẽ đáng nguyền rủa và sự chối cãi của Aung San Suu Kyi, chúng ta không có sự chọn lựa nào khác".

Thụy My

Published in Quốc tế

Nhật Bản hôm 19/09/2017 triển khai bổ sung một hệ thống lá chắn tên lửa trên hòn đảo Hokkaido. Kế hoạch này được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa qua không phận Nhật Bản.

nhat1

Tên lửa Patriot PAC - 3 tại căn cứ không quân Mỹ Yokota, ở Fussa, Nhật Bản (Ảnh chụp ngày 29/08/2017) Reuters/Issei Kato/File Photo

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản, ông Kensaku Mizuseki, cho biết Tokyo dự kiến bắt đầu trong ngày hôm nay lắp đặt một lá chắn tên lửa PAC-3 tại một căn cứ quân sự trên đảo Hokkaido.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã cho triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa Patriot PAC-3 tại một nơi khác trên hòn đảo này. Tuy nhiên, theo AFP, vì lý do bảo mật, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản từ chối tiết lộ các lá chắn tên lửa Patriot khác được bố trí ở những nơi nào trên lãnh thổ Nhật Bản.

Việc Nhật Bản tăng cường hệ thống phòng thủ diễn ra trong bối cảnh chỉ trong vòng một tháng, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thêm một vụ thử nghiệm hạt nhân và bắn thêm hai tên lửa qua không phận Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố Tokyo không bao giờ dung thứ cho các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Ông Abe cũng kêu gọi quốc tế gia tăng sức ép buộc Bắc Triều Tiên ngưng các hành động khiêu khích nói trên.

Trong khi đó, Bắc Kinh hôm nay thông báo ngoại trưởng Trung Quốc và đồng nhiệm Nga, trong cuộc gặp ở New York, nhân Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi tìm kiếm "một giải pháp hòa bình" để thoát khỏi "vòng luẩn quẩn" về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Theo một thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định Moskva "hoàn toàn đồng thuận" với Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Miến Điện : Aung San Suu Kyi có thật là người "thủ đoạn" ?

Lãnh đạo Miến Điện hôm nay 19/09/2017 có bài phát biểu trước toàn dân. Le FigaroLibération nhân dịp này nhận định về thái độ im lặng khó hiểu của giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi trước số phận bi thảm của hàng trăm nghìn người Rohingya tại Miến Điện. Trên trang nhất, Le Figaro cho rằng "Aung San Suu Kyi thất bại vì thảm kịch Rohingya", trong khi đó Libération chua chát chỉ trích "Aung San Suu Kyi, một giải Nobel và một cuộc thảm sát".

aung1

Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn đặc biệt Nhà nước Miến Điện, trước giờ phát biểu trước quốc dân trên truyền hình về khủng hoảng người Rohingya, ngày 19/09/2017 tại Naypyidaw. Reuters/Soe Zeya Tun

Bài xã luận của Libération không kém phần cay nghiệt khi đề tựa "Thủ đoạn". Từng được xem là một gương mặt tiêu biểu chống sự tàn bạo ở Miến Điện, một con người cao cả, cam đảm, bị truy bức… nói tóm lại bà có đủ các phẩm chất để xứng đáng được trao giải Nobel. Vậy mà nay bà Aung San Suu Kyi đã từ chối nhìn nhận thực tế về các vụ thảm sát mà nạn nhân là tộc người thiểu số Rohingya, theo Hồi giáo.

"Thủ đoạn" là vì bà đã để cho những toan tính chính trị làm sụp đổ những nguyên tắc lý tưởng cần bảo vệ. Aung San Suu Kyi không chỉ phủ nhận thực tế mà còn tố cáo đó là "một núi băng thông tin giả", bất chấp các bài phóng sự, những lời thuật của nhân chứng về các vụ thảm sát.

Rõ ràng là quân đội Miến Điện đang tiến hành một cuộc thanh trừng sắc tộc. Binh lính của chế độ không chiến đấu chống quân "khủng bố", cho dù là họ đang truy đuổi những nhóm quân nổi dậy nhỏ có vũ trang đang khuấy đảo trong khu vực.

Trên thực tế, quân đội Miến Điện đang đánh vào một dân tộc "tay không tấc sắt" với một sự tàn bạo chưa từng thấy, đặc biệt là nhắm vào phụ nữ và trẻ em. Những người này bị tàn sát, bị tước đoạt, bị đuổi ra khỏi mảnh đất quê hương bằng chính những hành động bạo tàn của quân đội.

Đã đến lúc người mà từ lâu nay là biểu tượng của hòa bình và tự do trong con mắt của thế giới phải có những hành động cụ thể để chấm dứt những tội ác tày đình. Nếu không bà cũng sẽ trở thành những tên bạo chúa đạo đức giả đáng buồn, bất chấp giải Nobel Hòa bình của mình.

Aung San Suu Kyi, người hùng thảm bại

Về phần mình, Le Figaro có vẻ hòa dịu hơn, thông cảm cho những khó khăn của bà Aung San Suu Kyi. Trong một bài viết đề tựa "Quý Bà, người hùng bi thảm của nền dân chủ Miến Điện", tờ báo cho rằng lãnh đạo Miến Điện rất khó có thể thực hiện chuyển tiếp dân chủ. Quân đội nước này luôn rình rập cơ hội để có thể chiếm lại quyền hành.

Le Figaro nhận thấy các chuyên gia châu Á không có cùng quan điểm với cách nhìn của phương Tây, cho rằng những lời chỉ trích nhắm vào bà Aung San Suu Kyi là bất công. Theo nhà nghiên cứu Yeo Lay Hwee, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Singapore, "Phương Tây đã trông đợi quá nhiều vào bà ấy, và bây giờ thì họ đả kích bà không chút thương tiếc. Đó là một tầm nhìn quá ư là lý tưởng, mà không hề đếm xỉa đến thực tế phức tạp ở địa bàn".

Bởi ẩn sau thảm kịch Rohingya đó là cuộc đấu căng thẳng giữa Quý Bà và quân đội - kẻ thù số một với thách thức là tương lai cuộc chuyển tiếp nền dân chủ Miến Điện. Khủng hoảng bùng nổ phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật những giới hạn của việc mở cửa dân chủ.

Bất chấp thắng lợi bầu cử của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ NLD năm 2015, quân đội Miến Điện vẫn nắm giữ ba vị trí chủ chốt trong chính phủ : Nội Vụ, Quốc Phòng và Biên Phòng, cũng như là 25% số ghế trong Nghị Viện. Bấy nhiêu cũng đủ cho quân đội Miến Điện rãnh tay thực hiện các vụ trấn áp ở bang Rakhine, với danh nghĩa an ninh quốc gia, sau một nhóm nổi dậy thuộc Quân Đội Cứu Thế Rohingya Arakan tấn công các đồn biên phòng ngày 25/08.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres buộc phải thốt lên là "Giới quân nhân vẫn nắm quyền lực". Họ vẫn là một nguồn bảo đảm thống nhất quốc gia, tại một đất nước có đến 135 sắc tộc khác nhau, luôn có nguy cơ tan rã do những lực lượng đối kháng và cuộc nội chiến triền miên ở vùng biên giới tộc người Shan.

Trong một diễn đàn, cựu thủ tướng Úc Kevin Ruud, một trong những lãnh đạo thế giới đầu tiên thúc đẩy đất nước mở cửa có nhắc lại rằng : "Rất nhiều nhà bình luận dường như quên rằng các tướng lĩnh Miến Điện vẫn có quyền Hiến định lấy lại quyền kiểm soát chính phủ bằng một cú đảo chính hợp pháp, nếu họ cho rằng trật tự đó cần phải được thiết lập lại".

Số phận của bà Aung San Suu Kyi không khác gì chuông treo mành chỉ. Đến mức mà một số người còn nhìn thấy nỗi lo một cú đảo chính bất ngờ khi bà vắng mặt trong việc bà quyết định không đến New York. Cuối cùng, Le Figaro trích phân tích của một giáo sư đại học cho rằng "Bà không thể cho phép mình đi sai một bước. Nếu bà ấy làm điều gì đó là vì có những thế lực mạnh hơn đang buộc bà ấy phải làm bất chấp giá phải trả là làm lu mờ hình ảnh của mình trên trường quốc tế".

Người Hmong tại Lào kêu cứu ?

Kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, năm 1975, số phận của cộng đồng người Hmong – người Mèo – ít được cộng đồng quốc tế chú ý tới. Báo Le Monde có bài "Tại Lào, trận chiến cuối cùng của người Hmong". Một nhóm nhỏ các chiến binh người Hmong trụ lại Lào, từ hơn 40 năm qua, vẫn chiến đấu chống lại chế độ cộng sản tại Vientiane và giờ đây, họ cầu cứu sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Ngày 12/09 vừa qua, qua điện thoại, Chonglor Her, chủ tịch Đại hội thế giới của người Hmong, một hiệp hội của sắc tộc này có trụ sở tại Mỹ đã nói với Bruno Philip, phóng viên báo Le Monde rằng quân đội cộng sản Lào đã quyết định tiêu diệt họ trong vài tháng tới. Họ hầu như không còn vũ khí, đạn dược nữa và họ đang bị bao vây. Vào tháng 10 năm 2015, ông Chonglor Her đã tới cứ địa này và cho biết nhóm người kháng cự tại đây có gần 200 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Trong chiến tranh Đông Dương, người Hmong đã hợp tác với quân đội Pháp và họ đã bị bỏ rơi sau thất bại ở Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh Việt Nam, người Hmong hợp tác với Mỹ ngăn chặn lực lượng Bắc Việt đi vòng qua Lào để tiếp viện cho Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, Mỹ lại bỏ rơi họ.

Trong 15 năm qua, nhiều nhà báo nước ngoài, bất chấp hiểm nguy và gian khổ, đã tiếp cận cộng đồng người Hmong đang trụ lại ở núi Phou Bia, ngọn núi cao nhất Lào, để báo động cộng đồng quốc tế về số phận của họ.

Từ nhiều năm qua, các thủ lĩnh vũ trang của cộng đồng người Hmong tại Lào không ngừng tuyên bố rằng họ đang sống những giờ phút cuối cùng, trước khi bị quân đội Lào triệt hạ. Lần này, ông Her đã khẳng định là cộng đồng người Hmong sẽ chiến đấu tới cùng và không ra hàng, nhưng đồng thời ông kêu gọi chính phủ Pháp, Mỹ và Liên Hiệp Quốc hãy cử các quan sát viên tới nơi đây để thấy rõ được tình cảnh của người Hmong và trước khi chấm dứt cuộc điện đàm, thủ lĩnh người Hmong nhắc lại : Hãy tới cứu giúp chúng tôi.

Syria : Tương lai mù mờ "Kế hoạch hòa bình của Putin"

Về thời sự quốc tế, Le Monde trên trang nhất đặt câu hỏi : "Nga làm thế nào áp đặt trật tự của họ tại Syria ?". Câu hỏi này đã được nhật báo tìm cách giải đáp qua bài phóng dài trên trang 2 có tựa đề : "Tại Syria, những mập mờ trong kế hoạch hòa bình của Putin". Tờ báo nhận thấy là trên tất cả các mặt trận, Nga đã giúp giảm được bạo lực và củng cố chế độ Damascus.

Sau khi cứu được chế độ Bachar al-Assad nguy cơ sụp đổ năm2015, rồi giúp chế độ Damascus đẩy lùi phiến quân, dập tắt hy vọng của phe đối lập qua việc tái đánh chiếm được Aleppo năm 2016, các nhân viên quân sự, ngoại giao, tình báo Nga đang nỗ lực tìm cách chấm dứt cuộc xung đột đã tàn phá Syria từ 6 năm qua.

Theo Le Monde, sự rút lui của Mỹ để tập trung sức lực chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, sự lu mờ của các nước dầu lửa trong khu vực do phải đối phó với cuộc xung đột tại Yemen và bất đồng nội bộ căng thẳng, sự nhích lại gần nhau giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo cơ hội cho Moskva tự do hành động, tạo dựng một kế hoạch hòa bình theo ý đồ của tổng thống Vladimir Putin.

Tờ báo điểm lại những thành công của Nga trên tất cả các lĩnh vực, quân sự, ngoại giao, hỗ trợ dân sự, tái thiết, và những lợi thế của Nga trên thực địa. Theo chuyên gia Samir al-Taqi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phương Đông, một tổ chức tư vấn gần gũi với phe đối lập Syria, Nga đã đưa hàng trăm nhân viên cố vấn và làm trung gian tới các làng mạc, thành phố mà phe đối lập đang kiểm soát. Họ cố gắng dàn xếp từng bước, với đích nhắm cuối cùng là đạt được một thỏa thuận chung liên quan đến các "khu vực giảm căng thẳng".

Le Monde cho biết Nga rất năng động trên mọi phương diện bao gồm cả nỗ lực thống nhất cái gọi là phe đối lập mà Moskva và chế độ Damascus có thể chấp nhận được. Chuyên gia Samir al-Taqi nhận định : Nga mơ tưởng đến một thỏa thuận hòa bình, bao gồm một dạng phi tập trung hóa, dựa trên các "vùng giảm căng thẳng".

Thế nhưng, quan điểm này khó tồn tại. Nga đang làm một công việc rất vất vả và không được Damascus biết ơn : đó là cố gắng tạo dựng hòa giải, nhưng Moskva không ngăn cản được chính quyền Assad và các đồng minh Iran tiếp tục cuộc chiến giành lại lãnh thổ. Khu vực giảm căng thẳng chỉ là một sự dàn dựng mang tính tiếp thị và không tồn tại lâu dài được.

Theo giới quan sát, Bachar al-Assad đang giành được thắng lợi và Putin biết rõ điều này. Do vậy, Moskva tìm kiếm một thỏa thuận trung gian, cho phép Nga thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, đồng thời vẫn có thể tuyên bố là tạo dựng được sự ổn định ở Syria. Có lẽ Nga là nước duy nhất tin tưởng vào những thỏa thuận liên quan đến các khu giảm căng thẳng, trong khi Damascus vẫn từ chối ký kết, còn Iran thì căm ghét các thỏa thuận này. Chính quyền Damascus sẽ không trao Syria cho Nga.

Trung Quốc : Khi nhà mạng "Tây du ký"

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Monde thông báo "Các tập đoàn mạng Trung Quốc trên đường chinh phục phía tây". Nhật báo thắc mắc "Các nhà mạng lớn của Trung Quốc đang cạnh tranh với Silicon Valley ra sao ?".

Sau thông báo kết quả hoạt động tuyệt vời trong quý II, hồi trung tuần tháng 8/2017, Alibaba và đối thủ Tencent, chuyên về các trang mạng xã hội và các trò chơi điện tử đã vượt ngưỡng 400 tỷ đô la giá trị cổ phiếu. Với thành tích này, Alibaba và Tencent nghiễm nhiên bước vào sân chơi "các ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cho đến lúc này chỉ dành cho các "đại gia" Mỹ : Google, Apple, Facebook, Microsoft và Amazon.

Trung Quốc giờ gần như đứng đầu trong lĩnh vực trả tiền qua mạng. Số tiền trả trên mạng trong năm 2016 đã đạt mức 5 500 tỷ đô la, cao hơn gấp 50 lần so với 112 tỷ chi trả bằng điện thoại di động tại Hoa Kỳ, theo như phân tích của văn phòng iResearch. Hầu bao "điện tử" gần như do Alibaba (Alipay) và Tencent (WeChat Pay) thống lĩnh. Thị trường tài chính mới này đã hoàn toàn làm thay đổi thói quen người tiêu dùng tại Trung Quốc.

Ngày nay người ta có thể thực hiện mọi giao dịch qua điện thoại, và thói quen này tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy của những dịch vụ mới cho thuê xe đạp có gắn GPS mà người ta có thể scan bằng điện thoại. Tại Trung Quốc hai hãng cho thuê xe lớn đều được cả hai nhà mạng Trung Quốc hỗ trợ.

Trang nhất các báo Pháp

Đề tài chính trên trang nhất các báo Pháp tập trung chủ yếu vào tình hình trong nước. Nhật báo kinh tế Les Echos nhận xét : "Gọng kềm ngân sách đang được gỡ dần cho Macron". Thâm thủng ngân sách dự báo cho năm 2018 sẽ là 2,6% GDP. Tăng trưởng gia tăng tốc độ sẽ cho phép nới lỏng các ràng buộc ngân sách đang đè nặng lên chính phủ.

Cũng liên quan đến ngân sách Pháp, Le Monde chạy tựa : "Le Maire và Darmanin bảo vệ ngân sách rạn vỡ". Trả lời phỏng vấn nhật báo, bộ trưởng kinh tế-tài chính và bộ trưởng tài chính công giải thích về những biện pháp cải cách mà chính phủ thông báo liên quan đến các lĩnh vực thuế khóa và các chính sách tài trợ xã hội…

Về phần mình, La Croix ghi nhận người dân Paris nay "Di chuyển một cách khác". Nhân dịp Paris chuẩn bị mở cuộc họp bàn tìm cách cải thiện điều kiện đi lại cho hàng triệu dân, La Croix nhìn thấy ở những nước khác đã có những cách tân trong giao thông công cộng.

Minh Anh

Published in Châu Á

Tổng thống Mỹ chủ trì thảo luận cải tổ Liên Hiệp Quốc (RFI, 18/09/2017)

Ngày 18/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump mở màn một tuần hoạt động ngoại giao dày đặc tại Liên Hiệp Quốc, qua việc chủ trì cuộc họp - theo sáng kiến của Washington - với đại diện 130 quốc gia. Phiên họp thảo luận và sẽ ra một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc, nhằm thúc đẩy Liên Hiệp Quốc cải cách, trong đó có những đề xuất của tổng thống Mỹ gây không ít tranh cãi.

my1

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gutteres (trái), tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) và đại sự Nikki Haley tại diễn đàn thảo luận về cải cách Liên Hiệp Quốc ngày 18/09/2017 tại New York. Reuters/Lucas Jackson

Phiên họp dự trù sẽ có 3 bài phát biểu của ông Trump, của bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Theo các nguồn tin ngoại giao tại New York, chưa có gì bảo đảm là Nga, Trung Quốc và một số thành viên Hội Đồng Bảo An sẽ nhất trí với văn kiện trên.

Theo AFP, mục tiêu của tuyên bố là nhằm làm cho Liên Hiệp Quốc hoạt động "hiệu quả và hoàn thiện hơn". Tổ chức quốc tế này vẫn bị chê trách vì bộ máy hành chính nặng nề, chi tiêu tốn kém.

Từ khi còn vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã ví Liên Hiệp Quốc như là một câu lạc bộ của những người nhàn rỗi. Ông muốn cắt giảm mạnh chi phí hoạt động Liên Hiệp Quốc.

Washington vẫn luôn đóng góp tài chính nhiều nhất với 7,3 tỷ đô la (28,5%) cho các hoạt động giữ gìn hòa bình và 5,4 tỷ (22%) cho việc vận hành các cơ quan Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề cắt giảm ngân sách sẽ vấp phải phản ứng của nhiều thành viên của Liên Hiệp Quốc. Theo một số nhà ngoại giao, chẳng hạn nếu cắt giảm một nửa ngân sách cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR), cơ quan này sẽ bị tê liệt. Hiện tại Mỹ vẫn đóng góp 40% ngân sách của cơ quan trên.

Đề xuất tuyên bố của Hoa Kỳ không đưa ra các con số cụ thể mà chỉ đặt ra các nguyên tắc chính như cắt giảm chi tiêu, tinh giản bộ máy gọn nhẹ.

Dù những đóng góp ngân sách của Mỹ sắp tới ra sao, chương trình cải cách của tổng thư ký Antonio Guterres sẽ phải tiết kiệm, hợp lý hóa các khoản chi tiêu, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động hiệu quả cho các sứ mệnh cũng như sự vận hành của tổ chức quốc tế này.

Ngoại trưởng Mỹ-Nga gặp nhau tại New York

Trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm qua 17/09, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov đã gặp nhau tại New York trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang rất xấu.

Ngoài việc hợp tác nhằm giảm bạo lực ở Syria, hai ngoại trưởng Mỹ - Nga còn bàn về những hồ sơ ở Trung Đông và thỏa thuận Minsk năm 2015 về xung đột Ukraina. Nhưng thông báo của hai bên không nói rõ là ông Tillerson và ông Lavrov đã đề cập đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên hay không.

Phía Nga vẫn cho rằng các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc, theo yêu cầu của Mỹ, đã không có tác dụng, tuy Moskva đã bỏ phiếu thuận cho những nghị quyết theo hướng này. Phía Washington thì vẫn đòi Nga gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

Cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng diễn ra vào lúc hai nước đang trừng phạt ngoại giao lẫn nhau. Washington vừa ra lệnh đóng cửa một toà lãnh sự Nga để đáp lại việc Moskva cắt giảm số nhà ngoại giao Mỹ ở Nga.

Anh Vũ

*********************

Thỏa thuận khí hậu Paris : Mỹ duy trì áp lực (RFI, 17/09/2017)

Nhà Trắng dập tắt hy vọng vừa để ngỏ tại hội nghị khí hậu Montréal khai mạc ngày 16/09/2017. Washington thông báo tái khẳng định lập trường của tổng thống Trump, rút khỏi thỏa thuận Paris nếu như các đòi hỏi của Hoa Kỳ không được chấp nhận.

my2

Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris 2015, "tiến trình không thể đảo ngược". Reuters/Stephane Mahe

Trước đó, nhiều nhà đàm phán quốc tế nuôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ thay đổi thái độ trong hồ sơ khí hậu, với việc cử một đại diện đến Montréal, Canada. Hội nghị này quy tụ bộ trưởng Môi Trường của khoảng 30 quốc gia với mục tiêu đẩy nhanh việc thực thi thỏa thuận Paris COP 21. Nhưng ngay tối qua, thông cáo của Nhà Trắng là "một gáo nước lạnh". Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :

"Ủy viên Châu Âu phụ trách hồ sơ này, Miguel Arias Canete, dẫn lời của thành viên phái đoàn Mỹ, theo đó Hoa Kỳ có thể sẽ xem xét khả năng ở lại trong thỏa thuận khí hậu Paris, mà không cần thương lượng lại. Điều này ngay lập tức được giải thích như là lập trường của Washington có thể sẽ mềm dẻo hơn. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã bác bỏ khả năng này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders : ‘‘Không có bất cứ một thay đổi nào trong lập trường của chúng tôi. Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ rút, trong trường hợp không đưa được vào thỏa thuận Paris những sửa đổi có lợi cho đất nước chúng tôi’’.

Quả thực là không có dấu hiệu nào cho thấy Donald Trump đứng về phía những người bảo vệ môi trường. Ông đã loại bỏ gần như tất cả các biện pháp vì môi trường của người tiền nhiệm Obama. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cũng có thể thay đổi quan điểm, như trong trường hợp Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA) hay quy chế đón tiếp trẻ em nhập cư (DACA).

Tổng thống Trump đã để ngỏ cánh cửa cho các thương lượng về khí hậu, đặc biệt với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron khi đến Paris dự lễ Quốc Khánh 14 Tháng 7. Trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị phát biểu lần đầu tiên trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba tuần tới, cũng có thể là tổng thống Mỹ sẽ tỏ thái độ hòa hoãn hơn, để được cộng đồng quốc tế hưởng ứng hơn".

Thỏa thuận Paris không thể đảo ngược

Lập trường xoay như chong chóng của Mỹ dường như không cản trở cộng đồng quốc tế khẩn trương thực thi thỏa thuận khí hậu Paris, thông qua tại hồi tháng 11/2015, nhằm giới hạn nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2°C so với thời tiền công nghiệp. 

Các trận bão Harvey và Irma gây thiệt hại nặng nề cho miền nam Hoa Kỳ cho thấy không quốc gia nào, dù hùng mạnh như nước Mỹ, có thể tránh được các thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên.

Theo AFP, trong buổi họp báo kết thúc hội nghị Montréal, bộ trưởng môi trường Canada Catherine McKenna nhấn mạnh là các quốc gia tham dự khẳng định "Thỏa thuận Paris là không thể đảo ngược, và không thể thương lượng lại".

Ủy viên Châu Âu phụ trách khí hậu Arias Canete cho biết, trước thượng đỉnh COP 24 tại Ba Lan năm tới 2018, cộng đồng quốc tế cần phải thảo ra được các quy định nhằm "theo dõi, kiểm tra và so sánh" mức phát thải của mỗi nước, một bước quan trọng trong việc thực thi thỏa thuận khí hậu. Theo đại diện của Liên Hiệp Châu Âu, các cuộc gặp bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới sẽ cho phép làm rõ "lập trường thực sự" của Hoa Kỳ.

Trọng Thành

***********************

Canada-Châu Âu-Trung Quốc thúc đẩy thỏa thuận khí hậu (RFI, 16/09/2017)

Hôm 16/09/2017, tại Montreal, Canada, khai mạc một hội nghị đặc biệt nhằm thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận về khí hậu Paris 2015, đang gặp nhiều thách thức.

my3

Biến đối khí hậu khiến tình trạng khô hạn gia tăng. Ảnh chụp ngày 24/08/2017 cho thấy nước trong hồ Barrios de Luna, bắc Tây Ban Nha, cạn kiệt. Reuters / Eloy Alonso

Việc chọn Montreal, bang Quebec, làm địa điểm tổ chức mang ý nghĩa biểu tượng mạnh. Thông tín viên Marie Josselin tường trình từ Montreal :

"Hội nghị Montreal được quyết định cách đây ít tháng, giữa Canada, Trung Quốc và các nước Liên Hiệp Châu Âu. Đây là một cách phản ứng tại Bắc Mỹ về tình trạng thiếu lãnh đạo, trong bối cảnh tổng thống Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.

Chính tại Montreal, cách đây đúng 30 năm, nghị định thư Montreal đã được ký kết. Đây là thỏa thuận quốc tế lớn đầu tiên về môi trường. Thỏa thuận này có mục tiêu cấm các chất lảm thủng tầng ozon trong khí quyển.

Ba mươi năm trôi qua, biến đổi khí hậu vẫn là vấn đề thời sự, nhưng lần này với sự tham gia của nhiều nước hơn trước. Cụ thể là ngoài các quốc gia tổ chức, còn có Nga, Ấn Độ, Mêhicô, Brazil, những nước rất dễ tổn thương do biến đổi khí hậu như Maldives, những nước nghèo như Ethiopia.

Liên Hiệp Châu Âu muốn đi tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với hy vọng thực thi toàn bộ và nhanh chóng Thỏa thuận Paris COP 21. Hội nghị này được coi là một cơ hội để tiến nhanh hơn.

Cần nhấn mạnh là hội nghị Montreal diễn ra ngay trước một cuộc họp vào thứ Hai tới, do Hoa Kỳ tổ chức, được quyết định vào phút chót. Nhà Trắng mời các bộ trưởng Môi Trường của hơn 10 nền kinh tế lớn nhất đến Washington trao đổi về vấn đề khí hậu. Bộ trưởng Môi trưởng Canada Cathrine McKenna vẫn tin tưởng là có thể thuyết phục được chính quyền Mỹ từ bỏ quyết định rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris".

Trước thềm hội nghị Montreal, nhiều cường quốc đã có một số quyết định đột phá trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch. Sau Pháp và Anh, đến lượt Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm xe hơi với động cơ xăng dầu, cuối tuần trước. Trong tuyên bố hôm thứ Năm 14/09, tại Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker khẳng định Ủy Ban sẽ nhanh chóng công bố phương án giảm khí thải cacbon trong lĩnh vực giao thông.

Bộ trưởng môi trường Canada – quốc gia đứng hàng thứ sáu về sản xuất dầu mỏ - khẳng định sẽ nghiêm chỉnh thực thi cam kết COP 21, đầu tư mạnh mẽ cho các công nghệ năng lượng tái tạo. Theo bộ trưởng McKenna, các quốc gia cần "khẩn trương" phê chuẩn điều khoản sửa đổi nghị định thư Montreal, được thông qua hồi năm ngoái.

Mục tiêu của điều khoản sửa đổi này là nhằm nhanh chóng loại trừ khí HFC – được sử dụng nhiều trong máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh -, thủ phạm phá vỡ tầng ozon. HFC mạnh hơn đến 14.000 lần so với khí CO2 - cũng là một thủ phạm chính khiến Trái đất nóng lên nhanh chóng. Theo bộ trưởng Canada, nếu thực hiện đúng nghị định thư Montreal, nhiệt độ thế giới sẽ giảm được 0,5°C trước cuối thế kỷ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tấn công Bắc Triều Tiên : Chiến thắng quân sự có thể thành ''cạm bẫy''

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày mai, 19/09/2017, với các diễn văn được trông đợi của tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp ; mô hình Đức với những điểm mạnh yếu, trong bối cảnh cử tri bầu Quốc Hội mới cuối tuần này là các chủ đề lớn của báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin giới thiệu bài phân tích "Những kịch bản của một cuộc chiến ‘‘mới’’ trên bán đảo Triều Tiên" của nhà báo Philippe Pons trên Le Monde, vào lúc dường như không có dấu hiệu gì cho thấy trừng phạt quốc tế làm thay đổi mục tiêu hạt nhân của Bình Nhưỡng.

tancong1

Truyền hình Nhật thông tin về vụ bắn thử tên lửa Bắc Triều Tiên, Tokyo, 10/08/2017.REUTERS/Toru Hanai

Phản ứng của Bắc Triều Tiên ngay sau loạt trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An, với vụ bắn thử tên lửa xuyên qua không phận Nhật Bản, ngày 15/08, cho thấy Hoa Kỳ phải tính đến các biện pháp mạnh hơn. Washington tuyên bố : "Mọi biện pháp đều đang được bàn tính". "Đụng độ quân sự" Mỹ - Bắc Triều Tiên có thể xảy ra, theo nhận định của cựu thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản, ông Hitoshi Tanaka, người từng đàm phán cho thủ tướng Nhật công du Bắc Triều Tiên năm 2002.

Trước viễn cảnh này, nhà báo Philippe Pons lưu ý đến một điều trớ trêu là một cuộc chiến như vậy, nếu có xảy ra, thì thật ra không phải là "mới", bởi cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 trên thực tế chỉ được ngưng lại, với một thỏa thuận hòa bình tạm thời. Để có một cuộc chiến mới, thì cần phải "kết thúc cuộc chiến cũ".

Thêm vào đó, để mở ra một cuộc can thiệp quân sự chống chế độ Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều trở ngại. Global Times – một tờ báo chính thống của đảng cộng sản Trung Quốc – khẳng định Bắc Kinh sẽ không can thiệp, nếu Bình Nhưỡng tấn công trước, ngược lại sẽ không khoanh tay trong trường hợp ngược lại. Nước Nga láng giềng, trước nguy cơ hỗn loạn tại Bắc Triều Tiên, cũng sẽ không ngồi im. Về phần mình, chính quyền Hàn Quốc tuyên bố Seoul phải có tiếng nói quyết định trong bất cứ một dự án can thiệp quân sự nào.

Bên cạnh đó, nhật báo Le Monde cũng lưu ý một điều là, nếu như kết cục của một cuộc chiến Mỹ-Bắc Triều Tiên có thể dễ dàng đoán trước, theo "tương quan sức mạnh", thế nhưng kinh nghiệm cho thấy "chiến thắng về quân sự có thể trở thành một chiếc bẫy đối với bên chiến thắng", như trường hợp Iraq và Afghanistan. Bắc Triều Tiên rất có nguy cơ trở thành như vậy, do cư dân Bắc Triều Tiên vốn "thống nhất về mặt văn hóa và sắc tộc", lại liên tục sống trong một bầu không khí tuyên truyền về một đất nước bị vây hãm, cự tuyệt mọi can thiệp bên ngoài.

Can thiệp quân sự để ủng hộ cho các thay đổi bên trong là điều khó xảy ra. Hy vọng về "một Mùa Xuân Ả Rập" tại Bắc Triều Tiên là viễn cảnh gần như không thể có, do mọi phản kháng đều bị bóp nghẹt ngay từ đầu ; giới tinh hoa trong xã hội, do tin tưởng hoặc do sợ hãi, trong hiện tại tỏ ra hết sức trung thành với chế độ.

Hai bí ẩn lớn

Khép lại bài viết, Philippe Pons lưu ý đến hai hệ quả khác, mà ông gọi là "hai bí ẩn lớn", cần phải tính kỹ, nếu Hoa Kỳ muốn can thiệp quân sự. Thứ nhất là, trong trường hợp Kim Jong-un bị lật đổ, ai sẽ có thể cầm đầu một xã hội như Bắc Triều Tiên ? Rất nhiều khả năng đó sẽ là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa thậm chí còn cuồng nhiệt hơn.

Bí ẩn thứ hai, nếu như chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ, thì vũ khí hạt nhân sẽ rơi vào tay ai ? Viễn cảnh bí mật hạt nhân lọt ra bên ngoài là điều nhãn tiền… Tác giả nhấn mạnh là, với "trường hợp phức tạp Bắc Triều Tiên", cần phải suy tính rất kỹ lưỡng trước khi dấn bước vào một cuộc phiêu lưu, có thể dẫn đến một tình hình rắc rối hơn nhiều so với hiện nay.

Cải cách Liên Hiệp Quốc dưới áp lực của Donald Trump

Bắc Triều Tiên chắn chắn sẽ lại một chủ đề chính tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nhưng cộng đồng quốc tế hiện tại đang phải đối mặt với áp lực "cải tổ sâu sắc" Liên Hiệp Quốc, do Hoa Kỳ thúc đẩy. Le Figaro giới thiệu với độc giả về cuộc "tiểu thượng đỉnh" về cải cách, được tổ chức hôm nay, tại New York, do Mỹ chủ trì. 120 quốc gia tham gia sáng kiến của Mỹ dự kiến sẽ ký kết một tuyên bố chung 10 điểm, ủng hộ cải cách.

Hoa Kỳ đóng góp 10 tỉ đô la/năm, tương đương 25% ngân sách Liên Hiệp Quốc, 28% chi phí cho lực lượng gìn giữ hòa bình, 40% của các tổ chức Cao Ủy Tị Nạn, Chương Trình Lương Thực Thế Giới (PAM) và Tổ Chức Di Cư Quốc Tế (OIM). Để không bị mất nguồn tài chính quan trọng này, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres sốt sắng ủng hộ dự án cải cách của tổng thống Mỹ. Bản thân ông Guterres cũng là người từ lâu đã ủng hộ một cuộc cải cách sâu rộng nhiều định chế của Liên Hiệp Quốc, mà ông cho rằng cồng kềnh, thiếu hiệu quả, tốn kém.

Khó hy vọng tổng thống Mỹ có một tầm nhìn toàn cầu

Tuy nhiên, xã luận Le Figaro tỏ ra hết sức nghi ngờ về khả năng tổng thống Mỹ Donald Trump đưa được một tầm nhìn toàn cầu, bởi phong cách của ông Trump vốn là phản ứng theo từng vụ việc. Donald Trump từng hứa "một xáo trộn lớn, nhưng điều đó đã không xảy ra… Về hàng loạt chủ đề như NATO, Nga, Syria hay Trung Quốc, ông Trump thường đưa những tuyên bố vừa mạnh mẽ, vừa trái ngược. Và trên thực tế, rất ít hiệu quả. Chưa kể đến vấn đề Bắc Triều Tiên, sự bất lực của nước Mỹ là hiển hiện. Nhìn chung, tổng thống Mỹ đưa rất nhiều bất ổn vào hệ thống".

Tuy nhiên, Le Figaro cũng lưu ý là thực tế này cũng có mặt tích cực, đó là để ngỏ những không gian mới cho các đối tác khác thử nghiệm những hướng đi mới, ví như như tổng thống Pháp.

Về Liên Hiệp Quốc, Les Echos dành sự chú ý cho ba nhân vật mới "Trump, Macron và Guterres". Theo tờ báo kinh tế Pháp, nếu như tổng thống Pháp Emmanuel Macron có được một hình ảnh tốt trong con mắt của cộng đồng quốc tế, thì tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một cuộc chơi khó khăn tại Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Quốc vẫn là "câu lạc bộ" không thể thay thế

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", chống lại quan điểm hợp tác đa phương, ông Trump đang có nguy cơ bị cô lập trong một loạt hồ sơ, trước hết trong vấn đề khí hậu, mà Hoa Kỳ đe dọa rút khỏi. Chính bản thân Liên Hiệp Quốc cũng bị ông Trump đe dọa tẩy chay, khi gọi đây là một "câu lạc bộ để những kẻ rỗi hơi tập hợp, ba hoa".

Tuy nhiên, theo xã luận của báo công giáo La Croix, "Liên Hiệp Quốc (là) ‘‘một câu lạc bộ’’ không thể thay thế được". Hiển nhiên, "có nhiều lý do để nghi ngờ về tính có ích" của định chế quốc tế này, "nhưng cùng lúc đó, cũng cần đặt câu hỏi, làm thế nào có thể không có nó". Chắc chắn là phải đấu tranh chống lại tệ quan liêu ở đây, nhưng cùng lúc đó, cần phải tiếp tục sứ mệnh cơ bản của Liên Hiệp Quốc, nơi cộng đồng quốc tế phối hợp vì "lợi ích chung của nhân loại" (như một thông điệp của giáo hoàng Francis).

La Croix, trong bài "tại Liên Hiệp Quốc, tương lai của quan điểm hợp tác đa phương là tâm điểm thảo luận", đặt câu hỏi liệu tổng thống Pháp Emmanuel Macron có sử dụng được dịp này để khẳng định viễn kiến riêng của ông về những vấn đề hệ trọng của nhân loại : "Khí hậu, hòa bình, các quyền tự do căn bản, văn hóa và giáo dục".

"Kỷ nguyên vàng" của Đức

Trước bầu cử Quốc Hội Đức, trong bối cảnh nữ thủ tướng Angela Merkel gần như chắc chắn giành chiến thắng, tờ Le Figaro tập trung phân tích "Kỷ nguyên vàng của nước Đức". Cuộc viếng thăm một trường đào tạo nghề, trong chuyến công du Đức hôm thứ Sáu tuần trước, để lại ấn tượng mạnh cho thủ tướng Pháp Edouard Philippe. Theo thủ tướng Pháp, hệ thống đào tạo nghề là một trong những chìa khóa thành công kinh tế của Đức.

Đức, từng bị coi là "kẻ ốm yếu của Châu Âu" đầu những năm 2000, nhưng giờ đây quốc gia này trở thành đầu tầu của Liên Hiệp, với thất nghiệp gần 6% (thấp nhất kể từ 25 năm nay), trong lúc dân cư trong độ tuổi lao động ở mức cao nhất, với 44 triệu người. Mức tăng trưởng năm ngoái 1,9%, cao nhất từ 5 năm nay. Thặng dư ngoại thương chưa từng có, với 253 tỉ euro.

Theo Le Figaro, mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh cao là bí quyết thành công của Đức, kết quả của các cải cách được tiến hành từ 15 năm trước.

Theo một số chuyên gia kinh tế, nước Đức đang ở trong "những năm tháng tươi đẹp nhất", nhưng đồng thời dự đoán tình hình sẽ khó khăn hơn trong 10 năm nữa.

Một số khuyết tật của Đức là đầu tư ít vào các cơ sở hạ tầng giao thông, trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, hay những nhu cầu mới trong giáo dục. Tình trạng dân số sụt giảm cũng là mối đe dọa đối với Đức trong tương lai. Năm 2025, dân trong độ tuổi lao động của Đức sẽ giảm 2,5 triệu. Mặt khác, mặt trái của thành công Đức được xây dựng trên tình trạng bất bình đẳng gia tăng mạnh. Tỉ lệ người nghèo gia tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm 16% dân số, dân có thu nhập thấp chiếm 20% trên tổng số người làm công.

Báo Le Monde cũng dành chủ đề chính cho mô hình Đức, nhưng thiên về "những điểm yếu", mà tiêu biểu là các bê bối động cơ xe hơi diesel gian lận, cho thấy "tính đạo đức giả" và "những khuyết tật của mô hình Đức".

Sức mạnh thực sự của Merkel

Về thành công của nước Đức, báo kinh tế Les Echos chú ý đến "Sức mạnh thực sự của thủ tướng Merkel". Bài xã luận Les Echos lưu ý là điều cơ bản của sức mạnh Đức là "vai trò lãnh đạo tinh thần". Về mặt chính trị quốc tế, nước Đức không có tham vọng trở thành thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, về mặt quân sự, Berlin cũng không có chủ trương đầu tư ào ạt. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền của thủ tướng Merkel, tiếng nói của nước Đức được cộng đồng quốc tế lắng nghe.

Theo Les Echos, sức mạnh và sự may mắn của nước Đức là gần như luôn luôn được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo có quan điểm nhất quán, như Konrad Adenauer với quan điểm hòa giải với "phương Tây", Willy Brandt hòa giải với "phương Đông", Helmut Kohl và "sự thống nhất của nước Đức", Gerhard Schroder và "cuộc cải cách cấu trúc của nền kinh tế". Giờ đây đến lượt bà Merkel, bởi lập trường "coi trọng các giá trị đạo lý hơn mọi quan điểm ý thức hệ".

Bà Merkel đã biết cách nói chuyện cứng rắn với tổng thống Nga Putin, khẳng định các nguyên tắc của mình một cách khôn khéo trước tổng thống Mỹ. Đối với Trung Quốc, bà Merkel rất được trọng nể. Les Echos nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác hệ trọng, mang tính phối hợp, bổ sung linh hoạt giữa Pháp-Đức, đặc biệt kể từ khi ông Emmanuel Macron đắc cử tổng thống. Việc ông Macron trở thành tổng thống Pháp được coi là một hậu thuẫn cho thắng lợi được báo trước của thủ tướng Đức.

Khác biệt rất lớn về tính cách, phong cách, về tuổi tác, giữa cặp Macron-Merkel hoàn toàn có thể coi là một thế mạnh của quan hệ Pháp-Đức, một khi được phối hợp tốt. Tấm gương của Đức thúc đẩy Pháp trên con đường cải cách, và hợp tác Pháp-Đức chính là "giải pháp tuyệt vời" cho một Châu Âu "đang trên đường tìm kiếm chính mình, trong một thế giới thay đổi mạnh mẽ", theo Les Echos.

Tăng thuế các tập đoàn internet : "Thành công đầu" của Pháp

Vẫn về nước Pháp và Châu Âu, trang nhất của Les Echos dành cho chủ đề "Đánh thuế các tập đoàn internet : Thắng lợi đầu tiên của Paris". Hôm thứ Bảy tuần trước, trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Châu Âu, tại Talinn, chín quốc gia Châu Âu, trong đó có Đức, Ý, Tây Ban Nha, đã ủng hộ quan điểm đánh thuế của Pháp, tăng thuế các tập đoàn tin học hàng đầu - Google, Apple, Facebook, Amazon (nhóm GAFA).

Tuy nhiên, cải cách thuế Châu Âu để được thực hiện phải có sự ủng hộ của toàn bộ 28 quốc gia thành viên. Điều gần như không thể được, do sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Ireland, quốc gia được hưởng nhiều lợi ích kinh tế từ các tập đoàn internet. Dù sao, ủng hộ của 10 nước đối với dự án Pháp đủ để mở ra triển vọng cải cách trên phạm vi một nhóm nước Châu Âu, theo một quy định của Liên Hiệp.

Phim "Chiến tranh Việt Nam" hay "Việt Nam, sau ngày tận thế"

Kể từ tối 19/09/2017, kênh truyền hình Pháp-Đức Arte bắt đầu chiếu bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam ("Vietnam War"), dài 18 giờ, của hai đạo diễn Mỹ Lynn Novick và Ken Burns. Le Monde có bài phóng sự "Việt Nam, sau ngày tận thế".

Điểm độc đáo của bộ phim – được thực hiện trong 10 năm - là tập hợp những quan điểm và hồi ức từ tất cả các bên, từ phía cựu binh và thường dân miền Bắc (cộng sản) và miền Nam (đồng minh với Hoa Kỳ), cũng như các nhân chứng Mỹ.

Nhờ sự hỗ trợ của các sử gia, giai đoạn lịch sử từ trận chiến Điện Biên Phủ 1954 đến "Sài Gòn sụp đổ" 30/4/1975 trở nên một truyện kể mà các bên - vốn có quan điểm đối địch – có thể chia sẻ.

Hai đạo diễn Mỹ - có kinh nghiệm với các bộ phim lịch sử dài tập về Nội chiến Mỹ hay Thế chiến Hai – đã từng sửng sốt trước quy mô của dự án "Vietnam War". Mục tiêu của các tác giả là mang đến cho khán giả Mỹ "một cái nhìn mới" về cuộc chiến và những hệ quả của nó đối với xã hội Mỹ.

Trò chuyện với phóng viên Le Monde, khi vừa trở về sau 6 tháng chiếu phim trên 30 thành phố trên khắp nước Mỹ, đạo diễn Ken Burns tâm sự : "Chiến tranh Việt Nam là một biến cố quan trọng nhất kể từ Thế chiến Hai, và hiện nay, nếu nước Mỹ ít tin tưởng vào bản thân, chính vì những phân hóa sâu sắc mà cuộc chiến để lại. Bộ phim tiếp tục dẫn đến những quan điểm khác biệt và tranh luận, bởi không có một sự thật duy nhất về cuộc chiến này".

Ông Peter Kukurba, một cựu binh 71 tuổi, đến xem phim, cho biết "trong một thời gian dài, ông không thể hòa giải được nỗi hổ thẹn đã tham gia vào cuộc chiến và niềm tự hào được phục vụ đất nước". Còn sử gia và cựu chiến binh Jim Willnaks, cố vấn của phim, thì không chắc là bộ phim có thể hòa giải được "hai nước Mỹ". Theo ông, còn rất nhiều người Mỹ không hiểu Chiến tranh Lạnh là gì.

Theo Le Monde, chính quyền Việt Nam quyết định để phim được chiếu trên mạng, kể từ hôm qua, với lời dịch bằng tiếng Việt. Theo đạo diễn Lynn Novick, nhà chức trách Việt Nam bảo đảm "phim sẽ không bị kiểm duyệt".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ngày 17/09/2017, tư lệnh quân đội Miến Điện tướng Min Aung Hlaing, kêu gọi "toàn quốc đoàn kết" chống lại áp lực buộc công nhận sắc tộc Rohingya là người Miến Điện. Lời tuyên bố này được đưa ra hai trước thông điệp toàn quốc của bà Aung San Suu Kyi.

miendien1

Thảm cảnh của người Rohingya : Mấy mẹ con trú mưa, Cox's Bazar, biên giới Miến Điện Bangladesh. Ảnh ngày 17/09/2017.Reuters

Trước sức ép của quốc tế và sau cuộc họp báo của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guteres tố cáo quân đội Miến Điện "thanh lọc" người Rohingya, tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing huy động công luận trong nước.

Trên trang Facebook, tướng Min Aung Hlaing cho rằng Miến Điện đang bị sức ép phải công nhận cộng đồng Hồi giáo Rohingya là người Miến Điện trong khi sắc tộc này, là người Bangladesh. Ông kêu gọi "toàn quốc đoàn kết kết để làm sáng tỏ sự thật" mà ông gọi là "chính nghĩa quốc gia".

Sau một thời gian im lặng và bị chỉ trích, lãnh đạo chính quyền dân sự Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi sẽ lên tiếng qua thông điệp toàn quốc vào ngày 19/09/2017.

Theo AFP, trong hồ sơ Rohingya, công luận Miến Điện đứng về phía chính phủ và quân đội.

Chiến dịch quân sự được biện minh là "hành quân gỡ mìn" đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Hơn 400.000 dân Hồi giáo chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Cơ quan Bảo Vệ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF dự báo từ nay đến cuối năm, con số trẻ em tị nạn sẽ lên đến 600.000.

Bất chấp khủng hoảng nhân đạo, cộng đồng Phật giáo tại bang Arakan cương quyết không chấp nhận để các tổ chức nhân đạo đến cứu viện cho hàng trăm ngàn người Rohingya đang bị quân đội truy bức. Phóng sự của thông tín viên đài RFI, Rémy Favre từ Rangun :

Hơn 400 ngàn người tị tạn Rohingya. Một nửa trong số này là trẻ em. Tin Htoo Aung, chủ tịch một tổ chức phi chính phủ tại bang Arakan không chút động lòng. Ông nói "không biết trong số này có ai là quân khủng bố hay không. Chỉ có chính những kẻ khủng bố mới biết được điều đó. Đây là một cuộc khủng hoảng giữa một bên là quân đội và bên kia là quân khủng bố. Trong hoàn cảnh đó những ai không liên quan đến các hoạt động khủng bố thì không việc gì phải bỏ làng ra đi. Họ có thể ở lại".

Đối với ông Tin Htoo Aung, người Rohingya tị nạn bất hợp pháp, sống tại Miến Điện và vì thế họ phải sống tập trung trong trại. Tại bang Arakan, các tổ chức phi chính phủ bị giới hạn đi lại.

Theo phóng viên Tayzar Aung, một phật tử, ngăn cản các tổ chức nhân đạo hoạt động là điều bình thường, anh nói : "Tin tức cho thấy rằng nhiều tổ chức phi chính phủ và Liên Hiệp Quốc đều giúp đỡ những tên khủng bố. Chúng tôi phát hiện những gói lương thực của Liên Hiệp Quốc phát cho quân khủng bố. Ở đây mọi việc đều phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, tốt hơn hết, nên ngăn chận các hoạt động cứu trợ nhân đạo".

Miến Điện cấm các phóng viên đến bang Arakan. Chỉ một vài người được phép hành nghề nhà báo, nhưng luôn có nhân viên của chính quyền đi kèm".

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Kim Jong-un tuyên bố sắp nắm trong tay vũ khí nguyên tử (RFI, 16/09/2017)

Chỉ vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án vụ bắn thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng, hôm nay, 16/09/2017, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sắp nắm trong tay vũ khí nguyên tử và mục tiêu tối hậu của nước này là đạt được "cân bằng lực lượng" với Hoa Kỳ.

btt1

Ảnh của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp, ngày 16/09/2017, với lời chú : lãnh đạo Kim Jong-un xem bắn thử tên lửa Hwasong-12. Reuters không có phương tiện để thẩm định tính xác thực của bức ảnh. KCNA via Reuters

Hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA trích lời của ông Kim Jong-un nói thêm rằng vụ bắn thử tên lửa Hwasong-12 hôm qua qua không phận Nhật Bản đã là một thành công, giúp nâng cao "khả năng hạt nhân quân sự" của nước này.

Đối với chuyên gia David Wright, hội Union of Concerned Scientists, được AFP trích dẫn hôm nay, Bắc Triều Tiên đã chứng tỏ là họ có thể bắn tên lửa đến đảo Guam (nơi có những cơ sở quân sự chiến lược của Mỹ), tuy rằng hiện chưa ai biết tên lửa đó mang đầu đạn cỡ nào và có độ chính xác bao nhiêu.

Theo nhà phân tích Yang Uk, thuộc Diễn đàn Quốc phòng và An ninh Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên sẽ không thể nào đạt "cân bằng lực lượng hạt nhân" với Hoa Kỳ, nhưng ông nhấn mạnh là Bình Nhưỡng đã đạt tiến bộ nhanh chóng về chương trình hạt nhân.

Như vậy là lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã bất chấp tuyên bố của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sau cuộc họp kín hôm qua, "cực lực lên án" vụ Bình Nhưỡng bắn tên lửa hôm qua, yêu cầu nước này chấm dứt ngay lập tức những hành động khiêu khích như vậy.

Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :

"Chỉ trong chưa đầy một giờ đồng hồ, các thành viên Hội Đồng Bảo An đã đạt được đồng thuận về một tuyên bố nhất trí lên án vụ bắn thử hỏa tiễn mới nhất của Bắc Triều Tiên mà Hội Đồng Bảo An đánh giá là "khiêu khích nghiêm trọng".

Một lần nữa, Hội Đồng Bảo An kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng ngay lập tức các hành động gây phẫn nộ này. Tuy nhiên, theo đại sứ Ethiopia, đảm nhiệm chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An trong tháng 9, thì hiện tại không đặt ra vấn đề đe dọa, trừng phạt thêm. Ông nói :

"Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh đến việc là toàn bộ các quốc gia thành viên phải thi hành đầy đủ và ngay lập tức các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Bắc Triều Tiên. Đồng thời Hội Đồng Bảo An khẩn thiết nhấn mạnh là Bình Nhưỡng cần ngay lập tức thể hiện thiện chí hướng đến từ bỏ vũ khí hạt nhân".

Áp lực đòi thương lượng trực tiếp

Về phần mình, đại sứ Nga Vassily Nebienzia – sau cuộc họp này – lên án xu hướng ngày càng đi vào bế tắc. Đại sứ Nga kêu gọi tạo ra một động lực mới, thông qua các thương lượng trực tiếp : "Cứ một nghị quyết được đưa ra, lại một khiêu khích, rồi lại một nghị quyết, một khiêu khích mới. Nhiều người cho rằng đến một lúc nào đó cũng cần phải thay đổi cách nghĩ".

Vấn đề Bắc Triều Tiên sẽ là chủ đề trung tâm của cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, sẽ khai mạc ngày thứ Ba tuần tới. Ngày thứ Năm, tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc hội kiến với hai thủ tướng Nhật Bản và Hàn Quốc.

Áp lực thương lượng trực tiếp với Bình Nhưỡng đang ngày càng trở nên mạnh mẽ, kể cả từ phía các đồng minh của Hoa Kỳ, như Pháp".

Trước cuộc thảo luận dự kiến với lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản về hồ sơ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã một lần nữa cảnh cáo Bình Nhưỡng là Hoa Kỳ có nhiều phương án quân sự "mạnh mẽ" để đáp lại thái độ của Bắc Triều Tiên "xem thường" các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, hôm qua, hai tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Nga Vladimir Putin đã kêu gọi mở các cuộc "thương lượng trực tiếp" với Bắc Triều Tiên, nhấn mạnh là chỉ nên dùng các phương tiện ngoại giao và chính trị để giải quyết tình hình "cực kỳ phức tạp" này.

RFI tiếng Việt

******************

Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, dù không muốn chế độ này sụp đổ (RFI, 15/09/2017)

Ngay cả trước khi Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa đạn đạo ngang qua Nhật Bản Bắc Kinh đã tỏ thái độ cứng rắn hơn với đồng minh Bình Nhưỡng. Theo báo chí quốc tế, các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã được lệnh ngưng mở tài khoản mới cho các cá nhân và công ty, tổ chức Bắc Triều Tiên. Biện pháp này như vậy là mạnh hơn cả các biện pháp trừng phạt mà Hội Đồng Bảo An vừa thông qua sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Bình Nhưỡng.

btt2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mất kiên nhẫn với Kim Jong-un ? Ảnh minh họa. Reuters/Jason Lee

Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn cố không để cho chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ hay nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, gây ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn qua biên giới Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh vẫn là kêu gọi các bên trở lại bàn đàm phán, kêu gọi Hoa Kỳ và Hàn Quốc ngưng các cuộc tập trận chung để có thể thuyết phục Bắc Triều Tiên ngưng thử hạt nhân và tên lửa.

Nhưng việc Bình Nhưỡng liên tiếp thử nghiệm vũ khí, lại đúng vào lúc sắp diễn ra những sự kiện lớn ở Trung Quốc, chẳng hạn như là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017 khiến Bắc Kinh càng khó xử với đồng minh bất trị này. Trong khi đó thì Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên Trung Quốc cả trên vấn đề Bắc Triều Tiên lẫn thương mại.

Trong một bài viết đăng ngày 15/09/2017, trang mạng Quartz cho biết là, trước thái độ khiêu khích quốc tế của Bình Nhưỡng, trong giới học giả Trung Quốc ngày càng có nhiều người yêu cầu Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên, nhất là vì vụ thử hạt nhân mới đây khiến Bắc Kinh quan ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ở vùng biên giới giữa hai nước. Họ kêu gọi Trung Quốc phải thi hành những biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn với Bình Nhưỡng, chẳng hạn như cấm các ngân hàng Trung Quốc làm ăn với các công ty Bắc Triều Tiên.

Chính chủ tịch Tập Cận Bình là người trực tiếp đề ra chính sách về Bắc Triều Tiên. Việc Trung Quốc bỏ phiếu thuận cho các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc và lệnh cấm các ngân hàng mở tài khoản mới cho người Bắc Triều Tiên cho thấy là lãnh đạo họ Tập dường như nay đã hết kiên nhẫn với Kim Jong-un.

Hơn nữa, đối với chính quyền Donald Trump, Bắc Triều Tiên và mậu dịch song phương là hai vấn đề gắn liền nhau. Khi bỏ phiếu thuận cho các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng, Bắc Kinh hy vọng sẽ giải tỏa được áp lực của Hoa Kỳ trên vấn đề trao đổi thương mại, mà Trung Quốc vẫn bị cáo buộc là có những lạm dụng.

Như lời giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Lĩnh Nam, Hồng Kông, Bắc Kinh muốn "dạy cho Bắc Triều Tiên một bài học, nhưng không nặng đến mức làm sụp đổ chế độ này". Một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh, cũng cho rằng Trung Quốc muốn Bắc Triều Tiên ăn đòn đau, nhưng đồng thời vẫn mở ngỏ cho Bình Nhưỡng trở lại bàn thương lượng.

Nhưng theo ông, đây là một chính sách đầy rủi ro, bởi vì nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục có những hành động khiêu khích quốc tế, Bắc Kinh sẽ lâm vào thế kẹt. Hoa Kỳ lại còn có lý do để buộc Trung Quốc phải chấp nhận một lệnh cấm vận dầu hỏa "toàn diện và ngay lập tức", một biện pháp có thể đe dọa đến sự sống còn của chế độ Bình Nhưỡng.

Thanh Phương

*********************

Quốc tế lên án Bắc Triều Tiên về vụ thử tên lửa (RFI, 15/09/2017)

Họp báo sáng ngày 15/09/2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh (Hua Chungying) tuyên bố Bắc Kinh "phản đối Bắc Triều Tiên vi phạm nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo".

btt3

Quốc tế khó xử vì lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa. KCNA via Reuters

Trung Quốc hứa sẽ "thi hành đầy đủ và nghiêm túc các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc". Nhưng đồng thời kêu gọi "các bên liên quan tỏ thái độ kềm chế". Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài RFI Heike Schmidt cho biết thêm :

"Vào lúc 6 giờ 53, giờ địa phương, Tân Hoa Xã thông báo ngắn gọn Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa về hướng Tây. Tuy nhiên, vụ thử ngày hôm nay minh chứng cho điều mà Bắc Kinh vẫn nhắc đi nhắc lại : Kim Jong-un sẽ không để cho cộng đồng quốc tế bắt nạt.

Thậm chí, một số các chuyên gia ở Bắc Kinh còn cho rằng, trong thế cô lập và bị dồn vào chân tường, lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể đe dọa cả đồng minh truyền thống là Trung Quốc. Họ tin rằng Kim Jong-un phát triển vũ khí hạt nhân bằng mọi giá, bởi ông tin chắc đó là lá bùa hộ mạng. Trung Quốc nhìn nhận không thể ngăn cản được cuộc chạy đua vũ trang điên rồ của nước láng giềng.

Không chắc là Bắc Kinh hài lòng trước lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson, đòi cả Trung Quốc lẫn Nga cùng trực tiếp gia tăng láp lực với chế độ Bình Nhưỡng. Đến nay, Bắc Kinh luôn từ chối mọi quyết định đơn phương trên hồ sơ vào Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cho rằng mọi biện pháp phải được thông qua trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc.

Bắc Kinh mong mỏi trên hết giải quyết tranh chấp bằng đối thoại. Ít ra là cho tới thời điểm này, Trung Quốc không chấp nhận ban hành lệnh cấm vận dầu hỏa một cách toàn diện, tránh để xảy ra kịch bản chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ. Đó là điều chẳng có lợi gì cho Trung Quốc".

Hàn Quốc tập trận tấn công cơ sở phóng tên lửa Bắc Hàn

Hàn Quốc đã có phản ứng ngay lập tức. Seoul thông báo tập trận bắn đạn thật và thử hỏa tiễn hướng ra biển. Theo hãng tin Mỹ NBC, mục tiêu của các đợt thao diễn sáng nay 15/09/2017 là cơ sở phóng tên lửa ở miền Bắc.

Quân đội được lệnh sẵn sàng chuẩn bị đối phó với các thách thức mới, bao gồm vũ khí sinh - hóa học và vũ khí xung điện từ.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, vốn là người chủ trương để ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng, tuyên bố đối thoại trong hiện tại là "không thể được", và cho rằng gia tăng áp lực là cần thiết, để buộc Bắc Triều Tiên phải ngồi vào bàn thương lượng.

Về phía Tokyo, AFP dẫn lời của chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga, tuyên bố Nhật Bản "sẽ không dung thứ các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" của Bắc Triều Tiên, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp với Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các nước liên quan để khẩn trương có các biện pháp tương thích. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, mục tiêu của các vụ bắn thử tên lửa Bắc Triều Tiên chính là đảo Guam của Mỹ.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc và Nga gia tăng áp lực với Kim Jong-un

Về phía nước Mỹ, ngoại trưởng Rex Tillerson ra thông cáo hối thúc các lãnh đạo Trung Quốc và Nga gia tăng áp lực đối với chế độ Bình Nhưỡng. Thông cáo nhấn mạnh Trung Quốc là quốc gia cung cấp dầu mỏ cho Bắc Triều Tiên và Nga là nơi sử dụng nhiều nhất "lao động Bắc Triều Tiên bị cưỡng bức". Ngoại trưởng Mỹ đồng thời kêu gọi mỗi quốc gia có những sáng kiến mới để gây sức ép.

Tổng thư ký khối NATO, Jens Stoltenberg, gọi chế độ Bắc Triều Tiên là "một mối đe dọa lớn đối với hòa binh và an ninh quốc tế" và yêu cầu một "phản ứng toàn cầu". Về phần mình, bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly khẳng định hỏa tiễn Bắc Triều Tiên có thể đe dọa trực tiếp Châu Âu và vụ bắn tên lửa nói trên là một hành động thách thức an ninh quốc tế.

RFI tiếng Việt

*******************

Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa ngang qua Nhật Bản (RFI, 15/09/2017)

Đáp lại các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, ngày 15/09/2017, Bắc Triều Tiên lại bắn tên lửa đạn đạo ngang qua Nhật Bản, với một khoảng cách được cho là xa chưa từng có. Căng thẳng trong khu vực càng gia tăng. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lại họp khẩn cấp ngay chiều nay.

btt4

Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đao ngang qua không phận Nhật Bản. Ngày 15/09/2017. Reuters

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :

"Tên lửa của Bắc Triều Tiên được phóng đi từ bãi bắn nằm gần sân bay Bình Nhưỡng, bay ngang qua không phận đảo Hokaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống vùng biển Bắc Thái Bình Dương. Theo phía Hàn Quốc, tên lửa đã đạt độ cao 770 km và trên hành trình dài 3.700 km.

Vụ bắn tên lửa có lẽ đã thành công và đây là một thành công đáng kể : lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên được bắn xa như thế. Hai tên lửa liên lục địa được thử nghiệm vào tháng 7/2017 đã được bắn lên rất cao, nhưng không đi được xa.

Vụ bắn tên lửa diễn ra chỉ 4 ngày sau khi Hội Đồng Bảo An ban hành các biện pháp trừng phạt rất nặng nề nhắm vào nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Chắc là Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ cho thấy là không dễ để bị bắt nạt.

Nhưng vụ bắn thử này cũng nhằm mục tiêu kỹ thuật, vì nó giúp cho các kỹ sư Bắc Triều Tiên tiếp tục thu thập những thông tin để nâng cao trình độ công nghệ tên lửa đạn đạo. Trước những áp lực ngày càng tăng, chế độ Bình Nhưỡng muốn nhanh chóng chế tạo được một tên lửa đạn đạo có thể sử dụng được ngay".

Theo Bộ Tư Lệnh các Chiến Dịch Quân Sự Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM), tên lửa được Bắc Triều Tiên bắn hôm nay là một tên lửa đạn đạo tầm trung và chưa phải là mối đe dọa đối với lãnh thổ lục địa Hoa Kỳ hay đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo thông báo của Ethiopia, quốc gia hiện nắm chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cơ chế này sẽ họp khẩn cấp vào chiều nay 15/09/2017 sau vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên. Theo một nhà ngoại giao, đây sẽ là một phiên họp kín.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Bangladesh tố cáo Miến Điện xâm phạm không phận (RFI, 16/09/2017)

Trong bối cảnh gần 400.000 người Rohingya chạy trốn bạo động ở Miến Điện tràn sang Bangladesh trong ba tuần qua, ngày 16/09/2017, Dhaka tố cáo máy bay Miến Điện "liên tục xâm phạm" không phận Bangladesh. Hành vi "khiêu khích" đó có nguy cơ dẫn tới những "hậu quả khó lường".

rohingya1

Tại một vùng biên giới, nơi người Rohingya Miến Điện chạy sang Bangladesh lánh nạn. Ảnh chụp ngày 15/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo hãng tin Reuters, chính quyền Bangladesh đã triệu đại sứ Miến Điện tại Dhaka lên để phản đối vụ máy bay không người lái và trực thăng của quân đội Miến Điện liên tục bay ngang bầu trời Bangladesh trong những ngày 10, 12 và 14/09/2017. Trong thông cáo chính thức ngày 15/09, Bộ Ngoại giao Bangladesh "bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành vi khiêu khích đó và yêu cầu Miến Điện chấm dứt ngay lập tức các hành vi xâm phạm chủ quyền" của Bangladesh.

Được hãng tin Anh Reuters liên lạc vào sáng 16/09/2017, phát ngôn viên của chính quyền Miến Điện, Zaw Htay, cho biết sẽ kiểm chứng thông tin về những cáo buộc đó. Quan chức này nói thêm : "Vào thời điểm này, Miến Điện và Bangladesh phải đối mặt với cùng một cuộc khủng hoảng (...). Cả hai cần hợp tác trong sự thấu hiểu lẫn nhau".

Naypyitaw từ chối để một quan chức Mỹ đến quan sát tình hình

Trước những cáo buộc về một cuộc "thanh lọc chủng tộc" mới, nhắm vào người Rohingya, theo đạo Hồi tại Miến Điện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Patrick Murphy đề nghị đến thị sát tình hình tại các bang Arakan và Rakhine, miền Tây Miến Điện.

Ngày 15/09/2017, chính quyền Miến Điện chính thức từ chối để cho quan chức Mỹ đến khu vực đang xảy ra xung đột. Tuy nhiên, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ được mời đến thủ đô Naypyitaw hội kiến với các lãnh đạo Miến Điện và dự buổi phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước toàn dân vào Thứ Ba tuần sau, ngày 19/09/2017.

Tuần hành tại Paris vì người Rohingya

Theo ban tổ chức có từ 600 đến 700 người dân Paris chiều ngày 16/09/2017 tập hợp trước quảng trưởng Trocadero, đòi quân đội Miến Điện chấm dứt bạo hành nhắm vào người Rohingya. Phóng viên của hãng tin AFP trông thấy biểu ngữ kêu gọi "Stop killing muslims in Burma – ngưng sát hại người Hồi giáo tại Miến Điện", hay kêu gọi bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa Bình 1991 lên tiếng, tránh để bị cáo buộc là "Giải Nobel của một vụ thảm sát và hận thù". Trong số đoàn người biểu tình, có nhiều người Rohingya. Cuộc tuần hành chiều nay do hiệp hội Info Birmanie và HAMEB (Halte au massacre en Birmanie) cùng chủ xướng.

Thanh Hà

*****************

Ân Xá Quốc Tế cáo buộc quân đội Miến Điện sát hại người Rohingya (RFI, 15/09/2017)

Căn cứ trên hình ảnh vệ tinh, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International ngày 15/09/2017 tố cáo quân đội Miến Điện "đốt sạch, phá sạch" nhiều ngôi làng của người Rohingya theo đạo Hồi, bang Rakhine.

rohingya2

Thuyền nhân Rohingya tại Shar Porir Dwip, Bangladesh. Ảnh ngày 14/09/2017. Reuters

Theo Ân Xá Quốc Tế, "hơn 80 địa điểm cư trú của người Rohingya đã bị đốt cháy kể từ ngày 25/08/2017, trong khuôn khổ của một kế hoạch đã được tính toán từ trước". Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Nina Walsh, một đại diện của Amnesty International cho biết cụ thể :

"Quân đội bao vây nhiều ngôi làng, xả súng bắn vào những người muốn chạy trốn trong một sự hoảng loạn hoàn toàn. Kế tới, lính xông vào từng nhà, cướp của, trước khi phóng hỏa, thiêu hủy những ngôi nhà đó. Điều đáng quan ngại hơn cả là dường như quân đội Miến Điện cố tình nhắm vào cộng đồng người Rohingya. Kế hoạch này đã có sẵn từ trước, bởi vì trong rất nhiều các trường hợp, trưởng làng khi nhận được thông tin, tập hợp dân làng để thông báo là quân đội vào làng, đốt nhà của dân cư.

Ngoài ra, qua ảnh vệ tinh chúng tôi cũng phát hiện là chỉ có những khu nhà ở của người Rohingya bị tàn phá, còn những khu vực người Miến Điện cư ngụ thì vẫn bình yên. Chúng tôi ghi nhận 86 vụ đốt phá nhà ở của người Rohingya kể từ ngày 25/08/2017, nhưng trên thực tế, con số này còn cao hơn nhiều.

Do bị mây che khuất, qua ảnh vệ tinh không thể phát hiện được tất cả các đám cháy. Đừng quên là tại Miến Điện hiện đang là mùa mưa và ảnh vệ tinh không nhận diện được các đám cháy quá nhỏ. Có khả năng là có những ngôi làng đã hoàn toàn bị tiêu hủy, đốt phá, nhưng chúng ta không phát hiện được tất cả".

Nghị Viện Châu Âu hôm qua đã ra nghị quyết yêu cầu chính quyền Miến Điện "ngừng ngay lập tức" các hành động đàn áp và đe dọa tước giải thưởng nhân quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Còn ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong chuyến công du Anh, tuyên bố : Việc quân đội Miến Điện truy bức người Rohingya hiện nay là "không thể chấp nhận được".

Trả lời AFP, thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell, từng là bạn và đồng minh lâu năm của bà Suu Kyi, cho biết là nhà lãnh đạo Miến Điện đã đồng ý kêu gọi quốc tế "trợ giúp nhân đạo trực tiếp và gia tăng cho khu vực này, đặc biệt thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Bắc Kinh phản đối Nhật đầu tư vào Đông Bắc Ấn Độ (RFI, 16/09/2017)

Hôm 15/09/2017, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Nhật Bản có các kế hoạch gia tăng đầu tư vào các bang ở miền Đông Bắc Ấn Độ, vì cho rằng đây là những vùng đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và New Delhi.

annhat1

Biên phòng Ấn Độ canh gác cửa khẩu Bumla, biên giới Ấn-Trung, bang Arunachal Pradesh. Ảnh chụp ngày 21/10/2012. ©AFP PHOTO/ BIJU BORO

Sau cuộc họp thượng đỉnh tại Gujarat cách đây hai ngày, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung về việc đẩy mạnh đầu tư của Nhật Bản vào miền Đông Bắc Ấn Độ. Ông Abe đã đến thăm Ấn Độ trong hai ngày 13 và 14/09, và nhân dịp này đã dự lễ khởi công đường tàu cao tốc đầu tiên ở nước này, công trình do Nhật giúp xây dựng.

Phản ứng về kế hoạch đẩy mạnh đầu tư Nhật Bản vào miền Đông Bắc Ấn Độ, hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) tuyên bố rằng đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa được hoàn toàn xác định. Tuy không nói đến tên của bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định vẫn còn tranh chấp ở các khu vực phía đông đường biên giới Ấn-Trung.

Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định là Bắc Kinh và New Delhi đang thương lượng để tìm ra một giải pháp "hợp lý và công bằng", có thể được cả hai bên chấp nhận. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu là "các bên thứ ba", ám chỉ Nhật Bản, không được can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp này.

Thanh Phương

********************

Ấn-Nhật gia tăng hợp tác an ninh - quốc phòng (RFI, 15/09/2017)

Hôm 14/09/2017, trong ngày cuối cùng của chuyến công du Ấn Độ, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết một bản tuyên bố chung, nhằm siết chặt hợp tác nhiều mặt, trong đó đặc biệt là thúc đẩy các quan hệ an ninh, quốc phòng.

annhat2

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi nói chuyện trong chuyến viếng thăm thảo am của cố lãnh tụ Ấn Độ Gandhi, ở Ahmedabad, 13/09/2017. Reuters/Amit Dave

Báo chí Ấn Độ cho biết, trong bản tuyên bố chung, vấn đề tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng được đặt lên vị trí số một. Lãnh đạo hai nước chủ trương thúc đẩy nhiều hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, tuần duyên, tác chiến trên biển, bao gồm tàu chống ngầm.

Việc chuẩn bị chuyển giao thủy phi cơ tuần tra US-2 của Nhật Bản cho Ấn Độ là một biểu tượng của quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này. New Delhi và Tokyo cũng dự kiến thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ lưỡng dụng, dân sự-quân sự.

Tuyên bố song phương Ấn - Nhật có mục tiêu chính là nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ hòa bình tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pacific region), trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng, trong đó ASEAN được coi là đối tác hàng đầu.

Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (bao gồm vùng biển nhiệt đới tây và trung Thái Bình Dương, vùng biển bắc Ấn Độ Dương, và các vùng biển khác nối liền hai vùng biển nói trên) trở thành trọng tâm trong hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong vài năm trở lại đây. Hợp tác tại khu vực này là trọng tâm trong hai "Chiến lược Hướng Đông" của New Delhi và "chiến lược vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do" của Tokyo.

Hành Lang Tăng Trưởng Á-Phi (Asia-Africa Growth Corridor), mà Nhật Bản và Ấn Độ khởi sự từ đầu mùa hè năm nay, được coi là một trong các phương tiện để đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt với dự án Một Vành Đai, Một Con Đường (OBOR), mà Bắc Kinh đang cổ vũ.

Cuộc thượng đỉnh thường niên Ấn-Nhật năm nay diễn ra chỉ ít ngày sau cuộc đối đầu quân sự kéo dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại vùng ngã ba biên giới Doklam, tạm lắng hồi cuối tháng 8.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Thế giới còn có hy vọng chặn được Kim Jong-un ?

Dù xuất bản trước khi Bình Nhưỡng phóng thêm một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung bay ngang qua lãnh thổ Nhật Bản hôm thứ Sáu 15/09/2017, các tuần báo Pháp vẫn dành nhiều giấy mực để bàn luận về hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trang nhất Le Point đăng ảnh Kim Jong-un đang tươi cười với dòng tựa "Người đang bắt chẹt cả thế giới". Cũng dành trang nhất cho lãnh tụ Bình Nhưỡng, nhưng là một bức chân dung giận dữ, thở ra những cụm khói hỏa tiễn, Le Courrier International đặt câu hỏi : "Ai có thể chận được Kim Jong-un ?"

jong1

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sau khi phóng thành công của hỏa tiễn Hwasong-12. Ảnh của KCNA ngày 16/09/2017. KCNA via Reuters

Thế giới từng tránh được chiến tranh nguyên tử trong đường tơ kẽ tóc

Hồ sơ của Le Point điểm qua năm cuộc khủng hoảng hạt nhân đã từng làm cả thế giới hoảng sợ, mà nổi tiếng nhất là vụ hỏa tiễn Cuba năm 1962. Ngày 28/10/1962, chiếc tàu ngầm B-130 của Liên Xô chạy bằng điện và diesel phải trồi lên mặt nước để sạc bình điện, trong lúc bốn chiến hạm chống ngư lôi của Mỹ đang trấn ở đường ranh phong tỏa Cuba.

Cuộc khủng hoảng đã ở vào ngày thứ 14, từ khi Washington phát hiện các địa điểm đặt tên lửa của Cuba, nhờ một máy bay do thám. Chỉ huy trưởng Choumkov được lệnh từ Moskva sẵn sàng hành động. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm. Cùng ngày, CIA loan báo 24 hỏa tiễn ở Cuba đang hướng về Florida. Trong chiếc tàu ngầm B-130, nhiệt độ thay đổi từ 37 lên 57°C : hệ thống máy lạnh bị hư. Choumkov quyết định cho một ngư lôi vào bệ phóng, nhưng viên hạ sĩ quan phụ trách lắp đặt "vũ khí đặc biệt" bị ngất xỉu.

Từ khi hồ sơ lưu trữ của Nga được giải mật vào năm 2001, cộng với lời chứng của các thủy thủ, người ta mới biết rằng đó là một ngư lôi mang đầu đạn nguyên tử, và chiếc B-130 thuộc về một đội tàu ngầm nguyên tử cùng với ba chiếc khác. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ 30 tàu hàng, trong đó có 4 chiếc mang theo tên lửa hạt nhân chở đến cho Cuba.

Bị truy đuổi, một tàu ngầm khác của Nga là B-59 phải nổi lên rồi nhanh chóng lặn xuống. Chỉ huy trưởng Savitski, đã kiệt sức và không liên lạc được với Moskva, cũng ra lệnh chuẩn bị phóng một ngư lôi nguyên tử. Ông ta hét lên : "Chúng ta sẽ khai hỏa, sẽ chết hết, nhưng tất cả cũng sẽ chết theo". Vài sĩ quan, trong đó có Vassili Arkhipov từng phục vụ trên chiếc K-19 mà lò phản ứng hạt nhân đã bị rò rỉ năm trước đó, can ngăn Savitski, tránh được một cuộc chiến tranh nguyên tử thấy rõ. Hôm sau, Khrouchtchev ra lệnh rút lui các tàu ngầm và tàu vận tải, loan báo sẽ tháo dỡ các thiết bị ở Cuba, đổi lấy lời hứa của Mỹ sẽ không xâm lăng đảo quốc.

Việt Nam cũng suýt phải lãnh bom nguyên tử

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã làm quên đi nhiều vụ trước đó, mà việc sử dụng loại vũ khí hủy diệt đã được nêu ra. Người Mỹ đã đề cập đến trong chiến tranh Triều Tiên 1950 rồi 1953, để chống lại Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Khi thất bại thấy rõ trong trận Điện Biên Phủ, Pháp đã đề nghị đồng minh Mỹ sử dụng để tấn công Việt Minh, nhưng không được chấp nhận. Năm 1956, khi Pháp và Anh đổ bộ xuống kinh đào Suez của Ai Cập, đến lượt đồng minh Liên Xô của ông Nasser đe dọa : Moskva sở hữu bom H từ năm 1953.

Năm 1958, để cứu các đảo Kim Môn (Quemoy) và Mã Tổ (Matsu) bị Trung Hoa cộng sản dội bom, người Mỹ đưa vũ khí nguyên tử đến hỗ trợ Đài Loan, khiến Mao Trạch Đông đành phải nhượng bộ. Đến năm 1969, cuộc xung đột Nga-Trung xung quanh dòng sông Oussouri (Ô Tô Lý Giang, theo tiếng Hoa) và ở biên giới Tân Cương khiến Moskva gợi ý cho Mỹ "tiên hạ thủ vi cường", đánh vào các cơ sở hạt nhân Trung Quốc. Nixon không đồng ý và báo cho Bắc Kinh. Cuộc khủng hoảng dừng lại ở đó, trong một thế giới mà sau sự cố làm dựng tóc gáy ở Cuba, ai nấy đều hiểu rằng nguyên tử là bảo đảm tốt nhất để hạ nhiệt.

Kim Jong-un và giấc mơ trị vì bán đảo Triều Tiên

Thế nhưng vì sao người nối dõi của họ nhà Kim chỉ trong 6 năm qua đã cho thử hỏa tiễn đạn đạo và nguyên tử còn nhiều hơn người cha Kim Jong-il trong suốt 17 năm trị vì ? Thử đặt mình vào vị trí của Kim Jong-un, thông tín viên Sébastien Falletti của Le Point cho rằng, ngoài mục đích tự vệ, nhà độc tài trẻ tuổi còn mơ được ngự trị trên toàn bán đảo Triều Tiên.

"Thống chế" 34 tuổi áp dụng triệt để những gì đã tuyên bố trong bài diễn văn vào ngày 1 tháng Giêng năm nay : thêm nhiều hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) và tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Thậm chí Kim Jong-un còn chơi sang hơn : tặng ngay một quả ICBM vào đúng ngày Quốc khánh Hoa Kỳ. Quả bom H được thử vào ngày 3/9, gây ra một trận động đất 6,3 độ Richter là món quà khác cho Washington trong dịp lễ Lao động Mỹ, đồng thời là cái tát cho Tập Cận Bình vào đúng thời điểm hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Cheong Seong Chang, chuyên gia của Viện Sejong ở Seoul nhận định : "Từ nay ông ta đã có quả bom, giờ chỉ còn việc nắm được công nghệ đạn đạo, và muốn vậy cần phải thử ICBM ít nhất hai, ba lần nữa". Trở ngại lớn nhất là giai đoạn chạm vào khí quyển, khi đầu đạn phải chịu đựng sức nóng 7.000°C và bị rung chuyển dữ dội.

Ván bài tẩy giữa Donald Trump và Kim Jong-un

Nhưng các chi tiết kỹ thuật không quan trọng mấy nữa. Kim Jong-un đã vượt được thách thức chính trị. Theo Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, Jong-un đã củng cố được tính chính danh của chế độ, đóng vai người bảo vệ đất nước. Bom nguyên tử được coi là "bản sắc", ghi vào Hiến pháp 2012. Kim Jong-un còn dành cho các kỹ sư một ưu tiên hiếm hoi trong chế độ toàn trị này, đó là quyền được thất bại ! Nếu trước đây Kim Jong-il giận dữ khi không đạt mục tiêu, thì người thừa kế lại khuyến khích thử nghiệm dù không thành công, miễn là thu thập được những dữ liệu cần thiết.

Mùa Xuân Ả Rập và cái chết bi thảm của Kadhafi - lãnh đạo Libya đã chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt - được Jong-un coi là bài học, và càng muốn sau này được yên nghỉ trong quan tài kính đặt tại lăng Kumsusan như cha ông. Cheong Seong Chang cho rằng mục tiêu tối hậu của Jong-un là chinh phục để thống nhất Triều Tiên.

Chuyên gia này phân tích : "Ông ta không muốn chiến tranh với Mỹ vì không có cửa thắng, nhưng với bom nguyên tử, nhà độc tài hy vọng sẽ khiến Washington không thể can thiệp trong trường hợp hai nước Triều Tiên xung đột. Kim Jong-un biết rằng Hoa Kỳ không dám dùng đến giải pháp quân sự, thế nên cứ việc dấn tới". Một ván bài tẩy nguy hiểm, trước một tổng thống Mỹ khó đoán định.

Một đất nước Triều Tiên, hai chế độ ?

Làm thế nào ra khỏi khủng hoảng ? Ngồi vào bàn đối thoại, hay tìm cách trừ khử Kim Jong-un ? Hồ sơ của Le Courrier International giới thiệu một số giải pháp khác nhau từ Châu Á. Tại Nhật Bản, nhà triết học Tatsuru Uchida đề nghị giải pháp êm dịu "Một đất nước (Triều Tiên), hai chế độ" : thống nhất bán đảo Triều Tiên và thành lập một liên bang.

Ông Uchida lý luận, nếu xảy ra chiến tranh Mỹ-Triều, Hoa Kỳ có thể phóng các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa sang Bắc Triều Tiên. Nhưng với tầm vóc tấn công nguyên tử như thế, phóng xạ sẽ bay sang cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Liệu Mỹ có dám gánh lấy trách nhiệm đã biến bán đảo Triều Tiên, vùng Primorsky của Nga (mà thủ phủ là Vladivostok) và đông bắc Trung Quốc thành hoang mạc ? Ngay cả bạo chúa Tần Thủy Hoàng và đại đế Napoléon I cũng chẳng dám xóa sổ một đất nước 24 triệu dân trên bản đồ.

Trường hợp một hàng không mẫu hạm Bắc Triều Tiên ngược dòng sông Hudson, bắn hỏa tiễn vào Manhattan, lại là chuyện khác. Cuộc xung đột có thể chỉ giới hạn ở việc tập trung không kích vào các nhà máy nguyên tử Bắc Triều Tiên, không gây thiệt hại lớn cho dân chúng. Nhưng dù các cơ sở hạ tầng thiết yếu, bệnh viện không bị hư hại, nhưng chính quyền nào sẽ quản lý ? Người Mỹ đã từng lật đổ các chế độ độc tài ở Afghanistan, Libya, Iraq, lập nên các chính quyền dân chủ, nhưng chưa bao giờ đạt được mục tiêu. Nhật Bản là thành công duy nhất, cách đây đã 72 năm. Có lẽ nên giao cho người Bắc Triều Tiên điều hành đất nước họ, nhưng có một giải pháp nhẹ nhàng hơn : "Một đất nước, hai chế độ" theo kiểu Hồng Kông.

Kịch bản này từng được Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đề nghị với đồng nhiệm Hàn Quốc Chun Doo Hwan năm 1980. Được đặt tên là "Cộng hòa Dân chủ Liên bang Koryo" (tức Cao Ly, tên cổ của vương quốc thế kỷ 10-14, nay là bán đảo Triều Tiên), quốc gia mới sẽ là liên bang gồm hai Nhà nước, mỗi bên giữ nguyên chế độ chính trị. Dự định không thành, vì miền Bắc đòi hỏi rút hết quân Mỹ đang đóng tại miền Nam. Đến năm 2000, Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) lại đưa ra với tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Đối với Kim Jong-un (Kim Chính Ân), giải pháp này có lẽ cũng không tệ, nếu được thoải mái ngự trị trong "vương quốc", khỏi bị stress trước nguy cơ nổi dậy, đảo chính.

Hiểm họa tiềm tàng khi Bình Nhưỡng sụp đổ

Vấn đề gây lo ngại lâu nay vẫn là tình trạng hỗn loạn một khi Bình Nhưỡng sụp đổ, sẽ có hàng chục, hàng trăm ngàn người chạy sang các nước láng giềng tị nạn. Không chỉ người tị nạn, mà còn những mối nguy hiểm lớn hơn rình rập. Bắc Triều Tiên sở hữu một lượng lớn vũ khí, ma túy và đô la giả. "Dirty business" vốn là chính sách nhà nước, giá bán những "sản phẩm" này trên thế giới rất cao. Chế độ bị sụp, các lực lượng khác nhau sẽ tranh giành lợi ích. Kịch bản tệ hại nhất là các phe nhóm quân sự trang bị vũ khí hiện đại sẽ đi đánh thuê cho Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ. Hoặc các giới chức điều hành loại kinh doanh bẩn này sẽ phục vụ cho mafia quốc tế.

Theo một số ước tính, bộ binh Bắc Triều Tiên có khoảng 1,02 triệu lính, hải quân 60.000 và không quân 110.000 ; cộng thêm 4,7 triệu quân dự bị, 3,5 triệu Hồng vệ binh công nông, 190.000 công an. Nói cách khác, khoảng 10 triệu/24 triệu dân được huấn luyện để giết người. Cần nhắc lại ở Iraq, do Mỹ giải thể Vệ binh Cộng hòa của Saddam Hussein, các thành viên lực lượng này nay trở thành hạt nhân của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS, Daesh). Nhưng Vệ binh Cộng hòa Iraq chỉ có 70.000 quân, còn 10 triệu lính Bắc Triều Tiên thất nghiệp, liệu có tham gia các lực lượng khủng bố hay không ?

Một con người bắt nạt được cả thế giới

"Hòa hoãn chỉ dẫn đến thất bại". Đó là ý kiến của Vinh Kiếm (Rong Jian), nhà phê bình độc lập Trung Quốc, đăng trên tờ Liên hiệp Tảo báo (Lianhe Zaobao) của Singapore. Ông chỉ trích sự thụ động, tính toán của Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, đã khiến cho tình hình ngày càng trầm trọng thêm.

Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo, nhưng Donald Trump thực dụng kiểu con buôn, lại bị Trung Quốc và Nga thọc gậy bánh xe, còn Hàn Quốc muốn hòa giải. Nhật và Hàn không hề muốn dùng giải pháp quân sự Bình Nhưỡng, và dù có muốn cũng không có phương tiện. Seoul rất sợ một Triều Tiên thống nhất bằng vũ lực, vì điều đó có nghĩa là kinh tế sẽ bị thụt lùi 50 năm ; còn Tokyo bị ràng buộc bởi Hiến pháp chủ hòa.

Tất cả dẫn đến kết luận : cơ chế hòa dịu của quốc tế chỉ tạo nên môi trường thuận lợi cho Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân. Chỉ trong hơn một chục năm, Bắc Triều Tiên đã trở thành mối đe dọa nguyên tử cho tất cả các nước Đông Á. Sự kiện một quốc gia nhỏ bé (đúng ra chỉ là một con người) có thể bắt chẹt các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc, là điều nhục nhã nhất trong lịch sử chính trị quốc tế và nhân loại.

Kịch bản quốc tế tuyên chiến với Bắc Triều Tiên

Thế thì phải làm thế nào bây giờ ? Nếu tiếp tục hòa hoãn, coi như công nhận tính chính danh của chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử ở Đông Á, tức là nói lời vĩnh biệt với hòa bình. Theo tác giả Vinh Kiếm, nay chỉ còn cách năm nước Trung, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn thật sự liên kết lại để đối phó, và thời gian không còn nhiều nữa.

Trước tiên, Liên Hiệp Quốc cần tuyên bố chế độ Bắc Triều Tiên là vô nhân đạo nhất kể từ sau Đức quốc xã, kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết lại. Ba cường quốc Mỹ, Nga, Trung phải tay trong tay để giải quyết dứt điểm hồ sơ này.

Thứ hai, lập tức ra nghị quyết trừng phạt, chấm dứt hẳn mọi quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng, tiến hành cấm vận toàn bộ, đặc biệt là dầu lửa, khoáng sản, ngũ cốc. Tạm ngưng mọi viện trợ nhân đạo, phong tỏa tất cả các kênh tiếp tế.

Thứ ba, cộng đồng quốc tế mà đứng đầu là Hoa Kỳ, với sự đồng ý của Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chiến tranh với Bình Nhưỡng. Các nước liên quan huy động quân đội và triển khai hệ thống lá chắn tên lửa ; Trung, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn đồng thanh công khai lâm chiến, riêng Hàn Quốc cho di tản chiến thuật dân cư. Trước áp lực khủng khiếp về kinh tế lẫn quân sự, Bắc Triều Tiên sẽ phải chọn lựa, hoặc từ bỏ vũ khí hạt nhân, hoặc chấm dứt sự hiện hữu.

Vẫn còn có thể hạ gục Kim Jong-un, nhưng không thể chần chờ

Theo tờ The Wall Street Journal, "Cần phải trừ khử Kim Jong-un thôi !". Một cuộc tấn công quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng, vì Washington còn có thể gây áp lực đồng bộ lên Bình Nhưỡng trên nhiều lãnh vực : ngoại giao, thông tin, quân đội, kinh tế, tài chính, tình báo và luật quốc tế.

Về ngoại giao, Hoa Kỳ có thể tăng mạnh sức ép lên một số nước để buộc cắt đứt hoặc hạn chế mối liên hệ với Bắc Triều Tiên. Tuy chế độ Bình Nhưỡng để cao tự cung tự cấp, nhưng rất cần kết nối với thế giới bên ngoài để thu về ngoại hối, nguyên liệu và công nghệ. Về thông tin, những người đào thoát đã cung cấp không ít. Hoa Kỳ và đồng minh phải nỗ lực thêm để cổ vũ giới tinh hoa bỏ ngũ hay nổi dậy. Về quân sự, triển khai lá chắn tên lửa, vũ khí quy ước và thậm chí vũ khí nguyên tử chiến thuật nhằm răn đe.

Trên lãnh vực kinh tế, Bình Nhưỡng nhờ đến một mạng lưới thương nhân Trung Quốc để né tránh cấm vận và lập ra các đối tác thương mại hợp pháp. Trừng phạt mạng lưới này sẽ làm tổn thương nền kinh tế miền Bắc. Về tài chính, hồi tháng Sáu Washington đã trừng phạt Ngân hàng Đan Đông, nay nên nhắm đến các ngân hàng lớn hơn. Ngành tình báo dưới thời ông George W. Bush đã giúp ngăn chận Bắc Triều Tiên xuất khẩu vũ khí, cần mở rộng đối với các mặt hàng xuất khẩu khác.

Cuối cùng là luật pháp quốc tế. Năm 2014, một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc định đưa vấn đề vi phạm nhân quyền tại các trại cải tạo Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, nhưng Trung Quốc và Nga bênh vực Bình Nhưỡng. Nếu chế độ đã sống sót sau trận đói khủng khiếp trong thập niên 90, thì năm nay, bóng ma nạn đói lại đang đe dọa vì mất mùa ngũ cốc đến 30% ; và người dân Bắc Triều Tiên nay đã biết ít nhiều đến thế giới bên ngoài, sẽ khó chấp nhận.

Tờ báo cho rằng dùng áp lực viện trợ lương thực để làm sụp đổ một chính phủ có vẻ phi đạo đức, nhưng Bắc Triều Tiên là một trường hợp đặc biệt. Viện trợ trong quá khứ là một sai lầm, đã giúp duy trì một trong những chế độ tồi tệ nhất lịch sử. Theo Liên Hiệp Quốc, gần 40% dân số miền Bắc bị suy dinh dưỡng, trong khi chính quyền vẫn đổ những số tiền khổng lồ vào việc chế tạo vũ khí. Vì vậy giải pháp nhân đạo nhất chính là làm kết thúc càng nhanh càng tốt Nhà nước Bắc Triều Tiên.

The Wall Street Journal kết luận, ngoài giải pháp quân sự, Hoa Kỳ và đồng minh chưa bao giờ khai thác tất cả các khả năng khác. Washington vẫn còn có thể đánh gục Kim Jong-un, nhưng tình thế đã gấp gáp lắm rồi.

Thụy My

Published in Quốc tế