Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 11 avril 2020 18:56

Trí khôn của độc tài

Hồi 20/3, công an Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu dân chúng bằng cách cho đồn công an ở đường Zhongnan, nơi đã bắt giữ bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng) sau khi ông lên tiếng cảnh báo những ca bệnh Covis-19 đầu tiên xuất hiện, lên tiếng giải thích.

nham3

Trang blog của bà Phan Phan có đến hơn 3,8 triệu người theo dõi, đã bị đóng sau bài viết cuối vào tháng hai, có đến 380 triệu người xem trên Weibo, 94.000 lời bình và 8.210 trang đăng lại.

Để chứng tỏ là chính quyền Trung ương không làm sai, mà chỉ có cấp dưới, trưởng công an và các công an viên ở đồn Zhongnan đã phải kiểm điểm và xác nhận là đã "ban hành các hướng dẫn không phù hợp". Một làn sóng phẫn nộ và chí trích chính quyền đã lan nhanh, không chỉ ở Trung Quốc mà cả thế giới, sau khi bác sĩ Li Wenliang qua đời do chính căn bệnh mà ông cảnh báo.

Dĩ nhiên, cấp trên của các chế độ độc tài không thể sai. Phía dưới của họ, luôn luôn có những con tốt thí như các công an viên ở đồn Zhongnan.

Nhưng những câu chuyện sai lầm và phản ứng của cả thế giới không xoay chuyển gì được bản chất thật của hệ thống độc tài. Một mặt thì rửa tay với cái chết của bác sĩ Li, một mặt khác công an Trung Quốc phát động chiến dịch trừng phạt tất cả những ai đã viết, đã lên tiếng hay ghi chép trung thực về những gì đã diễn ra trong đại dịch. Nhiều người đã bị cảnh sát đến nhà đưa đi, không thấy trở về.

Ông Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường), một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc sau nhiều bài chỉ trích Tập Cận Bình và khẳng định rằng Bắc Kinh có hẳn một chính sách ngầm về việc tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng, cũng đã bị đưa đi trong thời gian chống dịch tại Vũ Hán. Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Xu Zhangrun (Hứa Chương Nhuận), một người rất nổi tiếng, cũng đã bị cách chức và có thể sẽ bị bắt, sau khi viết bài phê phán cách chống dịch của Trung Quốc. Rất nhiều người khác, ít tên tuổi hơn, đã không còn thấy xuất hiện nữa, theo những cách viện dẫn luật rất mơ hồ.

Người bị tấn công mới nhất là nhà văn Fang Fang (Phan Phan). Bà cho đăng tải nhật ký những ngày bị phong tỏa ở Vũ Hán, và thu hút người xem đến mức độ kinh ngạc. Trang blog của bà, có đến hơn 3,8 triệu người theo dõi, đã bị đóng sau bài viết cuối vào tháng hai, có đến 380 triệu người xem trên Weibo, 94.000 lời bình và 8.210 trang đăng lại. Nhưng ngay sau đó, những bài viết đã được nhà xuất bản Harper Collins mua bản quyền và xuất bản thành sách, in bằng 2 thứ tiếng Anh và Đức, lan tỏa khắp thế giới. Dĩ nhiên, đổi lại, bà Phan Phan bị tấn công, sỉ nhục và bị kêu gọi phải bỏ tù, từ một lực lượng tuyên truyền hạ cấp và rẻ tiền thân chính quyền.

Trong một bài viết của bà, có đoạn – mà vốn dấy lên sự tức giận của giới tuyên giáo – "đã thật sự có bao nhiêu người chết ở Vũ Hán, và không có ai chịu trách nhiệm về sai lầm này. Nhưng mới đây, tôi đọc thấy một nhà văn còn viết rằng "đã hoàn toàn chiến thắng", họ đang nói về chuyện gì vậy ?".

Những điều kể trên, nhắc rằng, trong mọi tình huống, dù đang kêu gọi lòng ái quốc hay vì mục tiêu cao cả nào đó, các nhà cầm quyền độc tài không bao giờ ngừng thi hành các chính sách tấn công vào con người hay mọi ý kiến khác biệt. Đó là một chính sách bất biến, và luôn luôn phát triển các thủ đoạn theo thời gian.

Việt Nam, trong những giai đoạn được gọi là cam go chống lại dịch Covid-19, đã có không ít những vụ bắt bớ liên tục về các tội danh như âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước, mà những nhân vật ra tòa, phần lớn là những người lớn tuổi ở nông thôn, người miền Thượng… mà những công việc của họ, phần lớn là vận động bằng ngôn ngữ cho một tổ chức chính trị nào đó mà họ tin, đang ở Mỹ. Những hoạt động mà nói cho rõ, không bắt hôm nay, lúc nào cũng có thể bắt được theo cách luận tội luôn không cho nói lại của tòa án nhà nước. Đáng nói, là cũng trong giai đoạn đó, chính thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi hoạt động quốc gia đều tạm dừng, chỉ để tập trung chống dịch.

Cũng trong thời gian này, nhà cầm quyền lại cho ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP, một loại luật như lưới phủ trên đầu, dầy thêm sau khi đã có luật an ninh mạng.

nham5

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Đây là nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu điện, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Bên cạnh các chi tiết bình thường về hoạt động dân sự, giao thương… nghị định còn cài đặt một số điều mơ hồ để buộc tội, nhằm trong số điều 99, 100, 101, 102…

Ông Nguyễn Trường Sơn, nhà hoạt động thuộc tổ chức Amnesty International, viết trên trang facebook của mình, về việc ra đời của luật này : "Việc ban hành một nghị định có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do của công dân, và hoạt động của các công ty công nghệ, đáng nhẽ ra cần phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch. Đằng này, có vẻ như chính quyền muốn lợi dụng tình hình dịch bệnh, khi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các ca lây nhiễm, để rồi thừa cơ ban hành nghị định tai hại này".

Điều 99 (3a) của nghị định, có ghi xử phạt về "Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".

Điều 99 (3đ) có ghi, xử phạt về "Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu".

Điều 100 (2b) có ghi, xử phạt về "Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 100 (3a) xử phạt "Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân".

Liên tục những điều luật mơ hồ như vậy, người dân không thể chứng minh, nhưng nhà cầm quyền thì có thể tùy tiện áp đặt, xuất hiện trong các chi tiết của nghị định. Càng về sau, càng mơ hồ, như ở Điều 101 (1h) xử phạt về "Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm". Hoặc như ở Điều 102 (7b) thì xử phạt "Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia ; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng ; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".

Không cần phải để các diễn biến thực tế xuất hiện, người ta có thể hình dung một xã hội truyền thông của Việt Nam tương lai sẽ như thế nào. Và cũng giống như số phận những người nói lên sự thật tại Trung Quốc, giới tuyên truyền tay sai sẽ là những nhóm đấu tố trên các trang mạng, gọi tên, gọi sự việc mà luận điệu quen thuộc sẽ là "theo đòi hỏi của đông đảo quần chúng nhân dân", những nạn nhân của hệ thống điều luật mơ hồ và không có tư pháp độc lập sẽ nối đuôi nhau ra trước vành móng ngựa. Xích từ Trung Quốc nhưng như đang nối dài đến Việt Nam.

Hãy đọc nhiều hơn những câu chuyện Trung Quốc, sẽ thấy, có những điều rất lạ, rồi sẽ thấy trở thành quen.

Và có những điều nhất định không thể quen, vẫn phải chấp nhận, dù rất lạ.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 11/04/2020 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Ít ai biết rằng, vào ngày đầu của tang lễ tại Chùa Từ Hiếu, khi giăng băng-rôn có dòng chữ "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" trước cửa chùa, chỉ ít giờ sau, một nhóm người của nhà nước, bao gồm an ninh, ban tôn giáo… đã đến yêu cầu các thầy phụ trách tang lễ phải tháo xuống. Đó cũng là một cuộc giằng co dai dẳng, vì chữ "Phật giáo thống nhất" luôn là cái gai trong mắt của nhà cầm quyền. Cuối cùng, khi các thầy nhất quyết không hạ, và chỉ nói là "sẽ hạ khi hết tang lễ" thì phía phái đoàn của nhà nước đành ra về, nhưng lại mở ra chuyện rãi đinh dưới các xe có hoa tang đề chữ Phật giáo thống nhất như đã nói ở phần 1 của bài.

quangdo1

Hòa thượng Thích Ngộ Chánh, trong tang lễ của Đức Tăng Thống

Riêng về hòa thương Thích Thanh Phong, trụ trì của chùa Vĩnh Nghiêm - mà có lời đồn đãi rằng ông vốn là người của "ngành", có những đặc quyền riêng khác với một thầy tu bình thường - thì đã có mặt rất sớm ở chùa Từ Hiếu, ngay khi tang lễ vừa dựng nên. Ông Phong xuất hiện với nhóm người của mình, ghi hình, dò xét mọi thứ và cũng công khai đi đến chỗ các nhân viên mật vụ đang theo dõi ở chùa để bàn bạc. Nguồn tin hàng lang cho biết, ông Phong còn là người đề xuất ý kiến với phía an ninh là phải dè chừng chuyện khi hỏa táng, vẫn còn lại những phần xá lợi (tương tự như với hòa thượng Thích Trí Quang), và điều này là "mối nguy tinh thần" về sau. Sự kiện nhóm người xuất hiện cùng hòa thượng Thích Thanh Phong xông vào hậu điện của Đài hóa thân đòi lấy tro cốt, dường như đã lý giải cho điều này.

Hòa thượng Thích Ngộ Chánh lại nói thêm cho biết về chuyện này :

Trải qua 3 ngày, đám tang của hòa thượng Thích Quảng Độ có vẻ như đã diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Những gì được ghi nhận suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa thân tại Đa Phước, Bình Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. "Mưu hèn kế bẩn" - đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đã ở bên cạnh kim quan của hòa thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng vì mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im lặng, hành động im lặng.

- Nhưng rồi, những gì cần nói, vẫn phải nói. Đầu tiên là những chuyện liên quan đến ngày di quan của Đức Tăng Thống đến đài hóa thân. Hòa thượng Thích Ngộ Chánh, chứng nhân trực tiếp của những điều xảy ra, kể lại cho biết.

- Dạ, điều đáng nói nhất là lúc di quan, đưa hòa thượng Thích Quảng Độ về đài hóa thân. Khi bắt đầu đi thì có công an dọn đường cho đoàn xe tang. Đến các ngã ba, ngã tư thì đoàn xe tang luôn được ưu tiên. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi, thì thấy đám tang diễn ra rất thuận lợi. Nhưng trước đó, một số anh em trong gia đình Phật tử xin giấu tên, nói cho biết rằng những chiếc xe hoa và xe tang, chủ yếu là những xe có để băng-rôn tiễn đưa hòa thượng Thích Quảng Độ có ghi chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đều bị thả đinh dưới bánh xe. Do từ đầu mọi người đã tính đến chuyện này, nên các anh em gia đình Phật tử im lặng nhắc nhau kiểm tra và gỡ ra. Đến sáng sớm khi đoàn xe chuẩn bị di chuyển thì anh em vẫn phải kiểm tra một lần nữa, vì nếu không, những xe có băng-rôn đó sẽ bị xẹp bánh dọc đường, không theo đoàn được.

Nhưng chuyện chỉ là khởi đầu. Khi đến đài hóa thân, lúc đang làm lễ tiễn, đột nhiên có ai đó, xưng là người thân của thầy Thích Nguyên Lý, mời thầy ra nói chuyện gấp. Lời yêu cầu này quấy rầy đến mức thầy Thích Nguyên Lý phải bỏ lễ đi ra, để lại cho các thầy khác phụ trách. Nhưng dường như đó là kế nghi binh, tôi nghĩ vậy. Ngay sau đó, khi kim quan được đưa vào nơi thiêu, đã có khoảng 20 người tự xưng là gia đình của hòa thượng Thích Quảng Độ, tự đeo khăn tang trắng, lao vào và đòi sau khi thiêu, sẽ mang tro cốt về Bắc để thờ cúng. Một cuộc giằng co rất dữ dội đã diễn ra. Các quý thầy phụ trách tang lễ đã rất khó khăn để ôn hòa giữ vững lập trường và di nguyện của Đức Tăng Thống là sau khi hỏa táng, sẽ mang về chùa giữ trong 49 ngày, sau đó mang đi thủy táng.

- Nhưng những người "bà con" đó, có ai biết gì về họ hay không ? Và mục đích của họ là gì khi kéo đến vào giờ cuối với ý định cướp tro cốt của Đức Tăng Thống ?

- Dạ, gia đình bà con đó, co khoảng 20 người xưng là bà con có họ và xa, chứ không ai là gần gũi thật sự. Kể cả khi lúc Đức Tăng Thống sinh thời, cũng chẳng thấy họ lai vãng bao giờ. Những người đó vào giờ đợi lấy tro cốt mới xuất hiện, tự đội khăn tang trắng và đòi giành lấy tro cốt mang đi. Sự việc diễn ra rất lâu. Sau khi không tranh luận được với quý thầy phụ trách tang lễ, những người này đột nhiên thay đổi thái độ, yêu cầu phải mang đi thủy táng ngay lập tức trước mắt họ, chứ không được mang về chùa, qua 49 ngày.

Mọi thứ đã giằng co quyết liệt cho đến tận 4g chiều mới kết thúc. Các thầy dứt khoát với quyết tâm thực hiện di nguyện của Đức Tăng Thống như đã bàn tính. Vào lúc đó, các anh em gia đình Phật tử được lệnh tập trung đến, bảo vệ đến cùng tro cốt của Đức Tăng Thống, vì sợ có thể bị cướp đi. Bởi lúc tranh cãi, có những người trong "gia đình" có vẻ như muốn khống chế quý thầy để lấy tro cốt đi. Sự kiện này được ghi nhận trong văn bản của Ban hướng dẫn Gia đình Phật Tử Quảng Đức - Sài Gòn về công đức của các anh em đã tận lực bảo vệ an toàn tro cốt của Đức Tăng Thống về lại Chùa Từ Hiếu.

quangdo2

Những người tự xưng là bà con, muốn giành lấy tro cốt

- Có một vài anh em bên gia đình Phật tử kể lại rằng, sự kiện đó cho thấy những người gọi là "bà con" của Đức Tăng Thống không có vẻ bình thường, như kiểu được sắp đặt. Về phần Thầy, thì có nhận xét gì ?

- Một người xuất gia thì đã dứt bỏ tất cả, đời sống ngày thường đã vậy, khi viên tịch là chấm dứt, không như một người qua đời bình thường. Tôi cũng nói thêm cho anh được rõ, là đối với một người tu hành khi qua đời, thì khăn tang là màu vàng chứ không là màu trắng. Những người "bà con" này không hiểu biết gì về ý nghĩa này là một điều đáng suy nghĩ - có thể họ được tư vấn để hành động - nhưng lại không hiểu sâu về cách thức nên lạc lõng.

Ngoài ra, về sự kiện giành tro cốt, tôi được biết có sự có mặt của hòa thượng Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, trường ban kinh tế trung ương của giáo hội Việt Nam do nhà nước lập ra - tức dân gian hay gọi là Phật giáo quốc doanh - ông ta cũng can thiệp vào chuyện này. Khi thầy Thích Thanh Phong cũng lên tiếng đòi mang tro cốt của Đức Tăng Thống ra, tôi mới thấy làm lạ. Vì ông ta không là gia quyến cũng không liên quan gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cả. Và việc ông ta chen vào tận trong đó thì tôi không rõ được. Tôi xin thưa lại như vậy.

quangdo3

Lễ bái giác linh của Đức Tăng Thống, sau khi đem về từ Đài hóa thân Đa Phước

- Theo sự quan sát của nhiều anh em gia đình Phật Tử, về hòa thượng Thích Thanh Phong, thì có kể lại rằng, không giống với những hòa thượng khác cũng từ giới Phật giáo quốc doanh đến viếng, dù khác biệt chỗ đứng nhưng trân trọng với tâm tang rồi về, mà hòa thượng Thích Thanh Phong rất công khai hành động theo mục đích rất riêng ?

- Dạ, chuyện này thì tôi có biết rõ. Và tôi còn biết là thầy Thanh Phong đến, mang theo cả người chụp ảnh, quay hình riêng cho ông. Dĩ nhiên, cho mục đích riêng chứ không liên quan gì đến ban tang lễ của chùa Từ Hiếu.

- Dẫu sao, vẫn có những điều ghi nhận là về phía an ninh, dường như đã có một sự hòa hoãn nhất định, chứ không căng thẳng như dự đoán, dù số lượng công an, dân phòng và an ninh thường phục trực chung quanh chùa Từ Hiếu vẫn rất đông…

- Dạ, tôi nhận thấy là an ninh thường phục rất nhiều, đặc biệt là vào ngày đưa kim quan đến Đài hóa thân. Họ quay camera, quay bằng điện thoại hết diễn biến tang lễ, người dự tang lễ… Điều dễ nhận ra họ là tất cả đều đeo khẩu trang với kiểu giấu mặt, và khẩu trang cũng giống nhau. Cách thức của họ cũng rất khác biệt với những người đến viếng.

Tại tang lễ, thì không có ai bị công an, an ninh gây khó dễ. Nhưng tôi biết là có một trường hợp là một thầy ngụ ở Đồng Nai, bị công an đến tận chùa và chận không cho thầy đi dự lễ tang. Nên hòa thượng đó không thể đến dự lễ tiễn, mà đến tận ngày chung thất (cúng thất đầu tiên, 29/2/2020) thì thầy ấy mới lẻn đi đến chùa Từ Hiếu được. Chính hòa thượng Thích Vĩnh Phước là người đưa thầy ấy từ Đồng Nai lên Sài Gòn để viếng.

- Sự việc muốn cướp đi tro cốt của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã diễn ra rất chi tiết và bài bản tổ chức, nhưng không thành công. Liệu việc giữ ở chùa Từ Hiếu suốt 49 ngày để mang ra biển, có an toàn trong bối cảnh này không, thưa Thầy ?

- Dạ xin thưa với anh, là những điều như vậy, cũng không nằm ngoài suy tính của các thầy trong ban tổ chức tang lễ. Theo tôi được biết, thì từ lúc bảo vệ tro cốt của Đức Tăng Thống mang về chùa Tứ Hiếu, để trong phòng ngài ngự ngày trước để thờ cúng, cho khách đến viếng, thì cũng là lúc mọi thứ đã được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhóm Gia đình Phật tử thay phiên nhau.

Ngay từ ngày đầu, sau khi đã làm lễ cúng giác linh, thì chùa cũng đã đón khách đến viếng nhưng từ cửa ngoài đến trong phòng, luôn có những nhóm Gia đình Phật Tử cắt cử trực và bảo vệ ngày đêm. Ngay cả tôi cũng cảm nhận được sự căng thẳng, và cũng có cảm giác rằng việc đánh tráo hay cướp tro cốt của Đức Tăng Thống như là điều có thể.

quangdo4

Văn bản tán dương công đức của Gia đình Phật tử đã bảo vệ tro cốt của Đứng Tăng Thống tại Đài hóa thân.

- Điều đáng ngạc nhiên, là việc đến viếng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, cho đến hôm nay cũng có rất nhiều hòa thượng từ các chùa thuộc giáo hội nhà nước. Điều này, có thể nhận định là đáng lo hay đáng mừng, thưa Thầy ?

- Dạ, tôi nhận ra rất nhiều thầy từ các chùa khác đến viếng. Nhưng xin phép không nói tên các thầy trong bối cảnh phức tạp hiện nay. Vì là để giữ cho các thầy, mà cũng là giữ cho chùa Từ Hiếu trước mọi suy diễn từ mọi hướng, mà vốn không phải ai cũng hiểu tường tận.

Tôi cũng có trao đổi việc này với Thầy Thích Thiện Minh, là thành viên của ban tổ chức tang lễ. Thầy cũng có nói rằng các quý thầy trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến dự tang lễ là một điều đáng mừng. Đó chính là hình ảnh của sự hòa hợp và đoàn kết.

Riêng chuyện ai đến vì mục đích khác, đó là việc trong tâm của họ, mình không biết được. Nhưng hoan hỉ đón nhận là việc mình phải làm. Tôi cũng nhìn thấy người đến để dò xét, nhưng tôi cũng nhìn thấy những người đến bằng lòng thành để tưởng niệm một bậc chân tu. Là một người đi tu, tôi cũng như các thầy khác, cũng đón nhận với sự bao dung ở cửa Phật.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn : RFA, 28/02/2020 (tuankhanh's blog)

Published in Văn hóa

Hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch ngày 30/1/2020, mang theo mình một phần lịch sử của Phật giáo chân chính Việt Nam, cũng như mang theo một phần đời biểu trưng cho rất nhiều người, trước một bước ngoặt trầm luân của người dân miền Nam Việt Nam. Tại ngôi chùa Phước Bửu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi mà ngài đã tìm đển để nương náu, chọn cho mình một cuộc sống lặng lẽ từ năm 2002 đến nay, ngài chống chọi với đủ các vết tích hằn thù trên thân thể mình, và cả những âm mưu hiểm độc của một thời kỳ đen tối sau năm 1975 mà nhà nước cộng sản Việt Nam nhắm vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các nhân sĩ, tăng sĩ Phật giáo.

chungnhan1

Hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch ngày 30/1/2020

Lần cuối cùng mà hòa thượng Thích Thanh Tịnh lên tiếng, xuất hiện trước truyền thông đại chúng là vào năm 2006, lúc đó, chùa Phước Bửu, một trong những chùa hiếm hoi còn lại, trung kiên và sừng sững với danh hiệu cơ sở thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất. Sự tồn tại của nơi này, và cả việc cho hòa thượng Thích Thanh Tịnh nương nhờ đã là cái gai trong mắt nhiều người có quyền thế. Hai lần trong đêm của năm 2006, chùa Phước Bửu bị đốt nhưng may sao cứu được. Là người luôn thức từ 2 giờ sáng để tụng kinh, hòa thượng Thích Thanh Tịnh nhận biết rõ sự kiện nên đã tham gia lên tiếng tố cáo âm mưu này, thành một trong những hồ sơ quan trọng được chuyển ra thế giới.

Cũng như nhiều tu sĩ, trí thức, thương gia… của miền Nam, mà cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được là vì sao mình phải chịu kiếp nạn, phải chịu tù đày, hòa thượng Thích Thanh Tịnh cũng đã bị biệt giam nhiều năm, rồi bị kết án 15 năm tù vì tội danh chống chính quyền. Nhưng năm 2000 rồi ông được thả ra sớm vì lúc đó ngài sống như đã chết, thương tật và yếu ớt. Nhưng may sau, ông lại hồi sinh với đời.

Năm 1981, sau khi Giáo hội Phật giáo nhà nước, hay được người dân gọi là Phật giáo quốc doanh, được thành lập, các chuỗi kế hoạch nhằm xóa sổ các nhân sĩ, tăng già diễn ra quyết liệt. Trước tháng 9/1988, ngày mà nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tử hình với các ngài Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát… đã có hàng loạt các cuộc bắt bớ, tra tấn và ép cung để ngụy tạo chứng cứ Giáo hội Phật giáo Thống nhất âm mưu lật đổ chính quyền. Hòa thượng Thích Thanh Tịnh là một trong những đích ngắm cho việc tra tấn, ép cung như vậy. Có lẽ những kẻ chủ mưu thấy sự hiền lành và cam chịu của ngài là một yếu tố dễ hoàn thành hồ sơ. Thế nhưng nhiều tháng liền, với hình thức tra tấn hàng đêm, treo đèn cao áp cách đầu có vài mươi phân, đánh đập để buộc nhận rằng Giáo hội Phật giáo Thống nhất có tàng trữ vũ khí, âm mưu liên kết các nhóm phục quốc để lật đổ chính quyền cộng sản, hòa thượng Thích Thanh Tịnh vẫn nhất định không chịu khai gian. Dẫn đến khi ngài được trả tự do, mắt đã lòa, mọi hoạt động cần đến hệ thống thần kinh đều khó khăn.

Chỉ mới mùa thu năm ngoái, khi ngồi nắm tay Hòa thượng Thích Thanh Tịnh, hỏi về chuyện xưa, ông gật, và nói bằng tiếng nói đã bị vặn vẹo không rõ do trải qua quá nhiều cơn thập tử nhất sinh "Đúng rồi, con". Ông hướng đôi mắt nhìn về một khoảng xa xăm nào đó của ký ức, rồi nói "buồn lắm". Một giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt đầy những vết hằn, mà tôi tự hỏi không biết là tuổi già hay những khổ nạn đã khắc dấu muôn lối trên mặt ông.

Chỉ thị số 20 của ông Lê Duẩn, dù được ký từ năm 1960, với sự thù ghét tôn giáo và chủ trương tiêu diệt tín ngưỡng, nhưng vẫn là tinh thần nòng cốt của các hoạt động thanh trừng, tiêu diệt sau 1975. Chùa chiền bị tịch thu, kinh sách bị đốt, các hòa thượng như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ bị bắt giam, những người bất phục như Tuệ Sỹ thì bị tuyên án tử hình. Tương tự như hòa thượng Thích Thanh Tịnh, nhưng kém may mắn hơn là hòa thượng Thích Thiện Minh, đã bị tra tấn đến chết Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, nay là Bộ Công An. Ông Đỗ Trung Hiếu, người nhận nhiệm vụ giải quyết số phận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, theo lệnh của Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận, vì không chịu nổi gánh nặng này nên về sau, năm 1994, đã kể lại mọi thứ trong cuốn "Thống nhất Phật Giáo" của ông ta.

Như các hòa thượng Thích Quảng Độ hay Thích Không Tánh, việc không có một mảnh giấy tờ tùy thân nào để chứng minh mình là một công dân trên đất Việt, cũng là tình trạng của hòa thượng Thích Thanh Tịnh. Viện vào các chi tiết pháp lý để gây khó, để không cấp cho bất kỳ loại giấy tờ nào cho việc an sinh, vốn vẫn thường thấy ở các hệ thống chính quyền địa phương lẫn trung ương, như một cách trả thù hèn mọn luôn dành cho các vị hòa thượng của Phật giáo không muốn bị thế quyền giam cầm tinh thần. Ngày hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch, việc chứng tử cho ngài khởi đầu đã gặp không ít khó khăn do toàn bộ chính quyền địa phương nơi chùa Phước Bửu từ chối, bởi ngài không được cấp bất kỳ giấy tờ tùy thân nào khi bị đẩy ra khỏi nhà giam với tình trạng thoi thóp.

Những lúc ngồi hầu chuyện hòa thượng Thích Thanh Tịnh, ông hay rơi nước mắt, và cười khi nghe kể về bạn bè, ngày xưa, và cuộc đời khi chưa phải qua kiếp nạn cộng sản. Tôi cứ hay nghĩ về một con người dễ mềm lòng và yếu đuối như vậy, sao lại có thể chịu đựng ngày qua ngày, vô vọng với những đòn tra tấn tàn bạo như vậy mà không ngã quỵ. Buổi chiều lần cuối cùng gặp ngài, sau khi ngồi một lúc lâu im lặng ngắm nhìn, tôi từ biệt ra về. Chợt ông nắm tay tôi, hỏi "cộng sản còn ác với dân không con ?". Không phải ông, mà tôi, nước mắt cứ chảy xuống, mà tôi sợ ông biết.

Tôi cứ định viết về ông, và những lần gặp mặt hữu duyên đó, nhưng không kịp. Khi nghe tin ông mất, thì chỉ còn biết viết vài dòng, kể lại những gì mình biết về hòa thượng Thích Thanh Tịnh như một lạy chào. Mà không chỉ lạy riêng ông, còn là lạy một phần lịch sử và khổ nạn của đất Việt, người Việt đã bước qua những chương bất khả tư nghị không bao giờ cũ.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 31/01/2020 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 30 décembre 2019 20:59

10 nan đề của năm 2019

Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.

nan1

Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.

1. Vấn đề Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là ý nghĩa then chốt trong nhiều sự tranh luận, phản ứng của người Việt với nhau, người Việt với nhà cầm quyền. Đầu tiên phải nói đến Bãi Tư Chính và cuộc xâm lấn của Bắc Kinh vào chủ quyền của Việt Nam, căng thẳng suốt trong nhiều tháng. Không chỉ vậy, dư âm của Luật Đặc Khu vẫn nhìn thấy thông qua các đạo luật riêng lẻ về sự ưu tiên của người Trung Quốc ở Vân Phong.

Hậu quả của Trung Quốc về các dự án dang dở và tốn kém, các nhà máy nhiệt điện và Formosa đang đầu độc người dân Việt Nam ngày đêm nhưng lại được sự yểm trợ của nhà cầm quyền là điều gây không ngớt sự chỉ trích.

2. Luật An ninh mạng

Được thực thi từ tháng 1/2019, Luật An Ninh Mạng trở thành cớ để ruồng bố, bắt giữ và kết án hàng chục người dân. Nhận định của nhiều báo chí quốc tế cũng như các nhà bình luận thời sự nói rằng Luật An Ninh Mạng đang hành động như một mạng lưới khủng bố nhân dân để bảo vệ chế độ, chứ không phải thuần túy phục vụ xã hội.Cũng vì sự phát tác chống lại con người và phát triển xã hội mà vào 5/11, tổ chức Freedom House đã xếp hạng thấp Việt Nam về tự do internet với điểm 24/100, gần cuối bảng, chỉ trên Cuba, Syria, Iran và Trung Quốc.

3. Công cuộc đốt lò

Công cuộc chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2019 đã hết sức gay cấn khi rất nhiều quan chức, đảng viên… bị kỷ luật, mất chức và vào tù. Sự kiện mới nhất trong tháng 12 là cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận án chung thân do nhận hối lộ 3 triệu USD.Vào lúc khởi đầu cuộc "đốt lò", nhiều người dân có phần tin rằng đây là một cuộc chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy cầm quyền, thế nhưng, đến lúc này thì câu chuyện được nhìn thấy mang nhiều hình ảnh hướng về một cuộc thanh trừng nội bộ, phe phái. Tuy nhiên, phải nói rằng công cuộc đốt lò này mở ra nhiều sự kiện để công chúng có thể suy gẫm sâu hơn về bộ máy cầm quyền.

4. BOT và cuộc trấn áp nhân dân bởi các nhóm lợi ích

Vào thời điểm tranh tối tranh sáng trước đại hội đảng Cộng sản lần thứ 13, các cuộc đấu đá và giành quyền lợi từ các nhóm lợi ích bùng nổ với phần ăn có tên BOT. Từ các thông tin rò rỉ và và ngầm hậu thuẫn từ sau bức màn để lật đổ các nhóm lợi ích cũ, đã dẫn đến việc người dân bị hút theo và phản ứng liên tục với các trạm BOT từ Bắc chí Nam. Dĩ nhiên, trên bề mặt thông tin, những trạm BOT đó hoàn toàn sai phạm về lạm thu, lừa gạt, lạm quyền… và người dân có quyền để chất vấn và phẫn nộ, nhưng đồng thời dư luận cũng nói rằng các nhóm lợi ích mới đang muốn chiếm lĩnh các vị trí màu mỡ như vậy. Nhiều người tranh đấu vô tư để đòi quyền lợi chung đã bị đánh, bị mất tài sản thậm chí bị bỏ tù như Hà Văn Nam, Đặng Thị Huệ (Huệ Như)…

5. 39 người Việt trong Container

Sự kiện 39 thanh niên Việt Nam chết trên xe đông lạnh để nhập cảnh lậu vào Anh Quốc không chỉ là sự kiện của Việt Nam, mà còn là của thế giới. Dư luận trong Việt Nam cũng chia rẽ với những người theo quan điểm nhà nước thì chỉ trích người đã chết, phần còn lại thì cảm thương và đồng quan điểm với báo chí quốc tế rằng Việt Nam đang có tình trạng buôn người trầm trọng, cũng như ước muốn được thoát ly ra khỏi nước để kiếm sống là một vấn nạn có thật. Sự kiện này nhắc lại về hình ảnh boat people ở miền Nam Việt Nam sau 1975, với những người giàu có và đủ cơ hội, nhưng vẫn ra đi vì muốn tìm một tương lai khác.

6. Ô nhiễm tràn ngập cả nước

Từ giữa năm 2019, tình trạng ô nhiễm nặng nề không khí và đời sống nói chung ở Việt Nam được bàn tán và trở thành đề tài chính của sự sống và phát triển của 94 triệu người Việt Nam. Đỉnh cao là tháng 10/2019, khi đưa các thông tin liên quan về ô nhiễm không khí tại Việt Nam, hãng Air Visual đã phải tạm đóng cửa trong một thời gian do bị tấn công dữ dội, thậm chí đe dọa từ giới dư luận viên và các thành phần cực đoan ủng hộ nhà cầm quyền. Tuy nhiên sau đó, thì Việt Nam vẫn phải công nhận các đo lường ô nhiễm từ công ty toàn cầu này. Các quan chức nhà nước thì nói rằng ô nhiễm đến do nướng than, đốt rác, bụi quét nhà, gàu tóc… nhưng không thấy nói gì đến nhiệt điện than hay Formosa.
Theo thống kê của báo chí nhà nước, mỗi năm Việt Nam có 50.000 người trong nguy cơ thiệt mạng vì ô nhiễm.

7. EVFTA và xã hội Việt Nam

Hiệp định thương mại của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam dù được coi là ở những chặng sắp hoàn thành, tuy nhiên đang trục trặc ở vấn đề nhân quyền. Trong giai đoạn tìm hiểu và ký kết giữ hai bên, nhiều tổ chức và cá nhân trong Việt Nam đã gửi thư đến Nghị viện Châu Âu và đề nghị ngừng ký kết nếu Việt Nam không tôn trọng nhân quyền, bắt bớ người bất đồng chính kiến và ngược đãi tù nhân lương tâm. EVFTA là một vấn đề vô cùng quan trọng với nền kinh tế của chính quyền Hà Nội, nhưng nay có thể sẽ hoãn vô thời hạn. Việc bắt giữ tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc Lập dường như là mồi lửa cho các ngôn luận chống EVFTA từ phía Châu Âu bùng nổ.

8. Ngược đãi tù nhân

Tình trạng trừng phạt các tù nhân lương tâm vì ý chí của họ đã là chuyện làm xôn xao, khiến các tổ chức như Amnesty International, Human Rights Watch… phải lên tiếng. Rất nhiều tù nhân đã trãi qua sự đối xử bất công như Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Hóa, Trần Huỳnh Duy Thức… nhưng đến tháng 7/2019 thì bùng nổ sự kiện trại giam số 6, Nghệ An hành hạ tù nhân đang chịu thời tiết nắng khủng khiếp tại vùng này, bằng cách tháo quạt để tù nhân bị ngộp thở trong trại, khiến xảy ra tình trạng tuyệt thực tập thể phản đối. Khi người nhà của các tù nhân hay tin, đến thăm thì lại bị các cán bộ trại phối hợp với côn đồ tấn công, hành hung và cướp giật. Cũng ở trại này, tù nhân Đào Quang Thực (59 tuổi) qua đời, gia đình cũng không được mang xác về chôn.

9. Án oan và chết trong trại tạm giam

Vấn đề án oan luôn được xã hội quan tâm. Cho đến nay, việc bồi thường và phải tuyên bố công khai xin lỗi những người tù oan nhiều năm, bị bức cung và tra tấn trong Việt Nam vẫn diễn ra như vụ ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… nhưng gần đây nhất vụ án tù kêu oan lại làm dấy lên dư luận là Hồ Duy Hải. Bên cạnh đó còn có vụ án của Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh… Chậm trễ và tắc trách cũng như bất minh là vấn nạn của người dân Việt Nam khi bị đưa vào tầm ngắm của các điều tra viên.

Riêng tình trạng người dân chết trong đồn công an khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2018 có 11 vụ, năm 2019 có 3 vụ, phần lớn do phản ứng của gia đình mà xã hội mới biết. Nhiều trường hợp được gia đình nạn nhân xác định là do bị công an tra tấn. Nhiều trường hợp có người chết, công an ở nơi xảy ra án mạng thường đến nhà nạn nhân để điều đình việc im lặng. Nhưng phía công an thường cho biết những nạn nhân bị chết là do sức khỏe yếu hoặc tự tử. Theo Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có đến 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, mà lời giải thích, phần lớn là ăn năn và tự tử.

10. Trẻ em Việt Nam không còn an toàn

Năm 2019 là năm của trẻ em Việt Nam đứng trước cánh cửa vào đời đầy những vấn nạn. Các vụ xâm hại tình dục, tấn công trẻ em vị thành niên xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí ngay trong trường học, con số được báo cáo từ các tỉnh lên đến hàng ngàn. Nhiều vụ có liên quan đến các viên chức nhà nước nên đã bị bao che, làm nhẹ đi. Trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẳng bị 18 tháng tù là trường hợp đặc biệt do dư luận xã hội theo đuổi và tức giận đòi công lý.

Các vụ đánh đập và hành hạ trẻ em vẫn diễn ra và không được quan tâm cũng là một vấn nạn, mặc dù hiện có tổng đài 111 dành riêng cho việc bảo vệ trẻ em, nhưng hiệu quả rất kém.

Thậm chí việc trẻ đến trường cũng không an toàn. Trường hợp bé L. 6 tuổi, chết tại trường Gateway, Hà Nội vào tháng 8/2019 là sự kiện làm chấn động xã hội. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng sự việc đã được ỉm đi, bởi trường này được sở hữu của giới con công cháu cha.

nan2

Năm 2019 là năm của trẻ em Việt Nam đứng trước cánh cửa vào đời đầy những vấn nạn.

Dĩ nhiên, những lựa chọn trên đây chỉ là chủ quan. Vì bên cạnh đó vẫn còn những sự kiện như họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, 9 người đi chuyên cơ của chủ tịch Quốc hội mất tích ở Hàn Quốc, Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chiếm, Thủ Thiêm bị lừa gạt về chuyện giải quyết, Lư hương Trần Hưng Đạo bị cướp mang đi, giải tán và phục hoạt chương trình Tri ân Thương Phế Binh VNCH… Và dù là chuyện như thế nào, nếu đó là nỗi đau và nước mắt Việt Nam, thì sẽ mãi được ghi nhớ qua một năm đầy biến động 2019. Phần ghi nhớ nối tiếp, xin dành cho tất cả mọi người.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 30/12/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 25 décembre 2019 18:03

Quà Giáng Sinh đến đúng ngày

Sau một loạt các hình thức lên tiếng của nhiều blogger và đài truyền thông bên ngoài Việt Nam, buổi đi thăm ngày hôm qua 24/12, gia đình của anh Hồ Đức Hòa cho hay rằng bất ngờ trại Ba Sao đã thông báo đồng ý cho phép anh Hòa được nhận quà thăm nuôi mỗi tháng, thay vì chỉ được gửi tiền như trước.

hoa1

Mùa Giáng Sinh năm nay có tin vui đặc biệt với tù nhân Hồ Đức Hòa ở trại giam Ba Sao.

Như vậy là sau 3 năm (kể từ năm 2015) không nhận được những món ăn lựa chọn theo ý mình hay được chính tay mẹ nấu cho, nay thì anh Hòa đã trở lại sinh hoạt bình thường như trước.

Anh Hồ Văn Lực, em trai anh Hòa cho biết, trại giam Ba Sao đồng ý cho gia đình gửi 5kg/tháng bên cạnh tiền gửi vào lưu ký để mua thức ăn tại nơi bán hàng của trại. Tức vấn đề sức khỏe của anh Hòa cũng sẽ được lưu ý hơn.

Anh Hồ Đức Hòa là một trong 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành bị kết án từ năm 2013 về "âm mưu lật đổ chính quyền", và bị án nặng nhất (13 năm tù và 5 năm quản chế), bất chấp các luật sư bào chữa đòi hỏi việc kết án phải cung cấp đủ chứng cứ.

Đây là một tin vui thật sự giữa mùa Giáng Sinh năm nay. Với một người tù đau yếu, ít nhất, tinh thần của anh cũng đã được an ủi trong tình thương yêu và sự quan tâm của mọi người bên ngoài, tưởng như đã quên bẳng anh sau hơn 8 năm tù đằng đẳng.

Nhưng cũng phải nhìn nhận sự phản ứng hợp lý và tích cực của trại giam Ba Sao, khi nhận thấy dư luận lo ngại về sức khỏe của anh Hồ Đức Hòa. Sự cải thiện đúng thời điểm này cũng được mọi người nhìn thấy, đặc biệt trong mùa Giáng Sinh năm thứ 8 sau song sắt của anh Hòa, một thanh niên Công giáo.

hoa2

Gia đình hoa Hồ Đức Hòa có giới thiệu cho thấy một văn bản không được đóng dấu, không chữ ký nhưng phát đi từ trại giam Ba Sao về vấn đề khuyến khích mua hàng trong trại hơn là gửi đồ ăn. Dĩ nhiên, đồ ăn trong trại thì rất đắt và phẩm chất cũng kém. Có lời bàn rằng việc khuyến khích mua hàng trong trại có có thể liên quan đến việc đấu thầu bán hàng trong trại giam, vốn phần lớn là người thân của các quan chức trong trại hoặc địa phương.

hoa3

Được biết, từ năm 2015, anh Hồ Đức Hòa bị nhận định là học tập tư tưởng không tốt, nên bị trừng phạt bằng việc không cho nhận đồ thăm nuôi. Kết luận này thông qua hàng tháng, công an ở trại giam buộc anh Hòa phải viết tường trình và ký xác nhận ăn năn hối cải, nhận tội và xin đảng-nhà nước khoan hồng, nhưng anh Hòa từ chối.

Xin cám ơn tất cả những anh chị em đã đọc, đã biết, đã like hay share về tình trạng của anh Hồ Đức Hòa. Chỉ nhớ đến anh Hồ Đức Hòa hay những tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam, là một điều vô cùng đáng quý, nhưng hành động lại còn đáng quý hơn. Và món quà Giáng sinh năm nay, anh Hòa có được, là nhờ sự chuẩn bị âm thầm và nhẫn nại từ hành động của tất cả các anh chị.

Và nhân tin vui này, cũng xin các anh chị em hãy nhớ đến những tù nhân lương tâm khác và những hoàn cảnh đang chịu khốn khó trong tù tội.

Merry Xmas 2019.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 25/12/2019 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để là rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950.

nvt1

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Dư Âm - Hình minh họa. Photo by Blogger Tuấn Khanh

Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.

Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.

Tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mất, khiến tôi nhớ nhiều đến ánh nhìn ấy. Có lẽ quá khứ đã từng đẹp đến mức khiến ông có thể đi qua ngày tháng hiện tại bớt nhọc nhằn hơn. Lúc tôi nghe ông mô tả về những ý nghĩa và giai điệu của Dư Âm, mắt ông bừng sáng như khui chiếc rương kỷ niệm bí mật nhất và đáng chia sẻ nhất.

Dư Âm | Ca sĩ : Dalena & Anh Khoa | Nhạc sĩ : Nguyễn Văn Tý | Courtesy of Trung Tâm Asia

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một người tài hoa. Nhạc của ông viết xuống từng nốt nhạc đẹp như tranh thêu. Thậm chí không phải ca sĩ nào cũng có đủ khả năng để diễn đạt các tác phẩm của ông. Đặc biệt từ những năm 60, khi ông lánh về Hưng Yên để chạy trốn không khí thanh trừng nhân văn giai phẩm, mà bất kỳ văn nghệ sĩ nào lúc đó, cũng nơm nớp phần mình bởi những lời kết tội vô chừng - ngủ chưa hết đêm phập phồng đã thấy lao xao trước cửa ai đó gọi tên mình.

Ở mỗi giai đoạn xã hội, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đều có những tác phẩm công phu và danh tiếng cho mình và cho cả chế độ mà ông phục vụ. Năm 1945, khi tham gia Việt Minh và giai đoạn kháng Pháp, Nguyễn Văn Tý đã cống hiến rất nhiều những bài hát cho cách mạng như Ai xây chiến lũy, Tiếng hát Dôi-a, Vượt trùng dương… Thời Bắc Nam nội chiến, ông cũng viết rất nhiều bài cho việc phục vụ tuyên truyền như Dòng nước quê hương, Màu áo chú bộ đội, Hát mừng chiến công, Thành phố Hồ Chí Minh… Rồi sau năm 1975, ông lại tiếp tục là một trong những cây viết hàng đầu của nhà nước với việc đóng góp những bài hát nổi tiếng trên truyền hình, báo chí như Em đi làm tín dụng, Mùa xuân cô đi nuôi dạy trẻ, Dáng đứng Bến Tre… Nhưng dù cống hiến miệt mài và nhiệt tình như vậy, lịch sử của nhạc sĩ vẫn có những vết gợn trong giới lãnh đạo đến năm 2000, ông mới được giới lãnh đạo xét duyệt cho giải thưởng Hồ Chí Minh.

Vết gợn thứ nhất đó là việc cho ra đời bản Dư Âm. Và vết gợn thứ hai là việc ông có tên trong những người thực hiện ấn bản Nhân văn Giai Phẩm, khiến phải làm việc ngày đêm với công an thời đó.

Dư Âm chỉ là một ca khúc tình yêu, thậm chí là ca khúc xuất sắc về tình yêu đôi lứa. Nhưng tiếc là trong không khí hừng hực chiến tranh được chỉ đạo từ Trung ương, Dư Âm bị coi là một ca khúc phá bĩnh, khiến trai gái có thể mềm lòng, không đủ sức chiến đấu.

Lúc đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 26 tuổi. Ông được mai mối đến làm quen với hai chị em ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Và trong tích tắc nhìn thấy cô em tên Hằng 16 tuổi, ông đã yêu nhưng duyên không thành. Tám năm sau khi gặp lại, thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chỉ còn kịp thấy cô đang đi bộ đội ở Vĩnh Yên, và có lẽ đã có người yêu.

Bài hát Dư Âm là tâm sự của chàng thanh niên ấy, và chỉ đàn hát loanh quanh nhưng cũng đủ trở thành cơn sốt trong thanh niên thời ấy. Ai cũng ngâm nga Dư Âm, ai cũng chép lời để dành làm kỷ niệm. Và Nguyễn Văn Tý trở thành cái tên gây tò mò dữ dội ở Hà Nội.

Nhưng rồi thời kỳ chỉnh huấn 1953 đã thay đổi tất cả. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị họp đấu tố, bị buộc viết kiểm điểm để xác nhận là đã sai lầm khi sáng tác Dư Âm. Quyết liệt hơn, các cán bộ văn hóa và tuyên giáo còn tổ chức các buổi nói chuyện ở nhiều nơi trước quần chúng đông đảo, mà nơi đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý phải tự sỉ vả mình, phải chối bỏ đứa con tinh thần và đề nghị quần chúng nhân dân… đừng nghe nữa.

Cái khó nhất, là ở miền Bắc thì đạp lên Dư Âm, nhưng ở miền Nam, khán giả ngày càng hâm mộ. Hàng ngày, đài phát thanh Sài Gòn vẫn nhận được thư yêu cầu phát lại bài hát này. Do đó, "tội" của ông lại càng nặng.

1957, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được lệnh chuẩn bị thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam, cùng với những văn nghệ sĩ hàng đầu của miền Bắc như Văn Cao, Lưu Hữu Phước… thế nhưng một lần nữa ông lại lao đao vì tên của ông xuất hiện trên tạp chí Nhân văn Giai Phẩm – một diễn đàn nói thẳng, nói thật và đòi dân chủ xã hội ngay trong thời điểm đó, hoạt động trong thời gian 1955-1958. Theo thanh minh của ông, là do tình thân với Đặng Đình Hưng (thân phụ của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn) nên chỉ đứng cùng trên danh sách ban biên tập. Nhưng vào thời buổi ấy, đó cũng chỉ là một lời khai, nhất là khi mỗi người khai, chỉ vì nhìn thấy duy nhất một con đường sống của mình.

Vì lẽ đó, ngoài việc không thể còn tham gia việc dựng Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông phải tìm cách xin đi Hưng Yên để nghiên cứu dân ca (1961), mục đích là ở ẩn, thoát khỏi không khí thanh trừng kinh hoàng ở Hà Nội về Nhân văn Giai phẩm. Tận dụng chuyến đi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cắm cúi sáng tác liên tục, không dám màng đến thế sự. Đến năm 1967 ông mới quay về Hà Nội. Ông kể lại chuyện này với ánh mắt đầy vẻ sợ hãi, nói ông là người may mắn thoát được, còn tất cả bạn bè ông đều phải chịu những số phận khốn khổ vô cùng. "Ác lắm", ông chỉ lắc đầu, kết luận nhanh như vậy.

Những ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từ 1960 đến 1967 do Thu Hiền thể hiện

Cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một ví dụ rõ về thân phận của một nghệ sĩ tài hoa, phải chấp nhận nhiều bi kich âm thầm để tồn tại trong một cuộc sống không có ngã rẽ chọn lựa nào. Sau năm 2006, nhiều lần ông đã phản ứng mạnh mẽ về đời sống, về chính trị khi được các đài nước ngoài phỏng vấn, nhưng mọi thứ lọt thỏm trong thời đại mới nhộn nhịp thương mại. Bi kịch là khi ông muốn nói, và nói thẳng thì lại không còn ai quan tâm.

"Tôi chỉ tự hào nhất là bài Dư Âm của mình", ông nói dứt khoát khi được hỏi về các tác phẩm của mình. Thật trớ trêu. Khi khán giả nhìn thấy cái tên Nguyễn Văn Tý bên cạnh bài hát Dư Âm, ít ai biết rằng ông luôn mang theo mình dư âm của thời son trẻ. Một dư âm đẹp đẽ vang lên nhưng phía sau nó, thật buồn.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 27/12/2019

Published in Văn hóa
jeudi, 26 septembre 2019 22:00

Tự do không tự nhiên rơi xuống

Trong một thời gian rất ngắn, có ít nhất hai vụ kết án và bắt giữ công dân Việt đã diễn ra. Cả hai vụ đều thiếu sự công minh và thiếu cả tư cách của một quốc gia có luật pháp về quyền con người.

freedom1

Bà Đoàn Thị Hồng, bà mẹ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi vẫn bị công an bắt cóc và phớt lờ lời chất vấn từ phía luật sư

Hai người phụ nữ lớn tuổi, tiểu thương ở Đồng Nai, bị kết án 11 năm tù vì đã viết biểu ngữ và kêu gọi chống luật đặc khu vào năm 2018. Chị Vũ Thị Dung, một trong hai người, bị bắt cóc khi đi đám cưới của bạn. Và cả chị Dung lẫn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương đều không được yêu cầu luật sư hay gặp mặt gia đình trong một thời gian dài, cho đến khi họ chuẩn bị ra tòa. Thậm chí, ra trước phiên tòa giả hình ấy, người nhà của hai phụ nữ ấy cũng không được vào dự.

Gần hơn là vụ bắt giữ công dân Nguyễn Vượng ở Lâm Đồng. Cả trăm công an rầm rộ bao vây nhà của anh, bắt đi, lục soát căng thẳng - mà theo mô tả thì không khí còn nghiêm trọng hơn cả vụ vây bắt 4 người Trung Quốc làm và tàng trữ 13 tấn ma túy ở Gia Lai. Nguyễn Vượng chỉ dùng công cụ livestream của facebook để bày tỏ chính kiến của mình, bày tỏ sự dứt khoát với chủ nghĩa cộng sản. Dù quan điểm chính trị riêng của Nguyễn Vượng được bảo vệ bằng Hiến pháp Việt Nam, nhưng tiếc là ở đất nước mà chúng ta đang sinh tồn, Hiến pháp thuộc về nhân dân, đành thúc thủ trước bạo cường và man rợ thuộc về nhà cầm quyền.

Hiến pháp Việt Nam vẫn ghi rằng bất đồng chính kiến với chủ nghĩa cộng sản là quyền, chứ không phải là tội.

Rất nhiều những chuyện quái gở như vậy đã xảy ra tại Việt Nam, đến mức dần trở thành chuyện bình thường. Và bình thường đến mức bị nhạt nhòa trước mắt của đám đông. Đoàn Thị Hồng, bà mẹ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi vẫn bị công an bắt cóc và phớt lờ lời chất vấn từ phía luật sư. Những vụ điều tra dài ngày kèm thêm sự khủng bố tinh thần nhiều hình thức trong trại tạm giam để buộc nhận tội như trường hợp anh Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ... đều là những vết nhơ của đời sống có luật pháp, nhưng lại không được nhiều sự chia sẻ, không được nhiều người dám cùng lên tiếng kêu đòi công lý cho họ. Sợ hãi và thủ phận vẫn còn là một màn sương dày đặc, không cho con người nhìn thấy nhau, không cho.phẩm giá và lẽ phải của con người được trỗi dậy.

Nhưng đám đông người Việt lại vẫn luôn truyền tai nhau một cách hớn hở về những thông tin Hoa Kỳ thương chiến với Trung Quốc, ra những đạo luật về vấn đề Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông... như một phép cứu cánh tinh thần. Nhưng đã đến lúc mọi người cần phải nói với nhau tỉnh giấc, thoát khỏi giấc mơ chờ sung rụng.

Sẽ chẳng có tổng thống Trump nào, hay sự tan rã nào của Trung Quốc sẽ tự nhiên đem lại dân chủ và nhân quyền cho người Việt Nam cả.

Chỉ vỗ tay và hy vọng thì không đủ. Một nước Việt Nam cần những con người cùng nhau thực sự hành động để đi đến những sự thay đổi mang tính hiện thực. Sẽ chẳng có trái sung ngon ngọt nào rơi vào cái miệng sợ hãi và há to chờ thời mang tên Việt Nam.

Bài tập đầu tiên cho những đổi thay, là từ ngay bây giờ, mỗi con người cần quan tâm hơn và lên tiếng về việc vì sao người dân Việt đang rên xiết với đất đai bị cướp bóc, vì sao những người tù nhân lương tâm đang bị đối xử hà khắc và oan ức từng ngày, vì sao luật pháp đang bị chà đạp bởi những kẻ đang cầm nắm quyền lực...

Hãy tự hỏi mình, bạn đã tìm thấy sự phẫn nộ trước sự bất công đang chà đạp đồng bào chưa ? Bạn đã bao lần quay mặt để được yên phận mình mà không ray rứt trước nỗi đau của người cùng màu da, tiếng nói ?

Đừng tự so sánh với Hồng Kông, đừng lo sợ tương lai Việt Nam sẽ như Tây Tạng... nếu chỉ là chờ đợi thụ động. Nếu có một thể chế mới ngẫu nhiên xảy đến, đất nước này nhiều khả năng sẽ lại bị cầm nắm bởi bọn cơ hội, hèn nhát và vô lương tâm mà thôi. Bởi nuôi dưỡng hèn nhát, chúng ta sẽ nhận lại hèn nhát. Nuôi dưỡng sự ích kỷ, chúng sẽ là nạn nhân của ích kỷ.

Tôi viết những dòng này, bởi có không ít người Việt hôm nay thích chọn làm khán giả thông minh trước thời cuộc hoặc đóng vai tiên tri đại ngôn sáng thế, né tránh thực tế đầy nước mắt, máu và oan khiên của đồng bào mình. Đừng quên bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch sử, khán giả vô tâm hay tiên tri đại ngôn rồi chỉ lộ hình là kẻ ăn bám và đánh cược với thời đại. Bạn không thấy dân tộc này đã mang nặng và đủ đau về những kẻ như vậy sao ?

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/09/2019 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 02 septembre 2019 14:51

"I have a dream" sau hơn nửa thế kỷ

Hơn 50 năm trước, vào những ngày này, nước Mỹ và thế giới sục sôi vì bài diễn văn của Martin Luther King với tiêu đề "Tôi có một giấc mơ" (1).

luther1

Martin Luther King diễn thuyết trước 200.000 người da đen về "Tôi có một giấc mơ"

Bài diễn văn được đọc trước hơn 200.000 con người, đại diện cho một xã hội người da đen đang khát khao quyền bình đẳng và tình thương, đại diện cho một xã hội đang chực chờ bùng nổ thành cơn giận dữ và một cuộc đại hỗn loạn. Nhưng bằng sự bao dung và vĩ đại, Martin Luther King đã biến mọi thứ thành bàn tay chìa ra, hóa giải sự thấp hèn, định kiến và ca ngợi tự do, biến mọi thứ thành khát vọng của một quốc gia.

Bài diễn văn có đoạn "Hôm nay, chúng ta tập hợp ở nơi đây để đòi một món nợ... chúng ta từ chối tin rằng ngân hàng công lý đã phá sản. Chúng ta từ chối tin rằng không đủ ngân quỹ bên trong những kho tàng cơ hội của đất nước. Vì vậy chúng ta đã tới để rút khoản nợ này – khoản nợ sẽ trao cho chúng ta sự giàu có của tự do và sự an toàn của công lý, như chúng ta mong đợi...".

Hơn 50 năm sau, hơn 2 triệu người Hồng Kông cũng tập hợp xuống đường để đòi một món nợ như vậy, họ kêu gọi sự đổi thay, kêu gọi lột bỏ những âm mưu và giới thiệu khát vọng dân chủ của một thế hệ Trung Hoa mới : rất no đủ nhưng khát khao tự do hơn bao giờ hết.

luther2

Năm 2019 hơn 2 triệu người Hồng Kông cũng tập hợp xuống đường để đòi một món nợ tự do dân chủ

Hơn bao giờ hết, thế hệ mới người Trung Hoa muốn đòi món nợ lớn mà chế độ cộng sản đã vay, đã giật từ tay đất nước vĩ đại này : tự do và dân chủ.

Đổi lại, nhà cầm quyền Cộng sản phát xít đã dùng bạo lực, biến ôn hòa thành khói đạn, máu và sự căm giận của nhân dân. Biến yêu thương thành thù ghét.

Martin Luther King đã cùng thế hệ người Mỹ da đen hy sinh một cuộc nội chiến tiềm ẩn, và tạo cơ hội cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia của nhiều giấc mơ, thậm chí là giấc mơ của cả thế giới, nhiều hơn những gì mà Martin Luther King đã mơ.

Hôm nay, người Hồng Kông cũng đã hy sinh cả cuộc sống bình an và ổn định thịnh vượng của mình để đánh thức cả thế giới, để khơi dậy lương tâm của nhân loại đang bị che lấp bởi quyền lợi và toan tính.

Người Hồng Kông nhắc rằng, chỉ nửa thế kỷ thôi. Nhân ái bị xô ngã, sự cao đẹp bị vùi giập. Loài người chỉ là một đám đông bị lừa gạt và lợi dụng bởi các lề lối trí xảo ngoại giao, của những âm mưu thỏa hiệp tầm thế giới.

Chỉ nửa thế kỷ thôi, chủ nghĩa cộng sản trong cơn giãy chết của mình, đã kịp lai sinh thành loài quái vật ghê sợ nhất của nhân loại : Cộng sản phát xít - Communazi.

Câu chuyện Hồng Kông hôm nay, đã vạch bức màn tương lai cho chúng ta thấy - rằng phần nhân loại vẫn luôn cả tin vào những điều cao đẹp sẽ đến - không còn cơ hội để chờ và nuôi một giấc mơ như của Martin Luther King nữa.

Thế giới đã biến dạng, và con người đang bị buộc phải chấp nhận loại giấc mơ nô lệ an toàn.

Bài học lớn từ Hồng Kông là hoặc hôm nay, chúng ta chọn lên đường, và cần thì đánh đổi cả mạng sống để đòi hiện thực, và thực hiện từ giấc mơ cho chúng ta, cho thế hệ mai sau của chúng ta. Chứ không chỉ là yên lặng nuôi một giấc mơ.

Mọi thứ đã thay đổi trong thế giới này, và vì vậy chính chúng ta cũng phải thay đổi.

Cám ơn những người bạn Hồng Kông đã thức tỉnh phần ngủ mê của nhân loại. Thức tỉnh tôi.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 01/09/2019 (tuankhanh's blog)

----
(1) Bài diễn văn I Have A Dream diễn ra tại đài tưởng niệm TT A. Lincoln, thủ đô Hoa Kỳ, ngày 28/08/1963.

Published in Diễn đàn
lundi, 19 août 2019 21:04

Mùi vị quen thuộc

Trong những câu chuyện về Hồng Kông, có những điều thật đáng chú ý. Đó là những câu chuyện kể về những người biểu tình trẻ tuổi xuống đường bị bắt đem về đồn, thẩm tra, đánh đập… có mùi vị thật quen thuộc.

mui1

Hình minh họa : Công an bắt giữ những người phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài - Courtesy of Nguyen Lan Thang

Tin từ Hong Kong Columns, kể rằng cách thức mà cảnh sát Hồng Kông – lúc này thì không còn nhận diện được rõ là có phải cảnh sát Hồng Kông hay không – đã có những điều kỳ lạ, đặc biệt đối với những người bị bắt, kể cả trẻ vị thành niên.

Một cô gái nhân chứng kể lại rằng khi cô bị bắt. Cô đã bị ép buộc, hăm dọa và không được liên lạc với gia đình dù cảnh sát Hồng Kông không nói được lý do gì bắt giữ cô.

Cũng như những người khác, trong khi bị giam giữ tại đồn cảnh sát, cảnh sát đã lấy điện thoại của cô, và buộc cho phải cho mật khẩu để vào kiểm soát nội dung trong điện thoại của cô. Dĩ nhiên cô gái này từ chối. Cô nói cũng thấy có người bị đánh để ép phải đưa mật khẩu, và tất cả mọi người không ai được gọi điện thoại về nhà, trong đó có những em nhỏ.

Trang Hong Kong Free Press cũng xác nhận nguồn tin là sau hơn hai tháng của phong trào Dự luật chống dẫn độ, cảnh sát đã bắt giữ hơn 700 người, và người trẻ nhất chỉ mới 13 tuổi.

Dĩ nhiên, việc đòi truy cập vào nội dung cá nhân của người biểu tình, mục đích của cảnh sát là tìm xem các tin nhắn về tập họp biểu tình, truy tìm người kết nối hay tổ chức và đồng thời tạo dữ liệu để kết tội.

Mùi vị quen thuộc ở đây, là ở Việt Nam, một quốc gia cách xa Hồng Kông, phương thức cũng không có gì là khác biệt.

Ngày 10/6/2018, tại trại tập trung tạm thời được công an lập ra ở công viên Tao Đàn, Sài Gòn, hàng trăm người bị bắt lôi về đây, đánh đập dã man và bị tịch thu điện thoại. Công an xét từng người và đòi mật khẩu để vào xem nội dung điện thoại, bất kỳ ai từ chối, sẽ bị dẫn vào một căn nhà vốn được để luyện tập thể thao, bị tra tấn một cách kín đáo. Có người hôn mê phải đưa đi bệnh viện, có người mang thương tích và ngất xỉu tại chỗ. Khác với ở Hồng Kông, những người sử dụng những loại điện thoại đắt tiền bị thu giữ ở trại khủng bố Tao Đàn tháng 6/2018, đều không được trả lại. Dĩ nhiên cũng không có giấy tờ gì chứng nhận sự thu giữ.

Phương thức của cảnh sát Hồng Kông và Việt Nam có cái gì đó giống nhau đến lạ lùng. Vào ngày 5/8/2019, lúc có 3 cuộc biểu tình cùng nổ ra một lượt, gây bối rối cho cảnh sát Hồng Kông, nhiều cuộc bắt giữ vô cớ và thô bạo đã diễn ra. Đặc biệt sự phản đối đã tập trung ở bên ngoài đồn cảnh sát Tin Shui Wai. Một học sinh 14 tuổi, tên Chan, đột ngột nhận được tin nhắn của trường cho các học sinh là phải gấp rút quay lại trường để mua sách giáo khoa, trong cùng một ngày. Chan không quay lại trường, nhưng sau đó đi ngang qua qua một con phố, em bị bắt vì bị coi là người biểu tình. Lúc đó, mọi người mới vỡ lẽ việc nhắn tin quay lại trường chỉ là một phương thức của cảnh sát.

Vào những ngày chống luật đặc khu, luật an ninh mạng hay chống Trung Quốc, những trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam cũng đã nhắn tin, ra công văn cấm sinh viên đi biểu tình, cấm tụ tập và cấm cầm biểu ngữ. Thậm chí, có trường còn tổ chức cho thi, kiểm tra… vào đúng những ngày có tin sẽ biểu tình.

Việc cài người vào các nhóm biểu tình để gây rối, kích động và tạo cớ cho cảnh sát Hồng Kông tấn công, đánh đập… cũng là một phương thức quen thuộc. Thậm chí có cả thủ đoạn để vu cáo là khủng bố hay âm mưu lật đổ. Cảnh sát giả dạng thường dân ở Hồng Kông bị phát hiện, có mang cả bom xăng, được đánh dấu bằng các que phát sáng giắt trong túi quần. Ở Việt Nam, người ta cũng phát hiện các công an giả thường dân và người biểu tình, được phân biệt bằng nhẫn hoặc chỉ đeo trên tay.

Chỉ duy nhất một điều khác biệt, là giới truyền thông của Hồng Kông vẫn được hoạt động công khai. Các phóng viên và giới săn tin trên mạng xã hội đã không ngại chui tọt vào ngay chỗ người biểu tình đang bị đánh đập và ghi hình để làm chứng cứ. Trên nhiều video, cảnh sát Hồng Kông cũng đã tức giận, có lúc chực đánh, hoặc đã đánh cả người ghi hình và người cứu thương, nhưng vẫn không ngăn cản được. Ở Việt Nam, máy chụp hình, điện thoại ghi hình… tất cả bị coi là vật dụng nguy hiểm cho chế độ, nên chỉ cần đưa lên, công an thường phục lẫn sắc phục đều bu quanh. Nhưng dù vậy, cũng như Hồng Kông, Việt Nam vẫn có đủ các loại hình ảnh mang tính lịch sử, lẫn chứng cứ cho các cuộc đàn áp phi nhân đó.

Tuy xa mà gần, tuy hai quốc gia nhưng chỉ một phương thức đối phó từ nhà cầm quyền.

Người Việt Nam khát khao một tương lai mới, hay người Hồng Kông đã quá đủ kinh nghiệm về cộng sản nên không thể dừng lại, hai nơi chốn cách xa nhau ấy đều chung một cảm nhận : con người mãi là nạn nhân của chế độ độc tài.

Đặc biệt, loại độc tài ấy, rất dễ nhận ra bởi cùng chung một phương thức, cùng khoác chiếc áo "vì nhân dân, vì ổn định". Mùi vị ấy, thật quen thuộc.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 19/08/2019 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

tuchinh0

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ.

Nhưng Bắc Kinh rõ ràng không dừng lại, và bộc lộ rõ việc muốn chiếm lấy Bãi Tư Chính. Ngày 26/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng Việt Nam "vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm", cho thấy cuộc tranh chấp có nội dung lớn hơn : Bắc Kinh muốn hoàn thành đại nghiệp đường 9 đoạn trên biển Đông, mà Việt Nam là kẻ gây khó trước mắt.

Trên bàn làm việc của các cơ quan tình báo quốc tế, kịch bản về một Bãi Tư Chính còn thuộc quyền Việt Nam, và một Bãi Tư Chính vào tay Trung Quốc ắt đã được lập ra, và cục diện thế giới cũng sẽ thay đổi, dựa vào đó. Từ tháng 5/2019, các thông tin tình báo và chuyển động trên biển Đông đã cung cấp cho ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Mỹ nhận định rằng sớm muộn gì trong năm nay, Trung Quốc sẽ mở một cuộc chiến trên biển với Việt Nam về pháp lý, và có thể cả đụng độ nhanh. Giờ thì điều ấy đã thành sự thật.

Mỹ cũng nhận biết rõ tính toán này của Trung Quốc nên việc tăng cường các chuyến hải hành tự do, gọi là FONOP, hay lên giọng chỉ trích trực tiếp và mạnh mẽ Bắc Kinh là điều dễ hiểu. Tờ The National Interest, số ra ngày 31/7, của tác giả David Axe, với bài viết có nhan đề "Phi tiễn của Mỹ và Trung Quốc nằm chen cứng trên biển Đông, ai sẽ thắng ?" (1) đã nhận định như vậy. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không ngần ngại phô trương việc mang các phi tiễn chống hạm vào biển Đông, thử nghiệm hồi đầu tháng 7/2019 như một cách ngầm cảnh báo.

Rõ ràng hơn, Bắc Kinh cũng phô trương trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo rằng hàng loạt các phi đạn tầm xa có tên DF-26 đã được kéo đến vùng Nội Mông (cách vùng biển Hoàng Sa khoảng 2000 dặm), hướng vào các lộ trình tự do hải hành của Mỹ. Hoàn Cầu Thời Báo cũng không ngần ngại tuyên bố DF-26 có tầm bắn đến 2.500 dặm, và sẽ đánh trúng bất kỳ chiến hạm nào của Mỹ trong vài giây.

Kịch bản của việc Trung Quốc muốn cướp Bãi Tư Chính là gì ? Các nhà phân tích phỏng đoán rằng sau khi tạo các bước gây căng thẳng lên cao, các tàu cá – mà thực tế là các tàu dân quân biển sẽ được đưa ra hàng đầu để tiến vào mục tiêu, sau đó, tạo ra một tình huống bị phía Việt Nam ngăn chận, đánh chìm… dẫn đến cuộc gia tốc và can thiệp của hàng chục tàu cảnh sát biển vũ trang Trung Quốc "bảo vệ tàu cá vô tội". Bãi Tư Chính có thể có một cuộc đổ bộ thần tốc của Trung Quốc, không khác gì trường hợp đảo Gạc Ma. Sau khi cắm cờ, Bắc Kinh có thể ung dung đối phó với Việt Nam – một quốc gia mắc cạn với chiến sách "ba không" của mình, tức 1/ không tham gia các liên minh quân sự. 2/ không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác. 3/ không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam, trong cách thức "đấu tranh" của mình, đang chuyển hướng bố cáo dần các sự việc với các quốc gia để tạo áp lực quốc tế. Gần đây nhất, là Hà Nội đã chuyển sự kiện cho New Delhi – cũng là một cách thăm dò phản ứng Bắc Kinh. Sau Ấn Độ, có thể sẽ có thông tin thêm, rộng hơn, phản đối tăng cấp độ. Nhưng đó cũng là một con dao hai lưỡi vì Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tốc độ lấn chiếm, trước khi mọi chuyện bùng phát ở tầm quốc tế hơn là giữa một vài nước.

Có nhiều hy vọng từ đám đông bàn tán trên các trang mạng Việt Nam, là Mỹ sẽ can thiệp cho Việt Nam. Nhưng đó là một khả năng rất thấp. Bởi câu chuyện Bãi Tư Chính đang trở thành chuyện riêng của anh em nhà Cộng sản – đặc biệt khi Nga vẫn phớt lờ khi công ty khai thác dầu khí Rosneft của họ bị uy hiếp. Và quan trọng nhất, Mỹ sẽ không có tư cách gì can thiệp cho Việt Nam, khi các cơ hội về một liên minh hợp tác quốc phòng luôn bị Hà Nội né tránh. Hãy nhìn vào Hồng Kông, nếu có sốt ruột trước phong trào đòi dân chủ ở đó, Mỹ cũng không thể làm gì hơn là chỉ trích.

Việt Nam cũng vậy, đặc biệt, mọi chuyện có vẻ như thuận buồm xuôi gió cho Trung Quốc, khi người đứng đầu tối cao của đảng- nhà nước Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng chỉ nói chuyện tham nhũng, mà không cất một tiếng nào về an nguy quốc gia, dù gần 1 tháng bị uy hiếp và xâm lấn.

Bãi Tư Chính có thể sẽ mất như Gạc Ma. Và sau đó, người dân Việt Nam sẽ rồi chỉ còn nghe lời tuyên bố dữ dội của một quan chức cấp cao rằng chuyện đòi lại Hoàng Sa, Gạc Ma, Tư Chính là điều của thế hệ con cháu phải làm.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 31/07/2019 (tuankhanh's blog)

(1) Here's How China and America's Missiles in the South China Sea Stack Up, who wins ?

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 7