Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa : Bằng yêu thương, họ bước qua nguy nan

Nhiều năm liền, công việc tìm kiếm và giúp đỡ cho hàng ngàn quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa như vậy, từ Quảng Trị vào Mũi Cà Mau, đã chiếm trọn thời gian và tâm sức của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn. Nhìn các cuộc gặp mặt nhận quà, vui văn nghệ… của các ông, hầu hết là trên 60 với thân thể yếu đuối, bệnh tật, rất dễ tưởng lầm là sự chia sẻ yêu thương mang màu sắc từ thiện như vậy là các sinh hoạt đơn giản tại Việt Nam. Thế nhưng thực tế không phải vậy.

tpb1

Vào mùng 10 tháng 1 vừa rồi, chương trình Tri ân Thương phế binh – Việt Nam Cộng Hòa (thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa) lại tiếp nhận thêm 200 quý ông TPB mới ghi danh, nâng tổng số trong danh sách yểm trợ và chăm sóc sức khỏe hàng năm cho các ông, lên đến 6575 người.

Trong một lần tổng kết vào ngày 11 tháng 3, năm 2019, linh mục Lê Ngọc Thanh có nói đến khoảng 800 ông hiện nay vẫn còn chưa nhận được quà. Trong các lý do nêu ra, linh mục Lê Ngọc Thanh liệt kê về chuyện đường xá cách trở, thiếu thông tin, khó khăn liên lạc… nhưng bên cạnh đó, cũng có những ông sau khi ghi danh tham gia chương trình Tri ân, khi quay về nhà tại những miền quê hẻo lánh, vẫn bị công an khu vực đến hạch hỏi, thậm chí gây khó dễ trong đời sống thường nhật. Chính vì vậy, có những người đã buộc lòng im lặng từ bỏ, không dám nối lại với chương trình.

Tháng 12 năm 2018, trong lần trò chuyện với một quý ông, từng là địa phương quân ở Vĩnh Long đến tham dự chương trình ở Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ông kể rằng nơi ông ở có 3 người là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhưng chỉ có ông là dám đến tham dự. Còn 2 người kia dù đã ghi danh như rồi bỏ, vì công an đến nhà làm việc, và nhắc rằng "không được tham gia các chương trình của nhà thờ tổ chức". Người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa kể câu chuyện này, nói rằng ông đi từ 4g sáng đến Sài Gòn, mang theo bao nylon đựng quần áo để thay khi vào chương trình, rồi sau đó trở về lúc 3g chiều, ăn mặc như đang ở nhà, nhằm tránh không để ai tò mò hỏi han gì.

Hành trình nối lại sợi dây yêu thương giữa con người và con người qua chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, thật không dễ trong một chế độ mà mọi cuộc dò xét, thẩm vấn, tra tấn… liên quan đến các vấn đề xã hội đều luôn có những lời mớm cung đầy ác ý vào giới Công giáo.

Tháng 6 năm 2018, khi các cuộc biểu tình chống lại dự luật Đặc Khu và An ninh mạng diễn ra ở cả nước, đặc biệt bùng phát ở Sài Gòn, thì các cuộc trấn áp tàn khốc nhất cũng diễn ra. Tại công viên Tao Đàn, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã dựng nên một khu tra tấn hàng trăm người không khác gì bọn khủng bố Trung Đông. Chị Tuyết Lê, một cư dân ở ngoại ô vào trung tâm để biểu tình bị bắt về đây và bị đánh đến gãy răng hộc máu miệng. Những công an viên trẻ và khỏe mạnh, khi bắt đầu cuộc thẩm vấn đã mang găng tay bọc sắt màu xanh dương, đấm vào mặt chị và hỏi rằng "có phải linh mục xúi giục đi biểu tình không ?". Khi chị phản ứng, một công an khác mang vào chân đôi giày nặng, bọc sắt để tra tấn, kiểu của Bắc Triều Tiên, đá vào sườn của chị, và hỏi "mày có phải là đạo Công giáo không ?"

Đỉnh điểm của cuộc tra tấn đó là hai vợ chồng người Công giáo khác, anh Trịnh Toàn và chị Nguyễn Thanh Loan bị đánh đến chấn thương sọ não. Khi thấy anh Toàn hộc máu và ngất đi, vài ba an ninh thường phục lôi anh Toàn lên xe taxi chở ra bệnh viện cấp cứu Sài Gòn vứt ở đó. Khi nhân viên y tá yêu cầu yêu cầu làm giấy tờ để chụp CT (chụp cắt lớp vi tính - CAT scan)  đầu xem vết thương, những người an ninh này đã im lặng bỏ đi ra ngoài. Đến chiều hôm đó, chị Loan, vợ của anh Toàn mới liên lạc được người thân để mượn tiền chữa cho chồng, vì giấy tờ và điện thoại của 2 người đều bị công an cướp đi. Câu hỏi quen thuộc "Có phải đi biểu tình theo lời linh mục" và "mày có phải là đạo Công giáo không ?" cũng được áp dụng với cả hai anh chị.

Phía Nhà nước đã làm mọi thứ để cản trở những chiếc xe lăn hay những ông cụ được dìu vào tham gia các chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nơi nhà thờ Công giáo. Từ nhiều đời lãnh đạo ở Sài Gòn, với những gương mặt lãnh đạo được báo chí nhà nước ca ngợi là "hiểu biết", "có học", "có lòng"… như ông Đinh La Thăng hay đến ông Nguyễn Thiện Nhân, mọi sự sách nhiễu với những con người tàn tật chỉ thay đổi từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi. Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành từ nhà thờ Kỳ Đồng, đã rất hài hước, nhưng cũng rất mỉa mai khi bình luận rằng "Sống hơn 44 năm trong chế độ cộng sản, tôi học được một điều rằng họ không tiết kiệm một lực lượng hay một nguồn lực nào để tấn công vào các cuộc tập hợp, mà không cần biết rằng đó chỉ là tập hợp vì yêu thương".

Đã có nhiều thắc mắc được đặt ra về việc vì sao Nhà nước hiện nay lại khó chịu với những người già yếu tàn tật như vậy, cũng như rất chịu khó hành động với chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa mà không màng gì đến thể diện hay tư cách của một hệ thống cầm quyền. Nhưng câu trả lời, dường như chỉ có một. Đó là chính quyền hiện tại sợ hãi bất kỳ bóng dáng hay tinh thần của một chế độ tự do mà họ đã tiến công bất ngờ và nắm quyền từ năm 1975 đến nay. Việc vây hãm nghĩa trang quân đội Biên Hòa, ngăn cản các lễ giỗ của các cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, rượt bắt bất kỳ ai mang trang phục có màu sắc hoàng kỳ… Đó là câu trả lời dễ nhận dạng nhất.

Dường như một chiến thắng năm 1975 mà bộ máy tuyên truyền của chế độ hiện nay ca ngợi không tiếc lời, vẫn không giúp cho những nhà lãnh đạo ăn ngon ngủ yên. Vì thế đến những cuộc nối kết yêu thương giữa con người và con người, cũng đã làm họ giật mình giữa đêm như vừa qua ác mộng.

*****************

Năm 2013, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành nhận được lời đề nghị tiếp nối việc giúp đỡ cho các quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ hòa thượng Thích Không Tánh. Lúc đó sức của chùa Liên Trì không còn đủ để lo cho các quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nữa, vốn số lượng tăng lên ngày càng nhiều, cũng như các cuộc ngăn cản của công an tại chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, khi đó ngày càng gắt gao hơn.

tpb2

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành

Linh mục Phạm Trung Thành nói rằng lúc đó, ông chợt nhận ra một sứ mạng lớn phải theo đuổi, không chỉ là việc giúp đỡ cho kẻ khó, mà như ông tâm tình dưới đây, đó là một hành trình lên tiếng cho sự thật và công bằng.

Và rồi chương trình tri ân "Bên nhau đi nốt cuộc đời" bắt đầu và ngày càng lớn mạnh. Hàng ngàn người đã tìm đến Phòng công lý và hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn. Những món quà được trao đi, những bữa cơm thân tình chia sẻ và những niềm vui hiếm hoi sau hàng chục năm, ngày miền Nam Việt Nam được "giải phóng". Nhưng điều lớn lao hơn là những con người từ lịch sử của một cuộc chiến tranh gặp nhau, thanh thản vì thấy mình được trả lại phẩm giá, được sống với sự thật và danh dự.

Trong cuộc trò chuyện với linh mục Phạm Trung Thành vào cuối năm 2018, có lúc ông ngừng lại một chút vì điện thoại, rồi sau đó quay sang cười lớn "an ninh nào đó cảnh báo rằng sân nhà thờ treo cờ hoàng kỳ, nhưng đâu có, chỉ là những băng rôn có mai vàng mừng Tết thôi".  Gương mặt ông lúc nào cũng vậy, cười vui và thanh thản với mọi thứ ập đến.

Và ngay trong phần trả lời về những điều xấu nhất có thể đến, ông vẫn luôn xen kẻ bằng nụ cười hiền lành của mình. An nhiên.

Tuấn Khanh : Đây đã là năm thứ 6 của chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa "Bên nhau đi nốt cuộc đời", đến năm nay thì chương trình đã có những điều gì đáng lưu ý, thưa Cha ?

Phạm Trung Thành : Mỗi năm, chi phí cho hoạt động này mỗi năm lại tăng. Thí dụ năm 2106 là 21 tỷ, đến năm 2017 đã là 26 tỷ. Đến hôm nay, vừa rồi chúng tôi tổng kết là 28 tỷ. Con số tăng nói lên một điều là người đến tham gia mỗi ngày một nhiều. Việc này đồng nghĩa với việc những người góp sức thực hiện chương trình này cùng chúng tôi cũng đã biết đến chương trình nhiều hơn để tiếp cận.

Tuấn Khanh : Chỉ là những hoạt động mang tính từ thiện, nhưng theo Cha, vì sao nhà cầm quyền lại tìm nhiều cách, hết lần này đến lần khác ngăn cản chương trình thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, thậm chí nối kết với các tỉnh xa để ngăn chận ?

Phạm Trung Thành : Phải nói là nhà nước này không tiết kiệm một lực lượng nào, một ảnh hưởng nào, sức mạnh nào… để can thiệp điều họ không thích. Tôi rút ra được điều này từ việc sống 44 năm dưới chế độ cộng sản. Họ không muốn một tập hợp nào, một thành phần nào lớn lên, mạnh lên mà không thuộc hệ thống của họ. Bất cứ điều gì tập hợp, phải thuộc về họ như Đoàn thanh niên của họ, Hội phụ nữ của họ, Hội luật sư của họ…

Nhưng phải nói là cái gì hiện nay mà đụng đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa là họ rất sợ (cười). Cho dù đó là những ông đã què cụt hay đui mù, già yếu gì đó thì họ cũng rất sợ.

Nhưng cũng không thể phủ nhận là chính quyền rất sợ những hoạt động của tôn giáo nói chung, đặc biệt lúc này là giới Công giáo. Một phần thì người theo đạo đã nhiều, và bên cạnh đó còn có phần là họ thấy mình không đủ sức kiểm soát được đám đông này.

Trực diện mà nói thì riêng nhà Dòng chúng tôi cũng bị coi là có "vấn đề" với chính quyền do chúng tôi luôn lên tiếng trước bất công, luôn suy nghĩ độc lập… Với những điều nói trên, họ ra sức đánh phá nhưng nhiều năm qua, với nhiều hình thức, nhiều cách… họ đã không thành công trong việc ngăn cản. Nhưng dù vậy, công việc chăm sóc các quý ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ngày càng rộng, ngày càng sâu hơn.

Chúng tôi được kể lại nhiều chuyện mà họ ngăn cản. Tệ nhất là họ chọn tấn công từ phía các quý ông từ chính quyền địa phương nơi các quý ông cư ngụ. Nhưng càng ngày càng không thành công do nhiều ông đã thoát ra được nỗi sợ hãi thường ngày để ghi danh và tham gia chương trình này.

Tuấn Khanh : Gần đây râm ran tin đồn là nhà cầm quyền ở Sài Gòn đã rất khó chịu, muốn chấm dứt các hoạt động thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Thậm chí có tin họ là sẽ tìm cách cho chương trình ngừng hoạt động trong năm 2019 này, theo Cha nghĩ, mọi thứ sẽ còn được tiếp tục bình yên không, trong năm nay ?

Phạm Trung Thành : Khi nãy anh nói một ý về hoạt động từ thiện của chúng tôi. Nhưng tôi xin phép được nói thêm đôi chút về chuyện này. Với tư cách là linh mục, và là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi không coi công việc chúng tôi đang làm là chuyện từ thiện.

Nghĩa là, với chúng tôi từ thiện là chia sẻ, nâng đỡ về vật chất cho những người kém may mắn nhưng hiện tại, chúng tôi coi đây là sứ mạng của nhà Dòng, của anh em chúng tôi trong việc đi nói lên sự thật, nói lên lẽ phải và trả lại công bằng cho những người bị tước đoạt. Chúng tôi không đơn thuần gây quỹ, chi tiền, giúp cư trú… Những việc đó chỉ là một phần thôi, vì chúng tôi không phải là một tổ chức hoạt động từ thiện, chúng tôi làm vì sứ mạng công bố một sự thật. Chúng tôi phải tiếp tục, phải làm theo sức của mình.

Sự thật là những con người đó không có tội. Sự thật là những người đó không "ngụy" như lời tuyên truyền. Lúc này là lúc cần phải trả lại sự công bằng cho họ. Hơn nữa là phải cám ơn họ, tri ân họ, vì họ đã hy sinh một phần thân thể cùng tuổi thanh xuân của họ cho sự bình an của Miền Nam Việt Nam.

Tuấn Khanh : Có vẻ như các Cha đang rất cô đơn trong xã hội này, dù chỉ khởi đi bằng lòng yêu thương. Hiện tình đất nước cho thấy những gì làm trái ý nhà nước độc tài, thường đem lại những kết quả rất xấu. Và liệu khi điều xấu nhất đến, thưa Cha, mọi người đã chuẩn bị gì cho bối cảnh đó ?

Phạm Trung Thành : Chúng tôi luôn luôn sẳn lòng đối diện với mọi sự khó khăn. Vì đó cũng là điều căn bản trong sự dấn thân mà chúng tôi đã chọn. Trong cuộc đời của chúng tôi, Chúa chưa bao giờ hứa hẹn cho chúng tôi sự vinh quang của trần gian này, nhưng Chúa lại chỉ rõ nơi đến của thập gía và nỗi khổ đau. Thậm chí, lúc này Chúa hứa hẹn những khung cửa hẹp, những sự bắt bớ những không phải là con đường thênh thang dễ bước.

Nếu không dám chọn đối diện, chúng tôi đã không chọn làm linh mục, không chọn Tin mừng để đi.

Điều quan trọng mà tôi đã thưa chuyện với anh, là chúng tôi đi để công bố một sự thật, lấy lại sự công bằng cho những con người đã bị tước đoạt. Chúng tôi luôn tin rằng nếu đó là việc của Chúa thì không ai có thể phá được. Còn nếu đó không phải là việc của Chúa, tức nó sẽ bị tiêu diệt. Tôi vừa mới nói với anh em cộng tác viên của chương trình thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là chúng ta không cần lo gì cả khi phụng sự ý Chúa. Nếu đây là điều mà chúng ta tạo dựng để tìm tên tuổi hay quyền lợi cho riêng chúng ta – thì tự chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn tin rằng mình sẽ đối diện với khó khăn nhưng sẳn lòng chấp nhận và tin, và hy vọng.

Nếu Chúa đóng cánh cửa này, thì ắt sẽ mở một cánh cửa khác. Những gì đã diễn ra trong những năm qua, đều chứng minh rõ như vậy. 

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 15/03/2019 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Vụ án của Hồ Duy Hải đủ sức là một trong những hồ sơ về nhân quyền lớn nhất của Việt Nam, thông qua câu chuyện anh thanh niên bị vu cho tội giết người. Dù các chứng cứ dàn dựng ngu ngốc đều bị lật tẩy, các lời khai không khớp và quy trình tố tụng sai phạm toàn phần, nhưng Hải vẫn bị kêu án tử, rồi sống lay lất hoãn thi hành án trong nhà giam 11 năm nay, sau khi áp lực của công luận áp đảo.

Có quá nhiều tin tức được viết xuống, nói với nhau trong dân chúng, là Hải phải chết thay cho con cháu của một quan chức cấp cao, kẻ phạm án vẫn được sống ung dung, trong khi gia đình thì tán gia bại sản kêu oan, không ai còn có được cuộc sống bình thường. Và Hải thì luôn thức dậy mỗi sáng với bàn chân luôn phải đứng giữa lằn ranh sống và chết.

Hồ sơ về nhân quyền tại Việt Nam và quyền được sống với công lý của loài người, cũng cần có một chương về Hồ Duy Hải, để gửi lên Liên Hợp Quốc và tất cả những quốc gia trên thế giới, những nơi khinh bỉ và ghê tởm chuyện công lý bị chà đạp hay sự thật bị bóp méo.

Trong câu chuyện đầu năm với Hồ Thị Thu Thủy (1991), em gái của Hồ Duy Hải, nghe kể mới thấy rợn người vì sự đốn mạt của ngành công an tỉnh Long An. Suốt trong nhiều năm, công an ở đó không ngừng đến gia đình để khuyên nhủ Thủy và mẹ của cô đừng kêu oan cho Hải nữa, đừng nghe lời xúi giục mà đau thương cho người thân của mình. Thủy tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, hành nghề kế toán, sau đó làm việc ở bệnh viện Thủ Thừa, Long An. Rồi cùng mẹ vác đơn đi kêu oan cho Hải nên bị công an là áp lực với chỗ làm khiến cô phải thôi việc vào đầu năm 2015.

hai1

Từ trái qua : luật sư Trần Hồng Phong, bà Loan mẹ của Hải và cô Thu Thủy

Tuấn Khanh : Suốt trong năm vừa rồi, gia đình Thủy đã làm thêm được những gì cho Hải ?

Hồ Thị Thu Thủy : Dạ, gia đình em chỉ nghe ngóng tin tức xem ở Hà Nội có hội họp hay đợt xét nào đó là chạy ra ngoài đó để nộp đơn, xin cứu xét trường hợp anh Hải. Mẹ em ngồi ở nhà cũng không yên vì không biết là đơn từ của mình gửi có đến tay người ta hay không nên gom được chút tiền nào là đi giờ đó liền.

Tuấn Khanh : Lần thăm gặp gần đây nhất thì gia đình thấy Hải ra sao ? Việc thăm gặp có dễ dàng không ?

Hồ Thị Thu Thủy : Lần thăm gặp gần đây nhất là 14 tháng 12 năm 2018. Mỗi lần đi theo mẹ vào thăm anh Hải thì em phải đều phải làm đơn, rồi làm bản cam kết. Em phải ghi là chấp nhận không được đưa thông tin gì bên ngoài cho anh Hải. Chỉ được hỏi về sức khỏe và chuyện trong nhà thôi. Thông tin bên ngoài là tiến triển vụ án ra sao, luật sư đang làm gì hay mẹ ra ngoài Hà Nội nộp đơn, kêu oan như thế nào thì không được kể cho anh Hải biết.

Tuấn Khanh : Tại sao ? Đó là quyền và việc của Hải thì tại sao Hải lại không được biết ?

Hồ Thị Thu Thủy : Dạ, họ o ép gia đình, và họ cũng muốn bưng bít thông tin bên ngoài để anh Hải không được biết gì hết. Nhưng thỉnh thoảng có lúc cần quá thì ở nhà cũng tìm cách nói. Dĩ nhiên mỗi lần nhắc vậy thì đều bị cán bộ đứng gác nhắc nhở và hăm là nếu nói nữa thì chuyến sau sẽ không được gặp mặt Hải nữa. Còn nếu không, gia đình đã nói ra rồi thì khi trở vào trại, anh Hải sẽ bị làm khó làm dễ.

Tuấn Khanh : Nhưng tinh thần của Hải thì sao ?

Hồ Thị Thu Thủy : Anh Hải sức khỏe thì có nhưng tiều tụy. Nhìn mặt thì biết là tinh thần luôn bị áp lực. Anh Hải thì không dám nói ra nhưng mình nhìn thì mình biết. Khi gia đình hỏi thăm thì anh Hải gật, nói có hết nhưng nhìn vẻ mặt thì mình biết là không phải vậy. Có cán bộ ở đó thì ảnh không dám nói gì hết. Hiện mỗi tháng được gửi đồ thăm nuôi 1 lần và một lần mang đồ thăm nuôi vào gặp mặt.

Tuấn Khanh : Hiện luật sư đang lo vụ án của Hồ Duy Hải là ai ?

Hồ Thị Thu Thủy : Luật sư Trần Hồng Phong là người lo mọi thứ về pháp lý. Nhưng ông không nhận tiền thù lao. Khi ký hợp đồng ban đầu xong thì ông coi gia đình như người thân và giúp mọi thứ. Ông có nói thấy gia đình khó khăn quá nên quyết định hỗ trợ miễn phí cho gia đình. Ông nhiệt tình lắm, nhờ đủ các nơi thăm hỏi tình hình của anh Hải và tự mình viết bài. Cứ có chút gì là ông gọi báo cho gia đình biết để mình đừng tuyệt vọng.

Tuấn Khanh : Từ lúc khi báo chí cũng như giới luật sư đã phản bác quy trình tố tụng và bản án, dẫn đến việc quốc hội phải lên tiếng khiến Hải được hoãn thi hành án tới nay, thì mọi thứ đã có biến chuyển gì mới không ?

Hồ Thị Thu Thủy : Dạ, phía công an vẫn im lặng anh à. Gần nhất chỉ có một chuyện bất thường – mà em cũng gọi cho luật sư để nói cho ông biết – là có một phái đoàn thi hành án từ Hà Nội vào (29/3/2108) và yêu cầu đóng án phí và kiểm tra xem Hồ Huy Hải có tài sản gì không. Gia đình em ngạc nhiên và hỏi đi tìm điều này để làm gì nhưng họ không giải thích và nói là chỉ thi hành lệnh của cấp trên mà thôi.

Gia đình bàn bạc với nhau, và cảm thấy chuyện này không bình thường. Dì Rưỡi của em nói nếu đóng án phí, tức chấp nhận bản án tử hình đã kêu của Hải, nên gia đình bác bỏ chuyện này dù mức đóng án phí chỉ hơn triệu đồng. Nhưng không hiểu sao họ đi từ ngoài Hà Nội vào để nài nỉ mình đóng mức án phí nhỏ như vậy, rồi còn nói rằng gia đình đừng lo, nếu mai mốt không có tội thì sẽ được trả tiền án phí lại.

Mọi người trong gia đình ai cũng thấy chuyện này có gì mờ ám, và chất vấn họ ngược lại. Nhưng xông xáo khuyên gia đình đóng tiền án phí như thế nào thì họ cũng lãng tránh và đổ mọi thứ về phía trung ương nhanh không khác gì. Rõ ràng họ muốn mớm gia đình làm những điều họ muốn, cho một mục đích nào đó, hơn là quan tâm đến vấn đề công bằng, công lý của anh Hải.

Tuấn Khanh : Phía công an địa phương còn làm khó dễ gia đình như lúc trước không ?

Hồ Thị Thu Thủy : Dạ, vào thời điểm cấm thăm gặp (2015) thì công an họ làm ghê lắm. Nhưng sau này, nhờ có công luận nên họ bớt lại. Phần lớn là họ tìm gặp gia đình khuyên răn là đừng nghe lời xúi giục mà đi kêu oan, đừng phản đối… giờ thì không đến thường xuyên như trước nữa. Nhưng phía hàng xóm láng giềng, người quen biết thì họ hiểu và thương gia đình, thương anh Hải nhưng cũng rất ngại công an đến làm phiền. Còn những nhân chứng quan trọng, có lợi cho anh Hải, thì công an đến cấm không được nói chuyện vụ án với ai, không được cung cấp thông tin, không được trả lời báo chí, kể cả luật sư của anh Hải. Ngay lúc này anh có gọi điện thoại cho họ, thì họ cũng sẽ không dám nói gì và sẽ nói thẳng là công an cấm không cho nói gì hết.

Tuấn Khanh : Vậy thì trường hợp anh Hải, chỉ có thể là gửi đơn kêu oan, chờ đợi chứ không thể làm gì khác ?

Hồ Thị Thu Thủy : Dạ, công việc bao năm qua chỉ chủ yếu là gửi đơn. Mỗi tháng gia đình đều gửi, có tin gì thì gửi thêm. Mẹ ra Hà Nội thì cầm đơn ra gửi tận nơi thêm vô nữa. Không một lần nào gia đình bỏ lỡ, kể cả được phép thăm anh Hải thì khó khăn thế nào gia đình cũng đi, không bao giờ em và mẹ hết hy vọng về việc kêu oan cho anh Hải.

Tuấn Khanh thực hiện

Nguồn : RFA, 11/01/2019 (tuankhanh's blog)

Tham khảo :

Nhật ký thăm nuôi tử tù Hồ Duy Hải

Hồ Thị Thu Thủy

1. Nội quy thăm gặp

Trước khi kể lại chi tiết, tôi xin nói sơ qua Nội quy thăm gặp của Trại tạm giam Tỉnh Long An. Một tháng thân nhân được gửi quà 2 lần vào ngày 15 và 30. Gặp mặt 1 lần vào ngày 15. Tôi nói vậy để mọi người dễ hiểu, nếu trùng vào ngày thứ 7 và Chủ nhật thì dời lại vào ngày thứ 6 (Nội quy chung). Còn riêng đối với tử tù, ngày gặp mặt thì lại dời trước 1 ngày thăm nuôi (tức là vào ngày 14). Tùy gia đình mỗi người sắp xếp đi thăm gặp vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Tôi thắc mắc hỏi và được giải thích như sau : "Chia ra như vậy cho đỡ đông người và gia đình không phải chờ lâu". (Sau ngày hoãn thi hành án đến nay) Đối với gia đình tôi thì đúng 8g sáng sẽ có mặt tại Trại tạm giam để vào làm thủ tục thăm gặp. Vào cổng phải trình chứng minh nhân dân, tiếp đến vào Phòng tiếp dân duyệt giấy tờ thăm gặp gồm : 1. Đơn xin thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam ; 2. Phiếu gửi quà ; 3. Bảng cam kết (Chỉ riêng gia đình Hồ Duy Hải mới làm giấy này).

2. Bảng cam kết

Bảng cam kết là do gia đình viết theo yêu cầu từ phía Trại giam. Nội dung : "Tôi sẽ thực hiện đúng Nội quy Trại tạm giam quy định", tức là hai bên chỉ được hỏi thăm sức khỏe của nhau và gia đình. Ngoài ra, không được nói gì liên quan đến vụ án và những việc xảy ra bên ngoài. Nếu vi phạm sẽ không được thăm gặp nữa !

3. Chi tiết cuộc gặp mặt

Bây giờ, tôi xin được kể chi tiết vụ việc từ khoảng thời gian 2 năm trở lại đây.

Thời gian và địa điểm tôi đã nêu ở phần trên. Sau khi, Giám thị trại giam kiểm tra giấy tờ đầy đủ và đúng quy định thân nhân sẽ được vào gặp.

Ở đây tôi xin nói rõ luôn là tôi : Hồ Thị Thu Thủy và mẹ của tôi là bà Nguyễn Thị Loan (tức em gái ruột và mẹ ruột của Hồ Duy Hải). Tất cả các thiết bị như : điện thoại, máy quay phim, máy ghi âm,... đều phải bỏ vào tủ gửi đồ bên ngoài, rồi mới được đi vào Khu thăm gặp tử tù (Khu vực hỏi cung). Phòng thăm gặp chia ra làm hai : từ cửa bước vào là bàn dài và ghế cho thân nhân ngồi. Còn phía sau là ghế hàn bằng sắt cho tử tù ngồi. Được ngăn ra bởi 1 song sắt chỉ được nhìn nhau và nói chuyện. Họ sắp xếp chỗ ngồi cho tôi và mẹ tôi ổn định sau đó mới dẫn Hồ Duy Hải ra.

Chúng tôi có được hơn 30’ để nói chuyện với nhau. Từ xa tiến đến phòng thăm gặp, anh Hải nhìn thấy tôi và mẹ thì rất vui. Những lần mẹ tôi đi Hà Nội kêu oan thì lại khác, anh Hải rất buồn vì không được gặp mẹ. (Thông thường những lúc vắng mẹ tôi là bên ngoài gặp những tin xấu nhất, mẹ tôi phải gấp rút phản bác lại). Hai chân của anh bị cùm lại nhìn rất xót xa nhưng tôi và mẹ phải cố giấu đi cảm xúc vì sợ anh Hải buồn. (Xin nói thêm những năm đầu bị giam giữ, họ cồng luôn hai tay của anh Hải). Về sức khỏe của anh Hải thì tôi tạm cho là khỏe, người anh gầy gò và xanh xao.

Chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện với sự giám sát của 4-5 người. Phía sau tôi và mẹ 3 người, phía sau anh Hải 2 người. Họ chăm chú lắng nghe rất kỹ nếu có nói gì đến việc "Kêu oan" thì họ nhắc nhở ngay. Nếu nói thêm nữa có thể cuộc trò chuyện sẽ bị chấm dứt ngay và bị đuổi ra ngoài. Chúng tôi cố gắng đưa thông tin vào cho anh Hải vững tin vì trong đó họ bưng bít mọi thông tin. Anh Hải muốn nói gì cũng phải nhìn sắc mặt của cán bộ trại giam rồi mới dám nói. Những phút đầu chúng tôi hỏi thăm về sức khỏe, công việc của nhau. Anh Hải thì hỏi thăm và gửi lời thăm từng người trong gia đình và họ hàng.

Đặc biệt, những ngày Tết thì anh Hải gửi lời Chúc Tết đến quý luật sư đã luôn giúp đỡ anh về mặt pháp lý. Tiếp đến, tôi và mẹ động viên anh Hải cố gắng giữ gìn sức khỏe và ăn uống đừng lo nghĩ gì nhiều vì bên ngoài đã có tôi và mẹ lo cho anh : "Vụ việc của con giờ không chỉ trong nước mà lan rộng ra đến Quốc tế đều biết" vì muốn anh Hải lạc quan và yên tâm hơn tránh bị tác động tâm lý xấu !

Việc quan trọng nhất mà mẹ tôi luôn đề cập đến là việc "kêu oan" cho anh Hải. Lần nào vào mẹ tôi cũng nói mặc dù đã bị họ nhắc nhở lớn tiếng. Anh Hải nói "Mẹ ráng kêu oan cho con nhanh nhanh nha Mẹ để con còn về nhà nữa. Sau lâu quá vậy ?". Mẹ tôi chỉ đáp lại một câu : "Ráng nha con. Chủ tịch nước bận nhiều việc, từ từ họ sẽ giải quyết cho Con mau về !". Anh Hải nói tiếp : "Sao không đến nhà riêng của ông cho nhanh !" (Chúng tôi chỉ biết lặng im trong lúc này... không lẽ nói thẳng ra là họ VÔ CẢM. Hàng ngàn lá đơn, thư và sự kêu gào đến thảm khóc của mẹ tôi mà họ có thèm đoái hoài gì đến đâu).

hai2

Phiếu xác nhận chuyển phát bảo đảm đơn kêu oan của Hồ Duy Hải trong năm 2018

Quay lại một chút những lúc tôi một mình vào thăm gặp anh. Tôi nói Mẹ ra Hà Nội kêu oan cho anh rồi. Trong này họ có bắt anh ký giấy tờ gì không ? Rồi có ai vào gặp anh nữa không ? Có ăn gì nhớ ngửi trước nếu có mùi lạ thì đừng ăn sợ bị đầu độc ? Có gì không biết thì anh phải nói gia đình hỏi ý kiến luật sư nha, đừng để bị họ gạt ?

Cứ thế thời gian trôi qua hết giờ thăm gặp, tôi và mẹ tôi bịn rịn xin được ôm anh họ không cho. Chỉ cho nắm và hôn lén lên bàn tay anh. Chúng tôi ra về còn anh ở lại, tôi luôn mong ước anh được về cùng tôi và mẹ. Bước ra và ngoái đầu lại, anh tôi cũng khóc vì sợ tôi và mẹ buồn. Anh cũng cố che đi những cảm xúc của mình !

(Thu Thủy ghi)

Published in Diễn đàn

Luật sư Võ An Đôn nói sau khi ông phát đi đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông vào ngày 4/12 vừa rồi, mọi thứ vẫn lặng như tờ. Mặc dù theo luật, ông đã phải nhận được câu trả lời.

Việc khởi kiện của luật sư Võ An Đôn dấy lên 2 chiều dư luận : một là chẳng được gì và chỉ thêm hại thân, nhưng ở phía khác thì tin rằng hành động của ông sẽ gợi ý nhiều hơn về tư cách và hành động của giới luật sư, lâu nay vốn vẫn bị coi là những người thường xuyên bị tước đi sức mạnh nghề nghiệp trong chế độ độc tài.

Từ Phú Yên, luật sư Võ An Đôn cho biết ông vẫn chờ một phiên tòa của mình, và biết rõ sẽ là người thua cuộc, nhưng lại là người chiến thắng trong việc phơi bày tất cả.

vad1

Luật sư Võ An Đôn - Courtesy Blog Tuấn Khanh

Tuấn Khanh : Với những gì đã diễn ra, luật sư nghĩ rằng phía Bộ Tư có đủ lý lẽ để bác bỏ mọi yêu cầu khiếu nại của mình không ?

Võ An Đôn : Trong đơn khiếu nại, tôi có yêu cầu Bộ Tư Pháp làm rõ những gì mà tôi bị kết tội. Chẳng hạn tôi yêu cầu xác định câu nói nào, nội dung nào là tôi tuyên truyền hay nói xấu Nhà nước, Đảng hay giới luật sư. Thậm chí tôi còn đề nghị cách làm rõ những điều tôi nói, chẳng hạn như về việc chạy án thì cứ đến các văn phòng luật sư điều tra các sự việc đó thì sẽ ra ngay. Bên cạnh đó, báo chí Nhà nước cũng hay đăng các vụ luật sư chạy án như một ví dụ rất rõ. Tuy nhiên những yêu cầu của tôi vẫn không được làm rõ là tôi sai cụ thể như thế nào, họ vẫn im lặng, vì vậy tôi không đồng ý.

Tuấn Khanh : Nhưng cho đến nay, phản hồi phía Bộ Tư Pháp thì sao ?

Võ An Đôn : Về chuyện khiếu nại, từ lúc tôi gửi đơn cho đến khi nhận được thư khẳng định kỷ luật là 6 tháng. Trong khi đó luật quy định là trong vòng 30 ngày là Bộ Tư Pháp phải trả lời bằng văn bản. Chỉ chuyện đó thôi đã quá hạn 5 tháng rồi.

Tuấn Khanh : Luật sư đã gửi đơn khởi kiện Bộ Tư Pháp sau sự bê trễ và sự khẳng định rất quan liêu về trường hợp của mình. Tóm tắt nội dung khởi kiện của anh luật sư là gì ?

Võ An Đôn : Thứ nhất, việc đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loại tên tôi ra khỏi danh sách là không đúng, vì họ cho rằng tôi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để nói xấu nhiều nơi nhưng họ lại không đưa ra được bằng chứng. Và dù vậy, khi khiếu nại lên Bộ Tư Pháp thì nơi này lại giữ nguyên kết quả. Theo luật của các luật sư và văn bản hướng dẫn các trường hợp xử lý các vấn đề của luật sư, thì tôi không phạm vào trường hợp nào để bị xóa tên khỏi danh sách.

Trong quy định, bị xóa tên khỏi đoàn luật sư, chẳng hạn như lừa đảo lấy tiền khách hàng, phạm tội hình sự… và đoàn luật sư tỉnh Phú Yên cũng không xác định được đặt tôi vào bất kỳ trừng hợp nào trong việc kỷ luật cả.

Nếu nói dựa vào luật pháp hoàn toàn, tôi tin tôi sẽ thắng kiện Bộ Tư Pháp 100% nhưng kết quả thường là chỉ đạo nên tôi cũng dự trù trước sự thất bại của mình.

Tuấn Khanh : Về phía đồng nghiệp, có ai dám ủng hộ luật sư một cách công khai không ?

Võ An Đôn : Tôi từ đầu đã tính đến việc nhờ sự hỗ trợ của tất cả những đồng nghiệp đã từng lên tiếng ủng hộ mình. Sau khi có tin tôi gửi đơn kiện, rất bất ngờ nhiều người đã nói sẽ cùng đồng hành với tôi khi ra tòa (chú thích : Ngày 10/12/2017, đã có hơn 100 luật sư ký thư gửi kiến nghị lên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phản đối về quyết định kỷ luật luật sư Võ An Đôn. Tuy vậy, cho đến lúc này, tôi đề nghị các anh chị đó ẩn danh để chờ có quyết định ra tòa, đề phòng những trường hợp không lường trước được.

Nhưng ngay cả trong trường hợp xấu nhất là nếu bị áp lực nào đó mà những anh chị em đó không thể tham gia được, thì tôi sẽ nhờ những người dám nói lên sự thật cùng tham gia bảo vệ cho mình. Theo luật, bất kỳ ai có quyền công dân, đủ 18 tuổi đều có quyền tham gia bảo vệ người khác trước tòa, nên tôi sẽ chọn dám cất tiếng để ra tòa cùng với mình.

Lâu nay, nhiều phiên tòa diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là tòa về nhân quyền hay chống lại các thế lực đen tối trong xã hội… thường diễn ra bất thường như một tuồng diễn sân khấu, không có giá trị gì về công lý, luật sư hình dung phiên tòa của mình có rơi vào bối cảnh tương tự không ?

Tôi cũng có hình dung trước về điều này. Đây là một phiên tòa người dân kiện cơ quan Nhà nước, và kịch bản là ở phiên tòa, nhân vật Bộ trưởng Bộ Tư Pháp sẽ không xuất hiện. Án này sẽ là án bỏ túi, và tôi sẽ thất bại.

Tuấn Khanh : Biết mình sẽ thất bại, nhưng luật sư vẫn đâm đơn kiện ? Vậy ý nghĩa khác của chuyện này là gi ?

Võ An Đôn : Căn cứ vào pháp lý, tôi sẽ là người thắng. Nhưng diễn biến ở phiên tòa, tôi sẽ là người thua. Nhưng tôi vẫn khởi kiện vì muốn cho những ai quan tâm đến luật pháp ở Việt Nam có cơ hội nhìn thấy công lý là như thế nào. Chỉ cần theo dõi, và nhận ra sự thất bại của tôi là vì lý do gì, cũng là một cách để thấy hiện thực trên đất nước này ra sao.

Kế đến, vụ kiện này, tôi muốn tạo thành một tiền lệ để các đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư Việt Nam khi muốn tước chứng chỉ hành nghề của một người nào đó, đều phải cân nhắc và đúng luật chứ không thể hành động đơn giản theo chỉ đạo.

Tuấn Khanh : Để nói một lời với cộng đồng những người đang theo dõi câu chuyện của luật sư, thì đó là lời nhắn như thế nào ?

LS. Võ An Đôn : Tôi mong mọi người quan sát tường tận sự việc của tôi, để nhìn thấy rõ mọi thứ. Theo dõi tôi là bảo vệ tôi. Và tôi có thất bại thì cũng là lúc để mọi người nhìn thấy thêm nhiều điều khác rõ ràng về luật pháp và tòa án ở Việt Nam.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 23/12/2018

Published in Diễn đàn
lundi, 26 novembre 2018 15:39

Vương quốc bóng đêm

Cảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ.

bongdem1

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẳn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi.

Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng "vậy thì ăn mì sống cũng được”. 

Dĩ nhiên, đó là bản lĩnh của người trong cuộc, nhưng với người bên ngoài, thì nghe quặn đau. Bởi tự do của một con người bị tước đoạt, giờ lại nghe đâu cuộc sống cũng dần bị cấu xé từng phần, theo kiểu vô luân nhất mà hiện thực Việt Nam được biết.

Lần đầu tiên, từ trại giam Nghệ An ra sân bay, gia đình ông Thức đã viết thư khẩn cho bạn bè, người quen. Ngay trong đêm, khi máy bay chưa cất cánh về Sài Gòn, thư đã đến với từng người. Có nhiều người đã không ngủ được. Những lời nhắn từ các luật sư, bác sĩ, giới truyền thông… liên tục qua lại với nhau trong đêm ấy.

"Sau khi đọc bài hát của ảnh tặng Ba, ảnh nói ngay là cách đây 4 ngày (tức Thứ Ba), lúc 5g15, thức dậy ảnh thấy chao đảo, đo huyết áp rất cao : 150/110, mồ hôi ra rất nhiều, uống nước thì bị ộc ra, ộc ra có lẫn một vài sợi máu tươi. Nằm một lát thì ộc ra rất nhiều mật vàng, mật xanh, chao đảo, nghiêng ngã, quay cuồng. Y tế trại giam cho uống 2 viên thuốc thì ộc ra hết. Họ nói "bị tuần hoàn não".

Đến 7g, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn cơm bình thường nhưng cả ngày hôm đó mệt lắm. Đếm hôm sau thì trở lại bình thường đến hôm nay.

Anh Thức nói nhờ bác sĩ xem như vậy là bị gì.

Anh Thức dặn tháng sau gia đình đi thăm vào ngày 8/12 nhưng nếu bác sĩ thấy tình hình sức khoẻ của ảnh gấp thì ra thăm ảnh ngày 1/12.

Anh Thức nói bây giờ ảnh cảm thấy không an toàn, không dám ăn cơm trại, chỉ ăn mì gói cầm cự kêu cứu nhân dân, bạn bè quốc tế. Nếu trại không phát nước sôi thì ăn mì sống.

Anh Thức cho biết bây giờ trại giam gây khó khăn cho ảnh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây, họ chỉ cần nói "lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết" để trả lời các phản đối, yêu cầu căn cứ luật của anh Thức.

Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư. Họ không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh và nói với anh Thức sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết. Anh Thức hỏi căn cứ thì họ không trả lời. "Những gì tốt đẹp trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa", anh Thức nói vậy.

Về thư yêu cầu luật sư Trần Vũ Hải lo cho vụ án của ảnh và đề nghị luật sư vào gặp, anh Thức nói là sẽ làm nhưng bây giờ thư từ nó chậm lắm (trại giam làm chậm duyện hoặc không gửi đi)"(trích)

bongdem2

Những hình ảnh về phong trào tiếp sức tuyệt thực, đòi trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức- Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức

Có chi tiết đáng chú ý, là khi ông Thức kể về chuyện ông bị ngộ độc, các nhân viên của trại giam để yên cho ông nói, như một cách mượn ông Thức truyền đạt sự kinh sợ cho gia đình. Nhưng khi bàn về các vấn đề luật pháp, và việc pháp lý được giao cho luật sư tìm hiểu thì họ lập tức ngăn cản. Cũng vậy, mọi đơn từ hợp pháp của ông Thức gửi cho các cơ quan công quyền và luật sư đều bị ách tắc, cản trở.

Nhà tù ở Việt Nam lạ lùng như vậy đó. Nó không khác gì kiểu vương quốc của bóng đêm, mọi thứ được điều khiển bằng ý chí của một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà cái ác và sự bất lương được lấy làm căn bản. Luật pháp chỉ là thứ để giới thiệu về cái bóng của sự văn minh, được nhà cầm quyền luôn trình diễn sự rượt đuổi.

Tương tự như bộ phim Monster Inc của trẻ con – về những giống loài chỉ có thể tồn tại và lớn lên bằng năng lượng tạo ra từ sự sợ hãi của kẻ khác - nhà tù Việt Nam cũng thích tạo ra sợ hãi như vậy, không chỉ cho người bị giam giữ, mà còn nhắm đến cả người thân của họ ở bên ngoài.

Chúng ta vẫn nghe chuyện nhà tù Việt Nam ngăn chận không cho tù nhân gặp người nhà trong nhiều tháng, không cho gọi điện thoại về, cho tù thường phạm đe dọa, đánh đập, chuyển trại giam thật xa, heo hút để làm khổ người bên ngoài, khủng bố tinh thần người bị giam, đau bệnh không được chăm sóc đúng mức cần thiết… Những điều đó, ắt phải có mục đích tạo ra cảm giác bất lực và đau đớn cho cả gia đình của người bị giam hãm. Vương quốc bóng đêm ấy không chỉ dành cho người tù, mà nó tạo nên sự thì thầm sợ hãi và đau đớn cho cả một xã hội quen sống với nhân ái và luật pháp.

Nhưng đừng quên, trong đau đớn ấy, con người còn biết nuôi dưỡng cả sự căm giận và sự nhận thức về đổi thay.

Lấy sợ hãi làm nền tảng cho sự tồn tại cho mình, thế kỷ này, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ. Hãy chạm vào nhận thức, về một nền văn minh phải đi tới và mọi sự tồn tại của các chế độ đều có giới hạn nhất định, thì bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự ấu trĩ đang sụp đổ trong vương quốc, mà bóng đêm không bao giờ là vĩnh cửu. 

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/11/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 19 novembre 2018 23:20

Đánh tù nhân trong nhà giam

Vì sao Lưu Văn Vịnh phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ ?

Trong lời tường thuật từ gia đình của các tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ thì từ ngày 5/10/2018, sau khi bị 3 tù cùng phòng đánh đập đến mức bất tỉnh, anh Nguyễn Văn Đức Độ vẫn không kể gì cho gia đình. Bị đánh nhiều quá, anh Độ đạp cửa phòng, gọi cán bộ đến can thiệp và xin đổi sang phòng giam khác nhưng vẫn bị từ chối. Anh Độ lại tiếp tục bị đánh đến mức phải đưa đi bệnh xá. Mãi đến ngày 15/11/2018, anh Lưu Văn Vịnh hay chuyện, báo cho gia đình của anh, và nhắn rằng phải lên tiếng cho anh Độ, thì lúc đó mọi người mới biết.

danh1

Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ - Ảnh minh họa

Tình trạng tù nhân lương tâm bị đánh trong trại giam xảy ra rất nhiều. Nhưng phần lớn các tù nhân lương tâm đều không có những phản ứng tức thì. Chẳng hạn như tù nhân lương tâm Hoàng Bình, anh bị đánh đến bầm hai mắt nhưng không nói gì, ngay cả khi gặp gia đình, đến cả tháng sau gia đình mới biết. Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa cũng vậy, hơn tháng sau gia đình mới được nghe họ kể lại.

Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang mãi đến khi mãn hạn tù, gia đình mới biết những tháng đầu anh ở trong trại cũng bị vô cớ hành hung. Khang khi bị giam chung với những tù nhân hung dữ và tìm cách gây gỗ, anh đã biết mọi chuyện rồi sẽ rất xấu nên luôn quay mặt vào tường đọc kinh thầm trong suy nghĩ, tránh va chạm. Ấy vậy mà nửa đêm, anh vẫn bị một tù nhân nhảy tới đạp đập đầu vào tường, mũi đầy máu. Tù nhân ấy vừa chửi thề vừa nói Khang đọc kinh làm phiền.

Trong chuyến thăm tù nhân lương tâm Trần Thị Nga mới đây ở trại Gia Trung, khi nói chuyện với ông Lương Dân Lý về đơn khiếu nại đang có những lời đe dọa hành hung, thậm chí đòi giết chết chị Trần Thị Nga trong trại, cán bộ quản giáo đã nói rằng không có chuyện để cho tù thường phạm đánh đập hay đe dọa Trần Thị Nga. Nhưng khi ông Lương Dân Lý hỏi lại rằng "Vậy các anh nghĩ rằng Trần Thị Nga có thể tự bịa ra chuyện này sao ?", khi ấy các cán bộ mới im lặng, không nói tiếp nữa.

Nhưng vì sao có rất nhiều trường hợp tù nhân lương tâm bị tù thường phạm đánh đập nhưng họ không lên tiếng ngay để tố cáo, mà chỉ kể lại như chuyện đã rồi ?

Ngoài các trường hợp như tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Nọc Như Quỳnh… là lên tiếng ngay khi có sự cố, nhưng rất nhiều người thì cho qua. tù nhân lương tâm Hoàng Bình khi kể lại với gia đình, anh nói rằng biết rõ những tù thường phạm này gây hấn và đánh anh, vì có sự xếp đặt của cán bộ. Không phải vì sợ hãi, mà Hoàng Bình không muốn gia đình quá lo lắng, cũng như anh biết qua thời gian, những tù thường phạm này cũng sẽ thay đổi thái độ vì thật sự giữa anh và họ thật sự không có thù oán gì. 

Nhiều tù nhân lương tâm cũng giống như Hoàng Bình, đều thường im lặng vì không muốn gia đình mình sợ hãi. Và kế đến họ không mang nặng thù hằn, thậm chí còn trở thành người trò chuyện và hướng dẫn cho những người cố tình gây hấn với mình. Thậm chí có trường hợp khi hiểu những tù thường phạm đó cùng quẩn và khó khăn, họ cũng chia sẻ thức ăn, đồ dùng thêm cho những người đó. Trường hợp tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung (chịu án từ 2010-2014), khi chứng kiến anh tập võ, các tù thường phạm đến nhờ anh dạy, và cũng từ đó mà họ tiết lộ về những chuyện họ được dặn phải làm, bao gồm chuyện phải đánh "dằn mặt" Việt Khang, chẳng hạn.

Câu chuyện về việc đánh đập, sách nhiễu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ, Lưu Văn Vịnh vào tháng 11/2018, qua lời kể của chị Lê Thị Thập, vợ anh Lưu Văn Vịnh, dưới đây là một ví dụ.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 19/11/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Chánh trị sự Hứa Phi, sinh năm 1950, nay đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Ông sống ở một vùng heo hút tại Lâm Đồng để giữ lòng với đạo Cao Đài chân truyền và giữ đời với tinh thần của con dân nước Việt. Thế nhưng, những điều đơn giản ấy có vẻ như vẫn không thể đơn giản được trong thời buổi hôm nay. Rất nhiều lần ông bị côn đồ thường phục xông vào nhà đập phá. Bản thân ông nhiều lần bị đánh gãy tay, hôn mê… đến mức phải đi cấp cứu. Công an địa phương thì luôn là người quan sát và im lặng khi sự việc xảy ra.

huaphi0

Chính trị sự Hứa Phi bị công an đánh đập và cắt râu trước Đối Thoại Nhân Quyền Việt-Úc (23/06/2018)

Mới đây, sau cuộc gặp mặt với Đoàn công tác của Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế, thuộc Cục Dân chủ – Nhân quyền – Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trở về nhà, Chánh trị sự Hứa Phi ngỡ ngàng nhìn thấy nhà cửa, tài sản của mình bị phóng hỏa, tan hoang. Chuyện tưởng chừng như chỉ có ở một vùng đất man rợ nào đó, ngoài nền văn minh của loài người.

Ông đã dành ít thời gian để nói về sự kiện này.

-------------------

Tuấn Khanh : Được biết nhà ông ở Lâm Đồng bất ngờ bị khủng bố, phóng hỏa, nhiều tài sản bị thiêu rụi trong ngày qua sau khi ông đi gặp phái đoàn về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ trở về, xin ông cho biết thêm về tình hình này.

Hứa Phi : Kính thưa quý vị, tôi là Chánh trị sự Hứa Phi, trưởng ban đại diện khối Nhơn Sanh tức bên đấu tranh cho đạo Cao Đài, cũng là đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội gồm 5 tôn giáo chính thống tại Việt Nam. Mục đích của chúng tôi là đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do tôn giáo.

Thường thì chúng tôi vẫn được các cơ quan quốc tế mời thay mặt cho giới tôn giáo nói chung để họ tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo, sinh hoạt của chúng tôi tại Việt Nam như thế nào. Và lúc nào chúng tôi đi gặp những cơ quan này, cũng gặp sự ngăn cản của công an cộng sản Việt Nam. Đơn cử là vào tháng 1/2018, khi đi gặp phái đoàn về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, tôi cũng bị ngăn cản. Tháng 4/2018, khi Tổng lãnh sự quán của Úc mời gặp thì tôi cũng bị công an chặn đường, đánh tôi trực tiếp ngay tại ngôi nhà mà hôm nay bị cháy.

Sau đó, tôi bị đánh tiếp một lần nữa khi tiếp xúc với phái đoàn của Liên Hiệp Châu Âu, gồm Anh, Ý, Đức, Hà Lan, Pháp ở chùa Giác Hoa, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Khi quay về tôi bị đánh thừa chết thiếu sống.

Hôm 5/11/2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về tự do tôn giáo, nhân quyền, lao động đến gặp Hội đồng Liên Tôn tại Sài Gòn. Khi được lời mời, tôi đã đi trước từ mùng 2, vì tôi biết lúc nào tôi cũng bị ngăn cản. Ngày 8/11, tôi quay lại nhà, vào thăm vườn cà phê của mình, thì thấy căn nhà trong vườn dành cho công nhân, chứa các máy móc nông cụ đều tan hoang hết. Mọi phòng và vật dụng đều bị cháy hết. May thay, bồn nước ở trên cao bị cháy ống dẫn nên xả nước xuống, vì vậy mà vài thứ vẫn còn lại. Nếu không có bồn nước đó, mọi thứ đã thành tro.

Xin nói thêm là tôi vẫn phải làm việc hàng ngày để duy trì cuộc sống của mình và gia đình cũng phục vụ cho việc sinh hoạt đạo, vì các cơ sở phúc lợi của Cao Đài, chính quyền Cộng sản đã lấy hết rồi.

Tuấn Khanh : Nhưng kẻ thủ ác có thể là ai ? Ông có thể xác định được không ?

Hứa Phi : Tôi khẳng định rằng, việc này do công an cộng sản Việt Nam làm. Vì người nhà của tôi kể lại rằng vào sáng ngày 4/11 vào lúc 10g sáng, có hai anh công an của Lâm Đồng, tên là Thịnh và Minh vào nhà tìm tôi, xem đang ở đâu. Những người này không thấy nên đi ra, 10 phút sau thì họ cho đóng một cái chốt ngay trước của nhà, canh gác 24/24. Họ canh gác một ngày một đêm nhưng không ngăn được tôi, nên họ tức giận và đốt căn nhà trong vườn cà phê của tôi.

Vào năm 2017, khi tôi đi gặp Đại sứ Lưu động Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ, ở nhà cũng đã bị đập phá mọi thứ từ đường dây, ống nước, cơ sở sản xuất, nhà cửa… Năm nay thì họ đốt nhà.

Tôi khẳng định rằng tất cả những chuyện này đều do công an cộng sản Việt Nam cho người trá hình, gọi là côn đồ đến phá hoại nhà tôi.

Tuấn Khanh : Thưa ông, nếu có lời bàn rằng chuyện khủng bố như vậy, là tư thù cá nhân, chứ không phải là chuyện tự do tín ngưỡng hay riêng đạo Cao Đài, thì ông nghĩ sao ?

Hứa Phi : Tôi bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghép vào thành phần gọi là bất đồng chính kiến. Vì tôi là người quyết tranh đấu cho tự do tôn giáo, và điều phải luôn đi kèm theo là dân chủ và nhân quyền, và toàn vẹn lãnh thổ. Hội Đồng Liên Tôn hình thành cũng vì mục đích đó. Vì vậy, mọi thành viên của Hội Đồng Liên Tôn đều nằm trong tầm ngắm của chế độ này. Riêng cá nhân tôi, là người đại diện khối Nhơn Sanh Cao Đài, đối lập với Hội đồng Chưởng quản Cao Đài Quốc doanh, mà tôi thường gọi là Cao Đài Việt Cộng. Tôi là người lên tiếng đòi chính quyền cộng sản Việt Nam phải trả lời về việc đã lấy hơn 200 thánh thất và đền thờ Phật Mẫu của chúng tôi. Nói cụ thể, tôi là người đấu tranh cho đạo và cho đời mà chính quyền không thích.

Tuấn Khanh : Ông nhận định thế nào về việc hai khối tín ngưỡng tự do là Cao Đài và Hòa Hảo luôn gặp khó khăn gay gắt trong sinh hoạt, từ tập thể đến cá nhân ?

Hứa Phi : Nói chung 5 tôn giáo ở Việt Nam, với các phía giữ quyền tự do tín ngưỡng của mình thì đều bị bách hại hết. Nếu có tôn giáo nào giữ được chân trong Mặt trận Tổ quốc thì người có dè dặt một chút, do nằm trong sự kiểm soát của họ. Riêng Cao Đài và Hòa Hảo là hai tôn giáo hình thành cách đây gần 100 năm thôi, mà hết 70 năm là phải sống dưới chế độ cộng sản rồi, do vậy không thể phát dương rộng rãi. Phật giáo và Công giáo thì lâu đời và có nhiều cơ sở ở nước ngoài, luôn theo dõi và hiệp thông lên tiếng. Đó là tôi nói về phía nhánh gìn giữ quyền tự do tín ngưỡng của mình, và họ luôn bị đàn áp cách này hay cách khác. Nhưng Cao Đài, Hòa Hảo và Tin Lành độc lập thì yếu thế hơn nên bị đàn áp nhiều hơn.

Tuấn Khanh : Thưa ông, với những gì đã xảy ra, ông có muốn gửi một lời nhắn nào đó đến những người đang quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, và cả với những người đã sách nhiễu ông không ?

Hứa Phi : Chúng tôi luôn đem tình thương là giải pháp hàng đầu. Mong những tin tức này loan đi, tất cả chúng ta với tình thần đạo đức, tinh thần nhơn loại xin hãy cùng nhau vận động cho một nền tự do tôn giáo thật sự, chứ không phải là trá hình hiện nay.

Còn với những kẻ đã bách hại chúng tôi, là người có tín ngưỡng, chúng tôi cầu nguyện cho quyền năng thiêng liêng, xoay chuyển cho những người đã nhúng tay vào điều ác được thức tỉnh.

Trong cuộc đấu tranh cho đời, cho dân chủ nhân quyền, chúng tôi cũng cầu nguyện quyền năng thiêng liêng, mong những người lãnh đạo sáng suốt quay về với dân tộc, để đất nước dân tộc thoát khỏi cảnh chủ nghĩa cộng sản cai trị.

Chúng tôi sẳn lòng tha thứ cho những kẻ đã và đang bách hại chúng tôi, kêu gọi họ hãy sớm thức tỉnh về với dân tộc.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn : RFA, 09/11/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Chùa An Cư ở quận Sơn Trà thành Phố Đà Nẳng, có thể là một hình ảnh xót xa nối tiếp của cây chuyện cưỡng chế, đập tan như trường hợp Chùa Liên Trì ở quận 2, Thủ Thiêm, Sài Gòn.

Ngôi Chùa chỉ hơn 300m2 được nhận được lệnh cưỡng chế giải tỏa, mặc dù nhiều yêu cầu đưa ra, trong đó chỉ xin đổi lại một nơi khác để tu tập. Mục đích của Đà Nẳng, hay nói chung là chính sách của Nhà nước vô thần hiện nay tại Việt Nam là triệt hạ các cơ sở tôn giáo độc lập, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Tin cho hay Văn bản cưỡng chế trước đây là từ ngày 24/9/2018, đến ngày cuối là 23/11/2018. Thông báo cưỡng chế chùa lần này là 8 giờ sáng ngày 9/11/2018.

Dưới đây là cuộc trò chuyện với hòa thượng Thích Thiện Phúc, trụ trì chùa An Cư, trước vài ngày Chùa bị cưỡng chế, cùng với sự sách nhiễu và trấn áp nhiều năm nay từ chính quyền.

chua1

Chùa An Cư ở Đà Nẵng - Courtesy Blog Tuấn Khanh

Tuấn Khanh : Nhờ Thầy tóm tắt, nói rõ thêm cho mọi người đuợc biết về hoàn cảnh của Chùa An Cư hiện nay.

Thích Thiện Phúc : Từ 2003-2004, người ta đã có ý định giải tỏa co việc xây dựng nhưng thực chất, ý của họ là nhằm triệt hạ các cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trước đây các văn bản họ gửi đến Chùa, đều đề tên đời của Thầy chứ không đề tên đạo. Nhưng rồi bẳng đi một thời gian, do chuyện kinh tế trì trệ thế nào đó nên họ tạm yên mấy năm. Từ 2014 đến nay thì họ làm lại, mở lại chuyện giải tỏa đền bù. Họ định bồi thường là 400 triệu hơn, nhưng Thầy không chịu giải tỏa.

Trong những bức thư trước đây mà Thầy gửi cho Chủ tịch thành phố, phường quận… Thày có nói rõ là Thầy không có nhu cầu chuyển nhượng hay mua bán đất. Nếu Nhà nước muốn giải tỏa thì giao lại một mảnh đất tương đương để Thầy xây Chùa, thậm chí là Thầy tự làm cũng được, dĩ nhiên trong quá trình xây dựng thì đừng gây khó dễ. Cuối cùng Thầy cũng nói là nếu mọi thứ vẫn không thể đồng thuận được thì viêc cưỡng chế cần báo trước 15 ngày để thu dọn phần cá nhân, chứ không đặt ra yêu cầu gì nữa, vì đã yêu cầu và thiện chí đến đó không được thì thôi.

Tuấn Khanh : Chùa An Cư đã hình thành như thế nào, hiện nay sinh hoạt ra sao ? Giấy tờ của Chùa có đủ hợp pháp để Thầy có thể đối thoại với chính quyền Đà Nẳng không ?

Thích Thiện Phúc : Ngày xưa Thầy đi tu ở Bình Dương, Sông Bé. Nhưng sau đó thì dành dụm và mua lại đất của ông Nguyễn Văn Tỏ, người ở nơi này. Thầy mua dần 2 lần để mở rộng. Mua từ năm 1993, đến năm 1995 thì cơi cất thành Chùa và tồn tại đến nay.

Ngày xưa thì không có chuyện gì hết, đến khi họ biết được là người của Phật giáo Việt Nam Thống Nhất thì họ đàn áp, tấn công.

Hiện tại Thầy không còn một đệ tử nào ở lại hết. Tín đồ cũng lui hết. Bởi chính quyền họ cô lập, phân hóa… mục đích làm tê liệt toàn bộ, kể cả vấn đề kinh tế.

Tuấn Khanh : Chính quyền Đà Nẳng nói họ giải tỏa để phát triển đô thị, văn hóa… đã có bao giờ trong đối thoại, Thầy gợi ý với họ rằng gìn giữ và tôn tạo chùa chiền cũng là việc làm văn hóa ?

Thích Thiện Phúc : Thầy chưa đặt vấn đề đó với họ, nhưng Thầy có nói rằng nếu cần làm gì tốt cho môi trường thì chúng tôi sẳn sàng ra đi, với điều kiện là phải quyết chỗ để chúng tôi sinh hoạt tín ngưỡng như cũ. Nhưng họ không trả lời. Họ cứ âm thầm làm. Thầy nói rằng nếu cần làm bệnh viện, trường học thì chúng tôi sẳn sàng nhường, chỉ xin một trăm mét đất để chúng tôi tái tạo Chùa nhưng họ cứ nín thinh. Họ không thèm nghe gì cả. Mặc dù bề mặt họ cũng lịch sự "dạ thầy" nhưng trong lòng không phải vậy.

Tuấn KhanhNgay vào lúc này, Chùa còn ai ở với Thầy ?

chua2

Hòa thượng Thích Không Tánh trên đất chùa Liên Trì ở Sài Gòn sau khi bị phá huỷ Courtesy Quangduc.com

Thích Thiện Phúc : Không có ai dám tới con à. Mà họ xử sự rất tệ. Kể cả những ngày gần đây, đợi Thầy đi khỏi Chùa thì họ cho người tới chụp hình. Mới hôm trước, họ cho người chạy theo vác ná thun bắn đá vào người Thầy.

Hồi năm ngoái, Thầy đi cúng cho người ta, thì lúc về họ cho 2 thanh niên chạy theo bắn đá vào lưng, vào đầu Thầy. Còn ở ngay trong Chùa thì họ cho người nhỏ keo super vào ổ khóa, quăng bả độc giết chó trong Chùa, đường trước Chùa thì họ cho người rải đinh 3 phân khắp nơi để Phật tử không dám đến nữa. Thầy trò lúc nào phải ra quét để tránh tai nạn.

Trước đây có người thì còn lo cho người ta, chứ bây giờ còn một mình Thầy cũng không lo như trước. Tình cảnh Chùa An Cư giờ đây cũng không khác nào Chùa Liên Trì ở Quận 2, Thủ Thiêm thôi con à.

Đà Nẳng chỉ còn 2 Chùa gọi là liên đới với Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, nay phá Chùa An Cư thì giờ chỉ còn lại một, là chùa bên kia do Thầy Thanh Quang quản thì lâu nay già yếu nên không có hoạt động hay làm gì nữa thì chắc không sao.

Tuấn Khanh : Bị cưỡng chế, Thầy sẽ đi đâu ?

Thích Thiện Phúc : Trong lá đơn mà Thầy gửi cho Chủ tịch thành phố Đà Nẳng, chủ tịch quận… thì điều cuối cùng là nếu chính quyền thành phố này quyết tâm giải tỏa thì Thầy sẽ xin tá túc ở đâu đó. Có vài nơi Thầy có thể đi như Huế, Bình Định hay Sài Gòn để tá túc một thời gian. Mình thấp cổ bé miệng thì biết làm gì ? (cười)

Ngày xưa Thầy mình bỏ ngai vàng điện ngọc mà đi, thì mình hôm nay có sá chi những lúc như vậy. Có người trách là Thầy không thuận với chính quyền nên gặp chuyện như hôm nay nhưng Thầy không làm chính trị. Nhưng bất kỳ ai thì cũng phải có thái độ về chính trị, lúc cần thì phải nói về đất nước, non sông, tiền đồ của dân tộc chứ không giành quyền lực chi của người ta hết.

Thầy có nới với Phật tử là ngay cả lúc phá chùa, họ đến tống Thầy vào tù thì cũng không sao con à. Phật dạy thế gian vô thường. Chùa họ đến phá đi được thì mình cũng có là chi ? (cười)

Tuấn Khanh (ghi)

----------------------

Tham khảo thêm :

Tâm tình của Thầy Thích Thiện Phúc

về việc nhà cầm quyền thu hồi đất Chùa An Cư - Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng (ngày 1/11/2018)

Tôi tên Huỳnh Văn Côi, Đạo hiệu Thích Thiện Phúc. Hiện trú tại Chùa An Cư, Tổ 171 nay là tổ 80 Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo kiến nghị về việc thu hồi đất. Giao cho ban quản lý dự án công trình đường Bạch Đằng sử dụng để xây dựng khu dân cư An Cư 4.

Thưa quý ông bà lãnh đạo thuộc các cấp chính quyền. Xét rằng dự án trên không phải là một dự án quan trọng thuộc bộ Quốc phòng hay các dự án có tầm cở của Quốc gia. Mà là một dự án khu dân cư bình thường. Vì vậy, yêu cầu tái định cư tại chổ là điều khả thi. Vì sự an sinh và phát triển của thành phố, vì sự tọa lạc của chùa An Cư chúng tôi, chúng tôi sẻ ra đi nhưng chúng tôi kiến nghị :

THỨ NHẤT :

- Chúng tôi không bán đất Chùa.

- Chúng tôi không nhận tiền đền bù, không nhận đất ở nơi khác.

- Chúng tôi Không chấp nhận đi đến địa phương nơi khác. Hoán đổi đất và tái định cư tại chỗ đường Vương Thừa Vũ cho Chùa một lô đất bằng tổng diện tích đất mà Chùa bị thu hồi là 317,80m2. Làm lại chùa tương đương với diện tích đã được đo đạc như trong bản kiểm định. Sau khi xây dựng xong cấp quyền sở hữu sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, thì chúng tôi sẽ trao quyền sở hữu sử dụng cũ và tiến hành bàn giao mặt bằng về nơi ở mới.

THỨ HAI :

- Nếu muốn chúng tôi tự định đoạt thì phải cấp lại đất tương đương cũng như trên, sở tài nguyên và sở xây dựng phải cấp giấy quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng để chúng tôi tiến hành làm lại nơi mới, phải bảo đảm thời gian chúng tôi xây dựng lại kẻo tránh những bất trắc có thể xảy ra, đồng thời treo bảng Chùa như cũ. Chúng tôi sẽ bàn giao mặt bằng.

- Trường hợp không giải quyết được, nếu cưỡng chế thì chính quyền thông báo cho tôi biết trước 15 ngày để tôi dàn xếp y phục và dụng cụ cá nhân. Đến ngày cưỡng chế khi chính quyền đến chúng tôi tự đi ra và giao Chùa cho chính quyền định đoạt, cho chúng tôi xem cảnh phá Chùa . Xong chúng tôi đi tìm nơi tá túc.

Kính chúc Quý Ngài Sức Khỏe. Người kiến nghị kính trình.

Tỳ kheo Thích Thiện Phúc

Published in Diễn đàn

Hồi đầu năm, trong một cuộc trò chuyện với bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, tôi có hỏi bà rằng điều gì khiến một người phụ nữ yếu ớt, kín tiếng như bà lại đột nhiên trở thành một người viết đơn gửi cho Liên Hợp Quốc, xuất hiện trên video để kêu gọi công lý cho con mình ? Nói bằng giọng run rẩy, và đôi lúc như muốn chực khóc, bà Bình Minh nói rằng trong sự tuyệt vọng, sức mạnh kỳ lạ nào đó đã bừng lên trong người, khiến bà phải hành động.

phunu1

Bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của tù nhân lương tâm Lê Thu Hà

Chi tiết ít được kể lại, là trong một chuyến thăm nuôi Lê Thu Hà, bà sửng sờ khi nghe Hà hỏi "sao mẹ không đấu tranh cho con ?". Trên đường về bà Bình Minh khóc và nhận ra rằng bấy lâu nay, bà vẫn ở trong vai của một người mẹ cam chịu, đau đớn im lặng nhìn con mình bị tù đày, chịu bất công mà không biết phải làm gì.

Như hàng triệu bà mẹ khác ở bên kia vĩ tuyến 17, bị truyền đời cuộc sống sợ hãi nhà cầm quyền, luôn thủ phận trong cuộc sống vốn đã quá đỗi khó khăn của mình, bà Bình Minh cũng chỉ biết gói ghém những phần thức ăn hàng tháng cho Hà, gói nỗi niềm của mình và quay về với nước mắt câm lặng.

Nhưng chuyến đi đó là một bước ngoặc. Bà Binh Minh quay về và viết xuống lá đơn kêu cứu gửi đi ra bên ngoài Việt Nam. Bà xuất hiện trên một video và nói rành mạch "con tôi vô tội. Hãy cứu lấy con tôi". Rồi từ ngày hôm đó, bà ngẩng đầu nhìn sự nghi ngại của hàng xóm, nhìn nhân viên an ninh lạnh lùng đến nhà bằng niềm kiêu hãnh và an nhiên. Tình mẫu tử đã biến bà thành một người mẹ tranh đấu.

Vào ngày Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tự do, rời Việt Nam, tôi chú ý nhìn vào nhiều hình ảnh và tin tức mô tả, gương mặt bà Tuyết Lan, thân mẫu của Như Quỳnh như biểu lộ sự lùi lại, chọn im lặng : Bà đã nói đủ trong giai đoạn của mình. Suốt từ lúc Như Quỳnh bị bắt cho đến khi ở tù, bà là tiếng nói của Quỳnh đến với mọi người, là tiếng gõ cửa mọi trái tim con người. Trên các đài phát thanh, các hình ảnh và kể cả trong bộ phim Mẹ Vắng Nhà, không biết bao nhiêu nước mắt của bà đã rơi xuống với câu hỏi, vang như tiếng chuông báo tử của kẻ ác "con tôi đã làm gì sai ?" Chỉ có tình mẫu tử vĩ đại mới có thể khiến người mẹ dấn bước vào chỗ gian truân, xướng tên con mình cho đến khi hoàn thành, người mẹ im lặng lùi về chỗ của mình. Người mẹ như biển lớn, mẹ của mọi con thuyền.

Làm sao có thể đếm hay kể hết được về những bà mẹ như vậy, trên đất nước này, vào những ngày tháng hôm nay chập chùng khổ nạn và công lý bị chà đạp. Chỉ nhắc tên họ thôi, chúng ta – nhân dân – cũng đủ quặn đau và hiểu rõ đất nước này đang ở đâu.

Lời kêu gọi của thân mẫu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà

Một trong những người phụ nữ mà tôi sợ phải nói chuyện lại với bà, là mẹ của tử tù Hồ Duy Hải. Bởi câu chuyện, tiếng khóc và lòng kiên nhẫn cuồn cuộn bầm đau của bà khiến người đối diện cảm thấy mình tệ mạt vô cùng, vì đã không đủ sức như Thor, một búa đập nát mọi cái ác và xây dựng lại từ đầu. Hơn 10 năm đứng ở đầu ngõ, ngủ lề đường, bán cả gia sản để đi kêu oan cho con mình, bà Nguyễn Thị Loan đã phải kiên nhẫn từng câu chữ trong cả núi đơn từ của mình. Thậm chí bà phải kiên nhẫn với cả những gương mặt công an nhiều lần đến nhà tra hỏi "ai xúi giục bà đi kiện, ai xúi bà đi kêu oan ?". Trong những lần nói chuyện, bà luôn nấc nghẹn lên với hai chữ "trời ơi". Tôi cũng thường im lặng – bất lực vào lúc đó. Vì tôi không biết nói sao cho bà hiểu rằng ở đất nước này không còn bầu trời. Đất nước này chỉ có đảng cộng sản. Nhưng có gọi đảng cộng sản thay "trời" khi đau thương thì như chỉ tạo thêm dòng năng lượng hãnh tiến, tiếp sức cho sự thống trị mà thôi.

Mẹ tử tù Hồ Duy Hải một mình sang Thái Lan kêu oan cho con

Làm sao có thể kể hết những câu chuyện như vậy, những con người như vậy mà nỗi đau vẫn chồng chất, như oằn mình theo dáng hình của đất nước này. Có soạn văn tế cho những người còn đang sống, có lẽ chúng ta cũng không đủ thời gian để đọc hết được những cái tên.

phunu2

Bà Trần Thị Nga trong một lần xuống đường bảo vệ biển đảo. Ảnh : Mặc Lâm

Trong lần cuối cùng gặp được chị Trần Thị Nga, tôi hỏi nhỏ rằng bị đánh đập liên tục như vậy, sao chị không tạm ngừng lại. "Đau lắm thầy à", ánh mắt của chị Nga như lạc đi khi nhớ viêc chị từng bị các công an giả trang dùng gậy sắt đánh đến gãy chân và tay. Tôi còn nhớ rõ là chị đã rùng mình. "Nhưng em không hiểu sao không ngừng được thầy ạ", Nga nói, ánh mắt lại hồn nhiên như trẻ con. Sau đó, Nga đi tù với án 9 năm.

Thời gian sau đó, tôi vô tình được xem một bộ phim của phương Tây. Phim về những người tiền sử. Các già làng khuyên lớp trẻ rằng không nên đi săn loài mammoth, vì không giết được mà chỉ chọc giận nó. Những người khác thì quyết phải săn mammoth, để vùng đất đó không còn bị hoành hành bởi loài voi dữ khổng lồ này. "Dù sợ hay yếu, chúng ta vẫn không thể để thú dữ trị vì con người", một thanh niên trong phim nói.

Đột nhiên, lúc ấy tôi nhớ chị Trần Thị Nga vô cùng. Và nhớ đến những người mẹ, người chị, người vợ mà tôi biết lẫn vô danh, họ vẫn đang mãi miết thực hành làm người trên đất nước này. Tôi nhớ gương mặt của họ, dáng hình số phận của họ. Tôi nhớ đến rơi nước mắt.

Tuấn Khanh

Nguồn : VOA, 19/10/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn

Tin về việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là "vội vã và tàn nhẫn".

Nhiều năm nay, Hòa Thượng Thích Quảng Độ vẫn được coi là biểu tượng tranh đấu của Phật giáo chân chính trong nước, nhiều lần được các giải thưởng cao quý của quốc tế và được đề cử nhiều lần giải Nobel Hòa Bình.

Để nói thêm về chuyện này, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) dành ít thời gian cho nọi dung dưới đây.

thich1

- Thưa hòa thượng Thích Không Tánh, xin ngài cho biết về tình hình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, mà nghe đâu là đã trở về Thái Bình vào ngày 5/10 vừa rồi.

- Xin được tóm tắt như vậy, Những gì diễn ra không phải là bất ngờ mà đã nằm trong những "xếp đặt" từ lâu rồi đối với ngài. Thực tế lúc này thì hòa thượng Thích Quảng Độ đã về ở Chùa Long Khánh, thôn Đông Đoài, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Ngài đã lớn tuổi và cũng mỏi mệt nên muốn được nghỉ ngơi, và nói chỉ còn chờ lúc vãn sanh. Ngài cũng nói khi ngài mất rồi thì Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên chọn thời điểm thích hợp để cùng họp bàn và bầu chọn vị trí Đệ lục Tăng Thống. Nói vậy bởi lúc này thì ngài chọn nghỉ ngơi mà không từ nhiệm.

- Tuy nhiên, việc ngài về quê và tạm thời không quản lý việc Phật sự trong một thời gian, cũng khiến cho nhiều người lo ngại và nghĩ rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có thể không còn nữa.

- Hiện nay chúng tôi đã nhận được nhiều hình ảnh và thông tin báo rằng ngài hiện cũng an nhàn và không gặp khó khăn gì. Về phần tuổi già của ngài, thì tôi cũng có mừng việc ngài được thảnh thơi vì lâu nay đã quá mệt mỏi rồi. Nhưng về mặt thế sự thì rõ rằng Nhà nước Việt Nam đang đắc lợi vì không còn phải mang tiếng là giam lỏng ngài, hết sức thuận lợi trong các việc đối thoại quốc tế.

Còn về phía Giáo hội (Thống nhất) thì cũng có ý kiến hụt hẫng, buồn lo là việc Đức Tăng Thống quy ẩn như vậy có thể ảnh hưởng đến tồn vong của giáo hội, vốn đã gặp nhiều khó khăn từ 1975 đến nay. Bởi lúc này hình ảnh của ngài thi quá lớn, khó mà thay thế được.

- Tin tức nói là Đức Tăng Thống bị "đẩy" ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện từ 15/9 trong tình cảnh rất o ép, nhưng đến tuần đầu tháng 10 thì ngài mới rời khỏi Sài Gòn. Như vậy là có hay không chuyện ngài đã cố tìm cách ở lại nhưng không còn được nữa ?

- Theo tôi, mọi thứ diễn ra thế nào, thì cũng thuộc về quyết định cuối cùng của ngài, chứ không ai có thể ép được ngài. Mọi lời bình luận như "áp lực chính trị" hay "trục xuất" chỉ có ý nghĩa một phần, vì Đức Tăng thống đã chọn một phương thức theo ý ngài. Bên cạnh đó, mọi thứ như một kịch bản do "ai đó" dàn dựng, đã được sắp xếp, như một cách hờm sẳn từ trước. Có thể Đức Tăng Thống biết, nhưng một thân một mình, sức yếu nên việc ứng phó cho thế nào để phù hợp là điều chỉ có ngài mới rõ. Đây là điều xin quý anh chị cứ tự suy luận đơn giản thì cũng sẽ biết. Được biết, ngay cả ngôi từ đường ở Thái Bình mà hiện nay ngài trở về đã được chính quyền âm thầm xây cất, chỉnh tu từ 2 năm trước. Mọi thứ rất khang trang. Chung quanh các tin tức rối và nhiều, nhưng sự thật thì như tôi vừa trình bày.

- Việc Đức Tăng Thống bãi nhiệm 2 người của Giáo hội và viết thư tay kêu gọi tín đồ, tăng ni… hãy đoàn kết với nhau cho thấy điều gì đang xảy ra trong nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ?

- Trước giờ, Đức Tăng Thống từng ra nhiều giáo chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm. bãi nhiệm, từ chối… nhân sự trong Giáo hội nhưng nói cho đúng, bối cảnh lúc trước ngài bị cô lập, thiếu thông tin rồi nóng lòng vì an nguy của Giao hội nên chịu nhiều tác động của những người có điều kiện kề cận hay liên lạc với ngài. Có giáo chỉ của ngài đưa ra thì hợp lý nhưng cũng có giáo chỉ ký xuống thì lại bất thường… Những việc như vậy cho thấy sự bất cập của Giáo hội và cũng không đúng với hiến chương của Giáo hội. Chẳng hạn như việc ngưng chức của Hòa thượng Thích Chánh Lạc hay Hòa thượng Thích Viên Lý đều là chuyện ai nấy bắt ngờ và lo ngại vì biết rằng ngài chịu nhiều tác động không đúng. Mà những điều đó đã kéo dài nhiều năm chứ không phải đến bây giờ mới có.

Lúc này, trước khi thuận theo việc phải an trí, ngài như muốn làm một vài điều cuối nhằm tạo lại cân bằng cho sinh hoạt Giáo Hội (như trường hợp bãi nhiệm cư sĩ Lê Công Cầu – chú thích của người phỏng vấn). Nếu theo dõi những khó khăn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất lâu nay, ắt quý vị sẽ hiểu.

Nhưng cốt lõi là ngài bị cô lập quá lâu và không được tiếp xúc và thảo luận với chư tôn trong và ngoài nước nên ít kiểm soát đúng được tình hình.

- Rất nhiều Phật tử hoang mang trước sự kiện mới mẻ này. Vốn là một người từng nhiều năm sát cánh bên Đức Tăng Thống và am hiểu tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngài có thể cho một lời khuyên như thế nào về tình hình lúc này ?

- Nhà nước Việt Nam đã hết sức khôn ngoan trong việc giải thoát cho chính họ việc luôn bị lên án là cô lập hòa thượng Thích Quảng Độ. Họ tạo nên các tình huống và đưa đến cung đường hẹp cuối cùng là ngài phải về quê, nơi được tạo dựng rất khang trang đón sẳn. Đức Tăng Thống đã quá già yếu và cô đơn nên không đủ tự chủ trong những việc như vậy. Sự chuẩn bị công phu của phía Nhà nước Việt Nam hoàn toàn đem lại một bộ mặt khác cho họ về vấn đề đàn áp tôn giáo, thuận lợi với Châu Âu trong việc ký kết hiệp ước thương mại chẳng hạn.

Về mặt con người thì chúng ta mừng cho ngài tuổi già sức yếu, nay được yên ổn. Nhưng về mặt Giáo hội thì lại có nhiều nỗi lo.

Tuy vậy, tôi nghĩ rằng mọi thứ trên đời này đều có những huyền cơ, con người, Giáo hội hay đất nước đều vậy. Tôi mong rằng tất cả các tăng ni, tín đồ có một lòng hoài bão với đất nước, dân tộc và đạo pháp nên nuôi một niềm tin rằng mọi diễn biến đều có cơ duyên của nó, còn trước mặt hiện ra chỉ là thời sự của giai đoạn.

Xin mọi người vững lòng, tâm an nhiên, cùng quyết đồng hành với đạo pháp, dân tộc. Khi mọi thứ thuận duyên từ trong ra ngoài, từ quốc nội đến hải ngoại thì những điều tốt đẹp nhất chắc chắn sẽ đến.

Lúc này là lúc ý thức cần phải được gieo và bừng lên trong mỗi con người, biết lo lắng và nghĩ suy cho tiền đồ của quê hương, điều đó quan trọng hơn một diễn biến nhất thời trước mắt.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn : RFA, 09/10/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 14 septembre 2018 13:42

Tuyệt thực & khoan hồng

Bức ảnh trắng đen lịch sử, ghi lại giờ phút mà nhà cầm quyền trả tự do cho ngài Thích Tuệ Sỹ. Đó là một đêm vào năm 1998, trên chuyến xe đưa những ngài cùng nhiều người khác ra khỏi nhà tù. Ngồi chung với ngài, từ trái qua là thầy Thích Phước An, thầy Thích Tuệ Sỹ và thầy Thích Phước Viên.

khoanhong1

(Tặng những người bạn đang âu lo của tôi)

Nụ cười an nhiên vẫn thường trên gương mặt của ngài, một người trãi qua miệt mài những năm tù, thậm chí kề cận với án tử hình ấy, có thể làm bạn phải nghĩ suy về nhiều điều. Phải có trái tim mang đầy niềm tin chính nghĩa, vô úy, vô ngã… mới có thể khiến con người nhẹ bước qua những điều khó tin trong một thế giới với pháp luật, chính trị tăm tối như trong bức hình ấy.

Năm 1978, ngài Thích Tuệ Sỹ bị công an ập vào chùa Già Lam, Sài Gòn, bắt mang đi cải tạo – với lý do như hàng trăm ngàn trí thức, công chức, cựu binh… của miền Nam, mà đường về nhà thì tùy theo vui buồn của các nhà lãnh đạo cộng sản, gọi là khoan hồng. Những tháng năm giam hãm "cải tạo" không tên gọi chính thức đó, kéo dài đến năm 1981.

Năm 1984, ngài bị bắt cùng 17 người nữa, trong đó có giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát. Lý do bắt giữ, mà công an khép tội, nghe cũng rất quen thuộc là "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Nhưng thực chất, cuộc bắt giữ nhằm chặn đứng phong trào phục hưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, sau khi nhà cầm quyền đã tìm cách phế bỏ tổ chức này, bằng cách lập ra một giáo hội Phật giáo của Nhà nước kiểm soát vào năm 1981, và tổ chức này vẫn hoạt động với sự yểm trợ chính trị của nhà nước Việt Nam cho đến nay.

Lúc bị bắt, công trình "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" lớn nhất của hai vị Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, hai bậc học giả Phật giáo hàng đầu của Việt Nam, là việc soạn cuốn Bách Khoa Phật học Ðại Tự Ðiển.

Vào những ngày tháng không có mạng xã hội, không có thư tín tự do và cũng không cơ quan truyền thông quốc tế nào được đi lại, dự khán tòa án, án tử hình đã được áp cho ngài Tuệ Sỹ trong tháng 9/1988. Với các phiên xử đấu tố theo kiểu miền Bắc trước năm 1975, có lẽ không có gì là quá bất thường trong xã hội Việt Nam khép kín bấy giờ, nhưng tin tức về bậc trí giả Phật giáo Việt Nam bị án tử hình đã làm cả thế giới chấn động. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, các tổ chức quốc tế và cơ quan Liên Hợp Quốc đã liên tục chất vấn và làm áp lực với Hà Nội khiến hai tháng sau, án tử hình được chuyển thành án tù chung thân.

Khi ấy, tòa án không có luật sư, và ngài Tuệ Sỹ cũng không làm đơn xin kháng án hay phúc thẩm. Án chung thân đưa ngài đi xa cả ngàn cây số khỏi miền Nam, và giam ở trại Ba Sao, Hà Nam, nhằm cắt đứt mọi liên lạc với giới tăng ni và tín đồ đang đau đớn dõi theo.

Nhưng khi Việt Nam bắt đầu nối kết với thế giới, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận vào năm 1994, những vết nhơ như án tù và sự đàn áp tôn giáo với ngài Tuệ Sỹ cùng nhiều người khác phải được rửa để những cái bắt tay làm ăn được tự tin hơn, sạch hơn. Một phái đoàn đặc biệt được cử đến trại giam gặp ngài, và đề nghị ngài viết đơn xin ân xá, để được nhà nước khoan hồng. Thậm chí đơn được đánh máy sẳn, đề sẳn tên người gửi là chủ tịch Trần Đức Lương. Đơn chỉ cần ngài ký tên là xong.

Nhưng ngài Tuệ Sỹ đã từ chối lá đơn xin ân xá đó, và trả lời rằng : "Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi". Việc ép buộc diễn ra với những kiểu khác nhau, và để chống lại, ngài đã tuyệt thực để phản đối.

Khác với trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, sau 10 ngày tuyệt thực và tin tức lan đi, nhà cầm quyền phải nhượng bộ và trả tự do cho ngài. Nhưng một năm sau đó thì ngài lại gặp khó khăn trong việc sinh hoạt tín ngưỡng, để rồi luôn như trong tình trạng giam lỏng hoặc theo dõi chặt chẽ, suốt từ đó đến nay.

Sự kiện ông Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực chống lại việc ép buộc viết đơn xin ân xá, cho thấy suốt bao nhiêu thập niên, chính sách của nhà tù và kiểm soát chính trị của nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn không đổi, chỉ có gay gắt hơn và thách thức hơn.

Hai con người trong hai thời điểm khác nhau, nhưng hoàn toàn giống ở chỗ, khi ngài Tuệ Sỹ tuyệt thực, ngài không tin rằng ai đó bên ngoài sẽ giúp được mình. Ngài chấp nhận cái chết đến trước mắt như lẽ đương nhiên vì không muốn quỳ gối trước cường quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Thức thì biết mình được ủng hộ bởi nhiều người, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận cái chết đến, vì biết khó mà thuyết phục một nhà cầm quyền như Việt Nam biết thượng tôn pháp luật một cách đơn giản theo lẽ nhân loại văn minh.

Hình ảnh chung của cả hai con người ấy, là nụ cười. Đích đến là chân lý, luôn làm con người mạnh hơn cả ngục tù và súng đạn. Khi đích đến là chân lý, nụ cười luôn ở trên môi. Nụ cười đó, là khoan hồng vô lượng sẵn có trong tim, đủ thức tỉnh dân tộc giữa những đêm dài tăm tối.

Tôi luôn nhớ, và tôi mời bạn cùng nhớ.

(Bài viết, nhân ngày tuyệt thực thứ 32 của Trần Huỳnh Duy Thức, tại trại giam số 6, Nghệ An)

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 13/09/2018 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn