Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vẫn còn những khoảng lặng, những e dè

BBC, 17/02/2024

Sáng 17/2, một số người dân Hà Nội đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc.

biengioi1

Một số người dân đến Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hà Nội vào sáng 17/2/2024 để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh biên giới với Trung Quốc

Ngày 17/2/1979 đánh dấu thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước, sau khi Trung Quốc đã thực hiện nhiều vụ xâm nhập bằng vũ lực nhỏ lẻ dọc biên giới.

Cuộc chiến diễn ra chưa đầy một tháng, từ 17/2 đến 16/3/1979, nhưng các nhà nghiên cứu và quan sát đánh giá đây là cuộc chiến khốc liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia láng giềng từng là đồng minh trong Chiến tranh Việt Nam.

Trên thực tế, sau ngày 16/3/1979, xung đột còn kéo dài suốt hơn 10 năm, Trung Quốc vẫn duy trì nhiều sư đoàn, trung đoàn độc lập áp sát biên giới và hai bên vẫn không ngừng giao tranh, mãi đến năm 1991 thì mới bình thường hóa quan hệ.

Một điều khác biệt nổi bật là so với các cuộc chiến tranh với Pháp, Nhật và Mỹ trước đây, Chiến tranh biên giới 1979 cùng với cuộc hải chiến Gạc Ma 14/3/1988 ít được chính quyền Việt Nam nhắc đến.

Tình cảm người dân hướng về các liệt sĩ của cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc cũng "bị chính quyền giám sát chặt chẽ", theo lời một người dân ở Hà Nội nói với BBC sáng nay 17/2.

Người này nói thêm rằng khi đến nghĩa trang Hà Nội ở đường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm vào buổi sáng cùng ngày thì có một số nhân viên an ninh đã đứng canh sẵn.

biengioi2

Một số người dân Hà Nội đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố sáng 17/2

‘Bớt căng thẳng từ hai phía’

Bà Đặng Bích Phượng là một trong những người có mặt tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng khoảng hai, ba năm trở lại đây, chính quyền không còn làm khó khi người dân đi thắp hương, tưởng niệm nữa và điều này là xuất phát "từ hai phía".

"Từ phía chính quyền, họ giảm căng thẳng là vì việc biểu tình, thắp hương mang tính phong trào rầm rộ như ngày xưa không còn nữa. Trước đây có đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, còn bây giờ chỉ có mấy ông bà về hưu, không bị o ép làm ăn thì mới đi viếng.

"Khi phong trào mạnh và lan rộng thì chính quyền sẵn sàng dùng biện pháp thô bạo để trấn áp. Trước đây, người dân căng băng rôn, biểu ngữ và hô hào như 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược' thì bên an ninh can thiệp. Còn giờ thay đổi rồi, người dân không làm rầm rộ nữa và chính quyền cũng không làm căng với mình", bà Phượng nhận xét.

Nhưng bà cũng gửi cho BBC những tấm hình ghi lại việc một số thanh niên mặc thường phục, cầm máy quay dí sát vào mặt những người dân đi thắp hương tại nghĩa trang.

"An ninh bây giờ không có lịch sự nữa, họ ngang nhiên và thách thức, đe dọa nhưng tôi nghĩ họ làm không đúng đối tượng. Vì đi viếng toàn là những ông bà già, còn có cả cựu chiến binh".

biengioi3

Một số thanh niên mặc thường phục, cầm máy quay dí sát vào mặt những người dân đi thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hà Nội

So sánh với nhiều năm trước, bà Phượng nhận xét "có sự thay đổi" vì bà kể rằng có một dạo, chính quyền cho lực lượng dân phòng ra gây sự và chửi bới người đi thắp hương, gây phản cảm và phần nào "bôi bác chế độ". Nhưng năm nay bà Phượng cùng bạn bè tới nghĩa trang thì không thấy lực lượng này.

"Chúng tôi chủ trương là năm nào nhà nước không thực hiện việc tưởng niệm, nhắc đến thì người dân chúng tôi duy trì để chính mình và con cháu ghi nhớ ngày này. Còn nếu họ làm thì mình hoan nghênh. Bất cứ nước nào thì cũng cần ôn lại lịch sử, để không quên quá khứ chứ không phải khơi dậy sự hận thù", bà Phượng bộc bạch với BBC.

Cuộc chiến thường bị né tránh

Hiện Việt Nam đã gia nhập "Cộng đồng chia sẻ tương lai" với Trung Quốc sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 12/2023.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được coi là mối nguy an ninh lớn nhất đối với Việt Nam, từ các sự kiện trong quá khứ như Hải chiến Hoàng Sa (tháng 1/1974), Chiến tranh biên giới (từ tháng 2/1979) và Gạc Ma (tháng 3/1988) tới những yêu sách chủ quyền và các hoạt động thực địa gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc ngày nay.

Một số ý kiến cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô vào năm 1990, Chiến tranh Biên giới dần "rơi vào quên lãng" một cách có chủ đích, rằng phía Việt Nam đã "hoàn toàn cho qua vấn đề" sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn rằng quan hệ hai nước từ nay "hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai".

Và Hà Nội đã trung thành với cam kết của mình, giữ quan hệ hòa hoãn với Bắc Kinh bằng cách không tưởng niệm rầm rộ trong những ngày như 17/2 hoặc 14/3.

Những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến biên giới nhiều hơn, với tên gọi "Trung Quốc" được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là "tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước". Năm nay cũng không ngoại lệ.

Vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến biên giới, thời điểm được coi là một cột mốc quan trọng thì các báo trực thuộc trung ương như báo Nhân dân, Quân đội nhân dân "quên" sự kiện này.

Đài VTV trong chuyên mục V-Zine có ấn phẩm đặc biệt với nhan đề Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - Không thể lãng quên nhưng bài viết gần 2.000 chữ lại "quên" đề cập tới "Trung Quốc".

Các báo đoàn hội, báo ngành, báo địa phương như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, báo An Giang, Yên Bái và một số tờ báo điện tử… đồng loạt lên bài về chiến tranh biên giới, khai thác các câu chuyện của cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, hoặc phản ánh những đổi thay tại các tỉnh biên giới nơi gần nửa thế kỷ trước là chiến trường khốc liệt trong cuộc chiến giữa hai nước "núi liền núi, sông liền sông".

Báo điện tử VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam viết : "Sự kiện không mong muốn này như một vết cắt lịch sử nhưng không vì thế mà trở thành rào cản ngăn cách hai nước láng giềng cùng chung định hướng xã hội chủ nghĩa xích lại gần nhau hơn".

Về phía truyền thông Trung Quốc, các cơ quan trung ương như Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã... cũng hầu như "quên mất" cuộc chiến. Báo chí Trung Quốc cũng không đưa tin về hoạt động của lãnh đạo nước này liên quan đến dịp 45 năm cuộc chiến tranh biên giới.

Về phía chính giới Việt Nam, một số lãnh đạo cấp cao từng có các hoạt động tưởng niệm liệt sĩ của Chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng thông thường các hoạt động này ít được truyền thông, hoặc thường tránh ngày kỷ niệm 17/2.

biengioi4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào tháng 5/2023

Đơn cử, hồi tháng 5/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, các cơ quan truyền thông nhà nước như báo điện tử Chính phủ, Nhân dân, VOV, Tuổi Trẻ... đều không hề đề cập tới tên Trung Quốc trong suốt bài tường thuật lễ dâng hương tưởng niệm của người đứng đầu chính phủ.

Và hôm nay, không có hoạt động hay thông điệp nào của ông Phạm Minh Chính liên quan đến kỷ niệm 45 năm cuộc chiến được báo chí đưa tin.

Trước đây, vào ngày 14/7/2022, ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn đương chức chủ tịch nước đã gặp mặt các đại biểu Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên-Hà Tuyên ngay tại Phủ Chủ tịch nhân kỳ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Các báo như Quân đội Nhân dân, Lao động, báo Chính phủ đưa tin về sự kiện nhưng không nhắc đến tên Trung Quốc.

Vào tháng 7/2014, cũng tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã tiếp 80 cựu chiến binh Sư đoàn 356, đơn vị được đánh giá là đã có nhiều thành tích bảo vệ biên giới phía Bắc tại các cao điểm thuộc Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1984 đến 1988.

Ông Trương Tấn Sang cũng được cho là nhân vật đầu tiên trong 'Tứ trụ' thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 vào ngày 17/2/2016, gần một tháng sau Đại hội XII, khi ông chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng 4 cùng năm.

Ông Võ Văn Thưởng khi còn làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng từng tới thắp nhang tưởng nhớ các liệt sĩ ở biên giới phía Bắc. Ông đã không làm điều đó vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến khi giữ chức Chủ tịch nước.

Một số nhà quan sát cho rằng có vẻ đã có một thỏa thuận hoặc sự ngầm hiểu giữa hai phía về việc tránh khơi gợi những ân oán cũ.

Nguồn : BBC, 17/02/2024

******************************

45 năm cuc chiến Vit-Trung : Nhóm dân s kêu gi ‘đánh giá đúng lch s

VOA, 17/02/2024

Sát dp k nim 45 năm cuc chiến tranh biên gii Vit-Trung 17/2, gii xã hi dân s đc lp trong nước ra mt bn tuyên b chung, kêu gi chính quyn Vit Nam "đánh giá đúng lch s" s kin này, đng thi phn đi các khu hiu tuyên truyn v mi quan h thân hu gia hai nước láng ging.

ngoimo1

Ngôi m c a m t li t sĩ hy sinh ngày 17/2/1979.

Các t chc xã hi dân s và hàng chc cá nhân nêu mt s yêu cu đi vi nhà cm quyn : Đưa cuc chiến tranh t v 1979 vào s sách ; báo chí, truyn hình thông tin rng rãi trong và ngoài nước ; th hin trong các bo tàng lch s và t chc công khai l tưởng nim đng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong cuc chiến tranh t v chng xâm lược Trung Quc ; ging dy trong các nhà trường.

T chc Lp Quyn Dân, Din đàn Xã hi Dân s, Câu lc b Nguyn Trng Vĩnh, Câu lc b Lê Hiếu Đng, Câu lc b Phan Tây H, cùng các cu công chc và nhng người lên tiếng v s bá quyn ca Bc Kinh ký tên vào bn tuyên b chung được chia s rng rãi trên mng xã hi hôm 14/2.

T Hà Ni, giáo sư Nguyn Đng Cng, mt trong nhng người ký bn tuyên b, nêu ý kiến vi VOA rng s kin ngày 17/2/1979 là bài hc lch s mà các thế h người Vit nên ghi nh.

"Cuc chiến năm 1979 biên gii rõ ràng là mt hành đng tráo tr ca Trung Quc dưới thi Đng Tiu Bình. Ông Đng Tiu Bình ngang nhiên cho rng phi dy cho Vit Nam mt bài hc. Nguyên nhân sâu xa là Trung Quc đánh đ tr thù vic quân Vit Nam đánh Pol Pot Campuchia trong lúc Pol Pot được Trung Quc ng h rt mnh".

"Đó là mt cuc chiến tranh mà dân Vit Nam phi ghi nh", v giáo sư ngành xây dng, tng nhn danh hiu "Nhà Giáo Nhân Dân" và đã t b Đng, nhn mnh.

Bn tuyên b nhc li biến c này vi vic Bc Kinh "xua 600.000 quân chiến đu và phc v chiến đu cùng 400 xe tăng xâm lược Vit Nam…".

Bà Sương Qunh Đà Lt, mt thành viên ca Câu lạc bộ Lê Hiếu Đng, nêu ý kiến cá nhân ca bà vi VOA :

"Chúng tôi mong mun nhà cm quyn Vit Nam phi công nhn cuc chiến này, không vì lý do gì, vì lch s là lch s, đ người dân Vit Nam biết v s tht ca cuc chiến đm máu này. Tôi ng h nhng li kêu gi ca các trí thc và mun rng chính quyn Vit Nam phi lng nghe nhng điu đó".

Các nhóm dân s và các trí thc này nhn thy rng t trước đến nay nhà nước không t chc l tưởng nim 17/2, nhưng h cùng các nhóm đc lp khác và cng đng mng "l dân" thường t chc thp hương các khu vc khác nhau đ ghi nh s kin này.

H cũng cho VOA biết rng vic tưởng nim này, dù vi quy mô rt nh, vn thường thì b chính quyn ngăn cn, cm đoán.

"Vit Nam là quc gia láng ging ca Trung Quc, Vit Nam cn mt môi trường hòa bình, hp tác bình đng, cùng phát trin. Nhưng lch s là lch s, lch s phi được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lch s t v ca Vit Nam chng Trung Quc xâm lược là máu xương ca toàn dân tc qua 4.000 năm lch s", bn tuyên b chung viết.

Các nhóm xã hi dân s cho rng biến c ngày 17/2/1979 và nhng gây hn liên tiếp trên vùng bin ch quyn ca Vit Nam cho đến hôm nay đã cho toàn th nhân dân Vit nam cũng như toàn nhân loi hiu mt cách chính xác "quyn li quc gia dân tc ca Trung Quc và ca Đng Cng sn Trung Quc là ti thượng, sn sàng tiêu dit bt c ai, bt c lúc nào, khi cn thiết".

Tuyên b nhn đnh rng các khu hiu ng chí", "cùng h tư tưởng", "cùng chung vn mnh" ch là "xo trá la di, chng có ý nghĩa gì trong quan h gia hai nước".

Hi tháng 1/2022, trong mt đng thái được dư lun chú ý, Th tướng Vit Nam, ông Phm Minh Chính, đến thp hương ti Khu tưởng nim các Anh hùng lit sĩ Pò Hèn, thuc thành ph Móng Cái, Qung Ninh, đ tưởng nim các lit sĩ ca đt nước đã ngã xung trong cuc chiến này.

T trước đến nay chính quyn thường kim soát cht ch các hot đng đông người liên quan đến yếu t Trung Quc và ngăn cm các hot đng tưởng nim do các nhóm dân s t chc.

"Tôi thy ông Th tướng có đi thp hương, nhưng người dân đi tưởng nim thì b ngăn cn", bà Sương Qunh bày t.

Tr li phng vn đài VOV hôm 16/2 v cuc chiến này, giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Ch tch Hi Khoa hc Lch s Vit Nam, nêu nhn đnh : "Chúng ta nhìn li s kin này, đnh v v tính cht ca cuc chiến này không phi là đ khc sâu hn thù mà là đ nhc nh trong quan h hai nước có mt vết hn như vy, có mt cái h ngăn cách như vy".

"Bây gi chúng ta bước qua cái h đó bng cây cu hu ngh. Chúng ta luôn luôn nh là dưới cu là có cái h y như mt s nhc nh trong tương lai không bao gi đ nó tái din", vn li giáo sư Giang.

Ngày 17/2/1979, Trung Quc đưa quân tn công 6 tnh biên gii phía bc Vit Nam, gm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bng, Lng Sơn và Qung Ninh.

Báo chí trong nước đưa tin Bc Kinh đã "huy đng c hi quân và không quân", vi 60 vn quân và hàng trăm xe tăng, xe bc thép và hàng ngàn khu pháo m đu cuc tn công. Ngày 5/3/1979, Vit Nam ra lnh tng đng viên. Trong cùng ngày, Trung Quc tuyên b đã hoàn thành mc tiêu chiến tranh, chiến thng và bt đu rút quân.

Nguồn : VOA, 17/02/2024

*****************************

45 năm cuộc chiến 1979 : bài học nào cho Việt Nam hôm nay ?

RFA, 16/01/2024

Cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979 dù đã 45 năm trôi qua vẫn không ngừng khiến người Việt Nam trăn trở, suy nghĩ. Ngày nay, nhà nước Việt Nam không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Sách giáo khoa chỉ nhắc đến cuộc chiến này sơ sài vào cuối học kỳ 2 của lớp 12. Tuy vậy, giới trí thức và các nhà hoạt động xã hội vẫn không ngừng thảo luận về cuộc chiến. Bởi lẽ cuộc chiến này để lại những bài học to lớn cho Việt Nam về chính trị quốc tế. 

baihoc1

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải (giữa) chơi violin trong đoàn biểu tình ngày 17/2/2016 ở Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, một hình ảnh không còn xuất hiện những năm gần đây. Reuters

Bài học cảnh giác và niềm tin ý thức hệ 

Khi Trung Quốc mở đầu cuộc tấn công ngày 17/2/1979, Việt Nam khi đó đã bố trí quân chủ lực tại Campuchia. Biên giới phía bắc chỉ có dân quân. Cả miền Bắc chỉ có một sư đoàn chính quy là sư đoàn Sao Vàng bảo vệ. Nhiều người đã chỉ ra từ lâu rằng điều đó cho thấy lãnh đạo Hà Nội đương thời đã không đánh giá đúng tính toán chiến lược của Bắc Kinh cho cuộc chiến này. Nhận định về câu chuyện này, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 

"Trước đó thì Việt Nam chưa hiểu Trung Quốc. Sau tháng 2/1979 thì hiểu Trung Quốc nhiều hơn. Trước đó thì có rất nhiều các tác phẩm văn chương, như thơ ca Tố Hữu, bày tỏ niềm tin với Trung Quốc hoặc những sự kiện như khi Trung Quốc trả lại đảo Bạch Long Vỹ thì Việt Nam còn không muốn nhận. Điều đó cho thấy khi đó Việt Nam rất tin tưởng vào Trung Quốc, theo cách nói của khối Cộng sản lúc đó là tin vào tình cảm giai cấp vô sản quốc tế. Có lẽ đó là bài học rất lớn. Không thể mơ hồ trước một Trung Quốc đầy tham vọng. Đó là bài học Việt Nam cần phải ghi nhớ".

baihoc2

Người dân chạy tị nạn khỏi thị xã Lạng Sơn, ngày 21/2/1979 (Ảnh : AP)

Sự thụ động của Việt Nam trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979, theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, một phần vì trước đó Hà Nội đã ký với Moscow một hiệp ước tương trợ an ninh. Ông cho rằng bài học thứ hai cho Việt Nam ở cuộc chiến này là hiểu về tính tương đối của các hiệp ước tương trợ an ninh quốc tế như vậy. 

Vẫn theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, một khi Trung Quốc đã ra tay thì luôn tính toán rất kỹ lưỡng. Cái thời và cái thế là yếu tố quyết định việc lựa chọn chính sách. Thời là thời điểm. Thế là vị thế của quốc gia. Năm 1979, vị thế của Việt Nam cực kỳ thấp. Việt Nam lúc này đã bị Mỹ cấm vận, kinh tế vô cùng khó khăn, kiệt quệ. Việt Nam khi đó vừa ra khỏi cuộc chiến với hai cường quốc. Ngoài ra, năm 1977, lực lượng Khmer Đỏ đã gây hấn mạnh mẽ ở biên giới phía Nam và buộc Việt Nam phải tự vệ. Theo ông Hoàng Việt, khi đó Việt Nam tự vệ nhưng lại gây rất nhiều nghi ngờ cho các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài Mỹ và Trung Quốc, những quốc gia khác ở Đông Nam Á như Singapore và Thái Lan cũng nghi ngờ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tìm kiếm hỗ trợ từ Liên Xô với hiệp ước tương trợ toàn diện. Ông nói tiếp :

"Có lẽ khi đó Việt Nam không đánh giá được tình hình. Việt Nam tin tưởng với hiệp ước tương trợ với Liên Xô thì Trung Quốc sẽ bị kiềm chế và không tấn công mình. Nhưng hóa ra không phải như vậy. Trên thực tế, cái thế và thời của mỗi quốc gia là cái quyết định hành động của họ chứ không phải hiệp định".

Bài học không "ngả hẳn một bên" về mặt quân sự… 

Để chứng minh cho luận điểm trên, nhà nghiên cứu Hoàng Việt chỉ ra rằng không chỉ Liên Xô án binh bất động trước cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam năm 1979 mà Hoa Kỳ năm 2012 cũng án binh bất động khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines. 

Trong sự kiện đó, phía Mỹ diễn giải rằng hiệp định liên minh quân sự hai bên không áp dụng cho những lãnh thổ mới được đòi hỏi sau này. Do đó, Hoa Kỳ đã không can thiệp trước hành động chiếm lãnh thổ Philippines của Trung Quốc năm 2012. Đến gần đây, Tổng thống Biden mới tuyên bố bãi cạn Scarborough cũng nằm trong hiệp định liên minh quân sự Mỹ - Philippines. Dẫn chứng như vậy, ông Hoàng Việt nhấn mạnh rằng "hiệp định là một chuyện, còn diễn giải hiệp định để hành động thì nhiều khi tùy thuộc vào bối cảnh chính trị". Từ các sự kiện vừa nêu, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng : 

"Tôi nghĩ điều đó ảnh hưởng tới chính sách hiện nay của Việt Nam là chính sách quốc phòng bốn không. Như đã trao đổi, tôi nghĩ lúc đó (năm 1979) Việt Nam tự tin là có hiệp ước tương trợ quân sự với Liên Xô. Việt Nam tin tưởng là Trung Quốc sẽ e ngại. Hai là nếu Trung Quốc không e ngại mà chủ động tấn công thì Liên Xô sẽ hỗ trợ. Nhưng khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Liên Xô gần như không có động thái gì về mặt quân sự dù hiệp định ghi rõ là một bên bị tấn công thì bên kia sẽ hỗ trợ về quân sự. Có lẽ Liên Xô khi đó đã suy yếu và gặp nhiều khó khăn". 

…nhưng phải "ngả hẳn một bên" về mặt lợi ích quốc gia 

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến, một nhà nghiên cứu độc lập ở California, Hoa Kỳ, tiếp cận bài học lịch sử cho Việt Nam năm 1979 từ góc độ tìm kiếm lợi ích quốc gia giữa những ngã ba đường của lịch sử thế giới. Ông điểm lại lịch sử các cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại như cách mạng công nghệ cơ khí thế kỷ 19, cách mạng công nghệ máy tính giữa thế kỷ 20, cách mạng công nghệ quang bán dẫn - chip điện từ từ thập niên 1970s và cách mạng trí tuệ nhân tạo ngày nay. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến, Việt Nam đã lỡ bước ở tất cả các cuộc cách mạng công nghệ. Thế kỷ 19 thì lỡ bước cuộc cách mạng cơ khí và mất nước. Giữa thế kỉ 20 thì lỡ bước cuộc cách mạng máy tính vì "chọn nhầm phe". Cuộc cách mạng máy tính do Hoa Kỳ và Phương Tây khởi xướng nhưng khi đó Hà Nội chọn phe Liên Xô nên đứng ngoài cuộc. 

Là một trong những chuyên gia đầu tiên của Miền Nam Việt Nam trước 1975 du học về ngành quang bán dẫn khi công nghệ này mới nổi lên, TS. Nguyễn Lê Tiến cho rằng thập niên 1970 là thập niên có hai cuộc chuyển đổi lớn. Một là khối cộng sản phân đôi, Liên Xô và Trung Quốc thành kẻ thù, Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ. Hai là ngành bán dẫn, chip điện tử bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển ở Phương Tây. Trung Quốc đã ngả sang phía phương Tây đúng lúc, đúng thời điểm. Việt Nam rơi vào cuộc chiến 1979 vì tiếp tục chọn Liên Xô, chọn bên mà rồi đây sẽ tan rã. Ông nói tiếp :

"Thập niên 1970 thế giới thay đổi một lần nữa. Việt Nam lại chọn bên thua cuộc. Trong cuộc chiến tranh lạnh ở giai đoạn đó, dĩ nhiên Mỹ và Tây phương phải giúp các nước như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan vươn lên. Thập niên đó là thập niên bắt đầu phát triển chip điện tử. Đài Loan đã vươn lên. 

Và bây giờ thế giới lại đứng trước một cuộc cách mạng mới là cách mạng AI (trí tuệ nhân tạo). Đương nhiên Mỹ và phương Tây sẽ phải bao vây cho bằng được Trung Quốc. Không cách nào khác. 

Việt Nam bây giờ nếu không ngả hẳn về một bên thì không tiến lên được đâu. Bi kịch của Việt Nam là không biết chọn bạn mà chơi".

Tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến nhấn mạnh rằng "ngả hẳn về một bên" không bao giờ có nghĩa là ngả về mặt quân sự vào bên này để đánh nhau với bên kia. "Ngả hẳn về phương Tây" nhưng không phải đơn giản là "thoát Trung" như ở Việt Nam nhiều trí thức hay nói. Theo ông Nguyễn Lê Tiến, ngả về phương Tây" trước hết là học hỏi tinh thần khai sáng, học hỏi văn minh Tây phương như Nhật Bản, rồi Hàn Quốc, Đài Loan và một phần là Trung Quốc sau đó đã từng.

"Đi theo Tây phương là học tập tự do, dân chủ, khai sáng của Tây Phương, cho con người tự do suy nghĩ, sáng tạo, cho một cơ chế để phát triển. Học tinh thần khai sáng của Tây Phương không có nghĩa là từ bỏ những mỹ tục của mình, phải từ bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên. Không phải. Đó là đi theo "con đường sáng" mà văn minh Phương Tây đã khai sáng ra". 

Nguồn : RFA, 16/02/2024

******************************

Chiến tranh biên giới Việt–Trung : cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí’

BBC, 16/02/2024

Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những "đồng chí", đồng minh một thời.

biengioi5

Lính Việt Nam tiến ra biên giới sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công vào tháng 2/1979

Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là "tiểu bá" và rắp tâm "dạy cho Việt Nam một bài học".

biengioi6

Trung Quốc gọi đây là cuộc chiến tự vệ. Trong ảnh : Xe tăng Trung Quốc tiến vào biên giới cách không xa thị xã Lạng Sơn của Việt Nam.

biengioi7

Sơ đồ các mũi tấn công của Trung Quốc

Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.

Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi.

Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của "kẻ thù Trung Quốc" cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.

biengioi8

Lính Trung Quốc tiến vào Phong Thổ, Lai Châu

biengioi9

Lính Trung Quốc niêm phong một cửa hàng tại vùng biên giới vừa chiếm được của Việt Nam

biengioi10

Người dân Lạng Sơn chạy nạn tháng 3/1979

biengioi11

Một đơn vị pháo binh của Việt Nam sử dụng pháo 130mm của Liên Xô, Lạng Sơn, tháng 3/1979

Các lễ kỷ niệm cuộc chiến không được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao nhất của trung ương như các "lễ mừng chiến thắng" thường thấy tại Việt Nam.

Trong khi đó, người dân hằng năm vẫn tưởng nhớ, với các hoạt động dâng hương tại Hà Nội và nhiều nơi.

Tinh thần chống Trung Quốc của người dân trong các dịp này thường được chính quyền Việt Nam theo dõi chặt chẽ với sự cảnh giác cao độ để không "bị thế lực thù địch lợi dụng" hoặc "tránh các diễn biến xấu, vượt kiểm soát".

Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến này nhiều hơn, với tên gọi "Trung Quốc" được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là "tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước".

Cuộc chiến giữa "những đồng chí xã hội chủ nghĩa" Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu và kỳ lạ, khi cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi.

Trước và sau chiến tranh, quan chức hai bên vẫn gọi nhau là "đồng chí", vẫn ôm nhau như những bằng hữu, huynh đệ.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung thường được xác định diễn ra từ ngày 17 tháng 2 đến 16 tháng 3 năm 1979.

Kết thúc, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế nên chủ động rút lui.

Trong khi đó, phía Việt Nam cho rằng họ đã đánh lùi được Trung Quốc.

biengioi12

Lính Trung Quốc bị bắt sống tại Cao Bằng, tháng 3/1979

biengioi13

Công nhân Nhà máy in Tiến Bộ tại Hà Nội sẵn sàng ra trận, ngày 19/2/1979

biengioi14

Một số người Úc tại Sydney biểu tình phản đối cuộc tấn công của Trung Quốc, ngày 19/2/1979

biengioi15

Lính Việt Nam tiến lên biên giới tháng 5/1984. Xung đột tiếp diễn cho tới năm 1991 mới kết thúc.

biengioi16

Tù binh Trung Quốc trả lời báo chí tại Lạng Sơn vào tháng 4/1984

biengioi17

Người dân Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến vào năm 2016

Mỗi bên đưa ra các con số thiệt hại khác nhau, nhưng theo số liệu phương Tây, phía Trung Quốc có khoảng 20.000 – 28.000 người thiệt mạng, Việt Nam có khoảng 20.000 người chết hoặc bị thương.

Trên thực tế, cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn kéo dài suốt thập niên 1980, với các vụ đụng độ giữa bộ binh và các màn pháo kích liên miên giữa hai bên.

Xung đột chỉ thực sự chấm dứt khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.

biengioi18

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ôm lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội vào năm 2011. Vào năm 2023, Việt Nam đồng ý tham gia "cộng đồng chia sẻ tương lai", một sáng kiến do Trung Quốc đề xuất.

Từ đó đến nay, các mâu thuẫn về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước vẫn không ngừng nêu cao luận điệu về tình anh em, đồng chí.

Mới đây nhất, Việt Nam đã nhất trí tham gia xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" , một sáng kiến do Trung Quốc đề xuất.

Nguồn : BBC, 16/02/2024

*************************

Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2

BBC, 17/2/2016

Sau chiến thắng 1975, miền Bắc Việt Nam đã chọn ưu tiên chiến lược là Liên Xô xa xôi và xa dần kẻ thù lịch sử, láng giềng Trung Quốc, theo bài trên Bách khoa Toàn thư Anh Quốc, Britannica, mục về Việt Nam.

cuocchien1

Nữ quân nhân Việt Nam trên tuyến biên giới phía Bắc 1979

"Với thành công nhanh chóng trong chiến dịch bài Hoa, đuổi đi giới thương nhân gốc Hoa, Việt Nam còn mở vịnh Cam Ranh cho hải quân Liên Xô vào, và ký kết Hiệp ước hữu nghị với Moscow.

"Quân đội Việt Nam cũng đã xâm chiếm Campuchia để trục xuất quân Khmer Đỏ.

"Rất sớm sau khi Đặng Tiểu Bình có chuyến thăm được ca ngợi tới Mỹ, Bắc Kinh đã tuyên bố ý định trừng phạt Việt Nam vào tháng 2 năm 1979".

Reg Grant, trong một cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam đã đặt xung đột Trung - Việt vào nhóm các cuộc chiến mới nảy sinh ở vùng Đông Dương sau 1975.

Cuộc chiến Biên giới 1979 là hệ quả của chiến tranh Campuchia, khi xung đột nhỏ lẻ ở vùng biên giới với Việt Nam nổ ra vì các cuộc tập kích của Khmer Đỏ.

Theo tác giả này, các diễn biến ở biên giới khiến Việt Nam "đưa quân xâm lược Campuchia toàn diện vào Giáng Sinh 1978, và đến 7/01/1979 thì chiếm Phnom Penh và thiết lập một chính phủ mới".

"Quân Khmer Đỏ bị đẩy ra khỏi các đô thị và tiếp tục quấy nhiễu quân Việt Nam ở các tuyến dọc biên giới Thái Lan".

"Trung Quốc là nước hỗ trợ chính cho chế độ Pol Pot. Ngày 17/02/1979, Trung Quốc tung quân xâm lược Việt Nam. Họ không muốn chiếm nước này mà chỉ muốn ngăn sự hung hãn của Việt Nam".

"Nhưng quân Trung Quốc không thể nào tiến được trước sức chống trả bền bỉ của phía Việt Nam và đến ngày 6/3/1979, họ phải rút quân về".

Các bên cùng thất bại

Theo Britannica, cuộc chiến Trung - Việt diễn ra khi Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, đã ủng hộ Trung Quốc, một phần vì dư âm của sự thù ghét với Bắc Việt sau chiến tranh.

cuocchien2

Đặng Tiểu Bình được Tổng thống Jimmy Carter mời đến thăm Hoa Kỳ tháng 2/1979

Liên Xô đáp trả với lời đe dọa chống lại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không thắng được lực lượng dân quân biên giới của Việt Nam.

Sau ba tuần với những trận giao tranh dữ dội, Việt Nam tuyên bố gây ra con số 45.000 thương vong cho phía Trung Quốc và Trung Quốc đã rút quân.

Chính sách của Mỹ đem lại hậu quả tiêu cực.

"Uy tín quân đội chính quy của Trung Quốc bị phá tan, Campuchia vẫn ở lại trong phe Liên Xô-Việt Nam, và các chiến thuật sử dụng lá bài Trung Quốc của Hoa Kỳ trở nên vô duyên", Britannica viết.

Với Trung Quốc, một mục tiêu của việc phát động cuộc chiến đánh vào đồng minh của Liên Xô còn là nhằm để chia rẽ Washington và Moscow.

cuocchien3

Đại đội 8, Tiều đoàn 2, Trung đoàn 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Đại quân khu Thành Đô bị tập thể quân dân Cao Bằng bắt làm tù binh

Nhưng trái với mong đợi của Bắc Kinh, chiến tranh biên giới Việt-Trung cũng không ngăn được cuộc gặp Mỹ-Xô được lên kế hoạch từ trước đó, cũng như việc kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược lần thứ hai (SALT II).

Đàm phán đã đi đến thỏa thuận ở Vladivostok và cuối cùng hai bên cũng đi đến bản Hiệp ước dự thảo.

Quá trình hòa hoãn Liên Xô và Mỹ chỉ ngưng lại khi Moscow đưa quân vào Afghanistan, bắt đầu một cuộc dính líu quân sự mới cho tới khi Liên Xô tan rã.

Còn Hà Nội sau cuộc chiến lại càng phụ thuộc vào Moscow cho tới khi Liên Xô sụp đổ, với các hệ luỵ về thể chế cho nước Việt Nam cộng sản.

Bài học cho Trung Quốc

Riêng với Trung Quốc, đây là cuộc chiến lớn nhất về mặt quân sự kể từ Chiến tranh Triều Tiên.

Và bài học Bắc Kinh có thể rút ra thì rất nhiều, theo một tác giả gốc Trung Quốc, Zhang Xiaoming.

Trong bài trên The China Quarterly 2005, ông xác định qua các tài liệu Trung Quốc rằng Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo cổ vũ cho chuyện tấn công để "dạy cho Việt Nam một bài học".

Dù Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm cả Hoa Quốc Phong không phản đối, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc cũng không hoàn toàn đồng thuận về cách dùng quân của ông Đặng.

Rốt cuộc, người ủng hộ rõ nhất cho Đặng là Trần Vân, nhân vật kỳ cựu trong Đảng.

Nhưng Zhang Xiaoming cho rằng chính Trung Quốc "mới là bên nhận một bài học".

Ông Đặng bỏ qua cơ chế chỉ huy bình thường, và trực tiếp giao cho Hứa Thế Hữu tấn công từ phía Đông (Quảng Tây), và điều động Dương Đắc Chí, từ quân khu Vũ Hán (miền Trung Trung Quốc) xuống chỉ huy cánh quân phía Tây từ Vân Nam đánh vào Việt Nam.

Ông Đặng, bắt chước Mao Trạch Đông, đã trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến và chỉ 'tham vấn trước' với một số nhân vật lão thành trước khi đưa ra một cuộc họp kéo dài 5 tiếng ở Bộ Chính trị.

cuocchien4

Đặng học cách 'trực tiếp cầm quân' của Mao khi ra lệnh đánh Việt Nam năm 1979

Ông cũng bỏ qua vai trò của tư lệnh quân khu Côn Minh, tướng Vương Tất Thành.

Quyết định này của Đặng Tiểu Bình có hệ quả nghiêm trọng cho quân Trung Quốc : vì thiếu phối hợp hai cánh quân, họ bị tổn thất nặng nề, theo Zhang Xiaoming.

Đến giữa tháng 1/1979, chừng 320 nghìn quân Trung Quốc đã tập kết ở các tuyến dọc biên giới Việt Nam.

'Dùng dao mổ trâu chém gà'

"Cách dụng binh của Hứa Thế Hữu là "dùng dao mổ trâu chém gà" (niudao shaji - ngưu đao sát kê) tấn công tổng lực và toàn diện vào mọi điểm phòng vệ của Việt Nam".

Mục tiêu của chiến dịch "phản kích tự vệ" - cách Trung Quốc chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước về cuộc xâm lăng - là nhanh chóng "tiêu hao sinh lực địch".

cuocchien5

Pháo binh Việt Nam trong cuộc chiến 1979

Trung Quốc đưa 9 quân đoàn đánh xuyên biên giới và huy động cả hơn 200 nghìn dân Quảng Tây phục vụ chiến dịch, trong đó 26 nghìn dân quân tham chiến trực tiếp, theo Zhang Xiaoming.

Tại một số mặt trận như ở Cao Bằng, tỷ lệ quân Trung Quốc so với lực lượng Việt Nam là 8/1.

Nhưng tổn thất của phía Trung Quốc là rất lớn.

Bài của Zhang Xiaoming nhắc lại rằng Trung Quốc từng nói họ giết và làm bị thương 57.000 quân Việt Nam, còn Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời gian đó nói họ giết và làm bị thương 42.000 quân Trung Quốc.

Nhưng theo tác giả này, các nghiên cứu được cập nhật (cho đến 2005) tin rằng số quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị giết trong cuộc chiến là 25 nghìn, và số bị thương là 37 nghìn.

Ngay cả con số Bắc Kinh thừa nhận (6.700 tử sĩ và 15.000 thương binh) cũng đưa số thương vong lên 21 nghìn, trên tổng quân số chừng 300 nghìn tham chiến, một tỷ lệ rất cao.

Trung Quốc đã tổng kết, rút ra nhiều bài học về chiến thuật, về thông tin liên lạc, vũ khí.

Dù vậy, Zhang Xiaoming cho rằng vẫn có một bài học Trung Quốc chưa rút ra từ cuộc chiến với Việt Nam.

"Vì bị ảnh hưởng của tư tưởng Mao, coi chiến tranh là 'sự nối dài của mục tiêu chính trị', Trung Quốc vẫn chưa đánh giá lại xác đáng về chiến thắng hay thất bại nhìn từ góc độ quân sự thuần tuý".

Cuộc chiến 1979, nhìn từ phía Trung Quốc, là cách Bắc Kinh phản ứng lại sự bành trướng ra Đông Nam Á của Hà Nội, và cũng là cách ngăn chặn tham vọng toàn cầu của Moscow, theo Zhang Xiaoming.

Và đây có thể là bài học lớn nhất cho các quốc gia trong vùng đang tiếp tục có các tranh chấp trong một bối cảnh địa chính trị mới như ngày nay.

Nguồn : BBC, 17/02/2027

*************************

Cuộc chiến 1979 thực sự đã 'bắt đầu từ trước'

Quốc Phương, 17/02/2017

Cuộc chiến nổ ra ngày 17/2/1979 trên biên giới Việt - Trung thực ra đã nổ ra từ lâu trước đó, theo một nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử từ Đại học Huế của Việt Nam.

cuocchien6

Cuộc chiến trên Biên giới Việt - Trung khởi phát từ ngày 17/2/1979 đã trôi qua được 38 năm.

Bình luận với BBC hôm thứ Sáu nhân 38 năm đánh dấu cuộc chiến đẫm máu trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sau khi Trung Quốc khởi binh tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, ông Hà Văn Thịnh nói :

"Tôi quan niệm hơi khác mọi người một chút, tôi cho rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đã thực sự bắt đầu từ 19/01/1974 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, đó là bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam.

"Bắt đầu năm 1979 là đỉnh cao, năm 1988 nó biến thái, ngày 14/3/1988 chiếm Gạc Ma, một phần của Trường Sa, rồi tiếp đó, chúng ta biết đầu thế kỷ 21, nào là thành phố Tam Sa, nào là đường lưỡi bò (bản đồ đường chín đoạn).

"Rõ ràng là cuộc chiến tranh năm 1979 tôi nhấn mạnh là nó bắt đầu từ năm 1974, đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn...

"Theo quan điểm của tôi, chừng nào mà đất đai, biển đảo, máu thịt của Tổ quốc vẫn bị xâm lược Trung Quốc chiếm đóng, thì chừng đó chưa thể coi là bạn được".

Sử gia từ Huế chia sẻ một thống kê riêng của ông theo đó chỉ 5-10% sinh viên không thuộc ngành sử mà ông đã giảng dạy trong những dịp đánh dấu sự kiện biết được ngày 17/2/1979 là ngày gì và có ý nghĩa ra sao.

Khi được hỏi ông có tư vấn gì cho giới soạn thảo sách giáo khoa, giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến lịch sử ở Việt Nam liên quan sự kiện trên và cuộc chiến Việt - Trung bắt nguồn từ đó, ông Hà Văn Thịnh nói :

"Trong hội đồng soạn thảo sách giáo khoa, có không ít các thầy của tôi, bây giờ bảo khuyên các thầy thì nó không đúng, nhưng với tư cách một học trò, tuy lớn tuổi rồi và cũng am hiểu đôi chút, tôi rất muốn góp ý là kính đề nghị các thầy, kính đề nghị các đồng nghiệp bằng tuổi tôi hoặc ít hơn tuổi tôi là cần phải tôn trọng lịch sử, cần phải tôn trọng sự thật.

"Chứ không thể nào chung chung, rồi mơ hồ, nửa biết, nửa không như vậy, trắng không ra trắng, đen không ra đen...", ông Hà Văn Thịnh, người có nhiều thập niên giảng dạy và nghiên cứu sử học tại Đại học Huế nêu quan điểm với BBC.

'Phải tạo áp lực'

Cũng hôm 17/2/2017, BBC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Thạch, nhà chủ xướng chương trình Sách hóa Nông thôn ở Việt Nam, ông cho BBC hay, hiện tại trong sách giáo khoa phổ thông ở nhà trường Việt Nam chí có vỏn vẹn '11 dòng' nói về cuộc chiến Việt - Trung năm 1979 với sự kiện mà ông gọi đích danh là 'Trung Quốc xâm lược Việt Nam'.

cuocchien7

Ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng nếu giới làm sách giáo khoa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ cuộc chiến 1979, thì cần tạo áp lực xã hội và dư luận để có thay đổi.

Về ý nghĩa của việc người dân, nhất là giới trẻ, cần nắm được sự kiện 17/2/1979 nói riêng và những trang sử của quốc gia, kể cả những thăng trầm của dân tộc, nhà vận động văn hóa sách ở nông thôn Việt Nam nói :

"Những năm tháng, giai đoạn, những tấm thảm sử của đất nước, nếu người dân không biết, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở chính mình là một đất nước đánh lại, chống lại được ngoại xâm, trước hết chúng ta phải tự cường, tự lực, phải có sức mạnh và phải biết đến những tấm thảm sử của dân tộc để chúng ta cùng nhau lao động, học tập, cùng nhau đặt nền tảng cho sự phát triển của quốc gia, để chúng ta có một sức mạnh...

"Bản thân sức mạnh là sự tự kháng đối với những thế lực mà muốn bành trướng, xâm chiếm quốc gia, thành ra việc chúng ta phải nhắc lại những câu chuyện của lịch sử là nghiễm nhiên và mỗi chúng ta phải nỗ lực.

"Nếu trường hợp sách giáo khoa thời gian tới người ta chưa làm, thì chúng ta phải tạo áp lực xã hội, tạo dư luận để buộc người ta phải đưa vào. Đấy là chuyện đương nhiên.

"Còn một mặt nữa, với tư cách công dân, những người hiểu biết... phải biết phổ biến nó, nói với những người xung quanh mình, nói với những đứa trẻ, với đồng nghiệp, với bạn bè của mình để sự nhận biết về lịch sử được lan truyền trong dân chúng là việc nghiễm nhiên", ông Thạch nói với BBC hôm thứ Sáu.

Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi giữa BBC với ông Nguyễn Quang Thạch hôm 17/2/2017.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 17/02/2017

Published in Việt Nam

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, hai chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

17021979-1

Những người phụ nữ Việt Nam cầm biểu ngữ có nội dung : "Nhân dân không bao giờ quên ngày 17 tháng 2 năm 1979", trong một cuộc tụ họp ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 7/2/2016 / AP Photo Trần Văn Minh

Trong tiểu thuyết "Chiến hữu trùng phùng" (Reunions of Companions-in-Arms) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư với một người đồng đội còn đang sống. Tiền thú nhận mình có tham vọng trở thành một anh hùng thời chiến, hơn là một người lính thời bình. Vậy nên anh đã rất phấn khởi khi được cử ra tiền tuyến, trong chiến dịch mà Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Tiền tưởng tượng mình trở thành một chiến binh được vinh danh, cách này hay cách khác. Nếu sống sót trở về, anh sẽ được tôn vinh ; còn nếu tử trận, thì cha mẹ nghèo khổ của anh cũng có thể nhận được chút tiền.

Nhưng thay vì nhận được vinh quang, Tiền đã ra đi khi thậm chí còn chưa nhìn thấy kẻ thù. Anh và nhiều hồn ma lính chiến khác chợt nhận ra rằng, trong cuộc chiến này, phần lớn những người lính đều chết trong âm thầm, và chỉ một số rất ít được tôn vinh là anh hùng. "Hầu như những người như anh và tôi đều chết trong bóng tối. Có người chết vì lạnh, có người chết đói, có người chết đuối dưới sông, có người bị chó cắn chết, có người chết bệnh…".

Người đồng đội đáp lại "Tôi buồn cho anh, không phải vì anh đã chết, mà vì anh đã chết một cách oan uổng. Anh có kỹ năng chiến đấu, thể lực tốt, đầu óc thông minh, có phẩm chất anh hùng, nhưng lại chết thật vô ích".

Cuốn tiểu thuyết cũng mô tả tiếng kêu phẫn nộ của những hồn ma lính Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc chiến năm 1979 khi nghe tin hai kẻ thù chính thức bình thường hóa quan hệ, bởi điều đó sẽ khiến những người được lệnh lên đường bảo vệ đất nước của họ trở thành kẻ vô hình. Linh hồn của họ đã chẳng thể an nghỉ, ngay cả khi họ đã không còn.

Đằng sau câu chuyện hư cấu này là một sự thật : Tại Trung Quốc, các cựu binh và gia đình của những người lính tử trận trong Chiến tranh Biên giới Việt-Trung không có cơ hội tưởng niệm họ, và cuộc chiến đã cố tình bị lãng quên. Mạc Ngôn đã phải viện đến văn chương để phá vỡ sự im lặng, vì người ta không được phép thảo luận công khai về cuộc chiến này.

Trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phần tổng quan về quan hệ Việt-Trung chỉ nói rằng quan hệ giữa hai bên đã xuống dốc từ những năm 1980 đến những năm 1990, nhưng không nêu rõ nguyên nhân. Chiến tranh Biên giới Việt-Trung cũng không được nhắc đến. Dù trong những bối cảnh khác, Trung Quốc vẫn đề cập đến các cuộc chiến biên giới khác – gồm Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, mà Trung Quốc gọi là "cuộc phản kích biên giới tự vệ chống lại Ấn Độ" (Trung Ấn Biên cảnh Tự vệ Phản kích) và Chiến tranh Trung-Nga năm 1969, còn gọi là "cuộc phản kích tự vệ tại đảo Trân Bảo" (Trân Bảo Đảo Tự vệ Phản kích), cái gọi là "cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam" (Đối Việt Tự vệ Phản kích) lại không hề xuất hiện.

Một cuộc chiến bất ngờ, nhanh chóng, và đẫm máu giữa các đồng chí

Năm 1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa – khi đó mới thành lập được một năm – là quốc gia đầu tiên công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Quan hệ giữa hai đảng giữ vị trí trung tâm trong quan hệ hai nước.

Trung Quốc là bên viện trợ lớn nhất cho Bắc Việt trong cuộc chiến chống lại Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ thời chiến này chưa bao giờ là vô điều kiện. Kể từ năm 1965, điều kiện để Trung Quốc đồng ý viện trợ là Hà Nội phải chấp nhận thỏa hiệp về chính trị và ý thức hệ : Việt Nam sẽ phải công nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở Đông Dương, để Trung Quốc can dự vào các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, bao gồm cả việc tiếp nhận viện trợ từ Liên Xô. Đảng cộng sản Trung Quốc khi đó đang cung cấp vũ khí cho Việt Nam, trong khi hỗ trợ của Liên Xô đa dạng hơn nhiều.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư thân Liên Xô Lê Duẩn, Việt Nam dần xa rời Trung Quốc. Giao tranh tại biên giới với Trung Quốc bắt đầu nổ ra kể từ năm 1973. Số vụ đụng độ biên giới giữa hai bên tăng vọt lên gấp bốn lần, từ 100 vụ năm 1974 lên 400 vụ năm 1975, sau đó lên tới tận 900 vụ vào năm 1976.

Giữa năm 1976, Hà Nội bắt đầu áp dụng chính sách "đồng hóa" người Trung Quốc tại Việt Nam, tiến hành quốc hữu hóa các "doanh nghiệp" thuộc sở hữu của "tầng lớp tư sản" ở miền Nam Việt Nam, những người được cho là đang đe dọa quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa của đất nước. Chính sách này chủ yếu nhắm vào người Hoa – một nhóm thiểu số có đặc quyền ở Việt Nam.

Ngoài ra, trong thập niên 1970, Hà Nội cũng can thiệp vào chương trình giảng dạy tại các trường học của người Hoa ở Bắc Việt, cấm các nội dung bị cho là có biểu hiện của "chủ nghĩa dân tộc phản động". Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng vấn đề người Hoa, đa số sống tại vùng biên giới, để phá hoại xã hội Việt Nam. Cuộc di cư lớn của người Hoa trở lại Trung Quốc vào năm 1978 là lý do chính thức khiến Bắc Kinh chấm dứt viện trợ cho Việt Nam.

Sau khi Việt Nam quyết định xích lại gần Liên Xô, Trung Quốc mất đi khả năng can thiệp và gây ảnh hưởng đến các quyết định của Hà Nội. Nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, Đặng Tiểu Bình, đã giải thích lý do của cuộc xâm lược năm 1979 : "Việt Nam là một đứa trẻ không nghe lời và cần bị đánh đòn".

Chiến tranh biên giới là điều hoàn toàn bất ngờ đối với phía Việt Nam, vì từ năm 1977, Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn đã đồng ý đàm phán về các vấn đề biên giới. Ba vòng đàm phán do Việt Nam khởi xướng trong năm 1979 với phía Trung Quốc đều không đi đến kết quả. Hơn nữa, bất đồng về vấn đề Campuchia lại càng khiến căng thẳng gia tăng. Việt Nam ủng hộ chính phủ mà họ đã thành lập ở Phnom Penh sau khi đưa quân vào nước này tháng 12/1978, trong khi Trung Quốc hậu thuẫn cho lực lượng du kích ba bên, gồm cả Khmer Đỏ.

Cuối cùng, Đặng đã phát động cuộc chiến quy mô lớn chống lại Việt Nam chỉ vài ngày sau chuyến đi của ông tới Mỹ, Nhật, và một số nước Đông Nam Á.

Theo cuốn "Cuộc chiến trường kỳ của Đặng Tiểu Bình : Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991" (Deng Xiaoping’s Long War : The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991) của Trương Hữu Minh, Chiến tranh Biên giới Việt-Trung gồm ba giai đoạn : Giai đoạn 1 (ngày 17-25/2/1979) là khi Trung Quốc chiếm được các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn biên giới của Lạng Sơn. Giai đoạn 2 (ngày 26/2-5/3/1979) là chiến dịch đánh Lạng Sơn và các vùng lân cận phía đông, cùng với Sa Pa, Phong Thổ ở phía tây bắc. Giai đoạn cuối cùng (đến ngày 16/3) có mục tiêu đánh bại các lực lượng Việt Nam còn lại, đồng thời tiêu diệt các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), dù tương đối lớn nhưng lại thiếu kinh nghiệm chiến trường so với quân đội Việt Nam thiện chiến, đã nhanh chóng rút lui. Các trận đánh lớn chỉ kéo dài chưa đầy một tháng, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn trong suốt những năm 1980.

Tuyên truyền trong nước của Trung Quốc về cuộc chiến với Việt Nam

Theo quan điểm của Bắc Kinh, hành vi sai trái của Việt Nam đối với Trung Quốc sau năm 1975, thể hiện qua tranh chấp biên giới và chính sách bài Hoa, là một sự phản bội nguyên tắc cơ bản của quan hệ anh em Trung-Việt. Theo cuốn sách xuất bản năm 2011 "Cuộc chiến trừng phạt : Chiến dịch tự vệ chống Việt Nam của PLA" (The Punitive War : The Liberation Army triggered the Anti-Vietnam Self-Defense Operations) của Vương Lệ Lệ, Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ ý định trừng phạt Việt Nam ngay trong chuyến thăm Nhật Bản vào năm 1978 : "Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam thật nặng" vì "Trung Quốc không thể chịu đựng thêm nữa".

Thông qua cuộc chiến, Trung Quốc muốn củng cố quan điểm lấy Trung Quốc làm trung tâm thế giới, vốn coi các nước nhỏ nằm ở vùng ngoại vi của họ, bao gồm cả Việt Nam, là thấp kém hơn họ và buộc phải chịu ảnh hưởng của họ. Chênh lệch về quy mô và sức mạnh đã định hình quan hệ Việt-Trung suốt nhiều thế kỷ. Trong lịch sử, các vị vua ở Việt Nam dù trong nước xưng Đế, thì đối với các hoàng đế phương Bắc vẫn chỉ là Vương – ngay cả khi người Việt đã đánh bại họ về mặt quân sự. Sự vô ơn của Việt Nam đối với khoản viện trợ trị giá khoảng 20 tỷ đô la từ Trung Quốc, cũng như thái độ thiếu tôn trọng và không phục tùng đã cho thấy rằng Việt Nam không muốn tiếp tục tuân theo những mệnh lệnh do Trung Quốc áp đặt.

Kết quả là, Đặng, kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến chớp nhoáng, quyết định dạy cho "cậu em trai" một bài học. Nhưng ông và Trung Quốc cũng phải trả giá, dù cuộc chiến không gây ra hậu quả quốc tế đáng kể nào cho Trung Quốc. Đây chắc chắn không phải là một trong những chương vinh quang nhất trong lịch sử của PLA, lực lượng đã huy động hơn một phần tư lực lượng tác chiến của mình, tương đương hơn 320.000 lính, nhưng gần như chẳng có tác dụng gì.

Đặng tức giận đến nỗi ông quyết tâm củng cố quân đội. Trong vài năm sau đó, hàng trăm ngàn lính nghĩa vụ yếu kém đã bị loại ngũ.

Tệ hơn, những nỗ lực của ông nhằm tranh thủ cảm tình của người Mỹ, bằng cách tiến hành những trận đánh đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên, đã phản tác dụng. Nhiều người cho rằng liên minh bất thành văn của Đặng với Mỹ chỉ là một chiến thắng về mặt quan hệ công chúng. Dù có ác cảm với người Việt Nam và Liên Xô, Washington vẫn từ chối dính líu vào các vấn đề nội bộ của phe cộng sản. Mỹ kêu gọi Việt Nam rút khỏi Campuchia, còn Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, trái với mong đợi của Đặng. Ngoài ra, Mỹ cũng chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan, bất chấp việc đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Xuyên suốt lịch sử, Trung Quốc luôn tự xưng là kẻ bất khả chiến bại nơi chiến trường, nhưng cũng dễ bị tấn công từ bên ngoài. Việc mô tả Trung Quốc là bên phát động chiến tranh sẽ đi ngược lại với nội dung tuyên truyền rằng ban lãnh đạo của nước này chỉ hướng đến hòa bình. Là một nhà lãnh đạo thực dụng, Đặng ủng hộ hòa bình và phát triển, khác với Mao, người ủng hộ chiến tranh và cách mạng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn mô tả đất nước mình là một đất nước nhân văn, kêu gọi không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, hòa hợp và công bằng. Công khai các thông tin về cuộc chiến sẽ khiến Bắc Kinh mất mặt, cho thấy rằng họ không chỉ là kẻ thua cuộc, mà còn là kẻ dối trá. Cuộc chiến với Việt Nam là một cuộc tấn công quân sự được tính toán kỹ lưỡng, với Đặng Tiểu Bình giữ chức Tổng tư lệnh, chứ không đơn thuần là phản ứng tự vệ, như được nói trong chương trình tuyên truyền của Trung Quốc.

Đảng cộng sản Trung Quốc cũng tự mô tả mình là người chiến thắng trong một cuộc chiến chớp nhoáng. Kết cục ảm đạm và con số thương vong khổng lồ đã bị che đậy, để vẽ nên bức tranh chiến thắng khải hoàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc nói với người dân rằng, hành động phản công tự vệ không chỉ giúp họ bảo vệ chủ quyền đất nước, mà còn thực hiện sứ mệnh quốc tế : bảo vệ những người bạn ở Campuchia trong cuộc chiến với Việt Nam, chống lại bá quyền toàn cầu của Liên Xô và tham vọng bá chủ khu vực của Việt Nam. Tuy nhiên, những lập luận đó không thể buộc Việt Nam nhanh chóng rút khỏi Campuchia. Bên cạnh Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, Đảng cộng sản Việt Nam còn thiết lập một quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.

Trung Quốc cũng không hoàn toàn vô tội trong cuộc di cư của người Hoa khỏi Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc đã đồng ý tiếp nhận những người Hoa quay trở lại, miễn là Việt Nam thừa nhận rằng những người tị nạn này là công dân Trung Quốc bị chính phủ Việt Nam cô lập và đàn áp. Chính Trung Quốc đã đóng cửa biên giới với nhóm sắc tộc này vào năm 1978 và yêu cầu Việt Nam nhận lại họ, với tư cách công dân Việt Nam.

Vào thời điểm bài viết này được xuất bản, bốn học giả người Trung Quốc, hiện đang sinh sống tại Trung Quốc đã không hồi đáp yêu cầu bình luận. Một giáo sư lịch sử tại một trường đại học có trụ sở tại Bắc Kinh, người từ chối nêu danh tính, cho biết : "Đây là vấn đề quá nhạy cảm để bình luận công khai".

Một học giả Trung Quốc hiện đang làm việc tại Châu Âu đã giải thích thêm : "Việc bình luận về cuộc chiến [với Việt Nam] sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh lãnh đạo vĩ đại của Đặng Tiểu Bình. Ông là một biểu tượng".

Cùng im lặng

Năm 2019, Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (1995-2005), người từng làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào những năm 1970, đã xuất bản cuốn sách "Quan hệ Việt-Trung : 40 năm kinh nghiệm cá nhân" (Sino-Vietnamese relations : 40 Years of Personal Experiences). Ông dành hẳn một chương để nói về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhưng lại bỏ qua những chi tiết liên quan đến cuộc chiến năm 1979.

Theo lời kể của Lý, Việt Nam là bên đầu tiên kêu gọi hướng tới bình thường hóa quan hệ, mà không thông qua các kênh ngoại giao chính thức do Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đứng đầu. Ngoại trưởng Trung Quốc đã hai lần từ chối gặp ông Thạch.

Sau khi hội đàm cấp ngoại trưởng đi vào ngõ cụt, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, người lên nắm quyền sau khi Lê Duẩn qua đời vào năm 1986, đã đề xuất một cuộc gặp không chính thức : các đại diện Việt Nam sẽ đến Đại sứ quán Trung Quốc để "trao đổi trực tiếp và sâu sắc" cùng các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã truyền đi thông điệp rằng "Trung Quốc chưa sẵn sàng để gặp Việt Nam," và mục tiêu của phía Việt Nam có đạt được hay không còn tùy vào chính ông Linh.

Theo hồi ký xuất bản năm 2013 "Khúc khải hoàn ca của Tướng Giáp" (La Marseillaise du Général Giap) của Claude Blanchemaison, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam (1989-1993), vào mùa thu năm 1989, có tin đồn các lãnh đạo Việt Nam đã bí mật sang Trung Quốc để tái khẳng định sự gần gũi về ý thức hệ và sự tương đồng về chính trị.

Sự tan rã của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu vào năm 1991 đã làm tăng thêm cảm giác bất an của Việt Nam. Họ không thể tiếp tục duy trì chiến lược chống Trung Quốc. Sau khi Lê Duẩn qua đời năm 1986, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ động bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Theo Lý Gia Trung, vì Trung Quốc đang chuẩn bị cho Á vận hội vào thời điểm đó, nên cuộc họp được tổ chức tại Thành Đô vì lý do bảo mật. Người ta không thể biết chính xác những gì đã được thống nhất trong cuộc họp. Tuy nhiên, đề xuất của Việt Nam về một liên minh quân sự đã bị từ chối.

Cuộc gặp được mô tả là khá thân thiện, hai bên đồng ý "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai," mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1991. Nguyễn Văn Linh được cho là đã nói "Chúng tôi quyết sửa chữa những chính sách sai lầm trong quá khứ, và chúng tôi sẽ không bao giờ vô ơn. Chúng tôi sẽ khôi phục chính sách về Trung Quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng và hai nước".

Buổi họp đã kết thúc bằng bài thơ của chính ông Linh : "Tình anh em đã bao đời. Oán giận nay vụt tan mất. Gặp nhau ta nở nụ cười, nối lại tình bạn ngàn năm".

Ngược lại, phiên bản của Việt Nam lại nói rằng Trung Quốc đã khởi xướng quá trình bình thường hóa, bởi Việt Nam có biểu hiện nghiêng về phương Tây trong bối cảnh Trung Quốc bị cô lập sau sự kiện Thiên An Môn.

Tuy nhiên, trong khi Hà Nội tìm cách cải thiện quan hệ vì lý do kinh tế và một vài lý do khác, Bắc Kinh lại khẳng định rằng quan hệ không thể được bình thường hóa cho đến khi có một giải pháp hòa bình cho Campuchia, trong đó Việt Nam phải rút quân hoàn toàn. Việt Nam cần phải im lặng để giành được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của Trung Quốc.

Do đó, chính phủ Việt Nam chưa bao giờ công khai tổ chức ăn mừng chiến thắng trước PLA, không giống như cách họ kỷ niệm chiến thắng quân sự trước Mỹ và Pháp hàng năm. Đảng cộng sản Việt Nam biết rằng họ không thể xa rời Trung Quốc. Sự chần chừ của Hà Nội khi thiết lập liên minh quân sự chính thức với Liên Xô nhằm chống lại Trung Quốc chủ yếu là do tầm quan trọng của phần viện trợ còn lại và tiềm năng kinh tế của Trung Quốc đối với công cuộc tái thiết kinh tế thời hậu chiến của Việt Nam – so với một cam kết hỗ trợ không thực sự chắc chắn từ Liên Xô.

Trong cuốn hồi ký được lưu truyền trên mạng của mình, nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ viết, "Dù Trung Quốc có chủ trương bành trướng đến đâu, thì họ vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa". Ông nói thêm rằng việc bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ và việc chần chừ gia nhập ASEAN vào thời điểm đó đã khiến Việt Nam trở thành kẻ cô độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng.

Điều nghịch lý là tính chính danh của chính phủ Việt Nam bắt nguồn từ việc tuyên bố giành chiến thắng trước quân xâm lược nước ngoài. Ngăn cản người dân tưởng niệm cuộc chiến sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến quyền lực của chính phủ. Tuy nhiên, lễ kỷ niệm chính thức Chiến tranh Biên giới ở Việt Nam vẫn chỉ mang tính thụ động và hạn chế.

Quan hệ giữa hai bên đã tiếp tục được cải thiện từ những năm 1990 đến thế kỷ 21. Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, lần đầu tiên Việt Nam có một quan hệ như vậy. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc cho thấy Việt Nam dành ưu tiên cho quan hệ với nước láng giềng. Họ chỉ áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc sau hành động hung hăng của Bắc Kinh tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông vào năm 2014.

Chiến tranh Biên giới Việt-Trung hoàn toàn không được nhắc đến trong sách giáo khoa Trung Quốc. Nó cũng chỉ xuất hiện ngắn ngủi trong phần cuối của sách giáo khoa lớp 12 tại Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ, cả hai bên vẫn đàn áp việc tưởng niệm cuộc chiến đã gây ra cái chết của hàng chục nghìn binh sĩ của hai nước.

"Mọi cuộc chiến đều xảy ra hai lần, lần đầu là trên chiến trường, lần thứ hai là trong ký ức," nhà văn đoạt Giải Pulitzer Nguyễn Thanh Việt viết trong cuốn sách "Không gì có thể qua đi : Việt Nam và ký ức chiến tranh" (Nothing Ever Dies : Vietnam and the Memory of War). Sự im lặng chính thức về Chiến tranh Biên giới Việt-Trung bắt nguồn từ nỗ lực của cả hai chính phủ, cố gắng kiểm soát ký ức tập thể – đối lập với nỗ lực của người dân nhằm hiểu được những bất công.

Người dân ở cả hai nước không thể quên được cuộc chiến, họ vẫn tiếp tục đấu tranh để những khổ đau và hy sinh của thường dân được công nhận. Mạc Ngôn khẳng định rằng tác phẩm của ông không phải là điếu văn tiếc thương người anh hùng. Những người lính này không là gì khác ngoài những người bình thường bị kéo vào cuộc chiến, để rồi phải chết những cái chết bi thảm. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn tin rằng những cuộc đối thoại trong thế giới siêu nhiên có thể xoa dịu nỗi đau của họ – bởi những cuộc thảo luận trong thế giới thực đã sớm bị dập tắt.

Christelle Nguyen

Nguyên tác : How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten, The Diplomat, 17/02/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/02/2023

Christelle Nguyen là một nhà nghiên cứu phát triển ở Đông Nam Á. Cô quan tâm đến chủ đề chính trị Đông Á và ngoại giao công nghệ.

Published in Diễn đàn

Cuộc Chiến tranh Biên giới thường được nhớ đến như là chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn : 17/2/1979 đến 5/3/1979. Nhưng, trên thực tế, phần căng thẳng nhất mà quân quân xâm lược Trung Quốc gây ra trên Biên giới nước ta là trong khoảng 1984 -1987, rồi kéo dài tới 1989. Nơi khốc liệt nhất trong khoảng thời gian ấy là Mặt trận Vị Xuyên.

hoiuc1

Trang bìa sách "Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên", tác giả Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy

Không còn nửa chủ lực, nửa dân binh như thời 17/2/1979, quân xâm lược Trung Quốc trở lại trong chiến dịch "Kỵ tuyến, bạt điểm" đã mang dáng dấp của một đội quân được "chính quy" hơn.

Chiến dịch của địch bắt đầu lúc 5g00 sáng ngày 28/4/1984. Trong buổi sáng hôm ấy, ta mất những cao điểm quan trọng nhất, trong đó có 1509 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn). Cao điểm 1509 phân chia biên giới Việt - Trung, nơi, ai chiếm được sẽ khống chế toàn bộ khu vực tới bắc suối Thanh Thủy. Từ 1509 cũng có thể dùng ống nhòm nhìn thấy xe cộ ở thị xã Hà Giang.

hoiuc2

Trong số 1.700 ngôi mộ quy tập ở Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, vẫn còn 700 mộ chưa danh tính.

10g45 cùng ngày, bộ đội ta dũng cảm phản kích nhưng tới 3g30 phút chiều hôm đó, ta phải rời 1509 rồi mất luôn cao điểm thứ hai, 1450. Gần ba tháng sau, 12/7/1984, ta mở chiến dịch MB84, nhằm lấy lại những gì đã mất nhưng thất bại. MB84 thành ngày "Giỗ trận" của hơn 800 bộ đội. Binh sĩ hoang mang, "địch đánh đâu, ta mất đó..".

Từ Quân đoàn II, tướng trận Nguyễn Hữu An được điều sang làm Phó tư lệnh tham mưu trưởng Quân khu II, kiêm Tư lệnh Mặt trận Vị Xuyên. Các tướng Nguyễn Hữu An và Hoàng Đan đã đưa một sĩ quan trận mạc khác, đại tá Nguyễn Đức Huy, lên làm Phó tư lệnh Mặt trận. Tướng An chỉ ra lệnh cho Đại tá Huy, "Cần có một trận, đánh được, giữ được" để củng cố tinh thần quân sĩ. Trận đánh lấy lại cao điểm A6B diễn ra vào sáng 31/5/1985 do đại tá Huy lên kế hoạch đã làm thay đổi cục diện chiến trường Vị Xuyên.

Cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn cuối cùng vào Vị Xuyên của quân Trung Quốc bắt đầu từ 5g00 sáng ngày 5/1/1987. Chiến sự kéo dài 3 ngày (tới 7/1/1987), Trung Quốc dùng hỏa lực mạnh, quân đông nhưng đều thất bại. Trung Quốc vẫn kéo dài "cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt" tới thêm hai năm nhưng ở quy mô nhỏ.

Năm 1989, chúng không còn bắn pháo vào Mặt trận Vị Xuyên. 7 g00 sáng ngày 15/5/1989, chúng cho nổ mìn, đồng loạt phá bỏ các công sự kiên cố xây trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng từ 15/5/1989, hai bên ngừng bắn. Tháng 10/1989, Trung Quốc rút hết quân. Chiến tranh kết thúc (1979-1989).

Tác giả cuốn sách này, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, khi về hưu (1996) là Phó tư lệnh Quân khu II, nói rằng, vẫn còn 3.000 người lính Vị Xuyên chết mà chưa tìm thấy hài cốt. "Sống bám đá chiến đấu, chết hóa thành đất đá". Và, trong số 1.700 ngôi mộ quy tập ở Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, vẫn còn 700 mộ chưa danh tính. Các liệt sĩ khi được đưa từ chốt trở về đều có tên tuổi ghi trên các mảnh gỗ hoặc các miếng tôn nắp hòm đạn... trong quá trình di chuyển, đã không được ghi chép cẩn thận lại còn bị thất lạc...

hoiuc4

…vẫn còn 3.000 người lính Vị Xuyên chết mà chưa tìm thấy hài cốt.

Vì sao hàng nghìn bộ hài cốt chưa tìm thấy. Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy rất không hài lòng khi, theo ông : "Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Quân khu II đã không được giao tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà lại giao cho Công ty 239 - đơn vị làm kinh tế - gỡ mìn và 'kết hợp' tìm hài cốt". Trong 30 năm qua, Công ty này chỉ tìm thấy 20-30 bộ hai cốt trong số hàng nghìn liệt sĩ "xương đã thành núi đá".

Những người Việt sống trong thập niên 1980s hẳn đã biết như thế nào là khốn khổ. Nhưng, lịch sử có thể cũng không thể tưởng tượng được rằng, một vị tướng xông pha lửa đạn như Tư lệnh Nguyễn Đức Huy, trong những năm ông đi hết chiến trường này đến chiến trường khác, vợ và 4 người con của ông phải ở nhờ trong một căn hộ... 15m2, về sau, khi ông lên Vị Xuyên, mới được cấp một căn hộ 40m2 và được xét đặc cách cấp hộ khẩu cho vợ con ông vào Hà Nội.

Khi ông chiến đấu ở Vị Xuyên, vợ ông, một giáo viên, hằng ngày phải đi giao bánh mì cho các cửa hàng ăn uống và về sau, "may mắn hơn", được một người bạn công tác ở Ban tổ chức Thành ủy xin cho một suất... bán vé xổ số kiến thiết Thủ đô để nuôi con vì lương chồng, một tướng trận, không thể nào trang trải đủ.

Huy Đức

Nguồn : osinhuyduc, 06/04/2020

Published in Diễn đàn
jeudi, 20 février 2020 15:47

Virus Trung Quốc - con bệnh Việt Nam

Sau 41 năm chiến tranh biên giới (1979-1989) với quân Trung Quốc xâm lược, Việt Nam đã học được gì với hậu quả của 10 năm đẫm máu và tàn bạo của cuộc chiến này ?

Không nhiều. Việt Nam cộng sản vẫn chịu nhục để tồn tại bên cạnh những người phương Bắc mà họ gọi là "vừa là đồng chí vừa là anh em".

biengioi1

Thông tin về cuộc chiến tranh biên giới 1979 trên báo chí thời điểm đó.

Nhưng đàn anh khổng lồ, với 1,6 tỷ người, chưa hề từ bỏ mộng bá quyền muốn Việt Nam lệ thuộc toàn diện vào nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản gọi là "đặc sắc Trung Quốc", một bước "thuộc địa không văn bản", hay "một nhà nước hai chế độ" không hiệp ước.

Trên thực tế, chưa thấy có manh động quân sự nào từ phía Trung Quốc để đạt tham vọng chính trị này, nhưng Bắc Kinh đã có kế hoạch kiểm soát Hà Nội từ Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Chuyện Thành Đô

Tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở viết :

"10 năm chiến tranh tại biên giới Trung Quốc khiến Việt Nam hao tổn rất nhiều nhân lực và kinh tế. Ở thời điểm đó, thỏa hiệp với Trung Quốc để Việt Nam có thể tập trung phát triển là điều cần thiết. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp chiến tranh ở biên giới chấm dứt".

Do đó :

"Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng".

Thành phần tham dự :

Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành trung ương đảng Phạm Văn Đồng.

Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện.

Theo tin ngoại giao phương Tây vào thời điểm này thì Bắc Kinh đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cũng có tin phía Trung Quốc còn đòi Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh phải loại Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương), một người có lập trường chống Trung Quốc, là điều kiện thứ hai. Tin này chưa bao giờ được xác nhận trước khi ông Thạch rời Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị năm 1991.

Dù vậy, vẫn có những tin đồn, được Đài Á Châu Tự do (RFA, Radio Free Asia tiếng Việt) nói xuất phát vào năm 2014 từ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết đã có một "Kỷ yếu Hội nghị" để lại nhiều điều bí mật.

Theo đó, Kỷ yếu có ghi :

"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc".

(theo Bách khoa Toàn thư mở)

Tuy nhiên tin này đã bị Ban Tuyên giáo trung ương, Cơ quan tuyên truyền và bảo vệ tư tưởng Đảng cộng sản Việt Nam phủ nhận với Tuyên bố khẳng định : "Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng :

"Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…". Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân".

(Tài liệu Tuyên giáo tháng 10/2014)

Cho đến nay (2020), những đồn đoán về Mật ước Thành Đô, được nói là của của Hoàn Cầu Báo và Tân Hoa Xã, đã chứng minh không đúng đối với Việt Nam.

Tại sao hương khói vắng tanh ?

Nhưng có một việc xẩy ra, sau Hội nghị Thành Đô, là phía Việt Nam đã "tự quên" cuộc chiến tranh biên giới 10 năm với quân Tầu từ 1979 đến 1989.

biengioi2

Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 đã được đưa vào tập 14 trong bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành.

Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang nói :

"Trong 10 năm sau chiến tranh, Nhà nước tổ chức rất đàng hoàng các cuộc mít tinh kỷ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để Nhân dân được biết. Nhưng từ năm 1990, tức sau Hội nghị Thành Đô, thì cuộc chiến tranh này đã bị lãng quên, thậm chí hoạt động kỷ niệm của người dân bình thường để tưởng nhớ đến cuộc chiến tranh này, thì cũng không được hoan nghênh, hoặc là bị ngăn cản, bị trấn áp, hạn chế'.

(RFI, 6/9/2014).

biengioi3

Người dân thắp hương tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội

Ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đẫm máu này năm 2019 và 41 năm nay, 2020, vẫn chỉ có các bài viết, nhưng càng ngày càng ít, kể những câu chuyện kháng chiến hào hùng của quân dân 6 tỉnh biên giới gồm Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Giang. Tuy nhiên, không có bất cứ cuộc truy điệu nào được tổ chức. Hương khói vẫn lạnh tanh ơ khắp nơi, nhất là tại vùng núi vôi ở mặt trận khốc liệt Vị Xuyên (Hà Giang) trước đây, nơi vẫn còn trên 4.000 người lính nằm mục xương cô đơn ở đó, có nơi nay đã do Tầu chiếm mất.

Theo tiết lộ của cố Thiếu tướng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ 1974 đến 1987, Nguyễn Trọng Vĩnh, thì ngoài việc Trung Quốc ra lệnh cho Việt Nam "không được nhắc lại cuộc chiến biên giới", còn "không được thảo luận chuyện quần đảo Hoàng Sa" mỗi khi có họp với phía Trung Quốc.

Tướng Vĩnh không nhắc đến Trường Sa là nơi Trung Quốc đã chiếm 7 vị trí gồm : Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/03/1988, sau khi tấn công hạ sát 64 binh sĩ. Sau đó, Trung Quốc xua quân chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef) , Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).

Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng

Xâm lược biên giới

Cũng nên biết, chỉ vì sợ mất lòng Tầu mà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã muối mặt để thờ ơ, lạnh nhạt và cố tình vô ơn bạc nghĩa với những quân và dân đã hy sinh trong các cuộc chiến chống Tầu xâm lược ở Hoàng Sa (1974), Trường Sa(1978) và Biên giới từ 1979 đến 1989.

Tại Hoàng Sa đã có 74 chiến sĩ Hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình vì nước. Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã công khai kỳ thị không nhìn nhận họ là công dân Việt Nam. Ở Trường Sa có 64 chiến sĩ của lực lượng Quân đội Nhân dân hy sinh ở Gạc Ma khi họ bị lính Tầu thảm sát, chỉ vì phải tuân lệnh "không được nổ súng" của Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trường Quốc phòng, người ai cũng biêt thân Tầu đặc sản.

Tại mặt trận biên giới Việt-Trung, Việt Nam  tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng, nhưng chưa công bố số liệu chi tiết về thương vong quân sự.

Trung Quốc  tuyên bố có 30.000 chết - 57.000 lính chết, 70.000 du kích chết về phía Việt Nam.

Phương Tây  ước tính : khoảng 20.000 chết hoặc bị thương (trong đó 8.000 chết).

Ngược lại, phía Trung Quốc có thương vong gồm 6.954 chết, 14.800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương).

- Phương Tây ước tính : 28.000 chết hoặc hơn 20.000 chết hoặc 13.000 chết, chưa kể hàng chục ngàn bị thương

(Tài liệu Bách khoa toàn thư mở).

Sách sử bịp bợm : nước nào đe dọa Việt Nam ?

Nhưng quan trọng hơn là những gì Đảng cộng sản Việt Nam muốn để lại cho đời sau về công lao giữ nước và dựng nước của các thế hệ đi trước.

Rất buồn và bi thảm, cuộc chiến biên giới kéo dài 10 năm mà sách sử của nhà nước cộng sản chỉ ghi lại vỏn vẹn có 12 dòng nguyên văn :

"5g sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400 km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30 km), Lai Châu (15 km), Cao Bằng (50 km).

Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam".

(Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Tập 14, trang 355)

Vậy, vụ quân Tầu thảm sát dã man các thường dân trong cược chiến này đã bị vứt đi đâu ?

Hãy đọc :

"Tối 9/3/1979, lính Trung Quốc giết hại dã man 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em (ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng) khi chúng đang trên đường rút quân về nước, tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng.

Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước".

(Tài liệu của các báo Việt Nam)

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam kể :

"Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta, thì phía sau là đội quân dân binh rất đông - vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc, nhưng là đội quân ô hợp hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được".

Tướng Lương, người từng chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979-1987), nói tiếp :

"Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế.

Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và lội xuống các ao của dân bên đường để bắt cá, nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945, khi quân Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật.

Một điển hình cho việc đập phá - là khi tôi lên thư viện Lào Cai - nằm trên một sườn núi. Khi đó, quân Trung Quốc vào thư viện lấy sách ra xé và quẳng trắng xóa phía trước, rải dưới chân đồi.

Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nhận những kẻ đó hèn hạ, vô học đến mức nào".

Ông Lương bùi ngùi :

"Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật.

Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc - không sợ hãi mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn.

Hàng chục nghìn người lính và nhiều thường dân ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988.

Chúng ta không kích động, không gây hận thù, đơn giản là nói về lịch sử, nói về những gì cha anh đã phải trải qua để giữ gìn bờ cõi của Tổ quốc.

Đây là một phần của lịch sử và sự thật không ai được phép lãng quên, che mờ, chìm lấp. Còn nếu lãng quên cuộc chiến tranh biên giới 1979 là có tội với nhân dân, với những người đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này".

(theo Trí Thức Trẻ)

Nhưng ai đã và đang lãng quên 10 năm chiến tranh bi thảm này, ngoài các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam từ các thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (khóa VI), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (hai khóa IX và X), và Nguyễn Phú Trọng từ khóa đảng XI năm 2011 đến khóa XII này.

Không những chỉ "mất trí nhớ" về chiến trường biên giới mà mới đây, vào ngày 19/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, hiện kiêm cả chức Chủ tịch nước đã cảnh giác :

"Hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta. Và do đó "mong nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân với tất cả hoạt động, không chỉ giao lưu bề nổi mà Bộ Quốc phòng, Quân ủy tiếp tục đi sâu, làm sâu sắc bài học chiến tranh cách mạng, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc".

(theo báo Pháp Luật Online)

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước cộng sản Việt Nam không nêu tên nước nào, nhưng con số "những" là cách nói tránh "phạm húy" của ông Trọng mà ai cũng biết, chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất đang muốn ăn tươi nuốt sống con cá Việt Nam.

Trung Quốc, tuy chưa thật sự cai trị Việt Nam nhưng đã kiểm soát hầu như toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Chỉ riêng năm 2019, Việt Nam đã nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc gần 30 tỷ Mỹ kim. Gần hết linh kiện Việt Nam sử dụng phải nhập cảng từ Tầu và phần lớn nông-ngư sản của Việt Nam phải xuất khẩu sang Trung Quốc.

Việt Nam đã "cống" quặng Bauxite trên Tây Nguyên và "dâng"mỏ gang thép ở Hà Tĩnh cho Tầu, kể cả Đài Loan có các công ty Tầu hợp doanh đầu tư.

Ngoài ra còn hàng chục nhà máy, cơ sở thương mại và hàng nghìn công nhân Tầu đã có mặt ở Việt Nam để khai thác sức lao động và lợi dụng đất đai để trục lợi trên mồ hôi, nước mắt của người dân Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam cũng đã để cho dân Tầu nhập cư vô kiểm soát, chiếm cứ đất đai của Việt Nam ở những vùng bờ biển và điểm cao chiến lược từ biên giới xuồng tận mũi Cà Mâu và hải đảo.

Như vậy thì thật sự Quân đội và Công an của đảng đang bảo vệ an ninh cho ai mà ông Nguyễn Phú Trọng còn kêu gọi :

"Mong quân đội tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, truyền thống của nhân dân Việt Nam anh hùng. Đảng bộ quân đội phải trong sạch, đoàn kết thống nhất cao, đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, gắn bó mật thiết với nhân dân. Nhân dân mọi vùng miền gắn bó với bộ đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phối hợp với lực lượng an ninh, công an để giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Như thế đất nước mới trường tồn, không phải thế hệ này mà các thế hệ sau".

(Pháp Luật Online, 19/12/2019)

Như vậy thì tuy lãnh đạo Việt Nam đang làm tốt các biện pháp phòng, chống nạn dịch Virus Vũ Hán, nhưng lại sợ hãi đến co cụm để quên mất con vi khuẩn cực kỳ dã man và tàn bạo Trung Hoa đã từng cai trị dân ta 1.000 năm và ngày nay đang âm thầm gậm nhấm chủ quyền biển đảo của ta ở Biển Đông.

Phạm Trần

(20/02/2020)

Published in Diễn đàn


Nguồn : RFA, 16/02/2019

Published in Video

Như thông lệ, vào trung tuần tháng hai hàng năm, báo chí Việt Nam thường đăng tải những bài viết về chiến tranh Việt-Trung 17 tháng hai năm 1979.

vietrung1

Bia ghi nhớ cuộc thảm sát 43 phụ nữ và trẻ em tại tổng Húp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An do quan Trung Quốc gây ra trong cuộc chiến tranh Việt-Trung 17/02/1979

Trên BBC có đăng lại bài viết của tác giả người Hung, Tiến sĩ Balazs Szalontai, tựa đề "Đàm phán biên giới Việt Trung 1974-1978". Tác giả cho biết nguyên nhân chính đưa đến xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc là vấn đề "tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa" :

"Tài liệu từ văn khố Hungary đã hé lộ cho thấy nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột Việt Trung là một vấn đề mà Liên Bang Xô Viết chẳng có dính dáng gì tới : đó là cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa."

Dữ kiện này (nếu có thật) thì là chuyện ngạc nhiên. Vì nó trái ngược với tất cả các tài liệu (đã được giải mã) của các bên, từ phía Trung Quốc, Việt Nam hay Hoa Kỳ…

Trung Quốc đã mở đầu cuộc chiến khi xua quân tràn qua biên giới ngày 17 tháng hai năm 1979. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tháng giêng 1974. Dĩ nhiên Trung Quốc không thể vịn vào "tranh chấp Hoàng Sa" để biện hộ cho hành vi xâm lược. Bởi vì quần đảo này đã yên ổn trong tay họ.

Về phía Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), nếu xét sâu xa ở phương diện lịch sử thành hình biên giới Việt-Trung, vấn đề Hoàng Sa cũng là chuyện "đã rồi", ít ra trong khoản thời gian từ năm 1958 cho đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Ngay cả lúc sau này Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thay đổi lập trường, thì kết luận "tranh chấp Hoàng Sa" là nguyên nhân đưa đến cuộc chiến cũng là điều khó thuyết phục.

Các học giả quốc tế, không ngoại lệ, đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc chiến "Đông Dương lần thứ ba" là yếu tố Liên Xô mà Tiến sĩ Balazs Szalontai đã loại trừ.

Cuộc chiến nhìn từ phía Trung Quốc

Tác giả King C. Chen trong "China’s War Against Vietnam" kể lại buổi họp ngày 16 tháng hai 1979 tại Bắc Kinh do Hoa Quốc Phong chủ trì, 17 tiếng đồng hồ trước khi lệnh nổ súng ban ra. Đặng Tiểu Bình có bài thuyết trình cho các lãnh đạo cộng sản Trung Quốc về bản chất và mục tiêu cuộc chiến.

Theo họ Đặng bản chất cuộc chiến là "hoàn kích tự vệ". Cuộc chiến được "giới hạn" về thời gian, không gian cũng như về qui mô. Mục tiêu là dạy cho Việt Nam một "bài học".

Gọi "hoàn kích tự vệ chiến", tức đánh trả để tự vệ, bởi vì Việt Nam đã "trục xuất kiều dân người Hoa" cũng như bộ đội Việt Nam nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm đất của Trung Quốc cũng như gây nhiều thiệt hại về nhân mạng.

Mục tiêu "cho Việt Nam một bài học", bởi vì "Việt Nam cực kỳ ngạo mạn", xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là "cường quốc thứ ba trên thế giới".

Học giả Trung Quốc, Xiaoming Zhang, trong "China’s 1979 War with Vietnam : A Reassessment", dẫn Nayan Chanda của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông, rằng cấp lãnh đạo Trung Quốc, trong một cuộc họp Bộ Chính Trị hàng tuần vào đầu tháng Bảy năm 1978, đã ra quyết định "dạy cho Việt Nam bài học" vì thái độ "vô ơn và ngạo mạn".

Theo tác giả này, trong 20 năm Trung Quốc đã viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng sau 1975 Việt Nam buộc người Hoa hồi cư đồng thời gia tăng chiến sự trên biên giới. Rõ ràng đây là thái độ phủi ơn và hống hách. Ngoài ra còn có vấn đề can thiệp quân sự vào Campuchia.

Tác giả cũng dẫn ý kiến của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, trong một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu QGPND tháng 9 năm 1978. Nội dung nói về "làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lãnh thổ của quân đội Việt Nam".

Ý kiến của Châu Đức Lễ (về việc Việt Nam chiếm đất của Trung Quốc) được củng cố nếu ta xét tài liệu "mật" của CIA Mỹ về cuộc chiến 1979 đã được bạch hóa. Theo tài liệu này thì Việt Nam chiếm khoảng 60km² đất của Trung Quốc.

Nhưng ý nghĩa của cuộc "phản công tự vệ chiến" (vì Việt Nam chiếm 60km² đất của Trung Quốc) là không có căn cứ. Theo nghiên cứu của cá nhân, chuyện Việt Nam chiếm 60km² đất của Trung Quốc là chuyện "bịa đặt" để Trung Quốc "lấy cớ" đánh Việt Nam.

Cuộc chiến đã xảy ra đúng như họ Đặng đã nói. Thời gian xung đột chỉ trong một tháng (quân Trung Quốc hoàn tất việc rút quân vào ngày 17 tháng 3 năm 1979). Địa bàn chiến tranh chỉ ở các tỉnh biên giới. Về "qui mô", Trung Quốc cũng giới hạn không sử dụng hải quân và không quân.

Không có một dòng nào để ta có thể nghĩ rằng cuộc chiến biên giới 1979 có mối liên quan với vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc chiến nhìn từ học giả nước ngoài

Theo cái nhìn của cá nhân tôi, thuyết phục hơn hết là "nguyên nhân chiến lược", dẫn từ tham luận "Security Issues in Southeast Asia : The Third Indochina War" của học giả Carlyle Thayer, đọc tại Hội Nghị "An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái Bình Dương", Đại học Quốc gia Úc (Canberra) tháng tám 1987.

Theo học giả Carlyle Thayer, Trung Quốc (và cả khối ASEAN) lo ngại sự thành hình của "liên minh chiến lược Đông dương" mà liên minh này thân Liên Xô. Quan niệm của Việt Nam "Đông dương là một đơn vị chiến lược duy nhứt, một chiến trường duy nhứt". Quan niệm này đã thể hiện qua hai cuộc "chiến tranh Đông dương", lần thứ nhứt giữa Bắc Việt với "thực dân Pháp" và lần hai giữa Bắc Việt với "đế quốc Mỹ". Cuộc chiến 1979 được gọi là "cuộc chiến Đông dương lần thứ ba", Việt Nam gọi Trung Quốc là "bọn bành trướng bá quyền".

Nếu khảo sát sơ lược các diễn tiến lịch sử đã qua, ta thấy lý thuyết của học giả Carlyle Thayer được chứng minh. Điều này cũng "ăn khớp" với cái nhìn từ Trung Quốc.

Khúc quanh làm sụp đổ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ năm 1976, khi Liên Xô hứa hẹn viện trợ cho Việt Nam 3 tỉ đô la. Số tiền này bằng số tiền mà Mỹ hứa sẽ viện trợ, (nếu Việt Nam tôn trọng hiệp định Paris). Việt Nam trở thành "vệ tinh" của Liên Xô từ lúc này.

Từ năm 1965 đến 1975, Liên Xô đã trở thành nhà cung cấp chính yếu các nhu cầu kinh tế và quốc phòng để Việt Nam tiếp tục chiến tranh với Mỹ. Mỹ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận quan trọng từ năm 1972. Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tất cả những nỗ lực của Trung Quốc giúp cho Việt Nam, trong 20 năm (từ 1950 đến 1970) là 20 tỉ đô la, nhằm mục đích phòng thủ về phía nam. Sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc hạn chế mọi viện trợ kinh tế và quốc phòng cho Việt Nam.

Nhưng sau đó Liên Xô ảnh hưởng lên Việt Nam, đồng thời với Afghanistan cũng như Mông cổ và Bắc Hàn. Rốt cục Trung Quốc bị bao vây chặt chẽ từ bốn hướng bởi một kẻ thù chiến lược khác, nguy hiểm hơn cả Mỹ, vì Liên Xô có tham vọng về lãnh thổ còn Hoa Kỳ thì không.

Cũng năm 1976, những nhân vật thân Trung Quốc, như Hoàng Văn Hoan, bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất hết các chức vụ trong đảng.

Tháng bảy năm 1977 Việt Nam ký kết "Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác" với Lào có nội dung hỗ tương "tăng cường năng lực phòng thủ… chống lại mọi ý đồ và các hành vi phá hoại của đế quốc chủ nghĩa và các lược lượng phản động ngoại lai…".

"Đông dương là đơn vị chiến lược duy nhứt" theo quan điểm của Việt Nam đang được thành hình. Vấn đề là "đơn vị chiến lược" này thân Liên Xô.

Phản ứng của Trung Quốc qua Ngoại trưởng Hoàng Hoa là lên án "chủ nghĩa xét lại Xô Viết" đồng thời công khai cảnh cáo trước Việt Nam về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia.

Tiếp tục theo đuổi sách lược (bài Hoa thân Liên Xô) của mình, Việt Nam làm đơn xin gia nhập khối COMECON, là khối tương trợ về kinh tế do Liên Xô đứng đầu.

Hội nghị đảng tháng hai năm 1978, Hà Nội quyết định phát động chiến dịch "đánh tư sản mại bản" ở miền Nam. Có đến 30.000 doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam bị "quốc hữu hóa" mà đa số do người Hoa làm chủ. Chiến dịch thanh lọc mà Trung Quốc gọi là "nạn kiều" cũng được phát động cùng thời kỳ. Hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa, phần lớn đã sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, không biết tiếng Hoa, cũng bị "trục xuất". Việc này tạo thành một cuộc "vượt biên" vĩ đại, bán chính thức, vì do chính công an Việt Nam đứng ra tổ chức. Hàng triệu người Việt Nam dùng vàng mua "vé" (trung bình 7 lượng vàng một đầu người) để lên những chiếc tàu đánh cá mong manh với hy vọng thoát thân. Trong khi hàng chục ngàn người Hoa sống ở miền Bắc thì theo đường bộ "vượt biên" trở về lục địa.

Đến thời điểm này nội bộ đảng Trung Quốc đã lên kế hoạch "cho Việt Nam một bài học".

Tháng sáu 1978, Trung Quốc cho đóng cửa hàng loạt tòa lãnh sự ở Việt Nam. Cùng lúc Việt Nam chính thức gia nhập khối COMECON. Tháng 11 hai bên Việt Nam và Liên Xô ký kết hiệp ước an ninh hỗ tương.

Để đối phó, Trung Quốc thiết lập những quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nhật cũng như các nước ASEAN. Hiệp ước "Hòa bình và hữu nghị" giữa Trung Quốc và Nhật cũng được ký kết (tháng tám 1978).

Hai bên Nhật và Trung Quốc (lục địa cộng sản) không hề tuyên bố chiến tranh trong Thế chiến Thứ II. Không có chiến tranh sao lại ký hiệp định "hòa bình" ? Lợi ích chiến lược có đủ lý lẽ để giải thích. Qua cuộc chiến với Việt Nam, Trung Quốc lấy được niềm tin với khối tư bản Mỹ, Nhật… Cũng từ lúc này Trung Quốc "cất cánh" thành công, qua các kế hoạch "tứ hiện đại", nhờ vào tư bản và kỹ thuật của Mỹ, Nhật.

Một tháng sau khi ký hiệp ước hỗ tương với Liên Xô, ngày 25 tháng chạp 1978 Việt Nam xua quân tiến vào lãnh thổ Campuchia.

Tức nước vỡ bờ, cuộc chiến 17 tháng hai 1979 là điều tất yếu phải đến.

Vấn đề là ta không hề thấy yếu tố Hoàng Sa "là nguyên nhân chính đưa đến cuộc chiến" trong bất kỳ lập luận nào của các học giả nước ngoài.

Yếu tố hoàng Sa trong quá trình đàm phán về biên giới

Lịch sử thành hình đường biên giới hai nước Việt Trung có nhiều uẩn khúc. "Đường biên giới lịch sử" giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thành hình từ thời xa xưa "Nam quốc sơn hà nam đế cư". Nếu chỉ tính đường biên giới "qui ước", tức đường biên giới được tập quán quốc tế nhìn nhận, thì biên giới hai nước đã được phân định theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895. Vấn đề là các công ước này đã nhượng nhiều ngàn cây số vuông đất của Việt Nam cho Trung Quốc.

Theo tài liệu "Sự thật về quan hệ Việt Trung", Nhà xuất bản Sự Thật, tháng 10-1979, đường hướng giải quyết tranh chấp về biên giới giữa hai nước Việt-Trung của Việt Nam được ghi lại khá cụ thể. Tháng 11 năm 1957, lãnh đạo cộng sản Việt Nam đề nghị với Trung Quốc : "hai bên giữ nguyên trạng 2 đường biên giới do lịch sử để lại. Các tranh chấp về biên giới, nếu có, sẽ giải quyết bằng thuơng lượng, theo luật pháp quốc tế".

Cũng theo tài liệu này, tháng 4 năm 1958, phía Trung Quốc trả lời đồng ý đề nghị của Việt Nam.

"Hai đường biên giới do lịch sử để lại" ở đây, dĩ nhiên, một là đường biên giới trên bộ, hai là đường biên giới trên biển (trong Vịnh bắc Việt - Golfe du Tonkin), do Pháp và nhà Thanh phân định năm 1887 (và năm 1895).

Vấn đề Hoàng Sa (và Trường sa) được hai bên đề cập nhân Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 Trung Quốc về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc. Nội dung Tuyên bố gồm 4 điểm, tóm lược như sau :

Điểm 1 tuyên bố hải phận 12 hải lý áp dụng trên toàn lãnh thổ, kể cả các quần đảo Tây sa và Nam sa (tức Hoàng sa và Trường sa). Điểm 2 tuyên bố hệ thống đường cơ bản trên đất liền và các quần đảo ngoài khơi. Điểm 3 tuyên bố về vùng cấm không phận và hải phận đối với phi cơ và tàu bè quân sự nước ngoài. Điểm 4 khẳng định nội dung các điều 2 và 3 cũng được áp dụng cho các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Ngày 14 tháng 9 năm 1958 Thủ tướng Phạm văn Đồng ký công hàm tuyên bố Việt Nam "ghi nhận" và "tán thành" Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc.

Công hàm cam kết : "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách  Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển."

Tức là, đến thời điểm này Việt Nam nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường của Liên Xô (và khối xã hội chủ nghĩa) về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thể hiện qua Hội nghị San Francisco 1951. Theo đó Liên Xô và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Cả hai bên Trung Quốc, Mao và Tưởng, đều không tham dự hội nghị. Liên Xô là quốc gia "đại diện quyền lợi" cho Trung Quốc tại Hội nghị này.

Trong khi đó đại diện của Việt Nam Cộng Hòa tại Hội nghị là ông Trần Văn Hữu, nhân dịp này đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quan điểm của Liên Xô không thay đổi, cho đến tháng giêng năm 1974. Liên Xô lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Quân lực Hoa Kỳ không can thiệp vì đã bị các điều ước của Hiệp định Paris 1973 ràng buộc. Trong khi miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thì "im lặng" còn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ khước ký vào bản lên án Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng theo tài liệu dẫn trên, quan điểm của Việt Nam về biên giới trong Vịnh Bắc Việt, cho đến tháng 12 năm 1973 :

"Công ước Pháp-Thanh 1887, điều 2, đã nói rõ kinh tuyến Paris 105°53’ kinh tuyến đông (nghĩa là kinh tuyến 108°3’13’’ kinh tuyến đông Greenwich) là đường biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc bộ. Phía Việt Nam sẵn sàng bàn với phía Trung Quốc để xác định về cửa vịnh Bắc bộ, từ đó đi đến xác định chính thức đường biên giới trong vịnh."

Yêu sách của phía Việt Nam như vậy là hợp lý vì phù hợp với lịch sử và pháp lý.

Nhưng quan niệm của Trung Quốc, năm 1974, sau khi xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam : "trong vịnh Bắc bộ xưa nay không hề có đường biên giới, nay hai nước phải bàn bạc phân chia."

Tức là phía Trung Quốc, trong chừng mực, đã "bội ước".

Hai công ước Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895 đã nhượng cho Trung Quốc các vùng đất quan trọng về kinh tế và chiến lược. Gồm :

Bán đảo Bạch Long, tức khu vực phía đông-bắc Móng Cái, diện tích khoảng 300 cây số vuông. Khu vực này hiện nay vẫn còn có một nhóm "dân tộc Kinh" sinh sống (gọi là Kinh đảo, ngày xưa gồm ba đảo Sơn Tâm, Hà Vĩ và Vu Đầu).

Đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh.

Tổng Tụ long, thuộc Vị xuyên (Hà Giang hiện nay) diện tích khoảng 700km², là một vùng đất phong phú về quặng mỏ.

Trên lý thuyết Việt Nam có thể "đặt lại" hiệu lực các công ước 1887-1895, vì nhà nước bảo hộ Pháp đã "bội ước" (Dol), lấy đất của Việt Nam nhượng cho Trung Quốc để được lợi ích về kinh tế.

VN đã chấp nhận những thiệt thòi này trên đất liền vì (hy vọng) phía Trung Quốc cũng làm tương tự ở biên giới trong Vịnh Bắc Việt.

Nhưng sau khi Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, lập tức Trung Quốc "phủi sạch" mọi hứa hẹn trước kia (về hai đường biên giới) với Việt Nam.

Dĩ nhiên, thái độ của Việt Nam, sau 1975, là "lật ngược" lại những cam kết của mình trước kia đối với Trung Quốc, như vấn đề Hoàng Sa.

Vì vậy, kết luận của Tiến sĩ Balazs Szalontai, cho rằng "tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa" là "nguyên nhân chính" đưa đến xung đột Việt-Trung năm 1979 là không thuyết phục.

Có thể vấn đề "bội ước" của Trung Quốc là "giọt nước làm tràn ly". Nhưng lý do chính vẫn là Trung Quốc từ khuớc giúp miền Bắc "giải phóng miền Nam" (từ năm 1965), mà điều này mới là mấu chốt khiến Việt Nam "trở áo" với Trung Quốc để "đi" với Liên Xô.

Rốt cục Việt Nam chiến thắng trong cuộc chiến 1979. Quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam mà quân Việt Nam vẫn còn ở Campuchia cho đến mười năm sau.

Còn Việt Nam thì "học" được Trung Quốc một bài học để đời. Hội nghị Thành đô 1991 nói gì đến nay vẫn chưa ai biết. Kết quả thấy được là sau đó Việt Nam chấp nhận tất cả những yêu sách của Trung Quốc về biên giới.

VN mất đất trên biên giới (do các công ước Pháp-Thanh). Việt Nam ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền tháng 12 năm 1999 với Trung Quốc, chấp nhận "mất thêm" một số vùng lãnh thổ khác (do cuộc chiến biên giới 1979). Tháng 12 năm 2000 Việt Nam ký kết với Trung Quốc Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, đường biên giới mới được xác định. Việt Nam chịu lép vế không tính hiệu lực các đảo Bạch Long vĩ và Cồn cỏ đồng thời chấp nhận thiệt hại hàng chục ngàn cây số vuông biển (so với biên giới là đường kinh tuyến 108°3’13’’).

Riêng quần đảo Hoàng Sa thì không có gì để nói. Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ đàm phán nào về quần đảo này. Ngoài ra Trung Quốc còn quân sự hóa, biến các đảo "chim ỉa" (nói theo ông Hồ khi nhượng quần đảo này cho Trung Quốc) trở thành những địa điểm trọng yếu về kinh tế và chiến lược. 

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuantruong.blogspot.fr, 25/02/2017

Published in Diễn đàn

sino1

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979

Mờ sáng ngày thứ bảy 17 tháng hai năm 1979 khi các lớp sương mù mờ đặc còn đang bao phủ những đồi núi vùng biên giới Việt Trung, những tiếng nổ bỗng vang ầm lên xé tan bầu không khí trầm lặng của vùng đồi núi này. Hàng trăm khẩu đại bác 122 và 130 mm cùng với những giàn rocket 140 mm từ phía Trung Quốc nã về phía Việt Nam với một tốc độ gần như mỗi giây một viên. Trong suốt hai mươi phút, những tiếng nổ này chìm lẫn vào nhau tạo thành một tiếng ầm ầm liên tục tương tự như tiếng bom B52. Rồi như một luồng nước vỡ bờ, khoảng gần một trăm ngàn bộ binh Trung Quốc được xe tăng và pháo binh yểm trợ bắt đầu tràn qua biên giới dọc theo 26 cửa khẩu. Nhưng như chính những tướng lãnh Trung Quốc sau này phải công nhận, chiến thuật biển người thực hiện thành công trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đã vấp phải các công sự phòng thủ kiên cố và phức tạp mà Hà Nội đã có thời giờ chuẩn bị trước. Trong ba ngày đầu, hàng ngàn lính Trung Quốc đã bị chết và bị thương vì hàng rào phòng thủ của Việt Nam.

Trong những ngày sau, Trung Quốc thay đổi chiến thuật, áp dụng chiến tranh cổ điển thay vì dùng biển người, tập trung pháo binh và thiết giáp đánh vào từng cứ điểm nhỏ. Mười ngày sau đó, bộ binh Trung Quốc đã từ từ tiến vào sâu trong nội địa Việt Nam khoảng từ 30 đến 40 cây số và chiếm được 4 tỉnh lỵ miền Bắc : Lai Châu, Lào Cay, Hà Giang và Cao Bằng. Ngày 27 tháng 2 trận đánh Lạng Sơn, tỉnh lỵ biên giới cuối cùng bắt đầu. Và đến 14 giờ 30 ngày 5 tháng 3 năm 1979, khi Trung Quốc nắm được quyền kiểm soát tỉnh lỵ Lạng Sơn thì tỉnh này chỉ là một đống gạch vụn đầy xác chết của các đồng chí cũ nay trở thành kẻ thù. Thế là các cửa để tiến xuống đồng bằng sông Hồng và Hà Nội đã được mở. Tuy nhiên chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó, Bắc Kinh tuyên bố đã đạt được mục tiêu dạy cho Việt Nam một bài học và cùng ngày họ bắt đầu triệt thoái quân về Trung Quốc.

Cuộc chiến Trung Việt như vậy đã tạm thời kết thúc sau 26 ngày chiến tranh gay gắt để lại một loạt những câu hỏi mà không có câu trả lời chính xác. Dưới đây chúng ta thử lần lượt khảo sát các khía cạnh của cuộc chiến tranh này và tìm hiểu những hệ quả của nó đối với cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam.

Nguyên nhân của cuộc chiến

Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh bắt đầu xấu đi từ đầu những năm 1970 đặc biệt là sau chuyến đi thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1971. Bất mãn với Hà Nội vì đã không nghe lời khuyên của mình tiếp tục mở cuộc chiến thôn tính miền Nam Việt Nam và sau đó khai tử luôn cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam mà Trung Quốc bảo trợ.

Bang giao giữa hai bên suy thoái hẳn đi vào giữa thập niên 1970. Năm 1976, Bắc Kinh chấm dứt viện trợ cho Hà Nội lấy cớ là Việt Nam nay không cần viện trợ trong lúc Trung Quốc cần phải tập trung xây dựng đất nước. Sau khi Hà Nội tham gia vào tổ chức Hợp Tác Hỗ Tương Kinh Tế (Council for Mutual Economic Cooperation - Comecon) do Liên Xô tổ chức và cầm đầu cũng như là ký một thỏa hiệp Hữu Nghị và Hợp Tác với Liên Xô vào năm 1978, sự thù nghịch giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên công khai. Trung Quốc gọi Việt Nam là "Cuba của phương Đông" và coi thỏa hiệp giữa Liên Xô và Hà Nội là một liên minh quân sự chống Trung Quốc. Các cuộc đụng chạm ở biên giới trở thành thường xuyên và bạo động hơn. Tháng 12, 1978, Việt Nam đưa quân vào Cambodia và mau chóng lật đổ chế độ Pol Pot thân Bắc Kinh.

May mắn cho Việt Nam là chính trong những năm đó, tình hình Trung Quốc cực kỳ rối loạn với cuộc cách mang văn hóa của Mao tung ra vào năm 1966 làm cho mọi hoạt động đều hầu như bị tê liệt. Với cái chết của Mao vào năm 1966, một cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt diễn ra tại Bắc Kinh. Nhưng đến cuối năm 1978, cuộc đấu tranh quyền lực này hầu như đã kết thúc với việc thâu tóm quyền lực vào tay Đặng Tiểu Bình. Sau khi dựa vào nhóm Hoa Quốc Phong cùng quân đội (do Diệp Kiếm Anh cầm đầu) lật đổ nhóm "bè lũ bốn tên" do Giang Thanh, vợ thứ ba của Mao cầm đầu vốn thao túng cuộc Cách mạng văn hóa, Đặng quay ra thanh toán các đồng minh cùng chống Giang Thanh. Trong hội nghị trung ương mở rộng của Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 11 tháng 11 năm 1978, Đặng đã thành công trong tham vọng của mình. Sau bốn ngày họp gay gắt, bốn đồng minh thân tín của Đặng được cử vào Bộ Chính trị và phụ tá thân cận nhất của Đặng, Triệu Tử Dương được bầu làm tổng bí thư. Một số các đối thủ chính của Đặng như Hoa Quốc Phong, chủ tịch đảng, Uông Đông Hưng, trùm mật vụ và bí thư đảng ủy Bắc Kinh bị buộc phải làm kiểm điểm và mất quyền hành.

Con đường tới cuộc chiến

sino2

Nhà xuất bản Lao Động vừa cho phát hành quyển sách "Đặng Tiểu Bình - Một trí tuệ siêu Việt" (Nguồn: Internet). 

Trái với Mao và nhất là Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình không ưa Hà Nội. Trong những năm đầu của thập niên 1960 khi còn làm tham mưu trưởng quân đội, Đặng đã phản đối việc Mao và Chu lấy vũ khí trang bị cho Giải Phóng Quân Trung Quốc mang sang viện trợ cho cộng sản Việt Nam.

Với quyền hành trong tay Đặng bắt đầu tung ra những chính sách đổi mới. Đối nội Đặng đưa ra chính sách Tứ Hiện Đại hóa nhằm phục hưng kinh tế Trung Quốc bị suy sụp sau thời gian dài Cách Mạng Văn Hóa. Đối ngoại, Đặng chủ trương nghiêng về Mỹ để chống lại Liên Xô và liên minh với các nước không Cộng Sản tại Đông Nam Á để ngăn chặn Việt Nam.

Ngày 1 tháng giêng 1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Jimmy Carter và tại đây tiết lộ cho Carter biết ý định tấn công Việt Nam. Theo một tài liệu của Trung Quốc, Đặng nói với Cartert rằng "Anh bạn nhỏ này không nghe lời, cần phải đét vào đít vài cái" - Nguyên văn chữ Hán 小朋友不听话,该打打屁股了 (Tiểu bằng hữu bất thính thoại, khắc đả đả thỉ cổ liễu) [i].

Theo những tiết lộ nội bộ, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra bốn lý do chính để mở cuộc chiến biên giới : Thứ nhất, một cuộc tấn công giới hạn vào Việt Nam ít có khả năng tạo ra một phản ứng mạnh từ phía Liên Xô. Thứ hai, một cuộc tấn công giới hạn vào Việt Nam có thể được biện minh như là một hành động phòng vệ và không tạo ra phản ứng xấu với quốc tế. Thứ ba, một hành động quân sự giới hạn như vậy không ảnh hưởng đến chính sách Tứ Hiện Đại Hóa. Và thứ tư, việc Trung Quốc tấn công vào Việt Nam rồi triệt thoái sẽ chứng minh cho Moscow và Hà Nội thấy quyết tâm của Trung Quốc và khả năng phá vỡ thế bao vây của họ với Trung Quốc. Và để bảo đảm cho Liên Xô không thể có phản ứng mạnh ủng hộ cho Việt Nam, Đặng quyết định nhượng bộ Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Diển biến cuộc chiến

Các lực lượng tham chiến

Theo sự dựng lại của các chuyên viên tình báo Mỹ các lực lượng mà Trung Quốc động viên cho cuộc chiến này được phân phối như sau [ii] :

Phía Trung Quốc :

Các lực lượng Trung Quốc tham dự vào cuộc chiến chống Việt Nam bao gồm các đơn vị lấy từ các quân khu Côn Minh, Vũ Hán và Quảng Châu, thế nhưng được điều khiển bởi các quân khu Côn Minh cho mặt trận phía tây và Quảng Châu cho mặt trận phía đống,

Một số các đơn vị tham chiến đặc biệt là các đơn vị công binh, thiết lộ, hậu cần và phòng không trước đó đã phục vụ tại Việt Nam giúp Hà Nội trong cuộc chiến chống lại Việt Nam Cộng Hòa trong những năm trước đây. Tuy rằng Trung Quốc động viên tổng cộng 600.000 quân cho cuộc chiến, nhưng chỉ có 200.000 quân trực tiếp tham dự. Số 400.000 quân còn lại được triển khai tại biên giới phía bắc nhằm phòng ngự chống Liên Xô.

Các đơn vị Trung Quốc tham chiến được liệt kê như sau [iii] :

Mặt trận Quảng Tây do Quân Khu Quảng Châu điều khiển đặt trụ sở tại Nam Ninh, với tư lệnh Hứa Thế Hữu, chính ủy Hướng Trung Hoa bao gồm ba quân đoàn Bắc, Nam và Đông với một quân đoàn trừ bị cộng với các lực lương yểm trợ hải và không quân. Quân đoàn Bắc gồm 3 sư đoàn 121, 122 và 123 thuộc lộ quân số 41 do Trương Húc Đông chỉ huy. Quân đoàn Nam dưới sự chỉ huy của Ngô Trung (tư lệnh phó quân khu Quảng Đông) gồm ba sư đoàn 124, 125, 126 thuộc lộ quân số 42. Quân đoàn Đông dưới sự chỉ huy của Tưởng Hiệp Viễn bao gồm ba sư đoàn bộ binh 163, 164, 165 thuộc lộ quân số 55 và sư đoàn pháo binh số 1. Quân đoàn trừ bị gồm binh sĩ thuộc quân khu Vũ Hán cùng với một quân đoàn thuộc quân khu Thành Đô dưới sự chỉ huy của Hàn Huệ Chi bao gồm các lộ quân số 43 (3 sư đoàn) số 54 (3 sư đoàn) số 20 (1 sư đoàn) cộng với địa phương quân Quảng Tây. Không quân tham chiến -- chỉ phòng thủ không phận Trung Quốc không tham chiến--bao gồm sư đoàn không quân thuộc quân khu Quảng Châu cùng với sư đoàn không quân số 13 và sư đoàn phòng không số 70. Hải quân tham chiến bao gồm tiểu hạm đội số 217 thuộc hạm đội Nam Hải và sư đoàn không hải quân số 8.

Mặt trận Vân Nam do bộ tư lệnh quân khu Côn Minh chỉ huy, tư lệnh Dương Đắc Chí, chính ủy Lưu Chí Kiên, bao gồm các lộ quân số 11 (2 sư đoàn), 13 (3 sư đoàn thuộc quân khu Thành Đô), 14 (ba sư đoàn), sư đoàn bộ binh độc lập số 149, sư đoàn pháo binh số 4, cùng với địa phương quân Vân Nam. Không quân tham chiến bao gồm sư đoàn không quân số 44, một số đơn vị thuộc sư đoàn không quân số 27, các sư đoàn phòng không số 65 và 45. Hải quân tham chiến bao gồm trung đoàn tiểu đĩnh số 86.

Về phía Việt Nam :

Chính phủ Hà Nội nói rằng họ chỉ có khoảng 70,000 quân chính quy tại biên giới phía bắc cùng với các địa phương quân và du kích địa phương tuy rằng phía Trung Quốc ước tính rằng quân số Việt Nam gấp đôi con số này. Một số đơn vị Hà Nội cũng được trang bi vũ khí Mỹ để lại tại miền nam. Theo các tài liệu Việt Nam đưa ra thì khi xảy ra cuộc chiến quân số Việt Nam tại miền biên giới bao gồm[iv]

Quân Khu 1 (Quân Khu Tả Ngạn chịu trách nhiệm phòng thủ miền đông bắc) tư lệnh Đàm Quang Thanh bao gồm các lực lương :

Chính quy : Sư đoàn 3 (Sao Vàng) gồm ba trung đoàn bộ binh số 2, 12 và 141 với một trung đoàn pháo binh số 68 đóng tại Đồng Đăng, Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn. Sư đoàn 338 gồm ba trung đoàn bộ binh số 460, 461 và 462 và trung đoàn phào binh số 208 đóng tại Lộc Bình và Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sư đoàn 346 (Lam Sơn) gồm ba trung đoàn bộ binh 246, 677, 851 và trung đoàn pháo binh 188 đóng tại Trà Lĩnh, Hà Quang và Hòa An thuộc tỉnh Cao Bằng. Sư đoàn 325B bao gồm ba trung đoàn bộ binh 8,41 và 288 với trung đoàn pháo binh 189 đóng tại Tiên Yên và Bình Liễu thuộc tỉnh Quảng Ninh. Lữ đoàn bộ binh độc lập 242 đóng tại bờ biển và các hải đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Địa phương : bao gồm các lực lượng địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh cùng với công an biên phòng bao gồm 5 trung đoàn bộ binh, 19 tiểu đoàn bộ binh độc lập, 2 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn pháo phòng không. Lực lương công an biên phòng bao gồm trung đoàn cơ động số 12 đóng tại Lạng Sơn, 4 tiểu đoàn tại Quảng Ninh và Cao Bằng cùng với 24 đại đội tại 24 đồn biên giới.

Quân Khu 2 (Quân Khu Hữu Ngạn phụ trách việc bảo vệ vùng hữu ngạn sông Hồng) tư lệnh Vũ Lập bao gồm các lực lượng như sau :

- Chính quy : Sư đoàn 316 (Bông Lau) bao gồm ba trung đoàn bộ binh 98, 148, 147 và trung đoàn pháo binh 187 đóng tại Bình Lũ và Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Sư đoàn 345 bao gồm ba trung đoàn bộ binh 118.121 và 124 và trung đoàn pháo binh 190 đóng tại Bảo Thắng thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sư đoàn 326 gồm ba trung đoàn bộ binh 19, 46 và 541 cùng với trung đoàn pháo binh 200 đóng tại Tuần Giao và Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu.

Địa phương : bao gồm các lực lượng địa phương thuộc các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu bao gồm 6 trung đoàn bộ binh, 23 tiểu đoàn bộ binh độc lập và ba tiểu đoàn pháo binh. Công an biên phòng bao gồm trung đoàn 16 cơ động tại Hoàng Liên Sơn và 39 đồn biên giới.

Ngoài các lực lương chinh quy này còn có khoảng 50.000 dân quân du kích tại các quân khu này.

Không quân Việt Nam tham dự bao gồm các máy bay F-5, A-37, C 130 cùng với các trực thăng UH-1 và UH-7 lấy đuợc của miền Nam sau 1975 cũng như là các máy bay Mig-17 và Mig-21 có sẵn. Tuy nhiên không quân cả hai bên đều không tham chiến trực tiếp vào các trận đánh và chỉ dùng để chuyên chở và trinh sát.

Sau khi Trung Quốc tấn công, Việt Nam đã mau chóng chuyển quân từ Cambodia và Miền nam Việt Nam về bắc. Từ ngày 18 tháng 2 đến 25 tháng 2 các sư đoàn 327 (Quân khu 7) và 227 (Quân khu 4) được chuyển về tăng cường cho Quân khu 1. Từ 6 tháng 3 đến 11 tháng 3, Quân đoàn Hương Giang đóng tại Cambodia cũng được điều về. Tuy nhiên những đơn vị này được giữ làm lực lượng trừ bị để bảo vệ cho Hà Nội chứ không trực tiếp tham chiến [v].

Diễn biến chiến sự

Đầu tháng giêng 1979, Đặng Tiểu Bình sang thăm Mỹ. Sau khi xác định rằng Mỹ sẽ không làm gì nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đặng đã có quyết định cuối cùng cho cuộc tấn công. Các sự kiện xảy ra tại Cambodia đã quyết định thời điểm bắt đầu cuộc chiến. Quân Việt Nam đánh chiếm Phnom Penh vào ngày 7 tháng Giêng và đến ngày 14 tháng Giêng thì đã tiến tới biên giới Cambodia với Thái Lan. Ngày 15 tháng 2, Trung Quốc tuyên bố hủy bỏ thỏa hiệp đồng minh 30 năm với Việt Nam và chính thức tuyên bố sẽ dạy cho Việt Nam một bài học. Hai ngày sau, Giải Phóng Quân Trung Quốc bắt đầu vượt qua biên giới miền bắc Việt Nam.

Thời điểm lựa chọn có lợi cho Trung Quốc. Nó xảy ra đúng vào cuối mùa khô miền bắc Việt Nam trước khi các trận mưa mùa biến vùng biên giới thành một vũng bùn lầy lội, nhưng nó cũng lại hầu như trùng với mùa tuyết tan tại Hoa Bắc mà một khi xảy ra sẽ làm các đạo quân cơ giới của Liên Xô nếu muốn tấn công vào Trung Quốc để cứu cho Việt Nam không thể hoạt động được. Nó cũng vào lúc mà hầu hết quân chính quy của Hà Nội với các sư đoàn thiện chiến nhất còn đang mắc kẹt tại Cambodia.

Cụộc tấn công bắt đầu vào lúc tờ mờ sang ngày 17 tháng 2, 1979. Trước hết 80.000 quân tiền phương của Trung Quốc với sự yểm trợ của 400 xe tăng và 1.500 cỗ đại pháo chia làm 26 mũi dùi, mở cuộc tấn công trên toàn bộ tuyến biên giới Việt Trung. Mục tiêu của họ là 5 thị xã tỉnh lỵ của năm tỉnh biên giới. Có lẽ vì khó khăn trong việc điều phối, không có một sự yểm trợ nào của không quân cả.

Chiến thuật hai bên sử dụng hầu như hoàn toàn có tính cách quy ước giống như trong Thế Chiến Thứ Nhất. Cả hai bên đều không sử dụng không quân. Quân Trung Quốc tiến theo các tuyến đường chính nhằm đánh chiếm các khu trung tâm dân cư và những cao điểm chung quanh trong lúc quân Việt Nam đánh theo kiểu du kích cơ động xâm nhập phía sau phòng tuyến địch và đột kích những toán quân ở sau.

Trong ngày đầu quân Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam được 8 km dọc theo một chiến tuyến rộng lớn. Nhưng sau đó khựng lại, một phần vì sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Việt Nam và một phần vì chính những khó khăn về phía Trung Quốc.

Ngay từ lúc đầu, việc tấn công quá nhiều nơi một lúc đã vượt quá khả năng chỉ huy và điều phối giới hạn của Giải Phóng Quân Trung Quốc (C3 : Command, Control, Communications) [vi]. Các đơn vị tiền phương bị thiệt hại nặng vì dùng chiến thuật biển người lỗi thời cũng như vũ khí hư hỏng. Thêm vào đó, cách mạng văn hóa đã làm xáo trộn kỷ luật quân đội với nhiều cấp chỉ huy thiếu kinh nghiệm hoặc hèn nhát. Binh lính sử dụng quá nhiều quân nhu quân dụng khiến cho việc tiếp tế và bổ sung quân số phải thực hiện sớm hơn là dự định nhiều. Dụng cụ cũ và lỗi thời cũng làm trở ngại nhiều cho cuộc tiến quân. Thiếu bản đồ chính xác và cả la bàn đã dẫn đến nhiều dơn vị đi lạc đường. Thiếu radio hoặc radio quá yếu không truyền qua được những vùng đồi núi làm trở ngại liên lạc. Tình trạng tiếp liệu tệ đến nỗi nhiều đơn vị không được tiếp tế nước uống trong suốt từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ sau khi đụng độ. Pháo binh Trung Quồc có tầm ngắn và bắn chậm hơn là pháo binh Việt Nam vốn được Liên Xô cung cấp thiết bị hiện đại hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Ít nhất là một phần tư số xe tăng tham chiến đầu tiên (100 xe tăng) bị hỏa tiễn Sagger điều khiển bằng dây của Liên Xô bắn hạ[vii].

Tất cả những điều này buộc phía Trung Quốc phải điều chỉnh lại kế hoạch hành quân và thay đổi chiến thuật. Hai mưới sáu mũi tiến quân được gom lại còn chín mũi hướng về Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh.

Lạng Sơn là nơi Trung Quốc chọn làm mũi dùi chủ lực, tập trung 70.000 quân đánh vào nơi được coi như là địa điểm chiến lược mở đường xuống Hà Nội và đồng bằng sông Hồng và cũng là con dường truyền thống mà Trung Quốc dùng để xâm luợc Việt Nam. Sư đoàn "Sao Vàng" bảo vệ Lạng Sơn của Việt Nam bị đẩy dần về phía thị xã vốn đã được củng cố để đề phòng chính một chuyện như vậy. Ngày 27, quân Trung Quốc đánh chiếm được những ngọn đồi ở phía bắc nhìn xuống Lạng Sơn sau một cuộc tấn công ồ ạt bằng bộ binh có xe tăng ủng hộ và trước đó được yểm trợ bằng một đợt pháo kích khổng lồ. Vài ngày sau đó Lạng Sơn bị bao vây. Ngày 2 tháng 3 quân Trung Quốc bắt đầu tấn công vào Lạng Sơn. Sau ba ngày kịch chiến, tranh dành từng căn nhà, sư đoàn Sao Vàng hầu như bị tiêu diệt và Lạng Sơn biến thành đống gạch vụn, Trung Quốc chiếm được Lạng Sơn và tuyên bố cửa vào đồng bằng sông Hồng nay đã rộng mở. Nhưng ngay sau đó, Bắc Kinh tuyên bố Việt Nam đã bị trừng phạt đủ rồi và ra lệnh triệt thoái quân ra khỏi Việt Nam. Việc triệt thoái này kéo dài 10 ngày và kết thúc vào ngày 16 tháng 3. Trước khi triệt thoái, quân đội Trung Quốc áp dụng chính sách "thanh dã", phá hủy mọi cơ sở xây dựng, mùa màng ngay cả thực phầm dân chúng cất giữ trong nhà không để lại một thứ gì.

Chiến tranh Trung Việt tuy rằng đến đó chính thức kết thúc nhưng những cuộc đung độ ở mức thấp vẫn tiếp tục kéo dài trong suốt thập niên 1980 với hai bên pháo kích lẫn nhau và tìm cách đánh chiếm các điểm cao dọc theo biên giới. Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch mà phía Việt Nam gọi là "một cuộc chiến phá hoại đa dạng" bao gồm về quân sự pháo kích vào lãnh thổ Việt Nam, cho quân đi tuần xâm lấn, đặt mìn trên biển và trong các con sông. Chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế cũng được áp dụng với những biện pháp để phá hoại sản xuất nông nghiệp.

Lượng định về cuộc chiến

Cả hai bên đều không công bố con số thương vong một cách chính thức. Phía Trung Quốc công nhận rằng có 7.000 binh sĩ tử trận và 15.000 bị thương nhưng các quan sát viên phương Tây ước tính con số tử thương cao hơn nhiều có thể đến 28.000 chết và 43.000 bị thương [viii]. Phía Việt Nam không cho biết con số binh sĩ chết và bị thương là bao nhiêu chỉ nói rằng có đến 100.000 thường dân Việt Nam bị chết [ix]. Hai bên đều không bắt giữ bao nhiêu tù binh. Phía Trung Quốc giữ 1.656 tù binh Việt Nam trong khi Việt Nam giữ 238 tù binh Trung Quốc. Các tù binh này được trao đổi vào tháng 5, 1979 [x].

Hầu hết các quan sát viên nước ngoài đều cho rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc dạy cho Việt Nam một bài học. Họ cũng không tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ lại muốn có một cuộc chiến nữa trên bộ với Việt Nam. Gerald Segal trong "Defending China" viết :

"Cuộc chiến chống Việt Nam của Trung Quốc năm 1979 là một thất bại hoàn toàn. Trung Quốc đã không buộc được Việt Nam phải rút quân ra khỏi Cambodia ; không chấm dứt được những cuộc đụng độ tại biên giới, không làm cho người ta hoài nghi được về sức mạnh của Liên Xô, không hủy bỏ được hình ảnh của Trung Quốc như là một con cọp giấy và không kéo được Mỹ vào một liên minh chống Liên Xô" [xi].

Nhưng Bruce Ellerman thì biện luận rằng "một trong những mục tiêu ngoại giao chính đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là làm cho người ta thấy rõ hứa hẹn bảo vệ quân sự cho Việt Nam của Liên Xô là lừa bịp. Nhìn dưới khía cạnh này, cuộc tấn công của Bắc Kinh là một thành công về ngoại giao vì Moscow không tích cực can thiệp, cho thấy giới hạn thực tế của liên minh quân sự Việt-Sô. Trung Quốc đã đạt được một chiến thắng chiến lược khi giảm thiểu khả năng tương lai của một cuộc chiến trên hai mặt trận chống lại Liên Xô và Việt Nam" [xii].

Ít nhất trên một khía cạnh, cuộc chiến chống Việt Nam đã giúp cho tiến trình cải cách kinh tế tại Trung Quốc. Cuộc chiến, chứng minh tình trạng suy thoái sâu đậm của quân đội Trung Quốc, đã cho phép ông Đặng Tiểu Bình loan báo nhu cầu cần phải cải tổ toàn diện Giải Phóng Quân Nhân Dân. Ông đã cho giải ngũ một loạt các tướng lãnh và cắt giảm số quân khu xuống chỉ còn 7 đại quân khu, cắt giảm quân số và giảm chi tiêu quân sự để chuyển một phần ngân sách quân sự sang cho tiến trình cải cách kinh tế. Phải mãi sau này khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng mạnh, hiện đại hóa quân đội mới được dành những ưu tiên cần thiết.

Về lâu về dài Việt Nam bị thiệt hai nhiều hơn là Trung Quốc vì cuộc chiến. Băng giá trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc kéo dài trong suốt thập niên 1980 với các trận đụng độ nhỏ dọc theo biên giới Hoa Việt. Trong thời gian này Trung Quốc bắt đầu tổ chức những người chống đối các chế độ cộng sản thân Việt Nam tại Đông Dương, thành lập những mặt trận chống lại Hà Nội. Tại Lào, Trung Quốc bắt đầu giúp đỡ những nhóm Hmong thuộc tổ chức của Vàng Pao. Tại Cambodia, Trung Quốc liên kết được với ASEAN và nhất là với Thái Lan. Đường mòn "Đặng Tiểu Bình" trở thành mấu then chốt cho việc tiếp tế của Trung Quốc cho các nhóm Khmer Đỏ và quốc gia chống lại Việt Nam. Nhờ vào những viện trợ này, lực lượng của Pol Pot từ một đám tàn quân ô hợp dần dà trở thành một lực lượng đáng kể cầm chân nhiều sư đoàn của Hà Nội tại Cambodia.

Trong giai đoạn này, đồng minh độc nhất của Hà Nội là Liên Xô. Trong sáu năm từ 1979 đến 1985, Liên Xô viện trợ cho Hà Nội trung bình lên đến 750 triệu đô la Mỹ. Riêng trong hai năm 1979-1980 số lượng vũ khí Hà Nội nhận được từ phía Liên Xô lên đến 2 tỷ đô la. Để trả giá cho những viện trợ này, Hà Nội phải mở cửa cho Liên Xô sử dụng các căn cứ Cam Ranh và Đà Nẵng cùng phải chấp nhận một số cố vấn Liên Xô gia tăng trên toàn quốc.

Tuy nhiên khi Mikhail Gorbachev lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô, tình hình bắt đầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho Hà Nội. Thái độ thù nghịch của Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan với cả Liên Xô và Trung Quốc thúc đẩy hai nước này sáp lại gần nhau. Tháng 7 năm 1985. Liên Xô và Trung Quốc ký một thỏa hiệp thương mại, dự trù tăng gấp bảy lần số lượng hàng hóa trao đổi mỗi năm. Liên Xô cũng hứa hẹn sẽ giúp Trung Quốc canh tân 17 ngành công nghiệp và xây dựng 7 trung tâm công nghệ mới.

Để tạo chia rẽ giữa Hà Nội và Moscow, Đặng Tiểu Bình tuyên bố trong một cuộc họp báo với các phóng viên Tây phương rằng Trung Quốc không phản đối gì việc Liên Xô đặt căn cứ tại Cam Ranh nếu Việt Nam rút quân ra khỏi Cambodia. Về phần Liên Xô, tuy chính thức Gorbachev tuyên bố tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam, cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Cambodia, nhưng những bài báo bắt đầu xuất hiện trên các tạp chí Sô Viết về những sự phung phí viện trợ của Liên Xô tại Việt Nam và đòi hỏi Hà Nội phải sử dụng hữu hiệu hơn các viện trợ này. Các viên chức Sô Viết cũng bắt đầu tỏ ra e ngại rằng cuộc chiến tại Cambodia đã giúp cho Mỹ có cơ hội trở lại Đông Nam Á và làm phức tạp hơn quan hệ của Liên Xô với vùng này. Tháng 12 năm 1985, một viên chức cao cấp tại Á châu vụ Bộ ngoại giao Liên Xô nói thẳng với Nayan Chanda, chủ bút tuần báo Far Eastern Economic Review rằng : "Việt Nam cần phải tìm cách hòa giải với Trung Quốc. Việt Nam không thể nào chịu nổi mãi mãi một nước Trung Quốc thù địch".

Năm 1989 Việt Nam phải rút quân ra khỏi Cambodia và đến năm 1991, với sự sụp đổ của Liên Xô, hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký một loạt các thỏa hiệp trong cái gọi là Hội Nghị Thành Đô mà hầu hết Việt Nam phải chịu các điều khỏan do Trung Quốc áp đặt.

Lê Mạnh Hùng



[i] 中共對侵越戰爭八股自辯 February 23, 2009.

[ii] Danh sách này do tình báo Mỹ thu lượm và tiết lộ cho các ký giả Mỹ. Khi Đặng Tiểu Bình sang thăm Hoa Kỳ thì đựoc các ký giả Mỹ hỏi về việc này và Đặng đã xác nhận là đúng. Sau đó các báo chí Trung Quốc cũng công khai hóa số các đơn vị tham chiến.

[iii]对越自卫反击作战工作总结 (Đối Việt Tự Vệ Phản Kích Tác Chiến Tổng Kết) Quân Khu Côn Minh 1987.

[v] "Chiến tranh Biên giới 1979 : Cuộc chuyển quân thần tốc", Soha.vn, Retrieved July 31, 2016.

[vi] Một hồi ký của một cựu chiến binh Trung Quốc “Những bong hoa gạo" kể lại khi đơn vị anh ta được lệnh tấn công vào một ngọn đồi do quân Việt Nam cố thủ thì pháo binh yêm trợ thay vì bắn vào vị trí của quân Việt Nam đã bắn ngay vào quân mình.

[vii] Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army : "Short Arms and Slow Legs", INSS Occasional Paper 28 : Regional Security Series, USAF Institute for National Security Studies, USAF Academy, September 1999.

[viii] Zhang Xiaoming, "China's 1979 War with Vietnam : A Reassessment", China Quarterly, Issue no. 184 (December 2005).

[ix] "35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc"vnexpress.net. Retrieved July 31, 2016.

[x] Chan, Gerald, China and international organizations : participation in non-governmental organizations since 1971 (illustrated ed.)Oxford University Press. Oxford, UK (1989).

[xi] Segal, G Defending China Oxford University Press, Oxford, UK (1985).

[xii] Ellerman, B. Modern Chinese Warfare (179501989) Routledge, London UK, (2001).

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

"Biên giới phía Bắc 1979 : 30 ngày không thể nào quên"Soha.vn, Retrieved July 31, 2016.

"Chiến tranh Biên giới 1979 : Cuộc chuyển quân thần tốc", Soha.vn, Retrieved July 31, 2016.

"Lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại biên giới phía Bắc", VnExpress, February 2, 2014.

Hán tự

许世友的最后一战 (Hứa thế Hữu đích tối hậu nhất chiến) - Chu Đức Lệ. Giang Tô Nhân Dân Phát Hành Xã 1990.

对越自卫反击作战工作总结 (Đối Việt Tự Vệ Tác Chiến Công Tác Tổng kết) Quân Khu Côn Minh - Cục Hậu Cần 1987.

中共對侵越戰爭八股自辯 (Trung Cộng đối xâm Việt Chiến Tranh bát cổ tự biện), Retrieved February 23, 2009.

Tiếng Anh

Chan, Gerald, China and international organizations : participation in non-governmental organizations since 1971 (illustrated ed.)Oxford University Press. Oxford, UK (1989).

Ellerman, B., Modern Chinese Warfare (179501989) Routledge, London UK, (2001).

Nguyen, Can Van"Sino-Vietnamese Border Issues", NGO Realm. Retrieved 6 October 2014.

<span lang="EN-US" style="font-size: 16.0pt; font-family: 'Verdana','sans-ser

Published in Diễn đàn