Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cách đây 5 năm vào ngày 5/2/2014, tại Genève, Hội đồng nhân quyên Liên Hiệp Quốc đã có phiên họp kiểm điểm tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đã đưa ra gần 200 khuyến nghị.

Ngày 22/1/2019 sp tới, cũng tại Genève, Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tiến hành phiên họp thứ hai kiểm điểm phổ quát tình hinh nhân quyên Vit Nam.

Trong bản báo cáo mới dược công bố sẽ đươc trình bày tại phiên họp này, chính phủ Việt Nam tuyên bố đã thực hiện 97% các khuyến nghị.

Thực trạng tình hình nhân quyền ở Việt Nam 5 năm qua có đúng như nhà càm quyển cộng sản Việt Nam đã báo cáo hay không ? Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyên Lê Công Định đã có bình luận trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe

Luật sư nhân quyền Lê Công Định trả lới phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 07/04/2019

Published in Video
jeudi, 13 décembre 2018 23:29

"Súc quyền" và nhân quyền

Như vậy là còn hơn một năm nữa, súc vật nuôi sẽ được hưởng "súc quyền" qui định ở Luật chăn nuôi vừa được quốc hội thông qua ngày 19/11/2018. Luật này hơn hẳn Pháp lệnh Giống vật nuôi mà nó sẽ thay thế về khoản đối xử nhân đạo với vật nuôi. Theo đó, người chăn nuôi không được phép đánh đập hành hạ vật nuôi, vật nuôi phải ở trong chuồng trại hợp vệ sinh, có đầy đủ thức ăn nước uống, được phòng bệnh và chữa bệnh. Đến ngay cả khâu giết mổ, qui định cũng hết sức nhân đạo như hạn chế gây đau đớn, không để vật nuôi bị sốc về tâm lý (không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ)...

sucvat1

Tìm hiểu về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi, người ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho số phận con người. Hình : blog Nguyễn Tường Thụy

Tìm hiểu về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi, người ta không khỏi cảm thấy ngậm ngùi cho số phận con người.

Quy định vật nuôi phải ở trong chuồng trại hợp vệ sinh, có đầy đủ thức ăn nước uống, được phòng bệnh và chữa bệnh khiến tôi lại nghĩ đến từng đoàn dân oan khắp các tỉnh thành trong cả nước, ngủ vật vờ ở vườn hoa, ở vỉa hè, thiếu thốn đủ mọi thứ. Đã thế, họ luôn bị xua đuổi, bị phun nước nước vào cơm và đồ ăn. Nhiều gia đình đang sống bình thường, bỗng nhiên bị đuổi ra khỏi nhà của mình để cưỡng chế mà không có cơ sở pháp lý nào. Khu 4,3 héc ta ở Thủ Thiêm là một ví dụ.

Ở khâu vận chuyển, vật nuôi cũng phải được đối xử nhân đạo như sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, gây sợ hãi cho vật nuôi. Điều khoản này làm ta lại nhớ đến Bùi Thị Minh Hằng bị "vận chuyển" từ trại Thanh Hà tận Phú Thọ bằng ô tô về Vũng Tàu. Chị cho biết, chị bị xích vào ghế ngồi trong suốt quá trình "vận chuyển" trong đau đớn, khó chịu và bức xúc tột độ.

Không được làm cho vật nuôi sợ hãi, trong khi nhiều người làm việc với công an dù đi theo giấy mời, giấy triệu tập hay bị bắt về đồn thường bị khủng bố tinh thần như quát tháo phủ đầu, đe dọa, chửi bới, lăng mạ. Trong nhiều cuộc biểu tình, không khí căng thẳng, sợ hãi mỗi khi bị đàn áp bốc lên ngùn ngụt.

Vật nuôi được phòng bệnh và trị bệnh trong khi những tù nhân lương tâm không được nhận chăn, áo ấm người nhà gửi trong những ngày mùa đông lạnh giá. Khi bị bệnh, không được chữa trị hay đi bệnh viện kịp thời. Cảnh 4,5 người chung một giường bệnh ở các bệnh viện là rất phổ biến.

Đọc đến đoạn không được đánh đập, hành hạ vật nuôi, tôi vẫn còn nguyên căm phẫn khi nghĩ đến hình ảnh Lê Quốc Quyết bị công an lôi từ trong nhà tôi ra ngoài sân. Một đám 5,6 tên tranh nhau đánh, giẫm đạp lên mình, lên đầu anh. Mặt mũi anh sưng vều, be bét máu. Còn chị Dương Thị Tân kể chị bị tên Nguyễn Quang Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh quấn tóc mấy vòng dập đầu liên tiếp vào tường. Đấy là chuyện hôm chúng lùng sục để bắt Nguyễn Phương Uyên ngày 25/9/2013. Rồi hình ảnh Trương Văn Dũng bị đánh ngất trong trại Lộc Hà, máu me bê bết bị chúng khiêng ra vứt ở cổng trại ngày 2/6/2013 còn ám ảnh những người biểu tình chống Trung Quốc cho đến tận bây giờ. Ông Trịnh Xuân Tùng cha của Trịnh Kim Tiến bị công an đánh chết chỉ vì khi vào bến, xe chưa dừng hẳn đã bỏ mũ bảo hiểm ra. Kẻ đánh chết ông chỉ bị tù 4 năm. Giới luật sư cũng không được an toàn khi tham gia vào các vụ kiện được cho là "nhạy cảm". Họ bị đón đường đánh, bị tước tài liệu, bị cướp phương tiện hành nghề. Câu chuyện "bụi Chương Mỹ" giới quan tâm vẫn thường nhắc đến mỗi khi nói về tính nguy hiểm trong nghề luật sư...

Người ta rùng mình ghê sợ khi một báo cáo tại Quốc hội cho thấy chỉ trong 3 năm, có tới 226 người chết trong các trại tạm giam, tạm giữ.

Có quá nhiều ví dụ về công an đánh đập người vô cớ mà muốn lập hồ sơ đầy đủ thì phải tốn kém thời gian và dung lượng gấp nhiều trăm lần mấy cái gạch đầu dòng trên đây.

Trong các kỳ họp Quốc hội hàng năm, người ta bàn bạc, thảo luận đủ thứ thượng vàng hạ cám. Thế nhưng, không có phiên họp nào vấn đề vi phạm nhân quyền đang trở nên ngày càng trầm trọng được đề cập.

*

Câu chuyện về "súc quyền" đang râm ran trên mạng xã hội với đủ mọi chê bai, giễu cợt. Trong khi nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng, thì Quốc hội thông qua những qui định chặt chẽ về chính sách nhân đạo đối với vật nuôi. Tôi không nói những qui định ấy là không cần thiết. Có điều là, khi đưa "súc quyền" vào luật, cần phải nghiêm túc xem xét xem nhân quyền đã đảm bảo chưa và cần đưa ra các biện pháp để chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền đã trở thành căn bệnh trầm kha.

Pháp lệnh Giống vật nuôi sẽ được thay bởi Luật chăn nuôi khi Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tại sao Luật chăn nuôi lại thêm hẳn một mục về "Đối xử nhân đạo với vật nuôi" ? Phải chăng, nhân quyền ở Việt Nam đã quá đẩy đủ nên người ta mới có thời gian quan tâm đến gia súc. Tôi cho rằng, chính vì Việt Nam luôn luôn bị nhắc nhở về nhân quyền nên họ mới đưa tinh thần "Đối xử nhân đạo với vật nuôi" vào luật. Để mỗi khi có ai đặt ra vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì đã có câu trả lời : Ở VN, vật nuôi còn được đối xử nhân đạo như thế, huống chi con người.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 13/812/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

Vào tháng 2/2017, tập đoàn bán lẻ Nordstrom thông báo ngừng bán các sản phẩm thời trang của Ivanka Trump khiến Trump tức giận và đã chỉ trích Nordstrom : "Con gái tôi Ivanka đã bị đối xử rất bất công bởi Nordstrom. Đó là một người tuyệt vời - luôn thôi thúc tôi làm điều đúng đắn ! Thật khủng khiếp !". Ấy vậy mà cái chết đầy thương tâm của nhà báo/thường trú nhân Mỹ, JamalKhashoggi, do bàn tay ác độc của hoàng gia Saudi, lại không đủ trọng lượng để Trump phải nổi giận và lên án hành vi man rợ đó.

trump1

Cái chết đầy thương tâm của nhà báo/thường trú nhân Mỹ, JamalKhashoggi không đủ trọng lượng để Trump phải nổi giận và lên án hành vi man rợ đó.

Với các bằng chứng thuyết phục, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan tình báo CIA đều khẳng định Thái tử Arab Saudi là chủ mưu vụ ám sát dã man Jamal. Nhưng, tổng thống Donald Trump chọn không lên án và tiếp tục "hợp tác" với nhà cầm quyền Saudi. Cứ nhìn cách Trump bao che và nhượng bộ Saudi, thì có thể dễ dàng nhận ra : dân chủ và nhân quyền chẳng là cái thá gì với Trump.

Tối thiểu, Trump phải trục xuất Đại sứ quán Saudi tại Hoa Kỳ vì hành vi sát hại của Saudi là bóp nát nhân quyền, nên phải bị lên án và trừng phạt thích đáng. Tuy nhiên, Trump đã dùng thỏa thuận quốc phòng với Saudi trị giá khoảng 110 tỷ để biện hộ cho quyết định nhượng bộ và bao che Saudi Arab.

trump2

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan tình báo CIA đều khẳng định Thái tử Arab Saudi là chủ mưu vụ ám sát dã man Jamal.

Có nghĩa là với Trump thỏa thuận $$$ thì quan trọng hơn nhân quyền. Tuy nhiên, trong thực tế, các chuyên gia vũ khí Hoa Kỳ đều khẳng định con số 110 tỉ đô là do Trump "phóng đại" vì con số thực sự nhỏ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các báo cáo với bằng chứng khó chối cãi chứng minh được mối quan hệ lợi ích giữa gia đình Trump và hoàng gia Saudi.

Năm 2015, Trump từng khoe khoang về các giao dịch kinh doanh của mình với Saudi trong một cuộc vận động tranh cử tại Mobile, Alabama : "Tôi rất thân thiện với Saudi, họ mua căn hộ của tôi... 40 triệu đô la, 50 triệu đô la. Tôi có nên không thích họ không ? Tôi thích họ rất nhiều !".

Washington Post đưa tin rằng vào năm 1991, khi Trump gần như phá sản, Hoàng tử Alwaleed bin-Talal mua chiếc du thuyền của Trump, giá 20 triệu đô la. Tờ New York Daily News đưa tin rằng hoàng gia Saudi cũng đã mua toàn bộ tòa nhà 45 tầng của Trump World Tower với giá 4,5 triệu USD vào tháng 6/2001. Washington Post cũng báo cáo chuyến thăm của các quan chức Saudi đến Trump International Hotel ở thành phố New York đã giúp tập đoàn Trump tăng doanh thu lên 13% trong quý đầu tiên của năm 2018.

Hành động nhượng bộ Saudi của Trump là một thông điệp gửi tới tất cả các nhà nước độc tài : cứ thoải mái ám sát và thanh trừng các nhà bất đồng chính kiến và đối lập vì chính phủ Hoa Kỳ sẽ không quan tâm và giám sát nhân quyền thế giới nữa. Các chế độ độc tài Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc… cũng sẽ nhận ra được một bài học : chỉ cần có thật nhiều tiền là có thể mua được sự im lặng của chính phủ Trump trước các vi phạm nhân quyền tàn bạo và dã man.

Hiện tại, các nước Finland, Denmark & Germany đã tuyên bố chấm dứt các thỏa thuận buôn bán vũ khí với Arab Saudi vì vụ sát hại nhà báo Jamal.

Nhân quyền : giá trị nền tảng của Hoa Kỳ

Chúng ta có bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao các chính quyền dân chủ tiến bộ lại phải bỏ công sức và tiền bạc để vận động dân chủ và nhân quyền hay không ?

Sau Chiến tranh Lạnh (Cold War), Hoa Kỳ luôn là nước đi đầu trong các vấn đề bảo vệ và cải thiện nhân quyền (human rights) bởi chính quyền Hoa Kỳ xem nhân quyền là một mối quan tâm quốc gia (national interest) vì ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (national security).

Bộ Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền, các quyền lao động, và dân chủ thông qua chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ góp phần tạo nên hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở nước ngoài, làm giảm các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ và tăng cường sự bền vữngđối với các đối tác an ninh. Có thể nói, thực hiện những chiến lược này là tối quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ".

Theo luật, hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải trình lên Quốc hội một số báo cáo tổng hợp về tình hình nhân quyền. Quốc hội Hoa Kỳ luôn dành một khoản chi phí hàng năm cho các cuộc vận động dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Tuy nhiên, từ khi Trump nhậm chức tổng thống, vận động dân chủ và cải thiện nhân quyền của Bộ Ngoại giao đã suy yếu rõ rệt. Theo ngân sách mà Nhà Trắng đệ trình cho năm 2019, nguồn tài chính cho tổ chức Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy-NED) và các chương trình thúc đẩy dân chủ khác giảm mạnh. Ngân sách dự trù của chính quyền Trump sẽ cắt giảm 40% tổng tài trợ cho dân chủ và nhân quyền.

Những lời khen ngợi của Trump dành cho các lãnh đạo độc tài cũng như làm thinh trước các vi phạm nhân quyền chỉ khiến bọn chúng thỏa mãn và vui sướng. Thêm nữa, vô số hành vi phản dân chủ của Trump như tấn công quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và độc lập tư pháp càng khiến các nhà nước độc tài thẳng tay đàn áp bất đồng chính kiến và đối lập, mà không sợ chỉ trích từ Hoa Kỳ.

Chính quyền Hoa Kỳ đã luôn tin rằng bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ sẽ mang lại lợi ích và an ninh với người dân Mỹ. Không chỉ có Hoa Kỳ, mà đông đảo các quốc gia dân chủ như Thụy Sĩ, Na Uy, Đức, Pháp, Canada, Hà Lan… cũng luôn có các chương trình vận động dân chủ và nhân quyền. Các nước dân chủ văn minh tin rằng một thế giới càng nhiều các quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền càng mang lại an ninh và lợi ích cho chính quốc gia họ, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

Lịch sử thế giới đã chứng minh các chế độ độc tài hung bạo thực sự lo sợ khi các nước đồng minh dân chủ hợp tác, đề ra các chính sách và nghị quyết cụ thể như cấm vận kinh tế, không bán vũ khí, hoặc chấm dứt các kế hoạch đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Đồng thuận hợp tác thúc đẩy dân chủ và nhân quyền luôn là sức mạnh mềm của các quốc gia dân chủ, tạo sức ép đáng kể khiến các nhà nước độc tài không dám thẳng tay đàn áp người dân.

Ai cũng có thể bị ám sát như Jamal

Thổ Nhĩ Kỳ mô tả cuộc ám sát nhà báo Jamal là một chiến dịch "nhanh chóng, phức tạp" và cũng cáo buộc nhóm sát thủ Saudi đã "cưa thi thể" Khashoggi để đưa ra khỏi lãnh sự quán. Cái chết đầy đau đớn của nhà báo Jamal thật đáng thương tâm. Cảnh tượng bọn sát thủ Arab cưa sống Jamal quá rùng rợn. Chính quyền Thổ cũng cho biết đã nghe đoạn băng thu âm tiếng nhà báo Jamal van nài xin tha mạng. Jamal chắc sợ hãi và đau đớn thể xác đến tột cùng.

trump3

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc nhóm sát thủ Saudi đã "cưa thi thể" Khashoggi để đưa ra khỏi lãnh sự quán.

Chỉ vì muốn người dân Arab có nhân quyền, bình đẳng như nhiều dân tộc khác, mà Jamal phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Tôi thương Jamal vô vàn bởi những gì xảy ra với Jamal cũng có thể xảy ra với chính tôi, hoặc bất kỳ nhà bất đồng chính kiến nào, là công dân ở các nước độc tài hung bạo.

Chỉ cần xét góc độ Jamal là một con người, cũng đủ để cho Trump hoặc người có lương tri phải nổi giận và lên án hành vi giết người man rợ của Saudi. Đáng nói, có 1 số người Việt vì muốn bênh vực Trump, nên cho rằng việc Saudi "cưa sống" Jamal là "chuyện nhỏ".

Giết hại dã man một con người tại đất nước khác mà là chuyện nhỏ, thì chuyện gì mới là chuyện lớn ? Giả sử người nhà của họ cũng bị chế độ cộng sản Việt Nam, sát hại man rợ y như vậy, thì họ có còn cho là "chuyện nhỏ" hay không ? Giả sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng ám sát một nhà bất đồng chính kiến tại một đất nước khác, thì đó có là chuyện lớn hay không ?

Bất kỳ kẻ nào bênh vực cho hành vi CỰC KỲ TÀN ÁC của hoàng gia Saudi chỉ có thể hoặc bệnh hoạn hoặc không có trái tim của một con người. Nếu chúng ta chỉ biết thương những người quen biết, hoặc cùng một làng xóm, một quốc gia thì chúng ta có gì khác biệt so với loài vật ? Chẳng phải, rất nhiều loại vật hung dữ nhất còn biết "thương" đồng loại của chúng kia hay sao ? Khi tình yêu cho sự thật và lẽ phải không còn quan trọng nữa, thì cuộc sống này còn có ý nghĩa gì nữa ? Ăn tiền để tồn tại ? Khi đạo đức tối thiểu chẳng còn có ý nghĩa gì, thì cái gì sẽ đủ sức ngăn con người ta không làm điều ác, điều xấu ?

Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát uy tín trong nhiều năm qua, phần lớn người dân Mỹ ủng hộ cuộc vận động dân chủ và nhân quyền. Đặc tính nổi bật của phần đông người Mỹ là lòng nhân đạo và cảm thông với những người khốn khổ. Vì thế, họ không chỉ chăm lo cho đất nước Hoa Kỳ, mà còn dành một sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới. Và chính điều này đã khiến Hoa Kỳ vĩ đại.

Trump phớt lờ những vi phạm nhân quyền hết sức nghiêm trọng của hoàng gia Saudi không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ, nhưng còn ảnh hưởng xấu đến cuộc vận động dân chủ và nhân quyền toàn cầu.Thế giới mà bọn độc tài ngang nhiên ám sát đối lập, không lo sợ hậu quả, là một thế giới đầy bất ổn và nguy hiểm cho nhiều người.

Mai V. Phạm

(25/11/2018)

Tham khảo :

Finland, Denmark and Germany stop arm sales to Saudi Arabia after Khashoggi's death

Bộ Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động

Trump and Saudi Arabia Financial Interests

Trump says selling weapons to Saudi Arabia will create a lot of jobs. That’s not true.

Published in Quan điểm

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương bị tuyên thêm 5 năm tù giam (RFA, 12/10/2018)

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào sáng ngày 12 tháng 10 bị tòa tỉnh Bắc Ninh tuyên án 5 năm tù giam với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 - Bộ luật hình sự 2015.

docongduong1

Nhà báo độc lập Đỗ Công Đương trong một lần phát trực tiếp buổi nói chuyện - Ảnh chụp màn hình

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đỗ Công Đương cho biết phiên tòa diễn ra chỉ vỏn vẹn trong buổi sáng và rất ít tranh luận với luật sư. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Tại tòa tôi có nói các chứng cứ kết tội anh Đương là không có chứng cứ vì việc thu thập các tài liệu để buộc tội không theo quy định pháp luật nào cả".

Những quyền tự do ngôn luận là quyền trong hiến pháp có quy định, pháp luật lại không có những quy định rõ ràng. Tôi đề nghị tại tòa là ông không có tội nhưng tòa vẫn kết án như vậy".

Theo nhận xét của Luật sư Hà Huy Sơn thì tại phiên tòa điều đáng chú ý là ông Đỗ Công Đương dù trình độ văn hóa chỉ mới lớp 5 nhưng đối đáp rất lưu loát. Ông Đương khẳng định không làm gì sai với pháp luật của Việt Nam.

Và tương tự tại phiên tòa xử ông vào ngày 17 tháng 9 với cáo buộc "Gây rối trật tự công cộng", ông Đỗ Công Dương nói rõ ông đấu tranh chống bất công và nguyên văn lời ông Đương tại tòa được luật sư thuật lại là ‘mong là trời xanh có mắt trừng phạt những kẻ gây ra oan sai cho xã hội này và công lý sẽ được thực thi’".

Như vậy, nếu tính cả bản án vào ngày 17/9, ông Đỗ Công Đương bị tuyên tổng cộng 2 bản án với 9 năm tù giam.

Ông Đỗ Công Đương được xem là một người hoạt động truyền thông dùng mạng xã hội Facebook phát trực tiếp những bài nói chuyện của mình tố cáo những sai phạm đất đai ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gọi là "Tiếng dân TV".

Một số trang mạng ủng hộ chính phủ cho rằng, kênh do ông Đỗ Công Đương làm chủ có sự hậu thuẫn về kịch bản, nội dung của một nhóm những phần tử xấu khác, trong đó có cả luật sư.

Trước đó, 2 tổ chức quốc tế lớn là Phóng viên không biên giới RSF, trụ sở tại Pháp, và Ủy ban bảo vệ Ký giả CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ, lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà báo độc lập Đỗ Công Đương.

AP trong bản tin ngày 12 tháng 10 nêu rõ cơ quan chức năng của đảng cộng sản Việt Nam không dung thứ cho bất cứ thách thức nào đối với quyền cai trị độc đảng của họ, dù rằng kể từ giữa thập niên 80 thế kỷ trước, Việt Nam bắt đầu thực hiện những cải cách kinh tế sâu rộng, cho mở cửa chào mời giới kinh doanh và đầu tư ngoại quốc vào. Nhờ đó Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế thống kê hiện có hơn 100 tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

******************

Nhà báo tự do Đỗ Công Đương bị phạt thêm 5 năm tù (VOA, 12/10/2018)

Hôm 12/10, một tòa án tnh Bc Ninh đã tuyên pht nhà báo t do Đ Công Đương thêm 5 năm tù vì đăng các bài viết và video trên Facebook, theo hãng tin AP.

docongduong2

CPJ lên án bản án của nhà báo độc lập Đỗ Công Đương

Luật sư Hà Huy Sơn được AP trích li nói nhà hot đng Đ Công Đương, người s dng Facebook t cáo các quan chức v ti tham nhũng và không bo v quyn li đt đai ca người dân, b buc ti "li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca nhà nước, t chc, và cá nhân".

Trước đó vào hôm 17/9, Lut sư Hà Huy Sơn cho VOA biết ông Đ Công Đương, mt người làm truyn thông đc lp, b mt tòa án tnh Bc Ninh tuyên pht 4 năm tù vì "gây ri trt t công cng", do đã ghi hình mt cuc cưỡng chế đt th xã T Sơn.

Giới hot đng chia s thông tin trên mng xã hi cho thy, trong vòng ít nht t tháng 1/2017 đến khi b bt vào tháng 1/2018, ông Đương đã s dng Facebook và mt s trang mng khác đ nói v nhng sai phm trong lĩnh vc đt đai, nht là th xã T Sơn.

Trong khi đó, những trang web ca nhng người thân chính quyn li cho rng các bài viết hoc các đon video ca ông truyn đi ni dung "không đúng s tht", "đi ngược li đường li, ch trương, chính sách" ca đng và nhà nước, hoc "kích đng qun chúng".

Tổ chc Phóng viên không biên gii (RSF) và y ban bo v Ký gi (CPJ) lên tiếng yêu cu chính quyn Vit Nam tr t do và hy b mi cáo buc đi vi nhà báo đc lp Đ Công Đương.

Published in Việt Nam

Việt Nam bị tố che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát (VOA, 06/09/2018)

Bản tho báo cáo ca chính ph Vit Nam chun b cho kỳ Kim đim đnh kỳ ph quát ti Liên Hip Quc đã che giu nhng vi phm nghiêm trng v nhân quyn và c tình đưa thông tin sai lch ti cng đng quc tế, theo Liên đoàn Nhân quyn Quc tế.

nq1

Toàn cảnh mt bui hp ca Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc ti tr s chính Geneva, Thy S. Phiên kim điểm định kỳ ph quát ln th ba ca Vit Nam ti Liên Hiệp Quốc s din ra vào ngày 22/1/2019

Trong thông cáo ra ngày 4/9, Liên đoàn Nhân quyền Quc tế (FIDH) và t chc thành viên là y ban Bo v Quyn làm người Vit Nam (VCHR) cho rng chính ph Vit Nam đưa ra các thông tin sai lch trong nhiu vn đ gm các quyn t do cũng như vic hp tác vi các cơ chế ca Liên Hip Quc trong các vn đ này.

"Chúng tôi chứng kiến con s tăng cao nhng cá nhân b bt giam vì thc thi nhng quyn cơ bn ca h - như quyn t do bày t chính kiến, quyn t do hi hp, và quyn t do tôn giáo và tín ngưỡng", Andrea Giorgetta, giám đốc ban Châu Á ca FIDH, nói vi VOA. "Chính ph Vit Nam không đt được mt tiến b nào trong vic thay đi nhng lut l hà khc theo các tiêu chun quc tế và h cũng không ci t v lut pháp theo các nguyên tc dân ch được công nhn tầm quốc tế".

Tuy nhiên, báo cáo mới ca chnh ph Vit Nam cho rng "Vit Nam đã đt được nhiu thành tu v thúc đy quyn con người" so vi ln báo cáo trước đây vào năm 2014.

Dự tho báo cáo, đăng trên trang web ca B Ngoi giao Vit Nam nhn đnh nhng điều trong các lut v tôn giáo, t tng hình s và báo chí đã đt nn móng cho vic đm bo t do tín ngưỡng tt hơn cho người dân, đm bo nguyên tc không kim duyt đi vi vic xut bn, phát thanh truyn hình. Lut T tng hình s được cho là đm bảo các phiên tòa công bằng và quyn li cho nhng người b tm gi, người b giam gi không b ép cung. Chính ph Vit Nam cũng nhn mnh vic nâng cao hiu biết ca người dân v nhân quyn và coi đây là mt trong các ưu tiên hàng đu.

Một quan chc cp cao của B Ngoi giao cho rng Vit Nam "luôn coi trng và thc hin đy đ các cam kết và nghĩa v theo cơ chế UPR".

Trợ lý B trưởng Ngoi giao Nguyn Văn Tho khng đnh Vit Nam đã thc hin được hu hết các khuyến ngh mà Liên Hiệp Quốc đưa ra trong kỳ kim đim nhân quyền ln trước cách đây 4 năm. Trang web ca B Ngoi giao Vit Nam trích li ông Tho nói Vit Nam "đt được nhiu tiến b đáng ghi nhn, đc bit trong lĩnh vc xây dng h thng pháp lut v quyn con người" và "thúc đy hp tác, đi thoi cp khu vực và quc tế v vn đ quyn con người".

Mặc dù vy theo FIDH, k t báo cáo Kim đim đnh kỳ ph quát năm 2014, gii chc Vit Nam đã tăng cường vic đàn áp lên xã hi dân s và nhng người ch trích chính ph.

Từ tháng 2/2014 đến tháng 7/2018, FIDH và VCHR ghi nhận rng chính quyn Vit Nam đã bt giam hoc b tù ít nht 160 người bo v nhân quyn và các nhà hot đng ôn hòa. Trong mt báo cáo chung mà c hai nhóm nhân quyn này đưa ra vào tháng 7, FIDH và VCHR nêu ra nhiu trường hp nhân quyn đáng quan ngại cũng như đưa ra nhng khuyến ngh đ Vit Nam ci thin tình hình nhân quyn.

FIDH và VCHR đưa ra mt ví d v vic đàn áp t do báo chí ca chính ph Hà Ni trong năm qua dù Lut Báo chí ca Vit Nam quy đnh "t do báo chí và t do bày t chính kiến" cũng như khng đnh quy tc "không kim duyt vic phát hành và phát thanh". Đó là trường hp báo Tui Tr Online b đình bn ba tháng t tháng vào gia năm nay vì đăng các bài viết liên quan đến lut đc khu mà trong đó theo chính quyn Hà Ni có những thông tin "sai lch".

"Báo cáo của Chính ph (Vit Nam) cho UPR đy nhng tuyên b trái vi thc ti và che du vic đàn áp khc lit xã hi dân s b cng đng quc tế lên án mnh m", Ch tch VCHR Võ Văn Ái nói. "Trong mt đt nước nơi dân ch đng nghĩa với phn đng thì li rêu rao trong bn báo các ca nhà cm quyn đng Cng sn Vit Nam đang đ cao dân ch là không có thc".

Theo dự kiến, phiên kim đim đnh kỳ ph quát ln th ba ca Vit Nam vi Liên Hiệp Quốc s din ra vào ngày 22/1/2019 ti tr s của UN ti Geneve, Thy Sỹ.

********************

Vụ Michael Nguyễn : Dân biểu Mỹ cảnh báo sẽ có hậu quả đối với Việt Nam (VOA, 06/09/2018)

Hai dân biểu Hoa Kỳ va lên tiếng kêu gi quc hi M hành đng đ gây áp lc vi Vit Nam đòi tr t do cho mt công dân M đang b giam gi Thành phố Hồ Chí Minh và cnh báo s có hu qu nếu Hà Nội ngược đãi công dân ca h.

nq2

Dân biểu Ed Royce và bà Helen Nguyn, v ca ông Michael Nguyn. Cùng vi Dân biểu Mimi Walters, ông Royce kêu gi chính ph M hành đng đ Vit Nam tr t do cho công dân M đang b giam gi Thành phố Hồ Chí Minh.

Michael Nguyễn, mt cư dân Qun Cam bang California, b bt gi ngày 7/6 trong khi đang thăm gia đình Vit Nam. Chính ph Vit Nam nói h đang giam gi công dân M này đ điu tra v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân" theo Điu 109 ca Bộ luật hình sự 2015.

Chủ tch y ban Đi ngoi ca H vin M Ed Royce, mt đi din ca tiu bang California, hôm 4/9 phát biu ti mt bui hp ca H vin v s khn thiết phi tr t do cho Michael Nguyn.

Dân biểu Mimi Walters, hôm 4/9 trong mt phát biu ti H viện M, kêu gi Chính ph Vit Nam ngay lp tc th Michael Nguyn. Bà Walters, cũng là đi din cho tiu bang California, nói vi các đi biu ti H vin rng ông Michael Nguyn b cáo buc ti ‘lt đ chính quyn’ theo mt điu khon mà bà gi là mơ hồ.

"Điều 109 là mt cáo buc mơ h mà Chính ph Vit Nam thường dùng đ thc hin các v bt gi không có cơ s", theo mà Walters. "Ông Michael có th b giam trong nhiu tháng mà không có cáo buc hình s trong thi gian Chính ph Vit Nam điu tra".

Bà Walters cho biết ông Michael ti Vit Nam hôm 27/6 đ thăm gia đình và bn bè" nhưng khi không thy ông tr v vào ngày 16/7 như d đnh thì "gia đình ông lo lng" và liên lc vi văn phòng ca bà.

Thông qua mạng xã hi, gia đình ông Michael Nguyn biết được rằng ông b chính ph Vit Nam bt gi và ngày 31/7, B Ngoi giao M đã có th khng đnh v vic bt gi này.

Đầu tháng trước, n dân biu này nói ti mt cuc hp báo Tòa th chính thành ph Orange California rng phía Vit Nam s phi nhn "hu qu" nếu giam gi công dân Hoa Kỳ.

Trong một thông cáo ra ngày 4/9, dân biu Royce cũng đưa ra li cnh báo tương t. "Nếu các anh ngược đãi công dân ca chúng tôi thì s có nhng hu qu".

Chủ tch y ban Đi ngoi H vin kêu gi chính ph M tiến hành mi nỗ lc đ đm bo ông Michael được tr v an toàn vi gia đình ngay lp tc.

Trong khi đó dân biểu Walters nói trước H vin rng "chúng ta s không dng li cho đến khi Michale được tr v nhà an toàn và chúng ta s tiếp tc không ngng gây sc ép lên chính phủ Vit Nam".

Quốc hi Hoa Kỳ cũng đã gây sc ép lên chính quyn Hà Ni trước phiên tòa xét x Will Nguyn, mt công dân Hoa Kỳ b bt gi Thành phố Hồ Chí Minh vì tham gia biu tình chng d lut đc khu vào tháng 6. Will Nguyn b trc xut ngay sau phiên tòa và trở v M đoàn t vi gia đình vào tháng trước.

Dân biểu Royce – người trước đây là đng ch tch ca nhóm Vietnam Caucus – nói Vit Nam vn đng th 175 trên 180 nước v t do báo chí, sau c Cuba và Iran mc dù ông đã c gng rt nhiu đ đưa h sơ nhân quyền ca Vit Nam ra ánh sáng.

"Hoa Kỳ đang phát triển quan h vi Vit Nam, đc bit trong các lĩnh vc an ninh và thương mi", ông Royce nói. "Tuy nhiên nhân quyn vn luôn là mt giá tr ct lõi đi vi M và chúng ta không th tách bit nó ra khi nhng mi liên h hin ti ca chúng ta vi Chính ph Vit Nam".

************************

Thêm 1 Facebooker bị bắt vì "chống phá đảng và nhà nước" (RFA, 05/09/2018)

Ông Huỳnh Trương Ca, một Facebooker có những đoạn video trực tiếp trên các mạng xã hội để nói về thực trạng xã hội Việt Nam vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng với Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ khi ông đang trên đường từ Tiền Giang lên thành phố Hồ Chí Minh hôm 4 tháng 9.

nq3

Ông Huỳnh Trương Ca tại cơ quan công an - Courtesy Vietnamnet

Mạng báo Vietnamnet dẫn thông tin từ cơ quan công an cho hay, ông Huỳnh Trương Ca, 47 tuổi, sinh sống tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp bị bắt khi đang lên Thành phố Hồ Chí Minh "để kích động kêu gọi biểu tình, gây rối trật tự" và ông này được cho là có hành vi "sử dụng mạng xã hội youtube, facebook cá nhân đăng tải nội dung bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam".

Theo công an, ông Huỳnh Trương Ca là thành viên nhen nhóm của tổ chức có danh xưng là "Hiến Pháp", ông này được cho là thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các bài viết, clip, livestream có nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ; nói xấu chính quyền, lãnh đạo và lực lượng Công an địa phương.

Cũng tin từ tờ báo điện tử này, dạo gần đây ông Huỳnh Trương Ca "tiếp tục có những bài viết, chia sẻ nội dung để kích động quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình chống chế độ vào dịp Quốc khánh 2/9".

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Á Châu Tự Do, tài khoản Facebook mang tên Huỳnh Trường Ca hôm 14/6 có đăng tải một tấm giấy mời làm việc của công an huyện Hồng Ngự để "trao đổi một số việc có liên quan đến tụ tập đông người xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/6/2018".

Dòng trạng thái cuối cùng của trang Facebook này là phản đối việc bắt giữ 2 Facebooker khác "một cách bừa bãi và vi hiến".

Trước và sau ngày lễ 2-9, có ít nhất 4 người bị bắt về các cáo buộc có liên quan đến an ninh quốc gia.

Hàng loạt các Facebooker khác được bạn bè thông báo là bị mất tích không rõ nguyên nhân.

Trước dịp lễ Quốc khánh 2/9, chính phủ đã cảnh báo về nguy cơ những cuộc biểu tình rộng khắp trên toàn quốc. Công an được huy động để siết chặt an ninh tại các thành phố lớn trong dịp này.

Published in Việt Nam

Từ ngày 13-17/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 của ngành ngoại giao Việt Nam.

ngoaigiao1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Hội nghị ngoại giao lần thứ 30

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của công tác đối ngoại, và Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và toàn bộ nhóm G7, và 13 trên 20 nước trong G20.

Đó là những đối tác thương mại đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chỉ riêng năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G7 đã chiếm trên 27% tổng vốn đầu tư FDI, chiếm gần 50% tổng kim ngạch thương mại 2017.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Phúc cũng chỉ đạo ngành ngoại giao cần tìm ra những phương thức sáng tạo, nâng cao vị thế quốc gia, khai thác những điểm thuận, khắc phục những điểm bất đồng để tạo ra các cơ hội cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ngành ngoại giao cần làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ và cả các bộ ngành, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp vươn ra thế giới.

Đối ngoại giúp cho phát triển

Phải công nhận là sự phát triển của đất nước lâu nay gắn liền với sự phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam.

Nếu coi sự tăng trưởng phát triển kinh tế suốt mấy chục năm qua là kết quả của những hoạt động đầu tư nước ngoài, của việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, thì khi đó sẽ phải ghi nhận vai trò quan trọng của ngành ngoại giao khi đã thiết lập tạo dựng các mối quan hệ đầu tư, khai thông thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa.

Đến nay để đất nước phát triển hơn nữa thì ngành ngoai giao lại phải làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Đó là tham mưu tư vấn cho Chính phủ thực sự xử lý được các vấn đề nội tại để khắc phục những điểm bất đồng dị biệt của Việt Nam so với thế giới.

Các nhà ngoại giao cũng cần chỉ ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp xem nơi nào cần hợp tác làm ăn, nơi nào có thể xuất khẩu hàng hóa, nơi nào cần mua thiết bị phương tiện.

Theo đó, ngành ngoại giao cùng với Chính phủ sẽ đặt nền móng cho các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Có đáng chịu tắc nghẽn vì nhân quyền ?

Nhưng hiện tại đang có một điểm gây tắc nghẽn trên con đường phát triển của Việt Nam, đó là vấn đề dân chủ nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu.

Mà nếu tháo gỡ được rào cản này thì sẽ có rất nhiều cho đất nước.

Chúng ta biết rằng Việt Nam hiện nay đang mở cửa kinh tế, hội nhập ngày càng sâu vào môi trường thế giới. Mới đây Việt Nam còn góp quân đi tham gia gìn giữ hòa bình với Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan.

Nhưng sự hội nhập và phát triển của Việt Nam còn chưa hết tiềm năng, đáng ra có những việc chúng ta có thể làm được giúp cho nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn, hàng hóa xuất khẩu thuận lợi hơn, đất nước phát triển mau chóng hơn, đời sống người dân được thịnh vượng hơn.

Có một rào cản ngăn cản chúng ta đạt được điều đó : giữa Việt Nam và nhiều nền kinh tế lớn còn có sự bất đồng về vấn đề nhân quyền, về các quyền tự do dân chủ mà người dân được hưởng.

Với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu thì các hoạt động kinh tế thương mại của họ lại gắn liền với các giá trị tự do dân chủ mà họ cổ súy, họ cho rằng sự thịnh vượng quốc gia bắt đầu từ tự do cá nhân và thương mại tự do, đây là những giá trị mà thực ra đã trở thành phổ quát được luật hóa thành luật pháp quốc tế.

Họ sẽ khó đặt niềm tin vào những quốc gia mà họ cho rằng còn chưa tuân thủ luật pháp quốc tế, chưa tôn trọng các giá trị phổ quát và do vậy làm giảm đi những cơ hội thương mại đầu tư.

Luật pháp quốc tế bao gồm các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền và dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã ký kết tham gia năm 1982.

Khi chính phủ nước họ chưa tin tưởng thì doanh nghiệp nước họ cũng được khuyến cáo rủi ro và kém đi niềm tin để đầu tư làm ăn.

Do vậy nếu Việt Nam chúng ta cho thấy nước mình là một thành viên có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế và các giá trị phổ quát thì các nước họ sẽ yên tâm làm ăn với một đất nước có ý thức như vậy.

Họ sẽ mở rộng các phạm vi giao thương, phát triển đối tác đầu tư lâu dài, thay vì thương mại theo sự vụ ngắn hạn vì thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Hãy hình dung xem nếu Bắc Triều Tiên khi tuân thủ luật pháp quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân thì đất nước sẽ hưởng lợi về kinh tế thương mại đầu tư thế nào, nhân dân sẽ hưởng lợi ấm no như thế nào ?

Ở Việt Nam vấn đề nhân quyền cũng tương tự vậy và chỉ khác về mức độ.

Cho nên mọi người cần nhìn ra vấn đề. Rào cản nhân quyền thực sự là chướng ngại không đáng có, rất đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội được phát triển phú cường của nhân dân.

Dân chủ và nhân quyền sẽ giúp đối ngoại thuận lợi

Những quốc gia có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU rất quan tâm đến số phận tù tội của những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong các hoạt động ngoại giao họ thường chỉ ra mối liên hệ giữa nhân quyền và phát triển.

Mới đây đại diện của các cơ quan ngoại giao Đức và EU đã vào thăm một tù nhân lương tâm là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ án tù tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Họ đã bày tỏ sự cảm mến về mong muốn được tự do và sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương của ông Thức.

Đây là một tù nhân lương tâm thường được các cơ quan ngoại giao quốc tế nhắc đến khi xét đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Thức đã thụ án sang năm thứ 10 trong bản án 16 năm tù giam.

Ngay tại thời điểm Tòa án xét xử năm 2010, Bộ Ngoại giao Anh khi đó đã lên tiếng cho rằng "Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển", và bản án chỉ "gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".

Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cùng với các nước thành viên là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020.

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, và trả tự do cho các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức.

Đó chỉ là một trường hợp mà các cơ quan ngoại giao quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm như vậy.

Tựu chung lại, vấn đề nhân quyền đồng bộ với thương mại tự do sẽ luôn là mối quan tâm của ngoại giao quốc tế.

Việc cải thiện môi trường dân chủ trong nước và trả tự do cho tù nhân lương tâm sẽ giúp ích cho các hoạt động đối ngoại và tạo đà phát triển cho Việt Nam.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 20/08/2018

Tác giả Ngô Ngọc Trai là Luật sư đang hành sự tại Hà Nội, ông là người đang vận động trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Published in Diễn đàn

Kẻ thù của nhân quyền : Chủ trương quốc gia trên hết

Thời sự trong nước với khủng hoảng tại hãng hàng không Air France, do bãi công và không có lãnh đạo từ ba tháng nay, là tiêu điểm trang nhất của nhiều nhật báo Pháp hôm nay.

nq1

Phu nhân tổng thống Mỹ Roosevelt, bà Eleanor Roosevelt, xem bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (tiếng Tây Ban Nha). Ảnh chụp năm 1949.Wikipedia

Về thời sự quốc tế, nhân quyền là một chủ đề chính của Le Monde, vào dịp sắp tròn 70 năm ngày Liên Hiệp Quốc thông qua Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trang nhất Le Monde dẫn lời cảnh báo của cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về chủ nghĩa độc đoán gia tăng, tình trạng nhân quyền xấu đi ở khắp nơi trên hành tinh. Cũng Le Monde có bài nhận định "Nhân quyền bị các lãnh đạo độc tài thách thức".

Nhà báo Marie Bourreau, tác giả bài viết, nhấn mạnh là dịp kỉ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời sắp tới không có gì là "huy hoàng" cả, bởi các quyền tự do căn bản của con người – "lý tưởng chung" mà mọi cộng động, mọi dân tộc đều hy vọng hướng đến – trên thực tế đang bị đe dọa bởi "các lãnh đạo hùng mạnh" của nhiều quốc gia, từ Nga đến Mỹ, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Philippines hay Hungary, một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.

Dù khác biệt đến đâu, các lãnh đạo độc tài cũng có một đặc điểm chung, là thể hiện như những người hùng bảo vệ cho "trật tự", "an ninh", chống "khủng bố", "bạo lực", nhưng lại hạ thấp việc bảo vệ các cá nhân chống lại các hành động lạm quyền từ phía Nhà nước.

Trong bối cảnh lý tưởng về nhân quyền bị tấn công khắp nơi, tình hình tại Hoa Kỳ là hết sức đáng lo ngại. Với chủ trương "Nước Mỹ trên hết", tổng thống Donald Trump từ chối đưa ra quan điểm về nhân quyền tại một quốc gia khác, đơn phương rút Hoa Kỳ ra khỏi những thỏa ước quốc tế bảo vệ nhân quyền, như thỏa ước về quyền nhập cư hợp pháp, cấm công dân sáu quốc gia Hồi giáo nhập cảnh Hoa Kỳ. Một quyết định bị công luận trong và ngoài nước phản đối dữ dội.

Lên án đương kim tổng thống Mỹ, Le Monde cũng lật lại những cội rễ của thái độ "khinh bỉ" nhân quyền trong lịch sử chính trị Mỹ, đặc biệt với tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ, Adrew Jackson, nổi tiếng với quan điểm dân túy về đối nội, và chủ nghĩa biệt lập (isolationisme) trong chính sách đối ngoại.

Theo một nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc, chủ trương phớt lờ nhân quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã cổ vũ nhiều lãnh đạo, vốn đã độc tài, càng thêm độc đoán hơn. Quyết định tai hại gần đây nhất của Hoa Kỳ là rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có trụ sở ở Genève. Hội Đồng Nhân Quyền là một định chế vốn không có gì là hoàn hảo cả, nhưng đây cũng là một "công cụ" buộc nhiều quốc gia phải nỗ lực hơn trong lĩnh vực này.

Nhân quyền lâm vào "thế phòng ngự"

Nhà báo Le Monde cũng ghi nhận một hiện tượng là, chính các lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, từ cựu tổng thư ký Ban Ki Moon đến đương kim tổng thư ký Antonio Guterres, đều đứng trước các áp lực rất lớn. Phải đến hơn nửa năm sau khi nhậm chức (tức cho đến tháng 12/2017), tân lãnh đạo Liên Hiệp Quốc mới tuyên bố rõ ràng sẽ đặt nhân quyền làm "cốt lõi" trong chính sách của ông. Tuy nhiên, công chúng vẫn trông đợi các hành động cụ thể.

Theo một nhà ngoại giao khác, hệ thống bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hiện nay đang "sụp đổ từng mảng một", với việc nhiều quốc gia rút khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, án tử hình được thiết lập lại ở một số nước, công tác bảo vệ nhân quyền trong các hoạt động gìn giữ hòa bình bị thu hẹp, hay chính quyền các nước nhân danh chống khủng bố để tăng cường đàn áp dân chúng…

Một nhận xét khác cũng được nhiều người chia sẻ, đó là trong bối cảnh hoạt động nhân quyền đang bị sói mòn, cùng với sự trở lại của nhiều cường quốc trên bàn cờ chính trị thế giới, như Nga, Trung Quốc, hay khu vực, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Ai Cập…, Liên Hiệp Quốc hiện nay lâm vào "thế phòng ngự", với việc cố gắng bảo vệ những gì được coi là "thành quả", như quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Rất khó đạt được các tiến bộ trong các lĩnh vực khác.

Theo tác giả bài viết, dịp kỉ niệm 70 năm Tuyên Bố Quốc Tế Nhân Quyền tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới, được tổ chức như thế nào sẽ là "một chỉ dấu quan trọng" cho thấy thực trạng của cuộc chiến vì nhân quyền hiện nay.

Nhà nước cũng có nguy cơ trở thành "tổ chức khủng bố"

Cũng về nhân quyền, cao ủy về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Al-Hussein, trong bài trả lời phỏng vấn Le Monde, chia sẻ nhiều suy nghĩ. Cao ủy về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu ý công chúng là, đừng nên vì sự tồn tại của nhiều nhóm khủng bố cực đoan mà đánh giá thấp vai trò lớn lao của Nhà nước. Bởi chính các Nhà nước mới có đủ tiềm năng để hủy diệt hành tinh, chứ không phải các nhóm cực đoan. Trong cuộc chiến chống khủng bố phải tôn trọng nhân quyền, phải hành xử theo luật pháp, nếu không, một Nhà nước cũng có nguy cơ trở thành một tổ chức khủng bố.

Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cảnh báo là : Hôm nay thả lỏng cho các xâm phạm nhân quyền, ngày mai sẽ phải gánh lấy xung đột.

Afghanistan : Hoa Kỳ "đối thoại trực tiếp" với Taliban

Về thời sự Châu Á, cũng Le Monde có bài nhận định về việc Hoa Kỳ bắt đầu khởi sự "đối thoại trực tiếp" với quân nổi dậy Taliban tại Afghanistan. Tờ báo đặt câu hỏi : Nếu xu thế này là có thực, thì phải chăng đây là một khởi đầu cho bước ngoặt chính sách của Hoa Kỳ tại Afghanistan, quốc gia được coi là nằm ở vị trí ngã tư chiến lược của lục địa Châu Á ?

Theo Le Monde, một số cuộc gặp đã được tổ chức trong tháng 7, tại Doha, Qatar, giữa một phái đoàn cấp cao của Mỹ với các đại diện Taliban. Một cuộc gặp tới dự kiến vào ngày 24/08. Nếu xu hướng này được khẳng định, vấn đề sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia Trung Á này lần đầu tiên sẽ được đặt ra.

Đợt ngừng bắn mới đây mang lại nhiều hy vọng. Hôm 31/07, người phát ngôn chính quyền Kabul tuyên bố giải pháp bền vững cho hòa bình tại Afghanistan phải do chính người Afghanistan quyết định với nhau.

Tuy nhiên, vấn đề hòa bình cho Afghanistan hiện nay còn phụ thuộc vào hàng loạt các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Nga, Trung Quốc và Pakistan. Một hội nghị tay ba, Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc được tổ chức đầu tuần này tại Bắc Kinh. Nga sẽ tổ chức một hội nghị khác vào cuối tháng, với khách mời là Taliban, và hy vọng có sự tham gia của Mỹ.

Pakistan là một ẩn số quan trọng. Bởi đầu não của quân Taliban hiện trú đóng trên lãnh thổ Pakistan. Cho đến nay, phe quân sự Pakistan vẫn chủ trương không ủng hộ các lãnh đạo Taliban nào muốn thương lượng trực tiếp với chính quyền Kabul, nhằm duy trì khả năng chi phối quốc gia láng giềng. Việc Pakistan có thủ tướng mới có thể dẫn đến việc Islamabad thay đổi chính sách cứng rắn này, mở đường cho các phe phái Afghanistan hòa giải.

Tuy nhiên, một hiểm họa khác đe dọa Afghanistan là mâu thuẫn sắc tộc. Việc Taliban trở lại bàn cờ chính trị có nguy cơ làm "gia tăng rạn nứt sắc tộc". Quân nổi dậy Taliban đa số thuộc sắc tộc Pachtun sẽ làm cho phe Pachtun của tổng thống Ghani có thêm sức mạnh, đẩy sắc tộc Tadjik vào thế yếu. Rất có nguy cơ Afghanistan lâm vào một nội chiến mới.

Bắc Triều Tiên "ngoại giao hài cốt"

Về Bắc Triều Tiên, hồ sơ phi hạt nhân hóa không mấy nhúc nhích trong lúc việc trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ tử trận trong chiến tranh Triều Tiên được quảng bá rầm rộ. Về vấn đề này, Le Monde có một cái nhìn châm biếm, với bài "Bắc Triều Tiên sử dụng ‘‘món ngoại giao hài cốt’’ với Washington".

Nhận xét đầu tiên của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, khi biết tin 55 bộ hài cốt đã được đưa về, đó là chúng ta chưa thể biết được gì có trong đó. Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm. Đầu thập niên 1990, Bắc Triều Tiên đã trao trả cho Mỹ 208 bộ hài cốt, nhưng thực chất trong đó có phần còn lại của thi hài khoảng 400 người, và rút cục chỉ có 151 được xác nhận là của quân nhân Mỹ.

Lần đầu tiên Đức cấm Trung Quốc mua lại doanh nghiệp chiến lược

Báo chí Pháp hôm nay cũng dành nhiều bài để nói về kinh tế Trung Quốc.Trang nhất phụ trương kinh tế Les Echos cho biết hôm qua, thứ Tư 1/8, Đức cấm một công ty Trung Quốc mua lại xí nghiệp sản xuất máy công cụ Leifeld Metal Spinning, với lý do an ninh. Theo Les Echos, đây là lần đầu tiên Berlin trực tiếp đưa ra quyết định cấm. Xí nghiệp nói trên chuyên về chế tạo máy móc phục vụ trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Hồi tuần trước, Đức đã ngăn chặn một công ty điện Trung Quốc mua lại cổ phần của một tập đoàn điện cao thế Đức. Tuy nhiên, không bằng cách cấm, mà là Nhà nước bỏ tiền ra mua lại 20% cổ phần doanh nghiệp, đang bị Trung Quốc dòm ngó. Trung Quốc ngày càng bị coi là một mối đe dọa với nền công nghiệp Đức. Cách nay hai năm, việc công ty sản xuất robot công nghiệp Kula bị Trung Quốc mua lại làm chấn động nước Đức.

Bắc Kinh giảm lĩnh vực kinh doanh bị quản lý chặt

Về phần mình, Bắc Kinh cũng đang siết chặt kiểm soát đối với phần đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Trung Quốc. Theo Les Echos, có thể coi đây là một phản ứng trả đũa của Bắc Kinh trước việc hoạt động mua bán cổ phần của nhiều công ty Trung Quốc ở Châu Âu trong các lĩnh vực "chiến lược" bị ngăn chặn. Tuy nhiên, báo kinh tế Pháp lưu ý đến một nghịch lý là, các biện pháp siết chặt quản lý nói trên lại đi kèm với việc Bắc Kinh nới lỏng các lĩnh vực kinh tế bị quản lý chặt, từ 63, còn 48 lĩnh vực, với mục tiêu thu hút đầu tư.

Dù sao, đối với giới kinh doanh hoạt động tại Trung Quốc, thì nền kinh tế nước này vẫn thuộc loại "khép kín nhất thế giới". Theo một điều tra của Phòng Thương Mại Châu Âu, các doanh nhân liên tục phàn nàn về các điều kiện làm việc tồi tệ, giao thiệp qua internet bị cản trở, nhiều quy định bất công.

"Kinh Tân" : Ảo ảnh của tầng lớp trung lưu Trung Quốc

Nền kinh tế thứ hai thế giới gây nhiều hy vọng và ảo ảnh. Le Figaro có bài phóng sự về «Thành phố Kinh Tân (Jing Jin City), ảo ảnh của tầng lớp trung lưu Trung Quốc". Thành phố được xây mới hoàn toàn từ năm 2003, cách Bắc Kinh 120 km, trên đường đến cảng biển Thiên Tân, với một tổ hợp biệt thự được coi là lớn nhất Châu Á, với khoảng 8.000 ngôi nhà.

Có thể nói đó là một nơi ở lý tưởng cho tầng lớp trung lưu bậc trên, với những căn hộ hết sức rộng rãi, nhiều sân golf, trung tâm thương mại cao cấp… Tuy nhiên, thành phố có khả năng tiếp nhận 300.000 dân này hiện tại vẫn là một "đô thị ma". Thành phố Kinh Tân chỉ là một trong số rất nhiều đô thị ma mọc lên như nấm tại Trung Quốc từ những năm 2000 đến nay. Các thành phố ma ở Trung Quốc là hậu quả của chính sách xây dựng mang tính áp đặt, không dựa trên nhu cầu thực sự của người dân.

Theo các chuyên gia, một số dự án trong đó là không thể cứu vãn. Gần đây, có vẻ như chính quyền Trung Quốc dè dặt hơn với các dự án khổng lồ. Nhưng ngay hồi năm ngoái, đích thân chủ tịch Trung Quốc đã đứng ra quảng bá cho một thành phố mới cách Bắc Kinh khoảng một trăm cây số về phía tây nam, dự kiến sẽ lớn hơn New York gấp ba lần.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

WGAD : Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là độc đoán (VNTB, 14/05/2018)

Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán (Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) của Liên Hợp quốc nói.

luu1

Ông Lưu Văn Vịnh

Trong một tài liệu có tiêu đề "Ý kiến ​​của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018 : Ý kiến ​​số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam)", WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ông Vịnh. 

WGAD đã đưa ra ý kiến ​​này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.

Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội "Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. Ông Vịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.

WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam "đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực".

WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến ​​bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hòa và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.

Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng "Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hòa và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS".

WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam "không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.

WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.

"Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia" và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR", WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hòa và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.

Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng "mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên tòa để xử ông trong tương lai.

Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.

WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.

Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.

WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.

Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.

WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.

WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.

Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.

Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.

WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.

WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.

WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.

Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguyên tác : http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/defenders-weekly/?post=luu-van-vinh

Nguồn : VNTB, 13/05/2018

*************************

Vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị ngăn chặn việc đi lại một cách tùy tiện (VNTB, 14/05/2018)

Ngày 11/05/2018 vừa qua, bà Huyền Trang là vợ của Tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Phạm Văn Trội đã cho dư luận quan tâm được biết là bản thân bị một nhóm công an, an ninh Hà Nội ngang nhiên vào tận nhà để ngăn chặn việc đi lại, hành động của nhóm người này là hết sức tùy tiện và vô lý…

luu2

Nhóm người ngang nhiên vào nhà ngăn cản việc đi lại của bà Huyền Trang. Ảnh : FB Huyền Trang

Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo vào tối ngày 11/5/2018, bà Huyền Trang là vợ của tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội cho biết vào lúc sáng sớm bà dắt xe ra khỏi nhà để đi làm số công việc nhưng đã bị một nhóm công an, an ninh có cả mặc thường phục lẫn quân phục ngăn chặn lại. Nhóm người này còn ngang nhiên, tùy tiện đi thẳng vào sân nhà bà Huyền Trang và đưa ra yêu cầu hết sức vô lý là nội trong ngày hôm nay bà Huyền Trang không được phép ra khỏi nhà. Bà Huyền Trang có hỏi lý do, nhóm người này đã không đưa ra lý do gì và nói họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên. Bà Huyền Trang nói :

"Sáng nay khi tôi dắt xe thường thường là đi làm thì công an họ ngăn cản. Họ xông vào nhà tôi và yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Tôi có yêu cầu họ đưa ra lý do nhưng mà họ không đưa ra lý do gì hết. Họ chỉ nói là họ làm việc theo mệnh lệnh cấp trên của họ, không cho tôi ra khỏi nhà ngày hôm nay".

Theo tìm hiểu của Việt Nam Thời Báo, ngày 11/5 vừa qua cũng chính là ngày các phu nhân của những tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Triển, Nguyễn Trung Tôn đi gặp Đại sứ quán các nước để nhờ quan tâm đến tình hình của tù nhân lương tâm tại phiên xử phúc thẩm sắp tới. Rất có thể bà Huyền Trang bị nhóm công an, an ninh Hà Nội ngăn cản ra khỏi nhà là vì nguyên do này. Đây là những tù nhân lương tâm đã làm đơn kháng cáo lại bản án sơ thẩm mà Tòa án Hà Nội đã tuyên cho 6 nhà hoạt động là những thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ vào ngày 5/4/2018 với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999.

Việc lực lượng công an, an ninh Việt Nam nói chung thường hay tổ chức những đợt canh cửa, ngăn cản việc đi lại của những nhà hoạt động và thân nhân là việc làm thường thấy đặc biệt là những dịp đi gặp các cơ quan nhân quyền quốc tế, nhân viên Đại sứ quán của các nước để trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam hoặc đi tham dự các phiên xử tù nhân lương tâm…

Chị Trang cho biết mình cũng không ngoại lệ :

"Có. Hễ khi có sự kiện gì mà họ cho là nhạy cảm, họ không muốn động đến họ là họ sẵn sàng bằng mọi cách để ngăn cản".

"Ít nhất là từ 2-3 lần. Một lần tôi có cuộc hẹn gặp với phái đoàn nhân quyền quốc tế thì hôm đấy họ ngăn cản tôi giữa đường, họ ép xe tôi. Có đến 2-3 người công an họ bắt tôi lên xe ô tô và chở về chứ họ nhất định không cho tôi đi gặp. Hôm ấy họ gây gỗ kinh khủng lắm. Hôm nay, tức là lần này họ đến tận nhà và ra lệnh tôi, yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Họ không đưa ra lý do gì hết cũng như không đưa ra văn bản, giấy tờ gì cả. Tôi là người bình thường, tôi không vi phạm pháp luật gì cả. Họ làm như thế là sai, dù họ biết là vô lý nhưng bằng mọi giá họ thực hiện nhiệm vụ của họ."

Ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an Việt Nam đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 06 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ gồm : Nguyễn Văn Đài (SN 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Lê Thu Hà (SN 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Phạm Văn Trội (SN 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) ; Nguyễn Trung Tôn (SN 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) ; Trương Minh Đức (SN 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) với cáo buộc về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.

Đây là lần thứ hai tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị bắt với cáo buộc an ninh quốc gia. Lần thứ nhất là vào năm 2008, ông Trội bị bắt theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và sau đó bị tuyên án 4 năm tù giam 4 năm quản chế.

Như đã nói trên, sáng ngày 5/4/2018, Tòa án Hà Nội đưa 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử sơ thẩm. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mà báo đài Việt Nam thông tin thì từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, ông Đài, ông Trội, ông Tôn và ông Truyển là những người khởi xướng, thành lập tổ chức có tên là "Hội anh em dân chủ", đã lợi dụng việc đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền", "xã hội dân sự" để che giấu mục đích hoạt động là đợi khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ "đa nguyên, đa đảng", "tam quyền, phân lập"… 

Cáo trạng cho biết ông Trội là người thành lập và là Chủ tịch "Hội Anh Em Dân Chủ", đã có những hoạt động định hướng phát triển lực lượng ; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động ; phụ trách quỹ của Hội ; chỉ đạo các thành viên phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016…

Dự kiến phiên xử diễn ra hai ngày 5-6/4/2018. Tuy nhiên, phiên xử diễn ra gấp rút đến tầm 20 giờ ngày 5/4 thì kết thúc. Tòa án Hà Nội tuyên tổng bản án sơ thẩm dành cho 6 nhà hoạt động là 66 năm tù giam và 17 năm quản chế, trong đó ông Trội nhận bản án sơ thẩm là 7 năm tù giam và 1 năm quản chế, bản án nặng nhất không ngoài dự đoán của dư luận chính là Luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Hiện tại ông Đài và nhà hoạt động Lê Thu Hà đã không kháng cáo bản án sơ thẩm, 4 nhà hoạt động còn lại thì đã nộp đơn kháng cáo.

Bà Huyền Trang cho biết, hiện tại ông Trội vẫn tiếp tục bị tạm giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ công an Việt Nam. Theo quy định của Trại tạm giam này thì mỗi tháng ông Trội được gặp mặt thân nhân một lần và được nhận đồ thăm nuôi hai lần. Bà Huyền Trang cho biết vào tháng trước (tháng 4) bà đã gặp ông Trội, thấy sức khỏe của ông Trội ổn, tinh thần tốt.

Minh Hải

Published in Việt Nam
dimanche, 10 décembre 2017 21:51

Việt Nam, đất nước sợ Nhân Quyền

Trước khi sang thăm Việt Nam và dự APEC, thủ tướng Canada Trudeau viết lên twitter nhắc đến việc thúc đẩy nhân quyền khi đến Việt Nam, nhưng báo chí Việt Nam dưới sự kiểm soát của đảng đã bỏ đi 4 từ "thúc đẩy nhân quyền" khi đăng lại bài viết của ông ta.

Trong hầu hết các hội nghị quốc tế có Việt Nam tham gia thì việc đấu tranh không đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình nghị sự được xem là thắng lợi lớn về ngoại giao của Việt Nam.

so1

Ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức xã hội nào nói đến quyền làm người, tuyên truyền cho mọi người hiểu biết cơ bản về quyền làm người đều bị đàn áp, bắt bớ và nhốt tù

Chính vì sự sợ hãi nhân quyền như vậy mà ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức xã hội nào nói đến quyền làm người, tuyên truyền cho mọi người hiểu biết cơ bản về quyền làm người đều bị đàn áp, bắt bớ và nhốt tù.

Mới đây nhất, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga phải đi tù 9,10 năm chỉ vì vận động và đấu tranh cho nhân quyền. Trước đó Trần Huỳnh Duy Thức, Lê công định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, …cũng bị đi tù vì quyền nói lên chính kiến của mình. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương… bị đi tù vì muốn giúp công nhân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất và nhiều blogger khác đi tù vì tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí khi đứng ra hoạt động báo chí độc lập.

Nóng nhất hiện nay là hàng loạt những hội viên của hội Anh Em Dân Chủ (AEDC) bị bắt bớ khắp mọi nơi. Mở đầu là luật sư Nguyễn Văn Đài và trợ lý Lê Thu Hà bị bắt theo điều 258.

Luật sư Đài là sáng lập viên hội AEDC, một hội dân sự công khai trên mạng xã hội với mục tiêu được xác định rõ ràng và công khai là "cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ cũng như cùng nhau chia sẻ những niềm vui, hạnh phúc. Giúp nhau cùng tiến bộ trong việc đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh".

Luật sư Đài bị bắt ngay sau khi anh có cuộc tiếp xúc trao đổi với một nhóm hội viên trẻ về quyền con người.

Sau hơn một năm điều tra vẫn chưa có kết luận gì theo điều 258 với LS Đài và trợ lý Lê Thu Hà, thì bỗng dưng cơ quan điều tra nâng vụ án lên theo điều 79 gọi là "tổ chức lật đổ chính quyền" để mở rộng bắt bớ hàng loạt hội viên công khai khác của hội AEDC.

Hoạt động phổ biến tuyên truyền về quyền con người cho người dân hiểu biết về quyền con người mà là hoạt động lật đổ chính quyền hay sao ? Giả định rằng hội AEDC có nhận tiền tài trợ từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức NGO để chi phí cho hoạt động phổ biến nhân quyền thì cũng chẳng có cơ sở để kết luận đó là hoạt động "lật đổ chính quyền".

Chẳng cần dùng đến những từ đao to búa lớn là nhà nước- của- dân- do- dân- vì -dân, chỉ đơn thuần là nhà nước của con người thì tại sao kiến thức cơ bản về quyền làm con người bị bưng bít.

Hầu hết các quốc gia văn minh tiến bộ đều đưa kiến thức về nhân quyền vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ lớp vỡ lòng. Trẻ em mẫu giáo đã được dạy cho biết quyền bảo vệ thân thể, không ai có quyền làm đau đớn mình và mình không có quyền làm đau đớn người khác qua các hành động cấu, đánh, cắn, véo bạn bè.

Chương trình giáo dục Việt Nam không hề có nội dung về nhân quyền. Nhà nước không những tránh né chuyện nhân quyền mà còn chủ trương cho phép các cơ quan của mình vi phạm nhân quyền. Bắt bớ, hành hung, canh gác, khóa cửa, giam lỏng, ngăn chận đi lại, cấm xuất cảnh… những công dân hoạt động xã hội, tôn giáo được xem như chuyện đương nhiên và cần thiết phải làm.

Tổ chức nhà nước vi phạm nhân quyền đối với công dân được thì giữa công dân với công dân xâm phạm quyền con người của nhau được. Chuyện đó đang diễn ra phổ biến và ngày càng trở nên trầm trọng trong xã hội Việt Nam.

Cha mẹ bạo hành con cái, con cái bạo hành cha mẹ già, thầy cô giáo bạo hành học sinh, học sinh đánh lại thầy cô giáo, bảo mẫu hành hạ trẻ em, công an đánh chết dân trong đồn, học sinh bạo hành lẫn nhau rồi còn quay clip tung lên mạng để sỉ nhục nạn nhân đến tận cùng…Những hành vi ấy sẽ được hạn chế tối đa nếu như từ mấy chục năm qua nhà trường đưa nội dung quyền con người vào chương trình giảng dạy thay vì chủ nghĩa Mác Lê nin với cốt lõi đấu tranh giai cấp bằng bạo lực.

Gieo nhân nào gặt quả đó. Những cô cậu học trò mấy chục năm trước, nay làm cán bộ, làm công an, làm giáo viên, làm bảo mẫu, làm bố mẹ kể cả bố mẹ ghẻ… sẽ không bạo hành người khác nếu như từ hồi đi học được giảng dạy kỹ về quyền con người. Người không có hiểu biết cơ bản về quyền làm người chắc chắn sẽ vi phạm quyền con người.

Nhà cầm quyền thay vì bắt bớ, đàn áp những cá nhân hay tổ chức xã hội dân sự hoạt động phổ biến nhân quyền ra toàn xã hội thì nên tuyên dương và cảm ơn họ, hay ít nhất cứ để yên cho họ làm.

Nhà nước của con người mà quyền làm người không được tôn trọng thì nhà nước đó không phải của con người.

10/12/2017, ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Huỳnh Ngọc Chênh

Nguồn : Tiếng Dân, 10/12/2017

Published in Diễn đàn

Vào trung tuần tháng Chín năm 2017, có mt chuyến đi "bí mt" và bt ng đến Hà Ni ca ông Bernd Lange, Ch tch y ban Thương mi quc tế ca Ngh vin Châu Âu. Ch đ : Hip đnh T do Thương mi EU - Vit Nam (EVFTA).

evfta1

Trịnh Xuân Thanh trên báo Đc.

Nhưng ch mt tun sau, ngày 22/9/2017, B Ngoi giao Đc đã chính thc ra thông báo tm thi đình ch quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam, đng thi trc xut thêm mt nhân viên ngoi giao ca Đi s quán Vit Nam ti Đc. Mt cú sc ngoi giao chưa tng có đi vi gii chóp bu Vit Nam !

Tuyệt vng EVFTA ?

Chuyến đi ca ông Bernd Lange không ch bí mt theo đúng nghĩa đen bởi cách ông đến Vit Nam không được bt kỳ cơ quan hay t chc nào thông báo trước, mà còn do cách xut hin đt ngt ca quan chc này - bng vào hình thc hp báo - ngay sau cuc gp ca ông Lange vi gii quan chc Vit Nam, trong đó có thủ tướng Nguyn Xuân Phúc.

Một ln na, vài t báo đng Vit Nam n ào "nhét ch" vào ming quan chc nước ngoài và Th tướng Phúc bng tiêu đ "Sthông qua Hiệp đnh T do Thương mi EU - Vit Nam vào năm 2018".

Còn Thông tấn xã Vit Nam thì khiêm tn hơn với mt ta đ mang tính ngh quyết : "Phấn đu thông qua Hip đnh T do Thương mi EU - Vit Nam vào năm 2018".

Còn Bernd Lange ?

Chẳng có bt kỳ ha hn nào t quan chc này v "s thông qua Hip đnh T do Thương mi EU - Vit Nam vào năm 2018". Thay vào đó, ông Bernd Lange nói với các nhà báo vào ngày 15 tháng Chín ti Hà Ni : "Nhân quyn là vn đ trng tâm trong đàm phán thương mi gia Vit Nam và Liên Hiệp Châu Âu- EU".

Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Vit Nam không gii quyết đy đ các quan ngại v nhân quyn thì e rng chuyn thương tho gia đôi bên s gp rc ri, rng EVFTA có th b "xôi hng bng không" nếu Hà Ni không nghiêm túc ci thin nhân quyn.

Trong thực tế, Ngh vin Châu Âu có chc năng thông qua tt c các hip ước hay tha thun thương mi quc tế mà EU tha thun. Theo đó, EVFTA s được xem xét theo hai giai đon gm cp y ban Thương mi Quc tế và cp Ngh vin Châu Âu.

Theo lộ trình, văn kin EVFTA s được y ban Thương mi Quc tế xem xét, kim chng vào mùa Xuân 2018, để đm bo tt c nhng cam kết trong hip đnh này s được thc hin đy đ. Nếu đt được đng thun đa s ti Ngh vin Châu Âu, EVFTA s được thông qua trong khong mùa hè năm 2018.

Nhưng mun EVFTA được thông qua, li phi có s thng nht ca quc hội thuc 27 nước thành viên. S đng thun gia các nước EU li tương đi cao v vn đ nhân quyn. Ch cn vài nước không thông qua thì EVFTA s b khng li.

Kết qu duy nht và có l khá hài hước sau chuyến đến thăm Hà Ni ca ông Bernd Lange là y ban Thương mi Quc tế ca Ngh vin Châu Âu và Chính ph Vit Nam đã đt được đng thun v vic… hai bên phi n lc rt nhiu cho vic thông qua EVFTA trong 8-9 tháng ti.

Nhưng "n lc" như thế nào, khi mà nước Đc - đu tàu v chính tr và kinh tế ca Châu Âu - đã thật s phn n ?

Người Đc đã hành đng !

Một hành đng thích đáng và không hc cn Vit Nam hơn Vit Nam cn Đc" như mt li tuyên truyn ca gii dư lun viên tuyên giáo và công an Vit nam.

Trong thực tế, cp đ quan h đi tác chiến lược còn cao hơn và bao trùm hơn so vi quan h ngoi giao gia hai quc gia. Dù ch tm đình ch quan h đi tác chiến lược, nhưng đây là li cnh báo rt trc tiếp v kh năng người Đc cùng vi nhiu nước trong EU hoàn toàn có th không còn ngó ngàng gì đến EVFTA, thậm chí Chính ph Đc có th tiến ti ct đt quan h ngoi giao vi Vit Nam.

"Triển vng phát trin còn tt lm" ?

Vậy thì làm thế nào đ "trin vng phát trin còn tt lm" - như li tuyên ngôn ca Tng bí thư đng Nguyn Phú Trng sau khi TPP gn như tan v, đt nước đi ti không gì cn ni" - như mt th loi "t sướng" tng ra r vào thi chiến tranh, trong khi tình hình các FTA (hip đnh thương mi t do) vi các nước vn rơi vào tình thế bt li ?

Dường như Nguyn Phú Trng đã duy ý chí đến đ vn quyết tâm theo đúng triết lý "lò đã nóng lên ri thì ci tươi đưa vào cũng phi cháy" ca ông sau này đ bt EVFTA cũng phi theo đúng như thế.

Trong khi đó, hiện trng các FTA vn ngn ngang, rt tương đng vi tình cnh Vit Nam đã ký tha thun vi chn mt chc đi tác chiến lược trên thế gii mà hu qu là trong hai v giàn khoan Hi Dương 981 năm 2014 và Bãi Tư Chính năm 2017, đã chng có mt đi tác chiến lược nào chìa tay giúp Vit Nam đ tránh thoát bàn tay lông lá đe da ca đi tác chiến lược ln nht là Trung Quc.

Đến cui năm 2016, Vit Nam đã ký kết, thc thi và đang đàm phán 16 FTA. Trong s này, có 10 FTA đã thc thi (sáu FTA trong s này vi tư cách là thành viên ASEAN, bn FTA còn li vi Chile, Nht Bn, Hàn Quc, và EEC). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hip đnh Thương mi t do gia Vit Nam và EU (EVFTA). Bn FTA đang đàm phán là Hip đnh Đi tác kinh tế toàn din khu vc (RCEP), FTA ASEAN - Hng Kông, FTA vi Israel và vi Khi thương mi t do Châu Âu (EFTA).

Chỉ có hai FTA của Vit Nam vi M và Châu Âu là còn xut siêu được - ln lượt là 25 t USD và 20 t USD mi năm. Còn thng dư xut siêu vi Nht bng 0, trong khi ngay c Hàn Quc, tưởng là "d ăn", nhưng Vit Nam li phi nhp siêu đến hai chc t USD vào năm 2016.

Còn với Trung Quc thì khi nói : con s nhp siêu chính ngch lên đến 20 - 30 t USD/năm, chưa k phn tiu ngch khong 20 t USD na, tng cng đến 40 - 50 t USD nhp siêu mi năm dành cho Vit Nam.

Sau cú đổ v ca Hip đnh TPP mà đã khiến B Chính trị Vit Nam choáng váng, EVFTA là nim hy vng cui cùng đ Vit Nam duy trì được s xut siêu hơn hai chc t USD hàng năm vào th trường Châu Âu, cũng như cu vãn nn kinh tế Vit Nam và do đó c chân đng th chế chính tr vn đang tích t rt nhiu du hiu ca suy thoái và khng hong.

Không thể ngi ch EVFTA t trên tri rơi xung, trong năm 2017 gii chóp bu Vit Nam đã phi t than ln li đi các nước Châu Âu đ "dân vn" nhm thúc đy nhanh vic thông qua EVFTA. Trùng thi gian ông Bernd Lange đến Hà Ni, mt quan chc Vit Nam ca Phó Th tướng Vương Đình Hu đã đi Thy Sĩ nhưng ch đt kết qu "các quan chc Vit Nam và Thy Sĩ đng ý vi nhau rng s phi n lc nhiu hơn đ hoàn tt vic ký kết tha thun thương mi t do gia Vit Nam và khối bn quc gia Châu Âu bao gm Thụy Sĩ, Na Uy, Băng Đo, và Lichteinsten".

Trước chuyến đi Châu Âu ca Vương Đình Hu, B Chính tr Vit Nam cũng đã c hai phái đoàn đi "dân vn" Châu Âu : đoàn ca bà Nguyn Th Kim Ngân - Ch tch quc hi, và đoàn ca ông Nguyn Xuân Phúc - Th tướng. Tuy nhiên, c hai đoàn này đu ch có được kết qu hết sc m nht. Chng có mt ha hn nào, càng không có cam kết c th nào t phía các "nước bn".

Lối thoát ni nhân quyn ?

Nếu gii chính khách Đc va nhn ra mt Việt Nam ca tráo tr chính tr rõ đến như thế, tt c đu đe da tương lai ca EVFTA. Và hn làm gii lãnh đo Vit Nam mt ng.

Mất ng sinh ra tâm tư, suy tư và dn vt. Tu trung phi tìm ra li thoát "cho mình, cho đng", sau đó mi là "cho dân tc, cho nhân dân".

Lối thoát đu tiên hin ra vào tháng Tám năm 2017 : "tha nhn Vit Nam Cng Hòa". Dù chưa có bt kỳ mt cơ quan đng hay chính quyn nào đng ra "nhn trách nhim" v v b sách Lch s Vit Nam bng dưng quá đi can đm nhìn nhn li quá kh và tự nguyn xóa đi hình nh "ngy quân ngy quyn" trong mt ít trang giy, nhưng mi th đu rõ mn mt là b chính tr đng đã có ch trương v vic này và đang mun "hòa hp hòa gii" vi ít nht mt mc tiêu rt thiết thân : gia tăng thu hút kiu hi ca "kiu bào ta".

Lối thoát th hai có v manh nha t cái cách ông Bernd Lange bt ng đến Hà Ni mà t đó gi ra mt gi thiết : liu Hà Ni có đt được mt tha thun ngm vi Liên minh Châu Âu đ EU c đc phái viên đến Vit Nam nhm hai mc đích : rà soát li khung sườn EVFTA, và giám sát nhân quyền ?

Chi tiết đáng chú ý là dù là quan chc chuyên v thương mi, nhưng ông Bernd Lange li có mt s tiếp xúc vi mt s t chc xã hi dân s Hà Ni.

Cho đến nay, chưa có xác nhn nào t gii đu tranh dân ch nhân quyn v việc họ đã tiếp xúc vi ông Bernd Lange. Cũng cn nói thêm, đang có hai khái nim tách bit tn ti Vit Nam : mt khái nim đã tn ti nhiu năm qua là "Xã hi dân s đc lp", bao gm nhng người đu tranh cho dân ch và nhân quyn, và khai nim th hai thì mới toanh - nhà nước va nhn vơ "xã hi dân s".

Cũng chưa biết ông Bernd Lange đã tiếp xúc vi t chc xã hi dân s dng nào. Nhưng e rng chính quyn đã "to mi điu kin" đ v quan chc này được tiếp cn vi nhng t chc hi đoàn ca nhà nước mà nay đã biến thành "xã hi dân s".

Dù gì sau những cuc tiếp xúc trên và thm chí còn được hp báo công khai, ông Bernd Lange đã nêu ra ba vn đ ln mà Vit Nam cn x lý, gm vic phê chun các công ước quan trng ca T chc Lao đng Thế gii, vic bo vệ môi trường, và vic đ xã hi dân s cùng các nhóm phi chính ph tham gia nhiu hơn vào hot đng tham vn liên quan ti EVFTA.

Thực ra, nhng khuyến ngh v nhân quyn đã được gii chc và các ngh sĩ M nêu ra vi Vit Nam t nhiu năm qua, mà ln gn nhất là ngay trước chuyến đi ca Th tướng Phúc đến Washington đ gp Tng thng Trump. Nhưng chóp bu Vit Nam đã b ngoài tai. Trước và sau chuyến đi này, công an Vit Nam đã bt b rt nhiu người bt đng chính kiến. Cũng sau chuyến đi này, đã chng thy bóng dáng nào ca Hip đnh thương mi song phương Vit M mà Vit Nam quá cu cnh.

Còn vào lần này, đến lượt gii chc Châu Âu lên tiếng, nhưng chưa bao gi lên tiếng mnh m như lúc này v mi quan h tht s ràng buc gia nhân quyn vi EVFTA.

Nguy cơ mt EVFTA là quá rõ ràng. Gi đây, cái phao cu sinh cui cùng ch còn là vn đ nhân quyn, đ nếu chính th Vit Nam chp nhn ci thin và hơn na là phi có nhng ci thin có th chng minh được, may ra Ngh vin Châu Âu có th thuyết phc nước Đức không chấm dt hoàn toàn quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam và do đó còn đ hé cánh ca đi tiếp cho EVFTA.

Trong tình thế không khác gì b trit buc trên, "chính ph" ca ông Nguyn Phú Trng s tính toán gì ? Tiếp tc bo th và đàn áp nhân quyn đ tiếp tc chng nhn được li ích nào t cng đng quc tế ?

EVFTA không chỉ là vn đ thiết thân ca ông Trng đ bo v s tn vong được chăng hay ch ca đng cm quyn, mà còn là li thoát kh dĩ nht cho các phe phái khác trong ni b đng vào lúc con tàu sắp đm.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 25/09/2017

Published in Diễn đàn