Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/05/2018

Hà Nội tiếp tục bắt giữ đối lập và gia đình tù nhân lương tâm

Tổng hợp

WGAD : Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh là độc đoán (VNTB, 14/05/2018)

Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán (Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) của Liên Hợp quốc nói.

luu1

Ông Lưu Văn Vịnh

Trong một tài liệu có tiêu đề "Ý kiến ​​của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018 : Ý kiến ​​số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam)", WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ông Vịnh. 

WGAD đã đưa ra ý kiến ​​này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.

Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội "Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. Ông Vịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.

WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam "đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực".

WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến ​​bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hòa và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.

Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng "Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hòa và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS".

WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam "không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.

WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.

"Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia" và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR", WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hòa và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.

Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng "mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên tòa để xử ông trong tương lai.

Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.

WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.

Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.

WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.

Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.

WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.

WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.

Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.

Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.

WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.

WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.

WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.

Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguyên tác : http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/defenders-weekly/?post=luu-van-vinh

Nguồn : VNTB, 13/05/2018

*************************

Vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị ngăn chặn việc đi lại một cách tùy tiện (VNTB, 14/05/2018)

Ngày 11/05/2018 vừa qua, bà Huyền Trang là vợ của Tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Phạm Văn Trội đã cho dư luận quan tâm được biết là bản thân bị một nhóm công an, an ninh Hà Nội ngang nhiên vào tận nhà để ngăn chặn việc đi lại, hành động của nhóm người này là hết sức tùy tiện và vô lý…

luu2

Nhóm người ngang nhiên vào nhà ngăn cản việc đi lại của bà Huyền Trang. Ảnh : FB Huyền Trang

Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo vào tối ngày 11/5/2018, bà Huyền Trang là vợ của tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội cho biết vào lúc sáng sớm bà dắt xe ra khỏi nhà để đi làm số công việc nhưng đã bị một nhóm công an, an ninh có cả mặc thường phục lẫn quân phục ngăn chặn lại. Nhóm người này còn ngang nhiên, tùy tiện đi thẳng vào sân nhà bà Huyền Trang và đưa ra yêu cầu hết sức vô lý là nội trong ngày hôm nay bà Huyền Trang không được phép ra khỏi nhà. Bà Huyền Trang có hỏi lý do, nhóm người này đã không đưa ra lý do gì và nói họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên. Bà Huyền Trang nói :

"Sáng nay khi tôi dắt xe thường thường là đi làm thì công an họ ngăn cản. Họ xông vào nhà tôi và yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Tôi có yêu cầu họ đưa ra lý do nhưng mà họ không đưa ra lý do gì hết. Họ chỉ nói là họ làm việc theo mệnh lệnh cấp trên của họ, không cho tôi ra khỏi nhà ngày hôm nay".

Theo tìm hiểu của Việt Nam Thời Báo, ngày 11/5 vừa qua cũng chính là ngày các phu nhân của những tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Triển, Nguyễn Trung Tôn đi gặp Đại sứ quán các nước để nhờ quan tâm đến tình hình của tù nhân lương tâm tại phiên xử phúc thẩm sắp tới. Rất có thể bà Huyền Trang bị nhóm công an, an ninh Hà Nội ngăn cản ra khỏi nhà là vì nguyên do này. Đây là những tù nhân lương tâm đã làm đơn kháng cáo lại bản án sơ thẩm mà Tòa án Hà Nội đã tuyên cho 6 nhà hoạt động là những thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ vào ngày 5/4/2018 với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự 1999.

Việc lực lượng công an, an ninh Việt Nam nói chung thường hay tổ chức những đợt canh cửa, ngăn cản việc đi lại của những nhà hoạt động và thân nhân là việc làm thường thấy đặc biệt là những dịp đi gặp các cơ quan nhân quyền quốc tế, nhân viên Đại sứ quán của các nước để trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam hoặc đi tham dự các phiên xử tù nhân lương tâm…

Chị Trang cho biết mình cũng không ngoại lệ :

"Có. Hễ khi có sự kiện gì mà họ cho là nhạy cảm, họ không muốn động đến họ là họ sẵn sàng bằng mọi cách để ngăn cản".

"Ít nhất là từ 2-3 lần. Một lần tôi có cuộc hẹn gặp với phái đoàn nhân quyền quốc tế thì hôm đấy họ ngăn cản tôi giữa đường, họ ép xe tôi. Có đến 2-3 người công an họ bắt tôi lên xe ô tô và chở về chứ họ nhất định không cho tôi đi gặp. Hôm ấy họ gây gỗ kinh khủng lắm. Hôm nay, tức là lần này họ đến tận nhà và ra lệnh tôi, yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà trong ngày hôm nay. Họ không đưa ra lý do gì hết cũng như không đưa ra văn bản, giấy tờ gì cả. Tôi là người bình thường, tôi không vi phạm pháp luật gì cả. Họ làm như thế là sai, dù họ biết là vô lý nhưng bằng mọi giá họ thực hiện nhiệm vụ của họ."

Ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an Việt Nam đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 06 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ gồm : Nguyễn Văn Đài (SN 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Lê Thu Hà (SN 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) ; Phạm Văn Trội (SN 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) ; Nguyễn Trung Tôn (SN 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) ; Trương Minh Đức (SN 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) với cáo buộc về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.

Đây là lần thứ hai tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội bị bắt với cáo buộc an ninh quốc gia. Lần thứ nhất là vào năm 2008, ông Trội bị bắt theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và sau đó bị tuyên án 4 năm tù giam 4 năm quản chế.

Như đã nói trên, sáng ngày 5/4/2018, Tòa án Hà Nội đưa 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử sơ thẩm. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mà báo đài Việt Nam thông tin thì từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, ông Đài, ông Trội, ông Tôn và ông Truyển là những người khởi xướng, thành lập tổ chức có tên là "Hội anh em dân chủ", đã lợi dụng việc đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền", "xã hội dân sự" để che giấu mục đích hoạt động là đợi khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ "đa nguyên, đa đảng", "tam quyền, phân lập"… 

Cáo trạng cho biết ông Trội là người thành lập và là Chủ tịch "Hội Anh Em Dân Chủ", đã có những hoạt động định hướng phát triển lực lượng ; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động ; phụ trách quỹ của Hội ; chỉ đạo các thành viên phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016…

Dự kiến phiên xử diễn ra hai ngày 5-6/4/2018. Tuy nhiên, phiên xử diễn ra gấp rút đến tầm 20 giờ ngày 5/4 thì kết thúc. Tòa án Hà Nội tuyên tổng bản án sơ thẩm dành cho 6 nhà hoạt động là 66 năm tù giam và 17 năm quản chế, trong đó ông Trội nhận bản án sơ thẩm là 7 năm tù giam và 1 năm quản chế, bản án nặng nhất không ngoài dự đoán của dư luận chính là Luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Hiện tại ông Đài và nhà hoạt động Lê Thu Hà đã không kháng cáo bản án sơ thẩm, 4 nhà hoạt động còn lại thì đã nộp đơn kháng cáo.

Bà Huyền Trang cho biết, hiện tại ông Trội vẫn tiếp tục bị tạm giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ công an Việt Nam. Theo quy định của Trại tạm giam này thì mỗi tháng ông Trội được gặp mặt thân nhân một lần và được nhận đồ thăm nuôi hai lần. Bà Huyền Trang cho biết vào tháng trước (tháng 4) bà đã gặp ông Trội, thấy sức khỏe của ông Trội ổn, tinh thần tốt.

Minh Hải

Quay lại trang chủ
Read 726 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)