Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

08/12/2018

Căn cứ nước ngoài tại Campuchia : sự chân thành của Hun Sen bị nghi ngờ

Tổng hợp

Việt Nam – Campuchia cùng tổ chức kỷ niệm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (RFA, 07/12/2018)

Tại cuộc họp báo nhân kết thúc chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 7/12/2018, lãnh đạo hai nước Việt Nam – Campuchia thống nhất sẽ cùng tổ chức các hoạt động trọng thể tại hai nước để kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 – 7/1/2019). Chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia trong giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam đã giết chết khoảng 2 triệu người dân Campuchia. Trong thời gian cầm quyền ở Campuchia, Khmer Đỏ đã nhiều lần đem quân tấn công các vùng biên giới phía Nam của Việt Nam, tàn sát hàng ngàn người.

kampu1

Thủ tướng Hun Sen bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở văn phòng chính phủ tại Hà Nội hôm 7/12/2018 - AFP

Việt Nam đã đưa quân sang Campuchia vào năm 1979 để đánh Pol Pot nhưng sau đó bị chỉ trích là xâm lược nước này.

Việc quân đội Việt Nam ở Campuchia cũng khiến quan hệ giữa Việt Nam với thế giới trở nên căng thẳng và vấn đề này chỉ được giải quyết sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989.

Trong cuộc họp báo chung, hai bên cũng cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước theo phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" ; làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng – an ninh, ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới.

Liên quan đến vấn đề biên giới, Thủ tướng Hun Sen được truyền thông trong nước trích lời cho biết hai bên đã cố gắng giải quyết và đã tìm thấy giải pháp để tiến tới giải quyết vấn đề còn tồn đọng. Hai bên nhất trí phấn đấu vào giữa năm 2019 sẽ ký 2 văn bản pháp lý hóa kết quả hoàn thành 84% công tác phân giới cắm mốc và sớm hoàn thành 16% còn lại.

Ngoài ra, phía Campuchia cũng cam kết tạo điều kiện cho Việt kiều tại Campuchia sinh sống ổn định, thuận lợi.

****************

Thủ tướng Hun Sen bác bỏ tin Campuchia cho Trung Quốc lập căn cứ quân sự (RFA, 07/12/2018)

Trong cuộc họp báo chung vào ngày 7/12 tại Hà Nội với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Campuchia sắp cho Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự, và gọi đây là thông tin giả.

kampu2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) duyệt đội danh dự với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 7/12/2018 - AFP

Hồi tháng trước, trang tin Asia Times loan tin cho biết Trung Quốc đang vận động Campuchia từ năm 2017 để lập một căn cứ quân sự tại tỉnh Koh Kong trên Vịnh Thái Lan. Đây là vịnh có đường đi nối trực tiếp ra Biển Đông, nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ông Hun Sen khẳng định tại cuộc họp báo rằng đây là tin giả và nếu thông tin giả này tiếp tục được loan truyền, nó sẽ không chỉ gây lo ngại đối với Campuchia mà còn là sự lo lắng đối với các quốc gia láng giềng cũng như sự ổn định của khu vực.

Trong bài báo được đưa ra hồi tháng trước của Asia Times, căn cứ hải quân của Trung Quốc được nói tới là một phần trong dự án phát triển du lịch trị giá 3,8 tỷ đô la có tên khu nghỉ dưỡng bên biển Dara Sakor do một công ty Trung Quốc đầu tư. Bài báo cho biết dự án có một cảng nước sâu, một sân bay quốc tế và các cơ sở sản xuất khác.

*******************

Hun Sen : Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Cam Bốt là "tin giả" (RFI, 08/12/2018)

Hãng tin AP, ngày 07/12/2018, cho biết, tại Hà Nội, thủ tướng Hun Sen tuyên bố chính phủ của ông không cho phép đóng bất kỳ một căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ Cam Bốt đồng thời ông cũng khẳng định lại thông tin Trung Quốc tìm cách xây căn cứ hải quân tại nước ông là "tin giả".

kampu3

Thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen và đồng nhiệm Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, tại Hà Nội ngày 07/12/2018. Reuters/Kham

Thủ tướng Sun Sen trong cuộc họp báo chung hôm qua với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau chuyến công du 3 ngày Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng Hiến pháp Cam Bốt không cho phép nước này có căn cứ quân sự nước ngoài.

Tháng trước trang báo mạng Asia Times loan tin từ năm 2017 Trung Quốc đã tích cực vận động hậu trường chính phủ Cam Bốt để được sử dụng căn cứ hải quân Koh Kong trong vịnh Thái Lan.

Tại Hà Nội, ông Hun Sen tuyên bố : "Những tháng qua có những thông tin sai cho rằng đang có sự chuẩn bị xây dựng một cơ sở quân sự tại Cam Bốt. Như tôi vừa nói với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Việt Nam đó là tin giả, không có chuyện nào như thế diễn ra ở Cam Bốt".

Theo thông tin của Asia Times, căn cứ hải quân liên quan nằm trong một dự án phát triển du lịch có trị giá đầu tư 3,8 tỷ đô la Mỹ, có tên gọi Dara Sakor Beachside Resort do một công ty Trung Quốc thực hiện. Dự án bao gồm xây dựng một cảng nước sâu, một sân bay quốc tế và các cơ sở sản xuất.

Khu dự án nằm trong vịnh Thái Lan có lối ra trực tiếp Biển Đông. Bản tin AP nhắc lại, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để đặt tại đó những trang thiết bị quân sự. Điều này đã làm dấy lên nhiều lo ngại cho nhiều nước trong khu vực và Hoa Kỳ.

Anh Vũ

**********************

Hun Sen cam kết với Việt Nam không cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia (VOA, 07/12/2018)

Campuchia hôm 7/12 đảm bo vi Vit Nam rng s không cho phép bt c nước nào đt căn c quân s trên vùng đt ca mình trong lúc có nhng thông tin Trung Quc đang tìm kiếm mt căn c hi quân trên Bin Đông.

kampu4

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sau một cuộc hội đàm tại Hà Nội, Việt Nam, hôm 7/12.

Thủ tướng Hun Sen nói trong mt cuc hp báo chung vi người đng cp phía Vit Nam, Nguyn Xuân Phúc, rng Hiến pháp ca Campuchia không cho phép đt căn c quân s nước ngoài, theo truyn thông trong nước.

"Tôi muốn nhn mnh vi các bn rng Hiến pháp ca Vương quc Campuchia không cho phép bt c nước nào đt căn c quân s Campuchia", ông Hun Sen nói ti cuc hp báo ph Th tướng Hà Ni.

Tháng trước Asia Times tiết l rng Trung Quc đã vn đng hành lang Campuchia t năm 2017 đ được đt mt căn c quân s Koh Kong trong Vnh Thái Lan.

Tin "xuyên tạc"

Ông Hun Sen, hiện đang thăm Vit Nam trong 3 ngày kéo dài ti 8/12, ph nhn ‘tin đn’ này và cho đây là thông tin "xuyên tạc".

"Tháng vừa ri có thông tin xuyên tc rng có s chun b đ nước ngoài xây dng cơ s quân s ti Campuchia", người đng đu Campuchia được VnExpress trích li nói . "Tôi đã nói vi Th tướng Vit Nam rng đó là thông tin gi và không có chuyện này xy ra Campuchia".

Thủ tướng Campuchia lên tiếng v vic này trước s có mt ca người đng cp Vit Nam vì ông cho rng các nước láng ging cũng lo lng khi có thông tin xuyên tc v căn c quân s nước ngoài Campuchia.

"Nếu thông tin gi này tiếp tc được loan truyn, nó s không ch gây lo ngi đi vi Campuchia mà còn là s lo lng đi vi các quc gia láng ging cũng như s n đnh ca khu vc", Cổng thông tin Chính ph Vit Nam trích li ông Hun Sen nói. Người đng đu Campuchia hy vng thông tin "xu, xuyên tc, phá hoi" đó s sm được chm dt.

Theo Asia Times, căn cứ hi quân được đn đoán ca Trung Quc là mt phn trong chương trình phát triển du lch có tên Khu nghĩ dưỡng bên b bin Dara Sakor do mt công ty Trung Quc dn đu. Trang tin tc có tr s Hong Kong hôm 15/11 cho biết rng d án này được cho là bao gm mt cng nước sâu, mt sân bay quc tế và các cơ s sn xut.

Căn cứ này được đt ti Vnh Thái Lan nhưng có th tiếp cn trc tiếp vi Bin Đông nơi mà Trung Quc tuyên b ch quyn hu hết trên khu vc lãnh hi có tranh chp.

Trung Quốc trong nhng năm gần đây đã xây dng 7 đo nhân to trong chui Qun đo Trường Sa và đưa các thiết b quân s lên mt s đo nhân to này. Vic quân s hóa ca Trung Quc trên Bin Đông này đã làm dy lên nhng phn ng và cnh báo t các nước khác trong khu vc, gm Vit Nam, và c Hoa Kỳ.

Vấn đ biên gii

Tại cuc hp báo chung vi vi Th tướng Campuchia hôm 7/12, người đng đu chính ph Vit Nam cho biết rng ti cuc hi đàm vi ông Hun Sen, hai bên đã khng đnh tiếp tc làm sâu sc hơn quan h chính tr, tht chặt hp tác quc phòng, an ninh, nhm bo v vng chc môi trường hoà bình, an ninh vào n đnh ca mi nước, đóng góp vào hoà bình, n đnh ca khu vc, theo VNExpress.

Ngoài ra, ông Phúc còn cho biết ông đã bàn tho vn đ biên gii vi ông Hun Sen. Theo ông, hai th tướng cũng giao các cơ quan liên quan tiếp tc x lý các vn đ tn ti v biên gii, Vit kiu tại Campuchia trên tinh thần hu ngh. Hai bên phn đu vào gia năm 2019 s ký hai văn kin đ pháp lý hoá kết qu hoàn thành 84% công tác phân gii cm mc và sm hoàn thành 16% còn li. Hai nước s hp tác đ to điu kin cho cng đng người gc Vit Campuchia sống n đnh, bo đm đa v pháp lý, góp phn phát trin kinh tế Campuchia và là cu ni ca hai bên.

Quay lại trang chủ
Read 510 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)